Bleus de Huế (Đồ sứ men lam Huế).

Đồ sứ men lam Huế

Version française

Được chế tạo từ đất sét và được trải qua một quá trình biến đổi vĩnh viễn với các vật liệu khác  như cát (silice), thạch anh (quartz), đá bồ tạt  (feldspath), cao lãnh (kaolin), petuntse (đất bồ tạt)   vân vân …bằng cách trộn và nung qua lửa có nhiệt độ thấp cao khác nhau khiến đồ gốm chia ra được thành ba nhóm (đồ đất nung, đồ sành và đồ sứ) dùng phục vụ cho các mục đích khác nhau. Một loại sản phẩm đồ gốm Việt Nam mà được các nhà sưu tầm cổ vật ngoại quốc vẫn còn ưa thích đó là đồ  sứ men lam Huế. Bởi vậy một chén bát sứ trang trí rồng và kỳ lân ở giữa lừng mây, có tráng men màu xanh lam với  rìa miệng  viền bằng kim loại ở phòng trưng bày Drouot tại Paris, ngày 16 tháng 10 năm 2019 được bán đấu giá  với giá là 110 500€. Tại sao gọi là đồ sứ men lam Huế ? Thành ngữ « Đồ sứ men lam Huế (Les bleus de Huế)» nầy được một nhà giáo sư ngôn ngữ  phương đông  ở Hànội, Louis Chochod (1877-1957) dùng dưới thời kỳ Pháp thuộc để ám chỉ Huế là nơi mà ông khám phá ra  có nhiều các đồ sứ men lam. Ông tưởng rằng các đồ sứ nầy đều xuất phát từ  lò gốm Long Thọ ở ngoại ô Huế. Nhưng thật sự có đến hai dòng đồ sứ khác nhau, hai chủng loại khác nhau. Một dòng đồ sứ làm tại Huế dưới thời vua Minh Mạng có nước men trắng đục còn một dòng mà được người Trung Hoa sản xuất cho triều đình Việt Nam suốt hai thế kỷ 18 và 19 cho đến mãi sau cuộc cách mạng lãnh đạo bởi Tôn Dật Tiên với những yêu cầu riêng tư về hình dáng, màu sắc  hoa văn trang trí, thơ văn minh họa và hiệu đề. Chính đây là đồ sứ «ký kiểu» mà được học giả Vương Hồng Sển dùng trong công trình  «Khảo cứu  về đồ sứ men lam Huế » được nhà xuất bản Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh in vào năm 1993. Đồ sứ nầy không hẳn ở Huế mà thôi   còn thấy có ở Hà Nội (Đàng Ngoài) thời Lê-Trịnh nên cần có thêm niên đại để biết rõ thời nào đặt hàng từ Trung Quốc. Nhà khảo cứu Trần Đức Anh Sơn sử dụng các định ngữ chỉ thời gian đi kèm: đồ sứ ký kiểu thời Lê-Trịnh, đồ sứ ký kiểu thời chúa Nguyễn, đồ sứ ký kiểu thời Tây Sơn hay đồ sứ ký kiểu thời nhà Nguyễn. Các đồ sứ ký kiểu thời Lê-Trịnh dùng ở trong triều đình đều có mang trên các cổ vật hiệu đề viết bằng chữ Hán Nội Phủ (Neifu) và Khánh Xuân thị  tả được sản xuất sau đó dưới thời chúa Trịnh Sâm. Tác giả  Loan de Fontbrune dịch Khánh Xuân là mừng xuân hay là cung điện của mùa xuân vĩnh cửu (Palais du printemp éternel). Nhưng đâu có cung điện hay phủ chúa nào mang thời đó tên nầy ở Thăng Long. Có nhiều ý kiến còn trong vòng tranh luận về đồ sứ Khánh Xuân  thị tả. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn dựa trên hai chữ Khánh-Thọ viết trên đồ sứ mà cho rằng đây là đồ sứ đặt làm nhân dịp lễ Khánh Thọ của vua Lê, tổ chức tại điện Cần Chính để đón mừng mùa xuân. Còn có một ý kiến khác cho rằng  đây là đồ sứ  tế tự  được làm vào thời Trịnh Sâm để mừng sinh nhật các chúa Trịnh. Còn nhà chuyên gia về đồ sứ Philippe Trương thì xem đồ sứ Khánh Xuân  thị tả là đồ tế tự trong chính cung miếu. Từ tả dùng ở trong hiệu đề cố ý để nhấn mạnh sự quan trọng của dòng đồ này so với dòng đồ sứ có các hiệu đề Nội phủ thị. Các sản phẩm nầy là  những đồ dùng có chất lượng cao nhầm cung ứng cho nhu cầu của phủ chúa Trịnh. Những đồ “ngự dụng” luôn luôn phải tuân theo những quy tắc rất nghiêm ngặt. Chẳng hạn từ thời Lê-Trịnh đến thời Nguyễn, vua và thái tử mới được sử dụng hình rồng 5 móng còn các thái tử khác chỉ có quyền dùng hình rồng 4 móng mà thôi. Chữ Nội phủ (Neifu) dùng để chỉ tất cả cung điện nằm ở trong hoàng thành.

Các đồ sứ dành cho cung điện hoàng gia đều có mang dưới  đáy hiệu đề Nội Phủ  bằng tiếng Hán kèm theo chỉ dẫn chính xác về vị trí của cung điện nào mà các đồ sứ nầy được sử dụng. Đây là các đồ sứ  có hiệu đề:

  • Nội phủ thị Trung (chính điện), chỉ dành cho vua sử dụng. Trang trí trên những đồ sứ này chủ yếu là rồng.
  • Nội phủ thị Hữu (hữu cung), dành cho hoàng hậu. Hoa văn trang trí thường thấy là rồng và phượng.
  • Nội phủ thị Đông (đông cung), dành cho các hoàng tử. Hoa văn trang trí thường thấy là kỳ lân, các loại chim và hoa.
  • Nội phủ thị Nam (nam cung) thì một số người nói dành cho sinh hoạt của cung phi và cung tần hay dành cho ngự trù (bếp). Hoa văn trang trí thường là hoa sen, tôm cua và vịt.
  • Nội phủ thị Bắc (bắc cung), thì dành cho các công chúa.
  • Nội phủ thị Đoài (tây cung), dường như dành cho cung phi. Hoa văn trang trí thường là phong cảnh. Hơn nửa hiệu đề được viết chữ nổi trên nền trắng trong khi hiệu đề của các đồ sứ khác đều được viết màu xanh lam dưới men.

Đây là những đồ sứ men lam Huế mà được kỳ tài Đường Anh  làm dưới thời vua Càn Long. Hình như Trịnh Sâm là người đầu tiên đặt đồ ngự dùng ở lò sứ Cảnh Đức trấn theo ý riêng của mình.  Trịnh Sâm là con người rất có nhiều tham vọng, có ý soán ngôi vua nhà Lê nên cử sứ thần Vũ Thân Triệu sang Tàu để nhà Thanh phong mình làm vua. Khi việc không thành nên  Vũ Thân Triệu tự  vận còn  Trịnh Sâm mang hết  cả đồ sứ Nội Phủ dâng cho vua Lê Hiến Tông. Việc nầy cho thấy Trịnh Sâm coi thường vua, có thể bị chém đầu vì tội dám lấy đồ cũ cho vua và đặt đồ Khánh Xuân sau đ ó cho mình. Khi chế độ của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài cáo chung vào năm 1787 sau 245 năm với 11 đời chúa  Trịnh trị vì thì  vua Lê Chiêu Thống ra lệnh đốt toàn phủ chúa chấm dứt từ  đó quyền lực của chúa Trịnh.  Sau đó có có cuộc nổi loạn của anh em nhà Tây Sơn gốc Bình Định ở miền trung Viêt Nam chống lại chúa Nguyễn ở Đàng Ngoài.  Lúc đầu chịu hợp tác với chúa Trịnh dẫn đến sự ra đời của một triều đại mới  nhà  Tây Sơn, vua Quang Trung Nguyễn Huệ  đống đô ở Phú Xuân (1788). Sau đó ngài diệt  luôn nhà Lê ở Đàng Trong sau khi dành được chiến thắng với quân nhà Thanh ở Đống Đa (Hà-Nội). Chính trong thời gian ngài  trị vì,  ngài  thâu tóm đồ  sứ  của vua Lê chúa Trịnh  đem một phần lớn về  Phú  Xuân (Huế)  các dòng đồ  sứ  Nội  Phủ  thị  và Khánh Xuân thị tả nhưng cũng có còn lại rải rác ở Bắc Hà  (di thần triều Lê) hay là ở Bình Định (quê hương cùa nhà Tây Sơn). Tuy nhiên cũng  có  xuất hiện dòng đồ sứ men lam có hiệu đề Trần Ngoạn từ lò gốm hạng hai của Trung Quốc  nhưng không  có chất lượng cao về chất liệu và màu sắc theo sự nhận xét của các nhà khảo cứu  Trần Đức Anh Sơn và Philippe Trương.

Thời gian nhà Tây Sơn rất ngắn ngủi chỉ tồn tại chỉ có 24 năm nhất là với cái chết đột ngột của vua Quang Trung nên không có gì xuất sắc đáng kể trên nghệ thuật đồ sứ. Ngược lại ngài thành công trong việc thể hiện khát vọng của dân tộc bằng cách hình thành và phát triển chữ nôm thoát khỏi ảnh hưởng Trung hoa. Sau đó đến triều đại Nhà Nguyễn. Theo nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn, dù có được 13 vua tri nhưng chỉ có 5 vua như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức Khải Định còn  có gửi sứ bộ sang Trung Quốc với nhiều mục đích khác nhau như cầu phong, tạ ân, chúc mừng, mua đồ sứ ký kiểu cho triều đình vân vân…  Mỗi vua  một gu khác nhau. Chính dưới triều đại vua Gia Long  mới thấy có một xưởng chế tác đồ gốm tại LongThọ do nhà nước quản lý trực tiếp. Nhưng đổ sứ nầy chỉ đạt đến trình độ gốm tráng men cao cấp và được dùng ở bản địa mà thôi. Chính đồ sứ nầy mà nhà giáo sư ngôn ngữ  phương đông ở Hànội, Louis Chochod lầm tưởng gọi là « Đồ sứ men lam Huế ». Ngược lại  dưới thời vua Gia Long,  khi Nguyễn Du được vua cử đi làm sứ thần sang Tàu đời vua Gia Khánh (Jiaqing) năm 1813, ông có tìm đến lò Ngoạn Ngọc đặt làm một bộ chén trà Mai Hạc. Đây là một tác phẩm Việt tuyệt vời với bàn tay uyển chuyển của nghệ nhân tài ba Trung Hoa và được sản xuất lại nhiều lần. Bộ chén trà nầy gồm một đĩa đựng,  ba chén quân và một chén tống. Đây là cách uống trà của người dân Việt  chớ không phải cách uống trà của người Tàu vì khi uống trà, trà được rót từ bình trà vào chén tống, sau đó từ chén tống lại rót vào các chén quân nhỏ hơn  chén tống. Lại có thêm hai câu thơ lục bát tiếng nôm bất hủ của Nguyễn Du viết bên trái trong đĩa đựng:

Nghêu ngao vui thú yên hà  
Mai là bạn cũ, hạc là người  quen

để nói lên  tâm trạng của mình. Ông không còn bị công danh trói buộc mà chỉ muốn tiếp xúc với hạng người sống hiên ngang chịu nhiều  thử thách trong cuộc sống như  mai  nở bông đầu tiên trong mùa đông gió lạnh và hạng người quân tử mang niềm ước ao được sống thọ như hạc mà thôi.

Tại sao các đồ sứ nầy làm ở Trung Hoa mà không ở Việt Nam? Theo tác giả Loan de Fontbrune thì trong thời kỳ còn là chư hầu của Trung Quốc thì  nước Việt ta có tục lệ hay thường gửi sứ bộ sang Tàu để triều cống cho các hoàng đế Trung Hoa. Ngược lại các vua Việt cùng các quan có quyền đặt các đồ sứ ở ngự xưởng  Jindezhen (Cảnh Đức trấn) tại tỉnh Giang Tây theo kiểu mẫu và sở thích riêng tư  mà sứ bộ mang sang lúc đến  Bắc Kinh. Thường thấy vào cuối thế kỷ 19, các đồ sứ nầy được có thêm viền kim loại  ở rià miệng để tránh sự phá vỡ. Chính ở thế kỷ nầy, khi giới trung lưu ở Trung Quốc có khả năng tài chính dồi dào thì không những có các lò gốm ở  Cảnh Đức trấn sản xuất mà có luôn cả các lò khác tại Giang Tây cũng tham gia vào việc phổ biến  đồ sứ men lam Huế một cách độc lập để người Trung Hoa có thể mua  dùng  cũng như người dân Việt. Bởi vậy đồ sứ nầy được xem là giả, ai cũng có thể mua được. Theo học giả Vương Hồng Sển thì hai chữ « ký kiểu » chưa hẳn là đồ thiệt có thể đồ sứ nhái các đồ sứ qúi hiếm của thời trước. Bởi vậy cần dùng thêm hai chữ « đặc chế » nghĩa là được chế tạo một cách đặc biệt. Để phân biệt các đồ sứ thật với đồ giả thì cần phải biết so sánh bột đất sét /thạch cao, chất lượng của men và nét vẽ, lớp men phủ,  cách thức trang trí hoa tiết vân vân …Tại sao các đồ sứ nầy đều được chế tạo  với màu hoa lam? Theo học giả Vương Hồng Sển  thì dưới thời nhà Nguyên của Hốt Tất Liệt, nhờ sự du nhập của các thương nhân người Hồi (Á Rập)  nên mà người Trung Hoa  mới biết  màu lam nguyên chất lấy từ trong bạch kim (cobalt) mà họ gọi từ đây là Hồi thanh (bleu mahometan) hay bleu de cobalt nhập từ xứ  Ba Tư (Perse). Bột màu coban người Hồi đã biết dùng từ  lâu. Cụ thể được tìm thấy cái bát đồ nung trang trí  xanh lam trắng với hai dòng chữ thư pháp « Hạnh Phúc » dưới thời kỳ caliph Abbas  (Iraq) ở  thế kỷ thứ 9. Người Hoa dùng từ đây  bột  màu xanh lam để vẽ hình dưới men (décor sous couverte)  trên các đồ  sành  nền trắng.  Bột màu ô-xít coban  có thể chịu được nhiệt độ nung cao theo yêu cầu. Hơn nửa nét bút vẽ tinh vi của nghệ  nhân nó linh động hơn so với các bột màu khác bởi vì màu xanh Hồi có sức phát màu rất mạnh khiến làm họa tiết có chổ đậm nhạt sáng tối khác nhau  tùy theo bàn tay khéo léo và óc sáng kiến của nghệ nhân. Nghệ nhân phải điêu luyện  vì vẽ trực tiếp trên xương gốm nên phải rành vẽ về bố cuộc, một nét vẽ sai là không bao giờ thu lại được. Nhờ đó đồ sứ men lam Huế nhìn vào thấy lung linh huyền ảo sau khi nung.

Số lượng các đồ  sứ men lam Huế  rất còn ít ỏi hiện nay. Tuy nhiên các cổ vật qúi giá nầy vẫn còn rải rác không ít ở trong dân chúng và các nhà sưu tập ở trong và ngoài nước và được lẫn lộn với các đồ giả trên thị trường nghệ thuật. Cũng chính là đồ sứ nầy mà các nhà sưu tầm cổ vật  ngoại quốc yêu thích và tranh đua kiếm mua hiện nay  với giá cả không thể tưởng tượng được.  Ngoài nét yêu kiều thanh nhã  và sự hài hoà màu sắc (màu xanh lam vẽ trên sành trắng), các cổ vật nầy còn thể hiện được tính độc đáo và bản sắc văn hóa của người dân Việt dù biết rằng được đặt làm cho ngự dùng  ở Trung Hoa. Một số người dân Việt nhận thấy  qua các đồ sứ men lam Huế,  một tâm hồn Việt trong thể xác Tàu.

Version française

Bleus de Huế

Étant fabriqués à partir d’argile et soumis à un long processus de transformation physico-chimique irréversible  avec d’autres matériaux (silice, feldspath, quartz, kaolin etc …)  au cours d’un mixage et  d’une cuisson à température plus ou moins élevée, les objets en céramique  se divisent  en trois groupes (poterie, grès et porcelaine) destinés chacun à des fins différentes. Parmi ceux-ci, il y a un type d’objets en céramique continuant à avoir la faveur des collectionneurs étrangers. Ce sont les Bleus de Huế. Ainsi un bol en porcelaine à décor «bleu de Huế» de dragons et qilins parmi les nuages, marque en bleu sous couverte, cerclage en métal au col, diam. 16 cm. Drouot, 16 octobre 2019 a été adjugé au prix de 110 500 euros.

Pourquoi on désigne cette porcelaine à décor peint en bleu de cobalt  sous le nom « Bleu de Huế ? Cette expression a été utilisée par un professeur de langues orientales à Hanoï, Louis Chochod (1877-1957) durant la période coloniale française pour désigner la ville de Huế comme le lieu où il a découvert beaucoup d’objets en porcelaine à décor peint en  bleu. Il croyait que ceux-ci provenaient tous de la manufacture de poterie de Long Thọ située dans la banlieue de Huế.

Mais il existe en fait deux types  de porcelaine différents, deux catégories distinctes. Un type de porcelaine réalisé à Huế sous le règne du roi Minh Mang avait une glaçure de couleur blanc-laiteux, tandis que l’autre a été fabriqué par les Chinois pour la cour vietnamienne tout au long des 18e et 19e siècles jusqu’après la révolution menée par Sun Yat-Sen (Tôn Dật Tiên) avec des exigences particulières sur les formes, les couleurs, les motifs de décoration, les poèmes illustrés et les titres.

Il s’agit bien de la porcelaine « signée » que l’érudit Vương Hồng Sển a évoquée dans son œuvre intitulée « L’étude  sur la porcelaine à décor bleu de Huế » imprimée par l’éditeur «Imprimerie Générale de la ville Hồ Chí Minh » en 1993. Ce type de porcelaine n’existe pas  seulement à Huế mais aussi à Hanoï (Principauté du Nord) sous les dynasties Lê-Trịnh. Il faut donc connaître la chronologie des dates clés pour savoir la période de commande effectuée depuis la Chine. Le chercheur Trần Đức Anh Sơn utilise des termes pour indiquer l’époque du pouvoir dynastique: porcelaine sous le règne de la dynastie des Lê-Trịnh, porcelaine sous celui des seigneurs Nguyễn, porcelaine sous celui des Tây Sơn (Paysans de l’Ouest)  ou porcelaine sous celui  de la dynastie des  Nguyễn. Les objets en porcelaine « signés » datant de l’époque de la dynastie des Lê-Trịnh et  utilisés à la cour impériale avaient tous  sur eux les inscriptions écrites en caractères chinois « Nội Phủ (Neifu) » et « Khánh Xuân thị  tả » de fabrication légèrement postérieure à l’époque du seigneur Trinh Sâm. L’auteur  Loan de Fontbrune traduit Khánh Xuân comme la célébration du printemps ou le palais du printemps éternel. Mais il n’y avait aucun palais ou résidence  portant  à cette époque ce nom à Thăng Long. Il existe encore de nombreuses opinions  différentes exprimées dans le débat sur la porcelaine de la collection « Khánh Xuân thị  tả ». En se basant sur les deux mots  écrits sur la porcelaine, le chercheur Trần Đình Sơn pense qu’il s’agit de la porcelaine commandée en Chine à l’occasion du festival « Khánh-Thọ (célébration de la longévité) »  du roi Lê ayant eu lieu au palais  Cần Chính pour célébrer le printemps. Il y a une autre interprétation affirmant que cette  porcelaine faisait partie des offrandes sacrificielles et était fabriquée à l’époque de Trinh Sâm pour célébrer les anniversaires des seigneurs Trịnh. Enfin l’expert vietnamien en porcelaine Philippe Trương considère la porcelaine de la collection « Khánh Xuân thị  tả » comme des objets sacrificiels  dans le palais principal. Le mot Tả utilisé dans l’inscription vise à souligner l’importance de cette collection d’objets en porcelaine comparée à celle portant les inscriptions «Nội phủ thị (Neifu) ». Ces objets en porcelaine  sont considérés comme  les ustensiles de haute qualité destinés à répondre aux besoins de la résidence du seigneur Trịnh.

Ils doivent toujours suivre des règles très strictes. Par exemple, de la période  de la dynastie des Lê-Trịnh jusqu’à celle des Nguyễn, le roi et le prince héritier étaient les seuls à pouvoir utiliser  l’image d’un dragon à 5 griffes, tandis que les autres princes n’avaient que l’image d’un dragon à 4 griffes. Le mot Neifu (Nội phủ) était utilisé pour désigner l’ensemble des palais situés à l’intérieur de la citadelle royale.

 

Un bol de décor  tortue peint en bleu de Hue
portant sur la base la marque Nội phủ (19è siècle)

 

Les pièces destinées au palais impérial portaient sur leur base  la marque Nội phủ (Neifu en chinois) accompagnée de l’indication exacte  de l’emplacement  du palais auquel elles étaient destinées. C’est le cas des porcelaines

-destinées au  palais du Centre  (Nội phủ thị Trung) et réservées uniquement au roi. Le décor peint sur ces porcelaines est composé essentiellement de dragons.
-destinées au palais de Droite (Nội phủ thị Hữu) et réservées à la reine. Il n’y a que le dragon et le phénix dans le décor.
-destinées au palais de l’Est  (Nội phủ thị Đông) et réservées aux princes. Le décor se compose essentiellement  de licornes, d’oiseaux et de fleurs.
-destinées au palais du Sud (Nội phủ thị Nam) et réservées soit aux concubines soit aux activités de la cuisine. Les motifs décoratifs sont généralement des fleurs de lotus, des crabes et des canards.
-destinées au palais du Nord (Nội phủ thị Bắc) et réservées aux princesses.
-destinées au palais de l’ouest  (Nội phủ thị Đoài). Il semble qu’elles soient  réservées aux concubines car on ne trouve que le paysage dans le décor. De plus, leur marque était  inscrite en relief sur fond blanc tandis que  les autres porcelaines avaient leur marque tracée en bleu sous couverte.

Ce sont des porcelaines décorées en bleu sous couverte  qui ont été fabriquées par le talentueux Đường Anh sous le règne de l’empereur Qian Long (Càn Long). Il semble que Trinh Sâm ait été le premier à commander ces porcelaines dans la manufacture impériale de la ville de Jindezhen (Cảnh Đức trấn) (Jiangxi (Giang Tây) ) selon sa propre volonté. Trinh Sâm était un homme très ambitieux et avait l’intention d’usurper le trône de la dynastie des Lê. C’était pour cette raison qu’il ne tarda pas à envoyer l’émissaire Vũ Thân Triệu en Chine pour demander l’approbation de la dynastie des Qing. Face au refus de cette dernière, Vũ Thân Triệu  dut se suicider pour ne pas être taxé de trahison vis-à-vis des Lê et Trinh Sâm décida d’offrir alors  toute la porcelaine du palais intérieur au roi Lê Hiến Tông. Ce fait  montre que Trinh Sâm méprisait complètement le roi. Il pourrait être décapité pour avoir osé prendre sa collection de porcelaines Nội phủ thị  pour l’offrir au  roi et commander ainsi les porcelaines « Khánh Xuân» plus tard pour lui-même. Dès le régime des Trịnh prenant fin en 1787 après 245 ans de gouvernance avec onze seigneurs, le roi Lê Chiêu Thống ordonna d’incendier tout le palais du seigneur Trịnh et mit fin ainsi aux abus du pouvoir politique des Trịnh. Puis il y a eu la rébellion des frères Tây Sơn, originaires de Bình Định dans le centre du Vietnam contre le seigneur Nguyễn dans la principauté du Sud (Đàng Trong). Au début, grâce à la coopération militaire  avec le seigneur Trinh favorisant la naissance d’une nouvelle dynastie Tây Sơn , le roi Quang Trung Nguyễn Huệ installa  la capitale à Phú Xuân  en l’an 1788. Puis il élimina plus tard la dynastie des  Lê dans la Principauté du Nord (Đàng Ngoài) après avoir remporté la victoire éclair  contre  l’armée des  Qing à Đống Đa (Hà-Nội).

C’est durant son règne qu’il confisqua toute la collection de porcelaines du roi Lê et celle du seigneur Trịnh et la ramena en grande partie à Phú  Xuân (Huế), en particulier les porcelaines de marque Nội Phủ thị  và Khánh Xuân thị tả, mais il y avait encore des pièces éparpillées  à Bắc Hà (détenues par les partisans des Lê) ou à  Bình Định (la patrie de la dynastie des Tây Sơn). Cependant, au cours de cette période,  il apparut un nouveau type de porcelaine à décor peint en bleu portant la marque  Trần Ngoạn provenant du four chinois de deuxième classe, mais elle n’était pas  de haute qualité en termes de matériau et de couleur d’après les remarques formulées par les chercheurs Trần Đức Anh SơnPhilippe Trương.

La dynastie des Tây Sơn  a été de courte durée. Elle existait il y a  seulement 24 ans et précipitait  surtout  sa chute avec la mort soudaine du roi Quang Trung.  Il n’y avait donc rien de remarquable dans l’art de la porcelaine. Au contraire, il a réussi à traduire l’aspiration de la nation en proposant et en développant l’écriture Nôm à l’abri de l’influence chinoise. Puis venait la dynastie des Nguyễn. Selon le chercheur Trần Đức Anh Sơn, malgré qu’il y ait eu treize rois, seuls cinq  rois tels que Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị,  Tự Đức et Khải Định ont envoyé des délégations en Chine à diverses occasions et à des buts différents: demande d’investiture, remerciement, félicitation, achat de la porcelaine signée pour la cour etc…Chaque roi avait un goût différent. C’est sous le règne du roi Gia Long qu’il y avait un atelier de poterie à Long Thọ géré directement  par l’état. Mais cette porcelaine n’atteint que le niveau haut de gamme de la porcelaine à décor peint en bleu sous couverte et est utilisée localement. C’est cette porcelaine que le professeur de langues orientales à Hanoï, Louis Chochod  a appelé à tort « Porcelaine à décor peint en bleu de Huế ».

En revanche, sous le roi Gia Long, lorsque le lettré Nguyễn Du  (1765-1820) fut envoyé par le roi pour être  l’émissaire en Chine sous le règne de l’empereur Jiaqing (Gia Khánh)  en 1813, il se rendit au four Ngoạn Ngọc pour commander un service de  thé  « Mai Hạc ». Il s’agit d’un chef d’œuvre merveilleux vietnamien réalisé avec les mains adroites d’un artiste chinois talentueux et reproduit en plusieurs exemplaires. Ce  service de thé comprend une soucoupe, trois petites tasses et une  grosse tasse de service. C’est la méthode  de boire du thé à la manière vietnamienne mais en aucun cas celle employée par les Chinois car lorsque vous buvez du thé, celui-ci  doit être versé de la théière dans la grosse tasse, puis à partir de cette dernière on le reverse dans les plus petites tasses. Il y a deux vers immortels en Six-Huit et en langue Nôm écrits par Nguyễn Du sur le côté gauche de la soucoupe:

Nghêu ngao vui thú yên hà  
Mai là bạn cũ, hạc là người quen.

En chantonnant, je me divertis  dans un lieu retiré du monde
L’abricotier est mon ancien ami et la grue ma connaissance familière.

pour exprimer ses sentiments. Il n’était plus embourbé dans les honneurs de sa fonction mais il voulait juste fréquenter  des gens fiers d’affronter de nombreux défis dans la vie courante  comme  la première floraison des fleurs d’abricotier dans l’hiver froid et venteux et le gentilhomme  rêvant  de devenir un homme vivant  aussi longtemps qu’une grue.

Pourquoi ces porcelaines sont-elles fabriquées en Chine et non au Vietnam ? Selon l’auteur Loan de Fontbrune, à l’époque où le Vietnam était encore un pays vassal de la Chine, il était d’usage pour le Vietnam d’envoyer des délégations en Chine pour rendre hommage aux empereurs chinois. En revanche, les rois et mandarins vietnamiens avaient le droit de commander   la porcelaine dans la manufacture impériale de Jingdezhen (Cảnh Đức trấn) dans la province du Jiangxi selon les modèles et les préférences personnelles que la délégation avait  emportés lors de sa visite à Pékin.

Étant fréquemment visibles à la fin du 19ème siècle, ces porcelaines  avaient un rebord métallique  sur le col pour éviter la cassure. C’est au cours de ce siècle, lorsque la classe moyenne en Chine avait une capacité financière importante, non seulement les fours de la ville de Jingdezhen  mais aussi  ceux de la province Jiangxi participaient  également  à la diffusion de la porcelaine à décor peint en  bleu de Huế de manière indépendante afin de permettre aux Chinois de pouvoir les acheter et les utiliser de bon gré comme les Vietnamiens. C’est pourquoi cette porcelaine est considérée comme une imitation ou une reproduction, n’importe qui peut l’acquérir facilement. Selon l’érudit Vương Hồng Sển, les deux mots  » ký kiểu (ou signés) »  trouvés sur les porcelaines ne prouvent en aucun cas qu’elles sont authentiques. Ce sont peut-être les imitations des porcelaines rares et précieuses datant de l’époque antérieure. Pour cette raison, il est nécessaire d’utiliser les deux mots supplémentaires « đặc chế », ce qui signifie les porcelaines fabriquées d’une manière toute particulière. Pour distinguer la vraie porcelaine de  son imitation, il faut savoir comparer la pâte d’argile/kaolin, la qualité des émaux et du trait,  la glaçure (ou la couverte), la façon de décorer les fleurs etc…

Pourquoi ces porcelaines sont-elles fabriquées en bleu ? Selon l’érudit  Vương Hồng Sển, sous la dynastie Yuan de Kublai Khan, grâce à la fréquentation  des commerçants musulmans (Arabes), les Chinois savaient que la couleur bleue pure était obtenue à partir du cobalt.  Ils l’appelaient  dès lors  «bleu mahometan (Hồi Thanh)» ou bleu de cobalt importé de la Perse. Les pigments de cobalt étaient connus  depuis longtemps par les Arabes. Plus précisément, un bol en terre cuite décoré en bleu et blanc avec deux mots calligraphiés signifiant « Bonheur » a été trouvé sous le calife Abbas (Irak) au 9ème siècle. Les Chinois utilisaient la poudre bleue de cobalt  pour peindre le décor sous couverte sur la porcelaine à fond blanc.

Les pigments d’oxyde de cobalt peuvent supporter les hautes températures de cuisson requises. De plus la  finesse des traits du pinceau de l’artiste est plus vivante  que celle employée avec les autres pigments car le bleu de cobalt a le  pouvoir de rendre plus ou moins  forte la teinte permettant de réaliser des textures plus ou moins foncées en fonction de l’esprit créatif de l’artiste et de l’habileté de ses mains.  Ce dernier doit être d’une  grande virtuosité car il doit peindre directement le décor sur la pâte de la porcelaine. Il doit être familiarisé donc  avec le plan du décor car un trait erroné ne peut jamais être récupéré. Grâce à cela, on trouve dans la porcelaine à  décor peint en bleu de Huế la magie du scintillement après le cuisson.

Les objets en  porcelaine à décor peint en bleu de Huế  sont en quantité très faible à l’heure actuelle. Cependant, ils sont encore détenus en quantité non négligeable par  le grand public vietnamien et les collectionneurs nationaux et étrangers et ils se mêlent aux objets de reproduction ou d’imitation  sur le marché de l’art. C’est aussi ces bleus de Huế que les collectionneurs d’antiquités étrangers aiment raffoler et se disputent aujourd’hui  pour les avoir avec des prix très élevés. Outre leur charme élégant et l’harmonie des couleurs (bleu peint sur le fond blanc), les bleus de Huế  témoignent incontestablement de  la singularité et l’identité culturelle du peuple vietnamien malgré  qu’ils soient fabriqués en Chine pour la cour vietnamienne. Certains Vietnamiens trouvent  à travers ces « bleus de Huế » l’âme vietnamienne dans un corps tout à fait chinois.

 

 

 

Tàn tích chế độ mẫu hệ (Les traces du régime matriarcal vietnamien)

Tàn tích của chế độ mẫu hệ của tộc Việt.

Version française

Cũng có một thời, dân tộc ta  cũng như mọi dân tộc khác ở trên thế giới  trải qua chế độ mẫu hệ cả.  Có bao giờ chúng ta c ó dịp nghĩ đến vấn đề nầy không? Chắc chắn là không bởi vì  khi mới sinh ra, chúng ta đều lấy họ cha cả chỉ có ở Pháp bây giờ mới có quyền thêm họ mẹ vào tên mình.  Trong ngôn ngữ tiếng Việt chúng ta thường ngày có dùng những từ ngữ còn giữ  tàn tích mẫu hệ mà không bao giờ  chúng ta nghĩ đến nhất là từ khi nước ta bước  sang qua chế độ phụ hệ từ lâu rồi. Ta thường nói VỢ CHỒNG chớ bao giờ nói CHỒNG VỢ đâu. Lúc nào ta cũng ám chỉ dòng họ bằng hai chữ BÀ CON. Đôi khi còn có sự khinh bỉ trong lời nói của ta khi dùng từ ngữ như  « gái nạ dòng » nhất là nạ chỉ dòng mẹ.  Theo sự nhận xét của nhà văn Bình Nguyên Lộc thì người  ta có hàm ý nói gái đã có nhiều chồng (hay đa phu) tức là gái không tốt đẹp. Tới ngày hôm nay, nước ta vẫn còn chế độ mẫu hệ ở nhiều nơi như ở Tây Nguyên với  các tộc người Chăm, Jarai, Êđê, Raglai, Churu thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian) hay là  các tộc M’nong, K’ho thuộc ngữ hệ Nam Á. Có người  nói nước ta theo chế độ phụ hệ từ khi  nước Giao Chỉ bị thôn tính  bởi Trung Hoa. Có lẽ là không đúng. Như vậy nước ta từ bỏ chế độ mẫu hệ mà sang chế độ phụ hệ từ lúc nào. Muốn biết  vấn đề nầy, các nhà khảo cổ hay thường dựa trên  hình thức chôn cất người  ở trong các mộ táng của các di chỉ có liên quan đến nền văn hoá trồng lúa nước. Chắc chắn là không phải thời kỳ các  Hùng Vương của nước Văn Lang cai trị  với nền văn hóa Phùng Nguyên vì viêc nối ngôi (cha truyền con nối)  được thấy rõ  qua  chế  độ  phụ  quyền trong truyền thuyết nhất là quyền lực chủ yếu thuộc về người con trai trưởng  với tổ chức xã hội thời bấy giờ. Chúng ta cũng thừa biết   tổ tiên của tộc Việt  có nguồn gốc trực tiếp từ vùng sông Dương Tử dựa trên các dữ liệu của các cuộc  khảo cứu di truyền ngày nay. Như vậy ta cần phải đi ngược lại thời  gian và cần  khảo sát ở các nơi có nền văn hóa trồng lúa nước ở trung hay hạ lưu sông Dương Tử. Theo nhà khảo cứu Nhật Shin’ichi Nakamura của đại học Kanazawa thì  cái nôi của nền văn hóa trồng lúa nước nó phải nằm ở nơi nầy nhưng với tình trạng hiểu biết hiện nay, chúng ta không thể định vị nó một cách chính xác trên bản đồ. Tuy nhiên có sự tiến hóa xã hội đáng kể ở các vùng hạ lưu sông Dương Tử như  ở Hà Mỗ Độ và Lương Chử trong thời kỳ đồ đá mới bằng cách chuyển sang:

-từ một  nền kinh tế đa  dạng  qua một nền kinh tế độc quyền trồng lúa nước
-từ một môi trường sống nông nghiệp qua sống ở  một thành phố
-từ một nghĩa trang tập thể chuyển sang một nghĩa trang của các nhóm người riêng biệt.

Tại sao Hà Mỗ Đồ? Theo sự nhận xét của nhà khảo cổ Pháp Corinne Debaine-Francfort thì ở di chỉ Hà Mỗ Độ người ta khám phá ra không những  các tàng tích của một nhà sàn bằng gỗ  khác lối nhà bằng đất ở miền bắc Trung Hoa mà có cả luôn các hột lúa được trồng trên những cánh đồng ngập nước bằng cách sử dụng cuốc làm từ vảy động vật vào năm 1973 ở Chiết Giang (Zheijiang). Có thể nói lúa đã được thuần hóa ở nơi nầy có niên đại khoảng chừng từ 4770 năm  đến 5000 năm trước Công Nguyên (TCN). Dân cư ở đây có nét đặc trưng của người Mongoloïde và Australo-Négroïde (hay tộc Việt). Khi chết, họ  được chôn cất quay đầu về phía đông hoặc đông bắc và hầu hết không có vật lễ táng. Họ cũng không có  một nghĩa trang  xã xác định rõ ràng mà ngược lại họ  có một nghĩa trang thị tộc chung với tài sản tang lễ rất nhiều. Có thể xem ở  nơi đây còn chế độ mẫu hệ vì với  các di vật động vật như khỉ, tê giác, nai, voi, hổ, qui vân vân…  cho ta thấy các  cư  dân ở đây còn sống với nghề săn bắt và chài lưới. Vai trò của người đàn ông cũng chưa được xem quan trọng bởi vì cũng chưa cần có một  tổ  chức xã hội cần nhiều nhân lực cho việc sản xuất như chế tạo công cụ,  tích trữ gạo ở  các vựa lúa,  đúc đồng vân vân… cũng như  việc phân phối  các công việc  nặng nhọc để có kết quả mong muốn trong mùa  thu gặt. Người đàn ông hầu như rất ít quyền lực và không có quyền sở hữu tài sản.

Ngược  lại ở các  di chỉ của nền văn hóa Lương Chữ thì được thấy sư thay đổi  rõ rệt trong sự cân bằng quyền lực giữa chồng và vợ. Thí dụ, trong số các đồ mai táng ở các mộ cá nhân thì các nông cụ như cái xẻng  làm bằng đá đẽo thì dành cho nam giới còn bánh xe dệt thì vẫn còn đồ vật chính cho nữ giới.

Như vậy chứng tỏ ở thời đó người đàn ông trở thành  công nhân chính ở ngoài ruộng đồng và người đàn bà chỉ còn làm các công việc ở trong nhà. Hơn nữa, còn cho thấy các thợ đá chuyển đổi nghề và trở thành  những người thợ đẽo ngọc khiến dẫn đến  một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển công nghiệp và sự phân chia công việc ở  trong xã  hội và tạo ra sự phân chia giai cấp giữa người nghèo và người giàu mà luôn cả thành phần qúi tộc và tôn giáo.  Từ đó mới có  sự  góp phần vào sự phân chia trong đơn vị gia đình. Cũng từ đó bắt đầu xuất hiện hình thức một vợ, một chồng, người vợ theo chồng về gia đình nhà chồng, con cái cũng sống chung cùng cha mẹ và gia đình và lấy họ cha lúc m ới sinh ra. Khi chết chồng vợ được chôn chung  luôn cả người  trong  gia tộc phụ hệ.

Nói tóm lại chúng ta có thể  khẳng định  rằng người Việt  theo chế độ  phụ hệ rất sớm từ khi tổ tiên ta  còn ở lưu vực sông Dương Tử.  Bởi vậy khi di cư trở về lại đồng bằng sông Hồng, họ vẫn giữ chế độ phụ hệ dưới thời kỳ Hồng Bàng với văn hóa Phùng Nguyên.

Version française

Les traces du régime matriarcal vietnamien

Il y  a un temps où notre peuple comme les autres peuples du monde adopte le régime matriarcal.  Avons-nous l’occasion de penser à cela par nous-mêmes ? Certainement pas car à la naissance, nous avons tous pris le nom de notre père, sauf en France où nous avons le droit d’ajouter maintenant le nom de notre mère à notre nom. Dans la langue vietnamienne, on se sert souvent des mots qui gardent encore les traces du système matriarcal auquel on ne pense jamais d’autant plus que notre pays a adopté le système patriarcal depuis si longtemps. On dit souvent femme/mari (VỢ CHỒNG) mais jamais mari/femme (CHỒNG VỢ). On est habitué à  désigner la lignée familiale avec le terme « BÀ CON » où le mot BÀ (madame)  précède toujours le mot  CON  (ou enfant). Parfois, il y a du mépris dans les propos lorsqu’on emploie le terme suivant  « gái nạ dòng ou femme divorcée » où le mot nạ se réfère à la lignée de la mère. Selon la remarque  de l’écrivain Binh Nguyên Lộc, on veut insinuer  une  fille polyandre. Cela veut dire implicitement une mauvaise fille.

Jusqu’à ce jour, notre pays continue à avoir encore le régime matriarcal dans de nombreux endroits comme sur les Hauts Plateaux du Vietnam avec les ethnies Cham, Jarai, Ede, Raglai, Churu appartenant à la famille linguistique austronésienne ou les M’nong, les K’ho  de  la famille des langues austro-asiatiques. Certains prétendent que notre pays a adopté le système patriarcal depuis l’annexion de Jiaozhi (Giao Chỉ)  par la Chine. C’est certainement faux. Alors, depuis quand notre pays a-t-il abandonné le système matriarcal au profit du  système patriarcal ? Pour approfondir cette question, les archéologues ont l’habitude de s’appuyer souvent sur la méthode d’inhumation des morts  dans les tombes des sites liés à la civilisation de la riziculture inondée. Ce n’est certainement pas l’époque où les rois Hùng du royaume de Văn Lang régnaient avec la culture de Phùng Nguyên car la succession au trône s’opère clairement à travers la patriarchie dans la légende, notamment le pouvoir majeur revenant toujours à l’aîné de  la famille dans  l’organisation sociale de l’époque. Nous savons également que les ancêtres du peuple vietnamien étaient issus directement de la région du fleuve Bleu (Yang Tsé) en nous basant sur les données des travaux de recherche génétique d’aujourd’hui. Nous devons remonter ainsi le temps et analyser les lieux de culture du riz inondé dans les  régions du cours moyen et inférieur du fleuve Yang Tsé car selon le chercheur japonais  Shin’ichi Nakamura  de l’université Kanazawa,  le berceau de la riziculture doit s’y trouver mais en l’état actuel des connaissances, il est difficile de le localiser très précisément sur une carte géographique.

Cependant, il y a l’évolution sociale dans les  régions du cours inférieur du  fleuve Yang Tsé (sites archéologiques  de Hemudu et Liangzhu)  au cours de la période néolithique en passant:

-d’une économie diversifiée à une économie  exclusivement rizicole
– d’un habitat agricole à  un habitat citadin
– d’un cimetière collectif au cimetière des groupes particuliers.

Pourquoi le site de Hemudu? Selon l’archéologue française Corinne Debaine-Francfort, , on a trouvé  non seulement les restes d’un habitat lacustre en bois monté sur pilotis bien différent des maisons en terre  du nord de la Chine mais aussi les grains de riz cultivés  dans des champs inondés à l’aide des houes fabriquées à partir d’omoplates d’animaux en 1973 dans le site néolithique le plus ancien de la région de  Hemudu  (Zheijiang). On peut dire que le riz a été domestiqué dans ce lieu datant d’environ 4770 ans à 5000 ans avant J.C. La population vivant ici possédait des traits à la fois mongoloïde et australo-négroïde. Lors du décès, les gens d’ici  étaient  enterrés la tête tournée vers l’est ou le nord-est, et n’avaient pour la plupart aucune offrande. Ils n’avaient pas non plus de cimetière communal clairement défini. Par contre ils avaient un cimetière clanique commun avec de nombreux biens  funéraires. On peut voir qu’il y a encore  ici un système matriarcal car on y trouve les restes d’animaux comme les singes, les rhinocéros, les cerfs, les éléphants, les tigres, les tortues etc… Cela montre que les habitants d’ici vivaient encore de la chasse et de la pêche à cette époque.

Le rôle de l’homme  n’est pas  considéré important car il n’est pas encore nécessaire d’avoir une organisation sociale réclamant beaucoup de ressources humaines pour la production comme la fabrication d’outils, l’emmagasinage du riz dans les greniers, la fonte du bronze etc…  comme la répartition des tâches ardues pour obtenir le résultat souhaité durant la saison des récoltes. L’homme semble avoir peu de pouvoir et n’a pas le droit de posséder ou d’hériter de terres.

En revanche, sur les sites néolithiques de la culture de Liangzhu, il y a un changement manifeste  dans l’équilibre des pouvoirs entre mari et femme. Par exemple, parmi les objets funéraires dans les tombes individuelles, les outils agricoles tels que les pelles en pierre polie sont destinées aux hommes et les roues à tisser restent les principaux objets des femmes. Cela prouve qu’à cette époque les hommes constituaient la main d’œuvre principale  dans les rizières et les femmes n’assumaient que  les travaux ménagers.

De plus, les tailleurs de pierre étaient obligés de changer de métier et  ils étaient devenus des tailleurs de jade. Cela a conduit à une période importante du développement industriel et de la division du travail dans la société et a favorisé l’apparition et la distinction  de classe entre les pauvres et les riches mais aussi  entre l’aristocratie et la religion. Depuis lors, il y a eu aussi  une contribution à la division dans la cellule familiale. C’est aussi à partir de ce moment-là  que la monogamie a commencé à apparaître.  La femme a suivi son mari pour vivre dans la famille de son mari. Les enfants ont pu vivre également avec leurs parents et leur famille et ont pris désormais le nom de famille du père à leur naissance.  Lors du décès, le mari et sa femme pouvaient être enterrés ensemble avec les membres de leur famille patriarcale.

Bref, on peut affirmer que les Vietnamiens ont suivi très tôt le système patriarcal au moment où nos ancêtres  vivaient encore dans le bassin du Yang Tsé. Par conséquent, lors de leur retour dans le delta du fleuve Rouge, ils ont continué à conserver le patriarcat sous la dynastie des Hồng Bàng avec la culture de  Phùng Nguyên.

Bibliographie:

Annick Levy-Ward : Les centres de diffusion du riz cultivé. De l’Asie du Sud-Est à la Chine. Études rurales, n°151-152, 1999
Shin’ichi Nakamura: LE RIZ, LE JADE ET LA VILLE. Évolution des sociétés néolithiques du Yangzi. Éditions de l’EHESS 2005/5 60e année, pp 1009-1034
Corinne Debaine-Francfort : La redécouverte de la Chine ancienne.  Editions Gallimard  1998.
Bình Nguyên Lộc: Lột trần Việt ngữ. Talawas

Lý Thánh Tôn (Le troisième roi de la dynastie des Lý)

Lý Thánh Tôn (1054–1072)

Version française

Vừa mới lên ngôi, vua Lý Thánh Tôn đổi quốc hiệu là Đại Việt mà trước đó có tên là Đại Cồ Việt mà được vua Định Tiên Hoàng đặt cho nước ta. Theo sử học ngài là một ông vua rất nhân từ và có lòng thương dân.

Có một ngày, trong thời kỳ mùa đông khắc nghiệt, ngài bảo các quan hầu gần như sau:

Trẫm mặc quần áo như thế này mà trẫm còn rét. Làm thế nào để người dân chống chọi với cái lạnh khắc nghiệt này được, đặc biệt là những người nghèo khi chúng ta biết rằng họ không có đủ tiền để sinh sống?. Các khanh cần phải cho họ thức ăn và quần áo  thêm nữa ngay bây giờ.

Một lần khác, có công chúa Ðộng Thiên ở bên cạnh trong một buổi yết kiến, ngài quay sang về hướng các quan mà nói: Trẫm  có một tình yêu sâu sắc đối với dân chúng cũng như tình yêu của trẫm dành cho con trẫm. Thật không may, người dân có giáo dục quá kém nên họ mới liên tục phạm tội. Đó là lý do tại sao trẫm  cảm thấy tội nghiệp thương họ. Trẫm yêu cầu các quan nên giảm bớt các hình phạt và các tội mà họ đã phải chịu.

Theo nhà học giã Hoàng Xuân Hãn, lòng thương người như vậy của vua Thánh-Tông không phải là một sự giả dối của nhà chính trị, mà chính là phần biểu-diễn của lòng từ-bi  do Phật-giáo gây nên.  Chính vua Lý Thánh-tông là tổ thứ nhất một dòng Thiền tông ở nước ta. Đó là dòng Thảo-đường, lập ra tại chùa Khai-quốc ở Thăng Long. Cũng chính ngài có ý muốn khai hóa sự văn học, lập Văn Miếu, làm tượng Đức Khổng Tử, Chu Công và 72 tiền hiền để thờ. Văn Miếu còn chức năng lúc đó là một trường học  hoàng gia đầu tiên mà người học trò đầu tiên được học 5 tuổi đó là thái tử Lý Càn Đức tức là Lý Nhân Tôn về sau nầy. Chính nhờ có ý nghĩ nầy  của vua Lý Thánh Tôn để đào tạo các vua chúa mẫu mực và các con hoàng tộc của triều Lý mà vua Lý Nhân Tôn mới lập Quốc tử giám vào năm 1076 ở kinh thành Thăng Long bên cạnh Văn Miếu nhầm để đào tạo những nhân tài xuất sắc cho đất nước.

Theo Đai Việt Sử Lược toàn thư, vua Lý Thánh Tôn là một vị vua văn võ song toàn. Ngài là con trưởng của vua Lý Thái Tông và Kiêm Thiên hoàng hậu và có tên thật là Lý Nhật Tôn.  Ngài sinh 30 tháng 3 năm 1023 và mất vào ngày 1 tháng 2 năm 1072, thọ 48 tuổi và trị vì được 17 năm.  Ngài lúc còn làm thái tử  được vua cha dựng cung Long Đức làm nơi ở.  Lúc 15 tuổi, ngài được vua cha phong làm Đại Nguyên soái, cùng cha dẹp quân phiến loạn  ở Lâm Tây (Lai Châu) và giành  được chiến thắng. Lúc 17 tuổi được  vua cha giao quyền triều chính lúc vua cha Lý Thái Tông đi đánh giặc Nùng Tôn Phúc ở Cao Bằng. Lúc 18 tuổi, vua Lý Thánh Tôn được quyền giải quyết xét xử các vụ kiện tụng trong nước và lập cơ quan ở điện Quảng Vũ. Chính nhờ vậy mà ngài thấu hiểu trị dân không phải bằng luật pháp khắc khe không thôi mà cần có lòng nhân từ bác ái  đề cho dân được thuần phục.

Qua việc tha vua Chế Củ (Rudravarman III) về nước Chiêm Thành thì sử thần Ngô Sĩ Liên bàn: Ngài cũng là bậc vua hiền. Hoặc có người bảo là vua nhân nhu có thừa mà cương đoán không đủ, ngụ ý chưa cho là phải. Biết đâu ngài dùng kế  Khổng Minh để thuyết phục Mạnh Hoạch (Thất cầm Mạnh Hoạch) ở thời Tam quốc để  tính chuyện lâu dài nhưng dù sau đi nửa ngài cũng là một vị vua có xu hướng mở mang bờ cõi đất nước vì Chiêm Thành đã nhường 3 châu Bố Chánh, Địa Lý, Ma Linh (Quảng Bình ngày nay và một phần phiá bắc Quảng Trị) cho nước Đại Việt. Sở dĩ Chiêm Thành bỏ việc nạp cống cho nước Đại Việt,  lén lút thần phục nhà Tống với vua Tống Thần Tông (Song Shenzong)  và mong có sự hậu thuẫn của nhà Tống trong cuộc chiến Việt-Chiêm thì nhà Lý xem đây là một sự khiêu khích mà cũng là một cơ hội để  dằn mặt nhà Tống có ý dòm ngó nước Đại Việt và trừng phạt Chiêm Thành thường xua binh khuấy rối ven biển.

Lúc khởi binh đi  chinh phạt Chiêm Thành cùng Lý Thường Kiệt, Lý Thánh Tông không giành được phần thắng lợi  lần đầu buộc lòng ngài phải đem quân trở về đến châu Cư Liên, nghe tin Nguyên phi Ỷ Lan giúp việc nội trị, cảm hóa được lòng dân vui vẻ nên ngài mới nói rằng: Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là đàn ông thì không làm được việc gì cả.  Ngài bèn quyết định trờ lại đánh phá kinh  đô Phật Thệ (Vijaya)(Bình Định)  bắt cho được Chế Củ (Rudravarman III) mang về triều cùng 5000  tù binh Chàm khiến Chế Củ xin dân ba châu để chuộc tội.

Theo sách « An Nam chí lược » của Lê Tắc thì trong số tù nhân mang về Thăng Long để làm nô bộc  trong chiến cuộc  nầy thì Lý Thánh Tông có bắt được một thiền sư Trung Hoa nhưng không ai biết ông ấy là thiền sư cả. Tình cờ ông nầy phục dịch  cho một viên quan có chức Tăng lục. Trong lúc quan nầy đi vắng, Sư thấy bản Ngữ lục ở trên bàn có mấy chỗ sai, bèn tự ý sửa chữa lại. Vị Tăng lục đi về, xem thấy thế ngạc nhiên, hỏi ra mới biết sư sửa.  Sau này, khi biết Thảo Điền là một người uyên bác nhờ vị viên quan tăng lục nầy, Lý Thánh Tông tôn ông làm quốc sư và ông  trở thành tổ  sư của phái thiền Thảo Đường, một trong ba phái thiền tông của Phật Giáo Đại Việt ở thời nhà Lý. (Tì Ni Đa Lưu Chi,  Vô Ngôn Thông và Thảo Đường). Cuối năm 1069, Lý Thánh Tông  cử Quách Sĩ An làm Chánh sứ và Đào Tông Nguyên làm Phó sứ sang báo cho triều Tống về việc đánh bại Chiêm Thành. Tống Thần Tông tuy không vui chi cho mấy nhưng phải thừa nhận Chiêm Thành là chư hầu của Đại Việt cùng nước Chân Lạp. Từ đó thanh thế của nước ta rất lớn khiến nhà Tống kiêng nể vì  nhà Tống ở thời điểm đó còn phải đương đầu ở phương bắc với nước Liêu của người Khiết Đan.

Lý Thánh Tôn (1054–1072)

À peine intronisé, le roi  Lý Thánh Tôn donna au pays « Le Grand Yue » à la place de « Đại Cồ Việt » qu’avait choisi le roi Định Tiên Hoàng pour notre pays. Selon l’histoire du Vietnam,  il était un roi bienveillant et faisait preuve de compassion pour le peuple.

Un jour, durant une période où l’hiver était rude, il s’adressa à ses mandarins  proches dans les termes suivants:

En m’habillant de cette manière, je continue à être transi de froid. Comment arrivent-ils les gens à résister à ce froid rigoureux surtout les pauvres lorsqu’on sait qu’ils n’ont pas assez d’argent pour se nourrir?. Il faut leur donner dès maintenant de la nourriture et des habits chauds supplémentaires.

Une autre fois, en tenant compagnie à sa fille, la princesse Ðộng Thiên, lors d’une audience, il se tourna vers ses mandarins et leur dit :

J’ai un amour profond pour mon peuple comme celui que j’ai toujours pour ma fille. Malheureusement, le peuple est si peu instruit qu’il ne cesse pas de commettre des fautes. C’est pour cela que j’en ai tellement pitié. Je vous demande de bien vouloir diminuer les châtiments et les peines infligés.

Selon l’érudit vietnamien Hoàng Xuân Hãn,  ce comportement à l’égard de son peuple n’est pas l’hypocrisie d’un homme politique mais elle est la manifestation de  sa miséricorde provenant de la religion bouddhiste. Le roi Lý Thánh Tôn faisait  partie de la première génération des disciples de la branche zhen « Thảo Đường » établie à la pagode Khai Quốc de la capitale Thăng Long. C’est aussi lui ayant eu l’intention de développer le domaine de l’art littéraire en édifiant les statues de Confucius et duc de Zhou et surtout les 72 sages dans le but de les vénérer. Cette académie confucéenne servait à cette époque de la première institution  impériale où le premier élève inscrit était âgé de 5 ans. C’est le prince héritier Lý Càn Đức ou le futur roi Lý Nhân Tôn. C’est grâce à cette idée que le roi Lý Thánh Tôn avait eue dans le but d’éduquer les rois et les fils du sang royal que son fils, le roi Lý Nhân Tôn décida de construire en 1076 à côté de cette institution dans la capitale Thăng Long un complexe architectural nommé « Fils de la nation (Quốc tử giám) ». Celui-ci était destiné à former les hommes de talent pour la nation.

Selon « Les Mémoires historiques du Grand Viet au complet », Lý Thánh Tôn était un roi « parfait ». Il était le fils aîné du roi Lý Thái Tông et  de la reine Kiêm Thiên (Mai Thị) et prenait Lý Nhật Tôn comme nom de naissance. Il était né le 30 mars 1023  et décédé le 1 Février 1072 à l’âge de 48 ans et régnait durant 17 ans. Quand il était encore prince, il fut permis par le roi-père de vivre au palais Long Đức. À l’âge de 15 ans, il fut nommé généralissime par son père.  Il  accompagna  ensuite ce dernier dans l’expédition militaire engagée contre les rebelles à  Lâm Tây (Lai Châu) et  réussit à obtenir la victoire. À l’âge de 17 ans, il fut chargé par son roi-père d’assumer la gouvernance pour lui permettre de mater la rébellion de Nùng Tôn Phúc à Cao Bằng.  À 18 ans, il fut autorisé par son père de résoudre toutes les affaires judiciaires de l’état et  organisa son tribunal au palais Quảng Vũ.  C’est pour cela qu’il connut les difficultés rencontrées par le peuple et ses souffrances. Il tenta de les résoudre non seulement avec les lois sévères mais aussi avec la charité et la bonté, de façon à obtenir l’adhésion de son peuple.

 

Par le biais de  la libération du roi du Champa Chế Củ (Rudravarman III), l’historien Ngô Sĩ Liên dit: Il est aussi un bon roi. Certains gens disent qu’il se montre très généreux mais pas assez énergique dans sa décision, cela sous-entend  que ce n’est pas tout à fait  juste. Il se sert peut-être du stratagème de libérer 7 fois Manh Hoach,  employé par  Zhuge Liang (Khổng Minh) à l’époque des Trois Royaumes  pour  servir  son but que l’on ne connait pas mais  on s’aperçoit de toute façon qu’il est aussi un roi ayant tendance à agrandir son royaume  car le Champa lui  a cédé 3  districts (Quảng Binh d’aujourd’hui et une partie du nord de Quảng Tri) en échange de la libération de son roi.

Du fait du refus du Champa de payer tribut au royaume « Đại Việt » et de  se soumettre clandestinement  à la dynastie des Song avec l’empereur Tống Thần Tông (Song Shenzong)  dans le but d’obtenir l’aide apportée par cette dernière dans la confrontation militaire avec le Đai Việt, la dynastie des Lý considérait cet acte comme une provocation qui était également une occasion pour elle de dénoncer l’arrière-pensée  de la dynastie Song de vouloir annexer Đại Việt et de punir le Champa, un pays vassal continuant à provoquer des troubles au bord des côtes vietnamiennes.

Au début de l’engagement militaire mené contre le Champa avec le général Lý Thường Kiệt, le roi Lý Thánh Tông n’arriva pas à obtenir la première victoire escomptée. Il fut obligé de rentrer au Vietnam avec son armée mais sur le chemin de retour, il apprit au district  Cư Liên que sa concubine régente Nguyên phi Ỷ Lan avait réussi à mieux gérer durant son absence les affaires courantes de l’état, à conquérir le cœur de son peuple et à rendre ce dernier heureux. Cette nouvelle l’obligea à dire ainsi: Elle réussit cet exploit. Pourtant c’est une femme. Moi, je suis un homme mais je ne peux pas agir mieux. Il décida de retourner au Champa, détruire sa capitale Vijaya et  capturer finalement son roi Rudravarman III. Celui-ci fut ramené au Vietnam avec 5000 prisonniers. Il fut obligé d’offrir au roi  Lý Thánh Tôn 3 districts en échange de sa libération.

Selon « L’histoire abrégée d’Annam (An Nam Chí Lược)» de Lê Tắc, parmi les prisonniers ramenés à la capitale Thăng Long pour devenir esclaves,  figurait un moine zhen chinois dont personne ne connaissait pas l’identité. Par hasard, il était choisi pour servir un mandarin chargé des affaires religieuses de l’état.  Un jour, lors de l’absence de ce dernier, le moine trouva sur son bureau un texte religieux rempli d’erreurs et décida d’y apporter des corrections. À son retour, le mandarin découvrit avec étonnement que son serviteur était un moine après avoir trouvé son texte religieux parfaitement corrigé. Il sut plus tard que le moine Thảo Đường était un érudit qu’il n’hésita pas à présenter au roi Lý Thánh Tôn. Celui-ci  le nomma ensuite  en tant que conseiller de l’état. Il devint ainsi le fondateur de la secte zhen « Thảo Đường », l’une des trois branches zhen du bouddhisme vietnamien  à l’époque de la dynastie des Lý. (Tì Ni Đa Lưu Chi,  Vô Ngôn Thông và Thảo Đường). À la fin de l’année 1069, le roi Lý Thánh Tông  nomma Quách Sĩ An en tant qu’envoyé en chef et Đào Tông Nguyên son adjoint pour informer la Chine des Song de la défaite du Champa.  Le roi Song Shenzong n’était pas du tout content de cette nouvelle mais il dut reconnaître dès ce jour que le Champa et le Chenla étaient les pays vassaux de Đại Việt. Depuis lors, le prestige de notre pays fut si grand que la dynastie des Song s’abstint de faire des provocations pour un moment car elle  dut faire face  aux Khitan du royaume Liao dans le nord.

 

 

Le roi Lý Thái Tông ( ou Lý Phật Mã)

 

Version française 
Lý Thái Tông Phật Mã (1000 – 1054)

Không có đời nào mà các vua  có độ lượng khoan hồng đối với những kẻ địch, thân thích hay dân chúng như đời nhà Lý. Đấy là lời nhận xét của nhà học giả Hoàng Xuân Hãn trong bài ông viết có tựa đề là « Đạo Phật đời Lý ». Phải sẵn có từ tâm nên các vua nhà Lý mới có thể khoan hồng dễ dàng và có những cử chỉ đáng kính để có lợi cho con đường chính trị  của mình như Lý Thái Tông. Vua nầy  được sách « Đại Việt Sử Ký Toàn Thư »  của Ngô Sĩ Liên nói ông là người có  tài trí và thông lục nghệ mà còn ví ông như Hán Quang Vũ Đế đánh đâu được đấy và công tích được sánh với Đường Thái Tông (hay Lý Thế Dân) ở Trung Hoa. Vậy Lý Thái Tông là vị vua như thế nào mà được  người dân Việt ngưỡng mộ?

Vua là con trưởng của Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), tên là Lý Phật Mã và sinh ở chùa Duyên Ninh thuộc cố đô Hoa Lư vào năm Canh Tý (1000).  Mẹ là hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân, con gái của vua Lê Đại Hành và Dương Vân Nga. Ông được lập làm Đông cung thái tử, lên ngôi hoàng đế khi Thái Tổ băng hà, trị vì 27 năm và thọ được 55 tuổi.

 Vừa chuẩn bị lên ngôi thì Lý Phật Mã phải đối phó với loạn Tam Vương do ba hoàng tử Vũ Đức Vương, Dực Thánh Vương và Đông Chinh Vương đem quân vây thành Thăng Long để tranh giành ngôi vua. Nhưng nhờ  có các quan trung thành như Lý Nhân Nghĩa và tướng quân Lê Phụng Hiếu mà giết được Vũ Đức vương ở trận tiền và thu hàng  Dực Thánh Vương và Đông Chinh Vương. Sau đó Lý Phật Mã  còn phải xuất binh đi dẹp loạn ở phủ Trường Yên (Hoa Lư) nơi mà Khai Quốc Vương bất bình  làm phản. Một khi dẹp loạn xong cả, ông lại xuống chiếu tha tội các vương và cho phục hồi tước vị. Ngày 1 tháng tư năm 1028 (Kỷ Hợi),  Lý Phật Mã mới lên ngôi, tức là vua Lý Thái Tông và lấy niên hiệu là « Thiên thành ». Vì sự phản nghịch của các thân vương nên vua Lý Thái Tôn mới lập ra một lệ cứ  hàng năm các quan cùng các người thân thích của vua phải đến Đồng Cổ ở làng Yên Thái  Hànội cùng nhau tuyên thệ làm tôi phải trung thành với vua nhờ qủi thần chứng giám. Ai  không đến thề bị phạt 50 trượng. 

 

Ngài còn dùng chính sách khéo léo là không đặt các quan trấn giữ ở các châu mà còn liên minh với các người châu mục bằng cách gả các công chúa (Kim Thành gả cho châu mục Châu Phong là Lê Thuận Tôn chẳng hạn)  cho cho họ khiến họ lúc nào cũng trung thành với nhà Lý. Nhờ  có  tính thao lược và quen việc dùng binh, ngài thường thân chinh đi đánh giặc nhất là có giặc Nùng còn có hai nước lân bang như Ai Lao và Chiêm Thành hay thường cho người sang quấy nhiểu. Ở châu Quảng Nguyên có m ột người Nùng tên là Nùng Tôn Phúc làm phản, tự xưng là Chiêu Thánh hoàng đế,  đặt quốc hiệu là  Tràng Sinh quốc rồi đem quân đánh phá mọi nơi. Năm kỷ mão (1039), vua Thái Tôn thân chinh đi đánh bắt được Nùng Tôn Phúc cùng con cả là Nùng Trí Thông, đem về kinh thành xử tội. Năm 1041, con của Nùng Tôn Phúc là Nùng Trí Cao và mẹ là A Nông trở về lấy châu Đảng Đo gần Quảng Nguyên lập nước gọi là Đại Lịch quốc. Vua Thái Tôn sai tướng lên bắt Nùng Trí Cao  đem về kinh thành cùng mẹ nhưng nghĩ trước đã giết cha là Nùng Tôn Phước và anh là Nùng Trí Thông nên tha tội mà còn phong cho tước Thái-bảo.

 Còn nước Chiêm Thành, vua ở xứ nầy hay cho người  sang cướp bóc dân ở ven biển và không chịu qui phục. Vua Thái Tông buộc lòng phải ngự giá đi đánh Chiêm Thành năm 1044. Quân địch thua to. Tướng Chàm Quách Gia Di chém quốc vương Sạ Đẩu (Jaya Simhavarman II), vua cuối cùng của triều đại Chămpa Indrapura  và đem đầu xin hàng. Ba vạn quan quân Chàm bị giết  ở kinh thành  Phật Thệ (Vijaya, Bình Định) khiến vua Thái Tôn thướng xót nên ra lệnh cấm không được giết nguời Chàm. Nếu quân lính không tuân lệnh thì phải chịu hình phạt. Qua cuộc viễn chinh nầy, vua có mang về vợ của vua Chàm Sạ Đẩu tên là Mị Ê cùng các tỳ thiếp.  Đến sông Lý Nhân, vua sai người triệu bà sang chầu. Nàng giữ trinh tiết không chịu, quấn chiên trầm mình xuống sông tự tử. Vua biết được cho người lập bàn thờ bà và phong cho nàng làm « Hiệp chính Hựu thiện phu nhân » (Femme très chaste et très douce). 

Theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, vua Thái Tôn tuy chinh chiến liên miên, ngài không quên việc  cải cách thể  chế ở trong nước. Ngài lúc nào cũng để lòng thương dân. Mỗi lần đánh giặc về hay có thiên tai thì ngài lại giãm thuế cho dân hai đến ba năm. Ngài còn sửa lại luật phép để cho người dân có thể lấy tiền mua chuộc tội trừ khi phạm tội thập ác (1). Bởi vậy ngài đổi lại niên hiệu là Minh đạo (1042). Thái Tôn còn hạ chiếu cấm không cho ai được mua hoàng nam làm nô lệ (1043). Còn ở trong cung thì số cung nữ và hậu phi được định lại như sau: hậu và phi 13 người,  ngự  nữ 18 người, nhạc kỹ 100 người. Tất cả cung nữ đều phải biết thêu dệt vóc gấm. Còn gấm vóc của nhà Tống ở trong kho thì đem ra may áo ban cho các quan ở triều và từ đó không dùng gấm vóc  của nhà Tống nữa.  Dưới triều đại của ngài, chùa Diên Hựu (Chùa Một Cột)  được khởi công xây dựng vào năm Kỷ Sửu (1049). Theo truyền thuyết kể lại, ngài  nằm mơ thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên toà sen. Khi tỉnh dậy vua bèn kể lại chuyện nầy cho bày tôi nghe thì có nhà sư Thiện Tuệ khuyên ngài nên làm  chùa dựng cột đá ở giữa ao, làm toà sen của Phật bà  đặt trên cột đá như trong mộng và các sư đi chung quanh tụng kinh cầu cho vua được sống lâu. Bởi vậy chùa  mới có tên Diên Hựu.

Mặc dù các sử thần Lê Văn Hưu đời nhà Trần hay Ngô Sĩ Liên theo quan điểm Nho giáo trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư  chê  ngài  có lòng nhân từ,  mê  thuyết từ ái của nhà Phật mà tha tội cho những kẻ phản thần (các thân vương hay Nùng Trí Cao) nên ngài quên đi pháp quyền và cái nghĩa lớn của người làm vua nhưng cũng có những tác giả như Lê Văn Siêu trong « Việt Nam Văn Minh Sử  Cương » cho rằng việc hậu đãi Nùng Trí Cao là thâm ý của ngài kiểu « Thất cầm Mạnh Hoạch ở Vân Nam » của Gia Cát Lượng ở thời Tam Quốc khiến Nùng Trí Cao cảm kích và kính phục.  Chính cũng nhờ cử chỉ cao thượng của ngài mà dân tộc Nùng cùng  thủ lĩnh Nùng Tông Đản có công lớn tham gia trong việc đánh phá Ung Châu về sau để chận đứng âm mưu thôn tính Đại Việt của nhà Tống với danh tướng Lý Thường Kiệt. 

Nhìn lại lịch sử mới thấy Lý Thái Tông là một vua rất giỏi cũa nhà Lý. Chính nhờ ngài mà Đại Việt trở nên vững mạnh ở trong vùng. Ngài đã thành công trong việc ổn định đất nước, tránh được những nguy cơ bạo loạn,  xâm lấn, qui phục các nước lân bang (Ai Lao, Chân Lạp và Chiêm Thành)   và thu phục được lòng dân khiến dựng cơ nghiệp nhà Lý có được hơn hai trăm năm. (Lý Bát Đế).

(1) Mười tội phạm.

Version française

Il n’y a aucune  dynastie où les rois sont aussi indulgents envers les ennemis, les proches  ou les gens comme  c’est le cas  la dynastie des Lý. C’est la remarque laissée par l’érudit vietnamien  Hoàng Xuân Hãn dans son article intitulé « Le bouddhisme de l’époque des Lý ». Dotés de la conscience et de  la bonne moralité,  les rois de la dynastie des Lý peuvent se comporter indulgents avec facilité et faire des gestes respectueux  permettant d’être sur  la voie de la réussite en politique comme Lý Thái Tông. Celui-ci est mentionné dans le livre intitulé  « Les Mémoires Historiques du Grand Viet » de Ngô Sĩ Liên comme un homme de talent et de savoir. Il est comparé non seulement à  l’empereur Han Guangwudi (Hán Quang Vũ Đế) connu pour la réussite de ses conquêtes territoriales  mais aussi à  l’empereur Tang Taizhong (Lý Thế Dân) illustré pour ses exploits prodigieux. Alors comment est-il Lý Thái Tông pour être admiré par tant de Vietnamiens?

Il était le fils aîné de Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), nommé Lý Phật Mã et était né à la pagode Duyên Ninh dans l’ancienne capitale de Hoa Lư à l’année du Rat de métal (1000). Sa mère était la reine Lê Thị Phất Ngân, la fille du roi Lê Đại Hành et Dương Vân Nga. Désigné comme le prince héritier du trône,  il succéda à son père Lý Thái Tổ lors du décès de ce dernier, régna  durant 27 ans et mourut à 55 ans. Sur le point d’être intronisé, Lý Phật Mã dut faire face à la rébellion menée par  les trois princes Vũ Đức Vương, Dục Thành Vương et Đông Chinh Vương car ceux-ci décidèrent  d’amener des troupes pour encercler la citadelle de Thăng Long en vue de lui disputer le trône. Mais grâce à ses partisans fidèles tels que Lý Nhân Nghĩa et le général Lê Phụng Hiếu, il put  neutraliser Vũ Đức Vương dans la confrontation  avant de soumettre Dục Thành Vương et Đông Chinh Vương. Après cette rébellion, Lý Phật Mã dut partir en guerre  pour combattre l’insurrection menée par un autre prince mécontent Khai Quốc Vương  à Trường Yên (Hoa Lư). Une fois la rébellion matée, il retourna à la cour et ordonna un édit royal accordant le pardon à tous les princes rivaux et leur permettant de récupérer leur titre. Le premier jour de l’année 1028 (année du cochon de terre), Lý Phật Mã monta sur le trône. Devenu le roi Lý Thái Tông,  il prit au début de  son règne  le nom «Thiên Thành  (Achèvement avec l’accord du Ciel).

En raison de la rébellion des princes, le roi Lý Thái Tông a établi chaque année une coutume selon laquelle les mandarins et les parents du roi devaient se rendre ensemble à Đồng Cổ dans le village de Yên Thái Hanoï pour prêter serment de fidélité au roi en prenant comme témoin le diable en personne. Ceux qui ne viennent pas le faire seront condamnés à recevoir 50 coups de bâton pour la punition.

On  vit son ingéniosité  de ne pas envoyer à cette époque  les gouverneurs dans les districts lointains mais il préféra   plutôt  une politique d’alliance  avec les chefs  locaux en leur  accordant  vhaque fois la main de l’une de ses  filles (la princesse Kim Thành  acceptant   d’épouser le  chef du district Châu Phong, Lê Thuận Tôn par exemple), ce qui leur permit de rester toujours fidèles à la dynastie des Lý. Grâce à son génie militaire  et son habilité  à utiliser les troupes, il allait souvent combattre lui-même l’ennemi, en particulier les Nùng, une minorité ethnique du Vietnam et les deux pays limitrophes  comme le Laos et le Chămpa qui ne cessaient de provoquer des troubles frontaliers. Dans le district Quảng Nguyên, un  chef local  Nùng nommé Nùng Tôn Phúc se rebella, se déclara empereur Chiêu Thánh et désigna son royaume sous le nom «Tràng Sinh ». Puis il commença  à provoquer des troubles partout. Le roi décida de monter lui-même  une expédition en l’an 1039 (année du chat de terre), réussit à capturer le rebelle  Nùng Tôn Phúc ainsi que son fils aîné Nùng Trí Thông, les ramena tous les deux à la capitale  pour être exécutés sur place. En l’an 1041, de retour dans la région,  le fils de Nùng Tôn Phúc, Nùng Trí Cao et sa mère A Nông décidèrent d’occuper le district Đảng Đo proche de  Quảng Nguyên et établirent un royaume nommé Đại Lịch.  Le roi Lý Thái Tông ordonna à ses subalternes de capturer Nùng Trí Cao et de le ramener vivant à la capitale en même temps que sa mère A Nông. Au lieu de les exécuter sur place, Lý Thái Tông décida de leur accorder le pardon et donna à Nùng Trí Cao le titre Tai Bao car il ne voulut pas leur faire subir le même supplice qu’il avait réservé il y avait quelques années à son père Nùng Tôn Phúc et à son frère aîné Nùng Trí Thông.

Quant au Champa, le roi de ce pays envoya souvent  les gens piller les  zones côtières et refusa  de se soumettre.  Le roi Lý Thái Tông fut contraint d’entrer en guerre contre le Champa en 1044. Les Chams subirent des pertes importantes. Le général Cham de nom  Quách Gia Di sabra le roi Jaya Simhavarman II, le dernier roi de la dynastie Indrapura et  demanda la reddition. Trente mille soldats et  officiers de l’armée chame  furent massacrés  à la capitale Vijaya dans la province Bình Định.  Pris de pitié à la vue de cette tuerie,  le  roi Lý Thái Tôn ordonna l’interdiction de tuer les Chams. Ceux qui ne la respectaient pas furent sévèrement punis.

Grâce à cette expédition, le roi ramena l’épouse du roi Cham Jaya Simhavarman II,  nommée Mị Ê et ses concubines. Dès l’accostage à l’embouchure de la rivière Lý Nhân, le roi envoya un émissaire pour demander à Mị  Ê de venir dans sa barque royale pour le servir. Elle préféra de garder sa chasteté et refusa d’y venir en enroulant le corps avec le drap de laine et en se jetant noyée dans la rivière. Ayant appris le suicide, le roi ordonna l’édification d’un autel en l’honneur de cette dame et lui accorda le titre « Hiệp chính Hựu thiện phu nhân » (Femme très chaste et très douce). 

Selon l’ «Histoire du Vietnam» de Trần Trong Kim, le roi Lý Thái Tông, malgré ses combats militaires  engagés de manière continue, n’abandonna pas les réformes institutionnelles dans le pays. Il avait toujours la compassion pour son peuple. Chaque fois un engagement militaire terminé ou une catastrophe naturelle survenue dans le pays, il baissa les impôts durant deux ou trois ans. Il  révisa également la loi afin de permettre aux gens de racheter les peines sauf les 10 crimes impardonnables (1).

Pour cela, il changea le nom de son ère en « Minh Đạo » (1042). Lý Thái Tôn publia également  un décret interdisant à quiconque d’acheter les  gens âgés de plus de 18 ans  comme esclaves (1043). Dans le palais, le nombre de courtisanes et de concubines était  redéfini comme suit: reines et concubines  limitées à 13 personnes, demoiselles du palais à 18 personnes, les musiciens et les danseuses à  100 personnes. Toutes les demoiselles du palais devaient  savoir faire le tissage du brocart. Quant aux  produits de brocart offerts par  la dynastie des Song dans l’entrepôt royal, le roi décida de s’en servir  pour faire  des vêtements destinés aux mandarins de la cour. Depuis lors, le brocart de la dynastie des Song n’était  plus utilisé. Sous son règne, la pagode Diên Hựu  (pagode au pilier unique) commença à être édifié  en l’année du buffle de terre (1049). Selon la légende, il aurait vu  le boddhisattva  de la miséricorde  Guanyin assis sur le trône de lotus dans son rêve. Le roi rapporta cette étrange histoire à sa cour lors de son réveil. Un moine Thiện Tuệ lui conseilla  de construire une pagode au pilier unique au milieu d’un étang et  y mettre un trône de  lotus sur lequel était assis  boddhisattva de la Miséricorde comme il l’avait vu dans son rêve. Puis les  moines firent le tour de ce pilier tout  en lisant  les sûtras pour demander au Ciel d’accorder la longue vie au roi. C’est pourquoi le temple s’appelait Diên Hựu.

Malgré les critiques des  historiens confucéens Lê Văn Hưu de la dynastie des Trần ou Ngô Sĩ Liên dans les « Mémoires historiques du Grand Việt » (Đại Việt  Ký Toàn Thư)  pour sa bienveillance, son profond attachement à  la compassion prônée par le bouddhisme et  son acte bienveillant du pardon accordé aux princes rebelles ou au chef local  Nùng Trí Cao qui lui faisaient oublier l’Etat de droit ou la responsabilité d’être roi, il y a  aussi des écrivains  ne cessant pas de le défendre comme Lê Văn Siêu dans son livre intitulé « Việt Nam Văn Minh Sử  Cương ». Pour ce dernier,  son geste bienveillant à l’égard de Nùng Trí Cao  n’était autre que son arrière-pensée  de recourir à la méthode « Retenir et libérer 7 fois un seigneur local de Yunnan  de nom Mạnh Hoạch » employée par Zhuge Liang (Gia Cát Lượng) à l’époque des Trois Royaumes en Chine. Cela rendait Nùng Tri Cao reconnaissant pour toujours envers Lý Thái Tông. C’était pour ce geste sublime  que le peuple Nùng dirigé par Nùng Tông Đản se rangea plus tard sous  la bannière du généralissime Lý Thường Kiệt et apporta une contribution non négligeable dans le but de prendre et détruire Yongzhou (Ung Châu) et stopper la politique d’annexion des Song contre  le Grand Việt (Đại Việt).

En jetant un coup d’œil sur l’histoire, Lý Thái Tông est un grand roi de la dynastie des Lý. C’est grâce à lui que le Grand Việt (ou Đại Việt) devient un état  fort dans la région. Il réussit à stabiliser le pays en matant les rébellions et les troubles frontaliers, en obligeant les pays voisins (Laos, Chenla et Champa) à la soumission et en gagnant le cœur du peuple pour fonder  une dynastie Lý  durant plus de deux cents ans. (dynastie des 8 empereurs)  (Lý Bát Đế).

(1) Thập ác.

Nùng Trí Cao, le rebelle de la minorité Nùng

Nùng Trí Cao, người anh hùng dân tộc Nùng.

Version française

Trước khi nói đến người anh hùng dân tộc Nùng Trí Cao, phải kể đến cha của ông tên là Nùng Tôn Phúc, một lãnh chúa  của tất cả người Nùng-Tráng ở vùng cao Cao Bằng (Việt Nam). Ông nầy đã thành công trong việc thống nhất  được tất cả dân tộc Nùng dưới ngọn cờ của mình, tự xưng làm vua dưới hiệu là Chiêu Thánh Hoàng Đế (hay Tử Đan Triều) và thành lập vương quốc  » Trường Kỳ Quốc (Chang Qi Guo) » vào năm 1039 ở phía bắc của vương quốc Đại Cồ Việt của nhà Lý. Không may vương quốc (Trường Sinh) của dân tộc Nùng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn vì vua Lý Thái Tông Phật Mã đã thành công trong việc ngăn chặn cuộc phiêu lưu của Nùng Tôn Phước qua cuộc viễn chinh quân sự của ngài, bắt sống và giết chết Nùng Tôn Phước cùng người con trai cả Nùng Trí Thông. Vợ là A Nùng và cậu con trai út 14 tuổi Nùng Trí Cao chạy thoát được.

Một thời gian sau, họ quay trở lại vùng đất này để thành lập vương quốc Đại Lý Quốc (Da Li Guo) có quan hệ mật thiết với vương quốc Đại Lý của người Thái (một thời được biết đến với cái tên Nan Zhao (Nam Chiếu)) ở Vân Nam. (Vân Nam). Nhưng ông lại bị người Việt bắt và đưa về kinh đô Thăng Long cùng mẹ. Thay vì giết họ, vua Lý Thánh Tông đã tha chết cho họ mà còn phong chức  « Thái bảo » cho Nùng Trí Cao. Mặc dù vậy, ông vẫn tiếp tục ấp ủ hy vọng mang đến cho người dân Nùng một ngôi nhà, một vương quốc. Cần phải đặt mình trong bối cảnh ở  khu vực nơi nầy người Trung Hoa  của nhà Tống và người  dân Việt  đang tham gia vào công cuộc đấu tranh để mở rộng sự bành trướng và ảnh hưởng của họ nhằm gây thiệt hại cho các dân tộc địa phương, đặc biệt là người Nùng.

Chúng ta không có con số chính xác về dân số Choang-Hán dưới triều đại nhà Tống nhưng chúng ta tin rằng  có một tỷ lệ đáng kể của người Hán  ở khu vực này vào thời điểm đó. Nhà Tống tiếp tục gửi những kẻ thù địch ngoan cố của triều đình và những người bị kết án tù đày người Hoa đến đó và duy trì chính sách Hán hóa. Nhà Tống đã thành công trong việc phân chia người Choang thành hai thị tộc: thị tộc ở phía tây của thủ đô Nam Ninh thân Choang (hay Nùng) và  một thị tộc ở phía đông  thân Trung Quốc hay nhà Tống. Đây là lý do Nùng Trí Cao, lâm vào tình thế khó xử này, đã cố gắng đối đầu với người Trung Hoa để thành lập một vương quốc  sau cử chỉ cao cả của vua Lý Thái Tông (Lý Phật Mã). Nhờ sự sáng suốt cùng với trí tuệ phi thường và thấm nhuần tinh thần Phật giáo, vua Lý Thái Tông đã chinh phục thành công trái tim của Nùng Trí Cao. Chúng ta nhận thấy ở vị vua nhà Lý này một chính sách khôn khéo và mềm dẻo, bất chấp những lời chỉ trích của sử gia Ngô Sĩ Liên. Người đời sau nầy đã trách móc vị vua này vì sự yếu kém trong việc quản lý đất nước, đặc biệt là lòng hào hiệp của ngài đối với quân  phản nghịch (Nùng Trí Cao và những người Chàm nổi dậy). Chính sách này  được đền đáp lại vì kể từ ngày đó, ông để lại cho Lý Thái Tông  rảnh tay  trong việc bình định người Chàm ở miền nam Việt Nam. Nùng Trí Cao không còn trở thành một kẻ địch của người  dân Việt mà trở thành một đồng minh  trọng yếu mà đồng thời cũng là kẻ thù  lợi hại đối với nhà Tống.

Để có thể quy tụ tất cả những người Nùng-Zhuang sống ở Quảng Tây, Quảng Đông và phía bắc của vùng Cao Bằng (Việt Nam), Nùng Trí Cao không ngần ngại đổi tên vương quốc của mình. Đại Lý Quốc (Da Li Guo) bây giờ trở thành Nam thiên quốc (Nan Tian Guo). Ông dời đô từ Long Châu (Longzhu) đến An Ðệ Châu (Andezhou) ở trong lãnh thổ của Quảng Tây. Ông nghĩ đến việc lập lại kỳ tích mà tướng nhà Tần Triệu Ðà đã đạt được khi thành lập vương quốc  Nam Việt với sự hỗ trợ của tất cả các bộ tộc Bách Việt dưới thời nhà Hán. Trước khi bắt đầu cuộc chiến chống quân Tống, ông đã tuyên bố độc lập, trong đó chúng ta thấy ý chí bất khuất của một con người có tư cách sánh ngang với các danh tướng Việt Nam như Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt hay Trần Hưng Đạo trong cuộc chiến với người dân phương Bắc:

Tất cả tài sản của chúng ta đã bị đốt hết trong các ngọn lửa của Trời. Không có đường nào để chúng ta sống cả. Chúng ta sẽ chiếm lấy Ung châu, lấy Quảng châu làm căn cứ kinh đô và tuyên bố độc lập cho các thế hệ sau này của chúng ta. Nếu không làm điều này, thì dân tộc chúng ta sẽ bị kết tội mà chết.

Tiếc là Nùng Trí Cao không thực hiện thành công dự án của mình. Ông đã thất bại trước một vị tướng Địch Thanh của nhà Tống được nổi tiếng trong việc biết dùng kỷ luật sắt đá và thông thạo hoàn hảo về các kỹ thuật chiến tranh dưới triều đại Tần-Hán nhờ qua cuốn sách có tựa đề « Tả thị Xuân Thu (Chunqiu Zuo Zhuan) » mà ông đã nhận được từ tay của tể tướng Phạm Trọng Yêm (Fan Zhongyan) với những lời mỉa mai như sau:

Tướng bất tri cổ kim, thất phu dũng nhĩ.

Một vị tướng không biết những câu chuyện thời xưa chỉ là một người dũng cảm bình thường.

Địch Thanh đã thành công trong việc đánh chiếm bất ngờ Côn Lôn  rất gần Nam Ninh vào đêm ngày 15 tháng 1 âm lịch năm 1053 và buộc Nùng Trí Cao phải chọn đối đầu trực tiếp ở vùng đồng bằng xung quanh thành phố Nam Ninh vì Nùng Trí Cao không thích bị bao vây ở trong thành. Nhờ kỷ luật sắt đá và sự di chuyển thần tốc của quân lính, Địch Thanh đã thành công trong việc phá vỡ quân Choang của Nùng Trí Cao, gây ra một cuộc hổn loạn không tả với 3000 người chết ngay tại chỗ. Thành Ung Châu được tiếp quản lại. Nùng Trí Cao và những người thân của ông phải chạy đến lánh nạn tại vương quốc Đại Lý ở Vân Nam. Tất cả đều bị xử tử sau đó bởi Choang ở Đại Lý vì sợ nhà Tống trả thù, trừ Nùng Trí Cao thì  biến mất không để lại tin tức gì cả.

Qua  sự phân tích chi tiết về cuộc  phiêu lưu bất thành này, chúng ta nhận thấy rằng lúc đó Nùng Trí Cao (Nung Zhi Gao) không có được những điều kiện thuận lợi mà người  dân Việt có với người anh hùng giải phóng Ngô Quyền trong công cuộc giành lại độc lập:

1 °) Trước hết, không có sự đoàn kết thiêng liêng nào giữa các thị tộc Choang. Một số  người Choang đứng về phía nhà Tống.

2°) Sự du nhập của người Hoa, dù chỉ là ít ỏi ở trong khu vực này, cũng vẫn mang yếu tố quyết định cho sự hỗ trợ hậu cần và tinh thần cho các đội quân tham chiến. (30% người Hoa và 70% người Choang). Đó cũng là một trong những yếu tố chính dẫn đến thành công của người Trung Hoa  chống lại người Choang (Nùng).

3°) Người Choang không có đình làng như người dân Việt. Với  sự mộc mạc, làng quê Việt Nam là một thánh địa bất khả xâm phạm, có thể cô lập kháng cự  và được trông thấy ở khắp mọi nơi. Đối phương khó mà có thể tập trung toàn bộ lực lượng để đối mặt với cấu hình này. Họ bị quấy rối từ mọi phía và không thể tự hỗ trợ về hậu cần và tiếp tế.

4 °) Môi trường khắc nghiệt của Việt Nam không tạo điều kiện cho sự xâm nhập và người Trung Quốc khó mà định cư và  không quen sống ở với các bệnh kinh niên như sốt rét.

5 °) Chỉ có một  người Choang Nùng Trí Cao dám thực hiện cuộc phiêu lưu giải phóng này trong khi  người anh hùng giải phóng dân tộc Việt Ngô Quyền, có một số người đã cống hiến cuộc đời mình cho chính nghĩa này: hai bà  Trưng Trắc Trưng Nhị (40- 43), Triệu Ẩu (246), Lý Nam Ðế (hay Lý Bôn) (544-548), Lý Phật Tử (602), Triệu Quang Phục (548-571), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (791) ), cha con họ Khúc (906-923), Dương Diên Nghệ.

Cái chết của Nùng Trí Cao đánh dấu sự kết thúc nguồn hy vọng cuối cùng của người Choang (Nùng)  để có thể giành được nền độc lập như những người dân Việt. Họ đã thành công được sự công nhận cuối cùng cho nền độc lập của đất nước bởi nhà Tống sau cuộc chiến chớp nhoáng do tướng Lý Thường Kiệt lãnh đạo và được sự hỗ trợ của  người Nùng ở Cao Bằng do Nùng Tôn Đản lãnh đạo vào năm 1075 bằng cách rút ngắn thời gian ngắn ba thị trấn quan trọng của Quảng Tây (Khâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu). Đây cũng là lần đầu tiên người Việt chủ động tấn công người dân phương Bắc trên lãnh thổ của họ và nhằm ngăn chặn mọi khuynh hướng bành trướng của Trung Quốc do Vương An Thạch duy trì. Nùng Trí Cao không chỉ được người dân Nùng mà luôn cả người  dân Việt yêu quý vì người đời sau vẫn xem ông như một vị anh hùng, một người con của dân tộc Việt Nam trong công cuộc chống  cuộc bành trướng của dân phương Bắc. Ngoài ra, giống như họ, ông ta có dòng máu của đại tộc Bách Việt.

Đây là lý do tại sao một ngôi đền Kỳ Sầm được xây dựng để tưởng nhớ ông ở Cao Bằng. Sự sùng bái  ông rất được phổ biến qua nhiều thế kỷ. Lễ tưởng niệm diễn ra hàng năm ở Cao Bằng. Mặt khác, ở Trung Quốc, các sử gia và các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thoải mái khi nói về phiến quân da đen Nùng Trí Cao. Mặc dù ông ấy ít nhiều được coi là một trong những anh hùng của các dân tộc thiểu số chống lại chế độ phong kiến ​​ở Trung Quốc đa sắc tộc ngày nay, nhưng sự ưu ái chính vẫn tiếp tục được dành cho nhân vật Choang phi thường của ca sỹ Chị Ba Lưu trong những ngày của triều đại nhà Đường thông qua truyền hình quốc gia và phim ảnh. Mặc dù vậy, Nùng Trí Cao vẫn tiếp tục chiếm trọn trái tim của người Choang sống ở miền nam Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan vì đối với người  Choang (Nùng), ông  là người Choang duy nhất có khả năng đưa họ lên đỉnh cao vinh quang và đến đỉnh điểm hẹn với lịch sử.

Tài liệu tham khảo

Người Nùng. Nhà xất bản Thông Tấn. VNA Publishing house.

James Anderson: The rebel Den of Nùng Trí Cao. Loyalty and identity along the Sino-Vietnamese frontier. Editeur:  University of Washington Press, 12 Mai 2011.

Mosaïque culturelle des ethnies du Vietnam. Nguyễn Văn Huy. Maison d’Edition de l’Education. Novembre 1997.

Version française

Le rebelle Nùng Trí Cao, héros de la minorité ethnique Nùng du Viet Nam.

Il est impossible de parler des Nùng sans évoquer leur héros Nùng Trí Cao. Celui-ci échoua dans son projet d’établir un royaume des Nùng-Zhuang entre le Vietnam et la Chine lors d’une bataille décisive engagée au début du mois Février de l’année 1054 à Ung Châu (Yongzhou) contre les Chinois des Song dirigés par le général stratège chinois Di Qing (Địch Thanh). Celui-ci était connu pour son expérience dans les batailles qu’il a engagées durant les 4 ans contre les Xia occidentaux (Tây Hạ). Grâce à ses exploits militaires, Di Qing fut promu commandant de Yangzhou bien qu’au départ il fût simplement un soldat. A cause du tatouage qu’il a reçu sur son visage (une vieille méthode employée pour empêcher la désertion) lorsqu’il était encore un simple soldat, il était obligé de porter le masque en bronze pour cacher sa honte à chaque engagement militaire.

Avant de parler de l’héroïsme de Nùng Tri Cao, il faut évoquer son père Nùng Tôn Phúc, un seigneur local des Nùng-Zhuang dans la haute région de Cao Bằng. (Vietnam). Ce dernier réussit à unifier tous les représentants des Nùng sous sa bannière, se proclama roi sous le nom de Chiêu Thánh Hoàng Đế (ou Tu Dan Chao) et fonda le royaume « Chang Qi Guo (Trường Kỳ Quốc) » en 1039 au nord du royaume Đại Cồ Việt (Le Grand Việt) de la dynastie des Lý.

Malheureusement le royaume des Nùng (Trường Sinh) fut de courte durée car l’expédition militaire dirigée par le roi des Vietnamiens Lý Thái Tông Phật Mã réussit à stopper l’aventure de son père, à capturer ce dernier vivant et à le tuer ainsi que son fils aîné Nùng Trí Thông. Sa femme A Nùng et son dernier et jeune fils Nùng Trí Cao âgé de 14 ans réussirent à s’enfuir.

Puis ils revinrent un certain temps plus tard dans la région pour fonder le royaume Da Li Guo (Đại Lý Quốc) qui était en relation étroite avec la royaume de Dali des Thaï (connu à une certaine époque avec le nom Nan Zhao (Nam Chiếu) ) à Yunnan (Vân Nam). Mais il fut capturé de nouveau par les Vietnamiens et ramené à la capitale Thăng Long avec sa mère. Au lieu de les tuer, le roi Lý Thánh Tông leur accorda le pardon et nomma Nùng Trí Cao au titre de « Tai bao (ou Thái Bảo en vietnamien) ». Malgré cela, il continua à caresser l’espoir de donner à son peuple un foyer, un royaume. Il faut se placer dans le contexte régional où les Chinois des Song et les Vietnamiens étaient en train d’engager leur lutte pour élargir leur expansion et leur influence au détriment des peuples locaux, en particulier des Nùng.

On n’a pas un chiffre exact sur la population Choang-Han sous la dynastie des Song mais on pense qu’il y avait quand même une proportion non négligeable des Han (ou Chinois) dans cette région à cette époque. Les Chinois continuèrent à y envoyer des adversaires récalcitrants du régime et des bagnards chinois et à maintenir leur politique de sinisation. Ils réussirent à diviser le peuple Choang en deux clans: celui de l’ouest de la capitale Nanning Pro-Zhuang et celui de l’est Pro-Song (ou pro – Chinois). C’est pourquoi Nùng Trí Cao, acculé à ce dilemme, a tenté d’engager sa confrontation avec les Chinois dans le but d’établir un royaume tampon après le geste magnanime du roi Lý Thái Tông (Lý Phật Mã). Grâce à sa clairvoyance doublée d’une sagesse inouïe et imprégnée par l’esprit bouddhiste, ce dernier réussit à conquérir son cœur. On trouve en ce roi vietnamien une politique habile et souple malgré les critiques de l’historien Ngô Sĩ Liên. Celui-ci a reproché ce roi pour sa faiblesse dans la gestion du pays, en particulier sa magnanimité envers ses rebelles (Nùng Trí Cao et ses rebelles Cham). Cette politique s’avère payante car depuis ce jour, il laissa à Lý Thái Tông les mains libres pour pacifier les Cham dans le sud du Vietnam. Nùng Trí Cao ne devint plus la bête noire des Vietnamiens mais plutôt un allié de poids et de circonstance et un ennemi redoutable contre les Song.

Pour pouvoir rassembler tous les Nùng-Zhuang vivant à Kouang Si, Kouang Tong et dans le nord de la région du Cao Bằng (Vietnam), il n’hésita pas à changer le nom de son royaume. Da Li Guo devint désormais Nan Tian Guo (ou Nam Thiên quốc en vietnamien). Il transféra la capitale de Longzhu (Long Châu) à An Ðệ Châu (Andezhou) à l’intérieur du territoire de Kouang Si (Quảng Tây). Il pensa à renouveler l’exploit que le général Zhao Tuo (Triệu Ðà) avait réussi à accomplir en établissant le royaume de Nan Yue avec l’appui de toutes les tribus des Bai Yue sous la dynastie des Han. Avant d’entamer la guerre contre les Chinois des Song, il fit une déclaration d’indépendance dans laquelle on trouve la volonté indomptable d’un homme de caractère comparable à celle des généraux vietnamiens Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt ou Trần Hưng Ðạo dans la lutte contre les gens du Nord:

Tous nos biens ont été brûlés dans les feux du Ciel. Il n’y a aucune issue pour notre peuple. Nous devrons prendre Ung Châu (Yongzhou)(Nanning aujourd’hui ou Nam Ninh en vietnamien), puis Guang Zhou (Canton ou Quãng Châu) pour nous établir ici comme notre capitale et faire une déclaration d’indépendance pour nos futures générations. Si nous n’arrivons pas à le réaliser, nous serons condamnés à mourir.

Malheureusement Nùng Trí Cao ne réussit pas à réaliser son projet. Il échoua face à un général chinois Di Qing connu pour sa discipline de fer et pour sa maîtrise parfaite sur les techniques de guerre sous les dynasties Qin-Han (Tần-Hán) grâce au livre intitulé « Tả thị Xuân Thu (Chunqiu Zuo Zhuan) » qu’il avait reçu de la part du chancelier chinois Fan Zhongyan (Phạm Trọng Yêm) avec son propos ironique:

Tướng bất tri cổ kim, thất phu dũng nhĩ.
Un général ne connaissant pas les histoires d’antan n’est qu’un individu ordinaire courageux.

 Di Qing réussit à prendre par surprise la passe Côn Lôn (Kun Lun) toute proche de Nanning dans la nuit du 15ème jour du premier mois lunaire de l’année 1053 et força Nùng Trí Cao à opter pour la confrontation directe dans la plaine environnant la ville de Nanning car Nùng Trí Cao n’aimait pas être encerclé dans la ville. Grâce à sa discipline de fer et à la mobilité de ses troupes, Di Qing réussit à désordonner les troupes Choang de Nùng Trí Cao, ce qui provoqua leur débandade indescriptible avec 3000 morts sur place. La ville Ung Châu fut reprise. Nùng Trí Cao et ses proches se réfugièrent au royaume de Dali à Yunnan. Tous seront exécutés plus tard par les Choang de Dali par peur de représailles de la part des Song sauf Nùng Trí Cao qui disparut sans laisser des nouvelles.

En analysant les détails de cette entreprise infructueuse, on s’aperçoit qu’à cette époque Nùng Trí Cao (Nung Zhi Gao) ne bénéficia pas des conditions avantageuses que les Vietnamiens avaient eues avec le libérateur vietnamien Ngô Quyền dans la reconquête de l’indépendance:

1°) D’abord il n’y a pas l’union sacrée entre les clans des Choang. Certains se rangeaient du côté des gens du Nord.

2°) L’implantation des Chinois, même elle est mineure dans cette région reste déterminante dans le soutien logistique et moral des troupes engagées. (30% des Chinois et 70% des Choang). C’est aussi l’un des facteurs importants de leur succès contre les Choang.

3°) Les Choang n’avaient pas la structure des villages et des maisons communales (Ðình Làng) comme les Vietnamiens. Par sa rusticité, le village vietnamien est un sanctuaire inviolable qui peut résister isolément et se rencontrer partout. Il est difficile pour l’ennemi de concentrer toutes ses forces face à cette configuration. Il était harcelé de tous les côtés et n’arrivait pas à subvenir à ses besoins logistiques et d’approvisionnements.

4°) L’environnement inhospitalier du Vietnam ne facilite pas la pénétration et l’installation définitive des Chinois qui ne sont pas habitués à y vivre avec les maladies chroniques comme le paludisme.

5°) Il y a un seul Choang Nùng Trí Cao osant de tenter cette aventure de libération tandis qu’avant le libérateur Ngô Quyền, il y avait un grand nombre des Vietnamiens et des Vietnamiennes ayant consacré leur vie pour cette cause: les sœurs Trưng Trắc Trưng Nhị (40-43), Triệu Ẩu (246) , Lý Nam Ðế (ou Lý Bôn) (544-548), Lý Phật Tử (602), Triệu Quang Phục (548-571), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (791), Les Khúc père et fils (906-923), Dương Diên Nghệ.

 

La mort de Nùng Trí Cao marqua la fin de l’ultime espoir du peuple Choang de pouvoir accéder à l’indépendance comme les Vietnamiens. Ceux-ci réussirent à obtenir la reconnaissance définitive de l’indépendance de leur pays par les Song après la guerre éclair menée par le général Lý Thường Kiệt et soutenue par les Choang de Cao Bằng dirigés par Nùng Tôn Ðản en 1075 en prenant dans un laps de temps très court les trois villes importantes de Kouang Si (Khâm Châu, Liêm Châu et Ung Châu). C’est aussi pour la première fois que les Vietnamiens ont pris l’initiative d’attaquer les gens du Nord dans leur territoire et ont eu pour but de parer à toutes les velléités d’expansion chinoise entretenues par Wang An Shi (Vương An Thạch).

Nùng Trí Cao est adulé non seulement par les Choang mais aussi par les Vietnamiens car ces derniers le considèrent toujours comme un héros, un enfant de la nation vietnamienne dans la lutte contre l’expansion des gens du Nord. De plus, il avait comme eux le sang des Bai Yue. C’est pourquoi un temple Kỳ Sầm a été édifié en son honneur à Cao Bằng. Son culte devint très populaire au fil des siècles. La commémoration a lieu tous les ans à Cao Bằng. Par contre, en Chine, les historiens et les dirigeants chinois ne sont pas à l’aise en parlant du rebelle noir Nùng Trí Cao. Bien qu’il soit considéré plus ou moins comme l’un des héros des minorités ethniques contre le féodalisme dans la Chine multi-ethnique d’aujourd’hui, on continue à accorder principalement la préférence au personnage extraordinaire des Choang qu’était la chanteuse Liu San Jie (Chị Ba Lưu) à l’époque de la dynastie des Tang à travers la télévision nationale et les films. Malgré cela, Nùng Trí Cao continue à occuper intimement le cœur des Choang vivant dans le sud de la Chine, au Vietnam et en Thaïlande car pour ces derniers, le roi Nùng est le seul Choang capable de les emmener au sommet de la gloire et au rendez-vous avec l’histoire.

Chiếu dời đô (Édit royal sur le transfert de la capitale)

Version française

 

Chiếu dời đô

Sau cuộc cách mạng không đổ máu, Lý Công Uẩn lên ngôi thiên tử và sáng lập một triều đại nhân ái được có 8 đời vua thường gọi là « Lý Bát Đế » trong lịch sử Việt Nam. Trước nhà Lý các cuộc chiến đấu  để  giải phóng dân tộc, dành độc lập, mở mang bờ cõi, dẹp loạn nhị thập sứ quân,  thì có Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn đã  thực hiện và hoàn tất  rồi.  Sự việc dùng quân sự  để bảo vệ nền độc lâp của một nước Đại Việt đuợc lâu dài chỉ xem đây  là điều cần thiết chớ chưa phải là điều kiện đủ.   Hoa Lư chỉ là một vùng đất hiểm hóc để phòng thủ kiên cố chớ nó không phải là nơi để phát triển kinh tế  cho vận nước được lâu dài và tính kế cho con cháu được  muôn vạn thế hệ và muôn vật được phồn thịnh và phong phú được.

Việc phát triển kinh tế  cũng như việc muốn có được một nền tảng văn hóa Đại Việt khác hẵn với văn hóa Đại Hán nhất là chúng ta bị đô hộ  có mười thế kỷ là những thách thức trọng đại  mà  các hào kiệt như Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn là những bậc võ biền thì không thể nào có  đủ  bản lĩnh để  mà hoàn tất.  Bởi vậy trong bối cảnh nầy, sự xuất hiện của một nhân vật kiệt xuất như Lý Công Uẩn, đạo đức vô song, văn võ song toàn rất quan trọng và cần thiết để  thuận lòng trời, phù hợp với khát vọng của người dân Việt để  xây dựng một đất nước bền vững, tự chủ và hùng mạnh.

 Chính sư Vạn Hạnh cũng có nhìn sâu sắc nầy từ lâu nên nói với Lý Công Uẩn một hôm như sau:  « Thiên hạ tuy có nhiều họ Lý nhưng xem ra thì không ai bằng ngài có bụng nhân từ khoan thứ vả lại lòng dân tin mến nhiều, thì phi ngài không ai làm nổi ». Có thể nói là Lý Công Uẩn là người duy nhất mới có thể lãnh được trách nhiệm trọng đại nầy mà thôi.  Qua tầm nhìn vượt thời gian của ngài thì chuyện dời  đô cũng  là cốt lõi chính để ngài  có thể đổi mới được đất nước, biến đổi một bộ máy quyền lực của các thủ lĩnh quân sự thành một bộ máy quan lại dân sự để đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triến kinh tế ở một mức độ cao hơn nhất là ở trong thời bình.

Chính vì vậy mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ quyết đinh dời đô về Đại La. Đây là thủ phủ của chính quyền của hai nhà Tùy và Đương gần ba thế kỷ từ năm 607. Đại La ở một địa thế có lợi  cho việc phòng thủ củng như việc phát triển kinh tế. Ở phiá bắc thành Đai La thì có sông Nhị (hay  Sông Hồng). Nó có thể không những tỏa đi khắp hệ thống sông ngòi vùng châu thổ mà là con hào tự nhiên để chận hiểm hoạ xâm lăng từ phương bắc. Chính ở đây ngài  mới thực hiên một loạt cải cách toàn diên về chính trị, kinh tê và văn hóa.

Về chính trị thì thể chế Đại Việt được mô phỏng theo Trung Hoa vì ở thời điểm nầy thể chế chính trị nước nầy được xem là văn minh nhất và phù hợp nhất cho việc trị nước an dân. Nhưng ông dựa trên Phật Giáo có tỗ chức và ăn sâu dân chúng để mà cai trị. Nói đúng hơn ngài kết hợp pháp trị và đức trị. Ngài có chính sách ngọai giao độc lập với nhà Tống và khoan hoà với các nước láng giềng như Champa và Chân Lạp. Ngài thay thế dần bộ máy quân sự bằng bộ máy dân sự dựa trên các cuộc thi cử  chọn lựa nhân tài.

Về mặt kinh tế, ngài cho xây dựng nhiều chợ, cho lâp nhiều bến thuyền và xây nhiều kênh  để tạo thuận lợi cho việc giao thông buôn bán và xem trọng hoạt động công thương nghiệp.

Cũng là lúc ông phải tạo ra sự khác biệt  với văn hóa Trung Hoa để có được một văn hoá độc lập và  có bản sắc riêng tư cho dân tộc Việt. Chỉ nhìn qua cách chọn lựa tên Thăng Long cho quốc đô Đại Việt thì  cũng nhận thấy ông đä chọn con rồng làm  một biểu tượng quốc gia tựa như lá cờ cho một quốc gia độc lập và tự chủ nhất là nó có liên quan đến « thủy tổ », đến  huyền thoại cuả dân tộc Việt (Con Rồng Cháu Tiên). Làm sao con rồng thời nhà Lý nó có khác chi với rồng Trung Hoa ? Cần nên nhớ lại con rồng nó mang nguồn gốc Bách Việt. Nó là loại động vật hư cấu từ rắn, cá sấu hay thuồng luồng mà ra và  thích sống ở môi trường nước của phương nam. Một khi bị Trung Hoa đồng hoá được dân  Bách Việt thì con rồng cũng là sản phẩm của họ nhất là qua chữ  Thìn họ vay mượn từ ngôn ngữ của dân Bách Việt trong thập nhị địa chi để chỉ rồng. Bởi vậy con rồng Việt Nam thường  vẫn được xem là hậu duệ của rồng Trung Hoa. Thế mà rồng thời Lý có sự khác biệt rõ ràng.  Theo nhà nhân học Đinh Hồng Hải, rồng thời Lý có tiếp thu và giử  các yếu tố « nguyên mẫu »  của  văn hoá Trung Hoa như có bốn chân, móng vuốt và bờm mà còn biểu tượng vương quyền và hoàng tộc. Tuy nhiên cũng có những  yếu tố phi Hán dựa trên nền tảng Phật giáo để biểu tượng thần quyền và văn hoá Ấn Độ, đặc biệt là biểu hiện  của rắn thần Naga và Makara. (như thân rắn, mềm mại, có mào vân vân …). Nhờ vậy rồng thời Lý mới mang được đặc trưng  riêng biệt và mới khẳng định được vai trò độc lập và chủ quyền của nước Đai Việt. Nó thể hiện được sư gần gũi  thân thương với người dân Việt. Nơi nào cũng có biểu tượng rồng chớ nó không độc tôn cho hoàng tộc hay bị độc chiếm bởi nhà vua như ở Trung Hoa.  Chính nhờ  vậy Lý Công Uẫn đã thành công tạo dựng một nền văn hoá khác biệt độc  lập có bản sắc riêng biệt. Chính ngài đã tìm ra giải pháp để chấn hưng nền văn hóa Đại Việt trước sự lấn át của văn hóa Trung Hoa sau 10 thế kỷ đô hộ bằng cách dựa trên kho tàng văn hoá Ấn Độ mà người dân Việt được có nhờ sự tiếp cận qua Phật giáo và các tù binh Chiêm Thành. (Đinh Hồng Hải 2014, trang 113). Chúng ta có thể nhận xét chiếu dời đô của Lý Công Uẩn là môt kiệt tác mà ngài để lại cho dân tộc qua cái nhìn vượt thời gian của ngài ở thời điểm đó mà  thôi chớ nó chưa có thể hiện được hoàn toàn tinh thần dân tộc  như các áng văn khác như Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt  hay Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi.

Version française

Après la révolution sans effusion de sang, Lý Công Uẩn monta sur le trône et fonda une dynastie de clémence  composée de huit rois et connue souvent  sous le nom de «Lý Bát Đế» dans l’histoire de notre Vietnam. Avant la dynastie des Lý, les guerres destinées à  libérer le peuple, à gagner l’indépendance, à agrandir le pays  et à réprimer la rébellion des douze seigneurs féodaux ont été  réalisées et accomplies avec succès par les héros  Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh et Lê Hoàn. L’engagement militaire s’avère nécessaire dans le but de défendre l’indépendance de Đại Việt mais il n’est en aucun cas une condition suffisante. L’ancienne capitale Hoa Lư est implantée  justement  dans une région difficile d’accès afin de  mieux pouvoir  se défendre contre les agresseurs. Elle n’est pas une zone destinée à favoriser  le développement économique  et à pérenniser la prospérité  à long terme, l’indépendance et l’avenir radieux pour des  milliers de  générations.

Le développement économique du pays et la volonté d’avoir une base culturelle différente de celle de la Chine malgré  domination  durant dix siècles au Vietnam  sont des difficultés majeures  auxquelles les héros  tels que Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh et Lê Hoàn  n’ont pas la capacité d’être confrontés car ils sont avant tout des  hommes de guerre valeureux. C’est  dans ce contexte que l’apparition de Lý Công Uẩn est très importante  et nécessaire  car il est non seulement un soudard instruit et doté d’une moralité exemplaire mais aussi un personnage pouvant se conformer à la volonté du Ciel et aux aspirations du peuple pour construire  avec ce dernier un état viable, autonome  et puissant.

Ayant une vision profonde et perspicace depuis longtemps, le moine  zen Van Hanh eut l’occasion de dire  un jour à Lý Công Uẩn  comme suit: Bien que beaucoup de gens portent les noms de famille Lý, il me semble que personne ne soit bienveillant  et tolérant comme vous. De plus vous réussissez à avoir la confiance du peuple. Sans vous, il est impossible de trouver quelqu’un d’autre pouvant le faire.  On peut dire qu’il est l’unique personnage capable d’assumer cette mission importante. Avec sa clairvoyance intemporelle, le transfert de la capitale est le sujet  pivot lui permettant de transformer le pays, de changer le puissant appareil des chefs militaires en une bureaucratie civile  afin de mieux s’adapter  aux besoins de construction et de développement économique à un niveau supérieur en temps de paix.

C’est pourquoi,  à l’automne 1010, Lý Thái Tổ décida de déménager la capitale à Đại La. Celle-ci était la capitale des dynasties  chinoises Sui et Tang  pendant près de trois siècles depuis l’an 607. Đại La était localisée dans une région propice à la défense ainsi qu’au développement économique.  Au nord de cette citadelle, il y avait  la rivière Nhị (ou Fleuve  Rouge)  pouvant être  à la fois en contact avec tout le système fluvial du delta  et une tranchée naturelle pour empêcher le danger d’invasion venant du nord. C’est ici qu’il entama une série complète de réformes politiques, économiques et culturelles.

Au point de vue politique, le régime politique de  Đại Việt fut calqué sur le modèle de la Chine car à l’heure actuelle, l’institution politique de cette dernière  était considérée comme la plus civilisée et la plus adaptée à la gouvernance de la nation pacifique. Mais il s’appuya  sur le bouddhisme  ayant une organisation bien structurée et fortement  ancrée dans la population locale pour gouverner le pays. D’une manière juste, il accorda la primauté au droit et à  la vertu dans cette gouvernance. Il mena une politique étrangère indépendante avec la dynastie des Song et adopta une politique  indulgente vis à vis des pays voisins comme le Champa et Chen La. Il remplaça  progressivement  l’appareil militaire par un appareil civil basé essentiellement sur les concours de sélection des gens talentueux.

Sur le plan économique, il autorisa la construction de nombreux marchés, établit de nombreuses  embarcadères et favorisa le développement de nombreux canaux pour faciliter le transport fluvial  et accorda l’importance aux activités industrielles et commerciales.

C’est aussi moment où il dut montrer une différence avec la culture chinoise afin de montrer une culture indépendante et  une identité pour le peuple vietnamien. Il suffit de voir sa façon de choisir le nom Thăng Long pour la capitale de Đại Việt. Il choisit le dragon comme le symbole national. Analogue au drapeau d’une nation indépendante et autonome, le dragon était lié étroitement à notre origine, à notre mythe  Con Rồng Cháu Tiên. En quoi le dragon de la dynastie des  Lý était-il différent du dragon chinois? Il faut se rappeler que le dragon était d’origine Bai Yue. C’est un animal « fictif » issu probablement des serpents, des crocodiles et des dragons d’eau  aimant vivre dans les eaux du sud de la Chine. Une fois les Chinois réussirent à siniser le  peuple des Bai Yue, le dragon devint aussi leur produit préféré, notamment à travers le mot Thìn qu’ils empruntèrent à la langue du peuple Bai Yue dans le zodiaque pour désigner le dragon.

 C’est pourquoi les dragons vietnamiens sont considérés souvent comme les descendants des dragons chinois. Pourtant,  ils ont une énorme différence. Selon l’anthropologue Đinh Hồng Hải, le dragon de la période des Lý prit en possession des éléments typiques de la culture chinoise comme l’existence de  quatre pattes, des griffes et une crinière, mais aussi des symboles de la royauté et de la famille royale. Par contre, des éléments non chinois étaient visibles et basés essentiellement sur la base du bouddhisme pour représenter la théocratie et la culture indienne,  notamment les attributs du serpent Naga et de l’animal aquatique Makara dans la religion hindoue (comme la souplesse du corps du serpent, la crinière etc…). Grâce à ces traits distinctifs évoqués, le dragon de l’époque des Lý  put apporter ses propres caractéristiques distinctives et affirmer le rôle indépendant et souverain de Đại Việt. Il montra aussi sa proximité et son intimité avec le peuple vietnamien. Le symbole de dragon était visible partout au Vietnam. Le dragon de la période des Lý n’était pas propre à la famille royale et il n’était pas monopolisé non plus par le roi comme en Chine. Lý Công Uẩn réussit à créer une culture indépendante et différente avec une identité particulière. Il trouva lui-même une solution pour restaurer la culture de Đại Việt  devant l’oppression écrasante de la culture chinoise après 10 siècles de domination en s’appuyant sur le trésor culturel de l’Inde par l’intermédiaire de la religion bouddhiste et des prisonniers du Champa conquis  (Đinh Hồng Hải 2014, page 113).

Nous pouvons dire que l’édit royal sur le  transfert de la capitale est un chef-d’œuvre que Lý Công Uẩn a légué à son peuple grâce à sa vision intemporelle de l’époque mais il ne peut pas refléter entièrement l’esprit nationaliste du peuple vietnamien comme les poèmes épiques intitulés  respectivement  « Nam Quốc Sơn Hà » (ou Les Montagnes et les Rivières du pays du Sud) du général vainqueur des Song, Lý Thường Kiệt et « Bình Ngô Đại Cáo (ou Proclamation  sur la pacification des Ngô) de Clausewitz vietnamien Nguyễn Trãi de la dynastie des Lê postérieurs.

Moine Vạn Hạnh (Version vietnamienne)

 

Version française

Thiền sư Vạn Hạnh

Ông được sử sách xem làm một nhà sư có công tham gia dựng nước dưới ba triều Đinh, Tiền Lê và Lý nhất là dưới triều Lý, một triều đại nhân ái được sử gia Ngô Sĩ Liên nói đến  trong « Ðại Việt Sử Ký toàn thư ». Chính ông đóng vai trò quan trọng trong cuộc đảo chánh dẫn đến việc  lên ngôi của Lý Công Uẩn dựng lên một vương triều kéo dài được hơn 200 năm. Ông không những là thầy dạy dỗ Lý Công Uẩn từ thưở nhỏ mà là người có tài năng, hiểu thấu thời cuộc chính trị ở thời đó để đem đạo vào đời mà đào tạo một đứa  trẻ mồ côi  sống nương tựa ở nhà chùa  trở thành một vị vua anh minh  hiền đức và một phật tử chân chính. Ông đúng là một thiền sư phi thường. Ông không phải một sa môn chỉ biết tu để  lo truyền đạo,  để được giải ngộ và thoát vòng luân hồi riêng cho mình mà là một người đem hết tâm quyết và tài năng của  chính mình mà phục vụ đất nước dưới ba triều, không màng danh lợi, không làm quan cho một triều đại nào mà chỉ biết đồng hành cùng dân tộc để  mang lại cho đất nước có được một nền độc lập tự chủ với ngoại bang và thịnh vượng.

Ông tên là họ Nguyễn, sinh ra năm 938 ở  làng Cổ Pháp, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh và mất vào năm 1018 dưới triều của vua Lý Thái Tổ.  Từ thưở nhỏ, ông rất thông minh nên ông thông suốt ba cõi (quá khứ, hiện tại và tương lai) và  biết dung hợp Nho, Lão, Phật. Năm 21 tuổi, ông xuất gia, tu ở chùa Lục Tổ dưới sự chỉ dẫn của thiền sư Thiền Ông đạo giả. Sau khi  thiền sư Thiền Ông viên tịch (năm 979), ông chuyên tâm tập tu Tổng Trì Tam Ma Địa (Dharanisammadh)i,một  pháp tu thuộc Mật giáo  lấy đó làm hạnh riêng và đạt đến tam muôi (hay chính định) có nghĩa là tập trung tinh thần và giữ tâm tĩnh lặng không tán loạn. Nhờ đó ông thu được những điều huyền vi của giáo lý, ông trở thành từ đó người có đạo lực và có trí tuệ. Những câu  ông nói ra dân chúng đều cho là những câu sấm kỳ diệu. Ông thuộc dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, thế hệ thứ 12  cùng với sư Đạo Hạnh.  Vì vậy, vua Lê Đại Hành rất kính trọng  ông  và hay thường mời ông vào cung hỏi ý kiến khi có đại sự cùng với  các thiền sư Khuông ViệtĐỗ Pháp Thuận.  

Năm 980, nhà Tống sai Hầu Nhân Bảo đem quân sang xâm lược nước ta. Quân Tống đóng binh ở Cương Giáp, tỉnh Lạng Sơn. Vua mời ngài đến hỏi tình thế thắng bại thế nào, ông quả quyết “Chỉ trong ba đến bảy ngày giặc phải lui”. Sau đó quả đúng như vậy.

Khi vua muốn đánh Chiêm Thành, còn đang do dự chưa dứt khoát thì ông  khuyên vua nên cất binh, nếu không sẽ mất cơ hội. Vua bèn xuất quân và dành thắng lợi hoàn toàn. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua thân chinh đi đánh Chiêm Thành bởi vì trước đó vua sai Tử MụcNgô Tử đi sứ Chiêm Thành, bị Chiêm Thành bắt giữ  nên vua nổi giận muốn chinh phạt Chiêm Thành.

Theo sách Thiền Uyển tập anh thì ông dùng rất nhiều phương pháp hữu hiệu và tài tình như sấm truyền và tiên tri khiến làm dấy lên lòng tin của quần chúng. Một khi nhân tâm đã định thì việc chung  có thể  đạt được đến tới 90%. Như vậy ý trời cũng là ý dân rồi cũng như việc soán ngôi của Lý Công Uẩn với sự  giải thích sự xuất hiện  con chó  trắng có chữ « thiên tử trên lưng », sấm cây gạo vân vân…khiến sự thay đổi triều đại nó chỉ cần đến lúc mà thôi.  Ông tận dụng trí tuệ tới mức siêu đẳng để việc lên ngôi của Lý Công Uẩn nó trở thành một cuộc cách mạng bất bạo động và không đổ máu. Ai cũng có một ngày đến ngưỡng cửa tử thần  thì đâm ra sợ hãi. Ông thì không nên trước khi ông hóa (qua đời), ông chỉ dạy cho các đệ tử  sống theo vận trời, nhìn thịnh suy như chu kỳ thiên nhiên mà chớ hoảng sợ hãi, an nhiên tự tại ở nơi mình mà hành nghiệm (thiền), tự thắp đuốc mà tìm lấy triết lý sâu sắc qua một bài kệ có tên là « Thi đệ tử » như sau:

Thân như bóng chớp, có rồi không,
Cây cối xuân tươi, thu não nùng.
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi,
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông.

Bản dịch của Ngô Tất Tố

La vie  de l’homme est un éclair sitôt né sitôt disparu
Verdoyant au printemps, l’arbre se dépouille à l’automne
Grandeur et décadence pourquoi s’en effrayer?
Épanouissement et déclin ne sont que des gouttes de rosée perlant sur un brin d’herbe. (Mille ans de littérature vietnamienne. Une anthologie).

Công của ông rất lớn luôn cả việc dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long của Lý Thái Tổ. Có lẽ ông là  người đứng sau hậu trường lên kế hoạch dời đô nầy từ lâu với Lý Công Uẩn với chuyện thấy rồng  vàng xuất hiện ở nơi thuyền ngự nhất là ông rất giỏi về phong thủy. Theo giáo sư Nguyễn Lang thì ông vừa là người thảo chiếu, vừa là người thiết kế họa đồ cho kinh đô Thăng Long vậy  để cho đất nước có  đựợc một nền độc lập lâu dài và kinh đô được phồn vinh chớ Hoa Lư quá chật hẹp làm sao cho kinh tế được phát triển.

 

Trong lúc trị vị, vua Lý Nhân Tôn (1072-1127) có truy tặng một bài kệ thâu tóm lại thân thế và ảnh hưởng của sư Vạn Hạnh trong công cuộc dựng vương triều như sau:

Vạn Hạnh dung tam tế
Chân phù cổ sấm ky
Hương quan danh Cổ Pháp
Trụ tích trấn vương kỳ.

Vạn Hạnh thông ba cõi    
chính hợp lời sấm xưa
quê hương tên Cổ Pháp
chống gậy giữ kinh kỳ  

Version française

Le moine zen Vạn Hạnh

Il a été décrit dans les anciens écrits historiques vietnamiens  comme un moine ayant le mérite de participer  à la formation du pays sous les trois dynasties des Đinh, des Lê antérieurs et des Lý, en particulier celle des Lý que l’historien Ngô Sĩ Liên a qualifiée comme une dynastie de clémence dans son ouvrage intitulé « Les Mémoires historiques du Grand Viet au complet ». C’est lui qui a joué un rôle important dans le coup d’état aboutissant à l’intronisation du roi Lý Công Uẩn, le fondateur d’une dynastie durant plus de 200 ans. Il est non seulement le maître de ce roi dès son plus jeune âge mais aussi le personnage talentueux ayant la capacité de connaître à fond la situation politique de cette époque pour faire intégrer  la religion dans la vie  sociale en aidant le jeune orphelin vivant aux dépens de la pagode à devenir un grand roi sage et vertueux  et surtout un bouddhiste authentique. C’est vraiment un moine zen extraordinaire. Vạn Hạnh ne se fait pas religieux pour prêcher les enseignements bouddhiques ou pour faire des efforts accomplis par lui-même dans le salut pour atteindre à la bouddhéité et à se libérer de la réincarnation mais il est  un personnage pleinement résolu à apporter son talent pour servir le pays sous les trois dynasties Đinh, Lê antérieurs et Lý.  Il ne s’intéresse ni aux honneurs  ni aux richesses comme les autres gens. Il n’aime pas être au service d’une dynastie ou d’un roi. Par contre il aime à  être toujours ensemble avec le peuple pour permettre à la nation d’avoir à la fois l’indépendance, l’autonomie et la prospérité.

On ne connait que son nom de famille (Nguyễn) et son nom religieux (Vạn Hạnh). Il  est né en l’an  938 dans le village de Cổ Pháp du district  Tiên Sơn de la  province de Bắc Ninh et il  est mort en 1018 sous le règne du roi Lý Thái Tổ. Dès son jeune âge, il est très intelligent. Il réussit à connaitre à fond le passé,  le présent et le futur et à  fusionner le confucianisme, le taoïsme et le bouddhisme. À 21 ans, il se fait religieux  et devient disciple du moine bouddhiste Thiền Ông đạo giả à la pagode Lục Tổ. Après le décès de son maître zen (en 979), il se consacre à l’étude du Dharanasamadhi (ou Tổng Trì Tam Ma Điạ), une pratique  du bouddhisme tantrique censée d’avoir sa propre vertu et d’atteindre  le samadhi  (ou chính định en vietnamien). Cela signifie une concentration totale de l’esprit dans la méditation. Grâce à cela, il acquit les bienfaits  dans l’enseignement. Il devient ainsi un homme de puissance et de sagesse.  Tout ce qu’il  prononce devient désormais une prophétie. Les gens y croient fermement. Il appartient  à l’école de Vinitaruci (Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi) et fait partie de la douzième génération avec le moine  Đạo Hạnh. Le roi Lê Đại Hành a un plus  grand respect pour lui et l’invite souvent à la cour pour lui demander des conseils lorsqu’il y a les affaires d’état importantes  avec les autres  moines Khuông Việt  et Đỗ Pháp Thuận.

En l’an 980, la dynastie des  Song envoya  le général Hầu Nhân Bảo et ses soldats  pour envahir notre pays. L’armée des  Song s’installa  à Cương Giáp, dans la province de  Lạng Sơn dans l’attente des renforts militaires.  Le roi l’invita à  la cour pour lui  demander son avis sur l’issue de cette confrontation. Il  lui répondit sans hésitation: dans trois à sept jours à venir, l’ennemi devra se retirer.  Effectivement, l’armée des Song  fut obligée de déguerpir car les renforts n’arrivaient pas à la rejoindre au temps voulu.

Envieux de  punir le Champa pour son tort de retenir les deux émissaires Từ Mục et Ngô Tự, le roi  Lê Đại Hành était encore hésitant. Vạn Hạnh lui conseilla d’entamer immédiatement  l’expédition militaire et de ne pas laisser s’échapper l’occasion. Le roi décida de monter l’expédition sur-le-champ  et il gagna  la guerre.

 Selon le livre bouddhique intitulé  « Floriflège du jardin du Dhyana (Thiền Uyển Tập Anh » , Vạn Hạnh a utilisé de nombreuses méthodes efficaces et ingénieuses telles que les oracles et les prophéties ayant suscité la confiance des masses de population. Une fois l’opinion et le cœur humain établis, le but de la communication  peut atteindre la réussite  jusqu’à 90%. Ainsi la volonté du ciel est aussi celle du peuple comme c’est  le cas de l’usurpation de Lý Công Uẩn avec l’explication de l’apparition d’un chien blanc portant sur son dos le mot «empereur», la prophétie du fromager (sấm cây gạo) etc …

Le changement dynastique n’est qu’une question de temps. Vạn Hạnh se sert de son intelligence « surnaturelle » pour que l’accession au trône de Lý Công Uẩn devienne une révolution du palais non violente et sans effusion de sang. Un jour, face à la mort, tout le monde prendra peur plus ou moins. Par contre grâce à l’entendement et à la maîtrise des sensations, Vạn Hạnh y reste indifférent avec sérénité. C’est pourquoi, avant sa mort,  il instruisit ses disciples de vivre selon le mouvement du ciel en observant la grandeur et la décadence comme le cycle de la nature sans prendre peur, en restant spontanément à leur place avec calme pour pratiquer la concentration méditative et en  cherchant soi-même la philosophie profonde à travers la stance bouddhique (ou kệ en vietnamien)  nommée «Conseil aux disciples» comme suit:

La vie  de l’homme est un éclair sitôt né sitôt disparu
Verdoyant au printemps, l’arbre se dépouille à l’automne
Grandeur et décadence pourquoi s’en effrayer?
Épanouissement et déclin ne sont que des gouttes de rosée perlant sur un brin d’herbe. (*)

Son grand succès tient aussi au transfert de la capitale Hoa Lư à Thăng Long décidé par Lý Thái Tổ. Etant caché probablement derrière  les coulisses, il prévoit de réaliser le projet de transfert  depuis longtemps  avec Lý Công Uẩn. C’est pourquoi  l’histoire de l’ascension du dragon d’or n’est pas étrangère à ses pratiques habituelles (ou oracles) dans la communication.  De plus, il est très bon en Feng-shui. Selon le professeur Nguyễn Lang, il est à la fois rédacteur de l’édit du transfert et architecte du plan géographique de Thăng Long, afin que le pays puisse avoir une indépendance et une prospérité à long terme pour dix mille générations  car l’ancienne capitale  Hoa Lư est donc trop exiguë  pour le développement économique  en cas de paix.

Pendant son règne, le roi Lý Nhân Tôn (1072-1127) lui  a rendu hommage à  travers un poème résumant  à la fois l’identité et l’influence du moine Vạn Hanh dans la  fondation  du royaume comme suit:

Vạn Hạnh thông ba cõi    
chính hợp lời sấm xưa
quê hương tên Cổ Pháp
chống gậy giữ kinh kỳ.

Bibliographie
(*) Mille ans de littérature vietnamienne. Une anthologie . Edition Picquier. 1996
Lưu Văn Vịnh : Việt sử siêu linh. Edition Hạ Long Thư Các. 1998
Đại Việt sử ký toàn thư.  Nhà xuất Bản Thời Đại.
Nguyễn Lang: Việt Nam Phật Giáo sử luận.
Philippe Langlet: Modernité et proximité des moines lettrés vietnamiens sous les premières dynasties (Xème-XIIIème siecles)

 

 

 

 

Lê Long Đĩnh (Version française)

Version vietnamienne 

Une énigme à élucider sous la dynastie des Lê antérieurs.

Le roi Lê Đại Hành avait  5 reines dont la plus célèbre restait toujours la reine Dương Vân Nga (avec son titre  Đại Thắng Minh hoàng hậu) et 13 enfants parmi lesquels figuraient onze garçons,  une fille et un enfant adoptif.  Il avait deux enfants avec Dương Vân Nga, un fils nommé Lê Long Thâu et désigné comme prince héritier et méritant de participer à la résistance contre  l’invasion des  Song en 981 et une fille nommée Lê Thị Phất Ngân  donnée en mariage à  Lý Công Uẩn par le roi  lui-même (ou Lý Thái Tổ le fondateur  de la dynastie des  Lý plus tard) et la future mère de Lý Thái Tôn. Tous les  autres fils recevaient chacun un titre de seigneur et  étaient renvoyés dans les  régions stratégiques  afin de  consolider le royaume  et d’empêcher les rébellions car le roi Lê Đại Hành était parti  fréquemment en expédition dans le but d’agrandir son empire. Le fils aîné Lê Long Thâu et la reine Dương Vân Nga furent décédés en l’an 1000, puis cinq ans plus tard, c’était  le tour du roi Lê Đại Hành (1005).

Celui-ci a déjà prévu que son fils cadet, Long Việt devint  roi lors de son décès. Malheureusement il y avait une lutte de pouvoir  entre les prétendants au trône de sorte que le prince héritier Long Việt n’ait pu  être roi que pendant trois jours.  Connu sous le nom de  Lê Trung Tôn dans l’histoire, il était  assassiné par son jeune frère Long Đĩnh  âgé de  23 ans.  À ce moment-là,  selon « Les Mémoires historiques du Grand Viet au complet (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư) », tous ses subalternes prirent la fuite  sauf que Lý Công Uẩn  continua à  embrasser son corps  et pleura. [1]. Selon l’histoire écrite à cette époque, il fut nommé  après par le prince assassin Long Đĩnh comme commandant adjoint de la garde royale grâce à sa loyauté et sa fidélité  envers son  ancien roi Lê Trung Tôn.  Puis il fut promu au poste de commandant de la garde royale, un poste clé important à l’époque pour protéger le roi et le palais. Pourtant, malgré sa fonction,  il n’arrêta pas le tueur du roi Lê Trung Tôn. Il fut peut-être le complice de Long Đĩnh  dans l’assassinat du roi Lê Trung Tôn.  Il était  difficile pour un régicide de savoir apprécier la valeur d’un loyaliste. Selon «l’histoire du Viet Nam» de Trần Trong Kim, Lê Long Đĩnh était roi durant  quatre ans (1005-1009). Il était connu sous le nom « Ngọa  Triều (ou couché à la cour » car il était tellement libidineux qu’il ne pouvait plus trôner comme il fallait et il devait se coucher  à la cour à cause des hémorroïdes. Est-il vrai ce que l’histoire rapporta  à cette époque?

En regardant de plus près les actes que Lê  Long Đĩnh a accomplis  durant son règne, il n’est pas tout à fait logique car analogue à son père, le  grand roi Lê Đại Hành, il entama 5 fois les opérations militaires durant  ses quatre ans de règne. Il  ne pouvait pas monter à cheval s’il ne pouvait pas s’y asseoir surtout  lors de la dernière conquête il y avait seulement deux mois avant sa mort. Sa nature était d’une générosité débordante envers Lý Công Uẩn. Pourtant il avait intérêt à l’éliminer aussitôt du fait qu’il portait le nom de famille «Lý» censé de remplacer bientôt celui des Lê par la prophétie du fromager (ou kapokier)(sấm cây gạo). Il envoya également un émissaire à la cour des Song et lui demanda des soutras et des écrits anciens afin de favoriser le développement du bouddhisme dans son royaume. Ce comportement était contrairement à son acte odieux de  saigner impitoyablement  la tête du moine Quách Ngang qui fut à une époque non lointaine  le patriarche du bouddhisme  avec un couteau éplucheur de la canne à sucre. Il donna  l’ordre de mettre en place  des moyens de navigation  pour faciliter le déplacement  des gens  sur la rivière Vũ Lung afin d’éviter la traversée risquée à la nage (page 153, les Mémoires Historiques du Grand Viêt, maison d’édition Thời Đại). Il continua  à engager des réformes comme la réorganisation de la bureaucratie alignée sur celle des Song en Chine afin de parfaire le régime et la justice. Il ne tarda pas à demander à la cour des Song d’avoir les facilités d’échange commercial  équivalent  à un organisme de représentation commerciale d’aujourd’hui, à l’intérieur du territoire de la Chine (Ung Châu) mais il obtint l’autorisation seulement à Liêm Châu et Như Hồng. C’est vraiment un roi  ayant une profonde innovation  économique. Il ne ressemble pas du tout à un tyran cruel comme  ce que les historiens ont décrit  à l’époque de la dynastie des Lý.

Il doit affronter ainsi une quelconque force clandestine  tentant de mener et influencer les masses populaires  et favoriser l’accession au pouvoir de la  dynastie des Lý. Quand les historiens vietnamiens contemporains compilent des manuels d’histoire, ils s’appuient principalement sur l’évaluation des érudits tels que  Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh, Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, etc. .. pour enseigner et rapporter le même fait  aux générations futures parmi lesquelles nous figurons aussi. Aucun document historique n’ose reconnaître que c’est Lý Công Uẩn qui a tué Lê Long Đĩnh pour usurper le trône excepté que  l’ouvrage intitulé  « Đại Việt sử ký tiền biên » de l’historien célèbre Ngô Thì Sĩ reconnait à l’époque des Tây Sơn (ou Paysans de l’Ouest) que Lê Long Đĩnh a été empoisonné par Lý Công Uẩn pour se venger  de l’assassinat du roi Lê  Trung Tôn  commis par Khai Minh Vương (ou Lê Long Đĩnh). C’est pour cette raison que Lê Long Đĩnh devient haïssable aux yeux des Vietnamiens sans donner à ces derniers l’occasion d’avoir un regard plus juste et équitable  sur sa mort.

À cette époque, le bouddhisme commença à s’implanter tôt  au Vietnam par la voie maritime en passant par  le royaume de Champa.  Lorsque le pays obtint son indépendance, il eut besoin de prendre le bouddhisme comme un point d’appui spirituel  dans son organisation et sa gestion. Le bouddhisme occupa ainsi une place privilégiée dans la société, en particulier sous  les dynasties des Đinh et des Lê antérieurs.  Ces dernières apprécièrent grandement le rôle joué par le bouddhisme de sorte que les moines zen tels que Ngô Chấn Lưu, Vạn Hạnh ou Đỗ Pháp Thuận fussent très respectés et honorés par le roi.  Celui-ci n’hésita pas à les consulter quand la nation avait affaire à des sujets sensibles et importants ou à la politique étrangère.

On peut dire que ces moines zen ont participé à la construction de l’appareil d’État. C’est pourquoi  lors de la disparition du moine  Pháp Thuận  en l’an 991, le  moine Van Hạnh restait le seul personnage à jouer le rôle du conseiller politique de la cour.  Il n’y a aucune raison pour que Vạn Hạnh ne soit pas au courant de ce qui se passe à la cour  même s’il s’agit d’une énigme à élucider. C’est lui qui a aidé le roi Lê Đại Hành à décider de combattre les Song et de pacifier le Champa  et  à  remporter la victoire finale grâce à ses prédictions précises mais c’est aussi lui qui a préparé l’opinion publique et  ouvert la voie à Lý Công Uẩn pour monter sur le trône à travers l’histoire du chien blanc et la prophétie du fromager. (sấm cây gạo)

Le moine  Van Hanh est un personnage censé de connaître à fond le  passé, le présent et le  futur et se sert de la méditation Dharanisammadhi (ou Tổng Trì Tam Ma Điạ)  pour transformer les paroles en prophéties. Ce qu’il a dit, devient une prophétie et les gens y croient fermement. Il a écrit donc le mot « fils du ciel » sur le dos d’un chien blanc dans le village de Cổ Pháp et a ensuite propagé l’évènement relatant la naissance d’un nouveau roi dans l’année du chien (năm Tuất)  car Lý Công Uẩn est né en 974, l’année du chien de bois (Giáp Tuất) et apparu en l’an 1010, l’année du chien de métal  (Canh Tuất)   pour apporter la paix et la prospérité  dans le pays. Ayant connu les superstitions du peuple vietnamien,  l’érudit Vạn Hạnh se sert de cette méthode pour le faire accepter facilement le changement de la dynastie comme une évidence venant de la volonté du Ciel avec la prophétie du fromager. Cet arbre est planté par le moine zen La Quý An à la pagode Minh Châu et frappé par la foudre provoquant ainsi sur son écorce l’apparition d’un kệ (verset):

Gốc cây thăm thẳm
Ngọn cây xanh xanh
Cây hòa đao rụng
Mười tám hạt thành
Cành Đông vào đất
Cây khác lại sinh
Cung Đông trời mọc
Cung Tây ẩn tinh
Khoảng sáu bảy năm
Thiên hạ thái bình    

pour annoncer la mort d’un jeune roi, l’apparition d’un nouveau sujet, la chute des Lê,  l’avènement des Lý suivi  par l’arrivée des Trần dans leur territoire et la naissance des  Lê postérieurs. Le roi est apparu à l’est mais une étoile se cache encore à l’ouest. Six ou 7 ans après, Lý Công Uẩn sera intronisé  (1010)  et le peuple  retrouvera la paix. (1016-1017). La prophétie du fromager se réalise avec exactitude. Malgré que l’historien Ngô Thì Sĩ est un confucianiste convaincu  détestant les superstitions, il doit reconnaître ce fait en écrivant le texte suivant: En nous laissant seulement 40 mots à travers ce verset, cela nous montre non seulement la grandeur et la décadence de toutes les dynasties dans une période durant plus de mille ans mais aussi le talent inouï du prophète du peuple,  Vạn Hạnh comme le lettré Nguyễn Bĩnh Khiêm 500 ans plus tard avec ses prophéties. On  est amené à faire conclusion suivante:

Face à une lutte de pouvoir entre les enfants du roi Lê Đại Hành et son gendre Lý Công Uẩn, le bouddhisme doit choisir non seulement une personne talentueuse  mais aussi vertueuse afin d’apporter la prospérité et la paix dans ce pays. Afin de pouvoir porter le bouddhisme au sommet de son rayonnement et de sa gloire, de devenir la religion d’état et d’accompagner le développement économique et politique du pays, le profil de Lý Công Uẩn est le plus adapté à ces critères car il est orphelin de père  et il est accueilli très jeune à la pagode par le moine Lý Khánh Vân. Il est éduqué  par le moine Vạn Hạnh et il est le gendre du roi Lê Đại Hành. Selon la rumeur, il est le fils biologique du moine Vạn Hạnh. La mort du roi Lê Long Đĩnh  ressemble à un assassinat politique. Il est temps de rétablir la vérité,  de le disculper et de lui enlever surtout le nom « Đế ngoại triều ( empereur couché à la cour) » qu’il a porté plus de mille ans dans l’histoire du Viet Nam. Dans le contexte politique de cette époque, l’histoire écrite  n’ose pas dire que c’est un assassinat politique suivi par une usurpation du trône. Même le peuple  considère cette mort comme une évidence  venant de la volonté du Ciel. En dépit  des allégations sans fondement dans l’histoire écrite,  la postérité continue à avoir toujours du respect pour lui à travers les autels trouvés  dans les temples à Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình et Hà Nôi.

 

Lê Long Đĩnh (Version vietnamienne)

Version française

Lê Long Đĩnh

Một ẩn ngữ trong lịch sử dưới triều đại Tiền Lê.

Vua Lê Đại Hành có đến 5 bà hoàng hậu nhưng người đàn bà có quyền lực vẫn là hoàng hậu Dương Vân Nga (được có tôn hiệu là Đại Thắng Minh hoàng hậu) và 13 đứa con trong đó có 11 đứa con trai, một đứa con gái và một đứa con nuôi. Ông có với Dương Vân Nga hai người con, một trai tên là Lê Long Thâu được phong làm thái tử và có công trạng tham gia giặc Tống năm 981 và một cô con gái tên là Lê thị Phát Ngân được gã cho Lý Công Uẩn (hay Lý Thái Tổ của nhà Lý về sau) và mẹ của Lý Thái Tông. Tất cả nhưng người con trai còn lại được phong vương và được trấn giữ các nơi trọng yếu của đất nước nhằm để củng cố đất nước và phòng ngừa các nổi loạn nhất là Lê Đại Hành là một vị vua chinh chiến liên miên trong việc mở mang bờ cõi. Người con trai cả Lê Long Thâu với thái hậu Dương Vân Nga cùng qua đời vào năm 1000 rồi 5 năm sau đến vua Lê Đại Hành (1005).

Trước đó, ông đã  dự định cho người con thứ ba là Long Việt làm thái tử nhưng khi ông qua đời thì có sự tranh chấp giữa các thái tử, người nào cũng có binh quyền nên Long Việt chỉ được làm vua được ba ngày và sau đó bị người em là Long Đĩnh sai người vào cung giết đi, thọ được 23 tuỗi và được sử gọi là Lê Trung Tôn. Lúc đó bầy tôi điều chạy trốn, duy có Điện tiền quân là Lý Công Uẩn ôm xác mà khóc.[1] Sau đó theo sử viết còn được Long Đĩnh trọng dụng làm tứ sương quân phó chỉ huy sứ vì trung nghĩa với Lê Trung Tôn rồi thăng lên đến chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ, một chức rất quan trọng ở thời đó để bảo vệ vua và hoàng cung. Thế mà Lý Công Uẩn không bắt ngay kẻ giết vua hay là Lý Công Uẩn đồng loã với Long Đĩnh giết Lê Trung Tôn nên được hậu thưởng chớ làm gì kẻ bất trung bất nghĩa khó mà trọng dụng được người trung nghĩa. Theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Lê Long Đĩnh làm vua được bốn năm (1005-1009). Ông có tên là Ngọa triều vì ông dâm dục quá độ nên không ngồi được, phải nằm mà thị triều vì đau bệnh trĩ. Vậy có đúng như sử kể không ở thời đó?

Nhìn lại những hành động mà Lê Long Đĩnh hoàn thành lúc ngự trị thì nhận thấy không có lô gíc chút nào cả nhất là con người còn trẻ có tài năng và cường tráng cũng như vua cha Lê Đại Hành, 5 lần ra binh chinh phạt trong vòng 4 năm ngự trị mà làm sao cởi ngựa được nếu ông không ngồi được nhất là lần chót chinh phạt chỉ có 2 tháng trước khi chết. Ông lại có tâm không giết Lý Công Uẩn mà còn trọng dụng qua việc thăng chức nhất biết là họ Lý cần phải giết để trừ cái hoạ do câu sấm truyền người họ Lý lên thay thế họ Lê (sấm cây gạo). Ông còn gữi sứ giã sang triều đình nhà Tống, xin cửu kinh và kinh sách để phát triển Phật giáo trong nước thế lại có thể nhẫn tâm rọc miá trên đầu nhà sư Quách Ngang đã từng giử chức tăng thống trong triều đình. Ông còn truyền lệnh đóng thuyền đặt đò giúp dân qua lại dễ dàng trên sông Vũ Lung, tục truyền rằng nhiều người bị hại khi lội qua sông.(trang 153, Đại Việt Sử Ký toàn thư, nhà Xuất Bản Thời Đại). Lê Long Đĩnh còn thay đổi cải cách nhiều việc như đặt lại quan chế văn võ dựa theo triều đình nhà Tống nhầm để hoàn thiện chính thể và pháp lý. Ông còn xin nhà Tống cho thông thương ở Ung Châu tương tự như một văn phòng đại diện thương mại như ngày nay nhưng ông chỉ được ở Liêm Châu và trấn Như Hồng mà thôi. Đúng là một vua có tư duy kinh tế sâu sắc chớ không chút nào giống như một vị bạo chúa tàn ác như trong sử kể từ đời nhà Lý.

Như vậy ông phải bị một thế lực ngầm nào đang dẫn dắt quần chúng và ra sức cổ súy cho nhà Lý lên thay thế ông chứ. Các nhà sử học Việt Nam hiện đại khi biên soạn sách giáo trình và giáo khoa lịch sử thì chủ yếu cũng dựa vào việc đánh giá của các học giả như Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh, Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu vân vân.. để dạy cho các thế hệ sau nầy trong đó có chúng ta. Không có sử nào dám nói Lý Công Uẩn giết Lê Long Đĩnh để đoạt ngôi ngoại trừ Đại Việt sử ký tiền biên của sử gia nổi tiếng Ngô Thì Sĩ ở thời Tây Sơn cho rằng ông bị đầu độc bởi Lý Công Uẩn căm phẫn trước tội ác giết anh cướp ngôi của Khai Minh Vương (tức Lê Long Đĩnh). Vì thế Lê Long Đĩnh trở thành một ông vua bị căm ghét bởi quần chúng, được xem như một bạo chúa chớ ai có quan tâm đến để có được một cái nhìn chuẫn xác về cái chết của vua Lê Long Đĩnh.

Lúc đó Phật giáo được xâm nhập từ sớm qua ngã Chiêm Thành nên khi đất nước dành được độc lập thì cần điểm tựa về tinh thần để xây dựng và quản lý đất nước. Phật giáo đã chiếm được ưu thế trong xã hội nhất là các vua nhà Đinh và Lê rất xem trọng vị trí Phật giáo cho nên các thiền sư như Ngô Chấn Lưu, Vạn Hạnh hay Đỗ Pháp Thuận là những người được vua kính trọng và được vua hỏi ý kiến khi có đại sự quốc gia. Có thể nói là các thiền sư nầy có tham gia vào việc xây dựng bộ máy nhà nước nên khi quốc sư Pháp Thuận mất (991) thì chỉ còn quốc sư Vạn Hạnh thì cái chết của Lê Long Đĩnh dù là nghi án cung đình mà làm sao mà nhà sư Vạn Hạnh không biết rõ được. Chính ông giúp vua Lê Đại Hành quyết định đánh Tống bình Chiêm và dành thắng lợi sau cùng qua những lời tiên đoán chính xác của ông mà cũng chính ông dọn đường dư luận cho Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế qua chuyện con chó trắng và bài sấm cây gạo.

Sư Vạn Hạnh là người dung thông ba cõi quá khứ, hiện tại, tương lai mà cỏn dung hóa pháp môn Tổng Trì Tam Ma Điạ thành lời Sấm. Lời nào ông nói ra thành lời tiên tri khiến ngưởi đời tin tưởng vô cùng. Bởi vậy ông viết chữ « thiên tử » trên lưng một con chó trắng ở làng Cổ Pháp rồi phao truyền ra bậc thiên tử sinh vào năm Tuất vì Lý Công Uẫn sinh năm Giáp Tuất 974 và xuất hiện vào năm Canh Tuất 1010 sẽ mang lại thanh bình cường thịnh cho đất nước. Ông là người học thức uyên thâm thấu hiểu sự mê tính của người dân Việt nên dùng phương pháp nầy để làm người dân chấp nhận dễ dàng sự thay đổi triều đại và xem đó là chuyện dĩ nhiên với sấm cây gạo. Cây nầy được thiền sư La Quý An trồng ở chùa Minh Châu bị sét dánh tróc vỏ và có một bài sấm hiện ra và được ghi như sau:

Gốc cây thăm thẳm
Ngọn cây xanh xanh
Cây hòa đao rụng
Mười tám hạt thành
Cành Đông vào đất
Cây khác lại sinh
Cung Đông trời mọc
Cung Tây ẩn tinh
Khoảng sáu bảy năm
Thiên hạ thái bình.

để nói vua sẽ chết non, một quần thần sẽ phát lên, nhà Lê rơi rụng, nhà Lý tất thành. Nhà Trần vào đất nhà Lý, nhà Lê khác lại sinh. Thiên tử xuất ở phương đông, ở phương tây còn có một ngôi sao ẩn dạng. Sáu bảy năm sau thì Lý Công Uẩn lên ngôi (1010) thi 1016-1017 thi thiên hạ sẽ có thái bình. Đúng vậy. Tuy Ngô Thì Sĩ là nhà nho giáo ghét chuyên mê tính đành phải viết như sau: Sét đánh vào cây gạo có được 40 chữ thế mà đủ hết cả hưng vong của các triều đại trong thời gian hơn một ngàn năm thì cho thấy Vạn Hạnh là một nhà tiên tri của dân tộc cũng như 500 năm sau  đó với Nguyễn Bĩnh Khiêm (sấm Trạng Trình).

Có thể kết luân như sau là sau khi vua Lê Đại Hành qua đời và trước sự tranh giành quyền lực giữa các con và Lý Công Uẩn thì Phật giáo phải lựa chọn một người không những có tài năng mà phải có đạo đức để có thể đem lại sự thịnh vượng và thái bình cho đất nước. Để có thể đưa Phật Giáo lên đỉnh cao sánhg chói, trở thành quốc giáo và cùng đồng hành phát triển đất nước thì chân dung của Lý Công Uẩn rất phù hợp nhất vì ông mồi côi cha và được nuôi dưởng từ thưở nhỏ ở chùa Cổ Pháp bởi sư Lý Khánh Vân, còn  được sư Vạn Hạnh dạy dỗ và là con rể của vua Lê Đại Hành. Còn có tin đồn là ông còn là con ruột của sư Vạn Hạnh. Cái chết cũa Lê Long Đĩnh rất oan uất và tựa như một cuộc ám sát chính trị nên cần được minh oan nhất là với cái tên Đế ngoại triều mà ông mang suốt cả ngàn năm nay trong lịch sử nhưng trong bối cảnh chính trị thời đó, sử  viết không dám nói là một cuộc ám sát chính trị tiếp nối bởi sự soán ngôi mà luôn cả quần chúng xem cái chết đó là dï nhiên theo ý trời. Mặc dù các vu khống và các cáo buộc không có cơ sở,  hậu thế vẫn kính trọng ông qua các bàn thờ được thấy ở các nơi như Ninh Bình,Hà Nam, Thái Bình và Hànội.

[1] Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Soạn giả Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên…, Dịch giả Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, 1993; bản điện tử, trang 74.

Đinh Tiên Hoàng (Dynastie des Đinh)

Đinh Bộ Lĩnh

Version française

Sau khi Ngô Quyền qua đời, Dương Tam Kha phụ lời ủy ký cướp ngôi cháu, tự lập mình làm vua, xưng Dương Bình Vương khiến làm toàn dân phẫn nộ và dẫn đến sự sụp đổ của đất nước với sự xuất hiện của thập nhị sứ quân. Theo  Lê Văn Hưu viết trong « Đại Việt Sử ký Toàn thư » thì Dương Tam Kha đáng chê trách vì ông không noi gương Chu Công Đán phò tá Chu Thành vương mà làm việc của Vương Mãng nhưng theo một số  các nhà sử gia hiện nay như Trần Quốc Vượng thì cái loạn của thập nhị sứ quân nó có mầm móng từ lâu rồi  sau năm 905 ở thời nhà họ Khúc và  họ Dương cầm quyền.  Sau đó Ngô Quyền có công đánh bại nhà Nam Hán và giải phóng dân tộc khiến các thế lực phong kiến địa phương không dám cựa quậy ra mặt xưng hùng xưng bá một phương thôi.  Cái chết của Ngô Quyền tạo ra cho các thủ lĩnh địa phương có một cơ hội để chiếm cái khoảng trống quyền lực ở An Nam đô hộ phủ mà cũng cho thấy sự tiến bộ và sự khao khát  của người dân Việt muốn  được có một nền độc lập tự trị.

Tại sao Dương Tam Kha cướp ngôi của cháu Ngô Xương Ngập, con trưởng của Ngô Quyền mà lại không giết các con của Ngô Quyền? Tại sao lại nhận Ngô Xương Văn con thứ hai của Ngô Quyền làm con nuôi? Tại sao Ngô Xương Văn rước anh Ngô Xuân Ngập về cung coi việc nước chung sau khi truất phế được cậu Dương Tam Kha mà không giết  và đuổi ông về Nam Định?

Nhìn lại các sự kiện lịch sử thì thấy cái nhận xét của sử gia Lê Văn Hưu có phần không đúng chi cho mấy vì trước hết Dương Tam Kha tuy bị truất phế bởi Nam Tấn Vương  Ngô Xương Văn nhưng sau đó được ban cho vùng đất mới Giao Thủy ở Nam Định để hưởng nhàn và  khai khẩn. Như vậy Dương Tam Kha không phải  xem là là kẻ phản thần. Còn việc Ngô Xương Văn rước anh Ngô Xung Ngập về cung coi việc nước thì cho thấy Ngô Xuân Ngập không có tài năng và đạo đức như người em vì về sau Ngô Xuân Ngập có ý định giết em Ngô Xương Văn để làm vua một mình.

Có thể đây là lý do mà Dương Tam Kha có thái độ như vậy. Ông đã nhận thấy được  trước đó  Ngô Xương Ngập không có tài cán mà còn có thể hại ông khi lên ngôi vua nhất là ông không phải là cậu ruột vì Ngô Xương Ngập là con của vợ trước của Ngô Quyền dựa trên những tại liệu về ngày sinh của Ngô Chấn Lưu (Khuông Việt Đại Sư), con của Ngô Xuân Ngập và năm cưới của Ngô Quyền với con gái của Dương Diên Nghệ. Bởi  vậy ông mới hành sự như vậy. Có lẽ ông vẫn có ý trả ngôi về họ Ngô nếu không ông chỉ cần kiếm một người họ Dương, chớ cần chi nhận cháu ruột Ngô Xương Văn làm con nuôi nhất là ông không có con chi cả ở thời điểm đó. Còn có một điều mà gần đây được biết là theo sử gia như  Nguyễn Danh Phiệt thì Dương Vân Nga tên thật là  Dương Ngọc Vân là con gái của Dương Tam Kha trong cuốn sách « Nhà Đinh dẹp loạn và dựng nước » (trang 70).

Nếu đúng vậy thì cái nhìn của Dương Tam Kha quá sáng suốt ở thời điểm đó  vì ông nhận ra được người có thể dẹp lọan 12 sứ quân và cứu vãn đại cục  của đất nước bắng cách gả Dương Vân Nga cho Đinh Bộ Lĩnh chớ trong Đại Việt sử ký toàn thư chỉ cho biết bà vợ của Đinh Bộ lĩnh là họ Dương mà thôi. Cùng lúc đó, triều đình nhà Tống ở phương Bắc nhăm nhe dòm ngó muốn  đô hộ lại đất An Nam khi Triệu Khuông Dẫn thống nhất được Trung Hoa.

Vậy Đinh Bộ Lĩnh là ai ? Đinh Bộ Lĩnh sinh ra ở  thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, tỉnh Ninh Bình. Ông con của  Đinh Công Trứ, một nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử  Hoan Châu ở vùng đất Nghệ An ngày nay (Hà Tĩnh). Cha ông mất sớm nên theo mẹ về quê ngọai ở Ninh Bình sống với chú. Hồi còn nhỏ, ông hay thường suốt ngày cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau và có năng khiếu tổ chức làm tướng lãnh đạo ra trận. Khi lớn lên, trong thời lọan lạc, ông cùng con tên Liễn sang ở Thái Bình với sứ quân Trần Minh Công .  Thấy ông dáng mạo khôi ngô lạ thường nên Trần Minh Công nhận làm con nuôi và sau đó khi Trần Minh Công qua đời, ông mới thay quyền và cùng  con đưa quân về Hoa Lư. Chính ở nơi nầy ông mới chiêu mộ binh lính và có được dưới trướng tất cả hào kiệt của xứ An Nam như Lê Hoàn, Đinh Điền, Nguyễn Bậc vân vân … Ông là người đứng lên dẹp loạn nhị thập sứ quân. Đối với cánh quân Trần Lãm, Phạm Bạch Hổ, Ngô Nhật Khánh, Ngô Xương Xí thì ông dùng chính sách liên kết và hàng phục còn với các thế lực khác như  Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Siêu, Kiều Công Hãn, Nguyễn Thủ Tiệp, Kiều Thuận, Lý Khuê thì ông dùng vũ lực, sức mạnh quận sư để đánh dẹp. Sau hai năm ròng rã chiến tranh, ông thành công thống nhất đất nước và được gọi là Vạn thắng vương. Năm Mậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, tức Đinh Tiên Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt và cho định đô ở Hoa Lư. Qua việc đổi xưng hoàng đế, đổi tên nước thành Đại Cồ Việt và dời đô vê Hoa Lư, ông muốn khẳng định từ nay nước Việt Nam có sự độc lâp hẳn với phương Bắc thật sư mà cho đến giờ chưa có vua nào làm được như ông và mở ra một thời đại quân chủ phong kiến trong lịch sử Việt Nam sau một ngàn năm Bắc thuộc.

dinh_bo_linh

Hoa Lư (Ninh Bình)

Version française

Profitant de la mort de Ngô Quyền et rompant le  souhait de ce dernier de mettre sur le trône son fils aîné, son beau-frère Dương Tam Kha usurpa le pouvoir  et se déclara roi d’Annam. Cela mit immédiatement tout le peuple en colère et provoqua l’effondrement du pays avec l’émergence des douze seigneurs locaux. Selon l’historien Lê Văn Hưu dans « Les Mémoires historiques du Grand Viet au complet », Dương Tam Kha mérite d’être blâmé pour avoir manqué à ses promesses car il n’a pas suivi l’exemple du duc de Zhou Ji Dan (Chu Công Đán) d’aider Zhou Chengwang (Chu Thành Vương) à gouverner le pays, mais il  a  accompli l’œuvre de  Wang Mang (Vương Mãng) à l’époque des Han mais selon certains historiens vietnamiens d’aujourd’hui comme Trần Quốc Vượng, la  révolte armée des douze seigneurs de guerre locaux prit naissance depuis longtemps après l’an 905 à l’époque de la gouvernance des familles Khúc et Dương. Du fait que le généralissime Ngô Quyền a eu le mérite de vaincre ensuite  l’armée chinoise des Hans du Sud et de libérer la nation, les dirigeants locaux n’ont pas osé à montrer leur intention de se déclarer roi ou seigneur dans leur région. La mort de Ngô Quyền leur a donné a l’occasion d’occuper le vide laissé par le  pouvoir dans le territoire d’An Nam mais elle a montré également les progrès et la volonté réelle et ardente  du peuple vietnamien d’accéder à  l’autonomie et l’indépendance du pays.

Pourquoi Dương Tam Kha n’a-t-il tué les enfants de Ngô Quyền au moment de l’usurpation du trône?  Pourquoi a-t-il accepté d’adopter le second enfant Ngô Xương Văn de Ngô Quyền? Pourquoi Ngô Xương Văn a-t-il ramené son frère Ngô Xuân Ngập au palais pour gérer ensemble les affaires courantes du royaume après avoir déposé son oncle maternel Dương Tam Kha en lui laissant la vie sauve et en l’envoyant en exil à Nam Định?

En revenant sur les événements historiques, l’observation soulignée par  l’historien Lê Văn Hưu est un peu inexacte car d’abord  Dương Tam Kha a été déposé par son neveu  Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn mais celui-ci  lui a octroyé la nouvelle terre Giao Thủy (Nam Định) pour lui permettre de la mettre en valeur et y passer sa retraite. Ainsi Dương Tam Kha n’est pas vraiment un félon. Le fait que Ngô Xương Văn ait emmené  son frère aîné Ngô Xương Ngập au palais pour gérer ensemble les affaires courantes du royaume a montré que ce dernier n’avait pas le talent et la moralité comme son frère cadet. Il avait plus tard l’intention de tuer Ngô Xương Văn pour régner seul.

C’est peut-être la raison  qui explique  le comportement de Dương Tam Kha. Il s’est rendu compte tôt  de l’incompétence  de Ngô Xương Ngập. Celui-ci pourrait lui nuire aussi s’il était couronné roi. Duong Tam Kha n’était pas  vraiment son oncle maternel  parce que Ngô Xương Ngập était le fils de  l’épouse  précédente de Ngô Quyền  en s’appuyant sur les informations recueilles sur la date de naissance du fils Ngô Chấn Lưu (Khuông Việt Đại Sư) de Ngô Xương Ngập et celle de mariage de son père Ngô Quyền avec la fille de Dương Diên Nghệ. C’est pourquoi  Dương Tam Kha agit de cette manière. Peut-être il aurait  toujours l’intention de rendre un jour le trône à la famille Ngô sinon il pourrait trouver  quelqu’un d’autre dans sa famille Dương pour lui succéder depuis longtemps au lieu  de prendre Ngô Xương Văn comme son fils adoptif. En plus, il n’eut pas d’enfants à cette époque. Selon l’historien Nguyễn Danh Phiệt, Dương Vân Nga de son vrai nom Dương Ngọc Vân était  bien la fille de Dương Tam Kha dans son livre intitulé « L’élimination des rébellions et la fondation de la dynastie des Đinh » (page 70). Si tel est le cas, alors la vision de Dương Tam Kha est trop lucide car il trouve  en la personne de celui qui peut éliminer les douze  seigneurs de guerre et sauver la situation générale de son pays en donnant en mariage Dương Vân Nga à Đinh Bộ Lĩnh. Mais dans « Les Mémoires historiques du Grand Viet au complet » on sait que l’épouse de Đinh Bộ Lĩnh porte seulement le nom « Dương ». En même temps, la dynastie  Song dans le Nord commença à s’intéresser activement à cette époque au territoire d’An Nam lorsque Zhao Kuangyin (Triệu Khuông Dẫn) réussit à unifier la Chine.

Qui est Đinh Bộ Lĩnh? Celui-ci est né dans le village de Kim Lư de la province de Ninh Bình. Il était le fils de  Đinh Công Trứ, un officier subalterne du général  Dương Định Nghệ et responsable local  de Hoan Châu  dans la province Nghệ An d’aujourd’hui (Hà Tĩnh). Orphelin très jeune, il a suivi sa mère pour s’installer à Ninh Bình chez son oncle. Quand il était enfant, il aimait à passer sa journée avec ses amis gardiens de buffles pour s’amuser à faire la guerre en fabriquant des fanions avec des roseaux et en possédant déjà à cette époque les qualités d’un chef au combat. Quand il grandit dans une période de guerres et de troubles, lui et son fils Liễn durent se réfugier à Thái Binh et y vivre sous la protection du seigneur de guerre Trần Minh Công. En le trouvant avoir une apparence particulière et intelligente, celui-ci accepta de l’adopter. Lors du décès de son père spirituel, il prit la relève  et décida d’emmener son armée à Hoa Lư avec son fils.

C’est ici qu’il recruta les soldats et retrouva sous sa bannière tous les gens de talent d’An Nam comme Lê Hoàn, Đinh Điền, Nguyễn Bậc etc … C’est lui qui se leva seul avec son armée  pour éliminer les douze chefs de guerre. Pour les armées des seigneurs  Trần Lãm, Phạm Bạch Hổ, Ngô Nhật Khánh, Ngô Xương Xí, il tenta de les convaincre et les persuader tandis qu’avec d’autres forces rebelles  telles que celles de  Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Siêu, Kiều Công Hãn, Nguyễn Thủ Tiệp, Kiều Thuận, Lý Khuê, il utilisa la force militaire pour les écraser entièrement. Après deux années de guerre, il réussit  à unifier le pays et à porter le nom « Vạn thắng vương (Roi vainqueur de  dix mille combats».

Dans l’année du dragon (968), Đinh Bộ  Lĩnh fut couronné et devint empereur Đinh Tiên Hoàng, donna au pays le nom « Đại Cồ Việt (ou le Grand Việt)  et s’installa à Hoa Lư. En changeant le titre d’empereur, en renommant le pays en Đai Cồ Việt et en déménageant la capitale à Hoa Lư, il voulut affirmer que désormais, le Vietnam avait  une indépendance totale vis-à-vis de l’empire du Nord qu’aucun roi ne pouvait le faire jusqu’à présent.  Il inaugura ainsi une ère de monarchie féodale dans l’histoire du Vietnam après mille ans de la domination chinoise.

Bibliographie 

Lê Văn Hưu: Đại Việt Sử ký Toàn thư.(Les Mémoires historiques du Grand Viet au complet)
Trần Trọng Kim: Việt Nam sử lược (Histoire du Việt Nam)  Imprimerie Vĩnh et Thanh 1928.
Nguyễn Danh Phiệt: Nhà Đinh dẹp loạn và dựng nước. Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội Năm: 1990.