Suối mơ (Ruisseau de rêve)

Version française

English version

Thác mơ là một địa điểm được ưa thích bởi người dân cư ở Lăng Cô, HuếĐà Nẵng. Nó nằm cách xa thành phố Huế cỡ chừng 65 cây số và 45 cây số với thành phố Đà Nẵng. Nhờ vị trí không xa chi cho mấy với hai thành phố nên thường thấy cư dân ở các thành phố nầy hay đến đây tham quan và thư giãn lúc cuối tuần, nhất là với thời tiết nóng oi của miền trung. Địa điểm nó còn hoang dã nên du khách có thể hoà mình  với cảnh vật thiên nhiên và nghỉ chân dưới các nhà chòi tre được dựng dọc theo dòng suối với tiếng nước  thì thầm trong vắt tựa pha lê.

La cascade de rêve (ou ruisseau de rêve) est un lieu de prédilection pour les habitants de Lăng Cô, Huế et Đà Nẵng. Elle est située à peu près 65 kilomètres de la ville de Huế et 45 kilomètres de la ville de Đà Nẵng. Grâce à son emplacement  pas trop éloigné de ces deux villes, il est fréquent de voir leurs habitants venir jusqu’ici pour se détendre surtout à la fin de la semaine, notamment sous  la chaleur suffocante dans le centre du Vietnam. L’endroit est encore sauvage si bien que  les visiteurs peuvent donc s’immerger dans le paysage naturel et  se détendre  sous les toits en bambou construits tout le long du ruisseau murmurant  aux eaux limpides comme du cristal.

Dream Waterfall (or Dream Creek) is a favorite place for the people of Lăng Cô, Huế and Đà Nẵng. It is located about 65 kilometers from Huế city and 45 kilometers from Đà Nẵng city. By its favourable geographic position not too far from these two cities, it is common to see their residents coming here to relax, especially at the end of the week, in the sweltering heat of central Vietnam. The place is still wild so visitors can immerse themselves in the natural landscape and relax under the bamboo roofs built along the babbling brook with crystal clear water.

Le lagon Lập An (Lăng Cô, Thừa Thiên Huế)

Đầm Lập An (Lăng Cô, Thừa Thiên Huế).

Version française

English version

Nằm bên cạnh quốc lộ số 1 ở trong thị trấn Lăng Cô,  được bao bọc bởi núi Bạch Mã hùng vĩ,  đầm Lập An là một địa điểm tuyệt vời vì nó có nét đẹp hoang sơ và yên tĩnh mà còn có phần huyền ảo và kì diệu với ánh nắng lấp lánh dưới nước và mây phủ trên trời cùng vài chiếc thuyền chài neo trong đầm khiến tạo ra cho du khách có được một phong cảnh hữu tình. Nơi nầy có một thời xa xưa, đầm nầy còn được gọi là đầm sam vì trong đầm có nhiều con sam theo sách Đại Nam nhất thống chí  dưới thời vua Tự Đức nhà Nguyễn. Sau đó nó còn có nhiều tên khác  được gọi như Đầm Hậu hay Đầm An cư. Có một diện tích rộng 800 héc ta, đầm nầy là nơi giao thoa giữa biển và sông khiến đầm có nước lợ  tiện lợi  cho  cư dân ở đây khai thác để nuôi các loại thủy sản nhất là hàu đá trong môi trường thiên nhiên.  Lúc đầu dựng các cọc gỗ xuống đầm để hàu bám vào sinh sống. Tuy nhiên việc sử dụng cọc gỗ này tốn kém chi phí quá  nhiều vì  gỗ dễ  bị hỏng và thường xuyên mất rất  nhiều thời gian trong việc thay thế. Sau đó, người dân nhận thấy việc nuôi hàu bằng lốp xe cũ ít tốn kém chi phí và lại có thể sử dụng được lâu dài nên chuyển sang dùng lốp xe để nuôi hàu.  Hàu được nuôi phổ biến hiện nay trên giá thể lốp cao su. Có đến hàng ngàn chiếc lốp xe cũ được người dân thả xuống đầm để làm chỗ nuôi hàu hay vứt bên cạnh đầm khiến làm ô nhiễm môi trường trong nước.  Bởi vậy  phương thức nuôi bằng lốp xe sẽ  được thay thế trong tương lai bằng nuôi bè tre âm mặt nước. Đến đây, du khách có thể thưởng thức  các món ăn hải sản trong vùng ở các quán ăn được dựng lên ở xung quanh đầm.

Lagon Lap An

Version française

Situé à côté de la route nationale n ° 1 dans la ville de Lang Co et  entouré par  la majestueuse montagne Bạch Mã (Cheval Blanc), le lagon  Lập An est un endroit formidable car il  se distingue par la beauté d’une nature sauvage et sa tranquillité mais aussi  par la magie trouvée dans les rayons du soleil scintillant dans l’eau du lagon sous le ciel fréquemment nuageux,  ce qui crée avec quelques bateaux de pêche amarrés dans le lagon un paysage extraordinaire pour les visiteurs. À  une époque lointaine, on lui a donné le nom du  « lagon des limules » car on y a trouvé   beaucoup de limules selon le livre « Đại Nam nhất thống chí » sous le règne de  l’empereur Tự Đức de la dynastie des Nguyễn. Ensuite, ce lagon a pris d’autres noms comme Đầm Hậu ou Đầm An Cư. D’une superficie de 800 hectares, ce lagon est le lieu de croisement  entre la mer et le fleuve, ce qui rend son eau légèrement  salée dont les gens d’ici profitent pour élever toutes sortes de fruits de mer, notamment les huîtres de roche dans un milieu naturel. Au début, ils installaient des piquets en bois dans le lagon pour faire vivre les huîtres. Cependant, l’utilisation de ces piquet en bois coûte trop cher car ils se détériorent  facilement dans l’eau. Cela prend souvent beaucoup de temps pour leur remplacement. Après cela, les gens se sont rendu compte que l’élevage d’huîtres avec de vieux pneus coûte moins cher et leur emploi peut être durable. Alors le recours à  de vieux  pneus devient une nécessité dans l’ostréiculture. Les huîtres sont  désormais élevées sur des substrats de pneus en caoutchouc. Beaucoup de vieux pneus totalement usés et jetés  visiblement dans le lagon polluent  ainsi son milieu aquatique. C’est pour cela que la méthode d’élevage sur de vieux pneus sera remplacée dans  l’avenir par l’utilisation des radeaux en  bambou flottant à la surface de l’eau. En venant ici, les visiteurs peuvent déguster des fruits de mer  dans les restaurants installés autour du lagon.

English version

Located adjacent to  national road No. 1 (mandarin road)  in Lang Co City and surrounded by the majestic Bạch Mã (White Horse) Mountain, Lập An Lagoon is a great place because it is distinguished by the beauty of a wild nature and its tranquility but also by the magic found in the sun  rays glistening in the lagoon  water under the frequently cloudy sky, which creates with some fishing boats moored in the lagoon an extraordinary scenery for visitors. A long time ago, it was named the « horseshoe crab lagoon » because many horseshoe crabs were found here according to the book « Đại Nam nhất thống chí » during the reign of Emperor Tự Đức of the Nguyễn Dynasty. Next, this lagoon took other names such as Đầm Hậu or Đầm An Cư. Covering an area of 800 hectares, this lagoon is at the intersection of the sea and the river, which make its water slightly salty. People here take advantage of this situation in the seafood farming, in particular rock oysters in a natural environment. In the beginning, they installed wooden stakes in the lagoon to give life to the oysters. However, the use of this wooden stake is too expensive because it deteriorates easily in water. It often takes a long time to replace it. After that, people realized that oysters farming with old tires is cheaper and their use can be sustainable. So the use of old tires became a necessity in oyster farming. Oysters are now reared on rubber tire substrates. A lot of old tires, completely worn out and visibly thrown into the lagoon, pollute its aquatic environment. Therefore, the method of farming on old tires will be replaced in the future by the use of bamboo rafts floating on the  water surface. Visitors to the lagoon can enjoy seafoods in the restaurants around the lagoon.

Elevage des huîtres avec des piquets en bois
Nuôi hàu với các cọc gỗ ở đầm Lập An.

                                                                                                   

 

Quy Nhơn (Bình Định)

Quy Nhơn (Bình Định)

 

Quy Nhơn là một thành phố ven biển nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Chỉ vì cách xa thành phố Tuy Hoà cở chừng 80 cây số nên đối với du khách nước ngoài hay ở trong nước thì ít có ai nhận thấy có sự khác biệt rõ ràng giữa hai thành phố nầy nhất là các điểm tham quan ở Tuy Hoà vẫn được thấy đề nghị trong các tours du lịch ở Quy Nhơn. Tuy nhiên nếu ai muốn tận hưởng vui chơi trong cuộc hành trình của mình thì nên chọn Quy Nhơn vì thành phố nầy rất linh động nhiều về đêm nhất là có chợ đêm lớn tọa lạc giữa trung tâm thành phố ở trên đường Lê Duẫn. Chợ nầy có đến gần 200 gian hàng quần áo và ẩm thực. Ngoài ra trước khi thuộc về Việt Nam, Quy Nhơn còn là cố đô của vương quốc Chămpa với cái tên Đồ Bàn (Vijaya). Kinh đô nầy nằm ở thị xã An Nhơn cách xa quốc lộ 1 khoảng 2 cây số từ năm 999 đến năm 1471. Vì vậy nên có nhiều di tích lịch sử của người Chàm như Tháp Đôi, Tháp Bánh Ít, bảo tàng viện Quy Nhơn vân vân…Tụi nầy chỉ có 3 ngày ở Bình Định nên không thể xem các nơi có nét đẹp hoang sơ và hùng vĩ như Eo Gió, bãi biển Tiên Sa vân vân…vì các chổ nầy cũng tựa như các điểm đã được tham quan ở Tuy Hoà mà thôi. Tụi nầy có khuynh hướng nghiên nhiều về lịch sử với bảo tàng Quang Trung, tháp Bánh Ít và bảo tàng Quy Nhơn. Trưa ngày 10/7, sau khi viếng thăm cầu gỗ Ông Cọp ở Sông Cầu (Tuy Hoà) tụi nầy mới đến Bình Định và tụi nầy lo kiếm khách sạn ở trung tâm thành phố gần ven biển và chợ đêm. Khách sạn nầy không được đối diện ngang bãi biển nhưng muốn thấy đươc toàn diện quang cảnh của con đường dọc theo bờ biễn thì phải trả tiền thêm một trăm ngàn mới có được phòng ở tầng chót của khách sạn. Thôi cũng được vì có vậy mới có thể chụp hình thoải mái, đấy cũng nhờ sự giới thiệu của cô cháu gái đã có từng ở nơi nầy rồi và cũng đây là mục tiêu chính của tụi nầy. Ngày đầu quay quần ở thành phố và chợ đêm làm tụi nầy mất cả một ngày. Chính ngày thứ nhì (11/7) là ngày tụi nầy chọn đi hai nơi quan trọng đó là bảo tàng Quy Nhơn và tháp Bánh Ít. Bảo tàng Quang Trung quá xa cách trung tâm Quy Nhơn gần 50 cây số ở trên quốc lộ 19. Nếu đến đây chắc cần có thời gian nhiều có một trăm cây số đi lại hai chiều nên đành bỏ qua ý định nầy và rất tiếc lắm đấy. Quy Nhơn là nơi không ít điểm tham quan nhưng muốn biết hết cần phải ở lại đây ít nhất một tuần nhất là các điểm tham quan không ở gần với nhau khác hẳn với Tuy Hoà. Di chuyển ở đây cũng không có đơn giản đâu. Nếu không thể mướn xe mô tô tự lái thì phải đi tàu hỏa mà còn lấy xe đò thì quá nguy hiểm, xe thường chạy tối có giường nằm. Tụi nầy buộc lòng lấy tàu hỏa để đi đến Tam Kỳ ngày 13/7 ở ga Diêu Trì nằm cách xa thành phố Quy Nhơn gần 17 cây số ở gần quốc lộ 1A khoảng 600 thước đấy. Trước ngày đó tức là ngày thứ ba (12/7) còn ở Bình Định, tụi nầy phải kiếm taxi chở lên ga Diêu Trì để mua vé vì trên mạng giờ tụi nầy chọn đi đã hết có chổ vả lại tụi nầy muốn ngồi chớ không có muốn nằm. Chỉ còn hai chổ nằm cho chuyến đi Tam Kỳ lúc 6 giờ sáng ngày 13/7 với tàu hỏa khởi hành từ thành phố Saigon. Nếu không lấy ngày 13/7 thì không thể tiếp tục cuộc hành trình đi các nơi khác ở miền trung theo lịch trình nhất là phải lấy máy bay ở Nội Bài (Huế) để đi Hà Nội vào ngày 23/7. Sau khi mua được vé tàu hỏa đi Tam Kỳ, tụi nầy mới yên lòng trở về Quy Nhơn để đi tham quan thành phố nhất là bãi biển lần chót. Buổi sáng ít có người tắm lắm chỉ cở 5 giờ chiều thì mới thấy cư dân Quy Nhơn rủ nhau ra tắm dọc theo bờ biển. Tụi nầy cũng không có duyên đi đâu thêm cả vì chiều hôm đó là ngày chót của tụi nầy (12/7) ở Quy Nhơn (Bình Định) mưa nguyên buổi tối và tụi nầy cần lấy tàu hỏa sáng sớm hôm sau (13/7) để đi Tam Kỳ. Dù muốn hay không, Quy Nhơn cũng để lại cho mình một ấn tượng tâm linh sâu sắc khó tả mà cũng không giải thích được khi đến viếng thăm các tháp Bánh It.

Version française

La ville Quy Nhơn de la province Bình Định 

Quy Nhơn est une ville côtière située dans la région du sud du Centre Vietnam. Du fait qu’elle est d’environ 80 kilomètres de la ville de Tuy Hòa, pour les touristes étrangers ou nationaux, peu de gens arrivent à faire une nette distinction entre ces deux villes, en particulier les points touristiques de Tuy Hoa continuant à être recommandés dans les circuits de voyage à Quy Nhơn. Cependant si quelqu’un veut tirer pleinement parti de son voyage, il doit choisir Quy Nhơn car cette ville est très animée la nuit, notamment avec un grand marché nocturne situé au centre-ville sur la rue Lê Duẫn. Ce marché compte près de 200 kiosques de vêtements et de nourriture. De plus, avant d’appartenir au Vietnam, la ville Quy Nhơn était aussi l’ancienne capitale du royaume du Chămpa avec le nom de Vijaya (Đồ Bàn ou Chà Bàn). Cette capitale est située dans la ville d’An Nhơn, à environ 2 km de la route mandarine (route nationale 1), de l’an 999 à jusqu’en l’an 1471. Il existe ainsi de nombreux sites historiques du Chămpa tels que les doubles tours (Tháp Đôi), les tours d’Argent (ou Tháp Bánh Ít) et le musée Quy Nhơn, l’équivalent de celui de Đà Nẵng (Tourane). À cause du temps limité (3 jours) à Bình Định, nous ne pouvons pas voir les endroits d’une beauté sauvage et majestueuse comme la falaise Eo Gió, la plage de Tiên Sa et ainsi de suite… car ces lieux ressemblent à des endroits que nous avons déjà visités à Tuy Hoà (Phú Yên). Nous avons tendance à nous pencher sur l’histoire avec le musée de Quang Trung, la tour d’argent (Bánh Ít) et le musée Quy Nhơn. Le 10 juillet 2022 à midi, après avoir visité le pont en bois « Ông Cọp » à Sông Cầu (Tuy Hòa), nous venons d’arriver à Binh Định et nous cherchons un hôtel au centre-ville tout près de la plage et du marché de nuit. Cet hôtel n’est pas en face de la plage mais si on veut avoir toute la vue magnifique de la route qui longe la côte, il faut débourser 100.000 piastres de plus pour avoir une chambre au dernier étage de l’hôtel. C’est bon de l’avoir quand même car nous pouvons prendre des photos à notre guise grâce à la recommandation de ma nièce ayant eu l’occasion d’être hébergée dans cet hôtel et c’est aussi notre objectif principal. Le premier jour de notre arrivée dans la ville, nous avons perdu entièrement la journée en faisant la ronde autour du centre-ville et du marché nocturne. C’est le deuxième jour (11/7) que nous avons décidé de nous rendre dans les deux lieux importants de la ville: le musée Quy Nhơn et les tours d’Argent (ou Bánh Ít). Le musée de Quang Trung est trop loin du centre-ville de Quy Nhơn, à peu près de 50 kilomètres sur la route nationale 19. Cela nous prendrait trop de temps en parcourant une centaine de kilomètres dans les deux sens pour y aller. C’est pour cela que j’ai été obligé de renoncer à le visiter avec regrets. Quy Nhơn abrite de nombreuses attractions touristiques mais si on veut les connaître, on doit rester ici au moins une semaine. Contrairement aux attractions touristiques de Tuy Hoà, elles ne sont pas proches les unes des autres. Le déplacement n’est pas facile non plus. Si on ne veut pas louer une moto pour la conduire soi-même, on doit prendre le train. « Prendre la voiture couchette-lit » est trop risqué car cette dernière roule surtout la nuit. Nous avons été obligés de prendre le train pour aller à Tam Kỳ le 13/7 à la gare de Diêu Trì. Celle-ci est à peu près de 17 kilomètres de la ville de Quy Nhơn, près de l’autoroute 1A, à environ 600 mètres. Le dernier jour (12/7), la veille de notre départ à Tam Kỳ, nous avons dû chercher un taxi pour nous emmener à la gare de Dieu Tri pour y acheter directement les billets car en ligne sur internet nous n’avons plus eu des sièges libres pour les horaires désirés. Il ne reste plus que deux couchettes pour Tam K ỳ avec le train dont l’arrêt est prévu à la gare Diêu Trì vers 6 heures du matin le 13/7. Si nous ne prenons pas ce train le 13 juillet, nous ne pouvons plus continuer notre voyage vers d’autres endroits de la région du centre Vietnam selon la prévision de notre planning car nous devons prendre l’avion à Nội Bài (Huế) pour nous rendre à Hanoï le 23 juillet. Après avoir acheté les billets de train pour Tam Kỳ, nous sommes rassurés de rentrer à Quy Nhơn pour visiter la ville, en particulier la plage pour la dernière fois. Le matin, il y a très peu de gens qui vont à la plage. C’est seulement vers 17h que les habitants de Quy Nhơn commencent à se baigner et à occuper tout le long de la plage. Nous n’avons pas non plus l’occasion d’aller nulle part car dans l’après-midi de notre dernier jour (12/7) à Quy Nhơn (Binh Định), il pleuvait incessamment. Qu’on le veuille ou non, Quy Nhơn m’a laissé une impression spirituelle profonde et indescriptible lors de la visite des tours Bánh Ít.

 

Tháp Nghinh Phong (Tuy Hoà)

Tháp Nghinh Phong (Tuy Hoà)

Version française

 

Ở phiá  bắc của Tuy Hoà điểm  chót mà tụi nầy đến tham quan đó là tháp làm bê tong cốt thép « Nghinh phong » vì th áp nầy nó nằm ở gần trung tâm thành phố.  Đây là một biểu tượng của du lịch Phú Yên, lấy ý tưởng từ gành đá đĩa và truyền thuyết Âu Cơ Lạc Long Quân  và được  tọa lạc ở ngã tư đường Nguyễn Hữu Thọ và Độc Lập. Nhờ cấu trúc xây dựng, tháp nầy có được ở chính giữa hai cột cao, một cao 35 thước tượng trưng cha Lạc Long Quân và một cột 30 thước tượng trưng Mẹ Âu Cơ. Ngoài ra còn có hai phần, mỗi phần có 50 khối đá liên kề nằm dưới chân của hai cột cao và  tượng trưng các con.  Ở  giữa hai cột tháp cao thì  chỉ có  khoảng trống chứa vừa đủ hai nguời đứng  có thể  tiếp nhận các âm thanh thiên nhiên khác nhau từ gió qua các khe, những bản nhạc không bao giờ lập lại và được  trang bị  bởi một hệ thống chiếu sáng độc đáo kết hợp với công nghệ Tesla, 3D mapping và laser cường độ cao để gây ra các hiệu ứng ánh sáng một khi hoàng hôn phủ xuống ở quảng trường.

 

Galerie des photos

La tour Nghinh Phong (à recevoir le vent) 

Au nord de la ville de Tuy Hoà, le dernier site que nous avons visité est la tour en béton armé « Nghinh Phong ( la tour à recevoir le vent) » car elle est tout proche du centre la ville. C’est le symbole touristique de la ville trouvant toute son inspiration dans  la falaise naturelle Đá Đĩa et la légende de là mère Âu Cơ et du père Lạc Long Quân  et il est à l’intersection de la route Nguyễn Hữu Thọ et celle de l’Indépendance. Grâce à sa structure de construction, la tour  comporte à son milieu deux hautes colonnes: l’une mesurant 35 mètres de haut  représente le père L ạc Long Qu ân et l’autre 39 mètres la mère Âu Cơ. De  plus  elle  possède une cinquantaine de blocs empilés les uns sur les autres aux pieds de ces deux hautes colonnes, représentant les enfants. Entre les deux hautes colonnes se trouve un espace vide pouvant contenir deux personnes debout recevant tous les sons naturels différents issus du vent à travers les interstices, les chansons qui ne se répètent pas et muni d’un système d’éclairage unique  avec la technologie Tesla, une cartographie 3D et un laser de haute intensité  provoquant des effets de lumière à la tombée de la nuit à la place « Nghinh Phong ».

 

Le lagon Ô Loan (Phú Yên)

 

Đầm Ô Loan (Phú Yên)

Version française

Đầm Ô Loan được biết đến nhờ phim « Hoa vàng trên cỏ xanh ». Đầm nầy  tọa lạc tại quốc lộ 1A ở thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Túy Hòa khoảng 22 cây số về hướng Bắc, sát chân đèo Quán Cau. Tụi nầy có đến đây dùng cơm trưa. Đầm Ô Loan thường đẹp nhất khi bình minh hay hoàng hôn phủ xuống. Tuy nhiên trong ngày với nét đẹp hoang sơ và yên tĩnh cũng làm tụi nầy thích thú nhất là có thể ăn những món đặc sản vô cùng tươi ngon như sò huyết, tôm cua, mực hào vân vân …trước khi tiếp tục hành trình đến bãi Xép, một tuyệt tác  thơ mộng của thiên nhiên.

Galerie des photos

Le lagon Ô Loan (Phú Yên)

Étant connu pour le film « Les fleurs jaunes sur l’herbe verte », ce lagon est situé sur la route nationale 1A à environ 22 kilomètres de la ville de Tuy Hoa au nord, près du pied du col de Quán Cau, dans la  ville de Chi Thanh, du district Tuy An de la  province de Phú Yên.  Nous étions venus ici pour prendre le déjeuner. Le lagon d’Ô Loan  devient généralement beau et attrayant  à l’aube ou au crépuscule. Cependant, durant la journée,  avec sa beauté sauvage et tranquille, nous avons également apprécié le fait de  pouvoir manger des spécialités fraîches telles que les huîtres, les homards et  crabes, les calmars  etc….. avant de continuer l’excursion vers notre destination préférée « la plage Xép »,  un chef d’œuvre poétique de la nature.

 

Tuy Hoà (Phú Yên)

Đi du lịch bụi ở miền trung (Tuy Hoà, Phú Yên) 

Galerie des photos

Version française

Tụi nầy chọn phương tiện thích nghi và tự do  cho tụi nầy để đến tham quan miền trung nhưng chưa biết trước là đến như thể nào, ngủ ở đâu, ăn uống  và tham quan như sao nhưng theo sư suy nghĩ của mình thì còn tùy duyên của mình có được hay không mà thôi. Đi theo tour là không thích cho mấy, sáng phải thức sớm ăn điểm tâm rồi sau đó cứ chạy theo cờ của người hướng dẫn chỉ xem qua loa những địa danh, ăn trưa ở những nhà hàng mà người hướng dẫn chĩ định rồi còn đến sau đó những nơi mà công ty du lịch có hợp đồng để xem mua những đặc sản, những gì họ muốn  thuyết phục bán cho du khách rồi 4, 5 giờ chiều mới được về khách sạn chờ đợi ăn cơm tối, đừ cả người, cứ vậy cho đến ngày trở về. Đôi khi còn ăn những món mà mình không ngờ như nem, súp, khoai tây chiên khi có các du khách phương tây đi theo tour chung mà tiền tour cũng không rẽ, tính ra còn mắc hơn đi du lịch bụi của tụi nầy. Tụi nầy có đi  một lần về VN như vậy. Bởi vậy tụi nầy tự mua vé máy bay đi Tuy Hoà tự kiếm khách sạn ở, tự ăn lấy,  học hỏi được nhiều và thoả mái chụp hình. ACE có đi như tụi nầy thì nên chọn hàng không Vietnam Airlines dù vé đắt hơn các hàng không khác nhưng ít khi trễ giờ so với Viet Jet vã lại khỏi lo  chuyện kilô hành lí, mỗi người 23 kí chớ Việt Jet là phải trả kí thêm. Nghe nói hàng không low cost Bamboo cũng tuân thủ  nghiêm túc giờ giấc  trong các chuyến bay quốc nội.

Tại sao  tụi nầy chọn đi Tuy Hoà?  Đây là một thành phố ven biển  vẫn còn giữ được nét đẹp hoang sơ  mà chưa  được du khách nước ngoài biết nhiều như Nha Trang, Hội An, Đà Nẵng  nhưng cũng chẳng  không còn bao lâu đâu vì có nhiều dự  án kiến  trúc và thiết  kế ở trung tâm thành phố đang tiến hành một cách nhanh chóng. Người dân ở đây cũng hiền hoà. Cuộc sống không có náo nhiệt, các đường xá không có rộn rịp như ở Hànội hay Saigon.  Vì lý do bỏ ý đinh đi miền tây một tuần nên tụi nầy không giữ sớm phòng ở khách sạn Coconut ở đường Hùng Vương mà được các du khách ngoại quốc đánh giá là tốt nên tụi nầy chọn một khách sạn khác  ở gần trung tâm thương mại Vincom tên là Triệu Dâng tiện bề cho việc ăn uống và di chuyển chiều tối, giá cả cũng phải chẵng, có đều không có thang máy, khiên vali hơi mệt hên là mình có cháu Jérémy khuân vác rất giỏi. Có nhiều khách sạn ở sông cầu sát bên bãi biển rất đẹp rất yên tĩnh và hữu tình nhưng m ình cảm nhận di chuyển là cả một vấn đề cho tụi nầy mà luôn cả vấn đề  an ninh ban đêm. Ở Việt Nam đi đâu cũng trả tiền mặt mà trả bằng thẻ Visa thì có nơi không lấy khi ở khách sạn  vì số tiền thu ê  không nhiều mà còn đôi khi phải  trả thêm 3% cho chi phí ngân hàng VN nữa đấy. Mình dùng thẻ Visa khi mua vé máy bay vì  được có bảo hiểm của Visa còn không thì  trả tiền mặt chớ trả không đáng về Pháp mặc sức ngân hàng nó tính tiền lời. Số tiền mặt mang theo tụi nầy cũng dễ mất, dễ lẫn lộn (tờ 500.000 đồng với tờ 20.000 đồng mình đã bị lầm rồi) mà còn c ó  nguy hiểm cho tính mạng nhất là tụi nầy  có 45 ngày phải tiêu thụ  thanh to án tất cả bằng tiền mặt trong việc ăn uống,  khách sạn, xe cộ di chuyển vân vân.. tính ra cũng có cả chục triệu bạc mang theo người nhất là không thể đổi tiền trong lúc đi t ỉnh nầy qua tỉnh kia vì quá mất thì giờ. Đây cũng là một vấn đề mình cần phải để ý và tự giải quyết trong suốt hành trình. Chớ đi tour thì quá dễ chỉ trả tiền cho công ty tổ chức tour  bằng thẻ  visa là xong. Muốn đi tới Phú Yên thì có hai cách một là đi máy bay hay là đi tàu hỏa khởi đầu   từ thành phố Hồ Chí Minh. Tụi nầy chọn đi máy bay vì ít có mất thời gian trong cuộc hành trình của tụi nầy nhất là vé máy bay đã mua từ Huế ra Hà Nôi là trưa ngày 23/7, không thể để mất ngày trong cuộc hành trình khởi đầu từ 7/7 để đến Phú Yên. Thành phố  nầy  cách Bình Định chỉ có 80 cây số nhưng muốn đến đây chỉ có cách đi tàu hỏa hay là mướn xe, không có  phương tiện nào khác. Đi bụi như tụi nầy cũng không có đơn giản nhưng mình rất thích vì có thì giờ khảo sát tỉ mỉ nơi tham quan, ăn chi mình thích và chụp hình thỏa mái. Không thích ở thì có thể đi, không bị gò bó chi cả. Từ 2018 mình thường dùng phương tiện mướn xe có tài xế mà đi tham quan đất nước.  Trưa ngày 7/7 tụi nầy đến phi trường Đông Tác và lấy hành lý cũng mau. Ra khỏi phi trường thì tụi nầy được về thành phố Tuy Hoà với một chú tài xế cỡ độ 55 tuổi. Chú nầy  rất lanh lẹ và hiểu biết về thành phố Tuy Hoà nhiều lắm. Đây cũng là cái duyên của tụi nầy trong lúc nói chuyện, được biết chú hay thường chở Việt kiều ở Mỹ đi tham quan thành phố lắm. Chú chịu làm bản hợp đồng đi tour với tụi nầy 2 ngày liên tục, ngày đầu ở phía bắc Tuy Hoà và ngày kế ở phiá nam nhưng ở phía bắc nhiều điểm tham quan nên gíá tiền đắt hơn là 850.000 đồng (35 euros) còn phía nam ít điểm tham quan thi 750.000 đồng. Trong tờ giấy hợp đồng thì thời gian xuất phát là 7 giờ sáng và kết thúc 17 giờ chiều cùng ngày. Mình mới nghe thì đồng ý  liền vì có đến 10 tiếng để đi tham quan ăn uống nhưng thật sự cỡ 2 giờ trưa tụi nầy đuối sức  đòi về  ngay vì quá nóng vã lại đã tham quan xong  tất cả các nơi cần đến rồi. Chú tài xế nói vậy để làm vừa lòng mình chớ chú cũng biết nóng như vầy làm gì mình có thích cũng không đi nổi mà chú cũng không có tiền đâu mà đổ xăng cho 10 tiếng. Ngày đầu, 7 giờ sáng, chú đến khách sạn, chú đưa tụi nầy đi ăn điểm tâm. Mình thấy để chú chờ tụi nầy cũng kỳ lắm nên mời chú ngồi  ăn luôn nên từ đó có sự thông cảm và thân mật giữa chú và tụi nầy. Chính chú  trợ giúp mình không ít khi đi đến gành đá đĩa, những nơi cheo leo có thể xảy ra khó khăn cho mình dễ bị té lắm tuy rằng mình có chuẫn bị sẵn có các bao đầu gối (genouillères), đôi giày không trợt Timberland để đi bộ. Phải nói tùy cách cư xử của mình mà có được sự giúp đỡ như vậy. Chính chú chở tụi nầy lên Bình Định, quê quán của  nhà Tây Sơn  đấy, một kỷ niệm khó quên ở nơi mình.

     –Ở phiá bắc Tuy Hoà.

     – Ở phiá nam Tuy Hoà

Galerie des photos (Tuy Hoà 2022)

 Voyager autrement dans le centre du Viet Nam.  (Tuy Hoà, Phú Yên)                                   

Nous choisissons le moyen de transport  approprié  et autonome pour nous permettre  de visiter le centre du Vietnam mais nous ne savons pas à l’avance comment ça va se passer, où nous allons dormir, manger et visiter, mais à mon avis, cela dépend encore de notre chance. En prenant l’excursion organisée par les agences de voyage au Viet Nam,  on est obligé de se  réveiller tôt le matin pour prendre le petit-déjeuner, poursuivre ensuite le guide avec son drapeau pour visiter rapidement  les sites touristiques,  déjeuner vers midi dans les restaurants désignés par le guide, aller dans des endroits où les boutiques ont des contrats avec les agences de voyage  pour voir et acheter leurs  produits qu’elles veulent vendre aux touristes  et rentrer à l’hôtel  vers 16 ou 17 heures dans l’attente du dîner, et ainsi de suite jusqu’au jour du retour. Parfois on prend même des plats inattendus comme des nems, de la   soupe aux légumes, des frites quand il y a des touristes occidentaux  dans le voyage organisé  mais le prix n’est pas donné, c’est plus cher que celui de notre voyage autonome.  Nous prenons la décision d’acheter tous seuls  nos billets d’avion pour Tuy Hòa, réserver nous-mêmes  l’hôtel, manger  ce qui nous plaît, apprendre un tas de choses et prendre  des photos librement. Si tout le monde veut  faire un jour comme nous,  il vaut mieux choisir Vietnam Airlines même si les billets d’avion sont plus chers que ceux des  autres compagnies aériennes car leur vol est rarement en retard par rapport à celui des compagnies vietnamiennes  à bas prix (Viet Jet par exemple). De plus on ne se soucie pas des bagages car chaque voyageur a le droit d’avoir 23 kg inclus dans le prix du billet. Ce n’est pas le cas des compagnies à bas prix où on doit payer toujours  un supplément. On a entendu dire que la compagnie aérienne Bamboo  respecte strictement l’heure sur les vols intérieurs.

Pourquoi avons-nous choisi d’aller à Tuy Hoà (Phú Yên)? Cette ville côtière  conserve encore la beauté sauvage qui est méconnue jusque-là par la plupart des  touristes étrangers. Ce n’est le cas  de Nha Trang, Hội An (Faifo) et Đà Nẵng, mais cela ne continue  pas à durer longtemps car il y a de nombreux projets  d’architecture et d’urbanisme dans le centre-ville qui sont en train de se réaliser rapidement. Les gens d’ici sont aussi gentils. La vie n’est pas trépidante, les rues ne sont pas aussi animées qu’à Hanoï ou Saigon. À cause de notre changement d’avis  à la dernière minute pour ne pas aller dans le  delta du Mékong pour une semaine, nous n’avons pas eu le temps de réserver  tôt une  chambre à l’hôtel Coconut situé sur le boulevard Hùng Vương et apprécié par les touristes étrangers. Nous devons donc choisir un hôtel proche du centre commercial Vincom appelé Triệu Dâng pour une question de pratique courante (pouvoir manger et nous  déplacer facilement le soir).  Le prix de la chambre est aussi abordable mais il n’y a pas d’ascenseur dans cet hôtel, ce qui nous oblige de porter les valises jusqu’au deuxième étage. Je n’ai pas de souci  car j’ai toujours un très bon porteur Jérémy. Il y a de nombreux hôtels charmants et  calmes  au bord de la mer à la ville Sông Cầu située dans le nord de Tuy Hoà mais le déplacement y reste  un gros problème pour nous ainsi que  la sécurité  durant la nuit. Au Vietnam, on  est habitué à régler partout en espèces mais le paiement par carte Visa n’est pas accepté partout dans les hôtels car le montant n’est pas très élevé, mais il faut payer parfois 3% de plus pour les frais bancaires vietnamiens. J’utilise seulement la  carte Visa lors de l’achat des  billets d’avion car nous sommes couverts dans ce cas par l’assurance Visa sinon  je paie cash en espèces car cela ne vaut pas le coup avec les petites sommes. La banque française facture quand même des intérêts. La somme  d’argent que nous avons  emmenée est énorme et facile à perdre et  à provoquer parfois la confusion (le billet de 500 000 VND est confondu facilement avec le billet de 20 000 VND). Elle met également notre vie en danger lorsque nous avons  surtout 45 jours  pour payer tout en espèces pour les restaurants, les hôtels, les taxis etc.. Nous devons emmener cette somme d’argent avec nous durant le voyage et éviter  les transactions monétaires (euro en đồng)  d’une ville à une autre durant le trajet de notre voyage car cela nous fait perdre du temps  dans la recherche d’une agence de change.

C’est aussi un problème épineux  auquel je dois faire attention et que je dois résoudre moi-même pendant le voyage. Partir en excursion avec une agence de voyage, c’est trop facile. Il suffit de payer en une fois par carte bancaire  la somme réclamée par l’agence de voyage.

Si vous souhaitez vous rendre à Phú Yên, il existe deux moyens soit  en avion soit en train au départ de Hồ Chí  Minh Ville. Nous avons choisi de prendre l’avion car il y a moins de temps à perdre dans notre plan de voyage, d’autant plus que le billet d’avion acheté  pour aller de Hué à Hanoï a été fixé à midi le 23 Juillet 2022. Il nous est  impossible de perdre une journée entière le  7 Juillet 2022   à Phú Yên. Celle-ci  n’est qu’à 80 kilomètres de la ville Binh Định, la terre natale du héros Nguyễn Huệ mais si vous voulez venir ici, vous ne pouvez que prendre le train ou louer une voiture. Notre manière de voyager autrement n’est pas assez simple mais je l’aime beaucoup car j’ai le temps d’explorer l’endroit visité, manger quelque chose qui me plait ou une spécialité du coin et faire les photos avec satisfaction. On peut partir si on n’aime pas l’endroit visité. Depuis 2018, je suis habitué à louer une voiture avec chauffeur pour visiter le pays. Lors de notre arrivée à l’aéroport Đông Tác de la ville Phú Yên le 7 Juillet à midi, nous avons récupéré rapidement nos deux valises. Nous avons réussi à prendre un taxi à l’aéroport pour nous rendre dans le centre ville avec un chauffeur âgé d’à peu près de 55 ans.  Celui-ci est très vif et connait parfaitement la ville Phú Yên de A jusqu’à Z car il a eu l’occasion de faire visiter aux touristes américains d’origine vietnamienne des sites connus  en tant que guide local. C’est ce que j’ai appris durant la conversation. Il a accepté de faire un contrat d’engagement avec nous dans le but de nous faire visiter tous les sites touristiques de Phú Yên dans les deux jours consécutifs: le premier jour dans le nord de Phú Yên et le deuxième jour dans le sud. Comme dans le nord il y a plus de sites à visiter, le prix est un peu plus élevé: 850.000 piastres tandis que dans le sud il ne prend que 750.000 piastres car il y a moins de sites à explorer. Dans son contrat, il s’engage à venir nous chercher à l’hôtel à 7 heures  du matin et à terminer l’excursion  à 17h  de l’après midi. En lisant son contrat, je n’hésite pas à accepter sa proposition. Avec dix heures d’excursion, j’ai tout le temps disponible pour explorer les sites et faire des photos à ma guise. C’est superbe mais vers 14 h de l’après-midi nous voulons rentrer à l’hôtel car il fait tellement chaud sous un soleil accablant et surtout nous sommes épuisés complètement après avoir visité tous les sites que nous aimons à connaître. Si le chauffeur fait dans le contrat l’engagement de faire durer l’excursion jusqu’à 17 heures, il sait très bien que nous ne tenons pas le coup  sous la chaleur intense de Tuy Hoà. C’est une manière de nous plaire au moment de la négociation, un coup de marketing…Il sait aussi qu’il n’a pas assez d’argent pour payer l’essence en sachant que le prix d’essence s’élève à plus 30.000 piastres par litre au Viet Nam. Le premier jour, 7 heures du matin, il s’est pointé  à l’hôtel, puis  il nous  a emmenés à prendre le petit déjeuner dans un cafeteria du centre-ville. Je trouvais bizarre de le laisser tout seul dans l’attente. C’est pourquoi je l’invitais à s’asseoir et à prendre en même temps  que nous le petit déjeuner, ce qui provoquait qu’à partir de ce moment là la compréhension et l’amitié entre lui et nous. C’est lui qui m’a beaucoup aidé à grimper quand j’allais visiter le récif « Gành đá đĩa», un endroit escarpé où les plaques de rocher sont empilées les unes sur les autres comme des assiettes. C’est facile   pour moi de tomber facilement même si j’ai déjà eu sur moi des genouillères pour la protection de mes genoux et des chaussures antidérapantes. Il faut reconnaître qu’en fonction de mon comportement,  je peux obtenir une telle aide. C’est lui  qui nous a emmenés à Binh Định, la terre natale des Tây Sơn en voiture  et  m’a laissé un souvenir inoubliable.  

 
     –Au nord de Tuy Hoà.

     – Au sud de Tuy Hoà.

 

Bleus de Huế (Đồ sứ men lam Huế).

Đồ sứ men lam Huế

Version française

Được chế tạo từ đất sét và được trải qua một quá trình biến đổi vĩnh viễn với các vật liệu khác  như cát (silice), thạch anh (quartz), đá bồ tạt  (feldspath), cao lãnh (kaolin), petuntse (đất bồ tạt)   vân vân …bằng cách trộn và nung qua lửa có nhiệt độ thấp cao khác nhau khiến đồ gốm chia ra được thành ba nhóm (đồ đất nung, đồ sành và đồ sứ) dùng phục vụ cho các mục đích khác nhau. Một loại sản phẩm đồ gốm Việt Nam mà được các nhà sưu tầm cổ vật ngoại quốc vẫn còn ưa thích đó là đồ  sứ men lam Huế. Bởi vậy một chén bát sứ trang trí rồng và kỳ lân ở giữa lừng mây, có tráng men màu xanh lam với  rìa miệng  viền bằng kim loại ở phòng trưng bày Drouot tại Paris, ngày 16 tháng 10 năm 2019 được bán đấu giá  với giá là 110 500€. Tại sao gọi là đồ sứ men lam Huế ? Thành ngữ « Đồ sứ men lam Huế (Les bleus de Huế)» nầy được một nhà giáo sư ngôn ngữ  phương đông  ở Hànội, Louis Chochod (1877-1957) dùng dưới thời kỳ Pháp thuộc để ám chỉ Huế là nơi mà ông khám phá ra  có nhiều các đồ sứ men lam. Ông tưởng rằng các đồ sứ nầy đều xuất phát từ  lò gốm Long Thọ ở ngoại ô Huế. Nhưng thật sự có đến hai dòng đồ sứ khác nhau, hai chủng loại khác nhau. Một dòng đồ sứ làm tại Huế dưới thời vua Minh Mạng có nước men trắng đục còn một dòng mà được người Trung Hoa sản xuất cho triều đình Việt Nam suốt hai thế kỷ 18 và 19 cho đến mãi sau cuộc cách mạng lãnh đạo bởi Tôn Dật Tiên với những yêu cầu riêng tư về hình dáng, màu sắc  hoa văn trang trí, thơ văn minh họa và hiệu đề. Chính đây là đồ sứ «ký kiểu» mà được học giả Vương Hồng Sển dùng trong công trình  «Khảo cứu  về đồ sứ men lam Huế » được nhà xuất bản Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh in vào năm 1993. Đồ sứ nầy không hẳn ở Huế mà thôi   còn thấy có ở Hà Nội (Đàng Ngoài) thời Lê-Trịnh nên cần có thêm niên đại để biết rõ thời nào đặt hàng từ Trung Quốc. Nhà khảo cứu Trần Đức Anh Sơn sử dụng các định ngữ chỉ thời gian đi kèm: đồ sứ ký kiểu thời Lê-Trịnh, đồ sứ ký kiểu thời chúa Nguyễn, đồ sứ ký kiểu thời Tây Sơn hay đồ sứ ký kiểu thời nhà Nguyễn. Các đồ sứ ký kiểu thời Lê-Trịnh dùng ở trong triều đình đều có mang trên các cổ vật hiệu đề viết bằng chữ Hán Nội Phủ (Neifu) và Khánh Xuân thị  tả được sản xuất sau đó dưới thời chúa Trịnh Sâm. Tác giả  Loan de Fontbrune dịch Khánh Xuân là mừng xuân hay là cung điện của mùa xuân vĩnh cửu (Palais du printemp éternel). Nhưng đâu có cung điện hay phủ chúa nào mang thời đó tên nầy ở Thăng Long. Có nhiều ý kiến còn trong vòng tranh luận về đồ sứ Khánh Xuân  thị tả. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn dựa trên hai chữ Khánh-Thọ viết trên đồ sứ mà cho rằng đây là đồ sứ đặt làm nhân dịp lễ Khánh Thọ của vua Lê, tổ chức tại điện Cần Chính để đón mừng mùa xuân. Còn có một ý kiến khác cho rằng  đây là đồ sứ  tế tự  được làm vào thời Trịnh Sâm để mừng sinh nhật các chúa Trịnh. Còn nhà chuyên gia về đồ sứ Philippe Trương thì xem đồ sứ Khánh Xuân  thị tả là đồ tế tự trong chính cung miếu. Từ tả dùng ở trong hiệu đề cố ý để nhấn mạnh sự quan trọng của dòng đồ này so với dòng đồ sứ có các hiệu đề Nội phủ thị. Các sản phẩm nầy là  những đồ dùng có chất lượng cao nhầm cung ứng cho nhu cầu của phủ chúa Trịnh. Những đồ “ngự dụng” luôn luôn phải tuân theo những quy tắc rất nghiêm ngặt. Chẳng hạn từ thời Lê-Trịnh đến thời Nguyễn, vua và thái tử mới được sử dụng hình rồng 5 móng còn các thái tử khác chỉ có quyền dùng hình rồng 4 móng mà thôi. Chữ Nội phủ (Neifu) dùng để chỉ tất cả cung điện nằm ở trong hoàng thành.

Các đồ sứ dành cho cung điện hoàng gia đều có mang dưới  đáy hiệu đề Nội Phủ  bằng tiếng Hán kèm theo chỉ dẫn chính xác về vị trí của cung điện nào mà các đồ sứ nầy được sử dụng. Đây là các đồ sứ  có hiệu đề:

  • Nội phủ thị Trung (chính điện), chỉ dành cho vua sử dụng. Trang trí trên những đồ sứ này chủ yếu là rồng.
  • Nội phủ thị Hữu (hữu cung), dành cho hoàng hậu. Hoa văn trang trí thường thấy là rồng và phượng.
  • Nội phủ thị Đông (đông cung), dành cho các hoàng tử. Hoa văn trang trí thường thấy là kỳ lân, các loại chim và hoa.
  • Nội phủ thị Nam (nam cung) thì một số người nói dành cho sinh hoạt của cung phi và cung tần hay dành cho ngự trù (bếp). Hoa văn trang trí thường là hoa sen, tôm cua và vịt.
  • Nội phủ thị Bắc (bắc cung), thì dành cho các công chúa.
  • Nội phủ thị Đoài (tây cung), dường như dành cho cung phi. Hoa văn trang trí thường là phong cảnh. Hơn nửa hiệu đề được viết chữ nổi trên nền trắng trong khi hiệu đề của các đồ sứ khác đều được viết màu xanh lam dưới men.

Đây là những đồ sứ men lam Huế mà được kỳ tài Đường Anh  làm dưới thời vua Càn Long. Hình như Trịnh Sâm là người đầu tiên đặt đồ ngự dùng ở lò sứ Cảnh Đức trấn theo ý riêng của mình.  Trịnh Sâm là con người rất có nhiều tham vọng, có ý soán ngôi vua nhà Lê nên cử sứ thần Vũ Thân Triệu sang Tàu để nhà Thanh phong mình làm vua. Khi việc không thành nên  Vũ Thân Triệu tự  vận còn  Trịnh Sâm mang hết  cả đồ sứ Nội Phủ dâng cho vua Lê Hiến Tông. Việc nầy cho thấy Trịnh Sâm coi thường vua, có thể bị chém đầu vì tội dám lấy đồ cũ cho vua và đặt đồ Khánh Xuân sau đ ó cho mình. Khi chế độ của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài cáo chung vào năm 1787 sau 245 năm với 11 đời chúa  Trịnh trị vì thì  vua Lê Chiêu Thống ra lệnh đốt toàn phủ chúa chấm dứt từ  đó quyền lực của chúa Trịnh.  Sau đó có có cuộc nổi loạn của anh em nhà Tây Sơn gốc Bình Định ở miền trung Viêt Nam chống lại chúa Nguyễn ở Đàng Ngoài.  Lúc đầu chịu hợp tác với chúa Trịnh dẫn đến sự ra đời của một triều đại mới  nhà  Tây Sơn, vua Quang Trung Nguyễn Huệ  đống đô ở Phú Xuân (1788). Sau đó ngài diệt  luôn nhà Lê ở Đàng Trong sau khi dành được chiến thắng với quân nhà Thanh ở Đống Đa (Hà-Nội). Chính trong thời gian ngài  trị vì,  ngài  thâu tóm đồ  sứ  của vua Lê chúa Trịnh  đem một phần lớn về  Phú  Xuân (Huế)  các dòng đồ  sứ  Nội  Phủ  thị  và Khánh Xuân thị tả nhưng cũng có còn lại rải rác ở Bắc Hà  (di thần triều Lê) hay là ở Bình Định (quê hương cùa nhà Tây Sơn). Tuy nhiên cũng  có  xuất hiện dòng đồ sứ men lam có hiệu đề Trần Ngoạn từ lò gốm hạng hai của Trung Quốc  nhưng không  có chất lượng cao về chất liệu và màu sắc theo sự nhận xét của các nhà khảo cứu  Trần Đức Anh Sơn và Philippe Trương.

Thời gian nhà Tây Sơn rất ngắn ngủi chỉ tồn tại chỉ có 24 năm nhất là với cái chết đột ngột của vua Quang Trung nên không có gì xuất sắc đáng kể trên nghệ thuật đồ sứ. Ngược lại ngài thành công trong việc thể hiện khát vọng của dân tộc bằng cách hình thành và phát triển chữ nôm thoát khỏi ảnh hưởng Trung hoa. Sau đó đến triều đại Nhà Nguyễn. Theo nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn, dù có được 13 vua tri nhưng chỉ có 5 vua như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức Khải Định còn  có gửi sứ bộ sang Trung Quốc với nhiều mục đích khác nhau như cầu phong, tạ ân, chúc mừng, mua đồ sứ ký kiểu cho triều đình vân vân…  Mỗi vua  một gu khác nhau. Chính dưới triều đại vua Gia Long  mới thấy có một xưởng chế tác đồ gốm tại LongThọ do nhà nước quản lý trực tiếp. Nhưng đổ sứ nầy chỉ đạt đến trình độ gốm tráng men cao cấp và được dùng ở bản địa mà thôi. Chính đồ sứ nầy mà nhà giáo sư ngôn ngữ  phương đông ở Hànội, Louis Chochod lầm tưởng gọi là « Đồ sứ men lam Huế ». Ngược lại  dưới thời vua Gia Long,  khi Nguyễn Du được vua cử đi làm sứ thần sang Tàu đời vua Gia Khánh (Jiaqing) năm 1813, ông có tìm đến lò Ngoạn Ngọc đặt làm một bộ chén trà Mai Hạc. Đây là một tác phẩm Việt tuyệt vời với bàn tay uyển chuyển của nghệ nhân tài ba Trung Hoa và được sản xuất lại nhiều lần. Bộ chén trà nầy gồm một đĩa đựng,  ba chén quân và một chén tống. Đây là cách uống trà của người dân Việt  chớ không phải cách uống trà của người Tàu vì khi uống trà, trà được rót từ bình trà vào chén tống, sau đó từ chén tống lại rót vào các chén quân nhỏ hơn  chén tống. Lại có thêm hai câu thơ lục bát tiếng nôm bất hủ của Nguyễn Du viết bên trái trong đĩa đựng:

Nghêu ngao vui thú yên hà  
Mai là bạn cũ, hạc là người  quen

để nói lên  tâm trạng của mình. Ông không còn bị công danh trói buộc mà chỉ muốn tiếp xúc với hạng người sống hiên ngang chịu nhiều  thử thách trong cuộc sống như  mai  nở bông đầu tiên trong mùa đông gió lạnh và hạng người quân tử mang niềm ước ao được sống thọ như hạc mà thôi.

Tại sao các đồ sứ nầy làm ở Trung Hoa mà không ở Việt Nam? Theo tác giả Loan de Fontbrune thì trong thời kỳ còn là chư hầu của Trung Quốc thì  nước Việt ta có tục lệ hay thường gửi sứ bộ sang Tàu để triều cống cho các hoàng đế Trung Hoa. Ngược lại các vua Việt cùng các quan có quyền đặt các đồ sứ ở ngự xưởng  Jindezhen (Cảnh Đức trấn) tại tỉnh Giang Tây theo kiểu mẫu và sở thích riêng tư  mà sứ bộ mang sang lúc đến  Bắc Kinh. Thường thấy vào cuối thế kỷ 19, các đồ sứ nầy được có thêm viền kim loại  ở rià miệng để tránh sự phá vỡ. Chính ở thế kỷ nầy, khi giới trung lưu ở Trung Quốc có khả năng tài chính dồi dào thì không những có các lò gốm ở  Cảnh Đức trấn sản xuất mà có luôn cả các lò khác tại Giang Tây cũng tham gia vào việc phổ biến  đồ sứ men lam Huế một cách độc lập để người Trung Hoa có thể mua  dùng  cũng như người dân Việt. Bởi vậy đồ sứ nầy được xem là giả, ai cũng có thể mua được. Theo học giả Vương Hồng Sển thì hai chữ « ký kiểu » chưa hẳn là đồ thiệt có thể đồ sứ nhái các đồ sứ qúi hiếm của thời trước. Bởi vậy cần dùng thêm hai chữ « đặc chế » nghĩa là được chế tạo một cách đặc biệt. Để phân biệt các đồ sứ thật với đồ giả thì cần phải biết so sánh bột đất sét /thạch cao, chất lượng của men và nét vẽ, lớp men phủ,  cách thức trang trí hoa tiết vân vân …Tại sao các đồ sứ nầy đều được chế tạo  với màu hoa lam? Theo học giả Vương Hồng Sển  thì dưới thời nhà Nguyên của Hốt Tất Liệt, nhờ sự du nhập của các thương nhân người Hồi (Á Rập)  nên mà người Trung Hoa  mới biết  màu lam nguyên chất lấy từ trong bạch kim (cobalt) mà họ gọi từ đây là Hồi thanh (bleu mahometan) hay bleu de cobalt nhập từ xứ  Ba Tư (Perse). Bột màu coban người Hồi đã biết dùng từ  lâu. Cụ thể được tìm thấy cái bát đồ nung trang trí  xanh lam trắng với hai dòng chữ thư pháp « Hạnh Phúc » dưới thời kỳ caliph Abbas  (Iraq) ở  thế kỷ thứ 9. Người Hoa dùng từ đây  bột  màu xanh lam để vẽ hình dưới men (décor sous couverte)  trên các đồ  sành  nền trắng.  Bột màu ô-xít coban  có thể chịu được nhiệt độ nung cao theo yêu cầu. Hơn nửa nét bút vẽ tinh vi của nghệ  nhân nó linh động hơn so với các bột màu khác bởi vì màu xanh Hồi có sức phát màu rất mạnh khiến làm họa tiết có chổ đậm nhạt sáng tối khác nhau  tùy theo bàn tay khéo léo và óc sáng kiến của nghệ nhân. Nghệ nhân phải điêu luyện  vì vẽ trực tiếp trên xương gốm nên phải rành vẽ về bố cuộc, một nét vẽ sai là không bao giờ thu lại được. Nhờ đó đồ sứ men lam Huế nhìn vào thấy lung linh huyền ảo sau khi nung.

Số lượng các đồ  sứ men lam Huế  rất còn ít ỏi hiện nay. Tuy nhiên các cổ vật qúi giá nầy vẫn còn rải rác không ít ở trong dân chúng và các nhà sưu tập ở trong và ngoài nước và được lẫn lộn với các đồ giả trên thị trường nghệ thuật. Cũng chính là đồ sứ nầy mà các nhà sưu tầm cổ vật  ngoại quốc yêu thích và tranh đua kiếm mua hiện nay  với giá cả không thể tưởng tượng được.  Ngoài nét yêu kiều thanh nhã  và sự hài hoà màu sắc (màu xanh lam vẽ trên sành trắng), các cổ vật nầy còn thể hiện được tính độc đáo và bản sắc văn hóa của người dân Việt dù biết rằng được đặt làm cho ngự dùng  ở Trung Hoa. Một số người dân Việt nhận thấy  qua các đồ sứ men lam Huế,  một tâm hồn Việt trong thể xác Tàu.

Version française

Bleus de Huế

Étant fabriqués à partir d’argile et soumis à un long processus de transformation physico-chimique irréversible  avec d’autres matériaux (silice, feldspath, quartz, kaolin etc …)  au cours d’un mixage et  d’une cuisson à température plus ou moins élevée, les objets en céramique  se divisent  en trois groupes (poterie, grès et porcelaine) destinés chacun à des fins différentes. Parmi ceux-ci, il y a un type d’objets en céramique continuant à avoir la faveur des collectionneurs étrangers. Ce sont les Bleus de Huế. Ainsi un bol en porcelaine à décor «bleu de Huế» de dragons et qilins parmi les nuages, marque en bleu sous couverte, cerclage en métal au col, diam. 16 cm. Drouot, 16 octobre 2019 a été adjugé au prix de 110 500 euros.

Pourquoi on désigne cette porcelaine à décor peint en bleu de cobalt  sous le nom « Bleu de Huế ? Cette expression a été utilisée par un professeur de langues orientales à Hanoï, Louis Chochod (1877-1957) durant la période coloniale française pour désigner la ville de Huế comme le lieu où il a découvert beaucoup d’objets en porcelaine à décor peint en  bleu. Il croyait que ceux-ci provenaient tous de la manufacture de poterie de Long Thọ située dans la banlieue de Huế.

Mais il existe en fait deux types  de porcelaine différents, deux catégories distinctes. Un type de porcelaine réalisé à Huế sous le règne du roi Minh Mang avait une glaçure de couleur blanc-laiteux, tandis que l’autre a été fabriqué par les Chinois pour la cour vietnamienne tout au long des 18e et 19e siècles jusqu’après la révolution menée par Sun Yat-Sen (Tôn Dật Tiên) avec des exigences particulières sur les formes, les couleurs, les motifs de décoration, les poèmes illustrés et les titres.

Il s’agit bien de la porcelaine « signée » que l’érudit Vương Hồng Sển a évoquée dans son œuvre intitulée « L’étude  sur la porcelaine à décor bleu de Huế » imprimée par l’éditeur «Imprimerie Générale de la ville Hồ Chí Minh » en 1993. Ce type de porcelaine n’existe pas  seulement à Huế mais aussi à Hanoï (Principauté du Nord) sous les dynasties Lê-Trịnh. Il faut donc connaître la chronologie des dates clés pour savoir la période de commande effectuée depuis la Chine. Le chercheur Trần Đức Anh Sơn utilise des termes pour indiquer l’époque du pouvoir dynastique: porcelaine sous le règne de la dynastie des Lê-Trịnh, porcelaine sous celui des seigneurs Nguyễn, porcelaine sous celui des Tây Sơn (Paysans de l’Ouest)  ou porcelaine sous celui  de la dynastie des  Nguyễn. Les objets en porcelaine « signés » datant de l’époque de la dynastie des Lê-Trịnh et  utilisés à la cour impériale avaient tous  sur eux les inscriptions écrites en caractères chinois « Nội Phủ (Neifu) » et « Khánh Xuân thị  tả » de fabrication légèrement postérieure à l’époque du seigneur Trinh Sâm. L’auteur  Loan de Fontbrune traduit Khánh Xuân comme la célébration du printemps ou le palais du printemps éternel. Mais il n’y avait aucun palais ou résidence  portant  à cette époque ce nom à Thăng Long. Il existe encore de nombreuses opinions  différentes exprimées dans le débat sur la porcelaine de la collection « Khánh Xuân thị  tả ». En se basant sur les deux mots  écrits sur la porcelaine, le chercheur Trần Đình Sơn pense qu’il s’agit de la porcelaine commandée en Chine à l’occasion du festival « Khánh-Thọ (célébration de la longévité) »  du roi Lê ayant eu lieu au palais  Cần Chính pour célébrer le printemps. Il y a une autre interprétation affirmant que cette  porcelaine faisait partie des offrandes sacrificielles et était fabriquée à l’époque de Trinh Sâm pour célébrer les anniversaires des seigneurs Trịnh. Enfin l’expert vietnamien en porcelaine Philippe Trương considère la porcelaine de la collection « Khánh Xuân thị  tả » comme des objets sacrificiels  dans le palais principal. Le mot Tả utilisé dans l’inscription vise à souligner l’importance de cette collection d’objets en porcelaine comparée à celle portant les inscriptions «Nội phủ thị (Neifu) ». Ces objets en porcelaine  sont considérés comme  les ustensiles de haute qualité destinés à répondre aux besoins de la résidence du seigneur Trịnh.

Ils doivent toujours suivre des règles très strictes. Par exemple, de la période  de la dynastie des Lê-Trịnh jusqu’à celle des Nguyễn, le roi et le prince héritier étaient les seuls à pouvoir utiliser  l’image d’un dragon à 5 griffes, tandis que les autres princes n’avaient que l’image d’un dragon à 4 griffes. Le mot Neifu (Nội phủ) était utilisé pour désigner l’ensemble des palais situés à l’intérieur de la citadelle royale.

 

Un bol de décor  tortue peint en bleu de Hue
portant sur la base la marque Nội phủ (19è siècle)

 

Les pièces destinées au palais impérial portaient sur leur base  la marque Nội phủ (Neifu en chinois) accompagnée de l’indication exacte  de l’emplacement  du palais auquel elles étaient destinées. C’est le cas des porcelaines

-destinées au  palais du Centre  (Nội phủ thị Trung) et réservées uniquement au roi. Le décor peint sur ces porcelaines est composé essentiellement de dragons.
-destinées au palais de Droite (Nội phủ thị Hữu) et réservées à la reine. Il n’y a que le dragon et le phénix dans le décor.
-destinées au palais de l’Est  (Nội phủ thị Đông) et réservées aux princes. Le décor se compose essentiellement  de licornes, d’oiseaux et de fleurs.
-destinées au palais du Sud (Nội phủ thị Nam) et réservées soit aux concubines soit aux activités de la cuisine. Les motifs décoratifs sont généralement des fleurs de lotus, des crabes et des canards.
-destinées au palais du Nord (Nội phủ thị Bắc) et réservées aux princesses.
-destinées au palais de l’ouest  (Nội phủ thị Đoài). Il semble qu’elles soient  réservées aux concubines car on ne trouve que le paysage dans le décor. De plus, leur marque était  inscrite en relief sur fond blanc tandis que  les autres porcelaines avaient leur marque tracée en bleu sous couverte.

Ce sont des porcelaines décorées en bleu sous couverte  qui ont été fabriquées par le talentueux Đường Anh sous le règne de l’empereur Qian Long (Càn Long). Il semble que Trinh Sâm ait été le premier à commander ces porcelaines dans la manufacture impériale de la ville de Jindezhen (Cảnh Đức trấn) (Jiangxi (Giang Tây) ) selon sa propre volonté. Trinh Sâm était un homme très ambitieux et avait l’intention d’usurper le trône de la dynastie des Lê. C’était pour cette raison qu’il ne tarda pas à envoyer l’émissaire Vũ Thân Triệu en Chine pour demander l’approbation de la dynastie des Qing. Face au refus de cette dernière, Vũ Thân Triệu  dut se suicider pour ne pas être taxé de trahison vis-à-vis des Lê et Trinh Sâm décida d’offrir alors  toute la porcelaine du palais intérieur au roi Lê Hiến Tông. Ce fait  montre que Trinh Sâm méprisait complètement le roi. Il pourrait être décapité pour avoir osé prendre sa collection de porcelaines Nội phủ thị  pour l’offrir au  roi et commander ainsi les porcelaines « Khánh Xuân» plus tard pour lui-même. Dès le régime des Trịnh prenant fin en 1787 après 245 ans de gouvernance avec onze seigneurs, le roi Lê Chiêu Thống ordonna d’incendier tout le palais du seigneur Trịnh et mit fin ainsi aux abus du pouvoir politique des Trịnh. Puis il y a eu la rébellion des frères Tây Sơn, originaires de Bình Định dans le centre du Vietnam contre le seigneur Nguyễn dans la principauté du Sud (Đàng Trong). Au début, grâce à la coopération militaire  avec le seigneur Trinh favorisant la naissance d’une nouvelle dynastie Tây Sơn , le roi Quang Trung Nguyễn Huệ installa  la capitale à Phú Xuân  en l’an 1788. Puis il élimina plus tard la dynastie des  Lê dans la Principauté du Nord (Đàng Ngoài) après avoir remporté la victoire éclair  contre  l’armée des  Qing à Đống Đa (Hà-Nội).

C’est durant son règne qu’il confisqua toute la collection de porcelaines du roi Lê et celle du seigneur Trịnh et la ramena en grande partie à Phú  Xuân (Huế), en particulier les porcelaines de marque Nội Phủ thị  và Khánh Xuân thị tả, mais il y avait encore des pièces éparpillées  à Bắc Hà (détenues par les partisans des Lê) ou à  Bình Định (la patrie de la dynastie des Tây Sơn). Cependant, au cours de cette période,  il apparut un nouveau type de porcelaine à décor peint en bleu portant la marque  Trần Ngoạn provenant du four chinois de deuxième classe, mais elle n’était pas  de haute qualité en termes de matériau et de couleur d’après les remarques formulées par les chercheurs Trần Đức Anh SơnPhilippe Trương.

La dynastie des Tây Sơn  a été de courte durée. Elle existait il y a  seulement 24 ans et précipitait  surtout  sa chute avec la mort soudaine du roi Quang Trung.  Il n’y avait donc rien de remarquable dans l’art de la porcelaine. Au contraire, il a réussi à traduire l’aspiration de la nation en proposant et en développant l’écriture Nôm à l’abri de l’influence chinoise. Puis venait la dynastie des Nguyễn. Selon le chercheur Trần Đức Anh Sơn, malgré qu’il y ait eu treize rois, seuls cinq  rois tels que Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị,  Tự Đức et Khải Định ont envoyé des délégations en Chine à diverses occasions et à des buts différents: demande d’investiture, remerciement, félicitation, achat de la porcelaine signée pour la cour etc…Chaque roi avait un goût différent. C’est sous le règne du roi Gia Long qu’il y avait un atelier de poterie à Long Thọ géré directement  par l’état. Mais cette porcelaine n’atteint que le niveau haut de gamme de la porcelaine à décor peint en bleu sous couverte et est utilisée localement. C’est cette porcelaine que le professeur de langues orientales à Hanoï, Louis Chochod  a appelé à tort « Porcelaine à décor peint en bleu de Huế ».

En revanche, sous le roi Gia Long, lorsque le lettré Nguyễn Du  (1765-1820) fut envoyé par le roi pour être  l’émissaire en Chine sous le règne de l’empereur Jiaqing (Gia Khánh)  en 1813, il se rendit au four Ngoạn Ngọc pour commander un service de  thé  « Mai Hạc ». Il s’agit d’un chef d’œuvre merveilleux vietnamien réalisé avec les mains adroites d’un artiste chinois talentueux et reproduit en plusieurs exemplaires. Ce  service de thé comprend une soucoupe, trois petites tasses et une  grosse tasse de service. C’est la méthode  de boire du thé à la manière vietnamienne mais en aucun cas celle employée par les Chinois car lorsque vous buvez du thé, celui-ci  doit être versé de la théière dans la grosse tasse, puis à partir de cette dernière on le reverse dans les plus petites tasses. Il y a deux vers immortels en Six-Huit et en langue Nôm écrits par Nguyễn Du sur le côté gauche de la soucoupe:

Nghêu ngao vui thú yên hà  
Mai là bạn cũ, hạc là người quen.

En chantonnant, je me divertis  dans un lieu retiré du monde
L’abricotier est mon ancien ami et la grue ma connaissance familière.

pour exprimer ses sentiments. Il n’était plus embourbé dans les honneurs de sa fonction mais il voulait juste fréquenter  des gens fiers d’affronter de nombreux défis dans la vie courante  comme  la première floraison des fleurs d’abricotier dans l’hiver froid et venteux et le gentilhomme  rêvant  de devenir un homme vivant  aussi longtemps qu’une grue.

Pourquoi ces porcelaines sont-elles fabriquées en Chine et non au Vietnam ? Selon l’auteur Loan de Fontbrune, à l’époque où le Vietnam était encore un pays vassal de la Chine, il était d’usage pour le Vietnam d’envoyer des délégations en Chine pour rendre hommage aux empereurs chinois. En revanche, les rois et mandarins vietnamiens avaient le droit de commander   la porcelaine dans la manufacture impériale de Jingdezhen (Cảnh Đức trấn) dans la province du Jiangxi selon les modèles et les préférences personnelles que la délégation avait  emportés lors de sa visite à Pékin.

Étant fréquemment visibles à la fin du 19ème siècle, ces porcelaines  avaient un rebord métallique  sur le col pour éviter la cassure. C’est au cours de ce siècle, lorsque la classe moyenne en Chine avait une capacité financière importante, non seulement les fours de la ville de Jingdezhen  mais aussi  ceux de la province Jiangxi participaient  également  à la diffusion de la porcelaine à décor peint en  bleu de Huế de manière indépendante afin de permettre aux Chinois de pouvoir les acheter et les utiliser de bon gré comme les Vietnamiens. C’est pourquoi cette porcelaine est considérée comme une imitation ou une reproduction, n’importe qui peut l’acquérir facilement. Selon l’érudit Vương Hồng Sển, les deux mots  » ký kiểu (ou signés) »  trouvés sur les porcelaines ne prouvent en aucun cas qu’elles sont authentiques. Ce sont peut-être les imitations des porcelaines rares et précieuses datant de l’époque antérieure. Pour cette raison, il est nécessaire d’utiliser les deux mots supplémentaires « đặc chế », ce qui signifie les porcelaines fabriquées d’une manière toute particulière. Pour distinguer la vraie porcelaine de  son imitation, il faut savoir comparer la pâte d’argile/kaolin, la qualité des émaux et du trait,  la glaçure (ou la couverte), la façon de décorer les fleurs etc…

Pourquoi ces porcelaines sont-elles fabriquées en bleu ? Selon l’érudit  Vương Hồng Sển, sous la dynastie Yuan de Kublai Khan, grâce à la fréquentation  des commerçants musulmans (Arabes), les Chinois savaient que la couleur bleue pure était obtenue à partir du cobalt.  Ils l’appelaient  dès lors  «bleu mahometan (Hồi Thanh)» ou bleu de cobalt importé de la Perse. Les pigments de cobalt étaient connus  depuis longtemps par les Arabes. Plus précisément, un bol en terre cuite décoré en bleu et blanc avec deux mots calligraphiés signifiant « Bonheur » a été trouvé sous le calife Abbas (Irak) au 9ème siècle. Les Chinois utilisaient la poudre bleue de cobalt  pour peindre le décor sous couverte sur la porcelaine à fond blanc.

Les pigments d’oxyde de cobalt peuvent supporter les hautes températures de cuisson requises. De plus la  finesse des traits du pinceau de l’artiste est plus vivante  que celle employée avec les autres pigments car le bleu de cobalt a le  pouvoir de rendre plus ou moins  forte la teinte permettant de réaliser des textures plus ou moins foncées en fonction de l’esprit créatif de l’artiste et de l’habileté de ses mains.  Ce dernier doit être d’une  grande virtuosité car il doit peindre directement le décor sur la pâte de la porcelaine. Il doit être familiarisé donc  avec le plan du décor car un trait erroné ne peut jamais être récupéré. Grâce à cela, on trouve dans la porcelaine à  décor peint en bleu de Huế la magie du scintillement après le cuisson.

Les objets en  porcelaine à décor peint en bleu de Huế  sont en quantité très faible à l’heure actuelle. Cependant, ils sont encore détenus en quantité non négligeable par  le grand public vietnamien et les collectionneurs nationaux et étrangers et ils se mêlent aux objets de reproduction ou d’imitation  sur le marché de l’art. C’est aussi ces bleus de Huế que les collectionneurs d’antiquités étrangers aiment raffoler et se disputent aujourd’hui  pour les avoir avec des prix très élevés. Outre leur charme élégant et l’harmonie des couleurs (bleu peint sur le fond blanc), les bleus de Huế  témoignent incontestablement de  la singularité et l’identité culturelle du peuple vietnamien malgré  qu’ils soient fabriqués en Chine pour la cour vietnamienne. Certains Vietnamiens trouvent  à travers ces « bleus de Huế » l’âme vietnamienne dans un corps tout à fait chinois.

 

 

 

Tàn tích chế độ mẫu hệ (Les traces du régime matriarcal vietnamien)

Tàn tích của chế độ mẫu hệ của tộc Việt.

Version française

Cũng có một thời, dân tộc ta  cũng như mọi dân tộc khác ở trên thế giới  trải qua chế độ mẫu hệ cả.  Có bao giờ chúng ta c ó dịp nghĩ đến vấn đề nầy không? Chắc chắn là không bởi vì  khi mới sinh ra, chúng ta đều lấy họ cha cả chỉ có ở Pháp bây giờ mới có quyền thêm họ mẹ vào tên mình.  Trong ngôn ngữ tiếng Việt chúng ta thường ngày có dùng những từ ngữ còn giữ  tàn tích mẫu hệ mà không bao giờ  chúng ta nghĩ đến nhất là từ khi nước ta bước  sang qua chế độ phụ hệ từ lâu rồi. Ta thường nói VỢ CHỒNG chớ bao giờ nói CHỒNG VỢ đâu. Lúc nào ta cũng ám chỉ dòng họ bằng hai chữ BÀ CON. Đôi khi còn có sự khinh bỉ trong lời nói của ta khi dùng từ ngữ như  « gái nạ dòng » nhất là nạ chỉ dòng mẹ.  Theo sự nhận xét của nhà văn Bình Nguyên Lộc thì người  ta có hàm ý nói gái đã có nhiều chồng (hay đa phu) tức là gái không tốt đẹp. Tới ngày hôm nay, nước ta vẫn còn chế độ mẫu hệ ở nhiều nơi như ở Tây Nguyên với  các tộc người Chăm, Jarai, Êđê, Raglai, Churu thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian) hay là  các tộc M’nong, K’ho thuộc ngữ hệ Nam Á. Có người  nói nước ta theo chế độ phụ hệ từ khi  nước Giao Chỉ bị thôn tính  bởi Trung Hoa. Có lẽ là không đúng. Như vậy nước ta từ bỏ chế độ mẫu hệ mà sang chế độ phụ hệ từ lúc nào. Muốn biết  vấn đề nầy, các nhà khảo cổ hay thường dựa trên  hình thức chôn cất người  ở trong các mộ táng của các di chỉ có liên quan đến nền văn hoá trồng lúa nước. Chắc chắn là không phải thời kỳ các  Hùng Vương của nước Văn Lang cai trị  với nền văn hóa Phùng Nguyên vì viêc nối ngôi (cha truyền con nối)  được thấy rõ  qua  chế  độ  phụ  quyền trong truyền thuyết nhất là quyền lực chủ yếu thuộc về người con trai trưởng  với tổ chức xã hội thời bấy giờ. Chúng ta cũng thừa biết   tổ tiên của tộc Việt  có nguồn gốc trực tiếp từ vùng sông Dương Tử dựa trên các dữ liệu của các cuộc  khảo cứu di truyền ngày nay. Như vậy ta cần phải đi ngược lại thời  gian và cần  khảo sát ở các nơi có nền văn hóa trồng lúa nước ở trung hay hạ lưu sông Dương Tử. Theo nhà khảo cứu Nhật Shin’ichi Nakamura của đại học Kanazawa thì  cái nôi của nền văn hóa trồng lúa nước nó phải nằm ở nơi nầy nhưng với tình trạng hiểu biết hiện nay, chúng ta không thể định vị nó một cách chính xác trên bản đồ. Tuy nhiên có sự tiến hóa xã hội đáng kể ở các vùng hạ lưu sông Dương Tử như  ở Hà Mỗ Độ và Lương Chử trong thời kỳ đồ đá mới bằng cách chuyển sang:

-từ một  nền kinh tế đa  dạng  qua một nền kinh tế độc quyền trồng lúa nước
-từ một môi trường sống nông nghiệp qua sống ở  một thành phố
-từ một nghĩa trang tập thể chuyển sang một nghĩa trang của các nhóm người riêng biệt.

Tại sao Hà Mỗ Đồ? Theo sự nhận xét của nhà khảo cổ Pháp Corinne Debaine-Francfort thì ở di chỉ Hà Mỗ Độ người ta khám phá ra không những  các tàng tích của một nhà sàn bằng gỗ  khác lối nhà bằng đất ở miền bắc Trung Hoa mà có cả luôn các hột lúa được trồng trên những cánh đồng ngập nước bằng cách sử dụng cuốc làm từ vảy động vật vào năm 1973 ở Chiết Giang (Zheijiang). Có thể nói lúa đã được thuần hóa ở nơi nầy có niên đại khoảng chừng từ 4770 năm  đến 5000 năm trước Công Nguyên (TCN). Dân cư ở đây có nét đặc trưng của người Mongoloïde và Australo-Négroïde (hay tộc Việt). Khi chết, họ  được chôn cất quay đầu về phía đông hoặc đông bắc và hầu hết không có vật lễ táng. Họ cũng không có  một nghĩa trang  xã xác định rõ ràng mà ngược lại họ  có một nghĩa trang thị tộc chung với tài sản tang lễ rất nhiều. Có thể xem ở  nơi đây còn chế độ mẫu hệ vì với  các di vật động vật như khỉ, tê giác, nai, voi, hổ, qui vân vân…  cho ta thấy các  cư  dân ở đây còn sống với nghề săn bắt và chài lưới. Vai trò của người đàn ông cũng chưa được xem quan trọng bởi vì cũng chưa cần có một  tổ  chức xã hội cần nhiều nhân lực cho việc sản xuất như chế tạo công cụ,  tích trữ gạo ở  các vựa lúa,  đúc đồng vân vân… cũng như  việc phân phối  các công việc  nặng nhọc để có kết quả mong muốn trong mùa  thu gặt. Người đàn ông hầu như rất ít quyền lực và không có quyền sở hữu tài sản.

Ngược  lại ở các  di chỉ của nền văn hóa Lương Chữ thì được thấy sư thay đổi  rõ rệt trong sự cân bằng quyền lực giữa chồng và vợ. Thí dụ, trong số các đồ mai táng ở các mộ cá nhân thì các nông cụ như cái xẻng  làm bằng đá đẽo thì dành cho nam giới còn bánh xe dệt thì vẫn còn đồ vật chính cho nữ giới.

Như vậy chứng tỏ ở thời đó người đàn ông trở thành  công nhân chính ở ngoài ruộng đồng và người đàn bà chỉ còn làm các công việc ở trong nhà. Hơn nữa, còn cho thấy các thợ đá chuyển đổi nghề và trở thành  những người thợ đẽo ngọc khiến dẫn đến  một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển công nghiệp và sự phân chia công việc ở  trong xã  hội và tạo ra sự phân chia giai cấp giữa người nghèo và người giàu mà luôn cả thành phần qúi tộc và tôn giáo.  Từ đó mới có  sự  góp phần vào sự phân chia trong đơn vị gia đình. Cũng từ đó bắt đầu xuất hiện hình thức một vợ, một chồng, người vợ theo chồng về gia đình nhà chồng, con cái cũng sống chung cùng cha mẹ và gia đình và lấy họ cha l úc m ới sinh ra. Khi chết chồng vợ được chôn chung  luôn cả người  trong  gia tộc phụ hệ.

Nói tóm lại chúng ta có thể  khẳng định  rằng người Việt  theo chế độ  phụ hệ rất sớm từ khi tổ tiên ta  còn ở lưu vực sông Dương Tử.  Bởi vậy khi di cư trở về lại đồng bằng sông Hồng, họ vẫn giữ chế độ phụ hệ dưới thời kỳ Hồng Bàng với văn hóa Phùng Nguyên.

Version française

Les traces du régime matriarcal vietnamien

Il y  a un temps où notre peuple comme les autres peuples du monde adopte le régime matriarcal.  Avons-nous l’occasion de penser à cela par nous-mêmes ? Certainement pas car à la naissance, nous avons tous pris le nom de notre père, sauf en France où nous avons le droit d’ajouter maintenant le nom de notre mère à notre nom. Dans la langue vietnamienne, on se sert souvent des mots qui gardent encore les traces du système matriarcal auquel on ne pense jamais d’autant plus que notre pays a adopté le système patriarcal depuis si longtemps. On dit souvent femme/mari (VỢ CHỒNG) mais jamais mari/femme (CHỒNG VỢ). On est habitué à  désigner la lignée familiale avec le terme « BÀ CON » où le mot BÀ (madame)  précède toujours le mot  CON  (ou enfant). Parfois, il y a du mépris dans les propos lorsqu’on emploie le terme suivant  « gái nạ dòng ou femme divorcée » où le mot nạ se réfère à la lignée de la mère. Selon la remarque  de l’écrivain Binh Nguyên Lộc, on veut insinuer  une  fille polyandre. Cela veut dire implicitement une mauvaise fille.

Jusqu’à ce jour, notre pays continue à avoir encore le régime matriarcal dans de nombreux endroits comme sur les Hauts Plateaux du Vietnam avec les ethnies Cham, Jarai, Ede, Raglai, Churu appartenant à la famille linguistique austronésienne ou les M’nong, les K’ho  de  la famille des langues austro-asiatiques. Certains prétendent que notre pays a adopté le système patriarcal depuis l’annexion de Jiaozhi (Giao Chỉ)  par la Chine. C’est certainement faux. Alors, depuis quand notre pays a-t-il abandonné le système matriarcal au profit du  système patriarcal ? Pour approfondir cette question, les archéologues ont l’habitude de s’appuyer souvent sur la méthode d’inhumation des morts  dans les tombes des sites liés à la civilisation de la riziculture inondée. Ce n’est certainement pas l’époque où les rois Hùng du royaume de Văn Lang régnaient avec la culture de Phùng Nguyên car la succession au trône s’opère clairement à travers la patriarchie dans la légende, notamment le pouvoir majeur revenant toujours à l’aîné de  la famille dans  l’organisation sociale de l’époque. Nous savons également que les ancêtres du peuple vietnamien étaient issus directement de la région du fleuve Bleu (Yang Tsé) en nous basant sur les données des travaux de recherche génétique d’aujourd’hui. Nous devons remonter ainsi le temps et analyser les lieux de culture du riz inondé dans les  régions du cours moyen et inférieur du fleuve Yang Tsé car selon le chercheur japonais  Shin’ichi Nakamura  de l’université Kanazawa,  le berceau de la riziculture doit s’y trouver mais en l’état actuel des connaissances, il est difficile de le localiser très précisément sur une carte géographique.

Cependant, il y a l’évolution sociale dans les  régions du cours inférieur du  fleuve Yang Tsé (sites archéologiques  de Hemudu et Liangzhu)  au cours de la période néolithique en passant:

-d’une économie diversifiée à une économie  exclusivement rizicole
– d’un habitat agricole à  un habitat citadin
– d’un cimetière collectif au cimetière des groupes particuliers.

Pourquoi le site de Hemudu? Selon l’archéologue française Corinne Debaine-Francfort, , on a trouvé  non seulement les restes d’un habitat lacustre en bois monté sur pilotis bien différent des maisons en terre  du nord de la Chine mais aussi les grains de riz cultivés  dans des champs inondés à l’aide des houes fabriquées à partir d’omoplates d’animaux en 1973 dans le site néolithique le plus ancien de la région de  Hemudu  (Zheijiang). On peut dire que le riz a été domestiqué dans ce lieu datant d’environ 4770 ans à 5000 ans avant J.C. La population vivant ici possédait des traits à la fois mongoloïde et australo-négroïde. Lors du décès, les gens d’ici  étaient  enterrés la tête tournée vers l’est ou le nord-est, et n’avaient pour la plupart aucune offrande. Ils n’avaient pas non plus de cimetière communal clairement défini. Par contre ils avaient un cimetière clanique commun avec de nombreux biens  funéraires. On peut voir qu’il y a encore  ici un système matriarcal car on y trouve les restes d’animaux comme les singes, les rhinocéros, les cerfs, les éléphants, les tigres, les tortues etc… Cela montre que les habitants d’ici vivaient encore de la chasse et de la pêche à cette époque.

Le rôle de l’homme  n’est pas  considéré important car il n’est pas encore nécessaire d’avoir une organisation sociale réclamant beaucoup de ressources humaines pour la production comme la fabrication d’outils, l’emmagasinage du riz dans les greniers, la fonte du bronze etc…  comme la répartition des tâches ardues pour obtenir le résultat souhaité durant la saison des récoltes. L’homme semble avoir peu de pouvoir et n’a pas le droit de posséder ou d’hériter de terres.

En revanche, sur les sites néolithiques de la culture de Liangzhu, il y a un changement manifeste  dans l’équilibre des pouvoirs entre mari et femme. Par exemple, parmi les objets funéraires dans les tombes individuelles, les outils agricoles tels que les pelles en pierre polie sont destinées aux hommes et les roues à tisser restent les principaux objets des femmes. Cela prouve qu’à cette époque les hommes constituaient la main d’œuvre principale  dans les rizières et les femmes n’assumaient que  les travaux ménagers.

De plus, les tailleurs de pierre étaient obligés de changer de métier et  ils étaient devenus des tailleurs de jade. Cela a conduit à une période importante du développement industriel et de la division du travail dans la société et a favorisé l’apparition et la distinction  de classe entre les pauvres et les riches mais aussi  entre l’aristocratie et la religion. Depuis lors, il y a eu aussi  une contribution à la division dans la cellule familiale. C’est aussi à partir de ce moment-là  que la monogamie a commencé à apparaître.  La femme a suivi son mari pour vivre dans la famille de son mari. Les enfants ont pu vivre également avec leurs parents et leur famille et ont pris désormais le nom de famille du père à leur naissance.  Lors du décès, le mari et sa femme pouvaient être enterrés ensemble avec les membres de leur famille patriarcale.

Bref, on peut affirmer que les Vietnamiens ont suivi très tôt le système patriarcal au moment où nos ancêtres  vivaient encore dans le bassin du Yang Tsé. Par conséquent, lors de leur retour dans le delta du fleuve Rouge, ils ont continué à conserver le patriarcat sous la dynastie des Hồng Bàng avec la culture de  Phùng Nguyên.

Bibliographie:

Annick Levy-Ward : Les centres de diffusion du riz cultivé. De l’Asie du Sud-Est à la Chine. Études rurales, n°151-152, 1999
Shin’ichi Nakamura: LE RIZ, LE JADE ET LA VILLE. Évolution des sociétés néolithiques du Yangzi. Éditions de l’EHESS 2005/5 60e année, pp 1009-1034
Corinne Debaine-Francfort : La redécouverte de la Chine ancienne.  Editions Gallimard  1998.
Bình Nguyên Lộc: Lột trần Việt ngữ. Talawas

Lý Thánh Tôn (Le troisième roi de la dynastie des Lý)

Lý Thánh Tôn (1054–1072)

Version française

Vừa mới lên ngôi, vua Lý Thánh Tôn đổi quốc hiệu là Đại Việt mà trước đó có tên là Đại Cồ Việt mà được vua Định Tiên Hoàng đặt cho nước ta. Theo sử học ngài là một ông vua rất nhân từ và có lòng thương dân.

Có một ngày, trong thời kỳ mùa đông khắc nghiệt, ngài bảo các quan hầu gần như sau:

Trẫm mặc quần áo như thế này mà trẫm còn rét. Làm thế nào để người dân chống chọi với cái lạnh khắc nghiệt này được, đặc biệt là những người nghèo khi chúng ta biết rằng họ không có đủ tiền để sinh sống?. Các khanh cần phải cho họ thức ăn và quần áo  thêm nữa ngay bây giờ.

Một lần khác, có công chúa Ðộng Thiên ở bên cạnh trong một buổi yết kiến, ngài quay sang về hướng các quan mà nói: Trẫm  có một tình yêu sâu sắc đối với dân chúng cũng như tình yêu của trẫm dành cho con trẫm. Thật không may, người dân có giáo dục quá kém nên họ mới liên tục phạm tội. Đó là lý do tại sao trẫm  cảm thấy tội nghiệp thương họ. Trẫm yêu cầu các quan nên giảm bớt các hình phạt và các tội mà họ đã phải chịu.

Theo nhà học giã Hoàng Xuân Hãn, lòng thương người như vậy của vua Thánh-Tông không phải là một sự giả dối của nhà chính trị, mà chính là phần biểu-diễn của lòng từ-bi  do Phật-giáo gây nên.  Chính vua Lý Thánh-tông là tổ thứ nhất một dòng Thiền tông ở nước ta. Đó là dòng Thảo-đường, lập ra tại chùa Khai-quốc ở Thăng Long. Cũng chính ngài có ý muốn khai hóa sự văn học, lập Văn Miếu, làm tượng Đức Khổng Tử, Chu Công và 72 tiền hiền để thờ. Văn Miếu còn chức năng lúc đó là một trường học  hoàng gia đầu tiên mà người học trò đầu tiên được học 5 tuổi đó là thái tử Lý Càn Đức tức là Lý Nhân Tôn về sau nầy. Chính nhờ có ý nghĩ nầy  của vua Lý Thánh Tôn để đào tạo các vua chúa mẫu mực và các con hoàng tộc của triều Lý mà vua Lý Nhân Tôn mới lập Quốc tử giám vào năm 1076 ở kinh thành Thăng Long bên cạnh Văn Miếu nhầm để đào tạo những nhân tài xuất sắc cho đất nước.

Theo Đai Việt Sử Lược toàn thư, vua Lý Thánh Tôn là một vị vua văn võ song toàn. Ngài là con trưởng của vua Lý Thái Tông và Kiêm Thiên hoàng hậu và có tên thật là Lý Nhật Tôn.  Ngài sinh 30 tháng 3 năm 1023 và mất vào ngày 1 tháng 2 năm 1072, thọ 48 tuổi và trị vì được 17 năm.  Ngài lúc còn làm thái tử  được vua cha dựng cung Long Đức làm nơi ở.  Lúc 15 tuổi, ngài được vua cha phong làm Đại Nguyên soái, cùng cha dẹp quân phiến loạn  ở Lâm Tây (Lai Châu) và giành  được chiến thắng. Lúc 17 tuổi được  vua cha giao quyền triều chính lúc vua cha Lý Thái Tông đi đánh giặc Nùng Tôn Phúc ở Cao Bằng. Lúc 18 tuổi, vua Lý Thánh Tôn được quyền giải quyết xét xử các vụ kiện tụng trong nước và lập cơ quan ở điện Quảng Vũ. Chính nhờ vậy mà ngài thấu hiểu trị dân không phải bằng luật pháp khắc khe không thôi mà cần có lòng nhân từ bác ái  đề cho dân được thuần phục.

Qua việc tha vua Chế Củ (Rudravarman III) về nước Chiêm Thành thì sử thần Ngô Sĩ Liên bàn: Ngài cũng là bậc vua hiền. Hoặc có người bảo là vua nhân nhu có thừa mà cương đoán không đủ, ngụ ý chưa cho là phải. Biết đâu ngài dùng kế  Khổng Minh để thuyết phục Mạnh Hoạch (Thất cầm Mạnh Hoạch) ở thời Tam quốc để  tính chuyện lâu dài nhưng dù sau đi nửa ngài cũng là một vị vua có xu hướng mở mang bờ cõi đất nước vì Chiêm Thành đã nhường 3 châu Bố Chánh, Địa Lý, Ma Linh (Quảng Bình ngày nay và một phần phiá bắc Quảng Trị) cho nước Đại Việt. Sở dĩ Chiêm Thành bỏ việc nạp cống cho nước Đại Việt,  lén lút thần phục nhà Tống với vua Tống Thần Tông (Song Shenzong)  và mong có sự hậu thuẫn của nhà Tống trong cuộc chiến Việt-Chiêm thì nhà Lý xem đây là một sự khiêu khích mà cũng là một cơ hội để  dằn mặt nhà Tống có ý dòm ngó nước Đại Việt và trừng phạt Chiêm Thành thường xua binh khuấy rối ven biển.

Lúc khởi binh đi  chinh phạt Chiêm Thành cùng Lý Thường Kiệt, Lý Thánh Tông không giành được phần thắng lợi  lần đầu buộc lòng ngài phải đem quân trở về đến châu Cư Liên, nghe tin Nguyên phi Ỷ Lan giúp việc nội trị, cảm hóa được lòng dân vui vẻ nên ngài mới nói rằng: Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là đàn ông thì không làm được việc gì cả.  Ngài bèn quyết định trờ lại đánh phá kinh  đô Phật Thệ (Vijaya)(Bình Định)  bắt cho được Chế Củ (Rudravarman III) mang về triều cùng 5000  tù binh Chàm khiến Chế Củ xin dân ba châu để chuộc tội.

Theo sách « An Nam chí lược » của Lê Tắc thì trong số tù nhân mang về Thăng Long để làm nô bộc  trong chiến cuộc  nầy thì Lý Thánh Tông có bắt được một thiền sư Trung Hoa nhưng không ai biết ông ấy là thiền sư cả. Tình cờ ông nầy phục dịch  cho một viên quan có chức Tăng lục. Trong lúc quan nầy đi vắng, Sư thấy bản Ngữ lục ở trên bàn có mấy chỗ sai, bèn tự ý sửa chữa lại. Vị Tăng lục đi về, xem thấy thế ngạc nhiên, hỏi ra mới biết sư sửa.  Sau này, khi biết Thảo Điền là một người uyên bác nhờ vị viên quan tăng lục nầy, Lý Thánh Tông tôn ông làm quốc sư và ông  trở thành tổ  sư của phái thiền Thảo Đường, một trong ba phái thiền tông của Phật Giáo Đại Việt ở thời nhà Lý. (Tì Ni Đa Lưu Chi,  Vô Ngôn Thông và Thảo Đường). Cuối năm 1069, Lý Thánh Tông  cử Quách Sĩ An làm Chánh sứ và Đào Tông Nguyên làm Phó sứ sang báo cho triều Tống về việc đánh bại Chiêm Thành. Tống Thần Tông tuy không vui chi cho mấy nhưng phải thừa nhận Chiêm Thành là chư hầu của Đại Việt cùng nước Chân Lạp. Từ đó thanh thế của nước ta rất lớn khiến nhà Tống kiêng nể vì  nhà Tống ở thời điểm đó còn phải đương đầu ở phương bắc với nước Liêu của người Khiết Đan.

Lý Thánh Tôn (1054–1072)

À peine intronisé, le roi  Lý Thánh Tôn donna au pays « Le Grand Yue » à la place de « Đại Cồ Việt » qu’avait choisi le roi Định Tiên Hoàng pour notre pays. Selon l’histoire du Vietnam,  il était un roi bienveillant et faisait preuve de compassion pour le peuple.

Un jour, durant une période où l’hiver était rude, il s’adressa à ses mandarins  proches dans les termes suivants:

En m’habillant de cette manière, je continue à être transi de froid. Comment arrivent-ils les gens à résister à ce froid rigoureux surtout les pauvres lorsqu’on sait qu’ils n’ont pas assez d’argent pour se nourrir?. Il faut leur donner dès maintenant de la nourriture et des habits chauds supplémentaires.

Une autre fois, en tenant compagnie à sa fille, la princesse Ðộng Thiên, lors d’une audience, il se tourna vers ses mandarins et leur dit :

J’ai un amour profond pour mon peuple comme celui que j’ai toujours pour ma fille. Malheureusement, le peuple est si peu instruit qu’il ne cesse pas de commettre des fautes. C’est pour cela que j’en ai tellement pitié. Je vous demande de bien vouloir diminuer les châtiments et les peines infligés.

Selon l’érudit vietnamien Hoàng Xuân Hãn,  ce comportement à l’égard de son peuple n’est pas l’hypocrisie d’un homme politique mais elle est la manifestation de  sa miséricorde provenant de la religion bouddhiste. Le roi Lý Thánh Tôn faisait  partie de la première génération des disciples de la branche zhen « Thảo Đường » établie à la pagode Khai Quốc de la capitale Thăng Long. C’est aussi lui ayant eu l’intention de développer le domaine de l’art littéraire en édifiant les statues de Confucius et duc de Zhou et surtout les 72 sages dans le but de les vénérer. Cette académie confucéenne servait à cette époque de la première institution  impériale où le premier élève inscrit était âgé de 5 ans. C’est le prince héritier Lý Càn Đức ou le futur roi Lý Nhân Tôn. C’est grâce à cette idée que le roi Lý Thánh Tôn avait eue dans le but d’éduquer les rois et les fils du sang royal que son fils, le roi Lý Nhân Tôn décida de construire en 1076 à côté de cette institution dans la capitale Thăng Long un complexe architectural nommé « Fils de la nation (Quốc tử giám) ». Celui-ci était destiné à former les hommes de talent pour la nation.

Selon « Les Mémoires historiques du Grand Viet au complet », Lý Thánh Tôn était un roi « parfait ». Il était le fils aîné du roi Lý Thái Tông et  de la reine Kiêm Thiên (Mai Thị) et prenait Lý Nhật Tôn comme nom de naissance. Il était né le 30 mars 1023  et décédé le 1 Février 1072 à l’âge de 48 ans et régnait durant 17 ans. Quand il était encore prince, il fut permis par le roi-père de vivre au palais Long Đức. À l’âge de 15 ans, il fut nommé généralissime par son père.  Il  accompagna  ensuite ce dernier dans l’expédition militaire engagée contre les rebelles à  Lâm Tây (Lai Châu) et  réussit à obtenir la victoire. À l’âge de 17 ans, il fut chargé par son roi-père d’assumer la gouvernance pour lui permettre de mater la rébellion de Nùng Tôn Phúc à Cao Bằng.  À 18 ans, il fut autorisé par son père de résoudre toutes les affaires judiciaires de l’état et  organisa son tribunal au palais Quảng Vũ.  C’est pour cela qu’il connut les difficultés rencontrées par le peuple et ses souffrances. Il tenta de les résoudre non seulement avec les lois sévères mais aussi avec la charité et la bonté, de façon à obtenir l’adhésion de son peuple.

 

Par le biais de  la libération du roi du Champa Chế Củ (Rudravarman III), l’historien Ngô Sĩ Liên dit: Il est aussi un bon roi. Certains gens disent qu’il se montre très généreux mais pas assez énergique dans sa décision, cela sous-entend  que ce n’est pas tout à fait  juste. Il se sert peut-être du stratagème de libérer 7 fois Manh Hoach,  employé par  Zhuge Liang (Khổng Minh) à l’époque des Trois Royaumes  pour  servir  son but que l’on ne connait pas mais  on s’aperçoit de toute façon qu’il est aussi un roi ayant tendance à agrandir son royaume  car le Champa lui  a cédé 3  districts (Quảng Binh d’aujourd’hui et une partie du nord de Quảng Tri) en échange de la libération de son roi.

Du fait du refus du Champa de payer tribut au royaume « Đại Việt » et de  se soumettre clandestinement  à la dynastie des Song avec l’empereur Tống Thần Tông (Song Shenzong)  dans le but d’obtenir l’aide apportée par cette dernière dans la confrontation militaire avec le Đai Việt, la dynastie des Lý considérait cet acte comme une provocation qui était également une occasion pour elle de dénoncer l’arrière-pensée  de la dynastie Song de vouloir annexer Đại Việt et de punir le Champa, un pays vassal continuant à provoquer des troubles au bord des côtes vietnamiennes.

Au début de l’engagement militaire mené contre le Champa avec le général Lý Thường Kiệt, le roi Lý Thánh Tông n’arriva pas à obtenir la première victoire escomptée. Il fut obligé de rentrer au Vietnam avec son armée mais sur le chemin de retour, il apprit au district  Cư Liên que sa concubine régente Nguyên phi Ỷ Lan avait réussi à mieux gérer durant son absence les affaires courantes de l’état, à conquérir le cœur de son peuple et à rendre ce dernier heureux. Cette nouvelle l’obligea à dire ainsi: Elle réussit cet exploit. Pourtant c’est une femme. Moi, je suis un homme mais je ne peux pas agir mieux. Il décida de retourner au Champa, détruire sa capitale Vijaya et  capturer finalement son roi Rudravarman III. Celui-ci fut ramené au Vietnam avec 5000 prisonniers. Il fut obligé d’offrir au roi  Lý Thánh Tôn 3 districts en échange de sa libération.

Selon « L’histoire abrégée d’Annam (An Nam Chí Lược)» de Lê Tắc, parmi les prisonniers ramenés à la capitale Thăng Long pour devenir esclaves,  figurait un moine zhen chinois dont personne ne connaissait pas l’identité. Par hasard, il était choisi pour servir un mandarin chargé des affaires religieuses de l’état.  Un jour, lors de l’absence de ce dernier, le moine trouva sur son bureau un texte religieux rempli d’erreurs et décida d’y apporter des corrections. À son retour, le mandarin découvrit avec étonnement que son serviteur était un moine après avoir trouvé son texte religieux parfaitement corrigé. Il sut plus tard que le moine Thảo Đường était un érudit qu’il n’hésita pas à présenter au roi Lý Thánh Tôn. Celui-ci  le nomma ensuite  en tant que conseiller de l’état. Il devint ainsi le fondateur de la secte zhen « Thảo Đường », l’une des trois branches zhen du bouddhisme vietnamien  à l’époque de la dynastie des Lý. (Tì Ni Đa Lưu Chi,  Vô Ngôn Thông và Thảo Đường). À la fin de l’année 1069, le roi Lý Thánh Tông  nomma Quách Sĩ An en tant qu’envoyé en chef et Đào Tông Nguyên son adjoint pour informer la Chine des Song de la défaite du Champa.  Le roi Song Shenzong n’était pas du tout content de cette nouvelle mais il dut reconnaître dès ce jour que le Champa et le Chenla étaient les pays vassaux de Đại Việt. Depuis lors, le prestige de notre pays fut si grand que la dynastie des Song s’abstint de faire des provocations pour un moment car elle  dut faire face  aux Khitan du royaume Liao dans le nord.

 

 

Le roi Lý Thái Tông ( ou Lý Phật Mã)

 

Version française 
Lý Thái Tông Phật Mã (1000 – 1054)

Không có đời nào mà các vua  có độ lượng khoan hồng đối với những kẻ địch, thân thích hay dân chúng như đời nhà Lý. Đấy là lời nhận xét của nhà học giả Hoàng Xuân Hãn trong bài ông viết có tựa đề là « Đạo Phật đời Lý ». Phải sẵn có từ tâm nên các vua nhà Lý mới có thể khoan hồng dễ dàng và có những cử chỉ đáng kính để có lợi cho con đường chính trị  của mình như Lý Thái Tông. Vua nầy  được sách « Đại Việt Sử Ký Toàn Thư »  của Ngô Sĩ Liên nói ông là người có  tài trí và thông lục nghệ mà còn ví ông như Hán Quang Vũ Đế đánh đâu được đấy và công tích được sánh với Đường Thái Tông (hay Lý Thế Dân) ở Trung Hoa. Vậy Lý Thái Tông là vị vua như thế nào mà được  người dân Việt ngưỡng mộ?

Vua là con trưởng của Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), tên là Lý Phật Mã và sinh ở chùa Duyên Ninh thuộc cố đô Hoa Lư vào năm Canh Tý (1000).  Mẹ là hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân, con gái của vua Lê Đại Hành và Dương Vân Nga. Ông được lập làm Đông cung thái tử, lên ngôi hoàng đế khi Thái Tổ băng hà, trị vì 27 năm và thọ được 55 tuổi.

 Vừa chuẩn bị lên ngôi thì Lý Phật Mã phải đối phó với loạn Tam Vương do ba hoàng tử Vũ Đức Vương, Dực Thánh Vương và Đông Chinh Vương đem quân vây thành Thăng Long để tranh giành ngôi vua. Nhưng nhờ  có các quan trung thành như Lý Nhân Nghĩa và tướng quân Lê Phụng Hiếu mà giết được Vũ Đức vương ở trận tiền và thu hàng  Dực Thánh Vương và Đông Chinh Vương. Sau đó Lý Phật Mã  còn phải xuất binh đi dẹp loạn ở phủ Trường Yên (Hoa Lư) nơi mà Khai Quốc Vương bất bình  làm phản. Một khi dẹp loạn xong cả, ông lại xuống chiếu tha tội các vương và cho phục hồi tước vị. Ngày 1 tháng tư năm 1028 (Kỷ Hợi),  Lý Phật Mã mới lên ngôi, tức là vua Lý Thái Tông và lấy niên hiệu là « Thiên thành ». Vì sự phản nghịch của các thân vương nên vua Lý Thái Tôn mới lập ra một lệ cứ  hàng năm các quan cùng các người thân thích của vua phải đến Đồng Cổ ở làng Yên Thái  Hànội cùng nhau tuyên thệ làm tôi phải trung thành với vua nhờ qủi thần chứng giám. Ai  không đến thề bị phạt 50 trượng. 

 

Ngài còn dùng chính sách khéo léo là không đặt các quan trấn giữ ở các châu mà còn liên minh với các người châu mục bằng cách gả các công chúa (Kim Thành gả cho châu mục Châu Phong là Lê Thuận Tôn chẳng hạn)  cho cho họ khiến họ lúc nào cũng trung thành với nhà Lý. Nhờ  có  tính thao lược và quen việc dùng binh, ngài thường thân chinh đi đánh giặc nhất là có giặc Nùng còn có hai nước lân bang như Ai Lao và Chiêm Thành hay thường cho người sang quấy nhiểu. Ở châu Quảng Nguyên có m ột người Nùng tên là Nùng Tôn Phúc làm phản, tự xưng là Chiêu Thánh hoàng đế,  đặt quốc hiệu là  Tràng Sinh quốc rồi đem quân đánh phá mọi nơi. Năm kỷ mão (1039), vua Thái Tôn thân chinh đi đánh bắt được Nùng Tôn Phúc cùng con cả là Nùng Trí Thông, đem về kinh thành xử tội. Năm 1041, con của Nùng Tôn Phúc là Nùng Trí Cao và mẹ là A Nông trở về lấy châu Đảng Đo gần Quảng Nguyên lập nước gọi là Đại Lịch quốc. Vua Thái Tôn sai tướng lên bắt Nùng Trí Cao  đem về kinh thành cùng mẹ nhưng nghĩ trước đã giết cha là Nùng Tôn Phước và anh là Nùng Trí Thông nên tha tội mà còn phong cho tước Thái-bảo.

 Còn nước Chiêm Thành, vua ở xứ nầy hay cho người  sang cướp bóc dân ở ven biển và không chịu qui phục. Vua Thái Tông buộc lòng phải ngự giá đi đánh Chiêm Thành năm 1044. Quân địch thua to. Tướng Chàm Quách Gia Di chém quốc vương Sạ Đẩu (Jaya Simhavarman II), vua cuối cùng của triều đại Chămpa Indrapura  và đem đầu xin hàng. Ba vạn quan quân Chàm bị giết  ở kinh thành  Phật Thệ (Vijaya, Bình Định) khiến vua Thái Tôn thướng xót nên ra lệnh cấm không được giết nguời Chàm. Nếu quân lính không tuân lệnh thì phải chịu hình phạt. Qua cuộc viễn chinh nầy, vua có mang về vợ của vua Chàm Sạ Đẩu tên là Mị Ê cùng các tỳ thiếp.  Đến sông Lý Nhân, vua sai người triệu bà sang chầu. Nàng giữ trinh tiết không chịu, quấn chiên trầm mình xuống sông tự tử. Vua biết được cho người lập bàn thờ bà và phong cho nàng làm « Hiệp chính Hựu thiện phu nhân » (Femme très chaste et très douce). 

Theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, vua Thái Tôn tuy chinh chiến liên miên, ngài không quên việc  cải cách thể  chế ở trong nước. Ngài lúc nào cũng để lòng thương dân. Mỗi lần đánh giặc về hay có thiên tai thì ngài lại giãm thuế cho dân hai đến ba năm. Ngài còn sửa lại luật phép để cho người dân có thể lấy tiền mua chuộc tội trừ khi phạm tội thập ác (1). Bởi vậy ngài đổi lại niên hiệu là Minh đạo (1042). Thái Tôn còn hạ chiếu cấm không cho ai được mua hoàng nam làm nô lệ (1043). Còn ở trong cung thì số cung nữ và hậu phi được định lại như sau: hậu và phi 13 người,  ngự  nữ 18 người, nhạc kỹ 100 người. Tất cả cung nữ đều phải biết thêu dệt vóc gấm. Còn gấm vóc của nhà Tống ở trong kho thì đem ra may áo ban cho các quan ở triều và từ đó không dùng gấm vóc  của nhà Tống nữa.  Dưới triều đại của ngài, chùa Diên Hựu (Chùa Một Cột)  được khởi công xây dựng vào năm Kỷ Sửu (1049). Theo truyền thuyết kể lại, ngài  nằm mơ thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên toà sen. Khi tỉnh dậy vua bèn kể lại chuyện nầy cho bày tôi nghe thì có nhà sư Thiện Tuệ khuyên ngài nên làm  chùa dựng cột đá ở giữa ao, làm toà sen của Phật bà  đặt trên cột đá như trong mộng và các sư đi chung quanh tụng kinh cầu cho vua được sống lâu. Bởi vậy chùa  mới có tên Diên Hựu.

Mặc dù các sử thần Lê Văn Hưu đời nhà Trần hay Ngô Sĩ Liên theo quan điểm Nho giáo trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư  chê  ngài  có lòng nhân từ,  mê  thuyết từ ái của nhà Phật mà tha tội cho những kẻ phản thần (các thân vương hay Nùng Trí Cao) nên ngài quên đi pháp quyền và cái nghĩa lớn của người làm vua nhưng cũng có những tác giả như Lê Văn Siêu trong « Việt Nam Văn Minh Sử  Cương » cho rằng việc hậu đãi Nùng Trí Cao là thâm ý của ngài kiểu « Thất cầm Mạnh Hoạch ở Vân Nam » của Gia Cát Lượng ở thời Tam Quốc khiến Nùng Trí Cao cảm kích và kính phục.  Chính cũng nhờ cử chỉ cao thượng của ngài mà dân tộc Nùng cùng  thủ lĩnh Nùng Tông Đản có công lớn tham gia trong việc đánh phá Ung Châu về sau để chận đứng âm mưu thôn tính Đại Việt của nhà Tống với danh tướng Lý Thường Kiệt. 

Nhìn lại lịch sử mới thấy Lý Thái Tông là một vua rất giỏi cũa nhà Lý. Chính nhờ ngài mà Đại Việt trở nên vững mạnh ở trong vùng. Ngài đã thành công trong việc ổn định đất nước, tránh được những nguy cơ bạo loạn,  xâm lấn, qui phục các nước lân bang (Ai Lao, Chân Lạp và Chiêm Thành)   và thu phục được lòng dân khiến dựng cơ nghiệp nhà Lý có được hơn hai trăm năm. (Lý Bát Đế).

(1) Mười tội phạm.

Version française

Il n’y a aucune  dynastie où les rois sont aussi indulgents envers les ennemis, les proches  ou les gens comme  c’est le cas  la dynastie des Lý. C’est la remarque laissée par l’érudit vietnamien  Hoàng Xuân Hãn dans son article intitulé « Le bouddhisme de l’époque des Lý ». Dotés de la conscience et de  la bonne moralité,  les rois de la dynastie des Lý peuvent se comporter indulgents avec facilité et faire des gestes respectueux  permettant d’être sur  la voie de la réussite en politique comme Lý Thái Tông. Celui-ci est mentionné dans le livre intitulé  « Les Mémoires Historiques du Grand Viet » de Ngô Sĩ Liên comme un homme de talent et de savoir. Il est comparé non seulement à  l’empereur Han Guangwudi (Hán Quang Vũ Đế) connu pour la réussite de ses conquêtes territoriales  mais aussi à  l’empereur Tang Taizhong (Lý Thế Dân) illustré pour ses exploits prodigieux. Alors comment est-il Lý Thái Tông pour être admiré par tant de Vietnamiens?

Il était le fils aîné de Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), nommé Lý Phật Mã et était né à la pagode Duyên Ninh dans l’ancienne capitale de Hoa Lư à l’année du Rat de métal (1000). Sa mère était la reine Lê Thị Phất Ngân, la fille du roi Lê Đại Hành et Dương Vân Nga. Désigné comme le prince héritier du trône,  il succéda à son père Lý Thái Tổ lors du décès de ce dernier, régna  durant 27 ans et mourut à 55 ans. Sur le point d’être intronisé, Lý Phật Mã dut faire face à la rébellion menée par  les trois princes Vũ Đức Vương, Dục Thành Vương et Đông Chinh Vương car ceux-ci décidèrent  d’amener des troupes pour encercler la citadelle de Thăng Long en vue de lui disputer le trône. Mais grâce à ses partisans fidèles tels que Lý Nhân Nghĩa et le général Lê Phụng Hiếu, il put  neutraliser Vũ Đức Vương dans la confrontation  avant de soumettre Dục Thành Vương et Đông Chinh Vương. Après cette rébellion, Lý Phật Mã dut partir en guerre  pour combattre l’insurrection menée par un autre prince mécontent Khai Quốc Vương  à Trường Yên (Hoa Lư). Une fois la rébellion matée, il retourna à la cour et ordonna un édit royal accordant le pardon à tous les princes rivaux et leur permettant de récupérer leur titre. Le premier jour de l’année 1028 (année du cochon de terre), Lý Phật Mã monta sur le trône. Devenu le roi Lý Thái Tông,  il prit au début de  son règne  le nom «Thiên Thành  (Achèvement avec l’accord du Ciel).

En raison de la rébellion des princes, le roi Lý Thái Tông a établi chaque année une coutume selon laquelle les mandarins et les parents du roi devaient se rendre ensemble à Đồng Cổ dans le village de Yên Thái Hanoï pour prêter serment de fidélité au roi en prenant comme témoin le diable en personne. Ceux qui ne viennent pas le faire seront condamnés à recevoir 50 coups de bâton pour la punition.

On  vit son ingéniosité  de ne pas envoyer à cette époque  les gouverneurs dans les districts lointains mais il préféra   plutôt  une politique d’alliance  avec les chefs  locaux en leur  accordant  vhaque fois la main de l’une de ses  filles (la princesse Kim Thành  acceptant   d’épouser le  chef du district Châu Phong, Lê Thuận Tôn par exemple), ce qui leur permit de rester toujours fidèles à la dynastie des Lý. Grâce à son génie militaire  et son habilité  à utiliser les troupes, il allait souvent combattre lui-même l’ennemi, en particulier les Nùng, une minorité ethnique du Vietnam et les deux pays limitrophes  comme le Laos et le Chămpa qui ne cessaient de provoquer des troubles frontaliers. Dans le district Quảng Nguyên, un  chef local  Nùng nommé Nùng Tôn Phúc se rebella, se déclara empereur Chiêu Thánh et désigna son royaume sous le nom «Tràng Sinh ». Puis il commença  à provoquer des troubles partout. Le roi décida de monter lui-même  une expédition en l’an 1039 (année du chat de terre), réussit à capturer le rebelle  Nùng Tôn Phúc ainsi que son fils aîné Nùng Trí Thông, les ramena tous les deux à la capitale  pour être exécutés sur place. En l’an 1041, de retour dans la région,  le fils de Nùng Tôn Phúc, Nùng Trí Cao et sa mère A Nông décidèrent d’occuper le district Đảng Đo proche de  Quảng Nguyên et établirent un royaume nommé Đại Lịch.  Le roi Lý Thái Tông ordonna à ses subalternes de capturer Nùng Trí Cao et de le ramener vivant à la capitale en même temps que sa mère A Nông. Au lieu de les exécuter sur place, Lý Thái Tông décida de leur accorder le pardon et donna à Nùng Trí Cao le titre Tai Bao car il ne voulut pas leur faire subir le même supplice qu’il avait réservé il y avait quelques années à son père Nùng Tôn Phúc et à son frère aîné Nùng Trí Thông.

Quant au Champa, le roi de ce pays envoya souvent  les gens piller les  zones côtières et refusa  de se soumettre.  Le roi Lý Thái Tông fut contraint d’entrer en guerre contre le Champa en 1044. Les Chams subirent des pertes importantes. Le général Cham de nom  Quách Gia Di sabra le roi Jaya Simhavarman II, le dernier roi de la dynastie Indrapura et  demanda la reddition. Trente mille soldats et  officiers de l’armée chame  furent massacrés  à la capitale Vijaya dans la province Bình Định.  Pris de pitié à la vue de cette tuerie,  le  roi Lý Thái Tôn ordonna l’interdiction de tuer les Chams. Ceux qui ne la respectaient pas furent sévèrement punis.

Grâce à cette expédition, le roi ramena l’épouse du roi Cham Jaya Simhavarman II,  nommée Mị Ê et ses concubines. Dès l’accostage à l’embouchure de la rivière Lý Nhân, le roi envoya un émissaire pour demander à Mị  Ê de venir dans sa barque royale pour le servir. Elle préféra de garder sa chasteté et refusa d’y venir en enroulant le corps avec le drap de laine et en se jetant noyée dans la rivière. Ayant appris le suicide, le roi ordonna l’édification d’un autel en l’honneur de cette dame et lui accorda le titre « Hiệp chính Hựu thiện phu nhân » (Femme très chaste et très douce). 

Selon l’ «Histoire du Vietnam» de Trần Trong Kim, le roi Lý Thái Tông, malgré ses combats militaires  engagés de manière continue, n’abandonna pas les réformes institutionnelles dans le pays. Il avait toujours la compassion pour son peuple. Chaque fois un engagement militaire terminé ou une catastrophe naturelle survenue dans le pays, il baissa les impôts durant deux ou trois ans. Il  révisa également la loi afin de permettre aux gens de racheter les peines sauf les 10 crimes impardonnables (1).

Pour cela, il changea le nom de son ère en « Minh Đạo » (1042). Lý Thái Tôn publia également  un décret interdisant à quiconque d’acheter les  gens âgés de plus de 18 ans  comme esclaves (1043). Dans le palais, le nombre de courtisanes et de concubines était  redéfini comme suit: reines et concubines  limitées à 13 personnes, demoiselles du palais à 18 personnes, les musiciens et les danseuses à  100 personnes. Toutes les demoiselles du palais devaient  savoir faire le tissage du brocart. Quant aux  produits de brocart offerts par  la dynastie des Song dans l’entrepôt royal, le roi décida de s’en servir  pour faire  des vêtements destinés aux mandarins de la cour. Depuis lors, le brocart de la dynastie des Song n’était  plus utilisé. Sous son règne, la pagode Diên Hựu  (pagode au pilier unique) commença à être édifié  en l’année du buffle de terre (1049). Selon la légende, il aurait vu  le boddhisattva  de la miséricorde  Guanyin assis sur le trône de lotus dans son rêve. Le roi rapporta cette étrange histoire à sa cour lors de son réveil. Un moine Thiện Tuệ lui conseilla  de construire une pagode au pilier unique au milieu d’un étang et  y mettre un trône de  lotus sur lequel était assis  boddhisattva de la Miséricorde comme il l’avait vu dans son rêve. Puis les  moines firent le tour de ce pilier tout  en lisant  les sûtras pour demander au Ciel d’accorder la longue vie au roi. C’est pourquoi le temple s’appelait Diên Hựu.

Malgré les critiques des  historiens confucéens Lê Văn Hưu de la dynastie des Trần ou Ngô Sĩ Liên dans les « Mémoires historiques du Grand Việt » (Đại Việt  Ký Toàn Thư)  pour sa bienveillance, son profond attachement à  la compassion prônée par le bouddhisme et  son acte bienveillant du pardon accordé aux princes rebelles ou au chef local  Nùng Trí Cao qui lui faisaient oublier l’Etat de droit ou la responsabilité d’être roi, il y a  aussi des écrivains  ne cessant pas de le défendre comme Lê Văn Siêu dans son livre intitulé « Việt Nam Văn Minh Sử  Cương ». Pour ce dernier,  son geste bienveillant à l’égard de Nùng Trí Cao  n’était autre que son arrière-pensée  de recourir à la méthode « Retenir et libérer 7 fois un seigneur local de Yunnan  de nom Mạnh Hoạch » employée par Zhuge Liang (Gia Cát Lượng) à l’époque des Trois Royaumes en Chine. Cela rendait Nùng Tri Cao reconnaissant pour toujours envers Lý Thái Tông. C’était pour ce geste sublime  que le peuple Nùng dirigé par Nùng Tông Đản se rangea plus tard sous  la bannière du généralissime Lý Thường Kiệt et apporta une contribution non négligeable dans le but de prendre et détruire Yongzhou (Ung Châu) et stopper la politique d’annexion des Song contre  le Grand Việt (Đại Việt).

En jetant un coup d’œil sur l’histoire, Lý Thái Tông est un grand roi de la dynastie des Lý. C’est grâce à lui que le Grand Việt (ou Đại Việt) devient un état  fort dans la région. Il réussit à stabiliser le pays en matant les rébellions et les troubles frontaliers, en obligeant les pays voisins (Laos, Chenla et Champa) à la soumission et en gagnant le cœur du peuple pour fonder  une dynastie Lý  durant plus de deux cents ans. (dynastie des 8 empereurs)  (Lý Bát Đế).

(1) Thập ác.