Từ bao giờ có khu 36 phố phường ở Hà Nội?

Từ bao giờ có khu 36 phố phường ở Hà Nội?
Depuis quand il y a le quartier des 36 rues et corporations  à Hanoï?

Version française 

Thăng Long được xuất phát từ làng Long Đỗ. Từ thế kỷ  thứ năm, vua Lý Nam Đế đã xây ở  đây « mộc thành» của nước Vạn Xuân. Nhà Đường, sau khi xâm chiếm nước ta lấy nơi nầy làm trị sở trên đất Long Đỗ và đổi tên nó ra Tống Bình.

Lý Công Uẩn dưới sự giúp đở của sư Vạn Hạnh nhận ra tiềm năng của vùng đất nầy vì nó là điểm giao nhau của các trục đường bộ và đường sông trong việc vận chuyễn hàng hóa. Vã lại nó còn  đáp ứng cho việc cân bằng  giữa các yếu tố  nước và đất hay là giữa dòng khí tốt (Rồng xanh) và dòng khí xấu (hổ trắng)   trong phong thủy mà được tướng nhà Đường Cao Biền du nhập vào nước ta. Tục truyền Cao Biền dùng bùa phép yểm trấn thành Đại La nhưng nhờ thần Bạch Mã  trợ  giúp mà Lý Thái Tổ thành công trong  việc xây thành Thăng Long trên nền móng cũ của  thành Đại La. Đền thờ Bạch Mã vẫn  còn ngày nay ở phố Buồm (Rue des voiles). Vì vậy vào mùa thu 1010, Lý Công Uẩn mới ra quyết định dời đô từ Hoa Lư về vùng đất « Rồng cuộn, hổ ngồi ». Ngài muốn chọn một nơi để phát triển kinh tế  cho vận nước được lâu dài và tính kế lâu dài  cho con cháu được  muôn vạn thế hệ và muôn vật được phồn thịnh và phong phú.

Từ đó, ngài cần lập các công xưởng thủ công để sản xuất các hàng hóa mà triều đình cần dùng và tiêu thụ.  Không những các thợ thụ công giỏi đua nhau đến Thăng Long làm việc mà luôn cả các nông dân ở thôn quê vùng sông Hồng  lúc nhàn rỗi  cũng tham gia sản xuất các sản phẩm hàng thủ công bán cho các con buôn mà những người này họ mang về kinh thành bán lại để kiếm lời. Lúc đầu họ tụ hợp ở các phiên chợ  của bốn chợ lớn tại các cửa  ô kinh thành. Nhưng về sau vì các xưởng sản xuất của triều đình không thể cung ứng đủ nên khiến một số thương nhân dần dần tập trung tại khu phố  ở cửa Đông vì ở đây địa thế của chợ nầy rất thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa bằng thuyền từ nông thôn ra kinh thành qua sông Hồng, Tô Lịch và các kênh. Phía trước mặt chợ  thời đó là đền Bạch Mã. Còn bên phải là sông Tô Lịch và thưở đó có cái cầu bắc ngang sông hiện nay đó là phố Hàng Đường. Bởi vậy ở thế kỉ 14 mới  có thành ngữ  « Kẻ Chợ » (những người của chợ) để nói đến khu phố tấp nập này. Chính  nơi nầy được gọi về sau là  khu 36 phố phường để bán các sản phẩm  thủ  công mà các làng nghề  xung quanh và ở nông thôn cung cấp. Các cửa hàng đều là những  nhà chòi dùng để làm cơ xưởng hay để buôn bán dọc theo phố (hay đường).

Tựa như các nhà ở đồng quê, các cửa hàng nầy được dựng lên bằng gỗ, tre, mái rơm và tường trét bùn. Nhà nào cũng có chum nước để ở trên mái  khi có hỏa họan  thì kéo đổ xuống mái. Quá sợ hỏa hoạn, người dân lập đền Hỏa Thần (nay nó nằm ở Hàng Điếu) để ngày rằm cầu xin thần lửa đừng gây cháy.  Kẻ Chợ dần dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào kinh thành từ thế 17 dưới sự ngự trị của các chúa Trịnh nhờ có một  loạt nghị quyết như giảm thuế, thống nhất hệ thống tiền bạc và xây dựng nhiều công trình đô thị lớn dẫn đến sự phát triển đáng kể. Các thủ công nhà buôn từ các làng nghề đổ xô về cư ngụ lâu dài ở thành phố và các nhà con buôn nước ngoài  thì bắt đầu lập chi nhánh tại kinh thành khiến làm nền kinh tế nó rất sôi động hơn. Nhờ đó mà kinh thành trở nên trung tâm buôn bán lớn nhất của miền bắc Việt Nam.

Các thợ  thủ công và các thương nhân cùng một làng quê gốc tập hợp thành các phương hội rồi cùng nhau  chuyên sản xuất hay  bán ở phường. Để kiếm hàng cần mua thì chỉ cần đến phường mà trước lối cổng vào thì có một tấm bảng ghi rõ chất  lượng và loại hàng được bán.Thời kỳ này chữ phố cũng chưa được dùng. Theo nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến thì chữ phố vẫn được dùng với nghĩa là bến sông. Bởi vậy mới có câu « Gác mái ngư ông về viễn phố » (nhớ về bến xa)  trong bài thơ « Chiều hôm nhớ nhà » của bà Huyện Thanh Quan.Theo nhà sử học Pháp Philippe Papin, thì chữ phố được sử dụng vào năm 1851 ở huyện Thọ Xuyên và Vĩnh Thuân nên mới có chức trưởng phố  trong  quyến sách mang tựa đề là  « Lịch sử Hà Nội ». Còn trong sách Đại Nam nhất thống chí thì có chép như sau: Hà Nội là kinh đô xưa, nguyên trước có 36 phố phường …. Còn trong cuốn « Chuyến đi thăm Bắc Kỳ năm Ất Hợi  (1876) của học giả Trương Vĩnh Ký thì ông có kể ra 21 phố gồm có: Hàng Buồm, phố nầy cũng là phố Khách Trú có nhiều tiệm thuốc bắc, nhiều hàng cao lâu, Hàng Quảng Đông (Hàng Ngang hiện nay) nơi nầy cũng toàn  người khách trú ở, Hàng Mã thì gắn liền với nghề sản xuất, buôn bán đồ giấy, đồ vàng mã cúng lễ, ma chay vân vân… Như vậy chữ phố có thể ra đời từ đầu thời vua Tự Đức.

Các thợ kim hoàn xuất phát từ làng Châu Khê thì định cư ở phố Hàng Bạc. Còn thợ tiện gỗ đến từ làng Nhị Kê thì ở phố Tô Tịch vân vân…Họ luôn luôn giữ liên lạc với ngôi làng gốc của họ ở nông thôn trong việc tuyển nhân công, cung ứng nguyên liệu, ghi tên vào gia phả của làng, tham gia mỗi năm và các ngày hội của làng.

VILLAGE_URBAIN

 

Các làng ở nông thôn trở thành các nơi cung cấp không những cho làng phố  đô thị các sản phẩm đạt trình độ kỹ thuật cao mà còn luôn cả nông phẩm cho kinh thành. Có thể nói các làng ở nông thôn và các làng phố ở kinh thành phụ thuộc lẫn nhau. Chính nhờ thế tình thần đoàn kết giữa các làng phố đô thị và các làng ở nông thôn càng chặt chẽ hơn nữa. Mỗi làng phố  đô thị được xây dựng dọc theo phố hay một đoạn của phố và lệ thuộc một hay nhiều làng cùng làm một nghề thủ công. Thời đó đăc điểm của làng phố là ở mỗi đầu của làng phố là có cổng ra vào. Các cổng nầy đều đóng lại lúc về đêm. Mỗi làng phố còn có một  bộ máy hành chánh riêng biệt cũng như có một trưởng phố, một  ngôi đình riêng tư nhầm để thờ các ông tổ của nghề hay là  các thần hoàng của các làng gốc ở nông thôn.  Dưới thời Pháp thuộc, để tránh hỏa hoạn thì chính quyền Pháp mới ra chỉ thị xây dựng lại thành phố qua  các công trình kiến trúc  kiên cố với các  ngôi nhà  hình ống mà  chúng ta được thấy ngày nay ở phố cổ Hà Nội mà họ còn  lấp đi nhiều ao hồ như hồ Hàng Đào, hồ Mã Cảnh, hồ Hàng Chuối, hồ Liên Trì vân vân…  Năm 1894, Pháp lấp đọan đầu sông Tô Lịch để xây chợ Đồng Xuân. Họ lại phá tường thành Hà Nội và các cửa thành. Nay chĩ còn duy nhất Ô Quan Chưởng hay (Ô cửa Đông) còn khúc sông Tô Lịch dưới chân thành cũng bị lấp đi.  Giờ  đây nhiều phố  chỉ còn tên mà thôi như phố Hàng Bè chớ cát bồi đưa sông ra xa nên bè mảng không còn vào được sát chân đê nữa. Như vậy đâu  còn bè mà cũng không còn chợ cái bè trên đê nữa. 

Còn các nhà hình ống nầy mang đậm phong cách phương tây nhất là mặt tiền với ban công, lô gia, hiên nhà vân vân. Còn vật liệu xây dựng thì gồm có xi măng, cốt thép, bê tông, kính vân vân … Tuy nhiên theo sử gia Pháp Philippe Papin thì các nhà ống ở Hànội là ảnh hưởng của cộng đồng người Hoa. Luận chứng nầy  không hẳn là sai nếu có  dịp đến tham quan các nhà cổ  của  người Hoa ở  Hội  An.  Nhưng theo nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến thì  dưới thời vua Minh Mạng,  đánh thuế  cửa hàng không  căn cứ  nhà đó  buôn to hay nhỏ  hay chiều sâu mà chỉ  đo mặt tiền.  Mặt tiền rộng đóng thuế  cao, hẹp thì  thuế  ít. Vì vậy mặt tiền rộng hay thường chia ra nhiều cửa hàng. Đôi khi con trai lập gia đình và không có điều kiện mua chỗ buộc cha mẹ phải nhường một phần cửa hàng nên mới có  sự  hình thành nhà ống.  Các nhà ống tuy mặt tiền rất eo hẹp nhưng có  thể có chiều dài lên đến 60 thước. Loại nhà nầy thường có ba phần: phiá trước dùng để buôn bán hay cơ xưởng  còn ở  giữa  hay thường  có  cái sân, nơi có một nhà nhỏ xây vòm cuống giống một cái lò cao 1,8 thước để chứa các đồ  qúi giá  phòng khi cháy chớ nếu không mất trắng tay và phần cuối thì để ở.

Trong quyển sách  được mang tên là « Miêu tả về vương quốc Bắc Kỳ », ông Samuel Baron, một thương gia người Anh có nhắc đến phố cổ qua một số tài liệu hình ảnh và những gì ông  mô tả  thật thú vị. Tuy rằng nhỏ hẹp so với diện tích của Việt Nam, khu phố cổ Hà Nội nó là minh chứng tiêu biểu của  nền văn hóa thương mại và đô thị của người dân Việt qua nhiều thế kỷ. Đây là một kiểu mẫu mà cần thiết phải biết tường tận để hiểu rõ  được cái cấu trúc truyền thống của đô thị trong thế giới làng mạc của người  dân Việt.

Version française

Thăng Long était issue  du village de Long Đỗ. Dès le Vème siècle, le roi  Lý Nam Đế construisit ici la « citadelle en bois » du royaume de Vạn Xuân. Après avoir envahi notre pays, la dynastie des Tang a pris cet endroit comme le quartier général de son armée sur les terres de  Long Đỗ et a changé son nom en Tống Binh. Lý Công Uẩn aidé par le  moine Van Hanh, a  trouvé l’énorme  potentiel de cet endroit  car il était à  l’intersection des routes et des voies fluviales pour faciliter le transport de marchandises. De plus, il a  répondu  également à l’équilibre et l’harmonie  entre les éléments Eau et Terre ou bien  entre le souffle  bienfaisant  (Dragon vert) et le souffle malfaisant (Tigre blanc) dans la géomancie  introduite dans notre pays par le général Tang Gao Pian. La légende racontait  qu’il  se servit des sortilèges pour protéger la citadelle de Đại La, mais grâce à l’aide  apportée par le génie  « métamorphosé en Cheval Blanc », Lý Thái Tổ réussit à édifier  la citadelle de Thăng Long sur les anciennes fondations de la citadelle de Đại La. Le temple dédié au culte du Cheval Blanc  existe encore aujourd’hui  dans la rue des voiles (Phố Buồm). C’était pourquoi à l’automne 1010, Lý Thái Tổ vint de décider le transfert de la capitale, de Hoa Lư à la région où le dragon s’enroulait et le tigre était assis. Il voulait choisir un endroit pour développer l’économie à long terme et prévoir un avenir radieux avec prospérité et abondance pour dix mille  générations futures. 

Il dut créer  dès lors des usines artisanales pour produire les marchandises dont la cour royale avait besoin pour la consommation.  Il y avait non seulement des artisans talentueux  se précipitant à  travailler à Thăng Long, mais aussi des agriculteurs vivant dans les campagnes de la région du fleuve Rouge. Ces derniers,  durant leur temps libre, ont également participé à la production de produits artisanaux destinés à être vendus aux intermédiaires  qui les ont ramenés dans la capitale pour les revendre dans le but de gagner de l’argent. Dans un premier temps, ils s’étaient rassemblés aux quatre grands marchés se trouvant tout près des  portes de la capitale. Mais comme les usines royales ne pouvaient pas approvisionner suffisamment les  produits, ils  s’étaient  progressivement regroupés  dans le quartier de la Porte Est car le terrain d’ici  était très propice au transport fluvial des marchandises  de la campagne vers la capitale en passant par le fleuve Rouge jusqu’à Tô Lich et les canaux.

À cette époque, devant le marché se trouvait le temple du Cheval Blanc (Bạch Mã). Sur sa droite il y avait la rivière Tô Lich et  un pont, le tout devenant aujourd’hui la rue  du sucre (Hàng Đường). C’était  pourquoi au 14ème siècle l’expression « Kẻ Chợ »  (ou les gens du marché) était employé  pour désigner ce quartier animé. C’était cet endroit qui devenait  plus tard  le  quartier de 36 rues et corporations  destiné à vendre tous les produits artisanaux fournis par les villages artisanaux et ruraux  aux alentours.  Les magasins  étaient entièrement  des huttes utilisées comme des ateliers de fabrication  ou des lieux pour faire du commerce tout le long de la rue.

Analogues à des maisons de campagne, ces magasins étaient  construits en bois et en bambou, avec des toits de paille et des murs enduits de boue. Chaque maison possédait  une jarre d’eau sur le toit qui, en cas d’incendie, pouvait  être renversée  sur le toit pour éteindre le feu. Étant effrayés par le feu, les gens ont décidé de construire  un temple  destiné au génie du feu (situé aujourd’hui dans la rue des pipes) pour lui demander de ne pas provoquer d’incendie tout le 15ème  jour du mois lunaire.  Kẻ  Chợ s’’était  progressivement échappé de la dépendance de la capitale depuis le XVIIème siècle sous le règne des seigneurs Trinh grâce à une série de résolutions telles que la réduction des impôts, l’unification du système monétaire et la réalisation de nombreux  projets urbains conduisant à un développement important. Les artisans  commerçants  des villages artisanaux affluèrent vers la capitale pour y vivre de manière permanente et les commerçants étrangers commencèrent à ouvrir aussi des succursales dans la capitale, ce qui rendait  l’économie plus dynamique. Grâce à cela, la capitale était  devenue ainsi  le plus grand centre commercial dans le  nord du Vietnam.

Les artisans et les commerçants d’un même village se regroupaient en corporations et se spécialisaient ensemble dans la production ou la vente dans le quartier. Pour trouver les produits dont vous avez besoin,  il vous suffit de vous rendre au quartier dont le portail d’entrée porte un panneau indiquant clairement la qualité et le type de produits vendus. Durant cette période, le mot rue n’était pas utilisé. Selon l’écrivain Nguyễn Ngoc Tiến, le mot rue était encore employé  pour désigner le quai fluvial. C’est pourquoi il y a la phrase « En déposant la rame, le pêcheur  se dépêche de retourner à la rive lointaine » dans le poème «L’après-midi  teinté de nostalgie» de Mme Huyện Thanh Quan. Selon l’historien français Philippe Papin, le mot « rue » était utilisé en 1851 dans les districts de Thọ Xuyên et Vĩnh Thuận. C’est pour cela que  le poste du chef de la rue est apparu  dans son  livre intitulé « Histoire de Hanoi ».

Dans le livre intitulé  Đai Nam Nhất Thống Chí (Géographie du Viet Nam), il est écrit ainsi: Hanoï était l’ancienne capitale, elle comptait à l’origine 36 rues etc. Dans le livre « Un voyage au Tonkin de  l’année du cochon en bois (1876) » de l’érudit Trương Vĩnh Ký, il a répertorié 21 rues dont: Hàng Buồm (Rue des voiles), cette rue étant aussi la rue des immigrants chinois  avec de nombreux magasins de médecine traditionnelle et des restaurants chinois , Hàng Quảng Đông  c’était la rue des Cantonnais à l’époque française (rue Hang Ngang d’aujourd’hui), Hàng Mã  (Rue du cuivre à l’époque française) était  associée à la production et au commerce de papiers votifs, des objets de funérailles, etc. Le mot rue pourrait donc être né dès le début du règne du roi Tự Đức.

Les bijoutiers venus du village de Châu Khê s’étaient installés dans la rue des changeurs (Hàng Bạc). Quant aux tourneurs sur bois du village de Nhi Kê, ils habitaient dans la rue Tô Tịch et ainsi de suite… Ils gardaient toujours le contact avec leur village d’origine à la campagne en recrutant des ouvriers, en fournissant du matériel, en inscrivant leurs noms dans la généalogie du village et en participant chaque année aux fêtes villageoises.

Les villages ruraux étaient  devenus ainsi  des lieux qui approvisionnaient non seulement les villages urbains en produits de haute technologie mais aussi en produits agricoles pour la capitale. On peut dire que les villages de la campagne et les villages de la capitale dépendaient les uns des autres. Grâce à  cette interdépendance, l’esprit de solidarité entre les villages urbains et les villages ruraux était encore plus serré. Chaque village urbain était construit le long d’une rue ou d’un tronçon de rue et dépendait d’un ou plusieurs villages exerçant le même métier. A cette époque, la particularité du village résidait sur le fait qu’à chaque extrémité du village il y avait toujours un portail d’entrée qui était fermé durant la nuit. Chaque village disposait  également d’un appareil administratif distinct ayant un chef de village, une maison communale dédiée  au culte des ancêtres du métier ou  des génies du village dont les gens étaient issus.  Durant la période coloniale française, afin d’éviter les incendies, le gouvernement français prit la décision de réorganiser la ville au moyen des travaux architecturaux avec des maisons tubulaires que l’on voit aujourd’hui dans la vieille ville de Hanoï, mais il fit disparaître également  de nombreux étangs et lacs comme le lac Hàng Đào, lac Mã Cảnh, lac Hàng Chuối, lac Liên Trì  etc. pour construire les maisons et les bâtiments publics. En 1894, les Français ont asséché la partie supérieure de la rivière Tô Lich pour construire le marché de  Đồng Xuân. Ils ont de nouveau détruit les murs de la citadelle de Hanoi et ses portes. Il ne restait désormais que la porte Quan Chưởng  (porte  de l’Est) et la rivière Tô Lich en contrebas de la citadelle a également été comblée de sable et d’alluvions. À présent, de nombreuses rues n’ont plus que leur nom, comme la rue Hàng Bè (rue des radeaux), car le sable a repoussé la rivière plus loin, de sorte que les radeaux ne peuvent plus s’approcher du pied de la digue. Donc il n’y a plus de radeau. Alors  il n’y a non plus de marché des radeaux sur la digue.

Quant aux maisons tubulaires, on les voit mettre en valeur le style occidental, notamment leur  façade avec balcon, loggia, porche etc. Les matériaux de construction comprennent le ciment, les barres d’armature, le béton, le verre etc. Cependant, selon l’historien français Philippe Papin, les maisons tubulaires de Hanoï sont influencées par la communauté chinoise. Cet argument n’est pas forcément faux si on a l’occasion de visiter les anciennes maisons des Chinois à Hội An. Mais selon l’écrivain Nguyễn Ngoc Tiến, sous le règne du  roi Minh Mang, l’impôt sur les magasins n’était pas basé sur la taille ou la profondeur du magasin, mais uniquement sur la façade. Le propriétaire d’un magasin  ayant une façade relativement large doit payer une taxe plus élevée par rapport à celui possédant une  petite façade. On a intérêt de diviser  la grande façade en plusieurs petites façades donc en plusieurs boutiques. Parfois, un fils  qui se marie et n’a pas les moyens d’acheter un nouveau logement est obligé de demander à ses parents de céder une partie de leur boutique, ce qui donne naissance à la création des maisons tubulaires. Bien que celles-ci aient des façades très étroites, elles peuvent avoir une longueur allant jusqu’à 60 mètres. Ce type de maison comporte généralement trois parties: le devant avec sa façade est réservé au commerce ou à l’atelier tandis qu’au milieu se trouve généralement  une  petite cour où on édifie  une petite maison avec un dôme  ressemblant à un four de 1,8 mètre de haut pour garder des objets de valeur en cas d’incendie  et le derrière  du magasin est destiné à l’habitation.

Dans son livre intitulé « Une description du royaume de Tonkin », le commerçant anglais Samuel Baron en a parlé avec ses illustrations et ses descriptions intéressantes. 
Malgré sa taille insignifiante par rapport à celle du Vietnam, le vieux quartier de Hanoï témoigne incontestablement de la culture commerciale et urbaine des Vietnamiens au fil de plusieurs siècles. C’est un modèle dont on a besoin pour connaître d’une manière approfondie la structure traditionnelle de la « ville » dans le monde rural des Vietnamiens.

Bibliographie :

Nguyễn Bá  Chính : Hà Nôi Chỉ Nam. Guide de Hanoï. Nhà xuất  bản Nhã Nam, Hà Nội.
Philippe Papin : Histoire de Hanoï. Editeur Fayard.
Hữu Ngọc: Hà Nội của tôi. Nhà xuất bản Văn Học.
Nguyễn Ngọc Tiến: Làng Làng Phố Phố Hà Nội. Nhà xuất bản hội nhà văn.

Eglise en bois (Nhà thờ gỗ Kontum)

en bois
 
Nhà thở gỗ ở giữa thành phố Kontum, được thiết kế theo lối kiến trúc Roman kết hợp với kiểu nhà sàn rong của dân tôc Ba Na.
Une église en bois a été conçue dans le style architectural roman au cœur de la ville de Kontum tout en trouvant l’inspiration dans la maison communale Rong de l’ethnie Ba Na.
A wooden church has been designed in the Romanesque architectural style in the heart of the town of Kontum, inspired by the Rong communal house of the Ba Na ethnic group.
kontum_eglise

Dynastie des Tang (Đại Đường)

Version française

Người Trung Hoa  tự hào luôn luôn là con cháu  của nhà Hán. Tuy nhiên, thời đại hoàng kim của văn minh Trung Hoa không phải là thời kỳ của  nhà Hán mà chính là thời nhà Đường được  kéo dài  ba thế kỷ sau đó (618-907). Nhờ có nguồn  tài liệu  phong phú và  việc phát giác  ra các minh khí, các vật thu nhỏ nghi lễ được đặt trong các ngôi mộ của giới thượng lưu thời đó, chúng ta biết được  thời kỳ nhà Đường là một thời kỳ có những tiến bộ đáng kể về khoa học và kỹ thuật (thuốc súng, bản in khắc gỗ, kỹ thuật cơ khí, y học, bản đồ, vân vân..). Đây  là một triều đại rất cởi mở với thế giới  bên ngoài bằng cách có chính sách khoan dung chưa từng có đối với các nền văn hóa khác và  các tôn giáo nước ngoài như Giáo hội Phương Đông hay Cảnh Giáo,  đạo thờ lửa , một tôn giáo đa thần đến từ Ba Tư, Phật giáo đang phát triển  nhanh chóng vân vân. Cũng dưới thời ngự trị  của hoàng đế sáng lập nhà Đường, Đường Tháit Tôn (Lỳ Thế Dân)  nhà sư  Huyền Trang mới bắt đầu  cuộc hành hương vào năm 629 mà được gọi là « Tây du Ký » bằng cách  tự nguyện đi một  mình suốt  17 năm từ thủ đô  Trường An theo  lời yêu cầu của hoàng đế hầu mang về  các kinh điển  từ nước Thiên Trúc. Đây cũng là thời kỳ nghệ thuật và văn  học  phát triển đến đỉnh cao với các nhà thơ Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị, họa sĩ Vương Duy vân vân  và quyền tự do tương đối khả quan  cho  giới phụ nữ. Họ có thể xuất sắc  trong nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc và thi ca, và đôi khi họ có thể có  một địa vị cao hơn trong xã hội. Đây là trường hợp của hoàng hậu Võ Tắc Thiên (Võ Hậu). Phụ nữ thời đó có thể mặc trang phục ít gò bó hơn với áo dài  rộng Hanfu (Hán phục)

Cũng dưới  triều đại này, con đường tơ lụa đã phát triển nhanh chóng cho nhiều mục đích kinh tế, chính trị và tôn giáo bằng cách  áp dụng chính sách hôn nhân chiến lược, các cuộc chinh phục quân sự và viẽc  sử dụng  tơ lụa nhầm  củng cố liên minh, mua chuộc  và chia rẽ các cư dân du mục và bành trướng đế chế  về phía Tây. Nhờ có sự thiết lập này, triều đại nhà Đường đã thành công trong việc thiết lập các mối quan hệ thương mại và văn hóa trên con đường tơ lụa. Đây là con đường mà hai nhà sư của đạo Phương Đông  đã mang theo trứng giun tơ lụa từ Trung Quốc về Byzance bằng cách giấu trong hai gậy bằng tre. Cuối cùng, đây cũng là thời kỳ Việt Nam ta nằm dưới sự đô hộ của nhà Đường sau khi bị sáp nhập trước đó bởi nhà Tùy với tướng Lưu Phương.

Dưới triều đại nhà Đường, Trường An  là một  thành phố quốc tế lớn nhất thế giới vào thời điểm đó. Nó còn  được mệnh danh là « thành phố một triệu dân »  trong  các tài liệu của Trung Hoa. Được biết đến với cái tên « Bình An vĩnh cửu » , nó là thành phố đông dân nhất thế giới trước Baghdad và Byzance. Tuy nhiên, theo bản ghi chép điều tra dân số năm 742 trong sách Tân Đường Thư,  Trường An  và các vùng lân cận có đến 362.921 gia đình với dân số là 1960188 người trong khi ước tính có hơn 50 triệu người Trung Hoa  sống vào thời điểm đó trên một lãnh thổ từ Biển Đông Trung Quốc đến Trung Á, từ sa mạc Gobi ở phía bắc và vượt qua dãy núi Nanglin (Lĩnh Nam) ở phía nam, nơi có xứ An Nam. Với diện tích gần 87 km2, Trường An không chỉ là một trung tâm quyền lực chính trị và kinh tế mà còn là một  chỗ bình an với những con đường rộng rãi,  các cung điện  xinh đẹp, các đền  Phật giáo, các khu vườn tư nhân và  các chợ rộng lớn. Các đại lộ và các đường xá  được sắp xếp theo một hệ thống hình chữ nhật gồm 114 khối nhà  được  vách tường bao xung quanh riêng lẻ và được bảo vệ chung tất cả  bởi  một bức tường  khác  nằm ở bên ngoài.

Mỗi buổi sáng, sau khi tiếng trống đầu tiên vang lên, người dân từ khắp nơi đế chế cũng như các  thương nhân nước ngoài bị thu hút bởi công việc buôn bán  thủ đô bắt đầu  đi vào thành và lo chuyện kinh doanh. Còn đêm lại, chỉ có thể đi từ con đường lớn nầy  đến con đường khác nếu có giấy phép.  Tất cả các loại hàng hóa, từ đồ nội thất đến các loại gia vị (nghệ của Ba Tư, ớt của Ấn Độ, vân vân) đều  được tìm thấy  ở hai chợ lớn của thành phố, một chợ  nằm ở phía đông và một chợ ở phía tây. Triều đình  quy định kiểm soát giá cả và chất lượng hàng tuần. Sự phát hiện ra một số ngôi mộ của người  Sogdian (Thổ)  ở thủ đô  càng làm rõ  thêm  tại sao  các yếu tố của văn hóa nước ngoài có thể   xâm nhập vào xã hội Trung Quốc ở Trường  An và ngược lại. Thậm chí  còn có cả một khu phố  dành cho người nước ngoài.

Quân lính  của nhà Đường có rất nhiều đơn vị người Thổ cổ  được gọi là Tujue (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ nguyên thủy). Nhờ  chính sách tuyển dụng này và kinh nghiệm chiến trường  của các sĩ quan Thổ,  nhà Đường thành công mở rộng đế chế của mình về phía tây. Đó là việc  chinh phục các vương quốc ốc đảo Karakhoja, bởi nhà Đường với tướng Sogdian A Sử Na Xã Nhĩ (Ashina Sheer) vào  năm 648 ở tỉnh Tân Cương ngày nay. Ông được Hoàng đế  Đường Cao Tông  bổ nhiệm làm  Hữu vệ đại tướng quân. Ông qua đời vào năm 655 và được chôn cất bên cạnh Đường Thái Tông (Lý Thế Dân). Ông được đổi tên thụy là  Nguyên (Yuan (元)) sau khi ông qua đời.

Trường An đóng  giữ một vai trò quan trọng trong giao dịch thương mại ở trên con đường tơ lụa với các khu vực xa xôi như Thiên Trúc (Ấn Độ), Trung Đông và châu Âu. Mạng lưới đô thị và kiến trúc tôn giáo của nó (Tháp Đại Nhạn nơi lưu giữ những áng kinh Phật cổ  được dịch bởi  Đường Tăng Huyền Trang) và cung điện (Đại Minh Cung, nơi ở của các hoàng đế nhà Đường) là bằng chứng cho thấy sự  hiểu biết kỹ thuật trong việc coi trọng sự hài hòa và môi trường  và mang lại ảnh hưởng đáng kể về sau  trong việc thiết kế các thủ đô của các  vương quốc  Silla ở Hàn Quốc và Heian ở Japon. Trường  An vẫn là một phần quan trọng trong di sản lịch sử và văn hóa của Trung Quốc.

Dưới triều đại của Hoàng đế Đường Thái Tôn, các thương gia và các người đi buôn  có thể đi lại ở khắp đế chế mà không sợ bị cướp giựt. Các nhà tù  thì trống rỗng và người dân không cảm nhận áy náy phải khóa cửa nhà.  Mùa màng  bội thu: chỉ cần 3 hoặc 4 xu ( qian ) mua được  10 lít gạo. Đây không chỉ là giai đoạn thời kỳ thịnh vượng mà Trung Quốc có được   cho đến thời đại của Hoàng đế Huyền Tông trước cuộc nổi dậy của tướng Sogdian An Lộc  Sơn (An Lu Shan) vào năm 755 mà nó còn là mô hình cai trị thường được nhắc đến trong lịch sử Trung Quốc

Musée des arts asiatiques Guimet

Dynastie_Tang

Les Chinois sont fiers d’être toujours les fils des Han.  Pourtant l’âge d’or de la civilisation chinoise n’est pas la période  des Han mais plutôt celle des Tang qui perdure trois siècles plus tard (618-907). Grâce à l’abondance de documentation et la découverte des figurines minqi, des objets rituels déposés dans les tombes des élites de l’époque, on sait que la période des Tang est une période durant laquelle les progrès sont  significatifs en matière des sciences et techniques ( poudre à canon, xylographie, génie mécanique, médecine,  cartographie,  etc.). C’est une dynastie ouverte sur le monde en acceptant la tolérance sans précédent à l’égard des cultures et des religions étrangères (l’église nestorienne, le zoroastrisme, une religion polythéiste venue de Perse,  bouddhisme en plein essor  etc.). C’est  aussi sous le règne de l’empereur fondateur Tang Tai Zong (Đường Thái Tôn hay Lý Thế Dân) que  le  moine bouddhiste Xuan Zang (Huyền Trang) entama en l’an 629  le pèlerinage sacré   connu sous le nom de «  Pérégrinations vers l’Ouest (Tây Du Ký) » en partant  seul  de la capitale Chang An durant 17 ans,  à la demande  de l’empereur pour ramener les écritures sacrées de l’Inde. C’est aussi la période où l’épanouissement des arts et des lettres était à son comble avec les poètes Du Fu (Đỗ Phủ),  Li Bai (Lý Bạch), Bai Juji (Bạch Cư Dị) , le peintre Wang Wei (Vương Duy) etc.  et celle de la liberté relative pour les femmes. Celles-ci pouvaient exceller dans les arts, en particulier dans la musique et  la poésie.   Elles  pouvaient avoir parfois un statut  plus élevé dans la société. C’est le cas  de l’impératrice Wu Zetian (Võ Tắc Thiên). Les femmes pouvaient porter des vêtements moins contraignants avec la robe ample Hanfu (Hán phục). 

C’est aussi sous cette dynastie que la Route de la Soie connut un grand essor pour de nombreuses fins  à la fois économiques, politiques  et religieuses par la mise en place de la politique de mariage stratégique, les conquêtes militaires et la soie dans le but de consolider les alliances, de soudoyer  et de diviser les nomades et d’agrandir son empire vers l’Ouest. Grâce à cette mise en place, la dynastie réussit à établir des liens commerciaux et culturels tout le long de la route de la soie. C’est par cette route que deux moines nestoriens  ont  ramené à Byzance  les  œufs de vers à soie  de la Chine, en les cachant dans leurs cannes de bambou. Enfin c’est aussi la période où le Vietnam était sous le giron des Tang après avoir été annexé plus tôt par les Sui avec le général Liu Fang (Lưu Phương). 

Sous la dynastie  des Tang, Chang-An est la plus grande ville cosmopolite au monde à cette époque.  Elle  est surnommée « ville d’un million d’habitants » dans les archives chinoises.  Connue sous le nom « Paix Eternelle », elle est la ville la plus densément peuplée du monde devant Bagdad et Byzance. Mais d’après l’enregistrement du recensement en l’an 742 dans le Nouveau Livre des Tang (Tân Đường Thư), Chang ’An et ses environs ont eu 362 921 familles comptant 1960188 personnes tandis qu’on estime plus de 50 millions d’habitants   vivant à cette époque en Chine  sur un territoire allant de la mer de Chine orientale à l’Asie centrale, du désert de Gobi au nord  et au-delà des montagnes Nanglin (Lĩnh Nam) dans le sud où se trouve l’Annam. D’une surface intérieure de presque 87km2, la capitale cosmopolite Chang ’An était non seulement un centre de pouvoir politique et économique  mais  aussi  un havre de paix  doté de larges avenues, de magnifiques palais, de temples bouddhistes, de jardins  privés et de vastes marchés. Ses larges avenues et ses rues étaient disposées selon un damier rectangulaire de 114 blocs de maisons  individuellement murés et  protégés tous par la même muraille externe.

Chaque matin, dès l’annonce de l’ouverture de sa  porte principale par les premiers coups des tambours, les gens venant de tous les coins de l’empire ainsi que  de nombreux marchands  étrangers  attirés par l’important commerce de la capitale  commençaient  à y entrer et à vaquer à leurs affaires. La nuit, on ne pouvait circuler d’un artère qu’à un autre à condition d’avoir un laissez-passer. On y trouvait toutes sortes de marchandises, des meubles jusqu’aux épices (safran de Perse, poivre d’Inde etc.)  dans les deux grands marchés de la ville, l’un à l’est et l’autre à l’ouest. La cour impériale  réglementait le contrôle des prix et de la qualité des produits par semaine. La découverte d’un certain nombre de tombes sogdiennes dans la capitale  a permis de mieux comprendre comment des éléments de la culture étrangère se sont infiltrés dans la société chinoise de Chang’ An et vice-versa. Même on y trouvait un quartier étranger.

L’armée des Tang comptait  beaucoup d’importants contingents de soldats turcs appelés sous le nom Tujue (proto turc). Grâce à cette politique de recrutement et de l’expérience de la steppe que  les officiers turcs ont eue, cela permettait à la dynastie des Tang d’agrandir son empire vers l’Ouest. C’était la conquête des  royaumes-oasis de Karakhoja, par les Tang avec le  général sogdien Ashina She’er  (A Sử Na Xã Nhĩ) en 648 dans l’actuelle province du Xinjiang.  Il était  nommé général de la garde de droite par l’empereur  Tang Gaozong (Đường Cao Tông) . Il mourut en 655 et fut enterré aux côtés de l’empereur  Taizong (Đường Thái Tông). Il fut renommé Yuan (元) à titre posthume.

Chang An jouait un rôle clé dans l’échange commercial sur la Route de la Soie avec les régions aussi lointaines comme l’Inde, le Moyen Orient et l’Europe. Son maillage urbain et son architecture religieuse (la grande pagode de l’Oie abritant les textes sacrés  rapportés par le moine  Xuan Zang) et palatiale (Palais de la Grande Clarté (Daming Gong  ou la résidence des empereurs) témoignent du savoir-faire technique dans le respect de l’harmonie et de l’environnement et apportent  plus tard une influence non négligeable dans l’aménagement des capitales des Silla en Corée et des Heian au Japon. Chang An  reste une  partie importante dans l’héritage  historique et culturel de la Chine. Sous le règne de l’empereur Tai Zong (Đường Thái Tôn), les commerçants et les marchands pouvaient circuler librement dans tout l’empire sans avoir peur des bandits. Les prisons étaient vides et les gens ne ressentaient pas le besoin de fermer la porte de leurs maisons. Les récoltes étaient abondantes: il suffit d’avoir 3 ou 4 qian pour l’achat de 10 litres de riz. C’est non seulement  la période de prospérité  que la Chine a connue jusqu’au règne de l’empereur Xuan Zong avant la révolte du général sogdien  An Lu Shan (An Lộc Sơn) en 755 mais aussi le bon modèle de gouvernance  souvent évoqué dans l’histoire de la Chine.

Pagode de l’Oie (Tháp Đại Nhạn)

(

 

Palais Kiến Trung (Điện Kiến Trung)

Điện  Kiến Trung

Version française

Nằm ở điểm cực bắc của trục thần đạo xuyên qua trung tâm Tử Cấm thành, Điện Kiến trung là một  công trình kiến trúc được vua Khải Định  cho xây vào năm 1921-1923. Đây cũng là điện đầu tiên  có sự  phối hợp  phong cách Âu châu gồm có kiến trúc Pháp, kiến trúc Phục hưng của Ý  Đại Lợi cùng  với kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Mặt tiền của điện thì  được  trang trí  một cách cầu kỳ với các hoa văn, các họa tiết  với   các mảnh gốm sứ nhiều màu, mang đậm bản sắc của cung đình triều Nguyễn. Tòa điện này được hoàn thành chỉ trong vòng 2 năm, từ 1921 đến 1923 với  sự cố vấn của một số kiến trúc sư, kỹ sư người Pháp và Bộ Công, trên nền cũ mà trước đó là có  hai công trình kiến trúc khác, đó là Minh Viễn Lâu (1827) và Du Cửu Lâu (1913) và nhầm để đáp ứng theo  thị  hiếu thẩm mỹ thời bấy giờ. Theo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, điện nầy được lấy tên là Kiến Trung  với chữ Kiến  mang ý nghĩa là dựng  lên và  Trung thì có hàm ý là không sai lệch, ngay thẳng. Điện nầy được xem là nơi ăn ở của  hai nhà vua cuối cùng của triều đại Nhà Nguyễn: Khải ĐịnhBảo Đại.  Chính ở nơi nầy vua Khải Định băng hà vào ngày 6 tháng 11 ,1925. Dưới thời vua Bảo Đại  thì điện được tu sửa toà điện, tân trang  các tiện nghi theo thể cách Tây Phương  trong đó có cả buồng tắm. Cũng tại điện nầy  hoàng hậu Nam Phương hạ sinh Thái Tử  Bảo Long (4-1-1936). Với những năm chiến tranh Việt Nam,  điện  cùng các công trình khác ở Tử Cấm Thành bị tàn phá nên chỉ còn nền mà thôi. Từ năm 2013, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã khởi động dự án phục hồi điện Kiến Trung. Dự án này đã được thực hiện từ  tháng 2 năm 2019 với tổng kinh phí hơn 123 tỉ đồng và  hoàn tất vào tháng 8 năm 2023. Nay điện Kiến Trung trở thành một nơi ưa thích nhất của du khách khi đến tham quan  Tử Cấm Thành.

Version française

Situé à l’extrémité nord de l’axe sacré traversant le centre de la Cité Interdite pourpre, le  palais Kiến  Trung est une œuvre architecturale édifiée par le roi Khải Định en 1921-1923. C’est aussi le premier bâtiment où il y a la combinaison  entre le  style européen  comportant à la fois l’architecture française et  l’architecture de la Renaissance italienne et celui de l’architecture traditionnelle vietnamienne. La façade de ce palais est richement décorée de motifs et de fragments de céramique colorés, portant ainsi l’empreinte de l’identité de la cour royale de la dynastie des Nguyễn.  Sur les conseils de plusieurs architectes et ingénieurs français et du ministère des Travaux publics, ce palais répondant au goût esthétique de l’époque fut  achevé seulement en deux  ans, de 1921 à 1923 sur l’ancien emplacement où ont eu lieu précédemment  deux autres œuvres architecturales connues successivement sous les noms de Minh Viễn Lâu (1827) et Du Cửu Lâu (1913). D’après le Centre de conservation des monuments de Huế, il a été connu sous le nom de  Kiến Trung  (Kiến   » érigé  » et Trung « droit, pas de déformation »). Ce palais était considéré comme le lieu de résidence des deux derniers rois de la dynastie des Nguyễn: Khải Định et Bảo Đại. C’était ici que le roi Khai Dinh fut  décédé le 6 novembre 1925.Sous le règne du roi Bảo Đại, le palais et  son intérieur ont été rénovés selon le style occidental, y comprise la salle de bain. C’était également dans ce palais que la reine Nam Phương donna naissance au prince héritier Bảo Long (4 janvier 1936). Durant la guerre au Vietnam, ce palais était  entièrement détruit ainsi que d’autres résidences de la cité interdite. Depuis 2013, le Centre de conservation des monuments de Huế a commencé à lancer  le projet de restauration du palais Kiến Trung. Ce projet fut mis en œuvre depuis février 2019  et achevé en août 2023 avec un coût total de plus de 123 milliards de đồng. Aujourd’hui, le palais Kiến  Trung est devenu l’endroit préféré de tous les  touristes lors de la visite de la Cité pourpre interdite

Le palais Kiền Trung est visible à travers le long

couloir Trường Lang (Điện Kiến Trung được nhìn thấy qua Trường Lang)

Myth of the household geniuses

Version vietnamienne

Version française

The myth of the household geniuses is based on the tragic story of a woodcutter and his wife. It has its roots in Taoism. This modest couple lived happily together until the day they discovered they couldn’t have children. The unfortunate husband began to drink and abuse his wife. Unable to bear it any longer, she left him and married a hunter from a neighboring village. But one day, overcome with loneliness and remorse, the woodcutter decided to visit his wife to apologize.

Meanwhile, the hunter returned home. To avoid any misunderstanding, the young woman hid her first husband in a thatched stable near the kitchen where the hunter was smoking his game. By misfortune, an ember escaped from the fireplace and set fire to the barn.

Panic-stricken, the young woman ran to the burning barn to save her ex-husband. The hunter followed to rescue her, and all three perished in the inferno. The Jade Emperor (Ngọc hoàng), deeply moved by this sad fate, divinized the three unfortunates from his celestial throne and entrusted them with looking after the welfare of the Vietnamese people in the advantageous location of the kitchen. From then on, they became the geniuses of the home.

During the week when the genies are in heaven, the Vietnamese fear that their homes will be unprotected. To prevent any incursion of evil spirits into their homes, they erect a tall bamboo pole (cây nêu) in front of their homes, on which clay plates (or khánh in Vietnamese) vibrate sonorously in the wind to ward off the spirits. At the top of the pole floats a piece of yellow cloth bearing the Buddhist emblem.

Vietnamese kitchen

This custom has its origins in a Buddhist legend entitled “The Woodcutter’s Tết”, according to which the Vietnamese have to confront evil spirits.

It’s always on the twenty-third day of the last lunar month that each Vietnamese organizes a ceremony to send the genie of the household to heaven. Not only are fruits, delicacies and flowers placed on his altar, but also appropriate travel equipment (3 pairs of boots, 3 hats, clothes, votive papers) and three carp placed in a small bowl. At the end of the ceremony, the votive papers are burned and the carp released into a pond or river for the genie to use to fly to heaven. The genie must report everything he has seen on earth to the Jade Emperor, particularly in the home of every Vietnamese. His stay in heaven lasts six days. He must return home on New Year’s Eve until the start of the New Year.

(*) cây nêu: This is a cosmic tree linking the earth to the sky, due to the beliefs of ancient sun-worshipping peoples, including the Proto-Vietnamese, but it is also used to demarcate their territory.

Mausolée des trois empereurs Dục Đức, Thành Thái et Duy Tân

Khu lăng mộ  của 3 vị vua triều Nguyễn: Dục Đức, Thành TháiDuy Tân.

Version française

So với lăng tẩm khác của các vua nhà Nguyễn, lăng Dục Đức có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn. Khu lăng mộ hình chữ nhật, có diện tích 3.445m2, bên trong không có tượng đá như các lăng vua khác. Muốn vào lăng phải đi qua hai cổng tam quan, có mái giả bằng xi măng. Lăng Dục Đức (An lăng) nằm trên đường Duy Tân, phường An Cựu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, thuộc Quần thể di tích cố đô Huế.

Đây là nơi yên nghỉ của 3 thế hệ làm vua triều Nguyễn, gồm: Dục Đức (cha, 1852-1883), Thành Thái (con, 1879-1954) và Duy Tân (cháu, 1900-1945). Khu di tích này có diện tích khoảng 6ha, gồm 2 công trình chính là lăng mộ vua Dục Đức cùng hoàng hậu (bên phải) và điện Long Ân (bên trái). Mộ vua Thành Thái và Duy Tân được bao quanh bởi khu tập thể cũ phía sau điện Long Ân. 

Comparable à d’autres mausolées des empereurs de la dynastie des Nguyễn, celui de l’empereur Dục Đức possède une architecture très simple et modeste.  Étant de forme rectangulaire, celui-ci possède  une superficie de 3 445 mètres carrés et ne contient pas  des statues de pierre à l’intérieur comme les mausolées des autres rois. Pour y entrer on doit franchir les deux portails à trois entrées avec les faux toits en ciment. Connu sous le nom An Lăng, ce mausolée est situé sur la rue Duy Tân dans le district An Cựu de la ville Huế de la province Thừa Thiên Huế et fait partie du complexe des vestiges de la ville de Huế. C’est le lieu de repos des  rois des trois générations de la dynastie des Nguyen:  Dục Đức (père, 1852-1883), Thành Thái (fils, 1879-1954) và Duy Tân (petit-fils, 1900-1945). Ce complexe  d’environ 6 hectares comprend deux bâtiments principaux: le mausolée  du roi Dục Đức  et de son épouse (à droite) et le palais de Long An (à gauche). Les mausolées de Thành Thái et Duy Tân sont entourés par l’ancien quartier collectif derrière le palais Long Ân. 

DUC_DUC

 

 

 

Les pionniers de l’art moderne vietnamien (Mai Thứ, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm)

     

   Lê Phổ

   Mai Thứ

   Vũ Cao Đàm

 

Musée des Beaux-arts de Saïgon (Bảo tàng mỹ thuật Saïgon)



Version française
Được tọa lạc tại số 97 Phó Đức Chính, Quận 1, bảo tàng mỹ thuật trước đó là  dinh thự  của một thương gia gốc Hoa  giàu có  bậc nhất ở Saigon tên là Hứa Bổn Hòa. Ông nầy có nhờ kiến trúc sư người Pháp Diego Rivera  thiết kế dinh thự nầy vào năm 1929 và hoàn thành vào năm 1934. Toà nhà nầy được xây cất trên một diện tích có hơn 3000m2 với phong cách kiến trúc độc đáo (kiến trúc Art déco)  và thể  hiện được sự hài hoà giữa nét đẹp mỹ thuật của châu  Âu và châu Á khiến nhờ  đó  nó thu hút hiện nay  không ít  những người   yêu chuộng nghệ  thuật và thích sống ảo.  Bảo tàng mỹ thuật lưu giữ hiện nay rất nhiều tác phẩm có giá trị không những về phương diện lịch sử mà còn luôn cả về điêu khắc và hội họa. Bảo tàng nầy lấy màu vàng làm chủ đạo nên bên ngoài  các tường đều sơn màu vàng còn mái nhà  thì ngói âm dương màu đỏ với diễm mái tráng men màu xanh lục trông rất cầu kỳ lạ mắt. Dinh thư  nầy có 99 cánh cửa lớn nhỏ. Con số nầy  biểu tượng cho sự viên mãn. Mỗi cửa mang phong cách kiến trúc khác nhau. Các ô cửa sổ thì làm bằng kính màu  có trang trí hoa văn. Còn các ban công  thì có cấu trúc  hình vòm  đưa  ra ngoài cùng với hệ thống lan can sắt  trang trí với  nhiều hoa văn độc đáo. Còn bên trong dinh thự  có nhiều gian  được trang trí  như trên trần sảnh với các hoa văn đắp nổi và các đèn chùm theo kiểu Pháp. Cầu thang được lát đá cẩm thạch, sàn nhà được lát gạch bông với hoa văn phong phú. Nhờ có  những cửa lớn của dinh thự  nên lúc nào cũng tràn ngập ánh nắng khiến dễ chụp hình.  Chính ở căn nhà 99 cửa nầy có thang máy đẩu tiên ở  thành phố Saïgon.

Situé au numéro 97 Phó Đức Chính du premier arrondissement, le musée des beaux-arts était auparavant le manoir de l’homme d’affaires chinois le plus riche de Saigon, nommé Hứa Bổn Hòa. Celui-ci  demanda à l’architecte français Diego Rivera de concevoir ce manoir en 1929 et l’acheva en 1934. Ce manoir a été édifié sur une superficie  ayant plus de 3000m2  avec le style architectural unique (Art Déco) et a réussi à montrer l’harmonie entre la beauté artistique de l’Europe et de l’Asie, ce qui permet d’attirer pas mal de gens passionnés de l’art et aimant vivre dans l’illusion. Le Musée des Beaux-Arts conserve actuellement de nombreuses œuvres de grande valeur, non seulement en termes d’histoire mais aussi de sculpture et de peinture. Ce musée utilise le jaune comme couleur principale. Ses murs extérieurs sont peints en jaune et sa toiture est composée de tuiles rouges yin et yang avec des bords en céramique  colorés en vert donnant l’aspect étrange et  fantaisiste. Ce manoir possède 99 grandes et petites portes. Ce nombre symbolise la perfection. Chaque porte a un style architectural différent. Les fenêtres sont en vitraux avec des motifs décoratifs. Quant aux balcons, ils sont en forme d’arc saillant avec un système de balustrades en fer ornées de motifs singuliers. À l’intérieur du manoir, de nombreuses pièces sont décorées avec des motifs en relief et des lustres de style français sur leur plafond. Les escaliers sont carrelés de marbre tandis que  le sol est pavé de riches motifs. Grâce à ses  grandes portes, le manoir est toujours inondé de lumière, ce qui facilite la prise des photos. C’est aussi ici qu’on trouve le premier ascenseur installé à Saïgon.


 

Kiến An Cung (Sadéc)


Version française

Tọa lạc ở giữa trung tâm thành phố Sa Đéc, chùa nầy còn đựợc bết với cái tên là chùa ông Quách.Chùa nầy được xây dựng vào năm 1927 bởi nhóm người Phúc Kiến đến lập nghiệp ở Sa Đéc nhầm để tôn vinh tổ tiên của họ và để giữ liên lạc mật thiết với cộng động của họ ở Trung Hoa.Chùa nầy có hình chữ Công (工) nên có 3 gian Đông lang, Tây lang và khu chính điện. Chùa được lợp ngói âm dương theo kiểu rồng lượn sóng. Đặc điểm ở chùa nầy là có một kiến trúc độc đáo  không có kèo chỉ dùng các đòn tay  ráp mộng để chịu đựng sức nặng trên những cột gỗ tròn. Ngoài cổng chùa thì có sự hiện diên  hai con kỳ lân còn ở trong nội điện th ì  trang trí với màu sắc rực rỡ và  trên những bức tường của chùa thì thấy được những hình ảnh  ở trong Tây du ký, Tam Quốc Diễn Nghĩa vân vân…

Située au centre de la ville de Sa Đéc, cette pagode est également connue sous le nom de pagode ông Quách. Cette pagode fut édifiée  en 1927 par les gens de Fujian venant s’installer à Sa Déc dans le but d’honorer leurs ancêtres et garder des contacts étroits avec leur communauté en Chine. Ayant la forme du caractère Cong (工), elle comporte donc 3 pièces: Đông lang, Tây lang et le hall principal.  La pagode est couverte de tuiles yin et yang dans un style de dragon ondulé. La caractéristique de cette pagode est qu’elle présente une architecture unique sans arbalétrier, reposant uniquement sur des poutres à bras mortaisées afin de  supporter le poids grâce à  des piliers ronds en bois. À l’extérieur de la pagode, il y a la présence de deux licornes, tandis que  dans le hall intérieur on trouve la décoration avec des couleurs vives et sur les murs des illustrations trouvées dans le pèlerinage vers l’Ouest, les Trois Royaumes  etc.

KAN

Sa Déc ( Đồng Tháp)

 

Version française

Dưới thời Pháp thuộc  Sa Đéc được xem là  thị trấn nhỏ, yên tĩnh  ở đồng bằng sông Cửu Long.Tên nó có nguồn gốc từ tiếng Khơ Me  Psar Dèk. Nay Sa Déc thuộc về tỉnh Đồng Tháp.  Chính đây là vùng Tây Nam Bộ, nơi có được một bức tranh văn hóa đa sắc với  bốn tộc chính là người Việt, Khơ Me, Hoa và Chăm.  Chính cũng nơi nầy có một chuyện tình lãng mạn, không hồi kết cuộc của một chàng trai người Việt  gốc Hoa  Huỳnh Thủy Lê cùng cô con gái người Pháp lúc còn thiếu niên, trở  thành nhà văn hào Pháp nổi tiếng về  sau với tên Marguerite Duras  qua  quyển sách « Người Tình » của bà,  được giải thưởng  Goncourt 1984 và  đã được chuyển thể thành phim và dịch ra 42 thứ tiếng. Nay chỉ còn dấu ấn của Huỳnh Thủy Lê qua ngôi nhà cổ của ông  được xếp hạng là di sản lịch sử của đất nước.

Durant la période coloniale française, Sa Đéc était considérée comme une petite ville tranquille du delta du Mékong. Son nom est dérivé du mot khmer Psar Dek. Sa Déc appartient désormais à la province de Đồng Tháp. Il s’agit de la région du Sud-Ouest de la Cochinchine, où l’on retrouve un tableau culturel multicolore avec quatre groupes ethniques principaux : les Vietnamiens, les Khmers, les Chinois et les Cham. C’est également ici que se déroule une histoire d’amour romantique sans fin entre un Vietnamien d’origine chinoise Huỳnh Thủy Lê et une adolescente française, qui deviendra plus tard une célèbre écrivaine nommée Marguerite Duras grâce à son best-seller intitulé « L’Amante » ayant remporté le prix Goncourt en 1984 et ayant été adapté en film et traduit en 42 langues. Aujourd’hui il ne reste que la trace de Huỳnh Thủy Lê grâce à sa vieille maison classée désormais comme le patrimoine historique du Vietnam.