Chùa Dâu, cái nôi của Phật giáo Vietnam
Chùa Dâu nhìn từ tam quan, tháp Hoà Phong ở chính giữa
Cách xa Hànội khoảng 30 cây số, chùa Dâu là chùa có lâu đời nhất ở Việt Nam vì được xây dựng từ buổi đầu Công Nguyên ở vùng Dâu mà thường được gọi là Luy Lâu . Lúc thởi Hán thuộc, Luy Lâu nầy được xem là thủ phủ của cả Giao Châu (Giao Chỉ) từ năm 111 TCN đến 106 TCN. Ở thời đó, Luy Lâu được tiếp thu sớm, theo nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn , ảnh hưởng Phật giáo từ Ấn Độ cho đến thế kỷ thứ năm. Thái thú Sĩ Nhiếp (177-266) thường được tháp tùng khi đi dạo trong thành phố với các tu sĩ đến từ Ấn Độ hay Trung Á. Cuối thế kỷ thứ hai, Luy Lâu trở thành trung tâm đầu tiên Phật giáo ở Việt Nam với năm ngôi chùa cổ: chùa Dâu thờ Pháp Vân (« thần mây »), chùa Đậu thờ Pháp Vũ ( « thần mưa »), chùa Tướng thờ Pháp Lôi (« thần sấm »), chùa Dàn thờ Pháp Điện ( « thần chớp ») và chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ của Tứ Pháp. Những cái tên Dâu, Đậu, Tướng, Dàn đó là những tên nôm dân dã cũa các nữ thần được thờ trong các chùa nầy mà người dân thích gọi thay vì Mây, Mưa, Sấm , Chớp, những cái tên làm ta nghĩ đến các sức mạnh thiên nhiên của cư dân sống về nông nghiệp. Hệ thống Tứ Pháp nói lên đây sự kết hợp tinh vi giữa Phât giáo với các tín ngưỡng dân gian có nguồn gốc nguyên thủy ở Việtnam.
Hình ảnh chùa Dâu
Kể từ đó, nhiểu tu sĩ Ấn và ngọai quốc nổi tiếng như Khâu Đà La (Ksudra), Ma Ha Kỳ Vực ( Mahajivaca) , Kang-Sen-Houci (Khương Tăng Hội), Dan Tian đều có đến tá túc nơi nầy để nghiên cứu, biên soạn, giảng kinh Phật và đào tạo tăng đồ. Số người tu sĩ càng ngày càng đông khiến Luy Lâu chỉ vài năm sau trở thành một trung tâm phiên dịch các kinh phật trong đó có Pháp Hoa Tam Muội (Saddharmasamadhi sutra ) của pháp sư Cương Lương Lâu Chi (Kalasivi) , người nước Đại Nhục Chi vào thế kỷ thứ ba. Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh, ai cũng tưởng lầm thiền sư nam thiên trúc Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinaturaci) là người sáng lập dòng thiền ở Việtnam vào cuối thế kỷ thứ sáu nhưng khi ông đến Lưu Lâu vào năm 580, ông ở chùa Dâu (hay Pháp Vân). Chính lúc đó nơi nầy đã có thiền sư Quán Duyên đang dạy thiền học và cũng có nhiều tu sĩ từ nơi nầy sang Trung Hoa để thuyết pháp trước khi tu sĩ Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) có mặt ở Trung Hoa và được công nhận là người sáng lập thiền học và võ thuật Trung Hoa.
Chính là thiền sư Khương Tăng Hội, người nước Khương Cư, có công là người sáng lập dòng thiền ở Việtnam. Chính ở Luy Lâu nầy Phật giáo gia nhập vào đất nước Việtnam qua chuyện nàng Man Nương mà không có găp sự khó khăn trở ngại nào cả vì Phật giáo rất khoan dung , hòa đồng và chấp nhận dễ dàng tín ngưỡng của dân bản xứ. Đây là cuộc hôn phối huyền diệu giữa đạo phật với tín ngưỡng bản địa, tiền thân của Tứ pháp (Mây, Mưa, Sấm, Chớp) thờ ở vùng Dâu. Ngày sinh của Đức Phật Thích Ca cũng là ngày sinh của Phật Tứ Pháp (Việt Nam). Bà Man Nương, mẹ của Tứ Pháp được tôn sùng làm Phật mẫu. Nơi nào có thờ Tứ Pháp , những nữ thần nông nghiệp thì có thêm bàn thờ Phật. Các nữ thần đuợc Phật hóa trở thành Phật mẫu. Từ đó Phật giáo mới lan tỏa ra các vùng khác Bắc Bộ. Phật giáo du nhập ở Việtnam là Phật giáo đại thừa (Mahayana) và theo hai ngã: đuờng biển, từ phiá nam Việt Nam (Phù Nam và Chămpa) và đường bộ, từ phía bắc Việt Nam (Vân Nam).