Thách thức (Le défi)


Version française

Thách thức

Từ nầy không xa lạ đối với người dân Việt. Mặt khác, nó còn đồng nghĩa với sự kiên trì, kháng cự, khéo léo và đối đầu dành cho những người mảnh khảnh nầy mà chân lúc nào cũng chôn vùi dưới bùn ở các ruộng lúa kể từ buổi ban sơ. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, họ đã không ngừng chấp nhận mọi thách thức áp đặt bởi một thời tiết khắc nghiệt của một môi trường sống không bao giờ thuận lợi và một nước Trung Hoa mà họ vừa xem như là một người anh cả láng giềng mà cũng là kẻ thù truyền kiếp của họ. Đối với đế chế Trung Hoa nầy, họ lúc nào cũng có sự ngưỡng mộ đáng kinh ngạc nhưng đồng thời họ thể hiện sự kháng cự không thể tưởng tượng được vì lúc nào ở nơi họ cũng có sự quyết tâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc và những đặc thù văn hóa mà họ đã có từ 4 nghìn năm. Đế chế Trung Hoa đã cố gắng hán hóa bao lần Việt Nam suốt thời kỳ Bắc thuộc có đến nghìn năm nhưng chỉ thành công làm mờ nhạt đi một phần nào các đặc điểm của họ mà thôi và nhận thấy mỗi lần có cơ hội thuận lợi, họ không ngớt bày tỏ sự kháng cự và sự khác biệt hoàn toàn. Họ còn tìm cách đương đầu với người Trung Hoa trên lãnh vực văn hóa mà được nhắc lại qua những câu chuyện còn được kể lại cho đến ngày nay trong lịch sử văn học Việt Nam. Theo dao ngôn được truyền tụng trong dân gian, sau khi thành công chế ngự được cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng (Trưng Trắc Trưng Nhị) và chinh phục xứ Giao Chỉ (quê hương của người dân Việt), Phục Ba tướng quân Mã Viện của nhà Đông Hán truyền lệnh dựng cột đồng cao nhiều thước ở biên thùy Trung-Việt vào năm 43 và có được ghi chép trên cái bảng treo như sau:

Ðồng trụ triệt, Giao Chỉ diệt
Ðồng trụ ngã, Giao Chỉ bị diệt.

Để tránh sư sụp đổ của đồng trụ, người dân Việt cùng nhau vun đấp bằng cách mỗi lần đi ngang qua mỗi người vứt bỏ đi một cục đất nho nhỏ khiến đồng trụ huyền thoại nầy biến mất dần dần theo ngày tháng để trở thành một gò đất. Cố tình trêu nghẹo và mĩa mai trên sự sợ hải và nổi kinh hoàng mất nước của người dân Việt, vua nhà Minh Sùng Trinh ngạo mạng đến nỗi không ngần ngại cho cận thần ra câu đối như sau với sứ thần Việt Nam Giang Văn Minh (1582-1639) trong buổi tiếp tân:

Đồng trụ chí kim đài dĩ lục
Cột đồng đến giờ đã xanh vì rêu.

để nhắc nhở lại sự nổi dậy của hai bà Trưng bị quân Tàu tiêu diệt.
Không lay chuyển trước thái độ lố bịch nầy, sứ thần Giang Văn Minh trả lời một cách thông suốt lạ thường nhất là với lòng quyết tâm cứng cỏi:

Ðằng giang tự cổ huyết do hồng
Sông Bạch Đằng từ xưa vẫn đỏ vì máu

để nhắc nhở lại với vua nhà Minh những chiến công hiển hách của người dân Việt trên sông Bạch Đằng.
Không phải lần đầu có cuộc thi văn học giữa hai nước Trung Hoa và Việt Nam. Ở thời đại của vua Lê Đại Hành (nhà Tiền Lê), nhà sư Lạc Thuận có cơ hội làm cho sứ giã nhà Tống Lý Gi ác tr ầm trồ ngư ỡng mộ bằng cách giã dạng làm người lái đò tiển đưa Lý Giác sang sông. Khi Lý Giác khám phá ra được hai con ngỗng đang đùa cợt trên đỉnh sóng và ngâm hai câu thơ đầu của bài tứ tuyệt như sau:

Ngỗng ngỗng hai con ngỗng
Ngữa mặt nhìn trời xanh

thì Lạc Thuận không ngần ngại đối lại qua hai câu thơ cuối như sau:

Nước biếc phô lông trắng
Chèo hồng sóng xanh khua

Trong bốn câu thơ nầy, người ta nhận thấy không những có sự ứng khẩu nhanh chóng của sư Lạc Thuận mà còn có cả sự tài tình của ông trong việc dàn dựng song song những thuật ngữ và ý kiến tương đồng trong bài tứ tuyệt nầy.

Hình ảnh nhà thờ Giang Văn Minh và văn miếu

defi

Nhưng nói công lao trong việc đối đầu thì phải dành dĩ nhiên cho học giả Mạc Đĩnh Chi vì ông nầy trong thời gian ở Trung Quốc, đã thể thể hiện được khả năng chống cự mà còn có tài năng vô song để biết đối đáp lại một cách khéo léo tất cả mọi câu hỏi và tránh được mọi cạm bẫy. Ông được gửi đi sang Tàu vào năm 1314 bởi vua Trần Anh Tôn sau khi vua đánh bại quân Mông Cổ của Hốt Tất Liệt với tướng Trần Hưng Đạo. Do sự chậm trể vô tình, ông không có đến trình diện đúng giờ trước cổng thành ở biên giới Trung-Việt. Ông quan giữ cỗng thành chịu mở cửa nếu ông trả lời được một cách thích hợp câu hỏi mà người quan nầy đưa ra mà trong câu hỏi đó gồm có bốn chữ “quan”:

Quá quan trì, quan quan bế,
nguyện quá khách quá quan
Qua cửa quan chậm, cửa quan đóng,
mời khách qua đường qua cửa quan.

Không có chút nào nao núng cả trước sự thách thức văn học, ông trả lời ngay cho quan cổng với sự tự nhiên đáng kinh ngạc:
Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối.

Ra câu đối dễ, đối câu đối khó
xin tiên sinh đối trước.

Trong lời đối đáp nầy, ông dùng chữ “đối” cũng 4 lần như chữ “quan” và nó được dựng lên ở vị trí của chữ “quan”. Mạc Đỉnh Chi còn điêu luyện biết giữ vần và những luật lệ âm điệu trong thơ để cho quan cổng biết là ông ở trong hoàn cảnh khó xữ với đoàn tùy tùng. Quan cổng rất hài lòng vô cùng. Ông nầy không ngần ngại mở cổng và đón tiếp Mạc Đỉnh Chi một cách linh đình. Chuyện nầy được báo cáo lên triều đình Bắc Kinh và làm nô nức biết bao nhiêu quan lại văn học Trung Hoa muốn đo tài cao thấp với ông trong lĩnh vực văn chương. Một ngày nọ, tại thủ đô Bắc Kinh, ông đang đi dạo với con lừa. Con nầy đi không đủ nhanh khiến làm một người Trung Hoa khó chịu đang theo sát ông trên đường. Quá cáu bởi sự chậm chạp này, quan lại nầy quay đầu nói lại với ông ta với một giọng kiêu ngạo và khinh bỉ:

Xúc ngã ky mã, đông di chi nhân dã, Tây di chi nhân dã?
Chạm ngựa ta đi là người rợ phương Ðông hay là người rợ phương Tây?

Ông quan lại lấy cảm hứng từ những gì ông đã học được trong cuốn sách Mạnh Tử để mô tả người những người man rợ không có cùng văn hóa với đế chế Trung Hoa bằng cách sử dụng hai từ  » đông di « . Ngạc nhiên trước lời nhận xét tổn thương này khi ông biết rằng Trung Hoa bị cai trị vào thời điểm đó bởi các bộ lạc du mục (người Mông Cổ), Mạc Đỉnh Chi mới trả lời lại với sự hóm hỉnh đen tối của mình:

Át dư thừa lư, Nam Phương chi cường dư, Bắc phương chi cường dư
Ngăn lừa ta cưởi, hỏi người phương Nam mạnh hay người phương Bắc mạnh?

Một hôm, hoàng đế nhà Nguyên đã không ngần ngại ca ngợi sức mạnh của mình ví nó với mặt trời và làm cho Mạc Đỉnh Chi biết rằng Việt Nam chỉ được so sánh với mặt trăng, sẽ bị hủy diệt và thống trị sớm bởi người Mông Cổ. Điềm nhiên, Mạc Đỉnh Chi trả lời một cách kiên quyết và can đảm:

Nguyệt cung, kim đạn, hoàng hôn xa lạc kim
Trăng là cung, sao là đạn, chiều tối bắn rơi mặt trời.

Hoàng đế Kubilai Khan (Nguyễn Thê ‘Tổ) phải công nhận tài năng của ông và trao cho ông danh hiệu « Trạng Nguyên đầu tiên » (Lưỡng Quốc Trạng Nguyên) ở cả Trung Hoa và Việt Nam, khiến một số quan lại ganh tị. Một trong số người nầy cố tình làm bẽ mặt ông ta vào một buổi sáng đẹp trời bằng cách ví ông ta như một con chim bởi vì âm điệu đơn âm của ngôn ngữ, người dân Việt khi họ nói cho cảm giác người nghe như họ luôn luôn hót líu lo:

Quích tập chi đầu đàm Lỗ luận: tri tri vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri
Chim đậu cành đọc sách Lỗ luận: biết thì báo là biết, chẳng biết thì báo chẳng biết, ấy là biết đó.

Đây là một cách để khuyên Mạc Ðỉnh Chi nên khiêm tốn hơn và cư xử như một người đàn ông có phẩm chất Nho giáo (Junzi). Mạc Đỉnh Chi trả lời bằng cách ví anh nầy như một con ếch. Người Trung Hoa thường có thói nói to  và tóp tép lưỡi  qua tư cách họ uống rượu.

Oa minh trì thượng đọc Châu Thư: lạc dữ đọc lạc nhạc, lạc dữ chúng lạc nhạc, thục lạc.
Châu chuộc trên ao đọc sách Châu Thu: cùng ít người vui nhạc, cùng nhiều người vui nhạc, đằng nào vui hơn.

Đó là một cách để nói lại với người quan lại nầy nên có một tâm trí lành mạnh để hành xử một cách công bằng và phân biệt nghiêm chỉnh.
Tuy rằng có sự đối đầu trong văn học, Mạc Đỉnh Chi rất nổi tiếng ở Trung Quốc. Ông được Hoàng đế của nhà Nguyên ủy nhiệm việc sáng tác bài văn tế để vinh danh sự qua đời của một công chúa Mông Cổ. Nhờ sự tôn trọng truyền thống của Trung Hoa dành cho những người tài năng Việt Nam, đặc biệt là các học giả có tài trí thông minh nhanh chóng và học hỏi mau lẹ mà Nguyễn Trãi đã được cứu bởi đại quản gia Hoàng Phúc. Trong tầm mắt của tướng Tàu Trương Phụ, Nguyễn Trãi là người phải giết, một người rất nguy hiễm cho chính sách bành trướng của Trung Hoa ở Việt Nam. Ông bị giam giữ bởi Trương Phụ trong thời gian ở Ðồng Quang (tên xưa của Hànội) trước khi ông theo Lê Lợi về sau ở Lam Sơn. Không có cử chỉ hào hiệp và bảo vệ của hoạn quan Hoàng Phúc, Lê Lợi không thể trục khỏi quân nhà Minh ra khỏi Việt Nam vì Nguyễn Trãi là cố vấn quan trọng và chiến lược gia nổi tiếng mà Lê Lợi cần dựa vào để lãnh đạo cuộc chiến tranh du kích trong thời gian mười năm đấu tranh chống lại Trung Quốc.

Cuộc đối đầu văn học này phai nhạt dần dần với sự xuất hiện của người Pháp tại Việt Nam và chấm dứt vĩnh viễn khi vua Khải Định quyết định chấm dứt hệ thống cuộc thi quan lại ở Việt Nam theo mô hình của người Trung Quốc dựa chủ yếu vào tứ thư Ngũ Kinh của Đức Khổng Tử.

Cuộc thi quan lại cuối cùng được tổ chức tại Huế vào năm 1918. Một hệ thống tuyển dụng kiểu Pháp khác đã được đề xuất trong thời kỳ thuộc địa. Do đó, Việt Nam không còn cơ hội để đối đầu văn học với Trung Quốc nửa và biểu hiện được sự khác biệt cũng như sự phản kháng trí tuệ và các đặc thù văn hóa.

Cây khèn bè (Khène)

Version française

English version  

Chúng ta  thường đặt câu hỏi về nguồn gốc của nhạc cụ mà được gọi là khèn bè.  Có nhiều nhà khoa học cho rằng nhạc cụ nầy đến từ nước Lào. Nhưng cũng không ít người ngần ngại và hoài nghi. Đó là trường hợp  của nhà nghiên cứu Pháp Noël Péri của  Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO). Đối với ông nầy, nếu người  dân Việt không dùng nhạc cụ nầy  như người Lào nhưng nhạc cụ mà được trông thấy  thường ở người Muờng, một dân tộc rất gần gũi với người Việt về văn hóa và tập quán và người Hmong,  cũng giống  như khèn bè của người Lào. Hơn nửa nhạc khí nầy được thể hiện không những ở trên các trống và thạp đồng mà còn ở các vật dụng của văn hóa Đồng Sơn. Đó là trường hợp cái cán của một cái môi bằng đồng được trang trí với một nhân vật nam giới ngồi đang thổi khèn bè và được trưng bày  hiện nay  ở bảo tàng viện lịch sữ ở Saïgon (thành phố Hồ Chí Minh).

Chúng ta  dẫn đến đến kết luận và  khẳng định một cách quả quyết  là nhạc khí nầy có từ thời đồ đồng  (giữa 3000 và 1200 trước công nguyên ở Đông Nam Á) và được sáng chế bỡi người thuộc chủng Nam Á (Austro-asiatique) trong đó có các dân tộc Lào,  Hmong, Mường, Việtnam và Mnong vân vân… mà chúng ta thường gọi là đại tộc Bách Việt. Cũng không nên quên có một thời điểm nào trong quá khứ dân tộc Lào (chi nhánh Tây Âu) và dân tộc Việt (chi nhánh Lạc Việt) cùng nhau hiệp  sức trong việc thành lập nước Âu Lạc của Thục Phán và  chống cự lại  quân Tần của  Tần Thủy Hoàng.  Theo bà khảo cứu Pháp Madeleine Colani thì các khèn bè nầy không bao giờ vượt qua dãy núi Hy Mã Lập Sơn và thung lũng Bramahpoutre của Ấn Độ. Tuy nhiên cũng có ngoại lệ.

joueur_khen2

Khène

 Đó là truờng hợp  các khèn bè của dân tộc Dayak ở đảo Bornéo (Nam Dương) vì trước khi họ định cư trên đão nầy, họ đã sống trước đó dọc theo bờ biển phía đông của Đông Dương.  Dựa trên khèn bè của người thuộc chủng Nam Á, người Trung Hoa cũng sáng chế một nhạc cụ thường gọi là lusheng mà được nhắc đến trong kinh nhạc của Đức Khổng Tử.

Theo nhà nghiên cứu Victor Goloubew, người Đồng Sơn tức là tổ tiên của người Việt hiện nay cũng biết thổi khèn bầu.

Khèn bè được xuất hiện dưới nhiều hình dạng mà theo bà Madeleine Colani thi khèn bè của dân tộc Lào xem là óng chuốt và tao nhã nhất.  Nói chung thì  cây khèn bè  thông thường có một cấu tạo ống theo số chẵn, làm bằng tre và ở mỗi cái ống có một lỗ nhỏ  thường gọi là lỗ thổi và  bên trong ống có một  lưỡi gà bằng đồng hay bạc giát mỏng. Các ống nầy được lắp ráp theo cặp với  chiều dài giống nhau, theo thứ tự  và giảm dần từ miệng của cái bầu khèn được cung  cấp không khí bởi hơi thổi của người chơi khèn. Chiều dài của các ống xác định độ cao của nốt. Cây khèn càng dài thì âm điệu càng thấp. Số ống dùng để thổi không có cố định và còn có liên hệ đến truyến thống văn hóa của mỗi dân tộc.  Như người Hmong ở các dãy núi phiá bắc Việtnam hay là người Mnong ở Tây Nguyên, thì  trên cây khèn chỉ có thấy 6 ống mà thôi. Còn với người Thái ở vùng Mai Châu, số ống  lên đến 14.

Khèn có  6 ống (hay Mbuot) của dân tộc Mnong ở Tây Nguyênm_buot  

Còn khèn của nguời Lào thì số ống có thể biến đổi: hoặc 6 ống với chiều dài có thể lên  đến 40 cm thì gọi là khène hot hoặc là 14 ống với   khène jet

hoặc là 16 ống với   khène baat.  Khèn nầy được trọng dụng nhiều nhất ở Lào.  Để phát âm tiếng, nguời chơi khèn phải  giữ giữa hai bàn tay nhạc cụ  mà  ở nơi đó  có miệng khèn   dùng để thổi và đưa không khí vào khèn, xem như là nơi để tụ không khí.   Cùng lúc đó người thổi  khèn phải bịt ở đầu các ống với các ngón tay khiến làm rung chuyển các lưỡi gà phù hợp  qua sự  hít vào hay thở ra của mình.

khenz_bambou

Khèn lào (16 ống)

Khèn thường có liên hệ mật thiết với các nghi lễ tôn giáo và các sự kiện quan trọng ( hội chợ, đám cưới, tang lễ vân vân …).  Có thể thổi khèn một mình hay là  với một nhóm người  nhằm để kèm theo các điệu nhảy  hay ca hát.  Mỗi dân tộc có sự tích cá biệt về khèn. Tiếng khèn cũng làm cho  thế giới con người  đến   gần với thế giới tâm linh. Đối với dân tộc Lào cũng như các dân tộc thiểu số ở Vietnam (Hmong, Thái vân vân…), cây khèn bè biểu tượng  bản sắc văn hóa. Đối với dân tộc Hmong, có một cây khèn trong nhà là niềm hãnh diện được có một người đàn ông tài hoa và khí phách trong gia đình.

Trong ngạn ngữ của người  Lào, muốn được xem là người Lào đích thực, thì phải biết thổi khèn, ăn cơm nếp với cá ươn  (padèk) và ở nhà sàn.

Dù có một vai trò rất  quan trọng như các cồng chiền Tây Nguyên (Việtnam), cây khèn bè tiếp tục bị bỏ rơikhene_laotien  theo ngày tháng bởi giới trẻ  vì muốn   thông thạo trong việc thổi khèn bè thì không những cần có sự kiên nhẫn mà cần có khiếu về  âm nhạc. Bởi vậy khèn bè không phải ai cũng thổi được mà cần phải biết diễn xuất một số giai điệu căn bản và biết nhảy hòa nhịp  theo tiếng khèn. Một số giai điệu có thể gợi lên các khía cạnh của thiên nhiên và cuộc sống. Có hơn 360 giai điệu dành cho tang lễ. Chính vì thế cây khèn bè có một vị trí quan trọng trong đời sống dân gian và tinh thần của các dân tộc thiểu số.

KHENE

Tài liệu tham khảo

Essai d’ethnographique comparée. Madeleine Colani, BEFEO, 1936,Vol 36, N°1, pp. 214-216
Hà Văn Tấn: Nouvelles recherches préhistoriques et protohistoriques au Vietnam.
Rapport sur une mission officielle d’étude musicale en Indochine. Péri Noël, G. Knosp. BEFO. 1912. Tome 12, pp 18-2
Pour continuer d’entendre le son du khèn des Hmongs. Hoàng Hoa. Courrier du Vietnam, 24.03.2012

 

Đình Làng ( Maison communale: phần 4)

Version française.

Nghệ thuật trang trí ở đình làng

 

 Nhờ có đình làng,  người ta mới khám phá được đời  sống  của  người dân làng thể hiện một cách  tài tình  mật thiết với  nghệ thuật trang trí. Người xem có cảm  tưởng rằng nghệ thuật nầy  nó không  những  không theo các mô hình thông thường được biết cho đến giờ mà nó còn « tự cởi tróí », trút bỏ mọi gánh nặng của sự ràng buộc đạo Khổng thời kỳ phong kiến ở Việtnam. Đó là những gì chúng ta thấy ở các khoảng trống trong đình với chạm khắc gỗ  từ  sườn nhà cho đến cột trụ.

Các khuyết điểm lúc xây cất đình  được che giấu một cách khéo léo nhờ kỷ thuật trang trí làm đẹp. Trong mỗi thanh gỗ chạm khắc, mỗi môtíp  dù là một con thú,  một nhân vật hay là một cái bông đều độc nhất không thể tìm thấy ở nơi khác dù có cùng một chủ đề. Ngược lại, người ta nhận thấy ở các thanh gỗ chạm khắc có sự cùng tồn tại, qua nhiều thể kỷ, của hai nền văn hóa, một mang tính cách bài bản và bác học và một cái mang tính cách dân dã.  Ở nền văn hóa đầu tiên còn tìm thấy không những  tất cả mô típ liên quan đến tứ linh  (Rồng, Lân, Rùa, Phượng) mà luôn cả thực vật cao quý, tiên nữ hay thú vật (hổ, voi vân vân ..)  mà  có luôn   tính tưởng tựợng và thích đổi mới  cùa nghệ nhân mặc dầu  có  sự tôn trọng  nghiêm túc trong truyền thống kinh điển. Còn ở các thanh gỗ  chạm với tính cách dân dã, nghệ nhân vì là một người nông dân trước đó, nên thường  bỏ qua lề lối gò bó mà  tự  hướng dẫn mình  qua cảm hứng, tự do tùy tiện chạm khắc theo ý tưởng và cảm nhận cùa mình khiến các tác phẩm nó mang tính chất  hiện thực  và hóm hỉnh. Với tài khéo léo đôc đáo, nghệ nhận chưa bị cấm đoán về cách miêu tả các cảnh tượng vô  luân lý khó mà giải  đáp ở thời đại phong kiến:  một thiếu  nữ  đang tấm ao hay ngồi hớ  hênh trên đầu rồng  (đình Phụ Lão, Bắc Giang), một chàng trai đang sờ soạng thân thể một phụ nữ dưới cái nhìn đồng lõa của bạn đồng hành  (đình Hưng Lộc), một ông quan đang quấy rầy  một phụ nữ đang tấm  bằng cách thò tay luồn dưới yếm ( đình Ðệ Tam Ðông, Nam Ðịnh) vân vân  ….

dinh_chamHình rồng đa dạng trang trí ở đình

Nghệ nhân còn dám tố cáo những chuyện sai trái của các quan liêu qua bức chạm của đình Liên Hiệp. Đây là những điều cấm đoán  và  phiền nhiễu mà thường gặp mỗi ngày  trong xã hội  nho giáo Việtnam.  Tất cả những gì được thấy trong điêu khắc gỗ dân dã  phản ánh  phần lớn  tự do phát biểu của nghệ nhân  cùng  khát vọng chung của dân làng.  Có một điều trái ngược, nghịch lý là đình vừa là nơi để gìn giữ trật tự  được ăn sâu qua nhiều thế kỷ  vào hạ tầng gia đình và xã hội Việtnam  và cũng là nơi mà người nông dân có thể tìm lại được tự do phát biểu và tố cáo những gì được trông thấy ở xã hội nho giáo.  Với nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, ngôi đình là một kho tàng vô giá cho dân tộc Việt.  Người ta thường nói: Làng Nước vì Viêtnam được thành hình, qua nhiều thế kỷ, từ sự rải rác làng mạc khắp mọi nơi mà đình vừa là trung tâm hành chánh, văn hóa,  xã hội và tinh thần.  Bởi thế đình làng nó không những là linh hồn của làng mà của đất nước Việtnam.


Bibliographie:

Trịnh Cao Tường: Kiến trúc đình làng.  Khảo cổ học, 2/1981, trang 56-64.

A la découverte de la culture vietnamienne. Hữu Ngọc.  Editions Thế Giới. Hànôi 2011

Le Ðình, maison communale du Viêt Nam. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Editions Thế Giới, 2001

Đình Làng (Maison communale: phần 2)

Version française

Đình Làng: phần 2

Người ta thường hay nói: Cầu Nam, Chùa Bắc, Ðình Ðoài để nhắc nhở đến ba vùng đặc biệt nổi tiếng trong kiến trúc truyền thống của người dân Việt. Đình Đoài nói bóng gió vùng Đoài (Hà Đông, Sơn Tây) nơi có danh lam thắng cảnh nhất là có các đình nổi tiếng như Tây Ðằng, Mông Phụ , Chu Quyến vân vân …. Chính ở nơi gần núi và rừng nên có nhiều cây côi quý, bền và cứng rất cần thiết trong việc xây cất đình.

Nguồn gốc của chữ Đình

Đến từ văn hóa Trung Hoa, chữ đình  gọi là Ting. Mặc dù như vậy, đình làng mà tìm thấy trong kiến trúc Việt Nam nó không đúng với cái nghĩa đình của người Hoa. Họ chỉ dùng để  chỉ một ngôi nhà biệt lập với mục đích là thưởng ngoạn, một  đình trạm dành cho người lữ khách  hay một quan viên đi công tác dừng chân nghỉ khoẻ hay là một đền để thờ thần  thành lũy đời nhà Hán. Với ý nghĩa nầy thì loại đình nầy  còn thấy hiện nay là đình Trấn Ba (đình ngăn sóng)  ở đền Ngọc Sơn giửa Hồ Gươm (Hànội) hay là Thủy đình (đình rối nước) ở hồ nước bằng phẳng ở chùa Thầy. Dựa trên nguồn góc của chữ đình, các nhà chuyên gia không ngần ngại nghĩ rằng chuyện thờ thần thành lũy hay cách dùng đình của người Hoa nó soi dẫn đến chuyện đình của người dân Việt. Theo nhà báo Hữu Ngọc thì thần thành lũy được thay thế bởi thành hoàng của làng Việtnam để thích nghi và đáp ứng với sở thích của người dân Việt. Nhưng rất có nhiều lý do bác bỏ giả thuyết nầy.

Trước hết, ngôi đình Việtnam sở dĩ được vửng chãi là nhờ hệ thống tinh xảo của các  rường cột xà và được dựng trên sàn  (không có đúc nền tảng). Vì vậy  đình dễ di chuyển ngắn  hay xoay hướng  trong trường hợp  thế đình đâu tiên không đem lại kết quả mong muốn  sau nhiều thập kỷ xây dựng.  Loại kiểu xây dựng nầy làm chúng ta nghĩ đến các nhà nghiên cứu, nhất là ông Georges Coedès , một nhà nghiên cứu Pháp đã nói rằng đình chịu rất  nhiều ảnh hưởng  đến từ phong cách kiến trúc của chủng cổ Mã Lai. Sự kiện nầy nó cũng không làm chúng ta thắc mắc những gì đã khám phá trên trống đồng của người dân Việt với nhà sàn mái cong (trống đồng Ngọc Lữ).  Được biết từ lâu người Đồng Sơn (tổ tiên của  người dân Việt) định cư dọc theo bờ biển Bắc Vịệt (có từ  ngàn năm năm trước công nguyên). Họ được xem là những người  chủng cổ Mã Lai (hay  người Nam Á), dân tộc Bách Việt. Theo  Trịnh Cao Tường, một  nhà nghiên cứu  về các đình làng Vietnam thì  kiến trúc  đình còn tiếp tục duy trì  được dư âm tâm trí của người Đồng Sơn  trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt. Hơn nữa loại ngôi nhà nầy nó giống như nhà rông mà thường trông thấy ở các dân tộc Nam Á, nhất là  các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Tựa như đình làng, nhà rông  có một số sinh hoạt xã hội:  phòng thảo luận của ủy ban nhân dân, nhà nghỉ tạm của các lữ khách, nơi tựu tập tất cả dân làng vân vân … Có vài nơi được thấy  dùng sàn gỗ ở đình   làm ghế ngồi trong lúc  hội thảo giữa các thân hào và dân làng. Chớ không phải là những nơi thưởng ngoạn của người Trung Hoa.

Đình Mông Phụ (Sơn Tây)

 

 

Ở thế kỷ 18, người ta kiểm kê nhận thấy có khoảng chừng 11800 làng ở Vietnam.  Như vậy có nghĩa là có bao nhiêu làng thì có bao nhiêu đình.  Người dân Việt thường hay nói: Uống nước nhớ nguồn. Như vậy  lúc nào cũng có ở nơi họ lòng biết ơn đối với những có công trạng với đất nước.  Bởi vậy không có gì ngạc nhiên thấy được một số nhân vật lịch sữ hay truyển thuyết ( thần núi Tản Viên chẳng hạn)  hay ân nhân có công dạy cho dân làng một nghề gì dó  trong làng đươc làm thành hoàng ở đình. Có luôn  các người có hành động cao cả.  Hơn  nửa còn có đủ loại người được làm thành hoàng: con nít, những kẻ ăn xin và ăn cướp hay những người bi chết đột ngột đúng  giờ thiên nên họ có quyền lực siêu phàm để bảo vệ dân làng tránh được tai họa và thiên tai. Nhờ các thành hoàng mà làng tìm lại được không những yên tịnh và thịnh vượng mà tấ cả lề luật, công lí và đạo đức. Họ trở thành phần nào hiện thân cái quyền thế tối cao mà có được từ sức mạnh của làng. Tùy theo chức vụ họ làm tròn mà họ được sắc phong  theo ba cấp: Thượng đẳng thần, Trung đẳng thầnHạ đẳng thần.   Họ có thể bị mất chức nếu họ không hoàn thành sứ mệnh và  nếu họ để mất đi  trật tự ở làng hay là để dân làng bị chết. Các bản sắc phong được trân trọng  giữ  gìn trong Hậu Cung và  còn là niềm tự hào không thể tả được của dân làng. Đôi khi nếu làng không có thành hoàng, dân làng buộc lòng mượn thảnh hoàng của làng kế cận hay là thế bằng thổ thần.  Còn có trường hợp hai làng cùng có chung một thành hoàng thì họ phải thương lượng để mỗi làng được có một ngày lễ được biết trước để tránh cùng chung ngày và tất cả mọi người đều tham dự bằng các gữi sang một phái đoàn  hôm có diễu hành. Ngược lại với các  đền được xây cất và sùng tu với tiền của nhà nước, các đình thì chi phí đều do dân làng tài trợ  vì đây là chuyện thờ cúng địa phương.   Sự giàu có được thấy qua việc trang trí ở đình còn tùy thuộc ở tính hào hiệp và cuộc sống sung túc  của dân làng.  Ở mỗi làng có những miếng đất  gọi là tế điền hay ruộng thần từ được khai khẩn để bảo dưỡng đình mà  ờ vài làng trước 1945, diện tích có thể lên  đến vài chục mẫu. Chính quyền sở có trách nhiệm  cai quản đình làng như một tiểu triều đình. Luật lệ và tập quán được áp dụng nơi nầy  một các nghiêm ngặt và được   tôn trọng hơn quyền lực của vua chúa thời đó.  Các phụ nữ  cấm không được vào đình.  Bởi vậy người ta thường nói: « Phép vua thua lệ làng ». (tiếp theo đình làng phần 3)

 

Nghệ thuật ẩm thực của người Việt

amthucvn

French version

English version

Người dân Việt rất chú trọng nhiều về nghệ thuật ẩm thực  nhất là các món ăn hằng ngày. Việc ăn uống nó trở thành một điều tất yếu  quan trọng trong cuộc sống và văn hóa của người dân Việt. Cũng không có gì phải ngạc nhiên khi một số từ họ thường dùng đều có chữ ăn dù biết rằng các từ nầy không có liên quan mật thiết  đến chữ ăn. Trong các  từ nầy, thường thấy chăng hạn: ăn nói, ăn mặc, ăn ở, ăn tiêu, ăn ngủ, ăn gian, ăn hối lộ, ăn hiếp vân vân … Chúng ta thường nghe : Trời đánh tránh bữa ăn để nói lên ông Trời có giận dỗi đi nữa cũng phải tránh quấy rầy buổi ăn của người dân Việt.

Các thức ăn của họ được chế biến một cách kỹ lưỡng theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành, một cơ bản chủ yếu của nền văn minh Văn Lang. Âm Dương là biểu tượng của hai thực thể vừa đối lập và bổ sung của vạn vật trong vũ trụ. Thuộc về Âm tất cả những gì có tính chất  lỏng, lạnh, ẩm, thụ động, nội hay bản chất nữ tính như trời, mặt trăng, tối, nước và mùa đông. Ngược lại thuộc về Dương tất cả những gì có tính cứng, nóng, khô, năng động, ngoại, hay bản chất nam tính như đất, mặt trời, sáng, lửa và mùa hè. Con người thường được xem là dấu gạch nối giữa hai thực thể đó hay nói đúng là giữa  Trời (Âm) và Đất (Dương). Sự hài hoà có thể có được nhờ sự thăng bằng mà con người mang lại cho môi trường, vũ trụ và trong  cơ thể của con người. Qua  cách thức chế biến tỉ mỉ chu đáo và cá biệt trong mối quan hệ biện chứng của thuyết âm dương,  các món ăn của người Việt  còn biểu lộ  được sự tôn trọng truyền thống văn hóa đã có cả nghìn năm của một nước nông nghiệp và một nền văn minh rực rỡ với kỹ thuật trồng lúa nước. Chính vỉ thế mà gạo không thể thiếu trong một buổi cơm của người  Việt. Chính gạo là phần chủ yếu của các món ăn của người  Việt:   bánh cuốn, bánh xèo, phở, bún , bánh tráng, bánh chưng vân vân. Gạo có thể chỉ xay bỏ vỏ trấu (gạo lứt), dài, tròn, ghiền, thơm hay nếp (không có gluten) vân vân…  Còn hơn là một thức ăn, gạo là bằng chứng xác thực của người dân Việt thuộc về đại tộc Bách Việt và cũng là dấu ấn còn lại của một nền văn minh không bị hũy diệt   dưới sự thống trị lâu dài của người Hoa.

Âm Dương trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt

Cách thức ăn uống của người dân Việt cũng không ngoài lệ với  việc tìm kiếm cái trung dung mà được ca tụng trong lý thuyết Âm Dương. « Ngồi ăn chung » thường đòi hỏi phải có sự  kính  nể và trình độ văn hóa  trong nghệ thuật ăn uống bỡi vì có sự tương thuộc hiển nhiên giữa những người  thực khách  trong việc chia sẻ thức ăn và không gian. Chính vì vậy mà người ta thường nói:  Ăn trông nồi , ngồi trông hướng. Không những thận trọng để ý nồi cơm mà còn phải chú ý đến hướng khi ngồi vào ăn. Đó là  câu châm ngôn mà cha mẹ người Việt thường nói với các con khi lúc còn nhỏ. Phải biết xử sự cho đúng với hai chữ trung dung khi được mời ăn. Không được ăn mau quá vì sẻ bị xem như  vô lễ mà cũng không dược ăn chặm quá vỉ để người khác phải chờ đợi. Cũng không thể ăn hết các thức ăn hay cơm trong nồi vì thể hiện quá đỗi  sự tham ăn. Ngược lại ăn ít  quá thì sẻ bị xem như là người thiếu lịch sự nhất là có thể làm phật ý chủ nhà. Cái thái độ thận trọng nầy thường được nhắc nhở qua câu tục ngữ nầy: Ăn hết bị đòn, ăn còn mất vợ. Chính vì vậy người dân Việt phải cố kiên trì   tìm kiếm  cho mình với sự khéo léo cái cân bằng nầy của lý thuyết Âm Dương  trong bữa cơm.  Tính cách đa dạng trong  các  thức ăn mà người  Việt  biến chế,  cũng  thể hiên rỏ ràng sự dồi dào phong phú của  các nguyên liệu.  Trong bữa cơm, thường có rất nhiều thức ăn, màu sắc  và hương vị  chung quanh bát cơm ý là chưa kể đến sự biểu lộ của ngũ giác quan mà  đuợc cảm nhận như sau:  

Khứu giác : từ các mùi thơm ngào ngạt  của các thức ăn.

Thị giác: tìm thấy qua các  màu sắc của các nguyên liệu trong việc chế biến thức ăn.

Vị giác: cảm nhận được các vị truyền thống: mặn, ngọt, chua, cay và đắng trong các thức ăn.

Thính giác: thu nhận được tiếng động khi uống trà hay ăn canh.

Xúc giác:   cảm giác được khi dùng các đôi đũa.

Với  vài món ăn như gà nướng, gà luộc, gỏi cuốn , việc dùng tay rất được thích hợp. Phần đông người Tây Phương thường quen nghỉ rằng  văn hóa dùng đũa thuộc về người Hoa. Tuy nhiên nó là sản phẩm của cái nôi  văn hóa trồng lúa được  tọa lạc ở Đông Nam Á. Chính nhà sử gia Trung Hoa , ông Đàm Gia Kiện công nhận  trong quyển sách tựa đề : Lịch sử văn hóa Trung Hoa (1993, trang 769).

Nhớ lại trước  thời kỳ Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, người Hoa vẫn còn ăn bốc thức ăn với tay. Đây là một truyền thống thường thấy ở các dân tộc sống trồng kê, mạch và ăn bánh bao thịt. Họ chỉ biết dùng đũa khi họ mở mang bờ cõi trong cuộc nam tiến. Sự khẳng định nầy nó được xác nhận lại qua các cuộc khám phá gần đây. 

Các đôi đũa nầy chỉ làm ra được từ những vùng có nhiều tre.  Chỉ có vùng phía nam Trung Quốc và Đông Nam Á.  Đũa là công cụ thô sơ được chế biến theo hình giống mỏ chim để có thế bắt lấy dễ dàng hột gạo hay cá và tránh việc bẩn tay với các món ăn có nước (súp, cháo, nước  mắm vân vân …). Người ta tìm thấy ở nơi người dân Việt một triết lý giản dị và hóm hỉnh trong việc dùng đôi đũa.  Đôi đũa thường được xem như cặp vợ chồng:
Vợ chồng như đôi đũa có đôi
Bây giờ chồng thấp vợ cao như đôi đũa lệch so sao cho bằng.

Dưới thời nhà Lê, việc bẻ gãy đôi đũa đồng nghĩa với hai chữ ly dị.  Thà có một bà vợ ngây ngô hơn là có một cặp đũa cong vòng.  Chính vì vậy ta thường nghe qua tục ngữ nầy như sau : Vợ dại không hại bằng đũa vênh

Ngoài tính cách nhanh nhẹn và linh hoạt trong việc dùng đũa, người ta không thể quên tính cách tập thể mà thuờng gán cho đũa. Thông thuờng người ta ám chỉ bó đũa để nhắc đến sự đoàn kết. Tục ngữ : Vơ đũa cả nắm phản ánh cái ý niệm nầy khi người ta muốn chỉ trích người nào hay gia đình của họ từ một cuộc tranh cãi hay thảo luận nào không cần biết tính cá biệt.

Trong cách thức ăn  uống, người dân  Việt vẫn coi trọng sự thăng bằng  của lý thuyết Âm Dương. Một bữa cơm ngon  phải thích hợp với  các tiêu chuẩn mà thường phụ thuộc lẫn nhau:

Nó phải phù hợp với khí hậu. Nó không thể nói là ngon dù có những món ăn thú vị.
Nó phải ở nơi nào và có một bầu không khí thỏa mái nếu không nó cũng không ngon.
Nó phải chia sẻ với các người bạn thân thiết nếu không chữ ngon cũng không thể gán cho nó.

Từ các tiêu chuẫn  được nêu ở trên đây, một bữa cơm ngon  không nhất thiết phải có thức ăn nhiều.  Đôi khi tìm thấy ít ỏi thức ăn trong bữa cơm ngon. Đó là bữa cơm của người nghèo mà sự kết hợp khéo léo các rau thơm khiến   giữ được một vai trò  quan trọng trong bữa cơm ngon. Việc tìm kiếm sự thăng bằng thích đáng trong lý thuyết âm dương thường được được nêu lên biểu lộ hiển nhiên trong các món ăn, cơ thể con người và giữa người và môi trường. Trong nghệ thuật ẩm thực, 3 điểm quan trọng sau đây được nêu lên:

1°) Sự thăng bằng Âm Dương trong các món ăn.

Dựa trên cách phận loại mà người Việt  thiết lập theo ngũ hành của Âm Dương thì mới nhận thấy được người Việt   rất chú ý  đến chuyện phân biệt các món ăn: hàn  (Nước), nhiệt (Hỏa), ôn (Mộc), lương (kim) và bình (Thổ). Họ  lưu ý đến  chuyện  bù đấp tương tác và kết hợp của các nguyên liệu và  gia vị trong việc chế biến  các thức ăn. Có một bản liệt kê  rau cỏ và gia vị   được ghi nhận lại   nhờ các công thức nấu ăn của người  Việt.  Được  dùng để trị các chứng bệnh phong hàn (ho, cúm vân vân ..),  gừng  (thuộc về Dương)   thường thấy được xử dụng nhiều  ở trong các món ăn có xu hướng mang tính chất hàn (lạnh): bí đao, cải bắp,  rau cải hay cá. Ớt (thuộc về Dương) có hương vị cay  thường được dùng ở các món ăn  có xu hướng mang tính chất lạnh hay ôn (hải sản, cá hấp vân vân…). Nguời ta có thói quen ăn trứng gà hay vịt lộn   (thuộc về Âm) nên thường  ăn với rau răm (thuộc về Dương). Cũng như dưa hấu (thuộc về Âm)  thường ăn lúc nào cũng có muối (thuộc về Dương).  Nước chắm  đặc biệt của người dân Việt vẫn là nước mắm. Trong cách pha nước mắm, thường thấy có 5 hương vị được xếp theo ngũ hành của Âm Dương: mặn với nước mắm, đắng với vỏ chanh, chua với nước chanh hay  giấm,  cay với ớt ghiền nát hay thái nhỏ và ngọt với đường bột.  Năm mùi  vị (mặn, đắng, chua, cay, ngọt) nầy  phối hợp và  được tìm thấy trong nước mắm tương ứng hoàn toàn với 5 hành chỉ định trong lý thuyết Âm Dương (Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ).

2°) Sự thăng bằng Âm Dương  trong cơ thể con người.

Các thức ăn  người Việt   dùng thường được xem như là một vị thuốc hữu hiệu với chủ đích để bổ khuyết  loạn năng gây ra bỡi sự thiếu thăng bằng Âm Dương trong cơ thể con người. Đối với người Việt,  kịch bản mà thường thấy ở trong tạo hóa hay tái diễn lại trong cơ thể của họ.  Khi một bộ phận có « âm » nhiều quá thì con người sẻ cảm nhận có sự suy giảm chuyển hóa sinh lý ngay (cảm giác lạnh,  nhỉp tim chậm lại, tiêu hóa khó khăn vân vân…). Còn ngược lại nếu có « dương » nhiều quá thì sẻ có sự tăng nhanh  chuyển  hóa sinh lý (cảm giác nhiệt nhiều,  nhịp tim đập mau, sự tăng động thất thường thể xác hay trí tuệ vân vân…). Bỡi vậy cần có lại  sự thăng bằng  Âm Dương để duy trì cuộc sống và đảm bảo sức khỏe. Để khôi phục lại sự thăng bằng nầy, một người bệnh có nhiều « âm » quá phải cần dùng các thức ăn có tính chất dương. Ngược lại với một người bệnh có « dương » nhiều thì phải chửa bệnh với các thức ăn mang nhiều tính chất « âm ». Đối với người Việt , ăn tức là tự chữa bệnh. Nguời bị chứng táo bón ( bệnh thuộc về dương)  được khỏi bệnh với các thức ăn có tính chất âm (chè đậu, chè đậu xanh vân vân …). Nguợc lại bị tiêu chảy hay đau bụng (bệnh thuộc về âm) thì chỉ trị có hữu hiệu với các thức ăn có nhiều gia vị (gừng, riềng vân vân mang tính chất dương). Người bị cảm lạnh chỉ tìm được giải pháp qua một tô cháo có nhiều khoanh gừng.

3°) Sự thăng bằng Âm Dương với môi trường.

Người  dân Việt hay thường nói : Ăn ở theo mùa. Câu tục ngữ nầy phản ánh thái độ của người dân Việt lúc nào cũng muốn có sự hài hòa với thiên nhiên và môi trường  trong các thức ăn. Mùa hè nóng nực  thì có rất nhiều rau cỏ, hải sản và cá. Người  Việt thường thích cá và rau cỏ.  Họ quen nấu nước để luộc rau, làm dưa hay làm gỏi. Các món ăn có nước cũng được ưa chuộng nhất là phở, món ăn truyền thống của người dân Việt. Các vị đắng và chua cũng không thể thiếu  được trong thức ăn của người Việt. Đó là  món canh chua  thường  được nấu với cá hay tôm, me (hay dứa) và cà chua.  Nguợc lại  với mùa đông, để chống lạnh,  người Việt  thích ăn thịt và các món ăn thường  có mỡ (thuộc về Dương).  Việc sử dụng các dầu thực vật hay động vật  và nhiều thứ gia vị như gừng, ớt, tỏi, tiêu vân vân … cũng  không ít. Rim thịt với nước mắm,  xào hay rán là những phương pháp nấu chín thường thông dụng và đáp ứng với sự thay đổi thời tiết. Việtnam là một nước nhiệt đới (thuộc về Dương) nên có rất nhiều món ăn mang tính chất «lạnh ». (thuộc về Âm). Đây là sự nhận xét mà ông tổ của ngành y học cổ truyền Việtnam, Hải Thương Lãn Ông (Lê Hữu Trác) có dịp ghi lại trong quyển sách mang tên là Nữ Công Thắng Lãm. Trên 120 thực phẩm liệt kê, ông đã  chứng minh có  một trăm thực phẩm có tính chất Âm.  Sự nhận xét nầy  làm sáng tỏ sự ưa thích hiển nhiên của người Việt với  các món ăn có tính chất Âm trong cấu trúc ăn uống truyền thống   và sự quan tâm của họ trong việc tìm kiếm thăng bằng với môi trường và thiên nhiên.

Ở Tây Phương,  số  người thích ăn  các món ăn việt càng ngày càng nhiều.  Ngược lại các món ăn ngoại quốc mà nước sốt  giữ một vai trò quan trọng,  các món ăn việt chỉ dùng rất nhiều các rau cỏ và gia vị mà còn được xem là  các món ăn nhẹ nhàng và   dễ tiêu.  It mỡ so với các món ăn của người Trung Hoa nhưng nhờ  có nét độc đáo và  tinh tế nên  cũng có  được đến 500 món ăn mà mọi người  biết nhiều  nhất là món  chã giò hay nem. 

Chính trong các món ăn việt nầy người ta tìm thấy không những  sự hài hoà của các hương vị và các biến đổi tinh tế chung quanh bát cơm mà còn có sự hòa hợp sâu sắc và mật thiết với thiên nhiên và môi trường. 

Âm Dương  không mất đi sinh lực  cũng như

người dân Việt tâm hồn và khí chất.

 

Yin and Yang theory: (Âm Dương Phần 2)

yinyangviet
French version

By speaking of the couple circle/square, one wants to evoke the perfection and happy union. That is why one is accustomed to say in Vietnamese: « Mẹ tròn, con vuông » for wishing the mother and her child a good health a the time of birth.  This expression has been bequeathed  by our ancestors with the aim of retaining our attention on the creative character of universe. The roundness and square are two foms taken not only by rice cakes   (Bánh Chưng, Bánh Tết) or married couple cakes (Bánh Su Sê ou Phu Thê) but also  Vietnamese old coins (or  copper cash pieces). The form of this latter is related to the Vietnamese traditional cosmology: their  roundness  evokes that of sky  and the central hole is square as  soil. 

Old coin

For the surface of this old coins, there is always a percentage to be respected: 70%  for the round part and 30% the square part. One  also finds two forms with the bamboo rod  held by the eldest son by walking after the coffin during the funeral  procession of his father.  When the deceased is his mother, he is obliged to walk backwards before the coffin. It is the protocol  « Cha đưa mẹ đón» (Accompagny the father, receive the mother) to be respected in Vietnamese funeral rituals. The rod bamboo represents  the father’s righteousness and endurance. It is replaced by an other plant known under the name  « cây vong » and symbolizing the simplicity,  sweetness and flexibility when the deceased is the mother.  The rod must have the round head  and square leg  for symbolizing the Heaven  and the Earth  while the median part of rod is reserved for children and descendants. That means everyone needs  the protection of the  Heaven and the Earth, the education of parents  and mutual assistance between brothers and sisters in the society. For showing the respect, the number of times which  the invited person is obliged  to  accomplish by bending his back in the state of prostration before the coffin is a Yin number (or an even number)(i.e. 2 or 4) because the deceased is going to the  darker world  of Yin nature  (Âm phủ in Vietnamese). In the past, one had the habit of putting in the deceased mouth a scrap of   gold in order to breathe the mana contained in the precious metal  into him. Being of Yang nature, the gold is able to assume the  body preservation and prevent the putrefaction.  At the time of the  agony of the deceased, his family members must give him a surname (or in Vietnamese tên thụy) which is known only by them with the agreement of home genius because at the anniversary of his death, this surname will be called in order to invite him to participate in offerings and avoid waking others lost souls. That is why one is accustomed to say in Vietnamese  tên cúng cơm for reminding that  everyone has a surname. Likewise, the bunch of flowers offered to funerals must be constituted of an even number of flowers (or Yin number).  

 There is an exception to this rule when one is dealing with Buddha or deceased parents. Before the altar of this later, one is accustomed to put 3 incense sticks in the vase or one gets down completely on his knees with  head on ground by repeating an odder number of times (Yang number) because one always consideres them as living beings. Likewise, for showing the respect towards seniors, one only accomplishes one or three times in prostration. However, in  marriage rites, the future wife must bow down before her parents for thanking them from the birth and education received before joining the family of her husband. It is an even number (or Yin number) of times  she will accomplish   (i.e. 2) because she is considered « dead » and does not belong to her original  family. There is a custom for the ceremony of first wedding night. Being supposed to be good, honest,  old enough and having many children, a woman takes charge of spreading  and overlapping of a pair of mats on the nuptial bed:  one of these mats is open, the other upside down in the image of Yin and Yang union. 

In ancien times, young married men are accustomed to exchange mutually a pinch of earth against a pinch of salt. They would like to honour and  sustain their union and fidelity by taking the  Heaven and  the Earth as the  witnesses of their engagement. One also finds the same signification in the following expression: Gừng cay muối mặn  for reminding young married men   that they should not leave themselves because the life is bitter and painful with ups and downs as ginger and it is intense and deep with feelings as salt.

For speaking of virtue, one is accustomed to say in Vietnamese: 

Ba vuông sánh với bảy tròn
Đời cha vinh hiễn đời con sang giàu

As three squares can be in comparison seven circles, virtuous parents will have rich children.

By speaking of these three squares, one needs to reminder the square form of rice cake proposed during the new year. This cake constituted by straight lines  symbolizes loyalty and righteousness in the relationship of three submissions « Tam Tòng »: Tại gia tòng phu, xuất giá tòng phu, phu tữ tòng tữ (submission to the father before her marriage,submission to the husband during her marriage, submission to the elder son when widowed).

About 7 circles, one must think of the roundness of « bánh giầy ».  This one  is constituted by a sequence of dots equidistant from the center where there is the heart. This cake is the symbol of  a well-balancel soul that any passion does not bewinder. One finds in this heart the perfection of seven human sentiments: (Thất tình : hỹ, nộ, ái, lạc, sĩ, ố, dục )( Joy, anger, sadness, cheerfullness, love, hatred, desire). Does someone  realize a  ideal moral life if under any circumstances, he succeeds to maintain the loyalty and  righteousness with others and always keeps his equidistant gap in the manifestation of his feelings?

The expression  vuông tròn has  frequently been  employed in a great number of Vietnamese popular sayings:

Lạy trời cho đặng vuông tròn 
Trăm năm cho trọn lòng son với chàng!

I pray to God that  everything should go well and I should  eternally keep  my faithful  hearth  with you.

or 

Đấy mà xử ngãi (nghĩa) vuông tròn
Ngàn năm ly biệt vẫn còn đợi trông

Here is the signification of conjugal love
Despite the eternal separation, one continues to wait  for the  return with patience

or in the following verses 411-412 and  1331-1332 of Kim Vân Kiều‘s best-seller

Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn 
Khuôn xanh biết có vuông tròn mà haỵ

My fate is fragile like the dragonfly’s wing
Does the Heaven  knows that this union is durable or not?

or

 Trăm năm tính cuộc vuông tròn,
Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông

During your lifetime (hundred years), when you are concerned by your marriage, you must climb up the river to the source (i. e. you must get informed  in the smallest detail).

This bipolarity Yin and Yang is  visible in various forms in Vietnam. In China, an only genius of marriage is seen, one has  in Vietnam a couple of geniuses, a man and a woman (Ông Tơ Bà Nguyêt). Likewise, in Vietnamese pagodas, one finds on the altar a couple of Buddhas (a man and a woman) (Phât ông Phât Bà) in place of one Buddha. The Vietnamese strongly believe that each of them is associated with a certain number of digits. Before the birth, the embryo needs to wait for 9 months and 10 days. For speaking of someone having  a happy destiny, one says  he as the « good luck » (số đỏ). On the contrary, the  » bad luck (số đen) » is reserved to people having a lamentable destiny. NEXT (Yin and Yang numbers)

 

 

Yin and Yang theory (Âm Dương : Phần 1)

French version 
yinyangviet

Part 1 (Yin and Yang theory)
Part 2 (Yin and Yang theory)
Part 3 (Yin and Yang numbers)

The Yin and Yang theory continues to manage the daily life of the Vietnamese,   down to the last detail. The Yin nature is everything being  fluid, cold, humid, passive, dark, interior, immobile and originating from  feminine  essence as the  sky, moon,  night,  water and  winter. But everything being solid, hot, light, active, exterior, mobile and coming from the male essence as  soil, sky, fire and  summer belongs to the Yang nature. This  bipolarity is even  found   in the Vietnamese grammar by using the words « con » and « cái ».  Similar to French articles defined « le » and « la », these are employed to indicate the type in certain cases but one can rely on the nature « mobile » or « immobile » of the object accompanied for indicating its belonging in the corresponding semantic class. The word cái is used in case where the object carries the character « immobile » (tĩnh vật) : cái nhà (house), cái hang (cave), cái nồi ( pot) etc… However, when the state « mobile » (động vật) belongs to the object nature, the word « con » is used instead of « cái ». It is the case of the following words: con mắt (eye), con tim ( heart), con trăng ( viper),  con ngươi ( pupil), con dao ( knife) etc… The eye moves incessantly as the throbbing heart. Similarly, the viper moves as well as the pupil. The knife is considered by the Vietnamese as a sacred animal. It is nourrished with blood, wine and rice.  The same name beared by an object can lead to two different interpretations depending on the use of the word « cái » or « con« . The following example reflects the character « mobile » or « immobile » of the object « thuyền » ( or boat ) employed : Con thuyền trôi theo dòng nước (The boat moves on the water). This mean  someone drives forward the boat with oar or  engine. However, when one says  « cái thuyền trôi theo dòng nước » (The boat moves on the water), one insists on the fact that nobody does not manoeuvre the boat. It is the flood waters that drives forward the boat alone. This notes the character « immobile » of the boat. The influence of Yin and Yang is no stranger to the way of attributing the sex to common objects. It is the case of the knife (dao): dao cái (large knife), dao đực ou dao rựa (or machete).  This remark has been notified by French archeologist and sinologist Alain Thote in his article intituled « Origine et premiers développements de l’épée en Chine « : The Yue  swords enjoyed the very  high celebrity in ancien times. Some swords had the name  and one was brought to consider their belonging to the male or female sex. The expression  « đực rựa »  used frequently in conversations for designating the men,  is from the custom  of the old Vietnamese  carrying machetes during the walk.

The gender  association is  also visible for a long time in Vietnam in rice cultivation: the man ploughs and the woman pricks out in the field. The plougshare penetrating the soil (Yin)  symbolizes the male sex (Yang) while the woman transmits the power of fertilization (Yin) to rice plants (Yang)  by transplantation. For showing the complete perfection in the harmonious union of Yin and Yang, one has the habit of saying in Vietnamese: Being together, husband and wife achieve to scoop all the  water from the East sea. (thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn).

Being ric farmers, the Proto-Vietnamese were attached not only to the soil but also to the environment because thanks to the natural  phenomena ( rain, sky, wind, cloud etc…) , they had successful  harvests or not. The extensive agriculture in slash/burning or in flooded terrains  depended on  the vagaries of climate. That is why they needed to live in harmony with nature. They considered that they were the link between  Heaven and Earth (Thiên-Nhân-Địa). From this notion, one has the habit of saying: Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa (to be aware of  weather,to  know the environment and to  have popular support or national harmony). There are three  key   factors of success  to which Vietnamese strategists (Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi or Quang Trung) referred,  in their struggle against foreign invaders. The Vietnamese  take into consideration this triad in their way of thinking and their daily life. For them,  there is no doubt that this notion has an undeniable influence on man himself: his destinity is imposed by the will of Heaven and depend on his date  of birth. With the exterior and interior environment of his home, he can receive the harmful or beneficial  breath (qi) generated by the Earth. The art of harmonizing the exterior and interior  environmental energy of his housing allows him to minimize his troubles and promotes his welfare and his health. A flat terrain without any undulations and no hills is the lifeless soil and shortness of breath qi (Khí). The Vietnamese call  mountains and hills with the names Dragons and Tigers. Buildings should have respectively  a green  Dragon  and  a white tiger in the  west and east facing.  The caring dragon must be more powerful than the tiger (Hữu Thanh Long, Tã Bạch Hổ), that means the Dragon mountain is higher than the Tiger hill.  The best site is that which has a hill behind one another, which enables to show the interlacing between the Dragon and the Tiger. The concept of harmony takes on its full meaning when a site backed by a mountain and surrounded on two sides by ranges of hills allowing its protection against winds for avoiding the dissipation of Chi (or cosmic energy), provides access to a lake or a river where there are  both water and nourrishment and the accumulation of cosmic energies.  This model is found by taking the example of  historic city of Huế.  The enclosure of this latter is a defensive  military structure based on the technique of strengthened fortifications of  renowned engineer, Vaubanand covers near the southern front,   the imperial city delimited by a second square-enclosed area mesuring approximatively  622m x606 m. Therein, one finds the   Forbidden Purple City forming the symbolic heart of the empire in the third and last enclosure, having  nearly  a square in shape  and mesuring 330×324 m. The imbrication of three enclosures refers to the triad  (Thiên, Nhân, Ðịa). Facing to the 105 m high  mountain Royal Screen (or Ngự Bình in Vietnamese)  that, according to the geomancers interpretation (Feng Shui)(Phong Thủy),  is the imperial shield created by  Gods,  the citadel’s southern front including the moon gate (or Ngọ Môn), follows the convex alignment along  the Perfume river (Hương giang). Being similar to the dragon lying in the West, this river undulates and goes up  in the north  by penetrating the soil through small hills and  making a 45°  bend towards the east. It   reachs  firstly  protectives isles Dã  Viên and Cồn Hến  before ending in the sea.  That creates the ideal position (Chi Huyền Thủy) corresponding to the above described scheme with a green Dragon in the West  and a white Tiger in the East. These animals are respectively represented by the shell isles Dã Viên and Cồn Hến  in the face of the natural screen symbolized by the mount of Royal Screen (Núi Ngự Bình). 

The man can affect his own life. By accomplishing acts of caring towards others,  he can find his joy and improves his karma. In ancient times, Vietnam had a sacrificial ceremony named « Nam Giao » or « Tế Giao »  intended  to Heaven and  Earth. It goes back to the king  to pay homage  to Heaven and Earth every year with his deified ancestors on the monumental esplanade built in 1806 in the southern suburb of Huế. One finds in this esplanade a  square mound representating the Earth temple, in the center of which is an other round mound symbolyzing the Heaven temple. Being firstly  subjected in complete isolation and fast,  the king climbs the sacrificial  esplanade and acts on behalf of his people for communicating  with universe natural forces in order to ask them to improve the environment on earth. The king is the only figure eligible for being an intermediary between Earth and Heaven. This Triad (Thiên, Nhân, Địa) has also evoked in Vietnamese legends. One finds the narrator willingness to show the deep attachment  of Vietnamese people to the triad notion in accordance with nature and moral. In  the legend intituled « The God of Mountains and the God of Rivers (Sơn Tinh Thủy Tinh), a girl named Mị nương is requested in marriage by these two geniuses or in the Kitchen genius myth  (Chuyện Táo quân),  one finds a woman torn between  the love of her old husband and that of her new companion. In the betel quid (Trầu Cau), the triad (wife, husband and brother) is represented by the woman, her husband and her twin brother-in-law who, once deceased,  respectively become betel,  arecanut palm  and  limestone.  The betel  quid reflects well the equilibrium notion and harmony found in the Yin and Yang theory.  For preparing the betel quid,  a little of slaked lime is smeared on a betel leaf.  Then one adds some root bark of Artocarpus tonkinese in yellow-orange colour and finally incorporates a areca nut finely sliced. All this  is introduced in the mouth and chewed slowly.  After twenty minutes of chewing, one spits out what remains. Five tastes can  be  found in the betel quid: sweet with areca nut, spicy with betel leaf,  sour with root bark,  salty with lime and acidulous  with saliva.  By the image  of  fresh betel liana coming from Earth symbolized by lime stone and embracing the slender  arecanut palm trunk in this legend, one wants to mention the intermediary   character between the Yin and Yang in a perfect accord.  The old Vietnamese adage says that   the betel quid is the prelude to the conversation (Miếng trầu là đầu câu chuyện).  The acceptation implies heavy consequences and is equivalent to a firm commitment, a word given that no one would  ever  think of taking back. If the exchange has taken place between girl and boy , this is equivalent to a proposal of marriage. In the Vietnamese tradition, the betel quid is the symbol of marital happiness. It cannot be missing in marriage riruels.

In the swamp rice civilization, others trinities are important as the triad (Heaven, Earth, Man). There is the case of  the triad  (Thủy, Hỏa, Thổ) (or (in English  Water-Fire-Soil) or that of the triad (Mộc, Kim, Thổ)(or Wood, Metal, Soil).  One needs soil  for the rice cultivation, water and fertilizers coming from  ashes caused by fire for enriching soils. Likewise, one needs plants for food and metals for making appropriate tools in agriculture.  One oberves that these triads have a common element that is the soil. That is why this latter occupies a central position in the management of 4 cardinal points. There is the pivot around which fourth others elements take place. In  the farm life,  the most important element following the soil is water.  One the habit of hearing from Vietnamese  peasant  the following saying: Nhất nước nhì phân (Firstly water, secondly fertilizers). Being of Yin nature, water is attributed to the northern direction because it is compatible with the cold (winter). On the contrary, being of Yang nature, fire found in the triad (Water-Fire-Soil) is better associated in the  southern direction with the warmth and radiation (summer). The element « Wood » evokes plants, the birthday of which takes place in spring. It derserves to occupy the eastern direction with the development of  Yang. Being  element of malleable character and  taking different forms, Metal is associated to the western direction (autumn).

The Vietnamese are  founding in the Yin and Yang theory a practice of alternation rather than a idea of opposition. Yin and its complementary Yang form an identity that  allows to result in the installation of right balance and harmony. For them,  the word represents  the totality of cyclical  sequences constitued by the combination of two alternating and complementary   events. One knows that in the relation of opposition, Yin as Yang each of them carries within himself or herself the germ of the other. (Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương và trong dương có âm).  Yin and  Yang are like  a wheel in motion. By coming at their end, they must start again. Once their limit  is reached,  they go come back again. A lot of popular sayings evoking the law of causality, concretely testify to  the Yin and Yang mutation.

That is why one is accustomed to saying in Vietnamese « Trong cái  rũi có cái may » (In the bad luck, there will have the chance), « Trong cái dỡ  có  cái hay (In what appears to be bad,  one also finds something  good) »,« Trong họa có phúc ( In the misfortune , there will have the happiness) ». « Sướng lắm khổ nhiều (The more one is  satisfied by desire,  the more  one will suffer ) », «Trèo cao ngã đau ( The more one climbs high,  the more one has a painful drop)». « Yêu nhau nhiều cắn nhau đau. The more we are in love, the more  we hurt each other’s feelings». The lost goods  sometimes  are the price of life. There is what the Vietnamese saying clearly expresses: Của đi thay người ( Goods are going out in the place of people). The factors Phúc and Họa have to vary in opposite directions. It’s because of the bipolarity Yin and Yang that the Vietnamese are accustomed to  strike  a good balance in the daily life.  They try to look for a perfect  arrangement with everyone and nature and even beyond their death. There is what one discovers in the necropolis of Lạch Trương (Thanh Hóa) dating from three centuries before J.C. with wooden burial objects (Yang) placed in the northern direction and that in terracotta (Yin)  at the southern  direction (Yang).  This equilibrium notion is even found in pagoda with geniuses of good and evil. (Ông Thiện Ông Ác). It’s thanks to this equilibium philosophy that the Vietnamese have the ability to adapt to any situation, even in the extreme case. It’s also this principle of balance that  Vietnamese leaders have continued to keep in the past during the confrontation with  foreign countries. For avoiding the humiliation of the Mongols twice defeated in Vietnam, General Trần Hưng Đạo proposed to pay tribute to  Koubilai Khan in exchange for lasting peace. After defeating the Ming, the  strategist and advisor  of Lê Lơi king, Nguyễn Trải did not hesitate  to let Wang Toung ( Vương Thông ) come back in China with 13000 captured soldiers and  proposed  a pact of vasselage with a triannual toll  of two  fine metal statues in standard size as compensation for two generals died in combat. Likewise,  Quang Trung king, guided by humility, sent an emissary to seek peace with Qianlong emperor after defeating the Qing army at Hànội in 1788 for a very short period of time.(6 days).  One cannot forget the conducting and flexibility carried out by communist leaders in diplomacy during the confrontation with the  French and  Americans. The  Geneva (1954) and Paris (1972) agreements once more testify  of the  search for balance or the middle way that the Vietnamese have found with ingenuity   in the Yin and Yang theory. In Vietnam,  the circular shaped objects (hình tròn)  are integrated  in the Yang and square shaped objects (hình vuông) in the Yin. It is the tendancy dating back  to the period when one believed that the sky was round and the soil  square and flat. The Vietnamese  were obliged to square the latter before using it in the plowing and house construction. It is in the state of mind that the Bai Yue ( to which the Proto-Vietnamese belonged ) had the habit of dividing a portion of land into nine  lots by taking for model the character   tĩnh (giếng nước). The central lot was expected for the construction of a water well and eight remaining lots were  destined for the housing construction, which is the first housing unit in the agricultural society.  The following Vietnamese popular saying: trời xanh như tán lọng tròn ; đất kia chằn chặn như bàn cờ vuông (The blue skue  ressembles  a round   parasol as this perfect soil similar to the square chessboard ) reflects this popular belief. NEXT (More reading Part 2)


Bibilography

–Alain Thote: Origine et premiers développements de l’épée en Chine.
–Cung Ðình Thanh: Trống đồng Ðồng Sơn : Sự tranh luận về chủ quyền trống đồng giữa học giã Việt và Hoa.Tập San Tư Tưởng Tháng 3 năm 2002 số 18. 
-Brigitte Baptandier : En guise d’introduction. Chine et anthropologie. Ateliers 24 (2001). Journée d’étude de l’APRAS sur les ethnologies régionales à Paris en 1993.
-Nguyễn Từ Thức : Tãn Mạn về Âm Dương, chẳn lẻ (www.anviettoancau.net) 
-Trần Ngọc Thêm: Tìm về bản sắc văn hóa Việt-Nam. NXB : Tp Hồ Chí Minh Tp HCM 2001. 
-Nguyễn Xuân Quang: Bản sắc văn hóa việt qua ngôn ngữ việt (www.dunglac.org)
-Georges Condominas : La guérilla viêt. Trait culturel majeur et pérenne de l’espace social vietnamien, L’Homme 2002/4, N° 164, p. 17-36. 
-Louis Bezacier: Sur la datation d’une représentation primitive de la charrue. (BEFO, année 1967, volume 53, pages 551-556) …..

 

 

 

Sacrifice (English version)

Version Française

sacrifice_1f

Life is a game of chance. The chance is against us. It’s worth dying now for the country and set an example of sacrifice

Nguyễn Thái Học

Vietnam is not only a land of legends and learned men but also a land that men have acquired acre by acre in a crual mother nature for more than four thousand years. The cradle of the Vietnamese nation, the delta of Tonkin bordered by mild hills of the Hundred Thousands Mounts of China and squeezed in the South by a quasi impenetrable range, the Annamitic Cordillera, reduced to 15,000 km2 but rich of all the mud pulled out by the Red river, continues to be threathened by the latter with the discharge of 500m3 at low tide up to 3500m3 during the highest crests.

To master the blows of sword of the Red River, the Vietnamese people resort to a method of building dikes, which requires not only an increased watch of dikes but also a perpetual struggle. Facing the never-ending change of nature, the caprice of the Red river and the territorial ambitions of China, the Vietnamese people owe their safety at the cost not only of their labor and courage but also of their sacrifice in the long march toward the South.

This sacrifice is not foreign to the majority of Vietnamese in particular the men and women of character. It also becomes a cult that one likes to maintain and ceaselessly praise for Vietnam to excite the whole people before the threat of foreigners.

The sacrifice is the surest way to maintain the perfection of the homeland but it is also the synonym of loyalty and dignity. A great person is the one who dares take the responsibilities in moments of difficulty in his or her life but it is also the one who knows how to sacrifice himself or herself for a good cause, in particular for his or her country. The sacrifice is indispensable to the word « honor » in Vietnam.

Because of this moral dignity, many military people prefered suicide to surrender (Trưng Trắc, Trưng Nhị, Trần Bình Trọng, Võ Tánh etc..). That is why it is the habit to say:

Hùm chết để da, người chết để tiếng.
A dead tiger leaves its hide, a deceased person his reputation. 
The history of Vietnam is also that of sacrifices. The duty of a Vietnamese is to serve his or her country wholehreatedly. The greater the danger, the better his or her loyalty seems to be.

 

 

Heroes sacrifice for their fatherland. No matter what happens, his honor is never tainted. It is the case of the scholar Phan Thanh Giản, signatory of the Franco-Vietnamese treaty of 1868. After having failed to put up with the French in the defense of the three western provinces of the Mekong delta (Vĩnh Long, An Giang and Hà Tiên) he chose to surrender and decided to poison himself in 1967 because he thought it was the only way to save the people and to show his fidelity to emperor Tự Ðức. The same, Nguyễn Tri Phương (1873), adversary of Francis Garnier and Hoàng Diệu (1882), adversary of Henri Rivière preferred suicide after having failed to defend Hànội city.

During the French occupation, sacrifice became the flame of hope lit by unknown people such as Nguyễn Trung Trực, Phạm Hồng Thái. The former accepted to die in the stead of his mother captured after having succeeded in blowing up the French « Espérance » on its passage on the « Nhựt Tảo » river in Long An while the latter, chased by the Chinese police in his escape, preferred to throw himself in the river after having failed to assassinate the French governor Merlin during his passage by Canton in 1924. Admiror of his courage and sacrifice for his fatherland, the governor of Canton later buried his remains in a cemetery solely reserved for the 72 Chinese heroes and known as « Hoàng Hoa Cương » in Vietnamese. 

If this sacrifice is not a vain word for men, it carries a particular meaning for the Vietnamese women. Princess Huyền Trân of the Trần dynasty was proposed to become in 1306 the wife of king Chế Mẫn (Jaya Simhavarman)  in exchange of the two territories of Champa Chau Ô and Châu Rí. She had to sacrifice her life, her love for reason of State.

The same, three centuries later, a princess of the Nguyễn dynasty, of the name Ngọc Vạn to whom the word « Cochinchina » or (Cô chín xin) was attributed, was not late in following Huyen Tran’s footsteps in becoming the concubine of Cambodian king Prea Chey Chetta II in 1618 in exchange of the facilities granted to Vietnamese in their settlement in the region Ðồng Nai Mô Xoài which is no other than the Saigon-Cholon region today.

Her presence on the Cham soil served as a pretext for lord Nguyễn Phúc Tần to launch an expedition and annex the last territory of Champa in 1651. One cannot blame the Cham for hating princess Ngoc Khoa at that time because of her, they have lost their homeland. But Ngọc Khoa illustrates for us Vietnamese the sublime sacrifice she consented for her country and her people.

 

 

 

Văn Lang civilization (Thời kỳ Hồng Bàng): Part 1

Version française

Thời kỳ Hồng Bàng

Văn Lang civilization

The Vietnamese are accustomed to saying: one remembers the source from which one drinks the water (Uống nước nhớ nguồn). It is therefore not surprising to see them continue to celebrate in grand pomp on the 10th day of the third lunar month of each year, the commemorative day of the Hùng kings of the Hồng Bàng dynasty, the founding fathers of the Vietnamese nation.

Until today, no archaeological vestige is found to confirm the existence of this dynasty except for the ruins of the citadel Cỗ Loa (Old snail city) dating from the period of the  An Dương Vương‘s reign and the temple built in honor of these  Hùng kings at  Phong Châu in the province of Phú Thọ.

Many clues do not invalidate this existence if one refers to the legends reported of this mythical time and  the Annals of Vietnam and China. The Chinese domination (IIIrd century before J.C. – 939 after J.C.) is not foreign to the greatest influence on the development of the Vietnamese civilization. All that belongs to the Vietnamese became Chinese and vice versa during this period.

One notes it is a policy of assimilation deliberately wanted by the Chinese. That does not let the Vietnamese  the possibility for maintaining their culture inherited from an old civilization of 5000 years and called « Văn Lang civilization » without resorting to the oral traditions (popular proverbs, poems or legends).

Two verses found in the following popular song (ca dao):

Trăm năm bia đá thì mòn

Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ

The stele of stone erodes after a hundred years
The words of people continue to remain in force after a thousand years

testify to the practice carried out knowingly by the Vietnamese with the goal of preserving what they inherited from the Văn Lang civilization.

This one bears the name of a kingdom which was bordered at that time by the East sea, to the west by the Shu Ba kingdom (Ba Thục)(Tứ Xuyên or Szechuan in English), to the north by the territory of the lake Ðông Ðình (Hu Nan) (Hồ Nam) and to the south by the  kingdom of Chămpa (Champa). This state was located in the  Yang Tse river (Dương Tữ giang) Basin region and was placed under the authority of a king Hùng. This one had been elected for his courage and his values. He had divided his kingdom into districts entrusted to his brothers known under the name « Lạc hầu » (marquis). His male children have the title of Quang Lang and his daughters that of Mỵ nương. His people was known under the name « Lạc Việt ». His men had a custome of  tattooing their body. Being often revealed in the Chinese annals, this « barbarian » practice was intended to protect men from the attacks of  water dragons (con thuồng luồng) if one believes the Vietnamese texts. It is perhaps the reason why the Chinese often designated them under the name Qủi (demons). Loincloth and chignon constituted the usual costume of these people to which were added bronze ornaments. The Lac Viet lacquered their teeth in black, chewed betel nuts and crushed rice with their hand. Being farmers, they practiced the cultivation of rice in flooded field. They lived in plains and coastal areas while in the mountainous areas of  Việt Bắc and on the part of the territory of the  Kuang Si province, took refuge the Tây Âu, the ancestors of the ethnic groups Tày, Nùng and Choang.

Towards the end of the third century before our era, the leader of Tây Âu tribes defeated the last king Hùng  and succeeded in reunifying under his banner the territories of Tây Âu and  Lac Việt to form the  Âu Lạc kingdom, in the year 258 before our era. He took as the reign name, An Dương Vương  and transferred his capital to Cỗ Loa located  just over 20  kilometers from Hànội.

Is the kingdom of Văn Lang a pure fabrication supplied by the Vietnamese with an aim of maintaining a myth or a kingdom really existing and disappeared in the swirls of history?

Geographic map of Văn Lang kingdom

According to the Vietnamese myth, the land of the Proto-Vietnamese was delimited in the north, at the time of Hùng kings (first vietnamese dynasty 2879 before J.C.)  by the Dongting lake (Động Đình Hồ) located in the land of the Chu kingdom (Sỡ Quốc in Vietnamese). A part of their territory returned to this latter during the Warring States period (thời Chiến Quốc).  Their descendants living in this part reattached  probably became inhabitants of the Chu kingdom. There were a relationship, an  intimate connection between in this kingdom and the Proto-Vietnamese. There is a hypothesis suggested and proposed recently by a Vietnamese writer Nguyên Nguyên (2). According to the latter, it is not rare that in the old writings, ideograms are replaced by other ideograms with the same phonetics. It is the case of the title Kinh Dương Vương whom had taken  the father of the ancestor of the Vietnamese, Lộc TụcBy writing it in this way in Chinese , we  see appearing easily the names of two cities Kinh Châu (Jingzhou) (3) and Dương Châu (Yángzhou) (4) where lived respectively the  Yue ethnic groups  of Thai branch  and Lạc branch. There was the  expression of a  desire employed by the narrator for evoking intelligently the installation and  fusion of yue ethnic groups of Thai branch and Lạc branch coming from these cities during the conquests of the Chu kingdom.  On the other hand, the ideogram  (Thái dương) is translated as light or solemn. It is employed with  the aim of avoiding its use as surname. By using this word, it allows to translate Kinh Dương Vương   into solemn king Kinh. But there is also a synonymic word Kinh  of the word Lạc (), nickname of the Vietnamese. In short,  Kinh Dương Vương can be translated as solemn king Việt. Concerning the title whom took the Âu Việt king , the author does not question his explanation: it is the pacification of the country of the Yue ethnic group from the Lạc branch by a Yue son from the Thái branch. This can only strengthen the argument given by Edouard Chavannes and  Léonard Aurousseau(5): the Proto-Vietnamese  and the inhabitants of the Chu kingdom have had common ancestors. Moreover,  there  is a striking coincidence found in the clan name Mi (bear or gấu in Vietnamese) written in the Chu language, translated into Hùng  () (in Vietnamese) and beared  by Chu kings and that of Vietnamese kings. By relying on Sseu-Ma Tsien historical memories translated by  E. Chavannes (6), one knowns that the king of the Chu principality  is from bararian hordes living in the South China (or Bai Yue): Hiong-K’iu (Hùng Cừ) says: I am a barbarian man and does not participe in titles and posthumous names  granted by the Middle kingdom.

American linguists  Mei Tsulin and  Norman Jerry (7) identified a number of borrowed words in the Austro-Asiatic language and recognized them in Chinese writings during  the Han period. There is the case of the Chinese word  囝 (giang in Vietnamese or river  in French ) or nu (ná     in Vietnamese or  crossbow in English). They demonstrated the high likelihood of the   Austro-Asiatic language presence  in South China and concluded that there was a contact between the Chinese language and the Austro-Asiatic language in the territority of the former kingdom of Chu between 1000 and 500 years before J.C.

The geographical argument was never taken seriously  into account by Vietnamese historians in the past because for them, this dynasty belonged to the mythical period. Moreover, according to Chinese writings,  the   territory of ancestors of the Vietnamese  (Kiao-tche (Giao Chỉ))  was confined in the current Tonkin, thus annoying them to accept without explanation or justification the territorial spread  of the Hồng Bàng dynasty   until the  Dongting lake. They did not see in the narration of this myth, the willingness of the ancestors   of the Vietnamese to indicate their origin, to show their belonging in the Bai Yue group and their unwavering resistance facing formidable Chinese conquerors.

In the Chinese annals,  one has reported that, at the Spring and Autumn period,   Gou Jian king of the  Yue state  was interested to get an alliance with the Văn Lang kingdom  in order to hold supremacy on  other powerful  principalities of the region. It is likely that the Văn Lang kingdom had to be a  country  neighbouring the state of  Gou Jian king  of  Yue. This one had no interest in contracting this alliance if  the Văn Lang kingdom was geographically confined in Vietnam today. The recent discovery of the Gou Jian king’s sword  (reign of 496-465 before J.C.)  in the grave  n°1 of Wanshan (Jianling) (Hubei) allows to better discern the  contours of the Văn Lang kingdom. It would probably be located in the Guizhou region (Qúi Châu).  But Henri Masporo has contested this speculation in the book  intituled « Le royaume de Văn Lang « (BEFEO, t XVIII, fasc 3 ) ». He has attributed to Vietnamese historians the mistake of confusing the Văn Lang kingdom with that of Ye Lang (or Dạ Lang in Vietnamese)  the name of which has been badly by Chinese historians to their Vietnamese colleagues at the time of  the Tang dynasty (nhà Đường).  This is not exactly true because in Vietnamese legends, in particular in that of Phù Ðổng Thiên Vương (or  Skylord of  Phù Ðổng village), one realizes that the Văn  Lang kingdom was in armed conflict with the Yin-Shang dynasty (Ân Thương) at the time of the  Hùng  VI king  and it was much larger in area than the Ye Lang kingdom found at the time of  the unification of China by Qin Shi Huang Di (Tần Thủy Hoàng)

In the Vietnamese annals, one took about the long period of the Hùng kings reign (from 2879 to 258 before J.C.). The discovery of bronze artefacts in Ningxiang (Hu Nan) during the years 1960 does not put into question the existence of the contemporary centres of the Shang civilization ignored by  writings in the southern China. There is the case of the culture of Sangxindui (Di chỉ Tam Tinh Đôi)(Sichuan (Tứ Xuyên)) for example. The wine vase in bronze decorated with the anthropomorphic faces testifies obviously to the contact established by the Shang with    people of Melanesian type because one finds on these sides,  the round human faces with a flat nose. The moulding of this bronze used in the manufacture of this vase requires the tin incorporation which the northern China did not have at that time.  

Would there be any  real contact, a war between the  Shang and the   Văn Lang  kingdom  if one held on to the legend of the skylord Phù Ðổng? Could  you  grant the  veracity to a fact brought back by a Vietnamese legend ? Many western historians always perceived the  Dongsonian  civilization period as the beginning  of the Vietnamese nation (500-700 before J.C.). It is also the shared opinion  found in the anonymous historical work intituled  « Việt Sử Lược« .

Under the reign of Zhuang Wang (Trang Vương) of Zhou (nhà Châu)  ( 697-682 before J.C.), in the district Gia Ninh, there was a strange character managing to dominate  all the tribes with his sorceries, taking for title the name Hùng and establishing his capital at Phong Châu. With the hereditary filiation, that made it possible for his line to maintain power with 18 kings, all bearing the name Hùng.

On the other hand, in other Vietnamese historical works, one granted a long period of reign to the Hồng Bàng  dynasty (from 2879 to 258 before J.C.) with 2622 years. It appears inconceivable to us if one maintains 18 as  the number of kings during this period because this means that each king Hùng  reigned on average 150 years. One can only find a satisfactory answer if one accepts the assumption established by Trần Huy Bá in his expose published in the newspaper  Nguồn Sáng n°23 on the commemorative day of Hùng kings (Ngày giỗ Tổ Hùng Vương) (1998). For him, there is a false interpretation on the word « đời » found in the sentence « 18 đời Hùng Vương« . The word « Ðời » must be replaced by the word Thời meaning « period ».

Mouth organ player

With this assumption, there are therefore  18 periods of reign,   each of which  corresponds to a branch being able to be made up of one or several kings in the family tree of the  Hồng Bàng dynasty . This argumentation is reinforced by the fact that king Hùng Vương was elected for his courage and his merits if one refers to the Vietnamese tradition to choose men of value for the supreme function. That was reported in the famous legend of the sticky rice cake (Bánh chưng bánh dầy). One can thus justify the word Thời by the word branch (or chi ).

There is a need to give a more coherent explanation for the number 2622 with 18 branches following in the work  intituled « Văn hoá tâm linh – đất tổ Hùng Vương » by the author  Hồng Tử Uyên.

Chi Càn Kinh Dương Vương húy Lộc Túc   
Chi Khảm Lạc Long Quân húy Sùng Lãm
Chi Cấn Hùng Quốc Vương húy Hùng Lân
Chi Chấn Hùng Hoa Vương húy Bửu Lang
Chi Tốn Hùng Hy Vương húy Bảo Lang
Chi Ly Hùng Hồn Vương húy Long Tiên Lang
Chi Khôn Hùng Chiêu Vương húy Quốc Lang
Chi Ðoài Hùng Vĩ Vương húy Vân Lang
Chi Giáp Hùng Ðịnh Vương húy Chân Nhân Lang
………….. manquant dans  le document historique …
Chi Bính Hùng Trinh Vương húy Hưng Ðức Lang
Chi Ðinh Hùng Vũ Vương húy Ðức Hiền Lang
Chi Mậu Hùng Việt Vương húy Tuấn Lang
Chi Kỷ Hùng Anh Vương húy Viên Lang
Chi Canh Hùng Triệu Vương húy Cảnh Chiêu Lang
Chi Tân Hùng Tạo Vương húy Ðức Quân Lang
Chi Nhâm Hùng Nghị Vương húy Bảo Quang Lang
Chi Qúy Hùng Duệ Vương

That enables us to also find the thread of history in the military conflict between the  Văn Lang kingdom  and the Shang  via the legend of « Phù Ðổng Thiên Vương (Thánh Gióng)« . If this conflict took place, it could only be at the beginning of the period of  the Shang’s reign  for several reasons:

  • 1) No Chinese or Vietnamese historical document spoke about the trade between the kingdom of Van Lang and the Shang. On the other hand, one noted the contact established later between the Zhou dynasty (nhà Châu) and  Hùng king. A silver pheasant had been offered even by this latter to the king of Zhou according to the book  intituled « Selection of Strange Tales in Lĩnh Nam » (Lĩnh Nam Chích Quái).
  • 2) The  Shang dynasty  only reigned from 1766 to 1122 before J.C.  There would be approximately a time lag of 300 years  if one tried to compute the arithmetic mean of the 18 periods under the  Hùng kings reign: (2622/18) and to multiply it by 12 to give rougly  a date to the end of  the sixth branch of the Hùng reign ((Hùng Vương VI) by adding to which the number  258, the year of the annexation of the Văn Lang  kingdom by  An Dương king. One would have fallen about at the year 2006 dating  the end of the sixth branch Hùng reign (Hùng Vuong VI). One can deduce from this date that the conflict if happened, should be at the beginning of the  Shang dynasty era. This gap is not completely unjustified because one only has until then few precise historical details beyond the  reign time of  Chu Lệ Vương (Zhou LiWang)  (850 before J.C.).

One notes a military expedition undertaken during three years by   Wuding (Vũ Ðịnh) king of the Shang in  the  region of  Ðộng Ðình lake against the nomadic people, the Gui  alias « Demons », which was mentioned in the  Yi King book (Kinh Dịch) translated by Bùi Văn Nguyên, Khoa Hoc Xã Hội Hà Nội 1997. In his work published in the newspaper Nguồn Sáng no 23, Trần Huy Bá rather thought of King Woding (Ốc Ðinh) who was one of the first kings of the Shang  dynasty. With this assumption,  there is no doubt or ambiguity because there is a perfect coherence reported in the Chinese and Vietnamese annals. One must know that at the time of An Dương Vương, one was accustomed to indicating the country Việt Thường under the name « Xích Qủi ». The term Xích is employed for referring to the equator (Xich đạo). About Qủi, this  wants to evoke the red star Yugui Qui, one of the seven stars of the South. This one  happened under the skies of the Jingzhou city of the Yue at the time the Shang king had installed his troop. It is also the opinion shared by the Vietnamese author Vũ Quỳnh in his work « Tân Ðinh Linh Nam Chích Quái »:

Ở đây có bộ tộc Thi La Quỷ thời Hùng Vương thứ VI vào đánh nước ta nhân danh nhà Ân Thương.

It is here that at the reign time  of king Hùng VI , one found a tribe Thi La Qủy who invaded our country in the name of Yin-Shan.

This conflict could explain the principal reason for which the Văn Lang kingdom did not establish any trade with the Shang. The discoveries of the bronze objects in Ningxiang  (Hu Nan) during the years 1960 gave the evidence that they could be the spoils brought back during the expedition into the southern China because there was no explanation to give to the bronze wine vases decorated with  Melanesian anthropomorphic faces.

  • 3°) In the Vietnamese legend « Phù Ðổng Thiên Vương », one noted the escape and  dislocation of the Shang army  in the district Vũ Ninh at the same time  the immediate disappearance of the celestial hero coming from the  Phù Ðổng village. One also told of his spontaneous appearance at the time of the Shang  invasion without any preparation in advance. This gave the evidence that he should be present on the territory at the  invasion time  of this latter. The territories conquered by the Shang could not be taken back entirely by the Lạc Việt because  one could say that they were driven out of the  Văn Lang territory in the legend. It was not completely the case because it was noted that with the advent of the Zhou dynasty, one saw appearing  vassal countries like the state of Yue  Goujian (Wu Yue) (Ngô Việt), the  Chu  kingdom ( Sỡ ) etc…on an old part of the Văn Lang territory.

 It would not be known for whatever reason , the Văn Lang kingdom was reduced and thus confined in the north of Vietnam of today  by glancing  at  the geographical map found during  the time of Springs and Autumn and that of king Qin Shi Huang Di. Why was Goujian interested to the alliance with the Văn Lang kingdom if the latter was confined in the north of the Vietnam today? One could give to the dismemberment of this kingdom the following explanation:

At the time of the Yin-Shan  invasion, a certain number of tribes among the 15 tribes of  Lạc Việt people, succeeded in routing away the Shang  army  and continued to shown  their attachment and their honesty to the Văn Lang kingdom. That did not prevent them from keeping their autonomy and  maintaining a development rather high at  the social and cultural level. That could give later  an explanation to the emergence of  independent states   located at  the geographical map  of the  Tsin period (Qin Shi Huang Di) as  Ye Lang (Dạ Lang), Dian (Ðiền Việt), Si Ngeou (Tây Âu) and  the  significant reduction of the Văn Lang kingdom in  area  to the current state (in the north of Vietnam).

It is possible that this reduced kingdom restructured itself  in an identical way sus as the Văn Lang kingdom established at the beginning of its creation by last king Hùng in order to remind to his people the greatness of his kingdom.  The king  thus  kept  the names of 15  ancient tribes and gave to his reduced territory the name Vũ Ninh for commemorating the brilliant success earned by Lạc Việt people under the reign of Hùng VI  king. Việt Trì probably could be the last capital of the Văn Lang kingdom.  One notes a part of historical  reality  in the Vietnamese legend because one has recently discovered in China the use of iron at the time of the Shang dynasty. On  the other hand, the  iron could be replaced by an other metal like the bronze without losing however the real significance in the content of the legend. It was only used for reflecting the courage and the bravery which one loved  to attribute to the skylord. If the iron was well  quoted, this  no longer doubted its  discovery  and its use very early in the Văn Lang kingdom. This  also justifies  the coherence given by this legend to the conflict which opposed  the Văn Lang kingdom and  the Shang. Read more 

 


Bibliography:

(1) Paul Pozner : Le problème  des chroniques vietnamiennes., origines et influences étrangères.  BEFO, année 1980, vol 67, no 67,  p 275-302
(2) Nguyên Nguyên: Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương 
(3)Jīngzhōu (Kinh Châu) : la capitale de vingt rois de Chu, au cours de la période  des Printemps et Automnes (Xuân Thu) (-771 — ~-481) 
(4) Yángzhōu (Dương Châu) 
(5) Léonard Rousseau: La première conquête chinoise des pays annamites (IIIe siècle avant notre ère). BEFO, année 1923, Vol 23, no 1.
(6) Edouard Chavannes :Mémoires historiques de Se-Ma Tsien de Chavannes, tome quatrième, page 170).
(7) Norman Jerry- Mei tsulin 1976 The Austro asiatic in south China : some lexical evidence, Monumenta Serica 32 :274-301

Sơn mài (Laques)

English version

Vietnamese version

À quelle date la technique de la laque a-t-elle été introduite au Vietnam? Sa date d’introduction  continue à alimenter les débats et reste toujours d’actualité  l’objet de discussions. Pour certains archéologues, l’utilisation de l’ornement laqué remonta à la première invasion chinoise grâce à la découverte des objets laqués dans des tombes des IIIème- IVème siècles de notre ère. Pour d’autres chercheurs, cette technique fut introduite au XV ème siècle par Trần Tường Công, un ambassadeur vietnamien à la cour de Chine. Celui-ci fut chargé par le roi Lê Nhân Tôn (1443- 1460) de trouver un métier susceptible de procurer de nouvelles ressources pour les paysans. Il fut initié dans des ateliers chinois de la province Hunan aux mystères de la laque.  Personne n’est vraiment convaincue jusqu’à ce jour car les affabulations chinoises ne manquaient pas  à cette époque pour légitimer leur politique d’assimilation  et de conquête territoriale vis à vis à d’autres peuples.

Par contre, on sait que Hunan fit partie du royaume de Chu (Sỡ Quốc) établi sur la fleuve Yangzi (Dương Tử Giang) à l’époque des Royaumes Combattants. Ce dernier fut annexé plus tard par Qin Shi Huang Di (Tần Thủy Hoàng). C’est aussi dans ce royaume de Chu qu’on a découvert les tombes  de Mme Dai et de son fils à Mawangdui (Mã Vương Đôi) (Changsa, Hunan), (168 av. J.C.) où l’artisanat local  montrait une maîtrise parfaite de la forme et de la couleur, en particulier les boiseries de la laque.  Cela nous amène à avoir une idée précise et pouvoir conclure  que la technique de la  laque venait probablement des Bai Yue car  le royaume de Chu  était en contact étroit  avec ces derniers et  en recevait une influence notable en ce qui concerne la soie, la laque, les rites chamaniques des Hmong, les épées etc…

Sơn mài

La laque est en fait le suc laiteux obtenu par incision du laquier. Grâce à la solidification à l’air libre et à la résistance à l’acide et aux éraflures, la gomme résineuse constitue une protection idéale pour les bois et pour les bambous. On se sert de cette résine dans la fabrication des objets laqués. Ceux-ci offrent une grande diversité: paravents, coffres, plateaux, vases, échiquiers etc … Le travail de laque nécessite beaucoup de préparations et de soins.

Version vietnamienne

Kỹ thuật  sơn mài đã được du nhập  vào Việt Nam từ lúc nào? Câu hỏi  nầy vẫn tiếp tục duy trì các cuộc tranh luận và vẫn còn ngày nay là một đề tài bàn cãi. Đối với các nhà khảo cổ học, việc trang sức sơn mài đã bất nguồn từ cuộc xâm nhập đầu tiên của người Trung Hoa nhờ sự khám phá các di vật sơn mài tìm thấy trong các cổ mộ cố có từ thế kỷ 3 và 4 trước Công Nguyên.  Còn các  nhà nghiên cứu khác thì kỹ thuật sơn mài được du nhập ở thế kỷ 15 bỡi Trần Tường Công. Ông nầy được vua Lê Nhân Tôn (1443- 1460) phái đi  sang Trung Quốc làm sứ thần và có trọng trách để tìm một nghề có thể đem lại nguồn  lực mới   cho người nông dân Việtnam. Ông được kết nạp  bước đầu ở các xưởng Trung Hoa ở tỉnh Hồ Nam để thông hiểu kỹ thuật sơn mài. Nhưng ít có người tin về việc nầy cho đến ngày nay nhất là ở  thời điểm đó những  chuyện bia đặt nầy  không thiếu nhằm  với chủ đích hợp pháp hóa chính sách xâm lược đất đai và đồng hóa tất cả dân tộc bị cai trị. Ngược lại, chúng ta biết rằng Hồ Nam thuộc về Sở Quốc đựợc thiết lập trên sông Dương Tử thời Chiến Quốc.  Sau nầy nước Sở bị Tần Thủy Hoàng thôn tính. Chính ở Sở quốc mà người ta khám phá được  các  ngôi  mộ  cổ của bà phu nhân tên  Đại và con bà   ở Mã Vương Đôi (Trường Sa, tỉnh Hồ Nam),  vào  thời  nhà Hán (năm 168 trước Công Nguyên) mà thủ công nghệ đia phương biểu hiện sự khéo léo về màu sắc cũng như về hình dạng nhất là  ở các gỗ  sơn mài. Nhờ đó chúng ta có một cái nhìn chính xác và có thể kết luận là kỹ thuât sơn mài đến từ đại tộc Bách Việt vì Sở quốc thường có liên hệ thân thiết và nhận đuợc ở đại tộc nầy một ảnh hưởng trọng đại nhất là ở các lĩnh vực như tơ lụa, gươm giáo, nghi lễ  đạo saman của dân tộc Hmong vân vân …..Sơn mài  thật sự là  nhựa sữa được lấy  từ cây sơn ta qua các  đường rach vào thân cây.  Nhờ sự đông đặc ngoài trời và  kháng cự hữu hiệu chống  axit và các vết trầy nên  gôm nhựa rất được  thông dụng trong việc bảo vệ thích hợp cho các đồ vật làm bằng  cây và tre.  Vì vậy chất nhựa nầy được dùng trong việc chế tạo các đồ  nội thất như  các bình phong, rương, mâm, bình, bàn cờ tướng vân vân… Kỹ  thuật sơn mài   cần phải có nhiều giai đoạn  chuẩn bi và chăm sóc tĩ mĩ. 

Version anglaise

At what  date was the  lacquering technique introduced in Vietnam? Its date of introduction continues  to sustain debates and always remains the object of discussions. For some archaeologists, the use of lacquer adornment dated back to the first Chinese invasion (discovery of lacquerwares in the tombs of 3rd – 4th centuries of our era). For others researchers, this technique was introduced by Trần Tường Công, an ambassador at the court of China. He was assigned by king Lê Nhân Tôn (1443-1460 ) to find a trade contributing  to provide new resources for peasants. He was introduced to the secrets of lacquer in Chinese workshops of Hunan province. Nobody is not really convinced  until today because the Chinese pretence did not lack  at this time for legitimating  the policy of assimilation and territorial conquest vis à vis other people. On the other hand, one knowns Hunan was an integral  part of the Chu kingdom (Sở Quốc) established on the Yangzi river  (Dương Tử Giang)  during the Warring States period. The latter was annexed thereafter by  Qin Shi Huang Di (Tần Thủy Hoàng). It is also in the Chu kingdom  one has discovered  the tombs of Mrs Dai and her son at  Mawangdui (Mã Vương Đôi) (Trường Sa, Hồ Nam), (168 before J.C.) where the local craft  showed the master’s degree in  shape and color, in particular the lacquer panelling. We are brought to have  a precise idea and conclude that the lacquering techniques probably came from the Bai Yue because the Chu kingdom was  in close contact  with the latter and got from which  an important influence  concerning  silk,  lacquer, shamanic rites of Hmong people, swords etc… 

Lacquer is in fact the milky juice obtained from the incision of the lacquer tree. Thanks to the solidification in open air and the resistance to acid and scratches, the resinous gum constitutes an ideal protection for wood and bamboo. One uses this resin to make lacquerwares. They offer a great diversity: folding screens, chests, trays, vases, chessboard etc….Lacquerwork requires a lot of preparations and care