La plage Perissa de l’île Santorin (Grèce)

Làng biển Perissa (Santorin, Grèce)

Đây là môt trong nhiều bãi  biển ở đảo Santorin  có rất nhiều sỏi đá và cát đen vì nơi nầy là một thời có núi lửa hoạt động. Đến đây, nhìn quang cảnh làm nhớ đến Nha Trang của Việt Nam.  Làng biển rất đông đúc người lúc mùa hè, cũng tiện bề duy chuyển với xe bus.

C’est l’une des nombreuses plages de l’île de Santorin contenant un mélange de gravier et de sable noir car cet endroit avait  autrefois un  passé volcanique. En venant ici, cela nous rappelle le paysage de la plage  Nha Trang au Vietnam. Ce village côtier est très fréquenté en été et il est facilement accessible en bus.

Musée national archéologique d’Athènes (Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia Athens)

 

Version vietnamienne

Fondé à la fin du 19ème siècle, le musée archéologique national d’Athènes est l’un des plus grands musées du monde sur la Grèce antique. On y trouve des objets archéologiques datant de la préhistoire mais aussi ceux de l’antiquité. Ceux-ci  sont exposés sur deux étages. À l’entrée de ce musée, on voit apparaître l’exposition des trouvailles  archéologiques de la civilisation mycénienne ou du monde mycénien. Étant  une cité antique préhellénique de l’âge de bronze,  située dans l’est du Péloponnèse et dominant la fertile plaine d’Argos, Mycènes  joue un rôle majeur dans l’échange  commercial  non seulement  avec le reste de la Grèce antique mais aussi avec l’Egypte, les ports phéniciens, Syrie et Chypre. Les Égyptiens se sont intéressés aux Mycéniens et à leur montée en puissance à partir du XIVème  siècle av. J.-C. Le début de l’ère mycénienne est marqué par la découverte  des tombes funéraires des cercles funéraires A et B (1650-1500 av. J.-C.) contenant de luxueuses reliques de nobles mycéniens, découvertes par le découvreur allemand de la ville de Troie (Turquie)  Heinrich Schliemann en 1876. Mais l’art mycénien  reçoit une influence notable de l’art ancien  des Minoens de l’île méditerranéenne de la Crète au cours de la  période approximative de 1700-1500 avant notre ère. On va découvrir des masques funéraires réalisés avec de l’or, des objets en bronze, des bijoux, des momies, des statuettes en marbre, des sculptures et même une belle collection d’art égyptien. À part l’Acropole et le Parthénon, le touriste n’a aucun intérêt de ne pas visiter ce musée car il est témoin de la civilisation de la Grèce antique.

Version vietnamienne

Được thành lập vào cuối thế kỷ 19, Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia Athens là một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới về Hy Lạp cổ đại. Có những đồ vật khảo cổ có niên đại từ thời tiền sử nhưng cũng có những đồ vật từ thời cổ đại. Các hiện vật  được trưng bày ở hai tầng. Ngay lối vào của bảo tàng này, chúng ta được thấy ngay sự trưng bày các hiện vật  khảo cổ từ nền văn minh Mycenaea hoặc thuộc về  thế giới Mycenaea. Là một thành phố cổ đại thời kỳ đồ đồng tiền Hy Lạp, được tọa lạc ở phía đông Peloponnese trên vùng đồng bằng màu mỡ Argos, Mycenae giữ  một vai trò cực kỳ quan trọng  trong việc  trao đổi thương mại không chỉ với phần còn lại của nước Hy Lạp cổ đại mà còn với Ai Cập, các hải cảng của người Phê-ni-xi, Syria và đảo Síp. Người Ai Cập bắt đầu quan tâm đến người Mycenae và sự trỗi dậy quyền lực của họ từ thế kỷ 14 trước Công nguyên. Sự khởi đầu của kỷ nguyên Mycenaea được đánh dấu bằng việc phát hiện ra những ngôi mộ chôn cất từ ​​các vòng chôn cất A và B (1650-1500 trước Công nguyên) chứa các di vật sang trọng của các quý tộc Mycenae, được phát hiện bởi người  Đức  phát hiện ra thành Troie,  Heinrich Schliemann vào năm 1876.Nhưng nghệ thuật Mycenaea chịu ảnh hưởng đáng kể từ nghệ thuật cổ đại của người Minoa trên đảo Crète ở Địa Trung Hải trong khoảng thời gian ước chừng 1700-1500 TCN. Chúng ta sẽ khám phá những mặt nạ tang lễ được làm bằng vàng, các đồ vật bằng đồng, các đồ trang sức, các xác ướp, các tượng nhỏ bằng đá cẩm thạch, các tác phẩm điêu khắc và thậm chí còn có  một bộ sưu tập nghệ thuật Ai Cập tuyệt vời. Ngoài quần thể Acropolis và Parthenon, du khách không có hứng thú nào mà không ghé tham quan bảo tàng này bởi vì nó là nhân chứng ​​ của nền văn minh Hy Lạp cổ đại.

 

Jardin des plantes ( Vườn bách thảo Paris)

Jardin des plantes (Vườn bách thảo Paris)

Créé au 17ème  siècle par le roi  Louis XIII à la sollicitation de Jean Herouard, son premier médecin et de Guy de La Brosse, son médecin ordinaire, le Jardin des Plantes,  est d’abord le jardin du roi. Il devient aujourd’hui un endroit magnifique au cœur de Paris.  Il se  démarque des autres jardins de la capitale par la grande  variété de plantes et d’arbres du monde entier proposés gratuitement aux visiteurs. On y trouve   différents musées à thèmes ayant pour but de diffuser la culture scientifique naturaliste comme la Grande Galerie de l’Évolution, le musée de la Paléontologie, la Galerie de minéralogie etc. De plus il y a la roseraie et le jardin zoologique réservé aux enfants.

Được thành lập vào thế kỷ 17 bởi vua Louis XIII theo sự yêu cầu của Jean Herouard, bác sĩ đầu tiên của ngài và Guy de La Brosse, bác sĩ  thường xuyên, vườn bách thảo trước hết là vườn của nhà vua. Giờ đây nó trở thành một địa điểm tráng lệ ở giữa lòng thủ đô Paris. Nó được nổi bật so với các khu vườn khác ở thủ đô nhờ  có nhiều loại thực vật và cây cối  đến từ khắp nơi trên thế giới và được cung cấp miễn phí cho du khách. Có nhiều bảo tàng theo chủ đề khác nhau nhằm phổ biến văn hóa khoa học tự nhiên như phòng trưng bày về sự tiến hóa, bảo tàng cổ sinh vật học, phòng trưng bày Khoáng vật học vân vân… Còn có luôn  vườn hồng và sở thú  dành cho trẻ em.

Galerie des photos

JARDIN DES PLANTES

Paris au crépuscule (Paris lúc chiều tàn)

Các tia nắng ở cuối ngày cùng dòng nước óng ánh lên sắc cam rực rỡ của sông Seine  tạo ra một quan cảnh tuyệt vời khi thành phố bắt đầu lên đèn. Bạn sẽ ngẩn ngơ và cảm nhận thích thú rạo rực trong lòng ít nhiều  khi có được những khoảnh khắc kỳ diệu nầy. Đây cũng là những kỷ niệm khó quên khi bạn có dịp đến với kinh đô ánh sáng Ba Lê. 

Les derniers rayons du soleil couchant et les eaux  irisées de la Seine vous offrent un spectacle merveilleux lorsque la ville commence à s’illuminer. Vous serez abasourdi et vous sentirez une légère excitation dans votre cœur lorsque vous aurez des moments magiques. Ce sont des souvenirs inoubliables lors que vous avez l’opportunité de visiter la ville lumière qu’est Paris.

The last rays of the setting sun and the iridescent waters of the Seine offer you a marvelous spectacle when the city starts to light up. You will be stunned and feel a slight excitement in your heart when you have these magical moments. These are unforgettable memories when you have the opportunity to visit the city of light that is Paris.

Le lagon Ô Loan (Phú Yên)

 

Đầm Ô Loan (Phú Yên)

Version française

Đầm Ô Loan được biết đến nhờ phim « Hoa vàng trên cỏ xanh ». Đầm nầy  tọa lạc tại quốc lộ 1A ở thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Túy Hòa khoảng 22 cây số về hướng Bắc, sát chân đèo Quán Cau. Tụi nầy có đến đây dùng cơm trưa. Đầm Ô Loan thường đẹp nhất khi bình minh hay hoàng hôn phủ xuống. Tuy nhiên trong ngày với nét đẹp hoang sơ và yên tĩnh cũng làm tụi nầy thích thú nhất là có thể ăn những món đặc sản vô cùng tươi ngon như sò huyết, tôm cua, mực hào vân vân …trước khi tiếp tục hành trình đến bãi Xép, một tuyệt tác  thơ mộng của thiên nhiên.

Galerie des photos

No Images found.

Le lagon Ô Loan (Phú Yên)

Étant connu pour le film « Les fleurs jaunes sur l’herbe verte », ce lagon est situé sur la route nationale 1A à environ 22 kilomètres de la ville de Tuy Hoa au nord, près du pied du col de Quán Cau, dans la  ville de Chi Thanh, du district Tuy An de la  province de Phú Yên.  Nous étions venus ici pour prendre le déjeuner. Le lagon d’Ô Loan  devient généralement beau et attrayant  à l’aube ou au crépuscule. Cependant, durant la journée,  avec sa beauté sauvage et tranquille, nous avons également apprécié le fait de  pouvoir manger des spécialités fraîches telles que les huîtres, les homards et  crabes, les calmars  etc….. avant de continuer l’excursion vers notre destination préférée « la plage Xép »,  un chef d’œuvre poétique de la nature.

 

Gành Đèn (La falaise du phare)

Gành Đèn (Tuy Hoà) 

Version française

Gành Đèn nầy  không xa Gành  Đá Đĩa nhưng phải đi dọc ven biển nên đường đi nó còn cồng kềnh, đi cần phải cẩn thận và vất vả hơn. Nơi nầy được gọi là Gành Đèn vì nó có ngọn hải đăng,  một loại đèn biển  nhầm để hướng dẫn các tàu bè hoạt động về đêm tại vùng biển Phú Yên. Quang cảnh ở nơi nầy cũng khá đặc biệt nhất là các tảng đá có màu sắc đen pha lẫn lộn với màu hồng sẫm khiến làm cho ai đến đây cũng nhìn thấy lạ mắt và  thích thú nhất là về đêm khi hải đăng đã lên đèn. Tụi nầy không có ở lại đây vì phải đi đến đầm Ô Loan để dùng cơm trưa.

La falaise du phare (Tuy Hoà)

Étant nommée  « Gành Đèn », cette falaise  n’est pas loin de celle des roches prismatiques Đá Đĩa  mais  pour l’atteindre, il faut longer la côte.  Le chemin pris est encore encombrant et pénible. Ce lieu  s’appelle Gành Đèn car on y trouve une tour de phare destinée à  guider les navires s’opérant la nuit dans la zone côtière  de Phú Yên. Son paysage est assez spécial, en particulier ses roches noires volcaniques  mélangées à la couleur rose foncé provoquant l’attention de tous ceux qui y ont été venus et leur joie surtout la nuit lors de l’allumage de la phare. Nous ne sommes pas restés ici longtemps car nous 

Mù Cang Chải (Yên Bái) Phần 2

 

Version française

Rất mất nhiều thì giờ sáng hôm 11/9 để đi Nghĩa Lộ trước khi đến Tú Lệ qua đèo Khâu Phạ. Mưa rơi không ngừng khiến xe không chạy mau và mình cũng không săn ảnh được ở đèo Khâu Phạ. Đến Tú Lệ thì thấy ở ven đường bà con làm cốm đem bán rất nhiều. Vì thế mình mới ghé hỏi mua cốm ăn thử để xem mùi vị nhất là cốm ở đấy nổi tiếng lắm. Bà vợ người Thái đề nghị bán cho mình một kí với giá tiền phải chẳng. Mình cười chỉ mua ăn một tí để xem coi có ngon không mà thôi. Vì thế hai vợ chồng đồng ý bán cho mình một tí với giá 20.000 đồng. Mình nhờ ông chồng tái diễn lại cái màn giã cốm để mình chụp hình. Tiện đó mình mới biết họ là người Thái trắng nên mình mới hỏi ông chồng rằng: Anh, vậy Thái trắng và Thái đen khác nhau chổ nào vậy ? Mình biết họ khác nhau qua cách trang phục. Anh chàng Thái nầy tiếu lâm lắm vừa trả lời vừa cười khác nhau ở cái mông. Mình cười xoè nhìn thấy bà vợ cũng cười. Mình cũng sợ nên không dám hỏi tiếp nửa đấy. Người Thái họ thường ở nhà sàn. Còn người Hmong nhà cửa của họ thường ở cheo leo giữa rừng hoang vắng. Cho đến trưa trời mới tạnh mưa thì cũng là lúc mình chọn một quán cùng cháu tài xế Huân ăn cơm. Ở núi rừng phong cảnh rất hữu tình nhưng về thức ăn khó mà tìm được món ăn vừa khẩu vị lắm. Nguời ở miền núi họ ít có ăn rao cải lắm. Họ ăn có vẽ khô khan lắm khiến thời gian ở miền núi là một vấn đề cho ai thích ăn ngon. Chạy xe ở miền núi phải cẩn thận vì trâu bò gà vịt qua đường rất thường phải biết né và kiên nhẫn. Cán các con vật nầy thì có lắm chuyện phiền phức vì phải bù đền cho chủ nhân số tiền họ muốn. Đó là điều cần phải biết khi lái xe ở miền núi. Tuy nhiên ở miền núi không bao giờ có chuyện ăn trộm gà vịt như ở thành phố vì người miền núi họ không có gian dối ăn cắp như ở các thành phố. Trời lại chuyển mưa tiếp và sầm uất tối khiến tụi nầy phải tìm kiếm khách sạn mô hình sinh thái mà mình được biết trước địa chỉ khi còn ở Paris tìm qua internet. Trên đường đất mòn cong quẹo không ngừng đến nhà trọ sinh thái nầy, trời nó tối om, đèn không có, một bên là vực thẩm, còn bên còn lại là vách đá còn đằng xa thì có vài cái nhà có đèn leo lét. Mình hơi lo nên cứ hỏi Huân tới chưa hoài. 20 cây số từ ở ngoài thảnh phố đến đây. Khi đến thấy xung quanh nhà trọ sinh thái toàn là các ruộng bậc thang. Xe phải bỏ ở trước cỗng cùng Huân đi bộ vào trong cũng có mấy trăm thuớc mới đến nhà trọ. Tên của nó là: Mù Căng Chải Ecolodge. Đến đây mới biết hết các phòng ngủ riêng chỉ còn phòng ngủ tập thể mà thôi nên mình cũng ok vì quá mệt. (400.000 đồng một giường). Ở nhà trọ nầy, thức ăn cũng giới hạn. Chỉ có hai món: gà xào xã và bò xào ăn vơi khoai. Khách sạn nầy khá sạch sẽ và lúc nào cũng đầy du khách ngọai quốc. Suốt đêm mình cũng hơi lo vì ngày đầu mà mưa như thế nầy tuy rằng đôi khi trời lại nắng có thể săn hình mà chả được là bao nhất là ngày mai theo thời tiết dự đoán 15 ngày trước sẻ mưa nữa vì độ ẩm nó rất cao 80% thôi thì cũng đành chịu .

Sáng lại thấy nắng soi qua hiên cửa mới biết là ngày hôm nay trời rất đẹp, mới biết mình có duyên với mãnh đất nầy. Sau đó còn biết được ở Lã Pán Tấn còn các mâm xôi, lúa chưa chín nên chưa có gặt qua lời kể của cháu hướng dẩn viên của một đoàn người Ý. Chú chỉ đi bộ vài cây số khi đến Lã Pán Tấn thì rồi sẽ gặp các mâm xôi. Vì vậy mình và Huân tìm đường đến Lã Pán Tấn. Đến đây, đậu xe giữa đường vì trên đó không có chổ đậu xe, tìm đường lên đến đồi mâm xôi. Đi hoài chả thấy đồi nào cả mà mình thì mệt vì trên vai lúc nào cũng mang túi xách khá nặng (hơn 5 kilô) nào thuốc nào ống kín và máy chụp ảnh. Thấy hai vợ chồng người Hmong ngồi trước tiệm sửa xe mới hỏi họ nơi nào có mâm xôi. Họ bảo còn xa lắm chú ơi phải đi 8 cây số nữa mới đến mà đường dóc quá cheo leo nhất là trời lại nắng. Mình mới bảo với cháu bé trai người Hmong : chú trả tiền cho tụi con, chở chú lên đó có được không ?. Hai vợ chồng trẻ người Hmong vui vẽ bằng lòng chở tụi nầy đi bằng xe gắng máy hai bận đi và về, mỗi người 100.000 đồng. Mình ngồi xe ôm với người chồng còn cháu tài xế ngồi với cô vợ vì cô nầy theo lời kể của người chồng khi trò chuyện mới biết cô bé nầy yếu tay lái. Mẹ cha ơi lên ngồi mới biết nó chạy xe rất giỏi rất mau với tốc độ mình đoán không lầm chừng cở 50 cây số một giờ mà đường thì quanh co lên dóc xuống dóc không ngừng. Nó chạy xe như cá lội trong nước như rồng trên mây mình thì chưa bao giờ nghỉ ra cảnh nầy quá nguy hiểm. Mình mới nhận ra là nếu có tai nạn thì sẽ chết ngay vì bên cạnh là vực sâu thăm thẵm, đường đất thì còn ướt vì cơn mưa đêm. Mình mới thỏ thẻ với nó con bớt ga lại chú đau tim nhé. Nó rất dễ thương bảo chú đừng sợ con quen chạy đường cả rồi từ thưở bé. Nghĩ lại thấy đúng vì người Hmong thường ở nhưng nơi cheo leo giữa rừng nên họ quen chạy xe rồi. Cũng là cái duyên của mình vì khi lên trên cao mới thấy mênh mông các ruộng lúa bậc thang, mới thấy được cái hùng vĩ của đất nước. Nhờ cháu bé trai Hmong nầy mình mới vào những nơi mà xe không thể tới được. Không có Huân không có cặp vợ chồng người Hmong nầy và nhất là còn tùy thời tiết nửa thì dù có muốn chụp hình cũng không được mà còn tuỳ duyên của mình nữa đấy. Sau đó tụi nầy đi ăn cơm rồi khới hành đi Sapa dọc theo quốc lộ dẫn đến Lai Châu và dãy núi Hoàng Liên Sơn.

Một kỷ niêm khó quên nhất là giữa đường mình xuống xe chạy ngang đường để chụp dãy núi Hoàng Liên Sơn. Lúc đó mình đang mê mẫn chụp hình thì có con rắn dài hơn một thước chạy ngang đường. Huân chạy theo và nắm được đuôi nó. Mình sợ quá mà bảo cháu nên thả nó, nếu không nó mổ là chết vì độc của nó. Huân nói không có sao vì đây là con rắn lục, con thường bắt nó lúc con còn nhỏ ở Ninh Bình để nấu cháo ăn ngon lắm chú. Mình nghe hết hồn thả nó đi con. Huân buôn nó ra thì nó chạy vào bụi cây biến mất. Với hai ngày ở Mù Căng Chãi, rất thú vị để lại cho mình biết bao nhiêu kỷ niệm của vùng sơn cước.

Version française

 

Mu_Cang_Chai_2

 

À cause des travaux de réparation sur la nationale, nous perdons beaucoup de temps le matin 11/9 pour arriver à Nghĩa Lộ avant d’atteindre Tú Lệ en passant par le col Khâu phạ. La pluie continue à tomber abondamment. Cela ne me permet pas de capturer les photos au col Khâu Phạ. Une fois arrivés à Tú lệ, nous nous apercevons qu’au bord de la route, beaucoup de gens vendent des « cốm », une sorte de riz gluant connu très parfumé et glutineux, une spécialité de la région. La plupart des vendeurs sont des Thai. Ils sont habitués à vivre dans des maisons sur pilotis tandis que les Hmong préfèrent habiter dans des endroits presque inaccessibles au milieu de la forêt. Jusqu’au moment où la pluie cesse de tomber, c’est aussi le moment où nous commençons à avoir faim et nous allons chercher une gargote sur la route. Il est difficile de bien manger ici car les plats ne correspondent à notre goût. Les gens de la montagne mangent peu de légumes. Ils ont l’air d’avoir une nourriture peu variée et à peine suffisante, ce qui crée un souci majeur pour ceux qui sont gourmets comme moi malgré une superbe vue sur un paysage typique avec des rizières en terrasses. À la montagne, il faut garder toujours un pied sur la pédale de frein car les animaux familiers tels que les buffles, les canards, les poulets etc. ont l’habitude de traverser souvent la route car en cas d’accident, il faut payer au propriétaire la somme réclamée. Par contre, aucun animal n’est volé même s’il est égaré loin de la maison du propriétaire de quelques kilomètres.

La pluie recommence à tomber. Le ciel s’assombrit très vite. Il est temps pour nous d’aller chercher l’auberge écologique dont je trouve l’adresse sur Internet : Mù Cang Chải Ecolodge. Sur le chemin de terre tortueux bordé de la paroi abrupte de la falaise d’un côté et du précipice de l’autre côté menant jusqu’à l’auberge, il fait noir et aucune lumière n’est visible dehors. Je commence à m’inquiéter et ne cesse pas de demander à mon chauffeur Huân: Quand serons-nous arrivés?. 20 kilomètres c’est la distance que nous devons parcourir de la ville jusqu’à l’auberge. Une fois arrivé sur place, je m’aperçois qu’aux alentours de cette auberge il n’y a que des rizières en terrasses. On est obligé de laisser la voiture au parking et on doit marcher à pied quelques centaines de mètres avec les affaires. Comme le nombre de chambres individuelles est très limité (7 en tout), on est obligé de dormir dans un dortoir collectif avec chacun son lit séparé (17 euros par jour). Même la bouffe est aussi limitée. On ne nous propose que deux plats : poulet sauté aux citronnelles et bœuf sauté mangé avec pommes de terre et la sauce mayonnaise. L’auberge est assez propre et remplie toujours de touristes étrangers.

Je continue à m’inquiéter toute la nuit car la pluie continue à être perceptible dehors. Je me demande comment je peux faire des photos si la pluie continue de cette façon car le premier jour de mon voyage, je ne capture pas beaucoup de photos. Selon la météo prévisible pour 15 jours, demain sera le jour où le taux d’humidité est de 80%. Je commence à me résigner à mon sort. Le matin de bonne heure, la lueur d’un rayon de soleil traverse la fenêtre du dortoir. Cela me rend fou de joie et d’espoir. Je sais qu’il fait beau aujourd’hui. Puis le guide d’un groupe de touristes italiens rencontré me donne l’information: la récolte n’a pas lieu encore du côté de Lã Pán Tấn. Il y a la possibilité de faire des photos sur les « mâm xôi (plateau du riz gluant)» à 1 ou 2 kilomètres de Lã Pán Tấn. Moi et Huân nous décidons d’y aller et de garer la voiture au pied d’une colline. Après un kilomètre de marche, nous ne trouvons aucun plateau « mâm xôi ». Je commence à m’épuiser sous un soleil accablant car je porte un sac rempli d’un appareil photographique, des objectifs et de médicaments, le tout pesant au moins 5 kilos. Je m’arrête devant une boutique de réparation des motos où un jeune garçon Hmong est en train de réparer un scooter avec sa femme. Je lui demande: combien de kilomètres à parcourir encore pour atteindre les « mâm xôi ». Il me répond : 8 kilomètres encore. Cela me décourage complètement. Je lui propose de nous emmener jusqu’au sommet de la montagne pour voir les « mâm xôi ». Sans hésitation, il est d’accord avec sa femme pour nous emmener tous les deux pour un prix dérisoire. C’est superbe et très gentil de leur part.

Sans ce couple Hmong, sans Huân mon chauffeur et mon compagnon de voyage, je ne pense pas que je pourrais faire des photos si je n’ai pas en plus ce jour là le temps clément et ensoleillé. Je dis que j’ai la chance d’avoir le bonheur d’être avec cette contrée lointaine. Je suis ravi d’être au sommet de la montagne, de voir non seulement l’immensité des rizières en terrasses mais aussi la splendeur de mon pays natal….Quel bonheur, quelle surprise pour ce voyage mémorable.

 

La tristesse de l’automne doré (Buồn tàn thu)

Buồn tàn thu (La tristesse de l'automne doré)
Buồn tàn thu.
La tristesse de l’automne doré


Với năm tháng qua dần, mùa thu đã chết bao lần
Thôi tình ta đấy tựa như thu tàn với lá vàng rơi trên đường...


Au fil des années et des mois, l’automne est mort tant de fois
Notre amour ressemble ainsi à sa fin avec les feuilles jaunes et flétries tombant sur le chemin….

Galerie des photos

automne_doré

Thu về rải rác lá vàng
Một mình lặng lẽ lang thang trên đường….

Château de Vaux-le-Vicomte (Maincy)

Version française

Nằm gần thành phố Melun, cách xa Paris khoảng chừng 50 cây số về phía nam, lầu đài Vaux le Vicomte ở Maincy là một công trình kiến trúc được xây dựng bỡi tử tước Nicolas Fouquet, người quản lý tài chánh của vua mặt trời Louis XIV (bộ trưởng bộ tài chính) dưới thời Mazarin từ 1658 tới 1661.  Tuy nó nhỏ so với các lầu đài khác của Pháp, Vaux le Vicomte với phong cách baroque rất nỗi tiếng vì nó đem lại nguồn cảm hứng không ít về sau cho các lầu đài ở Âu Châu, nhất là với  lầu đài Versailles. Đến đây du khách sẽ trông thấy sự hài hoà giữa kiến trúc và khu vườn dài 3 cây số  phiá trước lầu đài  khiến tạo ra một không gian hữu tình và hoành tráng. Phải nói đây nhờ  sự đam mê nghệ thuật và tính hào phóng của Fouquet khiến ông tuyển lựa được ba nghệ nhân nổi tiếng vào thời điềm đó ở nước Pháp đó là kiến trúc sư Louis Le Vau, nhà thiết kế vườn cảnh André La Nôtre và nhà họa sĩ trang trí Charles Le Brun mà công trình kiến trúc Vaux le Vicomte được hoàn thành mỹ mãn.

Với lòng tự tin ở nơi vua, ông không ngần ngại đón tiếp Louis XIV ở lầu đài khiến tạo ở nơi vua sự ganh tị nhất là có những lời nói gièm pha của Colbert ở bên cạnh. Ba tuần lễ sau, Fouquet bị bắt giữ bỡi trung úy D’Artagnan và đưa ra trước toà án đặc biệt. Fouquet được trả lại  tự do nhưng bị trục xuất vĩnh viễn ra khỏi vương quốc.  Để chứng tỏ quyền lực, vua Louis XIV hủy bỏ án phạt và giảm tội  nhốt Fouquet  ở tù chung thân ở lầu đài Pignerol cho đến chết vào năm 1680. Vaux le Vicomte là một kiệt tác sáng lập vườn hoa Pháp ở thế kỷ 17 mà cũng là một điạ điểm du lịch ở Paris mà du khách không thể bỏ qua dù biết đi tham quan có nhiều trở ngại nếu không có xe.

Version française

Non loin de la ville Melun et situé environ à 50 km au sud de Paris, le château Vaux le Vicomte (Maincy) est un ouvrage architectural réalisé par le vicomte Nicolas Fouquet, le gestionnaire des finances du roi soleil Louis XIV (ou ministre des finances) à l’époque de Mazarin de 1658 à 1661. Malgré sa petite taille comparée à celles des autres châteaux de France, Vaux le Vicomte est très connu avec son style baroque car il apporte une inspiration et un modèle aux autres châteaux d’Europe, en particulier à celui de Versailles de Louis XIV. En venant ici, le touriste verra l’harmonie entre l’architecture et le jardin long de 3 kilomètres devant le château, ce qui crée un espace artistique et monumental. Il faut reconnaître que grâce à sa passion pour les arts et à sa générosité Fouquet réussît à recruter à cette époque 3 artistes célèbres dans la réalisation de son château: l’architecte Louis Le Vau, le jardinier paysagiste André le Nôtre et le peintre décorateur Charles Le Brun.

C’est une belle réalisation de son temps. Ayant eu une confiance absolue au roi, il ne tenait pas compte des critiques de la part de Colbert son futur remplaçant plus tard et n’hésita pas à donner une réception grandiose en l’honneur du roi au château Vaux le Vicomte lors d’une fête. Jaloux, le roi ordonna trois semaines plus tard son arrestation supervisée par le sous lieutenant d’Artagnan. Il fut traduit devant un tribunal d’exception. Malgré cela, Fouquet obtint le bannissement définitif hors du royaume. Pour marquer son autorité, le roi cassa la sentence et commua sa peine en prison à vie. Il fut interné dans le château Pignerol jusqu’à sa mort en 1680. Vaux le Vicomte n’est pas seulement un chef d’œuvre de création du jardin à la française au 17ème siècle mais aussi un site touristique à ne pas manquer malgré les difficultés que le touriste peut avoir s’il n’a pas les moyens de déplacement en voiture. Il faut compter 3 heures (aller-retour) avec le train et le bus du château.

Singapour (Tân Gia Ba)

Tân Gia Ba

Version française

Nói đến Singapore  thì không thể nào không nhắc đến ông Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew). Chính nhờ ông mà Singapore, một đất nước chỉ vỏn vẹn 640 km2 cùng 5 triệu dân trở thành ngày nay một cường quốc kinh tế ở châu Á. Trước đó ở thời kỳ Singapour chưa có độc lập còn nằm  trong liên bang Mã Lai  thì chỉ là một trạm trung chuyển hàng hóa và mậu dịch do người Anh, Sir Thomas Stamford Rafles lập ra có 200 năm qua công ty Đông Ấn (East India) sau khi ông nầy thuyết phục được vua Johor nhường lại mãnh đất nầy cho Anh quốc (1819). Vì bất đồng quan điểm chính trị với chính phủ liên bang, Singapore bị trục xuất ra khỏi liên bang vào năm 1965. Trong những năm đầu độc lập, Singapore phải đối mặt với nhiều vấn đề như nạn thất nghiệp, hoà giải dân tộc vì Singapore là một quốc gia có sắc tộc đa dạng (nguời Hoa, người Ấn, người Mã Lai, người Âu Á), tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, một nền kinh tế nhược tiểu dựa lúc đầu trên các ngành sản xuất đã có ở trên đảo và đến từ các nguồn nhu cầu của các đồn quân trú người Anh  vân vân …Thế mà nhờ tâm huyết của ông, cái nhìn sâu sắc của một nhà lãnh đạo yêu nước về vị trí quan trọng chiến lược của Singapore,  lòng tin cậy của người dân, Lý Quang Diệu đã thành công giải quyết từng vấn đề bức thiết và lúc nào cũng xem thương mại và dịch vụ là hai yếu tố chính trong sự nghiệp phát triển của Singapore. Hiện nay, Singapore được xem là một cảng lớn nhất trên thế giới vì nó thu hút hàng chục công ty giao dịch hàng hóa toàn cầu và kết nối qua các tuyến đường biển với thị trường Trung Quốc. Singapour trở thành trong những năm gần đây một quốc gia xanh, một đất nước có một môi trường sống sạch sẽ. Chổ nào có một tí đất trống là có vườn, có cây. Đến đây,  du khách  sẻ thoả mái đường xá sạch sẽ không bị ô nhiễm   nhưng phải cẩn thận  cần phải biết nhiều những điều cấm kỵ : xả rác, khạc nhổ trên đường và nơi công cộng, ăn uống trên tàu điện ngầm, nhay kẹo cao su, đi tiểu mà không giật nước bồn cầu   vân vân bị phạt dưới hình thức tài chánh đôi khi còn bị trục xuất nếu còn tiếp diễn, ăn buffet lấy nhiều mà ăn bỏ mứa không hết phải trả tiền nhé. Có dịp đến Singapore, tớ chỉ nhớ đến một đất nước có kỷ luật rất nghiêm khắc, một quốc gia ít tham nhũng như ở các nước Bắc Âu (Pays Nordiques) theo khảo sát của TI (Transparency International) vì có chính sách giám sát chặt chẽ để đãm bảo tính minh bạch trong hệ thống quan chức nhà nước chớ các điểm vui chơi ở  đảo Sentosa thì tớ cũng thấy có ở các quốc gia khác như Mỹ và Âu Châu mà thôi.  Có đến thì cũng có học hỏi ít nhiều về đất nước nhỏ bé nầy.

singapore
« de 2 »

Version française

Quand on évoque Singapore, on ne peut pas ignorer Lee Kuan Yew. C’est grâce à lui que le pays dont la superficie n’est que de 640 km2 avec une population de 5 millions d’habitants devient aujourd’hui une puissance économique en Asie. À l’époque où Singapore n’avait pas encore l’indépendance et faisait partie de la fédération de Malaisie, Singapore n’était qu’un hub de transport maritime et commercial que Sir Thomas Stamford Rafles, un Anglais de renom a crée il y a 200 ans par l’intermédiaire de la compagnie britannique des Indes orientales (East India) après avoir réussi de convaincre le sultan de Johor de lui céder ce petit bout de territoire en 1819. À cause du différend politique avec la fédération malaise, Singapore fut exclu de cette dernière en 1965. Durant les premières années de son existence en tant qu’un état indépendant, Singapore dut affronter un tas de problèmes comme le chômage d’une population non qualifiée, la nécessité d’une réconciliation nationale  dûe à la présence d’une population multi-ethnique (Chinois, Indiens, Malais, Européens etc …), le manque de ressources naturelles, la faiblesse d’une économie basée essentiellement sur la production industrielle locale liée en grande partie aux besoins des garnisons britanniques et malaises etc…Pourtant  grâce à la constance de son implication et de son dévouement, la vision d’un dirigeant patriote sur la position stratégique de Singapore et la confiance de son peuple, Lee Kuan Yew réussît à résoudre progressivement tous les problèmes recensés et à considérer toujours le commerce et les services comme  les deux éléments majeurs dans le développement de la prospérité de l’île. Aujourd’hui, Singapore est considéré comme l’un des plus grands ports de commerce mondiaux car il héberge des dizaines de sociétés de commerce mondiales et il établit des liens avec toutes les routes maritimes pour accéder au marché chinois. Singapore se distingue depuis quelques années comme  la  cité verte la plus durable de l’Asie et revendique son attachement à un cadre de vie  dans un environnement à la fois propre et écologique.  La verdure est omniprésente partout à Singapore. En venant ici, le touriste se sent plus satisfait  car les rues sont propres et la pollution est moindre qu’ailleurs. Mais il doit connaître une série d’interdits : jeter quoi que ce soit par terre, cracher par terre, manger dans le tramway, mâcher ou porter sur soi le chewing gum, quitter la toilette sans tirer la chasse d’eau  etc… Il sera verbalisé toute de suite avec une forte amende. En cas de récidive, il pourra  être expulsé et interdit de séjourner à Singapore. Pour un buffet à volonté, il faut manger tout ce qui est pris dans l’assiette  sinon il faut payer ce qu’on n’arrive pas à finir. Ayant eu l’occasion de venir à Singapore, je rappelle que c’est un pays où la sévérité de la loi est implacable. Selon TI (Transparency International),  la corruption y est moindre comme les pays nordiques dans la mesure où il y a une politique de contrôle très sévère, claire et transparente sur les dirigeants du pays. Par contre, les jeux et les divertissements à  l’île Sentosa n’ont rien de spécial, on peut les trouver ailleurs (USA  et Europe). Malgré cela, il me paraît utile quand même car mon séjour m’a permis de mieux connaître la Suisse de l’Asie.