Thủ Ấn ( Les Mudras du Bouddha)

Version française

Les gestes symboliques du bouddhisme

Tùy thuộc quốc gia sản xuất, người thợ chạm có thể tạc một cách khác nhau các tượng Phật. Tuy nhiên cũng có những nghi thức bất biến mà người thợ chạm cần phải tôn trọng một cách tĩ mĩ  nhất là với các pho tượng Phật giáo. Đây là trường hợp mà các dấu hiệu thường được thấy qua  các động tác thân thể nhất là các cử chỉ của bàn tay Đức Phật (Mudras). Những dấu hiệu này thường  được bổ sung nhờ  tư thế của cơ thể (asana) khiến giúp  các tín đồ hiểu thấu đáo giáo lý và triết lý của đạo Phật. Vì vậy thường thấy  có sự liên kết những cử chỉ tượng trưng này với các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của Đức Phật (thiền dưới gốc cây bồ đề, gọi thổ điạ làm chứng, truyền giáo đầu tiên ở Sarnath, v.v.). Thay vì các văn bản Phật giáo mà ít người có quyền truy nhập, các thủ ấn mang tính chất biểu tượng của bàn tay Đức Phật, mới là các công cụ truyền tải thực sự của Phật giáo. Hình ảnh đó mang lại một ý nghĩa sâu xa hơn bởi vì nó dựa trên những cử chỉ đơn giản và có thể làm thấu hiểu được ngay thay vì tất các văn bản Phật giáo đôi khi làm tín đồ không thể nào thông hiểu được. Ban đầu các thủ ấn được hình thành bởi các người tu luyện yoga và các linh mục của thời kỳ Vệ Đà ở Ấn Độ, sau đó  được lấy lại và giải thích theo các giáo phái Đại Thừa (Mahâyâna) để trở thành ngày nay một trong những kỹ thuật có  được những qui định rõ ràng. Do đó, các thủ ấn tạo thành một ngôn ngữ cực kỳ huyền diệu bởi vì thông qua một số dấu hiệu và các biểu tượng nhất định, chúng ta có thể đoán nhận được không những một nhân vật  quan trọng nào đó mà luôn cả cương vị  cũng như đức tính của người đó trong đền Phật Giáo. Đó là trường hợp của  các chư thần Phật giáo như các Bồ Tát, A Di Đà vân vân …Các dấu hiệu nầy được tìm thấy thông thường ở các nghi lễ có mang tính chất tôn giáo (điệu nhảy, nghi thức, thiền định vân vân ..). Chúng ta cũng không quên nhắc đến những gì chúng ta  thấy qua các biểu tượng của đạo Ki Tô với các vị thánh thường được đặt ở lối vào thánh đường ở thời kỳ trung cổ.  Các thủ ấn được thấy thường ở chùa chiền là:

-Ấn giáo hóa (vitarka-mudrā)

-Ấn xúc địa  (bhūmisparśa-mudrā)

-Ấn thiền (dhyāni-mudrā)

-Ấn vô úy  (abhaya-mudrā) vân vân…

mudras

 

Sur la route de Tôkaido (Hiroshige)

53 relais sur la route de Tôkaido

Version vietnamienne

Le musée des arts asiatiques Guimet (Paris) est en train d’exposer  en ce moment  l’album des estampes japonaises intitulé « 53 relais sur la route de Tokaido ». C’est la célèbre série d’estampes de Hiroshige  (1797-1858) après sa mission d’accompagner une délégation envoyée par le Shogun, partant d’Edo (Tokyo) jusqu’à la capitale impériale Kyoto et ayant pour but d’offrir les chevaux à l’occasion de la fête et montrer le respect vis-à-vis de l’empereur.  C’est l’une des 5 routes importantes de Gokaido.  Cette route n’est pas seulement l’itinéraire vital pour les voyageurs (marchands, gens ordinaires, malandrins, bonzes, daimyos etc.)  mais elle est aussi longue de 500 kilomètres et pittoresque car elle est jalonnée d’auberges et de relais, de sites historiques, de sanctuaires shintoïstes ou bouddhiques et elle est plongée dans de vertigineux paysages comme la passe Nakayama, le sanctuaire Ise etc… Chaque relais offre des services nécessaires au voyageur: auberges, restaurants, divertissements, commerces etc… ce qui donne une source d’inspiration inépuisable pour Hiroshige.  On peut dire qu’il nous offre les estampes du « monde flottant ». De plus, cette route crée  aussi un espace politique au Japon à l’époque Edo avec un contrôle très sévère de la part des samouraïs au service du shogun  sur les gens locaux et surtout sur les daimyos (seigneurs féodaux). Cet itinéraire est remplacé aujourd’hui par le rail ultra rapide de Tokaido Shinkansen.  Avec le TGV japonais, le touriste n’a plus l’occasion d’admirer ce qui a été décrit par Hiroshige sur ses estampes (ukiyo-e).

Version vietnamienne

Bảo tàng viện nghệ thuật Châu Á Guimet ở Paris đang trưng bày hiện nay một bộ tranh màu in trên mộc bản mà thường gọi là ukiyo-e  và có tựa đề là « 53 trạm nghỉ của Tokaido ». Đây là một  bộ tranh được họa sỹ Hiroshige dày công sáng tác sau chuyến hành trình của ông đi dọc theo con đường Tokaido vào năm 1832.  Ông được chọn đi  từ Edo (Tokyo ngày nay) đến kinh đô Kyoto cùng phái đoàn chính thức của tướng quân, người thực chất  cầm quyền trong tay  ở Mạc phủ (Shogun) với chủ đích cống hiến ngựa cho triều đình nhân dịp lễ để bày tỏ sự kính trọng với Nhật hoàng.  Đây là một trong năm con đường huyết mạch của Gokaido. Nó không những là con đường mà  lữ  khách (thương nhân, người dân bình thường, thiền sư, du côn, lãnh chúa vân vân …)  thường dùng hằng ngày mà  còn là con đường ngoạn mục dài 500 cây số vì nó đầy rẫy các lữ quán, các đền thờ thần đạo hay Phật giáo, các di tích lịch sữ, các quang cảnh đẹp đáng kinh ngạc như đèo Nakayama, đền Ise  vân vân … . Mỗi trạm nghỉ thường có những dịch vụ cần thiết cho lữ khách: nhà trọ, quán ăn, trò tiêu khiển, mậu dịch vân vân …).  Chính vì thế nó là một nguồn cãm hứng không ít cho họa sỹ Hiroshige. Có thể nói ông tặng cho chúng ta những bức tranh của « thế giới nổi trôi ».

Tuyến đường nầy còn tạo ra ở thời kỳ Edo một không gian chính trị dưới  sự kiểm soát nghiêm ngặt  của tầng lớp võ sĩ (samouraïs) về  việc đi lại của người địa phương cũng như  của các lãnh chúa (daimyo). Con đường nầy được thay thế ngày nay bỡi con đường sắt với các tàu cao tốc TGV Tokaido Shinkansen  khiến người du khách không còn có dịp chiêm ngưởng những gì Hiroshige mô tả lại qua bộ tranh tuyệt vời in trên mộc bản  của ông.

Amérique du Nord

États-Unis

       Nevada

Las_vegas_images

Canada

canada

 

Công giáo Viêtnam ( Le catholicisme vietnamien)

catholicisme
Version française

 

 

Contrairement à d’autres religions, le catholicisme achoppa énormément sur plusieurs difficultés au début de son implantation au Vietnam (début du XVIème siècle). Cela a été dû en grande partie au refus des missionnaires d’admettre et d’intégrer le culte des ancêtres et les coutumes (polygamie, croyance aux esprits etc…) dans le catholicisme et à l’époque où le Vietnam fut troublé par les guerres internes incessantes. C’est la période où le Vietnam connut le même sort et le même cas de figure que le Japon avec une dynastie légitime mise en tutelle par une famille de ministres héréditaires, ce qu’avait perçu le père Alexandre de Rhodes dans son livre « Histoire du Royaume du Tonquin« . Il y souligna que ce que nous avons dit du Chúa des Tonkinois avait beaucoup de rapport avec ce que l’on raconta du Daishi des Japonais. C’est pourquoi le catholicisme fut perçu, durant cette période, de façon variable par les deux familles gouvernantes, les Trịnh au Nord et les Nguyễn au Sud avec un conflit sempiternel prenant le roi en position d’otage. Il fut alternativement toléré, interdit voire persécuté. Malgré cela, le catholicisme commença à trouver un écho favorable auprès des déshérités et même auprès de la Cour royale en la personne d’Alexandre de Rhodes.

Nhà thờ chính tòa Bùi Chu

Giáo phận Bùi Chu

Mặc dầu  có diện tích nhỏ nhất trong số 26 Giáo phận của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, giáo phận Bùi Chu  có tỷ lệ giáo dân cao nhất nhì tại Việt Nam (386 148 giáo dân năm 2006).   Tọa lạc ở xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, Bùi Chu  không những là nhà thờ chính tòa của giáo phận Bùi Chu mà cũng  là một nhà thờ Công giáo Rôma được xây dựng dưới thời Pháp thuộc bởi giám mục Wenceslao Onate Thuận (1884) với chiều dài 78m, rộng 22m, cao 15m.  

Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà thờ này vẫn đứng vững ngày nay  với những cột gỗ lim và những đường nét hoa văn mang dấu ấn kiến trúc phương Tây. Hàng năm vào ngày 8 tháng 8, ngày lễ quan thầy của giáo phận, có nhiều giáo dân tập trung về dâng lễ. Giáo phân Bùi Chu   còn có  gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển Công giáo tại Việt Nam.

Galerie des photos

Bùi Chu

Version française

Malgré une  superficie très  petite parmi les 26 diocèses de l’église catholique du Vietnam,  l’évêché  de Bùi Chu a pourtant  le pourcentage le plus élevé des fidèles au Vietnam (386 148  fidèles en 2006).  Etant située  à la commune Xuân Ngọc  du district Xuân Trường dans la province de Nam Định, Bùi Chu est non seulement  l’église principale de l’archevêché Bùi Chu mais aussi la cathédrale catholique romaine. Celle-ci fut édifiée  à l’époque coloniale par l’évêque Wenceslao Onate Thuận en 1884 avec  ses dimensions suivantes: longue de 78 mètres, large de 22 mètres et haute de 15 mètres. Ayant passé plus de 100 ans, cette cathédrale continue à rester debout  aujourd’hui avec ses colonnes en bois de fer  et garde encore les traces d’ornement du style architectural venant de l’Occident.  Il  y a les festivités organisées  en l’honneur du Saint Patron tous les ans, au 8 ème jour du mois d’août.  L’évêché est lié intimement aux événements historiques importants dans la formation et l’évolution du catholicisme au Vietnam. 

Photos de Jean Marie Duchange

 

Version française

Cũng như ông Henri Oger với các bộ sưu tập tranh mộc bản, ông Jean Marie Duchange rất yêu chuộng người dân Việt nhất là đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên. Trong ba năm ông làm ở vụ y tế ở miền núi,  ông không ngần ngại gian nan những lúc rãnh rỗi cưỡi voi, đi bộ, dùng thuyền đôc mộc  hay xe jeep đến các vùng núi  để chụp các ảnh nầy với máy ảnh reflex 6×6 bi objectif. Nhưng cuối cùng  ông cũng không thực hiện  được  ý định  xuất  hành  cuốn album  vì ông ra đi ở tuổi 88. Dự định in ấn cũng đành hoãn lại. Tuy nhiên để tưởng nhớ và thực hiện hoài bão của ông, con gái ông Evelyne Duchange và cháu ngọai  Nadège Bourgoin  cống hiến cho hai bảo tàng, một ở Paris là Quai  Branly (Paris)  và hai là bảo tàng dân tộc học ở Hànội  các tác phẩm ảnh của ông bằng négatif. Nhờ vậy mới  có dịp  chụp  lại được   ở bảo tàng dân tộc học  các ảnh nầy  để cùng chung  khám phá các tập tục nghi lễ trong những năm 50 của thế kỳ 20. Các tác phẩm ảnh nầy  là một  nhân chứng vô  giá  của ông về  cuộc sống linh động hằng ngày của các đồng bào thiểu số mà nay không còn thấy nửa ở Tây Nguyên.

jm_duchange

Version française

Analogue à Henri Oger avec ses estampes en bois, Jean Marie Duchange  avait de l’estime pour  le peuple vietnamien, en particulier pour  les ethnies des Hauts Plateaux du Centre.  Profitant des trois années passées à la direction de santé  publique des populations montagnardes du Sud Indochinois, il n’hésita pas à parcourir   les régions montagneuses à dos d’éléphant, en jeep , en pirogue ou encore  à pieds avec difficultés pour réaliser ces photos avec son appareil  reflex 6×6 bi objectif quand il  avait du temps libre. Mais à la fin, il n’arriva pas à accomplir son rêve de réaliser un album car il fut décédé à l’âge de 88 ans. Son projet d’édition fut  abandonné aussi. Pour honorer sa mémoire et pour perpétuer le beau travail d’un passionné de la photographie, sa fille Evelyne Duchange et sa petite fille Nadège Bourgoin  ont décidé de faire le don de ses négatifs aux deux musées, l’un à Paris au musée Quai Branly et l’autre à Hànoi, au musée d’ethnologie.  Grâce à ce  don, j’ai eu l’occasion  de passer une journée à ce dernier musée pour faire ces photos et pour nous permettre de découvrir ensemble toutes les coutumes et les traditions  dans les années 50 du XXème siècle. Ces photos constituent son  témoignage inestimable sur la vie journalière des ethnies qu’il est impossible de retrouver aujourd’hui aux Hauts Plateaux du Centre.

Đình Làng ( Maison communale: phần 4)

Version française.

Nghệ thuật trang trí ở đình làng

 

 Nhờ có đình làng,  người ta mới khám phá được đời  sống  của  người dân làng thể hiện một cách  tài tình  mật thiết với  nghệ thuật trang trí. Người xem có cảm  tưởng rằng nghệ thuật nầy  nó không  những  không theo các mô hình thông thường được biết cho đến giờ mà nó còn « tự cởi tróí », trút bỏ mọi gánh nặng của sự ràng buộc đạo Khổng thời kỳ phong kiến ở Việtnam. Đó là những gì chúng ta thấy ở các khoảng trống trong đình với chạm khắc gỗ  từ  sườn nhà cho đến cột trụ.

Các khuyết điểm lúc xây cất đình  được che giấu một cách khéo léo nhờ kỷ thuật trang trí làm đẹp. Trong mỗi thanh gỗ chạm khắc, mỗi môtíp  dù là một con thú,  một nhân vật hay là một cái bông đều độc nhất không thể tìm thấy ở nơi khác dù có cùng một chủ đề. Ngược lại, người ta nhận thấy ở các thanh gỗ chạm khắc có sự cùng tồn tại, qua nhiều thể kỷ, của hai nền văn hóa, một mang tính cách bài bản và bác học và một cái mang tính cách dân dã.  Ở nền văn hóa đầu tiên còn tìm thấy không những  tất cả mô típ liên quan đến tứ linh  (Rồng, Lân, Rùa, Phượng) mà luôn cả thực vật cao quý, tiên nữ hay thú vật (hổ, voi vân vân ..)  mà  có luôn   tính tưởng tựợng và thích đổi mới  cùa nghệ nhân mặc dầu  có  sự tôn trọng  nghiêm túc trong truyền thống kinh điển. Còn ở các thanh gỗ  chạm với tính cách dân dã, nghệ nhân vì là một người nông dân trước đó, nên thường  bỏ qua lề lối gò bó mà  tự  hướng dẫn mình  qua cảm hứng, tự do tùy tiện chạm khắc theo ý tưởng và cảm nhận cùa mình khiến các tác phẩm nó mang tính chất  hiện thực  và hóm hỉnh. Với tài khéo léo đôc đáo, nghệ nhận chưa bị cấm đoán về cách miêu tả các cảnh tượng vô  luân lý khó mà giải  đáp ở thời đại phong kiến:  một thiếu  nữ  đang tấm ao hay ngồi hớ  hênh trên đầu rồng  (đình Phụ Lão, Bắc Giang), một chàng trai đang sờ soạng thân thể một phụ nữ dưới cái nhìn đồng lõa của bạn đồng hành  (đình Hưng Lộc), một ông quan đang quấy rầy  một phụ nữ đang tấm  bằng cách thò tay luồn dưới yếm ( đình Ðệ Tam Ðông, Nam Ðịnh) vân vân  ….

dinh_chamHình rồng đa dạng trang trí ở đình

Nghệ nhân còn dám tố cáo những chuyện sai trái của các quan liêu qua bức chạm của đình Liên Hiệp. Đây là những điều cấm đoán  và  phiền nhiễu mà thường gặp mỗi ngày  trong xã hội  nho giáo Việtnam.  Tất cả những gì được thấy trong điêu khắc gỗ dân dã  phản ánh  phần lớn  tự do phát biểu của nghệ nhân  cùng  khát vọng chung của dân làng.  Có một điều trái ngược, nghịch lý là đình vừa là nơi để gìn giữ trật tự  được ăn sâu qua nhiều thế kỷ  vào hạ tầng gia đình và xã hội Việtnam  và cũng là nơi mà người nông dân có thể tìm lại được tự do phát biểu và tố cáo những gì được trông thấy ở xã hội nho giáo.  Với nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, ngôi đình là một kho tàng vô giá cho dân tộc Việt.  Người ta thường nói: Làng Nước vì Viêtnam được thành hình, qua nhiều thế kỷ, từ sự rải rác làng mạc khắp mọi nơi mà đình vừa là trung tâm hành chánh, văn hóa,  xã hội và tinh thần.  Bởi thế đình làng nó không những là linh hồn của làng mà của đất nước Việtnam.


Bibliographie:

Trịnh Cao Tường: Kiến trúc đình làng.  Khảo cổ học, 2/1981, trang 56-64.

A la découverte de la culture vietnamienne. Hữu Ngọc.  Editions Thế Giới. Hànôi 2011

Le Ðình, maison communale du Viêt Nam. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Editions Thế Giới, 2001

Đình Làng (Maison communale: phần 3)

Version française

Đình Làng: phần 3

Ngoài những lễ hội được ấn định trong năm để vinh danh thành hoàng, người dân làng còn coi trọng ngày sinh nhật  cũng  như ngày giỗ của thành hoàng.  Nhưng  có những   dịp đám cưới, bổ nhiệm,   thăng chức hay  tục khao lão  mà  ở trong làng có các cuộc chè chén tiệc tùng  và  cúng tế thành hoàng một cách   linh đình. Có thể nhận diện được thành hoàng là người đàn ông hay phụ nữ  lúc rước kiệu. Nếu thành hoàng là người đàn ông  thì luôn luôn có một ngựa chiến sơn mài màu đỏ hay màu trắng  bằng gỗ được có đầy đủ dây cương, yếm hoa, cổ đeo nhạc, trên chiếc  xa mã  cơ động với bánh xe bằng gỗ và  có chở  theo linh hồn của thần hoàng. Còn nếu là  phụ nữ thì con ngựa được thay thế bằng chiếc võng đào được treo trên cây đòn mà hai đầu được chạm với đầu rồng. Trong thời gian có lễ, thành hoàng được tôn vinh một cách trịnh trọng với chiếc kiệu chứa đầy lễ vật, nào tán nào cờ đi từ đình đến nghè (1) hay từ làng nầy qua làng kia nếu hai làng cùng có một thành hoàng chung. Còn có nhiều trò vui chơi giải trí như  chọi gà, trâu hay chim, chơi cờ với các con chốt là người vân vân…  

Đình Mỵ Nương (Cổ Loa thành)

Có một tập tục rất quan trọng làm nổi bật đời sống của thành hoàng.  Được biết dưới tên hèm và giữ kín đáo, tập tục nầy thường được cử hành ban đêm khi mà thành hoàng không có những tác động không xứng đáng để phô trương chẳng hạn thần ăn cấp, thần hốt phân vân vân …Ngược lại các thành hoàng có công trạng hiển hách hay có công đức thì được vinh danh long trọng giữa ban ngày. Thông thường tránh dùng tên của thành hoàng trong lúc lễ bằng cách sửa đối cách gọi hay thay thế một chữ khác đồng nghĩa.  Đó là trường hợp thành hoàng Ling Lang chẳng hạn.  Buộc lòng phải gọi khoai dây thay vì khoai lang, thầy lương lại thế thầy lang vân vân… Cái tập tục cá biệt nầy là một trong những nét chủ yếu trong việc cúng kiến thành hoàng. Có thể làm suy đi sự thịnh vượng cho làng nếu lơ là tập tục nầy.

Chuyện xây cất đình thông thường  đựợc quy định vào một số hình  nhất  định và theo dáng chữ nho tương ứng: Nhất, Nhị, Tam, Ðinh, Công, Vương  vân vân … Ngôi đình  dựng một mình với một ngôi nhà chính theo dạng hình chữ nhật ( một nét gạch thẳng ngang)  được gọi là thế chữ Nhất. Đó là đình Tây Đằng.  Ngược lại, dáng hình chữ Nhị là  khi có thêm một ngôi  nhà tiền tế song song  với nhà chính  tạo ra  thế chữ Nhị. Đó là đình Liên Hiệp.  Rất hiếm thấy thế chữ Tam và chữ Đinh  trong việc xây cất đình.  Nhìn chung   ngôi đình thường phổ biến nhất với hình dáng chữ Công.  Ngôi nhà ở phiá sau mà gọi là Hâu Cung được nối với ngôi nhà chính (hay đại đình) nhờ một hành lang hay một sân nhỏ (hay ống muống). Đó là các đình Mông Phụ, Đình Bảng.  Còn chữ Vương thì phải nối ba ngôi nhà (Hậu Cung, Đại Đình, Tiền Tế) với hai hành lang (ống muống).   Chính ở  ngôi nhà Tiền Tế mà các thân hào thường  dùng để cúng tế  cho thành hoàng với y phục màu xanh trong những ngày lễ.  (Tiếp theo nghệ thuật trang trí Đình)


1) ghè: nơi mà thành hoàng cư trú trước cổng làng. Lúc có lễ, thành hoàng được mời đến đình. Sau đó khi xong lễ được trở về nghè.
 

Bibliographie:

Le Ðình, maison communale du Viêt Nam.
Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự,
Editions Thế Giới, 2001

Đình Làng miền Bắc
The village Dinh in northern Vietnam
Le Thanh Đức. Editeur Mỹ Thuật 2001

Đình Làng (Maison communale: phần 2)

Version française

Đình Làng: phần 2

Người ta thường hay nói: Cầu Nam, Chùa Bắc, Ðình Ðoài để nhắc nhở đến ba vùng đặc biệt nổi tiếng trong kiến trúc truyền thống của người dân Việt. Đình Đoài nói bóng gió vùng Đoài (Hà Đông, Sơn Tây) nơi có danh lam thắng cảnh nhất là có các đình nổi tiếng như Tây Ðằng, Mông Phụ , Chu Quyến vân vân …. Chính ở nơi gần núi và rừng nên có nhiều cây côi quý, bền và cứng rất cần thiết trong việc xây cất đình.

Nguồn gốc của chữ Đình

Đến từ văn hóa Trung Hoa, chữ đình  gọi là Ting. Mặc dù như vậy, đình làng mà tìm thấy trong kiến trúc Việt Nam nó không đúng với cái nghĩa đình của người Hoa. Họ chỉ dùng để  chỉ một ngôi nhà biệt lập với mục đích là thưởng ngoạn, một  đình trạm dành cho người lữ khách  hay một quan viên đi công tác dừng chân nghỉ khoẻ hay là một đền để thờ thần  thành lũy đời nhà Hán. Với ý nghĩa nầy thì loại đình nầy  còn thấy hiện nay là đình Trấn Ba (đình ngăn sóng)  ở đền Ngọc Sơn giửa Hồ Gươm (Hànội) hay là Thủy đình (đình rối nước) ở hồ nước bằng phẳng ở chùa Thầy. Dựa trên nguồn góc của chữ đình, các nhà chuyên gia không ngần ngại nghĩ rằng chuyện thờ thần thành lũy hay cách dùng đình của người Hoa nó soi dẫn đến chuyện đình của người dân Việt. Theo nhà báo Hữu Ngọc thì thần thành lũy được thay thế bởi thành hoàng của làng Việtnam để thích nghi và đáp ứng với sở thích của người dân Việt. Nhưng rất có nhiều lý do bác bỏ giả thuyết nầy.

Trước hết, ngôi đình Việtnam sở dĩ được vửng chãi là nhờ hệ thống tinh xảo của các  rường cột xà và được dựng trên sàn  (không có đúc nền tảng). Vì vậy  đình dễ di chuyển ngắn  hay xoay hướng  trong trường hợp  thế đình đâu tiên không đem lại kết quả mong muốn  sau nhiều thập kỷ xây dựng.  Loại kiểu xây dựng nầy làm chúng ta nghĩ đến các nhà nghiên cứu, nhất là ông Georges Coedès , một nhà nghiên cứu Pháp đã nói rằng đình chịu rất  nhiều ảnh hưởng  đến từ phong cách kiến trúc của chủng cổ Mã Lai. Sự kiện nầy nó cũng không làm chúng ta thắc mắc những gì đã khám phá trên trống đồng của người dân Việt với nhà sàn mái cong (trống đồng Ngọc Lữ).  Được biết từ lâu người Đồng Sơn (tổ tiên của  người dân Việt) định cư dọc theo bờ biển Bắc Vịệt (có từ  ngàn năm năm trước công nguyên). Họ được xem là những người  chủng cổ Mã Lai (hay  người Nam Á), dân tộc Bách Việt. Theo  Trịnh Cao Tường, một  nhà nghiên cứu  về các đình làng Vietnam thì  kiến trúc  đình còn tiếp tục duy trì  được dư âm tâm trí của người Đồng Sơn  trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt. Hơn nữa loại ngôi nhà nầy nó giống như nhà rông mà thường trông thấy ở các dân tộc Nam Á, nhất là  các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Tựa như đình làng, nhà rông  có một số sinh hoạt xã hội:  phòng thảo luận của ủy ban nhân dân, nhà nghỉ tạm của các lữ khách, nơi tựu tập tất cả dân làng vân vân … Có vài nơi được thấy  dùng sàn gỗ ở đình   làm ghế ngồi trong lúc  hội thảo giữa các thân hào và dân làng. Chớ không phải là những nơi thưởng ngoạn của người Trung Hoa.

Đình Mông Phụ (Sơn Tây)

 

 

Ở thế kỷ 18, người ta kiểm kê nhận thấy có khoảng chừng 11800 làng ở Vietnam.  Như vậy có nghĩa là có bao nhiêu làng thì có bao nhiêu đình.  Người dân Việt thường hay nói: Uống nước nhớ nguồn. Như vậy  lúc nào cũng có ở nơi họ lòng biết ơn đối với những có công trạng với đất nước.  Bởi vậy không có gì ngạc nhiên thấy được một số nhân vật lịch sữ hay truyển thuyết ( thần núi Tản Viên chẳng hạn)  hay ân nhân có công dạy cho dân làng một nghề gì dó  trong làng đươc làm thành hoàng ở đình. Có luôn  các người có hành động cao cả.  Hơn  nửa còn có đủ loại người được làm thành hoàng: con nít, những kẻ ăn xin và ăn cướp hay những người bi chết đột ngột đúng  giờ thiên nên họ có quyền lực siêu phàm để bảo vệ dân làng tránh được tai họa và thiên tai. Nhờ các thành hoàng mà làng tìm lại được không những yên tịnh và thịnh vượng mà tấ cả lề luật, công lí và đạo đức. Họ trở thành phần nào hiện thân cái quyền thế tối cao mà có được từ sức mạnh của làng. Tùy theo chức vụ họ làm tròn mà họ được sắc phong  theo ba cấp: Thượng đẳng thần, Trung đẳng thầnHạ đẳng thần.   Họ có thể bị mất chức nếu họ không hoàn thành sứ mệnh và  nếu họ để mất đi  trật tự ở làng hay là để dân làng bị chết. Các bản sắc phong được trân trọng  giữ  gìn trong Hậu Cung và  còn là niềm tự hào không thể tả được của dân làng. Đôi khi nếu làng không có thành hoàng, dân làng buộc lòng mượn thảnh hoàng của làng kế cận hay là thế bằng thổ thần.  Còn có trường hợp hai làng cùng có chung một thành hoàng thì họ phải thương lượng để mỗi làng được có một ngày lễ được biết trước để tránh cùng chung ngày và tất cả mọi người đều tham dự bằng các gữi sang một phái đoàn  hôm có diễu hành. Ngược lại với các  đền được xây cất và sùng tu với tiền của nhà nước, các đình thì chi phí đều do dân làng tài trợ  vì đây là chuyện thờ cúng địa phương.   Sự giàu có được thấy qua việc trang trí ở đình còn tùy thuộc ở tính hào hiệp và cuộc sống sung túc  của dân làng.  Ở mỗi làng có những miếng đất  gọi là tế điền hay ruộng thần từ được khai khẩn để bảo dưỡng đình mà  ờ vài làng trước 1945, diện tích có thể lên  đến vài chục mẫu. Chính quyền sở có trách nhiệm  cai quản đình làng như một tiểu triều đình. Luật lệ và tập quán được áp dụng nơi nầy  một các nghiêm ngặt và được   tôn trọng hơn quyền lực của vua chúa thời đó.  Các phụ nữ  cấm không được vào đình.  Bởi vậy người ta thường nói: « Phép vua thua lệ làng ». (tiếp theo đình làng phần 3)

 

Đình Làng (Maison communale)

dinhlang

Version française

Đình Làng hai chữ  khó mà tách rời ra trong tâm trí của người dân Việt vì ở đâu có làng thì nơi đó cũng có một cái đình. Luôn luôn được  lợp ngói,  đình làng là một ngôi nhà  chung to lớn bằng gỗ và dựng  trên mặt đất không cần chân móng.  Ngược lại với chùa thường có cửa  để khép đóng lại, đình làng  không có vách mà cũng không có cửa,  thông ra bên ngoài một cách trực tiếp.  Mái đình rất bể thế nặng nề khó mà không nhìn thấy  từ xa  nhất là với các đầu đao uốn cong.   Nơi mà có  đình được  nghiên cứu một cách tĩ mĩ theo phép phong thủy vì nó có ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của cả làng.   Đình phải được dựng thông thường ở môt nơi thoáng đãng hướng về chổ  nào có nước (hồ, giếng hay sông) để được trong tư thế tụ thủy, tụ linh và tụ phúc.  Chẳng hạn đình Tây Đằng với một ao đầy sen trước lối vào mùa hè, đình Đồng Ky (Từ Sơn, Bắc Ninh) được dựng ngang con sông hay đình Lê Mật (Gia Lâm, Hànội) với một cái giếng thoáng rộng.  Đình làng Viet Nam được xây cất  thông thuờng trong một khung cảnh cây cối xanh tươi với các cây đa cổ thụ xum xuê  có cả trăm năm, cây sứ hay cây cau vân vân….


Không thể định nghĩa vai trò của nó hơn những gỉ mà ông Paul Giran, một quan chức Pháp lo việc dịch vụ dân sự ờ Đông Dương  tường thuật lại trong cuốn sách với tựa đề:  Ma thuật và tôn giáo của người Việt ở trang  334-335, 1912:

Đình làng nơi mà thờ cúng Thành Hoàng là một chốn  cai quản cuộc sống cộng động. Chính ở nơi nầy  mà có các kỳ hợp của chư vị kỳ mục, chức sắc địa phương để giải quyết   những  vấn đề liên quan đến hành chánh và công lý nội bộ.  Cũng chính ở nơi nầy mà có các lễ nghi  tôn giáo và  diễn ra tất cả những cảnh tượng của cuộc sống hằng ngảy trong xã hội Vietnam.


Có thể ví đình như là toà thị chính của một thành phố hiện đại. Nhưng đình  được  qúi trọng hơn toà thị chính nhiều bởi vì nó có liên hệ mật thiết với tất cả dân làng. Với đình,  người dân Việt có thể tìm lại  không những cội nguồn mà luôn cả khát vọng và kỷ niệm chung ở làng, nơi mà mình sinh và lớn lên. Sự gắn bó sâu đậm với làng nhất là đình không bao giờ làm quên đi với ngày tháng những tình cảm riêng tư mà thông thường được tìm thấy trong các câu ca dao:

Qua đình ngả nón trông đình
Ðình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu….

hay là

Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh
……………………………
Bao giờ rau diếp làm đình
Gỗ lim ăn ghém thì mình lấy ta ….

Hình ảnh ngôi  đình  nó  in sâu mật thiết vào tâm khảm mỗi  người dân Việt  từ bao thế hệ cha ông vì nó  biểu tượng  cội nguồn và bản sắc.  Từ triều nhà Lý có ra một chỉếu chỉ  qui định trên toàn lãnh thổ Vietnam  mỗi làng phải có một đình riêng tư. Từ vùng châu thổ sông Hồng, ngôi đình  theo gót chân của người dân Việt mà  phổ biến hội nhập   trong cuộc nam tiến từ thế kỷ  12 đến thế kỷ 18.  Trước hết ở miền trung Vietnam qua các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An dưới triều đại nhà Lê rồi đến Quảng Nam và Thuận Hóa dưới triều đại nhà Mạc và sau cùng ở đồng bằng sông Cửu Long đến mũi Cà Mau với các chúa Nguyễn.  Ngôi đình  phải thích nghi không những với khí hậu,  vùng đất mới và nguyên vật liệu khác mà còn luôn cả phong tục tập quán địa phương qua suốt cuộc hành trình có hàng ngàn cây số, kéo dài 4 thế kỷ. Ngoài trừ  vùng núi Tây Nguyên, cái nôi  văn hóa của các dân tộc thiểu số, ngôi đình được nổi bật khác biệt  với tính cách đa dạng  và một phong cách và kiến trúc riêng tư  được trông thấy ở  mọi vùng đất  nước.

Được xây dựng vài thế kỷ trước đó, ngôi đình miền Bắc được xem là hình mẫu tham khảo đối với người dân Việt vì nó không phải duyên dáng hơn mà nó có tính chất độc đáo.  Nó là biểu tượng chân chất của cuộc sống nông thôn Vietnam qua nhiều thế kỷ. Chính nó được  dựng  lên đầu tiên trong văn hóa nông thôn ở đồng bằng sông Hồng.  Ngôi đình miền Bắc không những là một hệ thống cột kèo chồng rường xà kết cấu  vững chắc kê trên nền gạch hay đất mà còn là một bộ khung thuần gỗ mà mái đình nén xuống  nhờ  có trọng lượng của nó. Vai trò của  các  chân cột  dùng đề đỡ mái đình là một  đặc tính  của ngôi đình làng Việtnam. Chân cột càng lớn thì ngôi đình càng vững chãi.

       Ðình Bảng ( Tiên Sơn, Bắc Ninh )

dinhvn_1dinhvn_2

Hình dạng của ngôi  đình xem rất bề thế nhờ các cột cái to tướng.  Đây là trường hợp của ngôi đình Yên Đông bị hủy diệt bởi hỏa hoạn (Quảng Ninh) và các cột cái có  đường kính đến 105 cm.  Cảm tưởng nầy thường  được minh họạ qua câu thành ngữ mà ta  thường hay nói: to như cột đình và được thấy ở ngôi đình nổi tiếng « Ðình Bảng » với 60 cột đình bằng gỗ lim và một mái nhà vĩ đại với các đầu đao hình cánh hoa sen.   (tiếp theo phần 2                                        

Đình Bảng (Bắc Ninh)