Con kìm (Makara vietnamien)

 

Con kìm 

Version française

Bao năm nay khi viếng thăm các đình chùa, mình hay thường chụp con linh vật thường thấy trên nóc.  Cứ ngỡ là con rồng vì  đầu nó tựa như đầu rồng,  miệng nó rất to hay thường ngậm một cấu kiện của nóc nhưng khi nhìn kỹ lại thì nó có thân rất ngắn, đuôi nó lại là đuôi con cá.  Người Trung Hoa thường gọi nó là con Xi. Đây là cách gọi của người Hoa dành cho loại thú huyền thoại Makara trong văn hóa Ấn Độ chuyên sống dưới nưới và vật cưỡi của nữ thần Ganga của  sông Hằng. Như vậy  kìm là con linh vật ngoại nhập.  Nó có cái miệng  to nên dễ kìm kẹp chặt một cấu kiện kiến trúc như nóc nhà, đầu đao  nên người Việt gọi nó là kìm chăng? Tại sao thường thấy ở trên mái chùa hay mái đình?  Theo  sách Thái Bình ngự lãm (*)  thì tập tục nầy đã có từ nhà Hán dưới thời Hán Vũ Đế và cũng thời kỳ Phật giáo mới truyền nhập vào Trung Hoa. Sau khi điện Bách Lương bị hỏa hoạn có một quan thần dâng sớ rằng nếu muốn tránh hỏa họan cần nên tạc tượng con xi  và đặt nó trên mái điện. Nó là linh thần có thể yểm được hỏa hoạn vì mỗi lần nó xuất hiện, nó đạp sóng thì có mưa rơi. Từ đó nó biểu tượng  cho việc trừ hỏa hoạn.

Tập tục nầy được phổ biến không những trong văn hóa cung đình nhà Hán mà còn ở trong tín ngưỡng  dân gian.  Nước ta cũng bị thôn tính ở thời điểm đó bởi nhà Hán nên cũng không ngoại lệ trong việc thờ con kìm nóc. Kìm trở nên một linh vật được trang trí ở nóc hay đầu đao mà các nghệ nhân Việt đã làm cho nó có được ngày nay một đặc tính riêng biệt của văn hóa Việt từ bao nhiêu thế kỷ. Nó trở thành từ lâu  một linh vật thuần Việt. Ai cũng quên đi cái tên Ấn Độ của nó và gốc gác của nó từ Phật giáo.

Version française

Depuis  tant d’années, lorsque j’ai l’occasion de visiter les temples ou les pagodes, je suis habitué à prendre  les photos sur l’animal sacré figurant visiblement sur leur toiture.  Je pense toujours que j’ai affaire à un dragon  car sa tête ressemble à  celle d’un dragon, sa bouche  étant  béante  et avalant toujours  un élément du toit. Mais en l’examinant de près, on découvre  son corps très court et sa queue ressemblant à celle d’un poisson. Les Chinois ont l’habitude de le désigner sous le nom Xi. C’est leur façon d’appeler cette créature légendaire Makara. Celle-ci est habituée à  vivre sous  l’eau et le véhicule préféré  de la déesse du  fleuve Gange, Ganga. Il s’agit donc d’un être aquatique venant de l’étranger. Sa bouche est tellement grande qu’elle peut avaler un élément architectural de la toiture. Est-elle  pour cette raison que les Vietnamiens lui donnent le nom « Kìm ( ou pince en français) ? Pourquoi la trouve-t-on souvent sur les toits des temples ou des maisons communales ? Selon l’encyclopédie  Taiping leibian (*), c’est une tradition  datant de l’époque des Han sous le règne de l’empereur Han Wudi et à la période où le bouddhisme commença à s’implanter en Chine. Suite à  l’incendie du palais Bách Lương et à la suggestion d’un mandarin auprès de l’empereur, la Cour impériale  décida de sculpter la statue de cette créature aquatique et de l’installer  sur la toiture du palais car elle était capable d’éteindre le feu  en surfant sur les vagues, ce qui provoqua ainsi  la pluie  lors de son apparition. Cette créature devint désormais le symbole de l’extinction du feu.

Cette coutume  était répandue non seulement dans la cour impériale des Han mais aussi dans la croyance populaire. Notre pays annexé à cette période par les Han ne fit pas exception dans la pratique de ce culte. Kìm devint ainsi l’animal sacré de décoration sur la toiture des maisons communales et des pagodes car les artistes vietnamiens ont réussi à lui donner aujourd’hui un caractère spécifique dans la culture vietnamienne au fil des siècles. Il devient depuis longtemps un animal sacré purement vietnamien. Tout le monde oublie non seulement son nom hindou makara mais aussi son origine.
 

(*) Thái Bình ngự lãm (Taiping leibian) : một bách khoa toàn thư lớn với hơn 1000 tập được biên soạn trong triều đại nhà Tống (une volumineuse encyclopédie de plus de 1000 volumes compilés durant la dynastie des Song)