Dynastie des Tang (Đại Đường)

Version française

Người Trung Hoa  tự hào luôn luôn là con cháu  của nhà Hán. Tuy nhiên, thời đại hoàng kim của văn minh Trung Hoa không phải là thời kỳ của  nhà Hán mà chính là thời nhà Đường được  kéo dài  ba thế kỷ sau đó (618-907). Nhờ có nguồn  tài liệu  phong phú và  việc phát giác  ra các minh khí, các vật thu nhỏ nghi lễ được đặt trong các ngôi mộ của giới thượng lưu thời đó, chúng ta biết được  thời kỳ nhà Đường là một thời kỳ có những tiến bộ đáng kể về khoa học và kỹ thuật (thuốc súng, bản in khắc gỗ, kỹ thuật cơ khí, y học, bản đồ, vân vân..). Đây  là một triều đại rất cởi mở với thế giới  bên ngoài bằng cách có chính sách khoan dung chưa từng có đối với các nền văn hóa khác và  các tôn giáo nước ngoài như Giáo hội Phương Đông hay Cảnh Giáo,  đạo thờ lửa , một tôn giáo đa thần đến từ Ba Tư, Phật giáo đang phát triển  nhanh chóng vân vân. Cũng dưới thời ngự trị  của hoàng đế sáng lập nhà Đường, Đường Tháit Tôn (Lỳ Thế Dân)  nhà sư  Huyền Trang mới bắt đầu  cuộc hành hương vào năm 629 mà được gọi là « Tây du Ký » bằng cách  tự nguyện đi một  mình suốt  17 năm từ thủ đô  Trường An theo  lời yêu cầu của hoàng đế hầu mang về  các kinh điển  từ nước Thiên Trúc. Đây cũng là thời kỳ nghệ thuật và văn  học  phát triển đến đỉnh cao với các nhà thơ Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị, họa sĩ Vương Duy vân vân  và quyền tự do tương đối khả quan  cho  giới phụ nữ. Họ có thể xuất sắc  trong nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc và thi ca, và đôi khi họ có thể có  một địa vị cao hơn trong xã hội. Đây là trường hợp của hoàng hậu Võ Tắc Thiên (Võ Hậu). Phụ nữ thời đó có thể mặc trang phục ít gò bó hơn với áo dài  rộng Hanfu (Hán phục)

Cũng dưới  triều đại này, con đường tơ lụa đã phát triển nhanh chóng cho nhiều mục đích kinh tế, chính trị và tôn giáo bằng cách  áp dụng chính sách hôn nhân chiến lược, các cuộc chinh phục quân sự và viẽc  sử dụng  tơ lụa nhầm  củng cố liên minh, mua chuộc  và chia rẽ các cư dân du mục và bành trướng đế chế  về phía Tây. Nhờ có sự thiết lập này, triều đại nhà Đường đã thành công trong việc thiết lập các mối quan hệ thương mại và văn hóa trên con đường tơ lụa. Đây là con đường mà hai nhà sư của đạo Phương Đông  đã mang theo trứng giun tơ lụa từ Trung Quốc về Byzance bằng cách giấu trong hai gậy bằng tre. Cuối cùng, đây cũng là thời kỳ Việt Nam ta nằm dưới sự đô hộ của nhà Đường sau khi bị sáp nhập trước đó bởi nhà Tùy với tướng Lưu Phương.

Dưới triều đại nhà Đường, Trường An  là một  thành phố quốc tế lớn nhất thế giới vào thời điểm đó. Nó còn  được mệnh danh là « thành phố một triệu dân »  trong  các tài liệu của Trung Hoa. Được biết đến với cái tên « Bình An vĩnh cửu » , nó là thành phố đông dân nhất thế giới trước Baghdad và Byzance. Tuy nhiên, theo bản ghi chép điều tra dân số năm 742 trong sách Tân Đường Thư,  Trường An  và các vùng lân cận có đến 362.921 gia đình với dân số là 1960188 người trong khi ước tính có hơn 50 triệu người Trung Hoa  sống vào thời điểm đó trên một lãnh thổ từ Biển Đông Trung Quốc đến Trung Á, từ sa mạc Gobi ở phía bắc và vượt qua dãy núi Nanglin (Lĩnh Nam) ở phía nam, nơi có xứ An Nam. Với diện tích gần 87 km2, Trường An không chỉ là một trung tâm quyền lực chính trị và kinh tế mà còn là một  chỗ bình an với những con đường rộng rãi,  các cung điện  xinh đẹp, các đền  Phật giáo, các khu vườn tư nhân và  các chợ rộng lớn. Các đại lộ và các đường xá  được sắp xếp theo một hệ thống hình chữ nhật gồm 114 khối nhà  được  vách tường bao xung quanh riêng lẻ và được bảo vệ chung tất cả  bởi  một bức tường  khác  nằm ở bên ngoài.

Mỗi buổi sáng, sau khi tiếng trống đầu tiên vang lên, người dân từ khắp nơi đế chế cũng như các  thương nhân nước ngoài bị thu hút bởi công việc buôn bán  thủ đô bắt đầu  đi vào thành và lo chuyện kinh doanh. Còn đêm lại, chỉ có thể đi từ con đường lớn nầy  đến con đường khác nếu có giấy phép.  Tất cả các loại hàng hóa, từ đồ nội thất đến các loại gia vị (nghệ của Ba Tư, ớt của Ấn Độ, vân vân) đều  được tìm thấy  ở hai chợ lớn của thành phố, một chợ  nằm ở phía đông và một chợ ở phía tây. Triều đình  quy định kiểm soát giá cả và chất lượng hàng tuần. Sự phát hiện ra một số ngôi mộ của người  Sogdian (Thổ)  ở thủ đô  càng làm rõ  thêm  tại sao  các yếu tố của văn hóa nước ngoài có thể   xâm nhập vào xã hội Trung Quốc ở Trường  An và ngược lại. Thậm chí  còn có cả một khu phố  dành cho người nước ngoài.

Quân lính  của nhà Đường có rất nhiều đơn vị người Thổ cổ  được gọi là Tujue (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ nguyên thủy). Nhờ  chính sách tuyển dụng này và kinh nghiệm chiến trường  của các sĩ quan Thổ,  nhà Đường thành công mở rộng đế chế của mình về phía tây. Đó là việc  chinh phục các vương quốc ốc đảo Karakhoja, bởi nhà Đường với tướng Sogdian A Sử Na Xã Nhĩ (Ashina Sheer) vào  năm 648 ở tỉnh Tân Cương ngày nay. Ông được Hoàng đế  Đường Cao Tông  bổ nhiệm làm  Hữu vệ đại tướng quân. Ông qua đời vào năm 655 và được chôn cất bên cạnh Đường Thái Tông (Lý Thế Dân). Ông được đổi tên thụy là  Nguyên (Yuan (元)) sau khi ông qua đời.

Trường An đóng  giữ một vai trò quan trọng trong giao dịch thương mại ở trên con đường tơ lụa với các khu vực xa xôi như Thiên Trúc (Ấn Độ), Trung Đông và châu Âu. Mạng lưới đô thị và kiến trúc tôn giáo của nó (Tháp Đại Nhạn nơi lưu giữ những áng kinh Phật cổ  được dịch bởi  Đường Tăng Huyền Trang) và cung điện (Đại Minh Cung, nơi ở của các hoàng đế nhà Đường) là bằng chứng cho thấy sự  hiểu biết kỹ thuật trong việc coi trọng sự hài hòa và môi trường  và mang lại ảnh hưởng đáng kể về sau  trong việc thiết kế các thủ đô của các  vương quốc  Silla ở Hàn Quốc và Heian ở Japon. Trường  An vẫn là một phần quan trọng trong di sản lịch sử và văn hóa của Trung Quốc.

Dưới triều đại của Hoàng đế Đường Thái Tôn, các thương gia và các người đi buôn  có thể đi lại ở khắp đế chế mà không sợ bị cướp giựt. Các nhà tù  thì trống rỗng và người dân không cảm nhận áy náy phải khóa cửa nhà.  Mùa màng  bội thu: chỉ cần 3 hoặc 4 xu ( qian ) mua được  10 lít gạo. Đây không chỉ là giai đoạn thời kỳ thịnh vượng mà Trung Quốc có được   cho đến thời đại của Hoàng đế Huyền Tông trước cuộc nổi dậy của tướng Sogdian An Lộc  Sơn (An Lu Shan) vào năm 755 mà nó còn là mô hình cai trị thường được nhắc đến trong lịch sử Trung Quốc

Musée des arts asiatiques Guimet

Dynastie_Tang

Les Chinois sont fiers d’être toujours les fils des Han.  Pourtant l’âge d’or de la civilisation chinoise n’est pas la période  des Han mais plutôt celle des Tang qui perdure trois siècles plus tard (618-907). Grâce à l’abondance de documentation et la découverte des figurines minqi, des objets rituels déposés dans les tombes des élites de l’époque, on sait que la période des Tang est une période durant laquelle les progrès sont  significatifs en matière des sciences et techniques ( poudre à canon, xylographie, génie mécanique, médecine,  cartographie,  etc.). C’est une dynastie ouverte sur le monde en acceptant la tolérance sans précédent à l’égard des cultures et des religions étrangères (l’église nestorienne, le zoroastrisme, une religion polythéiste venue de Perse,  bouddhisme en plein essor  etc.). C’est  aussi sous le règne de l’empereur fondateur Tang Tai Zong (Đường Thái Tôn hay Lý Thế Dân) que  le  moine bouddhiste Xuan Zang (Huyền Trang) entama en l’an 629  le pèlerinage sacré   connu sous le nom de «  Pérégrinations vers l’Ouest (Tây Du Ký) » en partant  seul  de la capitale Chang An durant 17 ans,  à la demande  de l’empereur pour ramener les écritures sacrées de l’Inde. C’est aussi la période où l’épanouissement des arts et des lettres était à son comble avec les poètes Du Fu (Đỗ Phủ),  Li Bai (Lý Bạch), Bai Juji (Bạch Cư Dị) , le peintre Wang Wei (Vương Duy) etc.  et celle de la liberté relative pour les femmes. Celles-ci pouvaient exceller dans les arts, en particulier dans la musique et  la poésie.   Elles  pouvaient avoir parfois un statut  plus élevé dans la société. C’est le cas  de l’impératrice Wu Zetian (Võ Tắc Thiên). Les femmes pouvaient porter des vêtements moins contraignants avec la robe ample Hanfu (Hán phục). 

C’est aussi sous cette dynastie que la Route de la Soie connut un grand essor pour de nombreuses fins  à la fois économiques, politiques  et religieuses par la mise en place de la politique de mariage stratégique, les conquêtes militaires et la soie dans le but de consolider les alliances, de soudoyer  et de diviser les nomades et d’agrandir son empire vers l’Ouest. Grâce à cette mise en place, la dynastie réussit à établir des liens commerciaux et culturels tout le long de la route de la soie. C’est par cette route que deux moines nestoriens  ont  ramené à Byzance  les  œufs de vers à soie  de la Chine, en les cachant dans leurs cannes de bambou. Enfin c’est aussi la période où le Vietnam était sous le giron des Tang après avoir été annexé plus tôt par les Sui avec le général Liu Fang (Lưu Phương). 

Sous la dynastie  des Tang, Chang-An est la plus grande ville cosmopolite au monde à cette époque.  Elle  est surnommée « ville d’un million d’habitants » dans les archives chinoises.  Connue sous le nom « Paix Eternelle », elle est la ville la plus densément peuplée du monde devant Bagdad et Byzance. Mais d’après l’enregistrement du recensement en l’an 742 dans le Nouveau Livre des Tang (Tân Đường Thư), Chang ’An et ses environs ont eu 362 921 familles comptant 1960188 personnes tandis qu’on estime plus de 50 millions d’habitants   vivant à cette époque en Chine  sur un territoire allant de la mer de Chine orientale à l’Asie centrale, du désert de Gobi au nord  et au-delà des montagnes Nanglin (Lĩnh Nam) dans le sud où se trouve l’Annam. D’une surface intérieure de presque 87km2, la capitale cosmopolite Chang ’An était non seulement un centre de pouvoir politique et économique  mais  aussi  un havre de paix  doté de larges avenues, de magnifiques palais, de temples bouddhistes, de jardins  privés et de vastes marchés. Ses larges avenues et ses rues étaient disposées selon un damier rectangulaire de 114 blocs de maisons  individuellement murés et  protégés tous par la même muraille externe.

Chaque matin, dès l’annonce de l’ouverture de sa  porte principale par les premiers coups des tambours, les gens venant de tous les coins de l’empire ainsi que  de nombreux marchands  étrangers  attirés par l’important commerce de la capitale  commençaient  à y entrer et à vaquer à leurs affaires. La nuit, on ne pouvait circuler d’un artère qu’à un autre à condition d’avoir un laissez-passer. On y trouvait toutes sortes de marchandises, des meubles jusqu’aux épices (safran de Perse, poivre d’Inde etc.)  dans les deux grands marchés de la ville, l’un à l’est et l’autre à l’ouest. La cour impériale  réglementait le contrôle des prix et de la qualité des produits par semaine. La découverte d’un certain nombre de tombes sogdiennes dans la capitale  a permis de mieux comprendre comment des éléments de la culture étrangère se sont infiltrés dans la société chinoise de Chang’ An et vice-versa. Même on y trouvait un quartier étranger.

L’armée des Tang comptait  beaucoup d’importants contingents de soldats turcs appelés sous le nom Tujue (proto turc). Grâce à cette politique de recrutement et de l’expérience de la steppe que  les officiers turcs ont eue, cela permettait à la dynastie des Tang d’agrandir son empire vers l’Ouest. C’était la conquête des  royaumes-oasis de Karakhoja, par les Tang avec le  général sogdien Ashina She’er  (A Sử Na Xã Nhĩ) en 648 dans l’actuelle province du Xinjiang.  Il était  nommé général de la garde de droite par l’empereur  Tang Gaozong (Đường Cao Tông) . Il mourut en 655 et fut enterré aux côtés de l’empereur  Taizong (Đường Thái Tông). Il fut renommé Yuan (元) à titre posthume.

Chang An jouait un rôle clé dans l’échange commercial sur la Route de la Soie avec les régions aussi lointaines comme l’Inde, le Moyen Orient et l’Europe. Son maillage urbain et son architecture religieuse (la grande pagode de l’Oie abritant les textes sacrés  rapportés par le moine  Xuan Zang) et palatiale (Palais de la Grande Clarté (Daming Gong  ou la résidence des empereurs) témoignent du savoir-faire technique dans le respect de l’harmonie et de l’environnement et apportent  plus tard une influence non négligeable dans l’aménagement des capitales des Silla en Corée et des Heian au Japon. Chang An  reste une  partie importante dans l’héritage  historique et culturel de la Chine. Sous le règne de l’empereur Tai Zong (Đường Thái Tôn), les commerçants et les marchands pouvaient circuler librement dans tout l’empire sans avoir peur des bandits. Les prisons étaient vides et les gens ne ressentaient pas le besoin de fermer la porte de leurs maisons. Les récoltes étaient abondantes: il suffit d’avoir 3 ou 4 qian pour l’achat de 10 litres de riz. C’est non seulement  la période de prospérité  que la Chine a connue jusqu’au règne de l’empereur Xuan Zong avant la révolte du général sogdien  An Lu Shan (An Lộc Sơn) en 755 mais aussi le bon modèle de gouvernance  souvent évoqué dans l’histoire de la Chine.

Pagode de l’Oie (Tháp Đại Nhạn)

(