Charles Edouard Hocquard


Version française

Charles Edouard Hocquard, một bác sĩ quân y và một phóng viên của cơ quan Havas ở Bắc Kỳ từ năm 1884 đến 1886 đã để lại cho chúng ta một bộ sưu tập hình ảnh đẹp của cuộc chiến tranh thuộc địa đầu tiên ở Việt Nam. Ông đã mang về hơn 200 clisê (bản in đúc) được soạn thành một danh mục gồm có 80 tấm bản in lõm quang hóa (*)  được xuất bản vào năm 1887. Ông kể lại  một cách nhạy bén và hài hước trong « Cuộc thám hiểm ở Bắc Kỳ », những giai thoại sống động với người nông dân trong vùng, kiến ​​thức về hệ thực vật địa phương, những kỷ niệm  về cuộc chiến Bắc Kỳ và người dân Việt Nam vân vân… Ông không đạt được ý nguyện trên phương diện thương mại như ông mong đợi qua các bài phóng sự hình ảnh của ông. Nhưng ông  lại thành công để cho thấy rằng có thể tìm thấy được một cái nhìn khách quan hơn trong cuộc xung đột Pháp-Việt, đó là  cái nhìn của một nhà khoa học gặp gỡ một nền văn hóa khác vào buổi bình minh của thế kỷ 20. Ông qua đời vì bệnh cúm truyền nhiễm vào ngày 11 tháng giêng năm 1911 ở tuổi năm mươi tám.

(*) Đây là  phương pháp in chụp không thay đổi được nhằm thay thế các bản in bạc và cho phép phân phối số lượng lớn với chi phí thấp hơn.

 

hocquard

 Version française

Charles Edouard Hocquard, médecin militaire et  reporter correspondant pour l’agence Havas au Tonkin de 1884 à 1886 nous a légué en héritage une collection de belles photos de la première guerre coloniale du Vietnam. Il a rapporté plus de 200 clichés composant une porte-folio de 80 planches en photoglyptie (*)publié en 1887. Il a relaté avec acuité et humour dans « Une expédition au Tonkin« , les anecdotes pittoresques avec les paysans de la région, la connaissance de la flore locale, les souvenirs  sur la guerre du Tonkin et sur le peuple vietnamien etc.. Il n’a pas obtenu le succès commercial escompté avec la publication de ses reportages photographiques.  Mais il a réussi à montrer qu’il est possible de trouver dans le conflit franco-vietnamien un autre regard plus objectif, celui d’un homme de science à la rencontre d’une autre culture à l’aube du  XXème  siècle. Il est décédé d’une grippe infectieuse le 11 Janvier 1911 à l’âge de cinquante huit ans.

(*):  Il s’agit d’un procédé d’impression photomécanique inaltérable destiné à remplacer les tirages argentiques et permettant la diffusion en grand nombre à des coûts moindres.

Nguyễn Trãi (Version vietnamienne)

Version française

Người anh hùng dân tộc

Nước mấy trăm thu còn vậy
Nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn này.

Mạn thuật (Nguyễn Trãi)

Chúng ta có thể tóm tắt cuộc đời của danh nhân lỗi lạc này qua câu 3248 trong  tác phẩm kinh điển văn học  Kim Vân Kiều  của Nguyễn Du  ở vào thế kỷ 18:
Chữ Tài liền với chữ Tai một vần
để nói lên không chỉ tài năng phi thường của ông mà cả thảm họa mà ông phải chịu,  được nuối tiếc bởi nhiều thế hệ Việt Nam. Phải đối mặt với quân nhà Minh tàn bạo của hoàng đế Minh Thành Tổ  (Chu Đệ) do tướng Trương Phụ lãnh đạo trong cuộc xâm lược Đại Việt vào tháng chín của năm Bình Tuất (1406), Nguyễn Trãi đã biết cách đưa ra một khái niệm xuất sắc dựa trên những gì mà Lão Tử nói đến trong cuốn Đạo Đức Kinh :

Không có gì linh hoạt và yếu hơn nước ở trên đời
Tuy nhiên, muốn  ăn mòn  những gì cứng và mạnh
Không có gì vượt qua nổi nó và không ai có thể ví bằng nó
Có thể yếu mềm trội hơn vũ lực
Có thể linh động  trội hơn cứng rắn
Mọi người đều biết điều đó.
Nhưng không ai dùng việc hiểu biết này mà áp dụng cả.

và soạn thảo một chiến lược khéo léo khiến giúp người dân Việt, dù kém về số lượng, chiến thắng trong cuộc chiến này và giành lại độc lập cho dân tộc sau mười năm đấu tranh. Cùng với một thân hào dũng cảm Lê Lợi, được biết về sau này là Lê Thái Tổ và 16 bạn đồng hành liên kết bởi lời thề Lũng Nhai (1406) và 2000 nông dân ở phía tây vùng núi Lam Sơn tỉnh Thanh Hóa, Nguyễn Trãi đã xoay sở để biến cuộc nổi dậy thành một cuộc chiến tranh giải phóng và chuyển đổi một nhóm nông dân nghèo nàn thiếu trang bị thành một đội quân lính tinh nhuệ 200.000 người vài năm sau đó. Chiến lược này, được gọi là « du kích », được chứng minh rất có hiệu quả vì Nguyễn Trãi thành công trong việc đưa vào thực hành học thuyết của Clausewitz Trung Hoa, Tôn Tử ở vào thời  Xuân Thu, chủ yếu dựa trên năm yếu tố sau đây: đức hạnh, thời gian, địa thế, chỉ huy và kỷ luật trong cách điều khiển chiến tranh. Nguyễn Trãi đã có cơ hội nói rằng ông thích chinh phục lòng dân hơn là thành trì. Khi có sự hòa thuận giữa người dân và các nhà lãnh đạo thì người dân đồng ý chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng. Chính nghĩa cũng được lắng nghe và đựợc thắng lợi bởi vì Trời luôn luôn sát cánh với nhân dân, mà Đức Khổng Tử đã có cơ hội nhắc lại trong các sách kinh điển:

Thiên căng vụ dân, dân chi sở dục, thiên tất tòng chí
Trời thương dân, dân muốn điều gì Trời cũng theo.

Chúng ta  nhận thấy ở nơi Nguyễn Trải  có   sự phát triển toàn diện tư tưởng nhân nghĩa trong học thuyết Nho giáo. Để đảm bảo sự ủng hộ của người dân trong cuộc chiến giành độc lập, ông không ngần ngại lợi dụng sự mê tín và cả tin của người dân. Ông nhờ  các người thân trèo lên cây, khắc chữ trên lá bằng mật ong với cây tăm câu văn sau đây:

Lê Lợi vì dân, Nguyễn Trãi vì thân
Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi

khiến kiến ​​ăn mật ong và khoét lá rỗng để lại thông điệp này trên lá. Các lá nầy rụng được gió mang theo trên các dòng suối và các nguồn nước.  Nhờ  thu hồi  các lá nầy, người dân tin rằng thông điệp nầy xuất phát từ ý  Trời và không ngần ngại tuân thủ tham gia đông đảo vào cuộc chiến giải phóng này. 

Là một người theo chủ nghĩa nhân đạo, ông ta luôn nghĩ không chỉ có  những đau khổ của dân tộc mà  còn có luôn của quân thù. Ông đã có cơ hội nhấn mạnh trong một lá thư gửi cho thống tướng Vương Thông rằng nhiệm vụ của một thủ lĩnh là dám lấy quyết định, làm bớt đi hận thù, cứu lấy  người dân và bảo vệ thế giới bằng những lợi ích để lại một  tên tuổi  cho hậu thế (Quân Trung Từ Mệnh Tập). Ông cho phép  các tướng  nhà Minh bại trận  là Vương Thông, Mã Anh, Phương Chính, Mã Kỳ được trở về Trung Quốc với 13.000 binh lính bị bắt, 500 thuyền và hàng ngàn con ngựa. Lúc nào cũng quan tâm đến hòa bình và hạnh phúc của người dân, trong kiệt tác « Bình Ngô Đại cáo » (Tuyên ngôn về sự bình định giặc Ngô)  mà ông viết sau khi chiến thắng và đánh đuổi  giặc  Minh ra khỏi Việt Nam, ông nhắc nhở rằng đã đến lúc phải hành động khôn ngoan cho những người dân còn lại.

Để cho phép Trung Quốc không cảm thấy bị sỉ nhục bởi  sự thất bại chua cay này và khôi phục lại hòa bình và hạnh phúc lâu dài  cho người dân, ông  đề xuất một hiệp ước chư hầu với một cống phẩm ba năm gồm hai bức tượng có kích thước làm bằng kim loại tốt  nhằm đền bù cái chết của hai tướng Trung Quốc Liễu ThăngLương Minh ở trận chiến. Trong những năm đầu tiên của cuộc đấu tranh, Nguyễn Trãi đã phải chịu nhiều lần thất bại đẫm máu (cái chết của Lê Lai, Đinh Lễ vân vân…) khiến ông phải lánh nạn ba lần ở Chí Linh cùng với Lê Lợi và những người ủng hộ ông . Mặc dù vậy, ông không bao giờ cảm thấy nản lòng vì ông biết rằng mọi người đã ủng hộ ông. Ông thường so sánh con người với đại dương. Nguyễn Trãi đã có cơ hội nói với người thân tín của ông:

Dân như nước có thể chở mà có thể lật thuyền.

Những lời nói  của cha ông Nguyễn Phi Khánh, khi bị bắt và  bị đày về Trung Quốc cùng các học giả Việt Nam khác trong đó có Nguyễn An, người xây dựng  về sau Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, lúc chia tay ở biên giới Trung-Việt, vẫn tiếp tục in sâu  vào trong tâm trí khiến ông quyết tâm hơn bao giờ  đặc hết  niềm tin vào  cuộc đấu tranh chính nghĩa của ông:

Hữu qui phục Quốc thù, khóc hà vi dã
Hãy trở về mà trả thù cho nước, khóc lóc làm gì 

Ông đã trải qua nhiều đêm không ngủ để tìm kiếm một chiến lược  chống lại quân  giặc nhà Minh đang ở đỉnh cao của sức mạnh với sự khủng bố của chúng.  Được  biết sự bất đồng trong hàng ngũ kẻ thù, những khó khăn mà tân hoàng đế Minh Tuyên Tông gặp ở biên thùy phía bắc với Hung nô sau  cái chết của  Minh Thái Tông (Chu Đệ)  vào năm 1424 và những thiệt hại mà quân  nhà Minh phải chịu trong thời gian sau  nầy dù  giặc có thành công  ở chiến trường, Nguyễn Trãi đã không ngần ngại đề nghị đình chiến với tướng Mã Kỳ. Điều này được chấp nhận từ hai phía vì mọi người đều nghĩ rằng  tận dụng thời gian nghỉ ngơi này để củng cố quân binh của họ trong khi chờ quân tiếp viện từ Quảng Tây và Vân Nam và một cuộc giao chiến quân sự quy mô lớn  (phiá nhà Minh) hoặc để tái lập lại  một đội nghĩa quân đã  bị nhiều lần tổn thất quan trọng và thay đổi chiến lược trong cuộc chiến tranh giải phóng (phiá Việt Nam). Lợi dụng sự thiếu hiểu biết về địa hình của quân tiếp viện Trung Quốc từ Quảng Tây,  ông nhanh chóng điều khiển  quân bằng cách thực hiện học thuyết  « đầy và  rỗng »  mà Tôn Tử chủ trương. Ông đã nói trong tác phẩm « Nghệ thuật chiến tranh »: Quân đội cũng như nước. Khi nước tránh được các nơi cao và lao vào các hốc thì quân đội phải  tránh  các nơi có đông quân và tấn công các nơi  ít quân. Nhờ thế  ông mới  giết được Liễu Thăng  và quân đội của ông nầy ở « khoảng rỗng » Chi Lăng được xác định bởi Tôn Tử, trong một đọan đèo vùng núi lầy lội gần Lạng Sơn. Ông không để người kế nhiệm của Liễu Thăng là  Lương Minh có thời giang để tập hợp lại tàn quân Minh bằng cách  gài bẫy chết  ở xung quanh thành phố Cần Trạm. Sau đó, ông tận dụng sự thành công đạt được để đánh bại quân đội tăng cường của tướng quân  Minh Mộc Thanh, buộc ông nầy phải bỏ trốn và trở về một mình ở  Vân Nam.

Trân đánh Chi Lăng

Vì sợ sự tổn thất của nghĩa quân trong cuộc đối đầu lâu dài và vì muốn  tiết kiệm xương máu của dân tộc, ông dùng chính sách cô lập các thành phố lớn Nghệ An, Tây Ðô, Ðồng Quan (tên cũ của thủ đô Hà Nội) bằng cách chiếm giữ  tất cả các đồn lũy và tất cả các thị trấn nhỏ ở xung quanh các thành, quấy nhiễu không ngừng  các đội quân tiếp tế lương thực và  làm vô hiệu hóa tất cả các đội quân tiếp viện. Để ngăn chặn sự trở lại có thể của những kẻ xâm lược và làm xáo trộn cơ cấu hành chính của chúng, ông thiết lập lại ở các thị trấn giải phóng một chính quyền mới do các học giả trẻ được tuyển dụng lãnh đạo. Ông đã không ngừng gửi sứ giả cho các quan Trung Quốc hoặc Việt Nam trấn giữ ở các thị trấn nhỏ này để thuyết phục họ đầu hàng  nếu không sẻ bị đưa ra công lý và bị kết án tử hình trong trường hợp kháng cự.  Việc này tỏ ra có kết quả và có lợi  khiến Vương Thông và các  tướng lãnh  buộc lòng  phải đầu hàng vô điều kiện vì họ nhận thấy rằng họ không thể giữ  được Đồng Quang lâu  nửa nếu không có viện binh và tiếp tế. Đó không chỉ là cuộc  giải phóng mà còn là cuộc chiến  tranh tâm lí mà Nguyễn Trãi đã  thành công để chống lại giặc Minh.

Một khi  độc lập được dành lại, ông được bổ nhiệm làm bộ trưởng bộ nội vụ và là thành viên của hội đồng bí mật. Được biết  tính cương trực của ông khiến ông trở thành không lâu mục tiêu chính của các cận thần của vua Lê Thái Tổ làm  vua sau này cũng bắt đầu nghi vực ông. Cảm thấy nguy cơ  sẻ cùng chung  số phận như người bạn đồng hành của ông, Trần Nguyên Hãn và noi theo gương  Trương Lương, cố vấn của hoàng đế nhà Hán, Lưu Bang, ông  yêu cầu vua Lê Lợi cho phép ông được nghỉ hưu ở núi Côn Sơn, nơi mà ông đã dành trọn tuổi trẻ của ông với ông ngoại của Trần Nguyên Ðán, cựu bộ trưởng nhiếp chính của triều đại nhà Trần, Trần Phế Đại và cháu chắt của đại tướng Trần Quang Khải, một trong những anh hùng Việt Nam trong cuộc chiến chống quân Mông của Hốt Tất Liệt (Kubilai Khan). Chính tại  nơi đây, ông viết ra một loạt  tác phẩm sáng tác gợi lại không chỉ sự gắn bó sâu sắc  của ông với thiên nhiên mà còn sự khao khát mãnh liệt muốn từ bỏ danh dự và vinh quang để đổi lấy lại sự nhàn rỗi. Cũng qua những bài thơ này, chúng ta tìm thấy ở nơi ông một chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, một sự đơn giản phi thường, một trí tuệ mẫu mực và một xu hướng ẩn dật và cô đơn. Ông thường nhấn mạnh đời người có được là bao giỏi lắm chỉ kéo dài một trăm năm. Sớm muộn gì chúng ta cũng quay về với cát bụi. Điều quan trọng đối với con người là phẩm giá và danh dự như tấm chăn màu xanh (biểu tượng phẩm giá) mà học giả Trung Hoa Vương Hiền Chi của triều đại nhà Tấn đã  bào chữa lúc  kẻ trộm vào nhà qua bài thơ  « Hạ Nhật Mạn Thành » hay tự do mà hai ẩn sĩ Trung Hoa Sào Phủ và Hứa  Do có ở thưở xưa trong bài thơ mang tựa đề Côn Sơn Ca. Mặc dù  về hưu  rất sớm, nhưng ông ta bị buộc tội giết vua vài năm sau đó và bị tra tấn vào năm 1442 cùng với tất cả họ hàng  trong gia đình bởi  cái chết bất ngờ của vị vua trẻ Lê Thái Tông say mê một người vợ trẻ của ông Nguyễn Thị Lộ ở vườn vải. Chúng ta có thể biết tất cả mọi thứ ngoại trừ trái tim con người vẫn không thể nào đo được, đây là những gì ông đã nói trong bài thơ Mạn Thuật nhưng đó cũng là những gì đã xảy ra với ông dù ông có dự đoán trước đó. Ký ức của ông  được phục hồi chỉ khoảng hai mươi năm sau bởi vị vua vĩ đại Lê Thánh Tôn. Người ta có thể ghi nhận ở nơi  học giả này không chỉ tình yêu mà ông ta luôn luôn dành cho người dân và đất nước mà còn có sự tôn trọng mà ông  ta lúc nào cũng có  đối với các địch thủ và thiên nhiên. Đối với học giả tài năng Việt Nam này, để tôn vinh ký ức của ông tốt nhất là lấy lại câu văn mà nữ văn hào Pháp  Yveline Féray đã viết trong lời tựa cho cuốn tiểu thuyết của bà « Mười ngàn năm mùa xuân (Dix mille printemps) »:

Bi kịch của ông là bi kịch của một một vĩ nhân sống trong một thời đại mà xã hội quá nhỏ bé.

 

 

Doanh thiếp (Version vietnamienne)

 

 

Doanh thiếp

Version francaise

Một trong những nét duyên dáng của thi ca Việt Nam nằm ở trong việc sử dụng các câu đối. Chúng ta tìm thấy trong các câu đối nầy không những có các ý nghĩa tương phản nhờ các từ sử dụng mà còn có sư thích hợp trong việc dùng các câu đối nầy. Bởi vậy các câu đối nầy trở thành một trong những khó khăn lớn đối với những người chưa thành thạo dùng nhưng vẫn có sự lôi cuốn khó chối cãi đối với các nhà  thi sĩ nổi tiếng Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Tự Đức, Cao Bá Quát, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Đình Chiễu vân vân…
Các nhà thi si nầy có cơ hội sử dụng các câu đối nầy một cách tài tình khéo léo. Họ để lại cho chúng ta những câu đối xứng đáng với tài năng của họ khiến làm chúng ta lúc nào cũng  khâm phục và  được xem luôn như một tài liệu tham khảo trong  thi ca Việt Nam. Nhờ sự tương phản của các danh từ hay ý nghĩa trong một câu văn hay từ một đoạn thơ nầy đến đoạn thơ khác, thi sĩ thường hay nhấn mạnh một lý do hay một phê bình nào nhằm làm nổi bật chính xác sự suy nghĩ của mình. Những câu đối này được đặc ra từ các quy tắc đối chữ được thiết lập chủ yếu dựa trên sự xen kẽ các thanh điệu bằng và trắc (1) nhất là dựa vào sức mạnh kết hợp của các danh từ hài hòa được sử dụng mà còn được gia tăng thêm đó bởi tính âm điệu của ngôn ngữ Viêt Nam và các ý nghĩa tương phản hay tương quan và không trái ngược với nhau.


(1)  bằng hai dấu: huyền và không dấu. Trắc: 4 dấu: hỏi, ngã, sắc, nặng


Các câu đối nầy tạo thành trò tiêu khiển trí tuệ, một nghệ thuật mà các nhà thơ nổi tiếng không thể nào bỏ qua được và sáng tác ra các câu đối với sự dễ dàng đáng kinh ngạc và sự khéo léo tài tình. Các câu nầy phản ánh chính xác những gì  thi sĩ cảm nhận và nhìn  thấu  được trong cuộc sống hàng ngày.
Cũng không có gì ngạc nhiên khi thấy sự ngưỡng mộ của người dân Việt về luật làm các câu đối tế nhị nầy qua bao nhiêu thế hệ. Luật nầy không chỉ trở thành niềm vui không ít của người dân mà còn là vũ khí hữu hiệu chống lại chính sách ngu dân, áp bức và khiêu khích.

Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.

Người dân Việt không thể nào thiếu các câu đối nầy trong dịp lễ Tết. Đây cũng là những câu đối nói lên sự gắn bó sâu sắc và quen thuộc mà người dân Việt thường dành cho luật làm thơ bình dân nầy trước thềm năm mới. Giàu hay nghèo, thi sĩ hay không, mọi người đều cố gắng có được những câu đối này để đặt trước  bàn thờ của tổ tiên hoặc treo ở lối vào nhà. Tự mình sáng tác các câu đối hay nhờ đến các nhà nho để bày tỏ những khát vọng cá nhân của mình.
Các câu đối nầy có thể có nguồn gốc trong văn học Trung Quốc và  được gọi là Doanh thiếp trong tiếng Việt (1) (các bản thảo đựợc treo trên cột nhà). Các câu đối nầy chia ra hai  câu văn lúc nào cũng đi chung với nhau và được gọi là vế trênvế dưới. Vế trên là vế ra và  được người phát ra câu văn đầu. Còn vế dưới thì là vế đối khi một người  khác phải đối lại qua câu văn sau. Có một số đặc điểm chung ở  2 vế này:

Số lượng từ phải giống nhau.
Nội dung phải phù hợp về mặt ý nghĩa khi nói đến sự tương phản hay tương quan của  các ý tưởng.
Hình thức phải được tôn trọng khi nói đến sự tương phản của các từ được sử dụng trong hai vế (tôn trọng thứ tự vị trí của các  danh từ, tính từ và động từ, quan sát các quy tắc đối lập của các thanh bằng và trắc).

Với ví dụ sau đây :

Gia bần tri hiếu tử
Quốc loạn thức trung thần.
Nhà nghèo mới biết con hiếu thảo
Nước loạn mới biết rõ tôi trung

Chúng ta nhận thấy rằng hai vế nầy có cùng số lượng từ (5 chữ trong mỗi vế), sự tương đồng của các ý tưởng và sự quan sát chặt chẽ của các thanh âm bằng và trắc được sử dụng trong hai vế. Thay cho thanh bằng (bần) của vế trên, chúng ta tìm thấy thanh trắc (loạn) ở cùng vị trí ở câu vế dưới. Tương tự, các thanh trắc còn lại của vế trên (hiếu) và (tử) được thay thế tương ứng bằng hai thanh bằng (trung) và (thần) ở vế dưới. 

Các câu đối gồm có   từ ba cho đến 6 chữ trong mỗi câu được gọi là các câu đối nhỏ (hoặc tiểu đối trong tiếng Việt). Khi có hơn bảy từ và tuân theo các quy tắc của thơ, thì được gọi là  « thi đối ». Đây là trường hợp của ví dụ được trích dẫn ở trên.  Trong trường hợp có được « sự song song » của các ý tưởng thì được gọi là câu đối xuôi  trong tiếng Việt. Trong trường hợp này, không có sự tương phản nào về ý nghĩa được phát hiện ở trong câu đối cả. Mặt khác, có thể có một sự liên hệ  và tương quan về ý nghĩa giữa hai vế, được tìm thấy trong ví dụ sau đây:

Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách
Sắc bất ba đào dị nịch nhân.
Không cần có khoá cửa trời mưa vẫn lưu giữ được khách
Người mỹ nữ không làm được sóng biển vẫn có thể nhận chìm người say mê.

Nếu  có tương phản, chúng ta gọi là câu đối ngược. Trong các loại câu đối này, sự tương phản của ý nghĩa hoặc ý tưởng được thấy rõ rệt như trong ví dụ sau đây:

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng 

Có duyên dù ở xa ngàn dậm cũng có thể gặp nhau mà còn không có duyên dù có đối mặt vẫn không găp nhau.

Những câu  đối nầy được thi sĩ lỗi lạc Cao Bá Quát sử dụng thường xuyên. Có một giai thoại về ông khi Hoàng đế Minh Mạng đến thăm ngôi làng của ông ta và khi ông còn là một cậu bé bướng bỉnh. Thay vì trốn, ông ta ném mình xuống ao để bơi. Trước  thái độ ngông cuồng, ông ta bị trói và  dẫn đến trước hoàng đế  Ming Mạng dưới mặt trời ngột ngạt. Ngạc nhiên trước sự táo bạo và tuổi trẻ của ông,  vua đề nghị thả ông ta với một điều kiện là ông ta  phải sọan vế đáp lại thích hợp với vế đối mà  hoàng đế đưa ra. Thấy con cá lớn đuổi theo con cá nhỏ trong ao, hoàng đế bắt đầu nói:

Nước trong leo lẽo, cá đóp cá

Không một chút lưỡng lự, Cao Bá Quát đáp lại với sự dễ dàng không tưởng tượng được:

Trời nắng chan chan, người trói người

Kinh ngạc trước sự nhanh trí và tài năng phi thường, hoàng đế buộc  lòng phải thả ông ta. Vì có tính  độc lập, suy đoán và khinh miệt  đối với hệ thống quan liêu mà Cao Bá Quát được biết đến, ông thường phải chấp nhận mọi thách thức mà những kẻ thù của ông đưa ra. Một ngày đẹp trời,  ông ta  không ngớt làm trò hề trong buổi thuyết trình về thơ được tổ chức bởi một vị quan nhất là khi  ông  nầy đưa ra những lời giải thích đơn giản về những câu hỏi của công chúng. Bực mình vì sự khiêu khích liên tục của ông,  ông quan buộc phải phải thách thức ông ta với ý định trừng phạt ông  ngay lập tức bằng cách yêu cầu ông đưa ra  vế  đáp  phải thích hợp với vế đối  của quan:

Nhi tiểu sinh hà cứ đác lai, cảm thuyết Trình, Chu sự nghiệp
Mầy là gả học trò ở đâu đến mà dám nói đến sự nghiệp của Trương Công và Chu Công?
Etant un élève venant de quel coin, oses-tu citer les œuvres de Trương Công et Chu Công?

Cũng như mọi lần, không luỡng lự, ông đáp lại với  cách ngạo mạn:

Ngã quân tử kiên cơ nhi tác, dục ai Nghiêu Thuấn quân dân
Ta là bậc quân tử, thấy cơ mà dấy, muốn làm vua dân trở nên vua dân đời vua Nghiêu vua Thuấn.

Các câu đối  nầy tạo thưở xưa một nơi ưa thích mà người Trung Quốc và người Việt Nam hay thường chọn để  đối đầu công khai.Vế đối của thám quan Giang Văn Minh, được lưu giữ trong ký ức của cả một dân tộc và tồn tại qua nhiều thế hệ:

Ðằng giang tự  cổ huyết do hồng
Dòng sông Bạch Đằng tiếp tục nhuốm máu đỏ.

 tiếp tục minh họa cho sự quyết tâm không thể sai lầm của ông  trước sự khiêu khích của hoàng đế nhà Minh với vế ra:

Ðồng trụ chí kim đài dĩ lục
Cây cột đồng tiếp tục bị rêu xanh xâm chiếm.

Cũng có những nhà thơ vô danh đã để lại cho chúng ta những câu đối  đáng nhớ. Đây là những  câu được tìm thấy trên bàn thờ của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Biểu  ở xã Bình Hồ ở miền Bắc Việt Nam. 

Năng diệm nhơn đầu năng diệm Phụ
Thượng tồn ngô thiệt thượng tôn Trần
Ăn được đầu người thì co’ thể ăn cả Trương Phụ
Còn lưỡi của ta thì còn nhà Trần

Nhờ hai câu đối nầy, nhà thơ ẩn danh muốn vinh danh người anh hùng dân tộc. Ông đã bị chết bởi tướng quân Trung Quốc Trương Phụ sau khi tổ chức một bữa tiệc xa hoa để vinh danh ông. Để hăm dọa Nguyễn Biểu, Trương Phụ đã không ngần ngại tặng ông một món ăn mà người ta tìm thấy  có cái đầu bị chém của một kẻ thù. Thay vì sợ hãi trước trước món ăn nầy, Nguyễn Biểu vẫn bình tĩnh, dùng đũa để  gấp  cặp mắt và ăn đi một cách ngon lành.

Sau  khi chính quyền  Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975, một người vô danh đã sáng tác hai câu  đối sau đây:

Nam Kì Khởi Nghĩa tiêu Công Lý
Ðồng Khởi vùng lên mất Tự Do.

bởi vì tên của hai đại lộ Công Lý Tự Do đã được thay thế lần lượt bởi Nam Kì Khởi Nghĩa Đồng Khởi ở thành phố nhộn nhịp của miền Nam nầy.

Mượn nhờ hai câu này mà nhà thơ ẩn danh muốn nêu bật những lời chỉ trích gay gắt của ông đối với chế độ.

Lợi dụng sự tinh tế  tìm thấy trong các câu đối và  nghĩa bóng trong tiếng Việt, các chính trị gia Việt Nam, đặc biệt là hoàng đế Duy Tân, đã có cơ hội sử dụng nó thường xuyên để thăm dò hay  mỉa mai đối thủ.

Ngồi trên nước không ngăn được nước
Trót buôn câu đã lỡ phải lần

Qua hai câu  đối này, Duy Tân muốn biết ý định chính trị của bộ trưởng Nguyễn Hữu Bài vì chữ « nước » trong tiếng Việt chỉ định nước và  đất nước. Ông muốn biết ý kiến ​​của Nguyễn Hữu Bài có đồng ý với ông hay  hay là ông  vẫn theo chính quyền thực dân Pháp. Biết được tình hình chính trị và gần gũi với chính quyền thực dân, Nguyễn Hữu Bài  lựa chọn chính sách bất động và  hợp tác bằng cách ra câu đối   như sau: 

Ngẫm việc đời mà ngán cho đời
Liệu nhắm mắt đến đâu hay đó

Qua câu đối

Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế

của Đặng Trần Thường  người  được phép phán xét ông có tội đi theo Hoàng đế Quang Trung, Ngô Thời Nhiệm  trả lời một cách mĩa mai với câu đối sau đây:

Ai Công hầu, ai Khanh tướng, trên trần ai, ai dễ biết ai

Ông  ta không chỉ thể hiện được  bản lĩnh mà còn khinh miệt những người theo thời như Đặng Trần Thường. Bị kích thích bởi những lời miệt mài này,  Đăng Trần Thường  ra lệnh cho cấp dưới của mình quất ông cho đến chết trước đền văn miếu. Ngô Thời Nhiệm  không sai khi nhắc nhở  Đặng Trần Thường về nhận xét này vì sau đó ông lại bị hoàng đế Gia Long kết án tử hình. 

Phú  là tên tiếng Việt của các câu đối mà mỗi vế có ít nhất ba đoạn. Đây là trường hợp ví dụ về  các câu đối được sử dụng bởi Ngô Thời Nhiêm và Đặng Trần Thường. Khi  vế gồm ba đoạn hay nhiều hơn trở lên (trong ví dụ được trích dẫn ở trên), ở giữa có một đoạn rất ngắn được chèn vào trong như cái đầu gối  của ống chân con hạc nên vì thế được gọi là phú gối hạc.

Trải qua năm tháng, các câu đối nầy nó trở thành biểu hiện bình dân chân chính của cả một dân tộc trong cuộc đấu tranh vĩnh cửu chống lại chính sách ngu dân và áp bức. Bằng cách cho họ có cơ hội thể hiện được  tính cách,  bản chất và tâm hồn, các câu đối nầy đã biện minh được những gì bà tiểu thuyết  gia Staël đã  từng nói: Bằng cách học âm điệu của một ngôn ngữ, người ta mới đi sâu vào tâm trí của quốc gia sử dụng ngôn ngữ đó. Chính với những câu đối nầy mà người ta mới có thể hiểu và cảm nhận được Việt Nam hơn. Người ta sẽ có thể gần gũi hơn với con người và văn hóa của  đất nước nầy.

 

 

Dương Vân Nga (La reine des deux dynasties Đinh et Lê antérieur)

Version française

 

 

 

 

 

 

 

Thái hậu

Dương Vân Nga

Chúng ta ít khi nói về Dương Vân Nga trong lịch sử Việt Nam. Tên của bà ít được trích dẫn hơn so với hai bà Trưng TrắcTrưng Nhị hoặc Triệu Ẩu. Tuy nhiên, bà là một người phụ nữ khác thường, một bà hoàng hậu vĩ đại của hai triều đại đầu tiên  Đinh và Tiền Lê ở Việt Nam. Cuộc đời của bà cũng như sự nghiệp, chúng ta có thể tóm tắt lại qua bốn câu thơ sau đây được truyền khẩu cho đến ngày hôm nay và được một nhà sư bí ẩn để lại ở trên tường của tu viện Am Tiên, được đúng một ngàn năm xưa, khi gặp bà Dương Vân Nga:

Hai vai gồng gánh hai vua
Hai triều hoàng hậu, tu chùa Am Tiên
Theo chồng đánh Tống bình Chiêm
Có công với nước, vô duyên với đời

Trong số mười hoàng hậu của hai triều đại này, bà là người duy nhất được phép có một tượng hình. Tượng này, trong thời gian phục hồi và chuyển qua đền thờ dành riêng cho vua Lê Hoàn, vào đầu triều đại Hậu Lê đã bị rĩ một cách kỳ lạ, có lẽ là do tượng bị phơi nắng bất ngờ và đặt trong một thời gian dài ở một nơi ẩm ướt. Hiện tượng này người ta cho là sự đau đớn cùng cực mà cuộc đời dành cho bà, khi lúc bà còn sống.

Tên thật của bà là Dương Thị Vân Nga. Đây là tên mà người ta cho rằng được đặt từ sự liên kết của tên vùng đất của cha bà là Vân Long và của mẹ là Nga Mỹ. Bà xuất thân từ một gia đình rất nghèo. Bà phải khổ cực tìm kiếm cũi ở trong rừng từ khi còn trẻ và bắt cá trên sông để cung cấp cho sinh hoạt của gia đình ở một vùng núi hiểm trở. Sáng sớm thì ở trong rừng, chiều tối thì ở dưới sông, bà sớm trở thành một cô gái trẻ trong làng.
Nàng có một khả năng tổ chức bẩm sinh khiến cho phép nàng trở thành một nữ tướng của một nhóm cô gái trẻ ở trong khu vực của nàng vài năm sau đó. Nàng xoay sở rất giỏi để chống cự lại một đạo quân đối thủ gồm toàn những cậu con trai chăn trâu dưới quyện lãnh đạo của một chàng trai trẻ gan dạ và thông minh Đinh Bộ Lĩnh bằng cách làm cháy đuốc nứa nổ khiến làm tháo chạy tứ tung đàn trâu của anh chàng Đinh nầy và nhờ có các thuyền thúng khiến các nữ binh vận chuyển nhanh chóng thông qua sông và đầm lầy. Nhưng Đinh Bộ Lĩnh vẫn có lời nói cuối cùng nhờ mưu mẹo của chàng. Anh dùng sào và thuyền nhẹ làm bằng thảm tre để chọc thủng thuyền và làm bất động tất cả các thuyền thúng của Dương Vân Nga. Từ đó trở đi, Ðinh Bộ Lĩnh giành được không chỉ sự ngưỡng mộ của Dương Vân Nga mà cả tình yêu của nàng. Đây là lý do để gợi lên ngày nay, mối quan hệ vợ chồng và món nợ ban đầu của một cặp vợ chồng, người ta thường nhắc đến câu nói phổ biến sau đây: « Thuyền tre đè thuyền thúng »).

Thuyền thúng

Nhờ sự liên kết của hai vợ chồng, họ thành công qui tụ tất cả những người trẻ của Hoa Lư dưới bóng ngọn cờ lau của họ và không lâu sau đó  loại trừ các đối thủ lợi hại trong cuộc chinh phục quyền lực. Nhờ thế Đinh Bộ Lĩnh trở thành vị vua đầu tiên của triều đại Đinh thường được gọi là Ðinh Tiên Hoàng. Ông ấy rất độc đoán và hay thường sử dụng chức vụ và lương bổng để mua chuộc lòng trung thành của các cấp dưới nhưng ông cũng thường dùng vũ lực và những hình phạt tàn khốc không thể tưởng tượng được để trừng phạt các đối thủ và những kẻ dám chỉ trích ông ta.
Bất chấp lời khuyên của Dương Vân Nga, ông vẫn tiếp tục điềm tĩnh và tạo ra có nhiều kẻ thù ngay cả trong gia đình. Thay vì phong chức thái tử cho con trai cả của ông, Đinh Liễn, người đã gíúp ông rất nhiều năm trong cuộc đấu tranh để thống nhất đất nước, ông lại chọn con trai kế Đinh Hoàng Lang làm thái tử. Điều này dẫn đến sự tức giận và ganh tị của Ðinh Liễn và thúc đẩy đến việc ám sát em trai của mình. Dương Vân Nga lần đầu tiên chứng kiến cuộc tranh chấp điên cuồng giữa các đứa con của mình, sau đó là lại thêm cái chết của chồng bà, vua Đinh Tiên Hoàng và con trưởng Đinh Liễn bị ám sát bởi tên quan lại cuồng tưởng Đỗ Thích, tin rằng vương quốc nầy thuộc về hắn  qua giấc mộng.  Tên sát nhân nầy bị tầm nã ba ngày liên tục trước khi khám phá nằm dưới mái nhà và bị kết án tử hình bởi  tể tướng Nguyễn Bặc. Giả thuyết nầy không thuyết phục chi cho mấy ngày nay. Các sử gia như Phan Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vĩ hay  Lê Văn Siêu nhận thấy sự ám sát Đinh Tiên Hoàn có bàn tay của thống soái Lê Hoàn với sư đồng lõa của Dương Vân Nga. Sự tham vọng của Đỗ Thích  có phần quá đỗi và tột cùng bởi vì Đỗ Thích đâu có quân ngũ như Lê Hoàn. Ông còn là nhân vật duy nhất chứng kiến sự tàn sát nầy vì ông là thái giám của Đinh Tiên Hoàng.  Qua  lời tường thuật lịch sử, ông không có đồng lõa nào cả.  Thật đáng nghi ngờ  trong  cách lý luận nầy. Bà còn đau đớn thay  khi  nhìn thấy nỗi khốn khổ của con gái mình, công chúa Phật Kim bị chồng Ngô Nhật Khánh  thuộc dòng họ của tướng  quân Ngô Quyền bỏ rơi và  trốn sang Chiêm Thành để cầu viện quân nước nầy để chống lại đất nước mình, nhầm giành lại quyền lực mong muốn.

Tại sao Ngô Xuân Khánh chạy sang Chiêm Thành để  cầu viện binh chống lại xứ sở của mình? Tại sao Trung Hoa viện cớ để xâm lược nước Việt Nam? 

Nên nhớ rằng Đinh Tiên Hoàn đã thành công trong việc thống nhất đất nước vào thời điểm đó là nhờ ông áp dụng một chính sách cơ bản dựa trên sự kết hợp giữa sự mềm dẻo và liên minh đối với các lực lượng nổi dậy từ dòng họ của danh tướng Ngô Quyền để có sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam trong việc chinh phục  quyền lực. Đó là lý do tại sao ông đồng ý gả con gái Phất Kim cho Ngô Xuân Khánh và lấy mẹ và em gái của Ngô Xuân Khánh làm vợ và cho con trai cả củA mình, Đinh Liễn. Cùng với mẹ của Ngô Xuân Khánh, ông có một đứa con trai tên là Đinh Hạng Lang. Để lấy lòng Ngô Xuân Khánh và mẹ, ông chọn Đinh Hạng Lang làm thái tử thay vì cho con trai cả của mình Đinh Liễn. Sự sai lầm tai hại này đã khiến Đinh Liễn tức giận và ra tay ám sát em trai của mình Đinh Hạng Lang. Thay vì xử tội Đinh Liễn, Đinh Tiên Hoàng lại tha tội cho con khiến làm Ngô Xuân Khánh hết còn hi vọng cướp quyền hành một ngày nào  ở người em trai còn nhỏ tuổi cùng mẹ khác cha,  Đinh Hạng Lang như Vương Mãng ở thời nhà Hán khi vua Đinh Tiên Hoàng qua đời. Chính vì vậy Ngô Xuân Khánh mới trốn qua Chiêm Thành để  xin viện binh và để giành lại quyền lực mong muốn. Còn nhà Tống đây là cơ hội hiếm có để chiếm lại nước An Nam vì nhà Tống chỉ công nhận Đinh Liễn là người kế vị duy nhất nên phong cho Đinh Liễn chức vị là « Nam Việt vương ».

Phong cảnh hữu tình của Ninh Bình © Đăng Anh Tuấn

 Bởi vì đứa con trai út còn nhỏ tuổi (6 tuổi) Ðinh Toàn, Dương Vân Nga  phải đảm nhận chức vụ nhiếp chính với tướng quân Lê Hoàn. Nhưng bà gặp ngay sự kháng cự vũ trang từ những người ủng hộ Đinh Tiên Hoàng bị sát hại, muốn loại trừ Lê Hoàn bằng mọi giá và bà phải đối mặt không chỉ với mối đe dọa và cuộc xâm lăng  của nhà Tống mà luôn cả với Chiêm Thành. Bà phải đối mặt với một vấn đề nan giải mà người phụ nữ dường như khó vượt qua nổi khi bà sống ở trong thời đại Khổng giáo và khi Việt Nam mới được giải phóng chỉ có mười năm ra khỏi sự thống trị của Trung Quốc. Bà rất can đảm đưa ra một quyết định có vẻ khả nghi vào thời điểm đó và gây ra nhiều hậu quả tai hại cho triều đại nhà Đinh bằng cách nhường lại ngai vàng cho tướng quân Lê Hoàn và liên kết với ông trong việc quản lý  Đại Cồ Việt. Điều này làm  Lê Hoàn có được sự ủng hộ phần lớn của quần chúng và khôi phục lại không những  lòng tự tin mà còn có luôn sự đoàn kết của cả dân tộc. Nhờ đó, ông thành công trong việc đàn áp cuộc nổi loạn (Nguyễn Bặc, Đinh Điền), tiêu diệt quân Tống trên sông Bạch Đằng, khởi đầu hành trình « Nam Tiến » và khôi phục lại hòa bình cho đất nước. Chúng ta cần phải tự đặt mình vào bối cảnh chính trị bối rối này mà Dương Vân Nga thừa  biết để nhận thấy rằng đây là một hành động được suy nghĩ kĩ càng và sự can đảm lạ thường của một người phụ nữ, được đào tạo cho đến giờ để sống trong khuôn khổ của Khổng giáo, dám chấp nhận sự nhục nhã và khinh miệt để đảm bảo rằng đất nước nầy không bị trở lại dưới ách thống trị của Trung Quốc và Việt Nam không rơi vào tình trạng hỗn loạn chính trị.

Cuộc chiến của bà có vẻ khó khăn hơn so với hai bà Trưng Trắc Trưng Nhị vì đây không chỉ là cuộc chiến chống quân xâm lược mà còn chống lại cả lợi ích riêng tư và tình cảm cá nhân của bà. Dưới triều đại của Lê Hoàn, bà không ngừng khuyên ông thực hành chính sách khoan hồng đối với các đối thủ của mình, xóa bỏ đi những hình phạt tàn khốc mà Ðinh Tiên Hoàn thiết lập và trọng dụng các thiền sư tài năng như Khuông Việt Ngô Chấn Lưu, Hồng Văn, Vạn Hạnh) trong việc quản lý đất nước. Tính tình rất hiếu chiến nên có tên là Lê Đại Hành, ông tiếp tục mở rộng bờ cõi Việt Nam bằng cách tiến hành không chỉ một cuộc viễn chinh trên biển phá hủy thủ đô Chiêm Thành Indrapura ở miền trung Việt Nam ngày nay vào năm 982 và giết đi vua chàm Bề Mị Thuế (Paramec Varavarman) mà cũng là một chính sách bình định toàn diện ở các lãnh thổ của các dân tộc thiểu số. Chính tại ở một trong các lãnh thổ nầy người con trai cuối cùng của Dương Văn Nga và Ðinh Tiên Hoàng, Ðinh Toàn đã bị ám sát thay thế cho Lê Hoàn bởi người Mán. Cái chết này tiếp theo sau đó việc tự sát của con gái bà, Công chúa Phật Kim và cái chết vì bệnh của con trai bà Long Thâu mà bà có với Lê Đại Hành. Bà bị dồn dập đau khổ bởi sự ra đi liên tiếp của những người xung quanh bà mà bà không nao núng một chút nào cả. Bà dành những ngày cuối đời ở tu viện Am Tiên và chôn vùi những nỗi đau cá nhân của một người phụ nữ đối mặt một mình với số phận.

Chúng ta có công bằng đối với một người phụ nữ yêu nước như Dương Vân Nga mà bị số phận áp đảo hay không, có được công đức nào trích dẫn xứng đáng như hai bà Trưng, Trưng Trắc và Trưng Nhị hay không trong lịch sử Việt Nam? Đây có phải là một điều thiếu sót cố ý vì sự vi phạm giáo điều của Dương Vân Nga kết hôn và phục vụ hai vị vua trong một xã hội phong kiến và Nho giáo của chúng ta không? Chúng ta không thể xóa bỏ được sự thật của lịch sử, nhất là các chi tiết của nó mà nhà sử học Trung Quốc Tư Mã Thiên thường nói.

Đã đến lúc phải trả lại cho Dương Vân Nga sự công bằng và địa vị xứng đáng từ lâu trong trang lịch sử của chúng ta và để các thế hệ tương lai nhận thức được sự quyết định dũng cảm và sáng suốt này. Điều này, mặc dù có vẻ bất minh và vô đạo đức đối với xã hội Khổng giáo, được thực hiện vào thời điểm mà tình hình chính trị đòi hỏi hơn bao giờ hết sự đoàn kết và thống nhất của cả một dân tộc trước sự xâm lược của ngoại bang mà còn phải cần có một nhân tài xuất chúng như vua Lê Đại Hành của chúng ta. Không có ông, cuộc Nam Tiến sẽ không bao giờ được thực hiện cả.

Văn hóa miệt vườn (Civilisation des vergers)

Version française

Trước khi trở thành đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, đầu thế kỷ Kitô lãnh thổ này thuộc về vương quốc Phù Nam trong vòng 7 thế kỷ. Sau đó, nó đã được sáp nhập và thuộc về đế chế Angkor vào đầu thế kỷ thứ 8 trước khi được nhường lại cho các chúa Nguyễn vào đầu thế kỷ 17 bởi các vị vua Khơ Me. Đây là một khu vực được vung tưới bởi một mạng lưới kênh rạch khiến làm các cánh đồng của nó được phì nhiêu với đất phù sa qua nhiều thế kỷ và do đó thích ứng với việc trồng trọt các cây ăn quả. Sông Cửu Long lúc nào cũng làm người dân bản địa phải tranh đấu không ngừng cũng như sông Nil của Ai Cập với người nông dân. Sông Cửu Long đã thành công trong việc xây dựng một bản sắc « miền nam » cho người bản xứ và mang đến cho họ một nền văn hóa mà người dân Việt hay thường gọi là «Văn hóa miệt vườn ». Ngoài sự tử tế, lịch sự và lòng hiếu khách, người bản xứ của vùng đồng bằng này còn cho thấy ở nơi họ lúc nào cũng có sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên và môi trường.

Với sự giản dị và khiêm tốn trong cách sống, họ rất tự hào dành một phần nào quan trọng cho đạo lý và đức hạnh trong việc giáo dục con cái. Đó là tính cách đặc biệt của một người  con của đồng bằng sông Cửu Long này, một người dân miền nam Việt Nam sinh ra trên một vùng đất thấm nhuần triết lý của Phật giáo Nguyên thủy vào đầu thế kỷ công giáo và xuất thân từ sự hỗn hợp của nhiều dân tộc Việt Nam: người Kinh, người Chàm và người Khơ Me trong hai thế kỷ qua. Chúng ta không ngạc nhiên khi nghe trong một câu nói có những từ ngữ lạ thường, có sự pha trộn của các từ tiếng Hoa, tiếng Khơ Me và tiếng Việt. Đây là trường hợp của từ ngữ sau đây:

Sáng say, chiều xỉn, tối xà quần

để nói rằng có thể say sưa nguyên ngày sáng, chiều và tối. Bạn có thể dùng ba thứ tiếng: Việt, Hoa và Khơ Me « say », « xỉn », « xà quần » của ba dân tộc đề ám chỉ từ « say ». Cùng một ly rượu vang có thể uống được bất cứ lúc nào trong ngày và được chia sẻ trong niềm vui và tình anh em của ba dân tộc. Người bản địa của đồng bằng sông Mê Kông chấp nhận dễ dàng mọi nền văn hóa và mọi ý tưởng với sự khoan dung. Mặc dù vậy, họ phải khó nhọc  tạo dáng qua nhiều thế kỷ vùng đồng bằng nầy với mồ hôi bằng cách biến đổi nó từ một vùng đất hoang dã và dân cư thưa thớt thành một vùng đất giàu vườn rau cải và cây ăn quả và đặc biệt là  vựa lúa của Vietnam hiện nay. Điều này nó cũng không sai với những gì mà nhà địa lý người Pháp Pierre Gourou, một chuyên gia về thế giới nông thôn ở Đông Dương, đã tường thuật lại trong quyển sách của ông về những người nông dân Việt ở đồng bằng (1936):
Đây là một sự kiện địa lý quan trọng nhất của đồng bằng. Họ thành công trong việc mô hình hóa vùng đất đồng bằng nhờ  sức công lao của họ.

culture_verger

Trước khi trở thành vùng Lưỡng Hà của Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long là một không gian mênh mông của các cánh rừng,  các đầm lầy và các  cù lao. Nó cũng là một môi trường có nhiều dạng sống và các động vật hoang dã khác nhau (cá sấu, rắn hổ mây, hổ, vân..vân..). Đây là trường hợp ở tận phía nam  của tỉnh Cà Mau, nơi có rừng ngập mặn thứ hai trên thế giới được tìm thấy ngày nay. Đây là lý do mà thường nghe kể lại những buổi đầu khó khăn của  những người  dân Việt đầu tiên đến vùng đất mới nầy trong các bài ca dân gian của người Nam Bộ hoặc mô tả các cuộc phiêu lưu của những người Việt dám mạo hiểm vào rừng để đối mặt với những con hổ hung dữ và xuống dưới sông để lượm trứng của bày cá sấu. 

Muỗi kêu như sáo thổi
Đỉa lội như bánh canh
Cỏ mọc thành tinh
Rắn đồng biết gáy.

hay là
Lên rừng xỉa răng cọp, xuống bãi hốt trứng sấu

Bất chấp sự sợ hãi và nguy hiểm bám đuổi họ và đôi khi còn làm họ ớn lạnh rùng mình khi nghe tiếng chim hót  hoặc tiếng nước do sự chuyển động của một con cá cùng tiếng chèo thuyền làm họ giật mình giữa một không gian yên tĩnh, khắc nghiệt mà mọi chuyện nguy hiểm có thể xảy ra lúc nào. Nơi nầy, ngày cũng như đêm, muỗi rừng không ít khiến khi xưa đã có câu ca dao nầy: 

Cà Mau là xứ quê mùa, muỗi bằng gà mái, cọp tùa bằng trâu.

Trong thời kỳ gió mùa, ở vài nơi của đồng bằng bị ngập lụt, họ không có cơ hội đặt chân xuống đất liền trong nhiều ngày khiến họ phải chôn cất những người thân yêu bằng cách treo quan tài trên cây chờ nước rút để chôn cất hay dìm dưới dòng sông để thiên nhiên tự lo liệu lấy thông qua những câu chuyện cảm động được nhà văn hào Sơn Nam viết trong cuốn sách  « Hương Rừng Cà Mau »
Can đảm và kiên cường là những đức tính của người dân đồng bằng sông Cửu Long này để cố gắng tìm được một cuộc sống tốt hơn trong một môi trường khắc nghiệt. Kênh Vĩnh Tế dài hơn 100 cây số vào đầu thế kỷ 19, là một bằng chứng của một dự án vĩ đại mà tổ tiên của người ở vùng đồng bằng này đã thực hiện đào trong 5 năm liền (1819-1824) để giảm bớt nước muối trong đất và kết nối Hậu giang (Bassac) từ sông Mê Kông (Châu Đốc) đến cửa sông Hà Tiên (Vịnh Xiêm La ) dưới sự chỉ đạo của thống đốc Thoại Ngọc HầuHơn 70.000 người  dân Việt, người Chămpa và người Khơ Me  được huy động và gia nhập một cách miễn cưởng  vào dự án nầy. Nhiều người  đã bỏ mình ở nơi nầy. Trên một trong 9 chiếc bình của triều nhà Nguyễn được bố trí trước đền thờ các vị vua Nguyễn (Thế Miếu) ở Huế, có một dòng chữ kể lại các công trình đào kênh Vĩnh Tế  được hoàng đế Minh Mạng công nhận và tỏ bày lòng biết ơn đối với tổ tiên của người dân mìền nam. Vĩnh Tế là tên của bà vợ của thống đốc Thoại Ngọc  Hầu mà hoàng đế Minh Mạng chọn để nhìn nhận công lao của bà  có lòng can đảm giúp chồng trong việc thực hiện con kênh này. Bà ấy  đã qua đời hai năm trước khi kết thúc công trình này.

Đồng bằng  sông Cửu Long đã có một thời  từng là điểm khởi đầu cho  các cuộc di cư của các thuyền nhân sau khi chính quyền Sài Gòn bị sụp đổ (1975). Một số người bị  bỏ mạng  trong các cuộc hành trình nầy mà không có  một kiến ​​thức nào về nghề đi biển. Những người khác, những người không thể vượt đi được, đã bị chính quyền Việt cộng bắt lại được và bị gửi sau đó đến các trại cải tạo. Sự khắc nghiệt trong cuộc sống không ngăn được những người con của đồng bằng sông Cửu Long sống hạnh phúc trong môi trường của họ. Họ tiếp tục duy trì lòng hiếu khách và hy vọng có một ngày nào đó sẽ tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ cố rèn luyện để đạt được qua nhiều thế kỷ lòng cương quyết và một tinh thần cộng đồng vô song để tìm kiếm một vùng đất màu mỡ nuôi dưỡng và một không gian tự do. Để nói về các con người ở đồng bằng nầy, chúng ta có thể lấy lại câu nói của Sơn Nam ở cuối quyển sách của ông mà có tựa đề: Tiếp Cận với đồng bằng sông Cửu Long: Không ai yêu thương đồng bằng Cửu Long nầy hơn chúng ta. Chúng ta phải chấp nhận cái giá phải trả.

Chính ở vùng đồng bằng này, ngày nay chúng ta tìm thấy tất cả các khía cạnh hấp dẫn của vùng sông nước Cửu Long (mặt trời, nụ cười, vẽ đẹp miền nam bộ, lòng hiếu khách, hình bóng thiếu nữ qua chiếc nón lá, các con đò, chợ nổi, những nhà sàn trên nước, nhiều loại trái cây của vùng nhiệt đới, các trại nuôi cá, các đặc sản địa phương vân vân…). Điều này cũng được nhận thấy trong câu nói sau đây:

Đất cũ đãi người mới

Khi Việt Nam được thống nhất vào năm 1975, chính phủ Việt Nam đã đưa về vùng đồng bằng nầy có hơn 500.000 nông dân từ miền bắc và miền trung. Được nuôi dưỡng bởi đất phù sa, vùng đất nầy rất được màu mỡ. Nó trở thành lá phổi kinh tế và là một nguồn lợi trời ban cho 18 triệu người dân ở trong khu vực nầy. Nó có thể một mình nó nuôi dưỡng cả nước Việt Nam.

Paris ngày 26/04/2020

Phật giáo dưới thời Đinh, Lý, Trần

Version française

Phật giáo dưới  thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần

Sau khi Vietnam khôi phục lại nền độc lập, Phật giáo mới tìm được sự chấn hưng lại với vua Đinh Tiên Hoàng. Một đệ tử của nhà sư Văn Phong từ chùa Khai Quốc (Hànội) tên là Ngô Chấn Lưu được vua phong làm Tăng thống tức là lãnh tụ tối cao của các tu sĩ Phât giáo. Từ đó ông có danh hiệu là Khuôn Việt Đại sư vì ông được quyền tham gia vào mọi viêc triều chính với chức vụ là cố vấn. Xuất thân từ phái của nhà sư Trung Hoa Vô Ngôn Thông, Ngô Chấn Lưu nổi tiếng về kiến thức uyên thâm và về học thuyết Dhyana mà được gọi ngày nay là Thiền. Sự phát triển của Phật giáo càng tiếp tục vững chắc thêm với vua Lê Đại Hành (hay Lê Hoàn). Trong một cuộc viễn chinh ở Chămpa vào năm 985, vua đã thành công trở về mang theo một tu sĩ Ấn Độ (Thiên Trúc) đang ở lúc đó trong tu viện Đồng Dương. Dưới triều đại Tiền Lê, các tu sĩ đóng giữ một vai trò quan trọng vì họ là những người có nhiều kiến thức. Đó là trường hợp của thiền sư Ngô Chấn Lưu. Ông được vua Lê Đại Hành giao giữ trách nhiệm đón tiếp sứ giã Lý Giác cùng đoàn tuỳ tùng Trung Hoa của Tống triều. Khi trở về nước, Lý Giác được tiễn đưa với một khúc nhạc (hay từ) tựa đề “Ngọc Lang Quy”. Ngoài các văn thư ngoại giao chính thức, khúc từ nầy được xem không những một văn phẩm qúi báo và quan trọng trong việc bang giao giữa Vietnam và Trung Hoa mà còn xem rất xưa trong văn học Vietnam. Người ta cũng không quên đến cuộc đối thoại ngôn ngữ ngẫu hứng của pháp sư Đỗ Thuận cải trang làm người chèo đò với sứ giã Lý Giác. Ông nầy đang thấy hai con ngỗng hoang dã đang chơi trên đỉnh sóng, Lý Giác mới bất đầu ngâm:

Ngỗng ngỗng hai con ngỗng
Ngữa mặt nhìn trời xa

Đỗ Thuận vừa chèo mà vẫn tiếp tục đối lại cùng vần:

Nước biếc phô long trắng
Chèo hồng sóng xanh khua

Ngoài sự song hành ở các ý tưởng cùng các ngôn từ, sự đối đáp nhanh chóng từ ngẫu hứng của pháp sư Đỗ Thuận khiến làm sứ giã Lý Giác thán phục. Vô cùng ngưỡng mộ, Lý giác không ngớt lời khen ngợi vua Lê Đại Hành bắng cách ví ông cùng vua nhà Tống trong một bài thơ lại có một câu như sau: Ngoài trời lại có trời soi rạng. Có nghĩa là sự tôn kính của ông với vua Lê Đại Hành cùng với vua nhà Tống như nhau. Đó là lời giải thích mà thiền sư Khuôn Việt lập lại với vua Lê Đại hành. Theo Thiền Uyển Tập Anh, trước khi viên tịch, Khuôn Việt đại sư có soạn một bài kệ tựa đề là “Cây và Lửa” nhầm khuyên dạy và chỉ dẫn đệ tử Đa Bảo:

Trong cây sẵn có lửa
Có lửa lửa lại sinh
Nếu bảo ấy không lửa
Cọ xát làm sao phát sinh?

Trong bài kệ nầy, ông muốn ám chỉ người qua cây và lửa được ví như Phật tính thường con người có sẵn ở trong tâm. Ông thầm nhắc với Đa Bảo chuyện sống chết đừng có lo lắng nhiều vì sự thay đổi của tạo hóa mà hảy tìm cho mình con đường giác ngộ qua chuyện cải thiện những nổ lực cá nhân của mình. Phật giáo Việt Nam được có thời kỳ vàng son dưới triều Lý (1009-1225) và Trần (1226-1400). Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Anh, Việt Nam trở thành một nước Phật giáo dưới hai triều nầy cũng như vương quốc Ayutthaya ở Thái Lan.Nhưng có một sự khác biệt là vương quốc nầy vẫn dùng tiếng phạn và pali để đọc các kinh điển Phật giáo và xem việc giải thoát do kết quả thu thập được từ những nổ lực cá nhân để có Phật tính. Còn Phật giáo Vietnam thì vẫn dùng tiếng Hán cổ điển để đọc các kinh điển Phật giáo và chọn con đường tập thể chung trong việc cứu rỗi và giác ngộ. Trước khi thành người sáng lập nhà Lý, Lý Công Uẩn (974-1028) có dịp lúc còn thơ ấu ở chùa Cổ Pháp, được nhà sư Khánh Vân nuôi dưỡng. Ông được dạy dỗ lúc 7 tuổi bởi thiền sư Vạn Hạnh. Ông nầy trở thành về sau cố vấn lỗi lạc của triều Lý. Ông thuộc về phái Ti Ni Đà Lưu Chi. Trước khi viên tịch, ông có để lại một bài kệ tựa đề là “Thi Đệ Tử”:

Thân như bóng chóp có rồi không
Cối xanh tươi thu não nùng
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi
Kià kià ngọn cỏ gió sương đông.

Còn có rất nhiều thiền sư lỗi lạc cũng như sư Vạn Hanh dưới triều Lý. Đó là thiền sư Không Lộ (1016-1094) ở chùa Hà Trạch. Ông cũng tham gia việc triều chính và được phong làm Quốc sư dưới triều đại của vua Lý Nhân Tôn. Ông còn được dân gian cho rằng ông là tổ sư của nghề đúc đồng Vietnam. Ông thuộc về phái Vô Ngô ThôngThảo Đường. Duới triều Lý, Phật giáo rất cường thịnh khiến có vô số chùa chiền được xây cất trong đó có một chùa nổi tiếng nhất là chùa Một Cột. Chùa nầy được sùng tu nhiều lần. Theo nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn, ít có chùa nào còn giữ được hiện nay phong cách kiến trúc và điêu khắc ở dưới thời Lý và Trần. Cũng là sự nhận xét của vua Lê Thánh Tôn mà được ghi chép lại ở phiá sau một bia đá của chùa Đọi khi ông đi ngang qua nơi nầy: Minh khấu hung tàn, tự dĩ canh (Giặc Minh tàn bạo làm chùa thay đổ). Ngược lại với các vua triều Lý, các vua nhà Trần cố gắng hợp nhất tất cả tín ngưỡng tôn giáo và địa phương thành một tôn giáo thống nhất cốt yếu là dưới sự bảo hộ của phái Trúc Lâm. Phái nầy dấn thân trên con đường chính trị nhiều hơn phái Thiền ở Trung Hoa. Theo vua Trần Nhân Tôn, Phật giáo phải phục vụ đời sống xã hội cũng như đời sống tâm linh ở chùa chiền. (đời và đạo) Chính nhờ ông mà phái Trúc Lâm thể hiện được con đường tinh hoa trong học thuyết của mình. Làm vua, ông biết làm thế nào để cổ động nhân dân để chống lại anh dũng hai lần cuộc xâm lăng của giặc Nguyên. Làm cha, ông biết cách giáo dục con cái một cách nghiêm khắc nhất là với Trần Thuyên, tức là vua Trần Anh Tôn. Vài năm sau đó (1298), ông lui về tu viện ở Yên Tử cùng hai thiền sư khác lập ra phái thiền Trúc Lâm. Dù có phục vụ quốc gia và đời sống xã hội, Phật giáo Trúc Lâm được xem thời đó là quốc giáo, đã gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng. Uy quyền của vua có thể bị hủy hoại bởi những thiếu sót vốn có ở nơi Phật giáo: lòng từ bi, rộng lượng, tha thứ, bố thí cúng dường thường thấy ở các chùa vân vân… Một vị vua Phật giáo không thể nào bảo vệ được lời ích quốc gia để chống lại giới luật của đạo Phật vì có thể thất bại dễ dàng trong nhiệm vụ. Đó là trường hợp của vua Lý Thánh Tôn mà sữ gia Lê văn Hưu không ngần ngại phê bình chỉ trích trong Đai Việt Sử Ký về việc ân xá Nùng Trí Cao nổi loạn. Đối với sữ gia, trật tự chính trị không còn nghiêm ngặt được nữa. Đôi khi các ân huệ (tiền của, đất đai) mà nhà nước ban cho các chùa khiến các chùa còn giàu hơn nhà nước.

Dưới triều Lý, các vụ giết người cũng được trừng phạt tương tự như các trọng tội. Chính vì thế mà không phân biệt được mức độ nghiêm trọng xữ phạt mà ngược lại tạo ra sự buôn thả tiềm tàng và sự coi thường hệ thống pháp luật khi đương sự quên cân nhắc những hành vì lầm lỡ. Từ lâu các nhà sư chỉ đặt mình dưới quyền của cấp trên và chỉ tuân theo luật pháp được thiết lập bởi giới tăng lữ Phật giáo (hoặc vinaya) khiến họ ở ngoài phạm vi luật pháp của triều đình. Chính vì đó mà các học giã nho giáo bất đầu thể hiện mối quan tâm về việc buôn lỏng của hệ thống chính trị và tư pháp và sự phát triển của các cuộc biến loạn ở nông thôn (Nguyễn Bố, Phạm Sư Ôn chẳng hạn) và các cuộc tấn công của Chămpa với Chế Bồng Nga dưới triều đại của vua Trần Dự Tôn (1342-1369).

Dưới hai triều Trần Anh Tôn và Trân Minh Tôn, thái phó Trương Hán Siêu đã tố cáo ảnh hưởng càng ngày càng tăng của các tổ chức Phật giáo ở nông thôn. Một trong những học sinh ưu tú của sĩ phu Chu Văn An, nhà Khổng giáo Lê Quát, không tiết lời để tố cáo niềm tin nơi ở đạo Phật của mọi tầng lớp xã hội. Việc trở về với trật tự Nho giáo tỏ ra cần thiết với Hồ Qúi Ly, kẻ soán ngoi nhà Trần. Ông cố gắng tịnh hóa giáo lý Phật giáo vào năm 1396 và đưa ra sự kiểm soát chặt chẽ hơn cấu trúc của Phật giáo với việc bổ nhiệm các giáo dân trong hệ thống cấp bậc của Phật giáo. Các nhà sư chưa đầy năm mươi tuổi đã bị buộc trở lại với cuộc sống dân sự. Vì có dã tâm bành trướng chính sách đồng hoá nên khi nhà Minh (1407-1428) xâm chiếm Vietnam thì có sự khuyến khích của các nguồn máy hành chánh trong việc củng cố Nho giáo. Vì thế Phật giáo mất đi sự bảo vệ của triều đình và ảnh hưởng chính trị dưới triều Lê. Qua bộ luật hình sự, dưới ảnh hưởng của Khổng giáo, các hình phạt rất nghiêm khắc nhầm để khôi phục không chỉ đạo đức mà còn cả uy quyền của triều đình.

Dưới thời nhà Nguyễn, Phật giáo Việtnam tiếp tục suy tàn vì nhà Nguyễn dưa trên mô hình hành chánh của nhà Thanh vào đầu thế kỷ 19. Mặc dù vậy, Phật giáo vẫn tiếp tục là một tôn giáo phổ biến vì ngoài các giới luật (rộng lượng, nhã nhặn, từ bi, thiền vân vân..), nó dễ dàng thích nghi với phong tục và tín ngưỡng địa phương. Chính nhờ sự khoan dung mà Phật giáo qua nhiều thế kỷ trở thành một tôn giáo vẻ vang mà mọi người dân Việt dễ dàng tiếp cận.

[Trở về trang Phật Giáo]

Thách thức (Le défi)


Version française

Thách thức

Từ nầy không xa lạ đối với người dân Việt. Mặt khác, nó còn đồng nghĩa với sự kiên trì, kháng cự, khéo léo và đối đầu dành cho những người mảnh khảnh nầy mà chân lúc nào cũng chôn vùi dưới bùn ở các ruộng lúa kể từ buổi ban sơ. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, họ đã không ngừng chấp nhận mọi thách thức áp đặt bởi một thời tiết khắc nghiệt của một môi trường sống không bao giờ thuận lợi và một nước Trung Hoa mà họ vừa xem như là một người anh cả láng giềng mà cũng là kẻ thù truyền kiếp của họ. Đối với đế chế Trung Hoa nầy, họ lúc nào cũng có sự ngưỡng mộ đáng kinh ngạc nhưng đồng thời họ thể hiện sự kháng cự không thể tưởng tượng được vì lúc nào ở nơi họ cũng có sự quyết tâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc và những đặc thù văn hóa mà họ đã có từ 4 nghìn năm. Đế chế Trung Hoa đã cố gắng hán hóa bao lần Việt Nam suốt thời kỳ Bắc thuộc có đến nghìn năm nhưng chỉ thành công làm mờ nhạt đi một phần nào các đặc điểm của họ mà thôi và nhận thấy mỗi lần có cơ hội thuận lợi, họ không ngớt bày tỏ sự kháng cự và sự khác biệt hoàn toàn. Họ còn tìm cách đương đầu với người Trung Hoa trên lãnh vực văn hóa mà được nhắc lại qua những câu chuyện còn được kể lại cho đến ngày nay trong lịch sử văn học Việt Nam. Theo dao ngôn được truyền tụng trong dân gian, sau khi thành công chế ngự được cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng (Trưng Trắc Trưng Nhị) và chinh phục xứ Giao Chỉ (quê hương của người dân Việt), Phục Ba tướng quân Mã Viện của nhà Đông Hán truyền lệnh dựng cột đồng cao nhiều thước ở biên thùy Trung-Việt vào năm 43 và có được ghi chép trên cái bảng treo như sau:

Ðồng trụ triệt, Giao Chỉ diệt
Ðồng trụ ngã, Giao Chỉ bị diệt.

Để tránh sư sụp đổ của đồng trụ, người dân Việt cùng nhau vun đấp bằng cách mỗi lần đi ngang qua mỗi người vứt bỏ đi một cục đất nho nhỏ khiến đồng trụ huyền thoại nầy biến mất dần dần theo ngày tháng để trở thành một gò đất. Cố tình trêu nghẹo và mĩa mai trên sự sợ hải và nổi kinh hoàng mất nước của người dân Việt, vua nhà Minh Sùng Trinh ngạo mạng đến nỗi không ngần ngại cho cận thần ra câu đối như sau với sứ thần Việt Nam Giang Văn Minh (1582-1639) trong buổi tiếp tân:

Đồng trụ chí kim đài dĩ lục
Cột đồng đến giờ đã xanh vì rêu.

để nhắc nhở lại sự nổi dậy của hai bà Trưng bị quân Tàu tiêu diệt.
Không lay chuyển trước thái độ lố bịch nầy, sứ thần Giang Văn Minh trả lời một cách thông suốt lạ thường nhất là với lòng quyết tâm cứng cỏi:

Ðằng giang tự cổ huyết do hồng
Sông Bạch Đằng từ xưa vẫn đỏ vì máu

để nhắc nhở lại với vua nhà Minh những chiến công hiển hách của người dân Việt trên sông Bạch Đằng.
Không phải lần đầu có cuộc thi văn học giữa hai nước Trung Hoa và Việt Nam. Ở thời đại của vua Lê Đại Hành (nhà Tiền Lê), nhà sư Lạc Thuận có cơ hội làm cho sứ giã nhà Tống Lý Gi ác tr ầm trồ ngư ỡng mộ bằng cách giã dạng làm người lái đò tiển đưa Lý Giác sang sông. Khi Lý Giác khám phá ra được hai con ngỗng đang đùa cợt trên đỉnh sóng và ngâm hai câu thơ đầu của bài tứ tuyệt như sau:

Ngỗng ngỗng hai con ngỗng
Ngữa mặt nhìn trời xanh

thì Lạc Thuận không ngần ngại đối lại qua hai câu thơ cuối như sau:

Nước biếc phô lông trắng
Chèo hồng sóng xanh khua

Trong bốn câu thơ nầy, người ta nhận thấy không những có sự ứng khẩu nhanh chóng của sư Lạc Thuận mà còn có cả sự tài tình của ông trong việc dàn dựng song song những thuật ngữ và ý kiến tương đồng trong bài tứ tuyệt nầy.

Hình ảnh nhà thờ Giang Văn Minh và văn miếu

defi

Nhưng nói công lao trong việc đối đầu thì phải dành dĩ nhiên cho học giả Mạc Đĩnh Chi vì ông nầy trong thời gian ở Trung Quốc, đã thể thể hiện được khả năng chống cự mà còn có tài năng vô song để biết đối đáp lại một cách khéo léo tất cả mọi câu hỏi và tránh được mọi cạm bẫy. Ông được gửi đi sang Tàu vào năm 1314 bởi vua Trần Anh Tôn sau khi vua đánh bại quân Mông Cổ của Hốt Tất Liệt với tướng Trần Hưng Đạo. Do sự chậm trể vô tình, ông không có đến trình diện đúng giờ trước cổng thành ở biên giới Trung-Việt. Ông quan giữ cỗng thành chịu mở cửa nếu ông trả lời được một cách thích hợp câu hỏi mà người quan nầy đưa ra mà trong câu hỏi đó gồm có bốn chữ “quan”:

Quá quan trì, quan quan bế,
nguyện quá khách quá quan
Qua cửa quan chậm, cửa quan đóng,
mời khách qua đường qua cửa quan.

Không có chút nào nao núng cả trước sự thách thức văn học, ông trả lời ngay cho quan cổng với sự tự nhiên đáng kinh ngạc:
Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối.

Ra câu đối dễ, đối câu đối khó
xin tiên sinh đối trước.

Trong lời đối đáp nầy, ông dùng chữ “đối” cũng 4 lần như chữ “quan” và nó được dựng lên ở vị trí của chữ “quan”. Mạc Đỉnh Chi còn điêu luyện biết giữ vần và những luật lệ âm điệu trong thơ để cho quan cổng biết là ông ở trong hoàn cảnh khó xữ với đoàn tùy tùng. Quan cổng rất hài lòng vô cùng. Ông nầy không ngần ngại mở cổng và đón tiếp Mạc Đỉnh Chi một cách linh đình. Chuyện nầy được báo cáo lên triều đình Bắc Kinh và làm nô nức biết bao nhiêu quan lại văn học Trung Hoa muốn đo tài cao thấp với ông trong lĩnh vực văn chương. Một ngày nọ, tại thủ đô Bắc Kinh, ông đang đi dạo với con lừa. Con nầy đi không đủ nhanh khiến làm một người Trung Hoa khó chịu đang theo sát ông trên đường. Quá cáu bởi sự chậm chạp này, quan lại nầy quay đầu nói lại với ông ta với một giọng kiêu ngạo và khinh bỉ:

Xúc ngã ky mã, đông di chi nhân dã, Tây di chi nhân dã?
Chạm ngựa ta đi là người rợ phương Ðông hay là người rợ phương Tây?

Ông quan lại lấy cảm hứng từ những gì ông đã học được trong cuốn sách Mạnh Tử để mô tả người những người man rợ không có cùng văn hóa với đế chế Trung Hoa bằng cách sử dụng hai từ  » đông di « . Ngạc nhiên trước lời nhận xét tổn thương này khi ông biết rằng Trung Hoa bị cai trị vào thời điểm đó bởi các bộ lạc du mục (người Mông Cổ), Mạc Đỉnh Chi mới trả lời lại với sự hóm hỉnh đen tối của mình:

Át dư thừa lư, Nam Phương chi cường dư, Bắc phương chi cường dư
Ngăn lừa ta cưởi, hỏi người phương Nam mạnh hay người phương Bắc mạnh?

Một hôm, hoàng đế nhà Nguyên đã không ngần ngại ca ngợi sức mạnh của mình ví nó với mặt trời và làm cho Mạc Đỉnh Chi biết rằng Việt Nam chỉ được so sánh với mặt trăng, sẽ bị hủy diệt và thống trị sớm bởi người Mông Cổ. Điềm nhiên, Mạc Đỉnh Chi trả lời một cách kiên quyết và can đảm:

Nguyệt cung, kim đạn, hoàng hôn xa lạc kim
Trăng là cung, sao là đạn, chiều tối bắn rơi mặt trời.

Hoàng đế Kubilai Khan (Nguyễn Thê ‘Tổ) phải công nhận tài năng của ông và trao cho ông danh hiệu « Trạng Nguyên đầu tiên » (Lưỡng Quốc Trạng Nguyên) ở cả Trung Hoa và Việt Nam, khiến một số quan lại ganh tị. Một trong số người nầy cố tình làm bẽ mặt ông ta vào một buổi sáng đẹp trời bằng cách ví ông ta như một con chim bởi vì âm điệu đơn âm của ngôn ngữ, người dân Việt khi họ nói cho cảm giác người nghe như họ luôn luôn hót líu lo:

Quích tập chi đầu đàm Lỗ luận: tri tri vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri
Chim đậu cành đọc sách Lỗ luận: biết thì báo là biết, chẳng biết thì báo chẳng biết, ấy là biết đó.

Đây là một cách để khuyên Mạc Ðỉnh Chi nên khiêm tốn hơn và cư xử như một người đàn ông có phẩm chất Nho giáo (Junzi). Mạc Đỉnh Chi trả lời bằng cách ví anh nầy như một con ếch. Người Trung Hoa thường có thói nói to  và tóp tép lưỡi  qua tư cách họ uống rượu.

Oa minh trì thượng đọc Châu Thư: lạc dữ đọc lạc nhạc, lạc dữ chúng lạc nhạc, thục lạc.
Châu chuộc trên ao đọc sách Châu Thu: cùng ít người vui nhạc, cùng nhiều người vui nhạc, đằng nào vui hơn.

Đó là một cách để nói lại với người quan lại nầy nên có một tâm trí lành mạnh để hành xử một cách công bằng và phân biệt nghiêm chỉnh.
Tuy rằng có sự đối đầu trong văn học, Mạc Đỉnh Chi rất nổi tiếng ở Trung Quốc. Ông được Hoàng đế của nhà Nguyên ủy nhiệm việc sáng tác bài văn tế để vinh danh sự qua đời của một công chúa Mông Cổ. Nhờ sự tôn trọng truyền thống của Trung Hoa dành cho những người tài năng Việt Nam, đặc biệt là các học giả có tài trí thông minh nhanh chóng và học hỏi mau lẹ mà Nguyễn Trãi đã được cứu bởi đại quản gia Hoàng Phúc. Trong tầm mắt của tướng Tàu Trương Phụ, Nguyễn Trãi là người phải giết, một người rất nguy hiễm cho chính sách bành trướng của Trung Hoa ở Việt Nam. Ông bị giam giữ bởi Trương Phụ trong thời gian ở Ðồng Quang (tên xưa của Hànội) trước khi ông theo Lê Lợi về sau ở Lam Sơn. Không có cử chỉ hào hiệp và bảo vệ của hoạn quan Hoàng Phúc, Lê Lợi không thể trục khỏi quân nhà Minh ra khỏi Việt Nam vì Nguyễn Trãi là cố vấn quan trọng và chiến lược gia nổi tiếng mà Lê Lợi cần dựa vào để lãnh đạo cuộc chiến tranh du kích trong thời gian mười năm đấu tranh chống lại Trung Quốc.

Cuộc đối đầu văn học này phai nhạt dần dần với sự xuất hiện của người Pháp tại Việt Nam và chấm dứt vĩnh viễn khi vua Khải Định quyết định chấm dứt hệ thống cuộc thi quan lại ở Việt Nam theo mô hình của người Trung Quốc dựa chủ yếu vào tứ thư Ngũ Kinh của Đức Khổng Tử.

Cuộc thi quan lại cuối cùng được tổ chức tại Huế vào năm 1918. Một hệ thống tuyển dụng kiểu Pháp khác đã được đề xuất trong thời kỳ thuộc địa. Do đó, Việt Nam không còn cơ hội để đối đầu văn học với Trung Quốc nửa và biểu hiện được sự khác biệt cũng như sự phản kháng trí tuệ và các đặc thù văn hóa.

Cây khèn bè (Khène)

Version française

English version  

Chúng ta  thường đặt câu hỏi về nguồn gốc của nhạc cụ mà được gọi là khèn bè.  Có nhiều nhà khoa học cho rằng nhạc cụ nầy đến từ nước Lào. Nhưng cũng không ít người ngần ngại và hoài nghi. Đó là trường hợp  của nhà nghiên cứu Pháp Noël Péri của  Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO). Đối với ông nầy, nếu người  dân Việt không dùng nhạc cụ nầy  như người Lào nhưng nhạc cụ mà được trông thấy  thường ở người Muờng, một dân tộc rất gần gũi với người Việt về văn hóa và tập quán và người Hmong,  cũng giống  như khèn bè của người Lào. Hơn nửa nhạc khí nầy được thể hiện không những ở trên các trống và thạp đồng mà còn ở các vật dụng của văn hóa Đồng Sơn. Đó là trường hợp cái cán của một cái môi bằng đồng được trang trí với một nhân vật nam giới ngồi đang thổi khèn bè và được trưng bày  hiện nay  ở bảo tàng viện lịch sữ ở Saïgon (thành phố Hồ Chí Minh).

Chúng ta  dẫn đến đến kết luận và  khẳng định một cách quả quyết  là nhạc khí nầy có từ thời đồ đồng  (giữa 3000 và 1200 trước công nguyên ở Đông Nam Á) và được sáng chế bỡi người thuộc chủng Nam Á (Austro-asiatique) trong đó có các dân tộc Lào,  Hmong, Mường, Việtnam và Mnong vân vân… mà chúng ta thường gọi là đại tộc Bách Việt. Cũng không nên quên có một thời điểm nào trong quá khứ dân tộc Lào (chi nhánh Tây Âu) và dân tộc Việt (chi nhánh Lạc Việt) cùng nhau hiệp  sức trong việc thành lập nước Âu Lạc của Thục Phán và  chống cự lại  quân Tần của  Tần Thủy Hoàng.  Theo bà khảo cứu Pháp Madeleine Colani thì các khèn bè nầy không bao giờ vượt qua dãy núi Hy Mã Lập Sơn và thung lũng Bramahpoutre của Ấn Độ. Tuy nhiên cũng có ngoại lệ.

joueur_khen2

Khène

 Đó là truờng hợp  các khèn bè của dân tộc Dayak ở đảo Bornéo (Nam Dương) vì trước khi họ định cư trên đão nầy, họ đã sống trước đó dọc theo bờ biển phía đông của Đông Dương.  Dựa trên khèn bè của người thuộc chủng Nam Á, người Trung Hoa cũng sáng chế một nhạc cụ thường gọi là lusheng mà được nhắc đến trong kinh nhạc của Đức Khổng Tử.

Theo nhà nghiên cứu Victor Goloubew, người Đồng Sơn tức là tổ tiên của người Việt hiện nay cũng biết thổi khèn bầu.

Khèn bè được xuất hiện dưới nhiều hình dạng mà theo bà Madeleine Colani thi khèn bè của dân tộc Lào xem là óng chuốt và tao nhã nhất.  Nói chung thì  cây khèn bè  thông thường có một cấu tạo ống theo số chẵn, làm bằng tre và ở mỗi cái ống có một lỗ nhỏ  thường gọi là lỗ thổi và  bên trong ống có một  lưỡi gà bằng đồng hay bạc giát mỏng. Các ống nầy được lắp ráp theo cặp với  chiều dài giống nhau, theo thứ tự  và giảm dần từ miệng của cái bầu khèn được cung  cấp không khí bởi hơi thổi của người chơi khèn. Chiều dài của các ống xác định độ cao của nốt. Cây khèn càng dài thì âm điệu càng thấp. Số ống dùng để thổi không có cố định và còn có liên hệ đến truyến thống văn hóa của mỗi dân tộc.  Như người Hmong ở các dãy núi phiá bắc Việtnam hay là người Mnong ở Tây Nguyên, thì  trên cây khèn chỉ có thấy 6 ống mà thôi. Còn với người Thái ở vùng Mai Châu, số ống  lên đến 14.

Khèn có  6 ống (hay Mbuot) của dân tộc Mnong ở Tây Nguyênm_buot  

Còn khèn của nguời Lào thì số ống có thể biến đổi: hoặc 6 ống với chiều dài có thể lên  đến 40 cm thì gọi là khène hot hoặc là 14 ống với   khène jet

hoặc là 16 ống với   khène baat.  Khèn nầy được trọng dụng nhiều nhất ở Lào.  Để phát âm tiếng, nguời chơi khèn phải  giữ giữa hai bàn tay nhạc cụ  mà  ở nơi đó  có miệng khèn   dùng để thổi và đưa không khí vào khèn, xem như là nơi để tụ không khí.   Cùng lúc đó người thổi  khèn phải bịt ở đầu các ống với các ngón tay khiến làm rung chuyển các lưỡi gà phù hợp  qua sự  hít vào hay thở ra của mình.

khenz_bambou

Khèn lào (16 ống)

Khèn thường có liên hệ mật thiết với các nghi lễ tôn giáo và các sự kiện quan trọng ( hội chợ, đám cưới, tang lễ vân vân …).  Có thể thổi khèn một mình hay là  với một nhóm người  nhằm để kèm theo các điệu nhảy  hay ca hát.  Mỗi dân tộc có sự tích cá biệt về khèn. Tiếng khèn cũng làm cho  thế giới con người  đến   gần với thế giới tâm linh. Đối với dân tộc Lào cũng như các dân tộc thiểu số ở Vietnam (Hmong, Thái vân vân…), cây khèn bè biểu tượng  bản sắc văn hóa. Đối với dân tộc Hmong, có một cây khèn trong nhà là niềm hãnh diện được có một người đàn ông tài hoa và khí phách trong gia đình.

Trong ngạn ngữ của người  Lào, muốn được xem là người Lào đích thực, thì phải biết thổi khèn, ăn cơm nếp với cá ươn  (padèk) và ở nhà sàn.

Dù có một vai trò rất  quan trọng như các cồng chiền Tây Nguyên (Việtnam), cây khèn bè tiếp tục bị bỏ rơikhene_laotien  theo ngày tháng bởi giới trẻ  vì muốn   thông thạo trong việc thổi khèn bè thì không những cần có sự kiên nhẫn mà cần có khiếu về  âm nhạc. Bởi vậy khèn bè không phải ai cũng thổi được mà cần phải biết diễn xuất một số giai điệu căn bản và biết nhảy hòa nhịp  theo tiếng khèn. Một số giai điệu có thể gợi lên các khía cạnh của thiên nhiên và cuộc sống. Có hơn 360 giai điệu dành cho tang lễ. Chính vì thế cây khèn bè có một vị trí quan trọng trong đời sống dân gian và tinh thần của các dân tộc thiểu số.

KHENE

Tài liệu tham khảo

Essai d’ethnographique comparée. Madeleine Colani, BEFEO, 1936,Vol 36, N°1, pp. 214-216
Hà Văn Tấn: Nouvelles recherches préhistoriques et protohistoriques au Vietnam.
Rapport sur une mission officielle d’étude musicale en Indochine. Péri Noël, G. Knosp. BEFO. 1912. Tome 12, pp 18-2
Pour continuer d’entendre le son du khèn des Hmongs. Hoàng Hoa. Courrier du Vietnam, 24.03.2012

 

Đình Làng (Maison communale: phần 3)

Version française

Đình Làng: phần 3

Ngoài những lễ hội được ấn định trong năm để vinh danh thành hoàng, người dân làng còn coi trọng ngày sinh nhật  cũng  như ngày giỗ của thành hoàng.  Nhưng  có những   dịp đám cưới, bổ nhiệm,   thăng chức hay  tục khao lão  mà  ở trong làng có các cuộc chè chén tiệc tùng  và  cúng tế thành hoàng một cách   linh đình. Có thể nhận diện được thành hoàng là người đàn ông hay phụ nữ  lúc rước kiệu. Nếu thành hoàng là người đàn ông  thì luôn luôn có một ngựa chiến sơn mài màu đỏ hay màu trắng  bằng gỗ được có đầy đủ dây cương, yếm hoa, cổ đeo nhạc, trên chiếc  xa mã  cơ động với bánh xe bằng gỗ và  có chở  theo linh hồn của thần hoàng. Còn nếu là  phụ nữ thì con ngựa được thay thế bằng chiếc võng đào được treo trên cây đòn mà hai đầu được chạm với đầu rồng. Trong thời gian có lễ, thành hoàng được tôn vinh một cách trịnh trọng với chiếc kiệu chứa đầy lễ vật, nào tán nào cờ đi từ đình đến nghè (1) hay từ làng nầy qua làng kia nếu hai làng cùng có một thành hoàng chung. Còn có nhiều trò vui chơi giải trí như  chọi gà, trâu hay chim, chơi cờ với các con chốt là người vân vân…  

Đình Mỵ Nương (Cổ Loa thành)

Có một tập tục rất quan trọng làm nổi bật đời sống của thành hoàng.  Được biết dưới tên hèm và giữ kín đáo, tập tục nầy thường được cử hành ban đêm khi mà thành hoàng không có những tác động không xứng đáng để phô trương chẳng hạn thần ăn cấp, thần hốt phân vân vân …Ngược lại các thành hoàng có công trạng hiển hách hay có công đức thì được vinh danh long trọng giữa ban ngày. Thông thường tránh dùng tên của thành hoàng trong lúc lễ bằng cách sửa đối cách gọi hay thay thế một chữ khác đồng nghĩa.  Đó là trường hợp thành hoàng Ling Lang chẳng hạn.  Buộc lòng phải gọi khoai dây thay vì khoai lang, thầy lương lại thế thầy lang vân vân… Cái tập tục cá biệt nầy là một trong những nét chủ yếu trong việc cúng kiến thành hoàng. Có thể làm suy đi sự thịnh vượng cho làng nếu lơ là tập tục nầy.

Chuyện xây cất đình thông thường  đựợc quy định vào một số hình  nhất  định và theo dáng chữ nho tương ứng: Nhất, Nhị, Tam, Ðinh, Công, Vương  vân vân … Ngôi đình  dựng một mình với một ngôi nhà chính theo dạng hình chữ nhật ( một nét gạch thẳng ngang)  được gọi là thế chữ Nhất. Đó là đình Tây Đằng.  Ngược lại, dáng hình chữ Nhị là  khi có thêm một ngôi  nhà tiền tế song song  với nhà chính  tạo ra  thế chữ Nhị. Đó là đình Liên Hiệp.  Rất hiếm thấy thế chữ Tam và chữ Đinh  trong việc xây cất đình.  Nhìn chung   ngôi đình thường phổ biến nhất với hình dáng chữ Công.  Ngôi nhà ở phiá sau mà gọi là Hâu Cung được nối với ngôi nhà chính (hay đại đình) nhờ một hành lang hay một sân nhỏ (hay ống muống). Đó là các đình Mông Phụ, Đình Bảng.  Còn chữ Vương thì phải nối ba ngôi nhà (Hậu Cung, Đại Đình, Tiền Tế) với hai hành lang (ống muống).   Chính ở  ngôi nhà Tiền Tế mà các thân hào thường  dùng để cúng tế  cho thành hoàng với y phục màu xanh trong những ngày lễ.  (Tiếp theo nghệ thuật trang trí Đình)


1) ghè: nơi mà thành hoàng cư trú trước cổng làng. Lúc có lễ, thành hoàng được mời đến đình. Sau đó khi xong lễ được trở về nghè.
 

Bibliographie:

Le Ðình, maison communale du Viêt Nam.
Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự,
Editions Thế Giới, 2001

Đình Làng miền Bắc
The village Dinh in northern Vietnam
Le Thanh Đức. Editeur Mỹ Thuật 2001

Paysage époustouflant du Vietnam

Version vietnamienne

English version

 

Le  paysage du Vietnam est vraiment magnifique et exceptionnel.  L’eau est omniprésente partout et en osmose avec la terre. C’est pour cela que les deux mots Terre-Eau sont employés  pour désigner cette contrée.  Pour un passionné de la photographie, c’est l’endroit  idéal où on peut  faire de beaux clichés  pour immortaliser son voyage. Du nord jusqu’au sud, le paysage est tellement contrasté qu’l est impossible de rester indifférent   devant l’étonnante beauté de la nature.

Dans le nord, on est émerveillé par les pitons ahurissants et majestueux  émergeant des eaux limpides et les îlots de formes diverses dans les baies d’Along et Hoa Lư  et par les rizières en étages pratiquées par les minorités ethniques au cœur des montagnes (Sapa, Mộc  Châu, Hà Giang, Cao Bẳng). Au centre, dans les zones montagneuses et les basses plaines côtières, outre les grottes stalactites de Phong Nha-Kẻ Bàng  et Sơn Động et les patrimoines mondiaux de l’Unesco (Huế, Mỹ Sơn, Hội An), il y a de belles plages d’un bleu azur ( Mỹ Khê, Hội An, Nha Trang, ) et des parcs nationaux de Yok Don et Nam Cát Tiên. Dans le sud, la beauté de la nature n’est pas moindre, en particulier dans le delta du Mékong. C’est ici que  grâce à la main de l’homme, des panoramas se révèlent magnifiques: des vastes champs de rizières à perte de vue, des vergers luxuriants (Bến Tre, Mỹ Tho, Cái Bè)  et des beaux villages traditionnels tout le long des arroyos (cours d’eau) sans  oublier les mangroves de la péninsule de Cà Mau et de Châu Đốc

phongcanh

 Phong cảnh hữu tình của đất nước 

Phong cảnh ở Việtnam thực sự nó quá tráng lệ và phi phàm. Nước ở đâu cũng có và  được thấm nhuần với đất từ thưở nào nên hai chữ Đất Nước mà người Việt thường dùng để chỉ định  Quê Hương.  Đối  với một người đam mê chụp ảnh, đây là nơi lý tưởng mà có thể tạo ra những tấm ảnh tuyệt vời để lưu niệm cuộc hành trình của mình. Từ Bắc đến Nam, phong cảnh nó tương phản đến đổi mà không ai có thể dửng dưng được trước nét đẹp tuyệt vời, một tác phẩm nghệ thuật  tạo hình thiên nhiên  của tạo hóa. Ờ miền Bắc, thì có những chỏm núi vôi  uy nghi  làm ta sửng sốt  nhô lên  khỏi mặt nước  và các đảo đá hình thù đa dạng ở vịnh Hà Long Hoa Lư,  những cánh đồng lúa bậc thang của các dân tộc thiểu số ở giữa núi rừng (Sapa, Mộc  Châu, Hà Giang, Cao Bẳng). Ở miền Trung,  ngoài các  hang động thạch nhũ của Phong Nha-Kẻ Bàng và Sơn Động và những di tích thế giới Unesco (Huế, Mỹ Sơn, Hôi An), thì  ở những vùng miền núi và những nơi đất thấp ven theo bờ biển, có những bãi biển với màu xanh biếc ( Mỹ Khê, Lang Cô, Hội An, Nha Trang ) và các vuờn quốc gia Yok Don và Nam Cát Tiên. Ở miền Nam,  nét đẹp cũng không kém nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long. Chính ở đây nhờ bàn tay của con người mà quang cảnh vô cùng ngoạn mục:  những cánh đồng lúa ngút tầm mắt, những vuờn cây ăn quả sum sê (Bến Tre, Mỹ Tho, Cái Bè vân vân ) và những ngôi  làng truyền thống dọc theo các con kênh mà cũng không nên quên  nhắc đến các rừng  đước  của Châu Đốc và Cà Mau.