Les costumes traditionnels des minorités ethniques (Trang phục dân tộc thiểu số)

Trang phục dân tộc thiểu số

Version française

Nhuộm, dệt và thêu là những công việc chính mà được thấy ở người phụ nữ của các dân tộc thiểu số  trong việc may các  bộ trang phục truyền thống.  Các bộ nầy không chỉ có vô số phong cách khác nhau mà còn có thêm hàng loạt màu rực rỡ.

Để nhuộm vải lanh hoặc vải gai dầu, các dân tộc thiểu số như người Hmong và người  Dao Tien thường dùng đến batik. Đây là kỹ thuật « nhuộm bao vải » có nghĩa là một phần vải được bao che trước khi nhuộm để tạo hoa văn. Người Ai Cập đã sử dụng batik để quấn xác ướp của họ  có hơn 2.400 năm trước. Kỹ thuật thủ công này đang phổ biến khắp nơi ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Nam Dương. Chính ở quốc gia nầy kỹ thuật  rất được phát triển ở đảo Java  và do đó được biết đến với cái tên « batik » có nguồn gốc từ  đảo nầy. Kỹ thuật nầy dựa hoàn toàn trên việc áp dụng sáp trước trên nền.

Người ta vẽ lên vải các họa tiết bằng sáp ong đã được đun nóng  chảy. Dụng cụ vẽ nầy là một loại bút đặc biết có ngòi cong bằng đồng hoặc một số khung đập hình tam giác, những ống tre nhỏ.

Tùy thuộc vào độ phức tạp của hình họa, sáp ong có thể được áp dụng nhiều lần trên các màu sắc khác nhau trong các bể nhuộm màu. Sau đó, được nhúng vào nước sôi cho sáp được  tan hết. Các họa tiết sáng tạo màu được bao bằng sáp để bảo vệ trước khi nhuộm sẽ xuất hiện trên nền vải chàm sẫm.

Những bộ trang phục sặc sỡ và các trang điểm lộng lẫy của họ đã trở thành cùng theo ngày tháng một sức hút không thể chối từ được đối với các du khách nước ngoài khi có dịp họ đến tham quan Việt Nam và đến các vùng có các dân tộc thiểu số như Hà Giang, Cao bằng, Yên Bái, Điện Biên, Sapa vân vân…. Nó cũng là biểu tượng cho bản sắc của  các dân tộc thiểu số trên một đất nước có 54 dân tộc.

Teinture, tissage et broderie sont les tâches principales des femmes des minorités ethniques dans la confection de leurs costumes traditionnels. Ceux-ci déploient non seulement une multitude de styles différents mais aussi une gamme de couleurs chatoyantes.  Pour teindre les tissus en lin ou en chanvre, les minorités ethniques telles que les Hmong et les Yao Tien ont recours au batik. Celui-ci  est une technique de teinture à la cire,  employée pour qu’une partie du tissu soit protégée de la teinture durant l’exécution de motifs. Les Egyptiens se servaient du batik pour envelopper leurs momies il y a plus de 2400 ans. Cette technique artisanale  se répand partout  en Chine, en Inde, au Japon et en Indonésie. C’est dans ce dernier pays qu’elle est très développée à l’île de Java  et elle prend ainsi le nom « batik » d’origine javanaise. Elle est  basée sur l’application préalable de la cire  sur le support. 

On dessine d’abord  sur le tissu, des motifs à la cire fondue. Les outils utilisés sont des stylets à réservoir en cuivre courbé, des tampons triangulaires ou de petits tubes en bambou. En fonction de la complexité du dessin, la cire peut être appliquée plusieurs fois sur  des couleurs différentes dans des bains de teinture. Puis le dernier bain fixatif est nécessaire dans l’eau bouillante  pour faire fondre entièrement  la cire. Les motifs protégés de la teinture sont apparus en clair sur fond indigo. On obtient ainsi le tissu décoré.

Leurs costumes bigarrés et leurs parures magnifiques deviennent au fil des années la force d’attraction indéniable qu’ils exercent sur les touristes étrangers lorsqu’ils ont l’occasion de visiter les régions du Vietnam où il y a une forte concentration des minorités ethniques comme Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Điện Biên, Sapa  etc…. C’est aussi le symbole de leur identité dans un pays à 54 ethnies.

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.