Paris et ses passages insolites (Ba Lê với các hành lang lạ thường)

Versions vietnamienne et française

Không  được biết  đến trong thời gian qua,  các hành lang ở Paris nay trở thành một trong những điểm thu hút du khách nhiều nhất là trên phương diện kiến trúc và du lịch. Trong những năm 1850, Paris có ít nhất 150 hành lang với mái che kính và mô hình kiến trúc  nầy được truyền bá rộng rãi  đến  các thành phố lớn  ở tỉnh như Bordeaux, Nantes và ở ngoại quốc như  các nước Ý Đại Lợi , Thổ Nhi Kỳ, Anh quốc vân vân… Các hành lang nầy được  thấy phần đông ở bên bờ  phải của sông Seine  nhất là ở khu  đại lộ (Grands Boulevards).  Nhưng vì dự án đô thị hóa qua các công trình xây cất của nam tước Haussmann và sự phát triển nhanh lẹ của các cửa hàng như Le Bon Marché, la Samaritaine, le Printemps khiến một số hành lang bị phá hủy từ đó.  Hiện nay chỉ còn lại hai chục hành lang ở Paris.   Các hành lang nầy  từ nay thuộc  về di sản kiến trúc và ghi nhớ của  kinh đô ánh sáng Paris.

Méconnus jusqu’à une date récente, les passages de Paris redeviennent aujourd’hui l’un des attraits touristiques et architecturaux de Paris. Dans les années 1850, Paris possède au moins 150 passages couverts et exporte le modèle vers d’autres villes françaises (Bordeaux, Nantes etc …) et vers l’étranger (Italie, Turquie, Grande-Bretagne etc …). Ces passages se regroupent sur la rive droite de la Seine, en particulier dans le quartier des Grands Boulevards. Plusieurs passages ont été démolis au profit de l’urbanisation entamée par les grands travaux du baron Haussmann et de l’essor de grands magasins ( Le Bon Marché, la Samaritaine, le Printemps etc …). Il ne reste qu’une vingtaine de passages aujourd’hui à Paris. Ils font partie désormais du patrimoine architectural et mémoriel de la capitale.

 

Passage des Panoramas 

Galerie Colbert

Passage des Princes

Passage Jouffroy

Galerie Vivienne  etc.

 

 

Một ngày thư thản và lững thững dạo các hành lang

Une journée de la détente et de la flânerie dans les passages

Italie (Ý Đại Lợi)

Italie (Ý Đại Lợi)

 Click on the picture you’d like to see 

Voyage d’été 2017: Venise (Ý Đại Lợi)

 

Version française

Thường được gọi là thành phố trên mặt nước , Venise được ra đời vào thế kỷ thứ 5  sau khi Đế chế La Mã bị sup đổ.  Người dân ở đất liền  tìm những vùng lân cận  có đầm  lầy  như  các hòn đảo cát Torcello, Iesolo và Malamocco để trốn tránh các người phương bắc, người Hun và cần một nơi như Venise có một vị trí để bảo đảm có nước và trong trường hơp bị vây hảm có sự tiếp tế dễ dàng và nhất là nước là hàng rào thiên nhiên chống địch. Venise vì nằm trên nhiều hòn đảo nhỏ nên được có vô số  các cầu nổi. Sự xây cất nhà cửa cũng tùy thuộc tầm vóc của các căn nhà trọng đại nặng nhẹ hay không. Nếu căn nhà không nặng chi cho mấy thì được xây cất  trực tiếp trên đất  liền. Còn nếu không thì cần các cộc gỗ (pali)   được  cắm sâu vào nền đất  cứng (carento) để   cũng cố nền  đất trước khi dựng sau đó một sàn gổ  (plancher) dày hay mỏng và công việc xây cất được bất đầu với gạch (briques).  Đôi khi còn cần phải tính toán trù liệu sự gặm mòn nước  biển với  các tòa nhà gần ven sông. Bởi thế đá đặc Istrie, một loại đá trắng có tiếng là bền,   đến từ vùng Balkans  được  trọng dùng qua nhiều thế kỷ. Để giới hạn trọng lượng  của các căn nhà, thường thấy có rất nhiều  cửa sổ trên các mặt chính bằng đá , các sườn nhà bằng gỗ sồi thường đúc trong vôi vữa (mortier),  các xà nhà (poutres) cũng như các rầm (solives) đều dùng  để hấp thụ  tất các chuyển động xuất phát từ sự hoạt động địa chấn ở phá (lagune). Khách du lịch ngoại quốc đi theo tour thường được cư trú  ở ngoại ô vì ở trung tâm thành phố, giá khách sạn quá đắt đỏ một đêm có thể lên  đến cả  ngàn euro.  Vì vậy sáng phải lấy tàu đi vào thành phố, có dịp cho tớ chụp hình thỏa mái. Đến đây không đi  thuyền gondole, là mất đi niềm vui trọng đại vì  bạn có  dịp  ngắm cảnh trong thành phố Venise qua các con kênh nho nhỏ và các ngóc ngách mà không thể nào biết khi đi bộ. Đến đây cũng  không nên quên cái cầu than thở bằng gạch trắng Istrie với phong cách baroque, một cái cầu mà bao nhiêu người trước khi bị hành quyết phải  đi qua.  Cái cầu nầy thông đến toà án Des Doges  ở quảng trường Saint Marc,  có đôi hành lang và hai hướng khác nhau, một hướng là đi đến ngục tù  tối ẩm thấp còn hướng kia  thì đến  các phòng « chì »   sẻ bị ghẹt thở   bởi sức nóng  từ các bản chì  phủ kín của các mái nhà. Đây là một « quan tài biết bay » , đó là cái tên mà nhà văn hào Pháp  André Suarès dùng  khi nói đến cái cầu nầy.  Venise cũng là thành phố  quê hương của Marco Polo, một thương gia  thám hiểm nổi tiếng   đã mang về, theo một giã thuyết, cách làm mì từ Trung Hoa dưới  thời  nhà Nguyên  của Đại Hãn Hốt Tất Liêt ở   đầu thế kỷ 13. Nhưng trong quyển sách tựa đề « La cuicina italiana » , ông  Giuseppe Mantovano  có   lưu  ý rằng   tất cả loại  mì đã  có trước khi Marco Polo trở về.  Như vậy có thể một loại mì nào  đấy thời  đó không  có  ở Venise được mang về không?  Ở  Ý , lúc nào trong menu  của buổi  cơm tối ở khách sạn Ý là cũng có pasta (hay pâte), đó là  món ăn đầu tiên mà tớ   được  ăn  hai ngày liên tiếp.  

Version française

Connue souvent comme une ville bâtie sur l’eau, Venise prit naissance au Vème siècle après la la chute  de l’empire romain. Les habitants vivant sur terre cherchèrent  les  alentours des régions marécageuses  comme les îlots Torcello, Iesolo và Malamocco pour  trouver refuge et fuir les gens du Nord , les Hun et choisirent Venise comme le lieu idéal pour son eau, un barrage naturel contre les ennemis et une nécessité primordiale  en cas de siège et de ravitaillement. Étant étendue sur plusieurs îlots, Venise possède un grand nombre de ponts.  Le choix de la construction des bâtisses est lié étroitement à leur taille imposante ou non.  Si elle a une stature légère, elle est construite directement sur le sol. Par contre, pour les édifices plus élevés et plus imposants, on a besoin de consolider et soutenir  leur fondation par la plantation des pieux (palis) de deux à quatre mètres enfoncés  jusqu’à l’atteinte de la couche de la terre solide (carento)  avant d’installer le plancher de bois plus ou moins épais avant de mettre en place la maçonnerie en briques. Parfois, il est nécessaire de prévoir la corrosion entamée par l’eau de mer pour les bâtisses au bord des rivières. C’est pourquoi la pierre compacte  d’Istrie, connue pour sa résistance et provenant des Balkans est utilisée au fil des siècles. Pour limiter le poids de ces bâtisses, on est habitué à installer un grand nombre de fenêtres sur des façades en marbre, à employer des charpentes coulées dans le mortier, à utiliser et à assembler des poutres et des solives dans le but d’absorber les variations sismiques  dans la lagune et à rendre ces bâtisses plus résistantes en les alignant côte à côte en cas des secousses telluriques. La plupart des circuits touristiques proposent  des hôtels situés souvent  aux alentours  de Venise car le prix d’une chambre dans le centre de Venise  est très élevé, pouvant atteindre jusqu’à un millier d’euros. C’est pour cette raison qu’il faut prendre l’embarcation pour atteindre le centre-ville de Venise. C’est aussi une occasion unique pour moi de pouvoir prendre des photos à ma guise. En venant à Venise, on ne peut pas se passer des gondoles car c’est un plaisir inouï de  nous permettre de découvrir Venise au fil de l’eau  dans les recoins.

On ne peut pas oublier non plus le pont des Soupirs en marbre blanc d’Istrie de style baroque, un pont que les prisonniers ont dû emprunter avant la sentence. Donnant accès au palais des Doges, ce pont possédait deux couloirs dans deux directions différentes, l’un emmenant le condamné dans un cachot  humide et tout sombre  et l’autre dans des cellules  où le prisonnier serait suffoqué rapidement  par l’excès de la chaleur emmagasinée dans les toits recouverts de plaques en plomb. C’est le « sarcophage qui s’envole », une expression employée par l’écrivain français André Suarès pour désigner ce pont.  Venise c’est aussi la ville natale  du marchand explorateur célèbre Marco Polo. Selon une vieille légende toujours tenace jusqu’à aujourd’hui,  c’est lui qui aurait introduit les pâtes en Italie   après les avoir ramenées de Chine au début de la dynastie des Yuan (Kubïlai Khan). Mais dans son ouvrage intitulé   « La cuicina italiana », Giuseppe Mantovano a noté que  plusieurs  sortes de pâtes étaient   déjà présentes avant le retour de Marco Polo. Peut-être y a-t-il une variété de pâte inconnue ramenée  à cette époque à Venise? En Italie, dans le menu du dîner proposé par les hôtels italiens, il y a toujours du pasta (pâte).  C’est le plat d’entrée que j’ai eu deux jours de suite dans les hôtels italiens.

Thành phố của các kênh đảo

Voyage d’été 2017: Milan (Ý Đại Lợi)

 

Versions vietnamienne et française

Tọa lạc tại  phía bắc của đồng bằng Lombardie, Milan thường được xem  là một trong những thành phố thời trang  nổi tiếng  hàng đầu ở Âu Châu cùng Paris và Londres. Milan không những  là thành phố thứ nhì của Ý Đại Lợi mà còn là thành phố mua sắm lý tưởng nhất vì  Milan hội tụ những nhà thiết kế tài ba như  Giorgio Armani, Guccio Gucci, Gianni Versace vân vân…Galerie  Vittorio Emanuele II ở quảng trường Plazza del Dumo được coi là trung tâm mua sắm cổ xưa nhất thế giới với hai tọa nhà mái vòm có trần nhà kính, một dài 196 m một ngắn 105,5 m. Hai tọa nhà  nầy đụng nhau thành hình chữ thập latin ở giữa dưới vòm hình bát giác  bằng kính cao hơn 40 m . Dưới vòm nầy, có 4 tranh ghép mảnh  tượng trưng  phù hiệu của 4  vùng Milan, Florence, Turin và Rome.  Ở cuối cổng ngang mặt quảng trường Plazza del Dumo thì có một khải hoàn môn còn ở cuối cổng đối diện phiá sau là  nhà hát lớn nhất ở Châu Âu thời đó Opéra La Scala. Galerie nầy được đặt theo tên vị vua đầu tiên  có công thống nhất  vương quốc Italie. Công trình kiến trúc đặc sắc này được thiết kế bởi kiến trúc sư Giuseppe Mengoni. Ông nầy  một ngày trước khi công trình được hoàn thành (tháng 12 năm 1877), bị té chết  từ trên đỉnh vòm khải hoàn môn.

Còn thánh đường Milan, đây là một kiến trúc phong cách gô tích, và tân cổ điển với diện tích gần 12000 m2,  dài 157 m, rộng 93m, có sức chứa đến 4000 người.  Nó được xem là nhà thờ lớn nhất ở Ý Đại Lợi và được xếp hàng  thứ 4 ở châu Âu chỉ sau nhà thờ St Pierre  ở Vatincan, Saint Paul ở London và nhà thờ Seville của Tây Ban Nha. Nhà thờ được xây bằng gạch đá cẩm thạch trắng , làm quyến rũ các du khách khi đến tham quan với 2000 bức tượng  trong đó có bức tượng David chặt đầu Goliath và 136 mũi tên trang trí ở  các mặt chính. Đây là một kiệt tác không thể bỏ qua khi đến Milan. Nhưng muốn xem bên trong nhà thờ thì mất ít nhất 2 tiếng rưởi. Rất tiếc thì giở không có nên mình không có thể xem được cây thánh giá của Léonard de Vinci. Được xây cất vào năm 1386 dưới sự thúc đẩy của lãnh chúa Gian Galeazzo Visconti nhưng được hoàn thành sau 500 năm khi hoàng đế Napoléon Bonaparte muốn được phong làm vua của Ý Đai Lợi ở thánh đường Milan. Khi nhắc đến thành phố Milan thì không thể nào không nói đến gia đình Visconti , một gia tộc qúi phái có quyền lực từ thờ i Trung Cổ đến thời kỳ Phục Sinh (Renaissance) từ 1277 đến 1447. ở vùng Lombardie. Có một đạo diễn nổi tiếng thuộc gia tộc nầy đó là ông Luchino Visconti được biết đến với bộ phim The Leopard (1963) và Death in Venice (1971). 


Située dans dans le nord de la Lombardie, Milan est considérée comme l’une des villes connues pour la mode en Europe avec Paris et Londres. Milan n’est pas non seulement la deuxième ville d’Italie mais elle est aussi un lieu idéal pour le shopping car elle réunit tous les grands stylistes célèbres comme Giorgio Armani, Guccio Gucci, Gianni Versace etc…  Située à Plazza del Duomo,   la galerie  Vittorio Emanuele II est considérée comme le plus vieux centre commercial du monde constitué de deux passerelles couvertes des toits en verre et en acier, l’une longue de 196 m et l’autre courte de 105,5 m. Ces deux dernières se rejoignent en forme de croix latine en leur milieu sous un  dôme octogonal haut plus de 40 mètres. Au dessous de celui-ci il y a 4 mosaïques représentant chacune un écusson de chaque région: Milan, Florence, Turin et Rome. À l’extrémité d’une passerelle  située en face de la place Plazza del Dumo se trouve un arc de triomphe tandis qu’à l’autre extrémité opposée  il y a l’opéra La Scala connu à cette époque comme la plus grandiose en Europe. Cette galerie prend pour nom Vittorio Emanuele II, celui  qui a réussi à unifier l’Italie. Ce projet de construction est conçu et réalisé  par l’architecte Giuseppe Mengoni. Ce dernier est décédé  en tombant du haut de la dôme de l’arc de triomphe la veille du jour de la cérémonie d’ouverture.  (décembre 1877) 

Quant à la cathédrale de Milan, c’est un chef d’oeuvre architectural de style gothique et néo-classique avec une superficie de 12000 m2, longue de  157 m et large de 93 m et  ayant la possibilité de contenir 4000 personnes.  Elle est considérée comme la plus grande église en Italie et placée au 4 ème rang en Europe derrière les cathédrales Saint Pierre à Vatican, Saint Paul à Londres et Séville en Espagne. Cette église est édifiée en marbre d’un blanc immaculé, ne cesse pas de  séduire les touristes lors de leur visite avec 2000 statues parmi lesquelles se trouve la statue de David portant dans sa main la tête de Goliath et 136 flèches ornementales sur ses façades extérieures.   C’est une oeuvre architecturale d’une beauté extraordinaire qu’il est difficile de ne pas voir lorsqu’on est à Milan.  Pour voir l’intérieur de l’église, il faut compter 2 h et demie.  Il est regrettable pour  nous d’avoir peu de temps pour y voir le crucifix de Léonard de Vinci.  Cette cathédrale a été édifiée au début  sous l’impulsion du seigneur Gian Galeazzo Visconti mais  sa finition a eu lieu seulement 500 ans plus tard lorsque l’empereur Napoléon Bonaparte avait l’intention d’y être  couronné roi d’Italie. En parlant de Milan, on ne peut pas évoquer la famille noble Visconti ayant  eu  à cette époque un pouvoir politique incontestable du Moyen Âge  jusqu’à la Renaissance (de 1277 à 1447) en Lombardie.  Un metteur en scène  issu de cette famille, Luchino Visconti est très célèbre pour ses deux films The Leopard (1963) et  Death in Venice (1971). 


Kinh đô thời trang và thiết  kế


Voyage d’été 2017: Zurich (Thụy Sĩ)

 

En partant de Paris à 7h  du matin, nous sommes arrivés vers 17 heures de l’après-midi. Le temps est tellement capricieux , tantôt il fait ensoleillé tantôt il fait pluvieux. Malgré cela, il y a quelques photos pour cette ville économique de la confédération helvétique (ou la Suisse). Khởi hành từ Paris 7 giờ sáng, tụi nầy tới 5 giờ chiều . Thời tiết thay đổi thất thường, lúc nắng, lúc mưa. Tuy nhiên cũng lưu niệm được vài tấm hình với trung tâm thương mại của Thụy Sĩ.