Lọng tán (Le parasol)

Lọng tán

Version française

Việc sử dụng lọng tán nó có từ lâu dưới chế độ quân chủ nhưng về sau nó bị giới hạn nên chỉ còn thấy ở những nơi thờ tự như đình, miếu, đền, nhà thờ hay là những  ngày lễ hội mà thôi. Lọng hay thường làm bằng vải gấm, có nhiều màu và kích  thước lớn nhỏ.  Người công giáo Việt  còn giử ngày nay  tục lệ  cổ xưa nên chỉ dùng lọng màu vàng để hầu Đức Chúa Trời. Mới đây, mình có dịp đi tham quan điện Kiến Trung ở Tử Cấm Thành (Huế), mình được thấy và ngẩn ngơ trước cái đẹp lộng lẫy của  cái lọng tán được phô bày trong một phòng của điện khiến làm mình nhớ lại hình ảnh ngày lễ đăng quan của vua Duy Tân lúc ngài được 7 tuổi với các cận vệ và các lọng tán. Như vậy dưới thời nhà Nguyễn, việc dùng đồ lỗ  bộ nó có qui định rất rỏ ràng  khi vua quan đi công cán: bao nhiêu lọng tán với các hình thù khác  nhau được thấy ở trên đỉnh lọng (rồng, phượng, hồ lô  vân vân…) và các màu sắc để  thể hiện được cấp bậc (vua, hoàng tử, hoàng hậu, quan lại vân vân ..). Ở trong dân gian thường ám chỉ lọng qua câu ca dao như sau:

Một cột mà chín, mười kèo,
Chỉ xanh, chỉ đỏ xỏ lèo bốn bên.

Nói đến lọng  thì không thể nào không nhắc đến giai thoại đối đáp của Trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh (1482-1552) lúc còn nhỏ với một vị quan. Có một hôm  ông này đi ngang qua làng của  cậu nhỏ  và khi nhìn thấy cậu này  đang mặc cái áo đỏ, trên tay lại có một cái tàu cau nên mới thốt ra vế  đối như sau: “Hoài áo đỏ quét phân trâu”. Cậu nhỏ nầy liền đối lại một cách nhanh lẹ: Thừa lọng xanh che dái ngựa”. Vị quan nầy đang lúc đó được che bằng hai lọng màu xanh.

Version française

L’utilisation des parasols a longtemps existé sous la monarchie. Mais on a commencé à y recourir de moins en moins souvent. Leur présence est visible désormais dans les lieux de culte tels que les maisons communales, les sanctuaires, les temples, les églises ou dans les fêtes importantes.
Les parasols sont souvent fabriqués en tissu de brocart avec de nombreuses couleurs et de tailles différentes. Les Catholiques vietnamiens sont habitués à garder jusqu’à aujourd’hui la tradition d’employer le parasol de couleur jaune destiné à servir le Christ. Récemment, j’ai eu l’occasion de visiter le palais Kiến Trung dans la Cité interdite de Huế. J’ai été frappé de stupeur par la beauté magnifique d’un parasol exposé dans l’une de ses pièces. Cela m’a rappelé immédiatement la cérémonie d’intronisation de l’empereur Duy Tân accompagné de ses fidèles serviteurs et de ses parasols quand il était âgé de 7 ans. Sous la dynastie des Nguyễn, l’utilisation des objets de culte devait être conforme ainsi aux règlements très stricts lors du déplacement du roi ou celui de ses mandarins: le nombre précis de parasols avec des représentations diverses trouvées à leur sommet (dragon, phénix, gourde etc.) et des couleurs spécifiques, ce qui reflète bien la fonction de la personne accompagnée (roi, prince héritier, reine, mandarin etc.). Pour faire allusion au parasol, on est habitué à évoquer la chanson populaire suivante:
 
Un mât est entouré de 9 ou 10 tiges,
Les fils verts et rouges sont enfilés des quatre côtés.
 
En parlant des parasols, il est impossible de ne pas évoquer l’anecdote amusante du premier lauréat au concours suprême de nom Nguyễn Giản Thanh (1482-1552) lorsqu’il était encore un jeune adolescent avec un mandarin. Un jour, lors du passage dans son village, ce dernier vit ce jeune homme porter une chemise rouge et maintenir dans sa main un balai rustique. Il ne tarda pas à dire: Étant toujours habillé en chemise rouge, tu balaies la bouse de buffle. Ce jeune homme répliqua avec une facilité effarante: Étant doté  de parasols verts en nombre, tu réussis à couvrir l’acajou. Ce mandarin était entrain d’être protégé par les deux parasols de couleur verte.