Thành Thái (Version vietnamienne)

 

Version française

Để tưởng nhớ một người đã cống hiến cả cuộc đời cho đất nước và người dân Việt qua bốn câu thơ Lục Bát:

Ta điên vì nước vì dân
Ta nào câm điếc một lần lên ngôi
Trăm ngàn tủi nhục thế thôi
Lưu đày thể xác than ôi cũng đành

Trước khi trở thành vua Thành Thái, ông được biết đến với cái tên Bửu Lân. Ông là con trai của vua Dục Đức, người đã bị hai vị quan nho giáo sát hại là Tôn Thất ThuyếtNguyễn Văn Tường và cháu trai của danh thần Phan Đinh Bình. Khi ông nầy vụng về chống lại sự lên ngôi của vua Ðồng Khánh bởi chính quyền thực dân, Ðồng Khánh  nhanh chóng trả thù sau đó bằng cách bức tử  một các hèn nhát vị quan này và quản thúc tại gia Bửu Lân và mẹ của ông ta trong nội cung ở điện Trần Võ để tránh mọi mầm mống của cuộc nổi dậy. Bởi vậy sau cái chết của Đồng Khánh và việc lựa chọn con trai của mình làm người kế vị  được thông báo bởi  chính quyền thực dân, mẹ của Bửu Lân rất ngạc nhiên và bật khóc vì bà vẫn còn  bị ám ảnh bởi ý tưởng rằng con trai của bà sẽ  có một  số phận tương tự như chồng bà, vua Dục Đức và cha bà  Phan Đình Bình. Nếu Bửu Lân được chọn thay thế các hoàng tử khác thì chắc chắn điều đó nhờ đến tài khéo léo của Diệp Văn Cương, người tình nhân của cô của ông, công chúa  công nữ Thiện Niệm bởi vì Diệp Văn Cương là thư ký riêng của khâm sứ Trung kỳ Rheinart. Ông nầy  được  khâm sứ giao trách nhiệm tìm kiếm  một thỏa hiệp với triều đình  trong việc chọn người để kế vị vua Ðồng Khánh.

Do đó, ông vô tình trở thành vị vua mới của chúng ta được gọi là Thành Thái. Ông sớm nhận ra quyền lực của  ông rất bị hạn chế.  Hiệp ước Patenôtre không bao giờ được tôn trọng. Ông cũng không có quyền hành chi cả  trong việc cai trị và điều khiển đất nước. Khác với vua Ðồng Khánh, người gần gũi với chính quyền thực dân, ông  thường  kháng  cự  thụ động bằng cách chống đối  triệt để chính sách của chính quyền qua  những nhận xét khiêu khích và  những cử chỉ không thân thiện.  Người ta ghi nhận được một cuộc chạm trán đầu tiên của ông với  khâm sứ Alexis Auvergne ở thời điểm khánh thành cái cầu mới bắc qua sông Hương. Tự hào về  kỳ công kỹ thuật và sự vững chắc của cái cầu, Alexis Auvergne không ngần ngại  trả lời với thái độ ngạo  nghễ: Khi nào cầu nầy sụp đổ thì nước ngài sẻ được độc lập.

Pont Tràng Tiền

© Đặng Anh Tuấn

Để cho thấy sự quan trọng mà chính quyền thực dân đã dành cho cái cầu mới này, họ đặt cho nó một cái tên mới là cầu « Thành Thái ». Điều này khiến làm Thành Thái tức giận vô cùng vì ông viện cớ rằng từ nay mọi người có thể giẫm đạp lên đầu ông ta qua  cái cầu này. Ông cấm mọi người  gọi  cầu nầy bằng tên mới và xúi giục họ sử dụng tên cũ « Tràng Tiền ». Vài năm sau, trong một cơn bão dữ dội năm thìn, cái cầu nầy bị sập. Thành Thái nhanh chóng nhắc nhở lại câu nói của  Alexis Auvergne với sự hài hước  hóm hỉnh của ông. Alexis Auvergne đỏ mặt xấu hổ và buộc phải lánh trốn trước những lời  nói khó chịu này. Sự bất đồng ý kiến với chính quyền càng ngày càng gia tăng với sự thay thế đổi khâm sứ cũ  bởi ông Sylvain Levecque. Ông nầy không lãng phí thời gian nhiều trong việc thiết lập một mạng lưới giám sát chặt chẽ kể từ khi ông biết rằng Thành Thái tiếp tục gần gũi người dân thông qua các cuộc cải cách và việc cải dạng thường xuyên làm người dân  thường. Ông là vị vua đầu tiên của Việt Nam chủ động cắt tóc ngắn và mặc y phục theo phương cách của người châu Âu. Điều này đã làm kinh ngạc rất nhiều quan lại và quần chúng khi ông xuất hiện lần đầu tiên. Nhưng đó cũng là vị vua  đầu tiên khuyến khích người dân nên theo đuổi  học tiếng Pháp. Ông là  người đề xướng ra một số thành tựu kiến ​​trúc (chợ Đông Ba,  Quốc học Huế, bắc cầu Trường Tiền vân vân..). Ông cũng là  vị vua đầu tiên của triều Nguyễn quan tâm nhiều  đến cuộc sống và thấu hiểu những khó khăn hàng ngày của người dân. Được biết, trong một chuyến du ngoạn mà ông được hộ tống, ông gặp một người nghèo trên đường đang gánh nặng các bó củi. Vệ sĩ của ông dự định dọn lối đi cho ông nhưng ông ta ngăn lại mà nói:

Chúng ta  đâu có được làm công dân hay hoàng đế ở đất nước này đâu. Tại sao chúng ta phải đuổi  người ta đi? Trong những chuyến du ngoạn  ở ngoài thành ông thường ngồi trên chiếu, được bao xung quanh bởi dân làng và  tranh luận cùng họ về bất cứ câu hỏi nào. Đó là cũng một trong những chuyến du ngoạn nầy mà ông mang về Tử Cấm Thành một người phụ nữ trẻ tuổi đồng ý kết hôn và trở thành sau đó một cung phi của ông. Thành Thái rất nổi tiếng và xuất sắc trong việc chơi trống. Đây là lý do tại sao ông không ngần ngại  triều tất cả những tay trống giỏi nhất trong cả nước đến nội cung, yêu cầu họ chơi trống giữa triều đình và ban thưởng tiền cho họ rất nhiều. Được biết, một ngày trời đẹp ông bắt gặp một tay trống  hay  thường lắc đầu khi lúc chơi trống. Muốn giúp anh chàng sửa chữa cái thói quen này, ông mới nói đùa với anh chàng nầy: Nếu ngươi tiếp tục chơi theo cách này một lần nữa, trẩm phải mượn đầu của ngươi đấy.Từ đó trở đi, tay trống nầy  không ngừng lo sợ được triệu tập lần sau khiến  lo lắng và chết đi sau đó vì một cơn đau tim. Khi  biết cái chết của tay trống này, Thành Thái rất hối hận, triệu tập gia đình của tay trống và cho họ một khoản tiền lớn để đáp ứng lại nhu cầu hàng ngày. Cách nói đùa, việc ngụy trang thường xuyên, các cử chỉ đôi khi kỳ lạ và khó hiểu của ông khiến chính quyền thực dân  và các quan ở trong triều có cơ hội  để nói là ông bị mất trí.

Tương tự như Tôn Tẩn sống ở thế kỷ thứ nhất của thời Chiến Quốc (Trung Quốc) và nhờ sự giả điên mà đã trốn thoát khỏi người bạn vô ơn Bàng Quyên và đánh bại  Ngụy quốc trong vài năm sau, Thành Thái, thay vì tự bảo vệ mình trước sự vu khống có chủ ý này, cũng nghĩ rằng điên rồ là  một phương tiện che chở và ngăn chặn có hiệu quả nhất chính sách của chính quyền thực dân qua các hành động điên rồ của mình. Nhờ vậy ông mới có thể hành động đằng sau hậu trường bằng cách tuyển mộ một đội quân gồm các cô gái trẻ, vai trò của họ không bao giờ được làm sáng tỏ và  chờ đợi thời điểm thuận lợi cho cuộc nổi dậy nhân dân. Nhưng ông không bao giờ có thời gian để thực hiện tham vọng của mình bởi vì được sự đồng ý của  thượng thư  bộ lai thời đó, Trương Như Cương, chính quyền thực dân đã lợi dụng sự điên rồ trá hình của ông mà buộc ông phải thoái vị và nhờ thượng thư Trương Như Cương lo việc thành lập  một phụ nhiếp chính dưới sự điều khiển của khâm sứ Pháp. Trước sự từ chối quyết liệt của Trương Như Cương,  lòng trung thành  vững chắc của ông đối với triều Nguyễn và yêu sách của ông tôn trọng tuyệt đối hiệp ước Patenôtre, chính quyền thực dân buộc lòng phải chọn một trong những đứa con của Thành Thái lên làm vua được  biết về sau dưới cái tên “Duy Tân”.

Về phần Thành Thái, ông bị  đày đầu tiên đến Vũng Tàu (Cap St Jacques cũ) vào mùa thu năm 1907 và sau đó đến đảo La Réunion cùng con trai của ông, vua Duy Tân vào năm 1916.  Ông chỉ được phép trở về Việt Nam vào năm 1945 sau cái chết của vua Duy Tân và bị cầm giữ lại ở Vũng Tàu miền Nam Việt Nam trong những năm cuối đời.
Có thể nào xem ông  như là kẻ mất trí  khi chúng ta biết rằng qua bài thơ của ông có tựa đề « Hoài Cổ« , Thành Thái rất minh mẫn và không ngừng  bày tỏ nổi đau trước tình trạng nghiêm trọng của  đất nước? Những bài thơ  thất ngôn bát cú như Vịnh trận bão năm thìn hay Cảm hoài không những  thể hiện sự  thông thạo hoàn hảo của ông trong việc sử dụng các quy tắc chặt chẽ và khó làm của thơ ca Việt Nam  mà còn là niềm tự hào của một vị vua yêu nước.  Dù bị lưu đày gần nửa thế kỷ (1907-1954) bởi chính quyền thực dân, ông vẫn tiếp tục thể hiện niềm tin vững chắc trong cuộc giải phóng đất nước và dân tộc. Chúng ta đã cảm nhận được thông qua ông, ở trên mảnh đất huyền thoại  nầy,  sự thành hình các công cụ của cuộc nổi dậy trong tương lai.

Đối với ông, căn bệnh nan y của ông chỉ nhằm mục đích muốn đạt được ý đồ vĩ đại, muốn khôi phục lại  phẩm cách cho người dân Việt chờ đợi từ lâu nay và muốn thể hiện cho hậu thế sự hy sinh và cái giá mà ngay cả người được xem là mất trí  bởi chính quyền thực dân phải trả cho đất nước này với 47 năm lưu đày. Ông không thể nào khôi phục lại được từ « căn bệnh điên » này trong bối cảnh chính trị thời bấy giờ.

Cho đến ngày hôm nay, không có tài liệu lịch sử nào chứng minh sự  điên rồ của vua Thành Thái mà nó chỉ cho chúng ta thấy được sự mất trí của một vị vua vĩ đại vì quá yêu thương đất nước và dân tộc và nổi thống khổ muôn thưở của một nhà yêu nước trước  vận mệnh quốc gia.

 

 

 

 

 

Vọng Các (Venise de l’Orient)

Version française

Nằm ở đồng bằng Menam, thủ đô Bangkok được gọi là « Venise của phương Đông » và được biết đến trong kỷ lục Guinness là thành phố có tên dài nhất thế giới. Nó  nằm cách biển khoảng 30 cây số  và được đặc trưng bởi vô số kênh rạch (khlongs). Chính quyền  đang cố gắng lấp các kênh nầy để  biến thành đường phố nhầm đem lại một giải pháp cho vấn đề giao thông xe hơi ở Vọng Các. Nơi này thông thường hay bị ngột ngạt và chịu rất nặng nề về ô nhiễm hàng ngày. Dân số chính thức của thành phố nầy đã tăng trong năm 2010 lên tới 8.2 triệu dân. ĐếnVọng Các, không có du khách nào quên ghé thăm cung điện hoàng gia nơi mà có nhà cầu nguyện có chứa Đức  Phật Ngọc,  thần phụ hộ của Thái Lan và chùa Wat Traimit với tượng phật vàng nặng đến 5,5 tấn (trong khu Tàu).

Vong_cac

[Trở về trang Thái Lan]

Chính sách giao hảo với Việt Nam (Thailande)

Version francaise

Sự hiếu khách mà vua Rama I dành cho Nguyễn Ánh sau này sẽ là cơ sở cho việc phát triển mối quan hệ tương lai giữa hai nước. Không lạ gì với cách cư xử chu đáo của Nguyễn Ánh trong việc tìm kiếm một giải pháp thích hợp để quản lý sự đô hộ ở Lào và Cao Miên với người Thái. Theo nhà nghiên cứu Vietnam Nguyễn Thế Anh, những quốc gia này được xem vào thời điểm đó là những đứa trẻ được hai nước Xiêm La và Việt Nam cùng nhau nuôi dưỡng, Xiêm La thì đóng thường ngày vai trò người cha còn danh hiệu của mẹ thì dành cho Viêt Nam. Sự phụ thuộc này được biết đến trong tiếng Thái dưới tên là « song faifa ». Theo nguồn tin của Xiêm La, Nguyễn Ánh đã gửi cây bạc và vàng từ Gia Định đến Vọng Các 6 lần, đây là một dấu hiệu bày tỏ sự trung thành của Nguyễn Ánh vào giữa năm 1788 và năm 1801. (2).

Trong một lá thư gửi đến vua Rama I trước khi trở về Gia Định, Nguyễn Ánh đã đồng ý đặt dưới quyền bảo hộ của Xiêm La trong trường hợp ông thành công trong việc khôi phục quyền lực. Đại Nam (tên cũ của Việt Nam) có chấp nhận trở thành quốc gia theo độ hình mandala không? Có một số lý do để bác bỏ giả thuyết này. Đầu tiên Đại Nam không chịu ảnh hưởng của Phật giáo Nguyên thủy và cũng không có môt nền văn hóa Ấn Độ như hai nước Cao Miên và Lào vì tôn giáo đóng một vai trò rất quan trọng trong độ hình mandala được định nghĩa bởi nhà nghiên cứu O. Wolter. Xiêm La cố gắng bành trướng ảnh hưởng và thống trị ở các khu vực mà người Thái được du nhập ít nhiều và nơi mà văn hóa Ấn Độ hóa được trông thấy rõ rệt.

Đây không phải là trường hợp ở Việt Nam. Chakri và người tiền nhiệm Taksin đã thất bại trong việc tiếp cận ở Nam Kỳ, một vùng đất mới nên có rất nhiều người dân Việt cư trú với nền văn hoá khác nhau. Chế độ chư hầu dường như không thể. Chúng ta không bao giờ biết được sự thật nhưng chúng ta có thể dựa vào thực tế mà để nhận ra những ân huệ của Rama I. Nguyễn Ánh có thể có một thái độ dễ hiểu này, rất phù hợp với tính tình của ông và đặc biệt nhất là với tinh thần Nho giáo thì việc phản bội không bao giờ có ở nơi ông. Chúng ta tìm thấy ở Nguyễn Ánh sự biết ơn và lòng nhân từ mà chúng ta không thể phủ nhận sau này với Pigneau de Béhaine (Cha Cà). Ông nầy đã dành rất nhiều nỗ lực để thuyết phục Nguyễn Ánh theo đạo Công giáo.

Dưới triều đại của ông, không có sự bắt bớ người Công giáo, có thể xem đây là sự biết ơn  của ông  với Pigneau de Béhaine. Từ quan điểm này, chúng ta có thể thấy ở nơi ông nguyên tắc nhân đạo (đạo làm người) bằng cách tôn vinh cả lòng biết ơn đối với những người đã bảo vệ ông trong suốt 25 năm thăng trầm và trả thù những kẻ đã giết hại tất cả người thân và gia đình của ông. (thù phải trả, nợ phải đền) 

Vào thời điểm lên ngôi  vào năm 1803 tại Huế, Nguyễn Ánh đã nhận được vương miện do vua Rama I cung cấp nhưng ông đã trả lại cho ông nầy ngay lập tức vì ông không chấp nhận được coi là chư hầu của vua và nhận được danh hiệu mà vua Xiêm Rama I thường quen  ban cho các chư hầu của mình. Thái độ này đi ngược lại với lời buộc tội mà người ta vẫn có về Nguyễn Ánh.Đối với một số nhà sử học Việt Nam, Nguyễn Ánh là kẻ phản bội vì ông ta cho người nước ngoài có cơ hội để chiếm Việt Nam. Người ta  thường dùng cụm từ tiếng Việt « Đem rắn cắn gà nhà »  với Nguyễn Ánh. Thật không công bằng khi gọi ông là kẻ phản quốc vì trong bối cảnh khó khăn mà ông có, không có lý do nào mà không hành động như ông khi ông  ở trong vực thẳm tuyệt vọng. Có lẽ là thành ngữ sau đây « Tương kế tựu kế » phù hợp với ông ta hơn mặc dù có nguy cơ trở thành con cờ của người nước ngoài. Cũng nên nhớ rằng nhà Tây Sơn đã có cơ hội gửi một sứ giả đến gặp vua Rama I vào năm 1789  với ý đồ (Điêu hổ ly sơn) nhầm để chóng lại Nguyễn Ánh nhưng nỗ lực này là vô ích vì Rama I tôi từ chối ngay.(3)

Là người thông minh, can đảm và nhẫn nhục với hình ảnh của vị vua  Cẫu Tiển của thời Xuân Thu, ông  ta dư biết hậu quả của các hành động của mình. Không chỉ có  vua Gia Long mà thôi  còn có hàng ngàn người đã đồng ý theo ông sang Thái Lan và nhận trách nhiệm nặng nề này là đưa người nước ngoài vào đất nước để chống lại  nhà Tây Sơn. Có phải tất cả họ đều là kẻ phản bội? Đó là một câu hỏi hóc búa mà rất khó để đưa ra một câu trả lời khẳng định và một sự lên án vội vàng mà không có  trước đó  sự công bằng  và không  nên bị thuyết phục bởi những ý kiến ​​đảng phái  chính trị khi chúng ta biết rằng Nguyễn Huệ luôn luôn là  người anh hùng được người  dân Việt ngưỡng mộ nhất nhờ thiên tài quân sự của ông.Thất vọng trước sự từ chối của Gia Long, vua Rama I, không có tỏ ra dấu hiệu oán giận nhưng ông ta đã nhận thấy sự biện minh nầy trong sự khác biệt  về văn hóa. Chúng ta tìm thấy ở vua Rama I không chỉ sự khôn ngoan mà còn có cả sự hiểu biết. Bây giờ vua Rama I muốn được đối xử như một người bình đẳng với Nguyễn Ánh. Sự đối xử bình đẳng này có thể được hiểu là mối quan hệ song phương « đặc quyền » giữa người anh cả  và người em trẻ với sự tôn trọng lẫn nhau. Mỗi người nên biết rằng  người nầy rất cần người kia dù đây chỉ là một liên minh hoàn cảnh. Các quốc gia của họ bị theo dõi bởi những kẻ thù ghê gớm đó là Miến Điện và Trung Quốc.

Mối quan hệ đặc quyền của họ không phai nhạt theo thời gian khi Rama I đem lòng yêu mến chị gái của Nguyễn Ánh trong thời gian đó. Chúng ta không biết bà nầy trở thành như thế nào  về sau là vợ  hoặc là cung tần của vua Rama I. Trái lại, có một bài thơ tình mà vua Rama I dành riêng cho bà và bài nầy vẫn được tiếp tục hát vào những năm 1970 trong cuộc diễn hành hàng năm của những chiếc thuyền hoàng gia. Về phần Nguyễn Ánh (hay Gia Long), trong thời gian trị vì, ông đã tránh đối đầu với Thái Lan về mặt quân sự với các vấn đề gai góc của  hai nước Cao Miên và Lào. Trước khi qua đời, Gia Long đã không ngừng nhắc nhở người kế nhiệm, vua  Minh Mạng để duy trì tình bạn này mà ông đã thành lập với vua  Rama I và coi Xiêm là một đồng minh đáng kính nể trên bán đảo Đông Dương (4). Điều này sau đó được chứng minh qua việc vua  Minh Mạng từ chối tấn công Xiêm La theo lời yêu cầu của người Miến Điện.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Anh, ở Đông Nam Á, trong số hai mươi quốc gia vào khoảng 1400, chỉ còn có ba vương quốc thành công được xem vào đầu thế kỷ XIX  là các cường quốc ở khu vực trong đó có Xiêm La và Đại Việt, một nước bắt đầu hành trình về phía Đông và một nước về phía Nam để gây thiệt hại cho các quốc gia bị ảnh hưởng  Ấn Độ giáo (Lào, Cao Miên, Chămpa). Sư xung đột lợi ích này ngày càng gia tăng với sự qua  đời của Rama I và Nguyễn Ánh. Những người kế vị của họ (Minh Mạng, Thiệu Trị ở phía Việt Nam và Rama III ở phía Xiêm La) đã bị vướng vào vấn đề kế vị của các vị vua Cao Miên đã không ngừng chiến đấu lẫn nhau và yêu cầu sự giúp đỡ và bảo vệ của Viet Nam và Xiêm La. Sau đó, được hướng dẫn bởi chính sách của chủ nghĩa thực dân và thôn tính khiến hai nước phải đối đầu hai lần về mặt quân sự vào năm 1833 và năm 1841  ở  lãnh thổ Cao Miên và Việt Nam và tìm thấy mỗi lần sau cuộc đối đầu một thỏa hiệp  có lợi cho hai nước và gây bất lợi cho các  nước bảo hộ của họ. Sự liên minh hoàn cảnh không còn được xem xét đến. Sự cạnh tranh càng ngày thể hiện rõ ràng hơn giữa hai quốc gia đối thủ  Đại Nam và Xiêm La, tạo ra giờ đây một khoảng cách cho việc giao hảo và liên minh nào có thể.  Ngay cả chính sách của hai nước cũng khá khác nhau, một nước theo mô hình Trung Hoa để tránh tiếp xúc với thực dân phương Tây còn một nước thì theo mô hình Nhật Bản để ủng hộ việc mở cửa biên giới.Thủ đô Nam Vang của Cao Miên  đã bị quân đội Việt Nam của tướng Trương Minh Giảng  chiếm đóng một thời trong khi đó các vùng ở  phiá Tây Cao Miên (Xiêm Riệp, Battambang, Sisophon) đều nằm trong tay Thái Lan. Theo nhà sử học người Pháp Philippe Conrad, nhà vua Cao Miên được coi là một thống đốc  bình thường của vua Xiêm La.  Các dấu hiệu hoàng gia như kiếm vàng, ngọc ấn đã bị tịch thu và giữ cất tại Vọng Các. Sự xuất hiện của người Pháp ở Đông Dương kết thúc  quyền bá chủ của hai nước đối với Cao Miên  và Lào.  Sự đô hộ  nầy giúp người Cao Miên và Lào thu hồi một phần lãnh thổ của họ trong tay của  người Việt và người Thái. Nước Đại Nam của Hoàng đế Tự Đức phải đối mặt với chính quyền thực dân Pháp đã sáp nhập sáu tỉnh Nam Bộ (Nam Kỳ).

Nhờ sự sáng suốt của các vị vua Xiêm La (nhất là Chulalongkorn hoặc Rama V), người Thái dựa vào chính sách cạnh tranh giữa người Anh và người Pháp, mà cố gắng giữ độc lập với cái giá phải trả là sự nhượng bộ lãnh thổ của họ ( các lãnh thổ Miến Điện và Mã Lai mà họ chiếm đóng trả lại cho người Anh và Lào và Cao Miên thì nhường lại cho  người Pháp). Họ đã chọn chính sách đối ngoại  mềm dẽo (chính sách cây sậy) như cây sậy thích nghi với gió. Không phải sự ngẫu nhiên khi thấy sự liên minh thiêng liêng của ba hoàng tử Thái Lan ở  thời kỳ khởi đầu thành hình quốc gia Thái Lan vào năm 1287 và sự phục tùng ngoan ngoãn của họ trước đoàn quân Trung-Mông của Hốt Tất Liệt (Kubilai Khan).

Chính chính sách tổng hợp thích ứng này cho phép họ tránh được các cuộc chiến tranh thuộc địa, luôn sát cánh với những kẻ chiến thắng và được tồn tại cho đến ngày nay như một quốc gia hưng thịnh mặc dù đã thành hình muộn ở lục địa Đông Nam Á. (chỉ có từ đầu thế kỷ 14)

[Hình ảnh ở Vọng Các]

[Trở về trang Thái Lan]

Núi Phú Sĩ (Le mont Fuji)

Núi Phú Sĩ (Le mont Fuji)

Cuộc hành trình Nhật Bản (ngày thứ ba)

Ngày thứ ba , mình cùng các du khách trong đoàn được đi tham quan núi Phú Sĩ. Trước khi đến tham quan, tụi nầy được  ghé  Gotemba Premium Outlets. Đây là khu mua sắm bao gồm các cửa hàng cao cấp hàng đầu của Nhật. Ở đây du khách có thể nhìn thấy đỉnh núi Phú Sĩ  trong mây.  Núi nầy có độ cao 3776 thước được xem là ngọn núi cao nhất ở Nhật Bản. Đến đất nước Nhật Bản mà không có đến tham quan núi Phú Sĩ thì là một điều đáng tiếc vì nó không những là một biểu tượng của đất nước mặt trời mọc mà còn là một di sản văn hóa thế giới. Hình tượng núi Phú Sĩ rất thanh nhã, thay đổi theo mùa và theo thời điểm trong ngày khiến nó trở thành một chủ đề ưa thích của nhiều họa sĩ trứ danh Nhật ở thế kỉ 19: K. Hosukai (1760-1849) với « 36 cảnh núi Phú Sĩ », A. Hiroshige (1797-1858) với «Năm mươi ba trạm dừng của Tokaido». Núi Phú Sĩ vẫn được xem từ lâu là một đỉnh núi thiêng liêng vì theo Nhật Bản thư kỷ, núi nầy là nơi ở của nữ thần Konohanasakuya-hime, vợ của thần Ninigi-no-Mikoto, cháu nội của nữ thần mặt trời Amaterasu. Bởi vậy phụ nữ không được phép leo lên núi cho tới năm 1868. Ngày nay số lựợng người leo núi để giải trí nhiều hơn số lượng người leo núi hành hương. Phú Sĩ không phải là một chóp núi nhọn mà nó là miệng núi lửa. Nó vẫn hoạt động và lần cuối cùng nó phun trào vào năm 1707 của thời kỳ Edo. Vì thế khu vực xung quanh núi toàn thấy tro bụi núi lửa và có cả 5 hồ nước do núi lửa tạo ra và được gọi là ngũ hồ: hồ Motosu, hồ Shoji, hồ Kawaguchi, hồ Yamanaka và hồ Sai. Nếu ai không thích leo lên đỉnh thì có thể dừng ở trạm số 5 Fuji Subaru Line. Nơi nầy ngoài khu buôn bán còn có một khu  vực quan sát để có được cái nhìn toàn cảnh tuyệt đẹp trên hồ Yamanaka và thành phố Fujiyoshida.  Chiều hôm đó, tụi nầy được sống  theo lối Nhật ở  một khách sạn gần hồ Kawaguchi bên cạnh rừng thông. Thật tuyệt vời nhất là sáng sớm hôm sau khi lúc  mặt trời mọc mình thả bộ một mình qua đường mòn của rừng thông  để  chụp  quan cảnh xung quanh hồ. 

FUJI

Version française

Le mont Fuji
Le troisième jour du voyage au Japon, notre groupe a eu l’occasion de visiter le mont Fuji.   Avant de pouvoir l’admirer, nos  rendons visite à un grand centre commercial de nom Gotemba Premium Outlets où on ne trouve que les grandes marques préférées par les Japonais.  C’est ici que le touriste peut voir le sommet du mont Fuji dans les nuages. Étant haut de 3776 mètres, ce mont Fuji  est considéré comme la montagne la plus élevée au Japon. Il est regrettable de ne pas le visiter car il est non seulement l’emblème célèbre du pays au Soleil-Levant mais aussi le patrimoine mondial culturel de l’UNESCO. Ce mont ne manque pas de charme et ne cesse pas de modifier son image en fonction des saisons et des moments de la journée. C’est pour cela qu’il devient le thème préféré des dessinateurs japonais célèbres du XIXème siècle à l’époque Edo: K. Hosukai (1760-1849) dans la série de « 36 vues du mont Fuji« , A. Hiroshige (1760-1849) dans la série d’estampes intitulée « Les 53 relais de Tokaido ». Depuis longtemps, le mont Fuji revêt un caractère sacré car selon les annales chroniques du Japon (Nihon shoki), le mont Fuji est le lieu de résidence d’une kami japonaise de nom Konohanasakuya-hime, l’épouse du petit-fils Ninigi-no-Mikoto de la déesse du soleil Amaterasu. C’est pour cette raison que l’ascension était interdite aux femmes jusqu’à l’année 1868. Aujourd’hui le nombre de randonneurs est plus important que celui des pèlerins grimpeurs. Le sommet de Fuji est en fait un cratère volcanique. Il continue à être actif mais sa dernière éruption  eut lieu en 1707 à l’époque Edo. Autour de ce mont, on ne trouve que des poussières volcaniques et 5 lacs que l’éruption a crées: lac Motosu, lac Shoji, lac Kawaguchi, lac Yamanaka et lac Sai. Si on n’aime pas à marcher à pied jusqu’au sommet du mont Fuji, on peut s’arrêter à la station portant le numéro 5 de Fuji Subaru Line. C’ici qu’outre le centre commercial, il y a la zone d’observation où on peut avoir une vue panoramique imprenable  sur le lac Yamanaka et la petite ville Fujiyoshida. Ce soir là, nous passons la nuit dans un hôtel proche de la forêt des pins. C’est superbe pour moi de me promener tout seul,  le  lendemain au lever du soleil,  sur le sentier de la forêt des pins et faire  les photos autour du lac.

Lac Kawaguchi

HOPHUSI

Lire la suite

Dân tộc Hmong (Version vietnamienne)

 

Dân tộc Hmong

Version française

Tại sao dân tộc Hmong không có quốc gia như người Việt? Tại sao họ sống nghèo nàn tạm bợ ở miền nam Trung Hoa hay ở bán đảo Đông Dương, trở thành một dân tộc thiểu số của Vietnam tuy rằng họ rất đông dân có ít nhất 20 triệu dân trên đia bàn họ cư ngụ.

Dân tộc Hmông được chia nhiều nhóm:Hmong xanh (hay Hmong Lênh), Hmong Hoa, Hmong Đen, Hmong Trắng và Na Miêu (Mèo Nước). Dân tộc Hmong (hay thường gọi là Miêu) sống cư ngụ hiện nay ở Vietnam là con cháu của dân di cư đến từ miền nam nước Trung Hoa. Giữa chừng cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, dân Hmông mới đến định cư ở bán đảo Đông Dương (Lào, Vietnam và Thái Lan). Họ thường ở những vùng miền núi của Việtnam từ 800 đến 1500 thước so với nước biển.(Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La vân vân…) và có liên hê mật thiết với các cư dân đồng tộc ở trong địa bàn khá rộng lớn dọc theo biên giới Việt Trung và Việt Lào. Lịch sữ của họ nhìn lại kỹ là một dân tộc không bao giờ chịu đầu phục dưới sự thống trị và chính sách đồng hóa của người phương bắc (Trung Hoa) cũng như dân tộc Vietnam.

Theo truyền thuyết được kể lại qua nhiều thế hệ, ông cha của họ sống ở vùng đầy tuyết và nước đá và ít có mặt trời trong vòng sáu tháng. Bởi vậy họ thường quen sống ở các vùng nhiệt đới và không có dịp thấy được tuyết nên thường dùng những danh từ như nước cứng và cát trắng mịnh để ám chỉ nước đá và tuyết. Theo các sữ gia, họ có nguồn gốc ở Tây Bá Lợi (Sibérie) và các vùng cao nguyên của Mông Cổ. Những nét da trắng của vùng Cáp Ca (Caucase) thường thể hiện ở những người Hmông ngày nay. Còn có nhiều người nghỉ rằng họ đến từ Tây Tạng vì họ có các nghi lễ shaman. Thường hay có sự phỏng đoán nhiều hơn sự xác thực về nguồn gốc người Hmong. Trong các văn bản của người Trung Hoa, người Hmong được gọi là người Miêu. Danh từ nầy dùng để ám chỉ tất cả những dân tộc không phải là người Hán sống ở các vùng tây nam của Trung Hoa. Ngày nay, danh từ nầy dùng để chỉ rõ các dân tộc Hmong ở vùng bán đảo Đông Dương và các dân tộc thiểu số Miêu ở Trung Hoa (Hmong, Hmou, Qoxiong và Hmau) cùng liên hệ mật thiết về ngôn ngữ và văn hóa.

Les Hmong

© Đặng Anh Tuấn 

Một dân tộc luôn luôn đi tìm tự do

Nhìn lại danh từ Miao trong chữ Hán (苗)(hay Miêu) thì thấy nó đã có nguồn gốc với chữ Điền (田) (ruộng) trên đầu còn thêm tượng hình Thảo (cỏ)(艹) . Đây là cách ám chỉ của người Trung Hoa trong ngôn ngữ, để chỉ nguời Hmong thời đó. Họ là những người giỏi về làm ruộng ở đồng bằng. Cứ bị lấn áp mất ruộng đất bởi người Trung Hoa, họ buộc lòng trở thành những dân cư miền núi cho đến ngày nay. Họ đến cư ngụ những vùng núi có độ cao khắc nghiệt và khó mà tiếp cận. Họ buộc lòng hoà mình với thiên nhiên tìm ra một cách khéo léo cho mỗi môi trường một mô hình nông nghiệp để trồng lúa (các ruộng lúa bậc thang). Nguời Hoa vẫn khinh khi họ, xem họ như dân mọi rợ cho đến nổi trong văn bản của Hoa có sự phân biệt giữa người Hmong chín (shu Miao) và người Hmong sống (sheng Miao), có nghĩa là những Hmong chịu theo họ hay bị đồng hóa và những người Hmong sống bên lề của văn hoá Trung Hoa. Người Hoa có nhiệm vụ biến các người « Hmong sống » thành các người « Hmong chín ». Lịch sữ người Hmong rất phong phú qua các truyền thuyết và hiện thực. Nó cũng là con đường đầy rẫy chông gai, các cuộc xung đột không ngừng với người Hoa từ buổi ban sơ. Chính vì thế lịch sử của họ là lịch sử của một dân tộc chống lại sự áp bức khiến họ thường nổi tiếng là những kẻ hiếu chiến và khó mà đồng hóa. Ở thời kỳ tiền sử, dân tộc Hmong đã sống gần với bộ tộc Hsia (dưới đời nhà Hạ) ở lưu vực của sông Hoàng Hà ở vùng thượng Hà Nam. Cùng tù trưởng Suy Vưu (Chi You), họ đụng độ lần đầu với người Hoa và thua trận ở Trác Lộc với cái chết của Suy Vưu ở tỉnh Hồ Bắc (Hubei) (khoảng chừng 2690 trưc Công Nguyên). Sau đó họ bị đẩy lui đến đồng bằng sông Dương Tử trong địa bàn của dân Bách Việt bởi hoàng đế Hiên Viên và Đại Vũ của người Trung Hoa. Trong các văn bản của nhà Ân và nhà Châu, cũng có nhắc đến các cuộc xung đột với dân tộc Hmong (1121- 256 trước công nguyên). Ở vùng trung lưu của sông Dương Tử, họ giữ một vai trò quang trọng, một thế lực đáng kể trên phương diện chính trị và xã hội ở Sỡ Quốc, một trong ba nước mạnh nhất ở thời Chiến Quốc. Ngoài việc chiêu hồn, người Hmong cùng người nước Sỡ có sự liên hệ mật thiết trên phương diện ngôn ngữ, đời sống, phong tục vân vân …

 img_8504
Dạo đó, dân tộc Hmong cùng dân tộc Lạc Việt và dân Tây Âu (tổ tiên người Thái hiện nay) có một thế lực trọng đại trong dân cư của Sỡ Quốc khiến nước nầy trở thành một thành luỹ kiên cố của dân Bách Việt và dân tộc Hmong chống lại cuộc xâm lăng của người Hoa. Sau khi nước Sỡ bị chinh phục bởi nhà Tần (Tần Thủy Hoàng), người Hmong phải chạy trốn về các vùng núi ờ Qúi Châu, Tứ Xuyên và Vân Nam. Các cuộc xung đột vẫn tiếp diễn dưới triều đại nhà Hán (140- 87 trước công nguyên) và dưới thời Ngũ Đại (907-960 sau công nguyên). Tên Miêu tạm thời được quên đi dưới triều đai nhà Nguyên và sau đó được nhắc đến thường xuyên dưới triều đại nhà Minh. Vì sự gia tăng dân số, người Hoa tiếp tục chiếm đất của người Hmong khiến họ phải di cư và chống lại người Hoa một cách mãnh liệt để bảo vệ ruộng đất. Có nhóm thì dùng vũ khí còn có nhóm thì chạy trốn sang bán đảo Đông Dương nhất là họ sang với ba làn sóng người liên tìếp mà làn sóng quang trọng nhất là lúc có cuộc nổi dậy có liên hệ đến cuộc khởi nghĩa thần bí của nhóm Thái Bình thường được biết dưới cái tên là Thái Bình Thiên Quốc dưới triều đại nhà Thanh từ 1840 đến 1868. Dân tộc Hmong trở thành từ đó một dân tộc thiểu số của Vietnam từ ba thế kỷ.

Malaisie (Malacca)


Version française

Ai có đến tham quan liên bang Mã Lai thì cũng không nên bỏ qua Malacca cả vì thành phố cổ nổi tiếng nầy nằm cách xa thủ đô Kuala Lumpur khoảng hai tiếng (150 cây số) nếu lấy xe buýt. Malacca có một thời là một thương cảng sầm uất tại khu vực Đông Nam Á nhất là nó có vị trí quan trọng nằm ở eo biển Malacca. Người Mã Lai gọi nó là Melaka. Vào thế kỷ 16, thành phố nầy  bị người Bồ Đào Nha xâm chiếm kế tiếp sang thế kỷ 17, người Hà Lan giành lại rồi nhường lại cho người Anh ở thế kỷ 18. Bởi thế ngoài sự đa dạng về dân tộc,  thành phố nầy còn  lưu giữ  hiện nay ở phiá tây  nhiều dấu tích  của các nước châu Âu ở thời kỳ thuộc địa  và ở phía đông  một khu phố tàu Jonker. Tuy diên tích khu phố đi bộ nầy nó có giới hạn nhưng lúc nào cũng đông người đi bộ nhất là thứ bảy chủ nhật. Lang thang ở con đường nầy để  lại cho tớ một ấn tượng khó quên nhất là nó có những nét đẹp độc đáo của phố cổ Hội An. Còn ở trung tâm thành phố thì có một biểu tượng  của người Hà Lan, đó là nhà thờ Christ  được sơn màu đỏ hiện nay cùng các công trình khác gần đó. Còn hai bên bờ  sông êm đềm hiền hoà  Malacca, thì có lô nhô các quán cà  phê trữ tình khiến tớ cảm thấy thích thú, không tiếc những khoãng khắc dừng chân nơi nầy để khám phá thành phố Malacca, một di sản văn hóa mà được UNESCO công nhận vào năm 2008.

malacca

Version française

Quiconque a l’occasion de visiter la Malaisie ne peut pas laisser tomber Malacca car cette vieille ville célèbre, localisée seulement à 150 km de la capitale Kuala Lumpur nécessite  à peu près deux heures de route avec le bus. À une certaine époque, elle était un port de commerce très animé dans l’Asie du Sud-Est. Elle était située stratégiquement dans le détroit de Malacca. Pour les Malais, cette ville s’appelait Melaka. Au 16ème siècle, elle fut occupée par les Portugais qui furent chassés à leur tour un siècle plus tard  par les Hollandais.  Ces derniers la cédèrent enfin au 18ème siècle aux Anglais.  C’est pourquoi,  à part la diversité de sa population, Malacca continue à garder encore en direction d’Ouest  les vestiges des pays européens durant la période coloniale et en direction d’Est un quartier chinois connu sous le nom de Jonker. Malgré la superficie de sa zone piétonne  très restreinte,  Malacca continue à être bondée de gens  le soir,  en particulier le week-end. « Se balader à pied » me laisse quand même une impression inoubliable lorsque cette ville charmante me rappelle quelques traits caractéristiques de Hội An (Faifo). Quant au centre de Malacca, il y a toujours un symbole visible venant de la Hollande. C’est l’église Christ peinte aujourd’hui  en rouge avec les autres bâtiments alentours. Beaucoup de kiosques à café longent les rives du fleuve paisible Malacca. Cela me donne  une ambiance pittoresque et  une  énorme satisfaction. Aucun regret ne vient non plus de ma part pour  consacrer un laps de temps dans la découverte de  cette ville que l’organisation internationale UNESCO a reconnue comme le patrimoine mondial culturel en 2008.

Tự Đức (Empereur Tự Đức)


tuduc

Hồng Nhậm

(1847-1883)

Tôn kính một hoàng đế thi sĩ qua 4 câu thơ lục bát:

Ngậm ngùi thương xót phận mình
Làm vua chẳng có quang vinh chút gì
Thực dân chiếm đất ở lì
Trẩm đây buồn tủi, sử thì kết oan

Version française

Là ông vua thứ tư  của triều Nguyễn, ông có tên là Hồng Nhậm khi ông còn là một hoàng tử. Ông là con thứ hai của vua Thiệu Trị và được vua Thiệu Trị đổi ý chọn làm người nối ngôi vua trong di chúc thay vì thái tử Hồng Bảo bị vua xem như người chỉ biết ham vui chơi bời. Hồng Bảo phẫn uất thổ huyết nằm giữa cung điện khi lúc làm lễ  đăng quang cho Hồng Nhậm (Tự Đức). Sau đó Hồng Bảo bị mang tội thông đồng với các cha cố đạo Tây Phương âm mưu đảo chánh Tự Đức và bị giết trong tù khiến vua Tự Đức cũng bị chỉ trích ít nhiều về sau qua các bài thơ của các quan triều đình. Vua thiếu lòng cao thượng mà Tào Phi con trưởng của Tào Tháo dành cho em Tào Thực, một nhà thi sĩ lỗi lạc ở thời Tam Quốc trong lúc tranh giành quyền lực. Đây là trường hợp của danh sĩ Nguyễn Hàm Ninh. Một ngày, khi  lúc dùng cơm vua bi lưỡi cọ với  răng nên đau,  liền có ý tưởng chọn cho chủ đề thơ là «chấn thương bởi răng » và ra lệnh cho quân thần làm thơ với chủ đề tài nầy.   Lợi dụng thời cơ nầy, Nguyễn Hàm Ninh mới ngỏ lời cùng vua qua bốn câu thơ như sau:

Ta ra đời trước chú chưa sinh
Chú phận làm em, ta phận anh
Ngọt bùi sao chẳng cùng san sẽ
Mà nỡ đau thương cốt nhục tình?

Nguyễn Hàm Ninh  được vua khen thưởng nhờ có tài năng phi thường với một số lượng vàng không ít  nhưng đồng thời ông cũng nhận được cho mỗi câu thơ sáng tác của ông một roi vì mỗi câu đều có ý nghĩa và sâu sắc. Tự Đức là một đai thi sĩ của thời ông. Đó là lý do tại sao ông có một sỡ thích không thể chối cải được là ông rất trọng các nhà thơ vĩ đại trong thời đại của ông. Họ được đánh giá rất cao với giá trị thực sự của họ ngay cả quyền lực luôn cả lòng tự trọng của Tự Đức đôi khi có thể bị coi thường bởi những lời chỉ trích mạnh mẽ và gay gắt từ những người có tính cách độc lập như Cao Bá Quát. Ông nầy không ngừng chế nhạo vua  nhiều lần trước mặt bá quan nhưng vua không ngần ngại khen ngơi khi Cao Bá Quát đã thành công trong việc thể hiện lại được cách nói đối ngẫu của vua bằng cách dựa trên lời nói đưa ra của vua qua  một trò chơi chữ khéo léo. Lợi dụng sự hiện diện của Cao Bá Quát, vua Tự Đức mới ra câu đối như sau: 

Nhất bào song sinh, nan vi huynh, nan vi đệ
Một bọc sinh đôi, khó làm anh, khó làm em.

Vì vua muốn nhắc lại là Cao Bá Quát có một người anh sinh đôi là Cao Bá Đạt, hai anh em giống nhau, khó mà phân biệt được ai là anh ai là em. Cao Bá Quát trả lại ngay câu đối như sau:

Thiên tài thất ngộ, hữu thi quân, hữu thi thần
Nghìn năm gặp một, có vua ấy có tôi ấy

để nhắc lại với Tự Đức  có một vua đa tài thì cũng có một tôi tớ rất giỏi giang. Tự Đức không vui chi cho mấy vì ông biết Cao Bá Quát muốn trêu ông qua câu ca dao ‘Vỏ quýt dày, móng tay nhọn’ đấy. Một lần khi đi qua cửa của điện Cần Chánh, Cao Bá Quát không  hài lòng khi thấy treo hai câu đối ngẫu của vua Tự Đức:

Tử năng thừa phụ nghiệp
Thần khả báo quân ân.

Vua Tự Đức thấy vậy mới hỏi vì lý do gì mà Cao Bá Quát không vui. Chữ ‘Tử’ không thể đứng trước chữ ‘phụ’.  Luôn cả chữ ‘Thần’ không thể đứng trước được chữ ‘quân’ vì thể thức viết nó không phù hợp với tôn ti thứ tự. Tự Đức bảo Cao Bá Quát sửa lại sự sai lầm nầy. Cao Bá Quát mới đáp lại với hai câu đối như sau:

Quân Ân, thần khả báo
Phu nghiệp, tử năng thừa.

Dù có một tâm hồn lãng mạn và có khí chất ốm yếu, Tự Đức là một hoàng đế ít biết đến sự thư thản và bình tâm suốt thời kỳ ông ngự trị. Ông không những phải đối đầu với sự bành trướng của   chủ nghĩa tư bản của phương tây mà còn dẹp các cuộc biến loạn trong nước như việc loại trừ Hồng Bảo và vây cánh, giặc Châu Chấu do Cao Bá Quát cầm đầu vân vân….Chuyện mất 6 tỉnh ở Nam Bộ lúc nào cũng ám ảnh ông và làm ông buồn rầu triền miên vì ông là vị hoàng đế đầu tiên của triều đại Nguyễn có phần trọng trách để mất đi một phần đất của Vietnam cho ngoại bang nhất là mãnh đất  của quê mẹ của ông. Chuyện ông không có con vì ông bị bệnh đầu mùa  từ thưở nhỏ và nhất là sự tự sát của sĩ phu Phan Thanh Giản, tổng trấn của các tỉnh miền tây Nam Bộ khiến làm ông lúc nào cũng có  tâm tư buồn bã và khiến ông thường tìm nơi ẩn dật qua các nhà thủy tạ màu đỏ Du Khiêm và xung Khiêm mà nay trở thành những nơi du khách ngoại quốc và Việtnam rất thích khi có dịp đến tham quan các lăng mộ ở Huế. Chính ở nơi nầy vua Tự Đức có làm ra rất nhiều bài thơ nhưng nổi tiếng vẫn là bài thơ “Khóc Bằng Phi” với hai câu thơ để đời khi nhắc đến:

Đập cổ kính ra tìm lấy bóng
Xếp tàn y lại để dành hơi

Ông là một đứa con hiếu thảo thường có mẹ bao bọc đó là bà thái hậu Từ Dũ. Ông thường xem xét và chú ý đến những gì mẹ của ông đề nghị. Một hôm, qua vở kich Trung Hoa “Đường Chinh Tây”, bà Từ Dũ bị sốc khi thấy nữ anh hung Phàn Lê Huê giết cha. Để làm vui lòng mẹ, ông buộc lòng truyền lệnh cho quan trọng trách lo các trò giải trí sửa đổi trọn vẹn nội dung lại để tránh màn thảm kịch nầy đi ngược lại với tinh thần Khổng giáo. Chuyện khai phục chức Hàn Lâm Viện điển tịch cho sĩ phu Phạm Phú Thứ cũng có liên quan đến sự qưở trách mà Từ Đức nhận được từ bà thái hậu Từ Dũ. Chính Phạm Phú Thứ dân sớ lên cho Tự Đức chỉ trích và hặc cái tính lười biếng của vua Tự Đức  nhất là vua thường bãi bỏ các buổi thiết triều quan trọng và không  giải quyết các đơn thỉnh cầu từ khi ông lên làm vua. Mặc dầu bị mang tội phạm thượng khi quân, Phạm Phú Thứ không bị sa thải mà trở thành một đại thần nổi tiếng dưới thời Tự Đức. Vì bị ảnh hưởng quá lớn của  nhóm quan lại nho giáo, Tự Đức không thể cải cách kịp thời và bất chấp những lời cảnh báo và ghi nhớ thảm hại của học giả yêu nước Nguyễn Trường Tộ. Ông không tận dụng những cơ hội thuận lợi để đưa Viêtnam trên con đường hiện đại mà còn chìm lún sâu hơn một chút trong sự cô lập, buồn bã và cô đơn từ khi chính quyền thực dân Pháp thôn tính 6 tỉnh  Nam Bộ. Để giải khuây nổi buồn triền miên của Tự Đức, bà Từ Dũ hứa thưởng ai có công làm vua Tự Đức cười.  Ông thường có thói quen đi xem kịch.  Một hôm, lợi dụng sự hiện diện của Tự Đức, một kép hát tên Vung sấn đến trước mặt vua Tự Đức lúc ông đang hút thuốc lá và nói rằng:

Ông có thể cho tớ mồi một hơi không?

Cử chỉ của Vung làm kinh ngạc mọi người vì ai cũng biết đây là một việc phạm thượng nhưng lúc đó vua Tự Đức phì cười và nói rằng: Mi quá gan thế.  Nhờ thế Vung khỏi bị tội khi quân và được bà Từ Dũ trọng thưởng. Thật đáng   tiếc khi gán cho  vua Tự Đức  một ông vua chuyên chế có trách nhiệm để chính quyền thực dân cướp đất. Số phận của đất nước cũng như của dân tộc Vietnam đã  bị quyết định từ lâu từ khi ông nội của ông, hoàng đế Minh Mạng và cha ông hoàng đế Thiệu Trị đã chọn lựa chính sách đàn áp người công giáo và người truyền giáo nước ngoài. Nhờ vậy chính quyền Pháp mới biện minh được sự can thiệp và thôn tính của họ. Chính sách thực dân Pháp đã tiến hành từ lâu.

Qua những giai thoại nầy, chúng ta biết rằng Tự Đức là một hoàng đế khoan dung và hiếu nghĩa, một người có trái tim và một nhà thơ vĩ đại của thời ông. Số phận của đất nước buộc Tự Đức,  bất chấp chính mình, trở  thành một hoàng đế và giết chết anh trai của mình vì cộng tác với ngọai bang. Chúng ta có thể làm tốt hơn Tự Đức không? Đây là câu hỏi mà  chúng ta  tự nêu ra nếu chúng ta đặt mình vào vị trí của vua Tự Đức.  Qua bao nhiêu năm chúng ta  cũng không tìm thấy được  câu trả lời nhưng chúng ta biết có một điều là vua Tự Đức không thể  thờ ơ với những biến cố đang ập lên một cách tàn nhẫn trên đầu ông và dân tộc của ông. Ông cũng không đứng dậy nổi được trước nỗi đau buồn thống khổ nầy  khi nhìn thấy  sự sụp đổ của đất nước mà ông  là người bị buộc tội vì có nhiều trọng trách trong lịch sử Vietnam.

Pictures gallery

 

 

Những cuộc xung đột tiềm tàng với Việtnam ( Conflits larvés avec le Việtnam)

Version française

Mỗi bên đều có thắng lợi cũng như có  thất bại. Cầm đầu một đạo binh có 20 vạn binh và một đội tàu chiến, sau mười ngày vây hãm, Taksin dành thắng lợi trong việc đánh đuổi được Mạc Tiên Tứ, con của Mạc Cửu ra khỏi Hà Tiên vì Mạc Thiên Tứ không những là đồng minh của các chúa Nguyễn mà còn là người bảo vệ con trai của vua cuối cùng của triều đại Ayutthaya đó là hoàng tử Chiêu Thúy (Chao Chuy). Đối với Taksin, Chiêu Thủy vẫn là mối lo ngại trọng đại vì vẫn tiếp tục được xem là một trong những người tranh đua kế vị ngôi vua Thái Lan. Qua những cuộc thất bại quân sự ở Châu Đốc và trong vùng Sa Đéc, Taksin buộc lòng chấp nhận một thỏa ước hoà bình mà Mạc Thiên Tứ đề nghị và từ bỏ Hà Tiên hoang tàn để đổi lại sư giao trả hoàng tử Chiêu Thúy cùng việc trả tự do cho cô con gái của Mạc Thiên Tứ bị bắt lúc Hà Tiên bị thất thủ và sự giữ lại trên ngôi vua của Cao Miên một vua thân Thái tên là Ang Non. Khi trở về Thái Lan, Chiêu Thúy cùng người em bị bắt ở Cao Miên, bị hành quyết. Còn chúa Nguyễn Phúc Thuần (sau nầy lấy tên là Duệ Tông) gặp nhiều trở ngại với việc nổi dậy của anh em nhà Tây Sơn, đành buộc lòng bảo chứng thỏa ước và tạm thời để người Thái thao túng chính sách bành trướng lãnh thổ ở Lào và Cao Miên. Nhưng cuôc hưu chiến rất ngắn ngủi nhất là với Mạc Thiên Tứ vì trong thời gian nầy ông bi đeo đuổi bởi quân Tây Sơn nhất là họ dành thắng lợi trong việc chiếm thành Gia Định (hay Saïgon) vào năm 1776 và bắt được Nguyễn Phúc Thuần ở Cà Mau. Mạc Thiên Tứ buộc lòng cùng bộ hạ và gia đình sang xin tá túc ở Thái Lan với Taksin. Lúc nào cũng ám ảnh nghi ngờ và đố kỵ, Taksin ra tay hành quyết gia dình của Mạc Thiên Tứ và tùy tùng trong đó có hoàng tử Tôn Thất Xuân. Để bảo tồn danh dự và phẩm cách, Mạc Thiên Tứ tự sát bằng cách nuốt một thỏi vàng. Bệnh đa nghi của Taksin càng ngày cảng lộ liễu cho đên nó trở thành một bệnh thần kinh tạo ra một hành vi khó hiểu, bạo ngược và hoang tưởng.

Rạch Gầm- Xoài Mút

Tranh ở bảo tàng lịch sử ở Saïgon


Đây là một trong những điểm chung thường thấy ở những vĩ nhân chính trị (Tào Tháo thời Tam Quốc, Tần Thủy Hoàng chẳng hạn) . Chính tính đa nghi thúc đẩy Taksin đến chổ nhốt tù các thân nhân của ông nhất là gia đình của con rể của ông, tướng Chakri đang dấn thân trong cuộc việc viễn chinh quân sự ở Cao Miên để chống chọi lại đoàn quân Việt của hoàng tử trẻ Nguyễn Ánh. Tứớng Chakri ( tức là vua Rama I trong tương lai) buộc lòng chịu thỏa hiệp với các phó tướng của Nguyễn Ánh đó là Nguyễn Hữu Thùy và Hồ văn Lân và nhận được lại một cây gươm và một lá cờ để tỏ lòng sự ủng hộ của nhà Nguyễn chống lại Taksin. Được về kịp lúc cuộc đảo chính chống Taksin và có công trong việc dẹp phiến loạn, tướng Thái Chaophraya Mahakasatsuk (hay Chakri) trở thành từ đó là vua Rama I và người lập triều đại Chakri. Việc đăng quang của Chakri kết thúc triều đại Thonburi và thay thế từ nay bởi một triều đại mới với việc dời đô về Vọng Các (Bangkok).Chính ở nơi nầy vua Rama I cố gắng phục hồi lại phong cách Ayutthaya qua hoàng cung của ông ở Bangkok. Sự dời đô không có mang lại sự đổi mới trong nghệ thuật của người dân Thái. Rama I chỉ quan tâm đến công trình dở dang của Taksin Đại Đế trong việc bành trướng ảnh hướng về phía đông. Ông không ngần ngại trợ tiếp hoàng tử Nguyễn Ánh trong cuộc chống chọi lại nhà Tây Sơn qua một cuộc viễn chinh quân sự ở trên sông Rạch Gầm- Xoài Mút trong tỉnh Tiền Giang ngày nay nhưng hoàn toàn thất bại và bị tiêu diệt bởi chiến lược thần tốc của người anh hùng áo vải Việtnam Nguyễn Huệ. Từ 50 vạn binh Xiêm La phối hợp với quân của nhà Nguyễn và 300 thuyền khởi đầu, chỉ còn lại có 2000 quân Xiêm La tẩu thoát mượn đường Cao Miên để trở về Thái Lan.

Thái Lan

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết về địa thế và sự đánh giá thấp của quân địch, Nguyễn Huệ tránh  va chạm trực diện ở Sa Đéc và thành công trong việc làm thất bại sự xâm lấn của người Xiêm La trên kênh Rạch Gầm- Xoài Mút gần ở Mỹ Tho. Nguyễn Huệ cần một cuộc chiến thắng thần tốc vì  ông dư biết chúa Trịnh ở Bắc Việt có thể lợi dụng thời cơ để xâm chiếm Qui Nhơn ở miền trung Việtnam.

Bị săn đuổi như con thú và chìm trong vực thẳm của  sự phiền muộn, Nguyễn Ánh buộc lòng phải lưu vong một thời gian ngắn  (từ  năm  1785  đến  1787) ở Bangkok   cùng các cận thần   thân tín và 200 quân lính. Sau đó có 5000 vệ binh của Nguyễn Huỳnh Đức sang Thái Lan theo ông.  Theo giáo sư người Việt  Bùi Quang Tùng (1)  thì  có rất nhiều người tỵ nạn chọn  ở lại Xiêm La về sau  và kết hôn cùng  người  dân Thái. [Chính sách giao hảo với Viet Nam]

[Trờ về trang Thái Lan]

 


(1) Bùi Quang Tùng: Giáo sư,  thành viên khoa học của viện EFEO.  Tác giả  của nhiều quyển sách về Vietnam.

Vương quốc Ayutthaya ( Royaume d’Ayutthaya)

Version française

Vương quốc Sukhothaï suy  yếu  và không còn tồn tại được bao lâu sau khi Rama Khamheng đại đế qua đời vì các vua thừa kế Lo Tai (1318-1347) và Lu Tai (1347-1368) vùi mình trong việc mộ đạo mà quên để ý đến  các chư hầu mà trong đó có một vị hoàng tử rất dũng cảm và đầy nghị lực ở huyện U Thong (*), nổi tiếng có nhiều tham vọng về đất đai. Ông nầy không ngần ngại chinh phục vua Lu Tai và trở thành vua đầu tiên cùa một triều đại mới lấy Ayutthaya nằm ở thung lũng Ménam Chao Praya làm thủ đô. Ông lấy  vương hiệu Ramathibodi I (hay là  Ramadhipati). Vuơng quốc của ông không được  thống nhất theo cái nghĩa hẹp  mà thông thường dùng  mà nó chỉ giống một phần nào  một hệ thống Mạn Đà Là (mandala)(**). Vua ngự trị và   ở vị trí  trung tâm của nhiều vòng đai đất  của mô hình Mạn Đà Là thường thấy ở Đông Nam Á. Vòng đai đất  xa nhất thường gồm có những vùng độc lập (hay muờng) thường được cai trị mỗi vùng bởi một hoàng tộc thân thích của vua còn  vòng đai kế cạnh gần bên vua  thì được các tổng đốc cai  quản và được vua bổ nhiệm. Một chiếu chỉ đề từ năm 1468 hay 1469 mách lại có đến  20 chư hầu  đến  ăn mừng và tỏ lòng qui phục vua Ayutthaya. 

พระนครศรีอยุธยา


(*) U Thong: huyện toạ lạc trong tỉnh  Suphanburi. Đây là vương quốc Dvaravati mà người Trung Hoa thường nói đến  thưở xưa với tên là  T’o Lo po ti.  Chính ở nơi nầy  nhà sư nổi tiếng Trung Hoa tên là Huyền Trang (hay Tam Tạng)  được ghé sang đây  lúc ông đi thỉnh kinh Phật ở Ấn  Độ. 

(**)  Mandala được dùng bởi  học gỉả  WOLTERS,O.W. 1999. History, Culture and Religion in Southeast Asian Perspectives. Revised Edition, Ithaca, Cornell university and the Institute of Southeast Asian Studies. pp 16-28.


Tuy nhiên thống trị và quyền lực của vua cũng có giới hạn nhất là đối với những vùng xa  xôi mà  ở các nơi nầy , các lãnh tụ có uy thế  có thể bất cứ lúc nào đòi độc lập khi họ có tham vọng. Với vai trò một lãnh tụ tôn giáo (dharmarâja), vua có thể tạo thế cân bằng để làm giảm đi  sự tranh đua tiềm lực của các chư hầu. Chính vì vậy vương quốc Ayutthaya thường có   các  cuộc chiến tranh kế vị và đấu tranh nội bộ trong suốt thời gian của triều đại.

Trong thời kỳ hùng mạnh, vương quốc Ayutthaya chiếm cứ  đất đai khoảng  chừng như lãnh thổ mà Thái Lan hiện nay  có trừ bỏ đi vương quốc Lanna ( mà thủ đô là Chiang Mai) và một phần đất phía đông của Miến Điện. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Anh thì loại hình thể chính trị nầy cũng có một thời ở đầu thế kỷ thứ 11 ở Việtnam nhưng sau  đó bị  mất  đi nhường lại cho  hình thể  chính trị  mà quyền lực nằm  trong tay chính quyền trung ương lúc dời đôi về Thăng Long (Hànôi) dưới triều đại  Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn). Theo nhà sử gia Thái  Charnvit Kasetsiri, hoàng tử U Thong nầy xuất  thân từ một gia đình người Trung Hoa.  Nhờ quan hệ hôn nhân với vua của vương quốc Lopbury,  ông được chọn trong việc thừa kế ông nầy. Từ đó, Ayutthaya trở thành trung tâm quyền lực chính trị của người dân Thái  cho đến  khi Ayutthaya bị tàn phá bởi quân Miến Điện của vua Hsinbyushin   vào năm 1767. Với chủ nghĩa bành trướng, Ramathibodi không ngần ngại xâm chiếm  Angkor năm 1353.  Cuộc xâm lược  nầy được tái diễn  lại 2 lần  sau nầy với Ramesuen (con trai của vua Ramathibodi) vào năm 1393 và với vua Borommaracha II  năm 1431. Người Khơ Me buộc lòng dời đô về Nam Vang với Ponheat Yat. Mặc dầu như thế, các vua của triều đai Ayutthaya vẫn tiếp tục tự hào họ là những người thừa kế của đế quốc Angkor. Họ không ngầ n ngại lấy lại cho họ  cách tổ chức của triều đình  và các quan  chức của kẻ thất bại mà luôn cả các  đội vũ công và đồ trang sức. Sự trở lại với  nghi lễ  và truyền thống của chế độ quân chủ  Angkor  càng rất rõ rệt. Vua trở thành một phần nào một ông Phật sống mà sự xuất hiện trước quần chúng càng hiếm có. Các bề tôi không được nhìn thẳng vào mặt vua ngoài trừ những người thân thích. Họ phải dùng một ngôn ngữ đặc biệt khi nói  chuyện với vua. Vì có quyền lực thiêng liêng , vua có thể định đoạt số mệnh của bề tôi. Dưới triều đại của Ramathibodi một loạt cải cách được tiến hành.  Ông mời các thành viên của một tăng đoàn từ Tích Lan đến Thái Lan  để thiết lập các trật tự tôn giáo mới. Vào năm 1360 Phật giáo nguyên thủy được công bố  là quốc giáo của  vương quốc Ayutthaya. Một  đạo luật gồm  có  các luật tục Thái và dựa trên Dharmashastra của Ấn Độ được áp dụng. Còn nghệ thuật Ayutthaya thì nó có tiến triển  buổi đầu dưới ảnh hưởng của nghệ  thuật Sukhothaï nhưng rồi nó tiếp tục tìm cảm hứng trong lãnh vực điêu khắc trước khi nó quay trở về với các  mô hình Khơ Me từ lúc vua  Trailokanatha kế vị vua cha lên ngôi  vào năm 1448. Nói tóm lại, trong phong cách Ayutthaya, có sự hỗn hợp của phong cách Sukhothaï và phong cách Khơ Me.

Kinh thành Ayutthaya được mô tả bởi ông thầy tu  François-Timoléon  de  Choisy,  một thành viên của phái đoàn Pháp được vua Louis XIV gởi sang Thái Lan để  viếng thăm vua Narai  vào năm 1685 là một thành phố đa ngôn ngữ và tuyệt vời. Kinh thành  Ayutthaya trở thành không bao lâu là con mồi  được   người Miến Điện dòm ngó nhất là kinh thành  Ayutthaya nổi tiếng giàu có về của cải và sang trọng. Mặc dầu Ayutthaya mang  tên là đồn lũy không thể thất thủ bằng tiếng phạn  thế mà  kinh thành Ayutthaya bị  cướp bóc và tiêu hủy vào năm 1569 bởi đoàn quân xâm lược Miến Điên của vua Toungoo Bayinnaung.  Rồi sau nầy kinh thành lại bị tiêu hủy một lần nửa  với vua Miến Điện   Hsinbyushin  vào năm 1767. Đoàn quân Miến Điện thừa dịp cơ hội nầy  nấu  chảy vàng mà họ tìm được qua các pho tượng phật nhưng họ bỏ lại một pho tượng trét bằng vữa  trong một ngôi chùa ở thủ đô.  Tuy nhiên dưới chất vữa nầy lại là một pho tượng bằng vàng ròng. Đây là một mẹo mà các nhà sư Thái dùng để che giấu vật báu trong lúc kinh thành bị vây hãm bởi đoàn quân Miên Điện. Chính pho tượng phật vàng nầy hiện nay được giữ ở chùa  Wat Traimit tọa lạc ở khu tàu của thủ đô Bangkok.

Sau khi hủy phá  kinh thành Ayutthaya, đoàn quân Miến Điện trong lúc rút lui họ  mang trở về không những tất cả những chiến lợi phẩm mà họ thu thập được và 60.000 tù binh mà luôn cả vua của vương quố c Ayutthaya và gia đình cua ông. Từ đó vương quốc Ayutthaya bị chia cắt hoàn toàn với sự xuất hiện nhiều lãnh tụ đia phương. Kinh thành Ayutthaya không còn là trung tâm quyền lực chính trị nửa. Theo nhà nhân loại học người Mỹ Charles Keyes, Ayutthaya không còn được  các ảnh hưởng vũ trụ để có thể bền vững lâu dài.  Lý do tồn tại nó không còn biện bạch được nửa. Ayutthaya sẽ thay thế bởi một thủ đô mới Thonburi , ở cận bên Bangkok có thể đến đường biển ( để phòng ngừa  trong trường hợp bị xâm lược bởi quân Miến Điện) và được thành lập  lên bởi tổng đốc của tỉnh Tak tên Sin.  Chính vì vậy mà thường gọi là Taksin (Trịnh Quốc Anh bằng tiếng Việt ) hay Taksin Đại Đế trong lịch sữ của Thái Lan.

Taksin, người Trung Hoa gốc Tiều Châu, được xem như là người có công giải phóng và thống nhất đất nước Thái Lan sau khi loại trừ tất cả đich thủ của ông và đánh bại đoàn quân Miến Điện ở Ayutthaya sau hai ngày chiến đấu mãnh liệt. Ông ngự trị được 15 năm (1767-1782). Nhờ ông mà Thái Lan có lại không những nền đôc lập vững chắc  mà còn thêm sự thịnh vượng. Thái Lan trở thành từ đó  một  trong những cường quốc ở Đông Nam Á nhất là người dân Thái giải phóng được vương quốc Lanna ra khỏi ách thống trị của Miến Điện vào năm 1774 và bành trướng ảnh hưởng và tùng phục  được Ai Lao và Cao Miên qua các cuộc viễn chinh quân sự. Thái Lan bất đầu dòm ngó vị trí quan trọng  ở  lãnh địa Hà Tiên mà một người  Minh Hương  gốc Quãng Đông, Mạc Cửu đang quản trị ở đầu thế kỷ 18 trong vịnh Xiêm La. Thái Lan thường ôm ấp cái mộng được độc chiếm và kiểm soát thương mại trong vịnh Xiêm La.

Chính ở Lào mà đoàn quân viễn chinh Thái của tướng Chakri ( vua Rama I về sau) lấy được Phật ngọc của người dân Lào  và  mang về ở Thonburi vào năm 1779 trước khi để vĩnh viễn ở hoàng cung ở Bangkok.  Phật ngọc trở thành từ đó là thần bảo hộ của triều đại Chakri và có nhiệm vụ bảo đảm sự thịnh vượng của đất nước Thái Lan.

Sau cái chết của vua Ai Lao  Surinyavongsa,  nước Lào bị chia ra thành ba vương quốc: Vạn Tương, Luông Pha Băng và Champassak và bị thống trị tạm thời bởi người Thái. Ngược lại ở Cao Miên, lợi dụng sự chia rẻ nội bộ  trong việc thừa kế của các  vua chúa và thường có chánh sách bành trướng về phía  đông để kiểm soát vịnh Xiêm La, người  dân Thái không ngần ngại gây sự để xung đột vũ trang với các chúa Nguyễn nhất là cho đến giờ phút nầy  các chúa Nguyễn có thẩm quyền dòm ngó  nước Cao Miên nhất là nước nầy đã đồng ý cho người dân Việt định cư ở trên lãnh thổ của họ  (Cochinchine ) với vua Prea Chey Chetta II  vào năm  1618 .Những cuộc xung đột  tiềm tàng với Việtnam

[Trở về trang Thái Lan]