Tết Giáp Thìn (Nouvel an vietnamien)

Version française

Tết Nguyên Đán

 Nguyên nghĩa của chữ “Tết” chính là “tiết” mà tiết có trong tự điển Hán Việt thì có nghĩa đốt hay khúc tre, còn mở rộng nghĩa là một phiến đoạn thời gian trong năm. Như vậy là một khoảng thời gian nhất định trong năm. Ở Việtnam có nhiều Tết lắm như Tết Trung Thu, Tết Thanh Minh, Tết Đoan Ngọ vân vân… mà Tết quan trọng nhất là Tết Nguyên Đán  (節元旦) hay là Tết Cả trong văn hoá của người dân Việt.

Đây là cũng là thời gian mà người nông dân để ruộng đồng nghỉ ngơi với sự mong muốn sẽ có được một mùa thu hoạch tốt hơn năm sau nhờ sự phục hồi của tạo hóa. Đây là lý do tại sao trong một trong những bài ca dao nổi tiếng của Việt Nam, chúng ta tìm thấy những vần thơ  sau đây:

Một năm là mười hai kỳ
Em ngồi em tính có gì chẳng ra
Tháng giêng ăn Tết ở nhà
Tháng hai rỗi rãi quay ra nuôi tầm

Đó cũng là ngày lễ của tình bạn bè nhưng trên hết là ngày lễ cúng bái tổ tiên và các thần tài. Theo các nhà sử học, việc tổ chức lễ hội này có từ thời nhà Hán đô hộ (tức là thế kỷ thứ nhất của thời đại Thiên chúa giáo). Công việc chuẩn bị cho ngày lễ này rất tỉ mỉ và cần trước nhiều ngày. Bảy ngày trước Tết có lễ tiễn đưa  Táo quân  (ông Táo).  Ông trở lại trần gian vào đêm  ba mươi Tết  tháng mười hai âm lịch. Trong làng, trước mỗi ngôi nhà được dựng một  cây nêu cao đến vài thước.

Trên cây nêu được thấy các lễ vật, các vàng mã và các bài vị bằng đất sét nung (hay khánh) phát tiếng động khi có gió rung. Đây là một truyền thống Phật giáo có lâu đời để ngăn chặn sự xâm nhập của tà ma vào nhà. Ở làng quê ta cũng được thấy không khí lễ hội rộn ràng với những công việc chuẩn bị đón Tết.

Theo nhà văn Phạm Huỳnh, Tết là việc làm lễ theo nghi thức  tôn nghiêm, tôn vinh gia đạo và sùng bái tổ tiên. Cũng chính vào dịp này, cả nhà từ đứa bé nhỏ  nhất đến người lớn tuổi quây quần bên nồi hấp bánh chưng.  Đây cũng là dịp cả  nhà đông đủ đoàn tụ lại dưới tầm mắt của ông bà tổ tiên qua các bài vị được phát hiện ở trên bàn thờ được lau chùi một cách  cẩn thận và trang trí rất phong phú.

Vào đêm giao thừa, người chủ gia đình thắp nhang trên bàn thờ để mời các ông bà tổ tiên về ăn Tết với các con cháu. Đây cũng là dịp để người chủ gia đình truyền lại  các truyền thống thờ cúng tổ tiên lại cho các con cháu và truyền dạy các nghi thức  cúng bái. Tất cả mọi người, từ đứa bé đến người lớn tuổi, lần lượt cúi đầu trước bàn thờ, mỗi người đều có một ý nghĩ sâu sắc đối với người đã khuất và cầu xin họ giúp đỡ để có được những  ước nguyện mong muốn. Chúng ta không chỉ tìm thấy trong những ngày Tết, trên bàn thờ, tất cả các cao lương mỹ vị, các hoa quả được lựa chọn cẩn thận, các bánh đặc biệt là bánh chưng và các tách trà hoặc nước mà còn có cả những cành đào (ở miền Bắc) hay  những cành mai (ở miền Nam) đầy hoa nở. Các cành này được chọn để các hoa nở đúng lúc giữa những ngày Tết.

Các lễ vật mà các con cháu mang đến cúng tổ tiên cũng được bày trên bàn thờ để tiện cho họ mang về thế giới bên kia mà dùng. Tết không chỉ là lễ của các người còn sống mà còn là lễ của các người qua đời. Cũng chính trong ba ngày đầu tiên của Tết, những người qua đời nầy tham gia tích cực vào cuộc sống của gia đình và các con cháu của họ. Họ được  được mời dự một ngày hai lần ở hai bữa ăn cơm chính. Cuối ngày thứ ba, họ quay trở về thế giới bên kia và tiếp tục mở rộng các lợi ích bảo vệ cho con cháu.

Tết còn là thời khắc làm sống lại một truyền thống văn hóa lâu đời. Một số học giả của thời hiện đại (hoặc các ông đồ) được  thấy xuất hiện ở các nơi công cộng. Họ sẵn sàng phục vụ viết bằng mực Tàu với những nét chữ đẹp đẽ như rồng bay phượng múa trên giấy đỏ trải dài trên vỉa hè bằng sở trường của mình, những câu đối cho ai muốn có được, giữa những người khác qua đường để họ có thể  trang trí trước nhà . Những câu đối như vầy thường được thấy ở trước cổng nhà hay ở các cột của các đền chùa:

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.
Hay là
Thiên tăng  tuế nguyệt nhân tăng thọ
Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường.
Hay là
Niên niên tăng phú quí
Nhật nhật thọ vinh hoa.

Tết còn là lễ  của các thiếu nhi. Các em bé xúng xính trong những bộ quần áo đẹp đẽ và cùng nhau đốt pháo vui vẽ trên các đường phố. Chúng còn nhận được từ người lớn một phong bì đỏ trong đó có chứa một tờ tiền giấy hoặc một đồng xu may mắn quanh năm cho chúng. Còn các người lớn, họ đi viếng chùa và cố đoán trước tương lai của mình qua cách xin xăm gieo quẻ. Đây cũng là cơ hội để tôn trọng những quy tắc cơ bản mà người Việt Nam nào cũng cần phải biết: cấm nói tục chửi thề, tránh mọi cuộc cãi vã, không dùng chổi quét nhà, tránh đến nhà ai đó vào ngày đầu năm vân vân…. Đây cũng là dịp để xem Múa Lân hay múa Rồng. Con linh vật này đầu được trang trí đẹp mắt và thân thể của nó được nâng lên bởi một số vũ công uốn lượn theo nhịp điệu của âm thanh của các tiếng trống.  Nó luôn luôn đi cùng với một vũ công bụng phệ, vui cười hay vẫy quạt và mặc áo choàng màu vàng nghệ (Ông Địa). Đây là cuộc khiêu chiến giữa người và động vật, giữa Thiện và Ác, luôn luôn kết thúc bằng chiến thắng của con người trên động vật.

Lễ hội đón Tết thông thường  kéo dài cả tuần, thậm chí cả tháng ở một số làng quê. Nhưng vì cuộc sống khó khăn nên thông lệ hôm nay chỉ nghỉ làm việc trong ba ngày đầu năm.

Trong tử vi Việt Nam, các  cung hoàng đạo có được 12 cung và được tượng trưng bởi mười hai con giáp sau đây:, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Các con giáp nầy được nối tiếp nhau theo một thứ tự rất chính xác. Không giống như chiêm tinh học phương Tây, các cung hoàng đạo không được xác định bởi tháng sinh mà là năm sinh.

Mỗi người có một cung hoàng đạo được tượng trưng bởi sự kết hợp của một con giáp trong mười hai con giáp của thập nhị địa chi  tức là 12 nhánh của Đất và một hành trong ngũ hành: Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ chẳng hạn  Giáp Thìn là  năm nay. Mộc được chọn tên trong thập thiên can kết nối thành  từng đôi từ Âm Dương và ngũ hành: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Qúy: [Giáp, Ất] = Mộc, [Bính, Đinh] = Hỏa, [Mậu, Kỹ ] = Thổ, [Canh, Tân] = Kim, [Nhâm, Qúy] = Thủy. Như vậy Giáp thuộc về hành Mộc.

Đây là lý do tại sao năm nay là năm Tết Giáp Thìn. Nó chỉ được  có lại sau sáu mươi năm (tức là 1904, 1964, 2024, 2084 vân vân …). Trong biên niên sử của chúng ta, có hai cái Tết mà người dân Việt vẫn nhớ lâu: đó là cái Tết mà vua Quang Trung tái chiếm thủ đô Hà Nội vào năm 1788 chống lại quân Thanh và Tết Mậu Thân năm 1968 ở miền Nam Việt Nam.

Đối với mỗi người dân Việt, Tết  là một khoảng thời gian vô cùng hạnh phúc nhất là Tết còn được trở lại mỗi năm và cho phép  mỗi người  dân Việt được sống vài ngày trong sự mừng rỡ hân hoan  và thỏa mãn bất chấp những nổi thăng trầm trong cuộc sống. Dù nghèo, cũng mong muốn có được một cuộc sống tươi sáng để đón một cái Tết như nhà thơ nổi tiếng Trần Tế Xương trong bài thơ có tựa đề: Tết đến (*)

Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo,
Tiền bạc trong kho chưa lãnh tiêu,
Rượu cúc nhắm đến hàng biếng quảy,
Trà sen muốn hỏi giá còn kiêu,
Bánh đường sắp gói e nồm chảy,
Giò lụa toan làm sợ nắng thiu,
Thôi thế thì thôi đành Tết khác,
Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo

Những tập tục thường thấy trước hay lúc Tết về:

Version française

Tet_nouvel_an

Année du dragon de bois

Le mot «Tết»  est issu du mot « tiết » qui signifie dans le dictionnaire sino-vietnamien le tronçon  de bambou (ou đốt tre) au sens strict  ou au sens large  la période ou un espace de temps déterminé en fonction du climat dans l’année.

Au Vietnam, il existe de nombreux Tết  tels que Tết Trung Thu (ou fête de la mi -automne), Tết Thanh Minh (fête des morts), Tết Đoan Ngọ (ou fête de purge) etc. mais le Tết le plus important est Tết Nguyên Đán ( 節元旦) ou Tết Cả dans la culture vietnamienne.

C’est aussi la période où les paysans laissent reposer leurs champs tout en espérant avoir de meilleures récoltes l’année prochaine grâce au renouveau de la nature nourricière. C’est pourquoi dans l’une des chansons populaires vietnamiennes on trouve les vers suivants:

Một năm là mười hai kỳ
Em ngồi em tính có gi` chẳng ra
Tháng giêng ăn Tết ở nhà
Tháng hai rỗi rãi quay ra nuôi tầm

Une année comporte douze mois
Assis, je peux les compter sans difficultés
Au premier mois je reste à la maison pour fêter le Têt
Au deuxième mois je peux commencer avec mon temps disponible, l’élevage des vers à soie.

C’est aussi la fête de l’amitié mais surtout celle du culte des ancêtres et des génies. D’après les historiens, la célébration de cette fête remonte à l’époque de la domination chinoise des Han (au premier siècle de l’ère chrétienne). La préparation de cette fête est très minutieuse et nécessite de longs jours à l’avance. Sept jours avant le Têt, il y a la cérémonie d’adieu au génie du Foyer (Ông Táo). Celui-ci revient sur terre dans la nuit du Têt au trentième jour du douzième mois lunaire. Dans le village, devant chaque maison est dressée une perche de bambou (ou Cây Nêu) pouvant atteindre plusieurs mètres. 

On trouve sur cette perche des offrandes, des papiers votifs et des tablettes en argile cuite vibrant avec sonorité au gré du vent pour éloigner les esprits. C’est une vieille tradition bouddhique  permettant d’interdire l’accès aux démons et aux fantômes. C’est aussi dans le village qu’on retrouve l’ambiance de fête avec les préparatifs du Têt.

Selon l’écrivain Phạm Huỳnh, le Tết est la sanctification, la glorification, l’exaltation de la religion familiale et du culte des ancêtres. C’est aussi à cette occasion que toute la famille s’est réunie du plus jeune jusqu’au plus âgé autour de la marmite pour faire cuire  le gâteau de riz à la vapeur.  Elle se retrouve ce jour-là au grand complet sous l’œil des ancêtres dont les tablettes sont découvertes sur l’autel  nettoyé  avec soin et richement décoré. La veille du nouvel an (ou đêm giao thừa), le chef de famille allume les bâtonnets d’encens sur l’autel pour inviter les âmes des ancêtres à venir passer le Têt avec les vivants. C’est une occasion pour le chef de famille de transmettre à ses enfants la tradition du culte des ancêtres et de leur apprendre les rites du culte. Tout le monde, du plus jeune jusqu’au plus âgé se relaie pour se prosterner devant l’autel, en ayant chacun une pensée émue pour les défunts et en implorant leur aide pour la réalisation de vœux profonds. On trouve non seulement durant les jours du Têt, sur l’autel, tous les plats raffinés, des fruits triés sur le volet, des gâteaux, en particulier le gâteau de riz gluant et des tasses de thé ou d’eau mais aussi les branches de pêchers (au nord Vietnam)  ou de cerisiers (au sud Vietnam)  en fleurs. Celles-ci sont choisies de manière que les fleurs éclosent durant les fêtes du Têt. Des présents apportés par les enfants  aux mânes des ancêtres  sont  aussi visibles sur l’autel pour faciliter leurs besoins dans l’autre vie. Le Têt n’est pas seulement la fête des vivants mais il est aussi la fête des morts. C’est aussi durant les trois premiers jours du Tết que ces derniers participent activement à la vie de leur famille et de leurs descendants. On les invoque aux deux principaux repas deux fois par jour. La fin du troisième jour, les mânes sont censés retourner dans l’autre monde et continuent à étendre sur les descendants les bienfaits de leur protection.

Le Tết est aussi le moment de faire revivre une vieille tradition culturelle. On voit apparaître dans des endroits publics un grand nombre de lettrés des temps modernes (ou des maîtres calligraphes). Ils sont prêts à faire des traits artistiques dans l’écriture comme le  vol du dragon et la danse de phénix à l’encre de Chine sur les papiers d’un rouge  vermillon étalés sur les trottoirs  avec leur tour de main. Cela permet à ceux qui les leur demandent  parmi les passants de pouvoir les exposer devant leur maison et de rendre cette dernière encore plus belle. De telles sentences ne manquent pas d’être visibles autour des portes des maisons ou sur les colonnes d’une pagode ou d’un temple:

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh

Viande grasse, légumes salés, sentences parallèles rouges
Mâts du Tết, chapelets de pétards, gâteaux de riz du nouvel an.

Ou

Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ
Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường

Du moment que le ciel a encore des mois et des années, vous vivez encore plus longtemps
Du moment que le printemps arrive de nouveau sur terre, votre maisonnée est inondée de nouveau  de bonheur.

Ou

Niên niên tăng phú qúi
Nhật nhật thọ vinh hoa.

Que les richesses s’accumulent au fil des années
Que la gloire et le bonheur vous comblent  au fil des jours.

Le Têt est aussi la fête des enfants. Ceux-ci sont parés de leurs plus beaux habits et s’amusent ensemble aux pétards dans les rues. Ils reçoivent des adultes une enveloppe rouge contenant un billet ou une pièce de monnaie qui leur porte chance durant toute l’année.  Quand aux adultes, ils se rendent en procession dans les pagodes et essaient de connaître leur avenir en tirant chacun une baguette divinatoire. C’est aussi l’occasion de respecter certaines règles élémentaires que tout Vietnamien doit savoir: bannir les gros mots, mettre en sourdine toutes les querelles, ne pas toucher au balai, éviter de se présenter chez quelqu’un le premier jour de l’année etc… durant toute l’année. C’est aussi l’occasion de voir la danse de la licorne (Múa Lân) ou la danse du Dragon. Cet animal dont la tête est  décorée magnifiquement et dont le corps est porté par plusieurs danseurs ondule au rythme des sons des tambourins. Il est toujours accompagné par un autre danseur hilare et ventru agitant son éventail et portant une robe de couleur safran (Ông Ðịa). C’est la danse-combat entre l’homme et l’animal, entre le Bien et le Mal qui se termine toujours par le triomphe de l’homme sur l’animal.

Les festivités du Têt se prolongent durant une semaine voire un mois dans certains villages. Mais à cause des difficultés de la vie, il est coutume de cesser de travailler seulement aujourd’hui durant les trois premiers jours de l’année.

Dans l’horoscope vietnamien,  les signes astrologiques sont au nombre de douze et ils sont symbolisés par les douze animaux suivants: Rat, Buffle, Tigre, Chat, Dragon, Serpent, Cheval, Chèvre, Singe, Coq, Chien et Cochon qui se succèdent dans un ordre très précis. Contrairement à l’astrologie occidentale, le signe astrologique n’est pas déterminé en fonction du mois de naissance mais plutôt selon l’année de naissance. Chaque individu possède un signe astrologique  qui est symbolisé par l’association de l’un de ces animaux  trouvés  dans les douze branches terrestres et l’un des cinq éléments célestes (Wu Xing)(ou Ngũ Hành en vietnamien): Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ
Eau, Feu, Bois, Métal et Terre. Par exemple cette année est l’année du Dragon de bois (Giáp Thìn)

Le mot Giáp est choisi parmi les  noms des 10 troncs célestes (ou thập thiên can en vietnamien) groupés 2 par 2 à partir du Yin et Yang et de la théorie des 5 éléments (Wuxing): Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kĩ, Canh, Tân, Nhâm, Qúi): [Giáp, Ất] =Bois (Mộc), [Bính, Đinh]=Feu (Hỏa), [Mậu,Kĩ]=Terre (Thổ), [Canh, Tân]=Métal (Kim), [Nhâm,Quý]=Eau (Thủy)).  Ce mot Giáp appartient ainsi  à l’élément  Bois. 

C’est pourquoi cette année est l’année Tết  Giáp Thìn (Année du dragon de bois ). On ne la retrouve que tous les soixante ans (càd 1904, 1964, 2024, 2084 etc.). Dans les Annales de notre histoire, il y a eu deux Tết dont les Vietnamiens se souviennent longtemps: c’est le Têt qui permit à l’empereur Quang Trung de reconquérir notre capitale Hanoï en 1788 contre les Qing et le Tết Mậu Thân en 1968 au Sud-Vietnam. 

Le Tết est pour chacun des Vietnamiens une période infiniment heureuse  qui a l’avantage de se renouveler tous les ans et qui lui permet de vivre durant quelques jours dans une sorte d’allégresse et d’avoir une satisfaction malgré les aléas de la vie. Même pauvre, on a envie d’avoir une vie radieuse pour un  nouvel Tết comme le célèbre poète Trần Tế Xương dans son poème intitulé: Le nouvel an (*)

Ami, ne croyez pas qu’en ce Tết je sois pauvre!
Je n’ai pas encore retiré l’argent de mon coffre
Mon vin de chrysanthème, on tarde à l’apporter;
Et le thé au lotus, le prix à débattre,
Pour les gâteaux sucrés, j’ai craint qu’ils ne coulent
À la chaleur, de même que les pâtés de porc.
Allons, tant pis, attendons l’an prochain
Amis, ne croyez pas qu’en ce Têt je sois pauvre!


(*) Trích ra trong quyển sách có tựa đề : Các con cò trên cánh đồng lúa. Lê Thành Khôi. Nhà Xuất Bản Gallimard.
Extrait du livre intitulé « Aigrettes sur la rizière ». Auteur Lê Thàn Khôi. Connaissances de l’Orient. Gallimard.