Cồng Chiêng Tây Nguyên

Version française

Từ buổi ban sơ, văn hóa cồng chiêng tạo thành một lối tiếp cận đặc quyền mà người dân Tây Nguyên (Việt Nam) sống làm nương rẫy thường sử dụng trong việc giao tiếp với thế giới thần linh. Theo tín ngưỡng của đạo Shaman và thuyết vạn vật hữu linh, cồng chiêng là một công cụ thiêng liêng vì nó ẩn chứa một thần linh có nhiệm vụ không những bảo vệ chủ nhân của nó mà luôn cả gia đình, gia tộc và ngôi làng nơi mà chủ nhân của nó sống lớn lên. Nhạc cụ càng cũ kĩ thì nó không những cải thiện âm thanh mà còn lại tăng trưởng cả quyền lực và sức mạnh của thần chiêng phù hộ. Ngoài ra, cái cồng chiêng còn có được thêm một màu sắc cá biệt sau nhiều năm sử dụng. Nhạc cụ gõ này không thể được xem như là một nhạc cụ thông thường. Nó thường được thấy trong các dịp lễ quan trọng của làng. Nó không thể tách rời ra khỏi đời sống xã hội của các dân tộc Tây Nguyên. Khi mới chào đời đứa trẻ sơ sinh được ông già làng đánh tiếng cồng chiêng bên tai nó từ những năm tháng đầu tiên để cho nó quen dần nhận ra được tiếng nói của bộ tộc và gia tộc và nhờ thế nó trở thành từ đó một phần tử của cộng đồng dân tộc. Sau đó, đứa bé nó lớn lên theo nhịp điệu của tiếng cồng chiêng, làm nó say sưa cùng với rượu cần lên men trong các buổi tối tựu hợp xung quanh bên bếp lửa cùng vò rượu hay những ngày lễ hội của làng như đám cưới, đám tang, lễ mừng năm mới hoặc chiến thắng, khánh thành nhà ở, đoàn tụ gia đình, các nghi lễ nông nghiệp vân vân… Sau cùng, lúc qua đời, nó được tiễn đưa đi một các long trọng cùng tiếng nhạc cồng chiêng đến nơi an táng.

Theo người dân Ê Đê, một cuộc sống không có cồng chiêng là một cuộc sống vô nghĩa  như không có muối và gạo. Mỗi gia đình phải có ít nhất một cái cồng chiêng vì nhạc cụ nầy không chỉ chứng minh tài sản mà còn cả uy quyền và uy tín mà có được ở trong cộng đồng dân tộc và khu vực sinh sống. Tùy thuộc ở mỗi làng, trò chơi cồng chiêng có thể bao gồm hai cồng, nhưng đôi khi có thể lên đến 9, 12, 15 hoặc 20 cồng. Mỗi nhạc cụ trong trò chơi này được gọi bằng một tên mà còn có thể biết được vị trí của nó trong một hệ thống phân cấp tương tự như người ta được tìm thấy ở trong một gia đình mẫu hệ. Theo nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc học Pháp Patrick Kersalé, các cồng chiêng có một cấu trúc gia đình của chế độ mẫu hệ. Đối với người Chu Ru, có ba cồng trong một trò chơi đó là cồng mẹ, cồng dì và cồng con (bé gái). Mặt khác, đối với người Ê Đê Bih, bộ cồng đánh gồm 3 cặp cồng. Cặp đầu tiên được gọi là cồng bà. Sau đó, cặp thứ nhì được dành cho cồng mẹ và cặp cuối cùng dành cho cồng đứa bé gái. Ngoài ra, trong trò chơi cồng chiêng này còn có một chiếc trống được đánh bởi người già nhất trong làng để điều khiển nhịp độ. Đối với các bộ lạc sống ở phía nam Tây Nguyên, cũng có 6 cồng trong một trò chơi nầy nhưng cồng mẹ vẫn là cồng quan trọng nhất vì nó được ở một vị trí thấp hơn so với các cồng khác. Nó luôn đi cùng với cồng cha, theo sau là cồng trẻ em và cồng các cháu. Có kích thước lớn, hai cồng mẹ và cha phát ra những âm thanh trầm và gần như giống hệt nhau khiến cho phép chúng nó đóng một vai trò trong việc xây dựng một cơ sở cho một dàn nhạc. Cồng càng to thì tiếng càng trầm. Ngược lại cồng càng nhỏ thì tiếng càng to.

Chúng ta cũng tự hỏi về nguồn gốc của cồng chiêng vì nhạc cụ nầy không chỉ được tìm thấy ở Ấn Độ mà còn ở Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á. Mặc dù được đề cập trong các bản khắc của Trung Hoa vào khoảng 500 năm sau Công nguyên (từ thời kỳ văn minh Đồng Sơn), người ta có xu hướng gán cho khu vực Đông Nam Á nguồn gốc của nó vì văn hóa cồng chiêng chỉ bao gồm các khu vực sinh sống của quần thể chủng Nam Á và Nam Đảo. (Việt Nam, Cao Miên, Thái Lan, Miến Điện, Java, Bali, Mindanao (Phi Luật Tân) vân vân…). Theo một số nhà nghiên cứu Việt Nam, cồng chiêng có mối liên hệ chặt chẽ với nghề trồng lúa nước. Đối với nhà nghiên cứu Việt Trần Ngọc Thêm, cồng chiêng được sử dụng để bắt chước tiếng gầm của sấm sét. Chúng còn có một vai trò thiêng liêng trong các nghi lễ cầu nguyện mưa hàng năm để có được một mùa thu thập thuận lợi. Ngoài ra, chúng ta thấy ở nơi những chiếc cồng chiêng này có một mối liên hệ mật thiết với văn hóa của Đồng Sơn bởi vì có sự hiện diện của nhạc cụ nầy rõ ràng trên một số trống đồng nhất định (ví dụ như trống đồng Ngọc Lũ). Cồng chiêng phải là một nhạc cụ thiêng liêng trong các ngày lễ hội để được người Đồng Sơn tôn vinh như vậy trên trống đồng của họ. Với người dân Mường, một người anh em họ hàng gần gũi với người Việt Nam, chúng ta tiếp tục nhận thấy có sự liên kết với trống đồng (có tính chất Dương) là cồng chiêng (có tính chất Âm) mà người Mường hay xem coi là một tiêu biểu cách điệu cho bộ ngực của người phụ nữ trong các nghi lễ quan trọng. Nó là một biểu tượng của khả năng sinh sản. Theo nhạc sĩ Việt Vũ Tô Vũ, người dân Mường bị xua đuổi vào các vùng núi không thể tiếp cận được với bên ngoài  nên mới có thể tiếp tục giữ được cẩn thận những chiếc cồng chiêng này an toàn trước những kẻ xâm lược Trung Hoa. Đây không phải là trường hợp của người Đồng Sơn (tổ tiên của người Việt Nam) trong cuộc chinh phạt của quốc gia nầy do tướng Mã Viện lãnh đạo ở thời Đông Hán sau cuộc nổi dậy của hai bà Trưng, Trưng Trắc và Trưng Nhị. Tướng Tàu này cố gắng phá vỡ tất cả gợi ý kháng chiến của người dân Việt bằng cách nấu chảy tất cả các trống đồng vì chúng nó biểu tượng cho sức mạnh của người dân Việt trong cuộc chiến đấu dành độc  lập. Có lẽ, trong sự hủy diệt này, cũng có những cồng chiêng  Đồng Sơn vì chúng cũng được làm bằng đồng. Theo Nguyễn Việt, giám đốc trung tâm tiền sử Đông Nam Á tại Hànội, ở giữa trung tâm của cái nấp thạp Đồng Sơn có sự phìn ra (mà gọi là núm) và được trang trí với một ngôi sao, giống như các cồng chiêng của Tây Nguyên. Nó cũng có quai cầm mà có thể buộc qua dây thừng để treo nó trên tường nhà như một chiếc cồng. Có lẽ nó là tiền thân của các cồng chiêng ở Tây Nguyên. Giả thuyết cho rằng người Đồng Sơn đã cố gắng che giấu bằng mọi giá và bán các nhạc cụ nầy ở các vùng núi thông qua sự trao đổi văn hóa và kinh tế với các dân tộc Tây Nguyên. Dựa trên nghiên cứu ngôn ngữ, đặc biệt là của nhà nghiên cứu người Pháp Michel Ferguson, một chuyên gia về ngôn ngữ Nam Á (Austro-Asiatic), chúng ta được biết rằng người Việt-Mường có mặt ở phía đông của dãy núi Trường Sơn và trên bờ Biển Đông trước đầu kỷ nguyên của chúng ta. Đối với nhà nghiên cứu này, nhóm Việt-Mường sống cùng nhau không chỉ với người Tày mà còn với các dân tộc ở vùng Cao nguyên ( như Khamou, Bahnar vân vân…) bởi vì có một tầm quan trọng từ ngữ của người Tày trong ngôn ngữ tiếng Việt và có sự tương đồng về cấu trúc phong kiến của Giao Chỉ với người Thái hiện tại (hậu duệ của người Tày). Ngoài ra, trong từ vựng của người Khamou có một tầng vay mượn từ  ngôn ngữ của người Việt-mường. Theo đề nghị của nhà nghiên cứu này, vương quốc Tang Ming có thể là nơi cư trú của nhóm người Việt-Mường. Điều này củng cố giả thuyết rằng người Đồng Sơn có thể là người cung cấp cồng chiêng cho các dân tộc Tây Nguyên thông qua việc đổi hàng hay mậu dịch  vì sau này họ không tự tạo ra những cồng này nữa mặc dù biết rằng bản chất thiêng liêng của các cồng chiêng. Có lẽ  ở thời điểm đó các dân tộc Tây Nguyên là những người làm nương rẫy không có ngành luyện kim nên không cho phép họ đúc được những cồng chiêng này. Cho đến ngày hôm nay, họ có được các cồng chiêng từ người Kinh (hoặc người Việt), người Cao Miên, người Lào, người Thái, vân vân… trước khi họ trao lại các cồng chiêng nầy cho một nhạc công lão luyện có thính giác tốt. Nhờ cách nện gõ các cồng nầy với các cú dùi gỗ cứng,  nhạc công đã thành công trong việc tạo ra cho những chiếc cồng chiêng có nguồn gốc đa dạng này, một bộ âm thanh hài hòa nổi bật phù hợp và thích ứng với các chủ đề của làng và bộ lạc. Việc điều chỉnh âm thanh của cồng chiêng rất quan trọng hơn việc tậu nó bởi vì phải làm cho cồng được sự hài hòa với tất cả các cồng chiêng hiện diện trong một dàn nhạc và nhất là phải biết cách tạo cho nó có được một linh hồn và một âm thanh cá biệt. Theo chuyên gia âm nhạc Việt Nam Bùi Trọng Hiền, mua và điều chỉnh cồng chiêng từ các nguồn gốc khác nhau và làm cho chúng hài hòa và phù hợp có được tính cách thẩm mỹ trong một dàn chơi nhạc cụ là một nghệ thuật hoành tráng. Cồng chiêng phải được linh thiêng trước khi sử dụng qua một nghi lễ để cho cơ thể của nó có được từ nay một linh hồn. Vài nhóm sắc tộc hay dùng máu để ban phép lành cho cồng chiêng cũng như với  các thạp hay trống…. Đây là trường hợp của người dân Mnong Gar, được báo cáo bởi nhà dân tộc học Pháp Georges Condominas. Bản chất « thiêng liêng » của cồng chiêng không thể nào làm người Việt thờ ơ được cả. Để minh chứng các cồng chiêng này có một tầm quan trọng đáng kể, người dân Việt có thói quen hay nói: Lệnh ông không bằng cồng bà để nói lên phần nào quyền lực của ông không bằng của bà đấy.

Văn hóa cồng chiêng được tìm thấy ở 5 tỉnh miền trung (Đăk Lák, Pleiku, Kontum, Lâm Đồng và Đăk Nông). Khoảng hai mươi nhóm dân tộc (Bà Na, Xơ Đăng, Mnongs, Cơ Ho, Rơ Măm, Êđê, Giarai, Rha Đê, vân vân…) được xác định là chủ nhân của các  cồng chiêng này. Theo nhà âm nhạc nổi tiếng Việt Nam Trần Văn Khê, ở các quốc gia khác ở Đông Nam Á, người đánh cồng chiêng luôn luôn ngồi yên một mình và có thể chơi một số nhạc cụ liên quan cùng một lúc. Đây không phải là trường hợp của người đánh cồng chiêng ở Tây Nguyên Việt Nam. Mỗi người chỉ có thể đánh một cồng chiêng. Có nhiều cồng chiêng thì cũng phải có nhiều nhạc công trong dàn nhạc cụ nầy. Nhờ một sợi dây thừng hoặc một băng vải có thể được thắt chặt ít nhiều bằng cách xoắn nó lại, mỗi người chơi hay đeo  cồng chiêng bằng phương thẳng bên vai trái. Rồi vỗ vào vòm trung tâm (hay núm) bên ngoài cồng chiêng bằng một cái dùi bằng gỗ hoặc bằng da hoặc dùng tay bọc trong vải hay tay không. Chất lượng của âm thanh cồng chiêng không chỉ phụ thuộc vào hợp kim đồng thau  mà cồng chiêng được tạo ra, mà còn phụ thuộc vào kỷ năng  của người chỉnh cồng chiêng. Các thông số khác quan trọng được nhập cuộc như dùi bằng gỗ hay da, vị trí và các tác động của bàn tay đánh cồng chiêng, độ căng dây thừng vân vân… Ngoài ra,  nhạc công có thể điều chỉnh khéo léo  một cách hiệu quả âm thanh của cồng chiêng nhờ qua những tác động của  bàn tay trái bằng cách nắm hay bóp rồi buông ra  vành cong của mặt ngoài cồng chiêng như bấm các giây đàn ghi ta. Hiệu ứng tắt tiếng có thể từ kết quả của tác động này. Mỗi dân tộc thích một loại gỗ trong việc sản xuất dùi. Bằng cách chọn gỗ cứng, người Ê Đê thường thu được nhiều tạp âm ở trong tiếng vang cồng chiêng. Ngược lại, bằng cách chọn gỗ mềm, người Bà Na đã thành công trong việc thu được « rõ nét » của âm thanh cơ bản mặc dù cường độ của âm thanh rất yếu khi phát hiện trong tiếng vang. Ở thời điểm mua về,  chiếc cồng chiêng được ở trong trạng thái « thô sơ », không có âm thanh mà cũng không có « nhân cách » và linh hồn chi cả. Mặt ngoài của nó gần như bằng phẳng. Nó tương tự như một vật thể chỉ biết phát ra một tiếng sang sảng (cái kẻng). Nhờ các cú đánh của dùi bằng gỗ và có được lỗ tai thính của nhạc công mà chiếc cồng chiêng nầy có được những chổ lồi lổm nho nhỏ cùng các hình tròn đồng tâm  trên vành hay ở mặt trong và ngoài của nó. Cú dùi  trên mặt ngoài tăng trưởng âm thanh cho nó. Mặt khác, sự giảm đi âm thanh có thể nhận thấy được ngược lại với mặt trong của nó. Nhạc công đã thành công cho nó thêm một màu sắc âm thanh, một nốt nhạc cụ thể mà bây giờ  còn làm  nó trở thành một nhạc cụ theo đúng nghĩa của nó. Theo người dân Tây Nguyên, tương tự như con người, cồng chiêng có một khuôn mặt, một tính cách và một linh hồn. Nó không giống như bất kỳ cồng chiêng nào khác cả. Chúng ta nói rằng chúng ta  « dạy dỗ »  nó bởi vì từ một cồng chiêng mua về ở trạng thái « thô » từ  người Kinh (Quảng Nam), chúng ta cho nó  một nền giáo dục, một nốt, một dân tộc, một tính chất  thiêng liêng. . Đối với cồng chiêng mua ở Lào thỉ nó đã có một linh hồn nhưng đó là linh hồn Lào. Để biến thành một chiếc cồng chiêng ở Tây Nguyên, nhạc cụ cần phải được giáo dục bằng những cú đánh qua một cái dùi  gỗ để nó biết ngôn ngữ Bahnar, Stieng, Ê Đê, Mnong vân vân… Từ nay nó có được một hồn thiêng của Tây Nguyên. Điều này nó không thể  mất được miễn là nó vẫn còn có môi trường mà cồng chiêng nầy được « giáo dục » (núi rừng, dân tộc, làng mạc, nguồn nước, động vật vân vân…). Đặc tính thiêng liêng của cồng chiêng chỉ có thể tìm thấy được ở trong môi trường tự nhiên này mà thôi. Chính ở nơi nầy nó tìm lại được bản sắc dân tộc  thông qua các giai điệu khác nhau từ làng này sang đến làng khác hoặc từ dân tộc này sang dân tộc khác và các nghi lễ nông nghiệp. Cồng chiêng có phát ra một nốt âm sai qua nhiều năm sử dụng. Người ta nói nó bị « ốm ». Nó phải được điều trị nhờ một lương y (hoặc một nhạc công) đôi khi rất khó tìm thấy tại chỗ. Phải đi vài cây số  đến các khu vực khác mới tìm ra nhạc công.  Sau khi điều chỉnh âm thanh, cồng chiêng nầy được xem là khỏi bệnh. Trong các nghi lễ, những người chơi cồng chiêng di chuyển rất chậm đi theo một hàng dài hay sắp xếp theo hình bán nguyệt trước một công chúng ngưỡng mộ. Họ đi từ phải sang trái ngược chiều kim đồng hồ để quay ngược về thời gian và trở về với nguồn gốc của họ. Các bước đi rất chậm và  theo nhịp đánh của cồng chiêng mà mỗi nhịp có một vai trò nhất định trong trò chơi nầy. Mỗi chiêng tương ứng chính xác với một dây của cây đàn ghi ta, mỗi dây có một nốt, một âm thanh riêng. Bất cứ giai điệu nào được chơi, đều có sự tham gia tích cực của tất cả các cồng chiêng trong cuộc diễn hành.Trái lại, có một thứ tự chính xác được áp đặt ở sự liên tiếp và hợp thành các nhịp để đáp ứng với các giai điệu và chủ đề cá biệt được chọn từ mỗi dân tộc. Đôi khi, để nghe được rõ ràng  giai điệu, người nghe thường đặt mình vào một vị trí tương đương với tất cả mọi người chơi được sắp xếp trong một hình bán nguyệt nếu không thì  không nghe được  đúng cách vì có sự yếu kém hay khuếch đại của tiếng vang từ một số cồng chiêng tương ứng do từ  khoảng cách hay xấp xỉ  gần quá mức vị trí của người nghe so với các người đánh. Hầu hết với các nhóm dân tộc thiểu số, trò chơi cồng chiêng nầy chỉ dành riêng cho nam giới. Đây là trường hợp của các dân tộc Jarai, Ê Đê, Bahnar, Sedang, Co Hu. Mặt khác, đối với dân tộc Ê Đê Bih, phụ nữ được phép sử dụng cồng chiêng. Nói chung, chiêng khác nhau về kích thước. Hình tròn của chiêng lớn có thể có đường kính từ 60 đến 90 cm với vành hình trụ có từ 8 đến 10 cm. Điều này không cho phép người chơi đeo chiêng vì nó quá nặng. Những chiêng này thường được treo ở trên xà nhà qua dây thừng. Mặt khác, các chiêng nhỏ hơn thường có vòng tròn từ 30 đến 40 cm với vành từ 6 đến 7cm. Đây là những chiêng thường xuyên gặp ở trong các lễ hội. Để xác định cồng chiêng Tây Nguyên, nhà âm nhạc học người Việt Trần Văn Khê có cơ hội liệt kê một số đặc thù trong một bài viết của ông về cồng chiêng như sau:

1°) Cồng chiêng rất đa dạng.

2°) Cồng chiêng có sự liên kết chặt chẽ với đời sống tinh thần của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Được xem coi là nhạc cụ thiêng liêng, các cồng chiêng ưu đãi sự giao tiếp với các thần linh.

3°) Cồng chiêng là nhạc cụ đồng hành cùng người dân Tây Nguyên, từ khi sinh ra cho đến khi qua đời. Sự hiện diện của nhạc cụ không chỉ  được thấy ở các sự kiện quan trọng (đám cưới, đám tang, chiến tranh, vân vân..) mà còn ở các  ngày lễ hội nông nghiệp.

4°) Cách dùng cồng chiêng ở Tây Nguyên rất đặc biệt và phản ánh cấu trúc gia đình của mỗi dân tộc thiểu số. Điều này giúp ta nhận định dễ dàng ra nhóm dân tộc được đề cập đến  nhờ các giai điệu âm sắc được chơi.

5°) Sự di chuyễn của các nhạc công được thực hiện theo chiều ngược của chiều kim đồng hồ với chủ đích để trở về ngược thời gian và nguồn gốc. Có sự tương tự với cách tiếp cận được sử dụng bởi trường phái Thiền tông trong cuộc thiền hành và được định hướng từ « bên ngoài vào tim ».

6°) Thành phần của giai điệu dựa cốt yếu trên sự tiến hành nhịp điệu theo một phương pháp nguyên bản dựa trên sự lặp lại và đáp ứng.

Không có nhiều  cồng chiêng ở nơi khác như trên vùng cao nguyên Việt Nam. Đây là lý do tại sao, trong chuyến thăm vùng cao nguyên Việtnam, có tiếp xúc với các cồng chiêng và với sự hiện diện của nhạc sĩ Tô Vũ, nhà nghiên cứu dân tộc học người Phi Luật Tân, ông Jose Maceda, đã có cơ hội nhấn mạnh rằng cồng chiêng của Tây Nguyên rất nguyên bản. Theo ông, vì số lượng cồng chiêng được tìm thấy rất cao, Tây Nguyên có thể là cái nôi của cồng chiêng Đông Nam Á. Trong những năm qua,  sự nguy cơ nhìn thấy sự biến mất của tính chất « nguyên bản » và « thiêng liêng » là  chuyện có thật từ sự thương mại bất hợp pháp các cồng chiêng,  sự thiếu  các nhạc công chỉnh cồng, sự không quan tâm của  giới trẻ và sự hủy hoại môi trường nơi mà cồng chiêng có được « giáo dục ». Từ nhiều năm, được coi là tài sản văn hóa, cồng chiêng đã trở thành  một nhạc cụ thèm thuồng của các  cửa hàng đồ cổ  ở Việt Nam và các nhà sưu tập nước ngoài, khiến chính quyền địa phương kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn sự tổn thất về số lượng cồng chiêng còn có ở Tây Nguyên.
Nỗ lực của chính phủ cũng được nhìn thấy ở cấp địa phương bằng cách thiết lập các chương trình để khuyến khích những đứa  trẻ học nghề đánh cồng chiêng. Nhưng theo một số nhà âm nhạc dân tộc Việt Nam, điều này giúp ta có thể duy trì cồng chiêng một cách cụ thể mà không cần cho các cồng chiêng nầy có một  phương tiện để  chúng có đựợc một  linh hồn, một tính cách thiêng liêng, một màu sắc dân tộc vì chúng (cồng chiêng) không chỉ cần  có đôi tay lão luyện và thính giác tốt của nhạc công chỉnh cồng chiêng mà còn cần phải có môi trường. Đây là yếu tố cuối cùng mà chúng ta quên bảo vệ một cách hữu hiệu trong những năm qua. Do nạn phá rừng nghiêm trọng và công nghiệp hóa tràn lan trong những năm tới đây, các dân tộc thiểu số không còn khả năng thực hành canh tác nương rẫy. Họ không còn cơ hội để tôn vinh các lễ hội nghi lễ, các thần linh và các truyền thống của họ. Họ không còn biết cách thể hiện nỗi buồn và niềm vui qua  tiếng cồng chiêng. Họ không còn biết sử thi truyền khẩu. Những cánh đồng lúa của họ đang được thay thế bởi các đồn điền cà phê và cao su. Những đứa trẻ em của họ không còn biết làm nương rãy mà chỉ biết tham gia vào các hoạt động công nghiệp và du lịch  để cho phép chúng có cuộc sống thoải mái. Rất ít người ngày nay có thể điều chỉnh được những cồng chiêng này.

 « Sự linh thiêng » của cồng chiêng không còn nữa. Cồng chiêng trở thành những nhạc cụ giải trí cũng như các nhạc cụ khác. Chúng còn có thể được sử dụng ở mọi nơi mà không cần  có đến các sự kiện quan trọng, các giờ nhất định hay các giờ thiêng. Chúng còn được chơi theo nhu cầu của du lịch. Chúng không còn là những nhạc cụ mà chúng đã được sử dụng cho đến giờ phút nầy. Chính vì sự mất mát không thể hồi phục được mà  cơ quan UNESCO đã không ngần ngại nhấn mạnh đến tính cách cấp bách trong việc công nhận không gian văn hóa của cồng chiêng Tây Nguyên là một kiệt tác của di sản phi vật thể và truyền miệng của nhân loại vào ngày 25 tháng 11 năm 2005. Cồng chiêng chỉ là một yếu tố thiết yếu để thực hiện được một kiệt tác này nhưng chúng ta phải biết rằng các yếu tố khác cũng quan trọng như cồng chiêng này: môi trường, tập quán và phong tục, các dân tộc thiểu số vân vân…  Các cồng chiêng không có môi trường và màu sắc dân tộc  thì không còn có được nữa hồn thiêng của Tây Nguyên. Chúng mất đi tính nguyên bản mãi mãi. Luôn luôn phải có một cái giá phải trả trong việc bảo tồn văn hóa cồng chiêng ở Tây Nguyên nhưng nó cũng nằm ở trong tầm nỗ lực tập thể và ý chí chính trị của chúng ta đấy thôi. Ta không thể phủ nhận rằng văn hóa cồng chiêng ở Tây Nguyên từ nay là một phần của di sản văn hóa của chúng ta.

En format pdf (van_hoa_cong_chieng)

Références bibliographiques

Recherche de l’identité de la culture vietnamienne. Trần Ngọc Thêm, Editions Thế Giới,Hànôi 2008
Les Mnong des hauts-plateaux, Centre-Vietnam: Vie matérielle. Albert-Marie Maurice, Tome 1, Editeur L’Harmattan. 1993 Cồng chiêng Tây Nguyên. Di sản phi vật thể thế giơí. Trần Văn Khê. Vietsciences, 01/01/2006.
Vài nẻt đặc thù của cồng chiêng Tây Nguyên. Giáo Sư Trần Văn Khê. 2009
Người ÊĐê ở Việt Nam. The Ede in Vietnam. Editeur Thông Tấn 2010
La chanson de Damsan. Légende recueillie chez les Rhade de la province de Darlac. Texte et traduction. Louis Sabatier. BEFEO, 1933, Tome 33, n°33, pp: 143-302
Tranh luận về cồng chiêng Tây Nguyên. SGTT 2012
Sur l’origine géographique des langues Viet Muong. Michel Fergus, Môn Khmer Studies, 18-19: 52-59
Độc Đáo cồng chiêng Tây Nguyên. Bùi Trọng Hiền. Nguyễn Quang Vinh Tạp chí Ngày Nay. 28/02/2011
Gongs de tous les pouvoirs. DVD documentaire de Patrick Kersalé.2009

Socola Vietnam (Chocolat du Vietnam)

Version française

Thông thường khi về Việt Nam mình hay thường mua các thẻ socola biếu các người thân thuộc và bạn bè nhưng có bao giờ mình nghĩ Việt Nam lại là một đất nước có một sản phẩm socola Marou “ngon nhất thế giới” đâu nhất là ở đất nước nầy người dân đâu có truyền thống sử dụng ca cao như người Aztèques ở Nam Mỹ. Sáng nay, được các con ăn Tết ở Việt Nam trở về Pháp có mua cho mình vài thẻ chocolat biếu Tết hiệu Marou. Đây là sản phẩm được làm và xuất khẩu từ Việt Nam. Trên mỗi thẻ socola lại có tên rỏ ràng địa phương mà cây ca cao được trồng (đồng bằng sông Cửu Long hay vùng Cao Nguyên như Bến Tre, Lâm Đồng, Bà Riạ, Tiền Giang vân vân…) và sau cùng có dòng chữ Made in Vietnam. Tại sao lại có tên Marou? Đây là tên thương hiệu của một công ty được thành lập tại Việtnam vào năm 2012, làm ra các thẻ socola nầy và được lấy cái tên Marou từ tên của hai người Pháp trẻ tuổi sáng lập ra Samuel Maruta và Vincent Mourou. Công ty của họ có nhà máy nằm ở Thủ Đức. Hiện nay nhà máy nầy có một đội ngũ một trăm người và sản xuất mỗi ngày có hơn 100 kilô socola. Nay các thẻ socola Marou được nói đến rất nhiều trên các tạp chí nước ngoài như Paris Match, le Nouvel Observateur, VOA, AFP, Nikkei, New York Times vân vân… Công ty nầy có định hướng từ lúc đầu xuất khẩu ra nước ngoài nên tập trung nhiều về chất lượng thay vì số lượng và rất kỹ lưỡng trong cách chọn các hạt ca cao cho đến cách thức trình bày sản phẩm (phong bì chẳng hạn) với một phong cách đia phương riêng bịệt cùng hương vị của vùng đất cây ca cao được trồng. Khi quả ca cao được chín, các nông dân làm việc với công ty phải để lên men các hạt ca cao từ 6 đến 7 ngày. Nhờ quá trình lên men của hạt ca cao thì mới tạo ra một loạt các phản ứng sinh hóa trên chính hạt ca cao nầy và tạo ra một mùi thơm cuối cùng. Họ không được dùng thuốc trừ sâu hay chất bảo quản. Sản phẩm Marou được làm thủ công hoàn toàn. Ngày nay các sản phẩm Marou được bán ở các cửa hàng nổi tiếng thế giới và dành được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi quốc tế uy tính nhất như Club des croqueurs de chocolat ở Paris, Academy of Chocolate ở London vân vân…Có ngon và có đắt không? Chuyện ngon còn tùy khẩu vị của mỗi người nhưng có một điều là socola Marou có một hàm lượng ca cao rất cao (từ 45 đến 76% tùy địa phương). Đây cũng là một trong những tiêu chí để định nghĩa socola ngon thì phải có ít nhất là có 35% trở lên. Socola Marou có một vị riêng biệt vì nó còn giữ được hương vị của ca cao nguyên chất, không bơ ca cao nhiều, không có lecithin đậu nành và vanille và không quá ngọt như các tablette socola bán ở các siêu thị. Mình ăn thữ thì thấy vừa khẩu vị, rất ngon nhất là còn giữ vị chua cá biệt. Còn có đắt không thì phải nói nó quá đắt so với các thẻ socola của Thụy Sỹ ở Paris. Một thẻ socola Marou bán ở Vietnam là 100.000 đồng trong khi đó ở Paris giá bán trung bình là 7,5 euros một thẻ. Muốn mua socola Marou thì phải đến những cửa hàng nổi tiếng ở Paris như La Grande Epicerie de Paris, La Maison du Vietnam vân vân….

Còn ở Việt Nam thì công ty Marou có hai cửa hàng, một ở Hànội:
91a Thợ Nhuộm, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
và một cái nữa ở Saigon: 167-169, Calmette, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Hồ Chí Minh, Vietnam.

Version française

Chaque fois que je rentre au Vietnam, j’ai l’habitude d’acheter les tablettes de chocolat et de les offrir à mes proches et à mes amis sans jamais penser que Vietnam est un pays ayant un produit de chocolat  haut de gamme Marou réputé dans le monde. Pourtant le Vietnam n’est pas particulièrement un pays à utiliser le cacao comme les Aztèques en Amérique latine. Ce matin, je reçois comme cadeau de la part de mes enfants rentrés du Vietnam quelques tablettes de chocolat Marou à l’occasion de notre nouvel an. C’est un produit local du Vietnam destiné à l’exportation. Sur l’enveloppe de chaque tablette du chocolat,  on retrouve clairement le nom de la province vietnamienne où le cacaoyer (ou arbre à chocolat) a été cultivé soit dans le delta du Mékong soit sur les Hauts Plateaux comme Bến Tre, Lâm Đồng, Bà Riạ, Tiền Giang etc… et Made in Vietnam à la fin du texte. Pourquoi le nom Marou ?

Công Giáo Viet Nam (Le catholicisme vietnamien)

catholicisme

 

Version française

Version anglaise

Không tựa như các tôn giáo khác, Công giáo vô cùng gặp nhiều trở ngại khi bắt đầu gia nhập vào Việt Nam (đầu thế kỷ XVI). Điều này phần lớn là do các nhà truyền giáo từ chối không thừa nhận và sáp nhập chuyện thờ cúng tổ tiên và các phong tục địa phương như đa thê, tín ngưỡng đa thần vân vân…. vào tín ngưỡng công giáo nhất là ở thời điểm Việt Nam đang bị rối loạn bởi một cuộc chiến tranh nội bộ không ngừng (Trịnh-Nguyễn). Đây cũng là thời kỳ Việt Nam có một số phận và một kịch bản tương tự như Nhật Bản với một triều đại hợp pháp dưới sự giám hộ của một gia đình quyền lực cha truyền con nối mà được cha Alexandre de Rhodes nhận xét trong cuốn sách « Lịch sử của Vương quốc Bắc Kỳ ». Ông nhấn mạnh trong quyển sách những gì chúng ta nói về « chúa » có liên quan đến những gì chúng ta kể về « daishi » của người dân Nhật. Đó là lý do tại sao trong thời kỳ này, Công giáo được tiếp thu một cách thất thường bởi hai gia đình cai trị, họ Trịnh ở miền Bắc (Đàng Ngoài) và họ Nguyễn ở miền Nam (Đàng Trong) với một cuộc xung đột không ngừng  giữ  vua  làm đứa con tin. Họ thường thay phiên nhau dung tha cấm kỵ và thậm chí ngược đãi nhửng người công giáo nữa. Mặc dù vậy, Công giáo bắt đầu có được sự ưu ái với những người bất hạnh và triều đình qua cha Alexandre de Rhodes.

 
alexandre_de_rhodes

Alexandre de Rhodes 
Ông nầy là một nhân vật xuất sắc với khả năng ngôn ngữ phi phàm. Ông sinh ra ở Avignon năm 1591 và xuất thân từ một gia đình thương nhân có lẽ là người Do Thái. Ông đuợc chọn vào thời điểm đó để trở thành người lãnh đạo và nhà diễn viên thiết yếu của các phái bộ công giáo ở vương quốc Bắc Kỳ. Ông cố gắng giành được sự ưu ái của các lãnh chúa qua những người thân cận của họ với những món quà đặc biệt như các đồng hồ và sách toán. Sự thành công của ông được thấy rõ ràng ở miền Bắc với chúa Trịnh Tráng. Ngược lại ở miền nam ông bị Sãi vương đuổi mặc dù ông đã thành công trong việc cải đạo về sau nầy một người thân thuộc của Sãi vương, bà Mary Magdalene bằng cách rữa tội. Bị thất bại trong cuộc chinh phục Đàng Trong (miền nam), chúa Trịnh Tráng đổ lỗi  nầy cho người nước ngoài  nhất là các nhà truyền giáo công giáo. Sau đó Trịnh Tráng cấm việc cải đạo nếu không tuân sẻ bị xử tử. Nhà truyền giáo bền bỉ Alexandre de Rhodes cuối cùng bị trục xuất ra khỏi Vietnam vào tháng 5 năm 1630 trong lúc đó ông để lại ở đất nước nầy ít nhất 50.000 con chiên được giám sát bởi các nhà giáo lý công giáo và một gia tài văn hóa mà không có người dân Việt nào phủ nhận được ngày nay. Tên của ông được tiếp tục trân trọng trong ký ức tập thể của người dân Việt vì nhờ ông mà Việt Nam là một quốc gia duy nhất ở Viễn Đông có một văn tự la mã hóa. Được có nguồn cảm hứng từ các công việc la tinh hóa tiếng Trung Hoa của hai ông  RicciDiego de Pantoja, Alexandre de Rhodes đã thành công cung cấp  không chỉ một hệ thống ký hiệu ngôn ngữ dựa trên các âm của tiếng Việt và được bổ sung cho trường hợp này bằng một hệ thống các dấu trọng âm được thấy sử dụng trong các tiếng Ba Lan,  Hung Gia lợi và Bồ Đào Nha mà còn là một công cụ không thể  so sánh được để  thoát được ành hưởng Trung Hoa về mặt trí tuệ và phổ biến văn hóa  ở Viễn Đông. Ông cho xuất bản  một cuốn từ điển Việt-Latinh-Bồ Đào Nha vào năm 1651. Vì bị trục xuất khỏi Việt Nam, công việc của ông đành hoãn lại và được hai đức cha Pigneaux de BeahaineTaberd tiếp tục bổ túc và hoàn thành sau nầy.

cong_giao

Công giáo Việt Nam có được  một thời gian tạm yên với cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn và đạt đến đỉnh cao trong thời kỳ thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của vua  Gia Long. Ông được đức cha Pigneau de Behaine bảo vệ và che giấu khi ông còn là một hoàng tử trẻ Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn săn đuổi và truy nã ở phía nam của đồng bằng sông Cửu Long (Hà Tiên, Phú Quốc). Để bày tỏ lòng biết ơn với một người đã từng cho ông thức ăn và giúp ông chinh phục lại ngai vàng với  các lính đánh thuê người Pháp, vua Gia Long lúc nào cũng cố giữ một thái độ khoan dung và cởi mở như hoàng đế nhà Thanh Khang Hy ở Trung Quốc (1661-1722). Ông biết tôn trọng trong thời gian ngự trị, các nhà truyền giáo và các con chiên Kitô mặc dù ông vẫn khuyến khích sự hồi sinh của Nho giáo truyền thống. Sự qua đời của ông (năm 1820) được  tiếp theo đó với bốn mươi năm hũy bỏ gần như hết,  tất các ảnh hưởng của châu Âu cùng các cuộc đàn áp chống lại người Công giáo dưới triều đại của các vua Minh Mạng, Thiệu TrịTự Đức. Mặc dù vậy, Công giáo Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển một cách vất vã và tránh được nhờ  ở nơi con người Nguyễn Trường Tộ, sư ô hợp giữa tôn giáo và nước Pháp giã vời bảo vệ công giáo chống lại những kẻ vô thần. Ông sinh ra trong một gia đình công giáo ở Nghệ An (miền Bắc Việt Nam). Đồng hành cùng với đức cha Gauthier trong chuyến đi đến Âu Châu, ông đã có cơ hội theo dõi, tại thời điểm đó, các giáo trình tại Sorbonne (Paris). Với cái nhìn của một người Việt công giáo yêu nước và trí thức, có cơ hội đi ra nước ngoài, ông tiếp tục tin rằng cách duy nhất để cứu đất nước ra khỏi mối đe dọa từ nước ngoài và duy trì được nền độc lập đó là chính sách mở cửa các biên giới không chỉ cho người Pháp mà cho cả người Anh và Hà Lan và cần có một loạt các dự án cải cách chính trị, xã hội và công nghệ. Nhờ thế Việt Nam mới tránh được sự cô lập, hiện đại hóa và có được trang bị các công nghệ tốt hơn để đối phó trước tham vọng lãnh thổ của các nước ngoài. Rất đáng tiếc giác thư của ông không được vua Tự Đức chấp nhận. Trước một nhóm quan lại Nho giáo thân cận của vua Tự Đức, ông buộc lòng phải xin nghỉ hưu vài năm sau đó. Ông về quê nhà và qua đời vào năm 1871. Ông mang theo ông nỗi đau và nỗi buồn của một người công giáo yêu nước để nhìn thấy đất nước mình chìm trong  sự hỗn loạn và vòng nô lệ. Bị giằng co giữa đức tin mãnh liệt và lòng yêu nước, Nguyễn Trường Tộ thành công cho chúng ta thấy đưỡc thái độ và cách cư xử mẫu mực của ông. Ông vừa là một người công giáo nhiệt thành mà còn là người bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Mặc dù có một thời gian dài quan hệ xung đột với tổ quốc, thường bị buộc tội thông đồng với người nước ngoài, trong suốt thời gian tồn tại, Công giáo Việt Nam đã cho thấy có không những khả năng kháng cự, nhẫn nhục và thích ứng mà còn có luôn cả sức mạnh, sức sống và sự tham gia tích cực. Nó còn mang tính cách xây dựng mà quốc gia này cần có trong những thời điểm đen tối nhất của lịch sử Việt Nam. Lúc nào cũng lo lắng cải thiện số phận của các người nghèo, Công giáo Việt Nam biết cách hành sự trong quá khứ cũng như hiện tại với các nổ lực nhân đạo và từ thiện xứng đáng trong tình yêu của Chúa Kitô thông qua các trường học, trại trẻ mồ côi vân vân … Nhờ đó, Công giáo  thành công xâm nhập được vào sự tập hợp của ba tôn giáo chính (Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo) và cuối cùng hoà mình vào  đời sống tâm linh của người dân Việt. Công giáo đã từ lâu là một tôn giáo quan trọng của quốc gia. Với 8 triệu người Công giáo, Việt Nam trở thành là quốc gia công giáo thứ nhì ở Viễn Đông  đứng sau Phi Luật Tân .

Con đò (La barque)

Version française

English version

Việt Nam là một vùng  đất có một hệ thống sông ngòi chặn chịt nên không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy ở nơi nầy có sự phổ biến và sự đa dạng của các thuyền bè mà được người dân Việt sử dụng trong các cuộc giao thông đường thủy: từ những chiếc thuyền  nhẹ và nhỏ nhất đến các thuyền  lớn mà được tìm thấy cho đến giờ  ở các nước láng giềng như Trung Quốc hoặc Nam Dương. Qua các chiếc thuyền đóng này, mới thấy được có sự ảnh hưởng của các nước ngoài đáng kể như ở miền Bắc với người Trung Hoa còn ở miền Nam Việt Nam thì với người Nam Dương, Ấn Độ và ngay cả với người Tây Phương. Ảnh hưởng này nó được thể hiện rõ ràng nhất là ở miền Trung Việt Nam, vì nơi nầy  cho đến thế kỷ 13 là vùng đất của những người Viking ở châu Á. Đấy là những người Chămpa mà nền văn minh của họ bị suy tàn trước cuộc nam tiến của người dân Việt. Tuy nhiên trải qua kinh nghiệm sống sâu sắc trước các cuộc bão tố thường xuyên ở các  vùng bờ biển, người dân Việt có được ý thức quan sát nên biết cách kết hợp sự hài hoà  tất cả dữ liệu của các kỹ thuật khác nhau ở nước ngoài  để rồi thực hiện được một cách mỹ mãn  những chiếc thuyền dễ điều khiển hơn các mẫu được trông thấy ở Trung Quốc, Mã Lai hoặc Ấn Độ, như ông  P. Paris đã từng lưu ý lại trong cuốn sách của ông mang tựa đề « Nghiên cứu sự quan hệ của bốn chiếc thuyền Đông Dương, BIIEH, 1946 ». Vì sự khắc nghiệt của thiên nhiên và cuộc đấu tranh hầu như vĩnh cửu chống lại Trung Hoa, người dân Việt buộc lòng tập trung nỗ lực chinh phục các đồng bằng. Tự giam mình trong chính sách biệt lập được phát huy mạnh mẽ ở Viễn Đông thời đó và thêm vào đó có sự hiện diện gần như thường trực của các tàu nước ngoài ở các hải cảng  như Hội An, Đà Nẵng, Sài Gòn, vân vân … khiến người dân Việt không thấy có lợi ích nào để ưu đãi sự vận tải hàng hải mặc dù họ được xem như là những người thủy thủ khéo léo nhất ở Viễn Đông. Trung Hoa đã công nhận  sự ưu thế của họ ở trên sông nước. Một ông quan cao cấp Trung Hoa thời nhà Tống, Bao Chi, đã có lần thông báo chuyện nầy qua một  bản báo cáo bí mật mà ông  có dịp trình lên cho  hoàng đế nhà Tống. Hầu hết các cuộc chiến thắng của người dân Việt chống lại Trung Quốc đều được diễn ra ở trên sông biển.

Người Việt Nam có thói quen  sử dụng thuyền làm phương tiện vận chuyển lương thực hay quân lính, đây là sự nhận xét của cha Prévost trong cuốn « Histoire des Voyages »  vào năm 1751 dựa trên sự mô tả của Samuel Baron được  xuất bản năm 1732. Hải quân Việt Nam chỉ được đạt đến đỉnh cao vào nửa đầu thế kỷ 19. Đó là thời kỳ vua Gia Long, được các trung úy người Pháp Jean-Baptiste Chaigneau (Nguyễn Văn Thắng), Philippe Vannier (Nguyễn Văn Chấn), vân vân…giúp đỡ, đánh bại  quân Tây Sơn ở Qui Nhơn  nhờ có hải quân  hoàng gia bao gồm một trăm thuyền buồm lớn từ 50 đến 70 mái chèo, súng đại bác và súng bắn đá  cùng ba tàu lớn  đóng theo phong cách  Âu Châu (Phénix (tàu Phụng), Aigle (tàu Đại Bàng) và Dragon-Volant (tàu Long)). Không hơn ba tháng ở xưởng tàu, các tàu nầy được đóng một cách khéo léo  mà cha Lelabousse đã lưu ý lại  trong báo cáo của ông đề ngày Nha Trang, ngày 24 tháng 4 năm 1800.

Để xin được thụ phong tước vị làm vua ở phương Nam với hoàng đế Trung Quốc, vua Gia Long đã gửi đi vào năm 1802 nhà thơ vĩ đại Trịnh Hoài Đức. Ông nầy là  người đại biểu đầu tiên của Việt Nam dùng đường biển để đi đến Bắc Kinh. Thật không may, thời kỳ hoàng kim nầy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngũi bởi vì những người kế vị của vua Gia Long, được các quan lại Nho giáo phụ tá và vướng vào chính sách ngu dân, tiếp tục áp dụng chính sách cô lập đất nước một cách trầm trọng hơn nửa mặc dù có giác thư của học giả hiện đại Nguyễn Trường Tộ. Nhờ thế hải quân Pháp mới có dịp  thành công thả neo vài chục năm sau ở vùng biển Vietnam sau khi đánh chìm ở hải cảng Đà Nẵng (Tourane) năm chiếc thuyền bọc thép đầu tiên của hạm đội Việtnam vào ngày 15 tháng 4 năm 1847. Mặc dù người dân Việt không xem trọng  chuyện vận tải hàng hải, nhưng dầu vậy họ cũng dùng đủ mọi phương tiện trong việc  đóng thuyền. Có rất nhiều loại thuyền khác nhau được trông thấy và di chuyển dễ dàng hàng ngày ở trên sông biển vì ngoài  rừng ngập mặn được xếp hạng thứ hai sau Ba Tây trên thế giới (rừng U-Minh 1000 km2 ) ở bán đảo Cà Mau, Việt Nam còn có nhiều kinh rạch, các con sông cái như sông Hồng và sông Cửu Long và cả ngàn con sông nho nhỏ ( phụ lưu và phân lưu). Hơn nữa mạng lưới giao thông Vietnam vẫn còn thiếu thốn vào thời điểm đó.  Các chiếc thuyền của Việt Nam được phân chia ra thành hai loại:  một loại được đan với những thanh tre và được phủ lên bên ngoài với một lớp sơn mài (thuyền nan) và một loại khác được làm với các thân cây hay  hay đóng bằng gỗ (thuyền gỗ). Về loại thứ nhất, nếu là thuyền nhỏ thì thường được gọi là thuyền câu. Đấy là một chiếc thuyền rất nhỏ, có thể chứa được một người. Nếu chiếc thuyền nó nhẹ có kích thước tròn xoe, nó được gọi là « thuyền thúng » và được sử dụng thường xuyên bởi các ngư dân ở miền Trung Việt Nam.

 
img_3005

Thuyền thúng này nó có từ  thế kỷ thứ 10. Dương Vân Nga, người con gái của đất Hoa Lư, được nổi tiếng giỏi  chèo thuyền thúng này. Nhưng hôm thi đấu người thủ lĩnh của một nhóm trai tráng đối thủ ở trong làng, Đinh Bộ Lĩnh đã thành công làm bất động chiếc thuyền thúng của nàng bằng cách đục thủng thuyền qua một cây sào. Nhờ chiến thắng này  anh họ Đinh chinh phục được không những sự ngưỡng mộ mà  luôn cả tình yêu của Dương Vân Nga. Chiếc thuyền thúng này giúp sự vận chuyển mau lẹ  quân lính  qua các đầm lầy và  các kinh rạch nhỏ và đem lại cho  vợ chồng Dương Vân Nga và Đinh Bộ Lĩnh vài năm sau đó một chiến thắng vẽ vang  khi  đối phó  với  Trung Hoa. Còn loại thứ nhì, thành phần cơ bản vẫn là cây gỗ. Có vô số thuyền khác nhau nhưng nổi tiếng và được người dân Việt trọng dụng nhiều nhất là thuyền tam bản hoặc thuyền có ba ván.  Thuyền nầy thường được dùng để vượt các kinh rạch hay dùng làm đò ngang. Hầu hết những người chèo loại thuyền nầy là các cô gái trẻ. Đó là lý do tại sao có  rất nhiều câu chuyện tình yêu từ những chiếc thuyền này. Chúng ta thường được nghe nói rất nhiều về các  câu chuyện nầy,  nhất là về  vua Thành Thái với  cô lái đò. Người Vietnam hay có thói quen thường dùng đò ngang để sang sông lúc còn trẻ, một thời mà cầu cống còn hiếm hoi. Có lẽ là những lúc đó mà người khách quá giang có thể cảm thấy áy náy, nhớ lại các kỷ niệm và có những cảm xúc mãnh liệt khi có dịp trở lại bến sông. Anh ta cảm nhận bất lực  khi biết rằng cô lái đò xinh tươi duyên dáng mà anh ta tiếp tục có sự cảm tình riêng biệt và lo lắng cho số phận,  nay không còn ở đó nữa. Có lẽ, cô ấy bây giờ  đã làm mẹ của một gia đình  hay là sang thế giới bên kia. Cô không còn ở đó để chào đón anh với nụ cười duyên dáng và khéo léo. Anh cũng  không còn có dịp để nghe lại  điệp khúc của cô và nhìn thấy hai tà áo dài phất phơ trong gió, nhẹ nhàng  bay bay khi sang sông. Chính trong bối cảnh bất thường này, anh cảm thấy lòng nặng trĩu không thể diễn tả được. Anh cảm nhận có lỗi  vì đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để tìm thấy lại bến đỗ, dòng sông, quê hương và quên đi từ lâu nay sự quyến rũ vĩnh cửu của con đò và Việt Nam trước kia.

Nhà đạo diễn nổi tiếng nhất hiện nay ở Việt Nam, Đặng Nhật Minh, không ngần ngại thể hiện trường hợp ngược lại, một tình yêu kín đáo của cô lái đò trẻ sống  ở trên sông Hương, với công chúng nước ngoài và Việt Nam qua bộ phim của ông mang tựa đề « Cô gái trên sông (1987)». Đây là câu chuyện về  cô lái đò tên Nguyệt.  Dù tính mạng bị đe dọa, Nguyệt đã không ngần ngại cứu một chàng  thanh niên bị thương  mà cảnh sát miền nam Việtnam được biết đến bởi các hoạt động phản động của anh ta trong thời chiến tranh. Cô cố gắng giấu anh ta  trong  thuyền của mình. Một khi hòa bình được trở lại, chàng trai trẻ này trở thành một cán bộ cộng sản quan trọng. Cô gái nầy cố gắng tìm lại anh nầy vì cô vẫn tiếp tục giữ tình cảm sâu đậm với anh. Thật không may, cô cảm thấy đau khổ và bị phản bội vì anh chàng này giả vờ phớt lờ cô và không muốn nhớ lại thời gian khó khăn của cuộc đời mình. Cô cố gắng lập lại cuộc đời  của mình với người yêu cũ Sơn mà cô đã từ chối vài năm trước và người nầy đã bị đi học tập vài năm ở trại cải tạo vì anh đã sai lầm gia nhập quân đội miền Nam Việt Nam.Mặc dù được đóng với các vât liệu giản dị và tầm thường, các đò ngang vẫn tiếp tục quyến rũ người dân Việt. Họ không ngần ngại trọng dụng nó trong cuộc sống hằng ngày mà còn nhắc đến nó qua các bài hát và các bài thơ.

Những tác phẩm như « Con Thuyền Không Bến » của Đặng Thế Phong và « Đò Chiều » của Trúc Phương từng có niên đại từ nhiều thập kỷ và nhiều thế hệ, vẫn  tiếp tục được sự yêu chuộng và thể hiện  được  sự gắn bó sâu sắc của tất cả người dân Việt với con đò. Còn những bài thơ miêu tả các con đò, chỉ có ai là người dân Việt và có dịp đi đò mới nhận thấy được  sự tinh tế và vẻ đẹp được tìm thấy trong các câu thơ. Có thể khám phá qua  những bài thơ này  một đoạn đường đời của mình.  Nó chìm đắm trong ký ức với nhiều cảm xúc và nỗi buồn hơn là niềm vui và hạnh phúc. Cũng như câu ca dao  của người miền Trung dưới đây:

Trăm năm đã lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa.

người đọc có thể nhận ra cũng như bao nhiêu người Việt khác bị níu trở về với những kỷ niệm  mà tưởng chừng đã xóa bỏ được nhiều năm qua trong ký ức. Cũng không thể tiếp tục buồn rầu như lúc còn trẻ và yêu đương qua hai câu thơ như sau:

Tương tư thuyền nhớ sông dài
Tương tư là có hai người nhớ nhau

Mà đến lúc phải có can đảm quên đi và bền lòng ra đi khi con đò đó không còn nữa.

Vô duyên đã lỗi hẹn hò
Mong làm chi nữa con đò sang sông
Thôi đành chẳng gặp là xong
Nhớ thương bền chặt bền lòng ra đi.

Cô ấy bây giờ ra sao? Cô ấy đã qua đời hay sống có hạnh phúc? Cô ấy có xứng đáng với cuộc sống mà cô ấy có không? Có được như một cô lái đò trẻ tuổi, chị Thắm, người đã từng cứu nhiều người thoát chết và chết đuối mà không có ai giúp đỡ cô ấy về sau  trong câu chuyện « Chảy đi sông ơi (1988) » của nhà văn tài ba Nguyễn Huy Thiệp? Hay là cô ấy giống như người phụ nữ trẻ tuổi Duyên, tiếp tục ngân nga một bài hát cho đứa con của mình ngủ:Nước chảy đôi dòng …Con sông Thương … Nước chảy đôi dòngvà  không bao giờ tự hỏi về cuộc sống của mình cũng như con sông lặng lẽ theo dòng nước ra biển  trong « Nước chảy đôi dòng của Nhất Linh (1932)»?. Đây cũng là những câu hỏi khiến người đọc tự hỏi trong lòng mình với các kỷ niệm riêng tư. Đó cũng là nỗi buồn sâu thẳm, nỗi đau sâu sắc của một người không còn cơ hội để tìm lại được thời tuổi trẻ của mình với con đò ngang và bến sông.  Rồi cũng nghĩ rằng với thời gian, có thể xóa đi tất cả những ký ức như dòng nước sông được khơi lại trong bài rất lạ mà chị Thắm thường hát  trên bờ sông trong câu chuyện ngắn « Chảy đi sông ơi (1988)  » của Nguyễn Huy Thiệp:

Chảy đi sông ơi
Băn khoăn làm gì ?
Rồi sông đãi hết
Anh hùng còn chi ? …

Pourquoi les pagodes japonaises ne s’écroulent pas en cas du séisme?

 

Tại sao các chùa Nhật Ban không bị sụp đổ khi có động đất?

Version française

Đến xứ Nhật Bản, du khách thường có dịp đi tham quan các chùa Nhật bằng gỗ ở Nara và Kyoto.  Qua nhiều trận động đất thường xuyên ở Nhật Bản, các chùa nầy vẫn đứng vững dù đã có trải  qua hơn 1300 năm xây cất. Cũng như chùa Senso-ji 5 tầng ở Tokyo không phải bị phá hủy bởi  động đất mà bị oanh tạc trong thời kỳ  chiến tranh thế giới thứ hai. Như vậy có bí quyết nào khiến các chùa không bị sụp đổ và được bảo vệ trước sự tàn phá của động đất ? Đó là một câu hỏi mà chính mình cũng tự nêu ra khi đến tham quan các chùa như Senso-ji và Kiyomizu Dera.  Theo kiến trúc sư Nhật Ueda Atsushi thì sự  bảo vệ an toàn nầy được giải thích với chùa Hôryûji, một chùa Nhật có lâu đời nhất dựa trên các lý do như sau trong quyển Nipponia số 33.  Trước hết là việc sử dụng vật liệu. Tất cả phần cấu trúc của chùa đều làm bằng gỗ. Nó có thể cong uốn nhưng không dễ bị gãy, đó là nhờ tính linh hoạt khiến nó có thể  làm tiêu tan và thu hút năng lượng địa chấn. Kế đó là sự lựa chọn thiết kế kiến trúc. Không có một cây đinh nào trọng dụng ở các nơi nối các thanh trúc với nhau (như lỗ mộng, lưỡi gà vân vân..). Các đầu của các thanh trúc nầy được đục mỏng và hẹp hơn vào trong các khe khiến tạo ra một lề di chuyển, cọ xát lẫn nhau và kiềm chế lại được việc truyền năng lượng địa chấn lên đỉnh tháp. Với kỹ thuật nầy, một chùa Nhật Bản năm tầng như Senso-ji có ít nhất một ngàn thanh trúc nối với nhau qua các lỗ mộng. Hơn nữa, chùa có một cấu trúc có nhiều lớp hay nhiều hình hộp chồng lên, cái to ở dưới chót cái nhỏ ở trên cao mà người Nhật họ gọi là go-ju no to. Khi mặt đất rung chuyển thì các hộp từ từ đu đưa nhưng mỗi lớp của cái hộp hoàn toàn độc lập với các lớp khác khiến cho toàn bộ cấu trúc dễ « uốn nắn », linh hoạt  như một con rắn vặn vẹo và tìm lại được lại sự thăng bằng như  một món đồ chơi con lắc jaijirobe của người Nhật. Khi lớp hộp ở dưới xoay bên trái thì lớp hộp nắp trên xoay bên phải rồi trên nữa xoay bên trái …Nhưng sự thăng bằng nầy có thể bị phá vỡ nếu có một lớp nào tách rời xa quá trung tâm và nếu nó không được kéo về lại vị trí  khiến làm toàn bộ cấu trúc sẽ sụp đổ. Đấy là trong trường hợp có một trận động đất cực kỳ quan trọng. Vì vậy để ngăn ngừa sự sụp đổ nầy mà cần  có cây cột trụ lớn từ  dưới đất lên tới đỉnh nằm ở trung tâm. Nó có nhiệm vụ là đưa về vị trí cũ  một trong những lớp hộp nào muốn trượt ra khỏi ngoài. Như thế cây cột trụ trung tâm (shinbashira) giữ vai trò chốt then và xem như một chiếc đũa mà được đâm xuyên qua ở dưới đích của 5 cái chén úp chồng lên nhau khiến các chén nầy khó mà bay ra ngoài. Các chén nầy được  kiến trúc sư Nhật Ueda Atsushi gọi là các chén của Christophe Colomb » bằng cách tìm nguôn cảm hứng với quả trứng của Christophe Colomb.  Quả trứng nầy đứng vững trên bàn sau khi một phần nhỏ của vỏ đã bị san phẳng ở một đầu của nó.  Những kỷ thuật truyền thống của các chùa Nhật 5 tầng vẫn còn được trọng dụng và là nguồn cảm ứng không ít  hiện nay cho các toà nhà cao ốc như ngọn tháp Tokyo Skytree.

jpn_seisme

Version française

De passage au Japon, le touriste a l’occasion de visiter les pagodes japonaises de Nara et Tokyo. Malgré la fréquence des séismes au Japon,  ces  pagodes continuent à tenir bon durant 1300 ans de leur construction. C’est le cas de la pagode Senso-ji à 5 étages.  Celle-ci n’a jamais  été détruite par le séisme mais elle a été anéantie entièrement  par les bombardements  durant la deuxième guerre mondiale. Quel est le secret pour ces pagodes de ne pas s’écrouler face à la dévastation provoquée par le séisme ? C’est aussi la question que je me pose moi-même sans cesse lors de la visite des pagodes Senso-ji  (Tokyo) et  Kiyomizu Dera (Kyoto). Selon l’architecte japonais Ueda Atsushi, l’entière protection trouve son explication avec la très ancienne  pagode Hôryûji.  Celle-ci  est basée essentiellement  sur les raisons suivantes trouvées dans le livre  Nipponia n° 33. D’abord c’est l’utilisation du matériel. Toute la structure de la pagode a été faite avec du bois.  Celui-ci peut être flexible mais il n’est pas cassable. Ce matériau de construction  a la vertu d’être souple, ce qui permet de dissiper et d’absorber l’énergie sismique. Puis c’est le choix de la conception architecturale. Aucun clou n’est utilisé dans les réseaux de joints où les pièces de bois (comme les mortaises, les languettes etc…) peuvent être rabotées de façon mince et rétrécies dans les fentes, ce qui donne une large marge de déplacement et provoque le frottement entre ces pièces jouant ainsi un rôle de frein à la propagation sismique ver la partie haute de la pagode. Avec cette technique, une pagode japonaise comme Senso-ji possède au moins un millier de joints assemblés par mortaises ou tenons. De plus la pagode a une structure en « couches ou boîtes superposées »  où  l’empilement s’effectue d’une manière progressive de bas en haut, de la plus grande à la plus petite au sommet de la pagode. Les Japonais désignent cette structure sous le nom « go-ju no to ». Quand la surface du sol commence à bouger, chaque boîte oscille indépendamment de ses voisines. La tour effectue une sorte de « danse de serpent » et retrouve son équilibre à l’état intial comme le jouet artisanal japonais jaijirobe. Quand la boîte formant l’étage inférieur a tendance à  tourner vers la gauche, celle au dessus oscille vers la droite et celle au dessus encore vers la gauche … Cette manière à osciller peut provoquer un déséquilibre et aboutit à un écroulement de la structure lorsqu’une boîte s’écarte trop du centre et ne réussit pas à revenir à son état initial. C’est le cas où le tremblement de terre est très violent. Pour cela, il s’avère indispensable d’avoir au centre de la base  de la pagode un gros pilier central (ou  shinbashira) s’élançant du bas jusqu’au sommet pour empêcher le déséquilibre ainsi que l’écroulement de la structure. Ce pilier a pour rôle de ramener  la « boîte empilée » à son état initial lorsque cette dernière s’éloigne trop du centre. On peut dire que le pilier central ou (shinbashira) assume la fonction de verrou. Il est considéré comme une baguette transperçant au centre  les fonds de cinq bols empilés à l’envers sur un plateau, ce qui les empêche de tout écartement. L’architecte japonais Ueda Atsushi  désigne ces bols sous le nom des « bols de Christophe Colomb » en trouvant l’inspiration dans l’exemple de l’œuf de Christophe Colomb. Celui-ci peut se maintenir sur la table lorsqu’une petite partie de sa coquille est aplatie à l’une de ses extrémités. Les techniques classiques servant la construction des pagodes japonaises  à 5 étages continuent à être employées encore aujourd’hui et constituent au moins une source d’inspiration pour les gratte-ciel. C’est le cas de la tour Tokyo Skytree.

Art de vivre propre à la japonaise (lối sống sạch của người Nhật)

Version française

Lối sống siêu sạch của người Nhật
L’art de vivre « propre » à la japonaise.

Đến xứ mặt trời mọc, mình rất bỡ ngỡ ngày đầu khi khám phá được lối sống siêu sạch của người Nhật. Mới đến phi trường thì mình đã nhận thấy dọc theo hành lang ra cổng có rất nhiều phòng vệ sinh. Lên xe ca thì mỗi du khách phải quản lí rác của mình cho đến ngày trở ra phi trường chớ tài xế không có dọn cho đâu, đó là lời nói của HDV Ngọc Anh nói với đoàn mình ngày đầu trên đường về khách sạn. Từ phi trường đến khách sạn rồi trong những ngày tiếp đi tham quan mọi nơi thì nhận thẩy ở đâu cũng sạch luôn cả phòng vệ sinh. Đến nơi nào như nhà hàng, chuyện đầu tiên phải làm là cổi giày để trước cửa hay bỏ trong tủ. Họ rất sạch sẻ từ trang phục đến giày. Khi có mưa, họ chuẩn bị túi nylon để bạn gói dù ướt lại và để tránh nước mưa nhỏ trên nền đất. Thùng rác ở công cộng được chia ra nhiều loại chẳng hạn như chai nước vứt đi cũng phải bỏ vào 3 thùng rác khác nhau: nút chai, vỏ chai và nhãn giấy trên chai nước. Tại sao họ sạch đến thế ? Sỡ dĩ họ được như vậy vì họ có một thói quen từ thưở nhỏ lúc còn là học sinh tiểu học hay cấp hai ở trường. Họ có một môn học gọi là « Kỷ năng lao động » khiến họ có trách nhiệm làm sạch nơi mình dùng. Họ rất nhạy cảm về hình ảnh của họ trong mắt người khác. Họ còn được giáo huẩn để biết tôn trọng tài sản của người khác mà muốn được thế, họ phải có lòng tự trọng ở bản thân họ. Họ không bao giờ ăn xin dù họ nghèo, vô gia cư, nằm ngủ trong hầm điện métro. Mình cho tiền thì họ lấy. Họ không bao giờ đòi hay nhận tiền bo ở nhà hàng vì họ xem đó là nhiệm vụ họ phải hoàn thành mà thôi. Họ rất tự hào về họ, về dân tộc của họ. Việc cội rửa bụi bẩn ở tinh thần cũng như ở thể chất là những việc hằng ngày mà họ phải làm thôi. Họ xem đây là một thể thức rèn luyện, tu tập mà họ phải cố gắng cũng như thiền định vậy. Cũng nên nhớ là trước khi Phật giáo được truyền bá vào Nhật Bản thì người dân Nhật đã theo Thần đạo mà trong đạo nầy có nghi lễ thanh tẩy trước khi vào đền Thần đạo. Bỡi vậy họ phải cần đảm bảo sạch sẻ và tinh khiết để có được một tâm hồn lẫn tâm trí thanh tịnh. Có vậy mới bày tỏ được lòng thành kính với Thần. Đấy là những lý do khiến lối sống của người dân Nhật quá siêu sạch và quá thanh tao. Đây là một ấn tượng để lại cho mình lúc đầu sự bỡ ngỡ rồi sau đó sự khâm phục trong thời gian ở xứ Phù Tang

Version française

En débarquant au Japon, je suis un peu déboussolé et étonné le premier jour par le fait de découvrir l’art de vivre « super propre » des Japonais. Je m’aperçois qu’il y a pas mal de toilettes mises à la disposition des touristes tout le long du couloir de l’aéroport. Dans le car qui nous ramène à l’hôtel, chacun de notre groupe doit gérer jusqu’au jour de notre départ, les ordures avec le sac en nylon distribué. C’est ce que le guide vietnamien Ngọc Anh nous dit tout de suite car pour lui, le chauffeur du car ne le fait pas. Ce n’est pas sa mission. Il faut rendre propre le car à son état initial. Du premier jour jusqu’au dernier jour de mon voyage, la propreté est visible partout y comprises les toilettes publiques.(dans la gare du métro par exemple). Arrivé dans n’importe quel restaurant, la première chose à faire est d’enlever les chaussures et de les ranger soit dans un casier à chaussures soit à l’entrée de l’établissement. Les Japonais aiment s’habiller de la manière la plus propre et simple. En cas de pluie, ils distribuent à chacun de leurs clients un sac en nylon pour couvrir son parapluie mouillé et éviter le trempage de l’eau sur le plancher de leur boutique. Les poubelles urbaines publiques sont divisées en plusieurs catégories. En prenant l’exemple de la bouteille en plastique, il faut effectuer le rangement en trois poubelles différentes: la première réservée à son bouchon, la deuxième pour sa marque collée en papier et la dernière pour la bouteille elle-même. Pour quelle raison sont-ils si propres ? Ils le sont ainsi car ils ont cette habitude dès leur jeune âge à l’école primaire. Ils ont une matière intitulée « la compétence dans le travail » à apprendre, ce qui les oblige à avoir la responsabilité de rendre propre l’endroit où ils travaillent. Ils sont tellement susceptibles d’être mal vus dans le regard des autres. Ils sont éduqués de manière à respecter le bien d’autrui mais pour cela il faut qu’ils s’engagent à se respecter eux-mêmes. Ils ne mendient pas même s’ils sont pauvres, sans domicile et se traînent dans le métro, c’est ce que je constate moi-même. Ils ne sollicitent pas le pourboire dans les restaurants car pour eux, c’est une mission à accomplir, une manière de reconnaître leur valeur et leur compétence dans le travail. Ils sont très fiers d’eux et de leur pays.

Le fait de se purifier l’esprit ou le corps est le travail journalier qu’ils tentent d’assumer tout simplement. Ils le prennent comme une façon importante de se corriger et de se perfectionner avec effort et patience comme la méditation. Il faut rappeler qu’avant l’implantation du bouddhisme au Japon, les Japonais ont eu le shintoïsme. Dans cette religion locale, il y a le rite de purification avant de visiter le jinja (le temple où réside la divinité shintoïste). Le visiteur doit s’assurer qu’il est « propre » et « pur » afin d’avoir une âme et un esprit calme et serein. Cela lui permet de montrer son respect envers la divinité. Ce sont les raisons expliquant leur art de vivre « propre ». Cela me laisse pantois d’étonnement et d’admiration durant mon séjour au Japon.

Du ngoạn 6 ngày ở xứ sở Phù Tang (Version vietnamienne)

Du ngoạn 6 ngày ở xứ sở Phù Tang
6 jours de visite au pays du Soleil-Levant

Version française

Đây là cái duyên của mình được viếng thăm đất nước mặt trời mọc chớ lúc đầu dự định đi Lệ Giang cổ trấn, một thành phố tuyệt đẹp ở tỉnh Vân Nam nhưng khi thăm dò thì phải mất 10 ngày để xin visa ở sứ quán TQ (Hànội) thêm vào đó phải trả tiền phí khá đắt nhất là mình công dân Pháp thì còn đâu thì giờ để tham quan VN. Vì vậy đổi hướng đi Nhật Bản không cần visa không tốn xu nào cả. Có điều là phải đặc cọc tiền giữ tour 20 triệu tiền VN và nếu tour có hơn 15 người thì mới đựợc thực hiện còn dưới sẻ hoàn tiền lại. Cho đến hôm về tới Hànội mới biết mình được đi. Thật là mình có duyên để đến xứ sở Phù Tang nầy. Thành thật cám ơn cháu Trung và cháu Ngân tận tình giúp chú để chú thực hiện được chuyến tham quan nầy. Tuy rất ít ngày (6 ngày) nhưng thật thú vị vì học được biết bao chuyện về văn hóa, tập quán cũng như con người của đất nước manga và origami nầy. Một đất nước để lại cho mình nhiều ấn tượng nhất là sự biết tôn trọng tài sản của người khác cũng như biết giữ gìn môi trường sinh sống đôi khi làm mình vừa khâm phục và khiếp sợ các qui tắc mà mình được trông thấy và tuân theo trong suốt cuộc hành trình. Khi đến sân bay quốc tế Haneda vào lúc 3 giờ rưởi trưa và sau khi làm xong thủ tục quan thuế, du khách của đoàn đi tour cùng mình được đưa về một khác sạn ở vùng lân cận. Đây là một khách sạn của hãng hàng không Japan Airlines tuy không hoành tráng nhưng rất đầy đủ tiên nghi. Chính ở nơi nầy mình mới khám phá ra người Nhật thích sống tối giản. Mình rất bỡ ngỡ khi khám phá bồn cầu vệ sinh họ thông dùng mỗi ngày. Họ đã tính toán từ chi tiết để vật liệu không những phù hợp với môi trường mà còn nhiều cách lựa chọn như sấy khô, khử mùi, rửa massage với vòi nước, bệ ngồi sưởi ấm vân vân … Không thấy sự bám bụi hay nấm mốc chi cả ở bồn cầu. Chỉ tiếc rằng cách sử dụng đều viết tiếng Nhật chỉ đôi khi thấy có tiếng Anh ở vài nơi mà thôi. Còn máy điều hoà cũng thế với nhiều options. Phòng tuy nhỏ cho hai người nhưng quá sạch khiến mình phải thốt lên nói với cháu hướng dẫn viên phòng quá sạch so với khách sạn VN hay ở Paris với cái giá tương đương. Khi ra đường cũng thế. Mình nhớ lại câu nói của HDV Ngọc Anh nói với mình rằng: Người Nhật từ thưở nhỏ khi đi học, họ đã học đem rác về nhà chớ không như dân mình đem rác bỏ trước ống cống của đường để mưa xuống làm ngập đường. Được chỉ dạy từ thưở nhỏ ở trường, ăn xong tự dẹp rửa bát quét dọn ở căng-tin nên không bao giờ ở Nhật có lao động ở căng-tin hay trường như ở Paris. Chúng phải tự vệ sinh lớp học và phòng tắm. Đây là một thể thức để chia sẻ trách nhiệm, phát triển sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau. Cũng là thời điểm mà ông bà ta thường nói qua câu tục ngữ: uốn tre phải uốn lúc còn non. Ăn cơm xong buổi chiều, anh chị em trong đoàn cùng mình đi dạo một vòng ở gần khách sạn. Đường xá nó sạch quá chừng, mình mới chụp các ảnh để minh chứng những gì mình trông thấy. Ngoài đường mọi người lặng lẽ mà đi. Không có tiếng kèn quen thuộc như ở Vietnam hay tiếng xe rú trong đêm ở Paris và ngoại ô. Các tiệm buôn bán rau cải rất sạch sẽ, giá cả rất rõ ràng không có trông hình dong mà nói giá cả như ở Vietnam. Ở Nhật họ rất trọng dụng các máy tự động bán hàng. Họ rất tiết kiệm thì giờ để làm việc. Vì thế họ yêu thích sự tiện lợi. Cụ thể là tầng nào của khách sạn cũng có máy tự động bán hàng nầy nhưng được tọa lạc trong một căn phòng nhỏ có cửa đóng để phòng ngừa trường hợp có động đất hay hỏa hoạn. Ở Nhật đi khuya không sợ ăn cướp trộm như Vietnam hay ở Paris. Không có lo sợ khi đi mua đồ ở chổ đông đúc. Nhật Bản là một trong các nước có tỉ lệ vụ giết người thấp nhất luôn cả các tội phạm khác. Đây là những ấn tượng mình đến đất nước mặc trời mọc ngày đầu.

Version française

J’ai le bonheur et la chance de pouvoir rendre visite au pays du Soleil-Levant car au début j’ai l’intention d’aller à la vieille ville de Lijiang dans la province Yunnan en Chine. Après les renseignements recueillis à l’ambassade de Chine à Hanoï, je dois attendre au moins dix jours et payer une somme assez élevée pour obtenir le visa du fait que je suis de nationalité française. Cela ne me permet pas d’avoir d’autres jours de vacances pour visiter le Vietnam. C’est pour cela que je décide d’aller au Japon sans avoir besoin du visa et sans dépenser aucun sou. Par contre je dois verser assez longtemps un acompte au Vietnam pour la réservation du billet à une agence vietnamienne de voyage. La seule contrainte que j’ai eue c’est que l’agence de voyage peut annuler le voyage au cas où il n’y a pas assez de participants (15 au minimum). Une fois arrivé à Hanoi le mois dernier, je suis informé que le voyage organisé au Japon est maintenu. Je remercie vivement la contribution de Mr Trung et Mme Ngân dans la réalisation de mon voyage au Japon. Malgré le nombre de jours de séjour limité, je suis très content de découvrir un tas de choses sur le pays des mangas et origamis, en particulier sa culture, ses traditions et son peuple. C’est un pays qui me laisse beaucoup d’impressions en me montrant sa façon de respecter les biens des autres et l’environnement. Cela me donne à la fois l’admiration et la crainte face à ses règles habituelles découvertes et respectées durant mon séjour. Arrivés à l’aéroport international Haneda à 3h 30 de l’après-midi, nous sommes emmenés (moi et les autres participants) dans un hôtel de Japan Airlines situé aux alentours de Tokyo pour y passer la nuit. La petite chambre de l’hôtel est très confortable. C’est ici que je découvre l’art de vivre des Japonais. Je suis un peu déboussolé en découvrant leur wc dont ils se servent tous les jours. Ils sont tellement attachés aux détails dans le choix du matériel pour être adapté non seulement à l’environnement mais aussi à l’hygiène nécessaire avec un tas d’options trouvées sur l’abattant du wc: séchage, filtration des odeurs, fonction massage, siège chauffant etc … Aucune présence de poussière ou de champignons n’est visible sur le wc. Il est regrettable que le mode d’emploi est écrit en japonais. C’est rare de trouver l’explication en anglais. Idem pour la climatisation avec un lot d’options. Notre petite chambre est réservée pour deux personnes mais elle est tellement propre que je dois dire à mon guide, celui qui partage la chambre avec moi : Elle est propre et comparée à celle que j’ai l’occasion de louer dans les hôtels vietnamiens ou français. Dans les rues, la propreté est visible. Je rappelle ce qu’a dit mon guide vietnamien Ngọc Anh ayant passé quelques années au Japon: Un Japonais dès son jeune âge à l’école, apprend à ramener les ordures à la maison et à ne pas les laisser dans la rue. Eduqué très tôt à l’école, le jeune japonais doit savoir tout faire : laver la vaisselle, rendre propre la cantine, nettoyer la salle d’étude etc. Il n’y a pas des femmes de ménage comme les cantines à Paris. C’est une façon de responsabiliser les enfants, de leur montrer à la fois le respect des autres et l’entraide mutuelle. C’est aussi la période que nos ancêtres sont habitués à souligner à travers un proverbe : Il faut courber le bambou tant qu’il est encore une jeune pousse. Après le repas du soir, nous faisons un tour aux alentours de l’hôtel. Les rues sont tellement propres que je n’hésite pas à prendre quelques photos pour prouver ce fait. Dans la rue, tout le monde marche silencieusement. Aucun klaxon agaçant ne résonne comme cela a lieu tous les jours au Vietnam ou le ronronnement du moteur se fait entendre souvent dans la nuit parisienne. Les boutiques de fruits et légumes du coin sont très propres avec la clarté dans l’affichage des prix. Les Japonais ont l’habitude de se servir des automates distributeurs pour économiser leur temps dans le travail quotidien. Ils aiment bien la commodité. Plus concrètement, c’est ce que je découvre dans chaque étage de l’hôtel. Il y a toujours un automate distributeur enfermé dans une petite pièce. Sa porte est toujours fermée pour prévoir le feu et le séisme. Au Japon, de jour comme de nuit, on n’a pas peur d’être agressé ou de se voir dérober de l’argent par des délinquants comme à Paris ou au Vietnam. Le Japon est l’un des pays où le taux de criminalité et de vol très bas. C’est l’impression du premier jour de mon voyage au pays du Soleil-Levant.

La voie du thé japonaise (Chanoyu)

La voie du thé japonaise

Version vietnamienne

Avant de parler de la voie du thé japonaise (ou chanoyu), il est souhaitable d’évoquer l’origine du thé. Le thé est-il découvert par les Chinois ? Probablement non car on ne découvre aucun théier sauvage en Chine. Par contre on trouvé cette plante primitive de la même famille que celle de la Chine (Camellia Sinensis) dans la région nord-est de l’Inde (Assam). Puis on l’a décelé ensuite à l’état naturel dans les régions frontalières de la Chine comme le Tibet, la Birmanie, Sichuan, Yunnan, Vietnam etc. Il est intéressant de rappeler que Sichuan était le royaume de Shu et Yunnan celui de Dian ayant un lien très intime avec la tribu Lo Yue ( les ancêtres des Vietnamiens d’aujourd’hui). Plus tard, ces régions Sichuan et Yunnan ainsi que le Vietnam ont été conquises et annexées par les Chinois à l’époque des Qin et des Han. On est amené à conclure que le théier n’est pas le produit des Chinois mais ces derniers avaient le mérite de domestiquer ce théier pour que ce dernier eût eu son plein arôme délicieux. Au début, le thé était employé par les Chinois comme un médicament mais il n’était pas adopté dans aucun cas comme un boisson. Sa diffusion à un grand nombre d’utilisateurs eut lieu sous la dynastie des Tang (à partir de 618). Le thé devint plus tard un boisson classique répandu dans la société chinoise lors de l’apparition du livre intitulé « Le classique du thé » de Lu Yu (733-804) et destiné à faire apprendre aux Chinois la préparation du thé. C’est Lu Yu lui-même qui a précisé dans son livre: « le théier est une plante précieuse trouvée dans le sud de la Chine … ». Le sage Confucius avait l’occasion parler du peuple Bai Yue dans les « Entretiens » à ses disciples : Le peuple Bai Yue vivant dans le sud du fleuve Yang Tsé a un mode de vie, un langage, des traditions, des mœurs et une nourriture spécifique…. Ils se consacrent à la riziculture et se distinguent des nôtres habitués à cultiver le millet et le blé. Ils boivent de l’eau provenant d’une sorte de plante cueillie dans la forêt et connue sous le nom « thé ». Il est intéressant de rappeler qu’il exista à partir de l’époque des Qin-Han, une institution impériale composée des lettrés locaux (les fanshi) considérés comme des magiciens spécialisés dans les rites aux étoiles et dans les recettes du gouvernement. Leur rôle consistait à recueillir chacun dans son territoire propre, les procédés rituels, les croyances, les médecines locales, les systèmes de représentations, les cosmologies, les mythes, les légendes au même titre que les produits locaux et à les soumettre à l’autorité politique. Celle-ci pouvait les retenir ou non et les incorporer sous forme de règlements dans le but d’augmenter la puissance impériale dans une nation ethnologiquement très diversifiée et de donner à l’empereur les moyens de sa vocation divine. C’était pour cela qu’il y avait des légendes chinoises sans fondement sur le théier, l’une avec Bodhidharma, le fondateur légendaire de la religion zhen chinoise et l’autre avec Shen Nong, l’agriculteur divin chinois. Pour résister à son assoupissement durant sa méditation, le premier se coupa les paupières et les jeta par terre. De ce lambeau de chair, naquit aussitôt le premier théier de l’humanité. Il est sûr que les moines zen étaient les premiers à utiliser le thé pour résister au sommeil et avoir un esprit détendu et serein durant leur méditation. En ce qui concerne Shen Nong, c’est par hasard qu’au moment de sa détente sous l’ombre d’un arbuste (théier), quelques feuilles de ce dernier tombèrent dans son bol d’eau chaude. De ce jour, il sut préparer du thé (à peu près 3000 ans avant J.C) dans son très ancien ouvrage « Bencao jing » dédié à la médecine chinoise. Mais ce livre a été écrit à l’époque des Han (25 – 225 après J.C.). De plus on sait qu’il était enterré à Chansha dans la région des Bai Yue. Était-il vraiment d’origine chinoise? Il était impossible pour lui de se déplacer à cette époque s’il l’était. Il faisait partie évidemment des Bai Yue car son nom, bien qu’il soit écrit en caractère chinois, garde encore une structure venant des Yue (il faut écrire normalement Nong Shen en caractère chinois).

Tencha

Les Chinois accordent une grande importance à la qualité du thé. Ils prennent la préparation du thé comme un art. C’est pourquoi ils s’intéressent non seulement à la sélection des thés de la meilleure qualité mais aussi à celle d’accessoires nécessaires à la préparation (théières, eau de source, eau filtrée ou potable etc.) dans le but d’avoir un goût spécifique, délicieux et léger. Quant aux Japonais, la préparation du thé est considérée comme un rituel car ils ont connu le thé et sa préparation de la part des moines zen. Ils élèvent la préparation du thé comme « un art de vivre zen » tout en gardant plus ou moins l’influence shintoïste. Avec les quatre principes fondamentaux de la voie du thé: Harmonie (wa), Respect (Kei), Pureté (Sei), Tranquillité (Jaku), l’invité a l’occasion de se libérer totalement en gardant un partage harmonieux non seulement avec la nature, les accessoires dans la préparation du thé, le lieu de la cérémonie mais aussi avec l’hôte et ses autres invités. En franchissant le seuil de la porte du lieu de la cérémonie portant la superficie de 4 tatamis, l’invité peut parler plus aisément à n’importe qui (pouvant être soit un moine soit un noble ou même une divinité) sans distinguer sa classe sociale dans un esprit égalitaire. L’invité reconnaît la quiddité de la vie, en particulier la vérité de sa personne elle-même par le respect vis-à-vis de tout le monde et de toutes choses (instruments de chanoyu par exemple). Son amour-propre n’est plus présent en lui mais il n’y reste qu’une sorte de sentiment de considération ou de respect envers les autres. Son état d’esprit sera serein lorsque ses cinq sens ne sont plus souillés. C’est le cas où il contemple un tableau (kakemono) dans le creux de la pièce (tokonoma) ou les fleurs dans un pot (ikebana) avec ses yeux. Il sent l’odeur aromatique agréable grâce à son nez. Il entend le bruit provoqué par l’eau chauffée sur un réchaud à charbon. Il manie d’une manière ordonnée les instruments de chanoyu (écope à thé, chasen, bol à thé (chawan) etc.) et s’humecte la bouche par des gorgées de thé. Tous ses cinq sens deviennent ainsi propres. La tranquillité (jaku) est le résultat que le buveur de thé trouve à la fin de ces trois principes fondamentaux évoqués ci-dessus, une fois son état d’esprit trouvant refuge entièrement dans la sérénité à présent malgré qu’il vive au milieu de la foule ou non. La tranquillité est interprétée comme une vertu dépassant le cycle de la vie. Cela lui permet de vivre et contempler la vie dans un monde ordinaire où sa présence n’est plus nécessaire. L’invité s’aperçoit que la voie du thé n’est pas si simple du fait qu’ elle comporte beaucoup de règles pour pouvoir boire du bon thé ou non mais elle est aussi le moyen efficace de faire régner la tranquillité dans son esprit pour le permettre d’atteindre l’illumination intérieure dans la méditation.

Sen no Rikyu

Pour le maître du thé Sen no Rikyu, celui ayant le mérite de mettre en place les protocoles pour la préparation du thé, la manière de boire du thé est très simple: on fait bouillir de l’eau, puis on fait le thé et on le boit d’une manière correcte.

La voie du thé est une séquence d’événements organisés d’une manière scrupuleuse et soigneuse. Cette cérémonie a au maximum 4 invités et un hôte. Ils doivent parcourir le jardin du lieu où la cérémonie se déroule. Ils doivent accomplir la purification (laver les mains, rincer la bouche) avant d’entrer dans une chambre cubique modeste située dans la plupart du temps au coin du jardin à travers une porte très basse. Tous les invités doivent baisser leur tête pour pouvoir y entrer avec respect et humilité. Autrefois, pour franchir le seuil de cette porte, le samouraï dut laisser son épée à l’extérieur de la porte avant de rencontrer l’hôte. C’est ici que tous les invités peuvent admirer l’intérieur de la chambre ainsi que les instruments de la préparation du thé. Ils peuvent suivre les phases protocolaires de la préparation du thé. Chaque événement est porteur d’une signification si particulière que l’invité reconnaît à chaque moment important de la cérémonie. On peut dire que la voie du thé apporte l’harmonie entre l’hôte et ses invités et raccourcit non seulement la distance séparant l’homme du ciel mais aussi celle entre les invités. C’est pourquoi dans le monde des samouraïs, on trouve le proverbe suivant : « Une fois, une rencontre »(Ichigo, ichie) car aucune rencontre n’est la même. Cela nous permet d’être comme les samouraïs d’autrefois, dans le moment présent pour savourer et ralentir chaque instant avec nos proches et nos amis.

Tài liệu tham khảo

Nguyễ Đức Chính: Đọc Kim Dung. Tìm hiểu văn hóa Trung Quốc. Nhà xuất Bản Trẻ.
H.E. Plutschow : Historical Chanoyu. The Japan Times ltd, Tokyo, 1986
Vũ Thế Ngọc: Trà Kinh. Nhà sách Tự Điển Bách Khoa 2013
Suzuki Daisetsu: Zen and the art of tea.Dịch chú: Nguyễn Nam Trân

 

Chanoyu (Trà đạo)

Trà đạo

Version francaise

Trước khi nói đến trà đạo của người Nhật thì cũng nên nhắc lại nguồn gốc của trà. Trà có phải là  người Trung Hoa tìm ra không? Có thể là không vì người ta không tìm thấy cây trà hoang nào ở Trung Quốc cả mà ngược lại đã thấy một loại  cây trà nguyên thủy cùng chủng và cùng gốc với cây trà Trung Hoa (Camellia Sinensis ) ở vùng Assam (Đông Bắc Ấn Độ). Sau đó còn tìm được cây trà rừng trạng thái thiên nhiên ở các vùng biên giới như Tây Tạng, Miến Điện, Tứ Xuyên, Vân Nam, Việtnam vân vân ..Nên nhớ là Tứ Xuyên là đất của người nước Thục  và  Vân Nam thưở xưa là vùng của nước Điền cùng có liên hệ mật thiết với bộ tộc Lạc Việt (tổ tiên của người Việt Nam hiện nay). Sau nầy các nước nầy như Tứ Xuyên, Vân Nam bị người Hoa thôn tính luôn cả Việtnam dưới các triều đại Tần và Hán. Như vậy trà không phải thổ sản của người Trung Hoa nhưng họ có công thuần hoá cây trà nên  hương vị nó được thơm hơn. Họ dùng trà lúc đầu trà như  một vị thuốc chớ không được coi như là một thức uống. Trà được phổ biến sau đó dưới thời nhà Đường (từ năm 618). Trà được xem như là món đồ uống phổ thông trong xã hội nhất là  về sau khi có quyển Trà kinh của Lục Vũ ra đời dạy cho tất cả mọi người biết cách uống trà. Chính Lục Vũ còn xác nhận trong Trà Kinh là : «Trà là một loại cây quí ở phương nam …. ».  Chính Đức Khổng Tử còn nói với các đệ tử trong « Luận Ngữ » về đại tộc Bách Việt như sau: Người Bách Việt  ở phía nam sông Dương Tử có một lối sống, ngôn ngữ, truyền thống, tập quán và thực phẩm cụ thể. Họ trồng lúa và khác biệt với chúng ta thì quen canh tác kê và lúa mì. Họ uống nước  từ một loại cây đuợc hái trong rừng mà được biết với cái tên « trà »  vân vân …. Cũng nên nhớ lại dưới thời thống trị của Tần-Hán, có một tổ chức  của triều đình gồm có những sĩ phu địa phương (Fanshi). Họ được xem như là các pháp sư chuyên về nghi lễ và  thu nhập của triều đình. Vai trò của họ là ghi nhận tất cả quy trình nghi lễ, tín ngưỡng, thuốc địa phương, vũ trụ học, thần thoại, truyền thuyết, các sản phẩm địa phương. Họ  trình lên cho chính quyền trung ương những chuyện nghe thấy để chọn lọc, kết hợp  lại  tất cả cái hay dưới dạng các quy định với chủ đích tăng cường quyền lực  của vua ở những vùng đất mới được thôn tính. Chính vì thế mới có những truyền thuyết bịa đặt không có cơ sở của người Trung Hoa về cội nguồn của cây trà. Có hai truyền thuyết về cây trà với Bồ Đề Đạt Ma và Thần Nông, ông tổ nông nghiệp Trung Hoa. Biết rằng Đạt Ma tổ sư (Bodhidharma) là ông tổ sư của phái thiền tông Trung Hoa nhưng ông vì không muốn ngủ  đã cắt hai mí mắt vứt xuống đất nên nảy sinh ra cây trà.  Chắc chắn các thiền sư là những người đầu tiên dùng trà để quên buồn ngủ, tinh thần thỏa mái trong lúc thiền. Còn Thần Nông, ông vô tình uống nồi nước đang đun sôi có lá trà rơi vào. Từ đó ông là nguời biết dùng trà (khoảng 3000 năm TCN) trong quyển sách Bản Thảo, một cuốn sách cổ nhất về y học của Trung Quốc. Nhưng cuốn nầy được viết sau Công Nguyên dưới nhà Hán (25 -225 SCN). Thêm vào đó được biết Thần Nông  khi chết được chôn ở  Trường Sa (Chansha), trong địa phận của đại tộc  Bách Việt. Vậy  làm sao ông người dân phương bắc được (Trung Hoa). Không thể nào được vì thời đó ông di chuyển như sao nếu ông là người Trung Hoa ở phương bắc? Tất nhiên ông phải là người phương nam nhất là tên ông dù là tiếng Hán  vẫn còn giữ được cấu trúc Việt ngữ (theo chữ Hán thì phải Nông Thần).

Tencha

 Người Tàu rất chú trọng về phẩm chất của trà. Họ xem uống trà là một nghệ thuật. Họ cần không những các loại trà siêu phẩm mà  cả trà cụ, nước lọc, nước suối vân vân … và cách pha để trà có một hương vị riêng đặc biệt, thơm ngát  và thanh thoát. Còn người Nhật thì xem việc  uống trà  như là một nghi lễ vì họ được biết trà và  tiếp nhận thể thức uống trà  từ các thiền sư. Họ nâng việc uống trà lên thành một « lối sống thiền »  chịu ít nhiều ảnh hường thần đạo trong nghệ thuật. Với 4 nguyên tắc cở bản của trà đạo : Hoà  (Wa), Kính (Kei),Thanh (Sei),Tịch (Jaku)  nầy, người uống trà có cơ hội giải thoát toàn diện bằng cách hòa mình với thiên nhiên, mọi người, trà thất và các dụng cụ pha trà. Qua ngưỡng cửa trà thất nầy với diện tích bằng 4 tấm chiếu (tatami), trà nhân có thể tiếp xúc nói chuyện thoả mái với mọi giai cấp từ thầy tăng, quí tộc cho đến  cả thần thánh trong tinh thần bình đẳng. Trà nhân còn nhận diện ra bản thể cuộc sống nhất là sự trung thực của  chính bản thân mình qua sự  kính trọng đối với mọi vật và mọi người. Bản ngã cũng không còn hiện diện mà chỉ còn ở nơi mình một thứ tình cảm không dám coi thường người khác, một thứ tình cảm khiêm cung  đối với tha nhân. Tâm lúc đó sẽ được thanh tịnh khi ngũ quan không còn bị ô uế: mắt ngắm tranh treo (kakemono)  trong hốc phòng (tokonoma) hay hoa tươi trong chậu cắm hoa (ikebana), mũi ngữi làn hương thơm, nghe tiếng nước sôi (trong ấm), tay cầm trà cụ ngay ngắn và miệng nhấp từng ngụm trà, tất cả giác quan sẽ trở nên trong sạch. Tịch (jaku) đây là kết quả mà trà nhân sẽ được nhận thấy cuối cùng một khi tâm an trú hoàn toàn  ở hiện tại dù có sống giữa chốn muôn người hay không. Tịch đây xem như là một đức tính vượt ra khỏi vòng sinh tử  khiến  trà nhân có thể ngắm nhìn đời và sống trong một thế giới bình thường mà sự hiện diện không còn cần thiết. Trà nhân sẽ cảm nhận được việc uống trà không có đơn thuần vì nó vừa là một con đường có rất nhiều qui tắc  để có thể  uống được trà ngon hay không ngon mà nó còn là một phượng tiện hữu hiệu trong việc tu tâm dưởng tính giúp con người  được giác ngộ trong thiền đạo.

Sen no Rikyu

Đối với trà sư Sen no Rikyu, người có công nghi thức quá trà đạo việc uống trà nó rất đơn giản: trà không có gì khác hơn là việc đun nước nóng,  pha trà và uống cho đúng điệu.  

Lễ trà là một chuổi các sự kiện được sắp đặt một cách chu đáo và kỷ lưỡng. Lễ nầy gồm tối đa là 4 vị khách được mời cùng chủ nhân. Họ đi qua sân của trà thất. Họ phải thực hiện lễ thanh tẩy (rửa tay, súc miệng), bước vào một căn phòng hình hộp đơn sơ giản dị thường nằm ở một gốc vườn qua một  cửa  rất  thấp. Mọi người buộc lòng phải cuối đầu xuống mới bước vào được với sự cung kính. Thưở  xưa  ở ngưỡng cửa nầy, võ sĩ đạo  phải để kiếm của mình lại ở bên ngoài mới gặp chủ nhân ở trong  trà thất. Nơi nầy, các vị khách chiêm ngưỡng cách bố trí của trà thất lẫn các trà cụ. Họ theo dõi các nghi thức pha trà và dùng thức ăn với trà. Mỗi sự  kiện mang tính biểu tượng khiến làm vị khách nhận thức được  mỗi thời khắc quan trọng  trong buổi lễ trà. Có thể nói trà đạo đem lại sự hoà hợp giữa chủ nhân và các vị khách và thu ngắn lại khoảng cách không những giữa nhân và thiên mà giữa người với người. Bởi vậy trong giới võ sĩ đạo có câu thành ngữ như sau: « Nhất kì nhất ngộ (ichigo,ichie). Không có cuộc uống trà nào giống nhau cả, xem như đó là cái duyên mới gặp gỡ nhau được. 

Tài liệu tham khảo

Nguyễ Đức Chính: Đọc Kim Dung. Tìm hiểu văn hóa Trung Quốc. Nhà xuất Bản Trẻ.

H.E. Plutschow : Historical Chanoyu. The Japan Times ltd, Tokyo, 1986

Vũ Thế Ngọc: Trà Kinh. Nhà sách Tự Điển Bách Khoa 2013

Suzuki Daisetsu: Zen and the art of tea.Dịch chú: Nguyễn Nam trân

Những loại hoa được yêu chuộng trong nền văn hóa Vietnam

Version française
English version

img_6909

Những loại hoa được yêu chuộng trong nền văn hoá Việt.

Trong truyền thống văn hóa, người dân Việt rất coi trọng các loại hoa. Họ thường thích chọn và dành tên của các loại hoa cho giới phụ nữ. Thậm chí còn có một câu chuyện về  cái tên mà vua vĩ đại Lý Thánh Tôn của triều Lý, chọn cho bà cung phi Ỷ Lan mà đựợc     biết sau nầy dưới cái tên là Linh Nhân Hoàng Hậu. Một hôm, trên đường về kinh, đang được các dân làng nô nức  đón tiếp thì vua nhận ra có một cô con gái hái dâu vẽ đẹp phi thường rụt rè đang bên cạnh gốc lan và  nhìn ông từ đằng xa. Mong muốn được biết nàng, vua mới triệu nàng đến trước  mặt. Vì yêu vẽ đẹp và trí thông minh của nàng, vua mới đem nàng về kinh, kết  hôn cùng nàng và đặt cho nàng cái tên đầu tiên « Ỷ Lan » («Ỷ là dựa, Ỷ Lan là dựa gốc cây lan »). Sau đó nàng được biết đến trong lịch sử Việtnam là một trong những bà hoàng hậu  thực hiện được nhiều biện pháp xã hội cho những người bất hạnh nhất là giới phụ nữ. Tuy nhiên có một cái tên là « Hoa » mà không ai có quyền chọn dùng  dưới triều nhà Nguyễn. Đó là tên của bà thiếp Hồ Thị Hoa của thái tử Nguyễn Phước Đảm tức là hoàng đế Minh Mạng về sau nầy. Mất sớm, nàng nầy là con gái của quan Hồ Văn Bôi và được xem là con dâu hiếu thảo với cha mẹ chồng, tức là vua Gia Long và Thuận Thiên Cao hoàng hậu.   Để lưu danh muôn thưở nổi đau đớn nhất là tình thương mà nhà Nguyễn dành cho cô dâu nầy, họ truyền lệnh cấm từ  tất cả mọi người thân thuộc cũng như dân chúng không được dùng chữ Hoa mà luôn cả các nơi công cộng. Bởi thế chợ Đông Hoa ở Huế trở thành Đông Ba. Tỉnh Thanh Hoa đổi thành Thanh Hóa. Cầu qua sông Thị Nghè ở Saigon buộc lòng phải đổi tên và lấy tên là Cầu Hoa Bắc. Tuy nhiên « Hoa » vẫn  là chữ được thường trọng dụng nhiều nhất ở trong kiệc tác Kim Vân Kiều  của Nguyễn Du. Có ít nhất 130 câu thơ có chữ Hoa trong kiệt tác nầy. Ngoài ra còn có một số lượng không ít trong các thuật ngữ và cách diễn đạt với ý nghĩa Hoa trong văn học Vietnam như sau:

Hoa diện, mặt hoa: có một khuôn mặt đẹp
Hoa chúc: đèn ở trong phòng cô dâu chú rể
Hoa niên: tuổi trẻ, tuổi đẹp nhất trong đời người.
Hoa tay: có múp ở đầu ngón tay ới hình bông (Khéo léo).
Số đào hoa: được sinh dưới bông hoa đào (người được các phụ nữ hâm mộ).
Người tài hoa: người có tài năng.
Hoa tai: đồ nữ trang đeo tai có hình hoa.
Hoa đèn: đầu bấc đèn đã cháy thành than của cây đèn dầu.
Hoa khôi: Hoa được đứng hàng đầu (người đẹp nhất).
Hoa đá: san hô.
Hoa vương: hoa mẫu đơn.

Có một giai thoại liên quan đến hoa đá đó  là lúc đất nước Viêtnam bị loạn lạc, có những cuộc chiến không ngừng giữa hai gia đình cầm quyền là Trịnh và Nguyễn. Đây cũng là một trong những trò đùa của một vị quan Nguyễn Huỳnh phục vụ chúa Trịnh Cương mà thường được gọi là Cống Quỳnh hay Trạng Huỳnh. Chúa Trinh Cương người rất ham ăn và tham lam. Ông chỉ nghĩ sống trong việc giàu sang và đồi trụy. Bởi vậy Cống Quỳnh cố gắng khuyên nhũ Trịnh Cương về với lý trí và đạo lý.  Ông nói ông biết nấu một món ăn rất ngon tên là Hoa đá. Nghe vậy, chúa Trịnh yêu cầu ông chuẩn bị nấu món ăn nầy. Nhưng ông nói với lãnh chúa rằng phải đợi ít nhất 2 ngày mới được thưởng thức món nầy vì ông phải đun nhỏ lửa trong thời gian nầy. Chúa Trịnh hớn hỡ chấp nhận đề nghị nầy. Về nhà, ông kêu người hầu đi chợ mua rong biển ăn được và đun sôi với nước. Đói khát vì đợi chờ quá lâu, chúa Trịnh nhận ra món ăn nầy được chế biến bởi Cống Quỳnh rất ngon miệng dù chỉ chứa rau sau khi nếm. Có một số tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng mang tên chữ Hoa. Đây là trường hợp của các tập thơ  như « Nhị độ Mai » (Hoa mai nở hai lần) và « Hoa Tiên ». Tập đầu tiên thuộc về một tác giả khuyết danh. Nó gồm có được 2826 câu thơ chữ nôm viết bằng lục bát và biên soạn từ một tác phẩm của Trung Hoa. Nó ca ngợi không những lòng trung thành với nhà vua mà còn sự hiếu thảo, biết ơn và tình yêu nữa. Còn tập thứ nhì thì được sáng tác bởi học giã Nguyễn Huy Tự.  Cuốn tiểu thuyết nầy gồm có hơn 1770 câu thơ. Đây là một bài thơ lãng mạn đầu tiên của Vietnam nhưng  tác giã vẫn còn giữ  được tư tưởng nho giáo.Tuy rằng có  rất nhiều loại hoa được tìm thấy ở Vietnam, người dân Việt vẫn không che giấu  được sở thích cûa họ đối với một số cây nhất định. Họ không ngần ngại phân các cây nầy vào một loại cây cao sang trong đó thấy có:

Mai, Lan, Cúc, Sen, Mẫu đơn và hoa hồng. 

Những cây hay hoa nầy đều mang một  ý nghĩa đặc biệt và có liên hệ mật thiết với đạo đức trong truyền thống của người dân Việt. Cây mai là biểu tượng của người đàn ông thượng đẳng.  Cây nầy nó cố gắng chống chọi với thời tiết lạnh và khắc nghiệt của thiên nhiên. Nó tiếp tục nở hoa vào tháng hai. Điều nầy cho phép nó tượng trưng  mùa xuân trong bốn mùa (Tứ thì). Vào dịp Tết,  đối với người dân Việt, không bao giờ có thể thiếu trên bàn thờ  của tổ tiên  một số cành hoa mai (hay hoa đào) được chọn để hoa nở đúng lúc trong ngày lễ hội. Hoa mai được các học giã và các nhà trí thức Vietnam ngưỡng mộ. Một người có cá tính độc lập như Cao Bá Quát, không bao giờ biết qui phục cái tù túng của thời quan liêu còn phải thốt lên trong suốt cuộc đời ông, ông chỉ biết cúi đầu trước hoa mai mà thôi.

Nhất sinh đê thủ bái hoa mai
Suốt đời chỉ cúi đầu trước hoa mai.

Một học giã khác, Đào Tấn, cha đẻ của những vở kịch ở vùng Bình Định ở miền trung Vietnam, cũng hi vọng ngày nào đó sẻ chết giữa những cây mai. Đó là lý do tại sao trong suốt cuộc đời, ông thường dùng bút danh « Mộng Mai (Mơ với hoa mai)». Ông có cơ hội bày tỏ trạng thái tâm trí của ông qua hai câu thơ được tìm thấy trong một bài thơ của ông:

Núi mai rồi giữ xương mai nhé
Ước mộng hồn ta là đoá mai

Đó cũng không phải là một điều vớ vẫn đối với ông bởi vì thời điểm ông qua đời (tháng 7 năm 1907), ông đã đuợc chôn cất ở núi Huỳnh Mai, cách vườn mai vài cây số. Không giống người Trung Hoa, hoa mai và hoa sen rất được phổ biến hơn hoa mẫu đơn. Đây là lý do tại sao sao các hoa nầy được gọi là Hoa khôi. Người ta thường thích hoa mai vì hoa sen thường dành cho Phật giáo dù biết rằng  hoa sen vẫn tượng trưng người quân tử trong đạo Khổng.(junzi). Sen là loại cây mà sĩ phu Mạc Đỉnh Chi lựa chọn để bộc lộ tài năng xuất chúng và thiên tài chưa từng thấy. Vua Trần Anh Tôn ngần ngại phong ông làm « tiến sỹ » đầu tiên vì ông quá xấu xí vào thời điểm ông nhận bằng. Để thuyết phục nhà vua, ông tự ví mình như hoa sen trong giếng ngọc.  Ông liền làm ngay bài thơ có tựa đề « Ngọc tỉnh liên phú » (Hoa sen trong giếng ngọc) như sau :

Giống quý ấy ta đây có sẳn
Tay áo nầy ta chứa đã lâu
Phải đâu đào, lý thô màu
Phải đâu mai trúc dãi dầu tuyết sương
Cũng không phải tăng phường câu kỷ
Cũng không là Lạc Thủy mẫu đan
Cũng không là cúc, là lan
Chính là sen ở giếng vàng đầu non.

Mạc Đỉnh Chi có cơ hội soạn một bài văn tế khi ông được cử đi làm sứ thần để tham dự tang lễ của một công chúa Mông Cổ. Ngày hôm đó, trước triều đình nhà Nguyên, ông nhận được tờ giấy trong đó có bốn hàng, mỗi hàng đã có  một chữ « một » duy nhất. Đây là một vinh dự cho ông làm bài thơ nầy bằng cách bổ sung  mỗi hàng với cảm nghĩ của ông  để   bày tỏ sự tôn vinh sâu sắc đối với ký ức của cô công chúa nầy.

Chẳng nao núng chút nào,  ông làm xong bài thơ truớc sự ngạc nhiên và khâm phục của triều đình nhà Nguyên  bằng cách chỉ định cô công chúa nầy  như một bông hoa:

Trời xanh một đám mây
Lò hồng môt giọt tuyết
Vườn thượng uyển môt cành hoa
Cung quảng hàn (2) một vầng nguyệt
Than ôi! Mây tan! Tuyết tiêu!
Hoa tàn! Trăng khuyết !

Đối với hoa cúc, nó không những chỉ là cá tính của muà thu mà còn biểu tượng cho sự thư thản và sự thờ ơ của con người trước công danh và vinh quang. Tương tự như  hoa mai, hoa lan thường  biểu tượng vẽ đẹp của nữ tính. Thường được nhắc như cô gái trong các tác phẩm thơ. Tuy rằng hoa mẫu đơn được xem như hoa cao sang nhưng nó không có được một tầm quan trọng đáng kể như ở Trung Hoa. Có lẽ vì bị ảnh hưởng của Trung Hoa nên tục lệ nầy còn giữ đối với hoa nầy. Hoa mẫu đơn thường được trông thấy trong nghệ thuật trang trí của người dân Việt hay trong các truyền thuyết. (Chuyện thần tiên Từ Thức Giáng Hương chẳng hạn). Còn hoa hồng thì nó là biểu tượng cho tình yêu và tình thương. Nó là hoa tặng mẹ, hoa tặng vợ, hoa tặng thầy cô  bạn bè vân vân…Muốn biết ý nghĩa mà người dân Việt dành cho hoa nầy, chúng ta  cần phải đọc quyển sách của thiền sư  Thích Nhất Hạnh “Bông Hồng cài áo”. Thiền sư  nhắc nhở chúng ta chỉ một người mẹ mà thôi mà đôi khi chúng ta quên đi bổn phận vì sự thăng trầm trong cuộc sống. Chúng ta quên rằng nếu chúng ta còn mẹ đó là một báo vật mà Thượng đế thương yêu dành cho chúng ta đấy. Chúng ta có may mắn còn mẹ. Để chứng tỏ sự trìu mến với mẹ, chúng ta có quyền tiếp tục cài trên áo một bông hồng. Chúng ta còn có niềm vui vô tận và khó tả được mà biết  bao nhiêu người không còn có nữa. Không thấy từ lâu rồi trên quê hương nầy những  hoa Sim màu trắng mà các cô gái trẻ tuổi thường để lại trên mộ của các  người tình của họ, những người nằm xuống để bảo vệ lý tưởng hay quê hương nầy. Họ không có may mắn nhìn thấy hoà bình trở lại. Chính nhờ những người dũng cảm nầy, tất cả người dân Việt muốn tặng cho họ một bông hồng, một tình yêu mà họ dành thật sự cho đất nước nầy. Nhờ họ mà đất nước nầy còn giữ được cho đến hôm nay độc lập, bản sắc văn hóa và  truyền thống dân tộc.       


(1) Lạc Thủy : un fleuve connu en Chine.
(2) Cung quảng hàn : le palais mythique chinois trouvé sur la lune.
(3): Une anecdote sur la pivoine de Luoyang avec l’impératrice Wu Ze Tian ( Võ Tắc Thiên) de la dynastie des Tang.