L’art du bronze émaillé (Kỹ thuật pháp lam)

L’art du bronze émaillé.

Version française

Đây là kỹ thuật  làm các sản phẩm  bằng đồng  trên bề mặt được tráng men, dùng  trang trí trong  mỹ thuật ở cung đình Huế hay thường  được gọi với cái tên pháp lam. Nó có nguồn gốc từ chữ « pha lang (France) » mà người Trung Hoa gọi để chỉ kỹ thuật  được các nhà truyền bá Tây Phương mang sang, hướng dẫn cho họ làm trong việc sản xuất. Kỹ thuật pháp lam  sau đó được du nhập sang Việt Nam với các nghệ nhân Trung Hoa  vào thời ngự trị của vua Minh Mạng (1820-1841). Chính triều đình nhà Nguyễn mới  ra quyết đinh xây dựng các xưởng ở Quảng Bình và Quảng Trị nhưng  các bí mật sản xuất vẫn được các nghệ nhân Trung Quốc bảo vệ một cách nghiêm ngặt. Nhưng nhờ sự kiên trì, các thủ công Việt ngày xưa đã  khám phá  ra được   bí  quyết và thành công  trong việc sử dụng các màu không  thể xóa nhoà   khiến các sản phẩm  đồng tráng men có  được  một linh hồn. Mỗi màu  phải tương ứng  với một lớp men và đựợc đung với nhiệt độ khác nhau.

Để tránh tên húy của chúa Nguyễn Phúc Lan (1635-1648), pháp lang từ đó trở thành pháp lam và được trọng dụng ở trong cung điện  triều  Nguyễn nhất là trong việc trang trí ở ngoại thất. Có một thời kỹ thuật pháp lam nầy  bị suy tàn  dưới thời Pháp thuộc. Kỹ thuật nầy  làm cho  các hoa văn trang trí ở cung điện Huế có nét đẹp kiêu sa mà được thấy lại gần đây qua các cuộc sùng tu  ở các cung điện Huế như sân sau của điện Thái Hoà, điện Kiến Trung (*), cầu Trung Đạo của lăng Minh Mạng vân vân.


Version française

C’est la  technique de fabrication des produits en bronze aux surfaces émaillées qui est  fréquemment utilisée pour la décoration  dans l’art de Huế  et communément appelée sous le nom « Pháp Lam ». Elle tire son origine du mot « pha lang (France)» que les Chinois emploient pour désigner la technique apportée par les missionnaires occidentaux dans le but de les aider dans la production. Cette technique a été introduite ensuite au Vietnam avec les artisans chinois sous le règne du roi Minh Mang (1820-1841). C’est la dynastie des Nguyễn  qui  a décidé de construire des ateliers  à Quảng Binh et à Quảng Tri mais les secrets de production ont été encore  strictement  protégés par les artisans chinois. Grâce à leur  ténacité, les artisans vietnamiens d’antan ont  découvert le secret de fabrication et ils ont réussi à utiliser des couleurs indélébiles donnant ainsi  une âme à ces produits en  bronze émaillés. Chaque couleur correspondait ainsi à une couche d’émail et un cuisson à température différente.    

Pour éviter d’appeler le surnom du seigneur Nguyễn Phúc Lan (1635-1648),, la technique « Pháp Lang » est devenue désormais  « Pháp Lam ». Elle est très utilisée  dans les palais de la dynastie des Nguyễn, en particulier dans la décoration de leur partie extérieure.  Il y a une époque où cette technique a périclité  sous l’occupation française. Cette technique permet aux motifs décoratifs de posséder  la beauté éclatante qu’on a l’occasion de retrouver récemment lors de la restauration des palais de la citadelle impériale Huế. C’est le cas du palais de l’Harmonie suprême, le palais Kiến Trung (*), le pont de l’Intelligence et de la droiture du mausolée Minh Mạng etc. 

(*) Résidence des deux derniers empereurs du Vietnam ( Khải Định et Bảo Đại) 

2025

PAGODE VAM RAY (Tra Vinh)

Chùa Vàm Ray

Được tọa lạc ở ấp Vàm Ray, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, ngôi chùa nầy không những  mang tính chất kiến trúc đậm chất của người Khơ Me ở Nam Bộ mà còn giữ phong cách của đế chế Angkor. Chùa còn là một ngôi chùa lớn nhất trong số 143 chùa Khơ Me  được liệt kê ở Trà Vinh. Chùa có 4 cổng vào và theo truyền thống cùa người Khơ Me thì cổng chính và toà nhà chính điện phải quay về hướng Đông biểu  tượng cho con đường tu hành của   Phật tử từ Tây sang Đông.  Chính cũng nơi nầy về hướng Đông Nam của chính điện, du khách sẽ thấy được  tượng đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn có chiều dài 54 thước. Còn bên trong chính điện thì được trang trí lộng lẫy với những bức tranh tường nhiều màu sắc, đậm chất văn hóa Khơ Me, kể lại cuộc đời của Đức Phật và giáo lý của Phật giáo.

Étant située dans le hameau de Vam Ray, district de Trà Cú, province de Trà Vinh, cette pagode porte non seulement le caractère architectural du peuple khmer du Sud Vietnam mais aussi le style de l’empire d’Angkor. La pagode est également la plus grande parmi les 143 pagodes recensées dans la province de Trà Vinh. Elle dispose de 4 portes d’entrée. Selon la tradition khmère, la porte principale et le bâtiment principal doivent être orientés vers l’est. C’est le chemin  pris par les pratiquants  bouddhistes  de l’ouest vers l’est.  C’est aussi ici que vers le sud-est du hall principal, les visiteurs verront la statue allongée de 54 mètres du Bouddha Shakyamuni, illustrant son accession au Nirvana. Quant à l’intérieur du bâtiment principal, on voit défiler des peintures murales colorées et imprégnées de la culture khmère, relatant ainsi la vie de Bouddha et les enseignements du bouddhisme.

Pagode de la grotte (Chùa Hang)

Pagode de la Grotte (Chùa Hang)

 

Version française

Lúc đầu nơi có một cây đa cổ thụ nằm trước bến sông nên khi chùa nầy dựng lên vào năm 1637 thì dân cư  gọi nó là  Kompông Chrây có nghĩa là « bến cây đa ». Sau nầy cổng chùa được thiết  kế lại với hình dáng của một cái hang nên  từ đó mới mang tên là chùa hang. Chùa nầy nằm trong một khuôn viên có diện tích là 6ha với một chính điện chùa tọa lạc  trên nền cao có 3 thước, có nhiều bậc cấp dẫn lên, được trang trí lộng lẫy với nhiều hoa văn và họa tiết.  Ở các đầu cột đều có tượng vũ nữ Kẽn naarr dang đôi tay chống đỡ mái chùa. Tượng Phật Thích Ca  to lớn đặt trên cao ở trong chính điện , phía dưới là những tượng Phật Thích Ca nhỏ hơn trong nhiều tư thế khác nhau.  Những tác phẩm điêu khắc cổ được trông thấy ở chùa rất đa dạng và phong phú. Đến Trà Vinh mà không đến chùa Hang là một điều đáng tiếc.

Version française

Au début, il y avait un vieux banian se trouvant devant l’embarcadère de la rivière. Lorsque cette pagode fut construite en l’an 1637, les gens l’appelèrent Kompong Chray, ce qui signifie «embarcadère du banian». Plus tard, la porte d’entrée de la pagode fut remodifiée en prenant  la forme d’une grotte. C’est pourquoi elle a été appelée désormais sous le nom de « pagode de la grotte ». Celle-ci est située sur un terrain d’une superficie de 6 hectares avec un bâtiment principal édifié sur une plate-forme de 3 mètres de haut, avec de nombreuses marches montantes, magnifiquement décoré de nombreux motifs à son intérieur. Aux extrémités des colonnes de l’édifice principal, on voit des statues de la danseuse Ken Narr, soutenir la toiture.
À  l’intérieur de cet édifice,  la grande statue du Bouddha Shakyamuni est arrangée de manière qu’elle soit placée  en haut de toutes les autres statues plus petites du même Bouddha  dans de nombreuses positions différentes. Les sculptures anciennes trouvées dans cette pagode sont très variées et riches. C’est dommage pour le touriste de ne pas visiter la pagode de la grotte lors de son passage à la ville Trà Vinh.

 

Pagode AngKorborajaborey (Chùa Âng)

Pagode AngKorborajaborey

 

Version française

Toạ lạc ở  bên cạnh quốc lộ 53 của tình Trà Vinh, chùa  Angkorajaborey hay là chùa Âng mà người Việt thường gọi, là một ngôi chùa cổ có lâu đời có cà ngàn năm tuổi từ năm 990. Nó nằm cách xa thành phố Trà Vinh khoảng chừng 5 cây số nằm trong một khuôn viên thắng cảnh Ao Bà Ôm với một diện tích khoảng chừng 4 ha và đối diện với Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khơ Me của tỉnh. Đây cũng là một ngôi chùa tiêu biểu trong hệ thống 141 chùa Khơ Me ở Trà Vinh.  Chùa được công nhận là di tích kiến trúc tôn giáo của nguời Khơ Me ở Nam Bộ vào năm 1994.

Version française

Située à côté de l’autoroute 53 de la province de Trà Vinh, la pagode Angkorajaborey ou pagode Âng comme l’appellent souvent les Vietnamiens, est une ancienne pagode vieille de plus de mille ans depuis 990. Elle est située à environ 5 kilomètres de la ville de Trà Vinh, dans la zone pittoresque de l’étang Ba Om possédant une superficie d’environ 4 hectares et elle est en face du musée de la culture ethnique khmère de la province. C’est aussi une pagode  typique du d’un système des 141 pagodes khmères de Trà Vinh. Elle a été reconnue comme  un vestige  architectural religieux du peuple khmer vivant au Sud Vietnam en l’an 1994.

Pont Thanh Toàn avec une toiture en tuiles Yin et Yang

Cầu ngói Thanh Toàn.

Version française

Được tọa lạc ở trong địa phận của xã  Thủy Thanh, thuộc huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, cầu nầy cách xa trung tâm  thành phố Huế 8 cây số nếu đi theo hướng Đông Nam. Cũng như chùa cầu ở Hội An, cầu nầy được dựng từ năm 1776 nhờ tấm lòng nhân ái của bà Trần Thị Đạo, vợ của một quan thần dưới triều vua Lê Hiển Tông (1740 – 1786). Bà là con cháu thuộc thế hệ thứ sáu của những tộc trưởng ở vùng Thanh Hóa theo chúa Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa.Bà cúng tiền cho làng Thanh Toàn xây dựng cái cầu nầy để cư dân ở nơi nầy qua lại thuận tiện trên con mương nhỏ sau những lúc nhọc nhằn ở ruộng đồng và có nơi ngồi để thư giãn hay câu cá. Dựa về năm tuổi thì cầu nầy dựng sau khi có chùa cầu (Hội An)  và chịu ít nhiều ảnh hưởng của chùa cầu. Chùa ngói Thanh Toàn có một lối kiến trúc cổ khá độc đáo mà thường gọi là « Thượng Gia Hạ Kiều » tức là trên là nhà dưới là cầu. Cầu nầy có mái vòm với ngói lưu ly, dài 18,75m, rộng có 5,82m, chia ra được  7 gian, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can dùng để ngồi dựa lưng. Ở giữa cầu có một bàn thờ bà Trần Thị Đào.  Cầu nầy được ghi nhận ngày nay có giá trị lịch sử  và văn hoá được Bộ văn hóa trùng tu  lại từ  năm 1991.  Du khách đến đây không những chiêm ngưỡng được cái cầu nầy mà còn có dịp tìm lại nét đẹp cổ kính của một ngôi  làng xưa ở Việt Nam được thể hiện với sự  hiện diện cây đa ở đầu làng và cổng đình. Để tránh phạm huý vua Thiệu Trị, làng Thanh Toàn  đổi tên thành làng Thanh Thủy nhưng dân gian vẫn giử thói quen gọi là Thanh Toàn.

Version française

Étant situé dans la commune de Thủy Thanh appartenant au  district de Hương Thủy de la province de Thừa Thiên Huế, ce pont se trouve à 8 kilomètres du centre-ville de Huế si on suit la direction Sud-Est. Analogue au pont-pagode de Hội An, il fut construit  en l’an 1776 grâce à la bonté de la dame de nom Trần Thị Đào, l’épouse d’un mandarin sous le règne du roi Lê Hiển Tông (1740 – 1786). Elle appartient à la sixième génération des  chefs de clan issus de  la région de Thanh Hóa et accompagnant le seigneur Nguyễn Hoàng  dans la province Thuận Hóa. Pour implorer le Ciel de lui accorder la faculté d’avoir un enfant, elle  a donné de l’argent au village de Thanh Toàn pour construire ce pont afin que les villageois puissent  traverser facilement le cours d’eau après des moments pénibles dans les rizières et qu’ils puissent se détendre en entamant des discussions ou en faisant la pêche.

En se basant sur l’âge de ce pont, on sait qu’il a été construit à un moment où  le   pont-pagode de Hội An  avait déjà existé et qu’il a reçu plus ou moins l’influence architecturale de ce dernier. Le pont Thanh Toàn possède un style architectural assez unique qui est appelé souvent sous le nom « Thượng Gia Hạ Kiều », ce qui signifie qu’en haut il y a la maison et qu’en bas c’est le pont. Son dôme  est couvert des tuiles Yin et Yang.  Il mesure 18,75 m de long et 5,82 m de large. Il est divisé en 7 compartiments tandis que  des deux côtés du pont se trouvent deux rangées de plates-formes et de balustrades en bois utilisées pour permettre aux gens de s’asseoir et  s’adosser. Au milieu de ce pont il y a  un autel dédié à Mme Trần Thị Đào. Ce pont est aujourd’hui reconnu comme celui ayant une valeur historique et culturelle.  Il fut restauré par le ministère de la Culture en 1991. En venant ici, le touriste a l’occasion d’admirer non seulement ce pont mais aussi la beauté d’un village antique vietnamien,  ce qui se traduit toujours par la présence  d’une maison communale et d’un banian à la sortie du village.  Afin de  ne pas offenser l’empereur Thiệu Trị dans l’emploi de son nom, le village Thanh Toàn  change de nom en prenant celui de Thanh Thủy mais les gens ont l’habitude d’appeler toujours Thanh Toàn.   

 

 

 

Les costumes traditionnels des minorités ethniques (Trang phục dân tộc thiểu số)

Trang phục dân tộc thiểu số

Version française

Nhuộm, dệt và thêu là những công việc chính mà được thấy ở người phụ nữ của các dân tộc thiểu số  trong việc may các  bộ trang phục truyền thống.  Các bộ nầy không chỉ có vô số phong cách khác nhau mà còn có thêm hàng loạt màu rực rỡ.

Để nhuộm vải lanh hoặc vải gai dầu, các dân tộc thiểu số như người Hmong và người  Dao Tien thường dùng đến batik. Đây là kỹ thuật « nhuộm bao vải » có nghĩa là một phần vải được bao che trước khi nhuộm để tạo hoa văn. Người Ai Cập đã sử dụng batik để quấn xác ướp của họ  có hơn 2.400 năm trước. Kỹ thuật thủ công này đang phổ biến khắp nơi ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Nam Dương. Chính ở quốc gia nầy kỹ thuật  rất được phát triển ở đảo Java  và do đó được biết đến với cái tên « batik » có nguồn gốc từ  đảo nầy. Kỹ thuật nầy dựa hoàn toàn trên việc áp dụng sáp trước trên nền.

Người ta vẽ lên vải các họa tiết bằng sáp ong đã được đun nóng  chảy. Dụng cụ vẽ nầy là một loại bút đặc biết có ngòi cong bằng đồng hoặc một số khung đập hình tam giác, những ống tre nhỏ.

Tùy thuộc vào độ phức tạp của hình họa, sáp ong có thể được áp dụng nhiều lần trên các màu sắc khác nhau trong các bể nhuộm màu. Sau đó, được nhúng vào nước sôi cho sáp được  tan hết. Các họa tiết sáng tạo màu được bao bằng sáp để bảo vệ trước khi nhuộm sẽ xuất hiện trên nền vải chàm sẫm.

Những bộ trang phục sặc sỡ và các trang điểm lộng lẫy của họ đã trở thành cùng theo ngày tháng một sức hút không thể chối từ được đối với các du khách nước ngoài khi có dịp họ đến tham quan Việt Nam và đến các vùng có các dân tộc thiểu số như Hà Giang, Cao bằng, Yên Bái, Điện Biên, Sapa vân vân…. Nó cũng là biểu tượng cho bản sắc của  các dân tộc thiểu số trên một đất nước có 54 dân tộc.

Teinture, tissage et broderie sont les tâches principales des femmes des minorités ethniques dans la confection de leurs costumes traditionnels. Ceux-ci déploient non seulement une multitude de styles différents mais aussi une gamme de couleurs chatoyantes.  Pour teindre les tissus en lin ou en chanvre, les minorités ethniques telles que les Hmong et les Yao Tien ont recours au batik. Celui-ci  est une technique de teinture à la cire,  employée pour qu’une partie du tissu soit protégée de la teinture durant l’exécution de motifs. Les Egyptiens se servaient du batik pour envelopper leurs momies il y a plus de 2400 ans. Cette technique artisanale  se répand partout  en Chine, en Inde, au Japon et en Indonésie. C’est dans ce dernier pays qu’elle est très développée à l’île de Java  et elle prend ainsi le nom « batik » d’origine javanaise. Elle est  basée sur l’application préalable de la cire  sur le support. 

On dessine d’abord  sur le tissu, des motifs à la cire fondue. Les outils utilisés sont des stylets à réservoir en cuivre courbé, des tampons triangulaires ou de petits tubes en bambou. En fonction de la complexité du dessin, la cire peut être appliquée plusieurs fois sur  des couleurs différentes dans des bains de teinture. Puis le dernier bain fixatif est nécessaire dans l’eau bouillante  pour faire fondre entièrement  la cire. Les motifs protégés de la teinture sont apparus en clair sur fond indigo. On obtient ainsi le tissu décoré.

Leurs costumes bigarrés et leurs parures magnifiques deviennent au fil des années la force d’attraction indéniable qu’ils exercent sur les touristes étrangers lorsqu’ils ont l’occasion de visiter les régions du Vietnam où il y a une forte concentration des minorités ethniques comme Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Điện Biên, Sapa  etc…. C’est aussi le symbole de leur identité dans un pays à 54 ethnies.

La pivoine (Hoa mẫu đơn)

Hoa mẫu đơn

Version française

Khác với  người Việt ưa thích hoa sen thì hoa mẫu đơn đối với người Trung Hoa được xem  là nữ hoàng của các loài hoa (hua wang) hay loài hoa của sự giàu có và danh dự. Đối với người nông dân, nếu loài hoa này mất màu hoặc tàn lụi rất nhanh thì đó là dấu hiệu của sự nghèo khổ và sự bất hạnh sắp đến  với chủ nhân của loại cây này.  Được xem coi như một biểu tượng của vẻ đẹp nữ tính và tình yêu, hoa mẫu đơn vẫn được người Trung Hoa  gọi là “hoa Lạc Dương” bởi chính tại kinh thành này, nó đã sản sinh ra những mẫu vật đẹp nhất: trắng ngọc bích, vàng sáng và đỏ son. Vào thời nhà Đường (618 -916), các hoàng đế đặt nó dưới sự bảo hộ của họ, đặc biệt là hoàng hậu Võ Tắc Thiên ​​​​và dùng hoa nầy  đại diện trên khắp mọi miền đất nước mà Việt Nam còn bị sáp nhập vào thời điểm đó. Trong  sách y học của vua Thần Nông, vỏ rễ mẫu đơn được dùng để chống đau đầu và đau thắt lưng do sự  mệt mỏi quá mức.

Hoa mẫu đơn (Paeonia) là loài hoa cắt cành trưng bày  tuyệt vời nhưng nhiều người làm vườn rất ngần ngại sử dụng vì sợ mang kiến ​​vào nhà. Loại kiến ​​hay thường thích  hoa mẫu đơn vì chúng  bị thu hút bởi mật mà hoa hay  thường tiết ra.  Đây là hoa mẫu đơn  có tên là Brotero (Paeonia broteri), một loại cây thân thảo thuộc họ Paeoniaceae, đặc hữu của bán đảo Iberia.

Version française

Contrairement aux Vietnamiens qui adorent le lotus, la pivoine est pour les Chinois la reine des fleurs (hua wang) ou la fleur de la richesse et des honneurs. Pour les paysans, si cette fleur perd ses couleurs ou elle  se fane très rapidement, c’est un signe de pauvreté et de disgrâce prochaine pour le propriétaire de cette plante.  Étant connue comme symbole de beauté féminine et de l’amour, la pivoine est appelée encore par les Chinois  « la fleur de Luoyang » car c’est dans cette cité impériale qu’elle a  produit ses meilleurs spécimens : blanc jade, jaune lumineux et rouge vermillon. Sous la dynastie des Tang  (618 -916),  les empereurs la placèrent sous leur protection, en particulier l’impératrice Wu Ze Tian et la firent représenter dans tout l’empire où le Vietnam fut annexé encore à cette époque. Dans l’extrait de Science médicinale de Shen Nong,  on se sert de l’écorce de la racine de la pivoine pour combattre la céphalée et les lumbagos dus aux excès de la fatigue.

Les pivoines (Paeonia) font d’excellentes fleurs coupées pour la décoration.  Pourtant beaucoup de jardiniers hésitent de les utiliser de peur de faire  rentrer des fourmis dans la maison. Ces  dernières  aiment souvent les fleurs de pivoine car elles sont attirées par le nectar que ces fleurs  dégagent. La pivoine de Brotero (Paeonia broteri) est une plante herbacée de la famille des Paeoniaceae, endémique de la péninsule ibérique.

 

Place des Vosges (Paris)

Marseille, la ville la plus ancienne de la France

Vieux port de Marseille au fil de la nuit.

Cảng cỏ của Marseille lúc về đêm

 

La Tour Eiffel, l’un des symboles de Paris

 

 
Tour Eiffel
 
Tháp Eiffel, một trong những biểu tượng của kinh đô ánh sáng Paris được trông thấy từ xa về đêm dưới nhiều gốc độ khác nhau.
 
La tour Eiffel, l’un des symboles de la ville de lumière Paris est visible de loin au fil de la nuit sous de nombreux angles différents.
 
Galerie des photos