Mù Cang Chải (Yên Bái) Phần 2

 

Version française

Rất mất nhiều thì giờ sáng hôm 11/9 để đi Nghĩa Lộ trước khi đến Tú Lệ qua đèo Khâu Phạ. Mưa rơi không ngừng khiến xe không chạy mau và mình cũng không săn ảnh được ở đèo Khâu Phạ. Đến Tú Lệ thì thấy ở ven đường bà con làm cốm đem bán rất nhiều. Vì thế mình mới ghé hỏi mua cốm ăn thử để xem mùi vị nhất là cốm ở đấy nổi tiếng lắm. Bà vợ người Thái đề nghị bán cho mình một kí với giá tiền phải chẳng. Mình cười chỉ mua ăn một tí để xem coi có ngon không mà thôi. Vì thế hai vợ chồng đồng ý bán cho mình một tí với giá 20.000 đồng. Mình nhờ ông chồng tái diễn lại cái màn giã cốm để mình chụp hình. Tiện đó mình mới biết họ là người Thái trắng nên mình mới hỏi ông chồng rằng: Anh, vậy Thái trắng và Thái đen khác nhau chổ nào vậy ? Mình biết họ khác nhau qua cách trang phục. Anh chàng Thái nầy tiếu lâm lắm vừa trả lời vừa cười khác nhau ở cái mông. Mình cười xoè nhìn thấy bà vợ cũng cười. Mình cũng sợ nên không dám hỏi tiếp nửa đấy. Người Thái họ thường ở nhà sàn. Còn người Hmong nhà cửa của họ thường ở cheo leo giữa rừng hoang vắng. Cho đến trưa trời mới tạnh mưa thì cũng là lúc mình chọn một quán cùng cháu tài xế Huân ăn cơm. Ở núi rừng phong cảnh rất hữu tình nhưng về thức ăn khó mà tìm được món ăn vừa khẩu vị lắm. Nguời ở miền núi họ ít có ăn rao cải lắm. Họ ăn có vẽ khô khan lắm khiến thời gian ở miền núi là một vấn đề cho ai thích ăn ngon. Chạy xe ở miền núi phải cẩn thận vì trâu bò gà vịt qua đường rất thường phải biết né và kiên nhẫn. Cán các con vật nầy thì có lắm chuyện phiền phức vì phải bù đền cho chủ nhân số tiền họ muốn. Đó là điều cần phải biết khi lái xe ở miền núi. Tuy nhiên ở miền núi không bao giờ có chuyện ăn trộm gà vịt như ở thành phố vì người miền núi họ không có gian dối ăn cắp như ở các thành phố. Trời lại chuyển mưa tiếp và sầm uất tối khiến tụi nầy phải tìm kiếm khách sạn mô hình sinh thái mà mình được biết trước địa chỉ khi còn ở Paris tìm qua internet. Trên đường đất mòn cong quẹo không ngừng đến nhà trọ sinh thái nầy, trời nó tối om, đèn không có, một bên là vực thẩm, còn bên còn lại là vách đá còn đằng xa thì có vài cái nhà có đèn leo lét. Mình hơi lo nên cứ hỏi Huân tới chưa hoài. 20 cây số từ ở ngoài thảnh phố đến đây. Khi đến thấy xung quanh nhà trọ sinh thái toàn là các ruộng bậc thang. Xe phải bỏ ở trước cỗng cùng Huân đi bộ vào trong cũng có mấy trăm thuớc mới đến nhà trọ. Tên của nó là: Mù Căng Chải Ecolodge. Đến đây mới biết hết các phòng ngủ riêng chỉ còn phòng ngủ tập thể mà thôi nên mình cũng ok vì quá mệt. (400.000 đồng một giường). Ở nhà trọ nầy, thức ăn cũng giới hạn. Chỉ có hai món: gà xào xã và bò xào ăn vơi khoai. Khách sạn nầy khá sạch sẽ và lúc nào cũng đầy du khách ngọai quốc. Suốt đêm mình cũng hơi lo vì ngày đầu mà mưa như thế nầy tuy rằng đôi khi trời lại nắng có thể săn hình mà chả được là bao nhất là ngày mai theo thời tiết dự đoán 15 ngày trước sẻ mưa nữa vì độ ẩm nó rất cao 80% thôi thì cũng đành chịu .

Sáng lại thấy nắng soi qua hiên cửa mới biết là ngày hôm nay trời rất đẹp, mới biết mình có duyên với mãnh đất nầy. Sau đó còn biết được ở Lã Pán Tấn còn các mâm xôi, lúa chưa chín nên chưa có gặt qua lời kể của cháu hướng dẩn viên của một đoàn người Ý. Chú chỉ đi bộ vài cây số khi đến Lã Pán Tấn thì rồi sẽ gặp các mâm xôi. Vì vậy mình và Huân tìm đường đến Lã Pán Tấn. Đến đây, đậu xe giữa đường vì trên đó không có chổ đậu xe, tìm đường lên đến đồi mâm xôi. Đi hoài chả thấy đồi nào cả mà mình thì mệt vì trên vai lúc nào cũng mang túi xách khá nặng (hơn 5 kilô) nào thuốc nào ống kín và máy chụp ảnh. Thấy hai vợ chồng người Hmong ngồi trước tiệm sửa xe mới hỏi họ nơi nào có mâm xôi. Họ bảo còn xa lắm chú ơi phải đi 8 cây số nữa mới đến mà đường dóc quá cheo leo nhất là trời lại nắng. Mình mới bảo với cháu bé trai người Hmong : chú trả tiền cho tụi con, chở chú lên đó có được không ?. Hai vợ chồng trẻ người Hmong vui vẽ bằng lòng chở tụi nầy đi bằng xe gắng máy hai bận đi và về, mỗi người 100.000 đồng. Mình ngồi xe ôm với người chồng còn cháu tài xế ngồi với cô vợ vì cô nầy theo lời kể của người chồng khi trò chuyện mới biết cô bé nầy yếu tay lái. Mẹ cha ơi lên ngồi mới biết nó chạy xe rất giỏi rất mau với tốc độ mình đoán không lầm chừng cở 50 cây số một giờ mà đường thì quanh co lên dóc xuống dóc không ngừng. Nó chạy xe như cá lội trong nước như rồng trên mây mình thì chưa bao giờ nghỉ ra cảnh nầy quá nguy hiểm. Mình mới nhận ra là nếu có tai nạn thì sẽ chết ngay vì bên cạnh là vực sâu thăm thẵm, đường đất thì còn ướt vì cơn mưa đêm. Mình mới thỏ thẻ với nó con bớt ga lại chú đau tim nhé. Nó rất dễ thương bảo chú đừng sợ con quen chạy đường cả rồi từ thưở bé. Nghĩ lại thấy đúng vì người Hmong thường ở nhưng nơi cheo leo giữa rừng nên họ quen chạy xe rồi. Cũng là cái duyên của mình vì khi lên trên cao mới thấy mênh mông các ruộng lúa bậc thang, mới thấy được cái hùng vĩ của đất nước. Nhờ cháu bé trai Hmong nầy mình mới vào những nơi mà xe không thể tới được. Không có Huân không có cặp vợ chồng người Hmong nầy và nhất là còn tùy thời tiết nửa thì dù có muốn chụp hình cũng không được mà còn tuỳ duyên của mình nữa đấy. Sau đó tụi nầy đi ăn cơm rồi khới hành đi Sapa dọc theo quốc lộ dẫn đến Lai Châu và dãy núi Hoàng Liên Sơn.

Một kỷ niêm khó quên nhất là giữa đường mình xuống xe chạy ngang đường để chụp dãy núi Hoàng Liên Sơn. Lúc đó mình đang mê mẫn chụp hình thì có con rắn dài hơn một thước chạy ngang đường. Huân chạy theo và nắm được đuôi nó. Mình sợ quá mà bảo cháu nên thả nó, nếu không nó mổ là chết vì độc của nó. Huân nói không có sao vì đây là con rắn lục, con thường bắt nó lúc con còn nhỏ ở Ninh Bình để nấu cháo ăn ngon lắm chú. Mình nghe hết hồn thả nó đi con. Huân buôn nó ra thì nó chạy vào bụi cây biến mất. Với hai ngày ở Mù Căng Chãi, rất thú vị để lại cho mình biết bao nhiêu kỷ niệm của vùng sơn cước.

Version française

 

Mu_Cang_Chai_2

 

À cause des travaux de réparation sur la nationale, nous perdons beaucoup de temps le matin 11/9 pour arriver à Nghĩa Lộ avant d’atteindre Tú Lệ en passant par le col Khâu phạ. La pluie continue à tomber abondamment. Cela ne me permet pas de capturer les photos au col Khâu Phạ. Une fois arrivés à Tú lệ, nous nous apercevons qu’au bord de la route, beaucoup de gens vendent des « cốm », une sorte de riz gluant connu très parfumé et glutineux, une spécialité de la région. La plupart des vendeurs sont des Thai. Ils sont habitués à vivre dans des maisons sur pilotis tandis que les Hmong préfèrent habiter dans des endroits presque inaccessibles au milieu de la forêt. Jusqu’au moment où la pluie cesse de tomber, c’est aussi le moment où nous commençons à avoir faim et nous allons chercher une gargote sur la route. Il est difficile de bien manger ici car les plats ne correspondent à notre goût. Les gens de la montagne mangent peu de légumes. Ils ont l’air d’avoir une nourriture peu variée et à peine suffisante, ce qui crée un souci majeur pour ceux qui sont gourmets comme moi malgré une superbe vue sur un paysage typique avec des rizières en terrasses. À la montagne, il faut garder toujours un pied sur la pédale de frein car les animaux familiers tels que les buffles, les canards, les poulets etc. ont l’habitude de traverser souvent la route car en cas d’accident, il faut payer au propriétaire la somme réclamée. Par contre, aucun animal n’est volé même s’il est égaré loin de la maison du propriétaire de quelques kilomètres.

La pluie recommence à tomber. Le ciel s’assombrit très vite. Il est temps pour nous d’aller chercher l’auberge écologique dont je trouve l’adresse sur Internet : Mù Cang Chải Ecolodge. Sur le chemin de terre tortueux bordé de la paroi abrupte de la falaise d’un côté et du précipice de l’autre côté menant jusqu’à l’auberge, il fait noir et aucune lumière n’est visible dehors. Je commence à m’inquiéter et ne cesse pas de demander à mon chauffeur Huân: Quand serons-nous arrivés?. 20 kilomètres c’est la distance que nous devons parcourir de la ville jusqu’à l’auberge. Une fois arrivé sur place, je m’aperçois qu’aux alentours de cette auberge il n’y a que des rizières en terrasses. On est obligé de laisser la voiture au parking et on doit marcher à pied quelques centaines de mètres avec les affaires. Comme le nombre de chambres individuelles est très limité (7 en tout), on est obligé de dormir dans un dortoir collectif avec chacun son lit séparé (17 euros par jour). Même la bouffe est aussi limitée. On ne nous propose que deux plats : poulet sauté aux citronnelles et bœuf sauté mangé avec pommes de terre et la sauce mayonnaise. L’auberge est assez propre et remplie toujours de touristes étrangers.

Je continue à m’inquiéter toute la nuit car la pluie continue à être perceptible dehors. Je me demande comment je peux faire des photos si la pluie continue de cette façon car le premier jour de mon voyage, je ne capture pas beaucoup de photos. Selon la météo prévisible pour 15 jours, demain sera le jour où le taux d’humidité est de 80%. Je commence à me résigner à mon sort. Le matin de bonne heure, la lueur d’un rayon de soleil traverse la fenêtre du dortoir. Cela me rend fou de joie et d’espoir. Je sais qu’il fait beau aujourd’hui. Puis le guide d’un groupe de touristes italiens rencontré me donne l’information: la récolte n’a pas lieu encore du côté de Lã Pán Tấn. Il y a la possibilité de faire des photos sur les « mâm xôi (plateau du riz gluant)» à 1 ou 2 kilomètres de Lã Pán Tấn. Moi et Huân nous décidons d’y aller et de garer la voiture au pied d’une colline. Après un kilomètre de marche, nous ne trouvons aucun plateau « mâm xôi ». Je commence à m’épuiser sous un soleil accablant car je porte un sac rempli d’un appareil photographique, des objectifs et de médicaments, le tout pesant au moins 5 kilos. Je m’arrête devant une boutique de réparation des motos où un jeune garçon Hmong est en train de réparer un scooter avec sa femme. Je lui demande: combien de kilomètres à parcourir encore pour atteindre les « mâm xôi ». Il me répond : 8 kilomètres encore. Cela me décourage complètement. Je lui propose de nous emmener jusqu’au sommet de la montagne pour voir les « mâm xôi ». Sans hésitation, il est d’accord avec sa femme pour nous emmener tous les deux pour un prix dérisoire. C’est superbe et très gentil de leur part.

Sans ce couple Hmong, sans Huân mon chauffeur et mon compagnon de voyage, je ne pense pas que je pourrais faire des photos si je n’ai pas en plus ce jour là le temps clément et ensoleillé. Je dis que j’ai la chance d’avoir le bonheur d’être avec cette contrée lointaine. Je suis ravi d’être au sommet de la montagne, de voir non seulement l’immensité des rizières en terrasses mais aussi la splendeur de mon pays natal….Quel bonheur, quelle surprise pour ce voyage mémorable.

 

Mù Cang Chải (Yên Bái)

Version française

Đây là một huyện nằm vùng cao của tỉnh Yên Bái, cách xa Hà Nội gần 300 cây số hướng đi về Tây Bắc và cũng là nơi có các dân tộc thiểu số như Tày, Dao và Hmong. Nhìn về lich sử, Yên Bái cũng là nơi mà đảng trưởng Nguyễn Thái Học cùng 12 nhà cách mạng khác của đảng Việt Nam Quốc Dân Đảng bị thực dân Pháp xử trảm trong đó có Phó Đức Chính can đảm khí khái hiên ngang nhìn máy chém trước khi chết. Nay Mù Cang Chải là điểm ưa thích nhất của những ai thích săn ảnh và yêu chuộng thiên nhiên. Muốn đến đây, đường xá cheo leo vất vã lắm không thua chi Hà Giang, Cao Bằng một là thuê xe máy như các anh chàng tây ba lô hai mướn ô tô như mình mới có thể săn hình được nhất là phải đi con đường của các nhà săn hình (route des photographes) phải đi ngang qua thị xã Nghĩa Lộ, đổ đèo Khau Phạ (Sừng Trời có nghĩa là Sừng nó nhô đến tận Trời) , một trong bốn đèo huyền thoại của Tây Bắc như Mã Pín Lèng của Hà Giang, đường đi có độ dài 30 cây số lúc nào cũng có sương mù và hai phần ba đường ngập nghềnh sỏi đá. Cũng trên đường đi nầy sẻ đi ngang Tú Lệ, nơi nổi tiếng có cốm Tú Lệ, một loại lúa nếp xanh đầu mùa có một hương vị dẻo thơm, một món ăn tinh hoa của vùng đất nầy. Mù Cang Chải có hai mùa đẹp nhất đó là mủa nước đổ và mùa lúa chín. Với mùa thác đổ, nước được dẫn đến các bậc thang qua các ống tre để cho đất mềm và để cho bà con có thể cấy lúa. Những bậc thang óng ánh với nước, phản chiếu sắc trời khiến tạo một dấu ấn đặc biệt của vùng Tây Bắc. Còn giữa tháng chín và tháng mười đó là mủa lúa chín. Đó cũng là lúc lúa đã ươm vàng hay chín khiến tạo với một bầu trời xanh của mùa thu một khung cảnh hùng vĩ của đất trời khiến ít có ai mà không muốn lưu lại những khoảnh khắc đẹp của thiên nhiên với những bậc thang bát ngát và mênh mông nhất là với các đồi mâm xôi của xã Lã Pán Tấn. Phải nói mình có duyên với cuộc hành trình nầy ở Mù Cang Chải, Sapa. Trước hết phải cám ơn cháu Trung và cháu Ngân giúp chú mướn ô tô để cuộc hành trình nầy được hoàn hảo nhất với cháu tài xế Huân không bao giờ biết than thở, lúc nào cũng vui vẽ trầm lăng và lúc nào mạo hiểm cùng mình đi những nơi mà nghĩ lại đáng sợ nhất là ngày đầu đến Mù Cang Chải, đường sạt lở eo hẹp chỉ một chiếc ô tô đi được với một cơn mưa nguyên buổi chiều tối để đến một khách sạn cheo leo ở giữa những các bậc thang lúa chín. Tạo sao mình dám táo bạo như thế vỉ mình nghỉ lúc nào con người có số mạng cả, muốn chết cũng không dễ và cũng như người Phật tử thường nói còn tùy  duyên nửa mình có hay không với mãnh đất nầy. Đến rồi mới thấy Quê Hương Việt Nam quá đẹp qúa mộng mơ [Đọc tiếp phần 2]

Version française

Loin de la capitale Hanoi à peu près de 300 kilomètres dans la direction nord-ouest du Vietnam, Mù Cang Chải est le district de la région montagneuse de Yên Bái. C’est aussi le lieu où il y a une forte concentration des minorités ethniques (les Tày, les Dao et les Hmongs). D’un point de vue historique, Yên Bái est aussi l’endroit où les colonialistes français ont guillotiné dans le passé le leader Nguyễn Thái Học en même temps que ses douze autres membres nationalistes parmi lesquels figurait Phó Đức Chính. Très courageux, celui-ci préférait de voir en face la guillotine avant d’être décapité. Aujourd’hui Mủ Cang Chải devient le lieu préféré non seulement par les photographes amateurs mais aussi par ceux qui aiment la nature. La route est très accidentée et sinueuse. Pour venir ici, il faut louer soit un scooter comme les randonneurs soit une voiture avec un conducteur. C’est la dernière solution que j’ai choisie durant mon voyage à Mủ Cang Chải afin de me permettre d’être sur la route des photographes en passant par la ville Nghĩa Lộ et par le col Khau Pha, l’un des quatre cols légendaires de la région Nord-Ouest. Long de 30 kilomètres, ce col Khau Pha est toujours couvert par les nuages et les deux tiers de son parcours sont des chemins caillouteux et tortueux. C’est sur cette route qu’on arrive à Tú Lệ connu pour son riz vert du début de la saison (cốm) avec une saveur parfumée et glutineuse, un plat typique de cette région. Mù Cang Chải a deux belles saisons: celle où l’abondance de l’eau provient de la montagne et de la pluie et celle où le riz paddy est récolté. Durant la période d’abondance d’eau, on réussit à ramener l’eau venant de la montagne par des conduits en bambou jusqu’aux rizières en terrasses afin de rendre ces dernières plus molles pour faciliter le repiquage. Mélangées avec de l’eau et réfléchies par la couleur du ciel, les rizières en terrasses ont donné une empreinte caractéristique de la région Nord-Ouest du Vietnam. Entre la mi-septembre et le mois d’Octobre, c’est la période où les épis de riz sont mûrs et prennent la couleur jaune, ce qui donne avec la couleur du ciel azur un spectacle grandiose qu’il est difficile de retenir  en ces instants magiques de la nature lorsqu’on est en face des rizières en terrasses en forme des plateaux (mâm xôi) de Lã Pán Tấn. Il faut reconnaître que j’ai la chance d’avoir ce voyage à Mù Cang Chải et Sapa. D’abord je dois remercier le manager de l’hôtel Rising Dragon Hôtel Mr Trung et sa collaboratrice Ngân toujours prompts à venir m’aider dans la réalisation de mes projets de voyage (Mù Cang Chải, Sapa et Japon). J’ai aussi la chance d’avoir à mes côtés un jeune chauffeur Huân toujours silencieux et jovial. Il ne se plaint jamais et a toujours l’audace de me suivre et à m’emmener dans des endroits presque inaccessibles lorsqu’il fait nuit et il pleut beaucoup le premier jour de notre arrivée à Mù Cang Chải avec les chemins de terre à deux sens et réservés pour une voiture pour aller à un hôtel écologique perdu à 8 kilomètres de la ville au milieu des champs de rizières en terrasses.

[Lire la suite. Partie II]

Cung tần mỹ nữ nhà Nguyễn

Version française

Version anglaise

Trong cunq quế âm thầm chiếc bóng
Ðêm năm canh trông ngóng lần lần
Khoảnh làm chi bầy chúa xuân
Chơi hoa cho rữa nhị dần lại thôi.

Ôn Như Hầu

Ngoài vua Gia Long, người sáng lập triều Nguyễn và Bảo Ðại, vị hoàng đế cuối cùng, không có vua nào của triều đại nầy phong cho người vợ chính của mình danh hiệu hoàng hậu suốt thời kỳ ngự trị. Không có tài liệu lịch sử nào được tìm thấy cho đến ngày nay cho phép chúng ta biết lý do về việc từ chối  này kể từ khi  sắc lệnh của Hoàng đế Minh Mạng được thi hành. Mặt khác, người vợ chỉ nhận được danh hiệu này sau khi qua đời. Mặc dù vậy,  người vợ nầy vẫn được xem coi là đệ nhất phu nhân (Hoàng Qúi Phi) ở khuê phòng nơi mà có sự sắp xếp, phân cấp rất mạnh mẽ, trong đó có  đến chín cấp bậc từ triều đại của vua Minh Mạng: bậc nhất được gọi là Nhất giai phi, bậc nhì là Nhị giai phi, còn bậc ba và tư là Tam giai tần  và Tứ giai tần, từ bậc năm đến bậc chín là Ngũ Giai Tiếp Dư , Lục Giai Tiếp Dư, Thất Giai Quí Nhân, Bát Giai Mỹ Nhân, Cữu Giai Tài Nhân.

Dưới tài nhân thì đến các quý bà ở nội cung, những người tiếp theo sau cùng  là cung nga, thế nữ. Những người phụ nữ này với các hoạn quan, các bà hoàng thái hậu và hoàng đế tạo thành một xã hội nhỏ ở Tử cấm thành. Cương vị của các người phụ nữ này (thậm chí là  những người hầu hạ), bất kể họ thuộc thành phần nào, được thay đổi nhanh chóng khi họ sinh ra được một  đứa con trai với vua.Nhắc đến các phi tần này, không thể không nhắc đến chuyện tình của Nguyên Phi, hoàng hậu tương lai được gọi về sau là Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu với hoàng tử Nguyễn Ánh, vua Gia Long. Bị đánh bại bởi nhà Tây Sơn vào mùa thu năm 1783, Nguyễn Ánh buộc lòng phải lánh nạn ở đảo Phú Quốc. Ông phải gửi con trai Nguyễn Phúc Cảnh, 4 tuổi đi cùng với Đức Tổng Giám mục Pigneau de Béhaine tới Pháp để tìm viện trợ quân sự từ vua Louis XVI (Hiệp ước Versailles 1787) và lánh nạn tạm thời  ở Vọng Các (Thái Lan) chờ quân tiếp viện của  nước Pháp. Trước giờ chia tay, Nguyễn Ánh vội vã cắt một thỏi vàng miếng làm đôi và đưa cho Nguyên Phi, một nửa, mà nói:Con trai của chúng ta đã đi rồi.Trẩm  cũng sắp rời xa thiếp để định cư tại Thái Lan. Thiếp ở lại đây chăm sóc mẹ của trẩm. Trẩm không biết ngày trở về hoặc nơi đoàn tụ của chúng ta. Trẩm để lại cho thiếp một nửa thỏi vàng miếng này như là một dấu hiệu tình yêu của chúng ta. Chúng ta sẽ có cơ hội gặp lại sau nầy nếu Trời cho phép trẩm đánh bại được quân Tây Sơn.

cung_tan

Tử Cấm Thành 

Trong những năm lưu đày của Nguyễn Ánh và bao lần thất bại trong việc giành lại quyền lực, Nguyên Phi  vẫn tiếp tục phục vụ và nuôi dưỡng mẹ chồng  của bà, hoàng hậu Hiếu Khương (vợ của Nguyễn Phúc Luân) một cách chu đáo và may đồng phục cho các tân binh. Bà xoay sở để vượt qua những khó khăn dành cho gia đình và thể hiện lòng can đảm và dũng cảm của mình để thoát khỏi những cạm bẫy do kẻ thù đặt ra. Nhờ sự kiên trì và sự bướng bỉnh mà Nguyễn Ánh đã thành công đánh bại quân Tây Sơn vào năm 1802 và trở thành hoàng đế Gia Long của chúng ta. Một ngày sau cuộc hội ngộ cảm động, ông hỏi vợ Nguyên Phi về  nửa thỏi vàng miếng mà ông đã trao cho bà vào thời điểm chia tay. Bà đi lấy lại và trao lại cho ông nửa thỏi vàng. Nhìn thấy một nửa thỏi năm xưa trong trạng thái sáng bóng, vua Gia Long  rất xúc động và nói với vợ Nguyên Phi: Vàng này mà nàng giữ được nó lộng lẫy như vầy trong những năm khó khăn và đầy biến cố của chúng ta  cho thấy rằng chúng ta đã được phước bởi ân sủng của Trời Đất để có thể ở gần bên nhau ngày hôm nay. Chúng ta không được quên điều đó và chúng ta cần phải nhắc nhở với con cháu của chúng ta về chuyện nầy. Sau đó, ông ta ráp lại hai nửa thỏi vàng và đưa toàn bộ thỏi vàng cho Nguyên Phi. Thỏi vàng này sau đó trở thành, dưới triều đại Minh Mạng, không chỉ là biểu tượng tình yêu vĩnh cửu của Hoàng tử Nguyễn Ánh với vợ Nguyên Phi mà còn là một vật tôn kính được tìm thấy trên bàn thờ của Hoàng đế Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu trong đền thờ Điện Phụng Tiên của Tử cấm thành Huế.

Không ai ngạc nhiên rằng, nhờ có cô con gái Ngô Thị Chánh, danh tướng của nhà Tây Sơn, Ngô Vân Sở, đã không bị hoàng đế Gia Long xử tử cuối cùng trong  cuộc chiến thắng nhà Tây Sơn vì con gái của ông là người vợ thứ yêu thích của hoàng tử Nguyễn Phúc Đàm, hoàng đế tương lai Minh Mạng của chúng ta. Khi sau này lên nắm quyền, ông không ngần ngại trao cho người vợ thứ này tất cả  những ân huệ  mà thông thường  chỉ dành riêng cho người vợ chính của mình. Sau này, trong suốt cuộc đời, bà  nầy thường có cơ hội nói với hoàng đế như sau:Ngay cả khi bệ hạ còn yêu thiếp nhiều đi nữa, ngày thiếp chết, thiếp  vẫn  thấy cô đơn trong mộ với hai bàn tay trắng. Đây là lý do tại sao, khi bà hiền phi này mất, hoàng đế đích thân  đến nơi chôn cất bà mang theo hai nén vàng. Sau đó, vua truyền  thái giám mở cả hai bàn tay của bà ra, nơi bà nằm an táng. Hoàng đế tự đặt vào mỗi lòng bàn tay một nén vàng và siết chặt hai bàn tay lại mà  nói với cảm xúc: Trẩm  cung cấp cho thiếp hai nén vàng rồi đó  để  giờ đây thiếp ra đi không bao giờ  với tay không cả.

Tình yêu này đã được tìm thấy lại khoảng năm mươi năm sau với vua thi sĩ Tự Đức. Bài này được vua sáng tác, vào thời điểm tang lễ của người cung phi yêu thích của ông. Đây là một bài thơ có tựa đề « Khóc Bằng Phi » mà  hai câu thơ sau đây đã bất tử hóa tình yêu và tình cảm sâu đậm mà vua Tự Đức  dành cho bà cung phi của ông:

Ðập cổ kính ra, tìm lấy bóng
Xếp tàn y lại để dành hơi

Dưới triều đại nhà Nguyễn, khuê phòng đã chiếm một tầm quan trọng. Để củng cố quyền lực và giữ chân thuộc hạ thân tính của mình, hoàng đế Gia Long đã không ngần ngại thiết lập chính sách liên minh bằng cách lấy các cô gái  của thuộc hạ mình làm cung phi, đó là lời tiết lộ bởi người bạn tâm tình của vua, một quan lại người Pháp JB Chaigneau trong cuốn tựa đề « Những kỷ niệm ở Huê 1864 ». Nhưng đôi khi phi tần của vua cũng có thể đến từ một tầng lớp xã hội khác nhau. Đây là trường hợp của một phi tần của vua Thành Thái, cha của vua Duy Tân. Phi tần nầy là một cô lái đò ở Kim Long, một vùng được nổi tiếng có các cô cư dân con gái duyên dáng và quyến rũ. Đây là lý do tại sao dân gian  thường nhắc đến câu ca sau đây để nói lên tình yêu bình dị mà vua Thành Thái dành cho cô lái đò và sự táo bạo của một vị vua trong việc ngụy trang thành một du khách bình thường đến thăm Kim Long:

Kim Long có gái mỹ miều
Trẩm yêu trẩm nhớ trẩm liều trẩm đi

Một buổi sáng đẹp trời trong năm mới,Thành Thái, bị lôi cuốn bởi sự quyến rũ của vùng Kim Long, quyết định đi một mình, ngụy trang thành một du khách trẻ và đến thăm vùng đất nổi tiếng này. Trên đường về, vua phải dùng đò  mà cô lái đò là  một cô gái trẻ rất duyên dáng. Thấy cô ấy rụt rè với đôi má ửng hồng vua bắt đầu xao xuyến trong lòng và có ý định trêu chọc cô bằng cách hỏi đột ngột cô như sau :Thưa cô, cô có muốn cưới hoàng đế không? Cô sững sờ trước câu nói nguy hiểm này, nhìn chăm chú  vua và trả lời với sự chân thành: Đừng nói chuyện  đùa như vậy. Chúng ta sẽ bị chặt đầu cả đấy. Nhìn thấy cô ở trong trạng thái sợ hãi, vua quyết định quấy rầy cô thêm nữa: Đó là sự thật, những gì tôi đề xuất với cô. Nếu cô đồng ý, tôi sẽ là người mai mối cho việc này! Quá thẹn thuồng, cô ấy che giấu khuôn mặt với cánh tay của mình. Trên đò, trong số những người cùng đi, cũng có một người già ăn mặc rất bảnh bao. Đã lắng nghe cuộc trò chuyện của họ, người nầy không ngần ngại nài nỉ cô lái đò bằng cách  nói với cô : Thưa cô, cô chỉ cần nói « ưng » đi. Chúng ta sẽ xem ra sao. Được khích lệ bởi lời khuyên liều lĩnh này, cô lái đò nhanh chóng trả lời: Ưng đấy. Rất vui khi biết sự đồng ý của cô lái đò, Thành Thái đi về phía cô lái đò và nói một cách dịu dàng: Qúi phi của trẫm có thể nghỉ ngơi đi để trẫm chèo  tiếp cho. Mọi người đều ngạc nhiên trước những lời nói này và cuối cùng biết rằng đang đối mặt với vị hoàng đế trẻ tuổi Thành Thái. Ông được biết đến với các hoạt động chống Pháp, bị chính quyền Pháp truất  phế và lưu đày  sau đó đến đảo La Réunion dựa trên sự phóng đãng và « sự điên rồ » của vua . Khi đò cập bến Nghìn Lương, Thành Thái yêu cầu du khách trả tiền vé và dẫn cô lái đò về cung.

Nói chung, các cung tần thường sống  quanh quẩn với các cung nga thế nữ, hoạn quan và dành thời gian  trong việc thêu dệt. Một số người qua đời mà không bao giờ nhận được sự ưu ái của hoàng đế  mà  cũng không bao giờ  được rời khỏi cung điện. Còn số cung tần được chọn vào nội cung cũng tùy ý của vua. Chỉ có vua Minh Mạng có nhiều cung tần và con nhất. Khi được tuyển vào nội cung, các cung phi phải học thuộc lòng những điều cấm kỵ để tránh tai hoạ và phải luyện tập giọng nói nhẹ nhàng.  Phải kiêng kỵ một số chữ huý nếu không sẽ bị mắc tội. Chẳng hạn vua đau ốm thì gọi là « se », « siết » hay « vi dạng », còn ngủ thì nói là « ngự ngơi », còn thức dậy thì gọi là « tánh », còn đi chơi gọi là « ngự dạo » vân vân …Ở nội cung, áo quần thì phải dùng màu đỏ và màu lục. Còn màu vàng dành cho vua còn màu cấm kỵ là màu đen. Còn màu trắng chỉ được dùng làm áo lót.  

Một nhà thơ nổi tiếng ở thế kỷ 18 Nguyễn Gia Thiều thường được biết đến với cái tên Ôn Như Hầu (tước vị của ông), đã tố cáo sự bất công dành cho những người phụ nữ này, nỗi buồn và sự cô lập của họ trong tác phẩm « Cung Oán Ngâm Khúc » (hoặc nỗi buồn ở cung điện). Có những phụ nữ khác cũng  ở  được cương vị sũng ái nhưng không ai có thể sánh được với Ỷ Lan, phu nhân của vua Lý Thánh Tôn của triều đại Lý, người  phụ nữ đã được đảm nhận vương quyền thời đó  cùng vua trong chiến dịch chống lại vương quốc Champa. 

Làng cổ Oshino Hakkai (Nhật Bản)

 

Oshino Hakkai (Nhật Bản)

Version française

Sáng nay, ngày thứ tư, mình được cùng phái đoàn được viếng thăm một làng cổ trứ danh của nước Phù Tang ở dưới chân núi của núi Phú Sĩ  thuộc về  tỉnh Kanagawa cách xa thủ đô Tokyo 116 cây số trong khu vực ngũ hồ. Cũng như làng cổ Đường Lâm ở miền bắc Viêt Nam, Oshino Hakkai không những là một ngôi làng cổ thuần túy với phong cách kiến trúc ở thời kì Edo mà còn có vẽ đẹp thanh bình hoà hợp với môi trường. Nét đẹp của làng cổ thanh bình nầy đuợc thấy qua các mảnh vườn trồng rau, ngô, chè xanh và các khu vườn cây thông bao quanh các ngôi nhà mái lá cùng các buị bông ven đường. Ở đây còn sót lại 8 hồ nhỏ được  tạo ra ở thời kì núi Phú Sĩ còn phun lửa. Dân cư ở đây phần đông làm ruộng nhưng rất giàu có chỉ nhìn qua các nhà họ xây dựng. Nhờ kiến trúc cá biệt, làng nầy được công nhận là một di sãn thế giới vào năm 2013 bởi UNESCO. Tuy nhiên đến đây khó mà chụp ảnh vì người dân ở đây họ muốn giữ cái yên tĩnh họ đã có từ bao nhiêu năm nay.

Le village antique d’Oshino Hakkai 

Ce matin, au quatrième jour de mon voyage au Japon, j’ai eu l’occasion de visiter avec mon groupe touristique, un village antique très connu au Japon situé au pied du mont Fuji dans la zone de cinq lacs de la province Kanagawa et loin de la capitale Tokyo de 116 kilomètres. Analogue au village ancien Đường Lâm (Sơn Tây) dans le nord du Vietnam, Oshino Hakkai est un village très ancien. Il se distingue non seulement par son caractère authentique avec son style d’architecture de l’époque Edo mais aussi par son charme paisible en harmonie avec l’environnement. On trouve son attrait à travers ses jardins potagers (légumes, maïs, théier etc.) et ses parcs de pins bonsaï autour de ses maisons aux toits de chaume. Ici il reste 8 petits lacs crées au moment de l’éruption du volcan Fuji.  Sa population est constituée essentiellement par les agriculteurs qui sont assez riches. Grâce à son architecture singulière, le village Oshino Hakkai fut reconnu en 2013 par UNESCO comme le patrimoine mondial culturel du Japon. Malgré sa réputation, il est difficile pour un touriste de faire des photos car ses habitants n’apprécient pas le regard des touristes et n’aiment pas à être dérangés non plus dans leur quiétude.

Núi Phú Sĩ (Le mont Fuji)

Núi Phú Sĩ (Le mont Fuji)

Cuộc hành trình Nhật Bản (ngày thứ ba)

Ngày thứ ba , mình cùng các du khách trong đoàn được đi tham quan núi Phú Sĩ. Trước khi đến tham quan, tụi nầy được  ghé  Gotemba Premium Outlets. Đây là khu mua sắm bao gồm các cửa hàng cao cấp hàng đầu của Nhật. Ở đây du khách có thể nhìn thấy đỉnh núi Phú Sĩ  trong mây.  Núi nầy có độ cao 3776 thước được xem là ngọn núi cao nhất ở Nhật Bản. Đến đất nước Nhật Bản mà không có đến tham quan núi Phú Sĩ thì là một điều đáng tiếc vì nó không những là một biểu tượng của đất nước mặt trời mọc mà còn là một di sản văn hóa thế giới. Hình tượng núi Phú Sĩ rất thanh nhã, thay đổi theo mùa và theo thời điểm trong ngày khiến nó trở thành một chủ đề ưa thích của nhiều họa sĩ trứ danh Nhật ở thế kỉ 19: K. Hosukai (1760-1849) với « 36 cảnh núi Phú Sĩ », A. Hiroshige (1797-1858) với «Năm mươi ba trạm dừng của Tokaido». Núi Phú Sĩ vẫn được xem từ lâu là một đỉnh núi thiêng liêng vì theo Nhật Bản thư kỷ, núi nầy là nơi ở của nữ thần Konohanasakuya-hime, vợ của thần Ninigi-no-Mikoto, cháu nội của nữ thần mặt trời Amaterasu. Bởi vậy phụ nữ không được phép leo lên núi cho tới năm 1868. Ngày nay số lựợng người leo núi để giải trí nhiều hơn số lượng người leo núi hành hương. Phú Sĩ không phải là một chóp núi nhọn mà nó là miệng núi lửa. Nó vẫn hoạt động và lần cuối cùng nó phun trào vào năm 1707 của thời kỳ Edo. Vì thế khu vực xung quanh núi toàn thấy tro bụi núi lửa và có cả 5 hồ nước do núi lửa tạo ra và được gọi là ngũ hồ: hồ Motosu, hồ Shoji, hồ Kawaguchi, hồ Yamanaka và hồ Sai. Nếu ai không thích leo lên đỉnh thì có thể dừng ở trạm số 5 Fuji Subaru Line. Nơi nầy ngoài khu buôn bán còn có một khu  vực quan sát để có được cái nhìn toàn cảnh tuyệt đẹp trên hồ Yamanaka và thành phố Fujiyoshida.  Chiều hôm đó, tụi nầy được sống  theo lối Nhật ở  một khách sạn gần hồ Kawaguchi bên cạnh rừng thông. Thật tuyệt vời nhất là sáng sớm hôm sau khi lúc  mặt trời mọc mình thả bộ một mình qua đường mòn của rừng thông  để  chụp  quan cảnh xung quanh hồ. 

FUJI

Version française

Le mont Fuji
Le troisième jour du voyage au Japon, notre groupe a eu l’occasion de visiter le mont Fuji.   Avant de pouvoir l’admirer, nos  rendons visite à un grand centre commercial de nom Gotemba Premium Outlets où on ne trouve que les grandes marques préférées par les Japonais.  C’est ici que le touriste peut voir le sommet du mont Fuji dans les nuages. Étant haut de 3776 mètres, ce mont Fuji  est considéré comme la montagne la plus élevée au Japon. Il est regrettable de ne pas le visiter car il est non seulement l’emblème célèbre du pays au Soleil-Levant mais aussi le patrimoine mondial culturel de l’UNESCO. Ce mont ne manque pas de charme et ne cesse pas de modifier son image en fonction des saisons et des moments de la journée. C’est pour cela qu’il devient le thème préféré des dessinateurs japonais célèbres du XIXème siècle à l’époque Edo: K. Hosukai (1760-1849) dans la série de « 36 vues du mont Fuji« , A. Hiroshige (1760-1849) dans la série d’estampes intitulée « Les 53 relais de Tokaido ». Depuis longtemps, le mont Fuji revêt un caractère sacré car selon les annales chroniques du Japon (Nihon shoki), le mont Fuji est le lieu de résidence d’une kami japonaise de nom Konohanasakuya-hime, l’épouse du petit-fils Ninigi-no-Mikoto de la déesse du soleil Amaterasu. C’est pour cette raison que l’ascension était interdite aux femmes jusqu’à l’année 1868. Aujourd’hui le nombre de randonneurs est plus important que celui des pèlerins grimpeurs. Le sommet de Fuji est en fait un cratère volcanique. Il continue à être actif mais sa dernière éruption  eut lieu en 1707 à l’époque Edo. Autour de ce mont, on ne trouve que des poussières volcaniques et 5 lacs que l’éruption a crées: lac Motosu, lac Shoji, lac Kawaguchi, lac Yamanaka et lac Sai. Si on n’aime pas à marcher à pied jusqu’au sommet du mont Fuji, on peut s’arrêter à la station portant le numéro 5 de Fuji Subaru Line. C’ici qu’outre le centre commercial, il y a la zone d’observation où on peut avoir une vue panoramique imprenable  sur le lac Yamanaka et la petite ville Fujiyoshida. Ce soir là, nous passons la nuit dans un hôtel proche de la forêt des pins. C’est superbe pour moi de me promener tout seul,  le  lendemain au lever du soleil,  sur le sentier de la forêt des pins et faire  les photos autour du lac.

Lac Kawaguchi

HOPHUSI

Lire la suite

Cồng Chiêng Tây Nguyên

Version française

Từ buổi ban sơ, văn hóa cồng chiêng tạo thành một lối tiếp cận đặc quyền mà người dân Tây Nguyên (Việt Nam) sống làm nương rẫy thường sử dụng trong việc giao tiếp với thế giới thần linh. Theo tín ngưỡng của đạo Shaman và thuyết vạn vật hữu linh, cồng chiêng là một công cụ thiêng liêng vì nó ẩn chứa một thần linh có nhiệm vụ không những bảo vệ chủ nhân của nó mà luôn cả gia đình, gia tộc và ngôi làng nơi mà chủ nhân của nó sống lớn lên. Nhạc cụ càng cũ kĩ thì nó không những cải thiện âm thanh mà còn lại tăng trưởng cả quyền lực và sức mạnh của thần chiêng phù hộ. Ngoài ra, cái cồng chiêng còn có được thêm một màu sắc cá biệt sau nhiều năm sử dụng. Nhạc cụ gõ này không thể được xem như là một nhạc cụ thông thường. Nó thường được thấy trong các dịp lễ quan trọng của làng. Nó không thể tách rời ra khỏi đời sống xã hội của các dân tộc Tây Nguyên. Khi mới chào đời đứa trẻ sơ sinh được ông già làng đánh tiếng cồng chiêng bên tai nó từ những năm tháng đầu tiên để cho nó quen dần nhận ra được tiếng nói của bộ tộc và gia tộc và nhờ thế nó trở thành từ đó một phần tử của cộng đồng dân tộc. Sau đó, đứa bé nó lớn lên theo nhịp điệu của tiếng cồng chiêng, làm nó say sưa cùng với rượu cần lên men trong các buổi tối tựu hợp xung quanh bên bếp lửa cùng vò rượu hay những ngày lễ hội của làng như đám cưới, đám tang, lễ mừng năm mới hoặc chiến thắng, khánh thành nhà ở, đoàn tụ gia đình, các nghi lễ nông nghiệp vân vân… Sau cùng, lúc qua đời, nó được tiễn đưa đi một các long trọng cùng tiếng nhạc cồng chiêng đến nơi an táng.

Theo người dân Ê Đê, một cuộc sống không có cồng chiêng là một cuộc sống vô nghĩa  như không có muối và gạo. Mỗi gia đình phải có ít nhất một cái cồng chiêng vì nhạc cụ nầy không chỉ chứng minh tài sản mà còn cả uy quyền và uy tín mà có được ở trong cộng đồng dân tộc và khu vực sinh sống. Tùy thuộc ở mỗi làng, trò chơi cồng chiêng có thể bao gồm hai cồng, nhưng đôi khi có thể lên đến 9, 12, 15 hoặc 20 cồng. Mỗi nhạc cụ trong trò chơi này được gọi bằng một tên mà còn có thể biết được vị trí của nó trong một hệ thống phân cấp tương tự như người ta được tìm thấy ở trong một gia đình mẫu hệ. Theo nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc học Pháp Patrick Kersalé, các cồng chiêng có một cấu trúc gia đình của chế độ mẫu hệ. Đối với người Chu Ru, có ba cồng trong một trò chơi đó là cồng mẹ, cồng dì và cồng con (bé gái). Mặt khác, đối với người Ê Đê Bih, bộ cồng đánh gồm 3 cặp cồng. Cặp đầu tiên được gọi là cồng bà. Sau đó, cặp thứ nhì được dành cho cồng mẹ và cặp cuối cùng dành cho cồng đứa bé gái. Ngoài ra, trong trò chơi cồng chiêng này còn có một chiếc trống được đánh bởi người già nhất trong làng để điều khiển nhịp độ. Đối với các bộ lạc sống ở phía nam Tây Nguyên, cũng có 6 cồng trong một trò chơi nầy nhưng cồng mẹ vẫn là cồng quan trọng nhất vì nó được ở một vị trí thấp hơn so với các cồng khác. Nó luôn đi cùng với cồng cha, theo sau là cồng trẻ em và cồng các cháu. Có kích thước lớn, hai cồng mẹ và cha phát ra những âm thanh trầm và gần như giống hệt nhau khiến cho phép chúng nó đóng một vai trò trong việc xây dựng một cơ sở cho một dàn nhạc. Cồng càng to thì tiếng càng trầm. Ngược lại cồng càng nhỏ thì tiếng càng to.

Chúng ta cũng tự hỏi về nguồn gốc của cồng chiêng vì nhạc cụ nầy không chỉ được tìm thấy ở Ấn Độ mà còn ở Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á. Mặc dù được đề cập trong các bản khắc của Trung Hoa vào khoảng 500 năm sau Công nguyên (từ thời kỳ văn minh Đồng Sơn), người ta có xu hướng gán cho khu vực Đông Nam Á nguồn gốc của nó vì văn hóa cồng chiêng chỉ bao gồm các khu vực sinh sống của quần thể chủng Nam Á và Nam Đảo. (Việt Nam, Cao Miên, Thái Lan, Miến Điện, Java, Bali, Mindanao (Phi Luật Tân) vân vân…). Theo một số nhà nghiên cứu Việt Nam, cồng chiêng có mối liên hệ chặt chẽ với nghề trồng lúa nước. Đối với nhà nghiên cứu Việt Trần Ngọc Thêm, cồng chiêng được sử dụng để bắt chước tiếng gầm của sấm sét. Chúng còn có một vai trò thiêng liêng trong các nghi lễ cầu nguyện mưa hàng năm để có được một mùa thu thập thuận lợi. Ngoài ra, chúng ta thấy ở nơi những chiếc cồng chiêng này có một mối liên hệ mật thiết với văn hóa của Đồng Sơn bởi vì có sự hiện diện của nhạc cụ nầy rõ ràng trên một số trống đồng nhất định (ví dụ như trống đồng Ngọc Lũ). Cồng chiêng phải là một nhạc cụ thiêng liêng trong các ngày lễ hội để được người Đồng Sơn tôn vinh như vậy trên trống đồng của họ. Với người dân Mường, một người anh em họ hàng gần gũi với người Việt Nam, chúng ta tiếp tục nhận thấy có sự liên kết với trống đồng (có tính chất Dương) là cồng chiêng (có tính chất Âm) mà người Mường hay xem coi là một tiêu biểu cách điệu cho bộ ngực của người phụ nữ trong các nghi lễ quan trọng. Nó là một biểu tượng của khả năng sinh sản. Theo nhạc sĩ Việt Vũ Tô Vũ, người dân Mường bị xua đuổi vào các vùng núi không thể tiếp cận được với bên ngoài  nên mới có thể tiếp tục giữ được cẩn thận những chiếc cồng chiêng này an toàn trước những kẻ xâm lược Trung Hoa. Đây không phải là trường hợp của người Đồng Sơn (tổ tiên của người Việt Nam) trong cuộc chinh phạt của quốc gia nầy do tướng Mã Viện lãnh đạo ở thời Đông Hán sau cuộc nổi dậy của hai bà Trưng, Trưng Trắc và Trưng Nhị. Tướng Tàu này cố gắng phá vỡ tất cả gợi ý kháng chiến của người dân Việt bằng cách nấu chảy tất cả các trống đồng vì chúng nó biểu tượng cho sức mạnh của người dân Việt trong cuộc chiến đấu dành độc  lập. Có lẽ, trong sự hủy diệt này, cũng có những cồng chiêng  Đồng Sơn vì chúng cũng được làm bằng đồng. Theo Nguyễn Việt, giám đốc trung tâm tiền sử Đông Nam Á tại Hànội, ở giữa trung tâm của cái nấp thạp Đồng Sơn có sự phìn ra (mà gọi là núm) và được trang trí với một ngôi sao, giống như các cồng chiêng của Tây Nguyên. Nó cũng có quai cầm mà có thể buộc qua dây thừng để treo nó trên tường nhà như một chiếc cồng. Có lẽ nó là tiền thân của các cồng chiêng ở Tây Nguyên. Giả thuyết cho rằng người Đồng Sơn đã cố gắng che giấu bằng mọi giá và bán các nhạc cụ nầy ở các vùng núi thông qua sự trao đổi văn hóa và kinh tế với các dân tộc Tây Nguyên. Dựa trên nghiên cứu ngôn ngữ, đặc biệt là của nhà nghiên cứu người Pháp Michel Ferguson, một chuyên gia về ngôn ngữ Nam Á (Austro-Asiatic), chúng ta được biết rằng người Việt-Mường có mặt ở phía đông của dãy núi Trường Sơn và trên bờ Biển Đông trước đầu kỷ nguyên của chúng ta. Đối với nhà nghiên cứu này, nhóm Việt-Mường sống cùng nhau không chỉ với người Tày mà còn với các dân tộc ở vùng Cao nguyên ( như Khamou, Bahnar vân vân…) bởi vì có một tầm quan trọng từ ngữ của người Tày trong ngôn ngữ tiếng Việt và có sự tương đồng về cấu trúc phong kiến của Giao Chỉ với người Thái hiện tại (hậu duệ của người Tày). Ngoài ra, trong từ vựng của người Khamou có một tầng vay mượn từ  ngôn ngữ của người Việt-mường. Theo đề nghị của nhà nghiên cứu này, vương quốc Tang Ming có thể là nơi cư trú của nhóm người Việt-Mường. Điều này củng cố giả thuyết rằng người Đồng Sơn có thể là người cung cấp cồng chiêng cho các dân tộc Tây Nguyên thông qua việc đổi hàng hay mậu dịch  vì sau này họ không tự tạo ra những cồng này nữa mặc dù biết rằng bản chất thiêng liêng của các cồng chiêng. Có lẽ  ở thời điểm đó các dân tộc Tây Nguyên là những người làm nương rẫy không có ngành luyện kim nên không cho phép họ đúc được những cồng chiêng này. Cho đến ngày hôm nay, họ có được các cồng chiêng từ người Kinh (hoặc người Việt), người Cao Miên, người Lào, người Thái, vân vân… trước khi họ trao lại các cồng chiêng nầy cho một nhạc công lão luyện có thính giác tốt. Nhờ cách nện gõ các cồng nầy với các cú dùi gỗ cứng,  nhạc công đã thành công trong việc tạo ra cho những chiếc cồng chiêng có nguồn gốc đa dạng này, một bộ âm thanh hài hòa nổi bật phù hợp và thích ứng với các chủ đề của làng và bộ lạc. Việc điều chỉnh âm thanh của cồng chiêng rất quan trọng hơn việc tậu nó bởi vì phải làm cho cồng được sự hài hòa với tất cả các cồng chiêng hiện diện trong một dàn nhạc và nhất là phải biết cách tạo cho nó có được một linh hồn và một âm thanh cá biệt. Theo chuyên gia âm nhạc Việt Nam Bùi Trọng Hiền, mua và điều chỉnh cồng chiêng từ các nguồn gốc khác nhau và làm cho chúng hài hòa và phù hợp có được tính cách thẩm mỹ trong một dàn chơi nhạc cụ là một nghệ thuật hoành tráng. Cồng chiêng phải được linh thiêng trước khi sử dụng qua một nghi lễ để cho cơ thể của nó có được từ nay một linh hồn. Vài nhóm sắc tộc hay dùng máu để ban phép lành cho cồng chiêng cũng như với  các thạp hay trống…. Đây là trường hợp của người dân Mnong Gar, được báo cáo bởi nhà dân tộc học Pháp Georges Condominas. Bản chất « thiêng liêng » của cồng chiêng không thể nào làm người Việt thờ ơ được cả. Để minh chứng các cồng chiêng này có một tầm quan trọng đáng kể, người dân Việt có thói quen hay nói: Lệnh ông không bằng cồng bà để nói lên phần nào quyền lực của ông không bằng của bà đấy.

Văn hóa cồng chiêng được tìm thấy ở 5 tỉnh miền trung (Đăk Lák, Pleiku, Kontum, Lâm Đồng và Đăk Nông). Khoảng hai mươi nhóm dân tộc (Bà Na, Xơ Đăng, Mnongs, Cơ Ho, Rơ Măm, Êđê, Giarai, Rha Đê, vân vân…) được xác định là chủ nhân của các  cồng chiêng này. Theo nhà âm nhạc nổi tiếng Việt Nam Trần Văn Khê, ở các quốc gia khác ở Đông Nam Á, người đánh cồng chiêng luôn luôn ngồi yên một mình và có thể chơi một số nhạc cụ liên quan cùng một lúc. Đây không phải là trường hợp của người đánh cồng chiêng ở Tây Nguyên Việt Nam. Mỗi người chỉ có thể đánh một cồng chiêng. Có nhiều cồng chiêng thì cũng phải có nhiều nhạc công trong dàn nhạc cụ nầy. Nhờ một sợi dây thừng hoặc một băng vải có thể được thắt chặt ít nhiều bằng cách xoắn nó lại, mỗi người chơi hay đeo  cồng chiêng bằng phương thẳng bên vai trái. Rồi vỗ vào vòm trung tâm (hay núm) bên ngoài cồng chiêng bằng một cái dùi bằng gỗ hoặc bằng da hoặc dùng tay bọc trong vải hay tay không. Chất lượng của âm thanh cồng chiêng không chỉ phụ thuộc vào hợp kim đồng thau  mà cồng chiêng được tạo ra, mà còn phụ thuộc vào kỷ năng  của người chỉnh cồng chiêng. Các thông số khác quan trọng được nhập cuộc như dùi bằng gỗ hay da, vị trí và các tác động của bàn tay đánh cồng chiêng, độ căng dây thừng vân vân… Ngoài ra,  nhạc công có thể điều chỉnh khéo léo  một cách hiệu quả âm thanh của cồng chiêng nhờ qua những tác động của  bàn tay trái bằng cách nắm hay bóp rồi buông ra  vành cong của mặt ngoài cồng chiêng như bấm các giây đàn ghi ta. Hiệu ứng tắt tiếng có thể từ kết quả của tác động này. Mỗi dân tộc thích một loại gỗ trong việc sản xuất dùi. Bằng cách chọn gỗ cứng, người Ê Đê thường thu được nhiều tạp âm ở trong tiếng vang cồng chiêng. Ngược lại, bằng cách chọn gỗ mềm, người Bà Na đã thành công trong việc thu được « rõ nét » của âm thanh cơ bản mặc dù cường độ của âm thanh rất yếu khi phát hiện trong tiếng vang. Ở thời điểm mua về,  chiếc cồng chiêng được ở trong trạng thái « thô sơ », không có âm thanh mà cũng không có « nhân cách » và linh hồn chi cả. Mặt ngoài của nó gần như bằng phẳng. Nó tương tự như một vật thể chỉ biết phát ra một tiếng sang sảng (cái kẻng). Nhờ các cú đánh của dùi bằng gỗ và có được lỗ tai thính của nhạc công mà chiếc cồng chiêng nầy có được những chổ lồi lổm nho nhỏ cùng các hình tròn đồng tâm  trên vành hay ở mặt trong và ngoài của nó. Cú dùi  trên mặt ngoài tăng trưởng âm thanh cho nó. Mặt khác, sự giảm đi âm thanh có thể nhận thấy được ngược lại với mặt trong của nó. Nhạc công đã thành công cho nó thêm một màu sắc âm thanh, một nốt nhạc cụ thể mà bây giờ  còn làm  nó trở thành một nhạc cụ theo đúng nghĩa của nó. Theo người dân Tây Nguyên, tương tự như con người, cồng chiêng có một khuôn mặt, một tính cách và một linh hồn. Nó không giống như bất kỳ cồng chiêng nào khác cả. Chúng ta nói rằng chúng ta  « dạy dỗ »  nó bởi vì từ một cồng chiêng mua về ở trạng thái « thô » từ  người Kinh (Quảng Nam), chúng ta cho nó  một nền giáo dục, một nốt, một dân tộc, một tính chất  thiêng liêng. . Đối với cồng chiêng mua ở Lào thỉ nó đã có một linh hồn nhưng đó là linh hồn Lào. Để biến thành một chiếc cồng chiêng ở Tây Nguyên, nhạc cụ cần phải được giáo dục bằng những cú đánh qua một cái dùi  gỗ để nó biết ngôn ngữ Bahnar, Stieng, Ê Đê, Mnong vân vân… Từ nay nó có được một hồn thiêng của Tây Nguyên. Điều này nó không thể  mất được miễn là nó vẫn còn có môi trường mà cồng chiêng nầy được « giáo dục » (núi rừng, dân tộc, làng mạc, nguồn nước, động vật vân vân…). Đặc tính thiêng liêng của cồng chiêng chỉ có thể tìm thấy được ở trong môi trường tự nhiên này mà thôi. Chính ở nơi nầy nó tìm lại được bản sắc dân tộc  thông qua các giai điệu khác nhau từ làng này sang đến làng khác hoặc từ dân tộc này sang dân tộc khác và các nghi lễ nông nghiệp. Cồng chiêng có phát ra một nốt âm sai qua nhiều năm sử dụng. Người ta nói nó bị « ốm ». Nó phải được điều trị nhờ một lương y (hoặc một nhạc công) đôi khi rất khó tìm thấy tại chỗ. Phải đi vài cây số  đến các khu vực khác mới tìm ra nhạc công.  Sau khi điều chỉnh âm thanh, cồng chiêng nầy được xem là khỏi bệnh. Trong các nghi lễ, những người chơi cồng chiêng di chuyển rất chậm đi theo một hàng dài hay sắp xếp theo hình bán nguyệt trước một công chúng ngưỡng mộ. Họ đi từ phải sang trái ngược chiều kim đồng hồ để quay ngược về thời gian và trở về với nguồn gốc của họ. Các bước đi rất chậm và  theo nhịp đánh của cồng chiêng mà mỗi nhịp có một vai trò nhất định trong trò chơi nầy. Mỗi chiêng tương ứng chính xác với một dây của cây đàn ghi ta, mỗi dây có một nốt, một âm thanh riêng. Bất cứ giai điệu nào được chơi, đều có sự tham gia tích cực của tất cả các cồng chiêng trong cuộc diễn hành.Trái lại, có một thứ tự chính xác được áp đặt ở sự liên tiếp và hợp thành các nhịp để đáp ứng với các giai điệu và chủ đề cá biệt được chọn từ mỗi dân tộc. Đôi khi, để nghe được rõ ràng  giai điệu, người nghe thường đặt mình vào một vị trí tương đương với tất cả mọi người chơi được sắp xếp trong một hình bán nguyệt nếu không thì  không nghe được  đúng cách vì có sự yếu kém hay khuếch đại của tiếng vang từ một số cồng chiêng tương ứng do từ  khoảng cách hay xấp xỉ  gần quá mức vị trí của người nghe so với các người đánh. Hầu hết với các nhóm dân tộc thiểu số, trò chơi cồng chiêng nầy chỉ dành riêng cho nam giới. Đây là trường hợp của các dân tộc Jarai, Ê Đê, Bahnar, Sedang, Co Hu. Mặt khác, đối với dân tộc Ê Đê Bih, phụ nữ được phép sử dụng cồng chiêng. Nói chung, chiêng khác nhau về kích thước. Hình tròn của chiêng lớn có thể có đường kính từ 60 đến 90 cm với vành hình trụ có từ 8 đến 10 cm. Điều này không cho phép người chơi đeo chiêng vì nó quá nặng. Những chiêng này thường được treo ở trên xà nhà qua dây thừng. Mặt khác, các chiêng nhỏ hơn thường có vòng tròn từ 30 đến 40 cm với vành từ 6 đến 7cm. Đây là những chiêng thường xuyên gặp ở trong các lễ hội. Để xác định cồng chiêng Tây Nguyên, nhà âm nhạc học người Việt Trần Văn Khê có cơ hội liệt kê một số đặc thù trong một bài viết của ông về cồng chiêng như sau:

1°) Cồng chiêng rất đa dạng.

2°) Cồng chiêng có sự liên kết chặt chẽ với đời sống tinh thần của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Được xem coi là nhạc cụ thiêng liêng, các cồng chiêng ưu đãi sự giao tiếp với các thần linh.

3°) Cồng chiêng là nhạc cụ đồng hành cùng người dân Tây Nguyên, từ khi sinh ra cho đến khi qua đời. Sự hiện diện của nhạc cụ không chỉ  được thấy ở các sự kiện quan trọng (đám cưới, đám tang, chiến tranh, vân vân..) mà còn ở các  ngày lễ hội nông nghiệp.

4°) Cách dùng cồng chiêng ở Tây Nguyên rất đặc biệt và phản ánh cấu trúc gia đình của mỗi dân tộc thiểu số. Điều này giúp ta nhận định dễ dàng ra nhóm dân tộc được đề cập đến  nhờ các giai điệu âm sắc được chơi.

5°) Sự di chuyễn của các nhạc công được thực hiện theo chiều ngược của chiều kim đồng hồ với chủ đích để trở về ngược thời gian và nguồn gốc. Có sự tương tự với cách tiếp cận được sử dụng bởi trường phái Thiền tông trong cuộc thiền hành và được định hướng từ « bên ngoài vào tim ».

6°) Thành phần của giai điệu dựa cốt yếu trên sự tiến hành nhịp điệu theo một phương pháp nguyên bản dựa trên sự lặp lại và đáp ứng.

Không có nhiều  cồng chiêng ở nơi khác như trên vùng cao nguyên Việt Nam. Đây là lý do tại sao, trong chuyến thăm vùng cao nguyên Việtnam, có tiếp xúc với các cồng chiêng và với sự hiện diện của nhạc sĩ Tô Vũ, nhà nghiên cứu dân tộc học người Phi Luật Tân, ông Jose Maceda, đã có cơ hội nhấn mạnh rằng cồng chiêng của Tây Nguyên rất nguyên bản. Theo ông, vì số lượng cồng chiêng được tìm thấy rất cao, Tây Nguyên có thể là cái nôi của cồng chiêng Đông Nam Á. Trong những năm qua,  sự nguy cơ nhìn thấy sự biến mất của tính chất « nguyên bản » và « thiêng liêng » là  chuyện có thật từ sự thương mại bất hợp pháp các cồng chiêng,  sự thiếu  các nhạc công chỉnh cồng, sự không quan tâm của  giới trẻ và sự hủy hoại môi trường nơi mà cồng chiêng có được « giáo dục ». Từ nhiều năm, được coi là tài sản văn hóa, cồng chiêng đã trở thành  một nhạc cụ thèm thuồng của các  cửa hàng đồ cổ  ở Việt Nam và các nhà sưu tập nước ngoài, khiến chính quyền địa phương kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn sự tổn thất về số lượng cồng chiêng còn có ở Tây Nguyên.
Nỗ lực của chính phủ cũng được nhìn thấy ở cấp địa phương bằng cách thiết lập các chương trình để khuyến khích những đứa  trẻ học nghề đánh cồng chiêng. Nhưng theo một số nhà âm nhạc dân tộc Việt Nam, điều này giúp ta có thể duy trì cồng chiêng một cách cụ thể mà không cần cho các cồng chiêng nầy có một  phương tiện để  chúng có đựợc một  linh hồn, một tính cách thiêng liêng, một màu sắc dân tộc vì chúng (cồng chiêng) không chỉ cần  có đôi tay lão luyện và thính giác tốt của nhạc công chỉnh cồng chiêng mà còn cần phải có môi trường. Đây là yếu tố cuối cùng mà chúng ta quên bảo vệ một cách hữu hiệu trong những năm qua. Do nạn phá rừng nghiêm trọng và công nghiệp hóa tràn lan trong những năm tới đây, các dân tộc thiểu số không còn khả năng thực hành canh tác nương rẫy. Họ không còn cơ hội để tôn vinh các lễ hội nghi lễ, các thần linh và các truyền thống của họ. Họ không còn biết cách thể hiện nỗi buồn và niềm vui qua  tiếng cồng chiêng. Họ không còn biết sử thi truyền khẩu. Những cánh đồng lúa của họ đang được thay thế bởi các đồn điền cà phê và cao su. Những đứa trẻ em của họ không còn biết làm nương rãy mà chỉ biết tham gia vào các hoạt động công nghiệp và du lịch  để cho phép chúng có cuộc sống thoải mái. Rất ít người ngày nay có thể điều chỉnh được những cồng chiêng này.

 « Sự linh thiêng » của cồng chiêng không còn nữa. Cồng chiêng trở thành những nhạc cụ giải trí cũng như các nhạc cụ khác. Chúng còn có thể được sử dụng ở mọi nơi mà không cần  có đến các sự kiện quan trọng, các giờ nhất định hay các giờ thiêng. Chúng còn được chơi theo nhu cầu của du lịch. Chúng không còn là những nhạc cụ mà chúng đã được sử dụng cho đến giờ phút nầy. Chính vì sự mất mát không thể hồi phục được mà  cơ quan UNESCO đã không ngần ngại nhấn mạnh đến tính cách cấp bách trong việc công nhận không gian văn hóa của cồng chiêng Tây Nguyên là một kiệt tác của di sản phi vật thể và truyền miệng của nhân loại vào ngày 25 tháng 11 năm 2005. Cồng chiêng chỉ là một yếu tố thiết yếu để thực hiện được một kiệt tác này nhưng chúng ta phải biết rằng các yếu tố khác cũng quan trọng như cồng chiêng này: môi trường, tập quán và phong tục, các dân tộc thiểu số vân vân…  Các cồng chiêng không có môi trường và màu sắc dân tộc  thì không còn có được nữa hồn thiêng của Tây Nguyên. Chúng mất đi tính nguyên bản mãi mãi. Luôn luôn phải có một cái giá phải trả trong việc bảo tồn văn hóa cồng chiêng ở Tây Nguyên nhưng nó cũng nằm ở trong tầm nỗ lực tập thể và ý chí chính trị của chúng ta đấy thôi. Ta không thể phủ nhận rằng văn hóa cồng chiêng ở Tây Nguyên từ nay là một phần của di sản văn hóa của chúng ta.

En format pdf (van_hoa_cong_chieng)

Références bibliographiques

Recherche de l’identité de la culture vietnamienne. Trần Ngọc Thêm, Editions Thế Giới,Hànôi 2008
Les Mnong des hauts-plateaux, Centre-Vietnam: Vie matérielle. Albert-Marie Maurice, Tome 1, Editeur L’Harmattan. 1993 Cồng chiêng Tây Nguyên. Di sản phi vật thể thế giơí. Trần Văn Khê. Vietsciences, 01/01/2006.
Vài nẻt đặc thù của cồng chiêng Tây Nguyên. Giáo Sư Trần Văn Khê. 2009
Người ÊĐê ở Việt Nam. The Ede in Vietnam. Editeur Thông Tấn 2010
La chanson de Damsan. Légende recueillie chez les Rhade de la province de Darlac. Texte et traduction. Louis Sabatier. BEFEO, 1933, Tome 33, n°33, pp: 143-302
Tranh luận về cồng chiêng Tây Nguyên. SGTT 2012
Sur l’origine géographique des langues Viet Muong. Michel Fergus, Môn Khmer Studies, 18-19: 52-59
Độc Đáo cồng chiêng Tây Nguyên. Bùi Trọng Hiền. Nguyễn Quang Vinh Tạp chí Ngày Nay. 28/02/2011
Gongs de tous les pouvoirs. DVD documentaire de Patrick Kersalé.2009