Voyage d’été 2017: Florence (Ý Đại Lơi)

Versions vietnamienne et française

Đây là  một thành phố có khoảng chừng 500 ngàn dân và nằm bên bờ  sông hiền hoà  Arno giữa  hai biển Tyrrhenus (Tyrrhenian Sea) và Adriatique.  Florence toạ lạc hầu như ở trung tâm của bán đảo Ý Đại Lợi. Vào thế kỷ 15, Florence  được cai trị bởi một gia tộc nổi tiếng Médicis  mà sau nầy họ được gọi là các đại  công tước của xứ Toscane.

Cũng vào thời đó  là thời điểm   rực rỡ của Florence trong các hoạt động nghệ thuật và văn học  cũng như chính trị  và kinh tế.  Florence còn có một di sản đặc biệt nói lên tính cách huy hoàng có cả hàng trăm năm của nó. Chính ở nơi nầy là quê quán của Cimabue và  Giotto, hai người cha đẻ hội họa của Ý Đại Lợi, Arnolfo  và  Andrea Pisano hai nhà canh tân về ngành  kiến trúc và điêu khắc và Michel-Ange, Léonard de Vinci  Brunelleschi, Donalto và  Massacio những tên tuổi lừng danh  khởi xướng  ở thời kỳ Phục hưng (thế kỷ XV và XVI).

Tuy nhỏ hơn so sánh với các thủ đô văn hóa khác, Florence nghênh đón  mỗi năm có hơn 7 triệu người du khách ngoại quốc.  Florence còn  cất giữ  riêng tư phân nửa số lượng kiệt tác mà Ý Đại Lợi có. Cũng là thành phố đầu tiên làm ra các đồng xu bằng  vàng mà thường được gọi là florins vào năm 1252.  Vài quốc gia như Hà Lan vẫn  giữ thói quen gọi đồng tiền của họ với cái tên nầy.


C’est une ville d’environ un demi-million d’habitants se trouvant  sur les rives du fleuve Arno entre les mers Tyrrhénienne et Adriatique. Elle est presque au centre de la péninsule italienne.  Au XVème siècle Florence passa sous la Seigneurie des Médicis qui devinrent  ensuite les Grands Ducs de Toscane.

Fleuve Arno avec les ponts  Vecchio  et Santa Trinita

Ce fut un moment de grandeur de Florence dans les arts et  la culture mais aussi dans la politique et  la puissance économique. Florence renferme un exceptionnel patrimoine d’art qui témoigne de sa splendeur séculaire.  C’est ici que vécurent Cimabue et Giotto, pères de la peinture italienne,  Arnolfo et Andrea Pisano, rénovateurs de l’architecture et de la sculpture et Michel-Ange, Léonard de Vinci, Brunelleschi, Donalto et Massacio,   initiateurs célèbres  de la Renaissance (du XVème au XVI ème siècle).

Plus petite que d’autres capitales culturelles, Florence accueille aujourd’hui  plus de sept millions de touristes par an.  Elle abrite en plus, à elle seule, la moitié des œuvres d’art conservées en Italie. C’est aussi la première cité à frapper ses propres pièces d’or, les florins de Florence en 1252.  Certains pays comme les Pays-Bas ont conservé jusqu’à une date récente cette appellation pour désigner leur monnaie. 

Portes du paradis de Lorenzo Ghiberti

un des plus grands maîtres de la première moitié du Quattrocento

Cửa lên thiên đường của Lorenzo Ghiberti

 

Palais d’été (Di hoà viên, Bắc Kinh)

Bâti sous la dynastie des Jin (1115-1234), le palais a été sans cesse embelli et agrandi au fil des siècles.  Sous les Qing (1644-1911), il devint un superbe jardin luxuriant. Une grande partie du palais d’été fut détruite par les troupes franco-anglaises en 1860. C’est l’impératrice douairière Ci Xi (Từ Hi) qui prit l’initiative de reconstruire le palais en 1888 en crevant le budget initialement prévu et attribué à la construction navale.

Situé au nord-ouest de Pékin et dominé par la Colline de longévité et le lac Kunming, le palais couvre une surface de 2,9km2 dont les trois quarts sont occupés par le plan d’eau. On trouve dans ses 70.000m2 de surface construite, une grande variété de palais et de jardins.

Yihéyuán

Cung điện mùa hè

Le palais d’été fut aménagé par l’empereur Qian Long (Càn Long), contemporain de Louis XV en 1750 dans le but de le transformer en un lieu de résidence pour sa mère. Plus tard, il fut témoin de la séquestration du jeune empereur Guangxu (Quang Tự) dans la salle Yu Lan Tang par l’impératrice douairière Cixi. Ayant appris que Guangxu, sous l’influence de Kang Youwei (Khang Hữu Vi en vietnamien ), se laissa convaincre d’entreprendre des réformes constitutionnelles, celle-ci n’hésista pas à fomenter avec le concours du commandeur Yuan Shikai, un coup d’état en 1898. Elle assuma dès lors la régence tout en arguant de l’incapacité de ce jeune empereur de gouverner. Guangxu fut emprisonné et isolé dans un pavillon de la cité interdite. Il mourut empoisonné par l’arsenic, la veille de la disparition de Cixi.
Qui a donné l’ordre d’assassiner Guangxu? Certains pensent que le donneur d’ordre pourrait être Cixi. Mais d’autres attribuent ce meurtre à Yuan Shikai car ce dernier a maltraité Guangxu durant son captivité. C’est une énigme à élucider pour les historiens.

 

Quelques chiffres à retenir:

– 3000 édifices parmi lesquels on doit citer le pavillon des fragrances bouddhiques, la galerie couverte la plus longue du monde (720 mètres) avec plus de 14.000 dessins retraçant les grandes épisodes de l’histoire de la Chine, le plus grand bateau de marbre de la Chine.

  1. – 420.000 arbres à tailler.
  2. – 280.000 mètres carrés de pelouse à tondre.
  3. – 290 ha pour son gigantesque jardin.

 

Tử Cấm Thành Bắc Kinh: phần 3 (Cité interdite Pékin)

Version française

Tử Cấm Thành Bắc Kinh: phần 3

Đóng đinh trên các cửa, truyền thống nầy đã có từ lâu có từ thời nhà Tùy Đường (581-907). Riêng về cố cung thì trên bốn cửa chính  thì  đều có đóng đinh nhưng ngoài việc nầy,  chỉ có ngọ môn thì có thêm năm cổng còn các cửa khác thì chỉ có ba cổng.

Trừ cửa Đông Hoa Môn có 8 hàng ngang 9 hàng dọc đinh màu vàng ( 8*9=72)  với con số chẵn (số Dương tức là con số nguyên chia cho 2) , tất cả cửa khác  đều có  9 hàng ngang và 9 hàng dọc  tức là 9*9=81, nghĩa là với con số Âm (số lẻ). Người Hoa hay dùng số Dương còn người Việt thì đối lại thì trọng con số lẻ (số Âm). Qua việc dùng đinh đống cửa, ngoài chức năng cấu tạo và  trang trí, người ta còn nhận thấy  nó còn  thể hiện khía cạnh trang nghiêm và uy nghi của một chế độ phong kiến của thời đó.

Đinh cửa

Có rất nhiều câu hỏi về sự chọn lựa số Dương trên cửa phía Đông (hay là Đông Hoa Môn). Đây là một nghi vấn mà các sử gia chưa tìm được câu trả lời. Có người nghĩ rằng lúc an táng Gia Khánh Đế và Đạo Quang Đế thì phải  mượn cửa nầy để đem đi chôn. Vì thế cửa nầy thường được gọi là Qủi Môn. Có thể đây là sự giải thích hợp tình hợp lý vì với số Âm người qua đời mới về với Âm Phủ. Số lượng đinh đóng trên các cửa được cố định tùy theo chức vụ giai cấp của chủ nhân trong chế độ phong kiến.

Vì thiên tử là con của Thiên Đế (Trời) nên   số lượng phòng  trong cố cung  phải ít hơn số gian nhà mà Trời có trên thiên đình (10.000).  Con số nầy là con số Dương và là con số mang tính cách vô tận ở Trung Hoa.  Theo cuộc điều tra vào năm 1973 thì  có ở cố cung tất cả 8704 phòng (con số Dương).

Riêng về màu vàng, trong Âm Dương Ngũ Hành, thì màu nầy thường được gán với hành  Thổ (hay đất)  được tọa lạc ở trung tâm  trong việc quản lý vạn vật và giám sát  bốn phương. Vì là màu của mặt trời ở giữa trưa, màu nầy rực rỡ chỉ thuộc về hoàng đế vì nó biểu hiệu  sự kính trọng và che chở của thiên đế. Có tục lệ không được dùng một số màu ở thời kỳ phong kiến: màu đỏ, màu vàng, màu xanh da trời.

img_3307

Lư hương

Ngược lại dân chúng được dùng: màu đen, màu trắng và màu xám. Bởi vậy không có chi ngạc nhiên khi thấy lại sự trọng dụng hai màu nổi bật nầy: màu đỏ tía và màu vàng  trong việc xây cất cung đình ở cố cung. Các vách tường thì màu đỏ tím còn các ngói  lưu ly  của cung đình thì màu vàng. Nhưng cũng có ngọai lệ đều có liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ Hành.  Đó là cung Wenyuan, nơi  có  thư viện Hoàng gia. Nơi nầy có mái nhà màu đen. Lửa là một vấn đề lo ngại ở cố cung. Đã bao lần lửa đựợc phát giác ở cố cung. Lần chót có lửa là lúc hoàng đế Quang Tự sắp thành hôn  còn một tháng với cô em họ Long Dụ. Đây là điềm báo không tốt cho cuộc hôn nhân.  Dựa lấy cớ nầy, thái hậu Từ Hy hành quyết lập tức hai thái giám phụ trách trong việc bố trí các lồng đèn.  Bởi vậy   màu đen tượng trưng nước,  được dùng ở cung Wenyuan trong việc phòng tránh hỏa họan và để bảo vệ các bộ sách ở thư viện. Có những gian nhà ở gần Đông Hoa Môn thì có mái nhà sơn màu xanh vì đây là nơi  ở của các hoàng tử.  Đấy cũng là màu xanh mà được gán cho phương đông trong ngũ hành.

[Trở về trang Tử Cấm Thành ( Bắc Kinh)]

Tử Cấm Thành Bắc Kinh: phần 2 (Cité interdite Pékin)

Version française


Cung Càn Thanh  đã bao lần là nơi  chứng kiến các âm mưu, các cuộc ám sát hay phản trắc dưới hai triều đại Minh Thanh. Hơn nữa, sau ngai vàng,  trên tấm bình phong, luôn luôn có treo một bức hoành   mà   hoàng đế Thuận Trị đề tự như sau: Quang minh chính đại. Còn thấy luôn cả lời bình luận  tôn vinh của người kế vị của ông , đó là hoàng đế Khang Hi. Đây là một kết cấu   tuyệt  vời , vượt qua cổ kim, còn  rạng rỡ và vĩnh cửu đáng làm tấm  gương học tập  cho hậu thế. Nhưng khốn  nổi sau  bức hoành nầy có bao nhiêu chuyện xung đột tiềm tàng,   tranh dành quyền hành ở trong  cung.

Trong thời gian 500 năm ngự trị của hai triều đại Minh  Thanh,  có nhiều biến cố đã xảy ra ở trong cung nầy. Trước hết là chuyện của hoàng đế Gia Tĩnh nhà Minh (1507-1567)  nổi tiếng hoang dâm và tàn ác không tả xiết được , súyt nửa bị chết ngạt bởi các cung nữ trong cung.  Lợi dụng ông ngủ say và rửa hận bởi cử chỉ hoang tưởng của ông, các cung nữ toa rập dùng dây  thừng thắt cổ ông trên long sàng.  Nhưng vì bị tố giác bởi một cung nữ trong nhóm với hoàng hậu nên hoàng đế được cứu sống. Các cung nữ đều bị hành quyết  tức khắc  luôn cả bà vương phi sùng ái của hoàng đế.  Rồi sau đó hoàng đế Thái Xương của nhà Minh (1582-1620) được biết dưới tên Chu Thường Lạc  chết đột ngột sau một tháng đăng cơ.  Người ta nghi ông  lạm dụng tình dục hay  bị  đầu độc.   Khiến làm triều đình lâm vào cuộc tranh giành quyền lực .   Vụ nầy được biết duới tên là Án Hồng Hoàn vì trước khi chết đột ngột,  hoàng đế có uống thuốc. Sau cùng hoàng đế áp chót của nhà Minh, con của Minh Quang Tông, Chu Do Hiệu  (1605-1628)  được biết với  niên hiệu  Thiên Hỷ (Tianqi) để  vuớng víu vào vụ Án Di Cung. Lợi dùng tuổ i nhỏ của hoàng đế, một vương phi của cha ông (vua Vạn Lịch),  Lý Tuyên Thi cố tình  thống chế Chu Do Hiệu . Bà cố  tình  ở lại Cung Càn Thanh và yêu cầu hoàng đế phong bà làm thái hậu để bà  có thể  điều hành triều chính.  Trước đòi hỏi và phản đối  mạnh mẽ của các quần thần, vua Thiên Hỷ ( Chu Do Hiệu) hạ chiếu bắt bà rời khỏi cung  và sống ở cung khác bị cháy vài tuần sau. Cuối cùng bà không bị chết  cùng cô con gái. Qua việc nầy , ai cũng nhận thấy có sự nhúng tay của hoàng đế tuy rằng có sự phản đối ở nơi ông.  Các sử gia thường tập hộp lại ba án trên đây dưới cái tên là  Vãn Minh Tam Án.

Dưới triều nhà Thanh,  có hai biến cố quan trọng. Mặc dầu Khang Hi được xem là một ông vua vĩ đại trong lịch sử Trung Hoa nhưng ông cũng gặp khó khăn trong việc lập thái tử nối ngôi vì có cuộc đấu tranh giành hoàng vị giữa các con của ông. Lúc đầu , ông phong cho Yinreng làm thái tử lúc mới hai tuổi sau đó Khang Hy đổi ý và chọn hoàng tử thứ 14 Dẫn Trinh làm ngưởi thừa kế.  Ông thầm kín  cất giấu  sau lưng bức hoành có bốn chữ  Quang minh chính đại môt cái hộp trong đó có di chiếu  « Truyền vị thập tứ tử  »  có nghĩa nhường ngôi lại cho thế tử thứ 14 vì Dẫn Trinh là hoàng tử được ông yêu chuộng.   Theo  truyền thuyết nói rằng,  khi Khang Hy đau nặng  thì Dẫn Trinh lúc đó đang viễn chinh ở vùng Tân Cương (Xinjiang) thì hoàng tử  Dẫn Chân ( Yingzheng ) lợi dụng thời cơ để lấy cái hộp và sửa chữa « Truyền vị thập tứ tử »  thành  » Truyền vị dư tứ tử  » bằng cách bỏ chữ « thập ». Nhờ vậy Ung Chính trở thành hoàng đế. Theo  bàn luận của người đời, Dẫn Chân còn chạy trốn ra vườn xem bệnh tình của Khang Hy mà trước đó ông có cho Khang Hy uống một bát  canh sâm. Theo các sử gia, Ung Chính có phần  trách nhiệm  trong cái chết đột ngột của Khang Hy  và vẫn tiếp tục là môt nghi vấn, một câu chuyện bàn tán của người đời.  Vừa lên ngôi dưới tên là Ung Chính, ông  liền diệt trừ hay lưu đày tất cả những người  có tiềm năng chống đối .  Sau khi đăng quang, để tránh việc thừa kế mà ông là người  thông hiểu và gian nan  trong cuộc tranh giành quyền lực,  ông  mới thiết lập một phương pháp khéo léo bằng viết chiếu chỉ người thừa kế sau nầy thành hai bản, một bản niêm phong để trong hôp  cất sau bức hoành « Quang Minh chính đại » còn một bản ông mang trong người.  Khi ông lâm chung thì  có thể kiếm di chiếu ở trong hộp và  so sánh với bản ông có trong người thì sẻ nhận ra được người kế thừa hoàng vị .  Như vậy không có sự phản kháng nào cả. Phương pháp lập thái tử vẫn có tác dụng đến đời vua Hàm Phong nhưng vì Hàm Phong chỉ có một đứa con duy nhất  Đồng Trị với Từ Hy hoàng hậu nên phương pháp nầy hết còn hiệu lực. Để củng cố chức vụ nhiếp  chính, Từ Hy thái hậu ủy bỏ phương pháp nầy bằng cách tấn phong lần lượt  những  » hoàng đế con  nít » đó là Quang TựPhố Nghi.

[Tử  Cắm Thành (Bắc Kinh): Phân 3]

 

 

 

 

Tử Cấm Thành Bắc Kinh (Cité interdite Pékin)

Version française

Tử Cấm Thành Bắc Kinh (Phần 1)
Sau khi đánh bại người cháu Chu Doãn Văn (hay là Kiến Văn Đế)  mà cái chết vẫn còn là một ẩn ngữ cho các sử gia, hoàng đế thứ ba của nhà Minh, Chu Đệ (hay  là Vĩnh Lạc Đế)  quyết định dời đô từ Nam Kinh về Bắc Kinh  âu cũng vì lý do chiến lược. Trước mối đe dọa trầm trọng Mông Cổ cho đế chế, ông nghĩ  đây là một giải pháp mau lẹ nhất trong việc  đối phó  với các cuộc đột kích. Ông ủy thác cho  kiến trúc sư  trưởng, thái giám  Nguyễn An gốc Việt,  lo việc xây cất Tử Cấm Thành trên thành phố điêu tàn Khanbalik của nhà Nguyên được dựng bởi Hốt Tất Liệt  vào năm 1267 và được miêu tả bởi Marco Polo trong cuốn sách mang tựa đề là « Bản mô tả thế giới » vào năm 1406 theo một giao thức chỉ định. 200 ngàn công nhân được tuyển dụng trong công tác vĩ đại nầy,  nó kéo dài có 14 năm.

Cố Cung

cite_pekin

Ngoài sự tham gia của  một số lớn các tỉnh trong việc cung cấp vật liệu: đá hoa của Xuzhou (Giang Tô), gạch của Linqing (Sơn Đông),  đá từ các công trường Fangshan và Panshan không cách xa bao nhiêu Bắc Kinh, gỗ làm sườn nhà (nanmu) đến từ Tứ Xuyên, các cột thì ở Qúi Châu và Vân Nam vân vân…., thì còn cần phải sùng tu con kênh lớn hay Đại Vận Hà  có từ thời nhà Tùy. Con kênh nầy rất cần thiết để chuyên chở các vật liệu và các thực phẩm đến kinh đô Bắc Kinh. Từ năm 1420 đến 1911 có tất cả 24 hoàng đế của hai triều đại Minh  Thanh cư trú ở đây.  Vị  hoàng đế cuối cùng  ở cố cung nầy đó là hoàng đế Phố Nghi (Pu Yi ) của nhà Thanh.
   

Có nhiều câu hỏi về việc giữ lại và bảo tồn kinh thành bởi  quân Thanh khi họ cướp được chính quyền ở Trung Hoa vì cho đến giờ nầy , trong truyền thống Trung Hoa thì kẻ chiến thắng thường ủy phá triệt để tất cả cung điện thuộc về các triều đại trước họ. Có thể xem gương của Chu Nguyên Chương còn được gọi là Hồng Vũ Đế.  Ông nầy  đã ra lệnh cho quân lính của ông phá ủy hoàn toàn kinh thành của đại hản ở Bắc Kinh và dời đô về quê quán của ông ở Nam kinh. Không hiểu lý do gì thúc đẩy mà nhà Thanh giữ lại vẹn toàn kinh thành của nhà Minh. Mặc dầu  các hoàng đế nhà Thanh có cố gắng trong việc canh tân  ở  cố cung, xây cất thêm không ít  các cung điện  nhưng cố cung nầy vẫn giữ mãi mãi dấu  ấn của người sáng lập ra nó, đó là hoàng đế  Vĩnh Lạc (Chu Đệ). Một trong ba hoàng đế  nổi tiếng  cùng Hán Vũ ĐếĐuờng Thái Tôn trong lịch sử Trung Hoa,  Chu Đệ phong thái giám  Trình Hoà làm đô đốc  để thống lãnh đội hải thuyền thám hiểm “Tây Dương” mà được kể lại sau nầy bởi bạn đồng hành Mã Hoàng trong quyển sách mang tên là Ying-yai Sheng-lan (Merveille des océans). Lợi dụng sự soán đoạt ngôi của Hồ Qúi Ly, Chu Đệ thôn tính Việt nam vào năm 1400. Không có 10 năm kháng cự  của người dân Việt với Lê Lợi, Việt Nam có thể chắc là một tỉnh lị của Trung Hoa ngày nay cũng như Vân Nam hay Quảng Đông. © Đặng Anh Tuấn


1 Porte du Midi (Ngọ Môn)

2 Tiền Triều (Waichao)

  • Điện Thái Hoà (Taihe)
  • Điện Trung Hoà (Zhonghe) 
  • Điện Bảo Hoà  (Baohe) 

3  Hậu tẩm (Neichao)

  • Cung Càn Thanh (Qianqing)
  • Điên Giao Thái (Jiaotai)
  • Cung Khôn Ninh (Kunning)

4) Six Palais de l’Ouest (Lục viện)

5) Six Palais de l’Est (Luc viện)


Cố cung thật sự là một thành phố  trong một thành và được xây dựng trên vùng đất hình chữ nhật  có chiều dài 960 thước trên 750 thước chiều ngang, cố cung chia ra hai phần: phần phiá trước gọi Tiền triều (waichao) dành cho cuộc sống nghi lễ ( lễ đăng quang, lễ tấn phong  và lễ cưới hoàng gia) còn phần sau được gọi là hậu tẩm dành cho vua và gia đình.  Có 3 điện ở tiền triều [2]: điện Thái Hoà, điện Trung Hòa và điện Bảo Hòa  hợp thành quần thể Tiền Tam Điện án ngữ  và ở hậu tẩm [3] thì có  cung Càn Thanh, điện Giao Thái và cung Khôn Ninh được bao xung quanh mỗi bên ở phiá Đông và phía Tây bởi  6 lục viện [4] [5]. Thường nói cố cung  có Tam Cung Lục viện  là  vậy.

Khi  đến tham quan cố cung, du khách buộc lòng phải đi qua cửa Ngọ Môn. Đây là cửa chính của cố cung.  Một thời, cửa nầy đã từng chứng kiến bao nhiêu lần các nghi lễ có liên quan đến việc xuất binh  hay trở về vinh quan của quân  hoàng gia và  sự công bố một âm lịch mới. Nó là cửa duy nhất  hay nói đúng hơn là một  kiến trúc  hình   chữ U, cao 8 thước và trên đó 5 toà nhà có mái nhà đôi và  có năm cổng  nhưng cổng  giữa chỉ dành cho vua. Quần thể  kiến trúc nầy thường được gọi Lầu Ngũ Phụng vì nó có dáng hình con phụng đấy. Sau  ngọ môn thì có một sân rất rộng mà được con sông giả tạo có nước  vàng óng ánh tên là Neijindhuihe băng qua. Con sông  nầy có 5 cầu được trang trí rất đẹp, cầu ở giữa dành cho hoàng đế. Còn  dọc theo sông,   hai bên bờ thì có  những lan can bằng đá hoa chạm khắc rồng phượng.

Tiền triều được hưởng khí Dương nên các điện nơi nầy thường được  xây cất cao hơn các cung điện ở hậu tẩm nhờ có   môt nền tảng chung khổng lồ  ba bậc  được chạm  bằng đá ngọc thạch  được  tăng cao lên khiến làm nổi bật không những vẻ lộng lẫy của các điện ở tiền triều  mà luôn cả tính chất uy phong lẫm liệt  của khí Dương.   Cũng như ở hậu tẩm thì thụ hưởng khí Âm nên các cung ở đây đều thấp cả  chỉ có  cung Càn Thanh nơi vua  làm việc  và bàn việc triều chính với các quan đại thần  được hưởng khí dương  nên cao hơn hết so với các cung kia. Ở nơi nầy  mới thấy được một  tỷ dụ điển hình đó là Dương trong Âm mà thường nghe nói. Giữa cung Càn Thanh  (Qianqing ) nơi mà vua ở  và  hưởng khí Dương và cung Khôn Ninh, nhà nghỉ của hoàng hậu thụ khí Âm thì có điện Giao Thái (Jiaotai).   Vì được xem là  gạch  nối của hai  cung Càn Thanh và Khôn Ninh , điện Giao Thái  biểu hiện  không những sự hài hòa hoàn hảo  của âm dương   mà còn thể hiện thái bình ở  trong cố cung. Tất cả cung đình ở cố cung đều hướng về phiá Nam để thụ hưởng những lợi ích của khí Dương.

Dựa trên  phong thủy truyền thống của Trung Hoa, cố cung  có ở phiá bắc một cái núi gỉả tạo  Jinshian và vạn lý trường thành để  tránh những  tác động tai hại của khí Âm đến từ phương Bắc (gió lạnh, hung nô, ma qủy vân vân ).  Còn ở phía nam thì nhờ các hố đầy nước và  con sông gỉả tạo có nước vàng óng ánh  (Neijindhuihe)   nên làm lưu thông  được khí (qi) chôn vùi  trong đất  mà  nó khó phân tán được nhờ có những cấp bậc  được tạo ra ở  trên mặt  đất. Đó là cách thức bố trí mà được trông thấy trong việc xây cất  cái nền tảng 3 bậc  cho ba điện dành cho nghi  lễ  ở tiền triều. Nhờ vậy  khí (Qi) được hướng dẫn lên xuống  qua các điện để phá vỡ đi sự đơn điệu  của mặt đất  bằng phẳng và đi đến thượng đỉnh nơi mà có ngôi vua ở Điện Thái Hoà. Vì nối gạch giữa Trời và Đất, vua ngồi  thường  ngó về  hướng nam, sau lưng là hướng  bắc, bên trái là  hướng đông và bên phải là hướng tây. Mỗi phương được bảo trợ bởi một  linh vật:  chim hồng nhạn phiá nam, rùa đen phía bắc, rồng xanh (thanh long) phiá đông và cọp trắng (bạch hổ) phía tây. Ở trần nhà,  nơi  trục đứng  của ngai vàng và trên đầu thiên tử thì có vòm trời  trang trí  vô cùng đẹp được thể hiện qua một ô lõm trong đó có  hai  rồng  vàng chạm khắc đang đùa giỡn với một ngọc trai kếch xù. Chính ở nơi nầy, khi đến tham quan, người du khách tự hỏi có bao nhiêu con rồng được dùng trong việc trang trí của điện nầy vì nơi nào cũng có con linh vật nầy cả. Theo vài tại liệu, thì có tất cả 13844 con rồng đủ loại và đủ tầm vóc khiến  làm nơi nầy có một vẻ long trọng và trang nghiêm chưa bao giờ có ở các điện khác. 

Nằm trên hướng  trục chí ( nam bắc),  cố cung  được trang trí  tuân theo  qui tắc luật  số và   màu sắc.  Việc  chọn lựa các con số Dương ( hay số lẻ)  là việc thông  thường được trông thấy  qua cách  bố  trí  các thần thú  trên các mái hiên  cung điện hoặc là  việc phô trương  hoa mỹ các cửa của cố cung với các đinh màu vàng  hay là số gian   mà  cố  cung có.  

 



Số lượng thần thú    trên  góc mái hiên  của  cung điện  có thể  gồm từ  1 đến 10 . Tùy theo vai trò  quan trọng  quy mô của cung điện  và tùy theo đẳng  cấp  của chủ nhân trong triều đình mà con số  nầy nó  có thể thay đổi. Số lượng thần thú nầy được chỉ định trong bộ sách  ghi chép lại   tất cả  những điển pháp  dưới nhà Thanh  và được biết với cái tên là  Đại Thanh Hội Điển (Da Qing Hui Dian).  Các thần thú   nầy được sắp xếp theo số lẻ  1-3-5-7-9   trên  góc mái hiên    và theo thứ tự rõ ràng như sau:  rồng, phượng, sư tử, thiên mã, hải mã, áp ngư, đấu ngưu, toan nghê, hải trãi và khỉ. Luôn luôn dẩn đầu các thần thú  nầy bởi một vị tiên cởi gà hay phượng thường đựơc gọi là hoàng tử Min. Gần đó có thêm một con thú có sừng đó là con thứ chín của con rồng. Mỗi thần thú biểu hiện  điều lành hay đức tính nên được quý chuộng và sùng bái.Tuy nhiên có một việc ngoài lệ đó là điện Thái Hoà có đến 10  thần thú trên  các góc mái hiên  vì ở nơi nầy hoàng đế  tổ chức các lễ hội quan trọng (như lễ tấn phong, lễ cưới, lễ  sinh nhật, lễ  tất niên vân vân….). Việc sử dụng các con thần thú  nầy cốt yếu là để bảo vệ các cung điện chống lại ma qủy và biểu dương quyền lực và uy thế của hoàng đế. Ngược lại, cung Càn Thanh dù là nơi  hoàng đế làm việc và bàn việc triều chính với quan thần nhưng không có một vai trò quan trọng như điện Thái Hoà nên chỉ có 9 thần thú trên góc mái hiên  mà thôi. Còn cung Khôn Ninh thì tìm thấy  7 thần thú trên góc mái hiên điện vì đây là cung của hoàng hậu  lúc thời nhà Minh. Nhưng nơi nầy cũng là nơi   tế lễ quỷ thần Tát Mãn giáo  phù hợp với địa vị của Âm trong Dương dưới thời nhà Thanh nhất  là nên nhớ trước khi thôn tính Trung Hoa, nhà Thanh vẫn gốc gác người Mãn châu nên vẫn giữ tôn  giáo của họ.[Tử Cấm Thành: Phần 2]

 

 

 

Paris et ses passages insolites (Ba Lê với các hành lang lạ thường)

Versions vietnamienne et française

Không  được biết  đến trong thời gian qua,  các hành lang ở Paris nay trở thành một trong những điểm thu hút du khách nhiều nhất là trên phương diện kiến trúc và du lịch. Trong những năm 1850, Paris có ít nhất 150 hành lang với mái che kính và mô hình kiến trúc  nầy được truyền bá rộng rãi  đến  các thành phố lớn  ở tỉnh như Bordeaux, Nantes và ở ngoại quốc như  các nước Ý Đại Lợi , Thổ Nhi Kỳ, Anh quốc vân vân… Các hành lang nầy được  thấy phần đông ở bên bờ  phải của sông Seine  nhất là ở khu  đại lộ (Grands Boulevards).  Nhưng vì dự án đô thị hóa qua các công trình xây cất của nam tước Haussmann và sự phát triển nhanh lẹ của các cửa hàng như Le Bon Marché, la Samaritaine, le Printemps khiến một số hành lang bị phá hủy từ đó.  Hiện nay chỉ còn lại hai chục hành lang ở Paris.   Các hành lang nầy  từ nay thuộc  về di sản kiến trúc và ghi nhớ của  kinh đô ánh sáng Paris.

Méconnus jusqu’à une date récente, les passages de Paris redeviennent aujourd’hui l’un des attraits touristiques et architecturaux de Paris. Dans les années 1850, Paris possède au moins 150 passages couverts et exporte le modèle vers d’autres villes françaises (Bordeaux, Nantes etc …) et vers l’étranger (Italie, Turquie, Grande-Bretagne etc …). Ces passages se regroupent sur la rive droite de la Seine, en particulier dans le quartier des Grands Boulevards. Plusieurs passages ont été démolis au profit de l’urbanisation entamée par les grands travaux du baron Haussmann et de l’essor de grands magasins ( Le Bon Marché, la Samaritaine, le Printemps etc …). Il ne reste qu’une vingtaine de passages aujourd’hui à Paris. Ils font partie désormais du patrimoine architectural et mémoriel de la capitale.

 

Passage des Panoramas 

Galerie Colbert

Passage des Princes

Passage Jouffroy

Galerie Vivienne  etc.

 

 

Một ngày thư thản và lững thững dạo các hành lang

Une journée de la détente et de la flânerie dans les passages

Italie (Ý Đại Lợi)

Italie (Ý Đại Lợi)

 Click on the picture you’d like to see 

Voyage d’été 2017: Venise (Ý Đại Lợi)

 

Version française

Thường được gọi là thành phố trên mặt nước , Venise được ra đời vào thế kỷ thứ 5  sau khi Đế chế La Mã bị sup đổ.  Người dân ở đất liền  tìm những vùng lân cận  có đầm  lầy  như  các hòn đảo cát Torcello, Iesolo và Malamocco để trốn tránh các người phương bắc, người Hun và cần một nơi như Venise có một vị trí để bảo đảm có nước và trong trường hơp bị vây hảm có sự tiếp tế dễ dàng và nhất là nước là hàng rào thiên nhiên chống địch. Venise vì nằm trên nhiều hòn đảo nhỏ nên được có vô số  các cầu nổi. Sự xây cất nhà cửa cũng tùy thuộc tầm vóc của các căn nhà trọng đại nặng nhẹ hay không. Nếu căn nhà không nặng chi cho mấy thì được xây cất  trực tiếp trên đất  liền. Còn nếu không thì cần các cộc gỗ (pali)   được  cắm sâu vào nền đất  cứng (carento) để   cũng cố nền  đất trước khi dựng sau đó một sàn gổ  (plancher) dày hay mỏng và công việc xây cất được bất đầu với gạch (briques).  Đôi khi còn cần phải tính toán trù liệu sự gặm mòn nước  biển với  các tòa nhà gần ven sông. Bởi thế đá đặc Istrie, một loại đá trắng có tiếng là bền,   đến từ vùng Balkans  được  trọng dùng qua nhiều thế kỷ. Để giới hạn trọng lượng  của các căn nhà, thường thấy có rất nhiều  cửa sổ trên các mặt chính bằng đá , các sườn nhà bằng gỗ sồi thường đúc trong vôi vữa (mortier),  các xà nhà (poutres) cũng như các rầm (solives) đều dùng  để hấp thụ  tất các chuyển động xuất phát từ sự hoạt động địa chấn ở phá (lagune). Khách du lịch ngoại quốc đi theo tour thường được cư trú  ở ngoại ô vì ở trung tâm thành phố, giá khách sạn quá đắt đỏ một đêm có thể lên  đến cả  ngàn euro.  Vì vậy sáng phải lấy tàu đi vào thành phố, có dịp cho tớ chụp hình thỏa mái. Đến đây không đi  thuyền gondole, là mất đi niềm vui trọng đại vì  bạn có  dịp  ngắm cảnh trong thành phố Venise qua các con kênh nho nhỏ và các ngóc ngách mà không thể nào biết khi đi bộ. Đến đây cũng  không nên quên cái cầu than thở bằng gạch trắng Istrie với phong cách baroque, một cái cầu mà bao nhiêu người trước khi bị hành quyết phải  đi qua.  Cái cầu nầy thông đến toà án Des Doges  ở quảng trường Saint Marc,  có đôi hành lang và hai hướng khác nhau, một hướng là đi đến ngục tù  tối ẩm thấp còn hướng kia  thì đến  các phòng « chì »   sẻ bị ghẹt thở   bởi sức nóng  từ các bản chì  phủ kín của các mái nhà. Đây là một « quan tài biết bay » , đó là cái tên mà nhà văn hào Pháp  André Suarès dùng  khi nói đến cái cầu nầy.  Venise cũng là thành phố  quê hương của Marco Polo, một thương gia  thám hiểm nổi tiếng   đã mang về, theo một giã thuyết, cách làm mì từ Trung Hoa dưới  thời  nhà Nguyên  của Đại Hãn Hốt Tất Liêt ở   đầu thế kỷ 13. Nhưng trong quyển sách tựa đề « La cuicina italiana » , ông  Giuseppe Mantovano  có   lưu  ý rằng   tất cả loại  mì đã  có trước khi Marco Polo trở về.  Như vậy có thể một loại mì nào  đấy thời  đó không  có  ở Venise được mang về không?  Ở  Ý , lúc nào trong menu  của buổi  cơm tối ở khách sạn Ý là cũng có pasta (hay pâte), đó là  món ăn đầu tiên mà tớ   được  ăn  hai ngày liên tiếp.  

Version française

Connue souvent comme une ville bâtie sur l’eau, Venise prit naissance au Vème siècle après la la chute  de l’empire romain. Les habitants vivant sur terre cherchèrent  les  alentours des régions marécageuses  comme les îlots Torcello, Iesolo và Malamocco pour  trouver refuge et fuir les gens du Nord , les Hun et choisirent Venise comme le lieu idéal pour son eau, un barrage naturel contre les ennemis et une nécessité primordiale  en cas de siège et de ravitaillement. Étant étendue sur plusieurs îlots, Venise possède un grand nombre de ponts.  Le choix de la construction des bâtisses est lié étroitement à leur taille imposante ou non.  Si elle a une stature légère, elle est construite directement sur le sol. Par contre, pour les édifices plus élevés et plus imposants, on a besoin de consolider et soutenir  leur fondation par la plantation des pieux (palis) de deux à quatre mètres enfoncés  jusqu’à l’atteinte de la couche de la terre solide (carento)  avant d’installer le plancher de bois plus ou moins épais avant de mettre en place la maçonnerie en briques. Parfois, il est nécessaire de prévoir la corrosion entamée par l’eau de mer pour les bâtisses au bord des rivières. C’est pourquoi la pierre compacte  d’Istrie, connue pour sa résistance et provenant des Balkans est utilisée au fil des siècles. Pour limiter le poids de ces bâtisses, on est habitué à installer un grand nombre de fenêtres sur des façades en marbre, à employer des charpentes coulées dans le mortier, à utiliser et à assembler des poutres et des solives dans le but d’absorber les variations sismiques  dans la lagune et à rendre ces bâtisses plus résistantes en les alignant côte à côte en cas des secousses telluriques. La plupart des circuits touristiques proposent  des hôtels situés souvent  aux alentours  de Venise car le prix d’une chambre dans le centre de Venise  est très élevé, pouvant atteindre jusqu’à un millier d’euros. C’est pour cette raison qu’il faut prendre l’embarcation pour atteindre le centre-ville de Venise. C’est aussi une occasion unique pour moi de pouvoir prendre des photos à ma guise. En venant à Venise, on ne peut pas se passer des gondoles car c’est un plaisir inouï de  nous permettre de découvrir Venise au fil de l’eau  dans les recoins.

On ne peut pas oublier non plus le pont des Soupirs en marbre blanc d’Istrie de style baroque, un pont que les prisonniers ont dû emprunter avant la sentence. Donnant accès au palais des Doges, ce pont possédait deux couloirs dans deux directions différentes, l’un emmenant le condamné dans un cachot  humide et tout sombre  et l’autre dans des cellules  où le prisonnier serait suffoqué rapidement  par l’excès de la chaleur emmagasinée dans les toits recouverts de plaques en plomb. C’est le « sarcophage qui s’envole », une expression employée par l’écrivain français André Suarès pour désigner ce pont.  Venise c’est aussi la ville natale  du marchand explorateur célèbre Marco Polo. Selon une vieille légende toujours tenace jusqu’à aujourd’hui,  c’est lui qui aurait introduit les pâtes en Italie   après les avoir ramenées de Chine au début de la dynastie des Yuan (Kubïlai Khan). Mais dans son ouvrage intitulé   « La cuicina italiana », Giuseppe Mantovano a noté que  plusieurs  sortes de pâtes étaient   déjà présentes avant le retour de Marco Polo. Peut-être y a-t-il une variété de pâte inconnue ramenée  à cette époque à Venise? En Italie, dans le menu du dîner proposé par les hôtels italiens, il y a toujours du pasta (pâte).  C’est le plat d’entrée que j’ai eu deux jours de suite dans les hôtels italiens.

Thành phố của các kênh đảo