Les Bahnar (Version vietnamienne)

 
peuple_bana

 

Première partie
Version française

Người Bà Na là một thành phần của nhóm dân tộc Môn-Khmer thuộc về gia đình ngôn ngữ học Nam Á. Họ  sống riêng biệt  cách xa người Việt (hay người  Kinh) và thường tập trung thành nhóm tọa lạc ở phía bắc của vùng cao nguyên miền trung Việt Nam (Kontum, Gia Lai, Bình Định vân vân..) mà có một thời  họ vẫn được xem là những người man rợ (hay Mọi theo tiếng Việt). Điều này do sự thiếu hiểu biết về văn hóa họ khiến dẫn đến có một thái độ đáng trách và tầm nhìn lố bịch này. Ngay cả các nhà thám hiểm người Pháp đã không ngừng gọi họ là Mọi trong các câu chuyện  thám hiểm được tường thuật lại ở thời kỳ Pháp thuộc.

Chỉ có những nhà dân tộc học như Georges Condominas  mới  công nhận họ là những người tôn trọng thiên nhiên và môi trường, những người có tình cảm sâu sắc với môi trường, nơi họ sống và nơi mà tạo vật (thực vật và động vật),  sông núi  đều có linh hồn giống như họ. Người Bahnar sống ở các nơi vùng núi với nhiều độ cao khác nhau. Họ trồng lúa trên ruộng khô hoặc trên  rãy. Những điều này thường đòi hỏi họ phải di chuyển các đồn điền và làng mạc vì từ việc đốt rẫy làm tro bụi không cho phép đất rẫy được màu mỡ  khiến phải ít nhất mất  hơn hai hoặc ba năm vì tất cả bị cuốn trôi đi mỗi lần khi có mưa. Sự thu  hoạch mùa màng rất lợi nhuận cho lần đầu với việc đốt rẫy.

dantoc_bana1

Năm thứ hai, sự thu thập bắt đầu tồi tệ hơn. Với điều kiện xấu nầy, họ không thể giữ lĩnh vực quá thời gian hai năm. Đây là lý do tại sao người Bahnar có xu hướng sử dụng các cánh đồng khô hạn  được bố trí lại  ở ven sông. Cái cuốc là công cụ chính được sử dụng trong nông nghiệp của họ nhưng từ đầu thế kỷ 20, việc sử dụng cái cày trên ruộng lúa ngập nước ngày càng nhiều hơn.

Niềm tin tôn giáo và truyền thuyết của họ tương tự như các tín ngưỡng của các dân tộc khác được gặp ở Việt Nam. Là những người theo thuyết duy linh, người Bahnar rất tôn kính các loài thực vật như cây đa và cây sung. Cây gạo được coi là thần hộ mệnh và  thường đóng vai trò như một cây cột hiến tế trong việc cử hành các nghi lễ và tập tục. Mỗi con sông, mỗi nguồn nước, mỗi ngọn núi hay mỗi khu rừng, đều có thần tài (hay iang) của riêng mình. Người Bahnar phân chia các vị thần thành hai loại: các thần cấp trên và  cấp dưới hơn. Các thần cấp trên là những vị thần đã tạo ra thế giới và trông nôm các hoạt động của con người. Trong số các vị thần này, chúng ta có thể kể đến Bok Kơi Dơi (Đấng tạo hóa của Nam), Iă Kon Keh (Đấng tạo hóa của Nữ), Bok Glaih (Thần sấm chớp), Iang Xơri (Thần lúa), Iang Dak (Thủy thần) vân vân … Đối với các thần cấp dưới, hầu hết các  thần tài nầy là thần tài động vật, cây cối hoặc đồ vật bao gồm có Bok Kla (Hổ), Roih (Voi), Kit drok (con cóc), Iang Long (cây cối), Iang Xatok (chum) vân vân …     

Đối mặt với tín ngưỡng tôn giáo và mê tín dị đoan này, các nhà truyền giáo Công giáo gặp rất nhiều khó khăn với sứ mệnh cải đạo người Bahnar theo Cơ đốc giáo. Họ buộc phải làm sai lệch ngay cả truyền thuyết của họ để xác  thực cho kinh thánh. Người Bahnar theo Cơ đốc giáo đã gắn bó với niềm tin vật linh của họ đến nỗi họ đã đồng hóa Cơ đốc giáo bằng thế nào cũng được qua nhiều năm.

Đối với người Bahnar, chết không phải là kết thúc cuộc sống này mà là sự khởi đầu của  một cuộc sống khác trong tương lai. Linh hồn mà người Bahnar gọi là pôngơl, sẽ trở thành một vong  linh hay hồn ma (hoặc atâu theo tiếng bahnar) và trở về với tổ tiên trong thế giới thần linh (dêh atâu). Người Bahnar tin rằng con người bao gồm thể xác (akao) và linh hồn. Sự sống chỉ có thể có được nhờ linh hồn chứ không phải nhờ thể xác. Nhưng linh hồn không thể thấy được đối với con người. Chỉ  có pháp sư mới có thể xem thấy dưới dạng  một con nhện, con dế hay con châu chấu. Mỗi con người đều có ba linh hồn: một linh hồn chính (pơngơl xok ueh) phải gắn trên đỉnh đầu và hai linh hồn bổ sung (pơngơl kơpal kolpơngơl hadang), một cái nằm trên trán và một cái nằm trong cơ thể. Trong trường hợp linh hồn chính tạo  hơi thở cần thiết cho con người mà  rời bỏ khỏi cơ thể vì một lý do nào đó không rõ và không trở lại, con người sẽ bị bệnh và sẽ chết. Các linh hồn bổ trợ  chỉ tạm thời thay thế linh hồn chính.  Chính nó thay đổi thành vong linh sang ở thế giới thần linh. Nó cần thức ăn, quần áo và cả một ngôi nhà để che mưa chống nắng. Đây là quan niệm của thuyết duy linh cho rằng những người đã khuất vẫn tiếp tục có những nhu cầu tương tự ở thế giới bên kia. Đây cũng là lý do tại sao trong lễ tang của người đã khuất, gia đình  hay dựng một cái chòi trên mộ người chết: đó là nhà của vong linh (h’nam atâu, bang atâu). Đối với người Bahnar, vong linh tiếp tục sống trong túp lều này và đi lang thang xung quanh nghĩa trang. Còn nhận được một phần thịt lợn và gà thường xuyên hàng tháng từ gia đình của mình. Thời gian bảo trì lăng mộ này có thể kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm. Nó liên quan đến tình hình tài chính của gia đình người đã khuất. Nó kết thúc bằng một nghi lễ  thường gọi là  lễ bỏ mả mà mục đích là để cho vong linh được gia nhập thế giới  thần linh (đêh atâu) một cách dứt khoát  và cắt đứt mọi ràng buộc của người đã khuất với các người sống. Vì vậy, vong linh này trở thành “thần ông hoặc thần bà” (atâu bok ja). Khác với người dân Việt, người Nùng, người Mường, người Bahnar không thờ cúng tổ tiên.

Nghi lễ này diễn ra mỗi năm một lần và thường bắt đầu vào cuối mùa mưa. Người ta thường chọn khoảng thời gian khi có trăng tròn. Lễ này  được xem như là  một tang lễ  phụ. Nó được chuẩn bị rất tĩ mĩ  và vui vẻ. Nó được chọn vào một ngày tốt lành bởi tất cả những người đứng đầu của các gia đình có tang lễ  cùng sự tham khảo ý kiến ​​của các già làng và nó thường kéo dài ba ngày ba đêm. Có ba giai đoạn thiết yếu trong nghi lễ này: nghi thức xây dựng, từ bỏ và phóng sinh. Mỗi giai đoạn được tương ứng với một ngày trọn vẹn. Trong giai đoạn đầu, túp lều che mộ được dỡ bỏ và xây dựng lại tại vị trí của nó, một nhà tang lễ bằng vật liệu xây dựng (tre, gỗ, cỏ tranh) được thu thập từ nhiều tuần. Ngày đầu tiên xây dựng được người Bahnar gọi là « dong boxàt« . Công việc xây dựng nầy luôn đi kèm với vũ điệu và âm nhạc trong niềm hân hoan khó tả. 

Giai đoạn thứ hai, nghi lễ luôn bắt đầu vào chiều tối. Đây là bước bỏ mồ mả. Đối với người Bahnar, đó là nar tuk (hay ngày bị bỏ rơi). Bắt đầu làm lễ cúng rượu và thịt cho người đã khuất trong nhà tang lễ. Sau đó, người đứng đầu gia đình bắt đầu cầu nguyện và làm lễ khi những người thân yêu của ông ta có thể vào nhà tang lễ và than thở lần cuối trước sự ra đi vội vàng của người đã khuất. Sau khi nghi thức hoàn thành, gia đình người quá cố phải đi vòng quanh nhà tang lễ bảy vòng ngược chiều kim đồng hồ. Trong các vòng này, gia đình được đi cùng với những người đàn ông mang trên vai một ngôi nhà thu nhỏ (hoặc ngôi nhà của vong linh) và những bức tượng nhỏ bằng gỗ có kích thước khác nhau và được kích hoạt bằng một bộ dây nhầm mô phỏng lại mọi hoạt động của con người: giã gạo, dệt vải vân vân … Ngay cả  bức tượng nhỏ giao hợp  cũng không được vắng mặt. Người Bahnar cho rằng việc trang trí những bức tượng nhỏ này trước cửa nhà của vong linh chỉ nhằm mục đích giải trí nhưng một số nhà dân tộc học cho rằng chắc chắn có ý nghĩa khác so với  các phong tục của các dân tộc khác trong vùng (như phong tục của dân tộc Bataks ở Bắc Sumatra).  Cuộc diễu hành được đi kèm cùng với điệu múa của các phụ nữ theo nhịp cồng chiêng đánh bỡi những người đàn ông mặc quần áo đẹp và mỗi người mang trên tóc một chiếc lông vũ. Là đỉnh cao của nghi lễ, cuộc diễu hành này nhằm đưa vong linh của người đã khuất vào thế giới thần linh.

Đọc tiếp theo ( Phần nhì)

 

 

Duy Tân (Version vietnamienne)

 

duytan_empereur

Version française

Tưởng niệm một vị vua mà tôi ngưỡng mộ từ lâu qua 4 câu thơ lục bát:

Một đời vì nước vì dân
Vĩnh San đứa trẻ không cần ngôi vua
Tù đày tử nhục khi thua
Tử rồi khí phách ông vua muôn đời

Với sự thỏa thuận của  chính quyền Việt Nam, hài cốt của hoàng đế Duy Tân được chôn cất  đến giờ ở Cộng Hòa Trung Phi, đã được mang trở về với sự nghinh đón long trọng  vào ngày 4 tháng 4 năm 1987 tại Huế,  nơi có lăng mộ  của các vua triều đại nhà Nguyễn. Điều này chấm dứt sự  lưu đày lâu dài và đau đớn mà hoàng tử Vĩnh San, thường được gọi là « Duy Tân » (hay người bạn của các cuộc cải cách) đã có kể từ khi dự án khởi nghĩa chống lại chính quyền thực dân Pháp được phát hiện vào ngày 4 tháng 5 năm 1916 bởi sự phản bội của một cộng tác viên Nguyễn Đình Trứ.

Duy Tân là một nhân vật khác thường mà không có một hoàng đế nào cuối cùng của triều Nguyễn có thể  so sánh được. Chúng ta chỉ có thể hối tiếc về sự ra đi đột ngột của ông ta do một vụ tai nạn máy bay xảy ra vào cuối năm 1945 khi ông ta có được nhiệm vụ trở về Việt Nam. Cái chết của ông vẫn tiếp tục tạo ra  sự nghi ngờ và vẫn còn là một trong những bí ẩn chưa được làm sáng tỏ cho đến ngày hôm nay. Chúng ta không chỉ tìm thấy ở nơi ông, vào thời điểm đó, sự ngưỡng mộ của dân chúng khó ai mà có đựợc và  tính hợp pháp hoàng gia mà còn là một người có khuynh hướng thân Pháp hiển nhiên. Đây cũng là  một lá bài thay thế mà tướng De Gaulle đã có nghĩ đến để đề xuất vào giây phút cuối cùng  cho người  dân Việt để chống lại nhà cách mạng trẻ tuổi Hồ Chí Minh ở Đông Dương. Nếu ông vẫn còn sống, Việt Nam sẽ không trải qua những thập kỷ tiêu cực cuối cùng trong lịch sử và sẽ không trở thành nạn nhân của cuộc đối đầu Đông-Tây và chiến tranh lạnh. Đó là một sự hối tiếc sâu sắc mà mỗi người dân Việt chỉ có thể cảm nhận được khi nhắc đến cuộc  đời và số phận của ông ta. Đó cũng là sự bất hạnh cho người dân Việt khi mất đi một chính khách vĩ đại và  khi  họ viết  lịch sử bằng xương máu và nước mắt trong nhiều thập kỷ vừa qua.

Việc lên ngôi của ông vẫn là một trường hộp độc nhất vô nhị trong biên niên sử lịch sử Việt Nam. Lợi dụng  các hành động chống Pháp khả nghi của hoàng đế Thành Thái và sự điên rồ trá hình, chính quyền thực dân buộc ông nầy phải thoái vị vào năm 1907 và phải sống lưu vong ở  đảo Reunion khi mới có 28 tuổi. Họ yêu cầu thủ tướng Trương Như Cương đảm nhận chức vụ nhiếp chính. Nhưng vì sự từ chối quyết liệt, Trương Như Cương tiếp tục yêu cầu chính quyền thực dân tôn trọng nghiêm ngặt sự cam kết được quy định trong hiệp ước bảo hộ Patenôtre (1884). Ngai vàng được trở về  sau này cho một trong những người con của vua nếu vua  không  thể trị vì (Phụ truyền tử kế). Đối mặt với áp lực của quần chúng  và lòng trung thành không thể sai lầm của Trương Như Cương đối với triều Nguyễn, chính quyền thực dân buộc lòng phải chọn làm hoàng đế, một trong những  đứa con trai của vua Thành Thái. Họ không giấu diếm ý định chọn một người có vẻ ngoan ngoãn và không có quy mô. Ngoài Vĩnh San, tất cả các con trai khác của hoàng đế Thành Thái, khoảng hai mươi người, đã có mặt ở  thời điểm lựa chọn được thực hiện  bởi khâm sứ  Sylvain Levecque. Vĩnh San vắng mặt lúc gọi tên  khiến mọi người phải đi tìm ông ở khắp mọi nơi. 

Cuối cùng ông ta được tìm thấy dưới sườn nhà  với khuôn mặt dính đầy bùn và ướt đẫm mồ hôi. Ông đang đuổi bắt dế. Nhìn thấy ông ta trong tình trạng bẩn thỉu này, Sylvain Levecque không giấu nổi sự hài lòng vì ông ta nghĩ thật ngu ngốc cho ai đó khi lựa chọn ngày lên ngôi vua để đi săn dế. Sylvain Levecque  quyết định chỉ định ông ta làm hoàng đế Annam cùng lời giới thiệu của một cộng tác viên thân thiết M.J.E. Charles vì  Sylvain Levecque nhận thấy trước mặt ông là một đứa trẻ bảy tuổi nhút nhát, dè dặt, không có tham vọng chính trị và chỉ nghĩ chơi như  bao trẻ nhỏ bằng tuổi. Đó là một phán đoán sai lầm kèm theo sự  nhận xét được ghi nhận bởi một nhà báo Pháp  ở thời gian sau này trên một tờ báo địa phương: 

Một ngày lên ngôi đã thay đổi hoàn toàn hình dáng của một đứa trẻ 8 tuổi.

Vài năm sau chúng ta mới nhận ra rằng nhà báo này đã nói đúng vì Duy Tân đã cống hiến  cả cuộc đời của mình cho dân và  đất nước của mình  đến hơi thở cuối cùng. Vào thời điểm lên ngôi, ông mới có 7 tuổi. Để cho ông ta có tầm vóc của một hoàng đế, ông ta có  được thêm một tuổi. Đây là lý do tại sao trong biên niên sử của Việt Nam, ông được  lên ngôi vào năm tám tuổi. Để tránh lại sự chỉ định sai lầm này, chính quyền thực dân đã thành lập một hội đồng nhiếp chính gồm các nhân vật Việt Nam gần gũi với  khâm sứ Sylvain Levecque (Tôn Thất Hân, Nguyễn Hữu Bài, Huỳnh Côn, Miên Lịch, Lê TrinhCao Xuân Dục) để hỗ trợ hoàng đế trong việc quản lý đất nước và nhờ ông Eberhard, cha vợ  của Charles làm gia sư của  Duy Tân. Đó là một cách thức  theo dõi chặt chẽ tất cả  các hoạt động của vị vua trẻ này.

Duy_Tan

Mặc dù vậy, Duy Tân vẫn tìm cách trốn thoát khỏi mạng lưới giám sát do chính quyền thực dân thiết lập. Ông là một trong những người ủng hộ quyết liệt việc sửa đổi các  hiệp định  của hòa ước Patenôtre (1884). Ông là  người sáng kiến của một số cải cách:  giảm thuế và các lao dịch, bãi bỏ các nghi thức của triều đình  liên quan đến việc lãng phí, giảm lương, vân vân… Ông phản đối mạnh mẽ việc  xúc phạm ngôi mộ của Hoàng đế Tự Đức bởi  khâm sứ Mahé trong cuộc tìm kiếm vàng với toàn quyền  Đông Dương Albert Sarraut. Ông ta đòi hỏi quyền kiểm soát trong việc quản lý đất nước khiến mở đầu cho những  cuộc bất đồng ý kiến  xuất hiện càng ngày càng rõ hơn giữa ông  và  khâm sứ Pháp. Cùng Trần Cao VânThái Phiên, ông dẫn đầu vào ngày 4 tháng 5 năm 1916, một cuộc nổi loạn được phát hiện và dập tắt bởi sự phản bội của một trong những cộng tác viên của ông. Mặc dù bị bắt và bất chấp lời khuyên tâng bốc từ thống đốc Đông Dương yêu cầu ông xem xét lại hành vi, ông vẫn tiếp tục giữ thái độ bất cần và nói:

Nếu ông buộc tôi phải làm hoàng đế của  xứ Annam nầy, ông phải xem tôi như một vị hoàng đế trưởng thành. Tôi sẽ không cần một hội đồng nhiếp chính cũng không cần các lời chỉ bảo của ông. Tôi phải được đối xử  mọi việc một  cách bình đẳng với tất cả các nước ngoài  luôn cả nước Pháp. Đối mặt với niềm tin không thể lay chuyển của ông, chính quyền thực dân buộc lòng  phải ra chỉ thị cho bộ trưởng bộ giáo dục lúc bấy giờ, cha vợ của hoàng đế tương lai Khải Định, Hồ Ðắc Trung,   khởi đầu truy tố ông về tội phản quốc của ông chống lại nước Pháp. Để  tránh  làm liên lụy đến Duy Tân, hai  cụ  Trần Cao VânThái Phiên, đã  cho Hồ Ðắc Trung biết  ý định của họ chấp nhận tự nguyện bản án với điều kiện là hoàng đế Duy Tân được cứu khỏi hình phạt tử hình. Họ cứ lặp đi lặp lại:  Trời đất còn đó. Nhà Nguyễn vẫn còn đó. Chúng ta mong chúc thánh thượng sống lâu. Một lòng trung thành với triều đại  nhà Nguyễn, Hồ Ðắc Trung chỉ lên án đày hoàng đế phải lưu vong, biện minh cho việc hoàng đế vẫn còn là  một đứa trẻ vị thành niên và trách nhiệm về cuộc âm mưu nầy thuộc về hai cụ cộng tác viên là Trần Cao Vân và Thái Phiên. Hai ông bị xử  chém tại An Hoà.

Về phần hoàng đế Duy Tân, ông bị kết án lưu đày ở đảo Réunion vào ngày 3 tháng 11 năm 1916 trên tàu Avardiana. Ngày trước khi ông ta ra đi,  người đại diện của khâm sứ  thường có đến thăm và hỏi ông ta:

Thưa ngài, nếu ngài có cần tiền, ngài có thể lấy tiền trong quỹ nhà nước.

Duy Tân trả lời với giọng rất lịch sự:

Tiền mà ông tìm thấy trong quỹ nhà nước  nhằm giúp nhà vua cai trị đất nước chớ nó đâu phải là  tiền của tôi trong mọi trường hộp, đặc biệt  nhất  tôi là một tù nhân chính trị.

Để  giải khuây nhà vua, người đại diện đã không ngần ngại nhắc nhở ông có thể chọn những cuốn sách yêu thích ở  thư viện và  có thể mang theo trong thời gian lưu vong vì ông ta biết rằng nhà vua  rất thích đọc sách. Nhà vua  gật đầu với sự đề nghị này và trả lời:

Tôi  rất thích đọc. Nếu ông có cơ hội lấy sách cho tôi, đừng quên lấy nguyên bộ lịch sử cách mạng Pháp của Michelet.

Sự lưu đày  ông không chỉ đánh dấu sự kết thúc một cuộc kháng chiến của triều Nguyễn  và  một cuộc đấu tranh độc quyền bởi các  sĩ phu nhằm để bảo vệ trật tự nho giáo và nhà nước mà còn là sự khởi đầu của một phong trào dân tộc và sự xuất hiện chủ nghĩa dân tộc nhà nước được đưa ra ánh sáng bởi học giả yêu nước vĩ đại Phan Bội Châu. Đó cũng là một cơ hội  mà chính quyền thực dân Pháp  không biết  chủ động trong việc trao trả  tự do cho Việt Nam qua  vua Duy Tân, một  người có khuynh hướng thân Pháp từ thưở ban đầu.

Định mệnh của ông là định mệnh của dân tộc Việt Nam. Mặc dù cố tình xóa  mất đi trong một thời gian qua tất cả các đường phố mang tên ông ở các thành phố lớn (Hànôi, Huế, Sàigon)  nhưng không ai có thể xóa  được tên yêu dấu của ông trong trái tim của người dân Việt  và trong ký ức tập thể của chúng ta. Duy Tân không bao giờ  là đối thủ của ai cả mà  ông vẫn là một vị hoàng đế vĩ đại cuối cùng của Việt nam.  

 

 

 

Nguyễn Ánh (Version vietnamienne)

Gia Long
 Version française
 
Gia Long là niên hiệu được  Nguyễn Phúc  Ánh chọn  vào năm 1802 cho triều đại của ông sau thời kỳ ông thống nhất  được đất nước Việt Nam trải dài từ biên giới Lạng Sơn đến mũi Cà Mau nằm trên vịnh Xiêm La. Gia Long là tên kết hợp của hai từ: GiaLong (Gia  được trích từ tên thành phố Gia Định, tên xưa của Saïgòn và Long được lây trong tên  Thăng Long, tên cũ của Hà Nội). Trong suốt 25 năm chiến đấu chống chọi với nhà Tây Sơn, ông đã đi khắp nam bộ. Ông biết hết mọi ngóc ngách của đồng bằng sông Cửu Long. Nguyễn Ánh rất gắn bó với người dân miền Nam và đặc biệt với thành phố Gia Định đến nỗi lúc đó ông còn được gọi là « Tướng Gia Định ».
Trước khi Việt Nam được thống nhất (1801), ông là hậu duệ sống sót duy nhất của nhà Nguyễn và đã nhiều lần bị nhà Tây Sơn của Nguyễn Huệ truy sát. Ông được một nhà truyền giáo người Pháp Pierre Joseph Pigneaux de Béhaine, cứu và trợ giúp. Ông nầy đã từng chia sẻ với Nguyễn Ánh mọi thức ăn nhờ một người tin cậy của ông, P. Paul Nghi và không ngần ngại gíúp Nguyễn Ánh trốn thoát đến công quốc Mang Khảm của Mạc Thiên Tứ, con trai của Mạc Cửu  ở vùng Hà Tiên sau khi chúa Nguyễn Huệ Vương bị nhà Tây Sơn ám sát, theo lời kể lại của một người Anh John Barrow trong cuốn sách tựa đề là  « Chuyến đi đến Nam Kỳ (Voyage à la Cochinchine) » vào năm 1793.
Cuộc sống gian khổ mà Nguyễn Ánh được biết trong những năm tháng thăng trầm đã tạo cơ hội cho những người ủng hộ ông giải thích sau này những kỳ công và những nguy hiểm mà ông  gian nan vượt qua khỏi là những dấu hiệu của ý Trời muốn giúp ông khôi phục lại ngai vàng. Hang Tiên ở vùng Hà Tiên, ngày nay có thể truy cập bằng thuyền gợi lại những ký ức của hoàng tử trẻ Nguyễn Ánh, nơi mà ông trú ẩn cùng với quân lính trong khi chờ quân tiếp viện Pháp. Người ta phát hiện ra ở nơi nầy những đồng tiền xu còn lại của các hải tặc. Những tục ngữ của người dân Việt được nhắc đến  có liên quan đến  các kỳ công của ông. Chúng ta có thói quen hay  nói :

Kỳ đà cản mũi

để biểu thị rằng bạn  bị ngăn cản hoàn thành một nhiệm vụ hay một tác động nào  vì có ai đó cản trở bạn. Nhờ sự hiện diện của một con kỳ đà ngăn cản thuyền của Nguyễn Ánh ra khơi,  sự kiện nầy  đã gíúp ông ta được thoát chết trong gan tấc vì quân thù Tây Sơn đang chờ đợi ông bên bờ sông. Một lần khác ở vùng Hà Tiên, thuyền của Nguyễn Ánh bị cản trở bởi sự hiện diện của một bày rắn. Ông ta buộc lòng ra lệnh cho bộ hạ chèo nhanh lên để không bị những con rắn này đuổi theo.  Nhờ vậy ông đến đảo Phú Quốc sớm hơn và tránh đuợc  cái bẫy do quân Tây Sơn  bày ra. Bởi vậy người ta hay nói:
Gặp rắn thì đi, gặp qui thì về.
để nói gặp rắn thì gặp lành nên đi mà gặp rùa ở giữa đường nên quay về.

Bá Đa Lộc ( Pierre Joseph Pigneaux de Béhaine)

Qua các câu chuyện lịch sử nầy, chúng ta nhận thấy Nguyễn Ánh có được nhiều may mắn trong những năm chiến đấu chống quân Tây Sơn. Có lần ông bị kẻ thù truy đuổi. Ông buộc lòng phải lội qua sông. Ông khám phá con sông nầy có rất nhiều cá sấu. Ông phải nhờ đến con trâu trên bờ để thực hiện việc qua sông. Ngay cả việc giải cứu ông bởi người trai trẻ Lê Văn Duyệt lúc đó được 15 tuổi khi thuyền của ông ta bị đấm chìm trong một đêm giông tố cũng ứng nghiệm với một lời tiên tri được duy trì trong nhiều năm bởi  các người dân làng Long Hưng Tây trước khi sự kiện nầy được diễn ra về sau nầy. Dù biết rằng  có những sự kiện nhằm để hợp thức hóa sự bào trợ của Trời nhưng không vì thế mà không thấy ở Nguyễn Ánh có những đức tính của một nhân vật phi thường,  điều nầy thì không  thể đúng. Ông không có thiên tài chiến lược như  kẻ thù của ông Nguyễn Huệ,  nhưng ông ta có lòng nhẫn nại vô biên, chỉ có thể so sánh ông  với Việt vương Câu Tiễn ở thời Xuân Thu (476 trước Công nguyên). Câu Tiễn không ngần ngại chờ đợi nhiều năm để phục thù và rửa nhục với Ngô vương Phù Sai. Nguyễn Ánh biết chọn các hiền tài như Võ Tánh, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành vân vân…và dành cho tình bạn bè một ý nghĩa sâu sắc trong thời gian ông ngự trị. Đấy là những việc được thấy ông làm với Cha cả Pigneaux de Béhaine hay các trung úy người Pháp mà ông trọng dụng như Jean-Baptiste Chaigneau (Nguyẽn Văn Thắng), Philippe Vannier, Olivier Puymanel hay với vua Xiêm Rama I (hay Chakkri).

 Tử Cấm Thành  (Cité interdite de Huế)

Nhớ đến cái tình nghĩa mà Nguyễn Ánh dành cho tướng xiêm Chakkri  được trở về an toàn với quân đội  để cứu gia đình ông đang bị giam cầm, Chakkri hiếu khách không ngần ngại cho hoàng tử Nguyễn Ánh cùng  đoàn tùy tùng  được tá túc về sau nầy một thời gian dài ở Bangkok để  lánh nạn sau những thất bại chua cay trước quân thù Tây Sơn ở Mỹ Tho (1785). Hiệp ước hữu nghị này được sinh ra trong cuộc đối đầu quân sự ở trên vùng đất Cao Miên giữa trung úy Nguyễn Hữu ThùyChakkri  khi ông nầy vẫn còn là một vị tướng Xiêm được phái sang Cao Miên bởi vua Xiêm La  Trịnh Quốc Anh (hay Taksim). Đối diện với sự  trở mặt của vua Xiêm,  Chakkri buộc lòng phải lập một hiệp ước với Nguyễn Ánh và quay trở về sau đó ở Bangkok để lật đổ Taksim và cứu gia đình ông bị giam cầm. Cũng chính vì món nợ này mà Chakkri đã gữi một đội quân 50.000 quân Thái sang hổ trợ Nguyển Ánh sau nầy để giành lại ngai vàng. Đội quân nầy bị tàn sát hoàn toàn  vào năm 1785 bởi chiến lược gia Nguyễn Huệ ở  phiá tây của sông Cửu Long (Mỹ Tho).

Nguyễn Ánh là một người can đảm và rất liều lĩnh. Với ông, chúng ta có cảm tưởng  như không có ai ở miền Nam là đối thủ của ông. Để giải quyết món nợ mà gia đình ông bị nhà Tây Sơn sát hại, ông không hề rúng động trước những nhục hình mà ông dành cho những kẻ thù của mình. Những kẻ bại trận đã bị giết chết bằng cách tra tấn  khủng khiếp và dã man. Các người đàn ông bị voi phanh thây và các phụ nữ và trẻ em thì  bị voi giẫm đạp. Thi thể của họ bị ném vào đồng cỏ để cho quạ ăn. Đó là định mệnh dành riêng cho nữ tướng quân Bùi Thị Xuân, con trai của hoàng đế Nguyễn Huệ, vua Nguyễn Quang Toản vân vân…Vì lý do chính trị, ông không ngần ngại giết chết những người thân tín đi theo ông  lúc ông còn là một hoàng tử trẻ bị nhà Tây Sơn săn lùng. Đây là trường hợp của Nguyễn Văn Thành, Đặng Trần Thường. Chính vì lý do này mà ông thường được ví như Lưu Bang, vị hoàng đế  lập ra triều đại Hán. Ông nầy cũng  dành sự đối xử tương tự cho những người bạn đồng hành của ông. Mặc dù vậy, chúng ta cũng công nhận rằng ông là một người đàn ông có trái tim  nhân hậu. Ông ta không lãng phí thời gian để tỏ lòng  sự thành kính với người bạn đồng hành là Nguyễn Văn Thành, người mà ông ta buộc phải tự sát chỉ vì một lời nói bóng gió vu khống và ông khóc trước bàn thờ được dựng lên để vinh danh người bạn đồng hành nầy. Ông truyền lệnh thả gia đình của Nguyễn văn Thành và trả lại cho họ tất cả tài sản và chức tước bị tịch thu. Chúng ta cũng tìm thấy được sự gắn bó sâu sắc của ông với đời sống của các thuộc hạ thân tín qua thông điệp mà ông gửi cho em rể của ông, tướng Võ Tánh người có trách nhiệm bảo vệ thành Qui Nhơn hoặc Pigneaux de Béhaine, người cha tinh thần của ông ấy mà cũng là cố vấn quân sự thông qua một nghi lễ được tổ chức long trọng và được cha Lelabrousse báo cáo lại  với hội  đoàn công tác nước ngoài vào ngày 24 tháng 4 năm 1800.

Ông cũng là một chiến binh tán tỉnh  Sự quí trọng của ông với công chúa Ngọc Bích, người vợ trẻ của kẻ thù của ông, vị vua trẻ Cảnh Thình và con trai của vua Quang Trung là một mẫu chuyện  đáng nhắc đến. Ngọc Bích  thốt  lên khi thấy ông rất uy nghi đứng trước mặt bà:

Tướng Gia Ðịnh, ông muốn gì ở tôi?

Ông mỉm cười và trả lời tử tế và ơn hoà:

-Đừng sợ và đừng khóc nữa. Tướng Gia Ðịnh sẽ ngọt ngào hơn tướng nhà Tây Sơn. Nơi nàng cư trú này sẽ vẫn như cũ  dù có sự thay đổi về người  sở hữu nơi nầy.

Nhờ lòng tử tế của ông và ý muốn chinh phục trái tim của hoàng hậu Ngọc Bích  khiến bà không thể cưỡng lại. Do đó, bà trở thành Nhất giai phi  và có được hai người con trai với ông. Bà đã kết hôn hai lần với hai vị vua (Cảnh Thình và Gia Long) và là con gái út của Vua Lê. Đây là lý do hai đối thủ  không đôi chung trời đất  Nguyễn Huệ và Gia Long trở thành lại « anh em cột chèo » vì Nguyễn Huệ là chồng của bà công chúa thi sĩ Ngọc Hân và Gia Long chồng của công chúa Ngọc Bích.  Bỏi vậy sau này với bà Ngọc Bích  thì có một ngạn ngữ nói như sau:

Số đâu mà số lạ lùng
Con vua mà lấy hai chồng làm vua

Mặc dù ông nổi tiếng là một người chiến binh hiên ngang cứng cỏi qua bao nhiêu năm chiến tranh và thăng trầm, ông cũng dễ bị tổn thương như mọi người đàn ông bình thường. Ông cũng có  những nổi lo âu nên  ông có lần  từng tiết lộ với người bạn tâm tình của ông, người Pháp Jean-Baptiste Chaigneau:

Cai trị đất nước dễ hơn là hậu cung.

Điều này đã được tiết lộ bởi Michel, con trai của J. B. Chaigneau trên tờ báo « Le Moniteur de la Flotte » vào năm 1858.

Bất chấp hiệp ước được thỏa thuận ở Versailles  vào năm 1787 giữa hai bá tước De VergennesDe Montmorin thay mặt cho  vua Louis XVI và  hoàng tử  Nguyễn Phúc Cảnh được  trợ giúp bởi đức giám mục Adran, Bá Đa Lộc,  sự cộng tác của một số  người Pháp ở trong hàng ngũ quân đội  và sự quan tâm của ông đến khoa học và công nghệ phương Tây, Nguyễn Ánh vẫn  tiếp tục áp dụng một chính sách rất mơ hồ đối với người Âu Châu,  nhất là đối với các nhà truyền giáo.

Đây có phải là thái độ nhân từ do tình bạn mà ông ta cố gắng tôn vinh với ông Bá Đa Lộc hay sự cởi mở ở nơi ông như vua  Khang Hi ở Trung Quốc để  lợi dụng các kỹ năng của các nhà truyền giáo Công giáo hay không?

Prince Nguyễn Phúc Cảnh

Chúng ta tiếp tục đặt câu hỏi về chuyện nầy  cho đến ngày hôm nay. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng thông qua việc xây cất Tử Cấm Thành, sự duy trì hệ thống quan lại, việc cải luật nhà Lê dựa trên triều đại nhà Thanh ở Trung Hoa, ông tỏ ra hơn bao giờ hết là một người ngưỡng mộ các triều đại ở Trung Hoa (Minh và Thanh), một nhà vua Khổng giáo và một hoàng đế kém tiến bộ. Trong những năm cuối đời, ông bắt đầu có chính sách cô lập qua cách chọn lựa người kế vị Nguyễn Phúc Đàm, một hoàng tử được hầu hết các quan lại nho giáo ủng hộ  thay vị  chọn con của hoàng tử Cảnh qua đời vì bệnh. Vị hoàng tử nầy được biết đến dưới tên Minh Mạng  không ngần ngại giết chết  vợ con của hoàng tử Cảnh (Mỹ Đường) và tạo ra một cơ hội cho người Âu Châu, nhất  là cho chính phủ Pháp có dịp can thiệp quân sự bằng cách thực hiện một chính sách chống đối người phương tây và người công giáo và kết nối lại  với các chỉ thị của chính sách đối ngọai của người Trung Hoa. Nguyễn Ánh có thể trở thành một hoàng đế vĩ đại như một Thiên Hoàng Minh Trị (Nhật Bản)  khi ông ta có lợi thế  được có xung quanh bởi một số người Pháp trong đó có bác sĩ riêng của ông tên  Despiaux và có được một tinh thần rất cởi mở với các kỹ thuật và khoa học của phương Tây. 

Thật đáng tiếc cho Việt Nam đã bỏ lỡ một cơ hội để bước vào kỷ nguyên hiện đại hóa. Thật không may cho người dân Việt viết lịch sử của họ sau này bằng xương máu và nước mắt.  Ông ta không đáng bị lãng quên trong lịch sử của chúng ta vì ông có công mở rộng bờ cõi và thống nhất được đất nước. Nhưng ông cũng không phải là một hoàng đế vĩ đại của Việt Nam bởi vì sự vĩ đại không chỉ dựa trên sự mở rộng đất nước  Việt Nam mà còn cần những lợi ích mà ông có thể mang lại cho người dân Việt và cách đối xử khoan dung với những kẻ thù.

Thật đáng buồn khi phải nói như vậy bởi vì với những đức tính mà Nguyễn Ánh đã thể hiện  được trong suốt 25 năm thăng trầm, ông có thể làm tốt  hơn cho đất nước và cho người dân Việt hơn bất kỳ vị vua nào khác của Việt Nam (kể cả vua Quang Trung).

Dân tộc M’nông: Phần nhì (Version vietnamienne)

Version française 
dantoc_mnong

Phần 2

Dân tộc M’nông

Khi người M’nông quyết định ra nước ngoài (tức là đến các làng lân cận khác) thì người M’nông cần phải đi cùng với một người mai mối tốt nhất là được tuyển chọn từ các kuang ở trong làng. Người kuang trên thực tế là một người đàn ông mạnh mẽ và nổi tiếng, không được so sánh qua các tài sản tích lũy mà qua số hiến sinh các trâu mà anh ta tổ chức và hoàn thành. Nhờ những chi phí hoành tráng mà anh chịu chi trong việc hiến tế trâu cho người thân, khách jok và làng của mình, anh mới có được uy tín. Điều này cho phép anh ta dần dần có được một mạng lưới quan hệ, có uy lực trong các cuộc thảo luận ở làng và trở thành một « rpuh kuang » (hoặc trâu đực) về khả năng tình dục. Ngay cả các sừng của hêeng rpuh « linh hồn của trâu » mà anh ta có, nuôi dưỡng bởi các thần linh được dài ra tùy theo số lượng tế trâu được hoàn thành. Quan tài của anh sẻ nặng hơn khi những chiếc sừng này đã đạt được kích thước khổng lồ. Một kuang vĩ đại là một người dám thực hành chiến lược mắc nợ. Anh ta càng dám chi tiêu cho việc hiến tế trâu và mua hàng thì uy tín của anh ta càng tăng. Anh ta vẫn còn một số nợ chậm trễ phải trả. Anh ấy không cần phải chờ đợi để hoàn trả tất cả các giao dịch mua bán của mình làm cho người khác bởi vì tác động nầy mang lại cho anh sự ngưỡng mộ và nổi tiếng.

Một dân làng M’nông trở thành người kuang với sự hiến sinh trâu đầu tiên. Do đó, anh ta trở thành người đàn ông « cần thiết » mà chúng ta dựa vào nhằm để đảm bảo không chỉ sự an toàn lúc đi đường mà cònđược sự  thành công trong các giao dịch thương mại khi rời khỏi làng. Chính với anh ta mà chúng ta lên kế hoạch cuộc hành trình. Chính nhờ mạng lưới quan hệ, anh ta sẽ giới thiệu người jook địa phương của làng đến, người biết tất cả cư dân ở nơi nầy và biết những ai quan tâm đến các hàng hóa của cuộc giao dịch nầy với sự bảo đảm về khả năng thanh toán.

Tương tự như các người dân tộc Bà Na, người M’nông theo thuyết duy linh. Họ nghĩ rằng mọi thứ đều có linh hồn ngay cả trong các dụng cụ để sử dụng nghi lễ (ví dụ như ché rượu cần). Vũ trụ được tạo ra bởi các thần yaang. Đây là lý do vì sao lời kêu gọi các vị thần không chỉ ở một nơi nào đặc biệt mà có thể nằm rải rác ở khắp mọi nơi trong làng hoặc trong rừng hoặc trên núi hay ở vùng biển. Không có ngõ ngách nào được tránh cả. Thần linh sẽ được gọi tập thể hoặc được vinh danh qua một nghi lể riêng trong một hoàn cảnh đặc biệt. Đây là trường hợp của thần lúa có một bàn thờ nhỏ được dành riêng ở giữa đồng. Trong mùa gieo hạt, người M’nông sẽ đến để cúng dường. Thu hoạch tập thể không thể bắt đầu được nếu không có nghi thức đặc biệt gọi là « Muat Baa ». Vì lúa thóc có linh hồn, nên cần tránh làm thần linh tức giận và chạy trốn nên cần có các biện pháp phòng ngừa: tránh huýt sáo, khóc, hát trên cánh đồng hoặc cãi vã, ăn dưa chuột, bí ngô, trứng, những sinh vật trơn trượt vân vân …

Một con gà mái sẽ hiến sinh gần túp lều nhỏ của linh hồn lúa nằm ở trên một thân tre được bao chung quanh bởi những cây tre mang theo các tổ chim. Đối với thần mưa, người M’nông cung cấp trứng trên chiếc mâm nhỏ. Để làm dịu cơn giận dữ của các thần rừng trước khi khai khẩn một phần đất, việc chăm sóc và cầu nguyện nghi lễ tuyệt vời phải được thực hiện. Một cọc tre dài cùng với một con cá được câu và được treo, cắm ở giữa vùng đất khai hoang. Khi ngọn lửa bắt đầu bùng phát, hai « người đàn ông thiêng liêng » hay croo weer cầu xin sự bảo vệ của các thần linh trong khi một người thứ ba xức dầu cây cọc và gọi thần linh. Thậm chí có những vị thần được cho là người bảo vệ linh hồn của cá nhân. Linh hồn nầy bao gồm một cơ thể vật chất và một số linh hồn hoặc heêng dưới nhiều dạng: một linh hồn trâu được nuôi dưỡng ở một tầng trời bởi các thần linh, một linh hồn nhện trong đầu của con người, một linh hồn thạch nằm ngay sau trán. Thậm chí còn có hồn chim sẻ hay kuulêel được biểu tượng bằng một sợ dây làm bằng các sợi bông màu đỏ và trắng và trải dài trên cơ thể của người chết giữa hai cây tre để phân biệt kuulêel với chim ưng thông thường. Linh hồn chim ưng này bay đi khi con người qua đời. Một điều ác phạm từ một trong những linh hồn này sẻ có ảnh hưởng đến các linh hồn khác. Các thần có thể khiến làm ai đó bị bệnh bằng cách trói linh hồn trâu của họ vào cột hiến tế của họ. Việc nhờ pháp sư rất cần thiết bởi vì chỉ có ông nầy mới có thể thiết lập một cuộc đối thoại với các thần linh trong phiên điều trị (mhö). Ông nầy cố gắng mặc cả về giá mà các thần linh đòi hỏi cho việc giải thoát linh hồn trâu của người bệnh nếu không khi người bệnh chết, một trong những linh hồn khác của ông ta sẻ xuống tầng một của địa ngục. Linh hồn sẻ biến mất hoàn toàn khi đến tầng thứ bảy của địa ngục sau cái chết lần thứ bảy. Thế giới bên kia được xem như ở dưới lòng đất. Nghi thức chữa bệnh không có khiá cạnh lễ hội. Điều này đòi hỏi ít chi phí phải trả ngoài con trâu bị giết và lệ phí phải trả (tương đương với số lượng gùi lúa thóc) cho pháp sư. Ông nầy cũng nhận được một đùi của con vật được hiến sinh. Đối người dân tộc M’nông, việc linh hồn bất tử là không có. Mặt khác, khái niệm luân hồi có trong truyền thống người Mnong. Nó có thể xảy ra với tổ tiên được giữ ở tầng một của địa ngục, họ có thể tái sinh lại thành một trong những người hậu duệ của mình.

Musée d’ethnologie du Vietnam (Hanoi)

Trong truyền thống của người dân tộc M’mông, trâu là một con vật linh thiêng. Người M’nông sử dụng trâu làm tiền tệ định giá. Cũng trong hệ thống tín ngưỡng của người Mnông, con trâu được tương đương với con người. Một trong những linh hồn của nó là linh hồn trâu hay hêeng rput được nuôi dưỡng trên thiên đàng bởi các thần linh khi sinh ra và có một vai trò tiên quyết trên các linh hồn khác của cá nhân. Trước khi được chôn cất, người quá cố được đặt trong một cỗ quan tài có hình con trâu. Người M’nông không có tổ chức tang lễ và họ từ bỏ ngôi mộ sau một năm chôn cất. Nói chung, nhà tang lễ được xây dựng trên một ngọn đồi và được trang trí bằng những bức tượng gỗ chạm khắc hoặc các hoa văn khác nhau được sơn màu đen, đỏ hoặc trắng. Sức mạnh của một cá nhân được đo bằng số lượng các đầu trâu hiến sinh được chất chồng lên các cột trụ. Theo truyền thuyết người M’nông, con trâu được thay thế người trong lễ hiến sinh. Đây là lý do tại sao chúng ta thấy trong sự hiến sinh này là kết quả cuối cùng của tất cả các nghi thức mà được tách ra bởi một lễ hội huy hoàng với các diễu hành cồng chiêng và các trò đánh trống để kêu gọi các thần linh, các bài hát vân vân… và kèm theo các cuộc chiêu đãi rượu cần. Đây là một sự kiện quan trọng và đặc biệt trong cuộc sống ở làng quê. Không ai có thể tránh khỏi sự kiện này. Ngôi làng trở thành một khu vực thiêng liêng, nơi mà phải vui chơi tập thể, uống rượu, ăn ngon và tránh đánh lộn với nhau vì có thể chọc giận các thần linh.

Dân tộc Mnong được chia thành nhiều nhóm nhỏ (Mnông Gar, Mnông Chil, Mnông Nông, Mnông Preh, Mnông Ku Sự, Mnông Prâng, Mnông Rlam, Mnông Bu đâng, Mnông Bu Nor, Mnông Din Bri, Mnông Bu Ðêh, Mnông Si Tô, Mnông Káh, Mnông Phê Dâm). Mỗi nhóm có một phương ngữ khác nhau, nhưng nói chung, người Mnong từ các nhóm khác nhau này có thể nói chuyện với nhau mà không gặp bất kỳ sự khó khăn nào cả.

Tự hào có tứ chi dài và thân hình trần trụi và rám nắng bất chấp những đau khổ trong một cuộc sống bấp bênh, người đàn ông người M’nông thường đóng khố, một loại vải dài màu chàm, được quấn tựa vào phần thắt lưng và phần cuối được có viền tua bằng đồng và len đỏ rơi xuống giữa đùi của họ như một chiếc tạp dề nhỏ (suu troany tiek) (3). Vành đai tạp dề này được sử dụng để mang tất cả các loại đồ vật như dao, hộp thuốc lá, dao găm và bùa hộ mệnh (hoặc đá thiên). Họ sử dụng áo khoác ngắn hoặc dài hoặc chăn làm áo khoác trong mùa lạnh. Tìm thấy trên đầu của họ một chiếc khăn xếp màu đen hoặc trắng hoặc một búi tóc, nơi họ thường cắm một con dao bỏ túi bằng thép với cán cong. Họ thường quen sử dụng rìu để chặt các thân cây. Phụ nữ Mnong ngực trần mặc váy ngắn (suu rnoôk) quấn quanh ở dưới bụng. Người Mnong ngưỡng mộ các đồ trang trí. Họ đeo  ở cổ ngực, các dây chuyền ngọc trai bằng sắt hoặc thủy tinh hoặc răng chó sau khi một nghi thức trừ quỷ mang lại cho các đồ vật trang trí có đặc tính bảo vệ trừ tà. Thường thấy ở dái tai các xoán ốc bằng ngà voi. Phụ nữ đặc biệt thích các dây chuyền thủy tinh ngọc trai. Các dái tai của của họ thường bị căng bởi các đĩa gỗ lớn màu trắng. Chúng ta vẫn thấy ở các nhóm nhỏ người Mnông hầu hết có tục lệ mài răng cửa ở hàm trên. Cả đàn ông và phụ nữ đều hút thuốc lá và dùng rất nhiều rượu cần. Nó không chỉ là một yếu tố thiết yếu trong tất cả các bữa tiệc và các nghi lễ mà còn là một thức uống để chiêu đãi khách. Để vinh danh chủ nhà, một chum rượu cần được mở ra trong vài phút trước khi được phục vụ khách. Sự tiêu thụ nầy được thực hiện tập thể bằng cách sử dụng một hoặc nhiều ngọn đuốc tre (hay cần) được cắm vào chum rượu. Số lượng uống »cóng » (hay đơn vị) được áp đặt cho mỗi người uống theo tập tũc của mỗi dân tộc. (2  cóng uống với người dân tộc Mnongs Gar, 1 cóng với người Ê Đê). Để duy trì mức độ của ché rượu, cần phải đổ nước vào ché, làm loãng dần chất cồn trong rượu cần và biến nó trở thành một thức uống không có hại cho sức khoẻ.

Tựa như người dân tộc Bà Na, người dân Mnông rất tự hào là người tự do. Đây là những gì nhà cố dân tộc học Pháp nổi tiếng G. Condominas tìm thấy ở nơi người dân Mnong Gar. Tại ngôi làng Sar Luk, nơi mà ông đã thực hiện một năm sống hoàn toàn với các người dân tộc Mnong Gar thì không có trưởng làng mà chỉ có một nhóm ba hoặc bốn người đàn ông có nhiệm vụ « thiêng liêng ». Đấy là những người hướng dẫn nghi lễ, đặc biệt là trong các vấn đề nông nghiệp. Đối với họ, mất đi tự do có thể là một thảm họa mà người dân tộc Mnong hằng lo sợ. Chúng ta luôn tìm thấy ở họ hai đặc thù khác biệt với các dân tộc khác ở Việt Nam: tinh thần đoàn kết và bkhông màng quyền lợi và  tự nguyện không  làm giàu một cách ích kỷ. Bất chấp nỗi đau khổ trong cuộc sống bấp bênh, người dân tộc M’nông vẫn còn biết khái niệm chia sẻ mà chúng ta, những người được gọi là những người văn minh, đã quên từ lâu rồi.

[Trở về trang Dân Tộc M’Nông]

Tham khảo tài liệu

De la monnaie multiple.
G. Condominas. Communications 50,1989,pp.95-119
Essartage et confusionisme: A propos des Mnong Gar du Vietnam Central. Revue Civilisations. pp.228-237
Les Mnong Gar du Centre Vietnam et Georges Condominas. Paul Lévy L’homme T 9 no 1 pp. 78-91
La civilisation du Végétal chez les Mnong Gar. Pierre Gourou. Annales de géographie. 1953. T.62 pp 398-399
Tiễn đưa Condo của chúng ta, của Tây Nguyên. Nguyên Ngọc
Chúng tôi ăn rừng …Georges Condominas ở Việtnam. Editeur Thế Giới 2007
Ethnic minorities in Vietnam. Đặng Nghiêm Vạn, Chu Thái Sơn, Lưu Hùng . Thế Giới Publishers. 2010
Mosaïque culturelle des ethnies du Vietnam. Nguyễn Văn Huy. Maison d’édition de l’Education. Novembre 1997
Les Mnongs des hauts plateaux. Maurice Albert-Marie 1993. 2 tomes, Paris, L’Harmattan, Recherches asiatiques.

Phật giáo Chămpa: Phần 1

 

 

Version française

Phật giáo Chămpa

Mặc dù Ấn Độ giáo được thừa nhận khi người Chămpa bắt đầu thành lập quốc gia, Phật giáo thể hiện có được lúc đó ảnh hưởng đáng kể ở giới thượng lưu địa phương và các nhà lãnh đạo. Họ đã tìm thấy ở nơi tôn giáo này các lợi thế không ít cho phép họ có thể  tăng cường không chỉ tính hợp pháp và sức mạnh mà còn cho họ có được một tính chất thần thánh thiết yếu trong việc cai trị thông qua các khái niệm dharmaraja (vua đức hạnh) và cakravartin (quốc vương toàn cầu).

Được xem là hiện thân sức mạnh của giaó pháp (Dharma), họ được  có một nhiệm vụ thiêng liêng để duy trì trật tự và  bảo đảm đức tin tôn giáo trong vương quốc. Họ rất gắn bó với tính chất thiêng liêng mà sứ mệnh đã giao phó cho họ. Tương tự như các vị vua Khơ Me, họ đặc biệt chú trọng đến việc thần thánh hóa nhằm để người ta tìm thấy được trong tên truy tặng của họ có tên của một vị thần tối cao được  đồng nhất  với Phật dưới dạng bồ tát. Đây là trường hợp của vua Indravarman II với tên truy tặng « Paramabuddhaloka » (Phật hiệu).
gardien

Do đó, họ trở thành « siêu nhân » giữa quần chúng ngay cả khi họ không có nguồn gốc thần thánh. Phật giáo đã không bao lâu quyến rũ và làm cho họ tuân thủ các khía cạnh cơ bản của đạo Phật: tinh thần khoan dung, tính tự do, sự tập hợp của đạo vào văn hóa địa phương, sự coi trọng về đạo đức. Họ mời các nhà truyền giáo  Phật giáo đến qua các con tàu buôn bán vì vương quốc Chămpa thu hút rất sớm các thương nhân Ấn Độ.Vương quốc nầy từ lâu đã nổi tiếng với các sản phẩm rừng núi (trầm hương, ngà voi, gia vị, vân vân..). Chúng ta không biết chính xác ngày tháng mà Phật giáo xâm nhập vào Champa nhưng chúng ta biết rằng theo các văn bản của Trung Hoa thì Phật giáo được có sự thịnh vượng vào năm 605 sau Công nguyên khi đạo binh của tướng Lưu Phương dưới triều đại nhà Tùy đã cướp phá thủ đô Điền Xung  của Champa  dưới thời vua Phàn Chí (Cambhuvarman)  và mang đem về nước 1350 văn bản Phật giáo kết hợp thành 564 tập sau khi tái chiếm lại Bắc Kỳ. 

Vương triều Indrapura

Sự hiện diện của Phật giáo  được nhận thức rất sớm ở Champa cũng như ở Việt Nam qua đường biển bởi vì theo học giả Việt Nam Phan Lạc Tuyên, các thầy tu Ấn Độ đã đến Việt Nam vào đầu kỷ nguyên Kitô giáo dựa trên chuyện của Chu Đồng Tử. Ông nầy kết nạp với Phật giáo  khi gặp được một thầy tu Ấn Độ. Các nhà truyền giáo tôn giáo phải đổ bộ ở  Champa trước khi họ mới có thể đến Giao Chỉ (hoặc Việt Nam) và Trung Quốc.Dưới sự bảo hộ của các nhà lãnh đạo, Chămpa ưu đãi rất sớm sự thành lập Phật giáo vì chuyện nầy đã được nhà sư nổi tiếng Nghĩa Tịnh nhắc đến khi  ông trở về từ chuyến hải hành ở Đông Ấn. Chămpa được xem  như là một quốc gia trong những  nước ở Đông Nam Á xem trọng học thuyết của Đức Phật vào cuối thế kỷ thứ 7 dưới sự ngự trị của Vũ Tắc Thiên ở thời triều đại nhà Đường. Nhờ các di tích khảo cổ được tìm thấy ở miền trung Việt Nam, chúng ta biết rằng Phật giáo Đại thừa  đã có được giờ đây một chỗ đứng vững  từ giữa thế kỷ thứ 7. Đạo nầy còn khai sinh ra các mô hình Bồ Tát mới được  kết hợp với các truyền thống địa phương cùng các  yếu tố phong cách  đến từ nước ngoài và phục vụ từ đó như là các tài liệu tham khảo cho  cả nước.

[ Phật giáo Chămpa: Phần hai]

[ Phật giáo Chămpa: Phần ba]

 

 

Thành Thái (Version vietnamienne)

 

Version française

Để tưởng nhớ một người đã cống hiến cả cuộc đời cho đất nước và người dân Việt qua bốn câu thơ Lục Bát:

Ta điên vì nước vì dân
Ta nào câm điếc một lần lên ngôi
Trăm ngàn tủi nhục thế thôi
Lưu đày thể xác than ôi cũng đành

Trước khi trở thành vua Thành Thái, ông được biết đến với cái tên Bửu Lân. Ông là con trai của vua Dục Đức, người đã bị hai vị quan nho giáo sát hại là Tôn Thất ThuyếtNguyễn Văn Tường và cháu trai của danh thần Phan Đinh Bình. Khi ông nầy vụng về chống lại sự lên ngôi của vua Ðồng Khánh bởi chính quyền thực dân, Ðồng Khánh  nhanh chóng trả thù sau đó bằng cách bức tử  một các hèn nhát vị quan này và quản thúc tại gia Bửu Lân và mẹ của ông ta trong nội cung ở điện Trần Võ để tránh mọi mầm mống của cuộc nổi dậy. Bởi vậy sau cái chết của Đồng Khánh và việc lựa chọn con trai của mình làm người kế vị  được thông báo bởi  chính quyền thực dân, mẹ của Bửu Lân rất ngạc nhiên và bật khóc vì bà vẫn còn  bị ám ảnh bởi ý tưởng rằng con trai của bà sẽ  có một  số phận tương tự như chồng bà, vua Dục Đức và cha bà  Phan Đình Bình. Nếu Bửu Lân được chọn thay thế các hoàng tử khác thì chắc chắn điều đó nhờ đến tài khéo léo của Diệp Văn Cương, người tình nhân của cô của ông, công chúa  công nữ Thiện Niệm bởi vì Diệp Văn Cương là thư ký riêng của khâm sứ Trung kỳ Rheinart. Ông nầy  được  khâm sứ giao trách nhiệm tìm kiếm  một thỏa hiệp với triều đình  trong việc chọn người để kế vị vua Ðồng Khánh.

Do đó, ông vô tình trở thành vị vua mới của chúng ta được gọi là Thành Thái. Ông sớm nhận ra quyền lực của  ông rất bị hạn chế.  Hiệp ước Patenôtre không bao giờ được tôn trọng. Ông cũng không có quyền hành chi cả  trong việc cai trị và điều khiển đất nước. Khác với vua Ðồng Khánh, người gần gũi với chính quyền thực dân, ông  thường  kháng  cự  thụ động bằng cách chống đối  triệt để chính sách của chính quyền qua  những nhận xét khiêu khích và  những cử chỉ không thân thiện.  Người ta ghi nhận được một cuộc chạm trán đầu tiên của ông với  khâm sứ Alexis Auvergne ở thời điểm khánh thành cái cầu mới bắc qua sông Hương. Tự hào về  kỳ công kỹ thuật và sự vững chắc của cái cầu, Alexis Auvergne không ngần ngại  trả lời với thái độ ngạo  nghễ: Khi nào cầu nầy sụp đổ thì nước ngài sẻ được độc lập.

Pont Tràng Tiền

© Đặng Anh Tuấn

Để cho thấy sự quan trọng mà chính quyền thực dân đã dành cho cái cầu mới này, họ đặt cho nó một cái tên mới là cầu « Thành Thái ». Điều này khiến làm Thành Thái tức giận vô cùng vì ông viện cớ rằng từ nay mọi người có thể giẫm đạp lên đầu ông ta qua  cái cầu này. Ông cấm mọi người  gọi  cầu nầy bằng tên mới và xúi giục họ sử dụng tên cũ « Tràng Tiền ». Vài năm sau, trong một cơn bão dữ dội năm thìn, cái cầu nầy bị sập. Thành Thái nhanh chóng nhắc nhở lại câu nói của  Alexis Auvergne với sự hài hước  hóm hỉnh của ông. Alexis Auvergne đỏ mặt xấu hổ và buộc phải lánh trốn trước những lời  nói khó chịu này. Sự bất đồng ý kiến với chính quyền càng ngày càng gia tăng với sự thay thế đổi khâm sứ cũ  bởi ông Sylvain Levecque. Ông nầy không lãng phí thời gian nhiều trong việc thiết lập một mạng lưới giám sát chặt chẽ kể từ khi ông biết rằng Thành Thái tiếp tục gần gũi người dân thông qua các cuộc cải cách và việc cải dạng thường xuyên làm người dân  thường. Ông là vị vua đầu tiên của Việt Nam chủ động cắt tóc ngắn và mặc y phục theo phương cách của người châu Âu. Điều này đã làm kinh ngạc rất nhiều quan lại và quần chúng khi ông xuất hiện lần đầu tiên. Nhưng đó cũng là vị vua  đầu tiên khuyến khích người dân nên theo đuổi  học tiếng Pháp. Ông là  người đề xướng ra một số thành tựu kiến ​​trúc (chợ Đông Ba,  Quốc học Huế, bắc cầu Trường Tiền vân vân..). Ông cũng là  vị vua đầu tiên của triều Nguyễn quan tâm nhiều  đến cuộc sống và thấu hiểu những khó khăn hàng ngày của người dân. Được biết, trong một chuyến du ngoạn mà ông được hộ tống, ông gặp một người nghèo trên đường đang gánh nặng các bó củi. Vệ sĩ của ông dự định dọn lối đi cho ông nhưng ông ta ngăn lại mà nói:

Chúng ta  đâu có được làm công dân hay hoàng đế ở đất nước này đâu. Tại sao chúng ta phải đuổi  người ta đi? Trong những chuyến du ngoạn  ở ngoài thành ông thường ngồi trên chiếu, được bao xung quanh bởi dân làng và  tranh luận cùng họ về bất cứ câu hỏi nào. Đó là cũng một trong những chuyến du ngoạn nầy mà ông mang về Tử Cấm Thành một người phụ nữ trẻ tuổi đồng ý kết hôn và trở thành sau đó một cung phi của ông. Thành Thái rất nổi tiếng và xuất sắc trong việc chơi trống. Đây là lý do tại sao ông không ngần ngại  triều tất cả những tay trống giỏi nhất trong cả nước đến nội cung, yêu cầu họ chơi trống giữa triều đình và ban thưởng tiền cho họ rất nhiều. Được biết, một ngày trời đẹp ông bắt gặp một tay trống  hay  thường lắc đầu khi lúc chơi trống. Muốn giúp anh chàng sửa chữa cái thói quen này, ông mới nói đùa với anh chàng nầy: Nếu ngươi tiếp tục chơi theo cách này một lần nữa, trẩm phải mượn đầu của ngươi đấy.Từ đó trở đi, tay trống nầy  không ngừng lo sợ được triệu tập lần sau khiến  lo lắng và chết đi sau đó vì một cơn đau tim. Khi  biết cái chết của tay trống này, Thành Thái rất hối hận, triệu tập gia đình của tay trống và cho họ một khoản tiền lớn để đáp ứng lại nhu cầu hàng ngày. Cách nói đùa, việc ngụy trang thường xuyên, các cử chỉ đôi khi kỳ lạ và khó hiểu của ông khiến chính quyền thực dân  và các quan ở trong triều có cơ hội  để nói là ông bị mất trí.

Tương tự như Tôn Tẩn sống ở thế kỷ thứ nhất của thời Chiến Quốc (Trung Quốc) và nhờ sự giả điên mà đã trốn thoát khỏi người bạn vô ơn Bàng Quyên và đánh bại  Ngụy quốc trong vài năm sau, Thành Thái, thay vì tự bảo vệ mình trước sự vu khống có chủ ý này, cũng nghĩ rằng điên rồ là  một phương tiện che chở và ngăn chặn có hiệu quả nhất chính sách của chính quyền thực dân qua các hành động điên rồ của mình. Nhờ vậy ông mới có thể hành động đằng sau hậu trường bằng cách tuyển mộ một đội quân gồm các cô gái trẻ, vai trò của họ không bao giờ được làm sáng tỏ và  chờ đợi thời điểm thuận lợi cho cuộc nổi dậy nhân dân. Nhưng ông không bao giờ có thời gian để thực hiện tham vọng của mình bởi vì được sự đồng ý của  thượng thư  bộ lai thời đó, Trương Như Cương, chính quyền thực dân đã lợi dụng sự điên rồ trá hình của ông mà buộc ông phải thoái vị và nhờ thượng thư Trương Như Cương lo việc thành lập  một phụ nhiếp chính dưới sự điều khiển của khâm sứ Pháp. Trước sự từ chối quyết liệt của Trương Như Cương,  lòng trung thành  vững chắc của ông đối với triều Nguyễn và yêu sách của ông tôn trọng tuyệt đối hiệp ước Patenôtre, chính quyền thực dân buộc lòng phải chọn một trong những đứa con của Thành Thái lên làm vua được  biết về sau dưới cái tên “Duy Tân”.

Về phần Thành Thái, ông bị  đày đầu tiên đến Vũng Tàu (Cap St Jacques cũ) vào mùa thu năm 1907 và sau đó đến đảo La Réunion cùng con trai của ông, vua Duy Tân vào năm 1916.  Ông chỉ được phép trở về Việt Nam vào năm 1945 sau cái chết của vua Duy Tân và bị cầm giữ lại ở Vũng Tàu miền Nam Việt Nam trong những năm cuối đời.
Có thể nào xem ông  như là kẻ mất trí  khi chúng ta biết rằng qua bài thơ của ông có tựa đề « Hoài Cổ« , Thành Thái rất minh mẫn và không ngừng  bày tỏ nổi đau trước tình trạng nghiêm trọng của  đất nước? Những bài thơ  thất ngôn bát cú như Vịnh trận bão năm thìn hay Cảm hoài không những  thể hiện sự  thông thạo hoàn hảo của ông trong việc sử dụng các quy tắc chặt chẽ và khó làm của thơ ca Việt Nam  mà còn là niềm tự hào của một vị vua yêu nước.  Dù bị lưu đày gần nửa thế kỷ (1907-1954) bởi chính quyền thực dân, ông vẫn tiếp tục thể hiện niềm tin vững chắc trong cuộc giải phóng đất nước và dân tộc. Chúng ta đã cảm nhận được thông qua ông, ở trên mảnh đất huyền thoại  nầy,  sự thành hình các công cụ của cuộc nổi dậy trong tương lai.

Đối với ông, căn bệnh nan y của ông chỉ nhằm mục đích muốn đạt được ý đồ vĩ đại, muốn khôi phục lại  phẩm cách cho người dân Việt chờ đợi từ lâu nay và muốn thể hiện cho hậu thế sự hy sinh và cái giá mà ngay cả người được xem là mất trí  bởi chính quyền thực dân phải trả cho đất nước này với 47 năm lưu đày. Ông không thể nào khôi phục lại được từ « căn bệnh điên » này trong bối cảnh chính trị thời bấy giờ.

Cho đến ngày hôm nay, không có tài liệu lịch sử nào chứng minh sự  điên rồ của vua Thành Thái mà nó chỉ cho chúng ta thấy được sự mất trí của một vị vua vĩ đại vì quá yêu thương đất nước và dân tộc và nổi thống khổ muôn thưở của một nhà yêu nước trước  vận mệnh quốc gia.

 

 

 

 

 

Nguyễn Trãi (Version vietnamienne)

Version française

Người anh hùng dân tộc

Nước mấy trăm thu còn vậy
Nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn này.

Mạn thuật (Nguyễn Trãi)

Chúng ta có thể tóm tắt cuộc đời của danh nhân lỗi lạc này qua câu 3248 trong  tác phẩm kinh điển văn học  Kim Vân Kiều  của Nguyễn Du  ở vào thế kỷ 18:
Chữ Tài liền với chữ Tai một vần
để nói lên không chỉ tài năng phi thường của ông mà cả thảm họa mà ông phải chịu,  được nuối tiếc bởi nhiều thế hệ Việt Nam. Phải đối mặt với quân nhà Minh tàn bạo của hoàng đế Minh Thành Tổ  (Chu Đệ) do tướng Trương Phụ lãnh đạo trong cuộc xâm lược Đại Việt vào tháng chín của năm Bình Tuất (1406), Nguyễn Trãi đã biết cách đưa ra một khái niệm xuất sắc dựa trên những gì mà Lão Tử nói đến trong cuốn Đạo Đức Kinh :

Không có gì linh hoạt và yếu hơn nước ở trên đời
Tuy nhiên, muốn  ăn mòn  những gì cứng và mạnh
Không có gì vượt qua nổi nó và không ai có thể ví bằng nó
Có thể yếu mềm trội hơn vũ lực
Có thể linh động  trội hơn cứng rắn
Mọi người đều biết điều đó.
Nhưng không ai dùng việc hiểu biết này mà áp dụng cả.

và soạn thảo một chiến lược khéo léo khiến giúp người dân Việt, dù kém về số lượng, chiến thắng trong cuộc chiến này và giành lại độc lập cho dân tộc sau mười năm đấu tranh. Cùng với một thân hào dũng cảm Lê Lợi, được biết về sau này là Lê Thái Tổ và 16 bạn đồng hành liên kết bởi lời thề Lũng Nhai (1406) và 2000 nông dân ở phía tây vùng núi Lam Sơn tỉnh Thanh Hóa, Nguyễn Trãi đã xoay sở để biến cuộc nổi dậy thành một cuộc chiến tranh giải phóng và chuyển đổi một nhóm nông dân nghèo nàn thiếu trang bị thành một đội quân lính tinh nhuệ 200.000 người vài năm sau đó. Chiến lược này, được gọi là « du kích », được chứng minh rất có hiệu quả vì Nguyễn Trãi thành công trong việc đưa vào thực hành học thuyết của Clausewitz Trung Hoa, Tôn Tử ở vào thời  Xuân Thu, chủ yếu dựa trên năm yếu tố sau đây: đức hạnh, thời gian, địa thế, chỉ huy và kỷ luật trong cách điều khiển chiến tranh. Nguyễn Trãi đã có cơ hội nói rằng ông thích chinh phục lòng dân hơn là thành trì. Khi có sự hòa thuận giữa người dân và các nhà lãnh đạo thì người dân đồng ý chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng. Chính nghĩa cũng được lắng nghe và đựợc thắng lợi bởi vì Trời luôn luôn sát cánh với nhân dân, mà Đức Khổng Tử đã có cơ hội nhắc lại trong các sách kinh điển:

Thiên căng vụ dân, dân chi sở dục, thiên tất tòng chí
Trời thương dân, dân muốn điều gì Trời cũng theo.

Chúng ta  nhận thấy ở nơi Nguyễn Trải  có   sự phát triển toàn diện tư tưởng nhân nghĩa trong học thuyết Nho giáo. Để đảm bảo sự ủng hộ của người dân trong cuộc chiến giành độc lập, ông không ngần ngại lợi dụng sự mê tín và cả tin của người dân. Ông nhờ  các người thân trèo lên cây, khắc chữ trên lá bằng mật ong với cây tăm câu văn sau đây:

Lê Lợi vì dân, Nguyễn Trãi vì thân
Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi

khiến kiến ​​ăn mật ong và khoét lá rỗng để lại thông điệp này trên lá. Các lá nầy rụng được gió mang theo trên các dòng suối và các nguồn nước.  Nhờ  thu hồi  các lá nầy, người dân tin rằng thông điệp nầy xuất phát từ ý  Trời và không ngần ngại tuân thủ tham gia đông đảo vào cuộc chiến giải phóng này. 

Là một người theo chủ nghĩa nhân đạo, ông ta luôn nghĩ không chỉ có  những đau khổ của dân tộc mà  còn có luôn của quân thù. Ông đã có cơ hội nhấn mạnh trong một lá thư gửi cho thống tướng Vương Thông rằng nhiệm vụ của một thủ lĩnh là dám lấy quyết định, làm bớt đi hận thù, cứu lấy  người dân và bảo vệ thế giới bằng những lợi ích để lại một  tên tuổi  cho hậu thế (Quân Trung Từ Mệnh Tập). Ông cho phép  các tướng  nhà Minh bại trận  là Vương Thông, Mã Anh, Phương Chính, Mã Kỳ được trở về Trung Quốc với 13.000 binh lính bị bắt, 500 thuyền và hàng ngàn con ngựa. Lúc nào cũng quan tâm đến hòa bình và hạnh phúc của người dân, trong kiệt tác « Bình Ngô Đại cáo » (Tuyên ngôn về sự bình định giặc Ngô)  mà ông viết sau khi chiến thắng và đánh đuổi  giặc  Minh ra khỏi Việt Nam, ông nhắc nhở rằng đã đến lúc phải hành động khôn ngoan cho những người dân còn lại.

Để cho phép Trung Quốc không cảm thấy bị sỉ nhục bởi  sự thất bại chua cay này và khôi phục lại hòa bình và hạnh phúc lâu dài  cho người dân, ông  đề xuất một hiệp ước chư hầu với một cống phẩm ba năm gồm hai bức tượng có kích thước làm bằng kim loại tốt  nhằm đền bù cái chết của hai tướng Trung Quốc Liễu ThăngLương Minh ở trận chiến. Trong những năm đầu tiên của cuộc đấu tranh, Nguyễn Trãi đã phải chịu nhiều lần thất bại đẫm máu (cái chết của Lê Lai, Đinh Lễ vân vân…) khiến ông phải lánh nạn ba lần ở Chí Linh cùng với Lê Lợi và những người ủng hộ ông . Mặc dù vậy, ông không bao giờ cảm thấy nản lòng vì ông biết rằng mọi người đã ủng hộ ông. Ông thường so sánh con người với đại dương. Nguyễn Trãi đã có cơ hội nói với người thân tín của ông:

Dân như nước có thể chở mà có thể lật thuyền.

Những lời nói  của cha ông Nguyễn Phi Khánh, khi bị bắt và  bị đày về Trung Quốc cùng các học giả Việt Nam khác trong đó có Nguyễn An, người xây dựng  về sau Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, lúc chia tay ở biên giới Trung-Việt, vẫn tiếp tục in sâu  vào trong tâm trí khiến ông quyết tâm hơn bao giờ  đặc hết  niềm tin vào  cuộc đấu tranh chính nghĩa của ông:

Hữu qui phục Quốc thù, khóc hà vi dã
Hãy trở về mà trả thù cho nước, khóc lóc làm gì 

Ông đã trải qua nhiều đêm không ngủ để tìm kiếm một chiến lược  chống lại quân  giặc nhà Minh đang ở đỉnh cao của sức mạnh với sự khủng bố của chúng.  Được  biết sự bất đồng trong hàng ngũ kẻ thù, những khó khăn mà tân hoàng đế Minh Tuyên Tông gặp ở biên thùy phía bắc với Hung nô sau  cái chết của  Minh Thái Tông (Chu Đệ)  vào năm 1424 và những thiệt hại mà quân  nhà Minh phải chịu trong thời gian sau  nầy dù  giặc có thành công  ở chiến trường, Nguyễn Trãi đã không ngần ngại đề nghị đình chiến với tướng Mã Kỳ. Điều này được chấp nhận từ hai phía vì mọi người đều nghĩ rằng  tận dụng thời gian nghỉ ngơi này để củng cố quân binh của họ trong khi chờ quân tiếp viện từ Quảng Tây và Vân Nam và một cuộc giao chiến quân sự quy mô lớn  (phiá nhà Minh) hoặc để tái lập lại  một đội nghĩa quân đã  bị nhiều lần tổn thất quan trọng và thay đổi chiến lược trong cuộc chiến tranh giải phóng (phiá Việt Nam). Lợi dụng sự thiếu hiểu biết về địa hình của quân tiếp viện Trung Quốc từ Quảng Tây,  ông nhanh chóng điều khiển  quân bằng cách thực hiện học thuyết  « đầy và  rỗng »  mà Tôn Tử chủ trương. Ông đã nói trong tác phẩm « Nghệ thuật chiến tranh »: Quân đội cũng như nước. Khi nước tránh được các nơi cao và lao vào các hốc thì quân đội phải  tránh  các nơi có đông quân và tấn công các nơi  ít quân. Nhờ thế  ông mới  giết được Liễu Thăng  và quân đội của ông nầy ở « khoảng rỗng » Chi Lăng được xác định bởi Tôn Tử, trong một đọan đèo vùng núi lầy lội gần Lạng Sơn. Ông không để người kế nhiệm của Liễu Thăng là  Lương Minh có thời giang để tập hợp lại tàn quân Minh bằng cách  gài bẫy chết  ở xung quanh thành phố Cần Trạm. Sau đó, ông tận dụng sự thành công đạt được để đánh bại quân đội tăng cường của tướng quân  Minh Mộc Thanh, buộc ông nầy phải bỏ trốn và trở về một mình ở  Vân Nam.

Trân đánh Chi Lăng

Vì sợ sự tổn thất của nghĩa quân trong cuộc đối đầu lâu dài và vì muốn  tiết kiệm xương máu của dân tộc, ông dùng chính sách cô lập các thành phố lớn Nghệ An, Tây Ðô, Ðồng Quan (tên cũ của thủ đô Hà Nội) bằng cách chiếm giữ  tất cả các đồn lũy và tất cả các thị trấn nhỏ ở xung quanh các thành, quấy nhiễu không ngừng  các đội quân tiếp tế lương thực và  làm vô hiệu hóa tất cả các đội quân tiếp viện. Để ngăn chặn sự trở lại có thể của những kẻ xâm lược và làm xáo trộn cơ cấu hành chính của chúng, ông thiết lập lại ở các thị trấn giải phóng một chính quyền mới do các học giả trẻ được tuyển dụng lãnh đạo. Ông đã không ngừng gửi sứ giả cho các quan Trung Quốc hoặc Việt Nam trấn giữ ở các thị trấn nhỏ này để thuyết phục họ đầu hàng  nếu không sẻ bị đưa ra công lý và bị kết án tử hình trong trường hợp kháng cự.  Việc này tỏ ra có kết quả và có lợi  khiến Vương Thông và các  tướng lãnh  buộc lòng  phải đầu hàng vô điều kiện vì họ nhận thấy rằng họ không thể giữ  được Đồng Quang lâu  nửa nếu không có viện binh và tiếp tế. Đó không chỉ là cuộc  giải phóng mà còn là cuộc chiến  tranh tâm lí mà Nguyễn Trãi đã  thành công để chống lại giặc Minh.

Một khi  độc lập được dành lại, ông được bổ nhiệm làm bộ trưởng bộ nội vụ và là thành viên của hội đồng bí mật. Được biết  tính cương trực của ông khiến ông trở thành không lâu mục tiêu chính của các cận thần của vua Lê Thái Tổ làm  vua sau này cũng bắt đầu nghi vực ông. Cảm thấy nguy cơ  sẻ cùng chung  số phận như người bạn đồng hành của ông, Trần Nguyên Hãn và noi theo gương  Trương Lương, cố vấn của hoàng đế nhà Hán, Lưu Bang, ông  yêu cầu vua Lê Lợi cho phép ông được nghỉ hưu ở núi Côn Sơn, nơi mà ông đã dành trọn tuổi trẻ của ông với ông ngoại của Trần Nguyên Ðán, cựu bộ trưởng nhiếp chính của triều đại nhà Trần, Trần Phế Đại và cháu chắt của đại tướng Trần Quang Khải, một trong những anh hùng Việt Nam trong cuộc chiến chống quân Mông của Hốt Tất Liệt (Kubilai Khan). Chính tại  nơi đây, ông viết ra một loạt  tác phẩm sáng tác gợi lại không chỉ sự gắn bó sâu sắc  của ông với thiên nhiên mà còn sự khao khát mãnh liệt muốn từ bỏ danh dự và vinh quang để đổi lấy lại sự nhàn rỗi. Cũng qua những bài thơ này, chúng ta tìm thấy ở nơi ông một chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, một sự đơn giản phi thường, một trí tuệ mẫu mực và một xu hướng ẩn dật và cô đơn. Ông thường nhấn mạnh đời người có được là bao giỏi lắm chỉ kéo dài một trăm năm. Sớm muộn gì chúng ta cũng quay về với cát bụi. Điều quan trọng đối với con người là phẩm giá và danh dự như tấm chăn màu xanh (biểu tượng phẩm giá) mà học giả Trung Hoa Vương Hiền Chi của triều đại nhà Tấn đã  bào chữa lúc  kẻ trộm vào nhà qua bài thơ  « Hạ Nhật Mạn Thành » hay tự do mà hai ẩn sĩ Trung Hoa Sào Phủ và Hứa  Do có ở thưở xưa trong bài thơ mang tựa đề Côn Sơn Ca. Mặc dù  về hưu  rất sớm, nhưng ông ta bị buộc tội giết vua vài năm sau đó và bị tra tấn vào năm 1442 cùng với tất cả họ hàng  trong gia đình bởi  cái chết bất ngờ của vị vua trẻ Lê Thái Tông say mê một người vợ trẻ của ông Nguyễn Thị Lộ ở vườn vải. Chúng ta có thể biết tất cả mọi thứ ngoại trừ trái tim con người vẫn không thể nào đo được, đây là những gì ông đã nói trong bài thơ Mạn Thuật nhưng đó cũng là những gì đã xảy ra với ông dù ông có dự đoán trước đó. Ký ức của ông  được phục hồi chỉ khoảng hai mươi năm sau bởi vị vua vĩ đại Lê Thánh Tôn. Người ta có thể ghi nhận ở nơi  học giả này không chỉ tình yêu mà ông ta luôn luôn dành cho người dân và đất nước mà còn có sự tôn trọng mà ông  ta lúc nào cũng có  đối với các địch thủ và thiên nhiên. Đối với học giả tài năng Việt Nam này, để tôn vinh ký ức của ông tốt nhất là lấy lại câu văn mà nữ văn hào Pháp  Yveline Féray đã viết trong lời tựa cho cuốn tiểu thuyết của bà « Mười ngàn năm mùa xuân (Dix mille printemps) »:

Bi kịch của ông là bi kịch của một một vĩ nhân sống trong một thời đại mà xã hội quá nhỏ bé.

 

 

Doanh thiếp (Version vietnamienne)

 

 

Doanh thiếp

Version francaise

Một trong những nét duyên dáng của thi ca Việt Nam nằm ở trong việc sử dụng các câu đối. Chúng ta tìm thấy trong các câu đối nầy không những có các ý nghĩa tương phản nhờ các từ sử dụng mà còn có sư thích hợp trong việc dùng các câu đối nầy. Bởi vậy các câu đối nầy trở thành một trong những khó khăn lớn đối với những người chưa thành thạo dùng nhưng vẫn có sự lôi cuốn khó chối cãi đối với các nhà  thi sĩ nổi tiếng Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Tự Đức, Cao Bá Quát, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Đình Chiễu vân vân…
Các nhà thi si nầy có cơ hội sử dụng các câu đối nầy một cách tài tình khéo léo. Họ để lại cho chúng ta những câu đối xứng đáng với tài năng của họ khiến làm chúng ta lúc nào cũng  khâm phục và  được xem luôn như một tài liệu tham khảo trong  thi ca Việt Nam. Nhờ sự tương phản của các danh từ hay ý nghĩa trong một câu văn hay từ một đoạn thơ nầy đến đoạn thơ khác, thi sĩ thường hay nhấn mạnh một lý do hay một phê bình nào nhằm làm nổi bật chính xác sự suy nghĩ của mình. Những câu đối này được đặc ra từ các quy tắc đối chữ được thiết lập chủ yếu dựa trên sự xen kẽ các thanh điệu bằng và trắc (1) nhất là dựa vào sức mạnh kết hợp của các danh từ hài hòa được sử dụng mà còn được gia tăng thêm đó bởi tính âm điệu của ngôn ngữ Viêt Nam và các ý nghĩa tương phản hay tương quan và không trái ngược với nhau.


(1)  bằng hai dấu: huyền và không dấu. Trắc: 4 dấu: hỏi, ngã, sắc, nặng


Các câu đối nầy tạo thành trò tiêu khiển trí tuệ, một nghệ thuật mà các nhà thơ nổi tiếng không thể nào bỏ qua được và sáng tác ra các câu đối với sự dễ dàng đáng kinh ngạc và sự khéo léo tài tình. Các câu nầy phản ánh chính xác những gì  thi sĩ cảm nhận và nhìn  thấu  được trong cuộc sống hàng ngày.
Cũng không có gì ngạc nhiên khi thấy sự ngưỡng mộ của người dân Việt về luật làm các câu đối tế nhị nầy qua bao nhiêu thế hệ. Luật nầy không chỉ trở thành niềm vui không ít của người dân mà còn là vũ khí hữu hiệu chống lại chính sách ngu dân, áp bức và khiêu khích.

Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.

Người dân Việt không thể nào thiếu các câu đối nầy trong dịp lễ Tết. Đây cũng là những câu đối nói lên sự gắn bó sâu sắc và quen thuộc mà người dân Việt thường dành cho luật làm thơ bình dân nầy trước thềm năm mới. Giàu hay nghèo, thi sĩ hay không, mọi người đều cố gắng có được những câu đối này để đặt trước  bàn thờ của tổ tiên hoặc treo ở lối vào nhà. Tự mình sáng tác các câu đối hay nhờ đến các nhà nho để bày tỏ những khát vọng cá nhân của mình.
Các câu đối nầy có thể có nguồn gốc trong văn học Trung Quốc và  được gọi là Doanh thiếp trong tiếng Việt (1) (các bản thảo đựợc treo trên cột nhà). Các câu đối nầy chia ra hai  câu văn lúc nào cũng đi chung với nhau và được gọi là vế trênvế dưới. Vế trên là vế ra và  được người phát ra câu văn đầu. Còn vế dưới thì là vế đối khi một người  khác phải đối lại qua câu văn sau. Có một số đặc điểm chung ở  2 vế này:

Số lượng từ phải giống nhau.
Nội dung phải phù hợp về mặt ý nghĩa khi nói đến sự tương phản hay tương quan của  các ý tưởng.
Hình thức phải được tôn trọng khi nói đến sự tương phản của các từ được sử dụng trong hai vế (tôn trọng thứ tự vị trí của các  danh từ, tính từ và động từ, quan sát các quy tắc đối lập của các thanh bằng và trắc).

Với ví dụ sau đây :

Gia bần tri hiếu tử
Quốc loạn thức trung thần.
Nhà nghèo mới biết con hiếu thảo
Nước loạn mới biết rõ tôi trung

Chúng ta nhận thấy rằng hai vế nầy có cùng số lượng từ (5 chữ trong mỗi vế), sự tương đồng của các ý tưởng và sự quan sát chặt chẽ của các thanh âm bằng và trắc được sử dụng trong hai vế. Thay cho thanh bằng (bần) của vế trên, chúng ta tìm thấy thanh trắc (loạn) ở cùng vị trí ở câu vế dưới. Tương tự, các thanh trắc còn lại của vế trên (hiếu) và (tử) được thay thế tương ứng bằng hai thanh bằng (trung) và (thần) ở vế dưới. 

Các câu đối gồm có   từ ba cho đến 6 chữ trong mỗi câu được gọi là các câu đối nhỏ (hoặc tiểu đối trong tiếng Việt). Khi có hơn bảy từ và tuân theo các quy tắc của thơ, thì được gọi là  « thi đối ». Đây là trường hợp của ví dụ được trích dẫn ở trên.  Trong trường hợp có được « sự song song » của các ý tưởng thì được gọi là câu đối xuôi  trong tiếng Việt. Trong trường hợp này, không có sự tương phản nào về ý nghĩa được phát hiện ở trong câu đối cả. Mặt khác, có thể có một sự liên hệ  và tương quan về ý nghĩa giữa hai vế, được tìm thấy trong ví dụ sau đây:

Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách
Sắc bất ba đào dị nịch nhân.
Không cần có khoá cửa trời mưa vẫn lưu giữ được khách
Người mỹ nữ không làm được sóng biển vẫn có thể nhận chìm người say mê.

Nếu  có tương phản, chúng ta gọi là câu đối ngược. Trong các loại câu đối này, sự tương phản của ý nghĩa hoặc ý tưởng được thấy rõ rệt như trong ví dụ sau đây:

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng 

Có duyên dù ở xa ngàn dậm cũng có thể gặp nhau mà còn không có duyên dù có đối mặt vẫn không găp nhau.

Những câu  đối nầy được thi sĩ lỗi lạc Cao Bá Quát sử dụng thường xuyên. Có một giai thoại về ông khi Hoàng đế Minh Mạng đến thăm ngôi làng của ông ta và khi ông còn là một cậu bé bướng bỉnh. Thay vì trốn, ông ta ném mình xuống ao để bơi. Trước  thái độ ngông cuồng, ông ta bị trói và  dẫn đến trước hoàng đế  Ming Mạng dưới mặt trời ngột ngạt. Ngạc nhiên trước sự táo bạo và tuổi trẻ của ông,  vua đề nghị thả ông ta với một điều kiện là ông ta  phải sọan vế đáp lại thích hợp với vế đối mà  hoàng đế đưa ra. Thấy con cá lớn đuổi theo con cá nhỏ trong ao, hoàng đế bắt đầu nói:

Nước trong leo lẽo, cá đóp cá

Không một chút lưỡng lự, Cao Bá Quát đáp lại với sự dễ dàng không tưởng tượng được:

Trời nắng chan chan, người trói người

Kinh ngạc trước sự nhanh trí và tài năng phi thường, hoàng đế buộc  lòng phải thả ông ta. Vì có tính  độc lập, suy đoán và khinh miệt  đối với hệ thống quan liêu mà Cao Bá Quát được biết đến, ông thường phải chấp nhận mọi thách thức mà những kẻ thù của ông đưa ra. Một ngày đẹp trời,  ông ta  không ngớt làm trò hề trong buổi thuyết trình về thơ được tổ chức bởi một vị quan nhất là khi  ông  nầy đưa ra những lời giải thích đơn giản về những câu hỏi của công chúng. Bực mình vì sự khiêu khích liên tục của ông,  ông quan buộc phải phải thách thức ông ta với ý định trừng phạt ông  ngay lập tức bằng cách yêu cầu ông đưa ra  vế  đáp  phải thích hợp với vế đối  của quan:

Nhi tiểu sinh hà cứ đác lai, cảm thuyết Trình, Chu sự nghiệp
Mầy là gả học trò ở đâu đến mà dám nói đến sự nghiệp của Trương Công và Chu Công?
Etant un élève venant de quel coin, oses-tu citer les œuvres de Trương Công et Chu Công?

Cũng như mọi lần, không luỡng lự, ông đáp lại với  cách ngạo mạn:

Ngã quân tử kiên cơ nhi tác, dục ai Nghiêu Thuấn quân dân
Ta là bậc quân tử, thấy cơ mà dấy, muốn làm vua dân trở nên vua dân đời vua Nghiêu vua Thuấn.

Các câu đối  nầy tạo thưở xưa một nơi ưa thích mà người Trung Quốc và người Việt Nam hay thường chọn để  đối đầu công khai.Vế đối của thám quan Giang Văn Minh, được lưu giữ trong ký ức của cả một dân tộc và tồn tại qua nhiều thế hệ:

Ðằng giang tự  cổ huyết do hồng
Dòng sông Bạch Đằng tiếp tục nhuốm máu đỏ.

 tiếp tục minh họa cho sự quyết tâm không thể sai lầm của ông  trước sự khiêu khích của hoàng đế nhà Minh với vế ra:

Ðồng trụ chí kim đài dĩ lục
Cây cột đồng tiếp tục bị rêu xanh xâm chiếm.

Cũng có những nhà thơ vô danh đã để lại cho chúng ta những câu đối  đáng nhớ. Đây là những  câu được tìm thấy trên bàn thờ của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Biểu  ở xã Bình Hồ ở miền Bắc Việt Nam. 

Năng diệm nhơn đầu năng diệm Phụ
Thượng tồn ngô thiệt thượng tôn Trần
Ăn được đầu người thì co’ thể ăn cả Trương Phụ
Còn lưỡi của ta thì còn nhà Trần

Nhờ hai câu đối nầy, nhà thơ ẩn danh muốn vinh danh người anh hùng dân tộc. Ông đã bị chết bởi tướng quân Trung Quốc Trương Phụ sau khi tổ chức một bữa tiệc xa hoa để vinh danh ông. Để hăm dọa Nguyễn Biểu, Trương Phụ đã không ngần ngại tặng ông một món ăn mà người ta tìm thấy  có cái đầu bị chém của một kẻ thù. Thay vì sợ hãi trước trước món ăn nầy, Nguyễn Biểu vẫn bình tĩnh, dùng đũa để  gấp  cặp mắt và ăn đi một cách ngon lành.

Sau  khi chính quyền  Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975, một người vô danh đã sáng tác hai câu  đối sau đây:

Nam Kì Khởi Nghĩa tiêu Công Lý
Ðồng Khởi vùng lên mất Tự Do.

bởi vì tên của hai đại lộ Công Lý Tự Do đã được thay thế lần lượt bởi Nam Kì Khởi Nghĩa Đồng Khởi ở thành phố nhộn nhịp của miền Nam nầy.

Mượn nhờ hai câu này mà nhà thơ ẩn danh muốn nêu bật những lời chỉ trích gay gắt của ông đối với chế độ.

Lợi dụng sự tinh tế  tìm thấy trong các câu đối và  nghĩa bóng trong tiếng Việt, các chính trị gia Việt Nam, đặc biệt là hoàng đế Duy Tân, đã có cơ hội sử dụng nó thường xuyên để thăm dò hay  mỉa mai đối thủ.

Ngồi trên nước không ngăn được nước
Trót buôn câu đã lỡ phải lần

Qua hai câu  đối này, Duy Tân muốn biết ý định chính trị của bộ trưởng Nguyễn Hữu Bài vì chữ « nước » trong tiếng Việt chỉ định nước và  đất nước. Ông muốn biết ý kiến ​​của Nguyễn Hữu Bài có đồng ý với ông hay  hay là ông  vẫn theo chính quyền thực dân Pháp. Biết được tình hình chính trị và gần gũi với chính quyền thực dân, Nguyễn Hữu Bài  lựa chọn chính sách bất động và  hợp tác bằng cách ra câu đối   như sau: 

Ngẫm việc đời mà ngán cho đời
Liệu nhắm mắt đến đâu hay đó

Qua câu đối

Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế

của Đặng Trần Thường  người  được phép phán xét ông có tội đi theo Hoàng đế Quang Trung, Ngô Thời Nhiệm  trả lời một cách mĩa mai với câu đối sau đây:

Ai Công hầu, ai Khanh tướng, trên trần ai, ai dễ biết ai

Ông  ta không chỉ thể hiện được  bản lĩnh mà còn khinh miệt những người theo thời như Đặng Trần Thường. Bị kích thích bởi những lời miệt mài này,  Đăng Trần Thường  ra lệnh cho cấp dưới của mình quất ông cho đến chết trước đền văn miếu. Ngô Thời Nhiệm  không sai khi nhắc nhở  Đặng Trần Thường về nhận xét này vì sau đó ông lại bị hoàng đế Gia Long kết án tử hình. 

Phú  là tên tiếng Việt của các câu đối mà mỗi vế có ít nhất ba đoạn. Đây là trường hợp ví dụ về  các câu đối được sử dụng bởi Ngô Thời Nhiêm và Đặng Trần Thường. Khi  vế gồm ba đoạn hay nhiều hơn trở lên (trong ví dụ được trích dẫn ở trên), ở giữa có một đoạn rất ngắn được chèn vào trong như cái đầu gối  của ống chân con hạc nên vì thế được gọi là phú gối hạc.

Trải qua năm tháng, các câu đối nầy nó trở thành biểu hiện bình dân chân chính của cả một dân tộc trong cuộc đấu tranh vĩnh cửu chống lại chính sách ngu dân và áp bức. Bằng cách cho họ có cơ hội thể hiện được  tính cách,  bản chất và tâm hồn, các câu đối nầy đã biện minh được những gì bà tiểu thuyết  gia Staël đã  từng nói: Bằng cách học âm điệu của một ngôn ngữ, người ta mới đi sâu vào tâm trí của quốc gia sử dụng ngôn ngữ đó. Chính với những câu đối nầy mà người ta mới có thể hiểu và cảm nhận được Việt Nam hơn. Người ta sẽ có thể gần gũi hơn với con người và văn hóa của  đất nước nầy.

 

 

Yên Bái (Nguyễn Thái Học- Cô Giang)

Version française

Chàng thì tuổi trẻ tài ba
Chết vì đất nước đúng là nam nhi
Nàng thì thân liễu sá chi
Chết vì tình nghĩa đáng ghi muôn đời 

© Đặng Anh Tuấn

Không tựa như các thành phố khác của Việt Nam, Yên Bái không có một nét quyến rũ nào về du lịch. Đây chỉ là một thủ phủ của một tỉnh, một thị trấn  nằm ven sông ở thung lũng sông Hồng giữa con đường đi từ Hà-Nội đến biên giới Trung Quốc (Lào Cai). Tuy nhiên Yên Bái vẫn tiếp tục nổi bật trong quá khứ bởi cuộc kháng chiến vũ trang do những người theo chủ nghĩa dân tộc Việt cầm đầu trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Nó không chỉ thể hiện sự hy vọng của những người dân Việt  giành lại tự do bằng vũ lực mà còn là sự hiên ngang dũng cảm của những người nầy khi đối diện với cái chết sau sự thất bại của cuộc nổi dậy vào năm 1930. Chúng ta phải đặt mình vào bối cảnh chính trị ở thời gian này để hiểu được không những nguyên nhân của cuộc nổi dậy này mà còn sự khát vọng sâu sắc của người dân Việt giành lại độc lập sau sự thất bại của cụ Phan Chu Trinh, nguời  mà đặc ưu tiên cho việc tiến bộ xã hội trên độc lập chính trị, tiếp theo đó là sự ra đi vĩnh viển của ông và việc quản thúc tại gia của một nhà lãnh đạo khác, cụ Phan Bội Châu ở  Huế bởi chính quyền thực dân.

Bất chấp lời cảnh báo của đại tá Parfait-Louis Monteil vào năm 1924, ít có cải cách được thực hiện có lợi cho người bản xứ. Mặt khác, việc khai thác nhân công rẻ tiền ở các đồn điền cao su là việc ưu tiên hàng đầu và tột bật. Nhà văn hào người Pháp Roland Dorgelès đã nói đến việc nầy  trong  quyển sách mang tựa đề  « La Route Mandarine (Con đường cái quan) ».

Vùng đất  hoang này, khi nó được biết đến trong cơn sốc, tỏa ra hơi thở của người chết. Càng nhiều lối đi thỉ càng nhiều ngôi mộ được mở ra. Những cây cao su mảnh khảnh và thẳng hàng trồi lên khỏi mặt đất tựa như những hàng cây thập tự. Người chết sẽ lên tới hàng chục ngàn người vì bệnh hay suy dinh dưỡng. Đây là lý do tại sao người ta  không ngớt phàn nàn qua  bài thơ sau đây:

Kiếp phu đỗ lắm máu đào
Máu loang mặt đất máu trào mủ cây
Trần gian địa ngục là đây
Ðồn điền đất đỏ nơi Tây giết người.

Suốt nửa thế kỷ, những người chủ đồn điền  trên vùng đất nầy đã thu thập mủ cao su mà họ biến lại thành vàng. Chính trong những đồn điền này, mầm móng của các cuộc nổi dậy đã được hình thành. Một số người như Nguyễn Văn Viên đã tìm cách thoát khỏi địa ngục này và  gia nhập  sau  đó vào Việt Nam Quốc Dân Đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo. Để thể hiện lòng nhiệt thành và gây ra tiếng vang thuận lợi trong  giới  nghèo, đặc biệt là ở các đồn điền cao su, bất chấp sự miễn cưỡng của Nguyễn Thái Học, Nguyễn Văn Viên đã chủ động ám sát Bazin được biết ông nầy có  nhiệt tình trong việc tuyển dụng các người cu li và gữi họ sau đó đến các đồn điền cao su ở miền nam Việt Nam. Cái chết của Bazin  đã cho chính quyền thực dân có cơ hội để khởi động lại chính sách đàn áp toàn diện.

Mù Cang Chải (Yen Bái)

Do đó,  Việt Nam quốc dân đảng  đã trở thành mục tiêu chính trong cuộc đàn áp nầy. Đảng nầy không còn có khả năng di chuyển dễ dàng nữa. Nếu không phản ứng, thì sẽ là một cái chết chậm rãi vì tất cả các thành viên của đảng sẽ bị chính quyền thực dân bắt giữ sớm hay muộn. Nếu phản ứng với cuộc nổi dậy thì biết rằng đây sẽ là một vụ tự sát tập thể, mạo hiểm và mẫu mực. Đây là lý do tại sao Nguyễn Thái Học thường nói với các bạn đồng hành:

Ðại hà chi thanh, nhân thọ kỷ hà?
Ðợi sông Hoàng Hà trong trở lại, đời người thọ là bao?

Hình Nguyễn Thái Học ở nhà tù

Theo người Trung Hoa, sông Hoàng Hà chỉ có  trong lại  cứ sau ba trăm năm. Nguyễn Thái Học biết rất rõ anh ta sẻ đưa đồng đội của mình đến cái chết hiển nhiên. Anh biết không thể đợi thêm được nữa. Nhưng cái chết này có vẻ hữu ích vì nó nhắc nhở với người dân Việt rằng không có sự lựa chọn nào khác ngoài cuộc đấu tranh. Nó cũng đánh dấu sự khởi đầu của nhận thức và  thức tỉnh của cả một dân tộc trước số phận của họ mà được dẫn dắt cho đến giờ bởi những người thừa kế không xứng đáng của triều đại Nguyễn (Khải Định, Bảo Đại). Cuộc nổi dậy  ở Yên Bái là một thất bại không thể chối cãi bởi vì hầu hết các nhà lãnh tụ quốc gia đều bị bắt giữ.

Trái lại, nó đặt một cơ sở vững chắc và lâu dài mà từ đó đảng Cộng sản Việt Nam được hưởng lợi để thiết lập quyền lực và có được uy tính với người dân trong những năm tới để giành độc lập. Nó cũng là hồi chuông báo tử cho một đế chế thực dân đã mất đi nhiều cơ hội để thiết lập lại cuộc đối thoại và hợp tác với người dân bản xứ. Điều này dẫn đến việc tử hình tất cả các nhà lãnh đạo quốc gia. Nguyễn Thái Học là người cuối cùng bị xử chém. Trước khi bị xử tử, anh ta rất thản nhiên. Mặc dù kiệt sức ở trong tù, anh ta cố gắng hét to lên  bằng tiếng Pháp:

Chết vì tổ quốc
Chết vinh quang
Lòng ta sung sướng
Trí ta nhẹ nhàng…

Rồi hiên ngang nằm xuống nhìn máy chém không xúc động. « Hoan hô Việt Nam », đây là những tiếng được nghe anh phát biểu trước khi qua đời. Máu của anh  tung tóe khắp nơi dưới một bầu trời đen tối buồn thảm. Đầu của anh  thì rơi vào một cái xô chứa mùn cưa. (17 tháng 6 năm 1930). Anh ta chỉ mới có 27 tuổi. Trung thành với truyền thống Việt Nam, vợ của anh,  Nguyễn Thị Giang không trì hoãn để theo gót chân anh bằng cách tự sát vào ngày hôm sau (18 tháng 6 năm 1930) tại một nhà trọ nơi mà họ thường gặp nhau trước khi kết hôn. Nàng để lại một lá thư mà  có những câu văn, minh họa cho tình yêu bất diệt  mà nàng dành cho anh và đất nước:

Sống nhục sao bằng sự thoát vinh
Nước non vẹn kiếp chung tình
………
Cuộc đời xá kể chi thành bại
Trai trung thì gái phải trinh

Thi thể của mười ba lãnh tụ quốc gia nầy được chôn cất vào ngày hôm sau trên một ngọn đồi gần ga Yên Bái.

Nếu thành phố này ít được người biết đến  so với các thành phố  khác của Việt Nam, nó thể hiện ngược lại cái gì mà không có  thành phố nào có thể có. Nó biểu tượng sự trưởng thành và phẩm giá của cả một dân tộc tìm lại được  trước vận mệnh đất nước. Nó hiên ngang lớn mãi trong quá khứ cùng toàn dân Việt  Nam trong công cuộc tranh đấu giành độc lập.

Việt Nam Quốc dân Đảng

Duy Tân (1907-1916) (English version)

duytan_empereur

Version française

 A great homage to the man who has dedicated all his life for his people and his country.

Một đời vì nước vì dân
Vĩnh San đứa trẻ không cần ngôi vua
Tù đày tử nhục khi thua
Tử rồi khí phách ông vua muôn đời

With the agreement of the Vietnamese authorities, the ashes of emperor Duy Tân interred up to now in the Republic of Central Africa were gathered with great pomp on April 4th, 1987 in Huế, the city of imperial mausoleums of the Nguyen dynasty. This has brought an end to a long and painful banishment that has had prince Vĩnh San often known as Duy Tân ( or Friend of Reforms ) since his uprising plan against the colonial authorities was discovered on May 4, 1916 because of the treason of a collaborator, Nguyễn Ðình Trứ.

Duy Tân is an outstanding character that none of the last emperors of the Nguyễn dynasty could be equal to. One can only regret his sudden disappearance due to a plane crash that took place at the end of 1945 on his way back from a mission from Vietnam. His death continues to feed doubt and remains one of the mysteries not elucidated until today. One found in him at that time not only the unequal popularity he knew how to acquire from his people, the royal legitimacy, but also an undeniable francophile, an alternative solution that general De Gaulle contemplated to propose to the Vietnamese at the last moment to counter the young revolutionary Hồ Chí Minh in Indochina. If he had been alive, Vietnam probably would not have known the ill-fated decades of its history and been the victim of the East-West confrontation and the cold war.

It is a profound regret that every Vietnamese could only feel when talking about him, his life and his fate. It is also a misfortune for the Vietnamese people to have lost a great statesman, to have written their history with blood and tears during the last decades.

His ascension to the throne remains a unique occurrence in the Annals of history of Vietnam. Taking advantage of suspicious anti-french schemes and the disguised lunacy of his father, emperor Thành Thái, the colonial authorities compelled the latter to abdicate in 1907 and go into exile in the Reunion at the age of 28. They requested that Prime Minister Trương Như Cường assume the regency. However this one while categorically refusing this proposal, kept demanding the colonial authorities to strictly respect the definite agreement in the Patenôtre Treaty of Protectorate (1884) providing that the throne comes back to one of the emperor’s sons in case he ceases reigning ( Phụ truyền tử kế ). Facing popular opinion and the infallible fidelity of Trương Như Cương to the Nguyen dynasty, the colonial authorities were forced to choose one of his sons as emperor. They did not hide their intention of choosing the one that seemed docile and without caliber. Except Vĩnh San, all of about 20 other sons of emperor Thành Thái were present at the moment of selection made by the General Resident Sylvain Levecque. The name Vĩnh San missed at the roll-call, which forced everyone to look for him everywhere.

Finally he was found under the beam of a frame, his face covered with mud and soak with sweat. He was chasing the crickets. Seeing him in this sordid condition, Sylvain Levecque did not hide his satisfaction because he thought only a fool would choose the day of ascession to the throne to go chasing the crickets. Upon the recommendation of his close collaborator Charles, he decided to designate him as emperor of Annam as he found in front of him a seven-year old child, timid, reserved, having no political ambition and thinking only to devote himself to games like children of his age. It was an erroneous judgment as stated in the comment of a French journalist at that time in his local newspaper:

 A day on the throne has completely changed the face of an eight-year old child. 

One noticed a few years later that the journalist was right because Duy Tân has dedicated all his life for his people and his country until his last breath of life.
At the time of his ascension to the throne he was only 7. To give him a stature of an emperor, they had to give him one more year of age. That is why in the Annals of history of Vietnam, he was brought to the throne at 8 years of age. To deal with this erroneous designation, the colonial authorities installed a council of regency constituted of Vietnamese personalities close to General Resident Sylvain Levecque ( Tôn Thất Hân, Nguyễn Hữu Bài, Huỳnh Côn, Miên Lịch, Lê Trinh, Cao Xuân Dục) to assist the emperor in the management of the country and requested that Eberhard, the father-in-law of Charles be Duy Tân’s tutor. It was a way to closely supervise the activities of this young man.

Trần Cao Vân

In spite of that, Duy Tân succeeded in evading the surveillance network placed by the colonial authorities. He was one of the fierce partisans for the revision of the Patenotre agreements (1884). He was the architect of several reforms: Tax and chore duty reduction, elimination of wasteful court protocols, reduction of his own salary etc… He forcefully protested the profanation of emperor Tự Ðức’s tomb by General Resident Mahé in his search for gold, with the governor of Indochina Albert Sarraut. He claimed the right to look at the management of the country. This marked the prelude of dissension which grew more and more visible between him and the French Superior Resident. On May 4, 1916, with Trần Cao Vân and Thái Phiên, he fomented a rebellion which was discovered and put down due to the treason of one of his collaborators. Despite his capture and flattering advice of the Governor of Indochina asking him to reexamine his comportment and conduct, he continued be impassible and said: 

If you compelled me to remain emperor of Annam, you should consider me as an adult emperor. I should need neither the council of regency nor your advice. I should manage the country’s business on the same footing with all foreign countries including France.

Facing his unwavering conviction, the colonial authorities had to assign the Minister of Instructions of that time, the father-in-law of future emperor Khải-Ðịnh, Hồ Ðắc Trung to institute proceedings against his treason toward France. For not compromising Duy Tân, the two older collaborators Trần Cao Vân and Thái Phiên made it known to Hồ Đắc Trung their intent to voluntarily accept the verdict provided that emperor Duy Tân was exempt from the capital punishment. They kept saying:

The sky is still there. So are the earth and the dynasty. We wish long live to the emperor.

 

Faithful to the Nguyen dynasty, Hồ Ðắc Trung only condemned the emperor to exile in justifying the fact that he was a minor and that the responsibility of the plot rested with the older collaborators Trần Cao Vân and Thái Phiên.

The men were guillotined at An Hoà. As for emperor Duy Tân, he was condemned to exile to the Reunion on November 3, 1916 on board of the steamship Avardiana. The day before his departure, the representative of the General Resident visited him and asked:

Sir, if you need money you may take it from the state coffer.

Duy Tân replied politely :

The money that you find in the coffer is intended to help the king to govern the country but it does not belong to me in anyway especially to a political prisoner.

To entertain the king, the representative did not hesitate to remind him that it was possible to choose preferred books in the library and take them with him during his exile because he knew the king loved to read very much. He agreed to that proposal and told him:

I love reading very much. If you have the chance to bring books for me, don’t forget to bring the entirety of all the volumes of « History of the French Revolution » of Michelet.

The representative dared not report to the Resident what Duy Tan had told him.

His exile marked not only the end of the imperial resistance and the struggle monopolized and animated up until then by the scholars for the defense of the Confucian order and the imperial state but also the beginning of a national movement and the emergence of a state nationalism placed in birth by the great patriot scholar Phan Bội Châu. It was also a lost chance for France for not taking the initiative to give freedom to Vietnam in the person of Duy Tân, a francophile of the first hour.

His destiny is that of the Vietnamese people. For a certain time, one has deliberately made all streets bearing his name disappear in big cities ( Hànội, Huế, Sàigon ) in Vietnam, but one cannot forever erase his cherished name in his people’s heart and in our collective memory. He is not the rival of anybody but he is on the contrary 

the last great emperor of Vietnam.

To this title I dedicate to him the following four verses:

Devoting his whole life to his country and people,
Duy Tan the kid did not hang on to his throne.
Facing exile and humility when defeated,
His uprightness lives forever in history unabated.