Chùa Chiền Việt Nam: Phần 1 (Version vietnamienne)

 

Thân là nguồn sinh diệt, Pháp tính vẫn như xưa
Thiền sư Thuần Chân của phái  Tì Na Lưu Đà Chi(1101)

pagoda

Version française

Không giống như chữ « Đền » thường chỉ nơi thờ một danh nhân (anh hùng, vua hoặc thần), chữ « Chùa » thì chỉ được dùng để chỉ nơi thờ phượng  tôn kính Đức Phật. Trước khi xây dựng tòa nhà này, điều cần thiết là phải xem xét kỹ vị trí vì cần phải có sự hòa hợp với thiên nhiên ở xung quanh. Mặt khác, không giống như những ngôi chùa ở Trung Quốc, Ấn Độ hay Cao Miên, việc hoành tráng và xa hoa không nằm ở trong các tiêu chuẩn được lựa chọn trong việc thực hiện công trình này. Đây là lý do tại sao các vật liệu cơ bản được sử dụng chủ yếu thường là gỗ, gạch và ngói. Chùa không nhất thiết phải trội hơn các toà nhà ở xung quanh.  Trên thực tế  ở trong mỗi ngôi làng đều có một ngôi chùa. Tương tự như đình, chùa thường khơi lại đối với mọi người  dân Việt hình ảnh làng quê mà còn lại bao hàm cả hình ảnh quê hương. Chùa  vẫn có  một sức lôi cuốn quyến rũ đối với họ.

pagode0

Chùa được ghé thăm nhiều hơn đình vì không có phân chia giai cấp nào được nhìn thấy ở nơi đó. Đây là sự bình đẳng tuyệt đối giữa  các con người với nhau mà cũng là phương châm do chính Đức Phật thuyết giảng để chia sẻ và giải thoát những đau khổ của con người. Ngay cả trong khung cảnh nghiêm túc và trang trọng này, đôi khi còn tìm thấy ở trong sân chùa các vở kịch cổ điển. Đây không phải là trường hợp của đình nơi  cần có sự tôn trọng nghiêm ngặt. Sự phân biệt thứ bậc có thể thấy được ít nhiều. Ngay cả phép vua cũng không thể ảnh hưởng đến phong tục lệ làng đựơc. Đó cũng là lý do tại sao chùa rất gần gũi với người dân Việt hơn bao giờ hết. Chúng ta vẫn thường quen nói: Đất vua, chùa làng, cảnh Phật để gợi nhớ không chỉ sự gần gũi, gắn bó hữu tình của chùa với dân làng mà còn là sự hòa hợp với thiên nhiên.icone_lotus

Chùa có được  một vai trò then chốt trong đời sống xã hội của làng xã cho đến nỗi chùa được nhắc đến thường xuyên trong các  câu ca dao:

Ðầu làng có một cây đa,
Cuối làng cây thị, đàng xa ngôi chùa.

hay

Rủ nhau xuống bể mò cua,
Lên non bẻ củi, vào chùa nghe kinh.

khiến cho chúng ta nhận thấy người dân Việt rất gắn bó sâu  sắc với biển cả và núi non để được nuôi dưỡng và với  chùa  chiền  để  đáp ứng nhu cầu tâm linh. Chùa chiền đúng là nơi nương tựa lý tưởng và tâm linh của họ trước những thiên tai, hiểm họa thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.

Cho đến ngày nay, nguồn gốc của từ « chùa » vẫn chưa được làm sáng tỏ. Không có mối liên hệ nào được tìm thấy về nguồn gốc của chữ từ « tự (chùa) » trong tiếng Hán. Theo một số nhà chuyên môn, nguồn gốc của nó nên được tìm thấy trong chữ Pali « thupa » hoặc « stupa » viết bằng tiếng phạn vì lúc mới xây dựng, chùa Việt Nam có dáng dấp của một bảo tháp. Do đó người Việt Nam  hay quen rút gọn trong cách phát âm của các từ  được du nhập từ nước ngoài, từ « stupa » trở thành từ « stu » hoặc « thu » để nhanh chóng dẫn đến từ « chùa » qua nhiều năm. Theo nhà nghiên cứu Việt Nam Hà Văn Tấn, đây chỉ là  sự phỏng đoán mà thôi. 

pagode_chuachien

Còn từ “Chiền” thì có ở trong tiếng Việt cổ, ngày nay được dùng cùng với từ “chùa” để gợi lên kiến ​​trúc của chùa. Tuy nhiên, từ « chiền » này thường được nhắc đến một mình trong quá khứ để chỉ chùa. Đây là điều chúng ta  tìm thấy trong bài thơ “Chùa vắng vẻ, tịch mịch” của vua Trần Nhân Tôn hay bài “Cảnh ở tự chiền” của Nguyễn Trãi.  Đối với nhiều người, từ « chiền » này có nguồn gốc từ tiếng Pali « cetiya » hoặc trong từ « Caitya » trong tiếng phạn để chỉ bàn thờ Phật trong mọi trường hợp.

Công trình xây dựng chùa đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nghiên cứu nhất là việc thăm dò sơ bộ mặt bằng. Nó phải đáp ứng nghiêm ngặt một số tiêu chí nhất định ở  trong phong thủy vì theo người dân Việt, môn khoa học này có thể gây ra   một ảnh hưởng tai hại hay không đối với đời sống xã hội của dân làng. Nhà sư Khổng Lộ của phái Vô Ngôn Thông (1016-1094), cố vấn triều Lý, đã có dịp đề cập đến vấn đề này trong một bài thơ của mình với câu như sau: Tuyển đắc long xà địa khả  cư  (chọn được đất rồng mới có thể ở yên). Chúng ta thường quen xây dựng chùa trên một ngọn đồi hoặc một gò đất hoặc trên một khu vực đủ cao để nó có thể chiếm ưu thế đới với các nhà của dân làng. Bởi vậy vì có liên hệ với địa hình của chùa nên từ « Lên chùa » được người Việt sử dụng ngay cả khi chùa được nằm trên mặt đất bằng.

Hầu hết ở các chùa, đặc biệt là các chùa ở miền bắc Việt Nam, khung cảnh rất thanh bình, huyền bí và tráng lệ. Sông, núi, đồi, suối vân vân… luôn hiện hữu ở nơi đó, đôi khi còn tạo nên những cảnh quan ngoạn mục bởi sự hòa nhập hài hòa với thiên nhiên. Đây là trường hợp của chùa Thầy ở tỉnh Hà Tây, cách thủ đô Hànội 20 cây số nằm  giữa núi và nước. [Tiếp theo]

Être caodaïste (Tôi là người Cao Đài) (Version vietnamienne)

Version française

Chúng ta, người Cao Đài  phải biết cải thiện bản thân. Chúng ta không cần thiết phải ăn chay  niệm Phật qua những lời cầu nguyện hay đi chùa để có thể được sự hoàn hảo ở bản thân. Chúng ta có khả năng làm được điều này nếu ở nơi chúng ta có được ba đức tính như sau: tình thương, trí tuệ và ý chí. Khi sinh ra, chúng ta đã có sẵn lòng nhân từ. Đây là lý do tại sao tổ tiên của chúng ta thường nói:

Nhân chi sơ, thiện bản tính. Loài người bẩm sinh đã tốt.

Nhưng vì mọi bất trắc trong cuộc đời, những ganh đua phi lý và những dục vọng vô độ tiếp tục xâm chiếm chúng ta không ngừng khiến chúng ta đã trở thành những người không trung thực, bội bạc, ích kỷ và làm chúng ta mất đi tính tốt mà chúng ta có được khi sinh ra. Tất cả các hiền nhân thời cổ đại đều có ba đức tính nêu trên. Để biết được con người có tốt hay không, chúng ta chỉ cần quan sát hành vi của họ đối với những người thân thiết. Qua  việc quan sát này, chúng ta biết rõ họ như nhà triết học Trung Hoa Mạnh Tử đã nói.

Tình thương là phẩm chất rất cần thiết để hoàn thiện nhưng không thể hoàn hảo được vì chúng ta cần có  trí tuệ  để phân biệt đúng hay sai, điều thiện  và điều ác. Có một số người hảo tâm dù đã quyên tiền rất nhiều để xây chùa nhưng lại tiếp tục có một thái độ xấu xa tệ hại vì không phân biệt  rõ lý do sai trái. Đôi khi họ còn bị coi thường so với những người không bao giờ có cơ hội tham gia vào phần đóng góp nầy. Ở Việt Nam, triều đại nhà Lý nổi tiếng có nhiệt thành không thể chê trách được đối với Phật giáo thông qua một số lượng của các công trình xây cất chùa chiền. Điều này dẫn đến  cảnh khốn cực của  người dân do thuế má quá cao và tạo  ra sự bất bình của dân chúng. Đây là nguyên nhân chính đi đến sự sụp đổ của triều đại. 

Dù trình độ học vấn như thế nào, con người luôn có trí tuệ ở  trong con người. Khi chúng ta làm sai hay không, chúng ta sẽ biết điều đó bằng chính lương tâm của mình. Ví dụ, khi bạn cố gắng nói dối, bạn cảm thấy xấu hổ với bản thân của mình mặc dù người bạn mà bạn nói dối không biết điều đó. Chính trí tuệ nó giúp chúng ta phân biệt được điều này. Nhà triết học Pháp Blaise Pascal đã có cơ hội  nhấn mạnh rằng con người là một cây sậy có tư duy.

Để tiếp tục nói dối hoặc hành động xấu xa hay không, chúng ta cần có ý chí. Nói về phẩm chất này thì dễ, nhưng chúng ta khó mà có thể sở hữu được nó vì đôi khi còn buộc chúng ta phải đi ngược lại với lợi ích của bản thân hoặc đôi khi còn  phải gánh chịu nhiều thiệt thòi. Đôi khi mạng sống của chúng ta không được bảo tồn. Chúng ta  dựa vào  một số sự kiện lịch sử của Trung Hoa và Việt Nam nhằm để   cùng nhau suy ngẫm và cảm phục những người mà chúng ta cho là họ  có thể cải thiện bản thân vì họ có đủ ba đức tính nêu trên. Họ đã trở thành những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa và Việt Nam. 

Trước hết, đó là trường hợp Gia Cát Lượng (hay Khổng Minh). Ông vừa là tể tướng vừa là cố vấn của Lưu Bị, người sống sót cuối cùng của nhà Hán (Lưu Hoài Đức) ở Trung Hoa. Những người man rợ đến từ vùng đồng hoang phía bắc Trung Hoa và được Mạnh Hoạch cầm đầu thường thích đánh phá lãnh thổ vương quốc của ông. Gia Cát Lượng bắt được Mạnh Hoạch 7 lần, nhưng sau mỗi lần bị bắt, Mạnh Hoạch được thả về. Ông rất  ấy rất nhân hậu. Ông được trời phú cho trí tuệ phi thường vì ông thấy rằng cần phải thuyết phục Mạnh Hoạch bằng tình thương. Nếu Mạnh Hoạch bị giết, có lẽ sẽ có một Mạnh Hoạch khác. Điều này buộc ông phải thực hiện các cuộc  dấy binh trừng phạt thường xuyên và không cho ông rảnh tay để khôi phục lại triều đại nhà Hán và mang lại hòa bình và hạnh phúc cho bá tánh. 

Đó là lý do tại sao ông vẫn bình tĩnh tiếp tục giải thoát cho Mạnh Hoạch  mỗi lần bị bắt. Ông có ý chí vô biên vì ông biết rằng để ngăn cản Mạnh Hoạch phản bội sau này, ông đã phải chịu lãng phí rất nhiều thời gian, buông bỏ lợi ích cá nhân và dành cho mình nhiều nổi lo lắng với tuổi già của mình. Ông sẽ đỡ mệt hơn cho ông nếu ông  quyết định giết Mạnh Hoạch vì ông không phải dấy binh chinh phạt tới 7 lần. Trong lần vây bắt cuối cùng, khi ông ta sắp sửa thả Mạnh Hoạch, thì chàng nầy bắt đầu khóc và xin đầu hàng vĩnh viễn. Gia Cát Lượng có ba phẩm chất nói trên. Dù ông không theo đạo giáo nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng với ba đức tính mà ông có được ở ông (tình thương, trí tuệ và ý chí), ông  đã biết cách hoàn thiện bản thân và lúc đó ông  đã được coi là một hiền nhân ở thời Tam Quốc. Ở Việt Nam cũng có những vị vua mà chúng ta có thể coi là các bậc hiền nhân. Đây là trường hợp của vua Lý Thánh Tôn. Ngài có đủ 3 đức tính nêu trên. Đây là lý do tại sao ngài được biết đến trong suốt lịch sử Việt Nam như một vị vua anh minh, xuất chúng, nhân ái và dũng cảm. Cuộc nổi dậy của vua chàm, Chế Cũ đã buộc ngài phải tiến hành một cuộc viễn chinh trừng phạt trong khi để lại cho nàng thiếp Ỷ Lan  quyền nhiếp chính. Trước sự quyết tâm của Chế Cũ, ngài đã không bắt được Chế Cũ  sau nhiều tháng viễn chinh. Thất vọng, ngài buộc lòng phải trở về. Trên đường về, ngài được biết dân chúng không ngớt lời ca ngợi tài năng của Ỷ Lan trong việc cai quản đất nước. Ngài cảm thấy xấu hổ và quyết định quay trở lại mặt trận. Khi bắt được Chế Cũ, ngài  có thể giết Chế Cũ để xoa dịu cơn giận nhưng ngài  lại  tha chết để Chế Cũ quay trở về nước hơn. 

Đó là lý do tại sao Việt Nam được hưởng một thời kỳ hòa bình, thịnh vượng và hạnh phúc. Ngài  rất nhân từ vì ngài đã buông tha kẻ đã làm nhục ngài trước mặt bá tánh. Ngài đã lãng phí rất nhiều thời gian để cố gắng bắt được Chế Cũ. Liệu chúng ta có thể làm được như ngài nếu chúng ta ở vị trí của ngài không? Có một ngày, trong thời kỳ mùa đông khắc nghiệt, ngài ngỏ lời với các quan của mình như sau:

Trẫm mặc quần áo như thế này mà trẫm còn lạnh cóng. Làm thế nào để người dân chống chọi với cái lạnh khắc nghiệt này được, đặc biệt là những người nghèo khi chúng ta biết rằng họ không có đủ tiền để ăn?. Các khanh cần phải cho họ thức ăn và quần áo  thêm nữa ngay bây giờ.

Một lần khác, có công chúa Ðông Thiên ở bên cạnh trong một buổi yết kiến, ngài quay sang các quan và nói:

Trẫm  có một tình yêu sâu sắc đối với đồng bào cũng như tình yêu trẫm dành cho con của trẫm. Thật không may, người dân có giáo dục quá kém nên họ liên tục phạm tội. Đó là lý do tại sao trẫm  cảm thấy tội nghiệp thương họ. Trẫm yêu cầu các quan nên giảm các hình phạt và các tội mà họ đã phải chịu.

Trí tuệ của ngài thật vô biên. Để chinh phục Champa, ngài biết rằng cần phải thuyết phục và trấn an Chế Cũ mặc dù ngài cảm thấy nhục nhã và khó chịu khi so sánh những gì ngài phải chịu đựng so với những gì mà người thiếp của ngài đã làm cho bá tánh, một người phụ nữ xuất thân từ nông thôn, Ỷ Lan trong thời gian vắng mặt. Ngài có thể giết Chê ’Cũ để xoa dịu cơn tức giận và gột rửa cơn phẫn nộ nhất thời này. Nhưng ngài là người dũng cảm, biết đặt lợi ích của nhân dân lên trước lợi ích cá nhân. Đó là người có ba phẩm chất vừa nêu ở trên.

Dù đang ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải cố gắng hoàn thiện mình. Điều đó xảy ra với tôi khi tôi muốn tiếp tục phương pháp này. Phải công nhận rằng không dễ  hiện thực hóa phương pháp nầy. Tôi cũng không giấu giếm rằng tôi cũng gặp những khó khăn hàng ngày nhưng tôi cảm thấy nhẹ nhõm vô cùng khi tôi cố gắng làm cho nó trở nên cụ thể hóa một chút. Tôi rất vui vì tôi nhận ra rằng tôi đang bắt đầu cải thiện bản thân một chút dù biết rằng quá ít ỏi.

Nó làm tôi nhớ đến câu mà Ung Giả Vi đã viết trong cuốn Luận Ngữ của Khổng Tử:

Nhân viên hồ tài! Ngã dục nhân, Tư nhân chi hỷ!
Nhân có xa đâu! Bạn muốn nhân, nhân đến vậy!

 

 

 

 

 

 

 

Điều này cho phép tôi tin chắc rằng THIỆN hay ÁC  đều tồn tại ở trong mỗi chúng ta. Bạn muốn sao thì được vậy. Tôi hiểu rằng tôi không cần phải đến chùa hay nhà thờ để có thể hoàn thiện bản thân. Tôi có thể làm được điều này nếu tôi không quên những gì Thầy đã nói trong kinh thánh Cao Đài mà tôi có cơ hội đọc:

Nếu con muốn trở thành một tín đồ đạo Cao Đài chân chính, con phải có tình yêu và nguyên tắc đạo đức. Nó hoàn toàn cần thiết để con cải thiện bản thân.

Con xứng đáng được mặc chiếc áo dài trắng này, biểu tượng của sự tinh khiết. Con sẻ cảm thấy tự hào hơn bao giờ hết khi con là một tín đồ Cao Đài.

Làng đá Khuổi Ky (village des maisons Tày sur pilotis en pierre)

Làng đá người Tày 

Version française

Cho đến bây giờ  những ngôi nhà sàn bằng gỗ hoặc tre được tìm thấy ở khắp nước Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ có ở Khuổi Ky nằm ở huyện Trùng Khánh của tỉnh Cao Bằng, gần biên giới Trung-Việt nơi nầy mới có những ngôi nhà sàn được làm bằng đá. Đây là một trong những đặc điểm của ngôi làng này được tạo thành từ mười lăm ngôi nhà của dân tộc Tày. Đây là nơi tôn thờ thần đá vì người dân địa phương tin rằng đá là nguồn sống và trung tâm của vũ trụ. Đối với họ, con người được sinh ra từ đá và trở thành đá một khi qua đời. Đây là lý do tại sao chúng ta  thấy rằng đá là yếu tố thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của những người Tày này: hàng cũng rào bằng đá, nhà đá, dụng cụ trong nhà toàn làm bằng đá, vân vân … Truyền thống tổ tiên này là điểm thu hút khách du lịch của ngôi làng này. Chính quyền Việt Nam công nhận gần đây ngôi làng nầy là một trong những ngôi làng tiêu biểu cho nền văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đây cũng  là một địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi khách du lịch có cơ hội  đến tham quan Cao Bằng.

Khuoi_ky

Jusqu’alors des maisons sur pilotis en bois ou en bambou sont trouvées partout au Vietnam. Pourtant il y a un seul endroit Khuổi Ky situé dans le district Trùng Khánh de la province  Cao Bằng tout près de la frontière sino-vietnamienne où les maisons sur pilotis sont en pierre. C’est l’une des caractéristiques de ce village constitué d’une quinzaine de maisons de l’ethnie Tày. C’est ici qu’on vénère le génie de la pierre car les gens locaux pensent que la pierre est la source de vie et le centre de l’univers. Pour eux, les humains sont nés de la pierre et redevenus « pierre » une fois décédés. C’est pourquoi on trouve que la pierre est l’élément essentiel dans la vie journalière de ces Tày: des clôtures en pierre, des maisons en pierre, des outils ménagers en pierre etc… Cette tradition ancestrale est l’attrait touristique de ce village. Ce dernier est reconnu par les autorités vietnamiennes comme l’un des villages typiques des cultures traditionnelles des minorités ethniques du Vietnam.  C’est un site touristique à ne pas manquer lorsqu’on a l’occasion de visiter Cao Bằng.

Thời kỳ Hồng Bàng (Phần 2)(Version vietnamienne)


Version française

 Chúng ta cũng nên nhớ đến một sự kiện quan trọng được nhà sử học Trung Quốc Trịnh Tiều nhấn mạnh trong tác phẩm « Thông Chí »: Ở miền nam Trung Quốc, dưới triều đại của vua Nghiêu (2253 TCN), có một sứ giả của một bộ lạc tên là Việt Thường, đến dâng cho nhà vua như một lời cam kết trung thành, một con rùa già sống hơn 1000 năm và dài 3 thước. Trên lưng của nó được tìm thấy những dòng chữ mang các ký tự hình con nòng nọc (văn Khoa Đẩu) và cho phép giải thích tất cả các thuyên chuyển của Trời và thiên nhiên. Vua Nghiêu quyết định gán cho nó cái tên Qui Lịch (hay là lịch của con rùa). Hình thức văn tự này được tìm thấy gần đây trên một hòn đá, một phần của di tích văn hóa của khu vực Sapa-Lào Cai ở miền bắc Việt Nam. Nhiều dấu hiệu được tìm thấy dẫn đến sự có lợi trong việc giải thích một bộ lạc, một dân tộc. Người ta không thể bác bỏ một mối liên kết không thể chối cãi giữa chữ viết có hình con nòng nọc và con cóc được tìm thấy trên trống đồng  Đồng Sơn hay trên các tranh in Việt Đông Hồ mà  được biết nhiều nhất là  tranh « Thầy Ðồ Cóc« . Ở phía sau, chúng ta tìm thấy câu viết: Lão oa độc giảng. Mặc dù  chỉ xuất hiện có bốn trăm năm trước, nhưng nó đã khéo léo phản ánh tư tưởng vĩnh viễn của thời  kỳ của các vua Hùng. Không phải ngẫu nhiên mà con cóc được giữ vai trò sư phụ nhưng đây chỉ muốn làm nổi bật tầm quan trọng của việc thể hiện và ý nghĩa của hình ảnh này.

Con cóc là con vật  được dùng trong việc thể hiện  một nền văn minh có chữ viết dưới dạng nòng nọc được sử dụng bởi bộ tộc Lạc Việt vào thời Hùng Vương vì nó là cha của con nòng nọc. Cũng như nguồn gốc tư tưởng của người Lạc Việt  được phát hiện  thông qua tranh in « Chú bé ôm con cóc« . Sự tôn trọng của đứa trẻ đối với con cóc hay là thầy của nó (Tôn Sư trọng đạo) là một khái niệm đã có vào thời Hùng Vương. Chúng ta có thể kết luận hay không có một mối tương quan với những gì sau này được tìm thấy trong tinh thần Nho giáo với cụm từ Tiên học lễ, hậu học văn ? Ở Việt Nam, rùa không chỉ là biểu tượng trường thọ mà còn là sự truyền tải các giá trị tinh thần trong truyền thống Việt Nam. Nó được tìm thấy ở khắp mọi nơi, đặc biệt là ở những nơi phổ biến như  các đình, chùa và các đền. Nó được thấy ở Văn Miếu  với những tấm bia làm nổi bật các công trạng của những khôi khoa trong các cuộc thi quốc gia.
 
Con sếu trên lưng con rùa


Trái lại, trong các đền thờ và trong các đình, chúng ta thấy lúc nào cũng có ở trên lưng con rùa một con sếu. Có một sự tương đồng không thể phủ nhận giữa con sếu này và con chim cao cẳng có mỏ dài được tìm thấy trên những chiếc trống đồng Đồng Sơn. Hình ảnh con sếu trên lưng rùa có lẽ phản ánh sự bền vững của tất cả các tín ngưỡng tôn giáo từ nền văn minh Văn Lang qua dòng thời gian. Việc phổ biến rùa trong lịch sử và văn hóa của người dân Việt không xuất phát từ sự thống trị lâu dài của người Trung Quốc cũng không phải đến từ cơ hội mà do Văn Lang nằm trong một khu vực có rất nhiều rùa lớn.
Chỉ có ở phía nam của lưu vực của sông Dương Tử, loài rùa lớn này mới có thể tìm thấy được nay bị tiêu diệt. Đây là những gì tác giả Việt Nam Nguyễn Hiến Lê đã báo cáo lại trong cuốn sách  » Lịch sử Trung Quốc « ( Nhà xuất bản Văn Hóa 1996). Rất ít có khả năng tìm thấy các di tích khảo cổ chứng minh sự tồn tại của vương quốc này giống như những gì đã được tìm thấy với nhà Thương. Nhưng cũng không có gì bác hẳn đi sự thật lịch sử này bởi vì ngoài những sự kiện được đề cập ở trên đây, còn có các bằng chứng  cụ thể  nói về một nền văn minh cổ ở vương quốc này. Nơi thường được gọi là « nền văn minh Văn Lang » mà chúng ta có thể tìm thấy được nền tảng trong lý thuyết Âm Dương  ngũ hành. Thuyết  này được giải thích rõ ràng qua  chuyện « Bánh Chưng Bánh dầy« , một nét đặc trưng của người  dân Việt kể từ thời vua Hùng Vương. Người ta có thể tự hỏi nguồn gốc của lý thuyết này mà cho đến nay thường cho là của  người Trung Quốc. Chúng ta biết rằng theo ký ức lịch sử của Tư Mã Thiên, Trâu Diễn , người triết gia của vùng đất Tề Quốc (350-270 trước Công nguyên) ở vào thời Chiến quốc là  người Trung Quốc đầu tiên nêu bật lên mối quan hệ giữa lý thuyết Âm và Dương và ngũ hành.

Âm Dương

Thuyết Âm Dương được đề cập lần đầu tiên trong cuốn sách Chu Dịch (Zhouyi ) bởi người con trai của vua nhà Châu (1), Châu Công Ðán, trong khi đó lý thuyết thứ hai là Ngũ Hành được tìm thấy bởi vua Đại Vũ của triều đại nhà Hạ. Thực tế có khoảng cách một ngàn năm giữa hai lý thuyết này. Khái niệm ngũ hành được sát nhập nhanh chóng vào lý thuyết âm dương để đưa ra sự giải thích về Tao (hay Đạo) vốn là khởi điểm nguyên thủy của vạn hữu. Mặc dù có sự thành công trong nhiều lĩnh vực ứng dụng (chiêm tinh, phong thủy, y học cổ truyền),nhưng thật khó để đưa ra một lời biện minh mạch lạc ở cấp độ ngày tháng công bố các lý thuyết này bởi vì khái niệm thái Cực (Taiji) mà hai yếu tố chính (âm và dương) được sinh ra từ đó, chỉ được du nhập vào thời Khổng Tử (500 năm trước Công nguyên). Thái Cực là sự suy ngẫm của các nhà triết học thuộc mọi tầng lớp kể từ khi triết gia thời Tống và người sáng lập ra Nho giáo, Chu Ðôn Di, đã đưa ra một khái niệm mới này trong một định nghĩa mới trong tác phẩm nổi tiếng của ông: « Thái cực đồ thuyết »:

Vô cực mà là thái cực, Thái cực động sinh Dương, động đến cực điểm thì tĩnh, tĩnh sinh Âm, tĩnh đến cực đỉnh thì lại động. Một động một tĩnh làm căn bản cho nhau…. 
Hà Đồ (Plan du fleuve)
Sự không nhất quán được thấy rất rõ ràng trong thứ tự thời gian của các lý thuyết này bởi vì người ta đã gán cho Phục Hy (1) phát minh ra bát quái có 3500 năm trước công nguyên trong khi khái niệm Âm Dương được đưa vào thời nhà Châu (1200 năm trước Công nguyên). Dựa trên những khám phá khảo cổ gần đây, đặc biệt là việc phát hiện ra các bản thảo của Mã Vương Đôi (Mawangdui) trên lụa vào năm 1973, các chuyên gia Trung Quốc ngày nay đã đưa ra những tuyên bố không thể tưởng tượng được: Các quẻ bát quái (hexagrammes) có trước các quẻ trong tam quái (trigrammes), chứng minh rằng sự thứ tự thời gian của các lý thuyết này có thể liên tục được sửa đổi lại theo các tình huống mới. Chúng ta được dẫn đến để tìm thấy trong tình trạng hỗn độn này, một lời giải thích khác, một cách tiếp cận khác, một giả thuyết khác theo đó lý thuyết về Âm-Dương ngũ hành thuộc về một nền văn minh khác. Đó là nền văn minh của nước Văn Lang. Sự nhầm lẫn tiếp tục ăn sâu vào tâm trí của người đọc với Hà Ðồ Lạc Thư. 

Lạc Thư phải được tìm thấy trước khi sự xuất hiện của  Hà Đồ. Điều này nói lên sự mâu thuẫn được tìm thấy trong thứ tự thời gian của những khám phá này. Một số người Trung Quốc đã có cơ hội đặt câu hỏi về lịch sử truyền thống được thiết lập cho đến nay trong chính thống Nho giáo của các triều đại Trung Quốc. Đây là trường hợp của Ouyang Xiu (1007-1072), người đã thấy trong kế hoạch nổi tiếng này là công việc của con người. Ông nầy đã bác bỏ « món quà của Trời ban » trong cuốn sách « Câu hỏi của một đứa trẻ về  Di Kinh (Yi tongzi wen) » (Zhongguo shudian, Bắc Kinh 1986). Ông thích phiên bản phát minh của con người.

Chúng ta có nên dựa trên truyền thuyết Trung Hoa hay không  khi chúng ta biết rằng có một sự mâu thuẫn hoàn toàn theo thứ tự thời gian trong việc phát hiện ra Hà Độ Lạc Thư?

Phục Hi (3500 TCN) đã phát hiện ra Hà Ðồ đầu tiên trong chuyến du ngoạn trên sông Hoàng Hà. Ông ta thấy một con long mã vừa ra khỏi nước có mang theo  Hà Đồ trên lưng. Nhưng chính nhờ Đại Vũ (2205 TCN), người  được cho  tìm ra việc phát hiện Lạc Thư trên lưng con rùa. Tuy nhiên, chính là nhờ Lạc Thư và lời giải thích (Lạc Thư cửu tinh đồ) mà chúng ta biết được chính xác mô hình ngôi sao được thiết lập từ sao Bắc Đẩu và tìm thấy  ở trên Hà Đồ nổi tiếng này theo nguyên tắc Âm dương ngũ hành. Từ nổi tiếng « Luo » (Lạc) được tìm thấy trong văn bản của bình luận vĩ đại của Đức Khổng Tử:

Thị cố thiên sinh thần vật, thánh nhân tắc chi, thiên địa hóa thánh nhân hiệu chi; thiên tượng, hiện cát hung, thánh nhân tượng chi. Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi

Cho nên trời sinh ra thần vật, thánh nhân áp dụng theo; trời đất biến hoá, thánh nhân bắt chước; trời bày ra hình tượng. Hiện ra sự tốt xấu, thánh nhân phỏng theo ý tượng. Bức đồ hiện ra sông Hoàng Hà, hình chữ hiện ở sông Lạc, thánh nhân áp dụng.

tiếp tục được giải thích cho đến ngày nay là tên của sông Lạc, một chi nhánh của sông Hoàng Hà chảy qua và nuôi dưỡng cả miền trung Trung Hoa. Chúng ta tiếp tục thấy trong Hà Đồ Lạc Thư sự khởi đầu của nền văn minh Trung Hoa. Từ hình vẽ  cho đến dấu hiệu ngôn ngữ, người ta nghĩ về cuộc diễu hành của nền văn minh Trung Hoa  trong Di Kinh mà không tin rằng đó có thể là mô hình được Đức Khổng Tử mượn từ một nền văn minh khác. Tuy nhiên, nếu Lạc được liên kết với từ Việt, nó chỉ định đó là bộ lạc Lạc Việt  mà người dân Việt xuất thân. Đây có phải là một sự trùng hợp thuần túy hay cái tên được sử dụng bởi các hiền nhân  vua Đại Vũ hay  Đức Khổng Tử để chỉ nền văn minh Văn Lang hay không? Lạc Thư chỉ định một cách viết hiệu quả  của bộ tộc Lạc Việt:  Lạc tướng các tướng, Lạc hầu các hầu tước,  Lạc điền lảnh thổ của bộ lạc đó vân vân…

Thật tuyệt vời  khi nhận thấy rằng lý thuyết Âm Dương ngũ hành có được sự liên kết hoàn hảo và sự vận hành trong cách làm bánh chưng. Đây là một  bằng chứng cụ thể của nền văn minh Văn Lang. Ngoài nước dùng để nấu bánh, chúng ta còn tìm thấy trong bánh có  4 yếu tố cần thiết (thịt, đậu vàng, gạo nếp, lá tre hoặc lá cây cọ). Ngũ hành tương sinh gồm có 5 yếu tố nầy được thấy rõ khi tạo ra chiếc bánh này. Bên trong chiếc bánh là một miếng thịt lợn đỏ (Hỏa) được bao quanh bởi một loại nhân làm từ đậu vàng (Thổ). Toàn bộ được bao bọc bên ngoài bởi bột nếp trắng (Kim) được nấu bằng nước sôi (Thủy) trước khi tìm thấy màu xanh lục ở trên mặt bánh nhờ lá tre hay lá cây cọ (Mộc).

Hai dạng hình học, một hình vuông và một hình tròn mà chiếc bánh này có, tương ứng với Âm và Dương. Bởi vì khí Dương phản ánh sự trọn vẹn  và tinh khiết, nó được có hình dạng vòng tròn. Đối với Âm, chúng ta tìm thấy trong khí nầy có sự giới hạn và những tạp chất. Đây là lý do tại sao nó được có dạng hình vuông. Một sự khác biệt nhỏ là đáng chú ý trong định nghĩa Âm-Dương của người Trung Hoa và người Vietnam. Đối với người dân Việt, Âm  có thiên hướng động.

Ngũ hành tương sinh

Hỏa->Thổ->Kim->Thủy->Mộc->Hỏa

Đây là lý do tại sao chúng ta tìm thấy sự hiện diện của 5 yếu tố nầy trong Âm mà được thấy qua hình vuông (Bánh Chưng). Đây không phải là trường hợp với chiếc bánh có hình tròn (Bánh Giầy)  được tượng trưng Dương và có xu hướng mang đặc tính « tĩnh (bất động) ». Đây có lẽ là lý do  cho sự giải thích ngày hôm nay rằng định luật Âm dương và ngũ hành không có được một bước tiến lớn trong cuộc trình tiến hóa  và các ứng dụng của nó  vẫn tiếp tục mang tính chất huyền bí và lờ mờ trong dư luận chỉ vì lỗi được đưa  vào trong định nghĩa  Âm-Dương của người Trung Hoa.

Đền Hùng Vương

HUNG_VUONG

Chúng ta thường nói « Mẹ tròn, con vuôn » trong tiếng Việt để chúc hai mẹ con có sức khỏe tốt khi sinh. Biểu thức này được sử dụng như một cụm từ lịch sự nếu chúng ta không biết rằng nó được tổ tiên của chúng ta lưu lại để  mong được sự chú ý của chúng ta đến việc sáng tạo của vũ trụ. Từ đó  mới sinh ra Âm và Dương,  không chỉ đối lập mà còn tương tác và tương quan với nhau. Việc bổ sung và việc không thể tách rời khỏi hai thái cực này là nền tảng của sự phát triển khả quan của tạo hóa. Trò chơi điển hình của Việt Nam là trò chơi ô quan  minh chứng cho sự vận hành hoàn hảo của lý thuyết Âm-Dương và ngũ hành. Trò chơi nầy dừng lại khi không còn tiền thông báo trong hai hình bán nguyệt  tương ứng với hai thái cực Âm và Dương.

Bàn thờ tổ tiên

  Không có một người dân Việt nào không cảm xúc  khi nhìn thấy chiếc bánh chưng trên bàn thờ của tổ tiên trong  những ngày Tết. Đối với họ,  bánh nầy tuy không hấp dẫn và vô vị lại có một ý nghĩa đặc biệt. Nó chứng tỏ không chỉ sự kính nể  và tình cảm mà người dân Việt  có  với tổ tiên của mình mà còn cả dấu ấn của nền văn minh có 5 ngàn năm. Bánh chưng này là một bằng chứng không thể chối cãi về sự vận hành hoàn hảo của Âm Dương và ngũ hành. Đó là di sản duy nhất  còn nguyên vẹn mà người Việt Nam đã nhận được từ tổ tiên trong cơn lốc lịch sử. Nó không thể cạnh tranh với những kiệt tác của các nền văn minh khác như Vạn lí trường thành của Trung Quốc hay kim tự tháp của các pharaoh được làm bằng mồ hôi và xương máu. Nó là biểu tượng sinh động của một nền văn minh đã mang lại cho nhân loại một kiến ​​thức vô giá mà vẫn được tiếp tục sử dụng trong nhiều lĩnh vực ứng dụng (thiên văn học, phong thủy, y học, chiêm tinh vân vân …)

[Trở về thời kỳ Hông Bàng: phần 1]

Thời kỳ Hồng Bàng (Văn minh Văn Lang)

 

Version française

Thời kỳ Hồng Bàng

Người dân Việt hay thường nói: uống nước phải nhớ nguồn. Không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy họ tiếp tục ăn mừng linh đình mỗi năm ngày 10 tháng 3 âm lịch để tưởng niệm các vị vua Hùng của triều đại Hồng Bàng, những người cha sáng lập đất nước Việt Nam. Cho đến ngày nay, không có di tích khảo cổ nào được tìm thấy để xác nhận sự tồn tại của vương triều này ngoài những tàn tích của thành Cổ Loa có từ thời vua An Dương Vương và ngôi đền được xây dựng để vinh danh những vị vua Hùng ở Phong Châu thuộc tỉnh Phú Thọ.

Có rất nhiều dấu hiệu không thể phủ nhận được sự tồn tại này nếu chúng ta dựa vào những truyền thuyết được nói đến từ thời kỳ huyền thoại này và các biên niên sử của Việt Nam và Trung Hoa. Sự thống trị của Trung Hoa (từ thế kỷ thứ ba trước Công nguyên – 939 sau Công nguyên) có ảnh hưởng trọng đại đến sự phát triển của nền văn minh Việt Nam. Mọi thứ thuộc về người dân Việt đều trở thành sở hữu của người Trung Hoa cả và ngược lại trong giai đoạn này. Có một chính sách đồng hóa mà người Trung Hoa cố tình áp đặt. Điều này không để cho người dân Việt có khả năng duy trì nền văn hóa của họ được thừa kế từ một nền văn minh có hơn 4000 năm và được gọi là « nền văn minh Văn Lang » và buộc lòng họ phải dùng đến các lời truyền khẩu (tục ngữ, ca dao hoặc truyền thuyết).
Việc sử dụng các truyền thuyết với các lời nói bóng gió là một  phương cách hữu hiệu nhất để cho phép hậu thế tìm thấy được nguồn gốc bằng cách cung cấp các chỉ dẫn hữu ích bất chấp sự phá hủy triệt để  nền văn hóa của người dân Việt và sự đàn áp không thể chối cãi được của người Trung Hoa đối người  Việt. Đối với nhà nghiên cứu Paul Pozner, thuật chép sử Việt Nam đều dựa trên truyền thống lịch sử lâu dài và vĩnh cửu và được thể hiện bởi một truyền thống truyền miệng kéo dài từ nhiều thế kỷ của thiên niên kỷ đâu tiên trước công nguyên dưới hình thức các truyền thuyết lịch sử ở các đền thờ cúng tổ tiên (1).

Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

Hai câu trong ca dao trên đây cũng biểu lộ một phần nào sự khôn khéo của người dân Việt trong việc bảo vệ nền văn hóa có từ thời đại Hồng Bàng.

Văn Lang là tên của một  nước  được giáp  Nam Hải  (Quảng Đông) ở phiá đông lúc bấy giờ, về phía tây với  Ba Thục (hay Tứ Xuyên), ở phía bắc thì tới Ðộng Ðình hồ (Hồ Nam) và về phía nam bởi vương quốc Hồ Tôn (Chămpa). Vương quốc này nằm ở lưu vực sông Dương Tữ và được đặt dưới quyền của một vị vua Hùng. Ông vua nầy được chọn làm vua vì lòng can đảm và các công trạng của mình. Ông chia nước thành 15 quận hay bộ,  giao phó cho các anh em mình cai trị thường được gọi là « Lạc Hầu ». Các đứa con trai của vua thì gọi  quan lang và các cô con gái vua thì gọi là Mỵ nương. Người dân của vương quốc nầy được gọi là « Lạc Việt ». Người dân thường có thói xăm hình trên cơ thể của họ. Tập tục « man rợ » này, thường được nói đến trong biên niên sử Trung Hoa, theo các văn bản tiếng Việt thì nhằm bảo vệ các người đàn ông trong các cuộc tấn công của con thuồng luồng (hay giao long). Đây có thể là lý do mà người Trung Hoa thường gọi họ là Qủi. Khố và búi tóc tạo thành trang phục thông thường được thấy ở dân tộc nầy với  các đồ trang trí bằng đồng. Người Lạc Việt hay nhuộm răng đen, nhai trầu và giã gạo bằng tay. Người nông dân thì trồng lúa trên những cánh đồng ngập nước. Họ sống ở vùng đồng bằng và vùng duyên hải trong khi đó ở các vùng núi Việt Bắc và trên một phần lãnh thổ của tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, thì là nơi cư ngụ của người Tây Âu, tổ tiên của các dân tộc Tày, Nùng và Choang. Đến cuối thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, người đứng đầu bộ lạc Tây Âu đã đánh bại vị vua Hùng cuối cùng và thành công trong việc thống nhất dưới ngọn cờ của mình các lãnh thổ của Tây Âu và Lạc Việt để thành lập vương quốc Âu Lạc vào năm 258 TCN. Ông nầy lấy tên là An Dương Vương và dời đô về Cổ Loa nằm cách Hànội khoảng hai mươi cây số.

Vương quốc Văn Lang có phải là một trò bịa đặt được người Việt Nam bày ra nhầm để duy trì một huyền thoại hay là một vương quốc thực sự  có tồn tại và biến mất trong cơn lốc lịch sử?

Bản đồ của vương quốc Văn Lang

Theo truyền thuyết Việt Nam, đất nước của các người Việt cổ này được phân định ở miền Bắc vào thời Hùng Vương (triều đại đầu tiên của Việt Nam 2879 trước Công nguyên) bởi Động Đình Hồ nằm trong lãnh thổ của nước Sỡ. Một phần lãnh thổ của họ trở lại về nước Sỡ  sau này trong thời Chiến Quốc. Như vậy con cháu của họ sống trong phần lạnh thổ này có lẽ đã trở thành công dân của nước Sỡ. Rõ ràng có một mối quan hệ, một mật thiết giữa nước Sỡ này và người Việt cổ. Đây là một giả thuyết được đề xuất và nâng cao gần đây bởi một nhà văn người Việt Nguyên Nguyên (2). Theo ông, không có gì lạ khi trong các văn bản cổ đại, các chữ tượng hình được thay thế bằng các chữ tượng hình khác có cùng ngữ âm. Đây là trường hợp của danh hiệu Kinh Dương Vương, người cha đẻ của người dân Việt, tên là Lôc Tục. Bằng cách viết danh hiệu nầy theo tiếng Trung hoa , chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy tên của hai thành phố Kinh Châu (Jīngzhōu) (3) và Dương Châu (Yángzhōu) (4) nơi dân tộc Yue thuộc chi nhánh Thái (Si Ngeou) và chi nhánh Lạc (Ngeou Lo) sinh sống. Đây có ý gợi lên một cách thông minh bởi người kể chuyện về sự thiết lập và sự hợp nhất của các dân tộc Việt của chi nhánh Thái (Si Ngeou) và chi nhánh Lạc (Ngeou-lo) đến từ các cuộc di cư của hai thành phố này trong các cuộc chinh phạt và thôn tính của nứớc Sỡ. Mặt khác, chữ tượng hình 陽 (thái dương) được dịch là ánh sáng, trịnh trọng. Nó được sử dụng để tránh sử dụng nó như một tên gia đình. Sử dụng từ này, có thể dịch Kinh Dương Vương   ra vua Kinh trịnh trọng. Nhưng cũng có một từ Kinh  đồng nghĩa với từ Lạc ( ), biệt danh của người Việt. Nói tóm lại, Kinh Dương Vương có thể được dịch là Vua Viêt trịnh trọng. Còn về danh hiệu An Dương Vương  mà vua Âu Việt lấy, tác giả không có sư nghi ngờ nào cả về lời giải thích của ông: đó thực sự là việc bình định nước Việt  thuộc chi nhánh Lạc  bởi một người con trai Việt  thuộc chi nhánh Thái.

Việc này càng củng cố thêm quan điểm của Edouard ChavannesLéonard Aurousseau (5): các người Việt cổ và  các thần dân của  nước Sỡ có cùng chung tổ tiên. Ngoài ra, có một sự trùng hợp đáng kinh ngạc được tìm thấy trong tên gia tộc Mi (hoặc gấu trong tiếng Việt) được viết bằng ngôn ngữ nước Sỡ, được dịch sang Hùng (熊) trong tiếng Việt và được xem là tên của các vị vua Sỡ và các vị vua Việt. Dựa trên sử  ký  lịch sử của Tư Mã Thiên do E. Chavannes (6) dịch, chúng ta biết rằng vua của nước Sỡ  đến từ những kẻ man rợ ở miền Nam (hay Bách Vịệt). Hùng Cừ nói: Tôi là một kẻ man rợ và tôi không nhận chức tước và tên truy tặng của Trung Hoa cả.

Các nhà ngôn ngữ học người Mỹ  Mei TsulinNorman Jerry (6) đã xác định được một số từ mượn từ ngôn ngữ Nam Á của ngời Việt trong các văn bản Trung Quốc từ thời Hán. Đây là trường hợp của từ tiếng Trung Hoa  jiang 囝 (giang hoặc sông trong tiếng Việt) hoặc từ nỏ (ná trong tiếng Việt). Họ đã chứng minh khả năng cao về sự hiện diện của ngôn ngữ  Nam Á ở  miền nam Trung Quốc và kết luận rằng đã có sự liên hệ giữa ngôn ngữ Trung Quốc và ngôn ngữ Nam Á trong lãnh thổ của nước  Sỡ cổ đại  từ 1000 năm đến 500 năm trước Công nguyên.  Lý luận địa lý này chưa bao giờ được xem xét nghiêm túc trong quá khứ bởi một số sử học gia Việt Nam bởi vì đối với họ, triều đại này là một thời đại hoang đường. Ngoài ra, theo các nguồn tin của Trung Quốc, lãnh thổ của tổ tiên người dân Việt (Kiao-tche (Giao Chỉ) và Kieou-tchen (Cửu Chân)) đã bị giới hạn ở Bắc Kỳ ngày nay, khiến họ khó có chấp nhận được mà không giải thích hay biện minh cho việc lãnh thổ của triều đại Hồng Bàng có thể đến tới  hồ Động Đình (Dongting). Họ không nhận thấy trong truyền thuyết này, ý muốn của tổ tiên người Việt để  lộ ra nguồn gốc của họ, để hiển thị họ thuộc về đại tộc Bách Việt và sự kháng cự sắt son của họ đối với những kẻ chinh phục  Trung Quốc lợi hại nầy.

Trong biên niên sử Trung Quốc, có kể lại vào thời Xuân Thu, Việt vương Câu Tiễn (Ngô Việt) bắt đầu quan tâm đến việc liên minh mà ông muốn ký hợp đồng với  nước Văn Lang để duy trì quyền lực bá chủ đối với  các nước hùng mạnh ở trong khu vực. Có  thể nước Văn Lang này phải là một quốc gia giáp ranh với nước của Câu Tiễn. Nước nầy không có lý do nào để gia nhập liên minh này nếu nước Văn Lang bị giới hạn về mặt địa lý đối với nước Việt Nam ngày nay. Sự phát hiện gần đây thanh kiếm của Việt vương Câu Tiễn (trị vì 496-45 trước Công nguyên) trong ngôi mộ số 1 của Wanshan (Jianling) (Hồ Bắc) làm sáng tỏ thêm vị trí của  nước Văn Lang.

Như vậy Văn Lang có thể nằm ở tại khu vực Qúi Châu (hoặc GuiZhou). Nhưng Henri Masporo đã bác bỏ giả thuyết này trong tác phẩm của ông mang tên « Vương quốc Văn Lang » (BEFEO, tome XVIII, fac 3). Ông gán cho các nhà sử học Việt Nam lẫn lộn giữa nước Văn Lang với Ye Lang (hay Dạ Lang trong tiếng Việt) mà tên nầy được các nhà sử học Trung Quốc đã truyền cho các đồng nghiệp Việt Nam ở thời nhà Đường. Điều này không hoàn toàn chính xác bởi vì trong các truyền thuyết của người dân Việt, đặc biệt là trong truyền thuyết của Phù Đổng Thiên Vương (hay  thánh gióng của làng Phù Đổng) người ta nhận rằng nước  Văn Lang đã có một  cuộc xung đột vũ trang với triều đại Ân-Thương vào thời vua Hùng vương thứ 6 và nước nầy lớn hơn nước Dạ Lang được tìm thấy vào thời thống nhất của Trung Quốc bởi Tần Thủy Hoàng.
 
Trong  các biên niên sử Việt Nam, có  nói về thời kỳ trị vì của các vị vua Hùng (từ năm 2879 đến năm 258 trước Công nguyên). Những khám phá về  các đồ vật bằng đồng ở Ninh Hương (Hồ Nam) vào những năm 1960 làm người ta không còn nghi ngờ gì về sự tồn tại của các trung tâm  văn minh tương đương  cùng thời nhà Thương ở miền nam Trung Quốc  không được  nhắc đến trong các văn bản Trung Quốc. Đây là trường hợp văn hóa của Di Chỉ Tam Tinh Đôi ở Tứ Xuyên chẳng hạn. Chiếc bình rượu bằng đồng được trang trí với khuôn mặt hình người rõ ràng  minh chứng cho việc tiếp xúc được thiết lập bởi nhà Thương với những người thuộc chủng tộc Melanesian  vì chúng ta thấy   những mặt người tròn với cái mũi tẹt trên mặt của chiếc bình nầy. Việc đúc đồng chiếc bình này nó còn đòi hỏi phải có sự kết hợp của thiếc, điều mà miền bắc Trung Quốc không có vào thời điểm đó.

Liệu có sự liên lạc thực sự hay không, liệu có một cuộc xung đột vũ trang giữa nhà Thương và  nước Văn Lang hay không nếu chúng ta dựa vào truyền thuyết thánh Gióng của Phù Đổng? Chúng ta có thể  tin hay không tính xác thực của một sự kiện được thuật lại bởi một truyền thuyết Việt Nam? Nhiều nhà sử học phương Tây luôn xem thời kỳ văn minh Đồng Sơn là khởi đầu của sự  thành hình quốc gia Việt Nam (500-700 trước Công nguyên). Đây cũng là ý kiến ​​được chia sẻ và tìm thấy trong quyển sách lịch sử ẩn danh « Việt Sử Lược ».

Dưới   triều đại vua Trang Vương của nhà Châu (696-691 trước Công nguyên), ở huyện Gia Ninh, có một nhân vật kỳ lạ thành công thống trị tất cả các bộ lạc bằng phép thuật của mình, lấy tước hiệu Hùng Vương và thành lập thủ đô  ở tại Phong Châu. Với mối liên hệ cha truyền con nối,  dòng dõi của ông duy trì được quyền lực với 18 vị vua, tất cả đều mang tên Hùng cả.Trái lại trong các sách  lịch sử khác của Việt Nam, triều đại Hồng Bàng (từ năm 2879 đến năm 258 trước Công nguyên) đã được có một thời gian cai trị quá lâu dài với 2622 năm. Có vẻ không thể tin nổi được được nếu chúng ta bám vào con số 18. Đây là con số của các vị vua  cai trị trong thời kỳ này như vậy có nghĩa là mỗi ông vua Hùng trị vì trung bình 150 năm. Chúng ta chỉ có thể tìm thấy một câu trả lời thỏa đáng nếu chúng ta bám sát vào giả thuyết do Trần Huy Bá nêu ra trong bài trình bày được đăng trên báo Nguồn Sáng số 23 trong ngày tưởng niệm các vị vua Hùng Vương (Ngày giỗ tổ Hùng Vương) (1998). Đối với ông, có một cách giải thích sai lầm về từ đời được tìm thấy trong câu « 18 đời Hùng Vương ». Từ « Đời » nên được thay thế bằng từ « Thời » có nghĩa là « thời kỳ ».(7)

Với giả thuyết này, có 18 thời kỳ trị vì, mỗi thời kỳ tương ứng với một chi nhánh có thể bao gồm một hoặc nhiều vị vua trong gia phả gia đình của triều đại Hồng Bàng. Lập luận này được củng cố bởi thực tế là vua Hùng Vương được chọn vì lòng dũng cảm và công trạng nếu chúng ta đề cập đến truyền thống Việt Nam chọn người có giá trị cho chức vụ tối cao. Điều này đã được thấy trong truyền thuyết nổi tiếng về bánh chưng bánh dầy. Do đó, chúng ta có thể biện minh cho từ ngữ đời bằng nhánh hay từ chi.

Chúng ta được có một lời giải thích mạch lạc hơn cho  con số 2622 với 18 nhánh sau đây được tìm thấy trong cuốn sách « Văn hóa tâm linh – đất tổ Hùng Vương » của tác giả Hồng Tử Uyên:

Chi Càn Kinh Dương Vương húy Lộc Túc   
Chi Khảm Lạc Long Quân húy Sùng Lãm
Chi Cấn Hùng Quốc Vương húy Hùng Lân
Chi Chấn Hùng Hoa Vương húy Bửu Lang
Chi Tốn Hùng Hy Vương húy Bảo Lang
Chi Ly Hùng Hồn Vương húy Long Tiên Lang
Chi Khôn Hùng Chiêu Vương húy Quốc Lang
Chi Ðoài Hùng Vĩ Vương húy Vân Lang
Chi Giáp Hùng Ðịnh Vương húy Chân Nhân Lang
………….. manquant dans  le document historique …
Chi Bính Hùng Trinh Vương húy Hưng Ðức Lang
Chi Ðinh Hùng Vũ Vương húy Ðức Hiền Lang
Chi Mậu Hùng Việt Vương húy Tuấn Lang
Chi Kỷ Hùng Anh Vương húy Viên Lang
Chi Canh Hùng Triệu Vương húy Cảnh Chiêu Lang
Chi Tân Hùng Tạo Vương húy Ðức Quân Lang
Chi Nhâm Hùng Nghị Vương húy Bảo Quang Lang
Chi Qúy Hùng Duệ Vương

Điều này cũng cho phép chúng ta khám phá lại mấu chốt của lịch sử trong cuộc xung đột vũ trang của nước Văn Lang với nhà Thương thông qua truyền thuyết « Phù Đổng Thiên Vương ». Nếu cuộc xung đột này diễn ra, nó chỉ có thể ở vào đầu thời kỳ trị vì của vua nhà Thương vì một số lý do sau đây:

1) Không có tài liệu lịch sử Trung Quốc hay Việt Nam nào nói về quan hệ thương mại giữa vương quốc Văn Lang và nhà Thương cả. Mặt khác, chúng ta ghi nhận mối liên hệ được thiết lập sau đó giữa triều đại nhà Châu và vua Hùng Vương. Một con chim trĩ trắng được  biếu tặng cho vua nhà Châu theo tác phẩm Linh Nam Chích Quái.

2)  Triều đại nhà Thương chỉ trị vì từ năm 1766 đến 1122 trước Công nguyên sẽ có độ trễ xấp xỉ 300 năm nếu chúng ta cố gắng tạo ra trung bình con số của 18 thời kỳ trị vì của các vị vua Hùng: (2622/18) và tăng nó lên 12 lần để đưa ra một ngày gần đúng cho sự kết thúc của triều đại thứ sáu của Hùng Vương VI bằng cách  công thêm 258 năm sáp nhập vương quốc Văn Lang bởi vua An Dương Vương. Chúng ta dẫn đến khoảng năm 2006, năm kết thúc triều đại của nhánh thứ sáu Hùng Vương (Hùng Vương VI). Chúng ta có thể suy luận rằng cuộc xung đột nếu có, phải ở lúc đầu từ thời nhà Thương. Sự khác biệt này không hoàn toàn phi lý vì cho đến nay chúng ta có rất ít chi tiết lịch sử ngoài triều đại của vua Châu Lệ Vương (Zhou Li Wang) (850 trước Công nguyên) mà thôi.

3)  Có một cuộc viễn chinh  quân sự được thực hiện trong vòng ba năm bởi vua của nhà Thương tên là Wuding (Vũ Định) ở lãnh thổ của Ðộng Ðình Hồ chống lại dân du mục, thường gọi là « Quỷ », được báo cáo trong Kinh Dịch được dịch bởi Bùi Văn Nguyên (Khoa Học Hội Hà Nội 1997). Trong bài nói chuyện được đăng trên báo Nguồn Sáng số 23, Trần Huy Bá đã nghĩ nhiều hơn về vua Woding (Ốc Ðinh), một trong những vị vua đầu tiên của nhà Thương. Với giả định này, không còn  sự nghi ngờ và mơ hồ nào nữa bởi vì có một sự kết hợp hoàn hảo được báo cáo trong biên niên sử Trung Quốc và Việt Nam.  Chúng ta nên biết rằng vào thời vua An Dương Vương, chúng ta đã từng chỉ định đất nước Việt Thường dưới cái tên « Xích Qủi« . Thuật ngữ Xích dùng để chỉ  màu đỏ và ám chỉ phương nam. Còn Qủi, có nghĩa gợi lên ngôi sao  màu đỏ Yugui Qui,  rực rỡ nhất trong Nhị thập bát tú trên bầu trời. Ngôi sao này đến thành phố Kinh Châu (Jīngzhōu)  của người Việt vào lúc mà vua nhà Thương đang bố trí quân đội ở nơi nầy. Đây cũng là ý kiến ​​được chia sẻ với tác giả Việt Nam Vũ Quỳnh trong cuốn sách  Tân Đại Linh Nam Chích Quái.

Ở đây có bộ tộc Thi La Quỷ thời Hùng Vương thứ VI vào đánh nước ta nhân danh nhà Ân Thương.

Cuộc xung đột này có thể giải thích lý do chính tại sao vương quốc Văn Lang không thiết lập bất kỳ mối quan hệ thương mại nào với nhà Thương. Những khám phá về  các đồ vật bằng đồng ở Ninh Hương (Hồ Nam) vào những năm 1960 đã dẫn chứng rằng có thể đây là các chiến lợi phẩm được mang về trong cuộc viễn chinh ở phía nam Trung Quốc vì không có sự  giải thích nào cho sư hiên diên  bình rượu bằng đồng được trang trí với khuôn mặt hình người Melanesian cả. 

Trong truyền thuyết Việt Nam « Phù Đổng Thiên Vương », người ta ghi nhận  sự tẩu thoát và sự đánh bật quân đội của nhà Thương ở huyện Vũ Ninh cùng lúc với sự biến mất ngay lập tức của vị anh hùng ở trên trời của làng Phù Đổng. Cũng được  biết ở thời điểm cuộc xâm lược của nhà Thương có  sự xuất hiện tự phát mà không có sự chuẩn bị nào trước. Điều này cho thấy rõ rằng vị anh hùng nầy có mặt ở  đây khi lúc  nước bị xâm chiếm. Các vùng lãnh thổ bị nhà Thương chinh phục không thể được chiếm giữ lại hoàn toàn bởi người Lạc Việt bởi vì nếu không thì có thể nói rằng chúng bị đuổi khỏi ra lãnh thổ Văn Lang trong truyền thuyết. Đây là sự không có hoàn toàn bởi vì chúng ta lưu ý rằng với sự ra đời của nhà Châu, thì  thấy  trên một phần đất cũ của lãnh thổ Văn Lang, có xuất hiện các quốc gia chư hầu như nước Việt của Câu Tiển (Wu Yue) (Ngô Việt),  nước Sỡ vân vân…

Người ta  không biết vì lý do gì mà vương quốc Văn Lang  bị thu hẹp và do đó bị giới hạn ở miền Bắc Việt Nam ngày nay bằng cách nhìn lại các bản đồ địa lý được tìm thấy vào thời điểm Xuân Thu và Tần Thủy Hoàng. Tại sao Việt vương Câu Tiển quan tâm đến việc liên minh với  Văn Lang nếu  vương quốc nầy  bị giới hạn ở miền bắc Việt Nam ngày nay? Chúng ta có thể đưa ra lời giải thích về việc này như sau:

Vào thời điểm xâm lược Ân-Thương, một số bộ lạc trong số 15 bộ lạc của người Lạc Việt đã thành công trong việc đánh bại quân đội nhà Thương và tiếp tục thể hiện sự gắn bó và trung thành với vương quốc Văn Lang. Điều này không ngăn cản họ giữ quyền tự chủ và duy trì mức độ khá cao trong việc phát triển văn hóa và  xã hội . Điều này có thể đưa ra lời giải thích sau đó về sự xuất hiện của những  quốc gia độc lập nằm trên bản đồ địa lý ở thời nhà Tần (TầnThủy Hoàng) như Dạ Lang (Ye Lang), Ðiền Việt (Dian), Tây Âu (Si Ngeou) và sự thu hẹp lại đáng kể của vương quốc Văn Lang dẫn đến  tình trạng hiện tại (ở phía bắc Việt Nam).

Có thể Văn Lang bị thu hẹp  tái cấu trúc lại theo cách giống hệt với hình ảnh của nước Văn Lang được tìm thấy khi bắt đầu thành hình bởi vị vua cuối cùng Hùng Vương để nhắc nhở người dân Việt  về sự vĩ đại của vương quốc mình. Do đó, nhà vua đã giữ tên của 15 bộ lạc cổ xưa và đặt cho lãnh thổ bị thu hẹp nầy tên là Vũ Ninh để kỷ niệm sự thành công  hiển hách mà người Lạc Việt đạt được dưới triều đại Hùng Vương VI. Việt Trì có lẽ  là thủ đô cuối cùng của vương quốc Văn Lang. Chúng ta  ghi nhận một phần nào của sự hiện thực lịch sử trong truyền thuyết Việt Nam này bởi vì gần đây chúng ta phát hiện ra việc sử dụng sắt trong thời đại  nhà Thương. Sắt này có thể được thay thế bằng một kim loại khác như đồng mà không làm mất đi ý nghĩa thực sự trong nội dung của truyền thuyết. Nó chỉ được sử dụng để phản ánh sự can đảm và lòng dũng cảm mà chúng ta thích gán cho người anh hùng trên trời. Nếu được trích dẫn thì  không còn sự nghi ngờ nào nữa về việc phát hiện ra sắt và việc sử dụng nó rất sớm ở nước Văn Lang. Điều này cũng biện minh cho sự hợp nhất của truyền thuyết này với cuộc xung đột chống lại của vương quốc Văn Lang với nhà Thương. 

[Thời đại Hồng Bàng: Phần 2]


Tài liệu tham khảo

(1) Paul Pozner : Le problème  des chroniques vietnamiennes., origines et influences étrangères.  BEFO, année 1980, vol 67, no 67,  p 275-302
(2) Nguyên Nguyên: Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương 
(3)Jīngzhōu (Kinh Châu) : la capitale de vingt rois de Chu, au cours de la période  des Printemps et Automnes (Xuân Thu) (-771 — ~-481) 
(4) Yángzhōu (Dương Châu) 
(5) Léonard Rousseau: La première conquête chinoise des pays annamites (IIIe siècle avant notre ère). BEFO, année 1923, Vol 23, no 1.
(5) Edouard Chavannes :Mémoires historiques de Se-Ma Tsien de Chavannes, tome quatrième, page 170).
(6) Norman Jerry- Mei tsulin 1976 The Austro asiatic in south China : some lexical evidence, Monumenta Serica 32 :274-301
(7) Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Thời Hùng vương qua truyền thuyết và huyền thoại. Nhà xuất bản văn hóa Thông Tin 1999

 

Fête des mères (Ngày của Mẹ)

Version française

Version anglaise

Nhân dịp hôm nay ngày của  Mẹ ở Pháp, tôi muốn dành trang này cho  những ai có may mắn còn có mẹ để thể hiện tình cảm của mình và nói lên một lời CẢM ƠN. Anh chị có thể cài một bông hồng trên áo khoác của mình để thể hiện lòng biết ơn nhưng cũng đấy là một niềm vui vô tận mà anh chị có được bảo vật vô giá này, đây là lời gợi ý của thiền sư Thích Nhất Hạnh trong quyển sách của ông với tựa đề « Bông Hồng cài áo » 

Đây cũng là tình cảm mà cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn cảm nhận được: Nếu tôi có một bó hoa hồng, tôi muốn tặng nó cho mẹ tôi. Thật không may, mẹ tôi không còn nửa để đón nhận bó hoa nầy. Chỉ có bông hồng mới có thể tượng trưng cho tình cảm không thể xiết mà bất kỳ người dân Việt lúc nào cũng muốn có để dành riêng cho mẹ mình cả, một người đã cho mình sự sống nhưng cũng là một người cho mình có được tình yêu đất nước này. Mặc dù trình độ học vấn thấp kém, người nông dân Việt Nam đã diễn tả được tình mẫu tử một cách đơn giản và đúng đắn với câu tục ngữ nầy:

Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.

Khi anh chị có cơ hội nếm thử một quả chuối « ba hương », anh chị khám phá không những hương thơm mà còn cả chất ngọt của chuối nữa. Đây cũng là những gì người nông dân cảm nhận được trong tình yêu mà mẹ anh tiếp tục dành cho anh. Vị ngọt ngào của tình yêu này làm anh không bao giờ được thỏa mãn cả. Ngoài ra, anh nhận thấy nó còn ngon tuyệt vời như gạo nếp có phẩm chất và ngọt liệm như đường mía lau.

roses

Version française

A l’occasion de la fête des mères en France, je voudrais dédier cette page à tous ceux qui ont la chance d’avoir encore une mère, de lui montrer l’affection et de lui dire un GRAND MERCI. Vous pouvez agrafer une rose sur votre veste pour témoigner de la reconnaissance mais aussi de la joie immense d’avoir encore ce trésor inestimable, ce qu’a suggéré le moine zhen Thích Nhất Hạnh dans son best-seller « Bông Hồng cài áo » (une rose agrafée sur la veste).
C’est aussi ce sentiment qu’a ressenti feu compositeur poète Trịnh Công Sơn: Si j’avais un bouquet de roses d’une valeur inestimable, j’aimerais bien l’offrir à ma mère. Malheureusement elle n’était plus là pour le recevoir. Il n’y a que la rose qui peut symboliser l’affection indescriptible que tout Vietnamien aime réserver soigneusement à sa mère, à celle qui lui a donné la vie mais aussi l’amour de ce pays.

Malgré son niveau d’instruction assez peu élevé, le paysan vietnamien arrive à décrire l’amour maternel d’une manière juste et simple à travers le proverbe suivant:

Ma mère ressemble à une petite banane parfumée,
Elle est comparée au  riz gluant de qualité  ou au sucre de canne.

Quand on a l’occasion de goûter une banane « ba hương », on découvre non seulement son saveur mais aussi son parfum et sa substance sucrée. C’est ce que ressent le paysan dans l’amour que sa mère continue à lui donner. Le suc de cet amour le laisse toujours insatiable. De plus le paysan le trouve exquis comme du riz gluant de qualité et mielleux comme du sucre de canne.

Version anglaise

On the occasion of the Mother’s Day, I would like to dedicate this page to those who are lucky to have again a mother. They can continue to pin a rose on their coats with the intention of showing not only the gratitude but also the immense joy to have an priceless  treasure, what has suggested the Vietnamese zen monk Thích Nhất Hạnh in the novel Bông hồng cài áo (A rose pinned on the coat)

It is also this feeling which late talented composer Trinh Công Son felt:
If I had a pink bunch of a priceless value, I would like to offer it to my mother. Unfortunately she was not there to receive it.

There is only the pink which can symbolize the indescribable affection that any Vietnamese likes to reserve to his mother carefully, to the one who   gave him the life but also the love of this country.

In spite of his educational level rather relatively low, the Vietnamese peasant manages to describe the maternal love in a way right and simple through the following proverb:

Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau

My mother resembles a scented banana,
She is as sticky rice cooked with the vapor or sugar coming from the   sugarcane.

When one has the occasion to taste a banana “Ba hương”, one discovers not only his savor but also his perfume and his sweetened substance. It is what the peasant feels in the love that his mother continues to give him.

The juice of this love make  him always insatiable. In addition, the peasant finds it exquisite as glutinous rice and sweeter as sugar coming from the   sugarcane.

Les Lolo (Version vietnamienne)

Version française

彝族  (Dân tộc Lô Lô)

Được biết ở Trung Quốc với tên Yi và còn được gọi là Mùn Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Mà bởi người Việt, dân tộc Lô Lô  thuộc  nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến. Họ sống  phân bố ở các vùng núi của Trung Quốc (Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu và Quảng Tây) trừ một  thiểu số  đến từ  Vân Nam định cư ở thượng bắc bộ  Việt Nam (Hà Giang, Cao Bằng, Đồng Văn, Lào Cai) với hai   luồng di trú diễn ra ở thế kỷ 15  và  thế kỷ 18. Hiện nay,  dân số của dân tộc này có khoảng 4.300  người ở Việt Nam. Theo các nhà dân tộc học, người Lô Lô là hậu duệ của những người du mục và người chăn cừu Khương tộc di cư từ miền đông nam Tây Tạng đến định cư ở Tứ Xuyên (Sichuan) rồi xuống Vân Nam.

 


Vào thời Xuân Thu,  dân tộc LôLô vẫn còn chiến tranh với cư dân ở Hoàng Hà, tổ tiên của người Hoa. Sự bành trướng của họ bị chặn đứng  lạ bởi quốc quân  Tần Mục Công của nước Tần trong khoảng từ -660 đến -621 và là một trong năm bá chủ nổi tiếng ở thời kỳ này nhờ sự hỗ trợ của tướng quốc tài ba Bách Lý Hệ còn được gọi là  Ngũ Cổ đại phu.
dantoc_lolo_1
Người dân Lô Lô chia ra hai nhóm: Lô Lô Hoa và Lô Lô Đen. Chúng ta có thể phân biệt các nhóm nầy vì mỗi nhóm mặc quần áo hơi khác nhau. Trang phục nữ tính của Lô Lô Hoa được  gồm có áo cổ tròn xẻ ngực mà hoa văn ghép vải hình tam giác hay vuông màu thì rất sặc sở có đỏ xanh tím dọc theo ngực và sau lưng cùng mũ được trang trí khéo léo và  quần ống què  trong khi đó các phụ nữ Lô Lô Đen thì mặc váy,  áo cổ vuông với tay áo màu sọc vàng, hồng hoặc xanh lá cây và khăn quàng cổ. Còn nam giớ thì trang phục rất giản dị. Tất cả sống trồng lúa nước và làm nương rẫy chủ yếu là ngô, gạo nếp và gạo tẻ được tìm thấy ở các vùng Đồng Văn,  Mèo Vạc, Bảo Lạc (Cao Bẳng) hay  Mường Khương (Lào Cai). Có nơi  họ sử dụng các ruộng bậc thang. Thức ăn chính của họ vẫn là bột ngô xay được đun cách thủy. Canh không thể thiếu trong bữa ăn của họ vì vậy họ phải sử dụng bát thìa bằng gỗ.

Một trong 53 dân tộc thiểu số Việt Nam

Nói chung, các ngôi nhà Lô Lô nằm ở những nơi vừa cao vừa khô trên các thung lũng. Họ thích sống ven những khu rừng rậm rạp vì đối với họ, rừng và suối được coi là nơi sinh sống của các thổ thần. Đây là những người thích sống hòa hợp với thiên nhiên. Họ thích sử dụng gùi có hai dây đai làm bằng mây hoặc loại tre (giang) để vận chuyển đồ đạc Họ thích kết hôn với người dân tộc của họ. Họ có một tục kết hôn kỳ lạ  gọi là chế độ ngoại hôn trong trường hợp hôn nhân diễn ra giữa những người có dòng dõi khác nhau. Người Lô Lô  thường là một vợ một chồng. Cô dâu sống  bên gia đình chồng. Ngoại tình bị lên án trong truyền thống của họ. Mặt khác, việc hôn nhân anh em chồng  được dung thứ vì em trai của người quá cố có thể lấy chị dâu làm vợ. Tương tự, con trai của cô bên nội được phép kết hôn với con gái của cậu ruột (cô cậu) nhưng nghiêm cấm làm điều trái ngược lại.
    Nghệ thuật tạo hoa văn

Trong gia đình, mọi việc đều do người chồng quyết định. Con gái thừa hưởng trang sức từ mẹ và nhận của hồi môn ở thời điểm kết hôn. Về phần thừa kế hợp lý, tất cả thuộc về  các đứa con trai của gia đình. Khi một người qua đời, gia đình tổ chức một nghi lễ để giúp linh hồn của người quá cố  tìm thấy con đường dẫn họ trở về đoàn tụ với tổ tiên của họ. Được biết đến như là « điệu nhảy của các hồn ma », vũ điệu nhịp nhàng này được dẫn dắt bởi con  rể mang trên vai một chiếc túi chứa một quả bóng bằng vải tượng trưng  cái đầu của người quá cố. Đôi khi thay vì quả bóng chúng ta tìm thấy một miếng gỗ hoặc một quả bí đao được vẽ hình người quá cố. Điều này cho thấy dấu ấn của phong tục săn đầu người vẫn còn tồn tại  ở  dân tộc Lô Lô. Trong đám tang,  người con rể này phải  phụ khiêng một góc cạnh của quan tài và cùng các anh em của người góa phụ  còn phải ném những nắm đất đầu tiên vào mộ của người quá cố.

Người Lô Lô phân biệt rất rõ ràng giữa tổ tiên gần (dưới 5 thế hệ) và tổ tiên xa. (kể từ thế hệ thứ sáu). Đối với các tổ tiên gần gũi, có luôn một bàn thờ sạch sẽ trong mỗi gia đình trong khi đối với các tổ tiên xa, các nghi thức được diễn ra trong ngôi nhà của người đứng đầu dòng dõi ( hay trưởng tộc). Tương tự như người  dân Việt, người Lô Lô có trống đồng mà họ chỉ sử dụng khi có các đám tang. Những chiếc trống này luôn có cặp: một nam và một nữ được đặt đối diện nhau trên cái giá khiêng nằm ở bên cạnh chân của người chết. Sau đó, có một người đánh trống đứng giữa và đánh xen kẽ với một cái dùi. Một nhịp cho trống nam, một nhịp khác cho trống nữ, toàn bộ được đánh  với nhịp điệu đều đặn.

Người đánh trống phải là một người độc thân hoặc một người đàn ông đã có vợ mà vợ không có thai ở thời điểm tang lễ. Được coi là một nhạc cụ thiêng liêng, trống được chôn hoặc giấu ở một nơi vừa sạch sẽ vừa kín đáo. Chỉ người đứng đầu dòng họ biết nơi chôn giấu. Đối với người Lô Lô, có một truyền thuyết liên quan đến trống đồng:

Có một lần có môt trận lụt dìm ngập đất nước và  các cư dân. Trời thương xót  người chị lớn  cùng đứa em trai sắp chết và giúp họ bằng cách trợ người chị lớn vào cái trống đồng lớn và người em  trai  vào cái trống  nhỏ. Các chiếc trống không bị  chìm bởi trận lụt này, nhờ  thế  cứu được hai  chị em nầy. Sau trận lụt, họ  lánh nạn trên núi và kết hôn. Do đó, họ trở thành tổ tiên của loài người được hồi sinh.

Tương tự như người  dân Việt  và người Hoa,  người Lô Lô cũng ăn mừng năm mới  và có thêm  các lễ hội và các nghi thức khác như  lễ được lúa mới. Chúng ta cũng đừng quên nhắc đến điệu nhảy dưới  ánh trăng, một điệu nhảy có thể kéo dài suốt đêm và tập hợp một phần lớn các cô gái và các cậu trai trong làng hoặc một nhóm các cô gái trẻ  hay nhóm phụ nữ đã kết hôn. Điệu nhảy bắt đầu sự thành hình một vòng tròn với các vũ công và vũ nữ. Họ đặt tay mỗi người  lên vai người khác và họ được kèm theo các bài hát và họ nhảy múa gỉa vờ làm lại các tác động hàng ngày như giã gạo, hái trái cây hoặc thêu vân vân … Là  một trò tiêu khiển của giới trẻ, điệu nhảy dưới ánh trăng diễn ra ở giữa làng hay ở vùng đất gần đó, đôi khi còn có thể kéo dài cho đến bình minh.

butviet Dân tộc Lô Lô  tuy không có đông ở Việt Nam, nhưng  họ được phân biệt dễ dàng  với các nhóm dân tộc khác  nhờ các trang phục hoa văn sặc sở  và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên.

Socola Vietnam (Chocolat du Vietnam)

Version française

Thông thường khi về Việt Nam mình hay thường mua các thẻ socola biếu các người thân thuộc và bạn bè nhưng có bao giờ mình nghĩ Việt Nam lại là một đất nước có một sản phẩm socola Marou “ngon nhất thế giới” đâu nhất là ở đất nước nầy người dân đâu có truyền thống sử dụng ca cao như người Aztèques ở Nam Mỹ. Sáng nay, được các con ăn Tết ở Việt Nam trở về Pháp có mua cho mình vài thẻ chocolat biếu Tết hiệu Marou. Đây là sản phẩm được làm và xuất khẩu từ Việt Nam. Trên mỗi thẻ socola lại có tên rỏ ràng địa phương mà cây ca cao được trồng (đồng bằng sông Cửu Long hay vùng Cao Nguyên như Bến Tre, Lâm Đồng, Bà Riạ, Tiền Giang vân vân…) và sau cùng có dòng chữ Made in Vietnam. Tại sao lại có tên Marou? Đây là tên thương hiệu của một công ty được thành lập tại Việtnam vào năm 2012, làm ra các thẻ socola nầy và được lấy cái tên Marou từ tên của hai người Pháp trẻ tuổi sáng lập ra Samuel Maruta và Vincent Mourou. Công ty của họ có nhà máy nằm ở Thủ Đức. Hiện nay nhà máy nầy có một đội ngũ một trăm người và sản xuất mỗi ngày có hơn 100 kilô socola. Nay các thẻ socola Marou được nói đến rất nhiều trên các tạp chí nước ngoài như Paris Match, le Nouvel Observateur, VOA, AFP, Nikkei, New York Times vân vân… Công ty nầy có định hướng từ lúc đầu xuất khẩu ra nước ngoài nên tập trung nhiều về chất lượng thay vì số lượng và rất kỹ lưỡng trong cách chọn các hạt ca cao cho đến cách thức trình bày sản phẩm (phong bì chẳng hạn) với một phong cách đia phương riêng bịệt cùng hương vị của vùng đất cây ca cao được trồng. Khi quả ca cao được chín, các nông dân làm việc với công ty phải để lên men các hạt ca cao từ 6 đến 7 ngày. Nhờ quá trình lên men của hạt ca cao thì mới tạo ra một loạt các phản ứng sinh hóa trên chính hạt ca cao nầy và tạo ra một mùi thơm cuối cùng. Họ không được dùng thuốc trừ sâu hay chất bảo quản. Sản phẩm Marou được làm thủ công hoàn toàn. Ngày nay các sản phẩm Marou được bán ở các cửa hàng nổi tiếng thế giới và dành được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi quốc tế uy tính nhất như Club des croqueurs de chocolat ở Paris, Academy of Chocolate ở London vân vân…Có ngon và có đắt không? Chuyện ngon còn tùy khẩu vị của mỗi người nhưng có một điều là socola Marou có một hàm lượng ca cao rất cao (từ 45 đến 76% tùy địa phương). Đây cũng là một trong những tiêu chí để định nghĩa socola ngon thì phải có ít nhất là có 35% trở lên. Socola Marou có một vị riêng biệt vì nó còn giữ được hương vị của ca cao nguyên chất, không bơ ca cao nhiều, không có lecithin đậu nành và vanille và không quá ngọt như các tablette socola bán ở các siêu thị. Mình ăn thữ thì thấy vừa khẩu vị, rất ngon nhất là còn giữ vị chua cá biệt. Còn có đắt không thì phải nói nó quá đắt so với các thẻ socola của Thụy Sỹ ở Paris. Một thẻ socola Marou bán ở Vietnam là 100.000 đồng trong khi đó ở Paris giá bán trung bình là 7,5 euros một thẻ. Muốn mua socola Marou thì phải đến những cửa hàng nổi tiếng ở Paris như La Grande Epicerie de Paris, La Maison du Vietnam vân vân….

Còn ở Việt Nam thì công ty Marou có hai cửa hàng, một ở Hànội:
91a Thợ Nhuộm, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
và một cái nữa ở Saigon: 167-169, Calmette, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Hồ Chí Minh, Vietnam.

Version française

Chaque fois que je rentre au Vietnam, j’ai l’habitude d’acheter les tablettes de chocolat et de les offrir à mes proches et à mes amis sans jamais penser que Vietnam est un pays ayant un produit de chocolat  haut de gamme Marou réputé dans le monde. Pourtant le Vietnam n’est pas particulièrement un pays à utiliser le cacao comme les Aztèques en Amérique latine. Ce matin, je reçois comme cadeau de la part de mes enfants rentrés du Vietnam quelques tablettes de chocolat Marou à l’occasion de notre nouvel an. C’est un produit local du Vietnam destiné à l’exportation. Sur l’enveloppe de chaque tablette du chocolat,  on retrouve clairement le nom de la province vietnamienne où le cacaoyer (ou arbre à chocolat) a été cultivé soit dans le delta du Mékong soit sur les Hauts Plateaux comme Bến Tre, Lâm Đồng, Bà Riạ, Tiền Giang etc… et Made in Vietnam à la fin du texte. Pourquoi le nom Marou ?

Công Giáo Viet Nam (Le catholicisme vietnamien)

catholicisme

 

Version française

Version anglaise

Không tựa như các tôn giáo khác, Công giáo vô cùng gặp nhiều trở ngại khi bắt đầu gia nhập vào Việt Nam (đầu thế kỷ XVI). Điều này phần lớn là do các nhà truyền giáo từ chối không thừa nhận và sáp nhập chuyện thờ cúng tổ tiên và các phong tục địa phương như đa thê, tín ngưỡng đa thần vân vân…. vào tín ngưỡng công giáo nhất là ở thời điểm Việt Nam đang bị rối loạn bởi một cuộc chiến tranh nội bộ không ngừng (Trịnh-Nguyễn). Đây cũng là thời kỳ Việt Nam có một số phận và một kịch bản tương tự như Nhật Bản với một triều đại hợp pháp dưới sự giám hộ của một gia đình quyền lực cha truyền con nối mà được cha Alexandre de Rhodes nhận xét trong cuốn sách « Lịch sử của Vương quốc Bắc Kỳ ». Ông nhấn mạnh trong quyển sách những gì chúng ta nói về « chúa » có liên quan đến những gì chúng ta kể về « daishi » của người dân Nhật. Đó là lý do tại sao trong thời kỳ này, Công giáo được tiếp thu một cách thất thường bởi hai gia đình cai trị, họ Trịnh ở miền Bắc (Đàng Ngoài) và họ Nguyễn ở miền Nam (Đàng Trong) với một cuộc xung đột không ngừng  giữ  vua  làm đứa con tin. Họ thường thay phiên nhau dung tha cấm kỵ và thậm chí ngược đãi nhửng người công giáo nữa. Mặc dù vậy, Công giáo bắt đầu có được sự ưu ái với những người bất hạnh và triều đình qua cha Alexandre de Rhodes.

 
alexandre_de_rhodes

Alexandre de Rhodes 
Ông nầy là một nhân vật xuất sắc với khả năng ngôn ngữ phi phàm. Ông sinh ra ở Avignon năm 1591 và xuất thân từ một gia đình thương nhân có lẽ là người Do Thái. Ông đuợc chọn vào thời điểm đó để trở thành người lãnh đạo và nhà diễn viên thiết yếu của các phái bộ công giáo ở vương quốc Bắc Kỳ. Ông cố gắng giành được sự ưu ái của các lãnh chúa qua những người thân cận của họ với những món quà đặc biệt như các đồng hồ và sách toán. Sự thành công của ông được thấy rõ ràng ở miền Bắc với chúa Trịnh Tráng. Ngược lại ở miền nam ông bị Sãi vương đuổi mặc dù ông đã thành công trong việc cải đạo về sau nầy một người thân thuộc của Sãi vương, bà Mary Magdalene bằng cách rữa tội. Bị thất bại trong cuộc chinh phục Đàng Trong (miền nam), chúa Trịnh Tráng đổ lỗi  nầy cho người nước ngoài  nhất là các nhà truyền giáo công giáo. Sau đó Trịnh Tráng cấm việc cải đạo nếu không tuân sẻ bị xử tử. Nhà truyền giáo bền bỉ Alexandre de Rhodes cuối cùng bị trục xuất ra khỏi Vietnam vào tháng 5 năm 1630 trong lúc đó ông để lại ở đất nước nầy ít nhất 50.000 con chiên được giám sát bởi các nhà giáo lý công giáo và một gia tài văn hóa mà không có người dân Việt nào phủ nhận được ngày nay. Tên của ông được tiếp tục trân trọng trong ký ức tập thể của người dân Việt vì nhờ ông mà Việt Nam là một quốc gia duy nhất ở Viễn Đông có một văn tự la mã hóa. Được có nguồn cảm hứng từ các công việc la tinh hóa tiếng Trung Hoa của hai ông  RicciDiego de Pantoja, Alexandre de Rhodes đã thành công cung cấp  không chỉ một hệ thống ký hiệu ngôn ngữ dựa trên các âm của tiếng Việt và được bổ sung cho trường hợp này bằng một hệ thống các dấu trọng âm được thấy sử dụng trong các tiếng Ba Lan,  Hung Gia lợi và Bồ Đào Nha mà còn là một công cụ không thể  so sánh được để  thoát được ành hưởng Trung Hoa về mặt trí tuệ và phổ biến văn hóa  ở Viễn Đông. Ông cho xuất bản  một cuốn từ điển Việt-Latinh-Bồ Đào Nha vào năm 1651. Vì bị trục xuất khỏi Việt Nam, công việc của ông đành hoãn lại và được hai đức cha Pigneaux de BeahaineTaberd tiếp tục bổ túc và hoàn thành sau nầy.

cong_giao

Công giáo Việt Nam có được  một thời gian tạm yên với cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn và đạt đến đỉnh cao trong thời kỳ thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của vua  Gia Long. Ông được đức cha Pigneau de Behaine bảo vệ và che giấu khi ông còn là một hoàng tử trẻ Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn săn đuổi và truy nã ở phía nam của đồng bằng sông Cửu Long (Hà Tiên, Phú Quốc). Để bày tỏ lòng biết ơn với một người đã từng cho ông thức ăn và giúp ông chinh phục lại ngai vàng với  các lính đánh thuê người Pháp, vua Gia Long lúc nào cũng cố giữ một thái độ khoan dung và cởi mở như hoàng đế nhà Thanh Khang Hy ở Trung Quốc (1661-1722). Ông biết tôn trọng trong thời gian ngự trị, các nhà truyền giáo và các con chiên Kitô mặc dù ông vẫn khuyến khích sự hồi sinh của Nho giáo truyền thống. Sự qua đời của ông (năm 1820) được  tiếp theo đó với bốn mươi năm hũy bỏ gần như hết,  tất các ảnh hưởng của châu Âu cùng các cuộc đàn áp chống lại người Công giáo dưới triều đại của các vua Minh Mạng, Thiệu TrịTự Đức. Mặc dù vậy, Công giáo Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển một cách vất vã và tránh được nhờ  ở nơi con người Nguyễn Trường Tộ, sư ô hợp giữa tôn giáo và nước Pháp giã vời bảo vệ công giáo chống lại những kẻ vô thần. Ông sinh ra trong một gia đình công giáo ở Nghệ An (miền Bắc Việt Nam). Đồng hành cùng với đức cha Gauthier trong chuyến đi đến Âu Châu, ông đã có cơ hội theo dõi, tại thời điểm đó, các giáo trình tại Sorbonne (Paris). Với cái nhìn của một người Việt công giáo yêu nước và trí thức, có cơ hội đi ra nước ngoài, ông tiếp tục tin rằng cách duy nhất để cứu đất nước ra khỏi mối đe dọa từ nước ngoài và duy trì được nền độc lập đó là chính sách mở cửa các biên giới không chỉ cho người Pháp mà cho cả người Anh và Hà Lan và cần có một loạt các dự án cải cách chính trị, xã hội và công nghệ. Nhờ thế Việt Nam mới tránh được sự cô lập, hiện đại hóa và có được trang bị các công nghệ tốt hơn để đối phó trước tham vọng lãnh thổ của các nước ngoài. Rất đáng tiếc giác thư của ông không được vua Tự Đức chấp nhận. Trước một nhóm quan lại Nho giáo thân cận của vua Tự Đức, ông buộc lòng phải xin nghỉ hưu vài năm sau đó. Ông về quê nhà và qua đời vào năm 1871. Ông mang theo ông nỗi đau và nỗi buồn của một người công giáo yêu nước để nhìn thấy đất nước mình chìm trong  sự hỗn loạn và vòng nô lệ. Bị giằng co giữa đức tin mãnh liệt và lòng yêu nước, Nguyễn Trường Tộ thành công cho chúng ta thấy đưỡc thái độ và cách cư xử mẫu mực của ông. Ông vừa là một người công giáo nhiệt thành mà còn là người bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Mặc dù có một thời gian dài quan hệ xung đột với tổ quốc, thường bị buộc tội thông đồng với người nước ngoài, trong suốt thời gian tồn tại, Công giáo Việt Nam đã cho thấy có không những khả năng kháng cự, nhẫn nhục và thích ứng mà còn có luôn cả sức mạnh, sức sống và sự tham gia tích cực. Nó còn mang tính cách xây dựng mà quốc gia này cần có trong những thời điểm đen tối nhất của lịch sử Việt Nam. Lúc nào cũng lo lắng cải thiện số phận của các người nghèo, Công giáo Việt Nam biết cách hành sự trong quá khứ cũng như hiện tại với các nổ lực nhân đạo và từ thiện xứng đáng trong tình yêu của Chúa Kitô thông qua các trường học, trại trẻ mồ côi vân vân … Nhờ đó, Công giáo  thành công xâm nhập được vào sự tập hợp của ba tôn giáo chính (Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo) và cuối cùng hoà mình vào  đời sống tâm linh của người dân Việt. Công giáo đã từ lâu là một tôn giáo quan trọng của quốc gia. Với 8 triệu người Công giáo, Việt Nam trở thành là quốc gia công giáo thứ nhì ở Viễn Đông  đứng sau Phi Luật Tân .

Con đò (La barque)

Version française

English version

Việt Nam là một vùng  đất có một hệ thống sông ngòi chặn chịt nên không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy ở nơi nầy có sự phổ biến và sự đa dạng của các thuyền bè mà được người dân Việt sử dụng trong các cuộc giao thông đường thủy: từ những chiếc thuyền  nhẹ và nhỏ nhất đến các thuyền  lớn mà được tìm thấy cho đến giờ  ở các nước láng giềng như Trung Quốc hoặc Nam Dương. Qua các chiếc thuyền đóng này, mới thấy được có sự ảnh hưởng của các nước ngoài đáng kể như ở miền Bắc với người Trung Hoa còn ở miền Nam Việt Nam thì với người Nam Dương, Ấn Độ và ngay cả với người Tây Phương. Ảnh hưởng này nó được thể hiện rõ ràng nhất là ở miền Trung Việt Nam, vì nơi nầy  cho đến thế kỷ 13 là vùng đất của những người Viking ở châu Á. Đấy là những người Chămpa mà nền văn minh của họ bị suy tàn trước cuộc nam tiến của người dân Việt. Tuy nhiên trải qua kinh nghiệm sống sâu sắc trước các cuộc bão tố thường xuyên ở các  vùng bờ biển, người dân Việt có được ý thức quan sát nên biết cách kết hợp sự hài hoà  tất cả dữ liệu của các kỹ thuật khác nhau ở nước ngoài  để rồi thực hiện được một cách mỹ mãn  những chiếc thuyền dễ điều khiển hơn các mẫu được trông thấy ở Trung Quốc, Mã Lai hoặc Ấn Độ, như ông  P. Paris đã từng lưu ý lại trong cuốn sách của ông mang tựa đề « Nghiên cứu sự quan hệ của bốn chiếc thuyền Đông Dương, BIIEH, 1946 ». Vì sự khắc nghiệt của thiên nhiên và cuộc đấu tranh hầu như vĩnh cửu chống lại Trung Hoa, người dân Việt buộc lòng tập trung nỗ lực chinh phục các đồng bằng. Tự giam mình trong chính sách biệt lập được phát huy mạnh mẽ ở Viễn Đông thời đó và thêm vào đó có sự hiện diện gần như thường trực của các tàu nước ngoài ở các hải cảng  như Hội An, Đà Nẵng, Sài Gòn, vân vân … khiến người dân Việt không thấy có lợi ích nào để ưu đãi sự vận tải hàng hải mặc dù họ được xem như là những người thủy thủ khéo léo nhất ở Viễn Đông. Trung Hoa đã công nhận  sự ưu thế của họ ở trên sông nước. Một ông quan cao cấp Trung Hoa thời nhà Tống, Bao Chi, đã có lần thông báo chuyện nầy qua một  bản báo cáo bí mật mà ông  có dịp trình lên cho  hoàng đế nhà Tống. Hầu hết các cuộc chiến thắng của người dân Việt chống lại Trung Quốc đều được diễn ra ở trên sông biển.

Người Việt Nam có thói quen  sử dụng thuyền làm phương tiện vận chuyển lương thực hay quân lính, đây là sự nhận xét của cha Prévost trong cuốn « Histoire des Voyages »  vào năm 1751 dựa trên sự mô tả của Samuel Baron được  xuất bản năm 1732. Hải quân Việt Nam chỉ được đạt đến đỉnh cao vào nửa đầu thế kỷ 19. Đó là thời kỳ vua Gia Long, được các trung úy người Pháp Jean-Baptiste Chaigneau (Nguyễn Văn Thắng), Philippe Vannier (Nguyễn Văn Chấn), vân vân…giúp đỡ, đánh bại  quân Tây Sơn ở Qui Nhơn  nhờ có hải quân  hoàng gia bao gồm một trăm thuyền buồm lớn từ 50 đến 70 mái chèo, súng đại bác và súng bắn đá  cùng ba tàu lớn  đóng theo phong cách  Âu Châu (Phénix (tàu Phụng), Aigle (tàu Đại Bàng) và Dragon-Volant (tàu Long)). Không hơn ba tháng ở xưởng tàu, các tàu nầy được đóng một cách khéo léo  mà cha Lelabousse đã lưu ý lại  trong báo cáo của ông đề ngày Nha Trang, ngày 24 tháng 4 năm 1800.

Để xin được thụ phong tước vị làm vua ở phương Nam với hoàng đế Trung Quốc, vua Gia Long đã gửi đi vào năm 1802 nhà thơ vĩ đại Trịnh Hoài Đức. Ông nầy là  người đại biểu đầu tiên của Việt Nam dùng đường biển để đi đến Bắc Kinh. Thật không may, thời kỳ hoàng kim nầy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngũi bởi vì những người kế vị của vua Gia Long, được các quan lại Nho giáo phụ tá và vướng vào chính sách ngu dân, tiếp tục áp dụng chính sách cô lập đất nước một cách trầm trọng hơn nửa mặc dù có giác thư của học giả hiện đại Nguyễn Trường Tộ. Nhờ thế hải quân Pháp mới có dịp  thành công thả neo vài chục năm sau ở vùng biển Vietnam sau khi đánh chìm ở hải cảng Đà Nẵng (Tourane) năm chiếc thuyền bọc thép đầu tiên của hạm đội Việtnam vào ngày 15 tháng 4 năm 1847. Mặc dù người dân Việt không xem trọng  chuyện vận tải hàng hải, nhưng dầu vậy họ cũng dùng đủ mọi phương tiện trong việc  đóng thuyền. Có rất nhiều loại thuyền khác nhau được trông thấy và di chuyển dễ dàng hàng ngày ở trên sông biển vì ngoài  rừng ngập mặn được xếp hạng thứ hai sau Ba Tây trên thế giới (rừng U-Minh 1000 km2 ) ở bán đảo Cà Mau, Việt Nam còn có nhiều kinh rạch, các con sông cái như sông Hồng và sông Cửu Long và cả ngàn con sông nho nhỏ ( phụ lưu và phân lưu). Hơn nữa mạng lưới giao thông Vietnam vẫn còn thiếu thốn vào thời điểm đó.  Các chiếc thuyền của Việt Nam được phân chia ra thành hai loại:  một loại được đan với những thanh tre và được phủ lên bên ngoài với một lớp sơn mài (thuyền nan) và một loại khác được làm với các thân cây hay  hay đóng bằng gỗ (thuyền gỗ). Về loại thứ nhất, nếu là thuyền nhỏ thì thường được gọi là thuyền câu. Đấy là một chiếc thuyền rất nhỏ, có thể chứa được một người. Nếu chiếc thuyền nó nhẹ có kích thước tròn xoe, nó được gọi là « thuyền thúng » và được sử dụng thường xuyên bởi các ngư dân ở miền Trung Việt Nam.

 
img_3005

Thuyền thúng này nó có từ  thế kỷ thứ 10. Dương Vân Nga, người con gái của đất Hoa Lư, được nổi tiếng giỏi  chèo thuyền thúng này. Nhưng hôm thi đấu người thủ lĩnh của một nhóm trai tráng đối thủ ở trong làng, Đinh Bộ Lĩnh đã thành công làm bất động chiếc thuyền thúng của nàng bằng cách đục thủng thuyền qua một cây sào. Nhờ chiến thắng này  anh họ Đinh chinh phục được không những sự ngưỡng mộ mà  luôn cả tình yêu của Dương Vân Nga. Chiếc thuyền thúng này giúp sự vận chuyển mau lẹ  quân lính  qua các đầm lầy và  các kinh rạch nhỏ và đem lại cho  vợ chồng Dương Vân Nga và Đinh Bộ Lĩnh vài năm sau đó một chiến thắng vẽ vang  khi  đối phó  với  Trung Hoa. Còn loại thứ nhì, thành phần cơ bản vẫn là cây gỗ. Có vô số thuyền khác nhau nhưng nổi tiếng và được người dân Việt trọng dụng nhiều nhất là thuyền tam bản hoặc thuyền có ba ván.  Thuyền nầy thường được dùng để vượt các kinh rạch hay dùng làm đò ngang. Hầu hết những người chèo loại thuyền nầy là các cô gái trẻ. Đó là lý do tại sao có  rất nhiều câu chuyện tình yêu từ những chiếc thuyền này. Chúng ta thường được nghe nói rất nhiều về các  câu chuyện nầy,  nhất là về  vua Thành Thái với  cô lái đò. Người Vietnam hay có thói quen thường dùng đò ngang để sang sông lúc còn trẻ, một thời mà cầu cống còn hiếm hoi. Có lẽ là những lúc đó mà người khách quá giang có thể cảm thấy áy náy, nhớ lại các kỷ niệm và có những cảm xúc mãnh liệt khi có dịp trở lại bến sông. Anh ta cảm nhận bất lực  khi biết rằng cô lái đò xinh tươi duyên dáng mà anh ta tiếp tục có sự cảm tình riêng biệt và lo lắng cho số phận,  nay không còn ở đó nữa. Có lẽ, cô ấy bây giờ  đã làm mẹ của một gia đình  hay là sang thế giới bên kia. Cô không còn ở đó để chào đón anh với nụ cười duyên dáng và khéo léo. Anh cũng  không còn có dịp để nghe lại  điệp khúc của cô và nhìn thấy hai tà áo dài phất phơ trong gió, nhẹ nhàng  bay bay khi sang sông. Chính trong bối cảnh bất thường này, anh cảm thấy lòng nặng trĩu không thể diễn tả được. Anh cảm nhận có lỗi  vì đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để tìm thấy lại bến đỗ, dòng sông, quê hương và quên đi từ lâu nay sự quyến rũ vĩnh cửu của con đò và Việt Nam trước kia.

Nhà đạo diễn nổi tiếng nhất hiện nay ở Việt Nam, Đặng Nhật Minh, không ngần ngại thể hiện trường hợp ngược lại, một tình yêu kín đáo của cô lái đò trẻ sống  ở trên sông Hương, với công chúng nước ngoài và Việt Nam qua bộ phim của ông mang tựa đề « Cô gái trên sông (1987)». Đây là câu chuyện về  cô lái đò tên Nguyệt.  Dù tính mạng bị đe dọa, Nguyệt đã không ngần ngại cứu một chàng  thanh niên bị thương  mà cảnh sát miền nam Việtnam được biết đến bởi các hoạt động phản động của anh ta trong thời chiến tranh. Cô cố gắng giấu anh ta  trong  thuyền của mình. Một khi hòa bình được trở lại, chàng trai trẻ này trở thành một cán bộ cộng sản quan trọng. Cô gái nầy cố gắng tìm lại anh nầy vì cô vẫn tiếp tục giữ tình cảm sâu đậm với anh. Thật không may, cô cảm thấy đau khổ và bị phản bội vì anh chàng này giả vờ phớt lờ cô và không muốn nhớ lại thời gian khó khăn của cuộc đời mình. Cô cố gắng lập lại cuộc đời  của mình với người yêu cũ Sơn mà cô đã từ chối vài năm trước và người nầy đã bị đi học tập vài năm ở trại cải tạo vì anh đã sai lầm gia nhập quân đội miền Nam Việt Nam.Mặc dù được đóng với các vât liệu giản dị và tầm thường, các đò ngang vẫn tiếp tục quyến rũ người dân Việt. Họ không ngần ngại trọng dụng nó trong cuộc sống hằng ngày mà còn nhắc đến nó qua các bài hát và các bài thơ.

Những tác phẩm như « Con Thuyền Không Bến » của Đặng Thế Phong và « Đò Chiều » của Trúc Phương từng có niên đại từ nhiều thập kỷ và nhiều thế hệ, vẫn  tiếp tục được sự yêu chuộng và thể hiện  được  sự gắn bó sâu sắc của tất cả người dân Việt với con đò. Còn những bài thơ miêu tả các con đò, chỉ có ai là người dân Việt và có dịp đi đò mới nhận thấy được  sự tinh tế và vẻ đẹp được tìm thấy trong các câu thơ. Có thể khám phá qua  những bài thơ này  một đoạn đường đời của mình.  Nó chìm đắm trong ký ức với nhiều cảm xúc và nỗi buồn hơn là niềm vui và hạnh phúc. Cũng như câu ca dao  của người miền Trung dưới đây:

Trăm năm đã lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa.

người đọc có thể nhận ra cũng như bao nhiêu người Việt khác bị níu trở về với những kỷ niệm  mà tưởng chừng đã xóa bỏ được nhiều năm qua trong ký ức. Cũng không thể tiếp tục buồn rầu như lúc còn trẻ và yêu đương qua hai câu thơ như sau:

Tương tư thuyền nhớ sông dài
Tương tư là có hai người nhớ nhau

Mà đến lúc phải có can đảm quên đi và bền lòng ra đi khi con đò đó không còn nữa.

Vô duyên đã lỗi hẹn hò
Mong làm chi nữa con đò sang sông
Thôi đành chẳng gặp là xong
Nhớ thương bền chặt bền lòng ra đi.

Cô ấy bây giờ ra sao? Cô ấy đã qua đời hay sống có hạnh phúc? Cô ấy có xứng đáng với cuộc sống mà cô ấy có không? Có được như một cô lái đò trẻ tuổi, chị Thắm, người đã từng cứu nhiều người thoát chết và chết đuối mà không có ai giúp đỡ cô ấy về sau  trong câu chuyện « Chảy đi sông ơi (1988) » của nhà văn tài ba Nguyễn Huy Thiệp? Hay là cô ấy giống như người phụ nữ trẻ tuổi Duyên, tiếp tục ngân nga một bài hát cho đứa con của mình ngủ:Nước chảy đôi dòng …Con sông Thương … Nước chảy đôi dòngvà  không bao giờ tự hỏi về cuộc sống của mình cũng như con sông lặng lẽ theo dòng nước ra biển  trong « Nước chảy đôi dòng của Nhất Linh (1932)»?. Đây cũng là những câu hỏi khiến người đọc tự hỏi trong lòng mình với các kỷ niệm riêng tư. Đó cũng là nỗi buồn sâu thẳm, nỗi đau sâu sắc của một người không còn cơ hội để tìm lại được thời tuổi trẻ của mình với con đò ngang và bến sông.  Rồi cũng nghĩ rằng với thời gian, có thể xóa đi tất cả những ký ức như dòng nước sông được khơi lại trong bài rất lạ mà chị Thắm thường hát  trên bờ sông trong câu chuyện ngắn « Chảy đi sông ơi (1988)  » của Nguyễn Huy Thiệp:

Chảy đi sông ơi
Băn khoăn làm gì ?
Rồi sông đãi hết
Anh hùng còn chi ? …