Tàn tích chế độ mẫu hệ (Les traces du régime matriarcal vietnamien)

Tàn tích của chế độ mẫu hệ của tộc Việt.

Version française

Cũng có một thời, dân tộc ta  cũng như mọi dân tộc khác ở trên thế giới  trải qua chế độ mẫu hệ cả.  Có bao giờ chúng ta c ó dịp nghĩ đến vấn đề nầy không? Chắc chắn là không bởi vì  khi mới sinh ra, chúng ta đều lấy họ cha cả chỉ có ở Pháp bây giờ mới có quyền thêm họ mẹ vào tên mình.  Trong ngôn ngữ tiếng Việt chúng ta thường ngày có dùng những từ ngữ còn giữ  tàn tích mẫu hệ mà không bao giờ  chúng ta nghĩ đến nhất là từ khi nước ta bước  sang qua chế độ phụ hệ từ lâu rồi. Ta thường nói VỢ CHỒNG chớ bao giờ nói CHỒNG VỢ đâu. Lúc nào ta cũng ám chỉ dòng họ bằng hai chữ BÀ CON. Đôi khi còn có sự khinh bỉ trong lời nói của ta khi dùng từ ngữ như  « gái nạ dòng » nhất là nạ chỉ dòng mẹ.  Theo sự nhận xét của nhà văn Bình Nguyên Lộc thì người  ta có hàm ý nói gái đã có nhiều chồng (hay đa phu) tức là gái không tốt đẹp. Tới ngày hôm nay, nước ta vẫn còn chế độ mẫu hệ ở nhiều nơi như ở Tây Nguyên với  các tộc người Chăm, Jarai, Êđê, Raglai, Churu thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian) hay là  các tộc M’nong, K’ho thuộc ngữ hệ Nam Á. Có người  nói nước ta theo chế độ phụ hệ từ khi  nước Giao Chỉ bị thôn tính  bởi Trung Hoa. Có lẽ là không đúng. Như vậy nước ta từ bỏ chế độ mẫu hệ mà sang chế độ phụ hệ từ lúc nào. Muốn biết  vấn đề nầy, các nhà khảo cổ hay thường dựa trên  hình thức chôn cất người  ở trong các mộ táng của các di chỉ có liên quan đến nền văn hoá trồng lúa nước. Chắc chắn là không phải thời kỳ các  Hùng Vương của nước Văn Lang cai trị  với nền văn hóa Phùng Nguyên vì viêc nối ngôi (cha truyền con nối)  được thấy rõ  qua  chế  độ  phụ  quyền trong truyền thuyết nhất là quyền lực chủ yếu thuộc về người con trai trưởng  với tổ chức xã hội thời bấy giờ. Chúng ta cũng thừa biết   tổ tiên của tộc Việt  có nguồn gốc trực tiếp từ vùng sông Dương Tử dựa trên các dữ liệu của các cuộc  khảo cứu di truyền ngày nay. Như vậy ta cần phải đi ngược lại thời  gian và cần  khảo sát ở các nơi có nền văn hóa trồng lúa nước ở trung hay hạ lưu sông Dương Tử. Theo nhà khảo cứu Nhật Shin’ichi Nakamura của đại học Kanazawa thì  cái nôi của nền văn hóa trồng lúa nước nó phải nằm ở nơi nầy nhưng với tình trạng hiểu biết hiện nay, chúng ta không thể định vị nó một cách chính xác trên bản đồ. Tuy nhiên có sự tiến hóa xã hội đáng kể ở các vùng hạ lưu sông Dương Tử như  ở Hà Mỗ Độ và Lương Chử trong thời kỳ đồ đá mới bằng cách chuyển sang:

-từ một  nền kinh tế đa  dạng  qua một nền kinh tế độc quyền trồng lúa nước
-từ một môi trường sống nông nghiệp qua sống ở  một thành phố
-từ một nghĩa trang tập thể chuyển sang một nghĩa trang của các nhóm người riêng biệt.

Tại sao Hà Mỗ Đồ? Theo sự nhận xét của nhà khảo cổ Pháp Corinne Debaine-Francfort thì ở di chỉ Hà Mỗ Độ người ta khám phá ra không những  các tàng tích của một nhà sàn bằng gỗ  khác lối nhà bằng đất ở miền bắc Trung Hoa mà có cả luôn các hột lúa được trồng trên những cánh đồng ngập nước bằng cách sử dụng cuốc làm từ vảy động vật vào năm 1973 ở Chiết Giang (Zheijiang). Có thể nói lúa đã được thuần hóa ở nơi nầy có niên đại khoảng chừng từ 4770 năm  đến 5000 năm trước Công Nguyên (TCN). Dân cư ở đây có nét đặc trưng của người Mongoloïde và Australo-Négroïde (hay tộc Việt). Khi chết, họ  được chôn cất quay đầu về phía đông hoặc đông bắc và hầu hết không có vật lễ táng. Họ cũng không có  một nghĩa trang  xã xác định rõ ràng mà ngược lại họ  có một nghĩa trang thị tộc chung với tài sản tang lễ rất nhiều. Có thể xem ở  nơi đây còn chế độ mẫu hệ vì với  các di vật động vật như khỉ, tê giác, nai, voi, hổ, qui vân vân…  cho ta thấy các  cư  dân ở đây còn sống với nghề săn bắt và chài lưới. Vai trò của người đàn ông cũng chưa được xem quan trọng bởi vì cũng chưa cần có một  tổ  chức xã hội cần nhiều nhân lực cho việc sản xuất như chế tạo công cụ,  tích trữ gạo ở  các vựa lúa,  đúc đồng vân vân… cũng như  việc phân phối  các công việc  nặng nhọc để có kết quả mong muốn trong mùa  thu gặt. Người đàn ông hầu như rất ít quyền lực và không có quyền sở hữu tài sản.

Ngược  lại ở các  di chỉ của nền văn hóa Lương Chữ thì được thấy sư thay đổi  rõ rệt trong sự cân bằng quyền lực giữa chồng và vợ. Thí dụ, trong số các đồ mai táng ở các mộ cá nhân thì các nông cụ như cái xẻng  làm bằng đá đẽo thì dành cho nam giới còn bánh xe dệt thì vẫn còn đồ vật chính cho nữ giới.

Như vậy chứng tỏ ở thời đó người đàn ông trở thành  công nhân chính ở ngoài ruộng đồng và người đàn bà chỉ còn làm các công việc ở trong nhà. Hơn nữa, còn cho thấy các thợ đá chuyển đổi nghề và trở thành  những người thợ đẽo ngọc khiến dẫn đến  một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển công nghiệp và sự phân chia công việc ở  trong xã  hội và tạo ra sự phân chia giai cấp giữa người nghèo và người giàu mà luôn cả thành phần qúi tộc và tôn giáo.  Từ đó mới có  sự  góp phần vào sự phân chia trong đơn vị gia đình. Cũng từ đó bắt đầu xuất hiện hình thức một vợ, một chồng, người vợ theo chồng về gia đình nhà chồng, con cái cũng sống chung cùng cha mẹ và gia đình và lấy họ cha lúc m ới sinh ra. Khi chết chồng vợ được chôn chung  luôn cả người  trong  gia tộc phụ hệ.

Nói tóm lại chúng ta có thể  khẳng định  rằng người Việt  theo chế độ  phụ hệ rất sớm từ khi tổ tiên ta  còn ở lưu vực sông Dương Tử.  Bởi vậy khi di cư trở về lại đồng bằng sông Hồng, họ vẫn giữ chế độ phụ hệ dưới thời kỳ Hồng Bàng với văn hóa Phùng Nguyên.

Version française

Les traces du régime matriarcal vietnamien

Il y  a un temps où notre peuple comme les autres peuples du monde adopte le régime matriarcal.  Avons-nous l’occasion de penser à cela par nous-mêmes ? Certainement pas car à la naissance, nous avons tous pris le nom de notre père, sauf en France où nous avons le droit d’ajouter maintenant le nom de notre mère à notre nom. Dans la langue vietnamienne, on se sert souvent des mots qui gardent encore les traces du système matriarcal auquel on ne pense jamais d’autant plus que notre pays a adopté le système patriarcal depuis si longtemps. On dit souvent femme/mari (VỢ CHỒNG) mais jamais mari/femme (CHỒNG VỢ). On est habitué à  désigner la lignée familiale avec le terme « BÀ CON » où le mot BÀ (madame)  précède toujours le mot  CON  (ou enfant). Parfois, il y a du mépris dans les propos lorsqu’on emploie le terme suivant  « gái nạ dòng ou femme divorcée » où le mot nạ se réfère à la lignée de la mère. Selon la remarque  de l’écrivain Binh Nguyên Lộc, on veut insinuer  une  fille polyandre. Cela veut dire implicitement une mauvaise fille.

Jusqu’à ce jour, notre pays continue à avoir encore le régime matriarcal dans de nombreux endroits comme sur les Hauts Plateaux du Vietnam avec les ethnies Cham, Jarai, Ede, Raglai, Churu appartenant à la famille linguistique austronésienne ou les M’nong, les K’ho  de  la famille des langues austro-asiatiques. Certains prétendent que notre pays a adopté le système patriarcal depuis l’annexion de Jiaozhi (Giao Chỉ)  par la Chine. C’est certainement faux. Alors, depuis quand notre pays a-t-il abandonné le système matriarcal au profit du  système patriarcal ? Pour approfondir cette question, les archéologues ont l’habitude de s’appuyer souvent sur la méthode d’inhumation des morts  dans les tombes des sites liés à la civilisation de la riziculture inondée. Ce n’est certainement pas l’époque où les rois Hùng du royaume de Văn Lang régnaient avec la culture de Phùng Nguyên car la succession au trône s’opère clairement à travers la patriarchie dans la légende, notamment le pouvoir majeur revenant toujours à l’aîné de  la famille dans  l’organisation sociale de l’époque. Nous savons également que les ancêtres du peuple vietnamien étaient issus directement de la région du fleuve Bleu (Yang Tsé) en nous basant sur les données des travaux de recherche génétique d’aujourd’hui. Nous devons remonter ainsi le temps et analyser les lieux de culture du riz inondé dans les  régions du cours moyen et inférieur du fleuve Yang Tsé car selon le chercheur japonais  Shin’ichi Nakamura  de l’université Kanazawa,  le berceau de la riziculture doit s’y trouver mais en l’état actuel des connaissances, il est difficile de le localiser très précisément sur une carte géographique.

Cependant, il y a l’évolution sociale dans les  régions du cours inférieur du  fleuve Yang Tsé (sites archéologiques  de Hemudu et Liangzhu)  au cours de la période néolithique en passant:

-d’une économie diversifiée à une économie  exclusivement rizicole
– d’un habitat agricole à  un habitat citadin
– d’un cimetière collectif au cimetière des groupes particuliers.

Pourquoi le site de Hemudu? Selon l’archéologue française Corinne Debaine-Francfort, , on a trouvé  non seulement les restes d’un habitat lacustre en bois monté sur pilotis bien différent des maisons en terre  du nord de la Chine mais aussi les grains de riz cultivés  dans des champs inondés à l’aide des houes fabriquées à partir d’omoplates d’animaux en 1973 dans le site néolithique le plus ancien de la région de  Hemudu  (Zheijiang). On peut dire que le riz a été domestiqué dans ce lieu datant d’environ 4770 ans à 5000 ans avant J.C. La population vivant ici possédait des traits à la fois mongoloïde et australo-négroïde. Lors du décès, les gens d’ici  étaient  enterrés la tête tournée vers l’est ou le nord-est, et n’avaient pour la plupart aucune offrande. Ils n’avaient pas non plus de cimetière communal clairement défini. Par contre ils avaient un cimetière clanique commun avec de nombreux biens  funéraires. On peut voir qu’il y a encore  ici un système matriarcal car on y trouve les restes d’animaux comme les singes, les rhinocéros, les cerfs, les éléphants, les tigres, les tortues etc… Cela montre que les habitants d’ici vivaient encore de la chasse et de la pêche à cette époque.

Le rôle de l’homme  n’est pas  considéré important car il n’est pas encore nécessaire d’avoir une organisation sociale réclamant beaucoup de ressources humaines pour la production comme la fabrication d’outils, l’emmagasinage du riz dans les greniers, la fonte du bronze etc…  comme la répartition des tâches ardues pour obtenir le résultat souhaité durant la saison des récoltes. L’homme semble avoir peu de pouvoir et n’a pas le droit de posséder ou d’hériter de terres.

En revanche, sur les sites néolithiques de la culture de Liangzhu, il y a un changement manifeste  dans l’équilibre des pouvoirs entre mari et femme. Par exemple, parmi les objets funéraires dans les tombes individuelles, les outils agricoles tels que les pelles en pierre polie sont destinées aux hommes et les roues à tisser restent les principaux objets des femmes. Cela prouve qu’à cette époque les hommes constituaient la main d’œuvre principale  dans les rizières et les femmes n’assumaient que  les travaux ménagers.

De plus, les tailleurs de pierre étaient obligés de changer de métier et  ils étaient devenus des tailleurs de jade. Cela a conduit à une période importante du développement industriel et de la division du travail dans la société et a favorisé l’apparition et la distinction  de classe entre les pauvres et les riches mais aussi  entre l’aristocratie et la religion. Depuis lors, il y a eu aussi  une contribution à la division dans la cellule familiale. C’est aussi à partir de ce moment-là  que la monogamie a commencé à apparaître.  La femme a suivi son mari pour vivre dans la famille de son mari. Les enfants ont pu vivre également avec leurs parents et leur famille et ont pris désormais le nom de famille du père à leur naissance.  Lors du décès, le mari et sa femme pouvaient être enterrés ensemble avec les membres de leur famille patriarcale.

Bref, on peut affirmer que les Vietnamiens ont suivi très tôt le système patriarcal au moment où nos ancêtres  vivaient encore dans le bassin du Yang Tsé. Par conséquent, lors de leur retour dans le delta du fleuve Rouge, ils ont continué à conserver le patriarcat sous la dynastie des Hồng Bàng avec la culture de  Phùng Nguyên.

Bibliographie:

Annick Levy-Ward : Les centres de diffusion du riz cultivé. De l’Asie du Sud-Est à la Chine. Études rurales, n°151-152, 1999
Shin’ichi Nakamura: LE RIZ, LE JADE ET LA VILLE. Évolution des sociétés néolithiques du Yangzi. Éditions de l’EHESS 2005/5 60e année, pp 1009-1034
Corinne Debaine-Francfort : La redécouverte de la Chine ancienne.  Editions Gallimard  1998.
Bình Nguyên Lộc: Lột trần Việt ngữ. Talawas

Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương (Version française)

English version

Version vietnamienne

La grande poétesse du Vietnam

En parlant de Hồ Xuân Hương, cela suscite en chacun de nous non seulement une admiration ardente mais aussi une réflexion sur l’époque où le confucianisme continua à drainer tout l’élan vital d’une société hermétique et les lettrés, source de prestige social restèrent l’apanage des hommes dans les concours triennaux pour le recrutement des mandarins.

Avant de figurer en bonne place dans l’histoire de la littérature vietnamienne publiée en 1980 par l’institut de la littérature du Vietnam, Hồ Xuân Hương fut dans le passé une source de polémique intarissable entre ceux qui virent en elle une femme merveilleuse osant aborder sans honte les droits de son sexe et l’amour charnel dans la nuit féodale et ceux qui considérèrent que sa poésie mettant trop l’accent sur la glorification de l’instinct sexuel fut décevante pour la littérature vietnamienne et une atteinte et une souillure à la femme modèle vietnamienne.

Il faut reconnaître que Hồ Xuân Hương est une femme en avance sur son temps , une femme sachant se servir de son intelligence pour dénoncer les hypocrisies et les absurdités à une époque  où la société fut réglée par l’immuable éthique confucéenne, une femme osant s’insurger contre les interdits et les tabous pour la libération de la femme aussi bien physique que morale.  Elle aime à affronter et à battre messieurs les lettrés avec leurs propres armes.  Elle réussit à échapper à la censure formelle par une habileté peu commune, procédant par allusions et métaphores dans ses poèmes. On peut dire qu’on y trouve à la fois la finesse et la grossièreté. Connu pour ses poèmes d’amour, le poète Xuân Diệu reconnait qu’elle est la « reine des poèmes écrits en « nôm (ou en écriture  démotique ».

Thiếu nữ ngủ ngày

Mùa hè hây hẩy gió nồm đông
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng
Lược trúc lỏng cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Ðôi gò Bông đảo sương còn ngậm
Môt lạch đào nguyên suối chưa thông
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Ði thì cũng dở ở không xong.

La Jeune fille assoupie en plein jour

Frémissement de la brise d’été
A peine allongée, la jeune fille s’assoupit
Le peigne, de ses cheveux, a glissé
Le cache seins rouge s’est défait
Pas de rosées sur les deux collines du Pays des Fées
La source aux fleurs de Pêcher ne jaillit pas encore
L’homme de bien, hésitant, ne peut en détacher sa vue
Partir lui est pénible, mais inconvenant de rester

La Grotte de Cắc Cớ

Ciel et Terre ont fait naître ce rocher
Une fente le divise en deux, noire et profonde
La mousse couvre ses bords et l’ouverture se fait béante
Des pins que secoue le vent battent la mesure
L’eau bien fraîche perle goutte à goutte en clapotant
Et le chemin pour y pénétrer se perd dans le noir
Loué soit le sculpteur qui l’a taillée avec talent
Maintes gens lorgnent après cette fente grande ouverte

Hang Cắc Cớ

Trời đất sinh ra đá một chòm
Nứt ra đôi mảnh hỏm hòm hom
Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn
Luồng gió thông reo vỗ phập phồng
Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm
Con đường vô ngạn tối om om
Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc
Khéo hớ hênh ra lắm kè dòm


Extrait du livre intitulé  » Aigrettes sur la rivière  » de Mr Lê Thành Khôi.

 sieste

Vịnh cái quạt

Mười bảy hay là mười tám đây
họ ta yêu dâ’u chẩng rời tay
Mỏng dày chừng ấy, chành ba góc
Rộng hẹp dường nào, cắm một cây.
Càng nóng bao nhiêu thời càng mát
Yêu đêm không phỉ lại yêu ngày
Hồng hồng má phấn duyên vì cậy
Chúa dấu vua yêu một cái nầy.

La grande poétesse du Vietnam

 

 

L’éventail

Est -ce dix sept ou dix huit? (1)
Laisse moi te chérir et ne pas te quitter
Fin ou épais se déploie ton triangle
Au large ou à l’étroit se fiche la rivure
Plus il fait chaud, plus douce est ta fraîcheur
La nuit ne suffit plus,je t’aime encore le jour
Rose comme la joue grâce au suc du kaki
Rois et seigneurs n’adorent rien que toi


(1) On peut comprendre dix sept ou dix huit branches d’éventail ou dix sept ou dix huit ans


 

Pour parler des choses les plus crues de la société, de l’érotisme en particulier, elle recourt à la description anodine des paysages et d’objets familiers. Le fruit du jacquier, le gâteau Trôi, l’éventail, la grotte de Cắc Cớ, le tissage de nuit , la jeune fille assoupie en plein jour sont les titres de ses poèmes les plus connus et témoignent de son talent et de son don de savoir créer des rythmes comparables à ceux des chansons populaires ( ca dao ) et utiliser un vocabulaire d’une simplicité étonnante dans la poésie. Un manuscrit en « nôm » de la Bibliothèque des Sciences enregistré en 1912 ne compte que 23 poèmes mais on constate que le nombre des poèmes attribués à Hồ Xuân Hương augmente avec le temps. C’est pourquoi dans le passé, on a mis en doute jusqu’à son existence même. Personne ne connait vraiment sa vie privée à part ses anecdotes. 

Hồ Xuân Hương serait originaire du village de Quỳnh Ðôi, district de Quỳnh Lưu, province de Nghệ An. Son père Hồ Phi Ðiền est issu d’une famille de lettrés, la famille des Hồ (Hồ Phi ). Selon le chercheur français Maurice Durand, elle n’est pas très favorisée par la nature sur le plan physique en s’appuyant sur les deux vers du fruit du jacquier de Hồ Xuân Hương:

Mon corps est comme le fruit du jacquier sur l’arbre
Son écorce est rugueuse, ses gousses sont épaisses.

Thân em như quả mít trên cây,
Da nó sù sì, múi nó dày

Cette déduction parait peu convaincante du fait que même si elle n’était pas belle, elle devrait être charmante car elle était mariée deux fois puis veuve et ayant beaucoup de célèbres courtisans tels que Chiêu Hồ ( Phạm Ðình Hồ ). A cause de sa verve cinglante et licencieuse et satirique, certains voient en elle une obsédée sexuelle, un génie de la luxure. C’est le cas de l’écrivain Nguyễn văn Hạnh et du chercheur français Maurice Durand dans l’ouvrage intitulé « Oeuvre de la poétesse vietnamienne Hồ Xuân Hương », Ecole française d’Extrême Orient, Adrien Maisonneuve, Paris 1968. Par contre, d’autres n’hésitent pas à la défendre à cor et à cri en trouvant en elle non seulement une féministe de la première heure mais aussi une femme ayant le cran de vivre et défier une société de momies et de fantômes. C’est le cas de l’écrivain Nguyễn Ðức Bình dans la revue mensuelle Văn Nghệ ( Arts et Littérature ) no 62.

Le tissage de nuit

La lampe allumée, ô quelle blancheur !
Le bec de cigogne, la nuit durant, ne cesse de gigoter
Les pieds appuient, se relâchent, bien allègrement
La navette enfile la trame, s’en donne à cœur joie
Large, étroit, petit, gros, tous les formats trouvent à s’ajuster
Courtes ou longues, les pièces de toutes dimensions se valent
Celle qui veut bien faire laisse tremper longuement
Elle attend trois automnes avant d’en dévoiler la couleur. 

 

Dệt cửi

Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau
Con cò mấp máy suốt đêm thâu
Hai chân đạp xuô’ng năng năng nhắc
Mô.t suốt đâm ngang thích thiích nhau
Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả
Ngắn dài khuôn khổ cũng như nhau
Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ
Chờ đến ba thu mới dãi màu

 

 

Si Ho Xuân Hương est une rose avec épines, une voix solitaire presque unique dans la littérature vietnamienne, elle a néanmoins le courage et l’audace de jeter une pierre et de semer le trouble dans une mare stagnante et putrescible que devint la société vietnamienne à la fin du XVIIIème siècle. Contrairement  à d’autres grands lettrés préférant rechercher la solitude pour s’adonner à la contemplation de la nature et à la méditation dans l’ivresse de l’alcool, Ho Xuân Hương préfère de se battre seule à son époque en se servant de sa verve et de ses poèmes pour exprimer la colère d’une femme révoltée et énergique contre l’injustice de la société vietnamienne. Elle mérite bien l’hommage que l’écrivain américain Henry Miller rend deux siècles plus tard à une femme écrivain Erica Jong du XXème siècle dans sa préface pour l’ouvrage intitulé « Complexe d’Icare » de Erica Jong, Editeur  Robert Laffont, 1976:butviet

Elle écrit comme un homme. Pourtant c’est une femme à 100% femme. Sur bien des points, elle est plus directe et plus franche que beaucoup d’auteurs masculins.

 

Sĩ phu (Version vietnamienne)

Version française

Trẻ hay già, Sĩ phu luôn luôn được coi trọng trong xã hội Việt Nam. Không chỉ được sự tôn trọng mà còn là người được đứng đầu trong hệ thống phân cấp xã hội trước nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Đây là lý do tại sao sĩ phu thường không ngừng bị chê cười thông qua các bài ca dao nổi tiếng.
mandarin
Ai ơi chớ lấy học trò
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm.

Nhờ có sức học cao nên sĩ phu không để bản thân bị  xúc phạm bởi những lời này và cố gắng đáp lại  với vẻ chế nhạo:

Hay nằm đã có võng đào
Dài lưng đã có, áo trào nhà vua
Hay ăn đã có thóc kho
Việc gì mà chẳng ăn no lại nằm.

 

Sự xem xét này có từ thời Khổng giáo được sử dụng như  một mô hình duy nhất trong tổ chức nhà nước. Việc tuyển dụng sĩ phu để làm quan chủ yếu dựa trên các cuộc thi văn học diễn ra cứ ba năm một lần ở ngôi đền lớn của Đức  Khổng Tử hay Văn Miếu. Đền nầy được xây dựng bởi vua Lý Thánh Tôn vào năm 1070 và được chuyển đổi thành  Quốc Tự Giám vào năm 1076. Từ năm 1484 trở đi, tên của sĩ phu  trúng cử trong cuộc thi quan được khắc trên tấm bia với ngày sinh và những công trạng.  Cách thực tiễn này trên tấm bia được bãi bỏ vào năm 1778. Đây cũng là lý do việc trúng cử  trở thành là nỗi ám ảnh trọng đại đối với tất cả các  sĩ phu. Có nhiều người được trúng cử  các cuộc thi với sự dễ dàng đáng ngạc nhiên (Nguyễn Bĩnh Khiêm, Chu văn An hoặc Lê Quí Ðôn). Còn có nhửng người khác bị trượt nhiều lần. Đây là trường hợp của sĩ phu Trần Tế Xương nên trong các bài thơ của ông thường có lời lẽ châm biếm nhức nhối. Sự thất bại vô tận và nhìều  lần nó có ảnh hưởng rất lớn trong các tác phẩm của ông.

ischol

 

Sĩ phu

Ngoài kiến ​​thức văn học, ứng cử viên trúng cử hay quan lại trong tương lai phải có tất cả các khái niệm về thiên mệnh, lòng hiếu thảo, nghĩa tôi với vua và tất cả các giá trị  đem lại sự bền chặt trong tầm nhìn Nho giáo. Được có những khái niệm này, sĩ phu cố gắng tôn vinh sứ mệnh của mình không chỉ cho đến cuối đời mà đôi khi còn phải trả giá bằng mạng sống của mình. Đây là trường hợp của sĩ phu Nguyễn Du. Ông xin  về hưu thay vì phục vụ một triều đại mới sau sự sụp đổ của nhà Lê. Đó cũng là trường hợp của sĩ phu Phan Thanh  Giản quyết định tự đầu độc mình bằng cách  khuyên các con của mình nên về làm rẫy và không nên có một chức vụ nào  trong thời Pháp chiếm đóng Nam Kỳ vào năm 1867. Đối với sĩ phu  Nguyễn Ðình Chiễu, tác giả cuốn sách nổi tiếng « Lục Vân Tiên » và là một trong những nhân vật cao quý nhất của các sĩ phu, ông đã không ngừng hỗ trợ tinh thần cho cuộc kháng chiến trong thời kỳ thuộc địa.

Trong tầm nhìn Nho giáo, sĩ phu cố gắng duy trì bằng mọi giá và áp dụng nghiêm ngặt các nguyên tắc này trừ khi nhà vua không còn xứng đáng để ông tuân lệnh. Trong trường hợp này, sĩ phu yêu chuộng công lý có thể lật đổ nhà vua vì vua không còn giữ được thiên mệnh. Đây là trường hợp của sĩ phu Cao Bá Quát, người  tham gia vào « giặc châu chấu »  lấy danh nghĩa của nhà Lê chống lại vua Tự Đức. Ông  bị bắt và  bị xử tử sau đó vào năm 1854.

Mặc dù  sĩ phu là một trong những cột trụ cơ bản của xã hội mà rất nhiều triều đại Việt Nam dựa vào đó để cai trị đất nước, họ cũng là người bảo vệ chính đáng các giá trị đạo đức trong dó có  năm mối quan hệ của con người (hay Ngũ luân): giữa nhà vua và bầy tôi, giữa cha và con trai, giữa chồng và vợ, giữa người trẻ và người lớn tuổi và giữa họ và bạn bè). Chính nhờ đó có được sự gắn kết chặt chẽ của xã hội và bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, qua nhiều thế kỷ, đó là  cũng là yếu tố bất động và chủ nghĩa cô lập văn hóa đã gây ra sự sụp đổ của đế chế nhà Nguyễn từ năm 1840.

Cứ tiếp tục đánh giá thấp sức mạnh của nước ngoài và duy trì chủ nghĩa bảo thủ, đế chế nầy  đã không thể thích nghi với các cải cách hiện đại hóa cần có được biện hộ  bởi  sĩ phu hiện đại Nguyễn Trường Tộ. Do đó, tư tưởng nầy  trở thành một trở ngại lớn cho bất kỳ sự thay đổi nào mà Việt Nam cần có để đáp ứng lại  tham vọng của các cường quốc nước ngoài.  Chính vì vậy đế chế nầy bị sụp đổ trong cuộc chinh phạt của  người Pháp.

Số sĩ phu có đến 40.000 người trong đó có khoảng 20.000 người có cấp bậc vào năm 1880. Sĩ phu cuối cùng được biết đến với lòng yêu nước và chủ nghĩa cải cách, đó là cụ Phan Chu Trinh (hay thi sĩ Tây Hồ). Ông ủng hộ  các cuộc cải cách và dành sự ưu tiên cho sự tiến bộ chung của xã hội và  cho kiến ​​thức hiện đại  trên việc độc lập chính trị đơn giản. Việc lưu đày ông đến  đảo Côn Lôn (Poulo Condor) và đặc biệt là cái chết của ông vào năm 1926 làm  chấm dứt giấc mơ của tất cả người  dân Việt muốn có được  một nước Việt Nam độc lập với chính sách phi bạo lực và phi thực dân hóa mà học giả đã biện hộ và bảo vệ với niềm tin mãnh liệt  qua nhiều năm tháng. Tâm trạng của ông được thể hiện trong bài thơ của ông có tựa đề là :

Phan Chu Trinh

phanchutrinh

Đèn sáp

Cháy đầu bởi đỡ cơn tăm tối,
Nóng ruột càng thêm sự sáng soi.
Mở cửa vì đâu nên gió lọt,
Trót đêm nhỏ giọt tỏ cùng ai.

cierge

 

Đây là  những giọt nước mắt của một  nhà trí thức Việt Nam lừng lẫy. Nhưng đó cũng là tiếng khóc tuyệt vọng của một nhà yêu nước Việt Nam vĩ đại đối mặt với số phận của đất nước mình.

Charles Edouard Hocquard


Version française

Charles Edouard Hocquard, một bác sĩ quân y và một phóng viên của cơ quan Havas ở Bắc Kỳ từ năm 1884 đến 1886 đã để lại cho chúng ta một bộ sưu tập hình ảnh đẹp của cuộc chiến tranh thuộc địa đầu tiên ở Việt Nam. Ông đã mang về hơn 200 clisê (bản in đúc) được soạn thành một danh mục gồm có 80 tấm bản in lõm quang hóa (*)  được xuất bản vào năm 1887. Ông kể lại  một cách nhạy bén và hài hước trong « Cuộc thám hiểm ở Bắc Kỳ », những giai thoại sống động với người nông dân trong vùng, kiến ​​thức về hệ thực vật địa phương, những kỷ niệm  về cuộc chiến Bắc Kỳ và người dân Việt Nam vân vân… Ông không đạt được ý nguyện trên phương diện thương mại như ông mong đợi qua các bài phóng sự hình ảnh của ông. Nhưng ông  lại thành công để cho thấy rằng có thể tìm thấy được một cái nhìn khách quan hơn trong cuộc xung đột Pháp-Việt, đó là  cái nhìn của một nhà khoa học gặp gỡ một nền văn hóa khác vào buổi bình minh của thế kỷ 20. Ông qua đời vì bệnh cúm truyền nhiễm vào ngày 11 tháng giêng năm 1911 ở tuổi năm mươi tám.

(*) Đây là  phương pháp in chụp không thay đổi được nhằm thay thế các bản in bạc và cho phép phân phối số lượng lớn với chi phí thấp hơn.

 

hocquard

 Version française

Charles Edouard Hocquard, médecin militaire et  reporter correspondant pour l’agence Havas au Tonkin de 1884 à 1886 nous a légué en héritage une collection de belles photos de la première guerre coloniale du Vietnam. Il a rapporté plus de 200 clichés composant une porte-folio de 80 planches en photoglyptie (*)publié en 1887. Il a relaté avec acuité et humour dans « Une expédition au Tonkin« , les anecdotes pittoresques avec les paysans de la région, la connaissance de la flore locale, les souvenirs  sur la guerre du Tonkin et sur le peuple vietnamien etc.. Il n’a pas obtenu le succès commercial escompté avec la publication de ses reportages photographiques.  Mais il a réussi à montrer qu’il est possible de trouver dans le conflit franco-vietnamien un autre regard plus objectif, celui d’un homme de science à la rencontre d’une autre culture à l’aube du  XXème  siècle. Il est décédé d’une grippe infectieuse le 11 Janvier 1911 à l’âge de cinquante huit ans.

(*):  Il s’agit d’un procédé d’impression photomécanique inaltérable destiné à remplacer les tirages argentiques et permettant la diffusion en grand nombre à des coûts moindres.

Thành Thái (Version vietnamienne)

 

Version française

Để tưởng nhớ một người đã cống hiến cả cuộc đời cho đất nước và người dân Việt qua bốn câu thơ Lục Bát:

Ta điên vì nước vì dân
Ta nào câm điếc một lần lên ngôi
Trăm ngàn tủi nhục thế thôi
Lưu đày thể xác than ôi cũng đành

Trước khi trở thành vua Thành Thái, ông được biết đến với cái tên Bửu Lân. Ông là con trai của vua Dục Đức, người đã bị hai vị quan nho giáo sát hại là Tôn Thất ThuyếtNguyễn Văn Tường và cháu trai của danh thần Phan Đinh Bình. Khi ông nầy vụng về chống lại sự lên ngôi của vua Ðồng Khánh bởi chính quyền thực dân, Ðồng Khánh  nhanh chóng trả thù sau đó bằng cách bức tử  một các hèn nhát vị quan này và quản thúc tại gia Bửu Lân và mẹ của ông ta trong nội cung ở điện Trần Võ để tránh mọi mầm mống của cuộc nổi dậy. Bởi vậy sau cái chết của Đồng Khánh và việc lựa chọn con trai của mình làm người kế vị  được thông báo bởi  chính quyền thực dân, mẹ của Bửu Lân rất ngạc nhiên và bật khóc vì bà vẫn còn  bị ám ảnh bởi ý tưởng rằng con trai của bà sẽ  có một  số phận tương tự như chồng bà, vua Dục Đức và cha bà  Phan Đình Bình. Nếu Bửu Lân được chọn thay thế các hoàng tử khác thì chắc chắn điều đó nhờ đến tài khéo léo của Diệp Văn Cương, người tình nhân của cô của ông, công chúa  công nữ Thiện Niệm bởi vì Diệp Văn Cương là thư ký riêng của khâm sứ Trung kỳ Rheinart. Ông nầy  được  khâm sứ giao trách nhiệm tìm kiếm  một thỏa hiệp với triều đình  trong việc chọn người để kế vị vua Ðồng Khánh.

Do đó, ông vô tình trở thành vị vua mới của chúng ta được gọi là Thành Thái. Ông sớm nhận ra quyền lực của  ông rất bị hạn chế.  Hiệp ước Patenôtre không bao giờ được tôn trọng. Ông cũng không có quyền hành chi cả  trong việc cai trị và điều khiển đất nước. Khác với vua Ðồng Khánh, người gần gũi với chính quyền thực dân, ông  thường  kháng  cự  thụ động bằng cách chống đối  triệt để chính sách của chính quyền qua  những nhận xét khiêu khích và  những cử chỉ không thân thiện.  Người ta ghi nhận được một cuộc chạm trán đầu tiên của ông với  khâm sứ Alexis Auvergne ở thời điểm khánh thành cái cầu mới bắc qua sông Hương. Tự hào về  kỳ công kỹ thuật và sự vững chắc của cái cầu, Alexis Auvergne không ngần ngại  trả lời với thái độ ngạo  nghễ: Khi nào cầu nầy sụp đổ thì nước ngài sẻ được độc lập.

Pont Tràng Tiền

© Đặng Anh Tuấn

Để cho thấy sự quan trọng mà chính quyền thực dân đã dành cho cái cầu mới này, họ đặt cho nó một cái tên mới là cầu « Thành Thái ». Điều này khiến làm Thành Thái tức giận vô cùng vì ông viện cớ rằng từ nay mọi người có thể giẫm đạp lên đầu ông ta qua  cái cầu này. Ông cấm mọi người  gọi  cầu nầy bằng tên mới và xúi giục họ sử dụng tên cũ « Tràng Tiền ». Vài năm sau, trong một cơn bão dữ dội năm thìn, cái cầu nầy bị sập. Thành Thái nhanh chóng nhắc nhở lại câu nói của  Alexis Auvergne với sự hài hước  hóm hỉnh của ông. Alexis Auvergne đỏ mặt xấu hổ và buộc phải lánh trốn trước những lời  nói khó chịu này. Sự bất đồng ý kiến với chính quyền càng ngày càng gia tăng với sự thay thế đổi khâm sứ cũ  bởi ông Sylvain Levecque. Ông nầy không lãng phí thời gian nhiều trong việc thiết lập một mạng lưới giám sát chặt chẽ kể từ khi ông biết rằng Thành Thái tiếp tục gần gũi người dân thông qua các cuộc cải cách và việc cải dạng thường xuyên làm người dân  thường. Ông là vị vua đầu tiên của Việt Nam chủ động cắt tóc ngắn và mặc y phục theo phương cách của người châu Âu. Điều này đã làm kinh ngạc rất nhiều quan lại và quần chúng khi ông xuất hiện lần đầu tiên. Nhưng đó cũng là vị vua  đầu tiên khuyến khích người dân nên theo đuổi  học tiếng Pháp. Ông là  người đề xướng ra một số thành tựu kiến ​​trúc (chợ Đông Ba,  Quốc học Huế, bắc cầu Trường Tiền vân vân..). Ông cũng là  vị vua đầu tiên của triều Nguyễn quan tâm nhiều  đến cuộc sống và thấu hiểu những khó khăn hàng ngày của người dân. Được biết, trong một chuyến du ngoạn mà ông được hộ tống, ông gặp một người nghèo trên đường đang gánh nặng các bó củi. Vệ sĩ của ông dự định dọn lối đi cho ông nhưng ông ta ngăn lại mà nói:

Chúng ta  đâu có được làm công dân hay hoàng đế ở đất nước này đâu. Tại sao chúng ta phải đuổi  người ta đi? Trong những chuyến du ngoạn  ở ngoài thành ông thường ngồi trên chiếu, được bao xung quanh bởi dân làng và  tranh luận cùng họ về bất cứ câu hỏi nào. Đó là cũng một trong những chuyến du ngoạn nầy mà ông mang về Tử Cấm Thành một người phụ nữ trẻ tuổi đồng ý kết hôn và trở thành sau đó một cung phi của ông. Thành Thái rất nổi tiếng và xuất sắc trong việc chơi trống. Đây là lý do tại sao ông không ngần ngại  triều tất cả những tay trống giỏi nhất trong cả nước đến nội cung, yêu cầu họ chơi trống giữa triều đình và ban thưởng tiền cho họ rất nhiều. Được biết, một ngày trời đẹp ông bắt gặp một tay trống  hay  thường lắc đầu khi lúc chơi trống. Muốn giúp anh chàng sửa chữa cái thói quen này, ông mới nói đùa với anh chàng nầy: Nếu ngươi tiếp tục chơi theo cách này một lần nữa, trẩm phải mượn đầu của ngươi đấy.Từ đó trở đi, tay trống nầy  không ngừng lo sợ được triệu tập lần sau khiến  lo lắng và chết đi sau đó vì một cơn đau tim. Khi  biết cái chết của tay trống này, Thành Thái rất hối hận, triệu tập gia đình của tay trống và cho họ một khoản tiền lớn để đáp ứng lại nhu cầu hàng ngày. Cách nói đùa, việc ngụy trang thường xuyên, các cử chỉ đôi khi kỳ lạ và khó hiểu của ông khiến chính quyền thực dân  và các quan ở trong triều có cơ hội  để nói là ông bị mất trí.

Tương tự như Tôn Tẩn sống ở thế kỷ thứ nhất của thời Chiến Quốc (Trung Quốc) và nhờ sự giả điên mà đã trốn thoát khỏi người bạn vô ơn Bàng Quyên và đánh bại  Ngụy quốc trong vài năm sau, Thành Thái, thay vì tự bảo vệ mình trước sự vu khống có chủ ý này, cũng nghĩ rằng điên rồ là  một phương tiện che chở và ngăn chặn có hiệu quả nhất chính sách của chính quyền thực dân qua các hành động điên rồ của mình. Nhờ vậy ông mới có thể hành động đằng sau hậu trường bằng cách tuyển mộ một đội quân gồm các cô gái trẻ, vai trò của họ không bao giờ được làm sáng tỏ và  chờ đợi thời điểm thuận lợi cho cuộc nổi dậy nhân dân. Nhưng ông không bao giờ có thời gian để thực hiện tham vọng của mình bởi vì được sự đồng ý của  thượng thư  bộ lai thời đó, Trương Như Cương, chính quyền thực dân đã lợi dụng sự điên rồ trá hình của ông mà buộc ông phải thoái vị và nhờ thượng thư Trương Như Cương lo việc thành lập  một phụ nhiếp chính dưới sự điều khiển của khâm sứ Pháp. Trước sự từ chối quyết liệt của Trương Như Cương,  lòng trung thành  vững chắc của ông đối với triều Nguyễn và yêu sách của ông tôn trọng tuyệt đối hiệp ước Patenôtre, chính quyền thực dân buộc lòng phải chọn một trong những đứa con của Thành Thái lên làm vua được  biết về sau dưới cái tên “Duy Tân”.

Về phần Thành Thái, ông bị  đày đầu tiên đến Vũng Tàu (Cap St Jacques cũ) vào mùa thu năm 1907 và sau đó đến đảo La Réunion cùng con trai của ông, vua Duy Tân vào năm 1916.  Ông chỉ được phép trở về Việt Nam vào năm 1945 sau cái chết của vua Duy Tân và bị cầm giữ lại ở Vũng Tàu miền Nam Việt Nam trong những năm cuối đời.
Có thể nào xem ông  như là kẻ mất trí  khi chúng ta biết rằng qua bài thơ của ông có tựa đề « Hoài Cổ« , Thành Thái rất minh mẫn và không ngừng  bày tỏ nổi đau trước tình trạng nghiêm trọng của  đất nước? Những bài thơ  thất ngôn bát cú như Vịnh trận bão năm thìn hay Cảm hoài không những  thể hiện sự  thông thạo hoàn hảo của ông trong việc sử dụng các quy tắc chặt chẽ và khó làm của thơ ca Việt Nam  mà còn là niềm tự hào của một vị vua yêu nước.  Dù bị lưu đày gần nửa thế kỷ (1907-1954) bởi chính quyền thực dân, ông vẫn tiếp tục thể hiện niềm tin vững chắc trong cuộc giải phóng đất nước và dân tộc. Chúng ta đã cảm nhận được thông qua ông, ở trên mảnh đất huyền thoại  nầy,  sự thành hình các công cụ của cuộc nổi dậy trong tương lai.

Đối với ông, căn bệnh nan y của ông chỉ nhằm mục đích muốn đạt được ý đồ vĩ đại, muốn khôi phục lại  phẩm cách cho người dân Việt chờ đợi từ lâu nay và muốn thể hiện cho hậu thế sự hy sinh và cái giá mà ngay cả người được xem là mất trí  bởi chính quyền thực dân phải trả cho đất nước này với 47 năm lưu đày. Ông không thể nào khôi phục lại được từ « căn bệnh điên » này trong bối cảnh chính trị thời bấy giờ.

Cho đến ngày hôm nay, không có tài liệu lịch sử nào chứng minh sự  điên rồ của vua Thành Thái mà nó chỉ cho chúng ta thấy được sự mất trí của một vị vua vĩ đại vì quá yêu thương đất nước và dân tộc và nổi thống khổ muôn thưở của một nhà yêu nước trước  vận mệnh quốc gia.

 

 

 

 

 

Doanh thiếp (Version vietnamienne)

 

 

Doanh thiếp

Version francaise

Một trong những nét duyên dáng của thi ca Việt Nam nằm ở trong việc sử dụng các câu đối. Chúng ta tìm thấy trong các câu đối nầy không những có các ý nghĩa tương phản nhờ các từ sử dụng mà còn có sư thích hợp trong việc dùng các câu đối nầy. Bởi vậy các câu đối nầy trở thành một trong những khó khăn lớn đối với những người chưa thành thạo dùng nhưng vẫn có sự lôi cuốn khó chối cãi đối với các nhà  thi sĩ nổi tiếng Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Tự Đức, Cao Bá Quát, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Đình Chiễu vân vân…
Các nhà thi si nầy có cơ hội sử dụng các câu đối nầy một cách tài tình khéo léo. Họ để lại cho chúng ta những câu đối xứng đáng với tài năng của họ khiến làm chúng ta lúc nào cũng  khâm phục và  được xem luôn như một tài liệu tham khảo trong  thi ca Việt Nam. Nhờ sự tương phản của các danh từ hay ý nghĩa trong một câu văn hay từ một đoạn thơ nầy đến đoạn thơ khác, thi sĩ thường hay nhấn mạnh một lý do hay một phê bình nào nhằm làm nổi bật chính xác sự suy nghĩ của mình. Những câu đối này được đặc ra từ các quy tắc đối chữ được thiết lập chủ yếu dựa trên sự xen kẽ các thanh điệu bằng và trắc (1) nhất là dựa vào sức mạnh kết hợp của các danh từ hài hòa được sử dụng mà còn được gia tăng thêm đó bởi tính âm điệu của ngôn ngữ Viêt Nam và các ý nghĩa tương phản hay tương quan và không trái ngược với nhau.


(1)  bằng hai dấu: huyền và không dấu. Trắc: 4 dấu: hỏi, ngã, sắc, nặng


Các câu đối nầy tạo thành trò tiêu khiển trí tuệ, một nghệ thuật mà các nhà thơ nổi tiếng không thể nào bỏ qua được và sáng tác ra các câu đối với sự dễ dàng đáng kinh ngạc và sự khéo léo tài tình. Các câu nầy phản ánh chính xác những gì  thi sĩ cảm nhận và nhìn  thấu  được trong cuộc sống hàng ngày.
Cũng không có gì ngạc nhiên khi thấy sự ngưỡng mộ của người dân Việt về luật làm các câu đối tế nhị nầy qua bao nhiêu thế hệ. Luật nầy không chỉ trở thành niềm vui không ít của người dân mà còn là vũ khí hữu hiệu chống lại chính sách ngu dân, áp bức và khiêu khích.

Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.

Người dân Việt không thể nào thiếu các câu đối nầy trong dịp lễ Tết. Đây cũng là những câu đối nói lên sự gắn bó sâu sắc và quen thuộc mà người dân Việt thường dành cho luật làm thơ bình dân nầy trước thềm năm mới. Giàu hay nghèo, thi sĩ hay không, mọi người đều cố gắng có được những câu đối này để đặt trước  bàn thờ của tổ tiên hoặc treo ở lối vào nhà. Tự mình sáng tác các câu đối hay nhờ đến các nhà nho để bày tỏ những khát vọng cá nhân của mình.
Các câu đối nầy có thể có nguồn gốc trong văn học Trung Quốc và  được gọi là Doanh thiếp trong tiếng Việt (1) (các bản thảo đựợc treo trên cột nhà). Các câu đối nầy chia ra hai  câu văn lúc nào cũng đi chung với nhau và được gọi là vế trênvế dưới. Vế trên là vế ra và  được người phát ra câu văn đầu. Còn vế dưới thì là vế đối khi một người  khác phải đối lại qua câu văn sau. Có một số đặc điểm chung ở  2 vế này:

Số lượng từ phải giống nhau.
Nội dung phải phù hợp về mặt ý nghĩa khi nói đến sự tương phản hay tương quan của  các ý tưởng.
Hình thức phải được tôn trọng khi nói đến sự tương phản của các từ được sử dụng trong hai vế (tôn trọng thứ tự vị trí của các  danh từ, tính từ và động từ, quan sát các quy tắc đối lập của các thanh bằng và trắc).

Với ví dụ sau đây :

Gia bần tri hiếu tử
Quốc loạn thức trung thần.
Nhà nghèo mới biết con hiếu thảo
Nước loạn mới biết rõ tôi trung

Chúng ta nhận thấy rằng hai vế nầy có cùng số lượng từ (5 chữ trong mỗi vế), sự tương đồng của các ý tưởng và sự quan sát chặt chẽ của các thanh âm bằng và trắc được sử dụng trong hai vế. Thay cho thanh bằng (bần) của vế trên, chúng ta tìm thấy thanh trắc (loạn) ở cùng vị trí ở câu vế dưới. Tương tự, các thanh trắc còn lại của vế trên (hiếu) và (tử) được thay thế tương ứng bằng hai thanh bằng (trung) và (thần) ở vế dưới. 

Các câu đối gồm có   từ ba cho đến 6 chữ trong mỗi câu được gọi là các câu đối nhỏ (hoặc tiểu đối trong tiếng Việt). Khi có hơn bảy từ và tuân theo các quy tắc của thơ, thì được gọi là  « thi đối ». Đây là trường hợp của ví dụ được trích dẫn ở trên.  Trong trường hợp có được « sự song song » của các ý tưởng thì được gọi là câu đối xuôi  trong tiếng Việt. Trong trường hợp này, không có sự tương phản nào về ý nghĩa được phát hiện ở trong câu đối cả. Mặt khác, có thể có một sự liên hệ  và tương quan về ý nghĩa giữa hai vế, được tìm thấy trong ví dụ sau đây:

Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách
Sắc bất ba đào dị nịch nhân.
Không cần có khoá cửa trời mưa vẫn lưu giữ được khách
Người mỹ nữ không làm được sóng biển vẫn có thể nhận chìm người say mê.

Nếu  có tương phản, chúng ta gọi là câu đối ngược. Trong các loại câu đối này, sự tương phản của ý nghĩa hoặc ý tưởng được thấy rõ rệt như trong ví dụ sau đây:

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng 

Có duyên dù ở xa ngàn dậm cũng có thể gặp nhau mà còn không có duyên dù có đối mặt vẫn không găp nhau.

Những câu  đối nầy được thi sĩ lỗi lạc Cao Bá Quát sử dụng thường xuyên. Có một giai thoại về ông khi Hoàng đế Minh Mạng đến thăm ngôi làng của ông ta và khi ông còn là một cậu bé bướng bỉnh. Thay vì trốn, ông ta ném mình xuống ao để bơi. Trước  thái độ ngông cuồng, ông ta bị trói và  dẫn đến trước hoàng đế  Ming Mạng dưới mặt trời ngột ngạt. Ngạc nhiên trước sự táo bạo và tuổi trẻ của ông,  vua đề nghị thả ông ta với một điều kiện là ông ta  phải sọan vế đáp lại thích hợp với vế đối mà  hoàng đế đưa ra. Thấy con cá lớn đuổi theo con cá nhỏ trong ao, hoàng đế bắt đầu nói:

Nước trong leo lẽo, cá đóp cá

Không một chút lưỡng lự, Cao Bá Quát đáp lại với sự dễ dàng không tưởng tượng được:

Trời nắng chan chan, người trói người

Kinh ngạc trước sự nhanh trí và tài năng phi thường, hoàng đế buộc  lòng phải thả ông ta. Vì có tính  độc lập, suy đoán và khinh miệt  đối với hệ thống quan liêu mà Cao Bá Quát được biết đến, ông thường phải chấp nhận mọi thách thức mà những kẻ thù của ông đưa ra. Một ngày đẹp trời,  ông ta  không ngớt làm trò hề trong buổi thuyết trình về thơ được tổ chức bởi một vị quan nhất là khi  ông  nầy đưa ra những lời giải thích đơn giản về những câu hỏi của công chúng. Bực mình vì sự khiêu khích liên tục của ông,  ông quan buộc phải phải thách thức ông ta với ý định trừng phạt ông  ngay lập tức bằng cách yêu cầu ông đưa ra  vế  đáp  phải thích hợp với vế đối  của quan:

Nhi tiểu sinh hà cứ đác lai, cảm thuyết Trình, Chu sự nghiệp
Mầy là gả học trò ở đâu đến mà dám nói đến sự nghiệp của Trương Công và Chu Công?
Etant un élève venant de quel coin, oses-tu citer les œuvres de Trương Công et Chu Công?

Cũng như mọi lần, không luỡng lự, ông đáp lại với  cách ngạo mạn:

Ngã quân tử kiên cơ nhi tác, dục ai Nghiêu Thuấn quân dân
Ta là bậc quân tử, thấy cơ mà dấy, muốn làm vua dân trở nên vua dân đời vua Nghiêu vua Thuấn.

Các câu đối  nầy tạo thưở xưa một nơi ưa thích mà người Trung Quốc và người Việt Nam hay thường chọn để  đối đầu công khai.Vế đối của thám quan Giang Văn Minh, được lưu giữ trong ký ức của cả một dân tộc và tồn tại qua nhiều thế hệ:

Ðằng giang tự  cổ huyết do hồng
Dòng sông Bạch Đằng tiếp tục nhuốm máu đỏ.

 tiếp tục minh họa cho sự quyết tâm không thể sai lầm của ông  trước sự khiêu khích của hoàng đế nhà Minh với vế ra:

Ðồng trụ chí kim đài dĩ lục
Cây cột đồng tiếp tục bị rêu xanh xâm chiếm.

Cũng có những nhà thơ vô danh đã để lại cho chúng ta những câu đối  đáng nhớ. Đây là những  câu được tìm thấy trên bàn thờ của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Biểu  ở xã Bình Hồ ở miền Bắc Việt Nam. 

Năng diệm nhơn đầu năng diệm Phụ
Thượng tồn ngô thiệt thượng tôn Trần
Ăn được đầu người thì co’ thể ăn cả Trương Phụ
Còn lưỡi của ta thì còn nhà Trần

Nhờ hai câu đối nầy, nhà thơ ẩn danh muốn vinh danh người anh hùng dân tộc. Ông đã bị chết bởi tướng quân Trung Quốc Trương Phụ sau khi tổ chức một bữa tiệc xa hoa để vinh danh ông. Để hăm dọa Nguyễn Biểu, Trương Phụ đã không ngần ngại tặng ông một món ăn mà người ta tìm thấy  có cái đầu bị chém của một kẻ thù. Thay vì sợ hãi trước trước món ăn nầy, Nguyễn Biểu vẫn bình tĩnh, dùng đũa để  gấp  cặp mắt và ăn đi một cách ngon lành.

Sau  khi chính quyền  Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975, một người vô danh đã sáng tác hai câu  đối sau đây:

Nam Kì Khởi Nghĩa tiêu Công Lý
Ðồng Khởi vùng lên mất Tự Do.

bởi vì tên của hai đại lộ Công Lý Tự Do đã được thay thế lần lượt bởi Nam Kì Khởi Nghĩa Đồng Khởi ở thành phố nhộn nhịp của miền Nam nầy.

Mượn nhờ hai câu này mà nhà thơ ẩn danh muốn nêu bật những lời chỉ trích gay gắt của ông đối với chế độ.

Lợi dụng sự tinh tế  tìm thấy trong các câu đối và  nghĩa bóng trong tiếng Việt, các chính trị gia Việt Nam, đặc biệt là hoàng đế Duy Tân, đã có cơ hội sử dụng nó thường xuyên để thăm dò hay  mỉa mai đối thủ.

Ngồi trên nước không ngăn được nước
Trót buôn câu đã lỡ phải lần

Qua hai câu  đối này, Duy Tân muốn biết ý định chính trị của bộ trưởng Nguyễn Hữu Bài vì chữ « nước » trong tiếng Việt chỉ định nước và  đất nước. Ông muốn biết ý kiến ​​của Nguyễn Hữu Bài có đồng ý với ông hay  hay là ông  vẫn theo chính quyền thực dân Pháp. Biết được tình hình chính trị và gần gũi với chính quyền thực dân, Nguyễn Hữu Bài  lựa chọn chính sách bất động và  hợp tác bằng cách ra câu đối   như sau: 

Ngẫm việc đời mà ngán cho đời
Liệu nhắm mắt đến đâu hay đó

Qua câu đối

Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế

của Đặng Trần Thường  người  được phép phán xét ông có tội đi theo Hoàng đế Quang Trung, Ngô Thời Nhiệm  trả lời một cách mĩa mai với câu đối sau đây:

Ai Công hầu, ai Khanh tướng, trên trần ai, ai dễ biết ai

Ông  ta không chỉ thể hiện được  bản lĩnh mà còn khinh miệt những người theo thời như Đặng Trần Thường. Bị kích thích bởi những lời miệt mài này,  Đăng Trần Thường  ra lệnh cho cấp dưới của mình quất ông cho đến chết trước đền văn miếu. Ngô Thời Nhiệm  không sai khi nhắc nhở  Đặng Trần Thường về nhận xét này vì sau đó ông lại bị hoàng đế Gia Long kết án tử hình. 

Phú  là tên tiếng Việt của các câu đối mà mỗi vế có ít nhất ba đoạn. Đây là trường hợp ví dụ về  các câu đối được sử dụng bởi Ngô Thời Nhiêm và Đặng Trần Thường. Khi  vế gồm ba đoạn hay nhiều hơn trở lên (trong ví dụ được trích dẫn ở trên), ở giữa có một đoạn rất ngắn được chèn vào trong như cái đầu gối  của ống chân con hạc nên vì thế được gọi là phú gối hạc.

Trải qua năm tháng, các câu đối nầy nó trở thành biểu hiện bình dân chân chính của cả một dân tộc trong cuộc đấu tranh vĩnh cửu chống lại chính sách ngu dân và áp bức. Bằng cách cho họ có cơ hội thể hiện được  tính cách,  bản chất và tâm hồn, các câu đối nầy đã biện minh được những gì bà tiểu thuyết  gia Staël đã  từng nói: Bằng cách học âm điệu của một ngôn ngữ, người ta mới đi sâu vào tâm trí của quốc gia sử dụng ngôn ngữ đó. Chính với những câu đối nầy mà người ta mới có thể hiểu và cảm nhận được Việt Nam hơn. Người ta sẽ có thể gần gũi hơn với con người và văn hóa của  đất nước nầy.

 

 

Vọng Các (Venise de l’Orient)

Version française

Nằm ở đồng bằng Menam, thủ đô Bangkok được gọi là « Venise của phương Đông » và được biết đến trong kỷ lục Guinness là thành phố có tên dài nhất thế giới. Nó  nằm cách biển khoảng 30 cây số  và được đặc trưng bởi vô số kênh rạch (khlongs). Chính quyền  đang cố gắng lấp các kênh nầy để  biến thành đường phố nhầm đem lại một giải pháp cho vấn đề giao thông xe hơi ở Vọng Các. Nơi này thông thường hay bị ngột ngạt và chịu rất nặng nề về ô nhiễm hàng ngày. Dân số chính thức của thành phố nầy đã tăng trong năm 2010 lên tới 8.2 triệu dân. ĐếnVọng Các, không có du khách nào quên ghé thăm cung điện hoàng gia nơi mà có nhà cầu nguyện có chứa Đức  Phật Ngọc,  thần phụ hộ của Thái Lan và chùa Wat Traimit với tượng phật vàng nặng đến 5,5 tấn (trong khu Tàu).

Vong_cac

[Trở về trang Thái Lan]

Chính sách giao hảo với Việt Nam (Thailande)

Version francaise

Sự hiếu khách mà vua Rama I dành cho Nguyễn Ánh sau này sẽ là cơ sở cho việc phát triển mối quan hệ tương lai giữa hai nước. Không lạ gì với cách cư xử chu đáo của Nguyễn Ánh trong việc tìm kiếm một giải pháp thích hợp để quản lý sự đô hộ ở Lào và Cao Miên với người Thái. Theo nhà nghiên cứu Vietnam Nguyễn Thế Anh, những quốc gia này được xem vào thời điểm đó là những đứa trẻ được hai nước Xiêm La và Việt Nam cùng nhau nuôi dưỡng, Xiêm La thì đóng thường ngày vai trò người cha còn danh hiệu của mẹ thì dành cho Viêt Nam. Sự phụ thuộc này được biết đến trong tiếng Thái dưới tên là « song faifa ». Theo nguồn tin của Xiêm La, Nguyễn Ánh đã gửi cây bạc và vàng từ Gia Định đến Vọng Các 6 lần, đây là một dấu hiệu bày tỏ sự trung thành của Nguyễn Ánh vào giữa năm 1788 và năm 1801. (2).

Trong một lá thư gửi đến vua Rama I trước khi trở về Gia Định, Nguyễn Ánh đã đồng ý đặt dưới quyền bảo hộ của Xiêm La trong trường hợp ông thành công trong việc khôi phục quyền lực. Đại Nam (tên cũ của Việt Nam) có chấp nhận trở thành quốc gia theo độ hình mandala không? Có một số lý do để bác bỏ giả thuyết này. Đầu tiên Đại Nam không chịu ảnh hưởng của Phật giáo Nguyên thủy và cũng không có môt nền văn hóa Ấn Độ như hai nước Cao Miên và Lào vì tôn giáo đóng một vai trò rất quan trọng trong độ hình mandala được định nghĩa bởi nhà nghiên cứu O. Wolter. Xiêm La cố gắng bành trướng ảnh hưởng và thống trị ở các khu vực mà người Thái được du nhập ít nhiều và nơi mà văn hóa Ấn Độ hóa được trông thấy rõ rệt.

Đây không phải là trường hợp ở Việt Nam. Chakri và người tiền nhiệm Taksin đã thất bại trong việc tiếp cận ở Nam Kỳ, một vùng đất mới nên có rất nhiều người dân Việt cư trú với nền văn hoá khác nhau. Chế độ chư hầu dường như không thể. Chúng ta không bao giờ biết được sự thật nhưng chúng ta có thể dựa vào thực tế mà để nhận ra những ân huệ của Rama I. Nguyễn Ánh có thể có một thái độ dễ hiểu này, rất phù hợp với tính tình của ông và đặc biệt nhất là với tinh thần Nho giáo thì việc phản bội không bao giờ có ở nơi ông. Chúng ta tìm thấy ở Nguyễn Ánh sự biết ơn và lòng nhân từ mà chúng ta không thể phủ nhận sau này với Pigneau de Béhaine (Cha Cà). Ông nầy đã dành rất nhiều nỗ lực để thuyết phục Nguyễn Ánh theo đạo Công giáo.

Dưới triều đại của ông, không có sự bắt bớ người Công giáo, có thể xem đây là sự biết ơn  của ông  với Pigneau de Béhaine. Từ quan điểm này, chúng ta có thể thấy ở nơi ông nguyên tắc nhân đạo (đạo làm người) bằng cách tôn vinh cả lòng biết ơn đối với những người đã bảo vệ ông trong suốt 25 năm thăng trầm và trả thù những kẻ đã giết hại tất cả người thân và gia đình của ông. (thù phải trả, nợ phải đền) 

Vào thời điểm lên ngôi  vào năm 1803 tại Huế, Nguyễn Ánh đã nhận được vương miện do vua Rama I cung cấp nhưng ông đã trả lại cho ông nầy ngay lập tức vì ông không chấp nhận được coi là chư hầu của vua và nhận được danh hiệu mà vua Xiêm Rama I thường quen  ban cho các chư hầu của mình. Thái độ này đi ngược lại với lời buộc tội mà người ta vẫn có về Nguyễn Ánh.Đối với một số nhà sử học Việt Nam, Nguyễn Ánh là kẻ phản bội vì ông ta cho người nước ngoài có cơ hội để chiếm Việt Nam. Người ta  thường dùng cụm từ tiếng Việt « Đem rắn cắn gà nhà »  với Nguyễn Ánh. Thật không công bằng khi gọi ông là kẻ phản quốc vì trong bối cảnh khó khăn mà ông có, không có lý do nào mà không hành động như ông khi ông  ở trong vực thẳm tuyệt vọng. Có lẽ là thành ngữ sau đây « Tương kế tựu kế » phù hợp với ông ta hơn mặc dù có nguy cơ trở thành con cờ của người nước ngoài. Cũng nên nhớ rằng nhà Tây Sơn đã có cơ hội gửi một sứ giả đến gặp vua Rama I vào năm 1789  với ý đồ (Điêu hổ ly sơn) nhầm để chóng lại Nguyễn Ánh nhưng nỗ lực này là vô ích vì Rama I tôi từ chối ngay.(3)

Là người thông minh, can đảm và nhẫn nhục với hình ảnh của vị vua  Cẫu Tiển của thời Xuân Thu, ông  ta dư biết hậu quả của các hành động của mình. Không chỉ có  vua Gia Long mà thôi  còn có hàng ngàn người đã đồng ý theo ông sang Thái Lan và nhận trách nhiệm nặng nề này là đưa người nước ngoài vào đất nước để chống lại  nhà Tây Sơn. Có phải tất cả họ đều là kẻ phản bội? Đó là một câu hỏi hóc búa mà rất khó để đưa ra một câu trả lời khẳng định và một sự lên án vội vàng mà không có  trước đó  sự công bằng  và không  nên bị thuyết phục bởi những ý kiến ​​đảng phái  chính trị khi chúng ta biết rằng Nguyễn Huệ luôn luôn là  người anh hùng được người  dân Việt ngưỡng mộ nhất nhờ thiên tài quân sự của ông.Thất vọng trước sự từ chối của Gia Long, vua Rama I, không có tỏ ra dấu hiệu oán giận nhưng ông ta đã nhận thấy sự biện minh nầy trong sự khác biệt  về văn hóa. Chúng ta tìm thấy ở vua Rama I không chỉ sự khôn ngoan mà còn có cả sự hiểu biết. Bây giờ vua Rama I muốn được đối xử như một người bình đẳng với Nguyễn Ánh. Sự đối xử bình đẳng này có thể được hiểu là mối quan hệ song phương « đặc quyền » giữa người anh cả  và người em trẻ với sự tôn trọng lẫn nhau. Mỗi người nên biết rằng  người nầy rất cần người kia dù đây chỉ là một liên minh hoàn cảnh. Các quốc gia của họ bị theo dõi bởi những kẻ thù ghê gớm đó là Miến Điện và Trung Quốc.

Mối quan hệ đặc quyền của họ không phai nhạt theo thời gian khi Rama I đem lòng yêu mến chị gái của Nguyễn Ánh trong thời gian đó. Chúng ta không biết bà nầy trở thành như thế nào  về sau là vợ  hoặc là cung tần của vua Rama I. Trái lại, có một bài thơ tình mà vua Rama I dành riêng cho bà và bài nầy vẫn được tiếp tục hát vào những năm 1970 trong cuộc diễn hành hàng năm của những chiếc thuyền hoàng gia. Về phần Nguyễn Ánh (hay Gia Long), trong thời gian trị vì, ông đã tránh đối đầu với Thái Lan về mặt quân sự với các vấn đề gai góc của  hai nước Cao Miên và Lào. Trước khi qua đời, Gia Long đã không ngừng nhắc nhở người kế nhiệm, vua  Minh Mạng để duy trì tình bạn này mà ông đã thành lập với vua  Rama I và coi Xiêm là một đồng minh đáng kính nể trên bán đảo Đông Dương (4). Điều này sau đó được chứng minh qua việc vua  Minh Mạng từ chối tấn công Xiêm La theo lời yêu cầu của người Miến Điện.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Anh, ở Đông Nam Á, trong số hai mươi quốc gia vào khoảng 1400, chỉ còn có ba vương quốc thành công được xem vào đầu thế kỷ XIX  là các cường quốc ở khu vực trong đó có Xiêm La và Đại Việt, một nước bắt đầu hành trình về phía Đông và một nước về phía Nam để gây thiệt hại cho các quốc gia bị ảnh hưởng  Ấn Độ giáo (Lào, Cao Miên, Chămpa). Sư xung đột lợi ích này ngày càng gia tăng với sự qua  đời của Rama I và Nguyễn Ánh. Những người kế vị của họ (Minh Mạng, Thiệu Trị ở phía Việt Nam và Rama III ở phía Xiêm La) đã bị vướng vào vấn đề kế vị của các vị vua Cao Miên đã không ngừng chiến đấu lẫn nhau và yêu cầu sự giúp đỡ và bảo vệ của Viet Nam và Xiêm La. Sau đó, được hướng dẫn bởi chính sách của chủ nghĩa thực dân và thôn tính khiến hai nước phải đối đầu hai lần về mặt quân sự vào năm 1833 và năm 1841  ở  lãnh thổ Cao Miên và Việt Nam và tìm thấy mỗi lần sau cuộc đối đầu một thỏa hiệp  có lợi cho hai nước và gây bất lợi cho các  nước bảo hộ của họ. Sự liên minh hoàn cảnh không còn được xem xét đến. Sự cạnh tranh càng ngày thể hiện rõ ràng hơn giữa hai quốc gia đối thủ  Đại Nam và Xiêm La, tạo ra giờ đây một khoảng cách cho việc giao hảo và liên minh nào có thể.  Ngay cả chính sách của hai nước cũng khá khác nhau, một nước theo mô hình Trung Hoa để tránh tiếp xúc với thực dân phương Tây còn một nước thì theo mô hình Nhật Bản để ủng hộ việc mở cửa biên giới.Thủ đô Nam Vang của Cao Miên  đã bị quân đội Việt Nam của tướng Trương Minh Giảng  chiếm đóng một thời trong khi đó các vùng ở  phiá Tây Cao Miên (Xiêm Riệp, Battambang, Sisophon) đều nằm trong tay Thái Lan. Theo nhà sử học người Pháp Philippe Conrad, nhà vua Cao Miên được coi là một thống đốc  bình thường của vua Xiêm La.  Các dấu hiệu hoàng gia như kiếm vàng, ngọc ấn đã bị tịch thu và giữ cất tại Vọng Các. Sự xuất hiện của người Pháp ở Đông Dương kết thúc  quyền bá chủ của hai nước đối với Cao Miên  và Lào.  Sự đô hộ  nầy giúp người Cao Miên và Lào thu hồi một phần lãnh thổ của họ trong tay của  người Việt và người Thái. Nước Đại Nam của Hoàng đế Tự Đức phải đối mặt với chính quyền thực dân Pháp đã sáp nhập sáu tỉnh Nam Bộ (Nam Kỳ).

Nhờ sự sáng suốt của các vị vua Xiêm La (nhất là Chulalongkorn hoặc Rama V), người Thái dựa vào chính sách cạnh tranh giữa người Anh và người Pháp, mà cố gắng giữ độc lập với cái giá phải trả là sự nhượng bộ lãnh thổ của họ ( các lãnh thổ Miến Điện và Mã Lai mà họ chiếm đóng trả lại cho người Anh và Lào và Cao Miên thì nhường lại cho  người Pháp). Họ đã chọn chính sách đối ngoại  mềm dẽo (chính sách cây sậy) như cây sậy thích nghi với gió. Không phải sự ngẫu nhiên khi thấy sự liên minh thiêng liêng của ba hoàng tử Thái Lan ở  thời kỳ khởi đầu thành hình quốc gia Thái Lan vào năm 1287 và sự phục tùng ngoan ngoãn của họ trước đoàn quân Trung-Mông của Hốt Tất Liệt (Kubilai Khan).

Chính chính sách tổng hợp thích ứng này cho phép họ tránh được các cuộc chiến tranh thuộc địa, luôn sát cánh với những kẻ chiến thắng và được tồn tại cho đến ngày nay như một quốc gia hưng thịnh mặc dù đã thành hình muộn ở lục địa Đông Nam Á. (chỉ có từ đầu thế kỷ 14)

[Hình ảnh ở Vọng Các]

[Trở về trang Thái Lan]

Núi Phú Sĩ (Le mont Fuji)

Núi Phú Sĩ (Le mont Fuji)

Cuộc hành trình Nhật Bản (ngày thứ ba)

Ngày thứ ba , mình cùng các du khách trong đoàn được đi tham quan núi Phú Sĩ. Trước khi đến tham quan, tụi nầy được  ghé  Gotemba Premium Outlets. Đây là khu mua sắm bao gồm các cửa hàng cao cấp hàng đầu của Nhật. Ở đây du khách có thể nhìn thấy đỉnh núi Phú Sĩ  trong mây.  Núi nầy có độ cao 3776 thước được xem là ngọn núi cao nhất ở Nhật Bản. Đến đất nước Nhật Bản mà không có đến tham quan núi Phú Sĩ thì là một điều đáng tiếc vì nó không những là một biểu tượng của đất nước mặt trời mọc mà còn là một di sản văn hóa thế giới. Hình tượng núi Phú Sĩ rất thanh nhã, thay đổi theo mùa và theo thời điểm trong ngày khiến nó trở thành một chủ đề ưa thích của nhiều họa sĩ trứ danh Nhật ở thế kỉ 19: K. Hosukai (1760-1849) với « 36 cảnh núi Phú Sĩ », A. Hiroshige (1797-1858) với «Năm mươi ba trạm dừng của Tokaido». Núi Phú Sĩ vẫn được xem từ lâu là một đỉnh núi thiêng liêng vì theo Nhật Bản thư kỷ, núi nầy là nơi ở của nữ thần Konohanasakuya-hime, vợ của thần Ninigi-no-Mikoto, cháu nội của nữ thần mặt trời Amaterasu. Bởi vậy phụ nữ không được phép leo lên núi cho tới năm 1868. Ngày nay số lựợng người leo núi để giải trí nhiều hơn số lượng người leo núi hành hương. Phú Sĩ không phải là một chóp núi nhọn mà nó là miệng núi lửa. Nó vẫn hoạt động và lần cuối cùng nó phun trào vào năm 1707 của thời kỳ Edo. Vì thế khu vực xung quanh núi toàn thấy tro bụi núi lửa và có cả 5 hồ nước do núi lửa tạo ra và được gọi là ngũ hồ: hồ Motosu, hồ Shoji, hồ Kawaguchi, hồ Yamanaka và hồ Sai. Nếu ai không thích leo lên đỉnh thì có thể dừng ở trạm số 5 Fuji Subaru Line. Nơi nầy ngoài khu buôn bán còn có một khu  vực quan sát để có được cái nhìn toàn cảnh tuyệt đẹp trên hồ Yamanaka và thành phố Fujiyoshida.  Chiều hôm đó, tụi nầy được sống  theo lối Nhật ở  một khách sạn gần hồ Kawaguchi bên cạnh rừng thông. Thật tuyệt vời nhất là sáng sớm hôm sau khi lúc  mặt trời mọc mình thả bộ một mình qua đường mòn của rừng thông  để  chụp  quan cảnh xung quanh hồ. 

FUJI

Version française

Le mont Fuji
Le troisième jour du voyage au Japon, notre groupe a eu l’occasion de visiter le mont Fuji.   Avant de pouvoir l’admirer, nos  rendons visite à un grand centre commercial de nom Gotemba Premium Outlets où on ne trouve que les grandes marques préférées par les Japonais.  C’est ici que le touriste peut voir le sommet du mont Fuji dans les nuages. Étant haut de 3776 mètres, ce mont Fuji  est considéré comme la montagne la plus élevée au Japon. Il est regrettable de ne pas le visiter car il est non seulement l’emblème célèbre du pays au Soleil-Levant mais aussi le patrimoine mondial culturel de l’UNESCO. Ce mont ne manque pas de charme et ne cesse pas de modifier son image en fonction des saisons et des moments de la journée. C’est pour cela qu’il devient le thème préféré des dessinateurs japonais célèbres du XIXème siècle à l’époque Edo: K. Hosukai (1760-1849) dans la série de « 36 vues du mont Fuji« , A. Hiroshige (1760-1849) dans la série d’estampes intitulée « Les 53 relais de Tokaido ». Depuis longtemps, le mont Fuji revêt un caractère sacré car selon les annales chroniques du Japon (Nihon shoki), le mont Fuji est le lieu de résidence d’une kami japonaise de nom Konohanasakuya-hime, l’épouse du petit-fils Ninigi-no-Mikoto de la déesse du soleil Amaterasu. C’est pour cette raison que l’ascension était interdite aux femmes jusqu’à l’année 1868. Aujourd’hui le nombre de randonneurs est plus important que celui des pèlerins grimpeurs. Le sommet de Fuji est en fait un cratère volcanique. Il continue à être actif mais sa dernière éruption  eut lieu en 1707 à l’époque Edo. Autour de ce mont, on ne trouve que des poussières volcaniques et 5 lacs que l’éruption a crées: lac Motosu, lac Shoji, lac Kawaguchi, lac Yamanaka et lac Sai. Si on n’aime pas à marcher à pied jusqu’au sommet du mont Fuji, on peut s’arrêter à la station portant le numéro 5 de Fuji Subaru Line. C’ici qu’outre le centre commercial, il y a la zone d’observation où on peut avoir une vue panoramique imprenable  sur le lac Yamanaka et la petite ville Fujiyoshida. Ce soir là, nous passons la nuit dans un hôtel proche de la forêt des pins. C’est superbe pour moi de me promener tout seul,  le  lendemain au lever du soleil,  sur le sentier de la forêt des pins et faire  les photos autour du lac.

Lac Kawaguchi

HOPHUSI

Lire la suite

Socola Vietnam (Chocolat du Vietnam)

Version française

Thông thường khi về Việt Nam mình hay thường mua các thẻ socola biếu các người thân thuộc và bạn bè nhưng có bao giờ mình nghĩ Việt Nam lại là một đất nước có một sản phẩm socola Marou “ngon nhất thế giới” đâu nhất là ở đất nước nầy người dân đâu có truyền thống sử dụng ca cao như người Aztèques ở Nam Mỹ. Sáng nay, được các con ăn Tết ở Việt Nam trở về Pháp có mua cho mình vài thẻ chocolat biếu Tết hiệu Marou. Đây là sản phẩm được làm và xuất khẩu từ Việt Nam. Trên mỗi thẻ socola lại có tên rỏ ràng địa phương mà cây ca cao được trồng (đồng bằng sông Cửu Long hay vùng Cao Nguyên như Bến Tre, Lâm Đồng, Bà Riạ, Tiền Giang vân vân…) và sau cùng có dòng chữ Made in Vietnam. Tại sao lại có tên Marou? Đây là tên thương hiệu của một công ty được thành lập tại Việtnam vào năm 2012, làm ra các thẻ socola nầy và được lấy cái tên Marou từ tên của hai người Pháp trẻ tuổi sáng lập ra Samuel Maruta và Vincent Mourou. Công ty của họ có nhà máy nằm ở Thủ Đức. Hiện nay nhà máy nầy có một đội ngũ một trăm người và sản xuất mỗi ngày có hơn 100 kilô socola. Nay các thẻ socola Marou được nói đến rất nhiều trên các tạp chí nước ngoài như Paris Match, le Nouvel Observateur, VOA, AFP, Nikkei, New York Times vân vân… Công ty nầy có định hướng từ lúc đầu xuất khẩu ra nước ngoài nên tập trung nhiều về chất lượng thay vì số lượng và rất kỹ lưỡng trong cách chọn các hạt ca cao cho đến cách thức trình bày sản phẩm (phong bì chẳng hạn) với một phong cách đia phương riêng bịệt cùng hương vị của vùng đất cây ca cao được trồng. Khi quả ca cao được chín, các nông dân làm việc với công ty phải để lên men các hạt ca cao từ 6 đến 7 ngày. Nhờ quá trình lên men của hạt ca cao thì mới tạo ra một loạt các phản ứng sinh hóa trên chính hạt ca cao nầy và tạo ra một mùi thơm cuối cùng. Họ không được dùng thuốc trừ sâu hay chất bảo quản. Sản phẩm Marou được làm thủ công hoàn toàn. Ngày nay các sản phẩm Marou được bán ở các cửa hàng nổi tiếng thế giới và dành được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi quốc tế uy tính nhất như Club des croqueurs de chocolat ở Paris, Academy of Chocolate ở London vân vân…Có ngon và có đắt không? Chuyện ngon còn tùy khẩu vị của mỗi người nhưng có một điều là socola Marou có một hàm lượng ca cao rất cao (từ 45 đến 76% tùy địa phương). Đây cũng là một trong những tiêu chí để định nghĩa socola ngon thì phải có ít nhất là có 35% trở lên. Socola Marou có một vị riêng biệt vì nó còn giữ được hương vị của ca cao nguyên chất, không bơ ca cao nhiều, không có lecithin đậu nành và vanille và không quá ngọt như các tablette socola bán ở các siêu thị. Mình ăn thữ thì thấy vừa khẩu vị, rất ngon nhất là còn giữ vị chua cá biệt. Còn có đắt không thì phải nói nó quá đắt so với các thẻ socola của Thụy Sỹ ở Paris. Một thẻ socola Marou bán ở Vietnam là 100.000 đồng trong khi đó ở Paris giá bán trung bình là 7,5 euros một thẻ. Muốn mua socola Marou thì phải đến những cửa hàng nổi tiếng ở Paris như La Grande Epicerie de Paris, La Maison du Vietnam vân vân….

Còn ở Việt Nam thì công ty Marou có hai cửa hàng, một ở Hànội:
91a Thợ Nhuộm, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
và một cái nữa ở Saigon: 167-169, Calmette, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Hồ Chí Minh, Vietnam.

Version française

Chaque fois que je rentre au Vietnam, j’ai l’habitude d’acheter les tablettes de chocolat et de les offrir à mes proches et à mes amis sans jamais penser que Vietnam est un pays ayant un produit de chocolat  haut de gamme Marou réputé dans le monde. Pourtant le Vietnam n’est pas particulièrement un pays à utiliser le cacao comme les Aztèques en Amérique latine. Ce matin, je reçois comme cadeau de la part de mes enfants rentrés du Vietnam quelques tablettes de chocolat Marou à l’occasion de notre nouvel an. C’est un produit local du Vietnam destiné à l’exportation. Sur l’enveloppe de chaque tablette du chocolat,  on retrouve clairement le nom de la province vietnamienne où le cacaoyer (ou arbre à chocolat) a été cultivé soit dans le delta du Mékong soit sur les Hauts Plateaux comme Bến Tre, Lâm Đồng, Bà Riạ, Tiền Giang etc… et Made in Vietnam à la fin du texte. Pourquoi le nom Marou ?