Việt Nam là một vùng đất có một hệ thống sông ngòi chặn chịt nên không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy ở nơi nầy có sự phổ biến và sự đa dạng của các thuyền bè mà được người dân Việt sử dụng trong các cuộc giao thông đường thủy: từ những chiếc thuyền nhẹ và nhỏ nhất đến các thuyền lớn mà được tìm thấy cho đến giờ ở các nước láng giềng như Trung Quốc hoặc Nam Dương. Qua các chiếc thuyền đóng này, mới thấy được có sự ảnh hưởng của các nước ngoài đáng kể như ở miền Bắc với người Trung Hoa còn ở miền Nam Việt Nam thì với người Nam Dương, Ấn Độ và ngay cả với người Tây Phương. Ảnh hưởng này nó được thể hiện rõ ràng nhất là ở miền Trung Việt Nam, vì nơi nầy cho đến thế kỷ 13 là vùng đất của những người Viking ở châu Á. Đấy là những người Chămpa mà nền văn minh của họ bị suy tàn trước cuộc nam tiến của người dân Việt. Tuy nhiên trải qua kinh nghiệm sống sâu sắc trước các cuộc bão tố thường xuyên ở các vùng bờ biển, người dân Việt có được ý thức quan sát nên biết cách kết hợp sự hài hoà tất cả dữ liệu của các kỹ thuật khác nhau ở nước ngoài để rồi thực hiện được một cách mỹ mãn những chiếc thuyền dễ điều khiển hơn các mẫu được trông thấy ở Trung Quốc, Mã Lai hoặc Ấn Độ, như ông P. Paris đã từng lưu ý lại trong cuốn sách của ông mang tựa đề « Nghiên cứu sự quan hệ của bốn chiếc thuyền Đông Dương, BIIEH, 1946 ». Vì sự khắc nghiệt của thiên nhiên và cuộc đấu tranh hầu như vĩnh cửu chống lại Trung Hoa, người dân Việt buộc lòng tập trung nỗ lực chinh phục các đồng bằng. Tự giam mình trong chính sách biệt lập được phát huy mạnh mẽ ở Viễn Đông thời đó và thêm vào đó có sự hiện diện gần như thường trực của các tàu nước ngoài ở các hải cảng như Hội An, Đà Nẵng, Sài Gòn, vân vân … khiến người dân Việt không thấy có lợi ích nào để ưu đãi sự vận tải hàng hải mặc dù họ được xem như là những người thủy thủ khéo léo nhất ở Viễn Đông. Trung Hoa đã công nhận sự ưu thế của họ ở trên sông nước. Một ông quan cao cấp Trung Hoa thời nhà Tống, Bao Chi, đã có lần thông báo chuyện nầy qua một bản báo cáo bí mật mà ông có dịp trình lên cho hoàng đế nhà Tống. Hầu hết các cuộc chiến thắng của người dân Việt chống lại Trung Quốc đều được diễn ra ở trên sông biển.
Người Việt Nam có thói quen sử dụng thuyền làm phương tiện vận chuyển lương thực hay quân lính, đây là sự nhận xét của cha Prévost trong cuốn « Histoire des Voyages » vào năm 1751 dựa trên sự mô tả của Samuel Baron được xuất bản năm 1732. Hải quân Việt Nam chỉ được đạt đến đỉnh cao vào nửa đầu thế kỷ 19. Đó là thời kỳ vua Gia Long, được các trung úy người Pháp Jean-Baptiste Chaigneau (Nguyễn Văn Thắng), Philippe Vannier (Nguyễn Văn Chấn), vân vân…giúp đỡ, đánh bại quân Tây Sơn ở Qui Nhơn nhờ có hải quân hoàng gia bao gồm một trăm thuyền buồm lớn từ 50 đến 70 mái chèo, súng đại bác và súng bắn đá cùng ba tàu lớn đóng theo phong cách Âu Châu (Phénix (tàu Phụng), Aigle (tàu Đại Bàng) và Dragon-Volant (tàu Long)). Không hơn ba tháng ở xưởng tàu, các tàu nầy được đóng một cách khéo léo mà cha Lelabousse đã lưu ý lại trong báo cáo của ông đề ngày Nha Trang, ngày 24 tháng 4 năm 1800.
Để xin được thụ phong tước vị làm vua ở phương Nam với hoàng đế Trung Quốc, vua Gia Long đã gửi đi vào năm 1802 nhà thơ vĩ đại Trịnh Hoài Đức. Ông nầy là người đại biểu đầu tiên của Việt Nam dùng đường biển để đi đến Bắc Kinh. Thật không may, thời kỳ hoàng kim nầy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngũi bởi vì những người kế vị của vua Gia Long, được các quan lại Nho giáo phụ tá và vướng vào chính sách ngu dân, tiếp tục áp dụng chính sách cô lập đất nước một cách trầm trọng hơn nửa mặc dù có giác thư của học giả hiện đại Nguyễn Trường Tộ. Nhờ thế hải quân Pháp mới có dịp thành công thả neo vài chục năm sau ở vùng biển Vietnam sau khi đánh chìm ở hải cảng Đà Nẵng (Tourane) năm chiếc thuyền bọc thép đầu tiên của hạm đội Việtnam vào ngày 15 tháng 4 năm 1847. Mặc dù người dân Việt không xem trọng chuyện vận tải hàng hải, nhưng dầu vậy họ cũng dùng đủ mọi phương tiện trong việc đóng thuyền. Có rất nhiều loại thuyền khác nhau được trông thấy và di chuyển dễ dàng hàng ngày ở trên sông biển vì ngoài rừng ngập mặn được xếp hạng thứ hai sau Ba Tây trên thế giới (rừng U-Minh 1000 km2 ) ở bán đảo Cà Mau, Việt Nam còn có nhiều kinh rạch, các con sông cái như sông Hồng và sông Cửu Long và cả ngàn con sông nho nhỏ ( phụ lưu và phân lưu). Hơn nữa mạng lưới giao thông Vietnam vẫn còn thiếu thốn vào thời điểm đó. Các chiếc thuyền của Việt Nam được phân chia ra thành hai loại: một loại được đan với những thanh tre và được phủ lên bên ngoài với một lớp sơn mài (thuyền nan) và một loại khác được làm với các thân cây hay hay đóng bằng gỗ (thuyền gỗ). Về loại thứ nhất, nếu là thuyền nhỏ thì thường được gọi là thuyền câu. Đấy là một chiếc thuyền rất nhỏ, có thể chứa được một người. Nếu chiếc thuyền nó nhẹ có kích thước tròn xoe, nó được gọi là « thuyền thúng » và được sử dụng thường xuyên bởi các ngư dân ở miền Trung Việt Nam.
Thuyền thúng này nó có từ thế kỷ thứ 10. Dương Vân Nga, người con gái của đất Hoa Lư, được nổi tiếng giỏi chèo thuyền thúng này. Nhưng hôm thi đấu người thủ lĩnh của một nhóm trai tráng đối thủ ở trong làng, Đinh Bộ Lĩnh đã thành công làm bất động chiếc thuyền thúng của nàng bằng cách đục thủng thuyền qua một cây sào. Nhờ chiến thắng này anh họ Đinh chinh phục được không những sự ngưỡng mộ mà luôn cả tình yêu của Dương Vân Nga. Chiếc thuyền thúng này giúp sự vận chuyển mau lẹ quân lính qua các đầm lầy và các kinh rạch nhỏ và đem lại cho vợ chồng Dương Vân Nga và Đinh Bộ Lĩnh vài năm sau đó một chiến thắng vẽ vang khi đối phó với Trung Hoa. Còn loại thứ nhì, thành phần cơ bản vẫn là cây gỗ. Có vô số thuyền khác nhau nhưng nổi tiếng và được người dân Việt trọng dụng nhiều nhất là thuyền tam bản hoặc thuyền có ba ván. Thuyền nầy thường được dùng để vượt các kinh rạch hay dùng làm đò ngang. Hầu hết những người chèo loại thuyền nầy là các cô gái trẻ. Đó là lý do tại sao có rất nhiều câu chuyện tình yêu từ những chiếc thuyền này. Chúng ta thường được nghe nói rất nhiều về các câu chuyện nầy, nhất là về vua Thành Thái với cô lái đò. Người Vietnam hay có thói quen thường dùng đò ngang để sang sông lúc còn trẻ, một thời mà cầu cống còn hiếm hoi. Có lẽ là những lúc đó mà người khách quá giang có thể cảm thấy áy náy, nhớ lại các kỷ niệm và có những cảm xúc mãnh liệt khi có dịp trở lại bến sông. Anh ta cảm nhận bất lực khi biết rằng cô lái đò xinh tươi duyên dáng mà anh ta tiếp tục có sự cảm tình riêng biệt và lo lắng cho số phận, nay không còn ở đó nữa. Có lẽ, cô ấy bây giờ đã làm mẹ của một gia đình hay là sang thế giới bên kia. Cô không còn ở đó để chào đón anh với nụ cười duyên dáng và khéo léo. Anh cũng không còn có dịp để nghe lại điệp khúc của cô và nhìn thấy hai tà áo dài phất phơ trong gió, nhẹ nhàng bay bay khi sang sông. Chính trong bối cảnh bất thường này, anh cảm thấy lòng nặng trĩu không thể diễn tả được. Anh cảm nhận có lỗi vì đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để tìm thấy lại bến đỗ, dòng sông, quê hương và quên đi từ lâu nay sự quyến rũ vĩnh cửu của con đò và Việt Nam trước kia.
Nhà đạo diễn nổi tiếng nhất hiện nay ở Việt Nam, Đặng Nhật Minh, không ngần ngại thể hiện trường hợp ngược lại, một tình yêu kín đáo của cô lái đò trẻ sống ở trên sông Hương, với công chúng nước ngoài và Việt Nam qua bộ phim của ông mang tựa đề « Cô gái trên sông (1987)». Đây là câu chuyện về cô lái đò tên Nguyệt. Dù tính mạng bị đe dọa, Nguyệt đã không ngần ngại cứu một chàng thanh niên bị thương mà cảnh sát miền nam Việtnam được biết đến bởi các hoạt động phản động của anh ta trong thời chiến tranh. Cô cố gắng giấu anh ta trong thuyền của mình. Một khi hòa bình được trở lại, chàng trai trẻ này trở thành một cán bộ cộng sản quan trọng. Cô gái nầy cố gắng tìm lại anh nầy vì cô vẫn tiếp tục giữ tình cảm sâu đậm với anh. Thật không may, cô cảm thấy đau khổ và bị phản bội vì anh chàng này giả vờ phớt lờ cô và không muốn nhớ lại thời gian khó khăn của cuộc đời mình. Cô cố gắng lập lại cuộc đời của mình với người yêu cũ Sơn mà cô đã từ chối vài năm trước và người nầy đã bị đi học tập vài năm ở trại cải tạo vì anh đã sai lầm gia nhập quân đội miền Nam Việt Nam.Mặc dù được đóng với các vât liệu giản dị và tầm thường, các đò ngang vẫn tiếp tục quyến rũ người dân Việt. Họ không ngần ngại trọng dụng nó trong cuộc sống hằng ngày mà còn nhắc đến nó qua các bài hát và các bài thơ.
Những tác phẩm như « Con Thuyền Không Bến » của Đặng Thế Phong và « Đò Chiều » của Trúc Phương từng có niên đại từ nhiều thập kỷ và nhiều thế hệ, vẫn tiếp tục được sự yêu chuộng và thể hiện được sự gắn bó sâu sắc của tất cả người dân Việt với con đò. Còn những bài thơ miêu tả các con đò, chỉ có ai là người dân Việt và có dịp đi đò mới nhận thấy được sự tinh tế và vẻ đẹp được tìm thấy trong các câu thơ. Có thể khám phá qua những bài thơ này một đoạn đường đời của mình. Nó chìm đắm trong ký ức với nhiều cảm xúc và nỗi buồn hơn là niềm vui và hạnh phúc. Cũng như câu ca dao của người miền Trung dưới đây:
Trăm năm đã lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa.
người đọc có thể nhận ra cũng như bao nhiêu người Việt khác bị níu trở về với những kỷ niệm mà tưởng chừng đã xóa bỏ được nhiều năm qua trong ký ức. Cũng không thể tiếp tục buồn rầu như lúc còn trẻ và yêu đương qua hai câu thơ như sau:
Tương tư thuyền nhớ sông dài
Tương tư là có hai người nhớ nhau
Mà đến lúc phải có can đảm quên đi và bền lòng ra đi khi con đò đó không còn nữa.
Vô duyên đã lỗi hẹn hò
Mong làm chi nữa con đò sang sông
Thôi đành chẳng gặp là xong
Nhớ thương bền chặt bền lòng ra đi.
Cô ấy bây giờ ra sao? Cô ấy đã qua đời hay sống có hạnh phúc? Cô ấy có xứng đáng với cuộc sống mà cô ấy có không? Có được như một cô lái đò trẻ tuổi, chị Thắm, người đã từng cứu nhiều người thoát chết và chết đuối mà không có ai giúp đỡ cô ấy về sau trong câu chuyện « Chảy đi sông ơi (1988) » của nhà văn tài ba Nguyễn Huy Thiệp? Hay là cô ấy giống như người phụ nữ trẻ tuổi Duyên, tiếp tục ngân nga một bài hát cho đứa con của mình ngủ:Nước chảy đôi dòng …Con sông Thương … Nước chảy đôi dòngvà không bao giờ tự hỏi về cuộc sống của mình cũng như con sông lặng lẽ theo dòng nước ra biển trong « Nước chảy đôi dòng của Nhất Linh (1932)»?. Đây cũng là những câu hỏi khiến người đọc tự hỏi trong lòng mình với các kỷ niệm riêng tư. Đó cũng là nỗi buồn sâu thẳm, nỗi đau sâu sắc của một người không còn cơ hội để tìm lại được thời tuổi trẻ của mình với con đò ngang và bến sông. Rồi cũng nghĩ rằng với thời gian, có thể xóa đi tất cả những ký ức như dòng nước sông được khơi lại trong bài rất lạ thưòng mà chị Thắm hay có thói quen hát trên bờ sông trong câu chuyện ngắn « Chảy đi sông ơi (1988) » của Nguyễn Huy Thiệp:
Chảy đi sông ơi
Băn khoăn làm gì ?
Rồi sông đãi hết
Anh hùng còn chi ? …