Située à 30 kilomètres de Ðà Nẳng, Hội An est un joyau d’architecture. Hội An fut à l’origine une foire internationale fréquentée par les marchands japonais, chinois et indiens aussi bien que ceux venant de l’Ouest. L’UNESCO a recensé plus de 844 sites d’intérêt historique (ponts, pagodes, maisons particulières etc…).
Étant de passage trois fois déjà à Hội An, j’aimerai y retourner un jour si j’ai une bonne occasion dans les années à venir. Outre les maisons historiques, les musées, les spécialités locales délicieuses comme Cao Lầu, Won-ton, gâteaux farcis aux crevettes en hachis, Hội An continue à garder le charme d’antan. Il est impossible de prévoir son avenir car à cause de l’augmentation du nombre de touristes étrangers en particulier chinois comme à Nha Trang, Dalat, le joyau de l’architecture de Hội An n’est plus la destination idéale s’il n’y a pas une politique d’encadrement sévère et sérieuse. Chaque saison apporte au touriste une expérience différente en particulier à ceux qui aiment la photographie comme moi. En été, à Hội An, il fait tellement chaud en particulier à 13 heures. C’est à cette heure que les gens cherchent l’endroit pour se détendre, prendre le déjeuner dans les restaurants, aller à la plage ou visiter l’île Poulo Cham. C’est une occasion idéale pour moi de faire la photographie car les rues sont presque désertes, le ciel est d’un bleu d’azur, les touristes ne sont pas nombreux dans les rues et dans les maisons historiques. Lorsqu’il pleut, c’est un peu pénible car il faut passer des heures dans les cafés ou dans les sites historiques où les gens n’ont aucune pudeur de parler fort et de ne pas savoir respecter la tranquillité comme dans les musées parisiens. Hôi An ne connait que deux saisons distinctes. Quelle que soit la saison, Hội An commence à s’animer vers 7 heures du soir car à ce moment le temps devient clément. Le touriste commence à découvrir son attrait et son charme au fil de la nuit. Outre les spectacles d’animation populaires, il y a le marché de nuit, les restaurants illuminés avec leurs lampions. Vers la fin du mois de juillet, se déroule tous les ans la fête des lumignons ayant lieu sur le fleuve Hoài. Ces petites bougies scintillantes flottent comme de petites étoiles brillantes dans le ciel. C’est une suggestion venant de l’idée originale de l’architecte polonais Kasimierz Kwakowski, l’un des chercheurs ayant apporté beaucoup d’efforts dans la préservation des patrimoines mondiaux du Vietnam, Mỹ Sơn et Hội An. Cela apporte néanmoins un grand plaisir pour la plupart des touristes. Etant de passage à Hôi An, le touriste est habitué à connaître seulement son vieux quartier Minh An. C’est ici qu’on trouve un grand nombre de maisons historiques et de musées. Ce quartier Minh An ressemble à une table de jeux d’échecs avec ses rues verticales Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ, Trần Qúi Cáp và Hai Bà Trưng et ses rues longitudinales Trần Phú, Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng. Un poète anonyme ou un touriste n’hésite pas à laisser les deux vers imprégnés de romantisme et de nostalgie:
Les rues en largeur ressemblent à des travées
Les rues en longueur à de longs moments d’attente.
Tuy đến Hội An đã có ba lần rồi nhưng nếu có cơ hội, tôi sẻ trở lại với thành phố nầy vì ngoài các nhà cổ kính, các viện bảo tàng, các thức ăn ngon miệng như cao lầu, hoàn thánh, bánh bao, bánh vạc , bánh đậu xanh vân vân … Hội An vẫn còn giữ được nét đẹp duyên dáng của một thời. Nhưng khó mà dự đoán được trong tương lai vì với số lượng du khách càng ngày càng đông như ở Nha Trang, Đà Lạt thì Hội An sẻ không còn là một điểm tham quan lý tưởng dù biết rằng đây là một kỳ công kiến trúc của phương Đông cổ xưa nếu không có giải pháp nào nghiêm túc. Hội An mỗi mùa đem lại cho người du khách một trải nghiệm khác nhau nhất là những người thích chụp hình như tôi. Ở Hội An mùa hè thời tiết rất nóng nực nhất là giờ trưa (13 giờ) khiến mọi người ẩn náu, tìm nơi nghỉ ngơi, ăn uống ở các quán, ra biển tấm hay tham quan Cù Lao Chàm thì đây là cũng là cơ hội tốt thích hợp nhất để chụp hình. Đường xá vắng vẻ, trời thường xanh biếc nếu không mưa, du khách lại thưa thớt ở trên đường phố và ở các điểm tham quan. Còn gặp mùa mưa thì phải chật vật, phải buồn một tí, chỉ còn biết la cà ở các quán cà phê hay trong các nhà cổ kính thôi nhưng phải chịu sức ép của số người du khách ở các nơi nầy nhất là các du khách người Á không biết tôn trọng sự yên tịnh như ở các viện bão tàng Paris. Ở Hội An hai mùa rất rõ rệt. Dù mùa nào đi nửa thì về đêm, Hội An rất sống động vào khoảng 7 giờ chiều vì lúc đó trời bớt nóng nực, Hôi An lên đèn. Lúc đó du khách sẻ nhận thấy Hội An rất quyến rũ và xinh đẹp về đêm. Ngoài các trò hát dân gian còn có chợ đêm, các nhà hàng lung linh với các đèn lồng. Vào các đêm rầm (tháng 8), có lễ hội thả đèn hoa đăng trên sông Hoài hiền hoà. Các ngọn đèn hoa đăng lấp lánh trôi trên sông tựa như một bầu trời đầy sao. Đây là một ý tưởng độc đáo, một gợi ý của một người bỏ nhiều công sức để bảo tồn di sản Hội An và Mỹ Sơn của Việt Nam, cố kiến trúc sư Ba Lan Kasimierz Kwakowski, mà nay nó trở thành niềm vui không ít cho du khách. Đến Hôi An, du khách thông thường chỉ biết đến khu phố cổ Minh An. Nơi nầy qui tu tất cả các điểm quan trọng ở Hội An. Nó tựa như một bàn cờ với những phố ngang Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ, Trần Qúi Cáp và Hai Bà Trưng và những phố dài Trần Phú, Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng. Một nhà thơ khuyết danh hay là một du khách để lại hai câu thơ quá lãng mạn và mơ mộng trong niềm thương nhớ Hội An:
Phố ngang như những nhịp cầu
Phố dọc như những dài lâu đợi