Palais Kiến Trung (Điện Kiến Trung)

Điện  Kiến Trung

Version française

Nằm ở điểm cực bắc của trục thần đạo xuyên qua trung tâm Tử Cấm thành, Điện Kiến trung là một  công trình kiến trúc được vua Khải Định  cho xây vào năm 1921-1923. Đây cũng là điện đầu tiên  có sự  phối hợp  phong cách Âu châu gồm có kiến trúc Pháp, kiến trúc Phục hưng của Ý  Đại Lợi cùng  với kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Mặt tiền của điện thì  được  trang trí  một cách cầu kỳ với các hoa văn, các họa tiết  với   các mảnh gốm sứ nhiều màu, mang đậm bản sắc của cung đình triều Nguyễn. Tòa điện này được hoàn thành chỉ trong vòng 2 năm, từ 1921 đến 1923 với  sự cố vấn của một số kiến trúc sư, kỹ sư người Pháp và Bộ Công, trên nền cũ mà trước đó là có  hai công trình kiến trúc khác, đó là Minh Viễn Lâu (1827) và Du Cửu Lâu (1913) và nhầm để đáp ứng theo  thị  hiếu thẩm mỹ thời bấy giờ. Theo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, điện nầy được lấy tên là Kiến Trung  với chữ Kiến  mang ý nghĩa là dựng  lên và  Trung thì có hàm ý là không sai lệch, ngay thẳng. Điện nầy được xem là nơi ăn ở của  hai nhà vua cuối cùng của triều đại Nhà Nguyễn: Khải ĐịnhBảo Đại.  Chính ở nơi nầy vua Khải Định băng hà vào ngày 6 tháng 11 ,1925. Dưới thời vua Bảo Đại  thì điện được tu sửa toà điện, tân trang  các tiện nghi theo thể cách Tây Phương  trong đó có cả buồng tắm. Cũng tại điện nầy  hoàng hậu Nam Phương hạ sinh Thái Tử  Bảo Long (4-1-1936). Với những năm chiến tranh Việt Nam,  điện  cùng các công trình khác ở Tử Cấm Thành bị tàn phá nên chỉ còn nền mà thôi. Từ năm 2013, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã khởi động dự án phục hồi điện Kiến Trung. Dự án này đã được thực hiện từ  tháng 2 năm 2019 với tổng kinh phí hơn 123 tỉ đồng và  hoàn tất vào tháng 8 năm 2023. Nay điện Kiến Trung trở thành một nơi ưa thích nhất của du khách khi đến tham quan  Tử Cấm Thành.

Version française

Situé à l’extrémité nord de l’axe sacré traversant le centre de la Cité Interdite pourpre, le  palais Kiến  Trung est une œuvre architecturale édifiée par le roi Khải Định en 1921-1923. C’est aussi le premier bâtiment où il y a la combinaison  entre le  style européen  comportant à la fois l’architecture française et  l’architecture de la Renaissance italienne et celui de l’architecture traditionnelle vietnamienne. La façade de ce palais est richement décorée de motifs et de fragments de céramique colorés, portant ainsi l’empreinte de l’identité de la cour royale de la dynastie des Nguyễn.  Sur les conseils de plusieurs architectes et ingénieurs français et du ministère des Travaux publics, ce palais répondant au goût esthétique de l’époque fut  achevé seulement en deux  ans, de 1921 à 1923 sur l’ancien emplacement où ont eu lieu précédemment  deux autres œuvres architecturales connues successivement sous les noms de Minh Viễn Lâu (1827) et Du Cửu Lâu (1913). D’après le Centre de conservation des monuments de Huế, il a été connu sous le nom de  Kiến Trung  (Kiến   » érigé  » et Trung « droit, pas de déformation »). Ce palais était considéré comme le lieu de résidence des deux derniers rois de la dynastie des Nguyễn: Khải Định et Bảo Đại. C’était ici que le roi Khai Dinh fut  décédé le 6 novembre 1925.Sous le règne du roi Bảo Đại, le palais et  son intérieur ont été rénovés selon le style occidental, y comprise la salle de bain. C’était également dans ce palais que la reine Nam Phương donna naissance au prince héritier Bảo Long (4 janvier 1936). Durant la guerre au Vietnam, ce palais était  entièrement détruit ainsi que d’autres résidences de la cité interdite. Depuis 2013, le Centre de conservation des monuments de Huế a commencé à lancer  le projet de restauration du palais Kiến Trung. Ce projet fut mis en œuvre depuis février 2019  et achevé en août 2023 avec un coût total de plus de 123 milliards de đồng. Aujourd’hui, le palais Kiến  Trung est devenu l’endroit préféré de tous les  touristes lors de la visite de la Cité pourpre interdite

Le palais Kiền Trung est visible à travers le long

couloir Trường Lang (Điện Kiến Trung được nhìn thấy qua Trường Lang)