Đồng Bằng sông Cửu Long (Delta du Mékong)

 

 

 

Cửu Long nơi có chín rồng
Có sông nhiều cá có đồng lúa xanh
Thưở xưa là đất tranh giành
Người Nam nhắc đến không đành lìa xa

Version française

 

Vùng đất nầy thưở xưa là lãnh thổ cũ của vương quốc Phù Nam. Người dân cư ở đồng bằng sông Cửu Long đến từ  sự hỗn hợp của  nhiều dân tộc Vietnam trong đó có người Kinh, người Hoa, người Chămpa và người Cao Miên.  

Một phần năm dân số sống ở đồng bằng này. Các hecta nhỏ nhất, các lô đất ít trồng trọt nhất của đồng bằng nầy cũng được khai thác bởi người bản xứ. Chính tại đây, chúng ta tìm thấy vô số tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, Cao Đài giáo, Hồi giáo và Hoà Hảo giáo. Được tưới  nước bởi sông Cửu Long, vùng đồng bằng này đã sản xuất chỉ riêng nửa số gạo của Việt Nam, khiến quốc gia này trở thành  một nước xuất khẩu gạo nhiều nhất  thứ ba ở trên thế giới.

Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay được chia thành 12 tỉnh:

Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Trước khi trở thành một phần đất không thể thiếu của Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long này thuộc về người dân  Khơ Me. Những người dân Việt định cư đầu tiên chỉ xuất hiện từ thế kỷ 16 trên lãnh thổ này, một vùng đầm lầy cho đến thời điểm đó  có nhiều cá sấu và rừng cây đước. Chỉ đến thế kỷ 17, lãnh thổ này mới thuộc về người dân Việt dưới sự lãnh đạo của nhà Nguyễn. Đây cũng là nơi mà có các cuộc chạm trán kịch liệt giữa quân Tây Sơn và những người theo chúa Nguyễn được sự hỗ trợ của các lính đánh thuê mà được đức giám mục Pigneau de Béhaine (Cha Cả) tuyển dụng vào cuối thế kỷ 18.

Ở vùng đồng bằng này có một hệ thống kênh rạch và sông tổng cộng được 4.000 cây số, tương đương với chiều dài của sông Cửu Long. Sông nầy được sinh ra từ các ngọn núi  đầy tuyết phủ của Tây Tạng ở tỉnh Thanh Hải, chạy xuyên hơn  4500 cây số  để đến đồng bằng và đi ngang qua sáu quốc gia: Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Kampuchia và Việt Nam. Nó được chia ra thành hai nhánh ở thủ đô của Cao Miên, Nam Vang: Tiền giang và Hậu giang (Bassac) chảy vào Việt Nam một cách riêng rẽ. Thượng lưu của sông Tiền chia thành bốn nhánh tại Vĩnh Long để chảy ra biển Đông.

 

 

Tọa lạc ở trung tâm của xứ Cao Miên, Biển Hồ (hay là Tonlé Sap) không chỉ là nơi điều tiết dòng chảy tự nhiên để ngăn chặn lũ lụt của đồng bằng mà còn là bể cá tự nhiên. Vào mùa hè, do những cơn mưa gió mùa, mực nước sông Mê Kông được nâng lên so với hồ nước và được nối liền với nhau qua một con kênh. Nhờ vậy biển Hồ được lấp đầy, từ 3000 km2 vào mùa nước thấp đến hơn 10.000 km2 vào cuối mùa mưa. Biển Hồ bắt đầu đổ nước ra  đồng bằng vào những ngày hết mưa. Đồng bằng sông Cửu Long không cần những công trình phát triển lớn hay là các con  đê để  chống lũ lụt  cũng như là một việc rất cần thiết với đồng bằng Bắc Bộ. Chính nhờ hệ thống tưới nước  của sông Cửu Long mà đồng bằng rất màu mỡ. Ở nơi nầy có rất nhiều vườn tược, cánh đồng, ruộng lúa  và  vườn trái cây.

Đây là những mảnh đất nhỏ được tưới bởi các kênh đào được liên kết với nhau bằng những cây cầu tre thường được gọi là   Cầu khỉ  Khi nói đến đồng bằng, chúng ta thường nói cò bay thẳng cánh. Điều này có nghĩa là vùng đồng bằng rộng mênh mông đến mức những con sếu có thể dang rộng đôi cánh khi chúng bay trên đồng. Chính ở vùng đồng bằng này, tại Sa Đéc, mẹ của tiểu thuyết gia Pháp  Marguerite Duras, điều hành một trường nữ sinh. Một thanh niên gốc Hoa  xuất thân từ một gia đình danh giá cũng sống ở đó. Anh nầy trở thành nhân vật chính của tiểu thuyết « Người tình ». Cuốn tiểu thuyết này đã làm bà Marguerite Duras trở thành một nhà văn hào nổi tiếng của văn học Pháp với giải thưởng Goncourt vào năm 1984 và bán được một triệu ba trăm nghìn quyển  trong phiên bản thông thường của nhà xuất bản “Editions de Minuit” và một triệu bản trong phiên bản  của tiệm sách “France-Loisirs”. Cũng ở vùng đồng bằng này, chúng ta  tìm thấy mỗi buổi sáng, hàng trăm con thuyền tập trung ở chợ nổi Phùng Hiệp  nằm ở ngã tư  của bảy con kênh theo hướng Cần Thơ đến Sóc Trăng hay các chợ ít tiếng tăm hơn như Cái Răng và Phong Ðiền, các phụ nữ đội nón lá cùng với các núi trái cây, các  đoàn vịt, gà và lợn đến chợ trên những chiếc thuyền nhỏ hoặc sử dụng phương tiện giao thông thô sơ (xe đạp, xích lô). Nhờ các vườn cây trái của đồng bằng mà chúng ta  tìm thấy một số lượng lớn của các loại trái cây như sau: xa pô chê, chôm chôm, khế, mãng cầu (hay na) vân vân … trên các chợ của Sài Gòn. Người ta  có thể nói rằng  vùng đồng bằng Cửu Long  nuôi dưỡng Sài Gòn và một phần lớn ở Việt Nam. Ở phía đông bắc của bán đảo, thì có Đồng Tháp Mười  mà một thời là nơi ẩn náu của Việt cộng và ngày nay trở thành vùng Camargue của châu Á.

Mặc dù thiếu sự giàu có trên phương diện khảo cổ, đồng bằng nầy vẫn tiếp tục đóng một vai trò kinh tế quan trọng đối với Việt Nam. Do đó, nó đã trở thành một vùng phải  đối đầu với  sự tranh chấp và thèm muốn  trong nhiều năm qua. Có một thời gian gần đây vùng đất nầy  mang  tên là Cochinchine (Nam Kỳ). Ngay cả Hồ Chí Minh, trong lúc ông còn sống, đã cho vùng nầy một tầm quan trọng  qua việc  chôn cất cha mình ở Sa Đéc. Có tên của những người lúc nào cũng nằm trong ký ức của người dân Việt như  Phan Thanh Giản, Võ Tánh, Nguyễn Trung Trực, Huỳnh Phú Sổ vân vân…   mà cũng  là những người xuất thân từ vùng đồng bằng nầy.

 Không có Đồng Bằng sông Cửu Long nầy Việt Nam không bao giờ có tự do và độc lập vi đây là vựa lúa của Việt Nam.