Les tombes des princes Han (Version vietnamienne)


Version française

Các lăng mộ của vua chúa nhà Hán

Tương tự như người tiền nhiệm  Tần Thủy Hoàng, các hoàng đế của nhà Hán, trong thời gian trị vì hay thường cử sứ giả đi tìm kiếm các nơi thiên thai để tìm kiếm sự bất tử và tiếp cận với thế giới thần tiên. Những vùng đất thần thoại này thường được gắn liền với đảo Bồng Lai  ở phía đông và núi Côn Lôn  ở phía tây trong tín ngưỡng ở thời nhà Hán. Đây là ngọn núi nơi mà  Tây Vương Mẫu  (Xiwangmu) ở, người mà nắm giữ được thần dược trường sinh bất lão. Chính vì lý do này mà người ta hay tìm thấy  thường xuyên  hình ảnh nầy trong việc  trang trí các lăng mộ của người Hán. Đây là một bằng chứng  không chỉ cho sự phổ biến mà còn là một quan niệm của Lão giáo liên quan đến việc kéo dài sự sống sau khi qua đời. Theo một số tin đồn chưa được xác minh và không có căn cứ, Trương Khiên  được Hán Vũ Đế  ủy thác  vụ tìm kiếm ban đầu các công thức trường sinh bất tử ở sườn núi Côn Luân, nơi sống của những người bất tử. Vẫn thường mặc áo choàng dài, những người này có khuôn mặt góc cạnh, miệng rộng trên một cằm nhọn, lông mày cong và tai to khiến họ có một dáng người khá kỳ quặc và hốc hác. Khi họ đã đạt được đến con đường đạo của  Lão giáo, họ có đôi cánh trên vai. Trong quan niệm của Lão giáo về thế giới bên kia, để giữ đuợc toàn vẹn cơ thể  của người qua đời và sự bất tử của linh hồn thì phải lấp 9 lỗ ở trên cơ thể của con người bằng  các vật thể bằng vàng và ngọc. (miệng, tai, mắt, lỗ mũi, niệu đạo và trực tràng). Sau đó, người quá cố phải được đeo mặt nạ hay  mặc một bộ y phục bằng ngọc thạch mà việc sử dụng phải được điều chỉnh bởi một nghi thức thứ cấp bậc rất nghiêm ngặt. Đối với hoàng đế, trang phục bằng ngọc được may với các chỉ vàng. Còn đối với các  vua chúa và các quan chức kém quan trọng khác, thì trang phục bằng ngọc của họ chỉ có  những sợi bạc hay đồng. Việc sử dụng trang phục phản ánh lại tín ngưỡng  của người Hán về sự trường tồn của linh hồn ở thế giới bên kia vì ngọc thạch được cho là có đặc tính yểm trừ ma qủy để dẫn đến sự bất tử của linh hồn.

Vào thời nhà Hán, quan niệm nhị nguyên về linh hồn đã được đề cập đến trong một số văn bản Trung Hoa  như ở quyển sách Hoài Nam Tử của Lưu An. Mỗi cá nhân có hai linh hồn: một cái gọi là hun được lên thiên đường và cái còn lại được gọi là po, biến mất đi cùng với thể xác của người đã khuất. Để ngăn chặn linh hồn « hun » thoát ra ngoài qua các khe hở trên khuôn mặt, mặt nạ hoặc trang phục là điều rất cần thiết.

Quan niệm nhị nguyên về linh hồn này thực sự là của người Trung Hoa hay vay mượn từ một nền văn minh khác của người Bách Việt không? Nó được tìm thấy ở những người Mường, anh em họ hàng của người dân Việt, sống ở những nơi xa xôi hẻo lánh nhất của miền núi Việt Nam. Đối với người Mường, có một số linh hồn được có ở trong con người mà họ gọi là wai. Chúng được chia thành hai loại: wại kang (linh hồn xa hoa) và wại thặng (linh hồn cứng rắn).  Linh hồn loại đầu là cao cấp và bất tử trong khi loại thứ nhì thì gắn liền với cơ thể, được xem là xấu. Cái chết chỉ là hậu quả  siêu thoát của các linh hồn này.

Cần  nên nhớ rằng văn hóa của Sỡ Quốc bị Tần Thủy Hoàng  chinh phục trong thời kỳ thống nhất Trung Hoa có một nét đặc thù, một ngôn ngữ riêng tư, đó là tiếng nói của người Bách Việt. Từ thời Tần-Hán, có một cơ quan hoàng gia thường gọi là  « fangshi » gồm có các học giả địa phương được xem như là những pháp sư chuyên về các nghi lễ liên quan đến các ngôi sao ở trên trời  và lo các doanh thu của chính quyền.

Vai trò của họ là thu thập ở trong địa phận của mình, tất các cách thức nghi lễ, các tín ngưỡng, các thuốc địa phương, các hệ thống tiêu biểu, vũ trụ học, các  chuyện thần thoại và truyền thuyết cũng như các sản phẩm địa phương và  đề trình lên  cho chính quyền để có thể  chọn lọc giữ lại hay không và kết hợp lại sau đó dưới dạng các quy định nhằm tăng cường quyền lực của hoàng đế trong một  quốc gia rất đa dạng trên mặt dân tộc học và mang lại cho hoàng đế  những phương tiện để thực hiện  chức vụ thiêng liêng mà Trời ủy thác. Mọi thứ  nầy phải được thu thập và bổ sung vào việc phục vụ con của Trời nhầm để thiết lập tính cách hợp pháp  ở các lãnh thổ được chinh phục gần đây của các dân man rợ.

__ Đây là một trong những điểm nổi bật của văn hóa Trung Hoa: Nó biết cách chấp nhận và tiếp thu văn hóa nước ngoài mà không bao giờ có thể bị chao đảo hay có sự thay đổi văn hóa .__

Đây là những gì nhà triết học Trung Quốc nổi tiếng của thế kỷ 20 Liang Shuming đã viết trong phần giới thiệu tác phẩm của mình mang tựa đề là « Những ý tưởng chính về văn hóa Trung Hoa » (do nhà xuất bản Michel Masson dịch). Điều này được gắn liền với sự nhận xét sau đây của nhà dân tộc học và Hán học người Pháp Brigitte Baptandier trong bài giảng của một ngày nghiên cứu APRAS về  các dân tộc học trong khu vực, ở Paris vào năm 1993:

Văn hóa Trung Quốc do đó đã hình thành qua nhiều thế kỷ như một bức tranh khảm của nhiều nền văn hóa. Cần có một dòng máu man rợ truyền chậm cho Trung Quốc bằng cách làm cho thích hợp  lại công thức đẹp của nhà sử học F. Braudel  dành cho nước Pháp với người man rợ.



Lư hương Boshanlu (lư hương có dạng núi Bo) được tượng trưng là những ngọn núi thần thoại được chìm ngập  trong mây và hơi khí qi (năng lượng vũ trụ quan trọng). Sự nổi tiếng của những lư hương này phần lớn là do người Hán nghĩ về sự bất tử và sự sùng bái các núi thiêng liêng.

Boshanlu


Theo ước tính của nhà khảo cổ học lâu đời nhất Trung Hoa Wang Zhongsu, kể từ năm 1949 đã có hơn 10.000 ngôi mộ được khai quật chỉ riêng thời nhà Hán. Nhờ những phát hiện khảo cổ lớn từ lăng mộ của bà Đai và con trai của bà ở Mã Vương Đôi (Trường Sa, Hồ Nam) vào năm 168 TCN hoặc lăng mộ của con trai hoàng đế Hán Cảnh Đế (Jing Di), hoàng tử Hán Lưu Sheng và vợ ông là Dou Wan (Mancheng, Hà Bắc) vào năm 113 TCN hay lăng mộ của Triệu Muội, cháu nội của Triệu Đà và vua của Nam Việt (Xianggang, Quảng Châu) vào năm 120 TCN, các nhà khảo cổ bắt đầu hiểu rõ hơn nghệ thuật của người Hán thông qua hàng nghìn đồ vật đặc biệt bằng ngọc thạch, sắt và đồng, gốm sứ, sơn mài, vân vân… Các hiện vật nầy biểu lộ sự sự giàu có và quyền lực của các hoàng tử dưới thời nhà Hán. Đôi khi còn là các kiểu mẫu duy nhất không chỉ thể hiện công việc kỹ thuật của nghề thủ công tinh xảo và quý giá của các vật liệu mà còn là đặc điểm riêng tư của khu vực.

Trong  các cuộc khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra rằng có sự giáng đoạn  ở trong nghệ thuật Trung Hoa, một sự thay đổi sâu sắc tương ứng về mặt lịch sữ với sự phát triển của các đế chế thống nhất (Tần và Hán) nhất là  khi có tiếp xúc liên tục với các ảnh hưởng nước ngoài. Sự hiện diện của các vật thể lâu đời, đặc biệt là các bát đĩa bằng đồng mà chúng ta quen tìm thấy vào thời nhà Châu, đã nhường lại cho sự phát triển của nghệ thuật tượng hình. Chắc chắn là có ảnh hưởng đáng kể của các vùng văn hóa khác trong lĩnh vực nghệ thuật Hán, đặc biệt là trong lĩnh vực văn minh vật chất. Việc thờ cúng tổ tiên không còn diễn ra ở trong đền thờ như đã từng được thực hiện vào thời kỳ đồ đồng, mà diễn ra ngay ở trong các lăng mộ và các đền thờ gần đó. Ngoài ra, tựa như hoàng đế Tần Thủy Hoàng, các hoàng đế nhà Hán cùng các hoàng tử có xu hướng biến lăng mộ mình trở thành một bản sao của ngôi nhà của họ sống ở trên trần gian.

Quan niệm này đã có từ thời nhà Châu và thường được trông thấy  thường xuyên trong các phong tục tang lễ của giới thượng lưu ở Sỡ quốc. Tương tự như người nước Sỡ, người Hán tin vào sự trường tồn của linh hồn ở thế giới bên kia. Viễn cảnh về cái chết được xem như là sự tiếp tục của cuộc sống. Tín ngưỡng này vẫn tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay ở Trung Quốc vào lễ thanh minh với những lễ vật cúng cho tổ tiên: tiền giấy giả và đồ tang lễ được đốt sau đó.

Chính vì lý do này mà người ta được tìm thấy trong các cuộc khai quật, mọi thứ mà họ sở hữu trong suốt cuộc đời: những đồ vật yêu thích, những bức tượng nhỏ bằng đất nung tượng trưng cho những người hầu cận của họ cũng như những tấm vải liệm bằng ngọc thạch để làm giảm nhẹ đi cái chết về cõi hư vô. Các ngôi mộ hoàng gia của nhà Hán được trông thấy nhờ sự hiện diện của một cái gò nhân tạo cao nằm ở trong một khu bao quanh hình chữ nhật, nơi cũng có  đặt thêm các ngôi mộ phụ. Cấu trúc của lăng mộ ngày càng trở nên phức tạp hơn và thường được thấy có sự tranh đua với các cung điện ở trên trần gian  với những  hào huyệt riêng biệt mà mỗi cái có một chức năng rõ ràng (kho, chuồng trại, nhà bếp, phòng tiệc vân vân…) Đây là trường hợp của mộ của Lưu Kỳ được gọi là hoàng đế Hán Cảnh Đế và vợ ông, hoàng hậu họ Vương ở ngoại ô của  thành phố Tây An. Chính trong những cái hố này, chúng ta tìm thấy các hiện vật xa xỉ (bình hoa, chậu, lò đốt nước hoa, gương, cân chiếu, vạc, đèn, dao găm vân vân…) hoặc ở  trong cuộc sống hàng ngày  như ngũ cốc, vải, thịt vân vân… của người đã khuất mà làm các nhà khảo cổ sững sờ ngưỡng mộ và không nói nên lời, được chôn cất ở bên cạnh các tượng nhỏ bằng đất nung (mingqi). Đây có thể là các tượng động vật quen thuộc nuôi ở  trong nhà hoặc  các tượng người hầu cận.

Nhờ con đường tơ lụa và sự mở rộng bờ cõi của Trung Quốc, một số lượng lớn của các truyền thống nghệ thuật ở trong các khu vực, các thời trang nước ngoài và các sản phẩm mới  đóng góp phần vào sự nở rộ nghệ thuật của nhà Hán. Chủ nghĩa thế giới chắc chắn có đóng một vai trò quan trọng vào thời điểm này. Sự lộng lẫy của những món đồ xa xỉ được tìm thấy trong các lăng mộ không chỉ cho thấy sự  tráng lệ và  cầu kỳ của các triều đình vua chúa dưới thời nhà Hán mà còn cho thấy sở thích ngoại lai. Các điệu múa và âm nhạc của Sỡ quốc, các bài hát của nước Điền, nghệ thuật múa ba lê của Trung Á thay mới các trò tiêu khiển của triều đình. Những cuộc tiếp xúc với các nghệ thuật của các vùng đồng hoang  làm phong phú thêm các thư mục trang trí.

Tương tự như ngọc thạch , đồng là một trong những vật liệu phổ biến nhất của người Trung Hoa. Trong thời kỳ nhà Hán, sự phổ biến các đồ đồng bắt đầu giảm bớt vì để thờ cúng tổ tiên, các bộ bình hoa nghi lễ bằng đồng hoàn chỉnh không còn cần thiết nữa mà thay vào đó là các đồ vật sơn mài bắt chước theo Sỡ quốc.  Nước nầy có cơ hội trang trí thường xuyên các vật thể qua các họa tiết hoặc hình vẽ theo trí tưởng tượng tuyệt vời và theo thần thoại của riêng tư vào thời Chiến Quốc. Mặc dầu có sự suy giảm dùng đồng ở  trong các lăng mộ của các hoàng tử Hán, đồng vẫn được sử dụng rộng rãi trong ở các đồ trang trí xe ngựa và các vật dụng xa xỉ được tìm thấy. [RETOUR]

Nghệ thuật sống (tiếp theo)

Être caodaïste (Tôi là người Cao Đài) (Version vietnamienne)

Version française

Chúng ta, người Cao Đài  phải biết cải thiện bản thân. Chúng ta không cần thiết phải ăn chay  niệm Phật qua những lời cầu nguyện hay đi chùa để có thể được sự hoàn hảo ở bản thân. Chúng ta có khả năng làm được điều này nếu ở nơi chúng ta có được ba đức tính như sau: tình thương, trí tuệ và ý chí. Khi sinh ra, chúng ta đã có sẵn lòng nhân từ. Đây là lý do tại sao tổ tiên của chúng ta thường nói:

Nhân chi sơ, thiện bản tính. Loài người bẩm sinh đã tốt.

Nhưng vì mọi bất trắc trong cuộc đời, những ganh đua phi lý và những dục vọng vô độ tiếp tục xâm chiếm chúng ta không ngừng khiến chúng ta đã trở thành những người không trung thực, bội bạc, ích kỷ và làm chúng ta mất đi tính tốt mà chúng ta có được khi sinh ra. Tất cả các hiền nhân thời cổ đại đều có ba đức tính nêu trên. Để biết được con người có tốt hay không, chúng ta chỉ cần quan sát hành vi của họ đối với những người thân thiết. Qua  việc quan sát này, chúng ta biết rõ họ như nhà triết học Trung Hoa Mạnh Tử đã nói.

Tình thương là phẩm chất rất cần thiết để hoàn thiện nhưng không thể hoàn hảo được vì chúng ta cần có  trí tuệ  để phân biệt đúng hay sai, điều thiện  và điều ác. Có một số người hảo tâm dù đã quyên tiền rất nhiều để xây chùa nhưng lại tiếp tục có một thái độ xấu xa tệ hại vì không phân biệt  rõ lý do sai trái. Đôi khi họ còn bị coi thường so với những người không bao giờ có cơ hội tham gia vào phần đóng góp nầy. Ở Việt Nam, triều đại nhà Lý nổi tiếng có nhiệt thành không thể chê trách được đối với Phật giáo thông qua một số lượng của các công trình xây cất chùa chiền. Điều này dẫn đến  cảnh khốn cực của  người dân do thuế má quá cao và tạo  ra sự bất bình của dân chúng. Đây là nguyên nhân chính đi đến sự sụp đổ của triều đại. 

Dù trình độ học vấn như thế nào, con người luôn có trí tuệ ở  trong con người. Khi chúng ta làm sai hay không, chúng ta sẽ biết điều đó bằng chính lương tâm của mình. Ví dụ, khi bạn cố gắng nói dối, bạn cảm thấy xấu hổ với bản thân của mình mặc dù người bạn mà bạn nói dối không biết điều đó. Chính trí tuệ nó giúp chúng ta phân biệt được điều này. Nhà triết học Pháp Blaise Pascal đã có cơ hội  nhấn mạnh rằng con người là một cây sậy có tư duy.

Để tiếp tục nói dối hoặc hành động xấu xa hay không, chúng ta cần có ý chí. Nói về phẩm chất này thì dễ, nhưng chúng ta khó mà có thể sở hữu được nó vì đôi khi còn buộc chúng ta phải đi ngược lại với lợi ích của bản thân hoặc đôi khi còn  phải gánh chịu nhiều thiệt thòi. Đôi khi mạng sống của chúng ta không được bảo tồn. Chúng ta  dựa vào  một số sự kiện lịch sử của Trung Hoa và Việt Nam nhằm để   cùng nhau suy ngẫm và cảm phục những người mà chúng ta cho là họ  có thể cải thiện bản thân vì họ có đủ ba đức tính nêu trên. Họ đã trở thành những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa và Việt Nam. 

Trước hết, đó là trường hợp Gia Cát Lượng (hay Khổng Minh). Ông vừa là tể tướng vừa là cố vấn của Lưu Bị, người sống sót cuối cùng của nhà Hán (Lưu Hoài Đức) ở Trung Hoa. Những người man rợ đến từ vùng đồng hoang phía bắc Trung Hoa và được Mạnh Hoạch cầm đầu thường thích đánh phá lãnh thổ vương quốc của ông. Gia Cát Lượng bắt được Mạnh Hoạch 7 lần, nhưng sau mỗi lần bị bắt, Mạnh Hoạch được thả về. Ông rất  ấy rất nhân hậu. Ông được trời phú cho trí tuệ phi thường vì ông thấy rằng cần phải thuyết phục Mạnh Hoạch bằng tình thương. Nếu Mạnh Hoạch bị giết, có lẽ sẽ có một Mạnh Hoạch khác. Điều này buộc ông phải thực hiện các cuộc  dấy binh trừng phạt thường xuyên và không cho ông rảnh tay để khôi phục lại triều đại nhà Hán và mang lại hòa bình và hạnh phúc cho bá tánh. 

Đó là lý do tại sao ông vẫn bình tĩnh tiếp tục giải thoát cho Mạnh Hoạch  mỗi lần bị bắt. Ông có ý chí vô biên vì ông biết rằng để ngăn cản Mạnh Hoạch phản bội sau này, ông đã phải chịu lãng phí rất nhiều thời gian, buông bỏ lợi ích cá nhân và dành cho mình nhiều nổi lo lắng với tuổi già của mình. Ông sẽ đỡ mệt hơn cho ông nếu ông  quyết định giết Mạnh Hoạch vì ông không phải dấy binh chinh phạt tới 7 lần. Trong lần vây bắt cuối cùng, khi ông ta sắp sửa thả Mạnh Hoạch, thì chàng nầy bắt đầu khóc và xin đầu hàng vĩnh viễn. Gia Cát Lượng có ba phẩm chất nói trên. Dù ông không theo đạo giáo nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng với ba đức tính mà ông có được ở ông (tình thương, trí tuệ và ý chí), ông  đã biết cách hoàn thiện bản thân và lúc đó ông  đã được coi là một hiền nhân ở thời Tam Quốc. Ở Việt Nam cũng có những vị vua mà chúng ta có thể coi là các bậc hiền nhân. Đây là trường hợp của vua Lý Thánh Tôn. Ngài có đủ 3 đức tính nêu trên. Đây là lý do tại sao ngài được biết đến trong suốt lịch sử Việt Nam như một vị vua anh minh, xuất chúng, nhân ái và dũng cảm. Cuộc nổi dậy của vua chàm, Chế Cũ đã buộc ngài phải tiến hành một cuộc viễn chinh trừng phạt trong khi để lại cho nàng thiếp Ỷ Lan  quyền nhiếp chính. Trước sự quyết tâm của Chế Cũ, ngài đã không bắt được Chế Cũ  sau nhiều tháng viễn chinh. Thất vọng, ngài buộc lòng phải trở về. Trên đường về, ngài được biết dân chúng không ngớt lời ca ngợi tài năng của Ỷ Lan trong việc cai quản đất nước. Ngài cảm thấy xấu hổ và quyết định quay trở lại mặt trận. Khi bắt được Chế Cũ, ngài  có thể giết Chế Cũ để xoa dịu cơn giận nhưng ngài  lại  tha chết để Chế Cũ quay trở về nước hơn. 

Đó là lý do tại sao Việt Nam được hưởng một thời kỳ hòa bình, thịnh vượng và hạnh phúc. Ngài  rất nhân từ vì ngài đã buông tha kẻ đã làm nhục ngài trước mặt bá tánh. Ngài đã lãng phí rất nhiều thời gian để cố gắng bắt được Chế Cũ. Liệu chúng ta có thể làm được như ngài nếu chúng ta ở vị trí của ngài không? Có một ngày, trong thời kỳ mùa đông khắc nghiệt, ngài ngỏ lời với các quan của mình như sau:

Trẫm mặc quần áo như thế này mà trẫm còn lạnh cóng. Làm thế nào để người dân chống chọi với cái lạnh khắc nghiệt này được, đặc biệt là những người nghèo khi chúng ta biết rằng họ không có đủ tiền để ăn?. Các khanh cần phải cho họ thức ăn và quần áo  thêm nữa ngay bây giờ.

Một lần khác, có công chúa Ðông Thiên ở bên cạnh trong một buổi yết kiến, ngài quay sang các quan và nói:

Trẫm  có một tình yêu sâu sắc đối với đồng bào cũng như tình yêu trẫm dành cho con của trẫm. Thật không may, người dân có giáo dục quá kém nên họ liên tục phạm tội. Đó là lý do tại sao trẫm  cảm thấy tội nghiệp thương họ. Trẫm yêu cầu các quan nên giảm các hình phạt và các tội mà họ đã phải chịu.

Trí tuệ của ngài thật vô biên. Để chinh phục Champa, ngài biết rằng cần phải thuyết phục và trấn an Chế Cũ mặc dù ngài cảm thấy nhục nhã và khó chịu khi so sánh những gì ngài phải chịu đựng so với những gì mà người thiếp của ngài đã làm cho bá tánh, một người phụ nữ xuất thân từ nông thôn, Ỷ Lan trong thời gian vắng mặt. Ngài có thể giết Chê ’Cũ để xoa dịu cơn tức giận và gột rửa cơn phẫn nộ nhất thời này. Nhưng ngài là người dũng cảm, biết đặt lợi ích của nhân dân lên trước lợi ích cá nhân. Đó là người có ba phẩm chất vừa nêu ở trên.

Dù đang ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải cố gắng hoàn thiện mình. Điều đó xảy ra với tôi khi tôi muốn tiếp tục phương pháp này. Phải công nhận rằng không dễ  hiện thực hóa phương pháp nầy. Tôi cũng không giấu giếm rằng tôi cũng gặp những khó khăn hàng ngày nhưng tôi cảm thấy nhẹ nhõm vô cùng khi tôi cố gắng làm cho nó trở nên cụ thể hóa một chút. Tôi rất vui vì tôi nhận ra rằng tôi đang bắt đầu cải thiện bản thân một chút dù biết rằng quá ít ỏi.

Nó làm tôi nhớ đến câu mà Ung Giả Vi đã viết trong cuốn Luận Ngữ của Khổng Tử:

Nhân viên hồ tài! Ngã dục nhân, Tư nhân chi hỷ!
Nhân có xa đâu! Bạn muốn nhân, nhân đến vậy!

 

điều này cho phép tôi tin chắc rằng THIỆN hay ÁC  đều tồn tại ở trong mỗi chúng ta. Bạn muốn sao thì được vậy. Tôi hiểu rằng tôi không cần phải đến chùa hay nhà thờ để có thể hoàn thiện bản thân. Tôi có thể làm được điều này nếu tôi không quên những gì Thầy đã nói trong kinh thánh Cao Đài mà tôi có cơ hội đọc:

Nếu con muốn trở thành một tín đồ đạo Cao Đài chân chính, con phải có tình yêu và nguyên tắc đạo đức. Nó hoàn toàn cần thiết để con cải thiện bản thân.

Con xứng đáng được mặc chiếc áo dài trắng này, biểu tượng của sự tinh khiết. Con sẽ cảm thấy tự hào hơn bao giờ hết khi con là một tín đồ Cao Đài.

Les Bahnar (Dân tộc Bà Na): troisième partie (version vietnamienne)

 

peuple_bana5
Version française
Phần cuối

Sau khi cử hành hôn lễ, vợ chồng trẻ sống luân phiên với gia đình cha mẹ sau một thời gian nhất định theo sự thỏa thuận giữa hai gia đình. Chỉ sau khi sinh đứa con đầu lòng, họ mới bắt đầu xây nhà riêng cho mình. Người Bahnar áp dụng chế độ một vợ một chồng. Hiếp dâm, loạn luân và ngoại tình đều bị lên án nghiêm khắc. Trong trường hợp người hôn phối còn sống không phân biệt giới tính phạm tội ngoại tình tại thời điểm bảo trì mộ người đã khuất, người đó được xem là người nhảy qua quan tài (ko dang boăng). Người hôn phối còn lại không được giải thoát ngay lập tức  nghĩa vụ của mình đối với người chết. Người đó có nghĩa vụ không phải trả cho những người được thụ hưởng của người qua đời  mà cho chính  người chết  các khoản tiền đền bù mà người ta hiến thân một số con vật trên mộ. Đây là lý do tại sao người hôn phối còn sống cần quan tâm đến việc rút ngắn thời gian duy trì nếu muốn bắt đầu có lại  một cuộc sống mới. Ngay cả khi chết, những thiệt hại do lỗi của vợ hoặc chồng gây ra cho người chết vẫn được đền bù vật chất bằng số lượng súc vật được hiến tế trên mộ. Theo truyền thống của người Bahnar, mọi người đều được « tự do » miễn là họ không làm tổn hại đến người hoặc tài sản của người khác. Trong trường hợp người đó bị tổn hại về danh dự hoặc vật chất của mình thì được bồi thường bằng hình thức bồi thường hoặc hoàn trả các chi phí gánh chịu. Người Bahnar không áp dụng hình phạt tử hình. Đưa ai đó vào tù tương tự như tội biệt xứ. Người Bahnar biết giúp đỡ nhau khi có nạn đói. Trong nhà của người Bahnar không bao giờ uống rượu cần, không bao giờ ăn thịt mà không mời các gia đình khác. Lúa chín đầu tiên không chỉ thuộc về chủ ruộng mà của cả làng.
 

Tượng nhỏ bằng gỗ
trước các nhà tang lễ

bana_figurineQuyền tự do lựa chọn vợ chồng, phân chia công việc trong một cặp vợ chồng, quyền được đền bù vật chất hoặc luân lí, tôn trọng người khác minh chứng cho sự bình đẳng nam nữ trong truyền thống tổ tiên của người Bahnar. Không có sự khác biệt cơ bản giữa vị trí pháp lý của một người đàn ông và một người phụ nữ. Với người Bahnar, cách thức hoạt động dân chủ đã có từ lâu đời trước khi chế độ dân chủ được phát hiện và thực hành ở phương Tây. Theo nhà dân tộc học người Pháp, Georges Condominas, « những kẻ man rợ » không chờ đợi Minkowski hay Einstein mới có khái niệm về không gian-thời gian. Bằng cách sử dụng một thành ngữ liên quan đến không gian, họ chỉ ra một ngày. Họ ước tính tuổi của ai đó liên quan đến một sự kiện nổi bật. Họ không phá hủy hoàn toàn rừng vì họ biết cách để rừng tự tái sinh nhiều năm sau khi họ đã ăn nó mười hay hai mươi năm trước như người Mnong của Georges Condominas. Họ không giết thú  không phải bởi sự hứng thú để  giết mà họ giết thú chỉ để ăn và biết chia sẻ với các người đồng hương của mình.

Họ chỉ giữ một phần nhỏ trong quá trình săn mồi cho riêng mình. Sự phổ biến và sử dụng chất khai quang của người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, việc tàn sát động vật để làm dược điển  truyền thống, sự hủy diệt cây cối và nạn phá rừng liên quan đến sự gia tăng dân số, việc hủy hoại đất đai qua bón phân hóa học quá mức, tất cả là đặc quyền của những người được gọi là « văn minh ». Đoàn kết và tương trợ không phải là lời nói suông.

 
Người dân Bahnar trên hết họ là những người « rôngơi » (hoặc tự do). Họ thường quen nói: « Tôi là rongơi hay kodră (thầy) » để nói rằng họ được tự do từ sự lựa chọn hoạt động của mình hoặc làm chủ vận mệnh của mình. Họ có phải là những kẻ “man rợ” như chúng ta vẫn nghĩ lâu nay? Mỗi người trong chúng ta phải hiểu sâu câu hỏi này và sử dụng cách sống và văn hóa của họ như một nguồn cảm hứng và suy ngẫm lại để cho phép chúng ta có cuộc sống tốt hơn và cùng nhau tôn trọng những người khác và thiên nhiên.

Trở về lại phần đầu

Les Bahnar (Version vietnamienne)

 
peuple_bana

 

Première partie
Version française

Người Bà Na là một thành phần của nhóm dân tộc Môn-Khmer thuộc về gia đình ngôn ngữ học Nam Á. Họ  sống riêng biệt  cách xa người Việt (hay người  Kinh) và thường tập trung thành nhóm tọa lạc ở phía bắc của vùng cao nguyên miền trung Việt Nam (Kontum, Gia Lai, Bình Định vân vân..) mà có một thời  họ vẫn được xem là những người man rợ (hay Mọi theo tiếng Việt). Điều này do sự thiếu hiểu biết về văn hóa họ khiến dẫn đến có một thái độ đáng trách và tầm nhìn lố bịch này. Ngay cả các nhà thám hiểm người Pháp đã không ngừng gọi họ là Mọi trong các câu chuyện  thám hiểm được tường thuật lại ở thời kỳ Pháp thuộc.

Chỉ có những nhà dân tộc học như Georges Condominas  mới  công nhận họ là những người tôn trọng thiên nhiên và môi trường, những người có tình cảm sâu sắc với môi trường, nơi họ sống và nơi mà tạo vật (thực vật và động vật),  sông núi  đều có linh hồn giống như họ. Người Bahnar sống ở các nơi vùng núi với nhiều độ cao khác nhau. Họ trồng lúa trên ruộng khô hoặc trên  rãy. Những điều này thường đòi hỏi họ phải di chuyển các đồn điền và làng mạc vì từ việc đốt rẫy làm tro bụi không cho phép đất rẫy được màu mỡ  khiến phải ít nhất mất  hơn hai hoặc ba năm vì tất cả bị cuốn trôi đi mỗi lần khi có mưa. Sự thu  hoạch mùa màng rất lợi nhuận cho lần đầu với việc đốt rẫy.

dantoc_bana1

Năm thứ hai, sự thu thập bắt đầu tồi tệ hơn. Với điều kiện xấu nầy, họ không thể giữ lĩnh vực quá thời gian hai năm. Đây là lý do tại sao người Bahnar có xu hướng sử dụng các cánh đồng khô hạn  được bố trí lại  ở ven sông. Cái cuốc là công cụ chính được sử dụng trong nông nghiệp của họ nhưng từ đầu thế kỷ 20, việc sử dụng cái cày trên ruộng lúa ngập nước ngày càng nhiều hơn.

Niềm tin tôn giáo và truyền thuyết của họ tương tự như các tín ngưỡng của các dân tộc khác được gặp ở Việt Nam. Là những người theo thuyết duy linh, người Bahnar rất tôn kính các loài thực vật như cây đa và cây sung. Cây gạo được coi là thần hộ mệnh và  thường đóng vai trò như một cây cột hiến tế trong việc cử hành các nghi lễ và tập tục. Mỗi con sông, mỗi nguồn nước, mỗi ngọn núi hay mỗi khu rừng, đều có thần tài (hay iang) của riêng mình. Người Bahnar phân chia các vị thần thành hai loại: các thần cấp trên và  cấp dưới hơn. Các thần cấp trên là những vị thần đã tạo ra thế giới và trông nôm các hoạt động của con người. Trong số các vị thần này, chúng ta có thể kể đến Bok Kơi Dơi (Đấng tạo hóa của Nam), Iă Kon Keh (Đấng tạo hóa của Nữ), Bok Glaih (Thần sấm chớp), Iang Xơri (Thần lúa), Iang Dak (Thủy thần) vân vân … Đối với các thần cấp dưới, hầu hết các  thần tài nầy là thần tài động vật, cây cối hoặc đồ vật bao gồm có Bok Kla (Hổ), Roih (Voi), Kit drok (con cóc), Iang Long (cây cối), Iang Xatok (chum) vân vân …     

Đối mặt với tín ngưỡng tôn giáo và mê tín dị đoan này, các nhà truyền giáo Công giáo gặp rất nhiều khó khăn với sứ mệnh cải đạo người Bahnar theo Cơ đốc giáo. Họ buộc phải làm sai lệch ngay cả truyền thuyết của họ để xác  thực cho kinh thánh. Người Bahnar theo Cơ đốc giáo đã gắn bó với niềm tin vật linh của họ đến nỗi họ đã đồng hóa Cơ đốc giáo bằng thế nào cũng được qua nhiều năm.

Đối với người Bahnar, chết không phải là kết thúc cuộc sống này mà là sự khởi đầu của  một cuộc sống khác trong tương lai. Linh hồn mà người Bahnar gọi là pôngơl, sẽ trở thành một vong  linh hay hồn ma (hoặc atâu theo tiếng bahnar) và trở về với tổ tiên trong thế giới thần linh (dêh atâu). Người Bahnar tin rằng con người bao gồm thể xác (akao) và linh hồn. Sự sống chỉ có thể có được nhờ linh hồn chứ không phải nhờ thể xác. Nhưng linh hồn không thể thấy được đối với con người. Chỉ  có pháp sư mới có thể xem thấy dưới dạng  một con nhện, con dế hay con châu chấu. Mỗi con người đều có ba linh hồn: một linh hồn chính (pơngơl xok ueh) phải gắn trên đỉnh đầu và hai linh hồn bổ sung (pơngơl kơpal kolpơngơl hadang), một cái nằm trên trán và một cái nằm trong cơ thể. Trong trường hợp linh hồn chính tạo  hơi thở cần thiết cho con người mà  rời bỏ khỏi cơ thể vì một lý do nào đó không rõ và không trở lại, con người sẽ bị bệnh và sẽ chết. Các linh hồn bổ trợ  chỉ tạm thời thay thế linh hồn chính.  Chính nó thay đổi thành vong linh sang ở thế giới thần linh. Nó cần thức ăn, quần áo và cả một ngôi nhà để che mưa chống nắng. Đây là quan niệm của thuyết duy linh cho rằng những người đã khuất vẫn tiếp tục có những nhu cầu tương tự ở thế giới bên kia. Đây cũng là lý do tại sao trong lễ tang của người đã khuất, gia đình  hay dựng một cái chòi trên mộ người chết: đó là nhà của vong linh (h’nam atâu, bang atâu). Đối với người Bahnar, vong linh tiếp tục sống trong túp lều này và đi lang thang xung quanh nghĩa trang. Còn nhận được một phần thịt lợn và gà thường xuyên hàng tháng từ gia đình của mình. Thời gian bảo trì lăng mộ này có thể kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm. Nó liên quan đến tình hình tài chính của gia đình người đã khuất. Nó kết thúc bằng một nghi lễ  thường gọi là  lễ bỏ mả mà mục đích là để cho vong linh được gia nhập thế giới  thần linh (đêh atâu) một cách dứt khoát  và cắt đứt mọi ràng buộc của người đã khuất với các người sống. Vì vậy, vong linh này trở thành “thần ông hoặc thần bà” (atâu bok ja). Khác với người dân Việt, người Nùng, người Mường, người Bahnar không thờ cúng tổ tiên.

Nghi lễ này diễn ra mỗi năm một lần và thường bắt đầu vào cuối mùa mưa. Người ta thường chọn khoảng thời gian khi có trăng tròn. Lễ này  được xem như là  một tang lễ  phụ. Nó được chuẩn bị rất tĩ mĩ  và vui vẻ. Nó được chọn vào một ngày tốt lành bởi tất cả những người đứng đầu của các gia đình có tang lễ  cùng sự tham khảo ý kiến ​​của các già làng và nó thường kéo dài ba ngày ba đêm. Có ba giai đoạn thiết yếu trong nghi lễ này: nghi thức xây dựng, từ bỏ và phóng sinh. Mỗi giai đoạn được tương ứng với một ngày trọn vẹn. Trong giai đoạn đầu, túp lều che mộ được dỡ bỏ và xây dựng lại tại vị trí của nó, một nhà tang lễ bằng vật liệu xây dựng (tre, gỗ, cỏ tranh) được thu thập từ nhiều tuần. Ngày đầu tiên xây dựng được người Bahnar gọi là « dong boxàt« . Công việc xây dựng nầy luôn đi kèm với vũ điệu và âm nhạc trong niềm hân hoan khó tả. 

Giai đoạn thứ hai, nghi lễ luôn bắt đầu vào chiều tối. Đây là bước bỏ mồ mả. Đối với người Bahnar, đó là nar tuk (hay ngày bị bỏ rơi). Bắt đầu làm lễ cúng rượu và thịt cho người đã khuất trong nhà tang lễ. Sau đó, người đứng đầu gia đình bắt đầu cầu nguyện và làm lễ khi những người thân yêu của ông ta có thể vào nhà tang lễ và than thở lần cuối trước sự ra đi vội vàng của người đã khuất. Sau khi nghi thức hoàn thành, gia đình người quá cố phải đi vòng quanh nhà tang lễ bảy vòng ngược chiều kim đồng hồ. Trong các vòng này, gia đình được đi cùng với những người đàn ông mang trên vai một ngôi nhà thu nhỏ (hoặc ngôi nhà của vong linh) và những bức tượng nhỏ bằng gỗ có kích thước khác nhau và được kích hoạt bằng một bộ dây nhầm mô phỏng lại mọi hoạt động của con người: giã gạo, dệt vải vân vân … Ngay cả  bức tượng nhỏ giao hợp  cũng không được vắng mặt. Người Bahnar cho rằng việc trang trí những bức tượng nhỏ này trước cửa nhà của vong linh chỉ nhằm mục đích giải trí nhưng một số nhà dân tộc học cho rằng chắc chắn có ý nghĩa khác so với  các phong tục của các dân tộc khác trong vùng (như phong tục của dân tộc Bataks ở Bắc Sumatra).  Cuộc diễu hành được đi kèm cùng với điệu múa của các phụ nữ theo nhịp cồng chiêng đánh bỡi những người đàn ông mặc quần áo đẹp và mỗi người mang trên tóc một chiếc lông vũ. Là đỉnh cao của nghi lễ, cuộc diễu hành này nhằm đưa vong linh của người đã khuất vào thế giới thần linh.

Đọc tiếp theo ( Phần nhì)

 

 

Cầu Thê Húc (Pont des lueurs matinales)


Version française

Nhắc đến Hồ Hoàn Kiếm thì không thể quên được cầu Thê Húc (cầu đón nắng ban mai). Một cầu được sơn màu đỏ son. Nó lại cong cong dẫn vào đền Ngọc Sơn nằm trên  đảo ngọc giữa hồ Hoàn Kiếm. Nó có 15 nhịp và 32 cột. Nó là biểu tượng văn hoá của Hà Thành.

Bridge THE HUC

Lorsqu’on évoque le lac de l’épée restituée, on ne peut pas oublier le pont recevant des lueurs matinales. C’est un pont  d’une couleur rouge vermillon prononcée permettant de rejoindre le temple Ngọc Sơn sur l’ilot de jade au milieu du lac de l’épée restituée. Il est légèrement recourbé et possède 15 travées et 32 piliers. Il est le symbole culturel de la capitale Hànội.

Cầu Thê Húc

Pont Thê Húc en 1884 (Source Wikipedia)

Thời kỳ Hồng Bàng (Văn minh Văn Lang)

 

Version française

Thời kỳ Hồng Bàng

Người dân Việt hay thường nói: uống nước phải nhớ nguồn. Không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy họ tiếp tục ăn mừng linh đình mỗi năm ngày 10 tháng 3 âm lịch để tưởng niệm các vị vua Hùng của triều đại Hồng Bàng, những người cha sáng lập đất nước Việt Nam. Cho đến ngày nay, không có di tích khảo cổ nào được tìm thấy để xác nhận sự tồn tại của vương triều này ngoài những tàn tích của thành Cổ Loa có từ thời vua An Dương Vương và ngôi đền được xây dựng để vinh danh những vị vua Hùng ở Phong Châu thuộc tỉnh Phú Thọ.

Có rất nhiều dấu hiệu không thể phủ nhận được sự tồn tại này nếu chúng ta dựa vào những truyền thuyết được nói đến từ thời kỳ huyền thoại này và các biên niên sử của Việt Nam và Trung Hoa. Sự thống trị của Trung Hoa (từ thế kỷ thứ ba trước Công nguyên – 939 sau Công nguyên) có ảnh hưởng trọng đại đến sự phát triển của nền văn minh Việt Nam. Mọi thứ thuộc về người dân Việt đều trở thành sở hữu của người Trung Hoa cả và ngược lại trong giai đoạn này. Có một chính sách đồng hóa mà người Trung Hoa cố tình áp đặt. Điều này không để cho người dân Việt có khả năng duy trì nền văn hóa của họ được thừa kế từ một nền văn minh có hơn 4000 năm và được gọi là « nền văn minh Văn Lang » và buộc lòng họ phải dùng đến các lời truyền khẩu (tục ngữ, ca dao hoặc truyền thuyết).
Việc sử dụng các truyền thuyết với các lời nói bóng gió là một  phương cách hữu hiệu nhất để cho phép hậu thế tìm thấy được nguồn gốc bằng cách cung cấp các chỉ dẫn hữu ích bất chấp sự phá hủy triệt để  nền văn hóa của người dân Việt và sự đàn áp không thể chối cãi được của người Trung Hoa đối người  Việt. Đối với nhà nghiên cứu Paul Pozner, thuật chép sử Việt Nam đều dựa trên truyền thống lịch sử lâu dài và vĩnh cửu và được thể hiện bởi một truyền thống truyền miệng kéo dài từ nhiều thế kỷ của thiên niên kỷ đâu tiên trước công nguyên dưới hình thức các truyền thuyết lịch sử ở các đền thờ cúng tổ tiên (1).

Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

Hai câu trong ca dao trên đây cũng biểu lộ một phần nào sự khôn khéo của người dân Việt trong việc bảo vệ nền văn hóa có từ thời đại Hồng Bàng.

Văn Lang là tên của một  nước  được giáp  Nam Hải  (Quảng Đông) ở phiá đông lúc bấy giờ, về phía tây với  Ba Thục (hay Tứ Xuyên), ở phía bắc thì tới Ðộng Ðình hồ (Hồ Nam) và về phía nam bởi vương quốc Hồ Tôn (Chămpa). Vương quốc này nằm ở lưu vực sông Dương Tữ và được đặt dưới quyền của một vị vua Hùng. Ông vua nầy được chọn làm vua vì lòng can đảm và các công trạng của mình. Ông chia nước thành 15 quận hay bộ,  giao phó cho các anh em mình cai trị thường được gọi là « Lạc Hầu ». Các đứa con trai của vua thì gọi  quan lang và các cô con gái vua thì gọi là Mỵ nương. Người dân của vương quốc nầy được gọi là « Lạc Việt ». Người dân thường có thói xăm hình trên cơ thể của họ. Tập tục « man rợ » này, thường được nói đến trong biên niên sử Trung Hoa, theo các văn bản tiếng Việt thì nhằm bảo vệ các người đàn ông trong các cuộc tấn công của con thuồng luồng (hay giao long). Đây có thể là lý do mà người Trung Hoa thường gọi họ là Qủi. Khố và búi tóc tạo thành trang phục thông thường được thấy ở dân tộc nầy với  các đồ trang trí bằng đồng. Người Lạc Việt hay nhuộm răng đen, nhai trầu và giã gạo bằng tay. Người nông dân thì trồng lúa trên những cánh đồng ngập nước. Họ sống ở vùng đồng bằng và vùng duyên hải trong khi đó ở các vùng núi Việt Bắc và trên một phần lãnh thổ của tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, thì là nơi cư ngụ của người Tây Âu, tổ tiên của các dân tộc Tày, Nùng và Choang. Đến cuối thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, người đứng đầu bộ lạc Tây Âu đã đánh bại vị vua Hùng cuối cùng và thành công trong việc thống nhất dưới ngọn cờ của mình các lãnh thổ của Tây Âu và Lạc Việt để thành lập vương quốc Âu Lạc vào năm 258 TCN. Ông nầy lấy tên là An Dương Vương và dời đô về Cổ Loa nằm cách Hànội khoảng hai mươi cây số.

Vương quốc Văn Lang có phải là một trò bịa đặt được người Việt Nam bày ra nhầm để duy trì một huyền thoại hay là một vương quốc thực sự  có tồn tại và biến mất trong cơn lốc lịch sử?

Bản đồ của vương quốc Văn Lang

Theo truyền thuyết Việt Nam, đất nước của các người Việt cổ này được phân định ở miền Bắc vào thời Hùng Vương (triều đại đầu tiên của Việt Nam 2879 trước Công nguyên) bởi Động Đình Hồ nằm trong lãnh thổ của nước Sỡ. Một phần lãnh thổ của họ trở lại về nước Sỡ  sau này trong thời Chiến Quốc. Như vậy con cháu của họ sống trong phần lạnh thổ này có lẽ đã trở thành công dân của nước Sỡ. Rõ ràng có một mối quan hệ, một mật thiết giữa nước Sỡ này và người Việt cổ. Đây là một giả thuyết được đề xuất và nâng cao gần đây bởi một nhà văn người Việt Nguyên Nguyên (2). Theo ông, không có gì lạ khi trong các văn bản cổ đại, các chữ tượng hình được thay thế bằng các chữ tượng hình khác có cùng ngữ âm. Đây là trường hợp của danh hiệu Kinh Dương Vương, người cha đẻ của người dân Việt, tên là Lôc Tục. Bằng cách viết danh hiệu nầy theo tiếng Trung hoa , chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy tên của hai thành phố Kinh Châu (Jīngzhōu) (3) và Dương Châu (Yángzhōu) (4) nơi dân tộc Yue thuộc chi nhánh Thái (Si Ngeou) và chi nhánh Lạc (Ngeou Lo) sinh sống. Đây có ý gợi lên một cách thông minh bởi người kể chuyện về sự thiết lập và sự hợp nhất của các dân tộc Việt của chi nhánh Thái (Si Ngeou) và chi nhánh Lạc (Ngeou-lo) đến từ các cuộc di cư của hai thành phố này trong các cuộc chinh phạt và thôn tính của nứớc Sỡ. Mặt khác, chữ tượng hình 陽 (thái dương) được dịch là ánh sáng, trịnh trọng. Nó được sử dụng để tránh sử dụng nó như một tên gia đình. Sử dụng từ này, có thể dịch Kinh Dương Vương   ra vua Kinh trịnh trọng. Nhưng cũng có một từ Kinh  đồng nghĩa với từ Lạc ( ), biệt danh của người Việt. Nói tóm lại, Kinh Dương Vương có thể được dịch là Vua Viêt trịnh trọng. Còn về danh hiệu An Dương Vương  mà vua Âu Việt lấy, tác giả không có sư nghi ngờ nào cả về lời giải thích của ông: đó thực sự là việc bình định nước Việt  thuộc chi nhánh Lạc  bởi một người con trai Việt  thuộc chi nhánh Thái.

Việc này càng củng cố thêm quan điểm của Edouard ChavannesLéonard Aurousseau (5): các người Việt cổ và  các thần dân của  nước Sỡ có cùng chung tổ tiên. Ngoài ra, có một sự trùng hợp đáng kinh ngạc được tìm thấy trong tên gia tộc Mi (hoặc gấu trong tiếng Việt) được viết bằng ngôn ngữ nước Sỡ, được dịch sang Hùng (熊) trong tiếng Việt và được xem là tên của các vị vua Sỡ và các vị vua Việt. Dựa trên sử  ký  lịch sử của Tư Mã Thiên do E. Chavannes (6) dịch, chúng ta biết rằng vua của nước Sỡ  đến từ những kẻ man rợ ở miền Nam (hay Bách Vịệt). Hùng Cừ nói: Tôi là một kẻ man rợ và tôi không nhận chức tước và tên truy tặng của Trung Hoa cả.

Các nhà ngôn ngữ học người Mỹ  Mei TsulinNorman Jerry (6) đã xác định được một số từ mượn từ ngôn ngữ Nam Á của ngời Việt trong các văn bản Trung Quốc từ thời Hán. Đây là trường hợp của từ tiếng Trung Hoa  jiang 囝 (giang hoặc sông trong tiếng Việt) hoặc từ nỏ (ná trong tiếng Việt). Họ đã chứng minh khả năng cao về sự hiện diện của ngôn ngữ  Nam Á ở  miền nam Trung Quốc và kết luận rằng đã có sự liên hệ giữa ngôn ngữ Trung Quốc và ngôn ngữ Nam Á trong lãnh thổ của nước  Sỡ cổ đại  từ 1000 năm đến 500 năm trước Công nguyên.  Lý luận địa lý này chưa bao giờ được xem xét nghiêm túc trong quá khứ bởi một số sử học gia Việt Nam bởi vì đối với họ, triều đại này là một thời đại hoang đường. Ngoài ra, theo các nguồn tin của Trung Quốc, lãnh thổ của tổ tiên người dân Việt (Kiao-tche (Giao Chỉ) và Kieou-tchen (Cửu Chân)) đã bị giới hạn ở Bắc Kỳ ngày nay, khiến họ khó có chấp nhận được mà không giải thích hay biện minh cho việc lãnh thổ của triều đại Hồng Bàng có thể đến tới  hồ Động Đình (Dongting). Họ không nhận thấy trong truyền thuyết này, ý muốn của tổ tiên người Việt để  lộ ra nguồn gốc của họ, để hiển thị họ thuộc về đại tộc Bách Việt và sự kháng cự sắt son của họ đối với những kẻ chinh phục  Trung Quốc lợi hại nầy.

Trong biên niên sử Trung Quốc, có kể lại vào thời Xuân Thu, Việt vương Câu Tiễn (Ngô Việt) bắt đầu quan tâm đến việc liên minh mà ông muốn ký hợp đồng với  nước Văn Lang để duy trì quyền lực bá chủ đối với  các nước hùng mạnh ở trong khu vực. Có  thể nước Văn Lang này phải là một quốc gia giáp ranh với nước của Câu Tiễn. Nước nầy không có lý do nào để gia nhập liên minh này nếu nước Văn Lang bị giới hạn về mặt địa lý đối với nước Việt Nam ngày nay. Sự phát hiện gần đây thanh kiếm của Việt vương Câu Tiễn (trị vì 496-45 trước Công nguyên) trong ngôi mộ số 1 của Wanshan (Jianling) (Hồ Bắc) làm sáng tỏ thêm vị trí của  nước Văn Lang.

Như vậy Văn Lang có thể nằm ở tại khu vực Qúi Châu (hoặc GuiZhou). Nhưng Henri Masporo đã bác bỏ giả thuyết này trong tác phẩm của ông mang tên « Vương quốc Văn Lang » (BEFEO, tome XVIII, fac 3). Ông gán cho các nhà sử học Việt Nam lẫn lộn giữa nước Văn Lang với Ye Lang (hay Dạ Lang trong tiếng Việt) mà tên nầy được các nhà sử học Trung Quốc đã truyền cho các đồng nghiệp Việt Nam ở thời nhà Đường. Điều này không hoàn toàn chính xác bởi vì trong các truyền thuyết của người dân Việt, đặc biệt là trong truyền thuyết của Phù Đổng Thiên Vương (hay  thánh gióng của làng Phù Đổng) người ta nhận rằng nước  Văn Lang đã có một  cuộc xung đột vũ trang với triều đại Ân-Thương vào thời vua Hùng vương thứ 6 và nước nầy lớn hơn nước Dạ Lang được tìm thấy vào thời thống nhất của Trung Quốc bởi Tần Thủy Hoàng.
 
Trong  các biên niên sử Việt Nam, có  nói về thời kỳ trị vì của các vị vua Hùng (từ năm 2879 đến năm 258 trước Công nguyên). Những khám phá về  các đồ vật bằng đồng ở Ninh Hương (Hồ Nam) vào những năm 1960 làm người ta không còn nghi ngờ gì về sự tồn tại của các trung tâm  văn minh tương đương  cùng thời nhà Thương ở miền nam Trung Quốc  không được  nhắc đến trong các văn bản Trung Quốc. Đây là trường hợp văn hóa của Di Chỉ Tam Tinh Đôi ở Tứ Xuyên chẳng hạn. Chiếc bình rượu bằng đồng được trang trí với khuôn mặt hình người rõ ràng  minh chứng cho việc tiếp xúc được thiết lập bởi nhà Thương với những người thuộc chủng tộc Melanesian  vì chúng ta thấy   những mặt người tròn với cái mũi tẹt trên mặt của chiếc bình nầy. Việc đúc đồng chiếc bình này nó còn đòi hỏi phải có sự kết hợp của thiếc, điều mà miền bắc Trung Quốc không có vào thời điểm đó.

Liệu có sự liên lạc thực sự hay không, liệu có một cuộc xung đột vũ trang giữa nhà Thương và  nước Văn Lang hay không nếu chúng ta dựa vào truyền thuyết thánh Gióng của Phù Đổng? Chúng ta có thể  tin hay không tính xác thực của một sự kiện được thuật lại bởi một truyền thuyết Việt Nam? Nhiều nhà sử học phương Tây luôn xem thời kỳ văn minh Đồng Sơn là khởi đầu của sự  thành hình quốc gia Việt Nam (500-700 trước Công nguyên). Đây cũng là ý kiến ​​được chia sẻ và tìm thấy trong quyển sách lịch sử ẩn danh « Việt Sử Lược ».

Dưới   triều đại vua Trang Vương của nhà Châu (696-691 trước Công nguyên), ở huyện Gia Ninh, có một nhân vật kỳ lạ thành công thống trị tất cả các bộ lạc bằng phép thuật của mình, lấy tước hiệu Hùng Vương và thành lập thủ đô  ở tại Phong Châu. Với mối liên hệ cha truyền con nối,  dòng dõi của ông duy trì được quyền lực với 18 vị vua, tất cả đều mang tên Hùng cả.Trái lại trong các sách  lịch sử khác của Việt Nam, triều đại Hồng Bàng (từ năm 2879 đến năm 258 trước Công nguyên) đã được có một thời gian cai trị quá lâu dài với 2622 năm. Có vẻ không thể tin nổi được được nếu chúng ta bám vào con số 18. Đây là con số của các vị vua  cai trị trong thời kỳ này như vậy có nghĩa là mỗi ông vua Hùng trị vì trung bình 150 năm. Chúng ta chỉ có thể tìm thấy một câu trả lời thỏa đáng nếu chúng ta bám sát vào giả thuyết do Trần Huy Bá nêu ra trong bài trình bày được đăng trên báo Nguồn Sáng số 23 trong ngày tưởng niệm các vị vua Hùng Vương (Ngày giỗ tổ Hùng Vương) (1998). Đối với ông, có một cách giải thích sai lầm về từ đời được tìm thấy trong câu « 18 đời Hùng Vương ». Từ « Đời » nên được thay thế bằng từ « Thời » có nghĩa là « thời kỳ ».(7)

Với giả thuyết này, có 18 thời kỳ trị vì, mỗi thời kỳ tương ứng với một chi nhánh có thể bao gồm một hoặc nhiều vị vua trong gia phả gia đình của triều đại Hồng Bàng. Lập luận này được củng cố bởi thực tế là vua Hùng Vương được chọn vì lòng dũng cảm và công trạng nếu chúng ta đề cập đến truyền thống Việt Nam chọn người có giá trị cho chức vụ tối cao. Điều này đã được thấy trong truyền thuyết nổi tiếng về bánh chưng bánh dầy. Do đó, chúng ta có thể biện minh cho từ ngữ đời bằng nhánh hay từ chi.

Chúng ta được có một lời giải thích mạch lạc hơn cho  con số 2622 với 18 nhánh sau đây được tìm thấy trong cuốn sách « Văn hóa tâm linh – đất tổ Hùng Vương » của tác giả Hồng Tử Uyên:

Chi Càn Kinh Dương Vương húy Lộc Túc   
Chi Khảm Lạc Long Quân húy Sùng Lãm
Chi Cấn Hùng Quốc Vương húy Hùng Lân
Chi Chấn Hùng Hoa Vương húy Bửu Lang
Chi Tốn Hùng Hy Vương húy Bảo Lang
Chi Ly Hùng Hồn Vương húy Long Tiên Lang
Chi Khôn Hùng Chiêu Vương húy Quốc Lang
Chi Ðoài Hùng Vĩ Vương húy Vân Lang
Chi Giáp Hùng Ðịnh Vương húy Chân Nhân Lang
………….. manquant dans  le document historique …
Chi Bính Hùng Trinh Vương húy Hưng Ðức Lang
Chi Ðinh Hùng Vũ Vương húy Ðức Hiền Lang
Chi Mậu Hùng Việt Vương húy Tuấn Lang
Chi Kỷ Hùng Anh Vương húy Viên Lang
Chi Canh Hùng Triệu Vương húy Cảnh Chiêu Lang
Chi Tân Hùng Tạo Vương húy Ðức Quân Lang
Chi Nhâm Hùng Nghị Vương húy Bảo Quang Lang
Chi Qúy Hùng Duệ Vương

Điều này cũng cho phép chúng ta khám phá lại mấu chốt của lịch sử trong cuộc xung đột vũ trang của nước Văn Lang với nhà Thương thông qua truyền thuyết « Phù Đổng Thiên Vương ». Nếu cuộc xung đột này diễn ra, nó chỉ có thể ở vào đầu thời kỳ trị vì của vua nhà Thương vì một số lý do sau đây:

1) Không có tài liệu lịch sử Trung Quốc hay Việt Nam nào nói về quan hệ thương mại giữa vương quốc Văn Lang và nhà Thương cả. Mặt khác, chúng ta ghi nhận mối liên hệ được thiết lập sau đó giữa triều đại nhà Châu và vua Hùng Vương. Một con chim trĩ trắng được  biếu tặng cho vua nhà Châu theo tác phẩm Linh Nam Chích Quái.

2)  Triều đại nhà Thương chỉ trị vì từ năm 1766 đến 1122 trước Công nguyên sẽ có độ trễ xấp xỉ 300 năm nếu chúng ta cố gắng tạo ra trung bình con số của 18 thời kỳ trị vì của các vị vua Hùng: (2622/18) và tăng nó lên 12 lần để đưa ra một ngày gần đúng cho sự kết thúc của triều đại thứ sáu của Hùng Vương VI bằng cách  công thêm 258 năm sáp nhập vương quốc Văn Lang bởi vua An Dương Vương. Chúng ta dẫn đến khoảng năm 2006, năm kết thúc triều đại của nhánh thứ sáu Hùng Vương (Hùng Vương VI). Chúng ta có thể suy luận rằng cuộc xung đột nếu có, phải ở lúc đầu từ thời nhà Thương. Sự khác biệt này không hoàn toàn phi lý vì cho đến nay chúng ta có rất ít chi tiết lịch sử ngoài triều đại của vua Châu Lệ Vương (Zhou Li Wang) (850 trước Công nguyên) mà thôi.

3)  Có một cuộc viễn chinh  quân sự được thực hiện trong vòng ba năm bởi vua của nhà Thương tên là Wuding (Vũ Định) ở lãnh thổ của Ðộng Ðình Hồ chống lại dân du mục, thường gọi là « Quỷ », được báo cáo trong Kinh Dịch được dịch bởi Bùi Văn Nguyên (Khoa Học Hội Hà Nội 1997). Trong bài nói chuyện được đăng trên báo Nguồn Sáng số 23, Trần Huy Bá đã nghĩ nhiều hơn về vua Woding (Ốc Ðinh), một trong những vị vua đầu tiên của nhà Thương. Với giả định này, không còn  sự nghi ngờ và mơ hồ nào nữa bởi vì có một sự kết hợp hoàn hảo được báo cáo trong biên niên sử Trung Quốc và Việt Nam.  Chúng ta nên biết rằng vào thời vua An Dương Vương, chúng ta đã từng chỉ định đất nước Việt Thường dưới cái tên « Xích Qủi« . Thuật ngữ Xích dùng để chỉ  màu đỏ và ám chỉ phương nam. Còn Qủi, có nghĩa gợi lên ngôi sao  màu đỏ Yugui Qui,  rực rỡ nhất trong Nhị thập bát tú trên bầu trời. Ngôi sao này đến thành phố Kinh Châu (Jīngzhōu)  của người Việt vào lúc mà vua nhà Thương đang bố trí quân đội ở nơi nầy. Đây cũng là ý kiến ​​được chia sẻ với tác giả Việt Nam Vũ Quỳnh trong cuốn sách  Tân Đại Linh Nam Chích Quái.

Ở đây có bộ tộc Thi La Quỷ thời Hùng Vương thứ VI vào đánh nước ta nhân danh nhà Ân Thương.

Cuộc xung đột này có thể giải thích lý do chính tại sao vương quốc Văn Lang không thiết lập bất kỳ mối quan hệ thương mại nào với nhà Thương. Những khám phá về  các đồ vật bằng đồng ở Ninh Hương (Hồ Nam) vào những năm 1960 đã dẫn chứng rằng có thể đây là các chiến lợi phẩm được mang về trong cuộc viễn chinh ở phía nam Trung Quốc vì không có sự  giải thích nào cho sư hiên diên  bình rượu bằng đồng được trang trí với khuôn mặt hình người Melanesian cả. 

Trong truyền thuyết Việt Nam « Phù Đổng Thiên Vương », người ta ghi nhận  sự tẩu thoát và sự đánh bật quân đội của nhà Thương ở huyện Vũ Ninh cùng lúc với sự biến mất ngay lập tức của vị anh hùng ở trên trời của làng Phù Đổng. Cũng được  biết ở thời điểm cuộc xâm lược của nhà Thương có  sự xuất hiện tự phát mà không có sự chuẩn bị nào trước. Điều này cho thấy rõ rằng vị anh hùng nầy có mặt ở  đây khi lúc  nước bị xâm chiếm. Các vùng lãnh thổ bị nhà Thương chinh phục không thể được chiếm giữ lại hoàn toàn bởi người Lạc Việt bởi vì nếu không thì có thể nói rằng chúng bị đuổi khỏi ra lãnh thổ Văn Lang trong truyền thuyết. Đây là sự không có hoàn toàn bởi vì chúng ta lưu ý rằng với sự ra đời của nhà Châu, thì  thấy  trên một phần đất cũ của lãnh thổ Văn Lang, có xuất hiện các quốc gia chư hầu như nước Việt của Câu Tiển (Wu Yue) (Ngô Việt),  nước Sỡ vân vân…

Người ta  không biết vì lý do gì mà vương quốc Văn Lang  bị thu hẹp và do đó bị giới hạn ở miền Bắc Việt Nam ngày nay bằng cách nhìn lại các bản đồ địa lý được tìm thấy vào thời điểm Xuân Thu và Tần Thủy Hoàng. Tại sao Việt vương Câu Tiển quan tâm đến việc liên minh với  Văn Lang nếu  vương quốc nầy  bị giới hạn ở miền bắc Việt Nam ngày nay? Chúng ta có thể đưa ra lời giải thích về việc này như sau:

Vào thời điểm xâm lược Ân-Thương, một số bộ lạc trong số 15 bộ lạc của người Lạc Việt đã thành công trong việc đánh bại quân đội nhà Thương và tiếp tục thể hiện sự gắn bó và trung thành với vương quốc Văn Lang. Điều này không ngăn cản họ giữ quyền tự chủ và duy trì mức độ khá cao trong việc phát triển văn hóa và  xã hội . Điều này có thể đưa ra lời giải thích sau đó về sự xuất hiện của những  quốc gia độc lập nằm trên bản đồ địa lý ở thời nhà Tần (TầnThủy Hoàng) như Dạ Lang (Ye Lang), Ðiền Việt (Dian), Tây Âu (Si Ngeou) và sự thu hẹp lại đáng kể của vương quốc Văn Lang dẫn đến  tình trạng hiện tại (ở phía bắc Việt Nam).

Có thể Văn Lang bị thu hẹp  tái cấu trúc lại theo cách giống hệt với hình ảnh của nước Văn Lang được tìm thấy khi bắt đầu thành hình bởi vị vua cuối cùng Hùng Vương để nhắc nhở người dân Việt  về sự vĩ đại của vương quốc mình. Do đó, nhà vua đã giữ tên của 15 bộ lạc cổ xưa và đặt cho lãnh thổ bị thu hẹp nầy tên là Vũ Ninh để kỷ niệm sự thành công  hiển hách mà người Lạc Việt đạt được dưới triều đại Hùng Vương VI. Việt Trì có lẽ  là thủ đô cuối cùng của vương quốc Văn Lang. Chúng ta  ghi nhận một phần nào của sự hiện thực lịch sử trong truyền thuyết Việt Nam này bởi vì gần đây chúng ta phát hiện ra việc sử dụng sắt trong thời đại  nhà Thương. Sắt này có thể được thay thế bằng một kim loại khác như đồng mà không làm mất đi ý nghĩa thực sự trong nội dung của truyền thuyết. Nó chỉ được sử dụng để phản ánh sự can đảm và lòng dũng cảm mà chúng ta thích gán cho người anh hùng trên trời. Nếu được trích dẫn thì  không còn sự nghi ngờ nào nữa về việc phát hiện ra sắt và việc sử dụng nó rất sớm ở nước Văn Lang. Điều này cũng biện minh cho sự hợp nhất của truyền thuyết này với cuộc xung đột chống lại của vương quốc Văn Lang với nhà Thương. 

[Thời đại Hồng Bàng: Phần 2]


Tài liệu tham khảo

(1) Paul Pozner : Le problème  des chroniques vietnamiennes., origines et influences étrangères.  BEFO, année 1980, vol 67, no 67,  p 275-302
(2) Nguyên Nguyên: Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương 
(3)Jīngzhōu (Kinh Châu) : la capitale de vingt rois de Chu, au cours de la période  des Printemps et Automnes (Xuân Thu) (-771 — ~-481) 
(4) Yángzhōu (Dương Châu) 
(5) Léonard Rousseau: La première conquête chinoise des pays annamites (IIIe siècle avant notre ère). BEFO, année 1923, Vol 23, no 1.
(5) Edouard Chavannes :Mémoires historiques de Se-Ma Tsien de Chavannes, tome quatrième, page 170).
(6) Norman Jerry- Mei tsulin 1976 The Austro asiatic in south China : some lexical evidence, Monumenta Serica 32 :274-301
(7) Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Thời Hùng vương qua truyền thuyết và huyền thoại. Nhà xuất bản văn hóa Thông Tin 1999

 

Fête des mères (Ngày của Mẹ)

Version française

Version anglaise

Nhân dịp hôm nay ngày của  Mẹ ở Pháp, tôi muốn dành trang này cho  những ai có may mắn còn có mẹ để thể hiện tình cảm của mình và nói lên một lời CẢM ƠN. Anh chị có thể cài một bông hồng trên áo khoác của mình để thể hiện lòng biết ơn nhưng cũng đấy là một niềm vui vô tận mà anh chị có được bảo vật vô giá này, đây là lời gợi ý của thiền sư Thích Nhất Hạnh trong quyển sách của ông với tựa đề « Bông Hồng cài áo » 

Đây cũng là tình cảm mà cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn cảm nhận được: Nếu tôi có một bó hoa hồng, tôi muốn tặng nó cho mẹ tôi. Thật không may, mẹ tôi không còn nửa để đón nhận bó hoa nầy. Chỉ có bông hồng mới có thể tượng trưng cho tình cảm không thể xiết mà bất kỳ người dân Việt lúc nào cũng muốn có để dành riêng cho mẹ mình cả, một người đã cho mình sự sống nhưng cũng là một người cho mình có được tình yêu đất nước này. Mặc dù trình độ học vấn thấp kém, người nông dân Việt Nam đã diễn tả được tình mẫu tử một cách đơn giản và đúng đắn với câu tục ngữ nầy:

Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.

Khi anh chị có cơ hội nếm thử một quả chuối « ba hương », anh chị khám phá không những hương thơm mà còn cả chất ngọt của chuối nữa. Đây cũng là những gì người nông dân cảm nhận được trong tình yêu mà mẹ anh tiếp tục dành cho anh. Vị ngọt ngào của tình yêu này làm anh không bao giờ được thỏa mãn cả. Ngoài ra, anh nhận thấy nó còn ngon tuyệt vời như gạo nếp có phẩm chất và ngọt liệm như đường mía lau.

roses

Version française

A l’occasion de la fête des mères en France, je voudrais dédier cette page à tous ceux qui ont la chance d’avoir encore une mère, de lui montrer l’affection et de lui dire un GRAND MERCI. Vous pouvez agrafer une rose sur votre veste pour témoigner de la reconnaissance mais aussi de la joie immense d’avoir encore ce trésor inestimable, ce qu’a suggéré le moine zhen Thích Nhất Hạnh dans son best-seller « Bông Hồng cài áo » (une rose agrafée sur la veste).
C’est aussi ce sentiment qu’a ressenti feu compositeur poète Trịnh Công Sơn: Si j’avais un bouquet de roses d’une valeur inestimable, j’aimerais bien l’offrir à ma mère. Malheureusement elle n’était plus là pour le recevoir. Il n’y a que la rose qui peut symboliser l’affection indescriptible que tout Vietnamien aime réserver soigneusement à sa mère, à celle qui lui a donné la vie mais aussi l’amour de ce pays.

Malgré son niveau d’instruction assez peu élevé, le paysan vietnamien arrive à décrire l’amour maternel d’une manière juste et simple à travers le proverbe suivant:

Ma mère ressemble à une petite banane parfumée,
Elle est comparée au  riz gluant de qualité  ou au sucre de canne.

Quand on a l’occasion de goûter une banane « ba hương », on découvre non seulement son saveur mais aussi son parfum et sa substance sucrée. C’est ce que ressent le paysan dans l’amour que sa mère continue à lui donner. Le suc de cet amour le laisse toujours insatiable. De plus le paysan le trouve exquis comme du riz gluant de qualité et mielleux comme du sucre de canne.

Version anglaise

On the occasion of the Mother’s Day, I would like to dedicate this page to those who are lucky to have again a mother. They can continue to pin a rose on their coats with the intention of showing not only the gratitude but also the immense joy to have an priceless  treasure, what has suggested the Vietnamese zen monk Thích Nhất Hạnh in the novel Bông hồng cài áo (A rose pinned on the coat)

It is also this feeling which late talented composer Trinh Công Son felt:
If I had a pink bunch of a priceless value, I would like to offer it to my mother. Unfortunately she was not there to receive it.

There is only the pink which can symbolize the indescribable affection that any Vietnamese likes to reserve to his mother carefully, to the one who   gave him the life but also the love of this country.

In spite of his educational level rather relatively low, the Vietnamese peasant manages to describe the maternal love in a way right and simple through the following proverb:

Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau

My mother resembles a scented banana,
She is as sticky rice cooked with the vapor or sugar coming from the   sugarcane.

When one has the occasion to taste a banana “Ba hương”, one discovers not only his savor but also his perfume and his sweetened substance. It is what the peasant feels in the love that his mother continues to give him.

The juice of this love make  him always insatiable. In addition, the peasant finds it exquisite as glutinous rice and sweeter as sugar coming from the   sugarcane.

Les Lolo (Version vietnamienne)

Version française

彝族  (Dân tộc Lô Lô)

Được biết ở Trung Quốc với tên Yi và còn được gọi là Mùn Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Mà bởi người Việt, dân tộc Lô Lô  thuộc  nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến. Họ sống  phân bố ở các vùng núi của Trung Quốc (Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu và Quảng Tây) trừ một  thiểu số  đến từ  Vân Nam định cư ở thượng bắc bộ  Việt Nam (Hà Giang, Cao Bằng, Đồng Văn, Lào Cai) với hai   luồng di trú diễn ra ở thế kỷ 15  và  thế kỷ 18. Hiện nay,  dân số của dân tộc này có khoảng 4.300  người ở Việt Nam. Theo các nhà dân tộc học, người Lô Lô là hậu duệ của những người du mục và người chăn cừu Khương tộc di cư từ miền đông nam Tây Tạng đến định cư ở Tứ Xuyên (Sichuan) rồi xuống Vân Nam.

 


Vào thời Xuân Thu,  dân tộc LôLô vẫn còn chiến tranh với cư dân ở Hoàng Hà, tổ tiên của người Hoa. Sự bành trướng của họ bị chặn đứng  lạ bởi quốc quân  Tần Mục Công của nước Tần trong khoảng từ -660 đến -621 và là một trong năm bá chủ nổi tiếng ở thời kỳ này nhờ sự hỗ trợ của tướng quốc tài ba Bách Lý Hệ còn được gọi là  Ngũ Cổ đại phu.
dantoc_lolo_1
Người dân Lô Lô chia ra hai nhóm: Lô Lô Hoa và Lô Lô Đen. Chúng ta có thể phân biệt các nhóm nầy vì mỗi nhóm mặc quần áo hơi khác nhau. Trang phục nữ tính của Lô Lô Hoa được  gồm có áo cổ tròn xẻ ngực mà hoa văn ghép vải hình tam giác hay vuông màu thì rất sặc sở có đỏ xanh tím dọc theo ngực và sau lưng cùng mũ được trang trí khéo léo và  quần ống què  trong khi đó các phụ nữ Lô Lô Đen thì mặc váy,  áo cổ vuông với tay áo màu sọc vàng, hồng hoặc xanh lá cây và khăn quàng cổ. Còn nam giớ thì trang phục rất giản dị. Tất cả sống trồng lúa nước và làm nương rẫy chủ yếu là ngô, gạo nếp và gạo tẻ được tìm thấy ở các vùng Đồng Văn,  Mèo Vạc, Bảo Lạc (Cao Bẳng) hay  Mường Khương (Lào Cai). Có nơi  họ sử dụng các ruộng bậc thang. Thức ăn chính của họ vẫn là bột ngô xay được đun cách thủy. Canh không thể thiếu trong bữa ăn của họ vì vậy họ phải sử dụng bát thìa bằng gỗ.

Một trong 53 dân tộc thiểu số Việt Nam

Nói chung, các ngôi nhà Lô Lô nằm ở những nơi vừa cao vừa khô trên các thung lũng. Họ thích sống ven những khu rừng rậm rạp vì đối với họ, rừng và suối được coi là nơi sinh sống của các thổ thần. Đây là những người thích sống hòa hợp với thiên nhiên. Họ thích sử dụng gùi có hai dây đai làm bằng mây hoặc loại tre (giang) để vận chuyển đồ đạc Họ thích kết hôn với người dân tộc của họ. Họ có một tục kết hôn kỳ lạ  gọi là chế độ ngoại hôn trong trường hợp hôn nhân diễn ra giữa những người có dòng dõi khác nhau. Người Lô Lô  thường là một vợ một chồng. Cô dâu sống  bên gia đình chồng. Ngoại tình bị lên án trong truyền thống của họ. Mặt khác, việc hôn nhân anh em chồng  được dung thứ vì em trai của người quá cố có thể lấy chị dâu làm vợ. Tương tự, con trai của cô bên nội được phép kết hôn với con gái của cậu ruột (cô cậu) nhưng nghiêm cấm làm điều trái ngược lại.
    Nghệ thuật tạo hoa văn

Trong gia đình, mọi việc đều do người chồng quyết định. Con gái thừa hưởng trang sức từ mẹ và nhận của hồi môn ở thời điểm kết hôn. Về phần thừa kế hợp lý, tất cả thuộc về  các đứa con trai của gia đình. Khi một người qua đời, gia đình tổ chức một nghi lễ để giúp linh hồn của người quá cố  tìm thấy con đường dẫn họ trở về đoàn tụ với tổ tiên của họ. Được biết đến như là « điệu nhảy của các hồn ma », vũ điệu nhịp nhàng này được dẫn dắt bởi con  rể mang trên vai một chiếc túi chứa một quả bóng bằng vải tượng trưng  cái đầu của người quá cố. Đôi khi thay vì quả bóng chúng ta tìm thấy một miếng gỗ hoặc một quả bí đao được vẽ hình người quá cố. Điều này cho thấy dấu ấn của phong tục săn đầu người vẫn còn tồn tại  ở  dân tộc Lô Lô. Trong đám tang,  người con rể này phải  phụ khiêng một góc cạnh của quan tài và cùng các anh em của người góa phụ  còn phải ném những nắm đất đầu tiên vào mộ của người quá cố.

Người Lô Lô phân biệt rất rõ ràng giữa tổ tiên gần (dưới 5 thế hệ) và tổ tiên xa. (kể từ thế hệ thứ sáu). Đối với các tổ tiên gần gũi, có luôn một bàn thờ sạch sẽ trong mỗi gia đình trong khi đối với các tổ tiên xa, các nghi thức được diễn ra trong ngôi nhà của người đứng đầu dòng dõi ( hay trưởng tộc). Tương tự như người  dân Việt, người Lô Lô có trống đồng mà họ chỉ sử dụng khi có các đám tang. Những chiếc trống này luôn có cặp: một nam và một nữ được đặt đối diện nhau trên cái giá khiêng nằm ở bên cạnh chân của người chết. Sau đó, có một người đánh trống đứng giữa và đánh xen kẽ với một cái dùi. Một nhịp cho trống nam, một nhịp khác cho trống nữ, toàn bộ được đánh  với nhịp điệu đều đặn.

Người đánh trống phải là một người độc thân hoặc một người đàn ông đã có vợ mà vợ không có thai ở thời điểm tang lễ. Được coi là một nhạc cụ thiêng liêng, trống được chôn hoặc giấu ở một nơi vừa sạch sẽ vừa kín đáo. Chỉ người đứng đầu dòng họ biết nơi chôn giấu. Đối với người Lô Lô, có một truyền thuyết liên quan đến trống đồng:

Có một lần có môt trận lụt dìm ngập đất nước và  các cư dân. Trời thương xót  người chị lớn  cùng đứa em trai sắp chết và giúp họ bằng cách trợ người chị lớn vào cái trống đồng lớn và người em  trai  vào cái trống  nhỏ. Các chiếc trống không bị  chìm bởi trận lụt này, nhờ  thế  cứu được hai  chị em nầy. Sau trận lụt, họ  lánh nạn trên núi và kết hôn. Do đó, họ trở thành tổ tiên của loài người được hồi sinh.

Tương tự như người  dân Việt  và người Hoa,  người Lô Lô cũng ăn mừng năm mới  và có thêm  các lễ hội và các nghi thức khác như  lễ được lúa mới. Chúng ta cũng đừng quên nhắc đến điệu nhảy dưới  ánh trăng, một điệu nhảy có thể kéo dài suốt đêm và tập hợp một phần lớn các cô gái và các cậu trai trong làng hoặc một nhóm các cô gái trẻ  hay nhóm phụ nữ đã kết hôn. Điệu nhảy bắt đầu sự thành hình một vòng tròn với các vũ công và vũ nữ. Họ đặt tay mỗi người  lên vai người khác và họ được kèm theo các bài hát và họ nhảy múa gỉa vờ làm lại các tác động hàng ngày như giã gạo, hái trái cây hoặc thêu vân vân … Là  một trò tiêu khiển của giới trẻ, điệu nhảy dưới ánh trăng diễn ra ở giữa làng hay ở vùng đất gần đó, đôi khi còn có thể kéo dài cho đến bình minh.

butviet Dân tộc Lô Lô  tuy không có đông ở Việt Nam, nhưng  họ được phân biệt dễ dàng  với các nhóm dân tộc khác  nhờ các trang phục hoa văn sặc sở  và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên.

Phật giáo dưới thời Đinh, Lý, Trần

Version française

Phật giáo dưới  thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần

Sau khi Vietnam khôi phục lại nền độc lập, Phật giáo mới tìm được sự chấn hưng lại với vua Đinh Tiên Hoàng. Một đệ tử của nhà sư Văn Phong từ chùa Khai Quốc (Hànội) tên là Ngô Chấn Lưu được vua phong làm Tăng thống tức là lãnh tụ tối cao của các tu sĩ Phât giáo. Từ đó ông có danh hiệu là Khuôn Việt Đại sư vì ông được quyền tham gia vào mọi viêc triều chính với chức vụ là cố vấn. Xuất thân từ phái của nhà sư Trung Hoa Vô Ngôn Thông, Ngô Chấn Lưu nổi tiếng về kiến thức uyên thâm và về học thuyết Dhyana mà được gọi ngày nay là Thiền. Sự phát triển của Phật giáo càng tiếp tục vững chắc thêm với vua Lê Đại Hành (hay Lê Hoàn). Trong một cuộc viễn chinh ở Chămpa vào năm 985, vua đã thành công trở về mang theo một tu sĩ Ấn Độ (Thiên Trúc) đang ở lúc đó trong tu viện Đồng Dương. Dưới triều đại Tiền Lê, các tu sĩ đóng giữ một vai trò quan trọng vì họ là những người có nhiều kiến thức. Đó là trường hợp của thiền sư Ngô Chấn Lưu. Ông được vua Lê Đại Hành giao giữ trách nhiệm đón tiếp sứ giã Lý Giác cùng đoàn tuỳ tùng Trung Hoa của Tống triều. Khi trở về nước, Lý Giác được tiễn đưa với một khúc nhạc (hay từ) tựa đề “Ngọc Lang Quy”. Ngoài các văn thư ngoại giao chính thức, khúc từ nầy được xem không những một văn phẩm qúi báo và quan trọng trong việc bang giao giữa Vietnam và Trung Hoa mà còn xem rất xưa trong văn học Vietnam. Người ta cũng không quên đến cuộc đối thoại ngôn ngữ ngẫu hứng của pháp sư Đỗ Thuận cải trang làm người chèo đò với sứ giã Lý Giác. Ông nầy đang thấy hai con ngỗng hoang dã đang chơi trên đỉnh sóng, Lý Giác mới bất đầu ngâm:

Ngỗng ngỗng hai con ngỗng
Ngữa mặt nhìn trời xa

Đỗ Thuận vừa chèo mà vẫn tiếp tục đối lại cùng vần:

Nước biếc phô long trắng
Chèo hồng sóng xanh khua

Ngoài sự song hành ở các ý tưởng cùng các ngôn từ, sự đối đáp nhanh chóng từ ngẫu hứng của pháp sư Đỗ Thuận khiến làm sứ giã Lý Giác thán phục. Vô cùng ngưỡng mộ, Lý giác không ngớt lời khen ngợi vua Lê Đại Hành bắng cách ví ông cùng vua nhà Tống trong một bài thơ lại có một câu như sau: Ngoài trời lại có trời soi rạng. Có nghĩa là sự tôn kính của ông với vua Lê Đại Hành cùng với vua nhà Tống như nhau. Đó là lời giải thích mà thiền sư Khuôn Việt lập lại với vua Lê Đại hành. Theo Thiền Uyển Tập Anh, trước khi viên tịch, Khuôn Việt đại sư có soạn một bài kệ tựa đề là “Cây và Lửa” nhầm khuyên dạy và chỉ dẫn đệ tử Đa Bảo:

Trong cây sẵn có lửa
Có lửa lửa lại sinh
Nếu bảo ấy không lửa
Cọ xát làm sao phát sinh?

Trong bài kệ nầy, ông muốn ám chỉ người qua cây và lửa được ví như Phật tính thường con người có sẵn ở trong tâm. Ông thầm nhắc với Đa Bảo chuyện sống chết đừng có lo lắng nhiều vì sự thay đổi của tạo hóa mà hảy tìm cho mình con đường giác ngộ qua chuyện cải thiện những nổ lực cá nhân của mình. Phật giáo Việt Nam được có thời kỳ vàng son dưới triều Lý (1009-1225) và Trần (1226-1400). Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Anh, Việt Nam trở thành một nước Phật giáo dưới hai triều nầy cũng như vương quốc Ayutthaya ở Thái Lan.Nhưng có một sự khác biệt là vương quốc nầy vẫn dùng tiếng phạn và pali để đọc các kinh điển Phật giáo và xem việc giải thoát do kết quả thu thập được từ những nổ lực cá nhân để có Phật tính. Còn Phật giáo Vietnam thì vẫn dùng tiếng Hán cổ điển để đọc các kinh điển Phật giáo và chọn con đường tập thể chung trong việc cứu rỗi và giác ngộ. Trước khi thành người sáng lập nhà Lý, Lý Công Uẩn (974-1028) có dịp lúc còn thơ ấu ở chùa Cổ Pháp, được nhà sư Khánh Vân nuôi dưỡng. Ông được dạy dỗ lúc 7 tuổi bởi thiền sư Vạn Hạnh. Ông nầy trở thành về sau cố vấn lỗi lạc của triều Lý. Ông thuộc về phái Ti Ni Đà Lưu Chi. Trước khi viên tịch, ông có để lại một bài kệ tựa đề là “Thi Đệ Tử”:

Thân như bóng chóp có rồi không
Cối xanh tươi thu não nùng
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi
Kià kià ngọn cỏ gió sương đông.

Còn có rất nhiều thiền sư lỗi lạc cũng như sư Vạn Hanh dưới triều Lý. Đó là thiền sư Không Lộ (1016-1094) ở chùa Hà Trạch. Ông cũng tham gia việc triều chính và được phong làm Quốc sư dưới triều đại của vua Lý Nhân Tôn. Ông còn được dân gian cho rằng ông là tổ sư của nghề đúc đồng Vietnam. Ông thuộc về phái Vô Ngô ThôngThảo Đường. Duới triều Lý, Phật giáo rất cường thịnh khiến có vô số chùa chiền được xây cất trong đó có một chùa nổi tiếng nhất là chùa Một Cột. Chùa nầy được sùng tu nhiều lần. Theo nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn, ít có chùa nào còn giữ được hiện nay phong cách kiến trúc và điêu khắc ở dưới thời Lý và Trần. Cũng là sự nhận xét của vua Lê Thánh Tôn mà được ghi chép lại ở phiá sau một bia đá của chùa Đọi khi ông đi ngang qua nơi nầy: Minh khấu hung tàn, tự dĩ canh (Giặc Minh tàn bạo làm chùa thay đổ). Ngược lại với các vua triều Lý, các vua nhà Trần cố gắng hợp nhất tất cả tín ngưỡng tôn giáo và địa phương thành một tôn giáo thống nhất cốt yếu là dưới sự bảo hộ của phái Trúc Lâm. Phái nầy dấn thân trên con đường chính trị nhiều hơn phái Thiền ở Trung Hoa. Theo vua Trần Nhân Tôn, Phật giáo phải phục vụ đời sống xã hội cũng như đời sống tâm linh ở chùa chiền. (đời và đạo) Chính nhờ ông mà phái Trúc Lâm thể hiện được con đường tinh hoa trong học thuyết của mình. Làm vua, ông biết làm thế nào để cổ động nhân dân để chống lại anh dũng hai lần cuộc xâm lăng của giặc Nguyên. Làm cha, ông biết cách giáo dục con cái một cách nghiêm khắc nhất là với Trần Thuyên, tức là vua Trần Anh Tôn. Vài năm sau đó (1298), ông lui về tu viện ở Yên Tử cùng hai thiền sư khác lập ra phái thiền Trúc Lâm. Dù có phục vụ quốc gia và đời sống xã hội, Phật giáo Trúc Lâm được xem thời đó là quốc giáo, đã gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng. Uy quyền của vua có thể bị hủy hoại bởi những thiếu sót vốn có ở nơi Phật giáo: lòng từ bi, rộng lượng, tha thứ, bố thí cúng dường thường thấy ở các chùa vân vân… Một vị vua Phật giáo không thể nào bảo vệ được lời ích quốc gia để chống lại giới luật của đạo Phật vì có thể thất bại dễ dàng trong nhiệm vụ. Đó là trường hợp của vua Lý Thánh Tôn mà sữ gia Lê văn Hưu không ngần ngại phê bình chỉ trích trong Đai Việt Sử Ký về việc ân xá Nùng Trí Cao nổi loạn. Đối với sữ gia, trật tự chính trị không còn nghiêm ngặt được nữa. Đôi khi các ân huệ (tiền của, đất đai) mà nhà nước ban cho các chùa khiến các chùa còn giàu hơn nhà nước.

Dưới triều Lý, các vụ giết người cũng được trừng phạt tương tự như các trọng tội. Chính vì thế mà không phân biệt được mức độ nghiêm trọng xữ phạt mà ngược lại tạo ra sự buôn thả tiềm tàng và sự coi thường hệ thống pháp luật khi đương sự quên cân nhắc những hành vì lầm lỡ. Từ lâu các nhà sư chỉ đặt mình dưới quyền của cấp trên và chỉ tuân theo luật pháp được thiết lập bởi giới tăng lữ Phật giáo (hoặc vinaya) khiến họ ở ngoài phạm vi luật pháp của triều đình. Chính vì đó mà các học giã nho giáo bất đầu thể hiện mối quan tâm về việc buôn lỏng của hệ thống chính trị và tư pháp và sự phát triển của các cuộc biến loạn ở nông thôn (Nguyễn Bố, Phạm Sư Ôn chẳng hạn) và các cuộc tấn công của Chămpa với Chế Bồng Nga dưới triều đại của vua Trần Dự Tôn (1342-1369).

Dưới hai triều Trần Anh Tôn và Trân Minh Tôn, thái phó Trương Hán Siêu đã tố cáo ảnh hưởng càng ngày càng tăng của các tổ chức Phật giáo ở nông thôn. Một trong những học sinh ưu tú của sĩ phu Chu Văn An, nhà Khổng giáo Lê Quát, không tiết lời để tố cáo niềm tin nơi ở đạo Phật của mọi tầng lớp xã hội. Việc trở về với trật tự Nho giáo tỏ ra cần thiết với Hồ Qúi Ly, kẻ soán ngoi nhà Trần. Ông cố gắng tịnh hóa giáo lý Phật giáo vào năm 1396 và đưa ra sự kiểm soát chặt chẽ hơn cấu trúc của Phật giáo với việc bổ nhiệm các giáo dân trong hệ thống cấp bậc của Phật giáo. Các nhà sư chưa đầy năm mươi tuổi đã bị buộc trở lại với cuộc sống dân sự. Vì có dã tâm bành trướng chính sách đồng hoá nên khi nhà Minh (1407-1428) xâm chiếm Vietnam thì có sự khuyến khích của các nguồn máy hành chánh trong việc củng cố Nho giáo. Vì thế Phật giáo mất đi sự bảo vệ của triều đình và ảnh hưởng chính trị dưới triều Lê. Qua bộ luật hình sự, dưới ảnh hưởng của Khổng giáo, các hình phạt rất nghiêm khắc nhầm để khôi phục không chỉ đạo đức mà còn cả uy quyền của triều đình.

Dưới thời nhà Nguyễn, Phật giáo Việtnam tiếp tục suy tàn vì nhà Nguyễn dưa trên mô hình hành chánh của nhà Thanh vào đầu thế kỷ 19. Mặc dù vậy, Phật giáo vẫn tiếp tục là một tôn giáo phổ biến vì ngoài các giới luật (rộng lượng, nhã nhặn, từ bi, thiền vân vân..), nó dễ dàng thích nghi với phong tục và tín ngưỡng địa phương. Chính nhờ sự khoan dung mà Phật giáo qua nhiều thế kỷ trở thành một tôn giáo vẻ vang mà mọi người dân Việt dễ dàng tiếp cận.

[Trở về trang Phật Giáo]

Làng cổ Oshino Hakkai (Nhật Bản)

 

Oshino Hakkai (Nhật Bản)

Version française

Sáng nay, ngày thứ tư, mình được cùng phái đoàn được viếng thăm một làng cổ trứ danh của nước Phù Tang ở dưới chân núi của núi Phú Sĩ  thuộc về  tỉnh Kanagawa cách xa thủ đô Tokyo 116 cây số trong khu vực ngũ hồ. Cũng như làng cổ Đường Lâm ở miền bắc Viêt Nam, Oshino Hakkai không những là một ngôi làng cổ thuần túy với phong cách kiến trúc ở thời kì Edo mà còn có vẽ đẹp thanh bình hoà hợp với môi trường. Nét đẹp của làng cổ thanh bình nầy đuợc thấy qua các mảnh vườn trồng rau, ngô, chè xanh và các khu vườn cây thông bao quanh các ngôi nhà mái lá cùng các buị bông ven đường. Ở đây còn sót lại 8 hồ nhỏ được  tạo ra ở thời kì núi Phú Sĩ còn phun lửa. Dân cư ở đây phần đông làm ruộng nhưng rất giàu có chỉ nhìn qua các nhà họ xây dựng. Nhờ kiến trúc cá biệt, làng nầy được công nhận là một di sãn thế giới vào năm 2013 bởi UNESCO. Tuy nhiên đến đây khó mà chụp ảnh vì người dân ở đây họ muốn giữ cái yên tĩnh họ đã có từ bao nhiêu năm nay.

Le village antique d’Oshino Hakkai 

Ce matin, au quatrième jour de mon voyage au Japon, j’ai eu l’occasion de visiter avec mon groupe touristique, un village antique très connu au Japon situé au pied du mont Fuji dans la zone de cinq lacs de la province Kanagawa et loin de la capitale Tokyo de 116 kilomètres. Analogue au village ancien Đường Lâm (Sơn Tây) dans le nord du Vietnam, Oshino Hakkai est un village très ancien. Il se distingue non seulement par son caractère authentique avec son style d’architecture de l’époque Edo mais aussi par son charme paisible en harmonie avec l’environnement. On trouve son attrait à travers ses jardins potagers (légumes, maïs, théier etc.) et ses parcs de pins bonsaï autour de ses maisons aux toits de chaume. Ici il reste 8 petits lacs crées au moment de l’éruption du volcan Fuji.  Sa population est constituée essentiellement par les agriculteurs qui sont assez riches. Grâce à son architecture singulière, le village Oshino Hakkai fut reconnu en 2013 par UNESCO comme le patrimoine mondial culturel du Japon. Malgré sa réputation, il est difficile pour un touriste de faire des photos car ses habitants n’apprécient pas le regard des touristes et n’aiment pas à être dérangés non plus dans leur quiétude.