Musée du Louvre (Bảo tàng viện Louvre)

 
Bảo tàng viện Louvre không những khác biệt là một bảo tàng lớn nhất Paris về diện tích (210 000 m2 mà đã có 68000 m2 dàng cho triển lãm) mà còn là một trong những bảo tàng trọng đại ở thế giới.  Bảo tàng viện Louvre lúc nào đêm cũng như ngày rất đẹp khiến người du khách ngưỡng mộ nhất là có những kiệt tác như Léonard de Vinci, Eugène Delacroix, Caravage, Raphaël, Arcimboldo vân vân….. Còn thêm một kim tư tháp kính ở giữa sân Napoléon, được kiến trúc sư người Mỹ gốc Hoa Ieoh Ming Pei. thiết kế. Cấu trúc bằng kim loại nầy chịu đựng mặt đường kiến gồm có sắt thép và aluminium nặng 200 tấn. Một ấn tượng hiện đại nhất thế giới …

Le musée du Louvre n’est pas non seulement le plus grand musée de Paris par sa surface (210 000 m² dont 68 000 consacrés aux expositions mais aussi l’un des plus importants du monde. De jour comme de nuit , le musée est tellement splendide avec ses œuvres d’art de Léonard de Vinci, Eugène Delacroix, Caravage, Raphaël, Arcimboldo etc …De plus son pyramide conçu par l’architecte américain d’origine chinoise Ieoh Ming Pei, est au cœur de la cour de Napoléon .Cette structure métallique supportant  le parement en verre est faite d’acier et d’aluminium et pèse 200 tonnes. Une impression  mondiale moderne.

Galerie des photos (Pictures gallery)

 

Opéra Garnier (Nhà hát Opéra Garnier)

Đây là một trong những nhà hát tráng lệ và đẹp nhất ở thế giới. Nhờ sáng kiến và trí tưởng tượng của kiến trúc sư  Charles Garnier, nhà hát nầy là một công trình nổi bật được hoàn thành sau thời kỳ đế chế thứ hai của Pháp quốc trong khu vực thiết kế của nam tước Haussman qua sự yêu cầu của hoàng đế Napoléon III.

C’est l’un des plus beaux théâtres au monde. Imaginé par l’architecte Charles Garnier, cet opéra prit place à la fin du second empire dans le Paris haussmanien à la demande de l’empereur  Napoléon III.


Sainte-Chapelle (Nhà thờ Sainte Chapelle)

Ít ai biết đến nhà thờ nầy bằng Notre Dame de Paris. Nó nằm trong lãnh vực của bộ tư pháp và cũng không xa chi cho mấy nhà thờ Notre Dame. Được xây dựng vào năm 1242, dưới thời vua Saint Louis (Louis IX), thời gian xây dựng nhà thờ mất khoảng 7 năm. Khi hoàn thành, công trình này khác biệt không những bỡi vẻ thanh lịch đặc sắc và đồ sộ mà còn thấy sự liều lĩnh trong việc xây dưng kiến trúc gothic nầy dựa trên việc nâng cao trọng đại các cửa kiến không dùng vách tường. Gần bờ sông Seine, nhà thờ Sainte Chapelle là một trong những kiến trúc kiệt tác nằm giữa khu phố lịch sữ latin. Được chọn làm nơi lưu giữ những thánh tích như vòng gai của Đức Chúa Jésus truớc khi chúa bị đóng đinh vào thập tự mà vua Louis IX có được năm 1239.

Saint-Chapelle est moins connue que l’église Notre Dame de Paris. Édifiée en 1242 sous le règne du roi Louis IX (ou Saint Louis), elle est située à l’intérieur du domaine appartenant au ministère de la justice qui n’est pas trop loin de l’église Notre Dame. Sa durée de réalisation prend à peu près 7 ans. Elle se distingue non seulement, lors de sa finition, par l’élégance extraordinaire et la taille impressionnante mais aussi par la hardiesse de construire un œuvre d’art gothique basé essentiellement sur l’élévation importante et l’absence presque totale des murs au niveau des fenêtres. Localisée sur l’île de la Cité, la Sainte-Chapelle est l’un des chefs d’œuvre situé au cœur historique du quartier latin. Elle a été choisie par le roi Louis IX pour abriter les reliques qu’il avait acquises en 1239, en particulier la couronne d’épines posée sur la tête du Christ avant sa crucifixion.

Điêu Khắc Cổ Chămpa: Phần 3 (Sculpture du Chămpa)

e_sculpture_champa3

Version française

Phong Cách Mỹ Sơn A 1 (Thế kỷ 10)

Nhà nghiên cứu Jean Boisselier nhận thấy có hai phong cách. Phong cách đầu tiên thường gọi là phong cách Khương Mỹ ( nửa  đầu  thế kỷ 10) gồm có những công trình thường lấy lại những nét đã thấy qua trong phong cách Đồng Dương . Còn phong cách thứ nhì được biết với tên Trà Kiệu (hậu bán thế kỷ 10) thì  trong những công trình không còn thấy phong cách Đồng Dương nửa. Người ta nhận thấy ảnh hưởng Nam Dương-Chà Và ngày càng càng rõ rệt sau khi chịu ảnh  hưởng của  người Khờ Me.

Trong phong cách Khương Mỹ, chúng ta thường thấy sự hài hòa và đối  xứng.  Thường thấy trong nét mặt  của các tạo vật điêu khắc  sự dịu dàng.  Còn trong phong cách Trà Kiệu thì ngoài sự dịu dàng trên khuôn mặt  hay tư thế, còn thấy được khuôn mặt mĩm cười hay là  vẻ đẹp ở  trên  các đồ trang sức,   thường có khuynh hướng  nghiên về phù điêu nổi cao vân vân…Sự gia tăng vẻ đẹp của phụ nữ không thể phủ nhận:  tính  nảy nở của đôi vú,  chiều rộng của xương chậu, nét duyên dáng và hấp dẫn  của cơ thể vân vân ….
  

Điêu Khắc  Cổ Chămpa 

Sau phong cách Trà Kiệu thì  có phong cách Chánh Lộ (thế kỷ 11) . Nhận thấy ở tác phẩm của phong cách nầy  những nét chính như sau:  môi dày, miệng rộng, lông mày nhô ra. Không còn thấy khuôn mặt mĩm cười , thân hình cong lại, sự giản dị trong việc trang sức và mũ đội  (Kirita-Mukuta). Có thể nói đây sự rỏ ràng trong việc trở về truyền thống xưa. Phong cách nầy là một phong cách dịch chuyển giữa phong cách Mỹ Sơn A 1  và phong cách Bình Định (hay Tháp Mắm).

Phong cách Tháp Mắm (từ cuối thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 13)
(hay phong cách Bình Ðịnh)

Phong cách nầy được thấy từ cuối thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 13. Vương quốc Chămpa trở thành một thuộc quốc  của Chân Lạp suốt 20 năm trời (từ 1203 đến 1220). Vì lý do nầy chúng ta nhận thấy có ảnh hưởng quan trọng của nghệ thuật Angkor trong phong cách nầy.  Không phải việc tình cờ mà nhà uyên bác Pháp Jean Boisselier  gán  buổi ban đầu phong cách Tháp Mắm thuộc về phong cách Bayon trong nghệ thuật Chămpa. Phong cách nầy không những mang tính chất phóng đại mà còn biểu hiện một cách dị thường các con vật, các chư thánh và môn thần (môi dày, con ngươi không đậm,  chân mày  nổi ra rõ rệt, lỗ mũi nở ra , ria mép). Những tác phẩm Chămpa của thời gian dài nầy có  không   những liên hệ mật thiết với nghệ thuật Khơ Me mà còn  với  Đại Việt (thời Lý – Trần) qua những con rồng , những tháp vàng, bạc và ngà đấy. Trong phong cách nầy, những tác phẩm điêu khắc rất đa dạng và phong phú  nhưng thường có xu hướng hoang đuờng , mang tính huyền thoại hơn là hiện thực.

Đôi khi, các mãnh thú dữ tơn được chạm khắc ngoài sức tưởng tượng và mang tính chất phóng đại, trở thành những con vật ngộ nghĩnh  và dễ thương.sculpture_cham_thap_man

Chúng ta cũng có thể cùng ý tưởng mơ hồ  của nhà uyên bác Pháp Jean Boisselier về nghệ thuật Chămpa bằng cách tự hỏi rằng  chúng ta  đề cập một công trình trụy lạc hay là chúng ta  đến chót đĩnh của một nghệ thuật đi vượt xa  giới hạn của nó.

Makara

Nhà nghiên cứu Việt Ngô văn Doanh  có dịp so sánh phong cách nầy với tia sáng của một chiều tà: Mặc dầu nó có lộng lẫy và gay gắt nóng bỏng nhưng nó quá già nua. Nó chuẩn bị tắt  dần  với nuôi tiếc để rồi sau đó nhường chổ lại cho phong cách  Yang Mung và Pô Rome.

Phong cách Tháp mắm

Phong Cách Muộn

Phong cách  Yang Mum và Pô Rome (Thế kỷ 14- Thế kỷ 15)

 

Thường thấy ở hai phong cách nầy tính chất tầm thường và sơ lược.  Có xu hướng lo những mô hình cần  chạm khắc và chỉ phác tháo phần còn lại nhất là đôi chân dưới thường gán vào một khối đá hay  bệ. Thường gọi là kut, những bia mộ  mà nền móng của mộ không chạm khắc thường cắm vào đất khiến nhìn xem thấy đây là  một hình dáng người thô sơ không biết có phải ảnh hưởng hồi giáo hay là trở về quá khứ  với  tín ngưỡng vật linh. 

Sau khi Vijaya ( Bình Định)  thất thủ chống lại người Việt dưới triều đại nhà Lê (Lê Thánh Tôn)  và mất đi các thánh địa như  Mỹ Sơn, Trà Kiễu, Đồng Dương  thì Ấn Độ giáo không còn là quốc giáo mà phải nhường bước lại cho các hình thức tôn giáo khác như ( đạo thờ các thần linh, đạo Hồi). Chính vì vậy điêu khắc cổ Chămpa cũng suy tàn  từ đó. 

Bị lãng quên  qua bao nhiêu ngày tháng, gần đây trở nên sỡ hữu của dân tộc Việt, điêu khắc cổ Chămpa  không những được ngưỡng mộ bỡi dân Việt mà còn trở thành,  từ khi có cuộc triển lãm các bảo vật nghệ thuật Việtnam ở bảo tàng viện Guimet, năm 2005 ,  một thành phần trọng đại trong nghệ thuật Việt nam. Từ đây, điêu khắc cổ Chămpa là một phần không thể thiếu sót được trong di sản văn hóa và nghệ thuật của Việtnam.

[Trở về trang Điêu Khắc cổ Chămpa]

Tài liệu tham khảo

  • La statuaire  du Champa. Jean Boisselier. Volume LIV, EFEO Paris 1963.
  • Văn hóa cổ Champa. Ngô .  Văn Doanh. NXB Dân Tộc 2002
  • Champa sculpture. Nguyễn Thế Thục. NXB  Thông Tấn 2007
  • Jean Boisselier . La statuaire du Champa. Recherche sur les cultes et l’iconographie.
  • Bénisti Mireille: Arts asiatiques. Année 1965. Volume 12. N°1.
  • L’art du Champa. Jean François Hubert. Editeur Parkstone Press International. 2005
  • Pérégrinations culturelles au Champa. Nguyễn Vă Kự, Ngô Văn Doanh, Andrew Hardy. Editions Thế Giới Publishers 2005

Điêu Khắc Cổ Chămpa: Phần 2 (Sculpture du Chămpa)

 Version française

Phần hai
Phong cách  Mỹ Sơn E1: (thế kỷ 7- giữa thế kỷ 8)

Những tạo vật điêu khắc của thánh địa Mỹ Sơn không những khác biệt về  nét vẻ thanh nhã  tìm thấy trong chi tiết mà còn  có  sự linh hoạt trong nghệ thuật trang trí. Sự phối hợp kinh ngạc và  tuyệt vời của những đoạn diễn tả hiện thực và những thành phần đặc điểm tìm thấy ở giáo lý của Ấn Độ giáo làm nổi bật bước đầu của thời đại vàng son của văn hóa Chămpa. Thường thấy ở đầu các thần thánh của thánh địa Mỹ Sơn như sau: mặt vuông, mắt to, môi dày, tai  thường  đeo vòng lớn, mũi thẳng, tóc xoán ốc chảy dài xuống vai kềm theo vòng hào quang sau gáy. Có thể nhận  thấy ảnh hưởng của Chân Lạp qua tư thế nằm của  thần Visnu , thường có liên hệ đến ngang cửa của thời  tiền Angkor mà tìm thấy  được ở trán tường của Mỹ Sơn E1.

 

Phong cách Hòa Lai  (Thế kỷ thứ 8 – giữa thế  kỷ 9 ) (Thời kỳ Hoàn Vương)

Đây là thời kỳ mà ảnh hưởng Java rất quan trọng. Tư thế  núng nính, thể hiện quyến rũ cũng như vẻ duyên dáng tìm thấy trong điêu khắc và vòng  hào quang sau gáy thường tạo cho  phong cách nầy một tinh tế không  thể phủ nhận được.    Các tạo vật kiến trúc nầy  hình như chỉ còn trông  thấy được trong các đền mà thôi. Nhà nghiên cứu Jean Boisselier nhận xét một lô đồng thau  có niên hiệu thời  đại đó thường có nguồn gốc Nam Dương. Điều  nầy chứng tỏ liên hệ mật thiết giữa Chămpa và Nam Dương (Java) và sự truyền bá đầu tiên của Phật giáo Đại Thừa vào Chămpa qua vương quốc Srivijaya.

Phong cách Đồng Dương  (thế kỷ 9- thế kỷ 10)

Đây là phong cách mà các nhà điêu khắc  chú ý đến nhiều về khuôn mặt,  diện mạo rất điển hình. Những nét chung thường thấy ở phong cách nầy như sau: hàng long mầy lồi lên thường nối liền bỡi một đường dài, quằn quẹo và đi lên đụng tóc, môi dày với mép vểnh lên, môi trên thường được tô điểm bằng một bộ râu  lớn quăn lên và lỗ mũi tẹt, nở ra bề mặt và khoằm khi nhìn nghiên, trán  hẹp và cằm cụt. Các thần thánh thường có con mắt ngay giữa trán.  Không bao giờ có nụ cười ở  trên khuôn mặt. Phong cách nầy  liên quan đến thời đại Indrapura mà Phật giáo có  được sự tiến triển   quan trọng nhất là  được vua Indravarman II xem như Phật giáo là tôn giáo riêng biệt dành  cho ông. 
sculpture_dongduong1

Phật mẫu Tara,

bề cao của tượng 1m20 (2002)

Vua dựng lên vào giữa thế kỷ 9 (năm 875)  một tu viện Phật giáo (vihara)  ở Đồng Dương cách xa thành phố Đà Nẵng 65 cây số. Nơi nầy tìm thấy được nhiều công trình liên quan đến Phật giáo Đại Thừa và luôn cả bia ký nhắ c đến  lòng tôn kính của vua  Indravarman II  đối với Phật mẫu Laksmindra Lokesvara và  thần Shiva Bhadesrava. Đây là sự hòa đồng tôn giáo của Chămpa trong thời gian nầy.  Nhiều câu hỏi được nêu ra về nguồn gốc ảnh hưởng Phật giáo của Chămpa. Từ lâu  chúng ta có thể tưởng và nghĩ rằng nó đến từ ảnh hưởng Trung Hoa trước triều đại nhà Lương qua trung tâm Nam Kinh ở Wanfosi (Thành Đô, Tứ Xuyên) hay là ở  Qingzhou (Sơn Đông). Nhưng cũng có thể nó đến từ phiá nam đến từ vương quốc Phù Nam ở đồng bằng sông Cữu Long.  Phong cách  Đồng Dương đem lại cho các tượng Phật một hình dáng đầy tính chất nam giới, dịu dàng thận trọng  và trang nghiêm.( tiếp theo )

 

[Trở về trang điêu khắc cổ Chămpa]

Bộ sưu tập hình thuộc về phong cách Đồng Dương