Tọa lạc ở số 380 đường Trần Hưng Đạọ (Saïgon) , đình Minh Hương Gia Thạnh được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật bởi bộ Văn Hóa. Đình nầy được coi xem là có lâu đời nhất ờ vùng Saïgon-Chợ lớn do người Minh Hương xây dựng từ năm 1789. Người Minh Hương là những Việt gốc Hoa mà tổ phụ của họ là người Hoa, thần dân của nhà Minh sang định cư ở Đàng Trong sau khi nhà Minh bị sụp đổ, được chúa Nguyễn Phúc Tần cho phép hai vị tổng binh cựu thần của nhà Minh Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên cư trú ở miền nam tức là vùng đất của Chân Lạp cùng với 3000 binh sĩ và gia đình vào năm Kỷ Mùi (1679). Dương Ngạn Địch vào khai thác vùng Mỹ Tho còn Trần Thượng Xuyên thì vào khai khẩn vùng Biên Hoà (Cù Lao Phố), một vùng đất trù phú. Người ngoại quốc thường tới lui buôn bán ở nơi nầy. Trong thời kỳ chiến tranh giữa nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh, thì tất cả người Minh Hương đều đứng về phía chúa Nguyễn nên nhà Tây Sơn tàn phá nhà cửa của họ vào năm 1776. Họ buộc lòng phải lánh nạn về ở vùng đất Đề Ngạn xưa tức là Chợ Lớn ngày nay. Đến năm kỷ dậu (1789) dưới thời Lê Mẫn Hoàng Đế thì con cháu nhà Minh có quyền lập ra Minh Hương xã. Ban đầu chữ « hương » dùng chữ 香 có nghĩa là « hương hỏa » (香火), đến năm 1827 đổi sang chữ 鄉 có nghĩa là « làng ». Như vậy Minh Hương có thể hiểu là « làng của người Hoa, thần dân của nhà Minh. Bởi vậy chúng ta cũng thường gọi họ là khách trú. Lúc đầu làng Minh Hương không có ranh định biên giới như các làng khác vì họ ở khắp mọi nơi của vùng đất mới. Người Minh Hương khỏi đi lính và khỏi đi làm xâu. Nếu họ phạm phép thì Minh Hương xã phân xử. Mặc dầu có đặc quyền như vậy, Minh Hương xã rất nghiêm ngặt trừng trị và lo lắng dạy dỗ con cháu họ. Bởi vậy họ sống rất hoà đồng với người dân Việt khiến mới có câu ca dao như sau:
Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càng
Đố ai lịch sự bằng làng Minh Hương.
Chính vua Tự Đức đã có sắc tặng cho làng Minh Hương bốn chữ: Thiện Tục Khả Phong (Phong tục tốt đẹp cần giữ lưu truyền), khắc vô một tấm biển, nay treo trước căn giữa Chánh điện của đình. Theo giáo sư Lâm Vĩnh Thế thì năm 1865, Thống Đốc Nam Kỳ lúc bấy giờ là Đô Đốc De La Grandière ban hành quyết định chấm dứt quy chế làng của Minh Hương Xã, viện lý do là Sài Gòn và Chợ Lớn là châu thành tức là thủ phủ của tỉnh, làng Minh Hương không còn có lý do tồn tại nữa. Đình Minh Hương Gia Thạnh không phải là nhà làng nữa mà trở thành từ đó nhà hương hỏa chung của tất cả hội viên, của tất cả công dân Việt Nam gốc Hoa có hơn hai trăm năm nay vì họ nói tiếng Việt, mặc quốc phục trong các dịp tế lễ, cho con cái học trường Việt và hành xử hoàn toàn như là một công dân Việt Nam. Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tịnh, hai người Minh Hương làm quan đến chức thượng thư.
Đình được xây cất theo kiểu nhà năm gian. Mái đình lợp ngói ống, trang trí hình lưỡng long tranh châu, cá hóa long, tượng ông Nhật bà Nguyệt, phù điêu trích từ các tuồng tích Trung Quốc. Trên cột và các đà ngang treo nhiều hoành phi, câu đối, phần lớn được làm từ đầu và giữa thế kỷ 19. Tại đình vẫn còn lưu giữ nhiều cổ vật quý giá nhất là đình có giá trị về nghệ thuật thư pháp, nghệ thuật chạm khắc gỗ mang phong cách Việt nam. Nhờ sự giải thích của chị Vân,một thành viên của ban tri sự quản lý đình hôm đến tham quan, mình được chị giải thích biết nhiều về các cổ vật trưng bày của đình. Thật thú vị và cũng tiện đây có một lời cám ơn chị qua bài viết nầy.
Située au numéro 380 rue Tran Hung Dao (Saïgon), la Maison communale Minh Huong Gia Thanh est reconnue comme un monument architectural et artistique par le ministère de la Culture. Cette maison communale est considérée comme la plus ancienne de la région de Saïgon-Cholon, construite par les partisans de la dynastie des Ming (ou Minh Hương) en 1789.
Les Minh Hương sont des Vietnamiens d’origine chinoise dont les ancêtres étaient des Chinois, sujets de la dynastie Ming qui s’étaient réfugiés dans le sud après la chute de la dynastie Ming en Chine. Le seigneur Nguyễn Phúc Tần permit aux deux anciens généraux de la dynastie Ming, Dương Ngạn Địch et Trần Thượng Xuyên, de trouver refuge dans le sud du Vietnam, l’ancien territoire du Chen La avec 3 000 soldats et leurs familles en l’année de la Chèvre (1679). Dương Ngạn Địch était allé exploiter la région de Mỹ Tho et Trần Thượng Xuyên la région de Biên Hoà (Cù Lao Phố), un territoire riche et peuplé. Les étrangers le fréquentaient souvent pour y faire des affaires. Durant la confrontation armée entre les Paysans de l’Ouest (Tây Sơn) et Nguyễn Ánh, tous les Minh Hương s’étaient rangés du côté de ce dernier. Furieux, les Tây Sơn pillèrent leurs maisons en 1776. Les Minh Hương étaient obligés de se réfugier dans la région de Đề Ngạn (Cholon d’aujourd’hui). En 1789, sous le règne de l’empereur Lê Mẫn, les Minh Hương obtinrent le droit de fonder leur propre village.
Le mot « Hương » était initialement écrit avec le pictogramme 香 pour évoquer le culte des ancêtres (香火), mais il était remplacé ensuite par le pictogramme 鄉 en 1827 pour signifier le village. Minh Hương pouvait être compris ainsi comme le village des sujets de la dynastie Ming. C’était pour cela on était habitué à les appeler « les résidents étrangers».
Au début, le village des Minh Hương n’était pas délimité par des frontières comme les autres villages grâce à leur possibilité de s’installer partout sur le nouveau territoire. Les Minh Hương étaient exemptés du service militaire et ils n’étaient pas forcés de travailler gratuitement pour l’état. En cas de la violation de la loi, ils seront punis par leur propre village. En dépit des privilèges qu’ils ont eus, les Minh Hương ne cessaient pas de respecter les lois avec sévérité et ils étaient toujours soucieux d’aider leurs enfants dans l’éducation. C’était pourquoi ils vivaient en harmonie avec les Vietnamiens, ce qui donnait naissance à la chanson populaire suivante :
Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càng
Đố ai lịch sự bằng làng Minh Hương.
Quelle salade peut-on trouver aussi délicieuse comme celle de crevettes ?
Y a t-il quiconque plus poli que le village des Minh Hương ?
L’empereur Tự Đức lui-même signa pour le village des Minh Hương un décret comportant quatre mots suivants: Thiện Tục Khả Phong (Les bonnes coutumes doivent être gardées et transmises), gravés sur une pancarte, désormais accrochée devant la salle principale de la maison communale. Selon le professeur Lâm Vĩnh Thế, en 1865, le gouverneur de la Cochinchine de l’époque, l’amiral De La Grandière, décida de mettre fin au statut de la création du village de Minh Hương Xã en prenant prétexte que Saigon-Cholon était la capitale de la province. Le village des Minh Hương n’avait plus de raison d’exister. Mais il était devenu dès lors la maison communale dédiée au culte des ancêtres pour tous ses membres et pour tous les citoyens vietnamiens d’origine chinoise depuis plus deux siècles car ils parlaient le vietnamien, ils portaient des vêtements nationaux lors des cérémonies, ils envoyaient leurs enfants dans les écoles vietnamiennes et se comportaient entièrement comme des citoyens vietnamiens. Trinh Hoài Đức et Ngô Nhân Tịnh issus des Minh Hương étaient au poste de ministre.
La maison communale a été construite dans le style d’une maison à cinq compartiments. Son toit est recouvert de tuiles tubulaires, décoré d’un couple de dragons se disputant la perle enflammée, de poissons se transformant en dragons, de génies de mariage et des tableaux en relief extraits des opéras chinois. Sur les colonnes et les poutres horizontales sont suspendus de nombreux panneaux horizontaux et des sentences parallèles dont la plupart ont été réalisés au début et au milieu du XIXème siècle.
La maison communale conserve encore de nombreuses antiquités, les plus précieuses étant l’art de la calligraphie et de la sculpture sur bois dans le style vietnamien. Grâce aux explications de Mme Vân, membre du comité de gestion de cette association, j’ai beaucoup d’informations à savoir sur les antiquités exposées. Pour moi, c’est très intéressant et aussi une opportunité de lui rappeler ma gratitude à travers cet article.