Temple Ngọc Sơn (Đền Ngọc Sơn)

Le temple Ngọc Sơn

au cœur du vieux quartier Hồ Hoàn kiếm

Đền Ngọc Sơn   

Version française

Ai đến thủ đô Hànội cũng có dịp đến tham quan đền Ngọc Sơn. Đền nầy nó nằm ở trên gò đất nổi của Đảo Ngọc  ở giữa Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm. Đền nầy đã có từ lúc Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long với cái tên là  Ngọc Tượng rồi sau đó đổi tên là Ngọc Sơn dưới đời nhà Trần nhầm để tôn vinh và tưởng niệm Đức Trần Hưng Đạo và  các anh hùng liệt sỹ đã bỏ mình trong cuộc chiến chống Nguyên Mông của Hốt Tất Liệt. Ở đây còn có thấy thờ về sau  Văn Xương đế quân,  Phật A-di-đà, Lã Động Tân, Quan Vân Trường khiến thể hiện được tinh thần đoàn kết, hòa hợp tam giáo (Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo)  của người dân Việt.

Chính ở nơi nầy ở hai bên cửa của cổng chính còn có hai chữ Hán « Phúc » và « Lộc » được dựng và tạc theo mô hình do danh sĩ của thế kỷ 19 Nguyễn Văn Siêu. Chính ông trùng tu lại đền Ngọc Sơn dưới thời vua Tự Đức 18 của nhà Nguyễn  (1865)  mà chúng ta  vẫn còn giữ được nguyên vẹn công trình kiến trúc  như ngày hôm nay.  Ông có công dựng thêm tháp bút, đài nghiên, đình Trấn Ba để ngăn chặn làn sóng văn hoá, cổng Đắc Nguyệt Lâu. Có bút thì phải có nghiên mà có luôn ở trên thân nghiên  bài thơ của  ông thể hiện được tư tưởng của con người ở thời phong kiến theo sự nhận xét của nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc nhưng dù sao đi nữa cũng mang đậm màu sắc của Đạo giáo qua hai câu đối: 

Đêm trăng, ngờ bay qua hạc ấy là tiên
Cầu hào, tin niềm vui người không phải cá.

cho thấy rõ tâm tư của ông  như nhà thơ Tô Đông Pha của  thời nhà Tống là không có cuộc sống nào như ý, chỉ có thể tự mình nhìn thấu cõi đời mà sống với một tâm hồn cao thượng của một người trí thức chân chính dùng văn hóa làm trụ cột cho tinh thần dân tộc. Ông có công khôi phục lại diên mạo của Hà Nôi, có công tạo nên sự hài hoà giữa môi trường thiên nhiên của Hồ Hoàn Kiếm  và một công trình kiến trúc độc đáo  khiến người Hà Thành  có  được một không gian tâm linh, văn hoá và lịch sử có một không hai làm họ muôn đời ghi nhớ. Tài năng của ông khiến vua Tự Đức phải thốt lên: « Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán »  có nghĩa là « Tài văn của Nguyễn văn Siêu  và Cao Bát Quát thì đời Tiền Hán phải chịu » vì thời Tiền Hán rất nổi tiếng về văn, nhất là lối văn chép sử như Tư Mã Thiên, Ban Cố (hay Mạnh Kiên).

Sau cổng chính lại có ngôi tháp bút gồm có ba chữ Hán « Tả Thanh Thiên » (viết lên trời xanh) được  thấy ở trên thân. Sau đó đến cổng có bảng Rồng và bảng Hổ ở hai bên tượng trưng cho hai bảng cao quý dùng  để  nêu tên những người thi  khoa đỗ rồi lại có cổng  thứ  ba thường được gọi là  cổng đài nghiên, nơi có tường cao, có  một cửa  cuốn, có một  mái  mà trên đó  có một nghiên đá xanh được ba con cóc đội trên lưng, hình nữa trái đào  nhầm tôn vinh nền văn hiến của dân tộc Việt và  sau cùng là đến cái cầu sơn màu đỏ sẫm, được biết đến với cái tên thơ mộng « Thê Húc (cầu đón nắng ban mai) » để đi đến cổng đền Ngọc Sơn. Theo nhà văn Hoàng Đạo Thúy trong quyển sách tựa đề là: « Người và cảnh Hà Nội » thì khi mặt trời  mọc lên thì bóng ngọn bút tháp sẽ chấm vào nghiên mực. Cầu Thê Húc có hình dáng cong cong như cầu vồng xưa với màu sơn đỏ sẫm khiến làm cầu nổi bật hơn. Có người cho rằng tựa như tấm dải lụa đào vắt qua làn nước xanh thổ của Hồ Gươm. Qua cầu thì đến cổng đền Ngọc Sơn. Cổng nầy được gọi là Đắc Nguyệt Lâu gồm có hai tầng, có hai cửa sổ  tròn và có hai mái ở tầng hai.  Đấy là  tên được lấy từ câu thơ cổ: Cận thuỷ lâu đài tiên đắc nguyệt, (Ở cận bên nước nên  toà lầu đài đón được trăng trước cả). Còn có  hai bức tranh được gắn bằng mảnh sứ vỡ, bên trái là Thần Quy Lạc Thư và bên phải là Long Mã Hà Đồ ám chỉ  đến nguồn gốc văn hoá  của dân tộc Bách Việt hay người Việt cổ.

Đền Ngọc Sơn nầy được xây dựng theo mô hình chữ Tam .  Trước đền thì  có một kiến trúc có kích thước và quy mô nhỏ so với các đại đình  ở  các làng và được gọi là phương đình. Đây là đình Trấn Ba được Nguyễn Văn Siêu xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1865 đến 1866  trước kề bề nước nhầm ngụ ý là phương đình nầy như cột trụ đứng vững giữa các làn sóng văn hóa.  Có  người cho rằng nhầm chặn đứng các làn sóng du nhâp của thời đó .Trong đền Ngọc Sơn thì có hai khu thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và  Văn Xương đế quân (chủ quản văn chương, khoa cử). Ngoài ra còn thấy thờ cả Phật A-di-đà, Lã Động Tân, Quan Vân Trường vân vân… Còn có luôn con ngựa xích thố của Quang Vân Trường  và con rùa của Hồ Gươm. Đền Ngọc Sơn không những là một quần thể kiến trúc cổ kính có lâu đời  và mơ mộng ở phố cổ được du khách ngoại quốc  đến tham quan nhiều nhất mà cũng là nơi sĩ tử thường xuyên lui tới mỗi khi có mùa thi cử. Không nên bỏ qua nơi nầy khi có dịp đến Hà Nôi.

Le temple Ngọc Sơn au fil de la nuit

 

 

Version française

 

 

Le temple du mont de jade

Quiconque débarque à la capitale Hanoï a l’occasion de  visiter le temple Ngọc Sơn (ou le temple du mont de jade). Situé sur l’ilôt de Jade (Đảo Ngọc) au milieu du lac de l’épée restituée (ou Hồ Hoàn Kiếm), ce temple exista de l’époque du transfert de la capitale à Thăng Long par le roi Lý Thái Tổ (le fondateur de la dynastie des Lý) avec le nom qu’il porta, Ngọc Tượng. Celui-ci fut remplacé plus tard par le nom Ngọc Sơn sous la dynastie des Trần dans le but d’honorer la gloire du généralissime Trần Hưng Đạo et ses héros martyrs ayant laissé leur vie sur le champ de bataille dans la guerre contre les Mongols Kubilai Khan. C’est ici qu’on trouve plus tard  non seulement la vénération d’un personnage mythique et gardien de la littérature de nom Văn Xương  mais aussi Bouddha Amitâbha, l’alchimiste taoïste Lü Dongbin (Lã  Động Tân), ou le héros  Gwanu Unjang (Quan Vũ Vân Trường) des Trois Royaumes (Tam Quốc), ce qui montre l’esprit de solidarité et l’entente harmonieuse entre les trois religions (bouddhisme, taoïsme et confucianisme) trouvés chez le peuple vietnamien.

C’est ici qu’on trouve sur les deux côtés de l’entrée principale du temple les deux idéogrammes chinois « Phúc (Bonheur)» và « Lộc (Prospérité) » gravés selon le modèle établi par l’illustre lettré Nguyễn Văn Siêu d’époque 19ème siècle. C’est lui qui  fut chargé par l’empereur Tự Đức de superviser la restauration de ce temple en  1865, ce qui nous permet de garder encore intact aujourd’hui son état architectural.  Il eut le mérite d’y ajouter aussi  la tour de pinceau, le socle de l’encrier, le pont  de couleur pourpre Thê Húc,  le belvédère Trấn Ba  destiné à  empêcher les  flots de la culture, la porche Đắc Nguyệt Lâu. Quand on a le pinceau on doit posséder également l’encrier. De plus on trouve sur le corps de l’encrier son poème évoquant la pensée de l’homme à l’époque féodale selon l’observation du chercheur vietnamien Nguyễn Vinh Phúc mais l’empreinte de religion taoïste y est présente à travers les deux sentences suivantes:

Đêm trăng, ngờ bay qua hạc ấy là tiên
Cầu hào, tin niềm vui người không phải cá.

La nuit au clair de lune, on croit aux fées en voyant les grues s’envoler.
Sur le pont du fleuve Hào, c’est une bonne nouvelle que les hommes ne soient pas des poissons.

Cela permet d’élucider sa pensée  analogue à celle du poète chinois Su Dongpo (Tô Đông Pha) de l’époque de la dynastie des Song: Il n’y a aucune vie qui donne  satisfaction à notre souhait. C’est à nous de transpercer le monde par nous-mêmes et vivre avec l’âme noble d’un vrai intellectuel employant la culture comme le pilier de l’esprit national.

Il a le mérite d’avoir restauré le visage de la capitale Hanoï et de créer une harmonie entre l’environnement naturel du lac de l’épée restituée (Hồ Hoàn Kiếm)  et son œuvre architecturale inégalée, ce qui permet aux Hanoïens d’avoir un espace spirituel, culturel et historique unique et de garder pour toujours une profonde reconnaissance envers lui.

Son talent a fait s’exclamer l’empereur Tự Đức: « Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán ». Cela  signifie que les styles littéraires de Nguyễn Văn Siêu et Cao Bát Quát sont reconnus volontiers par la dynastie des Han car celle-ci s’est distinguée par son art littéraire, en particulier celui d’écrire l’histoire comme Sima Qian (Tư Mã Thiên), Pan Gu (Ban Cố hay M ạnh Kiên).

Derrière le portail principal se trouve la tour du pinceau ayant sur son corps  les trois idéogrammes chinois  « Tả Thanh Thiên (Ecrire sur l’azur du ciel). Puis le portail suivant  est flanqué de chaque côté un bas-relief, l’un portant l’image du tigre et l’autre celle du dragon pour faire allusion aux deux  tableaux destinés à relever  les noms des candidats ayant réussit aux concours mandarinaux. On se retrouve ensuite avec le troisième portail. C’est ici qu’on trouve le socle vert de l’encrier porté par les trois crapauds sur leur dos au sommet de ce  portail et en forme d’une demi-poire, une porte roulante, un mur assez haut, le tout étant destiné à  honorer les belles traditions de la culture vietnamienne. Enfin on arrive au pont célèbre de couleur pourpre connu sous le nom romantique « Thê Húc (cầu đón nắng ban mai ou pont recevant des lueurs matinales) » pour  donner accès au porche du temple Ngọc Sơn. D’après le livre intitulé « Người và cảnh Hà Nội (L’homme et les paysages de Hanoï)  de l’écrivain Hoàng Đạo Thúy, quand le soleil se lève, l’ombre de la tour de pinceau va pointer sur le creux de l’encrier. Le pont Thê Húc  a la forme incurvée  comparable à un vieil  arc-en-ciel  avec une peinture rouge foncé  le rendant plus embellissant.

Certains prétendent que ce pont ressemble à une bande de tissu en soie traversant par-dessus les flots d’un bleu turquoise du lac de l’épée restituée. En prenant ce pont, on arrive devant le porche du temple. Connu sous le nom Đắc Nguyệt Lâu, celui-ci  a deux fenêtres rondes, l’une se trouvant sur la face devant et l’autre sur la face derrière et deux étages dont le deuxième  comporte deux toits. Son nom est emprunté  dans le vers d’un ancien poème : Cận thuỷ lâu đài tiên đắc nguyệt, (Ở cận bên nước nên  toà lầu đài đón được trăng trước cả). Étant situé à proximité de l’eau, le bâtiment reçoit en premier la lumière du clair de lune. De plus il y a deux bas-reliefs en céramique relatant la culture de Bai Yue dont font partie des Proto-Vietnamiens. 

Le temple Ngọc Sơn a été construit selon l’idéogramme chinois  Tam (Trois). C’est pourquoi on le voit réparti en trois parties. La première partie est occupée par un édifice  architectural de petite taille connu sous le nom «phương đình ou belvédère » si l’on compare avec la maison communale des villages.  C’est le pavillon Trấn Ba que le lettré  Nguyễn Văn Siêu a construit  à proximité de l’eau du lac durant la période  1865-1866  et a considéré comme le pilier solide au milieu des flots de culture. Quant aux deux parties restantes, on les retrouve dans le temple lui-même.  Elles sont destinées à vénérer  le généralissime Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn et l’empereur Văn Xương. Celui-ci est le patron de la littérature  et des concours.  En outre, on voit aussi les autels dédiés au bouddha Amitâbha,  à l’illustre alchimiste taoïste Lã Động Tân (ou Lü Dongbin),  au général de l’époque des Trois Royaumes, Gwanu Unjang (Quan Vũ Vân Trường) etc… Même son cheval de bataille légendaire (Xích Thố)  y figure  aussi ainsi que la tortue géante du lac de l’épée restituée. 

Le temple du mont de jade  (Ngọc Sơn) n’est pas non seulement un complexe architectural très ancien et très pittoresque du vieux quartier de Hanoï que la plupart des touristes étrangers  fréquentent  le plus mais aussi le lieu où les candidats vont venir souvent lors de la saison des examens.  Ce temple fait partie de la liste des sites à visiter et à ne pas manquer si on a l’occasion de venir à la capitale Hanoï.

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.