Andalousie
Tam Kỳ (Quảng Nam)
Ngày 14/7 lúc 5 giờ sáng, tụi nầy phải lấy xe taxi ra ga Diêu Trì gần quốc lộ số 1 để lấy chuyến tàu hỏa 6 giờ sáng đi Tam Kỳ. Tuy rằng thành phố nầy chỉ cách xa Quy Nhơn cở khoảng chừng 250 cây số thế mà phải mất 5 tiếng nếu đi xe đò còn không thì phải mất 3 tiếng đồng hồ nếu lấy tàu hỏa. Vì vậy tụi nầy phải chọn đi tàu hỏa vì thời gian eo hẹp nhưng cũng khá gian nan cho chuyến đi nầy. Tụi nầy cũng gặp nhiều trở ngại không ít. Trước hết lúc lên toa xe thì giường nằm mà tụi nầy chọn là loại giường nằm ở tầng thứ ba tức là ở tầng chót. Không có thang chi cả, phải nhóng người qua cạnh giường để có trớn mà leo lên mà thôi. Thật tình mà nói các người cao tuổi như mình không thể luôn, cả cháu của mình nó thấy cũng không tiện vì phải co chân khi lên nằm. Tụi nầy đành đứng thôi ở hành lang vì toa quá nhỏ để chứa mọi người cùng hành lý. Nhưng một lúc sau lại thấy có một cô gái ngồi ở hành lang với cái ghế đẩu nên mình mới hỏi ở đâu mà cô nầy tìm được cái ghế nầy vậy. Cô nầy đáp vì chuyện gia đình nên muốn được đi chuyến tàu nầy nên đành phải mướn ghế đẩu. Thừa có cơ hội nầy mà mình mới đề nghị với cô bé nầy lấy chổ của tụi nầy mà nằm để nhường lại cho tụi nầy cái ghế đẩu. Nhờ đó mà tụi nầy biết cái mẹo nầy mới có đuợc hai ghể đẩu ngồi ở hành lang suốt chuyến đi tàu hỏa. Thật ra muốn đi Tam Kỳ từ Bình Định du khách phải buộc lòng lấy máy bay đi ra Đà Nẵng rồi từ đó lấy xe taxi 60 cây số để đi xuống Tam Kỳ ở phiá nam Đà Nẵng nhưng rất mất nhiều thời gian còn không thì phải lấy tàu hỏa mà thôi. Đến Tam Kỳ vào lúc 11 giờ trưa, ra ga tụi nầy cũng gặp một trở ngại khác là khó tìm được một xe taxi để đưa tụi nầy về khách sạn ở cũng gần quốc lộ số 1. Lý do là tiền di chuyển thu được quá ít ỏi nên các chú tài xế không chịu đi. Cũng may là lúc đó có một cô em gái lái taxi cho mình biết lý do về sự từ chối của các chú tài xế nầy và đồng ý đưa tụi nầy về khách sạn. Chính nhờ đó mà tụi nầy mới đề nghị em nầy đưa tụi nầy đi ăn mì Quảng và đi tham quan thành phố Tam Kỳ nhất là làng bích họa ở Tam Thanh. Đây là một làng chài ở ven biển cách trung tâm Tam kỳ khoảng 7 cây số. Lúc trước làng nầy không ai biết đến cả. Nhờ các bàn tay khéo léo của các họa sĩ Việt và Hàn Quốc với tài năng sáng tạo mà làng chài nầy trở nên một địa điểm thu hút độc đáo với các bức tranh đầy màu sắc sống động ở trên tường. Nó không chỉ mô tả lại cuộc sống thường nhật của cư dân chài ở đây mà còn đem lại cho du khách có được một không gian mơ mộng lạ thường. Ngoài ra, tụi nầy còn được đi tham quan bãi biển Tam Thanh với cảnh đẹp bình dị và nơi có tượng đài về bà mẹ Việt Nam anh hùng lớn nhất ở Đông Nam Á. Rất tiếc là tụi nầy chỉ ở đây ngày hôm tới vì ngày hôm sau 15/7 tụi nầy đi Hội An.
Le 14 juillet à 5h du matin, nous sommes obligés de prendre un taxi jusqu’à la gare Diêu Trì située près de la route nationale numéro 1 pour aller à Tam Kỳ avec le train venant de Saïgon à 6h. Bien que cette ville ne soit qu’à environ 250 kilomètres de Quy Nhơn, cela prend quand même 5 heures en bus ou 3 heures en train. Par conséquent, nous devons choisir de prendre le train en raison du temps limité dont nous disposons mais c’est assez ardu pour nous durant le voyage en train. Nous y avons rencontré pas mal d’obstacles.
D’abord, la couchette que nous avons choisie est celle située au troisième étage dans le train. Il n’y a pas d’échelle. Il faut se tenir sur le bord du lit de chaque étage pour avoir assez d’élan et pour pouvoir se retrouver dans la couchette désirée. Honnêtement, les personnes âgées comme moi ne peuvent pas s’y mettre, y compris mon petit-fils car il est obligé de plier les jambes une fois allongé dans la couchette. Nous étions obligés de renoncer à nous y installer. Nous préférions de rester debout dans le couloir du train car le wagon est assez petit pour les voyageurs (6 personnes) et leurs bagages. Mais peu de temps après, j’ai vu une fille assise dans le couloir avec un tabouret. Alors j’étais venu pour lui demander: comment elle avait trouvé ce tabouret ? Elle me répondit qu’à cause d’une affaire familiale, elle voulait prendre ce train à tout prix. C’était pourquoi elle devait louer ce tabouret. Profitant de cette opportunité, je proposai à cette fille de prendre ma couchette et de me céder le tabouret. Grâce à cette astuce, nous avons réussi à avoir deux tabourets dans le couloir pour terminer notre voyage dans le train. En fait, si on veut se rendre à Tam Kỳ à partir de la province de Binh Đinh, il vaut mieux prendre l’avion pour aller à Đà Nẵng puis prendre un taxi pour aller à la ville Tam Kỳ située à peu près de 60 km au sud de la ville Đà Nẵng. Mais cela nous prend beaucoup de temps. Arrivés à la gare de Tam Kỳ à 11h, en sortant de la gare avec nos valises, nous allons rencontrer également un autre obstacle. Il nous est difficile de trouver un taxi pour nous emmener à l’hôtel où j’ai réservé la chambre. La raison principale justifiant le refus des chauffeurs de taxi est la somme dérisoire qu’ils vont recevoir en nous emmenant à l’hôtel car ce dernier est situé pas loin de cette route nationale numéro 1. Heureusement, à ce moment-là, il y a une conductrice de taxi tentant de nous expliquer la raison de ce refus. Elle accepte de nous emmener également à l’hôtel. Lors de la conversation, nous lui demandons de nous emmener dans un bon restaurant pour goûter le plat traditionnel de la région Quảng Nam (Mì Quảng) et de nous faire visiter le village des fresques de Tam Thanh. Ce dernier est un village côtier de pêcheurs situé à environ 7 kilomètres du centre-ville de Tam Ky. Dans le passé, ce village n’était pas connu du public. Grâce aux mains habiles des artistes vietnamiens et coréens dotés d’un esprit de créativité et d’ingéniosité, ce village de pêcheurs devient ainsi une attraction unique avec des peintures aux couleurs vives sur le mur. Il retrace non seulement la vie quotidienne des pêcheurs d’ici mais il offre également aux visiteurs un espace de rêve incroyable. De plus, nous avons également la chance de visiter la plage de Tam Thanh avec sa beauté idyllique et l’endroit où a été édifié le plus grand monument de la mère vietnamienne héroïque en Asie du Sud -Est. Malheureusement, nous étions ici pour le jour de notre arrivée car le lendemain, le 15 juillet, nous partirons pour Hội An.
Nằm ở đồng bằng Menam, thủ đô Bangkok được gọi là « Venise của phương Đông » và được biết đến trong kỷ lục Guinness là thành phố có tên dài nhất thế giới. Nó nằm cách biển khoảng 30 cây số và được đặc trưng bởi vô số kênh rạch (khlongs). Chính quyền đang cố gắng lấp các kênh nầy để biến thành đường phố nhầm đem lại một giải pháp cho vấn đề giao thông xe hơi ở Vọng Các. Nơi này thông thường hay bị ngột ngạt và chịu rất nặng nề về ô nhiễm hàng ngày. Dân số chính thức của thành phố nầy đã tăng trong năm 2010 lên tới 8.2 triệu dân. ĐếnVọng Các, không có du khách nào quên ghé thăm cung điện hoàng gia nơi mà có nhà cầu nguyện có chứa Đức Phật Ngọc, thần phụ hộ của Thái Lan và chùa Wat Traimit với tượng phật vàng nặng đến 5,5 tấn (trong khu Tàu).
53 relais sur la route de Tôkaido
Le musée des arts asiatiques Guimet (Paris) est en train d’exposer en ce moment l’album des estampes japonaises intitulé « 53 relais sur la route de Tokaido ». C’est la célèbre série d’estampes de Hiroshige (1797-1858) après sa mission d’accompagner une délégation envoyée par le Shogun, partant d’Edo (Tokyo) jusqu’à la capitale impériale Kyoto et ayant pour but d’offrir les chevaux à l’occasion de la fête et montrer le respect vis-à-vis de l’empereur. C’est l’une des 5 routes importantes de Gokaido. Cette route n’est pas seulement l’itinéraire vital pour les voyageurs (marchands, gens ordinaires, malandrins, bonzes, daimyos etc.) mais elle est aussi longue de 500 kilomètres et pittoresque car elle est jalonnée d’auberges et de relais, de sites historiques, de sanctuaires shintoïstes ou bouddhiques et elle est plongée dans de vertigineux paysages comme la passe Nakayama, le sanctuaire Ise etc… Chaque relais offre des services nécessaires au voyageur: auberges, restaurants, divertissements, commerces etc… ce qui donne une source d’inspiration inépuisable pour Hiroshige. On peut dire qu’il nous offre les estampes du « monde flottant ». De plus, cette route crée aussi un espace politique au Japon à l’époque Edo avec un contrôle très sévère de la part des samouraïs au service du shogun sur les gens locaux et surtout sur les daimyos (seigneurs féodaux). Cet itinéraire est remplacé aujourd’hui par le rail ultra rapide de Tokaido Shinkansen. Avec le TGV japonais, le touriste n’a plus l’occasion d’admirer ce qui a été décrit par Hiroshige sur ses estampes (ukiyo-e).
Bảo tàng viện nghệ thuật Châu Á Guimet ở Paris đang trưng bày hiện nay một bộ tranh màu in trên mộc bản mà thường gọi là ukiyo-e và có tựa đề là « 53 trạm nghỉ của Tokaido ». Đây là một bộ tranh được họa sỹ Hiroshige dày công sáng tác sau chuyến hành trình của ông đi dọc theo con đường Tokaido vào năm 1832. Ông được chọn đi từ Edo (Tokyo ngày nay) đến kinh đô Kyoto cùng phái đoàn chính thức của tướng quân, người thực chất cầm quyền trong tay ở Mạc phủ (Shogun) với chủ đích cống hiến ngựa cho triều đình nhân dịp lễ để bày tỏ sự kính trọng với Nhật hoàng. Đây là một trong năm con đường huyết mạch của Gokaido. Nó không những là con đường mà lữ khách (thương nhân, người dân bình thường, thiền sư, du côn, lãnh chúa vân vân …) thường dùng hằng ngày mà còn là con đường ngoạn mục dài 500 cây số vì nó đầy rẫy các lữ quán, các đền thờ thần đạo hay Phật giáo, các di tích lịch sữ, các quang cảnh đẹp đáng kinh ngạc như đèo Nakayama, đền Ise vân vân … . Mỗi trạm nghỉ thường có những dịch vụ cần thiết cho lữ khách: nhà trọ, quán ăn, trò tiêu khiển, mậu dịch vân vân …). Chính vì thế nó là một nguồn cãm hứng không ít cho họa sỹ Hiroshige. Có thể nói ông tặng cho chúng ta những bức tranh của « thế giới nổi trôi ».
Tuyến đường nầy còn tạo ra ở thời kỳ Edo một không gian chính trị dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của tầng lớp võ sĩ (samouraïs) về việc đi lại của người địa phương cũng như của các lãnh chúa (daimyo). Con đường nầy được thay thế ngày nay bỡi con đường sắt với các tàu cao tốc TGV Tokaido Shinkansen khiến người du khách không còn có dịp chiêm ngưởng những gì Hiroshige mô tả lại qua bộ tranh tuyệt vời in trên mộc bản của ông.
Old Las Vegas ( Trung tâm củ Las Vegas)
De passage à Las Vegas, le touriste réussit à repérer facilement les casinos et les hôtels car la plupart de ceux–ci se retrouvent dans l’avenue principale de Las Vegas (connue souvent sous le nom de Las Vegas Strip). Elle est appelée parfois Arrowhead highway). Cette portion (ou Strip) s’étalant sur une longueur de 6 ou 7 kilomètres est localisée au sud de Las Vegas. Strip possède au moins 25 hôtels de luxe majestueux ayant chacun 2000 chambres parmi lesquels il faut citer the « Wynn », « Bellagio », « Caesar Palace », « Luxor » etc…Au nord se trouvent les hôtels tels que Stratosphere, Wynn et au sud « Luxor », « Mandala Bay ». Certains ont été démolis dans le passé et reconstruits dans les dernières années. C’est le cas de Wynn édifié sur l’ancien emplacement de l’hôtel « Desert Inn Hotel and Golf Course », « The Dunes » devenant maintenant « Bellagio » ou « The Sands » remplacé aujourd’hui par « The Venetian ».
Pour ce dernier, le touriste a l’impression d’être devant la ville portuaire Venise réduite en miniature avec son tour de clocher, son palais des Dodges au style byzantin, ses gondoles dans un réseau de canaux sous le pont célèbre Rialto. Quant à l’hôtel Bellagio, sa célébrité est due en grande partie à son charme distingué et surtout à ses fontaines dans un spectacle musical de jets d’eau qui a lieu le soir à des heures précises. Le matin, ces hôtels ont chacun un charme particulier lié plutôt au goût de chaque touriste. Pour voir tout ce qui passe à Las Vegas, il faut compter une semaine. Pour moi, c’est l’essentiel de pouvoir faire la photographie avec mes deux jours. Dès la tombée de la nuit, Las Vegas est une ville touristique avec ses rues splendides aux couleurs vives de la lumière qu’il est difficile de trouver ailleurs. C’est l’enfer resplendissant de l’Amérique.
Las Vegas au fil de la nuit
Khi đến thành phố Las Vegas, du khách cũng dễ đi tham quan các casinos và chọn khách sạn vì tất cả đều nằm ở đại lộ chính của Las Vegas (thường gọi là Las Vegas Strip). Đôi khi còn được gọi là Arrowhead highway. Khúc đường mà gọi là Strip của đại lộ Las Vegas Avenue được dài cở chừng 6,7 cây số và tọa lạc ở phía nam. Strip gồm có khoảng chừng 25 khách sạn hoành tráng và sang trọng có đến 2000 phòng trong đó đáng kể có Wynn, Bellagio, Caesar Palace, Luxor vân vân … Ở phiá bắc thì có Stratosphere, Wynn còn ở phiá nam thì có Luxor, Mandalay Bay. Vài khách sạn được xây cất lại trong thời gian qua cũng như Wynn trước đó là Desert Inn Hotel and Golf course, the Dunes nay là Bellagio hay là The Sands thế lại ngày nay bỡi khách sạn “the Venetian”.
Nơi nầy du khách tưởng chừng đứng trước một thành phố kênh đào Venise được thu hình nhỏ lại có tháp chuông, cung điện của quan tổng trấn Doge trấn giữ theo phong cách Byzantine, có các thuyền gondola nối liền với hệ thống kênh đào lớn dưới cái cầu nổi tiếng Rialto. Còn khách sạn Bellagio thì nổi tiếng nhờ vẻ đẹp thanh lịch và các đài phun nước theo vở kịch âm nhạc tuyệt vời. Trong ngày, các khách sạn có vẻ đẹp cá biệt tùy sỡ thích của du khách. Nếu muốn tham quan tất cả khách sạn nầy thì phải mất ít nhất một tuần nhưng tớ chỉ ở hai ngày nên chỉ xem đại khái để chụp hình nhưng phải công nhân Las Vegas là một thành phố đường phố lộng lẫy về đêm, vô số ánh đèn màu, đầy ngoạn mục có một không ai. Tớ có thể gọi tạm là đia ngục rực rỡ của nước Mỹ.
Las Vegas ban ngày
Ottawa, thủ đô của Gia Nã Đại
En raison de sa situation géographique sur la frontière entre les provinces d’Ontario et du Québec et de l’accord entre les francophones et les anglophones, Ottawa fut choisie en 31 décembre 1857 comme la capitale de la colonie par la reine Victoria. Pourtant Ottawa fut au départ un campement destiné à superviser la construction du canal Rideau dans le but de faciliter le transport du bois depuis la vallée d’Ottawa jusqu’à Montréal et d’éviter les éventuelles attaques américaines grâce à son éloignement de la frontière. Puis elle devint en 1867 la capitale du Canada suite à la confédération des colonies anglaises et françaises. Elle se distingue par les trois anciens édifices néogothiques du parlement sur la colline et rappelant étrangement les chambres de Wesminster (Londres), les résidences du gouverneur fédéral et du Premier Ministre. Un autre symbole d’Ottawa c’est le canal Rideau reconnu comme patrimoine mondial de l’Unesco. Ottawa est une ville bilingue au sein d’une province officiellement anglophone.
Do vị trí địa lý nằm ở ngay biên giới của hai tỉnh Ontario và Québec và với sự đồng ý thỏa thuận của các những người nói tiếng Anh và Pháp, thành phố Ottawa đã được nữ hoàng Anh Victoria chọn làm thủ đô của các dân thuộc địa vào ngày 31 tháng 12 năm 1857. Tuy nhiên, Ottawa ban đầu là một trại đóng quân để giám sát việc xây dựng cái kênh Rideau và để tạo điều kiện cho việc vận chuyển gỗ từ thung lũng Ottawa đến Montréal và tránh được các cuộc tấn công có thể xảy ra của người Mỹ vì Ottawa tọa lạc rất xa biên giới. Sau đó, vào năm 1867, Ottawa trở thành thủ đô của Gia Nã Đại sau cuộc liên minh của các vùng thuộc địa Anh và Pháp. Ottawa được nổi tiếng qua ba tòa nhà tân cổ điển của quốc hội ở trên đồi gợi cho chúng ta nhớ đến toà nhà quốc hội Westminster ở Luân Đôn và các dinh của thống đốc liên bang và thủ tướng. Một biểu tượng khác của Ottawa đó là kênh đào Rideau, được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO. Ottawa là một thành phố song ngữ trong một tỉnh chính thức được xem là một vùng nói tiếng Anh.
Toronto n’est pas non seulement l’une des grandes villes du Canada mais elle est aussi la capitale de la province Ontario. Au moment de notre passage au quartier chinois , la brume matinale envahit de loin la tour célèbre CN connue comme la plus haute tour du monde de 1975 à 2007. Elle est devancée aujourd’hui par la tour Burj Khalifa de Dubai et la tour de télévision et de tourisme de Canton. Malgré cela, elle reste l’un des attraits touristiques canadiens avec 2 millions de visiteurs par an et l’un des symboles importants du Canada. Comme dans d’autres lieux, la ville Toronto possède aussi un quartier chinois qui est moins animé qu’à Paris, les gens étant plus calmes. La vie locale paraît plus agréable et moins stressée qu’à Paris. À cause de la brume matinale, il nous est interdit de monter jusqu’au sommet de la tour CN pour pouvoir faire une photo panoramique sur la ville. C’est dommage pour moi mais il vaut mieux se contenter de ce qu’on a et faire quelques photos car je sais que je ne reviens pas car j’ai d’autres endroits à visiter. Ce qui compte pour moi c’est d’être ensemble avec deux amis d’enfance à l’époque où nous étions âgés de 7 ou 8 ans à l’école et partager tout ce qu’on a de la bouffe jusqu’aux histoires drôles durant le séjour au Canada lorsque nous venons de loin, de trois pays différents (France, USA et Canada). C’est une chance unique d’avoir ce moment de bonheur et de joie dans la vie.
Toronto không những là một trong các thành phố đông dân nhất của Gia Nã Đại mà còn là thủ đô của tỉnh Ontario. Hôm đến tham quan sáng sớm thành phố bị sương mù dày đặc buông xuống che khuất từ đằng xa tháp CN khi lúc tụi nầy ở khu tàu, một ngọn tháp nổi tiếng là cao nhất ở thế giới từ năm 1975 đến năm 2007 nay bị vượt qua bỡi tháp Burj Khalifa (Dubai) và tháp truyền hình và du lịch của Quảng Châu. Tuy nhiên nó vẫn thu hút khoảng 2 triệu khác một năm và là một biểu tượng quan trọng của Canada. Cũng như mọi nơi, Toronto cũng có một khu tàu nhưng nó không có đông đúc như ở Paris, người dân cũng trầm lặng không có ồn ào. Cuộc sống cũng thấy có phần thỏa mái nhiều hơn Paris, cũng có tramway. Vì sương mù phủ xuống tháp CN tụi nầy không được lên ngọn tháp CN chụp toàn cảnh của Toronto. Rất tiếc nhưng thôi có chi thì cứ chụp nhất là mình biết sẻ không trở lại nhưng rất vui là lúc nào ba anh em quen biết từ thưở nhỏ chia sẻ cùng nhau từ các chuyện vui đến các thức ăn nhất là đến từ ba quốc gia khác nhau (Pháp, Mỹ và Gia Nã Đại), đây là cái duyên hy hữu trong cuộc sống.
Les serres royales de Laeken
Version vietnamienne
Cứ mỗi năm nhà kính hoàng gia Bỉ tọa lạc ở cung điện Laeken chính thức mở cửa chỉ trong vòng ba tuần đón tiếp công chúng ở khắp nơi trên thế giới, năm nay từ ngày 19/4 đến 10/5. Nhà kính nầy có hơn 100 năm tuổi và được thiết kế bởi kiến trúc sư Alphonse Balat dưới triều đại của vua Léopold II (1865-1909). Công trình nầy là một quần thể kiến trúc hoàn toàn bằng kính và kim khí nằm trong một quan cảnh đồi núi và mất gần 12 năm mới được hoàn thiện với diện tích có đến 2,5 ha. Có luôn cả một tháp Nhật Bản. Nơi nầy, có các loại thực vật rất nổi tiếng nhất là các loại hoa thơm như phong lữ, đỗ quyên, cẩm tú cầu hay hoa trà. Dù thời gian đón khách du lịch rất ngắn (có 3 tuần), nhà kính hoàng gia vẫn là nơi được du khách biết đến rất nhiều, có ít nhất 800.000 người đến tham quan mỗi năm. Tiền thu thập được dùng để sùng tu nhà kính hay dành cho các việc từ thiện của nữ hoàng hay là mua các tác phẩm nghệ thuật cho bộ sưu tập hoàng gia.
Version française
Chaque année, les serres royales de Laeken sont ouvertes au public et aux touristes étrangers durant trois semaines. Cette année l’ouverture commence le 19 Avril et se termine le 10 Mai. Ayant plus de 100 ans d’âge, ces serres royales ont été conçues par l’architecte Alphonse Balat sous le règne du roi Léopold II (1865-1909). Elles sont en fait un complexe architectural réalisé entièrement en métal et en verre et implanté dans un paysage vallonné. On compte presque 12 ans dans la réalisation de ce complexe superbe avec une superficie ayant au moins 2,5 ha. Une tour japonaise est visible de loin. C’est ici qu’on trouve des plantes très connues, en particulier des fleurs parfumées comme les géraniums, les rhododendrons, les hortensias ou les camélias. Bien que l’ouverture au public soit de courte durée (3 semaines), les serres royales de Laeken sont très connues par les touristes étrangers. Il y au moins chaque année 800.000 visiteurs. L’argent récolté est destiné entièrement aux œuvres caritatives de la reine, aux opérations de restauration ou à l’acquisition des œuvres d’art pour enrichir la Collection Royale.
Passage Colbert
Méconnus jusqu’à une date récente, les passages de Paris redeviennent aujourd’hui l’un des attraits touristiques et architecturaux de Paris. Dans les années 1850, Paris possède au moins 150 passages couverts et exporte le modèle vers d’autres villes françaises (Bordeaux, Nantes etc.) et vers l’étranger (Italie, Turquie, Grande-Bretagne etc.). C’est aussi un modèle importé de Paris, le passage Eden dans lequel on était habitué à flâner à Saïgon (Vietnam) dans les années 1970. Ces passages parisiens se regroupent sur la rive droite de la Seine, en particulier dans le quartier des Grands Boulevards. Plusieurs passages ont été démolis au profit de l’urbanisation entamée par les grands travaux du baron Haussman et de l’essor de grands magasins ( Le Bon Marché, la Samaritaine, le Printemps etc.). Il ne reste qu’une vingtaine de passages aujourd’hui à Paris. Ils font partie désormais du patrimoine architectural et mémoriel de la capitale.
Một cuộc du ngoạn thú vị ở Paris
qua các hành lang
Les passages couverts de Paris
Ít được biết đến trong thời gian qua, các hành lang của Paris trở lại hiên nay là một trong những nơi thu hút du khách ngoại quốc khi đến Paris. Trong những năm 1850, Paris có ít nhất 150 hành lang bao phủ và xuất khẩu mô hình nầy qua nhiều thành phố khác của Pháp như (Bordeaux, Nantes vân vân …) và các nước ngoài như Ý Đại Lợi, Thổ Nhi Kỳ, Anh Quốc vân vân…. Cũng với mô hình nầy mà hành lang Eden được xây cất có một trăm năm và người Saïgon có dip đến đây du ngoạn trong thập niên 70. Các hành lang Paris nầy được tập trung ở hữu ngạn của sông Seine, nhất là trong khu vực được gọi là « Les Grands Boulevards ». Nhiều hành lang bị phá hủy sau nầy trong việc thực hiện các công trình đồ sộ của bá tước Haussman và đáp lại sự phát triển của các cửa hàng lớn như Le Bon Marché, la Samaritaine, le Printemps vân vân … Nay chỉ còn lại khoảng chừng 20 hành lang ở Paris. Các hành lang nầy đươc xem hiện nay là di sản kiến trúc và lưu niệm của thành phố Paris.