Di chỉ Tam Tinh Đôi phần 2 (Les bronzes de Sanxingdui: 2ème partie)


version française

Có những nét đặc trưng khác  tìm thấy ở di chỉ Tam Tinh Đôi  mà  không có nét tương đương như vậy ở trong nghệ thuật của triều đại Thương. Đó là việc trang trí thực vật được biểu lộ qua các lá bằng vàng hay đồng và các hình dáng cây  cỏ hoặc các đọt bông.  Một nguồn cảm hứng khác trọng đại được gặp gỡ lại ở trong đề tài  chim. Dù  hiện vật là người hay thú, nghệ nhân cũng đạt được kết quả  mỹ mãn với sự khéo léo trong việc tạo  ra  một phong cách khá tiên tiến mà còn có những biểu hiện rất tự nhiên.  Ngược lại trong nghệ  thuật của nhà  Thương thì nghệ nhân thường có khuynh hướng biến đổi   một cách quá đáng hình dáng con vật khiến  trông thấy  không có thực tế.
 


 

Thứ tự thời gian

Từ 1900-1500:  Văn hóa Erlitou. Khởi đầu thời kỳ đồ đồng . Nhà Hạ?

Từ 1500-1300: Giai đọan  Erligang của nhà Thương.

Từ 1300-1050:  Giai đọan  An Dương (Nhà Ân-Thương)

Từ 1200 TCN: Hầm  số 1  và 2 của Tam Tinh Đôi . Tứ Xuyên

Từ 1200-1000 TCN: Giai đọan  định cư ở di chỉ  Jinsha (Thành Đô, Tứ Xuyên)

Từ 1050-256  TCN : Triều đại Nhà Châu.

316  TCN:  Thôn tính Tứ Xuyên  bởi  quân nhà Tần.


Lúc khai  quật các hầm số 1 và 2 thì các nhà khảo cổ mới nhận thấy dù cùng thời với nhà Thương, truyền thống ở di chỉ Tam Tinh Đôi hoàn toàn khác hẳn vì nó có nhiều nét độc đáo và cá biệt.  Trước hết các dòng qúi tộc ở Tam Tinh Đôi không dùng các chậu zun tựa như triều đại nhà Thương.  Họ chỉ dùng các chậu nầy để trữ các vật có giá trị hay có mang tính cách quyền lực và uy tín chẳng  hạn võ óc, một thứ  tiền để trao đổi vì hiếm có. Cụ thể là pho tượng đội một  cái chậu « zun » tìm thấy  khi lúc khai quật hầm số 2. Ngược lại với triều đại nhà Thương thì các chậu zun dù  có  nhiều hình dáng  không giống nhau nhưng mỗi chậu có vai trò rõ ràng trong việc cúng tế tổ tiên:  dùng và uống rượu,  trưng bày các thức ăn,  nấu các đồ cúng vân vân …  Mặt con người được thể hiện không ít trong nghệ thuật của Tam Tinh Đôi.  Số lượng tượng đầu người  và mặt nạ rất đáng kể và không thể nào  không làm các  du khách và các nhà khảo cổ không để ý  khi đến  khám phá lần đầu nghệ thuật nầy.  Ngược lại trong nghệ thuật của nhà Thương, con người hầu như không có được sự tượng trưng  nào cả. 
 

Cổ vật nhà Thương

 Bảo tàng viện Cernuschi (Paris)

© Đặng Anh Tuấn
  
Ngược lại các nghệ nhân của nhà Thương biết đến qua sự sáng tạo các chậu nghi lễ mà có cái có thể cao đến 1 thước , các thợ đồng của Tam Tinh Đôi thường  liều lĩnh chọn làm các tác phẩm điêu khắc theo sự đòi hỏi của tầng lớp ưu tú nội địa.  Họ buộc lòng phải làm thích hợp các kỷ thuật du nhập và sáng tạo các phương pháp mới đặc biệt là việc hàn nối để thực hiện các công trình riêng tư.

Khi khám nghiệm các cổ vật tìm thấy trong các hố của di chỉ Tam Tinh Đôi, các nhà khảo cổ  đi đến kết luận  rằng các phong tục có ở Tam Tinh Đôi và An Dương  rất tương khắc rõ ràng trong việc tế lễ.  Ngược lại các lãnh đạo ở An Dương chỉ có lòng tôn kính tổ tiên thì các tầng lớp chính trị ở Tam Tinh Đôi rất sùng kính tổ tiên lẫn mặt trời.  Việc khám phá sau nầy  Jinsha được các nhà khảo cổ xem là di chỉ có nhiệm vụ đảm nhận việc tiếp tục văn hóa Tam Tinh Đôi và việc tập hợp lại 4 con chim xung quanh mặt trời trên một cổ vật trang trí bằng vàng hay là pho tượng đứng thẳng bằng đồng có cái mũ hình dáng mặt trời , minh chứng không phủ nhận được việc sùng kính tôn thờ mặt trời. Đây là một thói quen được  phổ biến trong các nền văn minh cổ đại ở trên thế giới.  Theo nhà nghiên cứu Trung Hoa Shi Jingsong, tất  cả hiện vật tìm thấy trong hố số 2 được chia ra thành hai loại:  loại thứ nhất có liên quan đến các hiện vật mà các mô típ tựa như các mẫu hình đựợc trông thấy trên các đồ đựng bằng đồng thuộc về vùng trung nguyên  của nhà Thương còn loại thứ nhì được nhận dạng nhờ các tượng nhỏ hay các mô típ trang trí liên quan mặt trời.  Theo ông , không có sự nghi vấn   trên  sự phân chia quyền lực giữa vua và thầy tế lễ nhất là thể hiện việc cùng tồn tại các đền thờ tôn giáo và tổ tiên trong văn hóa Tam Tinh Đôi. Chắc chắn đây là một vương quốc văn minh có một chế độ thần quyền vì vậy có thể giả  định một hệ thống tôn giáo và xã hội có nhiều bậc cấp qua các cổ vật được khám phá.
 

 

Tài liệu tham khảo

Les bronzes du Sichuan. Chine

Connaissance des Arts

Alain Thote.

Trở lại phần đầu

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.