Huế et ses mausolées (Lăng tẩm Huế)

 


mausolees_hue

 
Lăng tẩm Huế là một thành tựu rực rỡ nhất của nền kiến trúc cổ Việtnam. Đây cũng là một kiến trúc cảnh vật hóa. Nghệ thuật nầy đã đạt đến đỉnh cao ở các lăng tẩm Huế. « Mỗi lăng vua với đặc tính riêng của nó là một thành tựu tuyệt mỹ của nền kiến trúc cảnh vật mà nó còn khơi dậy ở trong cảm xúc của người khách tham quan một âm vang đặc biệt. Lăng Gia Long giữa một khu vườn thiên nhiên bao la, gợi lên một ấn tượng hùng trán và thanh thản. Còn lăng Minh Mạng thì đầy vẻ nghiêm trang và lăng Tự Đức đem đến du khách một hồn êm thơ mộng » đây là những sự nhận xét của tổng giám đốc UNESCO Amadou-Mahtar-M’Bow viết lại sau khi viếng thăm Huế vào năm 1981.
 
Theo quan niệm duy tâm của người dân Việt, chết chưa phải là hết. Vì thế ở các lăng tẩm Huế thường thấy có hai phần chính: một phần lăng và một phần tẩm. Phần lăng là khu vực chôn thi hài của vua. Còn phần tẩm là nơi thường có nhiều miếu, điện, đình, tạ vân vân …Đôi khi khu vực tẩm còn là nơi ở của vua ngự trị. Chẳng hạn như khu vực tẩm của vua Tự Đức. Nơi nầy có đến cả chục công trình kiến trúc lớn nhỏ để phục vụ sinh hoạt và giải trí của vua: điện Hoà Khiêm nơi vua làm việc, điện Lương Khiêm nơi vua ăn ngủ, tạ Xung Khiêm và tạ Dũ Khiêm nơi vua hóng mát, làm thơ, ngắm cảnh và câu cá. Ngoài ra còn có Minh Khiêm đường nhà hát, Y Khiêm viện hay Trì Khiêm viện là nơi tá túc của đám tỳ nữ đi theo chầu hầu vua.
 
Phong cách kiến trúc lăng tẩm giàu nghệ thuật nầy xuất phát từ quan niệm « sinh ký tử quy » (Sống gửi thác về) của con người thưở xưa. Đây là một quan niệm xuất phát từ đạo Phật nhắc nhở lại cuộc sống trên đời chỉ tạm bợ còn chết mới trở về với cõi vĩnh hằng nên chuyện chết là bình thường không có chi đáng sợ. Vua Tự Đức cũng có lần nói đến quan niệm nầy qua bài thơ của ông « Ngẫm sự đời »:
 
Sự đời ngẩm nghĩ nghĩ mà ghê
Sống gửi rồi ra lại thác về
Khôn dại chung chung ba thước đất
Giàu sang chưa chín một nói kê
Tranh dành trước mắt mây tan tác
Đày đọa sau than núi nặng nề
Muốn đến hỏi tiên, tiên chẳng bảo
Gượng làm chút nữa để mà nghe.
 
Vì vậy lúc còn sống vua nào cũng nghĩ đến viêc xây cất lăng, nơi mà vua trở về với cuộc sống muôn thưở. Lăng và tẩm không xa cách chi cho mấy, có nơi đôi khi chỉ gần như trong gang tấc. Sống ung dung vui chơi ở khu vực lăng mà khi chết chẳng băn khoăn lo sợ về với khu vực tẩm. Với quy luật tự nhiên của cuộc đời, lăng tẩm trở thành một cõi sống của người chết vì nó làm cho nổi tang tóc phải nhường chổ lại cho niềm vui. Nó làm con người quen dần với cõi chết và nhất là nó làm cho con người sẳn sàng đợi tử thần đưa họ về thế giới bên kia, nơi an giấc nghìn thu.
 
Một du khách Tây Phương Charles Patris đã từng nói lăng tẩm Huế như là một nơi tang tóc “mỉm cười” mà cũng là nơi tìm thấy được “niềm vui thổn thức” trong một bài thơ của ông. Mỗi lăng tẩm Huế chẳng những là một di tích lịch sử văn hoá mà còn là một thắng cảnh độc đáo với đặc tính riêng tư của nó.
 

Version française

Les mausolées de Huế sont une réalisation brillante de l’architecture ancienne du Vietnam. C’est aussi l’architecture paysagée. Celle-ci est au sommet de son art. « Chaque mausolée ayant chacun un caractère distinctif est une belle réalisation dans l’architecture paysagée mais elle suscite dans l’émotion du touriste une résonance particulière. Le mausolée de Gia Long situé au cœur d’un immense jardin naturel, laisse une impression à la fois magnifique et sereine. La solennité est visible dans le mausolée de Minh Mạng tandis que dans celui de Tự Đức il y a l’harmonie parfaite avec la nature. Ce sont les observations écrites par le directeur général de l’UNESCO, Amadou-Mahtar-M’Bow après avoir visité les mausolées de Huế en 1981.
 
Selon la conception spiritualiste des Vietnamiens, mourir ce n’est pas la fin de la vie. C’est pour cette raison que les mausolées de Huế sont divisés toujours en deux parties: l’une réservée au tombeau du roi et l’autre destinée à abriter les bâtiments. La première partie est le domaine où est enterré le corps du roi. Quant à la deuxième partie (tẩm), c’est le lieu où on trouve un grand nombre de temples, palais, pavillons etc…Parfois cette partie est encore le lieu d’habitation du roi durant son règne. C’est le cas du mausolée du roi Tự Đức par exemple. C’est ici qu’on trouve une dizaine de réalisations architecturales, de la plus grande à la plus petite, destinées à assumer toutes les activités et divertissements du roi: les palais Hoà Kiêm et Lương Khiêm réservés pour travailler et dormir, les pavillons Xung Khiêm et Dũ Khiêm destinés à la détente, la contemplation du paysage ou la pêche. De plus, il y a un petit opéra Minh Khiêm ou une résidence de nom Trì Khiêm destinée à abriter les eunuques et les dames de compagnie.
 
Le style d’architecture des mausolées riche dans l’art provient de la conception « sinh ký tử quy » des Vietnamiens d’autrefois. C’est une idée trouvée chez les bouddhistes dans le but de rappeler que la vie sur terre est temporaire et que la mort est le retour à l’éternité si bien qu’il est naturel de l’accepter sans souci. Le roi Tự Đức a eu l’occasion d’aborder cette idée dans son poème intitulé « Réflexions sur la vie ». C’est pour cette raison que le roi, de son vivant a déjà pensé à la construction de son mausolée. Les deux parties « lăng » et « tẩm » ne sont pas éloignées l’une de l’autre. Vivre avec aisance dans la partie « lăng » et mourir sans être apeuré dans l’autre partie « tẩm ». Avec la règle de vie naturelle, le mausolée devient le lieu de résurrection du décédé car il force le deuil à céder la place à la joie et au bonheur. Il habitue l’homme à affronter la mort d’une manière sereine pour passer dans l’autre monde où il trouvera un repos éternel.
 
Un touriste occidental de nom Charles Patris a eu l’occasion de considérer les mausolées de Huế comme des lieux où les rois sages d’Annam ont fait sourire la mort dans l’un de ses poèmes. Chacun des mausolées de Huế n’est pas non seulement un vestige historique culturel mais aussi un unique paysage avec ses caractéristiques propres.
 

Photos des mausolées 

Articles du site

Ouvrages recommandés

  • Patrimoine mondial au Vietnam. Edition Thế Giới.
  • Những di sản thế Giới ở Việtnam. Nhà Xuất Bản Đà Nẳng.
  • (Patrimoine Mondial du Vietnam. Editeur Đà Nẵng).
  • Kiến trúc cố đô Huế: Phan Thuận An. Nhà xuất bản Thuận Hóa 2001.

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.