Phật Giáo Viêt Nam

Phật Giáo Viet Nam

Version française

Không ai biết được một cách chính xác Phật Giáo được du nhập vào Vietnam ở thời gian nào nhưng theo nhà học giả Phan Lạc Tuyên thì các tu sĩ Ấn Độ đã có mặt ở Vietnam từ đầu thế kỷ Công Nguyên vì dựa trên câu chuyện của Chử Đồng Tử sau khi gặp một tu sĩ Ấn Độ, Chử Đồng Tử bắt đầu kết nạp với đạo Phật. Đó là cũng thời kỳ Tam Quốc mà Vietnam là một tỉnh Trung Hoa (Giao Châu) dưới sự quản trị của Sĩ Nhiếp (Shi Xie). Cũng là thời mà Vietnam thuộc về Đông Ngô của Tôn Quyền (Sun Quian). Rất sùng đạo Phật, mẹ của Tôn Quyền thường mời các tu sĩ ở Lũy Lâu (Bắc Ninh, Vietnam) đến thủ đô Kiến Nghiệp(Jiany), thuộc về thành phố Nam Kinh hiện nay để nghe giảng kinh và bình luận về các sách lễ Ấn Độ (sutra) của Phật giáo. Thời đó, trung tâm Phật Giáo Lũy Lâu (Bắc Ninh) rất nổi tiếng và quan trọng nên có tá túc một số tu sĩnhư Khâu Đà La (Ksudra), Mahajivaca (Ma Ha Kỳ Vực), Kang-Sen Houci (Khương Tăng Hội), Dan Tian (Đàm Thiên). Là một pháp sư, khi trở về Trung Hoa có tường thuật lại với vua Tùy Văn Đế (Sui Wendi) về sự tiếntriển của Phật giáo Vietnam. Giao Châu đã có Phật giáo trước chúng ta vì ngoài việc có hai mươi ngôi bảo sát (chùa), còn có hơn 500 tu sĩ và 15 tập kinh lễ được dịch. Chứng tỏ là lúc đó Phật giáo đã phồn vinh ở Việt nam.Cũng nên cần biết là Phật giáo đã có mặt ở Chămpa rất sớm. Trong các biên sử của Trung Hoa, có nói đến việc tướng Lưu Phương (Lieou Fang) của nhà Tùy sau khi cướp bóc ở thủ đô Điền Xung (Kandapurpura) của vua Champa Phạm Phàn Chí (Sambhuvarman), có mang về nước 1350 bản văn Phật giáo được đóng thành 564 quyển. Sau một cuộc hành trình đường biển ở Đông Ấn, khi trở về Trung Hoa, một tu sĩ nổi tiếng Nghĩa Tịnh (Yijing) có đề cập đến Champa và có nói vương quốc nầy là một trong những nước Đông Nam Á xem trọng lý thuyết đạo Phật dưới thời kỳ ngự trị của Vũ Tắc Thiên (Wu Ze Tian) (Nhà Đường).Tuy rằng Viet Nam là một tỉnh lị của Trung Hoa vào thời đó (từ -111 đế n 933) nhưng Viet Nam vẫn còn là một trạm tiếp nối thật sự giữa Trung Hoa và Ấn Độ. Viet Nam được tiếp thu rất sớm Phật pháp từ đầu thế kỷ thứ nhất của kỷ nguyên Tây lịch vì Viet Nam nằm ở bên cạnh các nước như Phù Nam và Chămpa thường thông dùng chữ Phạn của các kinh Phật và còn đươc các thương gia Ấn Độ ở lại để nghĩ, cung cấp và trao đổi hàng hoá (lụa, hương liệu, trầm, quế, tiêu, ngà voi vân vân…) vì Ấn Độ thời đó có liên hệ thương mai trực tiếp với Trung Ðông và gián tiếp với các nước vùng Ðịa Trung Hải như Ðế quốc La Mã. Phật giáo đại thừa nẩy nở ở Ấn Độ với các trung tâm Amaravati và Nagarjunakonda ở miền duyên hải Ðông nam Ấn Ðộ (Andhra Pradesh) khiến một số tăng sĩ theo thuyền nhân lúc đó đến Đông Nam Á qua các bờ biển Mã Lai, Phù Nam và Giao Chỉ để truyền bá đạo. Phật giáo ở Giao Châu do từ Ấn Độ truyền sang trực tiếp chớ không phải đến từ Trung Hoa.

Phật giáo Việt nam là Phật giáo đai thừa thường quan tâm nhiều đến sự giải thoát cho tập thể và quần chúng hơn là cho cá nhân còn Phật giáo tiểu thừa thì được xem là kết quả của bao nhiêu năm cố gắng tu luyện mà con người có được để tỉnh ngộ và trở thành Bồ Tát. Buổi ban đầu, Phật giáo Việt Nam cũng không có gặp sự trở ngại nào cả vì Phật giáo chấp nhận đạo đa thần truyền thống của người dân Việt. Phât giáo chỉ có những sinh hoạt tín ngưỡng đơn sơ (lạy Phật, cúng dường, bố thí vân vân…) chớ chưa có sự học hỏi về kinh kệ và chế độ tăng sĩ. Phật thì chỉ biết Quán Thế Âm (Avalokitesvara) và đức Nhiên Ðăng (Dipankara) vì các vị nầy che chở cho thủy thủ được an lành ngoài biển khơi. Các truyền thuyết như Thích Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu được xuất hiện ở thời gian có sự du nhập của thiền sư Thiên Trúc Khâu Đà La (Ksudra) ở Viet Nam. Qua các truyền thuyết nầy, Man Nương sau khi viện tịch trở thành Phật mẫu. Các truyền thuyết nầy mới dẫn chứng việc hòa nhập các tín ngưỡng dân gian vào Phật giáo một cách dễ dàng. Theo nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn, Phật giáo hội nhập rất sớm, chịu ảnh hưởng của Ấn Độ và đuợc tồn tại đến thế kỷ thứ năm. Dưới thời kỳ Bắc thuộc, thái thú Sĩ Nhiếp (177-266) đi trong thành phố thường có các thầy tu người Hồ (Ấn Độ) hay đến từ Trung Á hộ tống. Vào cuối thế kỷ thứ 2, có một trung tâm Phật giáo ở Luy Lâu(Bắc Ninh), thủ đô của Giao Châu. Rất có nhiều tu sĩ Ấn Độ và ngoại quốc đến đây tá túc giảng đạo khiến Giao Châu trở thành vài năm sau là một trung tâm dịch các kinh lễ sutra mà nổi tiếng nhất là kinh Pháp Hoa Tam Muội (Saddharmasamadhi) được dịch bởi thầy tu Chi Cương Lương Tiếp (Kalavisi) vào khoảng thế kỷ thứ 3.

Cũng cần biết là trong thời gian 6 năm (542-547) mà Lý Bí hay là Lý Nam Đế dành được độc lập thìông có công xây cất chùa nổi tiếng Khai Quốc mà nay là Trấn Quốc ở Hànội. Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh thì người ta lầm lẫn trong quá khứ là tu sĩ Ấn Độ Ti Ni Lưu Đà Chi là (Vinaturici) người du nhập thiền đạo vào Vietnam. Trong thời gian ở Luy Lâu (năm 580), ông có ở tu viện Pháp Vân thuộc về phái thiền. Cũng thời gian đó thì tu sĩ Quán Duyên đang dẫn dạy thiền ở nơi nầy. Lúc đó có rất nhiều tu sĩ ở đây sang Trung Hoa dạy thiền trước khi Bodhidharma (Bồ Đề Đạt Ma) đến nước nầy và được xem là tổ sư của thiền Trung Hoa và người sáng lập ra võ công phu (Kongfu) Thiếu Lâm Tự. Ngày nay được mới biết rỏ là tu sĩ Khương Tăng Hội (Kang-Sen Houci), người Khương Cư (Sogdiane) mới là người có công sáng lập thiền đạo ở Vietnam chớ không phải Ti Ni Lưu Đà Chi (Vinitaruci).

Phật giáo Viet Nam bắt đầu phát triển mạnh mẽ và có được một thời vàng son sau khi đất nước khôi phục lại được độc lập với Ngô Quyền. Về sau dưới triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý và Trần, Phật giáo còn được xem chính thức là quốc giáo.

[Phật giáo dưới thời Đinh, Tiền Lê, Lý và Trần]

Công Giáo Viet Nam (Le catholicisme vietnamien)

catholicisme

 

Version française

Version anglaise

Không tựa như các tôn giáo khác, Công giáo vô cùng gặp nhiều trở ngại khi bắt đầu gia nhập vào Việt Nam (đầu thế kỷ XVI). Điều này phần lớn là do các nhà truyền giáo từ chối không thừa nhận và sáp nhập chuyện thờ cúng tổ tiên và các phong tục địa phương như đa thê, tín ngưỡng đa thần vân vân…. vào tín ngưỡng công giáo nhất là ở thời điểm Việt Nam đang bị rối loạn bởi một cuộc chiến tranh nội bộ không ngừng (Trịnh-Nguyễn). Đây cũng là thời kỳ Việt Nam có một số phận và một kịch bản tương tự như Nhật Bản với một triều đại hợp pháp dưới sự giám hộ của một gia đình quyền lực cha truyền con nối mà được cha Alexandre de Rhodes nhận xét trong cuốn sách « Lịch sử của Vương quốc Bắc Kỳ ». Ông nhấn mạnh trong quyển sách những gì chúng ta nói về « chúa » có liên quan đến những gì chúng ta kể về « daishi » của người dân Nhật. Đó là lý do tại sao trong thời kỳ này, Công giáo được tiếp thu một cách thất thường bởi hai gia đình cai trị, họ Trịnh ở miền Bắc (Đàng Ngoài) và họ Nguyễn ở miền Nam (Đàng Trong) với một cuộc xung đột không ngừng  giữ  vua  làm đứa con tin. Họ thường thay phiên nhau dung tha cấm kỵ và thậm chí ngược đãi nhửng người công giáo nữa. Mặc dù vậy, Công giáo bắt đầu có được sự ưu ái với những người bất hạnh và triều đình qua cha Alexandre de Rhodes.

 
alexandre_de_rhodes

Alexandre de Rhodes 
Ông nầy là một nhân vật xuất sắc với khả năng ngôn ngữ phi phàm. Ông sinh ra ở Avignon năm 1591 và xuất thân từ một gia đình thương nhân có lẽ là người Do Thái. Ông đuợc chọn vào thời điểm đó để trở thành người lãnh đạo và nhà diễn viên thiết yếu của các phái bộ công giáo ở vương quốc Bắc Kỳ. Ông cố gắng giành được sự ưu ái của các lãnh chúa qua những người thân cận của họ với những món quà đặc biệt như các đồng hồ và sách toán. Sự thành công của ông được thấy rõ ràng ở miền Bắc với chúa Trịnh Tráng. Ngược lại ở miền nam ông bị Sãi vương đuổi mặc dù ông đã thành công trong việc cải đạo về sau nầy một người thân thuộc của Sãi vương, bà Mary Magdalene bằng cách rữa tội. Bị thất bại trong cuộc chinh phục Đàng Trong (miền nam), chúa Trịnh Tráng đổ lỗi  nầy cho người nước ngoài  nhất là các nhà truyền giáo công giáo. Sau đó Trịnh Tráng cấm việc cải đạo nếu không tuân sẻ bị xử tử. Nhà truyền giáo bền bỉ Alexandre de Rhodes cuối cùng bị trục xuất ra khỏi Vietnam vào tháng 5 năm 1630 trong lúc đó ông để lại ở đất nước nầy ít nhất 50.000 con chiên được giám sát bởi các nhà giáo lý công giáo và một gia tài văn hóa mà không có người dân Việt nào phủ nhận được ngày nay. Tên của ông được tiếp tục trân trọng trong ký ức tập thể của người dân Việt vì nhờ ông mà Việt Nam là một quốc gia duy nhất ở Viễn Đông có một văn tự la mã hóa. Được có nguồn cảm hứng từ các công việc la tinh hóa tiếng Trung Hoa của hai ông  RicciDiego de Pantoja, Alexandre de Rhodes đã thành công cung cấp  không chỉ một hệ thống ký hiệu ngôn ngữ dựa trên các âm của tiếng Việt và được bổ sung cho trường hợp này bằng một hệ thống các dấu trọng âm được thấy sử dụng trong các tiếng Ba Lan,  Hung Gia lợi và Bồ Đào Nha mà còn là một công cụ không thể  so sánh được để  thoát được ành hưởng Trung Hoa về mặt trí tuệ và phổ biến văn hóa  ở Viễn Đông. Ông cho xuất bản  một cuốn từ điển Việt-Latinh-Bồ Đào Nha vào năm 1651. Vì bị trục xuất khỏi Việt Nam, công việc của ông đành hoãn lại và được hai đức cha Pigneaux de BeahaineTaberd tiếp tục bổ túc và hoàn thành sau nầy.

cong_giao

Công giáo Việt Nam có được  một thời gian tạm yên với cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn và đạt đến đỉnh cao trong thời kỳ thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của vua  Gia Long. Ông được đức cha Pigneau de Behaine bảo vệ và che giấu khi ông còn là một hoàng tử trẻ Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn săn đuổi và truy nã ở phía nam của đồng bằng sông Cửu Long (Hà Tiên, Phú Quốc). Để bày tỏ lòng biết ơn với một người đã từng cho ông thức ăn và giúp ông chinh phục lại ngai vàng với  các lính đánh thuê người Pháp, vua Gia Long lúc nào cũng cố giữ một thái độ khoan dung và cởi mở như hoàng đế nhà Thanh Khang Hy ở Trung Quốc (1661-1722). Ông biết tôn trọng trong thời gian ngự trị, các nhà truyền giáo và các con chiên Kitô mặc dù ông vẫn khuyến khích sự hồi sinh của Nho giáo truyền thống. Sự qua đời của ông (năm 1820) được  tiếp theo đó với bốn mươi năm hũy bỏ gần như hết,  tất các ảnh hưởng của châu Âu cùng các cuộc đàn áp chống lại người Công giáo dưới triều đại của các vua Minh Mạng, Thiệu TrịTự Đức. Mặc dù vậy, Công giáo Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển một cách vất vã và tránh được nhờ  ở nơi con người Nguyễn Trường Tộ, sư ô hợp giữa tôn giáo và nước Pháp giã vời bảo vệ công giáo chống lại những kẻ vô thần. Ông sinh ra trong một gia đình công giáo ở Nghệ An (miền Bắc Việt Nam). Đồng hành cùng với đức cha Gauthier trong chuyến đi đến Âu Châu, ông đã có cơ hội theo dõi, tại thời điểm đó, các giáo trình tại Sorbonne (Paris). Với cái nhìn của một người Việt công giáo yêu nước và trí thức, có cơ hội đi ra nước ngoài, ông tiếp tục tin rằng cách duy nhất để cứu đất nước ra khỏi mối đe dọa từ nước ngoài và duy trì được nền độc lập đó là chính sách mở cửa các biên giới không chỉ cho người Pháp mà cho cả người Anh và Hà Lan và cần có một loạt các dự án cải cách chính trị, xã hội và công nghệ. Nhờ thế Việt Nam mới tránh được sự cô lập, hiện đại hóa và có được trang bị các công nghệ tốt hơn để đối phó trước tham vọng lãnh thổ của các nước ngoài. Rất đáng tiếc giác thư của ông không được vua Tự Đức chấp nhận. Trước một nhóm quan lại Nho giáo thân cận của vua Tự Đức, ông buộc lòng phải xin nghỉ hưu vài năm sau đó. Ông về quê nhà và qua đời vào năm 1871. Ông mang theo ông nỗi đau và nỗi buồn của một người công giáo yêu nước để nhìn thấy đất nước mình chìm trong  sự hỗn loạn và vòng nô lệ. Bị giằng co giữa đức tin mãnh liệt và lòng yêu nước, Nguyễn Trường Tộ thành công cho chúng ta thấy đưỡc thái độ và cách cư xử mẫu mực của ông. Ông vừa là một người công giáo nhiệt thành mà còn là người bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Mặc dù có một thời gian dài quan hệ xung đột với tổ quốc, thường bị buộc tội thông đồng với người nước ngoài, trong suốt thời gian tồn tại, Công giáo Việt Nam đã cho thấy có không những khả năng kháng cự, nhẫn nhục và thích ứng mà còn có luôn cả sức mạnh, sức sống và sự tham gia tích cực. Nó còn mang tính cách xây dựng mà quốc gia này cần có trong những thời điểm đen tối nhất của lịch sử Việt Nam. Lúc nào cũng lo lắng cải thiện số phận của các người nghèo, Công giáo Việt Nam biết cách hành sự trong quá khứ cũng như hiện tại với các nổ lực nhân đạo và từ thiện xứng đáng trong tình yêu của Chúa Kitô thông qua các trường học, trại trẻ mồ côi vân vân … Nhờ đó, Công giáo  thành công xâm nhập được vào sự tập hợp của ba tôn giáo chính (Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo) và cuối cùng hoà mình vào  đời sống tâm linh của người dân Việt. Công giáo đã từ lâu là một tôn giáo quan trọng của quốc gia. Với 8 triệu người Công giáo, Việt Nam trở thành là quốc gia công giáo thứ nhì ở Viễn Đông  đứng sau Phi Luật Tân .

Pagode Senso-ji (Chùa Asuka)

Version française

Viếng thăm ngôi chùa cổ kính Senso-ji (Tokyo)
Ngày thứ hai của cuộc hành trình ở Nhật Bản

Đến Nhật Bản thường dễ nhận thấy cổng Torii ở trong các thành phố. Cổng nầy là biểu tượng của thần đạo, một tôn giáo bản địa của người dân Nhật. Đây cũng là cổng để phân chia rõ rệt giữa thế giới trần tục và không gian thiêng liêng của Thần đạo. Theo tư tưởng của đạo nầy, vạn vật dù là vật đó sống hay chết ở trong tự nhiên đều có thần (kami) cư ngụ. Có thể vì Nhật Bản là một quốc gia có nhiều thiên tai như các siêu bão, sóng thần, động đất vân vân… khiến người dân ở nơi nầy họ nghĩ rằng có một sức mạnh vô hình nào đến từ những thần linh khiến làm họ lúc nào cũng lo sợ, buộc lòng họ phải kính thờ và thân thiện. Bởi vậy trong mỗi nhà của người dân Nhật thường thấy có một bàn thờ tổ tiên hay là của một vị thần nào quen thuộc. Tổ tiên của vị thiên hoàng Nhật Bản hiện nay cũng cho mình là con cháu của nữ thần mặt trời Amaterasu Omikami. Với tầng lớp nông dân ở xứ Nhật thời đó,vai trò của nhà vua rất quan trọng vì ông là người có khả năng cầu xin nữ thần để được mùa màng. Chính nhờ tư duy thần đạo nầy mà đế chế Nhật Bản vẫn được bảo tồn qua nhiều thế kỷ nhất là vai trò thiêng liêng của thiên hoàng không bao giờ bị tướt đoạt dù quyền lực đã rơi nhiều lần vào các gia đình có thế lực mạnh (Kamakura, Muromachi và Tokugawa). Nước Nhật có đến hiện nay 80.000 thần xã (jinja) (hay đền của Thần đạo) thường nằm trên đồi hay ven vệ đường. Rất ít người Nhật hiện nay theo thần đạo nhưng những thói quen như óc thẩm mĩ tối giản, chân phương hay thanh tẩy đều bắt nguồn từ thần đạo. Trước khi nhận Phật gíáo làm quốc giáo vào thế kỷ thứ 6 với hoàng tử Shotoku Taishi của dòng dõi Yamato thì người dân Nhật họ đã có thần đạo. Bởi vậy Phật giáo đột nhập vào Nhật Bản, đã có lúc đầu một cuộc xung đột ít nhiều với thần đạo nhưng về sau nhờ có sự hỗn hợp và hoà đồng của hai đạo khiến Phật giáo đã bắt rễ ăn sâu cho đến hiện nay vào đời sống của người dân Nhật. Phật giáo thể hiện được không những tính liên tục hài hoà với thần đạo qua các lễ hội quan trọng (matsuri) mà còn có những nét đặc điểm trong tôn giáo và văn hóa Nhật Bản nhất là về vũ trụ quan và đạo lí nhân sinh. Khi xâm nhập vào Nhật Bản, Phật giáo được biến hóa theo nhu cầu cần thiết và cứu tế của người dân Nhật. Sự hoà nhập Phật giáo vào tín ngưỡng dân gian Nhật Bản cũng được xem tương tự như ở Vietnam với những người theo đạo Phật thờ cúng tổ tiên. Ở đất nước nầy Thần là Phật mà Phật cũng là Thần. Cụ thể là nữ thần Kannon của Senso-ji (Thiền Thảo Tự) trở đi về sau thành Quan Âm bồ tát khi Phật giáo gia nhập xứ Nhật. Đây cũng là một sự kết hợp tính cứu tế của Quan Âm truyền thống với tính phồn thực thấy ở nữ thần Nhật Bản trong tín ngưỡng dân gian bản đia. Bởi thế Quan Âm Nhật Bản còn là vị thần se duyên và phụ sản nữa.
Sáng nay, ngày thứ hai, phái đoàn cùng mình được đi viếng thăm một chủa cổ kính tên là Senso-ji (Thiền Thảo Tự) nằm ở phía bắc của Tokyo. Muốn chỉ chùa chiền, người dân Nhật thường dùng chữ ji hay dera ở cuối tên chủa. Chùa nầy còn có tên là Chùa Quan Âm Asuka vì vào năm 628, có hai người dân chài kéo lưới được một pho tượng của nữ thần Kannon bằng vàng từ sông Sumida. Được biết chuyện nầy, lãnh chúa vùng nầy mới thuyết phục được hai người dân chài và cùng nhau xây một miếu thờ nữ thần Kannon Rồi đến năm 645 có một sư tăng Shokai xây chùa tại đây để thờ phượng. Nhờ sự cúng dường một phần đất lớn cho chùa của Mạc phủ Tokugawa Iaetsu mà diện tích của chùa được tăng thêm. Chùa được nổi tiếng từ đó và trở nên ngày nay là một quần thể chùa đền mà du khách đến tham quan Tokyo không thể bỏ qua vì nó được sùng tu lại và giữ được phong cách kiến trúc cổ kính của thời Edo (Tokyo xưa) dù bị tàn phá trong thế chiến thứ hai. Đến chùa nầy, mọi người phải đi qua cổng chính Kaminarimon thường được gọi là « Cổng sấm »(Lôi Môn). Nơi nầy có hai vị thần gác cổng, một người tên là Fujin (Phong thần bên phải) và Raijin (Lôi thần bên trái). Cổng nầy đựơc du khách chú ý nhất là nhờ có một lồng đèn giấy to tác treo ở giữa cổng nhất là ở dưới đáy có chạm khắc một con rồng rất tinh xảo. Lồng nầy không thay đổi qua bao nhiều thế kỷ theo dòng lịch sử. 

Phiá sau các thần nầy, còn có hai tượng thần Kim Long và Thiên Long một nữ, một nam, cả hai là thần nước để nhắc đến có sự liên quan mật thiết với sông Sumida, nơi mà tìm ra Phật mẫu. Khó mà chụp hình rõ ràng vì có lẽ người dân Nhật sợ thất lễ phạm thượng nhất đây là các thần (kami) của Thần đạo. Sau cùng, du khách sẻ găp ngay đường Nakamise-dori dài 250 thước. Đường nầy có rất nhiều mặt hàng bán đồ đặc sản và thủ công truyền thống làm rất tinh xảo như đai lưng obi, quạt giấy, lược chải tóc, búp bê Nhật vân vân … Gần cuối đường, du khách sẽ gặp một một đỉnh đốt nhang (joukoro) lúc nào cũng có người đứng xung quanh đốt nhang, khói bốc nghi ngút. Họ cầu nguyện mong đựợc sức khoẻ hay may mắn. Bên phải của đỉnh đốt nhang thì có các máy xin xăm (omikujis) . Đây là một loại giấy tiên đoán tương lai mà du khách bỏ tiền vào máy kéo bắt thăm. Một dạng loto. Còn phiá bên trái của đỉnh nhìn về đằng xa sẽ thấy một ngôi chùa 5 tầng, nơi giữ tro cốt của Đức Phật Thích Ca. Sau đó du khách sẻ đến cổng Hozomon (hay là Bảo Tạng Môn) trước khi vào chùa Sensoji thật sự. Cổng nầy được xây lại vào năm 1964 bằng bê tong cột thép có hai tầng và có một căn nhà chứa rất nhiều kinh Phật chữ Hán ở thế kỷ 14. Nơi nầy, trước cổng có bố trí hai tượng Kim Cương lực sĩ và có một lồng đèn (chochin) nặng 400 kilô kèm theo hai toro ở hai bên với vật liệu bằng thau trông rất xinh đẹp, mỗi toro nặng có một tấn. Sau cổng Hozomon, du khách sẻ đến điện chính nơi thờ nữ thần Kannon hay Quan Thế Âm Bồ Tát. Điện nầy có hai gian. Gian truớc dành cho tín đồ Phật tử còn gian sau thì dành cho cúng kiến Phật mẫu và không được vào. Một khi vào bên trong của gian ngoài của điện thì sẽ thấy một ngôi miếu mạ vàng hiện ra nơi thờ bức tượng Quan Âm đã có từ thưở xưa. Các tín đồ thể hiện lòng kính có thể đốt nhan và ném tiền xu. Rất ít có thì giờ cho mình để ngắm nghiá, chỉ vỏn vẹn mua vài đôi đũa và chụp hình để lưu niệm (45 phút mà HDV dành cho đoàn trong thời gian tham quan). Một kỷ niệm khó quên, một ngôi chùa quá đẹp của thời Edo, một khu phố náo nhiệt và sầm uất trong một không gian tôn nghiêm và tĩnh lăng ….
Đến xử Phù Tang mới biết thêm một chuyện về các nhà sư « ăn thịt lấy vợ ». Các ông nầy có quyền lập gia đình và có quyền giữ chức vụ cha truyền con nối để trù trì, thật là một chuyện khó tin nhưng thật sự là vậy. Làm sư có rất nhiều tiền lắm vì có nhiều lợi tức trước hết là nhờ có đất chùa từ bao nhiêu thế kỷ nên cho các tiệm buôn bán thuê mướn truớc chùa hay là lo việc buôn bán đất mộ táng. Sỡ dĩ chùa có nhiều đất đó là nhờ các lãnh chúa cúng dường một thuở xa xôi cho chùa xem như đó là một thứ lễ vật để cầu phúc hay sám hối. Vì thế đất trở nên sở hữu của chùa và trở thành một lợi tức không nhỏ cho việc sinh sống của nhà sư. Đất chật ngưòi đông như ở Nhật Bản nên đất làm mộ táng là một loại kinh doanh siêu lợi nhuận. Người Nhật lúc còn sống thì theo đạo thần, công giáo hay vô đạo. Lúc về già gần chết thì muốn theo đạo Phật để về Tây Phương cực lạc. Vì vậy nhất định theo đạo Phật, tốn cả triệu Yên để mua miếng đất mộ táng ở chùa mà muốn vậy thì phải là Phật tử tức là phải trải qua các nghi thức của chùa để có pháp danh mới có quyền mua đất ở chùa. Bao nhiêu tiền được sư thu thập không có đóng thuế nhất là còn thêm tiền chăm sóc các mộ táng mỗi năm và tiền đi ra ngoài làm Phật sự những lúc có người cần đến. Bởi vậy lấy sư là có một tương lai rực rỡ cùng nghề làm võ sĩ sumo. Đây là hai nghề được các cô yêu chuộng hiện nay nhất ở Nhật Bản. Hướng dẩn viên Ngọc Anh nói đến chuyện các sư Nhật làm mình cười nhớ đến sư trù trì của chùa Ba Vàng ở miền bắc Vietnam. Người dân Nhật họ có một tư cách hành sự vô cùng phức tạp về tôn giáo nhất là họ có đầu óc rất thực tiễn: họ đi lễ của thần đạo vào năm mới, đến chùa chiền của đạo Phật vào lúc mùa xuân và tổ chức tiệc tùng và tặng quà cho nhau theo đạo Kitô lúc Noël.

senso_ji

Version française

La pagode Senso-ji de Tokyo 

En débarquant de l’avion au Japon, le touriste a l’habitude de voir fréquemment les toriis de couleur vermillon dans les villes. Ces portails sont le symbole caractéristique du Shintoïsme, une religion locale des Japonais. Ils reflètent aussi la délimitation de la frontière entre le monde profane et l’espace sacré du sanctuaire shintoïste. Selon la pensée de cette religion, tout être vivant ou mort dans la nature doit être habité par un esprit maléfique ou bénéfique (kami). À cause des calamités fréquentes comme les typhons, tsunamis, séismes etc… au Japon, cela inspire profondément à ses habitants la certitude d’une force interne (ou énergie) invisible venant des esprits (kamis). C’est pour cela qu’ils sont constamment peureux et angoissés face à ces esprits et ils sont obligés de les vénérer dans le but de les apprivoiser et les remercier de leur protection dans une vie éphémère soumise au temps. Dans chaque maison japonaise, il y a toujours un autel réservé pour les ancêtres ou pour un « kami » familier. Les ancêtres de l’actuel empereur japonais ont reconnu d’être les descendants de la déesse du Soleil Amaterasu Omikami. Pour les paysans japonais de cette époque, le rôle de l’empereur est très important car il a la possibilité de demander les faveurs auprès de la déesse pour avoir de bonnes récoltes. C’est grâce au shintoïsme que l’empire japonais est préservé durant des siècles. Le rôle sacré de l’empereur n’est pas confisqué non plus malgré que le pouvoir de décision était revenu plusieurs fois aux mains des shoguns.(Kamakura, Muromachi và Tokugawa). Le Japon a aujourd’hui 80.000 temples shintoïstes (jinja) situés sur les collines ou au bord des routes. Peu de Japonais sont aujourd’hui shintoïstes mais les habitudes telles que l’esprit esthétique minimaliste, la purification ou la sincérité sont empruntées dans le shintoïsme. Avant de reconnaître le bouddhisme comme la religion d’état au 6ème siècle avec le prince Shotoku Taishi de la lignée Yamato, les Japonais ont déjà eu le shintoïsme. C’est pourquoi une fois implanté au Japon, le bouddhisme est au début, en situation de conflit plus ou moins prononcé avec le shintoïsme mais il y a à la fin une sorte de syncrétisme s’opérant entre les deux religions lorsque le bouddhisme réussit à s’enraciner jusqu’à aujourd’hui dans la vie quotidienne des Japonais. Le bouddhisme montre non seulement sa voie à une intégration harmonieuse avec le shintoïsme à travers les fêtes importantes (matsuris) mais aussi ses traits caractéristiques dans la religion et la culture du Japon, notamment dans le cosmos et la moralité humaine. Lors de son invasion au Japon, le bouddhisme s’est transformé en fonction des besoins d’aide nécessaires apportés aux Japonais. L’intégration du bouddhisme dans les croyances populaires japonaises est similaire à celle du Vietnam où les adeptes du bouddhisme vénèrent leurs ancêtres. Dans ce pays, la divinité est un Bouddha et inversement. La preuve est que la déesse Kannon du temple Senso-ji est devenue plus tard un Boddhisattva quand le bouddhisme réussit à s’implanter au Japon. Cela montre la combinaison d’un Boddhisattva traditionnel et du caractère de fertilité de la déesse japonaise dans la croyance populaire locale. C’est pourquoi le Boddhisattva japonais est aussi une déesse de mariage et de procréation. Au matin du deuxième jour, le groupe de touristes et moi, nous allons visiter la pagode Senso-ji située dans le nord de la capiale Tokyo. Quand le nom d’un monument est terminé par ji ou dera, il s’agit bien d’une pagode. Cette pagode est connue aussi sous le nom « Asuka » car elle est située dans un quartier très animé Asuka. En 628, il y avait deux pêcheurs réussissant à capturer dans leur filet une statue en or représentant la déesse Kannon dans le fleuve Sumida. Étant au courant de ce fait, un seigneur local réussît à les convaincre et à réaliser ensemble un autel dédié à cette déesse. Puis en 645, un moine de nom Shokai décida de construire à la place de cet autel un temple bouddhiste. C’est la pagode Senso-jì. Grâce aux donations de terrain effectuées par le shogun Tokugawa Iaetsu, la pagode commença à grandir et à changer d’aspect pour devenir jusqu’à aujourd’hui un complexe de pagodes et de temples shintoïstes dont le touriste ne peut pas se passer lorsqu’il a l’occasion de visiter la capitale Tokyo. C’est aussi une très ancienne pagode connue pour son charme et sa beauté retrouvée de l’époque Edo malgré la destruction provoquée durant la deuxième guerre mondiale. Pour entrer dans cette pagode, tout le monde doit emprunter le porche principal connu sous le nom « Kaminarimon » (ou porte de tonnerre) et protégé par deux divinités Fujin (déesse du vent) et Raijin (dieu de la foudre). L’attention des touristes est retenue par la présence d’une lanterne gigantesque suspendue au milieu du porche et dont le fond contient un beau dragon sculpté en ronde bosse. Cette lanterne ne subit pas des modifications majeures au fil des siècles de l’histoire de la pagode. 

Derrière ces divinités shintoïstes, il y a encore un couple d’esprits de l’eau ( une déesse Kim Long et un dieu Thiên Long) rappelant le lien intime avec le fleuve Sumida où a été trouvée la statue Bodhisattva en or.. C’est difficile de bien faire les photos car les Japonais ont mis la grille métallique autour de ces kamis dans le but de les protéger et de ne pas les offenser. Puis le touriste se retrouve dans la rue marchande Nakamise-dori longue de 250 mètres. Celle-ci a plusieurs boutiques spécialisées dans la pâtisserie et dans l’artisanat traditionnel avec des produits de qualité comme les peignes, ceintures Obi, éventails, poupées etc…Cette rue se termine sur un parvis où trône un joukoro (un brûleur d’encens) autour duquel il y a toujours des gens continuant à brûler des encens dans un atmosphère rempli de fumée pour demander la bénédiction de la déesse. Sur la droite de ce parvis, on trouve des machines destinées à imprimer des omikujis. Ceux-ci sont des papiers sacrés que l’on récupère par tirage au sort pour prédire l’avenir du demandeur. C’est une sorte de loterie sacrée. Sur la droite de ce parvis, on voit apparaître la pagode à cinq étages où les cendres de Siddharta Gautama sont soigneusement conservés. Le deuxième porche monumental est connu sous le nom de Hozomon. Celui-ci a été gardé à son entrée par deux dieux gardiens impressionnants et construit en béton avec les colonnes en acier dans les années 1964. Hozomon a deux étages dont le deuxième est destiné à contenir des sutras écrits en chinois et datant du 14ème siècle. C’est ici qu’on trouve un chochin (une sorte de lanterne) de 400 kilos entouré de chaque côté par un beau toro en laiton, chacun pesant au moins une tonne. Derrière ce porche monumental, c’est le bâtiment principal (Kannon-do) de la déesse Kannon. Il est divisé en deux parties: la partie extérieure est réservée aux fidèles tandis que la partie intérieure est interdite au public car il y a l’autel doré de la déesse Kannon. Notre groupe dispose seulement de 45 minutes pour visiter Senso-ji car après cette visite, nous devons participer à un cours d’initiation au thé japonais. Un souvenir inoubliable, une belle pagode de l’époque Edo, un quartier très animé dans un espace serein.

 
 

Chanoyu (Trà đạo)

Trà đạo

Version francaise

Trước khi nói đến trà đạo của người Nhật thì cũng nên nhắc lại nguồn gốc của trà. Trà có phải là  người Trung Hoa tìm ra không? Có thể là không vì người ta không tìm thấy cây trà hoang nào ở Trung Quốc cả mà ngược lại đã thấy một loại  cây trà nguyên thủy cùng chủng và cùng gốc với cây trà Trung Hoa (Camellia Sinensis ) ở vùng Assam (Đông Bắc Ấn Độ). Sau đó còn tìm được cây trà rừng trạng thái thiên nhiên ở các vùng biên giới như Tây Tạng, Miến Điện, Tứ Xuyên, Vân Nam, Việtnam vân vân ..Nên nhớ là Tứ Xuyên là đất của người nước Thục  và  Vân Nam thưở xưa là vùng của nước Điền cùng có liên hệ mật thiết với bộ tộc Lạc Việt (tổ tiên của người Việt Nam hiện nay). Sau nầy các nước nầy như Tứ Xuyên, Vân Nam bị người Hoa thôn tính luôn cả Việtnam dưới các triều đại Tần và Hán. Như vậy trà không phải thổ sản của người Trung Hoa nhưng họ có công thuần hoá cây trà nên  hương vị nó được thơm hơn. Họ dùng trà lúc đầu trà như  một vị thuốc chớ không được coi như là một thức uống. Trà được phổ biến sau đó dưới thời nhà Đường (từ năm 618). Trà được xem như là món đồ uống phổ thông trong xã hội nhất là  về sau khi có quyển Trà kinh của Lục Vũ ra đời dạy cho tất cả mọi người biết cách uống trà. Chính Lục Vũ còn xác nhận trong Trà Kinh là : «Trà là một loại cây quí ở phương nam …. ».  Chính Đức Khổng Tử còn nói với các đệ tử trong « Luận Ngữ » về đại tộc Bách Việt như sau: Người Bách Việt  ở phía nam sông Dương Tử có một lối sống, ngôn ngữ, truyền thống, tập quán và thực phẩm cụ thể. Họ trồng lúa và khác biệt với chúng ta thì quen canh tác kê và lúa mì. Họ uống nước  từ một loại cây đuợc hái trong rừng mà được biết với cái tên « trà »  vân vân …. Cũng nên nhớ lại dưới thời thống trị của Tần-Hán, có một tổ chức  của triều đình gồm có những sĩ phu địa phương (Fanshi). Họ được xem như là các pháp sư chuyên về nghi lễ và  thu nhập của triều đình. Vai trò của họ là ghi nhận tất cả quy trình nghi lễ, tín ngưỡng, thuốc địa phương, vũ trụ học, thần thoại, truyền thuyết, các sản phẩm địa phương. Họ  trình lên cho chính quyền trung ương những chuyện nghe thấy để chọn lọc, kết hợp  lại  tất cả cái hay dưới dạng các quy định với chủ đích tăng cường quyền lực  của vua ở những vùng đất mới được thôn tính. Chính vì thế mới có những truyền thuyết bịa đặt không có cơ sở của người Trung Hoa về cội nguồn của cây trà. Có hai truyền thuyết về cây trà với Bồ Đề Đạt Ma và Thần Nông, ông tổ nông nghiệp Trung Hoa. Biết rằng Đạt Ma tổ sư (Bodhidharma) là ông tổ sư của phái thiền tông Trung Hoa nhưng ông vì không muốn ngủ  đã cắt hai mí mắt vứt xuống đất nên nảy sinh ra cây trà.  Chắc chắn các thiền sư là những người đầu tiên dùng trà để quên buồn ngủ, tinh thần thỏa mái trong lúc thiền. Còn Thần Nông, ông vô tình uống nồi nước đang đun sôi có lá trà rơi vào. Từ đó ông là nguời biết dùng trà (khoảng 3000 năm TCN) trong quyển sách Bản Thảo, một cuốn sách cổ nhất về y học của Trung Quốc. Nhưng cuốn nầy được viết sau Công Nguyên dưới nhà Hán (25 -225 SCN). Thêm vào đó được biết Thần Nông  khi chết được chôn ở  Trường Sa (Chansha), trong địa phận của đại tộc  Bách Việt. Vậy  làm sao ông người dân phương bắc được (Trung Hoa). Không thể nào được vì thời đó ông di chuyển như sao nếu ông là người Trung Hoa ở phương bắc? Tất nhiên ông phải là người phương nam nhất là tên ông dù là tiếng Hán  vẫn còn giữ được cấu trúc Việt ngữ (theo chữ Hán thì phải Nông Thần).

Tencha

 Người Tàu rất chú trọng về phẩm chất của trà. Họ xem uống trà là một nghệ thuật. Họ cần không những các loại trà siêu phẩm mà  cả trà cụ, nước lọc, nước suối vân vân … và cách pha để trà có một hương vị riêng đặc biệt, thơm ngát  và thanh thoát. Còn người Nhật thì xem việc  uống trà  như là một nghi lễ vì họ được biết trà và  tiếp nhận thể thức uống trà  từ các thiền sư. Họ nâng việc uống trà lên thành một « lối sống thiền »  chịu ít nhiều ảnh hường thần đạo trong nghệ thuật. Với 4 nguyên tắc cở bản của trà đạo : Hoà  (Wa), Kính (Kei),Thanh (Sei),Tịch (Jaku)  nầy, người uống trà có cơ hội giải thoát toàn diện bằng cách hòa mình với thiên nhiên, mọi người, trà thất và các dụng cụ pha trà. Qua ngưỡng cửa trà thất nầy với diện tích bằng 4 tấm chiếu (tatami), trà nhân có thể tiếp xúc nói chuyện thoả mái với mọi giai cấp từ thầy tăng, quí tộc cho đến  cả thần thánh trong tinh thần bình đẳng. Trà nhân còn nhận diện ra bản thể cuộc sống nhất là sự trung thực của  chính bản thân mình qua sự  kính trọng đối với mọi vật và mọi người. Bản ngã cũng không còn hiện diện mà chỉ còn ở nơi mình một thứ tình cảm không dám coi thường người khác, một thứ tình cảm khiêm cung  đối với tha nhân. Tâm lúc đó sẽ được thanh tịnh khi ngũ quan không còn bị ô uế: mắt ngắm tranh treo (kakemono)  trong hốc phòng (tokonoma) hay hoa tươi trong chậu cắm hoa (ikebana), mũi ngữi làn hương thơm, nghe tiếng nước sôi (trong ấm), tay cầm trà cụ ngay ngắn và miệng nhấp từng ngụm trà, tất cả giác quan sẽ trở nên trong sạch. Tịch (jaku) đây là kết quả mà trà nhân sẽ được nhận thấy cuối cùng một khi tâm an trú hoàn toàn  ở hiện tại dù có sống giữa chốn muôn người hay không. Tịch đây xem như là một đức tính vượt ra khỏi vòng sinh tử  khiến  trà nhân có thể ngắm nhìn đời và sống trong một thế giới bình thường mà sự hiện diện không còn cần thiết. Trà nhân sẽ cảm nhận được việc uống trà không có đơn thuần vì nó vừa là một con đường có rất nhiều qui tắc  để có thể  uống được trà ngon hay không ngon mà nó còn là một phượng tiện hữu hiệu trong việc tu tâm dưởng tính giúp con người  được giác ngộ trong thiền đạo.

Sen no Rikyu

Đối với trà sư Sen no Rikyu, người có công nghi thức quá trà đạo việc uống trà nó rất đơn giản: trà không có gì khác hơn là việc đun nước nóng,  pha trà và uống cho đúng điệu.  

Lễ trà là một chuổi các sự kiện được sắp đặt một cách chu đáo và kỷ lưỡng. Lễ nầy gồm tối đa là 4 vị khách được mời cùng chủ nhân. Họ đi qua sân của trà thất. Họ phải thực hiện lễ thanh tẩy (rửa tay, súc miệng), bước vào một căn phòng hình hộp đơn sơ giản dị thường nằm ở một gốc vườn qua một  cửa  rất  thấp. Mọi người buộc lòng phải cuối đầu xuống mới bước vào được với sự cung kính. Thưở  xưa  ở ngưỡng cửa nầy, võ sĩ đạo  phải để kiếm của mình lại ở bên ngoài mới gặp chủ nhân ở trong  trà thất. Nơi nầy, các vị khách chiêm ngưỡng cách bố trí của trà thất lẫn các trà cụ. Họ theo dõi các nghi thức pha trà và dùng thức ăn với trà. Mỗi sự  kiện mang tính biểu tượng khiến làm vị khách nhận thức được  mỗi thời khắc quan trọng  trong buổi lễ trà. Có thể nói trà đạo đem lại sự hoà hợp giữa chủ nhân và các vị khách và thu ngắn lại khoảng cách không những giữa nhân và thiên mà giữa người với người. Bởi vậy trong giới võ sĩ đạo có câu thành ngữ như sau: « Nhất kì nhất ngộ (ichigo,ichie). Không có cuộc uống trà nào giống nhau cả, xem như đó là cái duyên mới gặp gỡ nhau được. 

Tài liệu tham khảo

Nguyễ Đức Chính: Đọc Kim Dung. Tìm hiểu văn hóa Trung Quốc. Nhà xuất Bản Trẻ.

H.E. Plutschow : Historical Chanoyu. The Japan Times ltd, Tokyo, 1986

Vũ Thế Ngọc: Trà Kinh. Nhà sách Tự Điển Bách Khoa 2013

Suzuki Daisetsu: Zen and the art of tea.Dịch chú: Nguyễn Nam trân

Architecture du Laos (Kiến trúc của Ai Lao)

Architecture du Laos 

 

Malgré une influence notable provenant des Thai et des Cambodgiens, l’architecture du Laos a quand même son caractère original à travers ses pagodes célèbres trouvées à Luang Pra Bang et Vientiane. On trouve partout au Laos des pagodes, ce qui me donne la conviction que les Laotiens ont la ferveur bouddhique et sont orientés toujours vers la spiritualité. Les Laotiens sont de nature très pacifique. Lors de mon séjour au Laos, je n’étais jamais inquiet de rentrer tardivement le soir comme au Vietnam.

archi_laos

Kiến trúc ở Lào có cái đặc trưng của nó nhất là qua các chùa chiền nổi tiếng ở Luang Prabang hay Vientiane dù nó có ảnh hưởng ít nhiều của người Thái và người Cao miên. Ở Lào, ở đâu, cũng thấy chùa chiền cả khiến mình có thể nhận định rằng người Lào rất trọng đạo Phật và sống nhiều về tâm linh lắm. Người dân cũng hiền hoà. Lúc mình đến đây trong thời gian du lịch, không bao giờ mình cảnh giác lo sợ đi chơi về khuya như ở Việt Nam.

 

Thủ Ấn ( Les Mudras du Bouddha)

Version française

Les gestes symboliques du bouddhisme

Tùy thuộc quốc gia sản xuất, người thợ chạm có thể tạc một cách khác nhau các tượng Phật. Tuy nhiên cũng có những nghi thức bất biến mà người thợ chạm cần phải tôn trọng một cách tĩ mĩ  nhất là với các pho tượng Phật giáo. Đây là trường hợp mà các dấu hiệu thường được thấy qua  các động tác thân thể nhất là các cử chỉ của bàn tay Đức Phật (Mudras). Những dấu hiệu này thường  được bổ sung nhờ  tư thế của cơ thể (asana) khiến giúp  các tín đồ hiểu thấu đáo giáo lý và triết lý của đạo Phật. Vì vậy thường thấy  có sự liên kết những cử chỉ tượng trưng này với các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của Đức Phật (thiền dưới gốc cây bồ đề, gọi thổ điạ làm chứng, truyền giáo đầu tiên ở Sarnath, v.v.). Thay vì các văn bản Phật giáo mà ít người có quyền truy nhập, các thủ ấn mang tính chất biểu tượng của bàn tay Đức Phật, mới là các công cụ truyền tải thực sự của Phật giáo. Hình ảnh đó mang lại một ý nghĩa sâu xa hơn bởi vì nó dựa trên những cử chỉ đơn giản và có thể làm thấu hiểu được ngay thay vì tất các văn bản Phật giáo đôi khi làm tín đồ không thể nào thông hiểu được. Ban đầu các thủ ấn được hình thành bởi các người tu luyện yoga và các linh mục của thời kỳ Vệ Đà ở Ấn Độ, sau đó  được lấy lại và giải thích theo các giáo phái Đại Thừa (Mahâyâna) để trở thành ngày nay một trong những kỹ thuật có  được những qui định rõ ràng. Do đó, các thủ ấn tạo thành một ngôn ngữ cực kỳ huyền diệu bởi vì thông qua một số dấu hiệu và các biểu tượng nhất định, chúng ta có thể đoán nhận được không những một nhân vật  quan trọng nào đó mà luôn cả cương vị  cũng như đức tính của người đó trong đền Phật Giáo. Đó là trường hợp của  các chư thần Phật giáo như các Bồ Tát, A Di Đà vân vân …Các dấu hiệu nầy được tìm thấy thông thường ở các nghi lễ có mang tính chất tôn giáo (điệu nhảy, nghi thức, thiền định vân vân ..). Chúng ta cũng không quên nhắc đến những gì chúng ta  thấy qua các biểu tượng của đạo Ki Tô với các vị thánh thường được đặt ở lối vào thánh đường ở thời kỳ trung cổ.  Các thủ ấn được thấy thường ở chùa chiền là:

-Ấn giáo hóa (vitarka-mudrā)

-Ấn xúc địa  (bhūmisparśa-mudrā)

-Ấn thiền (dhyāni-mudrā)

-Ấn vô úy  (abhaya-mudrā) vân vân…

mudras

 

Công giáo Viêtnam ( Le catholicisme vietnamien)

catholicisme
Version française

 

 

Contrairement à d’autres religions, le catholicisme achoppa énormément sur plusieurs difficultés au début de son implantation au Vietnam (début du XVIème siècle). Cela a été dû en grande partie au refus des missionnaires d’admettre et d’intégrer le culte des ancêtres et les coutumes (polygamie, croyance aux esprits etc…) dans le catholicisme et à l’époque où le Vietnam fut troublé par les guerres internes incessantes. C’est la période où le Vietnam connut le même sort et le même cas de figure que le Japon avec une dynastie légitime mise en tutelle par une famille de ministres héréditaires, ce qu’avait perçu le père Alexandre de Rhodes dans son livre « Histoire du Royaume du Tonquin« . Il y souligna que ce que nous avons dit du Chúa des Tonkinois avait beaucoup de rapport avec ce que l’on raconta du Daishi des Japonais. C’est pourquoi le catholicisme fut perçu, durant cette période, de façon variable par les deux familles gouvernantes, les Trịnh au Nord et les Nguyễn au Sud avec un conflit sempiternel prenant le roi en position d’otage. Il fut alternativement toléré, interdit voire persécuté. Malgré cela, le catholicisme commença à trouver un écho favorable auprès des déshérités et même auprès de la Cour royale en la personne d’Alexandre de Rhodes.

Nhà thờ chính tòa Bùi Chu

Giáo phận Bùi Chu

Mặc dầu  có diện tích nhỏ nhất trong số 26 Giáo phận của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, giáo phận Bùi Chu  có tỷ lệ giáo dân cao nhất nhì tại Việt Nam (386 148 giáo dân năm 2006).   Tọa lạc ở xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, Bùi Chu  không những là nhà thờ chính tòa của giáo phận Bùi Chu mà cũng  là một nhà thờ Công giáo Rôma được xây dựng dưới thời Pháp thuộc bởi giám mục Wenceslao Onate Thuận (1884) với chiều dài 78m, rộng 22m, cao 15m.  

Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà thờ này vẫn đứng vững ngày nay  với những cột gỗ lim và những đường nét hoa văn mang dấu ấn kiến trúc phương Tây. Hàng năm vào ngày 8 tháng 8, ngày lễ quan thầy của giáo phận, có nhiều giáo dân tập trung về dâng lễ. Giáo phân Bùi Chu   còn có  gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển Công giáo tại Việt Nam.

Galerie des photos

Bùi Chu

Version française

Malgré une  superficie très  petite parmi les 26 diocèses de l’église catholique du Vietnam,  l’évêché  de Bùi Chu a pourtant  le pourcentage le plus élevé des fidèles au Vietnam (386 148  fidèles en 2006).  Etant située  à la commune Xuân Ngọc  du district Xuân Trường dans la province de Nam Định, Bùi Chu est non seulement  l’église principale de l’archevêché Bùi Chu mais aussi la cathédrale catholique romaine. Celle-ci fut édifiée  à l’époque coloniale par l’évêque Wenceslao Onate Thuận en 1884 avec  ses dimensions suivantes: longue de 78 mètres, large de 22 mètres et haute de 15 mètres. Ayant passé plus de 100 ans, cette cathédrale continue à rester debout  aujourd’hui avec ses colonnes en bois de fer  et garde encore les traces d’ornement du style architectural venant de l’Occident.  Il  y a les festivités organisées  en l’honneur du Saint Patron tous les ans, au 8 ème jour du mois d’août.  L’évêché est lié intimement aux événements historiques importants dans la formation et l’évolution du catholicisme au Vietnam. 

La pagode du Maître (Chùa Thầy)

 

Version française

 Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 cây số, chùa Thầy  tọa lạc  ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, xã Sài Sơn và được xây dựng từ thời nhà Đinh. Chùa nầy là một trong ba chủa nổi tiếng nhất ở đất Hà Thành mà còn là chủa có liên quan mật thiết đến quãng đời sau cùng của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ông  thuộc thế hệ thứ 12 của  dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci) và còn được xem là tiêu biểu cho khuynh hướng Mật Tông qua những pháp thuật.  Ông là  thủy tổ múa rối nước. Vốn ưa thích múa hát, ông đã dạy dân hát chèo, sáng tạo nên trò múa rối nầy  và truyền dạy cho dân chúng. Chính ở giữa hồ Long Trì mà ngày lễ hội thường  thấy ở thủy đình có trò múa rối nước.

Từ Đạo Hạnh không những  là một thiền sư rất uyên thâm hiểu biết mà còn là một danh nhân văn hóa. Chính vì vậy công lao của ông đóng góp với  đất nước và dân gian rất lớn  duới triều Lý cho nên ông được dân gian biết ơn sùng kính  thường gọi ông là Thầy, là Thánh hay Phật. Cuộc đời của ông cũng không thiếu màu sắc huyền thoại từ việc  hóa thân thành con trai của Sùng Hiền hầu là Lý Dương Hoán, chính là vua  Lý Thần Tông sau này  đến  cái chết của ông được dân chúng thần thánh hóa trở thành cái chết đẹp và để trở thành người khác với cuộc sống mới   qua bài kệ thi tịch  của ông:

Thu lai bất báo nhạn lai quy,
Lãnh tiếu nhân gian tạm phát bi.
Vị báo môn nhân hưu luyến trước,
Cổ sư kỉ độ tác kim sư.

Dịch nghĩa

Mùa thu về không báo tin cho chim nhạn cùng về,
Đáng cười người đời cứ nảy sinh buồn thương [trước cái chết].
Khuyên các môn đồ chớ có vì ta mà quyến luyến,
Thầy xưa đã bao nhiêu lần hoá thân làm thầy nay.(*)

 Ông trở thành  là người mở đầu cho dân gian  một tín ngưỡng thờ Thánh Tổ hòa trộn vào Phật giáo qua mô hình  « Tiền Phật – Hậu Thánh ». Đây cũng  là  một thể thức tôn sùng từ đó ở chùa của người dân Việt  dành cho những người có công đức hay  gần gũi và bảo trợ  dân gian. 

(*) Nguồn: Thơ văn Lý Trần (tập I), NXB Khoa học xã hội, 

pagode_thay

Version française

Loin du centre-ville de Hànội de 20 km, la pagode du Maître est située au pied de la montagne Sài Sơn dans la commune du district Quốc Oai. Celle-ci fut édifiée à l’époque de la dynastie des Đinh.  Elle est  l’une des trois  pagodes  célèbres de la capitale Hanoï mais elle est liée intimement aussi à la durée de vie restante du moine zhen Từ Đạo Hạnh. Celui-ci appartint à cette époque à la douzième génération de l’école   Vinitaruci  et il fut considéré comme le représentant du bouddhisme tantrique à travers ses pouvoirs magiques. Il est aussi le créateur du spectacle des marionnettes sur l’eau. Étant passionné pour les danses et les  chansons  traditionnelles, il a appris au peuple  le théâtre populaire  ainsi que la façon de se distraire avec  les marionnettes sur l’eau.  C’est au milieu de l’étang du Dragon que se déroule fréquemment le spectacle des marionnettes sur l’eau à l’occasion des festivités locales.   Từ Đạo Hạnh était non seulement  un moine ayant  une profonde connaissance mais aussi un illustre personnage culturel.  C’est pour cela que ses contributions étaient énormes   pour le peuple et le pays si bien que tout le monde  exprimait sa gratitude en l’appelant souvent « Maître », « Saint » ou « Bodhisattva ». Il ne manque pas la coloration mythique dans la vie de ce moine zhen. De son incarnation dans le personnage du roi Lý Thần Tông, fils de Lý Dương Hoán jusqu’à sa mort que le peuple a mystifiée en lui donnant une belle mort et une réincarnation avec une nouvelle vie à travers son  kê (une sorte de stance bouddhique): 

Le retour de l’automne n’accompagne pas celui des hirondelles,
Je désapprouve les gens continuant à s’accrocher à  leur vie avec tristesse et douleur  devant la mort
Il est déconseillé à mes disciples de  montrer trop d’attachements émotionnels à cause de moi,
Étant l’ancien maître,  j’ai incarné tant de fois pour devenir le maître d’aujourd’hui.(*)

Il  est le premier à introduire au peuple le culte des personnages déifiés dans le bouddhisme  à travers le modèle « Devant Bouddha-Derrière les Saints ou les personnages déifiés ». C’est une forme de vénération adoptée à cette époque  par les Vietnamiens pour exprimer leur gratitude envers tous ceux qui avaient la vertu et le mérite de les protéger dans le quotidien.

Eglise Trung Linh (Nam Định)

Version française

Cách xa toà giám mục Bùi Chu phỏng chừng  1,5 km, nhà thờ Trung Linh  là một trong nhà thờ đẹp nhất ở Việtnam. Nhà thờ Trung Linh được xây dựng năm 1928.  Giáo xứ Trung Linh còn có sự hiện diện của nhà Mẹ của Hội Dòng Mân Côi Bùi Chu, được Đức cha Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn thành lập năm 1946, là Hội Dòng đầu tiên của Bùi Chu được thành lập theo giáo luật. Nhờ đức tin và và đời sống đạo đức của giáo dân nơi nầy, nhà thờ Trung Linh trở thành một địa điểm sầm uất nhất cũa địa phận Bùi Chu với  chiều ngày chủ nhật cuối tháng Hoa, có tổ chức cung nghinh Đức Mẹ quanh khuôn viên Thánh Đường và hồ lớn của giáo xứ. Và cũng là nơi ưa thích của các cặp vợ chồng chụp ảnh cưới.

Trung Linh

Loin du diocèse Bùi Chu à peu près de 1,5 km,  Trung Linh est l’une des plus belles églises au Vietnam. Cette église a été édifiée en 1928. La paroisse Trung Linh abrite de plus le siège de la communauté religieuse  Mân Côi Bùi Chu que l’évêque Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn (Giuseppe Dominique Hồ Ngọc Cẩn) a créee en 1946. C’est aussi la première communauté  religieuse de Bùi Chu établie selon la loi canonique. Grâce à la foi et la vie morale des gens locaux, l’église Trung Linh devient un lieu de rassemblement spirituel très animé du diocèse Bùi Chu où   les festivités sont organisées  en l’honneur de la Très Sainte Vierge Marie autour du lac à la soirée  dominicale de la fin de la période des fleurs. C’est aussi le lieu préféré des jeunes mariés pour la photographie.