Les Mayas (Nền văn minh Maya): Partie I

Version française 

Người Maya

Theo các nhà khảo cổ học, người Maya có nguồn gốc người Á với  nét mặt. Có thể nghĩ rằng ở trên đất hoang sơ  Châu Mỹ nầy, ông cha họ đến đây khi còn là những người đi săn đến từ Châu Á. Vi đeo đuổi các thú rừng nên họ vượt qua eo biển Béring trong thời kỳ cuối băng hà. 30.000 năm trước, sự lạnh đi hành tinh làm mực nước biển giảm xuống, khiến eo biển Béring hiện tại trở thành cầu nối tự nhiên giữa lục địa châu Á và châu Mỹ.  Lý  thuyết nầy có vẽ thuyết phục và hấp dẫn vì chúng ta nhận thấy ở nơi những người Maya nầy có những kỹ thuật thường được trông thấy ở Châu Á: gốm, việc xe sợi và dệt vải, những khái niệm mang tính chất tôn giáo (saman giáo) và vũ trụ cũng như sự kết hợp các màu và các thần thú ở bốn phương (Ngũ hành). Nhờ nhà thám hiểm người Mỹ, ông John Lloyd Stephens và bạn đồng hành họa sỹ Frederick Catherwood khám phá vào năm 1840, các công trình của thành phố Copán (Honduras) bị bao phủ bởi cây cối và chìm đắm trong sương mù của rừng nhiệt đới,  người ta mới bất đầu quan tâm lại nền văn minh của người Maya nhất là lối sống của họ, những kiến thức khoa học như thiên văn, toán học, kiến trúc, canh nông và nhất là chữ viết của họ. Lối viết nầy rất phức tạp không có dùng đến trong mậu dịch cũng như các văn tự cổ khác. Nó không dành cho giới hạ tầng cũa xã hội mà nó là một phương tiện cho giới qúi tộc và các ký lục để tiếp cận với các thần thánh và hợp pháp hóa quyền lực vua chúa  được xem như ngang hàng với các thần thánh. Chính vì vậy biết bao nhiêu nhà khảo cứu xem vặn tự của họ là một vấn đề nan giải nhất là khi đoàn viễn chinh Tây Ban Nha xâm nhập vào lãnh thổ của người Maya thì bao nhiêu sách vỡ (hay codex) ở Mani (Yucatan) đều bị giám mục Diego de Landa đốt cả. Qua những công thức nghi lễ được tìm thấy trong các codex với lối viết theo những họa tiết không thể hiểu nổi, ông cho rằng đây là một trở ngại rất lớn trong việc truyền bá đạo công giáo và nó  còn mang tính chất dị đoan mê tín. Có ít nhất 70 tấn tang chứng văn tự của người Maya bị tiêu hủy cùng 5000 thần tượng.

Tuy nhiên ông Diego de Landa là một trong những nhà thời luận xuất sắc về văn hóa Maya. Rất nhiều người không nghĩ rằng ở thời đó có những bộ tộc nghèo đói sống ở vùng đất hoang tàn Copán mà được John Lloyd StephensFrederick Catherwood khám phá là con cháu của những người xây dựng một nền văn minh Maya cổ. Tuy nhiên ở thời kỳ tiền Colombo, họ là một dân tộc duy nhất ở Trung Mỹ đã khảo sát tĩ mĩ một hệ thống chữ viết phức tạp để mang lại sự liên kết chặt chẽ và thống nhất cho nền văn hóa của họ nhất là nó rất phong phú và khác nhau từ vùng nầy qua vùng khác trên phương diện sắc tộc và vật chất. Mặc dầu có 30 thổ ngữ, người ta vẫn tìm thấy một loại chữ viết tượng hình như nhau ở khắp nơi vùng Trung Mỹ dù nơi đó là đồng bằng Yucatan hay là vùng cao nguyên của Guatemala hoặc là vùng đất có các con sông Usumacinta và Sarstoon. Cũng như người Ai Cập với giấy cói và nguời Trung Hoa với sợi dâu tằm, người Maya họ tìm ra việc chế tạo giấy với một loại sợi của cây vả (hay cây sung). Nhờ vậy họ ghi chép lại tất cả lễ nghi tôn giáo, các cuộc quan sát khoa học cùng các biên sử trong các codex dưới dạng các tấm giấy lớn được gấp dựng đứng lại như đàn phong cầm. Vì sự thiêu hủy sách vở do ông Diego de Landa đề xướng nên chỉ còn hiện nay 4 codex của người Maya: codex de Dresde, codex Tro Cortesianus (hay là bản thảo Madrid), codex Peresianus (hay là bản thảo Paris) thì thuộc về các  thư viện Dresde, Madrid và Paris còn  codex thứ tư được gọi là codex Grolier khám phá vào năm 1971 bởi Michael Coe, một nhà nghiên cứu Mỹ ở đại học Yale. [Tiếp theo trang 2]

Les Mayas

Qui sont ces mayas?

Selon certains archéologues, les Mayas ont leur origine asiatique avec leurs traits. On pourrait penser à l’arrivée de leurs ancêtres, des chasseurs venus d’Asie, à la poursuite du gibier sur le territoire vierge d’Amérique en franchissant le détroit de Béring au cours de la dernière période glaciaire. Il y a 30000 ans , le refroidissement de la planète fait baisser le niveau de mers, ce qui permet à l’actuel détroit de Béring de devenir le pont  naturel entre les continents asiatique et américain. Cette théorie reste séduisante et convaincante dans la mesure où on trouve chez les Mayas des techniques rencontrées en Asie: céramique, filage et tissage ainsi que certains concepts d’ordre religieux (chamanisme) et cosmique comme les associations de couleurs et d’animaux célestes aux quatre points cardinaux. (Ngũ hành). Grâce à la découverte des monuments de la ville Copán (Honduras) envahis par la végétation dans les vapeurs de la jungle tropicale par l’explorateur américain John Lloyd Stephens et son compagnon illustrateur Frederick Catherwood en 1840, on recommence à s’intéresser à leur civilisation, leur mode de vie, leurs connaissances scientifiques (astronomie, mathématiques, architecture, agriculture etc.) et surtout leur écriture glyptique. Celle-ci est un système d’écriture complexe et incompréhensible qui n’est pas conçu pour les transactions commerciales comme les autres écritures anciennes. Elle n’est pas destinée à la basse couche de la société maya mais elle est un moyen pour les nobles et les scribes de s’adresser aux dieux et de légitimer le pouvoir de leurs souverains considérés à l’égal des dieux. Cela décourage un grand nombre de savants et de chercheurs qui qualifiaient avec résignation dans le passé cette écriture maya de « problème insoluble ». Leur déchiffrement devient de plus en plus ardu car lors de l’arrivée des conquistadors espagnols sur le territoire des Mayas, la plupart de leurs manuscrits (ou codex) furent brûlés sur un bûcher par l’évêque Diego de Landa à Mani (Yucatan). Ce dernier trouva dans ces codex des formules de rituel avec une écriture glyptique incompréhensible, une entrave à sa mission de christianisation et un caractère de superstition et de mystification du démon. On estime qu’il fit détruire 70 tonnes de témoignages écrits par les Mayas ainsi que 5000 idoles.

Pourtant il fut l’un des meilleurs chroniqueurs de la civilisation maya. Beaucoup de gens eurent du mal à croire, à cette époque, que ces Indiens misérables vivant à côté des ruines mystérieuses de Copán découvertes par John Lloyd Stephens et Frederick Catherwood, étaient les descendants des bâtisseurs de cette civilisation. Pourtant ils furent, à l’époque précolombienne, le seul peuple d’Amérique centrale à avoir poussé aussi loin l’exploration d’un système complexe d’écriture dans le but de donner cohésion et unité à leur culture autant diverse que variée, d’une région à une autre, au niveau de la composition ethnique et matérielle. Malgré un grand nombre élevé de dialectes (une trentaine en tout), on a retrouvé les mêmes hiéroglyphes, la même écriture en divers points de l’Amérique centrale soit sur les basses terres de tout le Yucatan soit dans les hautes terres du Guatemala ou dans le territoire traversé par les rivières Usumacinta et Sarstoon. Analogues aux Égyptiens avec le papyrus et aux Chinois avec la fibre de mûrier, les Mayas ont réussi à fabriquer le papier avec les fibres d’une espèce de figuier. Cela leur permit d’enregistrer leurs rites religieux, leurs observations scientifiques et leurs annales dans des codex présentés sous la forme des grandes feuilles de papier plissées verticalement en accordéon. À cause de l’autodafé de livres mayas organisé par Diego de Landa, il ne reste aujourd’hui que 4 codex mayas dont les trois premiers sont: le Codex de Dresde (Codex Dresdensis), le Codex Tro Cortesianus (ou Manuscrit de Madrid), le Codex Peresianus (ou Manuscrit de Paris) dans les bibliothèques de Dresde, de Madrid et de Paris et le quatrième connu comme le Codex Grolier découvert en 1971 par Michael Coe, un chercheur américain de l’université Yale.[Suite: Partie 2]