Nỗi buồn chiến tranh (Chagrins de la guerre)

Tình gia thất nào ai chẳng co’
Kià lão thân khuê-phụ nhớ ‘thương
Mẹ già phơ phất mái sương
Con thơ  nhỏ  dại còn dương phù  trì

Chinh Phụ Ngâm

 chagrin_de_guerre

Version française

Nhắc đến Việt Nam, người ta không ngừng nghĩ về cuộc chiến, những vết thương lòng  và  các thuyền nhân. Không ai có thể thờ ơ  khi biết rằng có đến 13 triệu tấn bom (265 kg bình quân đầu người) và sáu mươi triệu lít chất tẩy  lá đã được thả xuống  suốt thời kỳ chiến tranh. Có khoảng 4 triệu thường dân Việt Nam thiệt mạng hoặc bị thương, 450000 chiến binh tử vong, 800.000 chiến binh bị thương  chưa kể đến 58.183 lính Mỹ tử vong hay mất tích và  313 613 người Mỹ bị thương. Cuộc chiến này đã chia rẽ vào thời điểm đó không những dư luận quốc tế mà luôn cả dư luận ở Việt Nam. Nó vẫn mãi còn in sâu trong tâm trí của người Mỹ cho đến ngày nay. Trái lại, người Việt Nam khó mà có thể biện minh cho cuộc chiến này khi yêu chuộng công lý, tự do và độc lập. Mỗi người trong chúng ta đều tràn  đầy  tiếc nuối, mâu thuẫn và bối rối vì chúng ta biết rõ nguyên nhân và hậu quả  của cuộc chiến này.


Độc lập và tự do không bao giờ đi cùng nhau trên con đường đi đến hòa bình. Chúng ta tiếp tục ước mơ có một ngày nào đó có đựợc cả hai trên mảnh đất gian khổ này mà chúng ta không ngừng uốn nắn và thấm đẫm nó với mồ hôi và nước mắt từ bao nhiêu thế hệ.


Chúng ta tiếp tục van xin Thượng Đế, đổ lỗi cho người ngoại quốc mà không muốn nhận ra lỗi lầm của mình, không dám soi gương và không muốn nuôi dưỡng niềm hy vọng của cả một dân tộc. Trong quá khứ, chúng ta đã đánh mất quá nhiều cơ hội hòa giải, đưa Việt Nam ra thoát khỏi sự nghèo đói và đưa nước ta trở lại trên con đường thịnh vượng vào buổi bình minh của thế kỷ 21. Đã đến lúc không nên lặp lại những sai lầm mà các bậc tiền bối của chúng ta đã mắc phải trong nhiều năm qua, nên chôn vùi mối hận thù cá nhân vì lợi ích quốc gia và đối xử một cách cao thượng với tất cả những người không có cùng quan điểm chính trị. Rõ ràng là chúng ta không làm điều đó một cách dễ dàng nhưng cũng đỡ đớn đau hơn những gì mà biết bao gia đình Việt Nam phải gánh chịu trong cuộc chiến này, điều mà chúng ta thường gọi là “nỗi buồn chiến tranh”.

Năm 1945, tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, một thiếu niên tên Hoàng, xuất thân từ một gia đình địa chủ, sống bí mật ở một vùng ngoại ô cách Cần Thơ không xa cùng với người tình trẻ tên Hương. Họ có được hai người con, một bé trai tên Thành 3 tuổi và một bé gái tên Mai một tuổi. Đáng tiếc, cuộc hôn nhân này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn vì bị người thân của họ phát hiện. Họ lên án mạnh mẽ cô vì thật xấu hổ cho gia đình khi biết cô gái trẻ này không ai khác chính là em họ xa của Hoàng. Quá xấu hổ và hối hận, Hoàng quyết định từ bỏ gia đình và nhập ngũ vào quân đội Việt Minh với hy vọng tìm được sự giải thoát trên chiến trường chống lại quân Pháp. Nhờ lòng dũng cảm và chiến công quân sự, vài năm sau Hoàng trở thành lãnh đạo quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở vùng Minh Hải (Cà Mau), miền Nam Việt Nam.

Năm 1954, sau Hiệp định Genève, Hoàng được tập kết  ra miền Bắc Việt Nam chờ cuộc bầu cử dân chủ mới ở miền Nam Việt Nam. Thật không may, vì chiến tranh lạnh và sự đối đầu Đông/  Tây khiến  các cuộc bầu cử đã không bao giờ diễn ra. Việt Nam sau đó trở thành nơi đối đầu và bị chia  thành hai nước cộng hòa, một nước thân cận với khối Xô Viết và nước kia là Việt Nam Cộng hòa. Sau vài năm du học ở Mạc Tư Khoa, Hoàng trở về Hà Nội, vài năm sau và  trở thành kỹ cao cấp  có trách nhiệm,chuyên trong lĩnh vực chế tạo pháo hạng nặng và bảo trì các khẩu đội phòng không DCA trong chiến tranh Mỹ-Việt. Trong thời gian đó, Hoàng tái hôn và bị tử vong  vào một buổi sáng đẹp trời trong hầm trú ẩn  lúc máy bay Mỹ-Miền Nam Việt Nam oanh tạc ở vùng Vinh năm 1964. Hoàng  được truy tặng danh hiệu và được  xem coi là anh hùng dân tộc (hay liệt sỹ).

Về phần Hương, nàng  tiếp tục nuôi hai con ở miền Nam trong khi chờ lúc chồng về. Khoảng hai mươi năm sau, cậu con trai Thành của Hương đã trở thành một trong những phi công trẻ xuất sắc của miền Nam Việt Nam sau ba năm học tập và huấn luyện tại một căn cứ quân sự ở Hoa Kỳ (Houston, Texas). Thành đã thực hiện một số phi vụ  ở miền Bắc Việt Nam và nhiều lần tham gia các cu ộc  ném bom ở vùng Thanh Hóa và Vinh. Liệu một trong những quả bom  vô tình đánh rơi có thể giết chết cha Thành, người mà Thành luôn luôn  muốn gặp lại một ngày khi hòa bình trở lại với  đất nước này? Hai tháng trước khi Sài Gòn thất thủ năm 1975, vào tháng 2, Thành nhận được lệnh bí mật cùng gia đình rời Việt Nam để di cư sang Hoa Kỳ. Cuối cùng,Thành thích ở lại Việt Nam hơn vì mẹ anh vẫn nuôi hy vọng tìm thấy cha mình đang sống ở miền Bắc Việt Nam và gặp lại gia đình đoàn tụ sau bao nhiêu năm đau khổ và chia ly. Thật không may, Hương không bao giờ tìm thấy được chồng mình còn sống. Nàng được biết chồng nàng  đã bị bom Mỹ giết chết và như một phần thưởng, nàng đã nhận được danh hiệu “vợ anh hùng” (hay vợ của liệt Sỹ).

Ngược lại, vì ba năm được huấn luyện ở Hoa Kỳ và hoạt động quân sự nên Thành, con trai Hoàng, bị đưa vào trại cải tạo ở Lạng Sơn, miền Bắc Việt Nam. Thành  phải mất 8 năm để  phục hổi  chức năng. Trong thời gian anh bị giam giữ, mẹ anh, Hương  cứ sáu tháng lại phải đi một chặng đường dài để gặp anh và không ngừng khóc trong những lần đoàn tụ này. Anh ta chỉ thấy mẹ bị mất thị lực và trông tình trạng đáng thương khi anh được thả về. Anh  chưa bao giờ có cơ hội phục vụ mẹ đựợc lâu vì anh  được phép rời Việt Nam định cư lâu dài tại Hoa Kỳ vào năm 1994. Có lẽ, anh sẽ không bao giờ gặp lại mẹ mình nữa năm nay đã 85 tuổi, bởi việc trở về Việt Nam lúc này sẽ là một điều không mơ tưởng.

Câu chuyện của  gia đình này bị hủy hoại  và  khổ đau  bởi cuộc chiến  không chỉ là câu chuyện của đại đa số người Việt Nam mà còn là câu chuyện của một dân tộc tiếp tục xoa dịu  vết thương sâu đậm qua ngày tháng cho cái giá độc lập và tự do.