Bleus de Huế (Đồ sứ men lam Huế).

Đồ sứ men lam Huế

Version française

Được chế tạo từ đất sét và được trải qua một quá trình biến đổi vĩnh viễn với các vật liệu khác  như cát (silice), thạch anh (quartz), đá bồ tạt  (feldspath), cao lãnh (kaolin), petuntse (đất bồ tạt)   vân vân …bằng cách trộn và nung qua lửa có nhiệt độ thấp cao khác nhau khiến đồ gốm chia ra được thành ba nhóm (đồ đất nung, đồ sành và đồ sứ) dùng phục vụ cho các mục đích khác nhau. Một loại sản phẩm đồ gốm Việt Nam mà được các nhà sưu tầm cổ vật ngoại quốc vẫn còn ưa thích đó là đồ  sứ men lam Huế. Bởi vậy một chén bát sứ trang trí rồng và kỳ lân ở giữa lừng mây, có tráng men màu xanh lam với  rìa miệng  viền bằng kim loại ở phòng trưng bày Drouot tại Paris, ngày 16 tháng 10 năm 2019 được bán đấu giá  với giá là 110 500€. Tại sao gọi là đồ sứ men lam Huế ? Thành ngữ « Đồ sứ men lam Huế (Les bleus de Huế)» nầy được một nhà giáo sư ngôn ngữ  phương đông  ở Hànội, Louis Chochod (1877-1957) dùng dưới thời kỳ Pháp thuộc để ám chỉ Huế là nơi mà ông khám phá ra  có nhiều các đồ sứ men lam. Ông tưởng rằng các đồ sứ nầy đều xuất phát từ  lò gốm Long Thọ ở ngoại ô Huế. Nhưng thật sự có đến hai dòng đồ sứ khác nhau, hai chủng loại khác nhau. Một dòng đồ sứ làm tại Huế dưới thời vua Minh Mạng có nước men trắng đục còn một dòng mà được người Trung Hoa sản xuất cho triều đình Việt Nam suốt hai thế kỷ 18 và 19 cho đến mãi sau cuộc cách mạng lãnh đạo bởi Tôn Dật Tiên với những yêu cầu riêng tư về hình dáng, màu sắc  hoa văn trang trí, thơ văn minh họa và hiệu đề. Chính đây là đồ sứ «ký kiểu» mà được học giả Vương Hồng Sển dùng trong công trình  «Khảo cứu  về đồ sứ men lam Huế » được nhà xuất bản Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh in vào năm 1993. Đồ sứ nầy không hẳn ở Huế mà thôi   còn thấy có ở Hà Nội (Đàng Ngoài) thời Lê-Trịnh nên cần có thêm niên đại để biết rõ thời nào đặt hàng từ Trung Quốc. Nhà khảo cứu Trần Đức Anh Sơn sử dụng các định ngữ chỉ thời gian đi kèm: đồ sứ ký kiểu thời Lê-Trịnh, đồ sứ ký kiểu thời chúa Nguyễn, đồ sứ ký kiểu thời Tây Sơn hay đồ sứ ký kiểu thời nhà Nguyễn. Các đồ sứ ký kiểu thời Lê-Trịnh dùng ở trong triều đình đều có mang trên các cổ vật hiệu đề viết bằng chữ Hán Nội Phủ (Neifu) và Khánh Xuân thị  tả được sản xuất sau đó dưới thời chúa Trịnh Sâm. Tác giả  Loan de Fontbrune dịch Khánh Xuân là mừng xuân hay là cung điện của mùa xuân vĩnh cửu (Palais du printemp éternel). Nhưng đâu có cung điện hay phủ chúa nào mang thời đó tên nầy ở Thăng Long. Có nhiều ý kiến còn trong vòng tranh luận về đồ sứ Khánh Xuân  thị tả. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn dựa trên hai chữ Khánh-Thọ viết trên đồ sứ mà cho rằng đây là đồ sứ đặt làm nhân dịp lễ Khánh Thọ của vua Lê, tổ chức tại điện Cần Chính để đón mừng mùa xuân. Còn có một ý kiến khác cho rằng  đây là đồ sứ  tế tự  được làm vào thời Trịnh Sâm để mừng sinh nhật các chúa Trịnh. Còn nhà chuyên gia về đồ sứ Philippe Trương thì xem đồ sứ Khánh Xuân  thị tả là đồ tế tự trong chính cung miếu. Từ tả dùng ở trong hiệu đề cố ý để nhấn mạnh sự quan trọng của dòng đồ này so với dòng đồ sứ có các hiệu đề Nội phủ thị. Các sản phẩm nầy là  những đồ dùng có chất lượng cao nhầm cung ứng cho nhu cầu của phủ chúa Trịnh. Những đồ “ngự dụng” luôn luôn phải tuân theo những quy tắc rất nghiêm ngặt. Chẳng hạn từ thời Lê-Trịnh đến thời Nguyễn, vua và thái tử mới được sử dụng hình rồng 5 móng còn các thái tử khác chỉ có quyền dùng hình rồng 4 móng mà thôi. Chữ Nội phủ (Neifu) dùng để chỉ tất cả cung điện nằm ở trong hoàng thành.

Các đồ sứ dành cho cung điện hoàng gia đều có mang dưới  đáy hiệu đề Nội Phủ  bằng tiếng Hán kèm theo chỉ dẫn chính xác về vị trí của cung điện nào mà các đồ sứ nầy được sử dụng. Đây là các đồ sứ  có hiệu đề:

  • Nội phủ thị Trung (chính điện), chỉ dành cho vua sử dụng. Trang trí trên những đồ sứ này chủ yếu là rồng.
  • Nội phủ thị Hữu (hữu cung), dành cho hoàng hậu. Hoa văn trang trí thường thấy là rồng và phượng.
  • Nội phủ thị Đông (đông cung), dành cho các hoàng tử. Hoa văn trang trí thường thấy là kỳ lân, các loại chim và hoa.
  • Nội phủ thị Nam (nam cung) thì một số người nói dành cho sinh hoạt của cung phi và cung tần hay dành cho ngự trù (bếp). Hoa văn trang trí thường là hoa sen, tôm cua và vịt.
  • Nội phủ thị Bắc (bắc cung), thì dành cho các công chúa.
  • Nội phủ thị Đoài (tây cung), dường như dành cho cung phi. Hoa văn trang trí thường là phong cảnh. Hơn nửa hiệu đề được viết chữ nổi trên nền trắng trong khi hiệu đề của các đồ sứ khác đều được viết màu xanh lam dưới men.

Đây là những đồ sứ men lam Huế mà được kỳ tài Đường Anh  làm dưới thời vua Càn Long. Hình như Trịnh Sâm là người đầu tiên đặt đồ ngự dùng ở lò sứ Cảnh Đức trấn theo ý riêng của mình.  Trịnh Sâm là con người rất có nhiều tham vọng, có ý soán ngôi vua nhà Lê nên cử sứ thần Vũ Thân Triệu sang Tàu để nhà Thanh phong mình làm vua. Khi việc không thành nên  Vũ Thân Triệu tự  vận còn  Trịnh Sâm mang hết  cả đồ sứ Nội Phủ dâng cho vua Lê Hiến Tông. Việc nầy cho thấy Trịnh Sâm coi thường vua, có thể bị chém đầu vì tội dám lấy đồ cũ cho vua và đặt đồ Khánh Xuân sau đ ó cho mình. Khi chế độ của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài cáo chung vào năm 1787 sau 245 năm với 11 đời chúa  Trịnh trị vì thì  vua Lê Chiêu Thống ra lệnh đốt toàn phủ chúa chấm dứt từ  đó quyền lực của chúa Trịnh.  Sau đó có có cuộc nổi loạn của anh em nhà Tây Sơn gốc Bình Định ở miền trung Viêt Nam chống lại chúa Nguyễn ở Đàng Ngoài.  Lúc đầu chịu hợp tác với chúa Trịnh dẫn đến sự ra đời của một triều đại mới  nhà  Tây Sơn, vua Quang Trung Nguyễn Huệ  đống đô ở Phú Xuân (1788). Sau đó ngài diệt  luôn nhà Lê ở Đàng Trong sau khi dành được chiến thắng với quân nhà Thanh ở Đống Đa (Hà-Nội). Chính trong thời gian ngài  trị vì,  ngài  thâu tóm đồ  sứ  của vua Lê chúa Trịnh  đem một phần lớn về  Phú  Xuân (Huế)  các dòng đồ  sứ  Nội  Phủ  thị  và Khánh Xuân thị tả nhưng cũng có còn lại rải rác ở Bắc Hà  (di thần triều Lê) hay là ở Bình Định (quê hương cùa nhà Tây Sơn). Tuy nhiên cũng  có  xuất hiện dòng đồ sứ men lam có hiệu đề Trần Ngoạn từ lò gốm hạng hai của Trung Quốc  nhưng không  có chất lượng cao về chất liệu và màu sắc theo sự nhận xét của các nhà khảo cứu  Trần Đức Anh Sơn và Philippe Trương.

Thời gian nhà Tây Sơn rất ngắn ngủi chỉ tồn tại chỉ có 24 năm nhất là với cái chết đột ngột của vua Quang Trung nên không có gì xuất sắc đáng kể trên nghệ thuật đồ sứ. Ngược lại ngài thành công trong việc thể hiện khát vọng của dân tộc bằng cách hình thành và phát triển chữ nôm thoát khỏi ảnh hưởng Trung hoa. Sau đó đến triều đại Nhà Nguyễn. Theo nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn, dù có được 13 vua tri nhưng chỉ có 5 vua như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức Khải Định còn  có gửi sứ bộ sang Trung Quốc với nhiều mục đích khác nhau như cầu phong, tạ ân, chúc mừng, mua đồ sứ ký kiểu cho triều đình vân vân…  Mỗi vua  một gu khác nhau. Chính dưới triều đại vua Gia Long  mới thấy có một xưởng chế tác đồ gốm tại LongThọ do nhà nước quản lý trực tiếp. Nhưng đổ sứ nầy chỉ đạt đến trình độ gốm tráng men cao cấp và được dùng ở bản địa mà thôi. Chính đồ sứ nầy mà nhà giáo sư ngôn ngữ  phương đông ở Hànội, Louis Chochod lầm tưởng gọi là « Đồ sứ men lam Huế ». Ngược lại  dưới thời vua Gia Long,  khi Nguyễn Du được vua cử đi làm sứ thần sang Tàu đời vua Gia Khánh (Jiaqing) năm 1813, ông có tìm đến lò Ngoạn Ngọc đặt làm một bộ chén trà Mai Hạc. Đây là một tác phẩm Việt tuyệt vời với bàn tay uyển chuyển của nghệ nhân tài ba Trung Hoa và được sản xuất lại nhiều lần. Bộ chén trà nầy gồm một đĩa đựng,  ba chén quân và một chén tống. Đây là cách uống trà của người dân Việt  chớ không phải cách uống trà của người Tàu vì khi uống trà, trà được rót từ bình trà vào chén tống, sau đó từ chén tống lại rót vào các chén quân nhỏ hơn  chén tống. Lại có thêm hai câu thơ lục bát tiếng nôm bất hủ của Nguyễn Du viết bên trái trong đĩa đựng:

Nghêu ngao vui thú yên hà  
Mai là bạn cũ, hạc là người  quen

để nói lên  tâm trạng của mình. Ông không còn bị công danh trói buộc mà chỉ muốn tiếp xúc với hạng người sống hiên ngang chịu nhiều  thử thách trong cuộc sống như  mai  nở bông đầu tiên trong mùa đông gió lạnh và hạng người quân tử mang niềm ước ao được sống thọ như hạc mà thôi.

Tại sao các đồ sứ nầy làm ở Trung Hoa mà không ở Việt Nam? Theo tác giả Loan de Fontbrune thì trong thời kỳ còn là chư hầu của Trung Quốc thì  nước Việt ta có tục lệ hay thường gửi sứ bộ sang Tàu để triều cống cho các hoàng đế Trung Hoa. Ngược lại các vua Việt cùng các quan có quyền đặt các đồ sứ ở ngự xưởng  Jindezhen (Cảnh Đức trấn) tại tỉnh Giang Tây theo kiểu mẫu và sở thích riêng tư  mà sứ bộ mang sang lúc đến  Bắc Kinh. Thường thấy vào cuối thế kỷ 19, các đồ sứ nầy được có thêm viền kim loại  ở rià miệng để tránh sự phá vỡ. Chính ở thế kỷ nầy, khi giới trung lưu ở Trung Quốc có khả năng tài chính dồi dào thì không những có các lò gốm ở  Cảnh Đức trấn sản xuất mà có luôn cả các lò khác tại Giang Tây cũng tham gia vào việc phổ biến  đồ sứ men lam Huế một cách độc lập để người Trung Hoa có thể mua  dùng  cũng như người dân Việt. Bởi vậy đồ sứ nầy được xem là giả, ai cũng có thể mua được. Theo học giả Vương Hồng Sển thì hai chữ « ký kiểu » chưa hẳn là đồ thiệt có thể đồ sứ nhái các đồ sứ qúi hiếm của thời trước. Bởi vậy cần dùng thêm hai chữ « đặc chế » nghĩa là được chế tạo một cách đặc biệt. Để phân biệt các đồ sứ thật với đồ giả thì cần phải biết so sánh bột đất sét /thạch cao, chất lượng của men và nét vẽ, lớp men phủ,  cách thức trang trí hoa tiết vân vân …Tại sao các đồ sứ nầy đều được chế tạo  với màu hoa lam? Theo học giả Vương Hồng Sển  thì dưới thời nhà Nguyên của Hốt Tất Liệt, nhờ sự du nhập của các thương nhân người Hồi (Á Rập)  nên mà người Trung Hoa  mới biết  màu lam nguyên chất lấy từ trong bạch kim (cobalt) mà họ gọi từ đây là Hồi thanh (bleu mahometan) hay bleu de cobalt nhập từ xứ  Ba Tư (Perse). Bột màu coban người Hồi đã biết dùng từ  lâu. Cụ thể được tìm thấy cái bát đồ nung trang trí  xanh lam trắng với hai dòng chữ thư pháp « Hạnh Phúc » dưới thời kỳ caliph Abbas  (Iraq) ở  thế kỷ thứ 9. Người Hoa dùng từ đây  bột  màu xanh lam để vẽ hình dưới men (décor sous couverte)  trên các đồ  sành  nền trắng.  Bột màu ô-xít coban  có thể chịu được nhiệt độ nung cao theo yêu cầu. Hơn nửa nét bút vẽ tinh vi của nghệ  nhân nó linh động hơn so với các bột màu khác bởi vì màu xanh Hồi có sức phát màu rất mạnh khiến làm họa tiết có chổ đậm nhạt sáng tối khác nhau  tùy theo bàn tay khéo léo và óc sáng kiến của nghệ nhân. Nghệ nhân phải điêu luyện  vì vẽ trực tiếp trên xương gốm nên phải rành vẽ về bố cuộc, một nét vẽ sai là không bao giờ thu lại được. Nhờ đó đồ sứ men lam Huế nhìn vào thấy lung linh huyền ảo sau khi nung.

Số lượng các đồ  sứ men lam Huế  rất còn ít ỏi hiện nay. Tuy nhiên các cổ vật qúi giá nầy vẫn còn rải rác không ít ở trong dân chúng và các nhà sưu tập ở trong và ngoài nước và được lẫn lộn với các đồ giả trên thị trường nghệ thuật. Cũng chính là đồ sứ nầy mà các nhà sưu tầm cổ vật  ngoại quốc yêu thích và tranh đua kiếm mua hiện nay  với giá cả không thể tưởng tượng được.  Ngoài nét yêu kiều thanh nhã  và sự hài hoà màu sắc (màu xanh lam vẽ trên sành trắng), các cổ vật nầy còn thể hiện được tính độc đáo và bản sắc văn hóa của người dân Việt dù biết rằng được đặt làm cho ngự dùng  ở Trung Hoa. Một số người dân Việt nhận thấy  qua các đồ sứ men lam Huế,  một tâm hồn Việt trong thể xác Tàu.

Version française

Bleus de Huế

Étant fabriqués à partir d’argile et soumis à un long processus de transformation physico-chimique irréversible  avec d’autres matériaux (silice, feldspath, quartz, kaolin etc …)  au cours d’un mixage et  d’une cuisson à température plus ou moins élevée, les objets en céramique  se divisent  en trois groupes (poterie, grès et porcelaine) destinés chacun à des fins différentes. Parmi ceux-ci, il y a un type d’objets en céramique continuant à avoir la faveur des collectionneurs étrangers. Ce sont les Bleus de Huế. Ainsi un bol en porcelaine à décor «bleu de Huế» de dragons et qilins parmi les nuages, marque en bleu sous couverte, cerclage en métal au col, diam. 16 cm. Drouot, 16 octobre 2019 a été adjugé au prix de 110 500 euros.

Pourquoi on désigne cette porcelaine à décor peint en bleu de cobalt  sous le nom « Bleu de Huế ? Cette expression a été utilisée par un professeur de langues orientales à Hanoï, Louis Chochod (1877-1957) durant la période coloniale française pour désigner la ville de Huế comme le lieu où il a découvert beaucoup d’objets en porcelaine à décor peint en  bleu. Il croyait que ceux-ci provenaient tous de la manufacture de poterie de Long Thọ située dans la banlieue de Huế.

Mais il existe en fait deux types  de porcelaine différents, deux catégories distinctes. Un type de porcelaine réalisé à Huế sous le règne du roi Minh Mang avait une glaçure de couleur blanc-laiteux, tandis que l’autre a été fabriqué par les Chinois pour la cour vietnamienne tout au long des 18e et 19e siècles jusqu’après la révolution menée par Sun Yat-Sen (Tôn Dật Tiên) avec des exigences particulières sur les formes, les couleurs, les motifs de décoration, les poèmes illustrés et les titres.

Il s’agit bien de la porcelaine « signée » que l’érudit Vương Hồng Sển a évoquée dans son œuvre intitulée « L’étude  sur la porcelaine à décor bleu de Huế » imprimée par l’éditeur «Imprimerie Générale de la ville Hồ Chí Minh » en 1993. Ce type de porcelaine n’existe pas  seulement à Huế mais aussi à Hanoï (Principauté du Nord) sous les dynasties Lê-Trịnh. Il faut donc connaître la chronologie des dates clés pour savoir la période de commande effectuée depuis la Chine. Le chercheur Trần Đức Anh Sơn utilise des termes pour indiquer l’époque du pouvoir dynastique: porcelaine sous le règne de la dynastie des Lê-Trịnh, porcelaine sous celui des seigneurs Nguyễn, porcelaine sous celui des Tây Sơn (Paysans de l’Ouest)  ou porcelaine sous celui  de la dynastie des  Nguyễn. Les objets en porcelaine « signés » datant de l’époque de la dynastie des Lê-Trịnh et  utilisés à la cour impériale avaient tous  sur eux les inscriptions écrites en caractères chinois « Nội Phủ (Neifu) » et « Khánh Xuân thị  tả » de fabrication légèrement postérieure à l’époque du seigneur Trinh Sâm. L’auteur  Loan de Fontbrune traduit Khánh Xuân comme la célébration du printemps ou le palais du printemps éternel. Mais il n’y avait aucun palais ou résidence  portant  à cette époque ce nom à Thăng Long. Il existe encore de nombreuses opinions  différentes exprimées dans le débat sur la porcelaine de la collection « Khánh Xuân thị  tả ». En se basant sur les deux mots  écrits sur la porcelaine, le chercheur Trần Đình Sơn pense qu’il s’agit de la porcelaine commandée en Chine à l’occasion du festival « Khánh-Thọ (célébration de la longévité) »  du roi Lê ayant eu lieu au palais  Cần Chính pour célébrer le printemps. Il y a une autre interprétation affirmant que cette  porcelaine faisait partie des offrandes sacrificielles et était fabriquée à l’époque de Trinh Sâm pour célébrer les anniversaires des seigneurs Trịnh. Enfin l’expert vietnamien en porcelaine Philippe Trương considère la porcelaine de la collection « Khánh Xuân thị  tả » comme des objets sacrificiels  dans le palais principal. Le mot Tả utilisé dans l’inscription vise à souligner l’importance de cette collection d’objets en porcelaine comparée à celle portant les inscriptions «Nội phủ thị (Neifu) ». Ces objets en porcelaine  sont considérés comme  les ustensiles de haute qualité destinés à répondre aux besoins de la résidence du seigneur Trịnh.

Ils doivent toujours suivre des règles très strictes. Par exemple, de la période  de la dynastie des Lê-Trịnh jusqu’à celle des Nguyễn, le roi et le prince héritier étaient les seuls à pouvoir utiliser  l’image d’un dragon à 5 griffes, tandis que les autres princes n’avaient que l’image d’un dragon à 4 griffes. Le mot Neifu (Nội phủ) était utilisé pour désigner l’ensemble des palais situés à l’intérieur de la citadelle royale.

 

Un bol de décor  tortue peint en bleu de Hue
portant sur la base la marque Nội phủ (19è siècle)

 

Les pièces destinées au palais impérial portaient sur leur base  la marque Nội phủ (Neifu en chinois) accompagnée de l’indication exacte  de l’emplacement  du palais auquel elles étaient destinées. C’est le cas des porcelaines

-destinées au  palais du Centre  (Nội phủ thị Trung) et réservées uniquement au roi. Le décor peint sur ces porcelaines est composé essentiellement de dragons.
-destinées au palais de Droite (Nội phủ thị Hữu) et réservées à la reine. Il n’y a que le dragon et le phénix dans le décor.
-destinées au palais de l’Est  (Nội phủ thị Đông) et réservées aux princes. Le décor se compose essentiellement  de licornes, d’oiseaux et de fleurs.
-destinées au palais du Sud (Nội phủ thị Nam) et réservées soit aux concubines soit aux activités de la cuisine. Les motifs décoratifs sont généralement des fleurs de lotus, des crabes et des canards.
-destinées au palais du Nord (Nội phủ thị Bắc) et réservées aux princesses.
-destinées au palais de l’ouest  (Nội phủ thị Đoài). Il semble qu’elles soient  réservées aux concubines car on ne trouve que le paysage dans le décor. De plus, leur marque était  inscrite en relief sur fond blanc tandis que  les autres porcelaines avaient leur marque tracée en bleu sous couverte.

Ce sont des porcelaines décorées en bleu sous couverte  qui ont été fabriquées par le talentueux Đường Anh sous le règne de l’empereur Qian Long (Càn Long). Il semble que Trinh Sâm ait été le premier à commander ces porcelaines dans la manufacture impériale de la ville de Jindezhen (Cảnh Đức trấn) (Jiangxi (Giang Tây) ) selon sa propre volonté. Trinh Sâm était un homme très ambitieux et avait l’intention d’usurper le trône de la dynastie des Lê. C’était pour cette raison qu’il ne tarda pas à envoyer l’émissaire Vũ Thân Triệu en Chine pour demander l’approbation de la dynastie des Qing. Face au refus de cette dernière, Vũ Thân Triệu  dut se suicider pour ne pas être taxé de trahison vis-à-vis des Lê et Trinh Sâm décida d’offrir alors  toute la porcelaine du palais intérieur au roi Lê Hiến Tông. Ce fait  montre que Trinh Sâm méprisait complètement le roi. Il pourrait être décapité pour avoir osé prendre sa collection de porcelaines Nội phủ thị  pour l’offrir au  roi et commander ainsi les porcelaines « Khánh Xuân» plus tard pour lui-même. Dès le régime des Trịnh prenant fin en 1787 après 245 ans de gouvernance avec onze seigneurs, le roi Lê Chiêu Thống ordonna d’incendier tout le palais du seigneur Trịnh et mit fin ainsi aux abus du pouvoir politique des Trịnh. Puis il y a eu la rébellion des frères Tây Sơn, originaires de Bình Định dans le centre du Vietnam contre le seigneur Nguyễn dans la principauté du Sud (Đàng Trong). Au début, grâce à la coopération militaire  avec le seigneur Trinh favorisant la naissance d’une nouvelle dynastie Tây Sơn , le roi Quang Trung Nguyễn Huệ installa  la capitale à Phú Xuân  en l’an 1788. Puis il élimina plus tard la dynastie des  Lê dans la Principauté du Nord (Đàng Ngoài) après avoir remporté la victoire éclair  contre  l’armée des  Qing à Đống Đa (Hà-Nội).

C’est durant son règne qu’il confisqua toute la collection de porcelaines du roi Lê et celle du seigneur Trịnh et la ramena en grande partie à Phú  Xuân (Huế), en particulier les porcelaines de marque Nội Phủ thị  và Khánh Xuân thị tả, mais il y avait encore des pièces éparpillées  à Bắc Hà (détenues par les partisans des Lê) ou à  Bình Định (la patrie de la dynastie des Tây Sơn). Cependant, au cours de cette période,  il apparut un nouveau type de porcelaine à décor peint en bleu portant la marque  Trần Ngoạn provenant du four chinois de deuxième classe, mais elle n’était pas  de haute qualité en termes de matériau et de couleur d’après les remarques formulées par les chercheurs Trần Đức Anh SơnPhilippe Trương.

La dynastie des Tây Sơn  a été de courte durée. Elle existait il y a  seulement 24 ans et précipitait  surtout  sa chute avec la mort soudaine du roi Quang Trung.  Il n’y avait donc rien de remarquable dans l’art de la porcelaine. Au contraire, il a réussi à traduire l’aspiration de la nation en proposant et en développant l’écriture Nôm à l’abri de l’influence chinoise. Puis venait la dynastie des Nguyễn. Selon le chercheur Trần Đức Anh Sơn, malgré qu’il y ait eu treize rois, seuls cinq  rois tels que Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị,  Tự Đức et Khải Định ont envoyé des délégations en Chine à diverses occasions et à des buts différents: demande d’investiture, remerciement, félicitation, achat de la porcelaine signée pour la cour etc…Chaque roi avait un goût différent. C’est sous le règne du roi Gia Long qu’il y avait un atelier de poterie à Long Thọ géré directement  par l’état. Mais cette porcelaine n’atteint que le niveau haut de gamme de la porcelaine à décor peint en bleu sous couverte et est utilisée localement. C’est cette porcelaine que le professeur de langues orientales à Hanoï, Louis Chochod  a appelé à tort « Porcelaine à décor peint en bleu de Huế ».

En revanche, sous le roi Gia Long, lorsque le lettré Nguyễn Du  (1765-1820) fut envoyé par le roi pour être  l’émissaire en Chine sous le règne de l’empereur Jiaqing (Gia Khánh)  en 1813, il se rendit au four Ngoạn Ngọc pour commander un service de  thé  « Mai Hạc ». Il s’agit d’un chef d’œuvre merveilleux vietnamien réalisé avec les mains adroites d’un artiste chinois talentueux et reproduit en plusieurs exemplaires. Ce  service de thé comprend une soucoupe, trois petites tasses et une  grosse tasse de service. C’est la méthode  de boire du thé à la manière vietnamienne mais en aucun cas celle employée par les Chinois car lorsque vous buvez du thé, celui-ci  doit être versé de la théière dans la grosse tasse, puis à partir de cette dernière on le reverse dans les plus petites tasses. Il y a deux vers immortels en Six-Huit et en langue Nôm écrits par Nguyễn Du sur le côté gauche de la soucoupe:

Nghêu ngao vui thú yên hà  
Mai là bạn cũ, hạc là người quen.

En chantonnant, je me divertis  dans un lieu retiré du monde
L’abricotier est mon ancien ami et la grue ma connaissance familière.

pour exprimer ses sentiments. Il n’était plus embourbé dans les honneurs de sa fonction mais il voulait juste fréquenter  des gens fiers d’affronter de nombreux défis dans la vie courante  comme  la première floraison des fleurs d’abricotier dans l’hiver froid et venteux et le gentilhomme  rêvant  de devenir un homme vivant  aussi longtemps qu’une grue.

Pourquoi ces porcelaines sont-elles fabriquées en Chine et non au Vietnam ? Selon l’auteur Loan de Fontbrune, à l’époque où le Vietnam était encore un pays vassal de la Chine, il était d’usage pour le Vietnam d’envoyer des délégations en Chine pour rendre hommage aux empereurs chinois. En revanche, les rois et mandarins vietnamiens avaient le droit de commander   la porcelaine dans la manufacture impériale de Jingdezhen (Cảnh Đức trấn) dans la province du Jiangxi selon les modèles et les préférences personnelles que la délégation avait  emportés lors de sa visite à Pékin.

Étant fréquemment visibles à la fin du 19ème siècle, ces porcelaines  avaient un rebord métallique  sur le col pour éviter la cassure. C’est au cours de ce siècle, lorsque la classe moyenne en Chine avait une capacité financière importante, non seulement les fours de la ville de Jingdezhen  mais aussi  ceux de la province Jiangxi participaient  également  à la diffusion de la porcelaine à décor peint en  bleu de Huế de manière indépendante afin de permettre aux Chinois de pouvoir les acheter et les utiliser de bon gré comme les Vietnamiens. C’est pourquoi cette porcelaine est considérée comme une imitation ou une reproduction, n’importe qui peut l’acquérir facilement. Selon l’érudit Vương Hồng Sển, les deux mots  » ký kiểu (ou signés) »  trouvés sur les porcelaines ne prouvent en aucun cas qu’elles sont authentiques. Ce sont peut-être les imitations des porcelaines rares et précieuses datant de l’époque antérieure. Pour cette raison, il est nécessaire d’utiliser les deux mots supplémentaires « đặc chế », ce qui signifie les porcelaines fabriquées d’une manière toute particulière. Pour distinguer la vraie porcelaine de  son imitation, il faut savoir comparer la pâte d’argile/kaolin, la qualité des émaux et du trait,  la glaçure (ou la couverte), la façon de décorer les fleurs etc…

Pourquoi ces porcelaines sont-elles fabriquées en bleu ? Selon l’érudit  Vương Hồng Sển, sous la dynastie Yuan de Kublai Khan, grâce à la fréquentation  des commerçants musulmans (Arabes), les Chinois savaient que la couleur bleue pure était obtenue à partir du cobalt.  Ils l’appelaient  dès lors  «bleu mahometan (Hồi Thanh)» ou bleu de cobalt importé de la Perse. Les pigments de cobalt étaient connus  depuis longtemps par les Arabes. Plus précisément, un bol en terre cuite décoré en bleu et blanc avec deux mots calligraphiés signifiant « Bonheur » a été trouvé sous le calife Abbas (Irak) au 9ème siècle. Les Chinois utilisaient la poudre bleue de cobalt  pour peindre le décor sous couverte sur la porcelaine à fond blanc.

Les pigments d’oxyde de cobalt peuvent supporter les hautes températures de cuisson requises. De plus la  finesse des traits du pinceau de l’artiste est plus vivante  que celle employée avec les autres pigments car le bleu de cobalt a le  pouvoir de rendre plus ou moins  forte la teinte permettant de réaliser des textures plus ou moins foncées en fonction de l’esprit créatif de l’artiste et de l’habileté de ses mains.  Ce dernier doit être d’une  grande virtuosité car il doit peindre directement le décor sur la pâte de la porcelaine. Il doit être familiarisé donc  avec le plan du décor car un trait erroné ne peut jamais être récupéré. Grâce à cela, on trouve dans la porcelaine à  décor peint en bleu de Huế la magie du scintillement après le cuisson.

Les objets en  porcelaine à décor peint en bleu de Huế  sont en quantité très faible à l’heure actuelle. Cependant, ils sont encore détenus en quantité non négligeable par  le grand public vietnamien et les collectionneurs nationaux et étrangers et ils se mêlent aux objets de reproduction ou d’imitation  sur le marché de l’art. C’est aussi ces bleus de Huế que les collectionneurs d’antiquités étrangers aiment raffoler et se disputent aujourd’hui  pour les avoir avec des prix très élevés. Outre leur charme élégant et l’harmonie des couleurs (bleu peint sur le fond blanc), les bleus de Huế  témoignent incontestablement de  la singularité et l’identité culturelle du peuple vietnamien malgré  qu’ils soient fabriqués en Chine pour la cour vietnamienne. Certains Vietnamiens trouvent  à travers ces « bleus de Huế » l’âme vietnamienne dans un corps tout à fait chinois.