Cung tần mỹ nữ nhà Nguyễn

Version française

Version anglaise

Trong cunq quế âm thầm chiếc bóng
Ðêm năm canh trông ngóng lần lần
Khoảnh làm chi bầy chúa xuân
Chơi hoa cho rữa nhị dần lại thôi.

Ôn Như Hầu

Ngoài vua Gia Long, người sáng lập triều Nguyễn và Bảo Ðại, vị hoàng đế cuối cùng, không có vua nào của triều đại nầy phong cho người vợ chính của mình danh hiệu hoàng hậu suốt thời kỳ ngự trị. Không có tài liệu lịch sử nào được tìm thấy cho đến ngày nay cho phép chúng ta biết lý do về việc từ chối  này kể từ khi  sắc lệnh của Hoàng đế Minh Mạng được thi hành. Mặt khác, người vợ chỉ nhận được danh hiệu này sau khi qua đời. Mặc dù vậy,  người vợ nầy vẫn được xem coi là đệ nhất phu nhân (Hoàng Qúi Phi) ở khuê phòng nơi mà có sự sắp xếp, phân cấp rất mạnh mẽ, trong đó có  đến chín cấp bậc từ triều đại của vua Minh Mạng: bậc nhất được gọi là Nhất giai phi, bậc nhì là Nhị giai phi, còn bậc ba và tư là Tam giai tần  và Tứ giai tần, từ bậc năm đến bậc chín là Ngũ Giai Tiếp Dư , Lục Giai Tiếp Dư, Thất Giai Quí Nhân, Bát Giai Mỹ Nhân, Cữu Giai Tài Nhân.

Dưới tài nhân thì đến các quý bà ở nội cung, những người tiếp theo sau cùng  là cung nga, thế nữ. Những người phụ nữ này với các hoạn quan, các bà hoàng thái hậu và hoàng đế tạo thành một xã hội nhỏ ở Tử cấm thành. Cương vị của các người phụ nữ này (thậm chí là  những người hầu hạ), bất kể họ thuộc thành phần nào, được thay đổi nhanh chóng khi họ sinh ra được một  đứa con trai với vua.Nhắc đến các phi tần này, không thể không nhắc đến chuyện tình của Nguyên Phi, hoàng hậu tương lai được gọi về sau là Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu với hoàng tử Nguyễn Ánh, vua Gia Long. Bị đánh bại bởi nhà Tây Sơn vào mùa thu năm 1783, Nguyễn Ánh buộc lòng phải lánh nạn ở đảo Phú Quốc. Ông phải gửi con trai Nguyễn Phúc Cảnh, 4 tuổi đi cùng với Đức Tổng Giám mục Pigneau de Béhaine tới Pháp để tìm viện trợ quân sự từ vua Louis XVI (Hiệp ước Versailles 1787) và lánh nạn tạm thời  ở Vọng Các (Thái Lan) chờ quân tiếp viện của  nước Pháp. Trước giờ chia tay, Nguyễn Ánh vội vã cắt một thỏi vàng miếng làm đôi và đưa cho Nguyên Phi, một nửa, mà nói:Con trai của chúng ta đã đi rồi.Trẩm  cũng sắp rời xa thiếp để định cư tại Thái Lan. Thiếp ở lại đây chăm sóc mẹ của trẩm. Trẩm không biết ngày trở về hoặc nơi đoàn tụ của chúng ta. Trẩm để lại cho thiếp một nửa thỏi vàng miếng này như là một dấu hiệu tình yêu của chúng ta. Chúng ta sẽ có cơ hội gặp lại sau nầy nếu Trời cho phép trẩm đánh bại được quân Tây Sơn.

cung_tan

Tử Cấm Thành 

Trong những năm lưu đày của Nguyễn Ánh và bao lần thất bại trong việc giành lại quyền lực, Nguyên Phi  vẫn tiếp tục phục vụ và nuôi dưỡng mẹ chồng  của bà, hoàng hậu Hiếu Khương (vợ của Nguyễn Phúc Luân) một cách chu đáo và may đồng phục cho các tân binh. Bà xoay sở để vượt qua những khó khăn dành cho gia đình và thể hiện lòng can đảm và dũng cảm của mình để thoát khỏi những cạm bẫy do kẻ thù đặt ra. Nhờ sự kiên trì và sự bướng bỉnh mà Nguyễn Ánh đã thành công đánh bại quân Tây Sơn vào năm 1802 và trở thành hoàng đế Gia Long của chúng ta. Một ngày sau cuộc hội ngộ cảm động, ông hỏi vợ Nguyên Phi về  nửa thỏi vàng miếng mà ông đã trao cho bà vào thời điểm chia tay. Bà đi lấy lại và trao lại cho ông nửa thỏi vàng. Nhìn thấy một nửa thỏi năm xưa trong trạng thái sáng bóng, vua Gia Long  rất xúc động và nói với vợ Nguyên Phi: Vàng này mà nàng giữ được nó lộng lẫy như vầy trong những năm khó khăn và đầy biến cố của chúng ta  cho thấy rằng chúng ta đã được phước bởi ân sủng của Trời Đất để có thể ở gần bên nhau ngày hôm nay. Chúng ta không được quên điều đó và chúng ta cần phải nhắc nhở với con cháu của chúng ta về chuyện nầy. Sau đó, ông ta ráp lại hai nửa thỏi vàng và đưa toàn bộ thỏi vàng cho Nguyên Phi. Thỏi vàng này sau đó trở thành, dưới triều đại Minh Mạng, không chỉ là biểu tượng tình yêu vĩnh cửu của Hoàng tử Nguyễn Ánh với vợ Nguyên Phi mà còn là một vật tôn kính được tìm thấy trên bàn thờ của Hoàng đế Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu trong đền thờ Điện Phụng Tiên của Tử cấm thành Huế.

Không ai ngạc nhiên rằng, nhờ có cô con gái Ngô Thị Chánh, danh tướng của nhà Tây Sơn, Ngô Vân Sở, đã không bị hoàng đế Gia Long xử tử cuối cùng trong  cuộc chiến thắng nhà Tây Sơn vì con gái của ông là người vợ thứ yêu thích của hoàng tử Nguyễn Phúc Đàm, hoàng đế tương lai Minh Mạng của chúng ta. Khi sau này lên nắm quyền, ông không ngần ngại trao cho người vợ thứ này tất cả  những ân huệ  mà thông thường  chỉ dành riêng cho người vợ chính của mình. Sau này, trong suốt cuộc đời, bà  nầy thường có cơ hội nói với hoàng đế như sau:Ngay cả khi bệ hạ còn yêu thiếp nhiều đi nữa, ngày thiếp chết, thiếp  vẫn  thấy cô đơn trong mộ với hai bàn tay trắng. Đây là lý do tại sao, khi bà hiền phi này mất, hoàng đế đích thân  đến nơi chôn cất bà mang theo hai nén vàng. Sau đó, vua truyền  thái giám mở cả hai bàn tay của bà ra, nơi bà nằm an táng. Hoàng đế tự đặt vào mỗi lòng bàn tay một nén vàng và siết chặt hai bàn tay lại mà  nói với cảm xúc: Trẩm  cung cấp cho thiếp hai nén vàng rồi đó  để  giờ đây thiếp ra đi không bao giờ  với tay không cả.

Tình yêu này đã được tìm thấy lại khoảng năm mươi năm sau với vua thi sĩ Tự Đức. Bài này được vua sáng tác, vào thời điểm tang lễ của người cung phi yêu thích của ông. Đây là một bài thơ có tựa đề « Khóc Bằng Phi » mà  hai câu thơ sau đây đã bất tử hóa tình yêu và tình cảm sâu đậm mà vua Tự Đức  dành cho bà cung phi của ông:

Ðập cổ kính ra, tìm lấy bóng
Xếp tàn y lại để dành hơi

Dưới triều đại nhà Nguyễn, khuê phòng đã chiếm một tầm quan trọng. Để củng cố quyền lực và giữ chân thuộc hạ thân tính của mình, hoàng đế Gia Long đã không ngần ngại thiết lập chính sách liên minh bằng cách lấy các cô gái  của thuộc hạ mình làm cung phi, đó là lời tiết lộ bởi người bạn tâm tình của vua, một quan lại người Pháp JB Chaigneau trong cuốn tựa đề « Những kỷ niệm ở Huê 1864 ». Nhưng đôi khi phi tần của vua cũng có thể đến từ một tầng lớp xã hội khác nhau. Đây là trường hợp của một phi tần của vua Thành Thái, cha của vua Duy Tân. Phi tần nầy là một cô lái đò ở Kim Long, một vùng được nổi tiếng có các cô cư dân con gái duyên dáng và quyến rũ. Đây là lý do tại sao dân gian  thường nhắc đến câu ca sau đây để nói lên tình yêu bình dị mà vua Thành Thái dành cho cô lái đò và sự táo bạo của một vị vua trong việc ngụy trang thành một du khách bình thường đến thăm Kim Long:

Kim Long có gái mỹ miều
Trẩm yêu trẩm nhớ trẩm liều trẩm đi

Một buổi sáng đẹp trời trong năm mới,Thành Thái, bị lôi cuốn bởi sự quyến rũ của vùng Kim Long, quyết định đi một mình, ngụy trang thành một du khách trẻ và đến thăm vùng đất nổi tiếng này. Trên đường về, vua phải dùng đò  mà cô lái đò là  một cô gái trẻ rất duyên dáng. Thấy cô ấy rụt rè với đôi má ửng hồng vua bắt đầu xao xuyến trong lòng và có ý định trêu chọc cô bằng cách hỏi đột ngột cô như sau :Thưa cô, cô có muốn cưới hoàng đế không? Cô sững sờ trước câu nói nguy hiểm này, nhìn chăm chú  vua và trả lời với sự chân thành: Đừng nói chuyện  đùa như vậy. Chúng ta sẽ bị chặt đầu cả đấy. Nhìn thấy cô ở trong trạng thái sợ hãi, vua quyết định quấy rầy cô thêm nữa: Đó là sự thật, những gì tôi đề xuất với cô. Nếu cô đồng ý, tôi sẽ là người mai mối cho việc này! Quá thẹn thuồng, cô ấy che giấu khuôn mặt với cánh tay của mình. Trên đò, trong số những người cùng đi, cũng có một người già ăn mặc rất bảnh bao. Đã lắng nghe cuộc trò chuyện của họ, người nầy không ngần ngại nài nỉ cô lái đò bằng cách  nói với cô : Thưa cô, cô chỉ cần nói « ưng » đi. Chúng ta sẽ xem ra sao. Được khích lệ bởi lời khuyên liều lĩnh này, cô lái đò nhanh chóng trả lời: Ưng đấy. Rất vui khi biết sự đồng ý của cô lái đò, Thành Thái đi về phía cô lái đò và nói một cách dịu dàng: Qúi phi của trẫm có thể nghỉ ngơi đi để trẫm chèo  tiếp cho. Mọi người đều ngạc nhiên trước những lời nói này và cuối cùng biết rằng đang đối mặt với vị hoàng đế trẻ tuổi Thành Thái. Ông được biết đến với các hoạt động chống Pháp, bị chính quyền Pháp truất  phế và lưu đày  sau đó đến đảo La Réunion dựa trên sự phóng đãng và « sự điên rồ » của vua . Khi đò cập bến Nghìn Lương, Thành Thái yêu cầu du khách trả tiền vé và dẫn cô lái đò về cung.

Nói chung, các cung tần thường sống  quanh quẩn với các cung nga thế nữ, hoạn quan và dành thời gian  trong việc thêu dệt. Một số người qua đời mà không bao giờ nhận được sự ưu ái của hoàng đế  mà  cũng không bao giờ  được rời khỏi cung điện. Còn số cung tần được chọn vào nội cung cũng tùy ý của vua. Chỉ có vua Minh Mạng có nhiều cung tần và con nhất. Khi được tuyển vào nội cung, các cung phi phải học thuộc lòng những điều cấm kỵ để tránh tai hoạ và phải luyện tập giọng nói nhẹ nhàng.  Phải kiêng kỵ một số chữ huý nếu không sẽ bị mắc tội. Chẳng hạn vua đau ốm thì gọi là « se », « siết » hay « vi dạng », còn ngủ thì nói là « ngự ngơi », còn thức dậy thì gọi là « tánh », còn đi chơi gọi là « ngự dạo » vân vân …Ở nội cung, áo quần thì phải dùng màu đỏ và màu lục. Còn màu vàng dành cho vua còn màu cấm kỵ là màu đen. Còn màu trắng chỉ được dùng làm áo lót.  

Một nhà thơ nổi tiếng ở thế kỷ 18 Nguyễn Gia Thiều thường được biết đến với cái tên Ôn Như Hầu (tước vị của ông), đã tố cáo sự bất công dành cho những người phụ nữ này, nỗi buồn và sự cô lập của họ trong tác phẩm « Cung Oán Ngâm Khúc » (hoặc nỗi buồn ở cung điện). Có những phụ nữ khác cũng  ở  được cương vị sũng ái nhưng không ai có thể sánh được với Ỷ Lan, phu nhân của vua Lý Thánh Tôn của triều đại Lý, người  phụ nữ đã được đảm nhận vương quyền thời đó  cùng vua trong chiến dịch chống lại vương quốc Champa. 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.