Le complexe monumental d’Acropole d’Athènes

Version française

QUẦN THỂ ACROPOLE-PARTHÉNON

DEUXIÈME JOUR À ATHÈNES

Đến Hy Lạp mà không có đi tham quan quần thể Acropole và Parthénon ở  thủ đô Athènes  thì có thể xem như  là không biết lịch sử xứ nầy. Nơi nầy được  tọa lạc ở trên một cái đồi cao chừng một trăm thước và được bao xung quanh bởi một bức tường. Thưở ban ban đầu nguời Hy Lạp cổ dùng làm nơi ẩn náo khi có các cuộc tấn công của kẻ thù.  Sau đó nơi nầy trở thành nơi thờ phượng nhất là có một toà nhà dành riêng cho nữ thần Athéna, con gái của thần Zeus và nữ thần Métis. Đây là nữ thần bảo vệ thành Athènes. Chinh ở nơi nầy sau khi  đánh bại người Ba Tư cổ qua trận chiến hiển hách Salamine vào năm 480 trước Công nguyên, nhà chính trị gia đa tài Périclès mới nhờ kiến trúc sư Phidias xây dựng ở nơi nầy vào nửa sau của thế kỷ thứ 5, đền Parthénon. Cũng chính ở nầy Périclès thiết lập nền dân chủ dựa trên nguyên tắc bình đẳng chính tri giữa các công dân  loại trừ các thành phần trong xã hội  như  phụ nữ,  nô lệ và người ngoại quốc và  củng cố quyền lực bá chủ cuả  Athènes trên các thành quốc (cités-états) và các đảo khác của Hy Lạp  trong liên minh quân sự Devos từ 478 trước Công Nguyên. (ligue de Devos).

Muốn tham quan nơi nầy, du khách phải chịu nhiều thử thách. Phải gian nan đi bộ, phải trèo leo các dốc khá vất vả, phải nối đuôi xếp hàng mua vé ít nhất là một tiếng rưởi nếu không mua ở trên mạng dưới cái nóng ngột ngạt của mùa hè. Để tránh cái nắng hừng hực nầy tụi nầy phải mua vé ở trên mạng nhưng cũng phải biết mua ở trang nhà của cơ quan chính phủ Hy Lạp còn không sẽ  mua với giá cả rất cao và không có bớt  cho các thành phần như người cao tuổi và  trẻ em. Ở trang nhà của chính phủ thì trẻ em như cháu của mình dân  Pháp thuộc cộng đồng Âu Châu thì được xem miễn phí đến 26 tuổi.  Còn người cao tuổi như mình thì trả tiền nửa vé. Nói tóm lại vẫn rẻ hơn mua các trang nhà cũa các cơ quan tư nhân khác. Tụi nầy biết được điều nầy nhờ có sự chỉ dẫn của một anh tiếp tân  ở khách sạn mình cư trú. Đây là giai đọan đầu của cuộc tham quan quần thể Acropolis. Tụi nầy chọn đi sáng sớm vì thời tiết  còn mát mẻ nhất là quần thể nầy mở cửa lúc 8 giờ sáng. Có vé ở trên mạng, đến nơi cũng phải nối đuôi để được đi vào quần thể. Tụi nầy đi lúc 7 giờ sáng được vào tham quan lúc 8 giờ rưởi cũng mất một tiếng rưởi đấy. Tóm lại mua tại chổ, nối đuôi mua vé rồi nối đuôi để đi vào quần thể, phải mất ít nhất 3 tiếng. Đây là một thử thách mà mọi du khách đến đây phải chấp nhận mà cũng xứng đáng để tham quan được một lần trong đời người.

Version française

Sans visiter le complexe monumental de l’Acropole et du Parthénon dans la capitale Athènes,  la venue en Grèce peut être considérée  comme la méconnaissance  de l’histoire de ce pays. Ce lieu est situé sur une colline d’une centaine de mètres de haut et entouré d’un mur. Autrefois,  les anciens Grecs l’utilisaient  pour servir de refuge en  cas d’attaque des ennemis. Il devint plus tard un lieu de culte notamment avec un édifice dédié à la déesse Athéna, fille de Zeus et de la déesse Métis. C’était  la  protectrice de la ville d’Athènes. Après avoir vaincu les Perses lors de la glorieuse bataille de Salamine en 480 av. J.-C.,   l’homme politique talentueux Périclès demanda à l’architecte Phidias d’édifier à cet emplacement dans la seconde moitié du Vème  siècle, le Parthénon. Mais c’était également ici que Périclès établit une démocratie fondée sur le principe de l’égalité politique entre les citoyens, excluant certaines catégories de la classe sociale: les femmes, les esclaves et les étrangers et consolida ainsi  l’hégémonie d’Athènes sur  les autres cités-états et les îles grecques dans la ligue de Devos (une sorte d’alliance militaire) depuis 478 av. J.-C..

Pour visiter cet endroit, les touristes étrangers doivent faire face à de nombreux défis. Il faut marcher à pied, monter péniblement les pentes assez ardues, faire la queue durant une heure et demi au moins  pour l’achat des tickets sur place  dans la chaleur suffocante de l’été. Pour éviter ce soleil accablant, il vaut mieux acheter les billets en ligne mais il faut connaître  le site de l’agence gouvernementale grecque sinon on se retrouve avec des sites privés proposant le prix assez élevé et il n’y a aucune réduction. Sur le site du gouvernement grec, les enfants comme mon petit enfant  français appartenant à  la Communauté européenne peuvent visiter gratuitement tous les sites grecs jusqu’à 26 ans. Quant aux gens âgés, le billet est à moitié prix. Bref c’est plus intéressant pour l’achat des billets sur le site gouvernemental.  Nous connaissons cette information  grâce à l’indication d’un réceptionniste de l’hôtel. C’est la première étape pour  la visite de ce complexe monumental Acropolis. Nous préférons de le visiter le matin de bonne heure car il fait frais et ce lieu est ouvert à 8 heures. En achetant le billet sur Internet, il faut faire la queue quand même pour l’accès à Acropolis. Nous nous pointions  à 7 heures du matin devant l’entrée et nous pouvions y accéder seulement à 8h et demi. En résumé, en achetant les billets sur place, il faut compter 3 heures d’attente. C’est un défi que tout le monde doit accepter mais cela vaut le coup de visiter ce lieu une fois dans la vie.


 

 


Quelques informations utiles:

Site officiel du gouvernement grec
pour l’achat des tickets d’entrée pour les musées.
https://www.tap.gr/
Hôtel recommandé:  Athens Psiri Hotel
32 Sofokleous str., Athens, Greece
+30 210 52 34 329
info@athenspsirihotel.com
www. athenspsirihotel.com

 

Village médiéval Eze (le plus beau village de France)

 

Version vietnamienne

Perché sur un piton rocheux  de 429 mètres d’altitude entre le Ciel et la Mer avec ses ruelles pavées et sinueuses et ses maisons étagées bien fleuries  le faisant  passer pour un dédale, le village médiéval Eze est situé entre Nice et Menton et à 8km de la principauté de Monaco dans le département Alpes-Maritimes. Il est connu pour son église baroque Notre-Dame de l’Assomption et son jardin exotique aménagé sur les ruines de la forteresse médiévale. C’est ici qu’on voit  s’installer une véritable harmonie où les sculptures longilignes en terre cuite de l’artiste-sculpteur Jean-Philippe Richard côtoient les plantes succulentes des régions désertiques d’Amérique du Nord et du Mexique (cactus,  agaves, aloès, euphorbes etc.) et de la  Méditerranée. C’est aussi ici que le visiteur peut  contempler  un panorama magnifique  sur la Riviera française en contrebas. Le village est riche en histoire. À l’image de tous les villages de la région méditerranéenne, les Romains occupèrent ce lieu, dès le 3ème siècle après J.-C. en le faisant devenir un oppidum romain pour faire face à tous les envahisseurs. Puis c’est aussi  par une petite porte nommée  aujourd’hui « porte des Maures » que  les Sarrasins réussirent à prendre la cité en l’an 900 à l’époque où ils dévastaient la  Provence et la Ligurie  pendant plus de 70 ans jusqu’à sa  libération par le comte de Provence, Guillaume 1er. La cité  fut rattachée  ensuite en l’an 1388 à la couronne de Savoie qui apportait beaucoup de modifications à caractère défensif  dans la protection de la cité par une  double porte connue sous le nom « Poterne » avant d’être rattachée définitivement à la France  lors d’un vote à l’unanimité des Ézasques les 15 et 16 avril 1860.

Jardin exotique
Vue panoramique sur la Riviera 

Version vietnamienne

Nằm trên một đỉnh núi đá cao 429 mét so với mực nước giữa Trời và Biển với những con đường lát đá và quằn quèo  cùng những ngôi nhà nhiều tầng nở  đầy hoa khiến nơi đây trông giống như một mê cung, ngôi làng thời trung cổ Eze được tọa lạc cách xa công quốc Monaco 8 cây số giữa hai thành phố Nice và Menton và ở trong  địa phận Alpes-Maritimes . Làng nầy  được biết đến với nhà thờ Notre-Dame de l’Assomption kiểu phong cách baroque và khu vườn nhiệt đới  được hoàn tất trên phế tích của một pháo đài ở thời trung cổ. Chính tại đây, được thấy  có sự hài hòa của các tác phẩm điêu khắc bằng đất nung thanh mảnh  của nhà điêu khắc Jean-Philippe Richard được dựng bên cạnh các loài thực vật mọng nước  đến từ các vùng sa mạc của Bắc Mỹ và Mexico (như  xương rồng, cây thùa, lô hội, euphorbias, vân vân) và Địa Trung Hải. Cũng tại đây, du khách có thể nhìn xem  một phong cảnh tuyệt vời của vùng duyên hải Pháp ở phía dưới. Ngôi làng nầy rất giàu về lịch sử. Giống như các làng ở khu vực Địa Trung Hải, người La Mã đã chiếm đóng nơi này từ thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên bằng cách biến nó thành một thành lũy (oppidum) kiên cố để  chống lại quân xâm lược. Sau đó, nhờ thông qua một cánh cửa nhỏ nay gọi là  « cửa của người Moor », người Hồi giáo đã thành công  chiếm được thành vào năm 900 khi họ tàn phá Provence và Liguria có hơn 70 năm cho đến khi được bá tước của Provence, Guillaume đệ nhất giải phóng. Làng nầy được thuộc sau cùng về vương quốc Savoie vào năm 1388. Vương quốc  nầy thực hiện  nhiều sửa đổi mang tính chất phòng thủ trong việc củng cố  thành lũy  qua cánh cửa đôi được biết đến nay với cái tên « Poterne » trước khi  thành được trở về  vĩnh viễn dưới quyền cai trị của Pháp trong một cuộc bỏ phiếu nhất trí của người  dân ở Eze vào ngày 15 và 16 tháng 4 năm 1860.

 

Le dédale d’Eze (Mê cung Eze)

Bà Triệu (225 – 248 SCN)

Triệu Ẩu

Version française

Sau khi đế chế nhà Hán bị sụp đổ thì sau đó là thời kỳ Tam Quốc với ba nhân vật ai cũng được biết đó là Tào tháo, Lưu bị và Tôn Quyền. Trong thời kỳ nầy nước ta vẫn bị đô hộ bởi nước Ngô của Tôn Quyền. Đây cũng thời kỳ cũng có các vụ nổi loạn chống Tàu dành độc lập trong đó có một nữ anh hùng không thua chi hai bà Trưng thường được gọi bà Triệu (hay là Triệu thị Trinh). Từ thưở nhỏ, bà có chí khí hơn người và  giỏi võ nghệ.  Mùa xuân năm Mậu Thìn (248), thấy quan lại nhà Đông Ngô  tàn ác, dân khổ sở, bà  chiêu mộ được hơn một ngàn tráng sĩ cùng anh khởi binh chống lại quân Đông Ngô. Vua Ngô Tôn Quyền liền phái tướng Lục Dận, cháu của Lục Tốn sang làm thứ sử Giao Châu cùng 8000 quân đàn áp cuộc khởi nghĩa. Sau 6 tháng chống chọi, bà vì quân ít thế cô đành chạy về xã Bồ Điền vùng Thanh Hóa và tự tử lúc mới có 23 tuổi. Vua Nam đế  nhà Tiền Lý khen bà là người trung dũng lập miếu thờ bà. Đến nay chuyện Bà Triệu từ thế kỷ thứ II vẫn còn hằng in trong tâm thức mỗi người dân Việt với lòng ngưỡng mộ và niềm tự hào.

Đất Giao Châu đời bấy giờ cứ bị loạn lạc mãi, một phần do bị các quan lại từ nhà Ngô sang nhà Lương của thời kỳ Nam Bắc triều ở Trung Quốc  tham tàn vơ vét của dân một phần bị nước Lâm Ấp quấy nhiễu đánh phá không ngừng. Nước nầy được thành lập vào cuối đời nhà Hán  nhờ một cuộc nổi dậy ở huyện Tượng  Lâm vào năm 190 SCN do một người tự xưng là Khu Liên. Ông nầy giết thứ sử  Tàu Chu Phủ và nắm quyền tự trị trên một phần lãnh thổ cực nam của quận Nhật Nam. Nước Lâm Ấp được gọi sau nầy là Chiêm Thành bao gồm từ Quảng Bình cho đến lãnh thổ miền nam của núi Bạch Mã.

Người Lâm Ấp thuộc nòi giống Mã Lai và chịu nhiều ảnh hưởng Ấn Độ hơn Trung Quốc khiến về sau văn hóa nước nầy là văn hóa Ấn Độ, chữ Phạn là chữ họ dùng để trao đổi quốc thư với Trung Quốc.  Chính nhờ các thương nhân và các tu sĩ Ấn Độ mà người Lâm Ấp giao tiếp khiến các tôn giáo như Ấn Độ giáo và Phật giáo mới được truyền bá qua xứ nầy. Cũng nhờ đó mà Phật giáo mới du nhập vào Chiêm Thành qua đường biển rồi sau đó mới đến Giao Châu (Việtnam) qua đường bộ từ Lâm Ấp, chớ không phải đến từ Trung Hoa như c ác văn bản Trung Hoa thường  khẳng định. Bởi vậy mẹ của Tôn Quyền lúc còn sống thường mời các tu sĩ ở Luy Lâu (Bắc Ninh, Vietnam) đến thủ đô Kiến Nghiệp (Jiany) của nước Ngô, thuộc về thành phố Nam Kinh (Nankin) hiện nay, để nghe giảng kinh và bình luận về các sách kinh lễ Ấn Độ (sutra) của Phật giáo. Nước Giao Châu phải đợi cho đến cuối năm 541 mới có cuộc nổi dậy của  Lý Bí. Ông dành lại độc lập cho nước ta được 60 năm và đặt tên nước là Vạn xuân sau khi đánh bại nhà Lương  đang đô hộ nước ta.  Ông tự xưng là Nam Đế và đóng đô  ở Long Biên.

Dame  Triệu (225 – 248 après J.C.)

Après la chute de l’empire des Han, c’est la période des Trois Royaumes avec trois personnages bien connus  Cao Cao, Liu Be et Sun Quan. Durant cette période, notre pays était sous la domination du royaume Wu de Sun Quan. C’est aussi la période où il y avait des rébellions anti- chinoises réclamant l’indépendance parmi lesquelles  figurait une héroïne analogue aux sœurs Trưng et connue souvent sous le nom  Triệu Thi Trinh ou Dame Triệu. Dès son plus jeune âge, elle  ne manquait pas de caractère et était très douée en arts martiaux. Au printemps de l’année du dragon (248 après J.C.), en voyant la cruauté des  fonctionnaires de l’état Wu et la misère de ses compatriotes, elle n’hésita pas à recruter plus d’un millier de braves gens avec son frère pour déclencher une guerre  de libération contre l’armée des Wu. Le roi Wu Sun Quan  fut obligé d’envoyer immédiatement à Giao Châu le général Lu Dan, un neveu de  Lu Xun (Lục Tốn) pour réprimer le soulèvement  avec 8 000 soldats. Après 6 mois de combats, elle ne put plus tenir la résistance contre les agresseurs. Elle dut se réfugier à la commune Bồ Điền de la province Thanh Hóa à cause du manque d’appui et de partisans. Elle se suicida  à l’âge de 23 ans. Le roi  Lý Nam Đế  de la dynastie des Lý antérieurs l’a félicitée pour son courage et sa fidélité en construisant un temple dédié à sa mémoire. Jusqu’à présent, l’histoire de  Dame Triệu du IIème siècle est toujours imprégnée d’admiration et de fierté dans l’esprit de tous les Vietnamiens.

Giao Châu (l’ancien pays des Vietnamiens)  ne cessa pas  de connaître non seulement à cette époque la misère et la corruption des fonctionnaires nommés d’abord par le royaume des Wu (nhà Ngô) puis celui des Leang (nhà Lương) durant la période  dynasties du Nord et du Sud (420-580 après J.C.) en Chine mais aussi les troubles frontaliers provoqués incessamment par le royaume Lin Yi.  Ce pays limitrophe  prit naissance à la fin de la dynastie des Han grâce à un soulèvement mené dans le district de Tượng Lâm en 190 après J.C. par un brave nommé Khu Liên. Celui-ci a tué le gouverneur chinois Chu Phu et s’est  autoproclamé roi  sur une partie du territoire située le plus au sud du district de Nhật Nam. Le pays Linyi connu plus tard sous le nom de Chămpa  est constitué en fait  de la région Quảng Bình jusqu’au territoire sud de la montagne Bạch Mã.

Les habitants de Linyi étaient de la race malaise et se laissaient influencer par la culture indienne plus que   celle de la Chine. Ils adoptaient dès lors  la culture indienne comme la leur et se servaient plus tard  du sanskrit dans l’échange des lettres avec la Chine. C’est par l’intermédiaire des commerçants  et des moines indiens avec lesquels le peuple du Linyi  était en contact que l’hindouisme et le bouddhisme pouvaient s’implanter dans ce pays. Le bouddhisme a été introduit au Chămpa  par la voie maritime, puis il s’est  implanté ensuite à Giao Châu (Vietnam) par la voie terrestre prise à partir du Chămpa.

 En aucun cas, le bouddhisme vietnamien ne s’est pas  passé  par la Chine comme certains documents chinois l’ont prétendu. C’est pourquoi la mère de Sun Quan, une disciple fervente du bouddhisme eut l’occasion de  faire venir à cette époque les moines de Luy Lâu (Bắc Ninh)  à la capitale Jianye (Kiến Nghiệp) du royaume de Wu,  proche de la ville actuelle de Nankin pour leur demander de prêcher et commenter les sûtras du bouddhisme. Giao Châu dut attendre à la fin de l’année  541 pour  que l’insurrection menée par Lý Bí eût lieu. Il réussît à battre les Leang pour obtenir l’indépendance durant une soixantaine d’années,  donna à son royaume un nom prometteur de pérennité « Vạn Xuân » (ou  Dix Mille printemps).  Il se proclama  Nam Đế (Empereur du Sud) et  s’installa à Long Biên.  

 

Thục Phán (Royaume de An Dương Vương)

Le Royaume de An Dương Vương

Version française

Sự tham gia của người Thái cổ (hay người Tày) trong việc thành lập vương quốc Âu Lạc của Thục Phán (hay An Dương Vương) không thể chối cải được sau khi Thục Phán đã thành công đánh bại vua Hùng cuối cùng của nhà nước Văn Lang. Cái tên Âu Lạc phản ánh hiển nhiên sự liên kết chặt chẽ của hai dân tộc Việt, một nhánh Âu (Thái cổ) và một nhánh Lạc (Việt cổ). Hơn nửa, Thục Phán là một người Việt chi Thái, điều nầy cho thấy rỏ ràng sự đoàn kết và sứ mệnh lich sử chung của hai dân tộc Việt và Thái trước sự bành trướng của người Hoa.

Theo giáo sư Đào Duy Anh, Thục Phán thuộc gia đình qúi tộc nước Thục. Tất cả đều được mách lại trong các thư tịch Tàu (Kiao -tcheou wan-yu ki hay Kouang-tcheou ki) nhưng bị bác bỏ bởi một số sử gia Việt vì vương quốc Shu (Thục) ở quá xa vương quốc Văn Lang nhất là bị thôn tính quá sớm bởi Tần quốc từ 316 trước công nguyên (hơn nửa thế kỷ trước khi lập vương quốc Âu Lạc).

Nhưng theo nhà văn Bình Nguyên Lôc, Thục Phán bị mất nước , buộc lòng phải dung thân lúc còn trẻ với các bộ hạ ở môt nước nào mà thời đó phải có quan hệ sắc tộc (ngôn ngữ và văn hóa) cũng như họ có nghĩa là nước Tây Âu ở bên cạnh nhà nước Văn Lang của người dân Việt. Hơn nửa người Hoa không có lợi chi viết sai sử học khẳng định đây là một hoàng thân của nước Thục cai trị nước Âu Lạc. Việc tá túc của Thục Phán và bộ hạ ở Tây Âu cần có một thời gian trong cuộc di tản vì vậy cần có 60 năm sau đó mới có sự sáng lập vương quốc Âu Lạc qua sự giải thích. Nhưng gỉả thuyết nầy không vững vì nhất là thời đó có 3000 cây số phải vượt để đến Tây Âu. Vả lại Thục Phán cầm đầu một đạo binh có 3 vạn quân lính. Không thể nào một đạo quân như vậy có thể tàn hình và di chuyển mà ngưởi Hoa không biết được vì không những cần sự tiếp tế lương thực mà còn vượt qua bao nhiêu khu núi rừng quản trị bởi các bộ lạc thù địch hay thân Trung Hoa. Chắc chắn Thục Phán phải tìm được ở Tây Âu tất cả những gì cần thiết (quân bị, lương thực) trước khi thôn tính nước Văn Lang.

Theo giả thuyết gần đây đựơc xem có lý và nhất quán , Thục Phán là thổ lĩnh của một bộ lạc liên minh Tây Âu và con của Thục Chế, vua của nước Nam Cương thuộc về vùng Cao Bằng và nam Quảng Tây Trung Quốc ngày nay. Có sự trùng khớp thống nhất giữa những linh vật được mách đến trong truyền thuyết nỏ thần của người dân Việt và những tập tục trong truyền thống của người Tày (Thái cổ). Rùa vàng, gà trắng là những linh vật có ý nghĩa biểu tượng quan trọng.

An Dương Vương (Thục Phán)(Ngan-yang wang) là một nhân vật lịch sử có thật. Với sự khám phá các di tích ở Cổ Loa huyện Đông An, Hànội chúng ta có thể khẳng định là vương quốc Âu Lạc có thật và được dựng bởi Thục Phán khoảng chừng 3 thế kỷ trước Công Nguyên. Âu Lạc bị thôn tín về sau bởi Triệu Đà, một tướng lãnh của nhà Tần và người sáng lập ra nước Nam Việt. Hơn nửa được tìm thấy ở thành phố Quảng Châu thuộc nước Nam Việt một thẻ ngọc có hình dáng chữ nhật với bốn gốc thẻ có khắc bốn chữ An Dương hành bảo mà nhà nghiên cứu người Trung Hoa Dư Duy Cương ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam Trung Quốc cho rằng: ngọc bảo nầy là An Dương cổ đại của Việt Nam.

Le royaume de An Dương Vương (ou Thục Phán)

La contribution des Proto-Thaïs (người Tày) dans la fondation du royaume Âu Lạc des Proto-Vietnamiens de Thục Phán (An Dương Vương) n’est plus mise en doute après que ce dernier a réussi à éliminer le dernier roi Hùng du royaume Văn Lang car le nom « Âu Lạc » (ou Ngeou Lo) évoque évidemment l’union de deux ethnies Yue de branche Âu (Proto-Thaï) et de branche Lạc (Proto-Vietnamien). De plus, Thục Phán était un Yue de branche Âu, ce qui montre à tel point l’union et la mission historique commune de ces deux ethnies face à l’expansion chinoise.

Selon Đào Duy Anh, Thục Phán était un prince du royaume Shu. C’est ce qui a été rapporté dans les écrits historiques chinois (Kiao -tcheou wai-yu ki ou Kouang-tcheou ki) , mais il a été réfuté catégoriquement par certains historiens vietnamiens car le royaume Shu était, à cette époque, trop loin du royaume Văn Lang . Il fut annexé très tôt (plus d’un demi siècle avant la fondation du royaume Âu Lạc) par les Tsin. (nhà Tần)

Mais pour l’écrivain vietnamien Bình Nguyên Lôc, Thục Phán ayant perdu sa patrie, dut se réfugier très jeune en compagnie de ses fidèles à cette époque dans un pays ayant la même affinité ethnique (culture, langue) que lui càd le royaume Si Ngeou (Tây Âu) situé à côté du royaume de Văn Lang des Vietnamiens. De plus, les Chinois n’ont aucun intérêt de falsifier l’histoire en rapportant que c’était un prince de Shu dirigeant le royaume de Âu Lạc. L’asile de ce dernier et de ses fidèles dans le royaume de Si Ngeou dut prendre un certain temps, ce qui explique au moins un demi-siècle dans cet exode avant la fondation de son royaume Âu Lạc. Cette hypothèse ne semble pas très convaincante car il y avait 3000 km à marcher. De plus, il était à la tête d’une armée de 30.000 soldats. C’est impossible pour lui d’assurer la logistique et de rendre son armée invisible durant l’exode en traversant des zones montagneuses de Yunnan administrées par d’autres ethnies ennemies ou pro-chinoises. Il est probable qu’il dut trouver auprès des Si Ngeou (ou des Proto-Thaïs) tout (armement et effectif militaire, provisions) ce qu’il fallait avant sa conquête.

Il y a récemment une autre hypothèse qui paraît plus cohérente et plus plausible. Thục Phán était le leader d’une tribu alliée de la confédération Si Ngeou et le fils de Thục Chế, roi d’un royaume Nam Cương localisé dans la région de Cao Bằng et non loin de Kouang Si de la Chine d’aujourd’hui. Il y a une concordance totale entre tout ce qui est rapporté dans la légende de l’arbalète magique des Vietnamiens et les rites trouvés dans la tradition des Tày (Proto-Thaïs). C’est le cas de la tortue d’or ou du coq blanc ayant chacun une signification symbolique importante. An Dương Vương (Ngan-yang wang) était un personnage historique. La découverte des vestiges de sa capitale (Cổ Loa, district Đông An, Hànội ) ne met plus en doute l’existence de ce royaume établi à peu près trois siècles avant J.C. Celui-ci fut annexé plus tard par Zhao Tuo (Triệu Đà), un général chinois de la dynastie des Tsin et fondateur du royaume de Nan Yue.

De plus, on a découvert à Canton une tablette de jade ayant la forme rectangulaire et dont les quatre coins portant les quatre mots suivants « An Dương hành bảo ». Le chercheur chinois Dư Duy Cương à Chang Sa (Province Hunan, Chine) a été amené à donner les conclusions suivantes: cette tablette de jade (ngọc giản) appartenait au royaume antique An Dương du Vietnam.

 

 

Paris au crépuscule (Paris lúc chiều tàn)

Các tia nắng ở cuối ngày cùng dòng nước óng ánh lên sắc cam rực rỡ của sông Seine  tạo ra một quan cảnh tuyệt vời khi thành phố bắt đầu lên đèn. Bạn sẽ ngẩn ngơ và cảm nhận thích thú rạo rực trong lòng ít nhiều  khi có được những khoảnh khắc kỳ diệu nầy. Đây cũng là những kỷ niệm khó quên khi bạn có dịp đến với kinh đô ánh sáng Ba Lê. 

Les derniers rayons du soleil couchant et les eaux  irisées de la Seine vous offrent un spectacle merveilleux lorsque la ville commence à s’illuminer. Vous serez abasourdi et vous sentirez une légère excitation dans votre cœur lorsque vous aurez des moments magiques. Ce sont des souvenirs inoubliables lors que vous avez l’opportunité de visiter la ville lumière qu’est Paris.

The last rays of the setting sun and the iridescent waters of the Seine offer you a marvelous spectacle when the city starts to light up. You will be stunned and feel a slight excitement in your heart when you have these magical moments. These are unforgettable memories when you have the opportunity to visit the city of light that is Paris.

Hồ Chí Minh ville (Saïgon)

Saïgon  (Hồ Chí Minh ville)

Saïgon hai tiếng nhớ nhung
Ra đi luyến tiếc nghìn trùng cách xa

Version française

Đối với một số người dân Việt, thành phố này mãi mãi là Sàigòn. Còn  với những người khác, đấy thực sự là thành phố Hồ Chí Minh. Dù thành phố nầy có mang tên chi nữa, nó vẫn tiếp tục là trung tâm kinh tế  đối với các doanh nhân nước ngoài. Chính ở nơi đây quá cảnh hàng triệu tấn thóc gạo và cá của  đồng bằng sông Cửu Long  để được xuất khẩu. Mặc dù được đổi tên vào năm 1975, Saïgon vẫn tiếp tục giữ những thói quen cũ, những thay đổi thất thường và những nghịch lý. Thành phố vẫn luôn náo nhiệt ồn ào với những đêm không ngủ. Quang cảnh hay thường được trông thấy  ở  các đường phố hay qua đêm trong những căn phòng rộng lớn sàn gỗ với các cô gái trẻ học nhảy điệu valse và tango. Saigon vẫn sống rất linh động với 10 triệu cư dân hiện nay. Saïgon lúc nào cũng có sức sống mãnh liệt  với một tinh thần tháo vát  tuyệt vời. Thành phố vẫn phóng đãng, thích phiêu lưu và quá phấn khởi. Nó tiếp tục phát triển với những khách sạn sang trọng hàng nghìn phòng ở giữa các khu dân nghèo. Đây là thành phố đông dân nhất ở Việt Nam với mật độ dân số trung bình hơn 4.500 người trên mỗi kilomet vuông, còn  cao hơn cả Thượng Hải (Trung Quốc).

Các điểm tham quan

Nó hiện có tổng diện tích 2061 km2 và được chia thành 19 quận và 5 huyện. Trong quá khứ, thành phố gồm có 12 quận và 6 huyện trên diện tích là  2029 kilomet vuông. Saigon đã từng là Hòn Ngọc Viễn Đông trong thời kỳ Pháp thuộc  và sau đó là thủ đô của miền Nam Việt Nam từ năm 1956 đến năm 1975. Ngày nay, nhờ dự án phát triển đô thị bán đảo Thủ Thiêm và sự  gia nhập của quận Thủ Đức gần đây, thành phố  đã thành công, theo nhà nghiên cứu  người Việt Trần Khắc Minh của đại học Québec ở Montréal, trong việc mở rộng khu vực đô thị và tăng trưởng dân số một cách nhanh chóng nhờ quá trình đô thị hóa nhưng điều nầy  không ngăn cản được sự phân đọan của kết cấu đô thị ngày càng tăng  và làm nổi bật thêm  khoảng cách giàu nghèo nhất là trong việc tìm nhà cư ngụ.

Từ đầu công nguyên cho đến thế kỷ 17, Sàigon lần lượt thuộc về  vương quốc Phù Nam, rồi  đến Chân Lạp,  sau đó Chămpa và Cao Miên. Tên của nó chỉ được nhắc đến lần đầu tiên trong một  tài liệu của Việt Nam vào năm 1776, kể  lại cuộc chinh phục thành phố  nầy bởi các chúa Nguyễn vào năm 1672.  Đối với người Khơ Me (hoặc người Cao Miên), Sàigòn chỉ là tên biến dạng của từ  Prey Nokor (« thành phố trong rừng ») mà người Khơ Me  gán cho thành phố này. Sài Gòn là một vùng đầm lầy đầy cá sấu và có nhiều  khí lam chướng vào cuối thế kỷ 17. Việc những người Việt đầu tiên định cư chọn Sàigòn làm nơi tha hương không phải là một chuyện bình thường. Vì thế có một ca dao phổ biến mà người  dân Việt được biết để  nói đến vùng đất dữ, có nhiều khí lam chướng.

Chèo ghe sợ sấu cắn chân
Xuống sông sợ đĩa, lên rừng sợ ma.

Mặc dầu có nhiều khuyết điểm, Saigòn vẫn tiếp tục là tĩnh mạch trọng yếu của Việt Nam. Chính Saigon đã dạy người dân Việt biết đến chính sách Đổi Mới  từ năm 1996 đẩy mạnh không những  công nghiệp hóa và  hiện đại hóa mà còn giúp họ ưa thích  chủ nghĩa tư bản và phiêu lưu trong việc bỏ vốn đầu tư mạo hiểm. Cũng như các thành phố khác, Sàigòn có một lịch sử lâu dài trước khi bị đô hộ, sau đó bị Mỹ hóa và sau cùng  lấy tên thành phố Hồ Chí Minh sau biến cố  năm 1975.

Đối với những người quan tâm đến thành phố này, lịch sử và sự phát triển của nó thì nên đọc những cuốn sách sau đây:

  • Saigon, le chantier des utopies de Didier Lauras, Editions Autrement, Collections Monde, 1997, no 95 HS.
  • Saigon, 1925-1945 , de la belle Colonie à l’éclosion révolutionnaire de Philippe Franchini, Editions Autrement, Collections Monde, no17, 1992.

 

 

 

 

Depuis quand, Paris devient-elle la ville lumière?

Từ bao giờ Paris trở thành kinh đô ánh sáng?
Depuis quand, Paris devient-elle la ville lumière?

Version française

Được xem là kinh đô ánh sáng của Âu Châu, Paris đã có nét đẹp lung linh nầy từ bao giờ nhỉ? Qua nhiêu thế kỷ, Paris cũng như các thành phố Âu Châu đều chìm lặn trong bóng tối một khi màn đêm buông xuống khiến làm người qua đường áy náy lo sợ vì thiếu an ninh nhất là với một mùa đông lạnh buốt. Bởi vậy nhà thi sỹ Boileau có nhắc đến vấn đề nầy trong quyển sách ông viết có tựa đề : Les Embarras de Paris vào năm 1666. Chính vì vậy mới có các nhóm người tuần tra đi khắp nẽo đường Paris với các bó đuốc nhưng khó mà kiểm soát được Paris nhất là ở thế kỷ 17 có đến 500.000 cư dân. Thời đó, muốn đi đêm phải có đuốc hay đèn lồng. Các người giàu có thì có người nô bộc dẫn đường với chiếc đèn lồng. Sau đó ở giữa thế kỷ 17 có những người chuyên môn sinh sống với nghề cầm đuốc dẫn đường, họ đón khách ở những nơi có nhà hát hay vũ trường. Mãi cho đến đầu thế kỷ 19 nghề nầy vẫn còn thấy ở Paris. Tuy nhiên những người giàu có hay ngưởi buôn bán vẫn sợ sệt vì đường không được sáng tỏ chi cho lắm. Trong lúc đó ở Âu Châu thì các thành phố đã có hệ thống đèn đường công cộng với các lồng đèn đốt trước nhà. Dựa trên chỉ dụ của vua mặt trời của Pháp, Louis XIV thì trung tướng cảnh sát La Reynie mới ra chỉ thị bắt buộc các chủ nhà đặt đèn trước nhà khiến nhờ vậy có hơn 2700 đèn lồng được đặt ở 900 đường của thành phố. Đèn nầy được đốt từ tháng mười cho đến tháng ba, từ 6 giờ chiều đến 12 giờ đêm. Từ đó hệ thống đèn đường làm người du khách ngoại quốc đến Paris đều thán phục và say mê nhưng loại đèn lồng nầy dễ bị gió làm tắt ngọn lửa của lồng đèn. Sau đó được thay thế bằng cột đèn đường (réverbère) được sáng tạo bởi người thợ đồng hồ xứ Bourgogne tên là Bourgeois de Châteaublanc để tránh được nạn gió và soi sáng đường xá tỏ hơn đèn lồng. Hiện nay còn thấy các cột đèn nầy ở nhiều nơi sang trọng của Paris như ờ quảng trường Vendôme chẳng hạn hay dọc theo các cầu sông Seine. Chính nhờ vậy một khi hoàng hôn phủ xuống thành phố, thì các đèn đường được đốt lên thưở đầu bằng khí đốt nay thì bằng điện cả khiến Paris đẹp lung linh về đêm.

« de 13 »

Version française

Étant connue comme la capitale européenne de la lumière, Paris a-t-elle eu depuis quand cette beauté chatoyante? Au fil des siècles, Paris comme tant d’autres villes européennes ont été plongées dans l’obscurité une fois la nuit tombée. Cela faisait peur surtout aux passants en raison du manque de sécurité avec un hiver froid et rude. Le poète Boileau eut l’occasion d’évoquer ce problème dans son livre intitulé « Les Embarras de Paris » en 1666. C’était pourquoi il y avait des groupes de patrouilleurs constitués parcourant les rues de Paris avec des torches ou des lanternes mais malheureusement c’était difficile de contrôler Paris au 17ème siècle avec plus de 500 000 habitants. À cette époque, si on voulait sortir la nuit, il fallait avoir des torches ou des lanternes. Les riches étaient précédés dans leurs pas par un serviteur avec une lanterne. Puis au milieu du XVIIème siècle, il y avait des porteurs de flambeau vivant avec le métier de guide d’éclairage. Ils se postaient devant les lieux connus comme les théâtres et les salles de bal à la recherche des clients. Jusqu’au début du XIXème siècle, ce métier exista encore à Paris. Cependant, les riches ou les commerçants avaient encore peur car les rues n’étaient pas bien éclairées. Pendant ce temps en Europe, les villes avaient déjà possédé un système d’éclairage public avec des lanternes installées devant les maisons.

En se basant sur le décret du Roi Soleil de France, Louis XIV, le lieutenant général de police La Reynie a émis une directive ordonnant aux propriétaires de mettre en place les lanternes sur les façades de leurs maisons. Plus de 2 700 lanternes étaient installées ainsi dans les 900 rues de la ville. Cette lanterne devait être allumée, de 18h jusqu’à minuit, depuis le mois d’octobre jusqu’au mois de mars. Depuis, le système d’éclairage public commença à émerveiller les touristes étrangers lors de leur passage à Paris mais la lanterne s’éteignit facilement au gré du vent. Elle fut remplacée ensuite par le réverbère inventé par un horloger bourguignon de nom Bourgeois de Châteaublanc et ayant pour but d’éviter le vent et d’éclairer mieux encore la rue. Aujourd’hui, ce type de réverbère est encore visible dans de nombreux endroits luxueux à Paris, comme par exemple à la place Vendôme ou le long des ponts traversant la Seine. C’est pourquoi dès le coucher de soleil, les réverbères d’abord allumés autrefois au gaz et maintenant à l’électricité rendent Paris plus chatoyante toute la nuit.

Références bibliographiques:

Alain Cabantous: Histoire de la nuit. XVème-XV IIIème siècle Editeur Fayard, 2009.
Alfonso Lopez : Eclairage public : une lueur dans les villes.
Revue mensuelle: Histoire N°76. Octobre 2021

Giải mã các truyền thuyết của dân tộc Việt.

Giải mã những thông điệp mà người Việt cổ để  lại trong truyền thuyết.
Văn hóa Lương Chử và Thạch Gia Hà.

Décrypter les messages laissés par les Proto-Vietnamiens dans leurs légendes. Cultures de Lianzhu et Shijahé.

Version française

Tại sao dân tộc Việt có nhiều chuyện cổ tích và truyền thuyết hơn mọi dân tộc khác trong vùng Đông Nam Á? Đôi khi làm người đọc tự hỏi các truyền thuyết nầy có thật hay không hay là  được viết ra do sự tưởng tượng của con người, có phần kì ảo và không có thật. Thật sự  nguồn gốc của người Việt rất mơ hồ trong lịch sử bởi vì chỉ dựa trên  các truyền thuyết đôi khi còn làm ta khó tin và phi lý như truyền thuyết «Lạc Long Quân-Âu Cơ » với cái bọc nở ra một trăm trứng.

Đối với nhà nghiên cứu Paul Pozner [1], thuật chép sử Việt Nam đều dựa trên truyền thống lịch sử lâu dài và vĩnh cửu và được thể hiện bởi cách truyền miệng kéo dài  từ nhiều thế kỷ của thiên niên kỷ đâu tiên trước công nguyên  dưới hình thức các truyền thuyết lịch sử được phổ biến  ở trong các đền thờ cúng tổ tiên. Tại sao dân tộc ta không có được sử sách như người Trung Hoa tuy có sự hiện diện lâu đời ở Đông Nam Á. Nơi nầy còn được xem là cái nôi của nền văn minh nhân loại qua sự nhận xét của nhà vật lý người Anh Stephen Oppenheimer trong tác phẩm  «Địa đàng ở phương Đông» [2]. Chính cũng ở đất nước ta với các cuộc khai quật ở đầu thế kỷ 20 mà nhà nữ khảo cổ Pháp Madeleine Colani khám phá  được văn hoá Hòa Bình (18000-10000 TCN) vào năm 1922.  Đây cũng là một nền văn hoá khởi nguồn cho nền văn minh của người Việt cổ, một nền văn minh trồng lúa nước. Sở dĩ  dân ta không có sử sách mà còn bị  người Hoa thống trị có gần một ngàn năm.  Lúc nào họ  cũng cố tình xóa  bỏ nguồn gốc của dân tộc ta từ thời nhà Hán với Hán Vũ Đế. Sử ký của Tư Mã Thiên [3] đều viết có ý đồ chính trị  và tham vọng của kẻ xâm lăng nhầm  Hán hoá  các dân  tộc bị thống trị và  tăng cường quyền lực và uy tín con của Trời (thiên tử) trong một  quốc gia đa dạng về mặt dân tộc học và để  phù  hợp sau cùng với ý nghĩa hai chữ Trung Quốc ((zhōngguó) (中華)(centre de l’univers).  Bởi vậy trong lịch sử Trung Hoa có nhiều chuyện hoang đường khó tin nổi lấy râu thằng A cắm qua thằng B nhất là thời tam hoàng ngủ đế. Tất cả điều này một phần lớn là do sự vay mượn các truyền thống, phong tục và các nhân vật thần thoại hoặc động vật từ các dân tộc mà họ đã thành công trong việc hán hóa. Các  nhà nho giáo người Việt  đôi khi cũng nhầm lẫn dựa trên sách  vở  của người Hán như trong  Đại Việt Sử Ký Ngoại Kỷ Toàn Thư mà nói người Giao Chỉ (Việt cổ) (Jiaozhi)  không biết cày cấy cần nhờ  thái thú  Cửu Chân thời nhà Tây Hán Nhâm Diên (Ren Yan) dạy dân khai khẩn ruộng đất, hàng năm cày trồng để  cho trăm họ no đủ. Luôn cả các nhà khảo cổ phương Tây  thì cũng vậy, cho rằng người Việt Cổ  chỉ là những người sống bằng nghề đánh cá, săn bắn và hái lượm dựa trên sách vở của Trung Hoa.

May thay nhờ các tài liệu  nghiên cứu di truyền của Hugh McColl cùng nhóm đồng nghiệp [4] và các cuộc khai quật khảo cổ  trong thời gian qua thì biết rõ ngày nay cư dân Hoà Bình là những người đầu tiên biết rõ về kỷ thuật  trồng lúa  nước và nông nghiệp khác như ngũ cốc vân vân…(Hang Ma chẳng hạn). Sau đó có một trận lụt lớn đã xảy ở  thời điểm 12000 năm trước  khiến làm một phần lớn đất đai mà các nhóm cư dân tiền sử sinh sống như lưu vực sông Hồng đã chìm xuống dưới biển khiến buộc lòng họ phải mạo hiểm di tản khắp mọi nơi phía nam ở Châu Đại Dương, phía đông ở Thái Bình Dương hoặc phía tây ở Ấn Độ hay  phía bắc ở vùng sông Dương Tử mang theo đặc trưng văn hóa Hòa Bình với di chỉ Tiên Nhân động (Xian Ren Dong) chẳng hạn ở Giang Tây (Jiangxi). Họ có dừng chân ở lưu vực  sông Dương Tử vì nơi nầy thuận lợi ở thời điểm đó cho việc phát triển  trồng lúa nước.  Rồi có một nhóm người vẫn tiếp tục hành trình đi lên vùng Đông Á, đem theo lúa đã được họ  thuần hóa (di chỉ Thường Sơn, Shangshan) qua ngã Chiết Giang (Zhejiang) và kê để rồi định cư  không những ở  đồng bằng sông Hoàng Hà mà còn lên đến tận vùng sông Liêu (Nội Mông). Chính họ hợp nhất  ở nơi nầy vớí cư dân cổ Bắc Á, những người du mục có dấu tích ở hang Devil’s Gate  thuộc  vùng lãnh thổ Nga giáp ranh giới  với Triều Tiên (Tây Bá Lợi Á) mà tạo ra người Mongoloid phương Bắc điển hình và văn hoá  Hồng Sơn được tìm thấy từ khu Nội  Mông đến Liêu Ninh (Hoa Bắc).

Những  người Mông Cổ phương Bắc còn  tiến xuống vùng sông Hoàng Hà, nơi có  người Miêu tộc cư trú và gỉỏi về làm ruộng. Họ được gọi là  bộ tộc « Yi » Bởi vậy chữ tượng hình Yiđược có nguồn gốc từ hình chữ  người  có mang một cây cung   Họ được nổi bật trong việc cởi ngựa bắn cung và họ rất thiện chiến.  Bởi vậy họ dành thắng lợi với Hoàng Đế (Yandi)  trong cuộc chiến tranh với người Miêu tộc do Xi Vưu (Chiyou) cầm đầu tại Trác Lộc (Zhuolu) ở Hà Bắc (Hebei)  vào năm 2704 TCN, dẫn đến sự thành hình nền văn minh Hoa Hạ (Ngưỡng Thiều (Yangshao)  và Đại Vấn Khẩu (Dawenkou)) và tạo ra chủng Mongoloïd phương Nam với cư dân cổ  Đông Nam Á. Người Mongoloïd phương Nam càng ngày càng tăng số lượng và trở thành chủ nhân của lưu vực Hoàng Hà từ  đó. Họ cũng là tổ tiên của người Hán (Trung Hoa) hiện đại. Ở lưu vực sông Dương Tử có sự thành hình cộng đồng tộc Việt Tai-Kadai từ sự gần gũi của các cư dân bản địa thuộc hệ ngữ Nam Á và cư dân tiền Nam Đảo, Tai-Kadai đến sau. Từ  các yếu tố di truyền do sự hoà huyết  giữa các cư dân bản địa và di cư mới đến với các làn sóng di cư từ Bắc Á xuống Nam Á và ngược lại qua cả nghìn năm khiến có sự thay đổi ở trong cấu trúc của gen nhất là có sự ảnh hưởng của môi trường sinh sống khiến  có  sự  thay đổi dĩ nhiên về dáng vóc cũng như màu da và dẫn đến sự thành hình người Hoa Bắc, Hoa Nam cùng người Việt thuộc chủng Nam Á.

Chủng nầy là chủng tộc hợp nhiều sắc tộc ở Đông Á. Chính cũng ở nơi  nầy mà tộc Việt  nhận thức họ khác biệt rõ ràng với các tộc du mục ở khu vực sông Hoàng Hà. Họ tự xưng họ là Yue. Chữ  « Việt (Yue  (rìu)) » mà họ dùng để tự xưng họ là cư dân sống  ở khu vực  sông Dương Tử hay có  thói quen dùng chiếc rìu để canh tác trồng trọt và tự vệ  khi có sự xâm lựợc của người Hoa Hạ chớ những người nầy lúc nào vẫn xem họ là Man Di. Chính họ dẫn đến sự thành hình các nền văn hóa lớn như Lương Chử (Liangzhu)  và Thạch Gia Hà (Shijiahé) ở sông Dương Tử. Chính nhờ những cuộc khai quật khảo cổ ở phía hạ lưu sông Dương Tử vào thập kỷ 1970 mà chúng ta được biết đến văn hóa Lương Chử.  Văn hoá nầy  còn tiến bộ hơn nhiều lần so với văn hoá Ngưỡng Thiều (Yangshao)  vì nó có  từ 3.300 đến 2500 TCN với sự khám phá  chữ tượng hình được  khắc trên đá, yếm rùa, xương thú trong bói toán và cúng tế. Chữ nầy có sớm hơn Giáp cốt văn Ân Khư 2.000 năm.

Được  biết người cư dân Lương Chử có một lối sống định cư ổn định cùng một hệ thống tưới tiêu bằng nguồn nước lưu giữ qua các kênh mương và một tổ  chức xã hội cần nhiều nhân lực cho việc sản xuất và phân phối. Theo  tài liệu khảo cổ và truyền thuyết nói về Thần Nông (sống khoảng 3320-3080)  thì có sự trùng hợp hoàn toàn  với nền văn hóa nầy.

Vua  Thần Nông  là vị vua đầu tiên  ở phương nam còn phương bắc  thì các tộc du mục được vua Hoàng Đế (người Hoa Hạ) cai trị. Theo học giả Hà Văn Thùy thì khoa học xác nhận, từ vật chứng ADN lấy trực tiếp trên di cốt Lương Chử thì dân cư xứ nầy gồm có hai dạng có mã di truyền M122 (chủng Indonesian) và M119 (chủng Melanesian). Hai chủng người nầy đa số đều người từ Đông Nam Á di cư lên Hoa lục cách đây 12000 năm trước. Hai chủng người nầy làm nên dân cư người Lương Chử. Các đồ tạo tác đặc trưng nhất của nền văn hóa Lương Chử là các đĩa bi có lỗ ở giữa và  các tông mà tông lớn nhất được khai quật nặng 3,5 kg hay là những vật bằng ngọc thạch mang tính lễ nghi được làm một cách tinh xảo và thường được chạm khắc theo mô dạng thao thiết (taotie) hay là rìu. Những lưỡi cày bằng đá đạt đến kích thước lớn hơn nhiều, trong một số trường hợp dài tới 60 cm. Những chiếc máy cày thì chắc chắn do gia súc kéo (có thể là trâu). Liềm, dụng cụ dùng để thu hoạch, cũng được trọng dụng  đáng kể. Nền văn hóa nầy có hệ thống phân cấp xã hội thể hiện ở sự khác biệt về chôn cất trong các mộ đất của những người có quyền lực và qúi phái và những người nghèo.Trong các mộ của giới qúi phái  thì các đồ vật dùng bằng ngọc bích, ngà, lụa hay sơn mài trong khi đó ở giới hạ  lưu thì chỉ  có  đồ  gốm. Các  đĩa bi được sử dụng trong bối cảnh nghi lễ và thường  có nhiệm vụ bảo vệ người về thế giới bên kia. Bi thường được kết nối với trời và màu xanh, trong khi tông, với hình dạng hình ống vuông ở bên ngoài và hình tròn bên trong, được liên kết với đất và màu vàng.  Quan niệm nầy  làm chúng ta nhớ đến  hình dáng bánh chưng bánh dày của tộc Việt nhân dịp Tết nguyên đán.

Ngoài ra trên những hình thao thiết  hay thường  thấy «Thần nhân thú diện» tức là biểu hiệu của thần Xi Vưu thể hiện lòng can đảm theo học giả Hà Văn Thùy [5]. Còn theo nhà khảo cổ người Pháp Alain Thote thì  đây là một biểu tượng nhận dạng  mang  tính cách ma lực tôn giáo và có ý tưởng liên quan đến cái chết  khi ông nghiên cứu các thanh gươm của người Việt cổ (Ngô -Việt) ở thời  Đông Châu Liệt Quốc [6]. Tuy thời gian quá cách xa từ văn hoá Lương Chử đến thời nhà Đông Châu có cả nhiều thế kỷ, việc  chạm khắc trang trí «Thần nhân thú diện» trên các gươm không phải ngẫu nhiên nhất là chỉ trang trí một mặt và theo chiều hướng từ cán ra đến đầu lưởi gươm chắc chắn có ngụ ý cần  đến  sự che chở của thần nhân tức  là thần  Xi Vưu. Sau khi  bị giết, ông được trở thành một vị thần chiến tranh nhầm bảo hộ các tộc người Việt trên đất Trung Hoa ở phương nam cùng  chung một gốc trong đó có người Lương Chử  được các học giả Trung Hoa xác nhận là Vũ Nhân (羽 人)  hay Vũ dân, những người  thờ vật  Chim và Thú tức là Tiên Rồng (truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên). Theo tự điển Hán nôm, chữ Vũ (羽) chỉ chung một loại chim. Tại sao Tiên Rồng? Từ thưở xưa, chim  là  loại  vật có thể   bay cao vượt núi đến bồng lai tiên cảnh, nơi  cư ngụ của các tiên nữ. Còn rồng chắc chắn là thủy quái  mà trong sử nước ta  gọi là con thuồng luồng (giao long). Thời đó ở sông Dương Tử có  một loại cá sấu  nay đang ở  trong tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng.  Để tránh sự tấn công của thủy quái, tộc Việt hay có tục lệ xâm mình. Bởi vậy tộc Việt ghép cho vật tổ của họ là Chim và Rồng với quan niệm song trùng lưỡng hợp  (hai thành một). Còn tên thị tộc  Hồng Bàng  cũng từ vật tổ Chim Rồng mà ra.  Văn hóa Lương Chử nằm ở hạ  lưu  sông Dương Tử  trong khi đó nước Xích Quỷ của Kinh Dương Vương  thì  tới bắc Hồ Động Đình, đông thì Biển Đông, tây giáp với Ba Thục, nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành). Theo học giả Hà Văn Thùy thì ta thừa biết ranh giới quốc gia và ranh giới văn hóa  chỉ tương đối mà thôi vì hay thường có sự chồng lấn lên nhau. 

Lý do gì mà văn hoá Lương Chử  lại biến mất và được thay sau đó bởi văn hóa Thạch Gia Hà (Shijiahé). Văn hóa nầy được xem thừa kế  của văn hoá Khuất Gia Lĩnh (Qujialing (3400-2500 TCN)  phát triển  ở mức độ cao hơn qua các đồ bằng ngọc hình tròn tượng trưng cho trời như rồng hay chim phượng hoàng  và  được  tập trung  chung quanh khu vực  Động Đình Hồ.  Như vậy ta thấy rõ hơn nước Xích Quỷ của tộc Việt bao  gồm các khu vực của hai nền văn hóa Lương Chử và Thạch Gia Hà. Tại sao gọi nước ta là Xích Quỷ? Thuật ngữ Xích được dùng để chỉ màu đỏ và ngụ  ý  chỉ phương nam. Còn Quỷ thì nói đến ngôi sao đỏ Yugui Qui, một chòm sao rực  rỡ trong  Nhị thập bát tú theo cách chia trong thiên văn học phương Đông. 

Sự sụp đổ của nền văn hóa Lương Chử đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong cộng đồng khảo cổ học. Một giả thuyết được phổ biến mạnh mẽ là thiên tai lũ lụt khiến tàn phá nhà cửa ở vùng đất nầy suốt một thời gian dài và buộc lòng cư dân ở đây phải di cư ẩn trốn ơ ở  nơi khác. Họ đem đi với họ ngọc bích,  nghề trồng lúa, nuôi tầm và sơn mài. Cũng có thể là đúng vì theo truyền thuyết Tam Hoàng Ngũ Đế của Trung Hoa thì Đại Vũ (vua đầu tiên của nhà Hạ) có công trị thủy để ổn định cuộc sống và  phát triển việc cày cấy nên được vua Thuấn truyền ngôi lập ra nhà Hạ (2255 TCN – 2207 TCN)  lúc mà văn hoá Lương Chử biến mất.  Nhưng cũng khó tin nỗi vì đây là truyền thuyết được ghi chú lại trong sử ký của Tư Mã Thiên ở  thời Tây Hán và cũng  chưa có gì chứng minh xác thực  nhà Hạ có thật hay không? Nhưng gần đây, giả thuyết nầy được  nhà địa chất học người Áo, Christophe Spötl [7] của đại học Innsbruck  cùng các đồng nghiệp xác nhận trong tạp chí Science Advances qua một nghiên cứu ngày 24 tháng 11 2021. Sự sụp đổ của văn hoá Lương Chử và các nền văn hóa ở thời kỳ đồ đá mới khác ở vùng hạ lưu sông Dương Tử là do sự biến đổi khí hậu, mưa lũ không  ngừng khiến cư dân ở đây phải bỏ trốn ra đi.

 

Nhưng theo nhà nghiên cứu Nhật Bản Shin’ichi Nakamura [8] của đại học Kanazawa thì văn hóa Lương Chử biến mất vì sự cạn kiệt tài nguyên ngọc bích. Đối với văn hóa Lương Chử, toàn bộ nguồn sức mạnh  chính trị đều dựa  trên ngọc bích. Chỉ có những người sở hữu những thứ này mới có thể nắm giữ  được quyền lực và tính hợp pháp của nó. Bởi vậy ở giai đoạn cuối cùng của nền văn hóa Lương Chử thì thấy các hiện vật như cong ngọc không còn được xuyên suốt nửa.  Ngược lại ở trung lưu sông Dương Tử thì  văn hóa Thạch Gia Hà (Shijiahe) được  có  kỷ thuật điêu khắc ngọc ở mức độ hoàn hảo và vượt trội  hơn hai nền văn hoá Lương Chử và Hồng sơn qua 250 di chỉ bằng ngọc bích được các nhà khảo cổ  tìm thấy ở địa điểm Tanjialing (Hồ Bắc) vào năm 2015. Văn hóa nầy  trở thành một nơi trung tâm có tầm quan trọng hơn với  sự thành hình của đại tộc Bách Việt (百越).

Tương tự thành phố Lương Chử, thành phố Thạch Gia Hà có  một hệ thống kênh mương được đào xung quanh các khu đô thị và kết nối với các con sông gần đó. Trong số các hiện vật được tìm thấy ở văn hóa nầy ngoài  đĩa bi, ngọc tông và rìu còn có một hiện vật cần có sự chú ý của mọi người đó là chiếc bình gốm lại có hình một thủ lỉnh mà trên đầu có cái gù trang sức  với lông chim rất phù hợp với hình người  nhảy múa mặc bộ đồ bằng lông chim trên các trống đồng (Ngọc Lũ chẳng hạn) của nền văn hoá Đồng Sơn. Cũng chính là biểu tượng của tộc Việt. Trong văn hóa Thạch Gia Hà còn thấy các hiện  vật  hình tròn bằng ngọc thể hiện chim phượng hoàng hay rồng được tạo tác một cách tinh vi. Theo nhà khoa học chính trị người Mỹ Charles E. Merriam của đại học Chicago thì đây là một phương  pháp thực nghiệm quyền lực và đóng giữ vai trò «miranda» để buộc dân chúng phải kính trọng  hai loại vật linh thiêng nầy  [9]. Bởi vậy  cư dân ở đây thích xâm hình rồng trên người  và  đội mũ lông chim để thể hiện điều nầy. Tâp tục xâm mình nầy  dân tộc ta chỉ  bỏ đi dưới thời vua Trần Anh Tôn. Văn hóa Thạch Gia Hà  nằm ở trong địa bàn của nước Văn Lang tộc Việt. Qua sự mô tả địa lý trong truyền thuyết thì được biết nước Văn Lang thời đó đóng đô ở Phong Châu,  có đất đai rộng lớn giáp ranh bắc đến hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), đông giáp biển Nam Hải, tây đến Ba Thục (Tứ Xuyên).  Tên Văn Lang có nguồn gốc từ tiếng Việt cổ là Blang hay Klang mà các dân tộc miền núi thường dùng để ám chỉ vật tổ, có thể  đây là một loài chim nước  thuộc họ chim Diệc. Có thể xem thời đó nước  Văn Lang như một liên bang của các cộng đồng tộc Việt. Đây cũng là nhà nước đầu tiên của tộc Việt  theo truyền thuyết trong lịch sử Việt Nam. 

(miranda:  danh từ dùng nói đến những biểu tượng gắn liền với cảm xúc của một dân tộc nhằm thể hiện sự tôn trọng và ngạc nhiên đối với họ.

Bình rượu bằng đồng

Theo truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương (hay Thánh Gióng)  thì có một cuộc xung đột xảy ra giữa  nước Văn Lang  và nhà Thương dưới thời vua Hùng vương thứ  VI. Trong Kinh Dịch được dịch bởi giáo sư  Bùi Văn Nguyên thì tác giả có nói đến một cuộc viễn chinh quân sự được thực hiện trong vòng ba năm bởi vua hiếu chiến của nhà Thương tên là Wuding (Vũ Định) ở lãnh thổ của Ðộng Ðình Hồ  (Kinh Châu) chống lại các dân du mục, thường gọi là  « Quỷ ». Bởi vậy nước Văn Lang không có thiết lập bất kỳ mối quan hệ thương mại nào với nhà Thương cả. Những khám phá về  các đồ vật bằng đồng ở Ninh Hương (Hồ Nam) vào những năm 1960 đã dẫn chứng cho ta thấy trong các chiến lợi phẩm được mang về trong cuộc viễn chinh ở phía nam Trung Quốc  nầy thì có  sự hiện diện  một chiếc bình rượu bằng đồng được trang trí với khuôn mặt hình người Melanesian mà không có sự giải thích nào cả.  Còn ở những nơi  khác cùng thời thì có sự thành hình các nền văn hóa  Nhị Lý Đầu của nhà Hạ ở Hà nam (Erlitou, Henan)  hay của nhà Ân-Thương  ở thung lũng sông Hoàng Hà thì thấy được có sự ảnh hưởng của  các nền văn hoá Lương Chử và Thạch Gia Hà nầy  ít nhiều qua các mẫu hình thao thiết  tượng trưng cho khuôn mặt động vật (Taotie) hay phượng rồng.

Đến  thời điểm 2000 TCN  thì  có hạn hán ở vùng trung lưu của sông Dương Tử  qua các cuộc nghiên cứu khảo cổ và khí tượng khiến làm cư dân  ở Thạch  Gia Hà cũng noi gót  cư dân Lương Chử phải  di tản vì không còn tiếp tục hoạt động trồng lúa được nửa. Dựa trên các nghiên cứu gen của Hugh McColl và các đồng nghiệp thì cư dân nông nghiệp ngữ hệ Nam Á nầy  lại quay trở về lại Đông Nam Á cách đây 2000 năm TCN và hoà hợp một số ít  với dân cư bản xứ sống nghề hái lượm và săn bắn. Liên bang của các tộc Việt  ở sông Dương Tử cũng bị tan rã [10]. Sự việc nầy làm biến mất đi hai nền văn hóa Lương Chử và Thạch Gia Hà. Có thể xem sự tan rã nầy nó rất phù hợp với truyền thuyết Lạc Long Quân Âu Cơ lúc chia tay: 50 đứa con theo cha đi xuống đồng bằng (Lạc Việt), 50 đứa con theo mẹ  Âu Cơ  lên núi (Âu Việt hay Tây Âu). Được cai trị bởi các Hùng Vương, nước Văn Lang cũng bị thu hẹp lại sau đó  với 15 bộ lạc từ 1879 TCN.

Có một điều đáng làm ta chú ý đến là ở văn hoá Thạch Gia Hà nầy có  một hiện vật được gọi là nha chương mà nó có ý nghĩa là cái răng bằng ngọc dùng để  tế núi sông và  được phát hiện sớm nhất từ văn hóa Đại Vấn Khẩu (4100 -2600 TCN)(Dawenkou)  ở khu vực tỉnh Sơn Đông (Shandong) mà được các nhà khảo cổ công nhận hiện nay. Nha chương (lame de jade) nầy  được tìm thấy ở các ngôi mộ của các người có quyền lực và cấp bậc cao ở trong xã hội. Riêng ở Việt Nam hiện nay tìm được 8  nha chương ở Phùng Nguyên và Xóm Rền  (tỉnh Phú Thọ, Việt Nam) có niên đại vào khoảng 1700-1400 TCN tức là thuộc về văn hóa Phùng Nguyên  của dân tộc ta mà giáo sư Hà văn Tấn chứng minh chính xác luôn có sự liên tục không bị phá vở với các nền văn hóa Đồng Đậu-Gò Mun[11]  trước văn hóa Đồng Sơn qua các niên đại carbon phóng xạ và tương ứng với thời kỳ của các vua Hùng (Hồng Bàng). Như vậy các nha chương nầy nó có phải đến từ văn hóa Thạch Gia Hà ở sông Dương Tử,  trên dòng di cư của tộc Việt quay về lại Đông Nam Á (Vietnam) cách đây 4000 năm trước qua cuộc nghiên cứu  nhân  chủng học của nhà nghiên cứu Hirofumi Matsumura cùng các đồng nghiệp vào năm 2019  hay không  [12] hay  các hiện vật nầy là đến từ văn hoá Tam Tinh Đôi  ở Tứ Xuyên (Sichuan)?

Chắc chắn là không đến từ văn hoá Tam Tinh Đôi ở Tứ Xuyên  vì văn hoá nầy chỉ  có niên đại vào khoảng 1200 TCN tức là sau văn hoá Phùng Nguyên  có đến khoảng 500 năm. Như vậy nha  chương  Phùng Nguyên phải có nguồn gốc từ vùng Dương Tử với văn hóa Thạch Gia Hà. Nha chương được sử dụng như một dụng cụ lễ khí trong các dịp tế lễ  được tìm thấy ở văn hoá Tam Tinh Đôi (Tứ Xuyên) hay dùng  với chức năng đại diện quyền lực ở giai đọan đầu của thời Hùng Vương? Một câu hỏi chưa có phần giải đáp chính xác. Nhưng dù sao đi nửa chúng ta cũng tự hào là con Rồng cháu Tiên vì chính nhờ  các truyền thuyết mà ông cha ta khéo léo dựng ra để ta tìm lại được chính xác  cội nguồn qua các cuộc nghiên cứu di truyền và các cuộc khai quât khảo cổ trong thời gian qua.

Version française

Pourquoi le peuple vietnamien a-t-il plus de contes  et de légendes que tout autre peuple d’Asie du Sud-Est ? Parfois, le lecteur se demande si ces légendes sont vraies ou non  ou bien écrites par l’imagination humaine, quelque peu « magique » et irréelle. En fait, l’origine du peuple vietnamien est volontairement vague dans l’histoire car elle ne repose que sur ces légendes qui la rendent parfois difficile à croire et absurde comme la légende du « Lạc Long Quân- Âu Cơ  » avec un sac qui a fait éclore une centaine d’œufs.

Pour le chercheur Paul Pozner [1], l’historiographie vietnamienne s’appuie sur une tradition historique longue et éternelle et s’exprime par une tradition orale se répétant  sur plusieurs siècles du premier millénaire avant J.-C. sous la forme de légendes historiques qui se sont diffusées dans les temples ancestraux. Pourquoi notre nation n’a-t-elle pas de recueils d’histoire comme les Hans (les Chinois) malgré  notre longue présence en Asie du Sud-Est ? Ce lieu est également considéré comme le berceau de la civilisation humaine à travers les commentaires du physicien britannique Stephen Oppenheimer dans l’ouvrage « Paradis à l’Est » [2].

C’est aussi dans notre pays que l’archéologue française Madeleine Colani a découvert, lors des fouilles archéologiques au début du 20ème siècle,  la culture de Hoà Bình (18000-10000 avant JC) en 1922. C’est aussi la culture  donnant naissance à la  civilisation des Proto-Vietnamiens, une civilisation du riz inondé. La raison pour laquelle notre peuple n’a pas de recueil d’histoires  est due à la domination chinoise durant presque mille ans. Ils ont toujours délibérément effacé l’origine de notre peuple à partir de la dynastie  des Han de l’Ouest avec l’empereur Wudi. Les mémoires historiques de Si Ma Qian [3] ont été  toutes écrites avec l’intention politique et les ambitions de l’agresseur de siniser les peuples gouvernés et de renforcer le pouvoir et le prestige du fils  du Ciel (empereur) dans un pays  multi-ethnies et se conformer enfin à la signification de deux caractères chinois ((zhōngguó) (中華)(centre de l’univers). C’est pour cela que dans l’histoire de la Chine qu’il y a  une incohérence visible dans de nombreux mythes.  On est habitué à prendre l’habit de A pour recouvrir B en particulier à l’époque des Trois Augustes et Cinq Empereurs. Tout cela est dû en grande partie à l’emprunt de traditions, de coutumes et de figures mythologiques ou animales aux autres peuples que les Han ont réussi à siniser durant leur conquête. Les lettrés vietnamiens ont eu tort de s’appuyer sur les recueils d’histoire chinois comme  le cas du livre intitulé « Đại Việt Sử Ký Toàn Thư » où les Giao Chỉ (les Proto-Vietnamiens)  avaient besoin de l’aide du préfet chinois Ren Yan (Nhâm Diên) de  Cửu Chân à l’époque des Han de l’Ouest pour savoir labourer la terre et cultiver le riz.  Il en va de même pour les archéologues occidentaux. En s’appuyant sur les livres chinois, ces derniers  pensaient également que les  Giao Chỉ (Jiaozhi) n’étaient que des gens vivant de la pêche, de la chasse et de la cueillette.

Heureusement, grâce aux documents de recherche génétique de Hugh McColl et ses collègues [4] et aux fouilles archéologiques dans le passé, on sait maintenant  que les habitants de Hoà Bình étaient  les premiers à connaître la culture du riz irrigué et d’autres techniques agricoles comme la culture des céréales etc. (La cave des esprits par exemple).

Puis il y a  une grande inondation (un déluge) ayant eu lieu il y a 12.000 ans. Cela a fait s’enfoncer dans la mer une grande partie des terres habitées par des populations préhistoriques comme le bassin du Fleuve Rouge.  Ces dernières  étaient obligées  de le quitter et de s’enfuir en se réfugiant  partout dans le monde:  à l’est dans l’océan Pacifique, à l’ouest en Inde ou au nord dans la région du fleuve Yang Tsé en emmenant avec  elles les objets caractéristiques de la culture Hoà Binh trouvés dans le site  Xian Ren Dong (Tiên Nhân động) de la province  Jiangxi (Giang Tây) par exemple. D’après les travaux de recherche génétique, il s’agit bien  d’anciens habitants de l’Asie du Sud-Est (ou les gens de Hoà Bình) faisant leur arrêt  dans le bassin du fleuve Yangtze car cet endroit était propice à l’époque au développement de la riziculture irriguée. Mais  il y a  encore un autre  groupe de personnes qui aimaient à continuer leur migration vers l’Asie de l’Est en emmenant  leur riz domestiqué (site de Shangshan, Thượng Sơn) et leur millet  et en  empruntant le passage à Zhejiang (Chiết Giang) pour s’installer non seulement dans le delta du Fleuve Jaune mais aussi  jusqu’à la région du Fleuve  Liao dans la Mongolie intérieure de la Chine d’aujourd’hui (Liêu Hà, Nội Mông Trung Hoa). C’est dans cette dernière qu’ils  s’étaient unis aux autochtones  nomades de l’Asie du Nord dont les vestiges étaient trouvés dans la grotte de la Porte du Diable sur le territoire russe limitrophe de la Corée (Sibérie occidentale) pour donner naissance à une  race mongoloïde du Nord typique et une culture nommée « Hong Shan (Hồng Sơn) » découverte de la région de la Mongolie intérieure  jusqu’à Liaoning. Ces Mongoloïdes du Nord étaient descendus dans la région du fleuve Jaune où vivaient les Hmongs  qui étaient très doués en agriculture. Ils faisaient partie de la tribu Yi.
Étant à l’origine le dessin d’un homme   portant un arc , ce caractère « Yi »   nous donne une idée précise sur la particularité de ces  gens du Nord. Ils se distinguaient par le tir à l’arc et ils étaient très habiles au combat. C’est pourquoi ils réussirent à gagner les victoires contre les Hmong dirigés par leur leader Chiyou (Xi Vưu) à Zhuolu (Trác Lộc) en l’an 2704 B.C. dans la province Hebei (Hà Bắc) et Shennong (Thần Nông) trois fois de suite, ce qui donna naissance ensuite à la civilisation chinoise (Yangshao (Ngưỡng Thiều) et Dawenkou (Đại Vấn Khẩu) et à la nouvelle race mongoloïde du Sud avec les anciens habitants de l’Asie du Sud Est. Étant de plus en plus nombreux, ces  nouveaux mongoloïdes du Sud  devenaient ainsi les sujets du bassin du fleuve Jaune et les ancêtres des Chinois d’aujourd’hui.
Dans le bassin du fleuve Yang Tsé, la formation de la communauté ethnique Yue-Tai-Kadai avait lieu du fait de la proximité des habitants autochtones de la famille linguistique austro-asiatique et des Pré-Austronésiens -Tai-Kadai venus plus tard. Compte-tenu des facteurs génétiques dus à la fusion des autochtones et des nouveaux venus issus des vagues de migration de l’Asie du Nord vers l’Asie du Sud et vice versa sur des milliers d’années, il y a eu des modifications dans la structure des gènes, notamment sous l’influence de l’environnement, cela a provoqué une changement naturel de la taille et de la couleur de la peau et a conduit à la formation des Mongoloïdes du Nord et du Sud et des Yue de la famille austro-asiatique. Celle-ci est constituée de plusieurs ethnies dans l’Asie de l’Est. C’est ici que les Yue  se rendaient compte qu’ils étaient clairement différents des tribus nomades de la région du fleuve Jaune. Ils se disaient Yue (). Le mot « Yue (hache) » qu’ils utilisaient pour se désigner eux-mêmes en tant que les gens vivant dans la région du fleuve Yang Tsé ou ayant l’habitude d’utiliser la hache pour cultiver les céréales  et se défendre lorsqu’il y avait  l’invasion des gens du Nord (les Chinois).  Ceux-ci les considéraient  toujours comme des Man Di (des Sauvages). Pourtant ce sont eux qui ont conduit à la formation des grandes civilisations comme  Liangzhu et Shijìahé. C’est grâce aux fouilles archéologiques  entamées dans le cours inférieur du fleuve Yangtsé dans les années 1970 que l’on connaît la culture de Liangzhu. Celle-ci était bien plus avancée que la culture de Yang Shao puisqu’elle remonta à 3300 ans  avant J.C. avec la découverte des pictogrammes  sculptés sur  la pierre,  les plastrons de tortue,  les os des animaux dans les séances de divination et des offices religieux. Ces dessins figuratifs étaient antérieurs  de plus de 2 000 ans aux inscriptions oraculaires des Shang. On sait que les habitants de Liangzhu avaient un mode de vie sédentaire stable avec un système d’irrigation avec de l’eau emmagasinée par des canaux et une organisation sociale  nécessitant beaucoup de main-d’œuvre pour la production et la distribution. Selon les documents archéologiques et la légende du roi Shennong (ayant eu vécu vers 3320-3080), il y a une coïncidence parfaite avec la culture de Liangzhu).

Le roi  Shennong était le premier roi du Sud  tandis que dans le Nord les tribus nomades étaient gouvernées par l’empereur jaune des Chinois Huang Di. Selon l’érudit vietnamien  Hà Văn Thùy, les travaux scientifiques  ont confirmé, à partir des preuves ADN effectuées directement sur les restes  des habitants de Liangzhu, la présence de deux halo-groupes  génétiques M122 (souche indonésienne) et M119 (souche mélanésienne). Ces deux races sont principalement des personnes originaires d’Asie du Sud-Est qui ont émigré en Chine il y a 12 000 ans. Ces deux races constituent la population de Liangzhu. Les artefacts les plus caractéristiques de la culture Lianzhu  sont les disques en jade avec un trou circulaire  au centre,  les Cong  dont le plus grand excavé pèse jusqu’à  3,5 kg et des objets de jade finement sculptés portant le caractère cérémoniel  et présentés  sous la forme d’un taotie ou d’une hache. Les socs en pierre ont des tailles beaucoup plus grandes, jusqu’à 60 cm de long dans certains cas. Les charrues sont certainement tirées par des animaux domestiques  (éventuellement des buffles). La faucille, l’outil utilisé pour la récolte, est également d’une utilité considérable. Cette culture a une hiérarchie sociale qui se reflète par les différences d’inhumation dans les tombes des gens détenant le pouvoir, des aristocrates et des pauvres. Dans les tombes des aristocrates, les objets utilitaires sont en jade, ivoire, soie ou laque tandis que dans le milieu pauvre, on ne trouve que des objets en céramique. Les disques bi sont employés dans le cadre d’un rituel et ont le rôle de protéger les trépassés dans le monde des morts. Le disque bi est souvent associé au Ciel et a la couleur verte tandis que le Cong  dont la forme est tubulaire à l’extérieur et cylindrique à l’intérieur,  est assimilé à la Terre et a la couleur jaune. Ce concept nous fait penser à la forme du gâteau de riz gluant à l’occasion de notre nouvel an (Tết).

De plus, sur les objets  de masque taotie on voit souvent  l’emblème du dieu Chiyou faisant preuve de courage  à travers son visage animalier d’après l’érudit Hà Văn Thùy [5]. Mais selon l’archéologue français Alain Thote, il s’agit  bien d’un symbole  ayant une valeur magico-religieuse liée à la mort lorsqu’il étudie les épées des anciens Yue  (Wu-Yue) à l’époque  des Zhou orientaux [6]. Bien que la distance  dans le temps soit trop éloignée  entre  la culture de Liangzhu et la dynastie des Zhou orientaux  au fil de nombreux siècles, la décoration du masque taotie sur les épées n’est pas fortuite. Elle  est effectuée seulement  sur une face tournée vers la lame. Cela implique certainement l’intercession et la protection d’une divinité, est ce le dieu Chiyou ? Après avoir été tué par Huang Di, Chiyou est devenu le dieu de la guerre et protège ainsi tous  les groupes ethniques Yue  vivant  dans le sud  de la Chine, y compris les gens de Liangzhu  reconnus par les érudits chinois comme  les adorateurs des oiseaux et des animaux Vũ Nhân ( 羽 人) ou Vũ Dân càd les Enfants du Dragon et les Grands Enfants de l’Immortelle (Con Rồng Cháu Tiên).

Selon le dictionnaire sino-vietnamien, le mot Vũ () fait référence à un oiseau. Pourquoi Fée-Dragon ? Dans les temps anciens, les oiseaux sont  des animaux pouvant  voler au-dessus des montagnes jusqu’à l’endroit où vivent les Immortelles. Quant au dragon, il est certainement un monstre marin qui, dans l’histoire de notre pays, s’appelle le dragon d’eau (Giao Long). À cette époque, dans le fleuve Yang Tse, il y avait un type d’alligator  qui est maintenant en danger d’extinction. Afin d’éviter l’attaque de  ce monstre marin, les Proto-Vietnamiens avaient  coutume de se tatouer. C’est pourquoi ils  associaient  à leur totem   le couple (Oiseau /Dragon) avec la notion de dualité (deux en un). Le nom du clan Hồng Bàng provient également du couple (Oiseau/Dragon). La culture de Lianzhu est localisée dans le cours inférieur du fleuve Yang Tsé, tandis que le pays  Xích Qủi de Kinh Dương Vương est délimité  au nord  par le  lac Động Đình, à l’est par  la mer de Hainan, à l’ouest par le royaume Ba Shu (Ba Thục) et au  sud  par  le Champa (Hồ Tôn). Selon le chercheur Hà Văn Thùy, on sait bien que les frontières nationales et les frontières culturelles ne sont que relatives car elles se chevauchent souvent les unes sur les autres.
Pour quelle raison  la culture  de Liangzhu  a-t-elle disparu pour être  remplacée plus tard par la culture de Shijiahé ?  Cette  dernière  a été considérée comme l’héritière de la culture  de Qujialing (3400-2500 av. J.-C.). Elle s’est développée  aussi à un niveau supérieur à travers des objets ronds en jade représentant le ciel comme les dragons ou les phénix et s’est concentrée  communément  autour du lac. On voit donc plus clairement que le pays de Xich Gui du peuple vietnamien englobe les zones de deux cultures  de Liangzhu et de Shijiahé. Pourquoi notre pays s’appelle-t-il Xích Quỷ?  Xích désigne la couleur rouge et fait allusion au sud, tandis que le terme Quỷ fait référence à l’étoile brillante de couleur rouge Yugui Qui parmi les 28 loges nocturnes stellaires organisées  dans un système de subdivision du ciel  utilisé dans l’astronomie orientale.
L’effondrement de la culture de Liangzhu  a suscité de nombreuses controverses  et de débats dans la communauté des archéologues. On retient la thèse  la plus répandue selon laquelle  les catastrophes naturelles ont provoqué des inondations dévastant ainsi les habitations  de cette région pendant longtemps et forçant  les habitants d’ici à migrer et à se cacher ailleurs. Ils ont emporté avec eux le jade, la riziculture, l’élevage des vers à soie et la laque. C’est peut-être vrai  car  selon la légende des Trois Augustes et des Cinq Empereurs de Chine, You le Grand (le premier monarque de la dynastie des Xia) avait le mérite d’inventer les techniques d’irrigation pour maîtriser les fleuves, stabiliser la vie  de ses habitants et développer l’agriculture. C’est  pour cela que l’empereur Shun (vua Thuấn) lui céda le trône pour fonder la  dynastie des  Xia (2255 avant JC – 2207 avant JC) lors de la disparition de la culture Liangzhu. Mais c’est difficile d’accepter aussi cette version  car il s’agit bien d’une légende recopiée dans  les mémoires historiques  de Sima Qian sous la dynastie des Han occidentaux et rien n’apporte la preuve de l’existence de la  dynastie des  Xia. Mais récemment, cette hypothèse a été confirmée par le géologue autrichien Christophe Spötl [7] de l’université d’Innsbruck et ses collègues dans la revue « Science Advances» au  travers d’une étude datée du 24 novembre 2021. L’effondrement de la culture Liangzhu et d’autres cultures néolithiques dans la région du cours inférieur du fleuve Yang Tsé ont été dues au changement climatique, aux pluies incessantes et aux inondations incitant les habitants à fuir. 

Mais selon le chercheur japonais Shin’ichi Nakamura [8] de l’université de Kanazawa, la culture Liangzhu a disparu à cause de l’épuisement des ressources en jade. Pour la culture Liangzhu, toute la source du pouvoir politique était basée sur le jade. Seuls ceux qui possèdent ces ressources peuvent détenir leur pouvoir et leur légitimité. À la dernière étape de la culture de Liangzhu, des artefacts en  jade comme les Cong ne sont plus translucides et contiennent des impuretés. En revanche, au milieu du fleuve Yang Tse, la culture Shijiahé possède  une technique de sculpture de jade à un niveau de perfection  supérieur  à  celui de deux cultures Liangzhu et Hongshan au  travers de 250 objets en jade que les archéologues ont trouvés lors des fouilles  sur le site de Tanjialing (Hubei) en 2015. Cette culture occupe désormais une grande place importante avec la formation des Cent Yue.

Dans la culture de  Shijiahé, il y a également des artefacts ronds en jade (phénix, dragons) représentant le Ciel et fabriqués de manière tellement sophistiquée. Selon le politologue américain Charles E. Merriam de l’université de Chicago, il s’agit d’un moyen de légitimation empirique du pouvoir et de possession de la fonction «miranda» pour forcer les gens à respecter ces deux animaux sacrés.[9]. C’est pourquoi les gens d’ici aiment tatouer des dragons sur leur corps et porter des chapeaux de plumes pour les montrer. Cette coutume de tatouage n’a été abandonnée que sous le règne du roi Trần Anh Tôn.

  un leader de Shijiahé

(miranda: se rapporte aux symboles liés à l’émotivité d’un peuple pour lui imposer le respect et l’émerveillement.)

La culture de Shijiahé est localisée  dans l’aire du royaume des Proto-Vietnamiens  Văn Lang. À travers la description géographique de la légende, on sait qu’à cette époque le royaume Văn Lang avait  Phong Châu pour capitale. Il était délimité au nord par  le lac Dongting (Hunan) (Động Đình, Hồ Nam),  au sud par le Champa  (Hồ Tôn), à l’est par la mer de Hainan et à l’ouest par le royaume  Ba Shu (Sichuan). Le nom Văn Lang est dérivé de l’ancien mot Yue Blang ou Klang que les montagnards  utilisent souvent pour désigner le totem, c’est peut-être un oiseau aquatique de la famille des hérons. Le royaume de Văn Lang peut être considéré à cette époque comme une fédération de communautés ethniques Yue. C’est aussi le premier état de l’ethnie Yue selon la légende de l’histoire vietnamienne.

Selon la légende du Seigneur Phù Đổng (ou Thánh Gióng), il y eut un conflit entre le royaume Văn Lang et la dynastie des Shang sous le roi Hùng Vương VI. Dans le Yi King traduit par le professeur Bùi Văn Nguyên, l’auteur mentionne une expédition militaire menée en trois ans par le roi guerrier de la dynastie des Shang nommé Wuding (Vũ Định) dans le territoire du lac Động Đình (Kinh Châu, Jīngzhōu ) contre les nomades souvent appelés « Diables ». Ce conflit  pourrait expliquer la raison principale pour laquelle le royaume de Văn Lang n’a établi aucune relation commerciale avec les Shang. Les découvertes d’objets en bronze à Ningxiang (Hunan) dans les années 1960 ont montré que dans le butin ramené lors de cette expédition dans le sud de la Chine, il y avait la présence d’un vase à vin en bronze orné d’un visage humain mélanésien sans aucune explication.

un vase à vin en bronze

Dans d’autres endroits à la même époque, il y a la formation des cultures Erlitou de la dynastie des Xia dans le Henan  ou de la dynastie des Shang dans la vallée du fleuve Jaune. L’influence de ces cultures Liangzhu et Shijiahé y est plus ou moins visible  à travers les modèles ayant des visages d’animaux (Taotie) ou des animaux phénix et dragon. Au moyen des études archéologiques et météorologiques, on sait qu’en l’an 2000 avant J.C, il y avait une sécheresse dans la région moyenne du fleuve Yang Tsé, ce qui obligea  les habitants de Shijiahé à suivre les traces des habitants de Liangzhu  à évacuer la région car ils ne pouvaient plus continuer à faire la riziculture. Sur la base d’études génomiques de Hugh McColl et de ses collègues, cette population agraire austro-asiatique Yue était obligée de revenir en Asie du Sud-Est il y a 2 000 ans et  d’effectuer la fusion  en une infime partie  avec la population indigène vivant  sur place  de la cueillette et de la chasse. L’union des tribus Yue  du fleuve Yang Tsé  a également été dissoute [10]. Cet incident a causé la disparition de deux cultures Liangzhu et Shijiahé. On voit que cette dissolution est très conforme à la légende du roi Lạc Long Quân et de la princesse Âu Cơ au moment de la séparation: 50 enfants ont suivi le père dans les plaines (Luo Yue) et  50 autres enfants ont accompagné  la mère Âu Cơ dans les montagnes (Si Ngeou). Dirigé par les rois Hung, le royaume Văn  Lang se rétrécit plus tard avec ses 15 tribus à partir de 1879 av. J.C.

Une chose à laquelle il convient de prêter attention est que dans cette culture Shijiahé, il existe un artefact appelé nha chương (ou une dent de jade) utilisée pour faire des offrandes aux montagnes et aux rivières et  reconnue et attribuée   jusque-là  à la culture Dawenkou (Đại Vấn Khẩu) dans la région de la province du Shandong (Shandong) par les archéologues. Cette lame de jade se trouve dans les tombes des personnes détentrices du pouvoir  et de haut rang dans la société. Particulièrement au Vietnam, il y a actuellement 8 lames trouvées à Phùng Nguyên et Xóm Rèn (province de Phú Thọ, Vietnam) datant d’environ 1700-1400 avant J.C. Cela signifie qu’elles appartiennent à la culture Phùng Nguyên de notre  peuple. Le professeur Hà Văn Tấn a prouvé avec précision qu’il existe toujours  la continuité ininterrompue de cette culture  avec celles de Đồng Dậu et Gò Mun[11] qui sont antérieures à la culture Đồng Sơn au moyen des datations au radiocarbone et qu’il correspond ainsi à la période des rois Hùng (Hồng Bàng). Ces lames de jade doivent donc provenir de la culture Shijiahé du fleuve Yang Tsé lors de la migration des Proto-Vietnamiens  vers l’Asie du Sud-Est (Vietnam) il y a 4000 ans rapportée par l’étude anthropologique du chercheur Hirofumi Matsumura et ses collègues en 2019 [12] ou elles sont issues de la culture Sanxingdui de Sichuan ?

Certainement elles ne viennent pas de la culture Sanxingdui  au Sichuan car cette dernière  ne date que d’environ 1200 avant J.C., soit environ 500 ans de décalage avec la culture Phùng Nguyên. Ainsi, la lame de jade  de Phùng Nguyên doit provenir de la région du Yang Tse avec la culture Shijiahé. La lame de jade est utilisée comme un outil rituel dans les occasions cérémonielles de la culture Sanxingdui (Sichuan) ou comme un objet du pouvoir au début de la période des rois Hùng? C’est une question dont on n’a pas encore la réponse juste. Mais quoi qu’il en soit, nous sommes toujours fiers d’être les descendants du Dragon et les Grands Enfants de l’Immortelle  car  grâce aux légendes que nos ancêtres ont savamment inventées  et aux études génétiques et aux fouilles archéologiques dans un passé récent nous réussissons à retrouver notre origine avec exactitude.  

Miranda se rapporte aux symboles s’adressant à l’« émotivité » d’un peuple pour lui imposer le respect ou l’émerveillement.

Paris le 28/02/2023

Bibliographie

[1]  Paul Pozner: Le problème des chroniques vietnamiennes, origines et influences étrangères. BEFO, année 1980, vol 67, no 67, p275-302
[2] Stephen Oppenheimer: Địa đàng ở Phương Đông.  Lịch sử huy hoàng của lục địa Đông Nam Á bị chìm ? NXB Lao Động; 2005.
[3] Edouard Chavannes: Mémoires historiques de Se-Ma Tsien de Chavannes, tome quatrième.
[4] Hugh McColl, Fernando Racimo, Lasse Vinner, et al. (2018). The prehistoric peopling of Southeast Asia. Science;361(6397) 88-92.
[5] Hà Văn Thùy: Phát hiện di vật văn hóa Lương Chữ tại Viêt Nam. Nghiên cứu lịch sử.
[6]  Alain Thote: Note sur la postérité du masque de Liangzhu à l’époque des Zhou orientaux, Arts asiatiques. Tome 51, 1996. pp. 60-72.
[7] Christoph Spotl, Haiwei Zhang, and all (2021) Collapse of the Liangzhu and other Neolitic cultures in the lower Yantze region in response to climate change. Science Advances Vol 7, Issue 48.
[8] Shin’ichi Nakamura: Le riz, le jade et la ville. Évolution des sociétés néolithiques du Yangzi. Éditions de l’EHESS « Annales. Histoire, Sciences Sociales. 2005/5 60e année | pages 1009 à 1034.
[9] Charles E. Merriam, Political power : Its composition and incidence, New York-Londres, Whittlesey House/McGraw-Hil, 1934.
[10] Lang Linh: Lịch sử hình thành và tan rã của cộng đồng tộc Viêt. Lược sử tộc Việt.
[11] Hà văn Tấn: Theo dấu các văn hóa cổ.  Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội. Hànội 1998.
[12] Hirofuma Matsumura, Hsiao-chun Hung, Charles Higham et al. (2019). Craniometrics reveal « Two Layers » of Prehistoric Human Dispersal in  Eastern Eurasia. Scientifics reports; 9(1): 1451.
Dominique Lelièvre: La grande époque de Wudi. Editions You Feng. 2001
Bai Shouyi: Précis d’histoire de Chine. Editions en langues étrangères. Beijing, 1988
René Grousset: Histoire de la Chine. Des origines  à la seconde guerre mondiale. France-Loisirs, Paris 1997
Norman Jerry- Mei tsulin 1976 The Austro asiatic in south China : some lexical evidence, Monumenta Serica 32 :274-301
Sun, Jin & Li, Yingxiang & Ma, Pengcheng & Yan, Shi & Cheng, Hui-Zhen & Fan, Zhi-Quan & Deng, Xiao-Hua & Ru, Kai & Wang, Chuan-Chao & Chen, Gang & Wei, Ryan. (2021). Shared paternal ancestry of Han, Tai-Kadai-speaking, and Austronesian-speaking populations as revealed by the high resolution phylogeny of O1a-M119 and distribution of its sub-lineages within China. American journal of physical anthropology. 174. 10.1002/ajpa.24240.
Corinne Debaine-Francfort : La redécouverte de la Chine ancienne.  Editions Gallimard  1998.
Léonard Rousseau: La première conquête chinoise des pays annamites (IIIe siècle avant notre ère). BEFO, année 1923, Vol 23, no 1.
Bình Nguyên Lộc: Lột trần Việt ngữ. Talawas.

Danse du lion ou de la licorne (Múa lân sư)

Version française

Múa Lân Sư

Nhắc đến Tết không có ai có thể không nhắc đến múa Lân. Đây là môn nghệ thuật múa dân gian được thấy trên đường phố ở Việt Nam. Nó được gọi là múa lân ở trong Nam còn ở ngoài Bắc thì gọi là múa sư (tức là sư tử (hay  wǔshī ). Lân là con linh vật  đứng hàng thứ nhì  trong bốn con vật có sức mạnh siêu phàm hay tứ linh (long, lân, qui, phụng). Trong văn hóa Việt nam, chúng ta thường bị lầm lẫn giữa  con kỳ lân với con ghê. Đặc điểm để phân biệt giữa nghê và lân là ở bộ móng, nghê mang móng vuốt còn kỳ lân mang móng guốc. Thật sự khi gọi kỳ lân, tức là nói đến một cặp: con đực gọi là kỳ và lân là con cái. Múa Lân thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu hay khánh thành cửa hàng mới vì các loại thú nầy tượng trưng cho thịnh vượng và hạnh phúc. Con lân có cái đầu được trang trí  trông rất đẹp mắt và thân thể của nó được nâng lên bởi một số vũ công uốn lượn theo nhịp điệu âm thanh của các tiếng trống. Nó luôn luôn đi cùng với một vũ công bụng phệ, vui cười hay vẫy quạt, thường đeo mặt nạ  và mặc áo choàng màu vàng nghệ (Ông Địa). Đây là cuộc khiêu chiến giữa người và động vật, giữa Thiện và Ác, luôn luôn kết thúc bằng chiến thắng của con người trên động vật.

Danse de la licorne ou du lion.


 

En évoquant le Têt, personne n’oublie de mentionner la danse de la licorne ou du lion. C’est un art de la danse folklorique que l’on trouve dans les rues du Vietnam. On l’appelle la danse de la licorne  dans le Sud et la danse du lion dans le Nord (ou wǔshī bính âm). La licorne  occupe la deuxième place parmi les  quatre animaux au pouvoir surnaturel (tứ linh)(long, lân, qui, phụng). Dans la culture vietnamienne, on a l’habitude de confondre la licorne avec le chien-lion (con nghê).  La principale caractéristique permettant de faire la  distinction entre la licorne  et le chien-lion  réside dans les doigts de pied, la licorne étant armée  des sabots et le chien-lion des griffes. Quand on parle de la licorne (Kỳ Lân), on a affaire à un couple d’animaux : kỳ c’est le mâle tandis que Lân est une femelle. La danse de la licorne  est souvent pratiquée lors des fêtes traditionnelles, notamment le Nouvel An lunaire, la fête de la Mi-Automne ou l’inauguration d’un nouveau magasin (ou une boutique) car ces animaux sacrés symbolisent la prospérité et  le bonheur. Cet animal légendaire dont la tête est  décorée magnifiquement et dont tout  le corps est porté par plusieurs danseurs, ondule au rythme des sons des tambourins. Il est toujours accompagné par un autre danseur hilare et ventru agitant son éventail et portant une robe de couleur safran (Ông Ðịa). C’est la danse-combat entre l’homme et l’animal, entre le Bien et le Mal qui se termine toujours par le triomphe de l’homme sur l’animal.

Le pavillon Nhật Thành ( Nhật Thành Lâu)

Nhật Thành Lâu

Công trình kiến trúc này được xây dựng vào năm 1841 dưới thời vua Thiệu Trị, lầu gồm có 2 tầng. Nơi nầy là Phật điện của nhà vua trong Tử Cấm Thành hay là kho bạc theo  lời của một tác giả. Không ai biết rõ sự bổ dụng nó trong Tử Cấm Thành. Vào thời kỳ cuối nhà Nguyễn thì nơi nầy mẹ vua Bảo Đại, bà Từ Cung và các bà trong nội cung hay thường lui tới đây để đọc kinh, cầu an và niệm Phật. Lầu Nhật Thành bị tàn phá rất nặng nề trong các năm 1947 và năm 1968 nên  chỉ còn lại phần nền của công trình. Bởi vậy năm 2018, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã cho phục dựng lại công trình này. Lầu Nhật Thành nằm ở vị trí của Minh Thận Điện thưở xưa, ở phiá đông thì có Càn Thành Điện và phía nam Thái Bình Lâu. 

Étant construite en 1841 sous le roi Thiệu Trị, cette œuvre architecturale se composait de 2 étages. Elle  n’avait aucune affectation précise dans la cité pourpre interdite. Selon certains, elle était le lieu de vénération du Bouddha par le roi ou la chambre forte royale selon la remarque d’un auteur dans son article. Vers la fin de la dynastie des Nguyễn, la mère du roi Bảo Đại, la reine Từ Cung et d’autres femmes du palais  y étaient venues souvent  pour lire des sutras, faire des prières ou vénérer Bouddha. Ce pavillon Nhật Thành qui  fut gravement endommagé durant les années  1947 et 1968 ne gardait que sa fondation. En 2018, le Centre de conservation des monuments de Huế décida de le restaurer. Étant situé à l’emplacement de l’ancien palais Minh Thận, Nhật Thành Lâu se retrouve à l’est avec le palais privé du roi, Càn Thanh et au sud avec la bibliothèque royale Thái Bình Lâu.

 

Galerie des photos