Đối diện với vịnh Xiêm La, Hà Tiên một tỉnh lị nằm cách xa khoảng 8 cây số với biên thùy Cao Miên. Đây cũng là thành phố đánh dấu sự kết thúc cuộc hành trình Nam Tiến của người dân Việt. Trước khi được biết với tên Hà Tiên, tỉnh lị nầy thường được gọi buổi đầu với tên Phương Thành sau đó có tên Mang Khảm. Lúc đầu rất hoan sơ, sau đó có sự phát triển kinh tế ở nơi nầy đó là nhờ việc di cư ồ ạt của các phần tử thân triều đình nhà Minh (hay Minh Hương) mà trong đó có một người nổi tiếng tên là Mạc Cửu.(Mac King Kiou)
Không khuất phục chính sách của Đại Thanh và rời bỏ Trung Hoa vào lúc 17 tuổi, ông sang định cư cùng gia quyến ở Nam Vang ( Cao Miên) năm 1671. Vài năm sau, ông được chức Ốc Nha phong bởi vua Chân Lạp ( Cao Miên), xem như là tri phủ hay là tỉnh trưởng thời đó của Mang Khảm. Nhờ có óc buôn bán và tính hào hiệp, ông đã thành công trong việc biến Mang Khảm một tỉnh lị nhỏ bé thành một thương cảng sầm uất , buôn bán phồn thịnh trong vùng. Để tránh tham vọng của người Xiêm La, ông cần sự bảo trợ của người dân việt nhất là của các chúa Nguyễn chớ vua Cao Miên không có đủ thế lực để bảo vệ ông. Vì lý đó, ông xin qui phục Nam Triều. Từ đó Mang Khảm thuộc về lãnh thổ Việt Nam và lấy tên Hà Tiên.
Theo truyền thuyết dân gian thì có thấy trên sông các vị tiên xuống trần tham dự cuộc du hồ (Hà có nghĩa là sông). Chính vì vậy mới gọi là Hà Tiên. Sau vài năm , Hà Tiên trở thành điểm xuát phát trong cuộc chinh phục các huyện của Chân Lạp: Long Xuyên (Cà Mau ngày nay), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Bạc Liêu) với con trai của Mạc Cửu: Mạc Thiên Tứ. Ông nầy là một nhân vật phi phạm. Định mệnh của ông rất liên hệ chặt chẽ với định mệnh của Nguyễn Ánh ( vua Gia Long ). Mạc Thiên Tứ trở thành công thần lừng danh của nhà Nguyễn trong việc chống chọi với nhà Tây Sơn. Với những năm lao đao của Nguyễn Ánh, Mạc Thiên Tứ buộc lòng sang Thái Lan nương thân cùng gia quyến với Tôn Thất Xuân , một người chú của Nguyễn Ánh. Để làm người Xiêm La nghi ngờ tuyệt giao, quân Tây Sơn không ngần ngại làm giả mạo mật thư nói rằng Mạc Thiên Tứ cùng bộ hạ sẻ làm nội ứng để lật đổ vua Xiêm La Trịnh Tân (Phraya Tak Sin). Tất cả gia đình của ông cùng Tôn Thất Xuân, tất cả 53 người bị Trịnh Tân giết cả. Để bảo toàn danh dự và lòng trung thành, ông tuẫn tiết bằng cách nuốt vàng lá vào miệng vào năm Canh Tý 1780, thọ hơn 70 tuổi. Mạc Thiên Tứ còn là một nhà thi sĩ nổi tiếng của thời đó. Chính ông là người làm ra tập Hà Tiên Thập vịnh để ca ngợi các thắng cảnh tuyệt vời và thiên nhiên của Hà Tiên. Tập nầy khi lúc đầu có được 10 bài sau đó được nhóm Chiêu Anh Các gồm có 31 thi sĩ, mỗi người 10 bài cho nên tổng cộng có đến 320 bài dưới sự khởi xướng của Mạc Thiên Tứ. Sau cùng Nguyễn Cư Trinh có họa thêm 10 bài khiến tập nầy có một giá trị vô giá để lưu truyền cho hậu thế.
Hình ảnh
Chúng ta cũng không thể quên bài thơ Lục Bát mà Mạc Thiên Tứ ứng khẩu để trêu nghẹo một cô gái Quảng Nam giả làm chàng thư sinh tham dự trong một buổi dạ hoa đăng:
Bên kia sen nở nhiều hoa
Người khen hoa đẹp nõn nà hơn em
Trên bờ em đứng em xem
Mọi người sao bỗng không thèm nhìn hoa
Không chút ngại ngùng, chàng thư sinh trả lời Mạc Thiên Tư như sau:
Mặt ao sen nở khắp
Trông hoa lẫn bóng người
Trên bờ ai đứng ngắm
Sao chẳng thấy hoa tươi?
Sau cuộc trao đổi thơ, Mạc Thiên Tứ mới khám phá được chàng thư sinh ấy là gái giả trai để tránh nạn cướp từ miền trung đến , theo cha vào Hà Tiên buôn bán và tên là Nguyễn Thị Xuân. Mạc Thiên Tứ lấy nàng làm vợ lẽ nhưng nàng suýt chết vì sự ghen tương của bà vợ chánh nên đành rút về tu ở một am tự để sống hết quãng đời còn lại. Trước khi mất, bà có để lại một bài thơ ví bà như một hoa sen , kể lại sự trong sạch và cao thượng của bà trong một thế giới ghê tởm và đầy ô nhục bẩn thỉu:
Vươn khỏi bùn nhơ thoát vươn lên
Phỉ lòng trong trắng giữa thiên nhiên
Xuân thu đậm nhạt bao hồng tía
Ðừng sánh thanh cao với đóa sen.
Nhắc đến Hà Tiên không thể nào không nghĩ đến Mạc Cửu và Mạc Thiên Tứ. Chính nhờ họ mà Việtnam đã thành công cuộc Nam Tiến. Cũng không có chi ngạc nhiên sự gắn bó sâu sắc và lòng kính nể mà người dân Việt dành cho Mạc Cửu và gia quyến nếu ai có lần đến thăm viếng đền của ông ở Hà Tiên.