Tôi là người Vietnam (Être Vietnamien)

Version française

English version

Niềm tự hào tôi là người Việtnam

Theo các nguồn tin khảo cổ học được biết đến hôm nay, người Việt Nam có thể xuất phát từ nhóm Thái-Việt. Một số nhà sử học vẫn tiếp tục nhận thấy ở nơi những người Việt nầy, không những là những người nhập cư thuộc chủng  Nam Á đến từ miền nam Trung Quốc (dân Bách Việt) và định cư tại vùng đồng bằng sông Hồng qua nhiều thế kỷ trước công nguyên mà còn là những người báo hiệu của nền văn minh Trung Hoa. Vì tăng trưởng dân số trong cuộc hành trình nam tiến, họ càn quét tất cả các nền văn minh rực rỡ mà chúng ta được biết cho đến nay trên bán đảo Đông Dương (Ðồng Sơn hay Chămpa). Còn những người khác còn lại, họ tin rằng người Việt Nam là kết quả đến từ sự hợp nhất giữa các dân tộc có mặt từ lâu  ở lưu vực sông Hồng trong đó cần phải nhắc đến là người Hmong, ngừời  Hoa, người Thái và người Đồng Sơn.

Dựa vào sữ tích dưa hấu có vào thời điểm của các vua Hùng, một bằng chứng cụ thể nói lên sự xuất hiện của người nước ngoài không cùng chũng tộc, đã có mang đến Việt Nam qua đường biển các hạt giống (thế kỷ thứ ba trước Công nguyên) và  qua các cuộc khai quật khảo cổ xác nhận sự tồn tại của vương quốc Nam Viêt (hay Nan Yue), người dân Việt tin rằng họ xuất phát từ dân Bách Việt với gốc  của chũng cổ Mã Lai (Indonésien) nhờ qua người Đồng Sơn. Một nơi biểu lộ sự sống động nhất của tâm hồn dân tộc Việt đó là ngôi đình làng, trông lại nó không khác chi hình nhà khắc ở trên trống đồng Đông Sơn. Niềm tin này có vẻ thuyết phục bởi vì  người ta đã tìm thấy được ở nơi các bộ tộc cổ Mã Lai: ăn trầu, xăm mình và nhuộm răng,  những đặc tính kinh ngạc mà người dân Việt đã có từ thưở trước.

Ngoại trừ vài người Pháp như ông Henri Oger đã khám phá, nhận thấy được  ở trong xã hội Viêt Nam một nền văn hóa giàu có cả nghìn năm về truyền thống và tập quán, người ta vẫn còn lầm lẫn kì lạ và nghĩ rằng là văn hóa Việtnam là một bản sao chép lại của nền văn hóa Trung Hoa. Người ta cứ chê trách người dân Việt không có một nền văn hóa xứng đáng giàu có như các nền văn hóa tìm thấy ở trên bán đảo Đông Dương (như Chămpa và Chân Lạp)  qua các đền thờ ở Mỹ Sơn và Angkor.  Đấy là do thiếu sự hiểu biết  đáng tiếc  vì muốn biết sự giàu có ở trong nền văn hóa Việt thì nên cần  thiết quan tâm nhiều  đến lịch sữ và văn chương hơn là nghệ thuật.

Làm thế nào họ có thể có một nghệ thuật phi thường và độc đáo khi họ vẫn còn vùi thân đấu tranh không ngừng với sự khắc nghiệt của thiên nhiên và khi Bắc Bộ không phải một nơi giàu có về tài nguyên. Ý là chưa nói đến việc hán hóa áp đặt trong suốt nghìn năm dưới sự thống trị của người Hoa. Mặc dù vậy, người dân Việt đã thể hiện bao nhiêu lần qua kỹ thuật, sự khéo léo và trí tưởng tượng. Chính nhờ vậy một số sản phẩm Việt (đặc biệt là gốm  sứ cổ) được chiếm một cương vị đáng kể trong nghệ thuật tỉnh của Trung Hoa vào thời đó.

Để cố gìn giữ truyền thống và duy trì văn hóa, người dân Việt tự tìm cho mình một  lối thoát  qua cuộc đấu tranh triền miên. Nhờ tín ngữơng tôn giáo và môi trường gần như khắc nghiệt ngay từ đầu, người dân Việt vốn có ở nơi họ một khả năng kháng cự đáng kể trước sự đau khổ về tinh thần và thể chất. Khả năng đó nó đã trở thành trong những năm qua, một trong những sức mạnh để họ có thể dành thắng lợi qua các cuộc xâm lược từ ngoài đến. Cũng nhờ sự vất vã, kiên trì và lòng hy sinh trong cuộc sống, người dân Việt kiềm chế được sự phẩn nộ và sự thay đổi thất thường của sông Hồng. Họ còn đẩy lui được nhiều lần người Trung Hoa ra khỏi bờ cõi và vượt được dãy núi Trường Sơn vào thế kỷ 18 trong cuộc Nam tiến. Dân tộc Chămpa là nạn nhân đầu tiên, tiếp theo đó là dân tộc Khờ Me trong cuộc xung đột lâu dài nầy. Người ta có thể trách móc sự tàn ác của người dân Việt đối với các dân tộc khác nhưng người ta không được quên rằng người dân Việt đã chiến đấu không ngừng kể từ khi lập nước, để bảo vệ sự sống còn và bảo tồn truyền thống của dân tộc mà thôi.

Người dân Việt đã bị thiệt thòi từ thưở nào vỉ  gần gũi địa lý với Trung Quốc. Để ngăn chặn sự di chuyển của người Mông Cổ của Hốt Tất Liệt (Kubilai Khan) trong cuộc chinh phục xứ Chămpa, người dân Việt đã bị hai lần xâm lược vào năm 1257 và 1287. Để tìm đường thương mại với Trung Quốc, chính quyền Pháp nghĩ rẳng sẻ mựợn đường lúc đầu nhờ sông Cửu Long (Mékong) rồi sau đó sông Hồng Hà để có thế đến Vân Nam. Vì vậy họ gởi  sang Đông Dương ông Doudart Lagrée tiếp theo sau đó ông Francis Garnier để hoàn thành sứ mệnh. Chính vì vậy chính quyền Pháp mới quan tâm nhiều đến vùng Bắc Bộ và can thiệp quân sự vài năm sau đó.

Sau chiến tranh Triều Tiên, để chống lại sự bành trướng của Trung Cộng, người dân Việt bị cưởng bức qua nhiều thập niên trong cuộc xung đột giữa hai khối Đông và Tây Âu. Cũng để ngăn trở đường lối chinh tri của Bắc Kinh ở Cao Miên, người dân Việt nhận được một hình phạt qua sự xâm lược chóp nhoán của Trung Cộng vào tháng 2 năm 1980 ở biên thùy Lạng Sơn trong vòng một tháng.

Nếu người dân Việt không có lưu giữ truyền thống độc lập, không có mãnh lực bảo tồn bản sắc dân tộc và cá tính mạnh mẽ thì họ có thể không còn có mặt ở trên bán đảo Đông Dương từ lâu vì về phương diện đia lý và văn hóa, họ rất gần gũi với người Trung Hoa nhất là các người nầy có một nền văn minh khó so sánh và rực rở từ 4000 năm. Việt Nam chắc chắn sẽ trở thành ngày nay một tỉnh lỵ  của Trung Quốc và một hiện thân tầm thường của nền văn minh Trung Hoa.

Dành cho những ai đã từng biết lịch sử Viêt Nam, đã làm người dân Việt thì không bao giờ được sống bình yên cả dù nguời dân Việt trong thâm tâm họ thèm muốn lắm. Đựợc uốn nắn lớn lên với đất phù sa của đồng bằng sông Hồng, lúc nào cũng chống chọi triền miên với các cơn thịnh nộ của sông Hồng, không ngừng dừng bước trong công cuộc nam tiến qua bao nhiêu lần chinh chiến, bị đồng hóa và thống trị lâu dài nhất của người Trung Hoa, còn chưa nói đến một trăm năm đô hộ của chính quyền Pháp và 20 năm bị miễn cưởng trở thành mục tiêu của cuộc tranh chấp của hai khối Đông và Tây Âu và nạn nhân của chiến tranh lạnh, người dân Việt không bao giờ nản lòng trước những khó khăn trọng đại nầy.

Nhờ đó, người dân Việt càng thiện chiến hơn, càng thêm kiên trì, cứng rắng, giữ vững lòng tin ở quan điểm chính trị của mình và càng có khả năng để đối mặt với các cuộc chạm trán khó khăn nầy. Sự gắn bó sâu đậm và mật thiết của họ với đất nuớc và truyền thống khiến họ không nhận nhường trong cuộc đấu tranh. Đối với một số người, họ là những kẻ xâm lăng nhẫn tâm và đáng sợ nhưng cũng có một số người khác xem họ như là những kẻ bảo vệ chính đáng trong cuộc dành tự do và độc lập quốc gia.

Dù có thể nào đi nữa, người dân Việt rẩt hảnh diện trong việc thay thế ông cha để bảo vệ kiên cường đất nước của tổ tiên, sự sống còn của dân tộc và xứng đáng là con Rồng cháu Tiên. Chết vì đất nước không phải chuyện ngoài lệ với tâm tính và truyền thống của ngừời dân Việt. Đấy mới là số mệnh quá cao thượng, xứng đáng mà bao nhiêu người dân Việt tựa như Trần Bình Trong, Nguyễn Thái Học, Phó Ðức Chính, Nguyễn Trung Trực, Trần Cao Vân vân vân … can đảm lãnh  nhận trên mãnh đất huyển thoại nầy

Tôi là người Vietnam

thì phải có khả năng kháng cự lại trước hết việc đồng hóa hay là tư tưởng ngoại bang và hảnh diện có mang ở trong tĩnh mạch dòng máu của con Rồng.

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.