Hội An et ses 5 congrégations (Ngũ Bang)


Version française

hoian_et_congregations

Siège des congrégations chinoises

64 Rue Trần Phú

Từ khi có thông lệnh của Mạc phủ (Bakufu) ở Nhật cấm người dân xuất ngoại thì nguời dân Nhật buộc lòng rời bỏ Hội An trở về. Khiến Hội An trở thành từ đây là thành phố của người Hoa nhất là có một biến cố quan trọng ở Trung Hoa vào giữa thế kỷ 17 với sự sụp đổ triều đại nhà Minh. Có một cuộc di tản đáng kể của người Hoa đến Vietnam luôn cả ở Hội An. Họ đến từ 5 vùng phiá nam của Trung Quốc: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Gia Ứng (hay Hẹ).

Ở Hội An họ được các chúa Nguyễn cho phép họ có quyền tự chủ. Cụ thể là họ có quyền bầu người đại diện, giữ các phong tục và tập quán của họ cũng như có quyền lập các hội quán theo vùng họ đến. Có thể nói mỗi hội quán phản ánh phương ngữ bản địa, là thánh đường, là phòng thương mại (nơi để giải quyết tất cả công ăn việc làm của người Hoa mới đến định cư) và cũng là nơi trừng phạt những hành vi sai trái của mỗi thành viên. Vì vậy ít khi họ có các cuộc đụng chạm với người bản xứ và cần nhờ đến nhà chức trách. Chính cũng là một hệ thống giúp đở vô cùng hữu hiệu. Các hội quán có quyền thu thuế để xây cất trường học, bệnh viện và đền chùa riêng tư. Các hội quán đều nằm trên con đường chính Trần Phú cả vì thời đó Hội An chỉ có một con đường nầy mà thôi. Về sau nhờ việc bồi đất mới có thêm hai con đường song song đó là đường Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng. Bởi vậy mới có câu mà người Hội An thường nói:

Thượng chùa cầu, hạ Âm Bổn

có nghĩa là ở đầu đường phiá tây có chùa cầu còn ở cuối đường phiá đông có chùa ông Bổn tức là chùa thờ Phục Ba tướng quân (Mã Viện), ngày nay là hội quán của người Triều Châu. Có nhiều sử gia cho rằng chùa cầu là do người Nhật xây cất, có phải họ xây cất thật sư hay mướn người Hoa cất. Đây là một điều bí ẩn mà cho đến nay chưa có sáng tõ rỏ ràng. Các nhà hội quán người Hoa dù có đến từ vùng khác nhau đi nữa đều có ba cổng dẫn đến một cái sân.

Tựa như đình của người dân Việt, các hội quán còn là nơi thờ cúng các nhân vật trong các chuyện thần thoại của Trung Hoa nhất là bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, bà có công giúp người vượt sóng đại dương hay là các bậc anh hùng như Khổng Tử, Quan Vũ (hay Quan Công), Mã Viện, Tôn Đật Tiên vân vân.. Bởi vậy luôn luôn ở các hội quán có hai không gian: một gian dành cho việc thờ cúng còn gian còn lại dùng để giải quyết tất cả những việc liên quan đên cộng đồng. Khi họ đến Hội An họ thường cùng nhau ở chung một khu riêng biệt. Vì vậy người Việt thường gọi là khu khách trú. Bởi vậy mới gọi người Hoa là “khách trú” từ đó mà ra. Còn “ba tàu” cũng dùng để kêu họ vì dạo đó có 3 chiếc tàu của người Hoa do hai tướng nhà Minh Dương Ngan Địch và Hoàng Tiến xin định cư ở đất Chân Lạp (Mỹ Tho) với chúa Nguyễn Phúc Tần.

Muốn tham quan các hội quán trên đường Trần Phú thì người du khách có thể đi từ Chùa cầu đến am ông Bổn như vậy sẻ không thiếu sót một một hội quán nào cả. Nhưng trong các hội quán nầy, người du khách thường được biết đến nhiều khi đến Hội An đó là hội quán của người Phúc Kiến. Nơi nầy có cả mô hình của một chiếc thuyền cổ vượt biển vào thời đó và nhất là trên cổng chùa có những pho tượng thú như đã thấy ở trên mái của Điện Thái Hoà ở Tử Cấm Thành (Bắc Kinh).. Các con thú nầy được bài trí thứ tự được nhắc trong cuốn Đại Thanh hội điển (Da Qing Hui Dian), nhìn trông thấy lạ và thích thú.

Galerie des photos

NGU_BANG

Depuis le rapatriement forcé des Japonais lié à la politique isolationniste (ou Sakoku) du shogun Lemitsu Tokugawa , cela provoqua non seulement le déséquilibre démographique entre les deux communautés japonaise et chinoise à Hội An mais aussi la régression du quartier japonais jusqu’au point où on trouve seulement aujourd’hui le pont-pagode japonais, témoin unique d’une époque d’échange commercial entre le Japon et le Vietnam. Les commerçants chinois commencèrent à remplacer progressivement les Japonais en achetant leur maison et leur terre. Ils devinrent ainsi les acteurs principaux de l’économie commerciale de Hội An. Comme ils étaient issus des cinq régions: Kouang Toung (Quảng Đông), Tsao Chéou (Triều Châu), Foukien (Phúc Kiến), Hai Nan (Hải Nam) et Gia Ung (Gia Ứng, Hakka) de la Chine méridionale, ils bénéficiaient d’un certain degré d’autonomie. Ils pouvaient élire librement leurs représentants, garder leurs us et coutumes et constituer leur association selon leur appartenance régionale. Chaque congrégation avait pour but d’apporter l’entraide aux nouveaux venus et surtout à ceux qui se lançaient dans le commerce. On trouve à Hội An autant de congrégations que de régions de la Chine méridionale dont étaient issus les migrants chinois. Le siège de chaque congrégation est en fait un lieu de rencontre et de discussion sur les affaires de chaque communauté.

Ayant la même fonction de la maison communale (đình) des Vietnamiens, il est un lieu de culte des personnages de la mythologie chinoise ( la reine Thiên Hậu portant secours aux naufragés en pleine mer) ou des héros de la Chine ( Guan You (Quan Công), Phục Ba Tướng Quân Mã Viện (Ma Yuan), Sun Yat Shen (Tôn Dật Tiên) etc…). C’est pour cette raison que dans chaque siège de la congrégation, il y a toujours deux espaces: l’un réservé au culte et l’autre destiné à assumer et à planifier les activités communautaires. Lors de leur arrivée, les Chinois vivaient regroupés selon leur appartenance régionale et séparés des Vietnamiens dans leur quartier qu’on a l’habitude d’appeler en vietnamien « khu khách trú » (quartier des résidents). C’est pour cette raison qu’on les appelle dès lors « khách trú ». C’est le mot employé par les Vietnamiens pour désigner les Chinois. Pour pouvoir visiter toutes les congrégations chinoises de Hôi An, il suffit pour le touriste de prendre la rue principale Trần Phú car à une certaine époque Hôi An n’avait que cette rue. Il faut commencer la visite à partir du pont pagode japonais. De passage à Hôi An, aucun touriste ne perd l’occasion de connaître la pagode Fou Kien (congrégation des habitants de Fou Kien) car elle est le symbole de Hôi An avec son porche imposant, sa cour embellie de fleurs et sa toiture où il y a un  grand nombre de figurines animaux comme celles trouvées sur les bâtiments de la cité interdite de Pékin.

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.