Hoa Sen (Lotus)

lotus

English version

Version française
 

Không có cây thủy sinh nào được người Việt  ngưỡng mộ và  qúi  trọng bằng cây hay hoa sen. Ngoài biểu tượng của Phật Giáo, Sen còn đồng nghĩa với  sự tinh khiết ,  thanh thản và vẻ đẹp nữa. Nó còn khác biệt hơn những cây thủy sinh khác không những   nhờ  vẻ đẹp đơn sơ thanh nhã của hoa mà còn được nhắc nhở  nói đến rất nhiều  trong phong phú  truyền thống ở Á Châu nhất là ở Việt Nam. Nơi nầy,  Sen được liệt kê  vào  4 cây cao qúy nhất đó là  mai , liên , cúc và  trúc  biểu tượng  cho bốn mùa ( tứ thì) đấy. 

Nhìn lại trong nghệ thuật của người Việt, phong cảnh thường đựợc  dàn dựng  theo một sơ đồ bất di bất dịch  và cổ điển mà  thường  có sự xác định cần  thiết để trước  những yếu tố  nào, nhất là các nhân vật  trong cảnh tượng. Cho nên thường thấy một tương quan nghệ thuật độc đáo, một kết hợp bền vững giữa một loại cây và một loại vật  trong các bức tranh nho nhỏ của người Việt. Vì vậy thường thấy   sen  liên kết  với vịt (Liên Áp). Ít khi thấy sen liên kết với con vật  nào khác chỉ trừ khi nào tác giả không còn  tôn trọng những quy ước cổ điển nữa.    Với hoa , sen thường được người Việt gọi    là Hoa Sen hay là Liên Hoa.   Sen nó thuộc họ  Nymphéacées và có tên khoa học là   Nelumbo Nucifera hay là  Nelumbium Speciosum.  Nơi nào ở Việt Nam cũng tìm thấy Sen cả (  đầm, ao bùn,  vườn công cộng, đình vân vân…). Sự hiện diện của nó  ở chùa hay ở đền  làm giảm  đi nhuệ khí sân si dục vọng  của các tu sĩ và làm người khách cảm thấy lòng lân lân thả  hồn về cõi hư vô,  ấy cũng nhờ mùi    hương thơm nhẹ nhàng của  hoa sen. Nó sống rất   dễ dàng    và  thích nghi ở mọi môi trường.   Nó còn  sinh sôi nảy nở với cuộc sống dưới nước  bằng cách chọn lọc đi tất cả nước  đọng    ô uế mà nó  xâm nhập . Vì vậy  thường ví  nó  như   người có đức tính trong đạo Khổng (junzi)(quân tử).   Người nầy, dù ở môi trường nào đi nữa  vẫn không thay đổi  bản  chất  thanh cao  trong cuộc sống, vẫn giữ  đựợc sự  thuần khiết    giữa chốn đầy dẫy tham nhũng.  Người nầy cũng không để bị lôi cuốn  cám dỗ bởi  những tật xấu của xã hội cũng như sen không bi mùi hôi thúi ờ chốn bùn nhờ mùi hương thơm của hoa.  Bởi vậy trong  thơ ca của người Việt có môt bài đề cao đức tính của người quân tử dựa trên hình ảnh của cây Sen:    

Ðố ai mà ví như sen?
Chung quanh cành trắng, giữa chen nhị vàng
Nhị vàng cành trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

 

 

 

Để ca ngợi đức tính nầy của người quân tử hay của Sen, người ta thường nói : Cư trần bất nhiễm trần. Sen có nhiều đức tính khác nên lúc nào cũng được đứng đầu trong các loại cây qúi trọng của người dân Việt và Trung Hoa. Chính Sen đem lai nguồn  cảm  hứng cho các tu sĩ của một phái thiền Phật giáo Trung Hoa tên là « Pháp Hoa Tông »  dưới đời nhà Đường.  Dựa trên lý thuyết  của kinh   « Diệu Pháp Liên Hoa » , dòng nầy chỉ lấy đức tính của Sen để tu luyện.  Trong phái nầy, thời đó có nhiều hòa thượng thi sĩ nổi tiếng như Phong Cang và Thập Đắc không thua chi  Lý Thái Bạch (1)  và  Bạch Cư Dị (2) .  Trụ sở của phái nầy là chùa Hàn Sơn nằm ở vùng lân cận của thành phố Cô Tô  (Hàng Châu) chỉ chuyên trồng Sen trong các hồ.  Phái nầy  họ nghĩ rằng muốn đựợc an lạc trong tâm hồn và tránh đi sự luân hồi và  dục vọng thèm muốn thì cần áp dụng  lý thuyết  « Diệu Pháp Liên Hoa » dựa trên các đức tính của Sen như sau:

vô ưu : mùi thơm của hoa sen khi có dịp ngử nó vào thì sẻ thấy  sự thanh thản và yên tĩnh.  Theo các người xưa, Sen còn là một loại cây chóng tăng dục cũng như rau diếp.

tùy thuận: Sen có thể sống  ở bất cứ nơi nào luôn cả những nơi khô cạn cằn cỗi.

tỏa mùi thơm: (Cư trần bất nhiễm trần) Dù nơi nào có hôi thúi , Sen cũng vẫn lấn áp  thay thế bẳng mùi hương thơm của nó,  có thể  tăng trưởng tuỳ theo cường  độ của ánh sáng trong ngày.

vô cấu: trên cơ sở sinh sản. Sen có một cơ  chế cá   biệt cho   việc sinh sản thực vật. Không có sự thành hình của giao tử như các loại hoa khác. Hoa sen không những  xuất sắc về kích thước mà còn về trạng thái  dày và vàng sáp của các cánh hoa và nhất là  hương thơm của nó có thể  tăng trưởng thay đổi trong ngày. Hoa sen chỉ sống được 4 ngày. Người Nhật diển tã sự chớm nở của hoa sen như sau: ngày đầu  hoa sen có hình dáng của chai saké, ngày thứ nhì  bằng chén saké, ngày  thứ ba bẳng chén súp và ngaỳ thứ tư thì thành  cái đĩa. Dần dần quả của nó tựu hình, tựa như cái côn lật ngửa mà thường gọi là gương sen. Trên mặt bằng phẳng nầy  thì có chừng hai chục trũng chứa  những hạt nhận. Rồi sau đó   khi quả nó chín, nó tách rời cuống, nổi lềnh bềnh   và tan rã một  khi gương sen  đụng chạm với mặt nước qua ngày tháng.  Nhờ vậy các hạt nhân nó theo dòng  nước mà trôi xa hơn nơi  mà Sen nảy nở. Những hạt sen nầy  nặng hơn nước nên  chìm lún vào đất và đâm chồi mọc rễ. Hoa sen khi tượng hình đã có hạt từ trong mầm non. Bởi vậy ngưởi Việt thường nói « nhân quả đồng hành » khi nhắc đến Sen đấy. Đức Phật cũng thường dùng hoa Sen, để nói đến những người thoát khỏi ái tình và dục vọng  vì chính ái dục là nguồn gốc của mọi tội lỗi khổ đau (duhkha) và luân hồi sinh tử.

Để ca tụng đức tính của Sen qua những lời giảng dạy của Đức Phật (3), thiền sư Minh Lương thuộc phái Lâm Tế có làm một bài kệ như sau:

Ngọc quí ẩn trong đá
Hoa Sen mọc từ bùn
Nên chỗ biết sanh tử
Ngộ vốn thiệt bồ đề

 Sen được trông thấy nhiều trong nghệ thuật của người Việt, nhất là ở trong kiến trúc của Phật giáo.   Để nhận dạng cây sen  mô típ trong kỹ thuật trang trí thường có 8 cánh hoa chỉ định 8 hướng chủ yếu và biểu hiện lại đồ hình Mandala, một dạng hình học và biểu tượng của vũ tru Phật giáo. Còn trong ngành  y dược Việtnam thì hạt sen dùng để trị bệnh tiêu chảy, kiết lỵ và mộng tinh. Các hạt sen khi ăn nhiều và ăn sống,  thường   được xem như thuốc chữa bệnh mất ngủ. Người dùng sẻ ngủ trong giây lát nếu ăn luôn cái mầm xanh ở giữa hạt sen. Thưở xưa, ở Việtnam, các cậu trai muốn tỏ tình yêu thương các cô gái thường tặng hoa sen. Trong các lễ truyền thống của người Việt  nhất là những ngày Tết , không bao giờ có thể thiếu được  mứt hạt  sen và trà ướp sen cả.  Còn ẩm thưc  thì những người  sành điệu ăn uống ai cũng biết món gỏi ngó sen.

Đất nước Việt Nam đã bị  chìm đắm triền miên trong  chiến tranh, tham nhũng và bất công. Người Việt yêu chuộng hòa bình, công bằng và tự do lúc nào cũng nuôi hy vọng không ngừng,  sẻ có một ngày đất nước  được có lại sự thanh thản, huy hoàng và kính nể cũng như hình ảnh của cây Sen. Trong bải thơ tựa đề  « Hoa Sen », vua Lê Thánh Tôn   ngư trị một thời  hoàng kim mà Việt Nam lúc đó đang ở trên đỉnh cao của vinh quang, không ngớt lời khen ngợi vẻ đẹp  duyên dáng của Sen:

Nỏn nà sắc nước nhờ duyên nước
Ngào ngạt hương thơm nức dặm Trời ..


  • (1) Lý Bạch, một trong những thi sĩ danh tiếng nhất dưới thời của vua Đuờng Huyền Tông  (701-762).
  • (2) Thi sĩ lỗi lạc đời nhà Đường (772-846)
  • (3) Siddhârta Gautama (Cồ Ðàm Tất Ðạt Ða).

 

Tôi là người Vietnam (Être Vietnamien)

Version française

English version

Niềm tự hào tôi là người Việtnam

Theo các nguồn tin khảo cổ học được biết đến hôm nay, người Việt Nam có thể xuất phát từ nhóm Thái-Việt. Một số nhà sử học vẫn tiếp tục nhận thấy ở nơi những người Việt nầy, không những là những người nhập cư thuộc chủng  Nam Á đến từ miền nam Trung Quốc (dân Bách Việt) và định cư tại vùng đồng bằng sông Hồng qua nhiều thế kỷ trước công nguyên mà còn là những người báo hiệu của nền văn minh Trung Hoa. Vì tăng trưởng dân số trong cuộc hành trình nam tiến, họ càn quét tất cả các nền văn minh rực rỡ mà chúng ta được biết cho đến nay trên bán đảo Đông Dương (Ðồng Sơn hay Chămpa). Còn những người khác còn lại, họ tin rằng người Việt Nam là kết quả đến từ sự hợp nhất giữa các dân tộc có mặt từ lâu  ở lưu vực sông Hồng trong đó cần phải nhắc đến là người Hmong, ngừời  Hoa, người Thái và người Đồng Sơn.

Dựa vào sữ tích dưa hấu có vào thời điểm của các vua Hùng, một bằng chứng cụ thể nói lên sự xuất hiện của người nước ngoài không cùng chũng tộc, đã có mang đến Việt Nam qua đường biển các hạt giống (thế kỷ thứ ba trước Công nguyên) và  qua các cuộc khai quật khảo cổ xác nhận sự tồn tại của vương quốc Nam Viêt (hay Nan Yue), người dân Việt tin rằng họ xuất phát từ dân Bách Việt với gốc  của chũng cổ Mã Lai (Indonésien) nhờ qua người Đồng Sơn. Một nơi biểu lộ sự sống động nhất của tâm hồn dân tộc Việt đó là ngôi đình làng, trông lại nó không khác chi hình nhà khắc ở trên trống đồng Đông Sơn. Niềm tin này có vẻ thuyết phục bởi vì  người ta đã tìm thấy được ở nơi các bộ tộc cổ Mã Lai: ăn trầu, xăm mình và nhuộm răng,  những đặc tính kinh ngạc mà người dân Việt đã có từ thưở trước.

Ngoại trừ vài người Pháp như ông Henri Oger đã khám phá, nhận thấy được  ở trong xã hội Viêt Nam một nền văn hóa giàu có cả nghìn năm về truyền thống và tập quán, người ta vẫn còn lầm lẫn kì lạ và nghĩ rằng là văn hóa Việtnam là một bản sao chép lại của nền văn hóa Trung Hoa. Người ta cứ chê trách người dân Việt không có một nền văn hóa xứng đáng giàu có như các nền văn hóa tìm thấy ở trên bán đảo Đông Dương (như Chămpa và Chân Lạp)  qua các đền thờ ở Mỹ Sơn và Angkor.  Đấy là do thiếu sự hiểu biết  đáng tiếc  vì muốn biết sự giàu có ở trong nền văn hóa Việt thì nên cần  thiết quan tâm nhiều  đến lịch sữ và văn chương hơn là nghệ thuật.

Làm thế nào họ có thể có một nghệ thuật phi thường và độc đáo khi họ vẫn còn vùi thân đấu tranh không ngừng với sự khắc nghiệt của thiên nhiên và khi Bắc Bộ không phải một nơi giàu có về tài nguyên. Ý là chưa nói đến việc hán hóa áp đặt trong suốt nghìn năm dưới sự thống trị của người Hoa. Mặc dù vậy, người dân Việt đã thể hiện bao nhiêu lần qua kỹ thuật, sự khéo léo và trí tưởng tượng. Chính nhờ vậy một số sản phẩm Việt (đặc biệt là gốm  sứ cổ) được chiếm một cương vị đáng kể trong nghệ thuật tỉnh của Trung Hoa vào thời đó.

Để cố gìn giữ truyền thống và duy trì văn hóa, người dân Việt tự tìm cho mình một  lối thoát  qua cuộc đấu tranh triền miên. Nhờ tín ngữơng tôn giáo và môi trường gần như khắc nghiệt ngay từ đầu, người dân Việt vốn có ở nơi họ một khả năng kháng cự đáng kể trước sự đau khổ về tinh thần và thể chất. Khả năng đó nó đã trở thành trong những năm qua, một trong những sức mạnh để họ có thể dành thắng lợi qua các cuộc xâm lược từ ngoài đến. Cũng nhờ sự vất vã, kiên trì và lòng hy sinh trong cuộc sống, người dân Việt kiềm chế được sự phẩn nộ và sự thay đổi thất thường của sông Hồng. Họ còn đẩy lui được nhiều lần người Trung Hoa ra khỏi bờ cõi và vượt được dãy núi Trường Sơn vào thế kỷ 18 trong cuộc Nam tiến. Dân tộc Chămpa là nạn nhân đầu tiên, tiếp theo đó là dân tộc Khờ Me trong cuộc xung đột lâu dài nầy. Người ta có thể trách móc sự tàn ác của người dân Việt đối với các dân tộc khác nhưng người ta không được quên rằng người dân Việt đã chiến đấu không ngừng kể từ khi lập nước, để bảo vệ sự sống còn và bảo tồn truyền thống của dân tộc mà thôi.

Người dân Việt đã bị thiệt thòi từ thưở nào vỉ  gần gũi địa lý với Trung Quốc. Để ngăn chặn sự di chuyển của người Mông Cổ của Hốt Tất Liệt (Kubilai Khan) trong cuộc chinh phục xứ Chămpa, người dân Việt đã bị hai lần xâm lược vào năm 1257 và 1287. Để tìm đường thương mại với Trung Quốc, chính quyền Pháp nghĩ rẳng sẻ mựợn đường lúc đầu nhờ sông Cửu Long (Mékong) rồi sau đó sông Hồng Hà để có thế đến Vân Nam. Vì vậy họ gởi  sang Đông Dương ông Doudart Lagrée tiếp theo sau đó ông Francis Garnier để hoàn thành sứ mệnh. Chính vì vậy chính quyền Pháp mới quan tâm nhiều đến vùng Bắc Bộ và can thiệp quân sự vài năm sau đó.

Sau chiến tranh Triều Tiên, để chống lại sự bành trướng của Trung Cộng, người dân Việt bị cưởng bức qua nhiều thập niên trong cuộc xung đột giữa hai khối Đông và Tây Âu. Cũng để ngăn trở đường lối chinh tri của Bắc Kinh ở Cao Miên, người dân Việt nhận được một hình phạt qua sự xâm lược chóp nhoán của Trung Cộng vào tháng 2 năm 1980 ở biên thùy Lạng Sơn trong vòng một tháng.

Nếu người dân Việt không có lưu giữ truyền thống độc lập, không có mãnh lực bảo tồn bản sắc dân tộc và cá tính mạnh mẽ thì họ có thể không còn có mặt ở trên bán đảo Đông Dương từ lâu vì về phương diện đia lý và văn hóa, họ rất gần gũi với người Trung Hoa nhất là các người nầy có một nền văn minh khó so sánh và rực rở từ 4000 năm. Việt Nam chắc chắn sẽ trở thành ngày nay một tỉnh lỵ  của Trung Quốc và một hiện thân tầm thường của nền văn minh Trung Hoa.

Dành cho những ai đã từng biết lịch sử Viêt Nam, đã làm người dân Việt thì không bao giờ được sống bình yên cả dù nguời dân Việt trong thâm tâm họ thèm muốn lắm. Đựợc uốn nắn lớn lên với đất phù sa của đồng bằng sông Hồng, lúc nào cũng chống chọi triền miên với các cơn thịnh nộ của sông Hồng, không ngừng dừng bước trong công cuộc nam tiến qua bao nhiêu lần chinh chiến, bị đồng hóa và thống trị lâu dài nhất của người Trung Hoa, còn chưa nói đến một trăm năm đô hộ của chính quyền Pháp và 20 năm bị miễn cưởng trở thành mục tiêu của cuộc tranh chấp của hai khối Đông và Tây Âu và nạn nhân của chiến tranh lạnh, người dân Việt không bao giờ nản lòng trước những khó khăn trọng đại nầy.

Nhờ đó, người dân Việt càng thiện chiến hơn, càng thêm kiên trì, cứng rắng, giữ vững lòng tin ở quan điểm chính trị của mình và càng có khả năng để đối mặt với các cuộc chạm trán khó khăn nầy. Sự gắn bó sâu đậm và mật thiết của họ với đất nuớc và truyền thống khiến họ không nhận nhường trong cuộc đấu tranh. Đối với một số người, họ là những kẻ xâm lăng nhẫn tâm và đáng sợ nhưng cũng có một số người khác xem họ như là những kẻ bảo vệ chính đáng trong cuộc dành tự do và độc lập quốc gia.

Dù có thể nào đi nữa, người dân Việt rẩt hảnh diện trong việc thay thế ông cha để bảo vệ kiên cường đất nước của tổ tiên, sự sống còn của dân tộc và xứng đáng là con Rồng cháu Tiên. Chết vì đất nước không phải chuyện ngoài lệ với tâm tính và truyền thống của ngừời dân Việt. Đấy mới là số mệnh quá cao thượng, xứng đáng mà bao nhiêu người dân Việt tựa như Trần Bình Trong, Nguyễn Thái Học, Phó Ðức Chính, Nguyễn Trung Trực, Trần Cao Vân vân vân … can đảm lãnh  nhận trên mãnh đất huyển thoại nầy

Tôi là người Vietnam

thì phải có khả năng kháng cự lại trước hết việc đồng hóa hay là tư tưởng ngoại bang và hảnh diện có mang ở trong tĩnh mạch dòng máu của con Rồng.

The Bai Yue ( Bách Việt)

bachviet1

 
French version

Vietnamese version

The Bai yue were probably the heirs of  Hoà Bình culture, a discovery extremely important from French archeologist Madeleine Colani in the Hoa Bình province (Vietnam). They were a people of skilled farmers: They grew rice on burned land and flooded fields and raised buffaloes and pigs. At the time of the first contact with the nomad folks from the North of Turco-Mongolian origin,  ancestors of the Han (or Chinese) called them by the name of « Yue ». There are people having the habit of using the ax in rice cultivation and in the fighting. The ancestors of the Vietnamese (or the Luo Yue) were part of these Bai Yue, owners of the bronze drums.

The Bai Yue (or Bách Việt in Vietnamese) lived scattered in the south of the Blue River basin (or Dương Tử Giang), from Zhejiang (Triết Giang) until Jiaozhi ( Giao Chỉ )( the northern Việt-Nam today ). They were devoted to rice cultivation and distinguished themselves from Chinese people accustomed to cultivate millet and wheat. They drank infused water with the leaves of a plant known as « tea » they gathered in the forest. They liked dancing, working while singing and alternated their reply in the songs. They often disguised themselves in the dance with leaves and plants. They were found at that time in the current provinces of Southern China: Foujian (Phúc Kiến), Hunan(Hồ Nam), Guizhou (Qúi Châu), Guangdong (Quảng Ðông), Jiangxi, Guangxi ( Quảng Tây), Yunnan (Vân Nam) and in the northern Vietnam today.

Bronze drum shown in Guimet museum (Paris)

icon_tambour

Characteristic features of the Bai Yue

1°) The practice of cutting hair short and tattooing.
2°) The construction of houses on piles ( construction Ganlan ).
3) Dress in loincloth and turban.
4) Blackening or grinding front teeth ( canine teeth )
5) Eating clams and amphibians in diet.
6) Bronze casting and using bronze drums in rituals.
7) Foretelling future using bird bones
8) Totemic cult (birds, reptiles and amphibians)
9) Practice burying on cliffs
10°) Greater involvement by fathers in their son’ birth and education and the return of the woman in rice acitivities.
11°) A highly developed technology of weaving
12°) Intensive use of small boats and expertise in the art of maritime warfare.

 

Đại tộc Bách Việt