Chanoyu (Trà đạo)

Trà đạo

Version francaise

Trước khi nói đến trà đạo của người Nhật thì cũng nên nhắc lại nguồn gốc của trà. Trà có phải là  người Trung Hoa tìm ra không? Có thể là không vì người ta không tìm thấy cây trà hoang nào ở Trung Quốc cả mà ngược lại đã thấy một loại  cây trà nguyên thủy cùng chủng và cùng gốc với cây trà Trung Hoa (Camellia Sinensis ) ở vùng Assam (Đông Bắc Ấn Độ). Sau đó còn tìm được cây trà rừng trạng thái thiên nhiên ở các vùng biên giới như Tây Tạng, Miến Điện, Tứ Xuyên, Vân Nam, Việtnam vân vân ..Nên nhớ là Tứ Xuyên là đất của người nước Thục  và  Vân Nam thưở xưa là vùng của nước Điền cùng có liên hệ mật thiết với bộ tộc Lạc Việt (tổ tiên của người Việt Nam hiện nay). Sau nầy các nước nầy như Tứ Xuyên, Vân Nam bị người Hoa thôn tính luôn cả Việtnam dưới các triều đại Tần và Hán. Như vậy trà không phải thổ sản của người Trung Hoa nhưng họ có công thuần hoá cây trà nên  hương vị nó được thơm hơn. Họ dùng trà lúc đầu trà như  một vị thuốc chớ không được coi như là một thức uống. Trà được phổ biến sau đó dưới thời nhà Đường (từ năm 618). Trà được xem như là món đồ uống phổ thông trong xã hội nhất là  về sau khi có quyển Trà kinh của Lục Vũ ra đời dạy cho tất cả mọi người biết cách uống trà. Chính Lục Vũ còn xác nhận trong Trà Kinh là : «Trà là một loại cây quí ở phương nam …. ».  Chính Đức Khổng Tử còn nói với các đệ tử trong « Luận Ngữ » về đại tộc Bách Việt như sau: Người Bách Việt  ở phía nam sông Dương Tử có một lối sống, ngôn ngữ, truyền thống, tập quán và thực phẩm cụ thể. Họ trồng lúa và khác biệt với chúng ta thì quen canh tác kê và lúa mì. Họ uống nước  từ một loại cây đuợc hái trong rừng mà được biết với cái tên « trà »  vân vân …. Cũng nên nhớ lại dưới thời thống trị của Tần-Hán, có một tổ chức  của triều đình gồm có những sĩ phu địa phương (Fanshi). Họ được xem như là các pháp sư chuyên về nghi lễ và  thu nhập của triều đình. Vai trò của họ là ghi nhận tất cả quy trình nghi lễ, tín ngưỡng, thuốc địa phương, vũ trụ học, thần thoại, truyền thuyết, các sản phẩm địa phương. Họ  trình lên cho chính quyền trung ương những chuyện nghe thấy để chọn lọc, kết hợp  lại  tất cả cái hay dưới dạng các quy định với chủ đích tăng cường quyền lực  của vua ở những vùng đất mới được thôn tính. Chính vì thế mới có những truyền thuyết bịa đặt không có cơ sở của người Trung Hoa về cội nguồn của cây trà. Có hai truyền thuyết về cây trà với Bồ Đề Đạt Ma và Thần Nông, ông tổ nông nghiệp Trung Hoa. Biết rằng Đạt Ma tổ sư (Bodhidharma) là ông tổ sư của phái thiền tông Trung Hoa nhưng ông vì không muốn ngủ  đã cắt hai mí mắt vứt xuống đất nên nảy sinh ra cây trà.  Chắc chắn các thiền sư là những người đầu tiên dùng trà để quên buồn ngủ, tinh thần thỏa mái trong lúc thiền. Còn Thần Nông, ông vô tình uống nồi nước đang đun sôi có lá trà rơi vào. Từ đó ông là nguời biết dùng trà (khoảng 3000 năm TCN) trong quyển sách Bản Thảo, một cuốn sách cổ nhất về y học của Trung Quốc. Nhưng cuốn nầy được viết sau Công Nguyên dưới nhà Hán (25 -225 SCN). Thêm vào đó được biết Thần Nông  khi chết được chôn ở  Trường Sa (Chansha), trong địa phận của đại tộc  Bách Việt. Vậy  làm sao ông người dân phương bắc được (Trung Hoa). Không thể nào được vì thời đó ông di chuyển như sao nếu ông là người Trung Hoa ở phương bắc? Tất nhiên ông phải là người phương nam nhất là tên ông dù là tiếng Hán  vẫn còn giữ được cấu trúc Việt ngữ (theo chữ Hán thì phải Nông Thần).

Tencha

 Người Tàu rất chú trọng về phẩm chất của trà. Họ xem uống trà là một nghệ thuật. Họ cần không những các loại trà siêu phẩm mà  cả trà cụ, nước lọc, nước suối vân vân … và cách pha để trà có một hương vị riêng đặc biệt, thơm ngát  và thanh thoát. Còn người Nhật thì xem việc  uống trà  như là một nghi lễ vì họ được biết trà và  tiếp nhận thể thức uống trà  từ các thiền sư. Họ nâng việc uống trà lên thành một « lối sống thiền »  chịu ít nhiều ảnh hường thần đạo trong nghệ thuật. Với 4 nguyên tắc cở bản của trà đạo : Hoà  (Wa), Kính (Kei),Thanh (Sei),Tịch (Jaku)  nầy, người uống trà có cơ hội giải thoát toàn diện bằng cách hòa mình với thiên nhiên, mọi người, trà thất và các dụng cụ pha trà. Qua ngưỡng cửa trà thất nầy với diện tích bằng 4 tấm chiếu (tatami), trà nhân có thể tiếp xúc nói chuyện thoả mái với mọi giai cấp từ thầy tăng, quí tộc cho đến  cả thần thánh trong tinh thần bình đẳng. Trà nhân còn nhận diện ra bản thể cuộc sống nhất là sự trung thực của  chính bản thân mình qua sự  kính trọng đối với mọi vật và mọi người. Bản ngã cũng không còn hiện diện mà chỉ còn ở nơi mình một thứ tình cảm không dám coi thường người khác, một thứ tình cảm khiêm cung  đối với tha nhân. Tâm lúc đó sẽ được thanh tịnh khi ngũ quan không còn bị ô uế: mắt ngắm tranh treo (kakemono)  trong hốc phòng (tokonoma) hay hoa tươi trong chậu cắm hoa (ikebana), mũi ngữi làn hương thơm, nghe tiếng nước sôi (trong ấm), tay cầm trà cụ ngay ngắn và miệng nhấp từng ngụm trà, tất cả giác quan sẽ trở nên trong sạch. Tịch (jaku) đây là kết quả mà trà nhân sẽ được nhận thấy cuối cùng một khi tâm an trú hoàn toàn  ở hiện tại dù có sống giữa chốn muôn người hay không. Tịch đây xem như là một đức tính vượt ra khỏi vòng sinh tử  khiến  trà nhân có thể ngắm nhìn đời và sống trong một thế giới bình thường mà sự hiện diện không còn cần thiết. Trà nhân sẽ cảm nhận được việc uống trà không có đơn thuần vì nó vừa là một con đường có rất nhiều qui tắc  để có thể  uống được trà ngon hay không ngon mà nó còn là một phượng tiện hữu hiệu trong việc tu tâm dưởng tính giúp con người  được giác ngộ trong thiền đạo.

Sen no Rikyu

Đối với trà sư Sen no Rikyu, người có công nghi thức quá trà đạo việc uống trà nó rất đơn giản: trà không có gì khác hơn là việc đun nước nóng,  pha trà và uống cho đúng điệu.  

Lễ trà là một chuổi các sự kiện được sắp đặt một cách chu đáo và kỷ lưỡng. Lễ nầy gồm tối đa là 4 vị khách được mời cùng chủ nhân. Họ đi qua sân của trà thất. Họ phải thực hiện lễ thanh tẩy (rửa tay, súc miệng), bước vào một căn phòng hình hộp đơn sơ giản dị thường nằm ở một gốc vườn qua một  cửa  rất  thấp. Mọi người buộc lòng phải cuối đầu xuống mới bước vào được với sự cung kính. Thưở  xưa  ở ngưỡng cửa nầy, võ sĩ đạo  phải để kiếm của mình lại ở bên ngoài mới gặp chủ nhân ở trong  trà thất. Nơi nầy, các vị khách chiêm ngưỡng cách bố trí của trà thất lẫn các trà cụ. Họ theo dõi các nghi thức pha trà và dùng thức ăn với trà. Mỗi sự  kiện mang tính biểu tượng khiến làm vị khách nhận thức được  mỗi thời khắc quan trọng  trong buổi lễ trà. Có thể nói trà đạo đem lại sự hoà hợp giữa chủ nhân và các vị khách và thu ngắn lại khoảng cách không những giữa nhân và thiên mà giữa người với người. Bởi vậy trong giới võ sĩ đạo có câu thành ngữ như sau: « Nhất kì nhất ngộ (ichigo,ichie). Không có cuộc uống trà nào giống nhau cả, xem như đó là cái duyên mới gặp gỡ nhau được. 

Tài liệu tham khảo

Nguyễ Đức Chính: Đọc Kim Dung. Tìm hiểu văn hóa Trung Quốc. Nhà xuất Bản Trẻ.

H.E. Plutschow : Historical Chanoyu. The Japan Times ltd, Tokyo, 1986

Vũ Thế Ngọc: Trà Kinh. Nhà sách Tự Điển Bách Khoa 2013

Suzuki Daisetsu: Zen and the art of tea.Dịch chú: Nguyễn Nam trân

Những loại hoa được yêu chuộng trong nền văn hóa Vietnam

Version française
English version

img_6909

Những loại hoa được yêu chuộng trong nền văn hoá Việt.

Trong truyền thống văn hóa, người dân Việt rất coi trọng các loại hoa. Họ thường thích chọn và dành tên của các loại hoa cho giới phụ nữ. Thậm chí còn có một câu chuyện về  cái tên mà vua vĩ đại Lý Thánh Tôn của triều Lý, chọn cho bà cung phi Ỷ Lan mà đựợc     biết sau nầy dưới cái tên là Linh Nhân Hoàng Hậu. Một hôm, trên đường về kinh, đang được các dân làng nô nức  đón tiếp thì vua nhận ra có một cô con gái hái dâu vẽ đẹp phi thường rụt rè đang bên cạnh gốc lan và  nhìn ông từ đằng xa. Mong muốn được biết nàng, vua mới triệu nàng đến trước  mặt. Vì yêu vẽ đẹp và trí thông minh của nàng, vua mới đem nàng về kinh, kết  hôn cùng nàng và đặt cho nàng cái tên đầu tiên « Ỷ Lan » («Ỷ là dựa, Ỷ Lan là dựa gốc cây lan »). Sau đó nàng được biết đến trong lịch sử Việtnam là một trong những bà hoàng hậu  thực hiện được nhiều biện pháp xã hội cho những người bất hạnh nhất là giới phụ nữ. Tuy nhiên có một cái tên là « Hoa » mà không ai có quyền chọn dùng  dưới triều nhà Nguyễn. Đó là tên của bà thiếp Hồ Thị Hoa của thái tử Nguyễn Phước Đảm tức là hoàng đế Minh Mạng về sau nầy. Mất sớm, nàng nầy là con gái của quan Hồ Văn Bôi và được xem là con dâu hiếu thảo với cha mẹ chồng, tức là vua Gia Long và Thuận Thiên Cao hoàng hậu.   Để lưu danh muôn thưở nổi đau đớn nhất là tình thương mà nhà Nguyễn dành cho cô dâu nầy, họ truyền lệnh cấm từ  tất cả mọi người thân thuộc cũng như dân chúng không được dùng chữ Hoa mà luôn cả các nơi công cộng. Bởi thế chợ Đông Hoa ở Huế trở thành Đông Ba. Tỉnh Thanh Hoa đổi thành Thanh Hóa. Cầu qua sông Thị Nghè ở Saigon buộc lòng phải đổi tên và lấy tên là Cầu Hoa Bắc. Tuy nhiên « Hoa » vẫn  là chữ được thường trọng dụng nhiều nhất ở trong kiệc tác Kim Vân Kiều  của Nguyễn Du. Có ít nhất 130 câu thơ có chữ Hoa trong kiệt tác nầy. Ngoài ra còn có một số lượng không ít trong các thuật ngữ và cách diễn đạt với ý nghĩa Hoa trong văn học Vietnam như sau:

Hoa diện, mặt hoa: có một khuôn mặt đẹp
Hoa chúc: đèn ở trong phòng cô dâu chú rể
Hoa niên: tuổi trẻ, tuổi đẹp nhất trong đời người.
Hoa tay: có múp ở đầu ngón tay ới hình bông (Khéo léo).
Số đào hoa: được sinh dưới bông hoa đào (người được các phụ nữ hâm mộ).
Người tài hoa: người có tài năng.
Hoa tai: đồ nữ trang đeo tai có hình hoa.
Hoa đèn: đầu bấc đèn đã cháy thành than của cây đèn dầu.
Hoa khôi: Hoa được đứng hàng đầu (người đẹp nhất).
Hoa đá: san hô.
Hoa vương: hoa mẫu đơn.

Có một giai thoại liên quan đến hoa đá đó  là lúc đất nước Viêtnam bị loạn lạc, có những cuộc chiến không ngừng giữa hai gia đình cầm quyền là Trịnh và Nguyễn. Đây cũng là một trong những trò đùa của một vị quan Nguyễn Huỳnh phục vụ chúa Trịnh Cương mà thường được gọi là Cống Quỳnh hay Trạng Huỳnh. Chúa Trinh Cương người rất ham ăn và tham lam. Ông chỉ nghĩ sống trong việc giàu sang và đồi trụy. Bởi vậy Cống Quỳnh cố gắng khuyên nhũ Trịnh Cương về với lý trí và đạo lý.  Ông nói ông biết nấu một món ăn rất ngon tên là Hoa đá. Nghe vậy, chúa Trịnh yêu cầu ông chuẩn bị nấu món ăn nầy. Nhưng ông nói với lãnh chúa rằng phải đợi ít nhất 2 ngày mới được thưởng thức món nầy vì ông phải đun nhỏ lửa trong thời gian nầy. Chúa Trịnh hớn hỡ chấp nhận đề nghị nầy. Về nhà, ông kêu người hầu đi chợ mua rong biển ăn được và đun sôi với nước. Đói khát vì đợi chờ quá lâu, chúa Trịnh nhận ra món ăn nầy được chế biến bởi Cống Quỳnh rất ngon miệng dù chỉ chứa rau sau khi nếm. Có một số tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng mang tên chữ Hoa. Đây là trường hợp của các tập thơ  như « Nhị độ Mai » (Hoa mai nở hai lần) và « Hoa Tiên ». Tập đầu tiên thuộc về một tác giả khuyết danh. Nó gồm có được 2826 câu thơ chữ nôm viết bằng lục bát và biên soạn từ một tác phẩm của Trung Hoa. Nó ca ngợi không những lòng trung thành với nhà vua mà còn sự hiếu thảo, biết ơn và tình yêu nữa. Còn tập thứ nhì thì được sáng tác bởi học giã Nguyễn Huy Tự.  Cuốn tiểu thuyết nầy gồm có hơn 1770 câu thơ. Đây là một bài thơ lãng mạn đầu tiên của Vietnam nhưng  tác giã vẫn còn giữ  được tư tưởng nho giáo.Tuy rằng có  rất nhiều loại hoa được tìm thấy ở Vietnam, người dân Việt vẫn không che giấu  được sở thích cûa họ đối với một số cây nhất định. Họ không ngần ngại phân các cây nầy vào một loại cây cao sang trong đó thấy có:

Mai, Lan, Cúc, Sen, Mẫu Đơn và Hoa Hồng. 

Những cây hay hoa nầy đều mang một  ý nghĩa đặc biệt và có liên hệ mật thiết với đạo đức trong truyền thống của người dân Việt. Cây mai là biểu tượng của người đàn ông thượng đẳng.  Cây nầy nó cố gắng chống chọi với thời tiết lạnh và khắc nghiệt của thiên nhiên. Nó tiếp tục nở hoa vào tháng hai. Điều nầy cho phép nó tượng trưng  mùa xuân trong bốn mùa (Tứ thì). Vào dịp Tết,  đối với người dân Việt, không bao giờ có thể thiếu trên bàn thờ  của tổ tiên  một số cành hoa mai (hay hoa đào) được chọn để hoa nở đúng lúc trong ngày lễ hội. Hoa mai được các học giã và các nhà trí thức Vietnam ngưỡng mộ. Một người có cá tính độc lập như Cao Bá Quát, không bao giờ biết qui phục cái tù túng của thời quan liêu còn phải thốt lên trong suốt cuộc đời ông, ông chỉ biết cúi đầu trước hoa mai mà thôi.

Nhất sinh đê thủ bái hoa mai
Suốt đời chỉ cúi đầu trước hoa mai.

Một học giã khác, Đào Tấn, cha đẻ của những vở kịch ở vùng Bình Định ở miền trung Vietnam, cũng hi vọng ngày nào đó sẻ chết giữa những cây mai. Đó là lý do tại sao trong suốt cuộc đời, ông thường dùng bút danh « Mộng Mai (Mơ với hoa mai)». Ông có cơ hội bày tỏ trạng thái tâm trí của ông qua hai câu thơ được tìm thấy trong một bài thơ của ông:

Núi mai rồi giữ xương mai nhé
Ước mộng hồn ta là đoá mai

Đó cũng không phải là một điều vớ vẫn đối với ông bởi vì thời điểm ông qua đời (tháng 7 năm 1907), ông đã đuợc chôn cất ở núi Huỳnh Mai, cách vườn mai vài cây số. Không giống người Trung Hoa, hoa mai và hoa sen rất được phổ biến hơn hoa mẫu đơn. Đây là lý do tại sao sao các hoa nầy được gọi là Hoa khôi. Người ta thường thích hoa mai vì hoa sen thường dành cho Phật giáo dù biết rằng  hoa sen vẫn tượng trưng người quân tử trong đạo Khổng.(junzi). Sen là loại cây mà sĩ phu Mạc Đỉnh Chi lựa chọn để bộc lộ tài năng xuất chúng và thiên tài chưa từng thấy. Vua Trần Anh Tôn ngần ngại phong ông làm « tiến sỹ » đầu tiên vì ông quá xấu xí vào thời điểm ông nhận bằng. Để thuyết phục nhà vua, ông tự ví mình như hoa sen trong giếng ngọc.  Ông liền làm ngay bài thơ có tựa đề « Ngọc tỉnh liên phú » (Hoa sen trong giếng ngọc) như sau :

Giống quý ấy ta đây có sẳn
Tay áo nầy ta chứa đã lâu
Phải đâu đào, lý thô màu
Phải đâu mai trúc dãi dầu tuyết sương
Cũng không phải tăng phường câu kỷ
Cũng không là Lạc Thủy mẫu đan
Cũng không là cúc, là lan
Chính là sen ở giếng vàng đầu non.

Mạc Đỉnh Chi có cơ hội soạn một bài văn tế khi ông được cử đi làm sứ thần để tham dự tang lễ của một công chúa Mông Cổ. Ngày hôm đó, trước triều đình nhà Nguyên, ông nhận được tờ giấy trong đó có bốn hàng, mỗi hàng đã có  một chữ « một » duy nhất. Đây là một vinh dự cho ông làm bài thơ nầy bằng cách bổ sung  mỗi hàng với cảm nghĩ của ông  để   bày tỏ sự tôn vinh sâu sắc đối với ký ức của cô công chúa nầy.

Chẳng nao núng chút nào,  ông làm xong bài thơ truớc sự ngạc nhiên và khâm phục của triều đình nhà Nguyên  bằng cách chỉ định cô công chúa nầy  như một bông hoa:

Trời xanh một đám mây
Lò hồng môt giọt tuyết
Vườn thượng uyển môt cành hoa
Cung quảng hàn (2) một vầng nguyệt
Than ôi! Mây tan! Tuyết tiêu!
Hoa tàn! Trăng khuyết !

Đối với hoa cúc, nó không những chỉ là cá tính của muà thu mà còn biểu tượng cho sự thư thản và sự thờ ơ của con người trước công danh và vinh quang. Tương tự như  hoa mai, hoa lan thường  biểu tượng vẽ đẹp của nữ tính. Thường được nhắc như cô gái trong các tác phẩm thơ. Tuy rằng hoa mẫu đơn được xem như hoa cao sang nhưng nó không có được một tầm quan trọng đáng kể như ở Trung Hoa. Có lẽ vì bị ảnh hưởng của Trung Hoa nên tục lệ nầy còn giữ đối với hoa nầy. Hoa mẫu đơn thường được trông thấy trong nghệ thuật trang trí của người dân Việt hay trong các truyền thuyết. (Chuyện thần tiên Từ Thức Giáng Hương chẳng hạn). Còn hoa hồng thì nó là biểu tượng cho tình yêu và tình thương. Nó là hoa tặng mẹ, hoa tặng vợ, hoa tặng thầy cô  bạn bè vân vân…Muốn biết ý nghĩa mà người dân Việt dành cho hoa nầy, chúng ta  cần phải đọc quyển sách của thiền sư  Thích Nhất Hạnh “Bông Hồng cài áo”. Thiền sư  nhắc nhở chúng ta chỉ một người mẹ mà thôi mà đôi khi chúng ta quên đi bổn phận vì sự thăng trầm trong cuộc sống. Chúng ta quên rằng nếu chúng ta còn mẹ đó là một báo vật mà Thượng đế thương yêu dành cho chúng ta đấy. Chúng ta có may mắn còn mẹ. Để chứng tỏ sự trìu mến với mẹ, chúng ta có quyền tiếp tục cài trên áo một bông hồng. Chúng ta còn có niềm vui vô tận và khó tả được mà biết  bao nhiêu người không còn có nữa. Không thấy từ lâu rồi trên quê hương nầy những  hoa Sim màu trắng mà các cô gái trẻ tuổi thường để lại trên mộ của các  người tình của họ, những người nằm xuống để bảo vệ lý tưởng hay quê hương nầy. Họ không có may mắn nhìn thấy hoà bình trở lại. Chính nhờ những người dũng cảm nầy, tất cả người dân Việt muốn tặng cho họ một bông hồng, một tình yêu mà họ dành thật sự cho đất nước nầy. Nhờ họ mà đất nước nầy còn giữ được cho đến hôm nay độc lập, bản sắc văn hóa và  truyền thống dân tộc.       


(1) Lạc Thủy : un fleuve connu en Chine.
(2) Cung quảng hàn : le palais mythique chinois trouvé sur la lune.
(3): Une anecdote sur la pivoine de Luoyang avec l’impératrice Wu Ze Tian ( Võ Tắc Thiên) de la dynastie des Tang.