ukiyo-e japonais (Các bức tranh của thế giới nổi trôi)

Les estampes du monde flottant

Version française

Nghệ thuật vẽ các  bức hình  của thế giới nổi trôi được sinh ra ở thời Edo, một thời kỳ mà con người luôn tìm kiếm hoan lạc mà cũng là thời kỳ của Mạc chúa Tokugawa đã thành công thống nhất xứ Phù Tang và đóng đô ở Edo nay là thủ đô Tokyo. Các bức hình vẽ nầy đã ảnh hưởng rất nhiều đến những hoạ sĩ nổi tiếng như Matisse, Monet Van Gogh. Các bức hình vẽ nầy phản ảnh một thế giới sôi động và phức tạp với những thú vui phù du và tinh tế mà giới giai cấp tư sản ở thành thị  thường ưa thích trong cuộc sống hằng ngày như ca kịch, thơ hay bên cạnh các kỹ nữ.

Kỹ thuật in khắc  hình trên  gỗ cho phép sản xuất hàng loạt và phân phối những hình ảnh rẻ tiền và định dạng khác nhau, ban đầu nhằm mục đích quảng cáo. Kỹ thuật nầy bắt đầu được thực hiện vào đầu thế kỷ XIX bởi các nghệ sĩ đến từ trường Utagawa (Kuniyoshi, Kunishada)  mà một số  tác phẩm được chọn và  trưng bày gần đây bởi Bảo tàng Cernuschi ở Paris với tựa đề « Những phản ảnh của Nhật Bản bước vào thời kỳ  tân tiến ».

L’art de peindre des images du monde flottant (ou ukiyo-e)  est né à l’époque d’Edo, une période où les gens cherchaient toujours le bonheur, mais c’est aussi l’époque où le shogun Tokugawa a réussi à unifier le Japon et à fonder la ville d’Edo qui devient aujourd’hui la capitale de Tokyo. Ces estampes ont beaucoup influencé des peintres célèbres occidentaux comme Matisse, Monet  et Van Gogh. Ces peintures reflètent un monde effervescent et complexe avec des plaisirs subtils et éphémères  que la bourgeoisie urbaine appréciait souvent dans la vie quotidienne comme le théâtre, la poésie ou encore la compagnie des courtisanes. 

La technique de l’estampe sur bois facilitant la production et la diffusion  de masse de ces images peu onéreuses et sous des formats différents a pour but de servir la publicité. Elle  commence à se réaliser au début du XIXème siècle avec des illustres  artistes issus de l’école Utagawa (Kuniyoshi, Kunishada) dont certaines œuvres ont été choisies et exposées  pour le thème intitulé « Reflets du Japon au tournant de la modernité » du musée Cernuschi (Paris).

Poétesse Huyện Thanh Quan

Version française

Ít ai biết tên thật của bà  trong làng văn học Việt Nam ở đầu thế kỷ XIX. Chỉ gọi bà là bà huyện Thanh  Quan vì chồng bà tên là Lưu Nghị, có  đậu cử nhân năm 1821 (Minh Mạng thứ 2) và có một thời làm tri huyện Thanh Quan (tỉnh Thái Bình). Thật sự tên thật của bà là Nguyễn Thị Hinh người phường Nghi Tâm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, quận Tây Hồ (Hà Nội).  Cha của bà là ông Nguyễn Lý  (1755-1837) đỗ thủ khoa năm 1783  dưới  đời vua  Lê Hiến Tông. Qua các  bài thơ nôm  bi thương của bà, chúng ta thường thấy có sự nhớ thương  day dứt không nguôi, có một nỗi buồn của nữ sĩ đa tài  về những sự thay đổi của cảnh vật thâm trầm nhất là Thăng Long nơi mà sinh ra cũng không còn là kinh đô của đất nước mà là Huế. Còn chồng bà cũng bị cách chức một thời sau đó được thăng lên chức  Bát phẩm Thư lại bộ Hình và mất sớm ở tuổi 43. Bà rất nỗi tiếng « hay chữ » nhất là về loại thơ Đường. Loại thơ nầy  còn được gọi là cổ thi vì được  dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài, rất phổ biến ở Việt Nam vào thời Bắc thuộc (Nhà Đường). Bởi vậy thơ nầy mới có tên là thơ Đường.

Lọai thơ nầy chỉ vỏn vẹn có 8 câu ; mỗi câu 7 chữ tức là có tất cả là 8×7= 56 chữ  thế mà bà mô tả và dựng   lên được  một cách tài tình,  một bức tranh tuyệt vời từ ngọai cảnh lẫn nội dung. Tuy nhiên thể thơ nầy nó có luật rất chặt chẽ và được điều chỉnh bởi ba quy tắc thiết yếu :vần, điệu và đối khiến  ở Việt Nam từ 1925 thì các thi sĩ không còn tôn trọng quy luật bằng-trắc để có thể hiện  được sự lãng mạn của mình trong từng câu thơ. Nhưng những bài thơ thất ngôn bát cú của bà Thanh Quan thì phải xem đây là những  viên ngọc quý trong làng văn học Việt Nam. Bà đã thành công trong việc vẽ được một cảnh quan nhỏ bé với 56 chữ và bày tỏ cảm xúc sâu sắc  của mình một cách tinh tế  và sử dụng ngôn ngữ Hán Việt trong  thể thơ thất ngôn bát cú một cách điêu luyện.Theo nhà nghiên cứu  Trần Cửu Chấn, thành viên của Viện hàn lâm văn học và nghệ thuật Paris  thì các bài thơ của bà được xem như  là  những  viên ngọc quý được  bà chọn lọc và  gọt dũa đặt trên vương miện hay  được cắt bằng men.

Các bài thơ Đường của bà không chỉ mang tính chất cổ điển mà còn thể hiện được  sự điêu luyện trong cách dùng chữ. Bà còn có tài năng  biết biến thành những biểu tượng vô hồn như đá  (Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt), nước (Nước còn chau mặt với tang thương), hay cỏ cây (Cỏ cây chen đá, lá chen hoa) thành những  vật thể sinh động, còn mang tính và  hồn người và còn biết dùng màu sắc đậm nhạt để thể hiện sự tương phản (Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn/ Vàng tỏa non tây bóng ác tà) hay đưa quá khứ về cùng với hiện tại  (Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/Nền cũ lâu đài bóng tịch dương/Ngàn năm gương cũ soi kim cổ)  khiến  các  bài thơ  tả cảnh của bà trở thành những bức tranh thiên nhiên  tuyệt vời cũng như các bức tranh thủy   mà họa sĩ dùng bút lông  vẽ trên lụa  với sắc thái   đậm  nhạt nhờ  quan sát chính xác.

Những bài thơ Đường của bà rất được các nho gia xưa  ngâm nga  yêu chuộng. Tuy rằng chỉ  tả cảnh và  bày tỏ nỗi cảm xúc của mình nhưng lời thơ rất thanh tao của một bà thuộc tầng lớp qúy tộc  cao  có học thức thường nghĩ ngợi đến nhà, đến nước. Đây là lời nhận xét của nhà nghiên cứu văn học Dương Quảng Hàm. Bà có tấm lòng thương tiếc nhà Lê nhưng  đồng thời  chỉ bày tỏ  tâm sự của một người không bằng lòng với thời cục, mong mỏi sự tốt đẹp như đã có ở một thời xa xôi trước đây mà thôi. (Nghìn năm gương cũ soi kim cổ/ Cảnh đấy người đây luống đoạn trường).  Cụ thể bà còn  giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và cung phi dưới thời vua Minh Mang  cûa nhà Nguyễn. Có một lần vua Minh Mạng có một bộ chén kiểu của Trung Quốc mới đưa sang và vẽ sơn thủy Việt Nam cũng như một số đồ sứ kiểu thời đó. Vua mới khoe và ban phép cho bà được làm một bài thơ nôm. Bà liền làm ngay hai câu thơ như sau :

Như in thảo mộc trời Nam lại
Đem cả sơn hà đất Bắc sang

khiến làm vua rất  hài lòng và thích thú. Phài nói  người Trung Hoa hay thường xem trọng sơn hà nên thường thấy ở trên các đồ kiểu còn ở Việt nam ta thì rất hướng về  ruộng lúa xanh tươi thế mà bà biết vận dụng  thành thạo  chữ nôm để có hai câu thơ đối  gợi ý tuyệt vời.

Nhưng sau khi chồng bà qua đời, một tháng sau bà xin  về hưu và  trở về sinh sống ở quê quán của mình cùng 4 đứa con. Bà mất đi ở tuổi 43 vào năm 1848.(1805-1848)

Các bài thơ nôm của bà tuy không nhiều chỉ có 6 bài nhưng thể hiện được tinh thần  thanh cao của các nho sĩ, cùng với tinh túy của Đường thi. Viết chữ Hán thì đã khó mà sang chữ Nôm thì càng khó hơn vì khó học mà  còn dùng lời văn  trang nhã, điêu luyện và ngắn gọn  như bà để giữ được quy tắc chặt chẽ của thơ Đường. Thật không có ai có thể bằng bà đựợc nhất là bà biết dùng ngoại cảnh để bày tỏ nỗi cô đơn  và tâm trạng của mình. Bà cũng không biết cùng ai để chia  sẻ cái ray rứt ở trong lòng (Một mảnh tình riêng ta với ta./Lấy ai mà kể nổi hàn ôn?). Bà luôn luôn tiếc nuối xót xa về quá khứ với một  tâm hồn thanh cao lúc nào cũng hướng về gia đình và quê hương.

QUA ĐÈO NGANG

Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núí, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mâý nhà
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại: trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.

THĂNG LONG HOÀI CỔ

Tạo hoá gây chi cuộc hí trường
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Nghìn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường.

CẢNH CHIỀU HÔM

Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc đưa xa vẳng trống đồn
Gác mái, ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai, gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu, sương sa khách bước dồn
Kẻ chốn chương đài, người lữ thứ
Lấy ai mà kể nổi hàn ôn?

CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ

Vàng tỏa non tây bóng ác tà
Đầm đầm ngọn cỏ tuyết phun hoa
Ngàn mai lác đác chim về tổ
Dậm liễu bâng khuâng khách nhớ nhà
Còi mục gác trăng miền khoáng dã
Chài ngư tung gió bãi bình sa
Lòng quê một bước dường ngao ngán
Mấy kẻ chung tình có thấu là..?

CHÙA TRẤN BẮC

Trấn bắc hành cung cỏ dãi dầu
Ai đi qua đó chạnh niềm đau
Mấy tòa sen rớt mùi hương ngự
Năm thức mây phong nếp áo chầu
Sóng lớp phế hưng coi đã rộn
Chuông hồi kim cổ lắng càng mau
Người xưa cảnh cũ nào đâu tá
Ngơ ngẩn lòng thu khách bạc đầu

CẢNH THU

Thấp thoáng non tiên lác đác mưa
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ
Xanh um cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ.
Bầu dốc giang sơn, say chấp rượu,
Túi lưng phong nguyệt, nặng vì thơ
Cho hay cảnh cũng ưa người nhỉ ?
Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ ?…

Version française

Peu de gens connaissaient son vrai nom dans la communauté littéraire vietnamienne au début du XIXème siècle. On l’appelait  simplement  Madame  le sous-préfet   du  district Thanh Quan parce que son mari  Lưu Nghi fut reçu aux trois concours de la  licence en 1821 sous le règne de l’empereur  Minh Mang et fut un temps sous-préfet du district de Thanh Quan (province de Thái Binh). En fait, son vrai nom était  Nguyễn Thị Hinh. Elle était issue du village  Nghi Tâm du district de Vĩnh Thuận, près du lac de l’Ouest dans l’arrondissement de Tây Hồ (Hanoï). Son père était Mr Nguyễn Lý  (1755-1837)  ayant eu réussi  être le premier dans le concours interprovincial  en 1783 sous le règne du roi  Lê Hiến Tông. À travers à ses poèmes élégiaques, nous  remarquons toujours  la douleur et la tristesse  sempiternelle  de la poétesse talentueuse  face aux changements ayant un  profond impact au paysage, en particulier à l’ancienne capitale Thăng Long où elle est née. Cette dernière n’était  plus  la capitale du pays mais c’était plutôt Huế. Son mari fut licencié durant un certain temps avant  d’être promu au poste de secrétaire du Ministère de la Justice. Il fut décédé prématurément à l’âge de 43 ans. Elle a un penchant  pour la  versification  Tang. Ce type de poésie est également appelé la poésie antique car il est utilisé  dans les concours destinés à  recruter des gens de talent et il est  très populaire au Vietnam durant  la période de domination des gens du Nord (dynastie des Tang). C’est pourquoi il  s’appelle la poésie  des Tang.

Ce type de poème composé seulement de  8 vers de 7 pieds permet d’avoir un total de 8 × 7 = 56 mots. Pourtant la poétesse  réussit à décrire avec ingéniosité  un magnifique  tableau porté à la fois sur le  paysage externe et le contenu. Cependant, ce poème  des Tang a des règles très strictes et est régie par trois principes essentiels: la rime, le rythme et le parallélisme. Depuis 1925 au Vietnam, les poètes ne respectent plus les règles de la métrique pour s’exprimer librement dans le but d’obtenir le lyrisme dans chaque vers. Mais les poèmes des  Tang de Mme Thanh Quan doivent être considérés comme un joyau précieux dans le monde littéraire vietnamien.  Elle a réussi à  décrire et à brosser un petit paysage avec 56 mots et a exprimé ses profonds  sentiments de manière raffinée.  Elle a utilisé la langue sino-vietnamienne sous une forme poétique de 8 vers de   7 pieds avec adresse. Selon le chercheur Trần Cửu Chấn, membre de à l’Académie des Lettres et des Arts de Paris, ses poèmes Tang  sont considérés comme des perles  précieuses qu’elle  sélectionne, polit et met sur une couronne en or ou  ciselée en émail.

Ses poèmes n’ont pas seulement le caractère classique  mais ils  traduisent aussi la virtuosité  dans l’utilisation des mots. Elle a également le talent de savoir  transformer des éléments sans vie tels que la pierre (la pierre reste toujours impassible au fil du temps), l’eau (l’eau se montre indignée  devant l’instabilité des choses de la vie) ou l’herbe et les arbres (l’herbe et les arbres s’intercalent avec les rochers tandis que  les feuilles s’introduisent au sein des fleurs) en des êtres vivants  ayant la nature humaine  et l’âme et utiliser des couleurs foncée et claire  pour faire sortir les contrastes (Sous le ciel blafard, le soir ramène les ombres du crépuscule / Le jaune brille sur les montagnes de l’ouest sous les rayons du soleil couchant) ou rapprocher  le passé du présent ((Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/  Sur la vieille voie  prise par les calèches, se promène l’âme des herbes d’automne)(Nền cũ lâu đài bóng tịch dương/ Les vestiges du palais somptueux sont éclairés par les rayons du soleil couchant) (Ngàn năm gương cũ soi kim cổ/ Au fil des siècles, dans ce  miroir antique, on met en parallèle le passé et le présent). Cela  fait de ses poèmes Tang  décrivant des  scènes de paysage  en de merveilleuses peintures naturelles comme les aquarelles  que l’artiste  réussit à peindre au pinceau   sur le  tissu en soie avec des nuances entre le foncé et clair  à l’aide d’une observation rigoureuse.

Ses poèmes des  Tang sont  très appréciés par les anciens érudits confucéens. Bien qu’ils  ne fassent  que décrire le paysage  et exprimer ses sentiments, les  termes  employés sont tellement  raffinés  et écrits par une dame aristocratique très instruite qui pense souvent à son foyer et à son pays. C’est le commentaire du chercheur littéraire  Dương Quảng Hàm. Elle avait un attachement profond à la dynastie des Lê  mais en même temps  elle n’exprimait que les sentiments de quelqu’un qui n’était pas satisfait de la situation actuelle et  qui espérait de retrouver  ce qui existait auparavant. ( Ngàn năm gương cũ soi kim cổ/Cảnh đấy người đây luống đoạn trường) (Devant ce tableau, mes entrailles se sentent déchirées en morceaux).  La preuve est qu’elle  acceptait la tâche d’enseigner les princesses et les concubines   sous le règne de l’empereur Minh Mạng de la dynastie des Nguyễn. Une fois, ce dernier reçut  un nouvel service  à thé en céramique venant de la Chine  et ayant pour décor le paysage du Vietnam. Il le montra  à ses subordonnés et demanda  à la poétesse de composer un distique. Elle ne tarda pas à  improviser  les deux sentences  suivantes:

Như in thảo mộc trời Nam lại
Đem cả sơn hà đất Bắc sang.

L’herbe et les arbres du Sud sont reproduits visiblement   sur la céramique ainsi  que  les monts et fleuves du Nord ainsi ramenés.

Sa spontanéité rendit satisfait l’empereur. Il faut reconnaitre que les Chinois font souvent attention aux montagnes et aux fleuves qu’on retrouve souvent sur les objets de décoration. Par contre au Vietnam, on s’attache   à la luxuriance des rizières. Elle réussit à  saisir l’essentiel et à composer ces deux vers parallèles tout en sachant respecter strictement  les règles de poésie des Tang. Lors du décès de son mari, un mois plus tard, elle demanda au roi de  lui permettre de désister sa fonction et retourner  à sa terre natale avec ses quatre enfants. Elle mourut en l’an 1848 lorsqu’elle n’avait que 43 ans. (1805-1848)

Étant  en nombre limité (6 en tout), ses poèmes réussissent à refléter  l’esprit noble des poètes et  la quintessence de la poésie des Tang. La composition de ces poèmes est déjà difficile en caractères chinois mais elle parait insurmontable  en  caractères démotiques dans la mesure où il faut respecter en plus les règles strictes de la poésie des Tang. Peu de gens  arrivent à l’égaler car elle sait utiliser des mots avec une rare finesse de langage pour révéler sa solitude et son état d’âme  tout en s’appuyant sur le pittoresque des scènes de la nature. Elle  ne sait non plus à qui elle peut révéler ses confidences. (Một mảnh tình riêng ta với ta./Lấy ai mà kể nổi hàn ôn?). Sous le poids de son état d’âme, elle se sent seule avec soi-même. Elle continue à éprouver  des regrets et se retourner vers  le passé  avec son esprit noble et à penser sans cesse  à son foyer et à sa terre natale.

 LE COL DE LA PORTE D’ANNAM (*)

Au moment je  gravis le Col de la Porte d’Annam, les ombres du crépuscule s’allongent vers l’occident
L’herbe et les arbres s’introduisent dans les rochers, les fleurs éclosent au milieu des feuilles.
Au pied de la montagne marchent quelques bûcherons , le dos courbé sous le faix;
Sur l’autre côté de la rivière s’élève un marché formé de quelques cases éparses.
En pensant avec douleur à la patrie absente le râle d’eau gémit sans arrêts,
Oppressée par l’attachement au foyer, la perdrix pusse des cris ininterrompus.
Je m’arrête sur le chemin et ne vois autour de moi que ciel, montagnes et mer;
Sous le poids de cet état d’âme, je me sens seule avec moi-même.

CRÉPUSCULE (*)

Sous un ciel blafard, le soir ramène les ombres du crépuscule
Au loin le son de la trompe des veilleurs répond au tam-tam du poste de garde.
Déposant sa rame, le vieux pêcheur regagne sa station lointaine;
Le jeune bouvier frappant sur les cornes de son buffle, retourne au hameau solitaire.
Les oiseaux volent avec effort vers les immenses touffes d’abricotiers qui ondulent sous le vent;
Le voyageur presse le pas sur la route que bordent les saules enveloppés de brume.
Moi je reste au logis ; vous , vous êtes en voyage;
À qui pourrais-je exprimer toutes mes confidences?
 

(*) Extrait du livre intitulé « Les grandes poétesses du Vietnam », Auteur Trần Cửu Chấn. éditions Thế Giới

 

Thi sĩ Đoàn Thị Điểm (Poétesse Đoàn Thị Điểm)

 

Version française

Được biết đến dưới bút hiệu là Hồng Hà, bà sinh ra vào năm Ất Dậu  (1705) ở làng Hiến Phạm, huyện Văn Giang, Hưng Yên ở miền bắc Việt Nam. Bà đựợc xem đứng bậc nhất  trong bốn nữ sĩ lỗi lạc nhất ở Việt Nam cùng  với Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương và Sương Nguyệt Ánh và  làm nở mày nở mặt đàn bà ở nước Nam. Có một lần đoàn sứ Mãn Thanh sang nước ta với  Hàng Địch LộcNhiệm Lan Chi. Triều đình nước ta mới tuyển chọn bà giã làm cô bán hàng xinh đẹp. Quen thói hống hách và khinh thường trông thấy cô bán hàng xinh đẹp,  sứ Tàu giỡ trò nói đùa như sau:

Nam phương nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh.
Phương Nam có một tấc đất  mà không biết bao nhiêu người cày.

Đoàn thị Điểm hiểu ý nhanh nhẹn đáp lại ngay:

Bắc quốc đại trượng phu, giai do thứ đồ xuất
Nứớc Tàu phương Bắc có lắm bậc đại phu nhưng cũng đều bởi đường ấy mà ra.

Hai câu đối trên nếu giãi nghĩa thanh thì đối nhau  cũng rất thanh  nhã mà muốn giải nghĩa tục thì đối nhau cũng rất tục tĩu khiến làm sứ Tàu hổ thẹn bỏ đi  ngay và không còn  đứng lại bỡn cợt  các con gái nước Nam.

Theo gia phả thì gia đình bà thuộc về họ Lê nhưng đến đời cha của bà  Đoàn Doãn Nghi (1678-1729) thì mới đổi ra họ Đoàn. Cha của bà  đỗ  và có làm quan một lúc dưới  thời Lê Trung Hưng. Sau khi ly dị với  vợ  chính có một đứa con trai tên là Đoàn Doãn Sĩ, ông tái giá lại có được hai người con: con cả  là Đoàn Doãn Luân và con thứ  Đoàn thị Điểm. Lúc trẻ, bà không những nổi tiếng thông minh, mà  còn đẹp người và  đẹp nết nữa. Bà rất cần cù chăm học, có tài  năng văn chương  và  xuất chúng luôn cả  trong việc nữ công. Cho nên năm lên 16 tuổi, bà được Thượng thư Lê Anh Tuấn nhận làm con nuôi để sau nầy dâng lên chúa Trịnh nhưng bà khước từ vì không muốn bị gò bó trong triều đình. Sau đó, khi nghe cha ốm đau, bà xin cha nuôi cho phép bà trở về quê phụng dưỡng cha già. Nhờ  đó bà được chăm nom và giáo dục của  cha và anh, cả hai đều đổ để làm quan nhưng rồi cũng từ quan trở  về dạy học cả  ở làng Lạc Viên (huyện An Dương, tỉnh Kiến An; nay thuộc Hải Phòng).  Bà cùng anh có dịp  nghiên cứu các mô hình cổ điển và khoa học huyền bí. Những lúc thư giãn, bà hay thường cùng anh thích thi đua văn học qua các câu  đối tuyệt  tác với sử dụng khéo léo tài tình các chữ mà còn có cả năng khiếu đáp ứng nhanh nhẹn khiến làm chúng ta  con cháu nước Việt  ngày nay phải ngẩn ngơ thán phục khi đọc lại các câu đối này. Lúc lên  6 tuổi, bà được học Sử Ký của Tư Mã Thiên nên có một ngày, Đoàn Doãn Luân mới  thách thức bà  dựa trên sử ký  mà ra câu vế đầu như sau:

Bạch xà đương đạo, Quý bạt kiếm nhi trảm chi.
Rắn trắng giữa đường, ông Quý tuốt gươm mà chém. 

Quý đây muốn ám chỉ đến Hán Cao Tổ Lưu Bang.

Bà không ngần ngại đáp lại nhanh nhẹn câu vế sau cũng cũng lấy lại trong sử ký:

Hoàng long phụ chu, Vũ ngưỡng Thiên nhi thán viết.
Rồng vàng đội thuyền, Ông Vũ ngửa mặt lên Trời mà than. Vũ đây là tên của Đại Vũ vua nhà Hạ.

Có một lần, khi bà đang trang điểm nhìn qua gương  thì anh bà Đoàn Doãn Luân đi ngang qua xuống ao  rữa chân ngồi trên ván hồ  mới thốt ra  vế đầu như sau:

Chiếu kính họa my, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm.
Soi gương kẽ lông mày, một nét hoá ra hai nét.

Bà mới đáp lại vế cuối  như sau:

Lâm tri ngọan nguyệt, chích luân chuyển tác song luân.
Tới ao ngắm trăng, một vầng hoá ra hai vầng.

Trong hai câu vế nầy, chữ Điểm cũng như chữ  Luân được lập lại hai lần. Đây cũng là cách dùng khéo léo tài tình để ám chỉ bà và anh bà, mỗi người trở lại thành hai người trong câu đối. Bà không chỉ  đáp giỏi trong loại văn biền ngẫu nầy mà còn để  lại cho quần chúng những câu vế đầu thách thức khó đối  như « Da trắng vỗ bì bạch ». Đây là một hình ảnh trực quan, dễ mường tượng, gợi dục nhưng rất tinh tế. Theo  dân gian kể, bà Điểm đang tắm thì Trạng Quỳnh đòi vào tắm chung. Bà mới  thách thức ông Trạng nếu muốn được tấm chung thì phải đối  được  câu đối hóc  búa nầy. Bì là da mà bạch cũng là trắng. Như vậy bì bạch là da trắng nhưng hai tiếng nầy theo nghĩa nôm là từ tượng thanh (tiếng vỗ) vừa là từ tượng hình (da có mầu) vừa là từ tượng sắc (trắng). Câu Da Trắng  Vỗ Bì Bạch có ngầm ý là vỗ vào chỗ da trắng nhất, chỉ để hở ra lúc tắm tức là  chổ kín đáo nhất. Vì không đối được, Trạng Quỳnh phải bỏ đi.  Có 300 năm qua  chưa ai tìm ra được câu đối đáp  tương xứng phải đúng theo nội dung, cấu trúc, thể loại nội dung, số lượng  vân vân.. Phải tôn trọng thứ tự vị trí của các  danh từ, tính từ và động từ, quan sát các quy tắc đối lập của các thanh bằng và trắc.  Có người cho rằng đây là câu đối « chết ». Ngoài việc sử dụng  tài tình  các chữ trong các câu đối, bà còn viết truyện chữ Hán có tên là Truyền kỳ tân phả (khắc in lần đầu năm Tân Mùi, 1811). Quyển nầy gồm có 5 câu chuyện đầy hương vị: Vân các thần nữ, Hải Khẩu linh từ, An ấp liệt nử, Yến anh đối thoại và Mai huyễn.

Bà còn dịch nguyên bản của truyện thơ Chinh phụ ngâm khúc viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn thành  412 câu thơ  theo thể song thất lục bát bằng chữ  Nôm. Phải nói rằng bài thơ này làm người đọc thấu hiểu được  tâm sự của người phụ nữ  xa chồng,  phải lo phụng dưỡng mẹ già, dạy dỗ đàn con thơ của chồng với lòng không nguôi  trong lúc đó chồng bà ông Nguyễn Kiều phải đi sứ sang Tàu trong suốt thời gian 3 năm cũng như lính thú đóng giữ ở biên thùy. Với  tài năng lỗi lạc của  bà khiến tác phẩm Hán văn của ông Đặng Trần Côn mà bà dịch trở thành một tuyệt tác so với các bản dịch khác và cũng làm người đọc quên đi cái mô hình có vẻ nhợt nhạt và lạnh lùng trong nguyên bản chính.

Chính bà làm cho người  đọc thấy được cảm xúc chân thành và rung động của tâm hồn bà, nổi cô đơn buồn tủi của  người phụ nữ phải  xa chồng. Theo nhà nghiên cứu  Trần Cửu Chấn, thành viên của Viện hàn lâm văn học và nghệ thuật Paris thì bản dịch của Phan Huy Ích được xem  như một bài tập trường học so với tác phẩm  vô cùng tuyệt vời của Đoàn Thị Điểm vì bà thấu hiểu và đồng cảm với tâm trạng của người chinh phụ. Chính với tuyệt tác Chinh Phụ Ngâm mà bà phiên dịch bằng chữ nôm đã đưa tên tuổi của bà lên đỉnh cao trong nền văn học nước nhà nhưng nói về tình duyên bà rất lận đận, phải thế anh  giúp đở  chị dâu nuôi dàn cháu thơ dại và phụng dưởng mẹ già. Vì gia cảnh  khó khăn,  bà cùng  mẹ, chị dâu và hai cháu tản cư đến làng Chương Dương bên bờ sông Nhị Hà, gần Hà Nội. Ban đầu, bà làm nghề xem mạch bốc thuốc sau đó thành lập một trường dạy học đào tạo nhân tài. Sự nghiệp của bà thu hút rất nhiều học trò.  Trong thời gian dạy học có rất nhiều người dạm hỏi cưới bà nhưng mãi đến  năm 1743 bà mới chịu  kết hôn với ông Nguyễn Kiều, một người học rộng và tài cao (đỗ Giải nguyên ở tuổi 18 và đỗ Tiến sĩ ở tuổi 21). Tháng 8 năm 1748, trong lúc theo chồng vào Nghệ An, bà Đoàn Thị Điểm mắc bệnh và qua đời vào ngày 11 tháng 9 năm Đinh Mão (1748). Lúc đó bà chỉ mới 43 tuổi.  Phần mộ của bà còn  nằm tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Version française

Connue sous le nom de plume Hồng Hà, elle est née en 1705 (année du coq  de bois)  au village de  Hiến Phạm, sous-préfecture de Văn Giang de la province  Hưng Yên dans le nord du Vietnam. Elle est  classée au premier rang des quatre poétesses les plus éminentes du Vietnam avec Madame  Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương et Sương Nguyệt Ánh  et elle rehausse la fierté d’être  la femme du Vietnam.

Une fois, lors de la visite d’une délégation chinoise de la dynastie des Qing au Vietnam avec Hàng Địch Lộc  et Nhiệm Lan Chi, la cour royale de notre pays l’a récemment recrutée pour se déguiser en  une belle vendeuse. Etant habitué à se montrer arrogant  et méprisant vis-à-vis des Vietnamiens, l’ambassadeur chinois  commença à la taquiner  en lui adressant le vers  supérieur suivant:

Nam phương nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh.
Phương Nam có một tấc đất  mà không biết bao nhiêu người cày.

Le Sud a un seul  pouce de terrain mais  je ne sais pas combien de gens y ont labouré.

En saisissant bien l’insinuation, Đoàn thị Điểm répliqua avec une rapidité étonnante:

Bắc quốc đại trượng phu, giai do thứ đồ xuất
Nứớc Tàu phương Bắc có lắm bậc đại phu nhưng cũng đều bởi đường ấy mà ra.

Le Nord a beaucoup de grands docteurs mais tous sont sortis également de cette issue (ouverture).

Pour  les deux sentences parallèles ci-dessus  si on les explique  au sens strict, il n’y a que des compliments.  Par contre si elles sont interprétées au sens figuré, la vulgarité  est au top avec une image obscène ( avec des putes et des gens sortis  de ce trou), ce qui fait rougir de honte l’ambassadeur et le fait partir  immédiatement sans oser recommencer à taquiner d’autres filles du Sud.

Selon la généalogie, sa famille appartenait à la famille Lê, mais c’était seulement avec son père  Đoàn Doãn Nghi (1678-1729) que le nom de famille fut changé en Đoàn. Son père réussit aux examens  et servit comme mandarin pendant un certain temps sous la dynastie des Lê postérieurs. Après avoir divorcé avec sa première femme, qui avait un fils nommé Đoàn Doãn Sĩ, il se remaria  et eut deux enfants : l’aîné, Đoàn Doãn Luân, et le second, Đoàn thị Điểm. Lorsque cette dernière était jeune, elle était célèbre non seulement pour son intelligence, mais aussi pour sa beauté et son caractère. Elle était très appliquée et studieuse, possédait un talent littéraire inouïe et n’avait pas son égale dans les travaux à l’aiguille. C’était pour cela qu’à l’âge de 16 ans qu’elle fut adoptée par le ministre Lê Anh Tuấn dans le but de l’envoyer plus tard à la Cour des Trịnh mais elle refusa  cette idée en prenant le prétexte de ne pas vouloir se plier aux contraintes imposées par la Cour.

Plus tard, lorsqu’elle apprit que son père était malade, elle demanda à son père adoptif de lui permettre de retourner dans sa ville natale pour prendre soin de son père âgé. Grâce à ce retour, elle reçut les soins éducatifs de son père et de son frère. Malgré la réussite de ces deux derniers à devenir mandarins, ils  préférèrent  retourner à l’enseignement  dans le village de Lạc Viên dans le district  An Dương de la province de Kiến An appartenant aujourd’hui à Hải Phòng. Elle eut cette occasion d’étudier avec son frère  les modèles classiques et les sciences occultes. Durant les moments de détente, elle apprécia souvent la compétition littéraire avec son frère  à travers les chefs-d’œuvre de distiques avec l’emploi habile des mots, mais aussi la capacité  de répliquer  de façon adéquate.  Cela nous laisse muets d’admiration en tant que les descendants vietnamiens d’aujourd’hui en relisant ces distiques.

À l’âge de 6 ans, elle eut l’occasion d’apprendre  « Les mémoires historiques » de l’historien chinois Sima Qian.  Un jour, Đoàn Doãn Luân n’hésita pas à la défier  en s’appuyant sur cet ouvrage et  en lui adressant le vers supérieur comme suit:

Bạch xà đương đạo, Quý bạt kiếm nhi trảm chi.
Rắn trắng giữa đường, ông Quý tuốt gươm mà chém. 

Le serpent se trouvant au milieu de la route,  le bonhomme dégaine l’épée. (Le bonhomme désignant l’empereur chinois Han Gaozu.

Sans hésitation, elle réplique avec une facilité étonnante tout en s’appuyant également sur les Mémoires historiques de Sima Qian avec le vers inférieur:

Hoàng long phụ chu, Vũ ngưỡng Thiên nhi thán viết.
Rồng vàng đội thuyền, Ông Vũ ngửa mặt lên Trời mà than. Vũ đây là tên của Đại Vũ vua nhà Hạ.

Le dragon soulevant l’embarcation,  Yu retourne le visage vers le Ciel avec des soupirs (Yu désignant le nom de l’empereur Da Yu de la dynastie des Xia).

Un jour, alors qu’elle se maquilla et  se regarda à travers le miroir,  son frère Đoàn Doãn Luân  passa par là pour aller  à l’étang et laver ses pieds. En s’asseyant sur la planche tendue par-dessus de l’étang, il lança le vers supérieur comme suit :

Chiếu kính họa my, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm.
Soi gương kẽ lông mày, một nét hoá ra hai nét.

En se regardant dans le miroir, on trouve les traits de son visage se dédoubler.

Elle ne tarda pas à répliquer comme d’habitude avec le vers inférieur suivant:

Lâm tri ngọan nguyệt, chích luân chuyển tác song luân.
Tới ao ngắm trăng, một vầng hoá ra hai vầng.

En contemplant la lune au bord de l’étang, on voit le disque de la lune devenir double.

Dans ces deux vers, les vocables  Điểm (trait) et Luân (luân) sont répétés  chacun deux fois. C’est aussi une façon ingénieuse de la désigner ainsi que  son frère pour rappeler que chacun d’eux devient ainsi deux dans ce distique.

Elle excelle  dans ce type de prose mais elle laisse jusqu’à aujourd’hui  au public quelques sentences difficiles à trouver la réplication appropriée. C’est le cas  du vers supérieur  » Da trắng vỗ bì bạch (La peau blanche « tapote» la peau blanche ) ». C’est une image visuelle, facile à imaginer, sexuelle mais très raffinée.

Selon l’on-dit,  elle  était en train de prendre  un bain  lorsque Trang Quỳnh surgit entre-temps  et lui demanda d’ouvrir la porte  de la salle de bain pour y être ensemble. Elle lui lança le  défi de trouver la sentence vraiment ardue pour pouvoir satisfaire à sa sollicitation.  Bì désigne la peau mais le vocable bạch signifie « blanc ». Ainsi bì  bạch  c’est la peau blanche.  Mais dans l’écriture démotique   (nôm) ce sont deux mots se rapportant à la fois  à l’image du son (vỗ), de la  peau (da) et de la couleur (trắng). La phrase « Da Trắng  Vỗ Bì Bạch » implique intentionnellement qu’il faut « tapoter » la partie la plus blanche du corps qu’on laisse apparaître au moment de la douche. C’est la partie la plus intime. Incapable de trouver la réplication appropriée, Trạng Quỳnh fut obligé de déguerpir.

Au cours des 300 dernières années, personne n’a trouvé une sentence appropriée  permettant de prendre en compte  un certain nombre de critères: le contenu, la structure, la catégorie, le nombre de mots utilisés etc. L’ordre d’emplacement des mots (noms, adjectifs ou verbes) doit être respecté ainsi que  la prise en considération  des règles d’opposition des registres sonores bằng et trắc. Certains ont déjà dit qu’il s’agit bien une sentence inappropriée (ou morte). À part son talent de savoir utiliser de manière ingénieuse les mots dans  les distiques, elle a composé  encore en caractères chinois un livre de contes intitulé « Nouveau recueil de légendes merveilleuses (Truyền kỳ tân phả) imprimé en l’an 1811» comprenant en tout 5 recueils remplis de saveur:

Vân các thần nữ (La déesse du Palais des Nuages), Hải Khẩu linh từ (la Pagode du Port de Mer), An ấp liệt nử (l’héroïne du Hameau de la Paix), Yến Anh Đối Thoại (Dialogue entre l’hirondelle et le loriot) et Mai Huyễn (L’abricotier mystérieux).

Elle a également traduit le poème original de Chinh Phụ Ngâm Khúc (ou les plaintes de la femme d’un guerrier)  écrit en chinois par le savant lettré Đặng Trần Côn en 412 vers écrits en caractères démotiques (chữ nôm)  sous la forme poétique  de nom  Song Thất Lục Bát  (quatrain de deux-sept-six-huit). Il faut reconnaître que ce poème permet au lecteur de rentrer dans la confidence d’une femme éloignée de son mari, chargée de prendre soin de sa mère âgée et  de s’occuper de l’éducation  de jeunes enfants de son mari avec son cœur inconsolable tandis que son mari Nguyễn Kiều, a été envoyé en tant qu’ambassadeur en Chine depuis 3 ans comme un soldat envoyé à la frontière. Avec le  talent inouï de Đoàn thị Điểm, le poème chinois de Đặng Trần Côn qu’elle a traduit  devient un chef-d’œuvre par rapport à d’autres traductions et fait oublier au lecteur le modèle  « pâle » et « froid » trouvé dans le poème original.

C’est elle qui permet au lecteur de capter les émotions sincères et vibrantes de son âme, la solitude et la tristesse d’une femme éloignée de son mari. Selon le chercheur  Trần Cửu Chấn, membre de l’Académie des lettres et des arts de Paris, la traduction de Phan Huy Ich ressemble à un exercice scolaire par rapport au travail extrêmement remarquable de Đoàn Thị Điểm car elle a réussi à ressentir l’état d’âme et avoir de l’empathie  pour la femme du guerrier. C’est avec le chef-d’œuvre Chinh Phụ  Ngâm qu’elle a traduit en caractères  démotiques que son nom figure au sommet de la littérature du pays.  Quant à sa vie amoureuse, elle était très malchanceuse.  Elle  devait remplacer son frère décédé pour aider sa belle-sœur à élever  ses petits-enfants et subvenir aux besoins de sa vieille mère. À cause de la situation familiale difficile, elle devait déménager avec sa mère, sa belle-sœur et ses petits-enfants au village Chương Dương situé au bord du fleuve Nhị Hà tout proche de Hanoï. Au début de son installation, elle dut exercer le métier du guérisseur traditionnel. Elle fonda ensuite une école dans le but de former de nouveaux talents pour servir le pays. Sa noble carrière attira beaucoup d’élèves. Durant la période d’enseignement, il y eut beaucoup de gens tentant de lui demander en mariage mais ce fut seulement en l’an 1743 qu’elle accepta de se marier avec  Nguyễn Kiều, un personnage très instruit et très talentueux (licencié à l’âge 18 ans et docteur d’état à l’âge de 21 ans). Au mois d’août de l’année 1748, au moment où elle suivit son mari pour aller à  la province Nghệ An, Đoàn Thị Điểm tomba malade et mourut le 11 du mois septembre de l’année du Chat de feu. Elle n’eut que 43 ans. Sa tombe  se trouve toujours dans le quartier  Phú Thượng, district de Tây Hồ, Hanoï.

Thanh Thủy Tự (Kiyomizu-dera)

Kiyomizu-dera (Kyoto)

Version française

Chùa nầy nằm ở phía Đông của cố đô Kyoto thuộc về tông phái Phật giáo và Thần đạo là một ngôi chùa rất nổi tiếng ở Nhật Bản. Được xây cất vào cuối  thời kỳ Nara (778), tái thiết lại sau trận hỏa họan bởi tướng quân  Tokugawa Iemitsu và được công nhận bởi UNESCO là di sản văn hóa thế giới vào năm 1994. Chùa nầy thật sự  là một quận thể kiến trúc gồm có nhiều đền  còn được mang tên là Thanh Thủy bởi vì nó có nguồn nước thiên chảy từ  núi Otowayama. Theo tiếng Nhật Kiyomizu có nghĩa là dòng suối trong còn dera là chùa.  Đặc điểm của suối nầy là có ba dòng nước nhỏ rất linh nghiệm về   « trường thọ », « tình duyên », « học hành thành đạt ». Nếu du khách nào có tâm nguyện cầu khẩn uống  một ngụm nước ở một trong ba dòng  nước nầy thì sẽ được  toại nguyện. Còn uống  2 ngụm thì sự linh ứng sẽ giảm đi một nữa. Còn uống  ba ngụm nước liên tục thì chỉ còn có một phần ba trong việc linh ứng.  Còn uống cả ba dòng nước thì  việc linh ứng sẽ không  còn nữa. Vô số  người đứng nối đuôi để được uống nước suối nầy. Vì thời giờ quá eo hẹp cho mình (2 tiếng tham quan) nên mình không có nối đuôi chỉ  đi chụp hình mà thôi  và  lại  gần suối mua ở một cửa hàng một cái bùa nho nhỏ linh nghiệm về việc học hành mang về Pháp để  tặng cho đứa bé cháu nội của mình.

Theo cách tương tự như được trông thấy ở nhà thờ  Lourdes, từ  bãi đậu xe du khách  phải đi bộ trèo lên hằng ngày  cái dốc  để  đến cổng chùa Niomon (Cổng Nhị Vương). Ở  dọc hai bên đường các tiệm buôn bán lúc nào  cũng đông đúc du khách và tín đồ  đi hành hương để  làm lễ trước pho tượng Phật Quan Âm (Kannon)  có 11 đầu. Đặc điểm thứ hai của chùa là phần hiên của chính điện là hoàn toàn xây cất không dùng đến một cây đinh. Với kỹ thuật nầy, một chùa Nhật Bản như  Kiyomizu-dera có  ít nhất một ngàn thanh trúc nối với nhau qua các lỗ mộng. Đây cũng là đỉnh cao của kiến trúc gỗ của Nhật Bản.  Đến đây du khách có thể nhìn phía dưới quang cảnh tuyệt vời của cố đô Kyoto. Có một câu thành ngữ  tiếng Nhật  hay thường nghe nói ở  đây đó  là Nhảy từ vũ đài  chùa Kiyomizu. Khi ai có quyết tâm muốn làm điều gì đó thì không chỉ bất chấp hiểm nguy mà còn phải có động lực và nghị lực  mới dám nhảy từ độ cao dưới sự bảo trợ của Phật bà Quan Âm thì lời cầu nguyện  của mình mới thành hiện thực. Dưới thời Edo, có đến 234 lần nhảy được ghi nhận thực hiện và trong số đó có đến 85.4% người còn sống sót. Nay hành động nầy bị nghiêm cấm. Chùa Kiyomizu là một điểm du lịch không thể thiếu sót trong cuộc hành trình ở cố đô Kyoto.

Galerie des photos

Etant située à l’est de l’ancienne capitale Kyoto, cette pagode  qui appartient aux sectes bouddhiste et shintoïste est  très connue  au Japon. Construite  à la fin de la période Nara (778), reconstruite ensuite en 1633 après l’incendie  par le shogun  Tokugawa Iemitsu  et reconnue par l’UNESCO comme patrimoine culturel mondial en 1994. En fait,  elle  est un complexe architectural composé de plusieurs temples et appelé aussi    en vietnamien  sous le nom Thanh Thủy car elle se distingue par son eau cristalline sacrée  coulant du mont Otowayama. En japonais, Kiyomizu signifie  « eau pure » et Dera « pagode ». La caractéristique de cette  source d’eau  réside dans l’existence de  trois filets d’eau très efficaces en termes de « longévité », « amour » et « réussite dans les  études ». Si le  visiteur a le désir sincère de  prendre une gorgée d’eau dans l’un de ces trois filets d’eau, son vœu  sera exaucé. S’il boit  2 gorgées,  l’efficacité sera réduite de moitié. Par contre  si trois gorgées d’eau sont prises d’une manière continue, il ne lui restera plus qu’un tiers de l’efficacité dans la réalisation de son vœu. S’il prend  en même temps tous les 3 filets d’eau, son vœu ne sera plus exaucé. Une foule immense de visiteurs continue à faire la queue pour tenter cette expérience. À cause du manque de temps limité à deux heures pour cette visite, je ne  suis pas tenté de le faire. Par contre je continue à faire les photos et je vais chercher dans une boutique proche de cette source d’eau un petit talisman connu pour son efficacité  dans les études. J’aime l’offrir à mon petit-fils lors de mon retour en France.

De manière analogue à celle trouvée à  l’église de Lourdes, depuis le parking, les visiteurs doivent gravir  tous les jours la pente de la route  pour arriver à la porte de la pagode Niomon (portail Nhị Vương). Des deux côtés de cette  longue  route, les boutiques sont toujours bondées de touristes et de fidèles venant rendre  hommage  à la statue du Bouddha Guan Yin (Kannon) à 11 têtes. La deuxième caractéristique de ce complexe architectural  est que l’auvent de la partie principale  du temple a été entièrement construit sans recourir à l’utilisation des clous.  Avec cette technique, une pagode japonaise comme  Kiyomizu-dera possède au moins un millier de joints assemblés par mortaises ou tenons. C’est le summum de l’architecture japonaise en bois. C’est ici qu’en contrebas le visiteur a la vue panoramique superbe de l’ancienne capitale Kyoto.  Il y a une expression japonaise qu’on est habitué à entendre souvent ici « Saut à partir de la  plateforme de la pagode ». Quand quelqu’un est déterminé à faire quelque chose, il doit non seulement défier le danger, mais aussi avoir la motivation et la volonté d’oser sauter du haut de la plateforme  sous les auspices du Bouddha Guan Yin (Kannon). C’est ainsi que  son vœu deviendra réalité. À l’époque Edo, on a enregistré 234 sauts effectués mais il y a eu 85,4% de survivants. Cette expérience est désormais  interdite. La pagode Kiyomizu-dera est un site touristique à ne pas manquer lorsqu’on a l’occasion de visiter le Japon.

Con phượng hoàng (Le phénix)

Con phượng hoàng

Version française

Cũng như kỳ lân mà người  Hoa tHạ thường dùng  để ám chỉ một cập thì con phượng hoàng (Fenghuang)  nầy cũng vậy. Phượng  hay phụng chỉ  con đực và hoàng là con cái. Nhưng người dân Việt chỉ gọi  gắn gọn con chim nầy bằng phượng hoàng  trong văn hóa. Phượng hoàng có phần tựa giống  con chim trĩ có mỏ diều hâu dài, mảo trĩ, vảy cá chép, móng chim ưng và đuôi công. Lông của nó đại diện cho màu sắc của ngũ hành: đen, trắng, đỏ, xanh và vàng. Nó là một loài chim lớn ở thời tiền sử thường được coi là con chim thần thoại trong văn hóa phương Đông và hoàn toàn khác biệt với phượng hoàng  trong khái niệm của phương tây. Theo truyền thuyết, phượng hoàng chỉ xuất hiện vào thời thái bình, và sẽ ẩn mình trong thời loạn lạc. Chim còn biểu thị cho sự hòa hợp âm dương. Bởi vậy chim được dùng cùng rồng để nói lên  quan hệ hạnh phúc  và quyền lực mà Thượng đế ban cho hoàng hậu (Âm) và vua (Dương). Nó còn biểu hiện   đức hạnh và vẻ duyên dáng nữa. Trong truyền thuyết « Con Rồng Cháu Tiên » của dân tộc ta thì chim là hoá thân của mẹ Tiên  Âu Cơ cùng cha rồng Lạc Long Quân.  Vậy con phượng hoàng nầy nó có nguồn gốc từ đâu? Nó có phải là con linh vật  của người Hoa Hạ hay của đại  tộc Bách Việt? Dĩ nhiên nó xuất hiện ở Trung Hoa nhưng ở trong địa bàn của dân Bách Việt bị thôn tính bởi người Hoa Hạ vì hình tượng của nó được tìm thấy sớm nhất trên các miếng ngọc và các hiện vật của nền văn  hóa Thạch Gia Hà (Shiziahé) và Lương Chữ (Lianzhu) ở vùng trung và hạ lưu của sông Dương Tử, nơi  mà người dân  có một lối sống định cư ổn định sớm cùng một hệ thống tưới tiêu ruộng lúa  bằng nguồn nước lưu giữ qua các kênh mương. Các học giả Trung Hoa xác nhận  cư dân ở đây là Vũ Nhân (羽 人) hay Vũ dân tức là những người  thờ vật  Chim và Thú tức là Tiên Rồng (truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên).Theo tự điển Hán nôm, chữ Vũ () chỉ chung một loại chim. Tại sao Tiên Rồng? Từ thưở xưa, chim  là  loại  vật có thể   bay cao vượt núi đến bồng lai tiên cảnh, nơi  cư ngụ của các tiên nữ. Còn rồng chắc chắn là thủy quái  mà trong sử nước ta  gọi là con thuồng luồng (giao long). Thời đó ở sông Dương Tử có  một loại cá sấu  nay đang ở  trong tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng. Để tránh sự tấn công của thủy quái, tộc Việt hay có tục lệ xâm mình. Bởi vậy tộc Việt ghép cho vật tổ của họ là Chim và Rồng với quan niệm song trùng lưỡng hợp  (hai thành một).

Còn tên thị tộc  Hồng Bàng  cũng từ vật tổ Chim Rồng mà ra. Ở  văn hóa Thạch Gia Hà còn thấy các hiện  vật  hình tròn bằng ngọc thể hiện chim phượng hoàng hay rồng được tạo tác một cách tinh vi. Theo nhà khoa học chính trị người Mỹ Charles E. Merriam của đại học Chicago thì đây là một phương thức  hợp pháp hóa thực nghiệm  quyền lực và giữ vai trò «miranda» [*] để buộc dân chúng phải kính trọng  hai loại vật linh thiêng nầy. Bởi vậy  cư dân ở đây có thói xâm hình rồng trên người  và  đội mũ lông chim để thể hiện điều nầy. Các tập tục nầy đều có ở dân tộc ta và được thể hiện ở trên trống Đồng Sơn. Chính  ở nơi nầy về sau  thời Chiến Quốc là địa bàn của nước Sở sau khi thôn tính được  hai  nước Ngô Việt của Ngũ Tử TưCâu Tiễn. Chính cũng có một thưở ban sơ trong truyền thuyết  của dân tôc ta có nhắc đến họ Hồng Bàng. Cụm từ nầy cũng từ Chim Rồng mà ra. Còn nước Văn Lang, bắc tới  Hồ Động Đình, đông thì Biển Đông, tây giáp với Ba Thục, nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành) thì cũng nằm hoàn toàn trong địạ bàn của nước Sở. Sự trùng hợp ngẫu nhiên nầy  càng cũng cố thêm quan điểm của Edouard Chavannes[2] và Léonard Aurousseau [3]: người Việt cổ và  các thần dân của  nước Sở có cùng chung tổ tiên:  chữ Mi ở trong  ngôn ngữ nước Sở khi dịch sang Hùng () trong tiếng Việt thì được xem là tên của các vị vua nước  Sở và các vị vua nước Việt. Dựa trên sử  ký  lịch sử của Tư Mã Thiên do E. Chavannes [2]  dịch, chúng ta còn  biết rõ  vua của nước Sở  đến từ những kẻ man rợ ở miền Nam (hay Bách Vịệt). Hùng Cừ nói: Tôi là một kẻ man rợ và tôi không nhận chức tước và tên truy tặng của  nước Trung Hoa cả.

Nói tóm lại, phượng hoàng là con linh vật của đại tộc Bách Việt. Bởi vậy ở vùng đất của đại tộc Bách Việt như ở Quảng Đông thuộc nước Nam Việt thưở xưa nay vẫn còn món ẩm thực nổi tiếng đó là món ăn có tên là Phượng trảo » (鳳爪) tức là chân gà hầm  nấu với đậu đen. Cũng có ở môt địa diểm nổi tiếng tên là Phượng hoàng cổ trấn (Fenghuang) ở tỉnh Hồ Nam trong địa bàn nước Sở của Trung quốc ngày nay. Nơi nầy còn  gìn giữ được những  nét văn hóa đặc sắc  của người Miêu (hay Hmong), một tộc trong đại tộc Bách Việt. Cần nhắc lại trong  tập Lĩnh Nam Chích Quái có kể rằng vào đời  Chu Thành Vương (Zhou Chengwang), Hùng  Vương sai bề tôi tự xưng là người Việt Thường đem dâng nhà Chu  một con chim trĩ trắng để liên kết  sự giao hảo và thân thiện với nhà Chu trong thời bình. Có phải con chim trĩ  nầy là  con phượng hoàng không? Có người cho rằng con chim Lạc ở trên trống Đồng Sơn là tiền thân của hình tượng phượng hoàng ở những thời đại sau này.  Có đúng hay không? Sự việc  nầy chưa có phần giải đáp cho đến ngày hôm nay  nhưng chúng ta có thể xác  định một điều là người Việt cổ có tín ngưỡng thờ chim.   

[*]miranda: thuật ngữ này liên quan đến các biểu tượng đề cập đến cảm xúc của một dân tộc nhằm áp đặt sự tôn trọng hoặc sự thán phục.

                                              

Version française

Analogue à la licorne que les Chinois ont utilisée pour se référer à un couple d’animaux, le phénix (Fenghuang) l’est aussi.  Phượng  (ou phụng) désigne un mâle tandis que Hoàng  est réservée à la femelle. Les Vietnamiens appellent tout simplement le phénix sans distinction dans leur culture. Cet oiseau ressemble à un faisan avec un long bec de faucon, une crête de faisan, des écailles de carpe, des griffes d’aigle et une queue de paon. Ses plumes représentent les couleurs des cinq éléments (Wu Xing): noir, blanc, rouge, jaune et vert. C’est un grand oiseau préhistorique souvent considéré comme un oiseau mythique dans la culture de l’Orient et complètement différent du phénix trouvé dans les concepts occidentaux. Selon la légende, le phénix n’apparaît qu’en temps de paix et se cache en temps de trouble ou du désordre. Il manifeste  également l’harmonie entre le  yin et le yang. C’est pourquoi on se sert du phénix  pour évoquer à la fois  la relation heureuse et le pouvoir  que Dieu accorde à la reine (Yin) et au roi (Yang). Il est aussi le symbole de vertu  et de grâce.  Dans la légende «Le fils du dragon et le petit-fils de l’Immortelle» de notre peuple, l’oiseau est la réincarnation de la fée mère Âu  Cơ et du père dragon Lac Long Quan. Alors, d’où vient ce phénix ? Est-il  l’oiseau sacré  des Chinois ou celui des Bai Yue?

Il est apparu en Chine mais dans l’aire  des Bai  Yue annexée par les  Chinois  car son image a été retrouvée plus tôt sur les objets en jade des  cultures de  Shiziahé et Liangzhu  se trouvant respectivement  dans les  cours milieu et  inférieur du fleuve Yang Tse, où les gens avaient un mode de vie sédentaire précoce et un système d’irrigation et de drainage des rizières avec de l’eau emmagasinée via des canaux. Les érudits chinois confirment que les gens d’ici sont des Vũ Nhân (羽 人) ou des  Vũ Dân. Ce sont  les adorateurs des oiseaux et des  animaux,  càd les Enfants du Dragon et les Grands Enfants de l’Immortelle (Con Rồng Cháu Tiên). Selon le dictionnaire sino-vietnamien, le mot Vũ () fait référence à un oiseau. Pourquoi Fée-Dragon ? Dans les temps anciens, les oiseaux sont  des animaux pouvant  voler au-dessus des montagnes jusqu’à l’endroit où vivent les Immortelles. Quant au dragon, il est certainement un monstre marin qui, dans l’histoire de notre pays, s’appelle le dragon d’eau (Giao Long). À cette époque, dans le fleuve Yang Tsé, il y avait un type d’alligator  qui est maintenant en danger d’extinction. Afin d’éviter l’attaque de  ce monstre marin, les Proto-Vietnamiens avaient  coutume de se tatouer. C’est pourquoi ils  associaient  à leur totem le couple (Oiseau /Dragon) avec la notion de dualité (deux en un). Le nom du clan Hồng Bàng provient également du couple (Oiseau/Dragon).

Dans la culture de Shijiahé, il y a également des artefacts ronds en jade (phénix, dragons) et fabriqués de manière tellement sophistiquée. Selon le politologue américain Charles E. Merriam [1] de l’université de Chicago, il s’agit d’un moyen de légitimation empirique du pouvoir et de possession de la fonction «miranda» pour forcer les gens à respecter ces deux animaux sacrés. C’est pourquoi les gens d’ici aiment tatouer des dragons sur leur corps et porter des chapeaux de plumes pour les montrer. Ces coutumes  ont été retrouvées chez notre peuple et sur le tambour de bronze de  Đồng Sơn. C’est ici  qui devint plus tard durant la période des Royaumes combattants, le  territoire de l’État Chu après que ce dernier avait réussi à annexer les deux états Wu et Yue de Wu Zisu et Goujian. Dans le légendes de notre peuple, le nom patronymique Hồng Bàng est souvent mentionné. Ce nom  trouve également  toute sa source  dans les mots « Oiseau » et « Dragon ».

Etant délimité au nord par le lac Dongtin, à l’est par la mer de l’Est, à l’ouest par le royaume Ba et  au sud par le Champa, le royaume Văn Lang se trouvait entièrement dans l’aire géographique  de l’état Chu. Cette coïncidence renforce encore les points de vues d’Édouard Chavannes[2] et de Léonard Aurousseau[3] : les Proto-Vietnamiens et les sujets de l’état Chu avaient des ancêtres communs: les noms Mi de l’état  Chu  traduit en Hùng () en vietnamien étaient considérés comme les noms des rois de l’état Chu et ceux des rois vietnamiens. D’après les chroniques historiques de Sima Qian traduites par E. Chavannes [2], on sait aussi que le roi de Chu était issu des barbares (Man Di)  du Sud (ou Bai Yue). Hùng Cừ a déclaré : Je suis un barbare et je n’accepte pas de titres et de noms posthumes en provenance de  la Chine. En résumé, le phénix est l’animal sacré des Bai Yue. C’est pourquoi dans les territoires des Bai Yue, comme à Canton appartenant  autrefois au royaume de Nan Yue, il existe encore un plat célèbre appelé « Griffes de Phénix » (鳳爪), où des pattes de poulet  sont mitonnées avec des haricots noirs.  Il y a également une ancienne ville très célèbre appelée  en vietnamien « Phượng Hoàng cổ  Trấn (ou village ancien Fenghuang » dans la province du Hunan faisant partie du territoire de l’état  Chu d’autrefois où on conserve encore les caractéristiques culturelles uniques du peuple Miao (ou Hmong), l’une des tribus des Bai Yue.

Il est important de rappeler que dans le recueil intitulé  « La Sélection des contes étranges à Lĩnh Nam (Lĩnh Nam Chích Quái », il est dit que sous le règne du  roi Zhu Chengwang (Chu Thành Vương) de l’état Zhou, le roi Hùng ordonna à son ambassadeur de présenter au roi de Zhou  un faisan blanc  pour se lier de bonne relation et d’amitié avec l’état Zhou en temps de paix. Le faisan est-il le phénix évoqué ? Certains pensent que l’oiseau  Lạc sur le tambour de bronze  Đồng Sơn est le précurseur de l’image du phénix des époques ultérieures. Est-ce vrai ou pas? Ce fait n’apporte  pas de réponse jusqu’à aujourd’hui. Par contre nous pouvons  affirmer que les Proto-Vietnamiens croyaient au culte des oiseaux.

 

 

 miranda: ce terme se rapporte aux symboles s’adressant à l’émotivité d’un peuple pour lui imposer le respect ou l’émerveillement.

Bibliographie:

[1] Charles E. Merriam, Political power : Its composition and incidence, New York-Londres, Whittlesey House/McGraw-Hil, 1934.
[2] Edouard Chavannes :Mémoires historiques de Sseu-Ma Tsien de Chavannes, tome quatrième, page 170).
[3] Léonard Rousseau: La première conquête chinoise des pays annamites (IIIe siècle avant notre ère). BEFO, année 1923, Vol 23, no 1.
[4] Shin’ichi Nakamura: Le riz, le jade et la ville. Évolution des sociétés néolithiques du Yangzi. Éditions de l’EHESS « Annales. Histoire, Sciences Sociales. 2005/5 60 année  pages 1009 à 1034.

Con Lân (La licorne)

Version française

Con Lân (La licorne)

Lân là con linh vật  đứng hàng thứ nhì  trong bốn con vật có sức mạnh siêu phàm hay tứ linh (long, lân, qui, phụng). Trong văn hóa Việt nam, chúng ta thường bị lầm lẫn giữa  con kỳ lân với con nghê. Đặc điểm để phân biệt giữa nghê và lân là ở bộ móng, nghê mang móng vuốt còn kỳ lân mang móng guốc. Lân thường xuất hiện ở đình, chùa, đền, miếu hay những công trình kiến trúc nghệ thuật. Theo nhà nghiên cứu việt Đinh Hồng Hải thì Lân có nguồn gốc Trung Hoa, một linh vật tưởng tượng ngoại nhập. Thật sự khi gọi kỳ lân, tức là nói đến một cặp: con đực gọi là kỳ và lân là con cái. Khi du nhập vào văn hóa việt  thì  người  Việt quên đi « con kỳ » mà chỉ  kêu là  lân thôi.  Chỉ có những vị quân vương hiền minh mới xứng đáng được trông thấy nó. Ở Sân Đại Triều Nghi trước Điện Thái Hòa của Tử Cấm  Thành  (Huế)  có hai con lân được đặt ở hai góc sân mang ý nghĩa thời thái bình mà còn biểu tượng nhắc nhở đến  sự uy  nghiêm giữa chốn triều đình. Lân còn là con vật tiêu biểu báo điềm lành. Nó  còn có khả  năng  nhận ra  được người hiền lành và kẻ gian trá. Người dân Việt  thường biết nó qua múa lân sư được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu hay khánh thành cửa hàng mới vì loại thú nầy tượng trưng cho thịnh vượng và hạnh phúc. Còn trong đạo Phật, nó là hiện thân của bát nhã tức là trí tuệ tối cao  hay gíác ngộ.

Version française
La licorne  figure au deuxième rang parmi les quatre animaux sacrés aux pouvoirs surnaturels (dragon, licorne, tortue et phénix). Dans la culture vietnamienne, on  est habitué à confondre souvent la licorne avec le chien-lion (con nghê). La caractéristique permettant de faire la distinction entre  ce dernier et la licorne  se retrouve dans les ongles.  Le chien-lion possède des griffes tandis que  la licorne a des sabots. Les licornes sont visibles  souvent dans les maisons communales, les pagodes, les temples, les sanctuaires ou les œuvres d’art architecturales. Selon le chercheur vietnamien Đinh Hồng Hải, la licorne (ou Lân)  est d’origine chinoise. Il s’agit d’une mascotte imaginaire importée de l’étranger. En fait, lorsqu’on évoque la licorne, on se réfère souvent à un couple d’animaux : le mâle est connu sous le nom « kỳ » tandis que la femelle s’appelle « lân ». Au moment de l’introduction de la licorne dans la culture vietnamienne, on n’a gardé que la femelle (Lân). Seuls les monarques sages sont dignes de pouvoir la voir. Dans l’esplanade des Grands Saluts devant le somptueux palais de la suprême harmonie (Điện Thái Hoà) de la Cité pourpre  interdite (Huế), il y a deux licornes placées dans deux coins différents  pour marquer non seulement  la période de paix mais aussi le caractère hiératique de la cour impériale. La licorne est un animal de bon augure. Elle est capable de discerner la probité  et la malhonnêteté chez un  homme. Les Vietnamiens ont l’habitude de la connaître grâce à la danse de la licorne à l’occasion des fêtes importantes (Le Nouvel An,  la fête de la Mi-Automne, l’inauguration de la nouvelle boutique etc.) car elle est le symbole de la prospérité et du bonheur. Quant au bouddhisme, la licorne est l’incarnation de l’esprit intuitif de la Prajna (l’intelligence suprême ou l’illumination).

Tokyo au fil de la nuit (Tokyo về đêm)

Tokyo về đêm.
Tokyo au fil de la nuit

Version française

Sau khi  viếng thăm chùa Senso-ji và học cách thức pha và uống trà theo phong cách người Nhật thì tối đó tụi nầy được anh HDV dẫn đi tham quan khu Shinjuku ở cách xa khác sạn tụi nầy 3 trạm métro. Nhờ vậy mình mới có dịp biết tàu điện ngầm của Tokyo. Đến nơi này mọi người đều phải mua ticket với máy tự động, giá cả cũng không đắc  mà cũng không có màn leo hàng rào qua cổng như ở Paris. Có thể qua cửa dễ dàng nhưng người Nhật họ có kỹ cương giáo huấn từ thưở nhỏ nên ai cũng tôn trọng luật lệ cả. Không có trò chen lấn như ở Paris hay xô đẩy như ở Việt Nam, mọi người đều nối đuôi chờ tàu điện đến trong một không gian yên lặng. Chỉ có buổi sáng lúc giờ cao điểm thì có  các nhân viên làm nhiệm vu đẩy các hành khách cuối cùng  lên tàu, đảm bảo không ai bị kẹt khi tàu đóng cửa lại. Ở ngoài cửa hầm điện cũng có  dân vô gia cư nhưng không có trò ăn xin cướp bóc, cho thì họ lấy chớ không bám theo người để năn nỉ lạy lục. Thật lạ trong tầm mắt chứ, làm mình ngẩn ngơ khâm phục. Ra khỏi hầm đện thì có cảm giác là mình lọt vào tổ kiến khó mà định ra phương hướng và  không dễ tìm đường ra với sự hiện diện của nhiều hành lang ngầm. Tiếc hai hôm ở Tokyo thời tiết rất xấu nên mình không thể chụp hình vừa ý nhưng có còn hơn không.

Khu Shinjuku là một Tokyo mới, không có nhiều địa điểm lịch sử. Các toà nhà văn phòng chọc trời của Tokyo đều tập trung ở phía tây của ga Shinjuku. Mỗi ngày có đến 250.000 nguời đến đây làm việc. Năm 1991, khi  chính quyền thành phố dời về toà cao ốc Văn phòng Thị Chính Tokyo, 48 tầng do kiến trúc sư Tange Kenzo thiết kế thì mọi người gọi  Shinjuku là shin toshin (trung tâm thành phố mới). Ở đây có luôn hai  đài quan sát  ở tầng 45 của hai tháp đôi (Bắc và Nam) của toà thị chính,  vào cửa miễn phí và  nhìn thấy được núi Phú Sĩ khi trời tốt.  Lúc tụi nầy đến tham quan cũng có 10 giời tối mà còn  thấy các toà nhà văn phòng còn đèn sáng. Người Nhật làm việc  đến khuya và sau đó còn la cà ở các quán ăn dọc theo hai bên đường. Lúc trở về khách sạn, tụi nầy cùng anh HDV đi bộ. Mình mới nhận thấy ra người Nhật họ rất siêng năng làm việc. Mình nhớ lại có một lần một người Nhật đến làm thực tập ở nơi mình làm việc. Mình có dịp hỏi anh nầy vậy ở Pháp có gì anh thích. Anh nầy mới trả lời với nụ cười khoái chí: Ở Pháp tôi thích có ngày nghỉ nhiều nhất là trò nghỉ cầu vòng. Thật vậy người  Nhật đã quen sống khổ cực với động đất, núi lửa, sóng thần và cuồn phong nên họ buộc lòng phải siêng năng, tận tụy với công việc họ có. Nhật Bản là đất nước có nhiều nghịch lý vì ở đó  bạn không chỉ tìm thấy những truyền thống mà còn có cả những điều lập dị. Đây là những gì bạn có thể khám phá ở quán cà phê Neko. Những người thuê nhà  không thể nuôi mèo có thể đến quán cà phê Neko dành  ra 1 giờ ngồi âu yếm khoảng 20 con mèo bằng cách trả phí vào cửa 1000 yen mà không cần đồ uống. Do đó, họ có thể xoa dịu đi tâm trạng ức chế  và áp lực mà họ gặp hằng ngày  trong công việc.

.

 

Version française

Après avoir visité le temple bouddhique Senso-ji et assisté à la séance de préparation du thé à la japonaise, notre guide nous a emmenés  visiter ce soir- là,  le quartier de Shinjuku situé  à 3 stations de métro de notre hôtel. Grâce à cela, j’ai eu l’occasion de connaître le métro de Tokyo. Une fois arrivé sur place, chacun de nous doit acheter un billet avec le distributeur automatique. Le prix n’est pas trop cher et il  n’y a pas non plus la tentation de tricher en sautant la barrière de la porte d’entrée comme à Paris. Il est possible de la franchir illégalement  mais les Japonais sont éduqués de façon plus disciplinée  dès leur jeune âge, chacun devant  respecter les règlements. Il n’y a aucune bousculade comme à Paris ou au Vietnam. Tout le monde se met  dans une file  d’attente à l’arrivée du train dans un espace calme. Il n’y a que le matin où l’on voit aux heures de pointe, les agents de transport chargés de pousser les derniers voyageurs à entrer dans le compartiment avec l’assurance de ne blesser  personne avant le départ du train. À l’extérieur du métro, quelques  gens sans domicile fixe (SDF) sont présents  mais on ne trouve point la mendicité et le vol à la tire. Ceux-ci acceptent de recevoir l’argent avec plaisir mais en aucun  cas ils ne supplient personne pour l’aumône. C’est très étrange à portée de ma vue. Cela me  laisse pantois d’étonnement et d’admiration. En sortant du métro, on a l’impression d’être dans une fourmilière où on n’arrive pas à se repérer  par la présence d’un grand nombre de couloirs souterrains. Il est regrettable  pour moi  de perdre deux  jours d’affilée à cause du mauvais temps. Mieux vaut avoir quelques photos à la place de rien du tout.

Le quartier de Shinjuku est un nouveau Tokyo où on trouve peu de sites historiques. Par contre les gratte-ciel de bureaux de Tokyo sont concentrés du côté ouest de la gare de Shinjuku. Chaque jour, il y a au moins 250 000 personnes venant y travailler. En 1991, lors de la décision du gouvernement de la ville d’effectuer le déménagement dans le bâtiment de 48 étages du « Tokyo Metropolitan Office » conçu par l’architecte Tange Kenzo, les gens ont appelé dès lors Shinjuku en Shin Toshin (nouveau centre-ville). Il y a ici deux observatoires situés au 45ème étage des deux tours jumelles de la mairie   où l’entrée est gratuite et on peut  voir le mont Fuji par beau temps. Lors de notre visite, il était déjà 22 heures et nous voyions encore les immeubles de bureaux éclairés. Les Japonais travaillent jusque tard dans la nuit, puis ils  traînent dans les restaurants du quartier. De retour à l’hôtel, nous préférons de marcher  avec le guide. Je viens de réaliser que les Japonais sont très laborieux dans leur travail. Je me rappelle d’une fois qu’un Japonais  de nom Ono était  venu faire un stage à l’endroit où je travaillais. J’ai eu l’occasion de lui demander ce qu’il aimait en France. Mr Ono m’a répondu avec un sourire heureux: J’aime qu’il y a beaucoup de jours de vacances  en France, en particulier les « ponts ». En effet, les Japonais sont habitués à vivre durement avec les tremblements de terre, les volcans, les tsunamis et les ouragans. Ils sont donc obligés d’être diligents et dévoués entièrement  à leur travail. Le Japon est un pays de paradoxes car on y trouve non seulement les traditions mais aussi les excentricités.  C’est ce qu’on peut découvrir avec les Neko cafés. Les locataires japonais n’ayant pas la possibilité de garder  les chats peuvent venir dans les Neko cafés pour passer tranquillement une heure avec  une vingtaine de chats et les câliner en payant un droit d’entrée de 1000 yens sans boisson. Ils peuvent ainsi calmer leur frustration et leur stress journalier qu’ils subissent dans le travail.

 

 

Musée de l’Acropole (Athènes, Grèce)

Version française

Đây là bảo tàng gồm chứa tất cả các hiện vật cổ khám phá  được từ đồi Acropole. Có ít nhất 300 kiệt tác thực sự ở nơi nầy. Ở ngay lối vào ở bảo tàng này, sàn kính trong suốt cho phép du khách có thể nhìn thấy được các cuộc khai quật khảo cổ mà được thực hiện trong nhiều năm qua. Chúng ta còn có thể thấy các bản sao của năm tượng phụ nữ (cariatides) dùng cho sự hỗ trợ điện thờ Erechtheion, được xây dựng trên phần đất linh thiêng nhất của đồi Acropole. Tại đây, bạn có thể chiêm ngưỡng khung cảnh ngoạn mục của đền Parthenon nhưng rất khó để bạn  chụp ảnh do số lượng du khách quá nhiều trong mùa hè này và lệnh cấm được áp dụng ở một số phòng liên quan đến việc triển lãm các bức tượng tuyệt đẹp. Mặc dù vậy,rất hữu ích  cho du khách khi biết cuộc sống hàng ngày của người Athen  ở  thời đó, sau khi đến tham quan Acropolis và Parthénon.

C’est le musée abritant toutes les artefacts  provenant  uniquement  de la colline d’Acropole. On y recense au moins 300 chefs-d’œuvre véritables. À l’entrée de ce musée, le sol en verre transparent permet au visiteur d’avoir une vue sur les fouilles archéologiques entamées au fil des années. On peut voir  les reproductions de cinq cariatides (les statues de femmes) soutenant l’Érechthéion, le sanctuaire édifié sur la partie la plus sacrée de l’Acropole. C’est ici qu’on peut avoir une vue imprenable sur le Parthénon mais il est difficile de faire des photos vu le nombre impressionnant de visiteurs durant cet été et l’interdiction imposée dans certaines salles concernant l’exposition  des superbes statues. Malgré cela, il s’avère utile de connaître la vie quotidienne des Athéniens de cette époque après avoir visité l’Acropole et le Parthénon.

Symbole d’Athènes

Athènes , capitale de la Grèce (Thủ đô Hy Lạp)

Ses églises byzantines magnifiques

Version française

Athènes không những là thủ đô của đất nước Hy Lạp ngày nay mà còn là trung tâm văn hoá ở thế kỉ thứ V trước Công Nguyên. Trong thời kỳ hoàng kim, thế giới Hy Lạp gồm có nhiều thành bang thì Athènes được xem là thành bang quang trọng nhất và được giữ vai trò chủ đạo trong liên minh hợp nhất Delos  chống lại  đế chế  Ba Tư  qua các trận chiến hiển hách như MarathonSalamine nhưng sau đó vì tham vọng của Athènes dưới thời Périclès  nên dẩn đến  chiến tranh Péloponèse kéo dài gần 30 năm giữa Athènes và các thành bang khác được Sparte dẫn đầu khiến thành bang Athènes sau đó bị bại trận từ khi thành bang có dịch bệnh và  suy yếu khiến mất đi  về sau nền độc lập qua trận chiến  Chaeronea với vuơng quốc Macédoine của Philippe II ở phiá bắc Hy Lạp. Từ đó  quốc gia nầy trở thành bá chủ về sau với  Alexandre Đại Đế. Từ lâu nay, Athènes được coi là nơi khai sinh ra nền văn minh phương tây. Athènes thu hút hàng triệu du khách mỗi năm vì đây là thành phố có bề dày lịch sử  nhất là có một thời  kỳ bị các đế quốc Đông La Mã (Byzance) và Ottoman  cai trị  nên  rất có nhiều di tích và các nhà thờ byzantine tuyệt vời để tham quan. Du khách đến Athènes thường cư trú ở khu phố cổ Plaka tiện bề cho việc mua sắm vả lại giá cả khách sạn cũng phải chẳng. Bạn ở khu nầy thì ít mất thì giờ, có thể đi bộ  khi đi tham quan  và nếu bạn không  ở nhiều ngày ở Athènes. Khu náo nhiệt có nhiều quán ăn nhất là khu của quảng trường Monastiráki, nơi có một nhà tu viên nhỏ  được tọa lạc ở phiá bắc dưới chân đồi   của đền Acropole và nơi có trạm tàu điện ngầm cùng tên nếu bạn muốn đi métro.  Cũng dễ đi thôi chỉ có 3 tuyến đường mà thôi chớ không có thể lạc hướng như ở Paris. Ẩm thực Hy Lạp cũng quá tầm thường không có phong phú như ẩm thực Pháp hay Việt. Đời sống rẻ hơn ở Paris nhiều lắm, lương  tối thiểu là 7, 8 trăm euros một tháng theo lời  kể lại của một cháu sinh  viên phục vụ  ờ nhà hàng Hà Nội. Nhà hàng nầy  có những món ăn rất ngon và rẻ như phở, bánh cuốn hay gỏi cuốn và được đánh giá bởi Tripadvisor với số điểm 4,5  ở khu Syntagma. Khu nầy  có  quốc hội Hy Lạp nên  có cuộc diễu hành của các lính bộ binh evzone hằng ngày.  Người dân Hy Lạp cũng rất hiền hoà và hiếu khách. Ngược lại cũng như Paris ở các khu đông du khách thường có trò móc túi nên phải đề cao cảnh giác.

Version française

Athènes n’est pas non seulement  la capitale de la Grèce, mais aussi un centre culturel au Vème  siècle av. J.C.  A la période de l’âge d’or, le monde hellénistique était constitué de nombreuses cités-états parmi lesquelles  Athènes était considérée comme la cité-état la plus importante et jouait un rôle majeur  dans la ligue de  Délos contre l’empire perse à travers les batailles éclatantes ayant eu lieu à  Marathon et à Salamine, mais ensuite à cause des ambitions démesurées d’Athènes sous la gouvernance de Périclès, cela conduisait  à la guerre de  Péloponnèse durant  près de 30 ans entre Athènes et d’autres cités-états dirigées par Sparte. Étant affaiblie par l’épidémie  de  la peste détruisant ainsi un tiers de la population, Athènes dut accepter finalement  la reddition  et  perdit plus tard   son indépendance dans la bataille de Chaeronea contre le royaume de Macédoine de Philippe II dans le nord de la Grèce. Depuis lors, ce dernier ne tarda pas à imposer son hégémonie sur l’ensemble de la Grèce avec son fils  Alexandre le Grand. Athènes est considérée depuis longtemps  comme le berceau de la civilisation occidentale. Athènes attire des millions de visiteurs chaque année car c’est une ville chargée d’histoire. Il y a une  époque  où elle était annexée et  gouvernée par les empires byzantins (Byzance) et ottomans. C’est pourquoi il y a donc de nombreux vestiges historiques et des églises byzantines magnifiques à visiter.

De passage à Athènes, le touriste  peut se loger dans la vieille ville de Plaka. C’est très pratique  pour faire le shopping. Les prix des hôtels sont également raisonnables. Si vous restez dans ce quartier, cela vous prend moins de temps  avec la marche à pied pour visiter les sites historiques et si vous pensez surtout à ne pas rester longtemps à Athènes. Le quartier le plus animé et bondé de restaurants reste la  place Monastiráki, où on trouve non loin  un petit monastère situé au nord dans les contreforts du temple de l’Acropole. C’est aussi ici que vous trouvez la station de métro  portant le  même nom si vous voulez tenter de prendre le métro. C’est aussi facile de le  faire car il n’y a que 3 lignes ferroviaires. Il est difficile de s’y perdre comme à Paris. La cuisine grecque  n’est pas très fameuse. Elle n’est pas très copieuse comme la cuisine française ou vietnamienne. Le niveau de vie est beaucoup moins cher qu’à Paris.  Le salaire minimum est de 700 à 800 euros par mois, ce que m’a rapporté un jeune étudiant  travaillant  dans un restaurant vietnamien de nom Hanoï. Ce dernier nous propose des plats très  délicieux et à bon marché comme le phở, la crêpe vietnamienne  ou le rouleau de printemps.  Il est très apprécié  par Tripadvisor avec une note  de 4,5 à Syntagma. Celui-ci  abrite également le parlement grec devant lequel a lieu le défilé quotidien  des evzones. Les Grecs sont aussi très gentils et hospitaliers. En revanche, comme à Paris dans les zones touristiques surpeuplées, il faut se méfier des pickpockets et  faire preuve de prudence.

L’archipel de Santorin (Grèce)

Version française

Nằm  ở biển Égée, thuộc về quần đảo Cyclades cách xa lục địa Hy Lạp 186 cây số  về phía đông nam, quần đảo Santorini thực sự được tạo thành từ năm hòn đảo núi lửa, trong đó lớn nhất là đảo Santorini. Vào thế kỷ 13, người dân của thành quốc Venise  đặt cho hòn đảo này cái tên Santorini liên quan đến Thánh nữ Irene, tu nữ Irini đã tử vì đạo ở phương Đông dưới triều đại của Hoàng đế Diocletian vào đầu thế kỷ thứ 4, người mà các thủy thủ nước ngoài gọi là Santa Irini. Cái tên này đã  biến chuyển qua nhiều năm thành Santo Rini để trở thành ngày nay là Santorini. Sau khi quần đảo nầy được sáp nhập vào Hy Lạp vào năm 1840, nó mang tên cổ là Thera nhưng cái tên Santorini vẫn được nhiều người ưa thích. Sự ra đời của Santorini còn có nhiều bí ẩn về nó. Santorini có thể là vị trí được kể lại trong huyền  thoại về Atlantis, thành phố Hy Lạp đã biến mất dưới nước và lấy tên nó cho Đại Tây Dương. Do đó, viên ngọc  của quần đảo Cyclades có thể là Pompéi của biển Égée được kể lại trong các tác phẩm của nhà triết học Plato của Hy Lạp cổ đại.

Thành phố chính của đảo Santorini tên là Théra cao 300m so với mực nước biển, đảo nầy thực chất là một ngọn núi lửa cổ đại. Điều gây ấn tượng cho du khách đến Santorini là phong cách kiến ​​trúc của nó được nổi bật bởi tất cả những ngôi nhà màu trắng và xanh trên vách đá. Nhiều quán cà phê nằm trước biển.  Du khách có thể vừa nhâm nhi ly cốc-tay vừa ngắm hoàng hôn từ  thành phố  Théra hay tuyệt vời  hơn nữa là ở ngôi làng Oia duyên dáng.

Version française

Situé en mer Egée dans les Cyclades à 186 kilomètres au sud-est de la Grèce continentale, l’archipel de Santorin est constitué en fait de cinq îles volcaniques dont la plus grande est l’île Santorin. Au XIIIème siècle, les Vénitiens donnèrent à cette île le nom de Santorin en référence à Sainte Irène, la sœur  Irini martyrisée en Orient  sous le règne de l’empereur Dioclétien au début du  IVème siècle,  que les marins étrangers ont appelée Santa Irini. Ce nom a évolué au fil des années en  Santo Rini pour devenir  aujourd’hui Santorin. Après le rattachement de l’archipel à la Grèce en 1840, celui-ci reprend officiellement le nom antique de Théra mais le nom de Santorin est toujours largement  employé. La naissance de Santorin est entourée  encore d’un grand mystère. Santorin pourrait être l’endroit raconté dans le mythe de l’Atlantide, la ville grecque ayant eu disparu sous les eaux et donné son nom à l’océan Atlantique. La perle des Cyclades pourrait être  ainsi la  Pompéi de la mer Égée raconté dans les œuvres de Platon de la Grèce antique.

La principale ville Théra de l’île Santorin se trouve à 300m d’altitude. Cette île est en fait un ancien volcan. Ce qui frappe à Santorin c’est son style architectural qui se distingue  par toutes  ses maisons  blanches et bleues sur les falaises. De nombreux cafés se trouvent en face de  la mer. Le touriste peut  siroter un cocktail en regardant le coucher de soleil depuis la ville principale  Théra ou mieux encore au charmant village Oia.