Danse du lion ou de la licorne (Múa lân sư)

Version française

Múa Lân Sư

Nhắc đến Tết không có ai có thể không nhắc đến múa Lân. Đây là môn nghệ thuật múa dân gian được thấy trên đường phố ở Việt Nam. Nó được gọi là múa lân ở trong Nam còn ở ngoài Bắc thì gọi là múa sư (tức là sư tử (hay  wǔshī ). Lân là con linh vật  đứng hàng thứ nhì  trong bốn con vật có sức mạnh siêu phàm hay tứ linh (long, lân, qui, phụng). Trong văn hóa Việt nam, chúng ta thường bị lầm lẫn giữa  con kỳ lân với con ghê. Đặc điểm để phân biệt giữa nghê và lân là ở bộ móng, nghê mang móng vuốt còn kỳ lân mang móng guốc. Thật sự khi gọi kỳ lân, tức là nói đến một cặp: con đực gọi là kỳ và lân là con cái. Múa Lân thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu hay khánh thành cửa hàng mới vì các loại thú nầy tượng trưng cho thịnh vượng và hạnh phúc. Con lân có cái đầu được trang trí  trông rất đẹp mắt và thân thể của nó được nâng lên bởi một số vũ công uốn lượn theo nhịp điệu âm thanh của các tiếng trống. Nó luôn luôn đi cùng với một vũ công bụng phệ, vui cười hay vẫy quạt, thường đeo mặt nạ  và mặc áo choàng màu vàng nghệ (Ông Địa). Đây là cuộc khiêu chiến giữa người và động vật, giữa Thiện và Ác, luôn luôn kết thúc bằng chiến thắng của con người trên động vật.

Danse de la licorne ou du lion.


 

En évoquant le Têt, personne n’oublie de mentionner la danse de la licorne ou du lion. C’est un art de la danse folklorique que l’on trouve dans les rues du Vietnam. On l’appelle la danse de la licorne  dans le Sud et la danse du lion dans le Nord (ou wǔshī bính âm). La licorne  occupe la deuxième place parmi les  quatre animaux au pouvoir surnaturel (tứ linh)(long, lân, qui, phụng). Dans la culture vietnamienne, on a l’habitude de confondre la licorne avec le chien-lion (con nghê).  La principale caractéristique permettant de faire la  distinction entre la licorne  et le chien-lion  réside dans les doigts de pied, la licorne étant armée  des sabots et le chien-lion des griffes. Quand on parle de la licorne (Kỳ Lân), on a affaire à un couple d’animaux : kỳ c’est le mâle tandis que Lân est une femelle. La danse de la licorne  est souvent pratiquée lors des fêtes traditionnelles, notamment le Nouvel An lunaire, la fête de la Mi-Automne ou l’inauguration d’un nouveau magasin (ou une boutique) car ces animaux sacrés symbolisent la prospérité et  le bonheur. Cet animal légendaire dont la tête est  décorée magnifiquement et dont tout  le corps est porté par plusieurs danseurs, ondule au rythme des sons des tambourins. Il est toujours accompagné par un autre danseur hilare et ventru agitant son éventail et portant une robe de couleur safran (Ông Ðịa). C’est la danse-combat entre l’homme et l’animal, entre le Bien et le Mal qui se termine toujours par le triomphe de l’homme sur l’animal.

Séville (Andalousie)

Andalousie

Trước khi được biết đến là thành phố  của nghệ  thuật Tây Ban Nha- Hồi giáo, Séville là thành phố đã được  chứng kiến  các  cuộc xâm lược tàn bạo, đầu tiên là bởi các người Visigoth đến từ phương Bắc  kế đó là  các người Berbères hay Maures đến từ phương Nam  qua eo biển Gilbratar và  sau cùng được chinh phục lại với các người Công giáo vào năm 1492. Đây là lý do tại sao phong cách kiến ​​trúc ở đây được thấy có sự hỗn hợp  của các nghệ thuật hồi giáo,  Roman và Gothic. Được gọi  là  phong cách Mudejar, nó  hay thường làm nổi bật các hình dạng và các màu sắc sinh động mà người du khách có  dịp được trông thấy khắp nơi ở Séville.

Avant d’être connue comme  la ville de l’art hispano-mauresque, Séville est une ville témoin de plusieurs invasions  barbares d’abord germaniques (les Wisigoths) venant du Nord  puis suivies par celles des Berbères du Sud par le détroit de Gilbratar et terminées par la reconquête chrétienne en1492. C’est pourquoi  on trouve dans son style d’architecture  un mélange de l’art à la fois  islamique mais aussi roman et gothique. Connu sous le nom de l’art Mudejar, ce mélange de style  se distingue visiblement par les formes et les couleurs vives que le touriste a l’occasion de  retrouver partout lors de son passage à Séville.

Musée de la culture de Sa Huỳnh (Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh)

Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh

Khi đến Hội An, du khách có dịp đến tham quan một bảo  tàng có một không hai. Nó nằm sát gần cầu chùa và ngang mặt vơi hội quán Quảng Đông.  Đấy là bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh, một nền văn hoá cổ có trước nền văn hóa Chămpa được phát triển dọc theo bờ biển ở miền trung Việtnam (từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận, Bình Thuận) cùng thời với văn hoá Đồng Sơn. Nét nổi bật của nền văn hóa Sa Huỳnh thường thấy ở trong các chum hỏa táng qua sự phong phú của sắt. 

De passage à Hôi An, le touriste a l’occasion de visiter un musée exceptionnel. Celui-ci est situé à proximité du pont pagode et en face de la congrégation cantonaise. Il s’agit du musée de la culture Sa Huỳnh, une culture très ancienne qui est antérieure à la culture du  Champa et qui s’est développée tout le long de la côte du centre du Vietnam (de la région Thừa Thiên Huế jusqu’à Ninh Thuận, Bình Thuận)   à la même époque de la culture de Đồng Sơn. Le point culminant de la culture Sa Huynh se trouve souvent dans les jarres funéraires  grâce à l’abondance de fer.

Bảo tàng Bình Định (Quy Nhơn)

Bảo tàng Bình Định

Version française

Được xây dựng vào năm 1969 bảo tàng Bình Định tọa lạc ở 26 Nguyễn Huệ, thành phố Quy Nhơn ngày nay. Ở đây các tượng và các bức phù điêu  của dân tộc Chămpa  mà các nhà khảo cứu Việt Nam và ngoại quốc đã tìm thấy trong các cuộc khai quật được chọn lọc lại và phải phù hợp với nội dung tính chất của bảo tàng trước khi được trưng bày ở nơi nầy cùng với các hiện vật khác có tính chất  tiêu biểu cho vùng đất nầy qua các thời kỳ lịch sử. Có thể nói đây là một bảo tàng tổng hợp có nhiều gian phòng cùng nhiều chủ đề khác nhau như văn hóa Chămpa, con người và đất nước, các nghề truyền thống, các tính ngưỡng cổ truyền  vân vân…, mang lại cho du khách có cái nhìn tổng quan về văn hoá Bình Định.

Galerie des photos

Musée de Bình Định

Étant édifié en  l’an 1969, le musée de Binh Đinh est situé au numéro 26 Nguyễn Huệ de la ville de Quy Nhơn. Ici, les sculptures et les bas-reliefs du peuple cham que les chercheurs vietnamiens et étrangers ont trouvés lors des fouilles archéologiques, sont sélectionnés et doivent correspondre  au contenu et à la nature de ce musée avant d’y être exposés avec d’autres artefacts typiques de cette région à travers les périodes historiques. On peut dire qu’il s’agit d’un musée général avec de nombreuses salles et de nombreux thèmes différents tels que la culture du Champa, les gens et leur pays, les croyances anciennes, les  métiers traditionnels etc.. , ce qui permet au visiteur d’avoir un aperçu général sur la culture de  Bình Định.

 

Tình bạn bè (L’amitié)

Tình Bạn Bè

Version française

Không tựa  như tình yêu, tình bạn bè đòi hỏi ít nhất những đức tính được tìm thấy ở một người nào đó để  rồi mới khơi dậy được tình cảm. Một số nhà tư tưởng Hy Lạp như Epicure và Ciceron nhận thấy ở trong tình bạn phải có dấu hiệu của thành tích cá nhân. Những người khác như Platon cho rằng tình bạn bè giữ một vai trò trọng yếu trong việc hình thành và duy trì các thành quốc Hy Lạp.

Đây cũng là trường hợp của Việt Nam, nơi mà tình bạn bè  không chỉ là xi măng xã hội mà còn là một trong năm mối quan hệ đặc ân mà được Nho giáo Việt Nam coi trọng trong việc duy trì  liên kết xã hội. Tình bạn không phải do ngẫu nhiên mà có bởi vì nó thường được gắn bó với môi trường xã hội mà chúng ta đang sống. Nhưng đây ở Việt Nam thì tình bạn bè luôn luôn được  gắn bó mật thiết với tầm nhìn của nho giáo. Đúng hơn, nó được sinh ra từ lòng quý trọng.

Không bao giờ có hàng rào giai cấp trong tình bạn cả.  Chúng ta  có thể kết bạn với ai đó nếu chúng ta tìm thấy ở họ có  những đức tính của một người hào hiệp. Người này không nhất thiết thuộc về tầng lớp quý tộc hay giai cấp tư sản. Tình bạn có được  sức sống và sức mạnh của nó từ những dữ kiện lịch sử mà được tiếp tục trích dẫn và kể lại cho đến nay  ở đất nước chúng ta.

Đây là trường hợp của mục phu  Ðào Duy Từ với chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Là tác giả cuốn « Ngọa Long Cương mục », học giả Ðào Duy Từ, chán với cuộc sống thế gian và thất bại  trong các kỳ thi quan lại vì nạn tham ô của các giám khảo, nên quyết định ẩn dật  ở Qui Nhơn thuộc miền trung Việt Nam. Để cung ứng cho nhu cầu của mình, ông đồng ý thành người chăn trâu. Sự hiện diện của ông đã được báo cáo cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên.  Chúa nầy liền triệu tập ông ta vào dinh của mình. Thấy lãnh chúa tiếp mình với y phục buồng ngủ và mang đôi  màu xanh, ông liền dừng lại trước cổng. Ông mới nói với một người thân cận của chúa mà cũng là cha vợ của ông  là Trần Ðức Hòa như sau: Chúa thượng  xem thường tài năng của tôi. Bởi vậy chúa thượng mới rước tôi như một người tầm thường với y phục như vậy.

Được mách lại với sự nhận xét này, chúa  Nguyễn mới trở vào trong phòng, mặc lễ phục đàng hoàng và ra sân để chào đón Ðào Duy Từ. Nhìn thấy chủ nhân tiếp đón mình lần này với vẻ trang trọng, Ðào Duy Từ chịu quỳ xuống tạ tội. Bằng nghĩa cử cao cả này, chúa Nguyễn đã chứng tỏ cho Ðào Duy Từ  thấy ngài  không chỉ là người đáp ứng được  kỳ vọng  của ông mà còn là một lãnh chúa khôn ngoan và khoan dung.  Đào Duy Từ  không lâu trở thành cố vấn và tri kỷ của chúa Nguyễn.  Ông là tác giả của một số mưu kế chống lại chúa Trịnh, trong đó nổi tiếng nhất vẫn là mưu kế dựa trên cách chơi chữ được trình bày dưới dạng các câu thơ viết bằng chữ « nôm » trên một thẻ bài đặt trong khay hai tầng để  tuyên bố  sự  từ chối phục tùng của chúa Nguyễn với  chúa Trịnh Tác.

Mâu nhi vô dịch
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường
Lực lai tương địch.

Cả triều đình không ai giải và hiểu nổi các câu thơ đành nhờ đến sĩ phu Phùng Khắc Khoan giải thích giùm. Chữ mâu (矛) viết không có dấu phết thì thành chữ dư (予). Chữ mịch (覔) mà bỏ chữ kiến (見) là chữ bất (不).  Chữ ái (愛) nếu viết thiếu chữ tâm (心) thì ra chữ thụ (受). Chữ lực (力) để cạnh chữ lai (來)  sẽ thành chữ sắc (勑). Như vậy  bốn câu trên là: dư bất thụ sắc (ta không nhận sắc) cùng với  tờ sắc phong  mà Trịnh Tác ban cho chúa Nguyễn.

Ông là người đưa ra các kế hoạch xây dựng các đồn lũy  Trường Dục và Ðồng Hới để đối mặt với các cuộc xâm lược của nhà Trịnh mà ông cũng là một trong những người chủ trương chinh phục và thôn tính các lãnh thổ ở  phía Nam (Chiêm Thành, Nam Kỳ) với các chiến sĩ nông dân. Nhờ Ðào Duy Từ, lãnh thổ của các chúa Nguyễn càng ngày càng bành trướng thêm. Nhờ tài trí và mưu kế, Đào Duy Từ đã đem lại cho chúa Nguyễn những gì mà Khổng Minh Gia Cát Lượng đã làm với Lưu Bị (Lưu Hoài Đức) vào thời Tam Quốc ở Trung Quốc.

Tình bạn cũng đồng nghĩa với lòng trung thành. Đây là trường hợp của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cùng hai bộ hạ của ông  Dã Tượng và Yết Kiêu. Yết Kiêu có tài  bơi lội xuất sắc mà Hưng Đạo Vương đã giao cho nhiệm vụ giữ  thuyền ở  bên bờ  sông trong cuộc dọ thám  chớp nhoáng ở  vùng đất của quân Mông Cổ. Bị  phát hiện và truy đuổi, Hưng Ðạo Vương đang do dự định đi  về hướng khác thì được  Dã Tượng nhắc nhở ông rằng Yết Kiêu tiếp tục đợi vẫn chờ ông ở bờ sông. Nhờ lòng tin cậy và tính hào hiệp mà Hưng Ðạo vương  luôn có  đối với các thuộc hạ trung thành nên ông đã được cứu trong gang tấc. Tình bạn này tiếp tục được tôn vinh cho đến ngày nay vì chúng ta không chỉ tìm thấy trên bàn thờ Hưng Ðạo Vương, vị anh hùng, mà còn có hai người hầu trung thành của ông.

Tình bạn bè bắt buộc phải có nghĩa vụ mà đôi khi có thể dẫn đến sự hy sinh. Đây là trường hợp của tướng Võ Tánh với chúa Nguyễn Ánh, vị hoàng đế tương lai Gia Long.

Cảm phục dũng cảm và mưu trí của Võ Tánh, chàng thanh niên Nguyễn Ánh đã không tiếc công sức để  kết bạn với ông mà còn  gả người em gái nhỏ của ngài cho ông tức là công chúa Ngọc Du. Vài năm sau Võ Tánh trở thành một trong những danh tướng tài ba của Nguyễn Ánh. Để chống lại quân Tây Sơn, ông được giao nhiệm vụ bảo vệ thành Qui Nhơn. Điều này làm nhà Tây Sơn phải huy động  nhiều tháng một lực lượng quan trọng. Mặc dù có lời năn nỉ của  Gia Long và những người thân cận nên từ bỏ Qui Nhơn, ông chọn lựa  tự sát thay vì đầu hàng khi thành phố thất thủ.

Đây cũng là một cái bẫy mà ông ta muốn giăng ra cho kẻ thù của mình nhưng cũng là một nghĩa vụ mà ông ta muốn đền đáp, như một dấu hiệu của tình bạn, lòng trung thành và lòng biết ơn, đối với Nguyễn Ánh bằng cách giúp Nguyễn Ánh  chiếm Huế rất dễ dàng hơn vì quân Tây Sơn rất ít ỏi. Học giả Ðặng Ðức Siêu, thượng thư  bộ lễ, được Nguyễn Ánh ủy nhiệm soạn bài tang lễ vài năm sau để tưởng nhớ Võ Tánh, tình bạn và lòng trung thành của ông.

Tình bạn bè là  nguyên nhân của một số truyền thuyết Việt Nam, trong đó nổi tiếng nhất vẫn là Lưu Bình Dương Lễ. Đây là câu chuyện kể lại một tình bạn chân thật  của hai chàng trai Lưu Bình và Dương Lễ. Lưu Bình xuất thân từ một gia đình giàu có trong khi Dương Lễ sống khổ cực. Lúc cha mẹ họ mất, Lưu Bình đón  rước Dương Lễ về nhà để  cùng chung  sống. Họ cùng  học giống nhau và có cùng sở thích. Nhận thức được hoàn cảnh bấp bênh của mình, Dương Lễ rất chăm học và cần cù. Mặt khác, Lưu Bình, ỷ lại  giàu có  mà lo ăn chơi trác tán. Đến ngày thi cử, Dương Lễ được  đổ  làm quan ở  vùng xa. Còn Lưu Bình thì  thất bại trong cuộc thi. Vì cuộc sống sa đọa nên mấy năm sau, Lưu Bình bị sạt nghiệp và chạy đến cầu cứu  ở người bạn là Dương Lễ.  Ngạc nhiên  vô  cùng, Lưu Bình  không được Dương Lễ tiếp đón nồng hậu mà còn cho thị vệ đuổi đi.

Bị đau đớn với sỉ nhục này, Lưu Bình  tự hứa với bản thân mà không thực  tin tưởng chi cho mấy rằng mình sẽ thành công trong cuộc thi  tới để mà rửa hận.Trên đường trở về quê, anh ta  ghé vào một quán trọ do Châu Long, một cô phụ nữ trẻ độc thân điều hành. Được  cô  nầy bày tỏ ra sự  thông cảm, Lưu Bình  tự  để  mình bị thuyết phục bởi sự động viên và quan tâm của cô  khiến anh ta  bắt đầu chuẩn bị học lại nghiêm túc cho cuộc thi  tới. Nhờ đó anh ta  thành công trúng cử  trong kỳ thi tới. Anh ta vội vả  trở  về phòng trọ báo tin vui  này cho Châu Long.

Anh quá  thất vọng vì nhà trọ đóng cửa và Châu Long đã biến mất. Anh ta đã nhanh chóng tìm bạn của mình là Dương Lễ để dạy cho anh nầy một bài học. Anh rất ngạc nhiên trước sự đón tiếp chu đáo và thân thiện của Dương Lễ. Anh ta định trách móc Dương Lễ về hạnh kiểm và thói đạo đức giả của anh nầy. Nhưng anh bất ngờ trước sự xuất hiện đột ngột của Châu Long. Sau đó anh mới được biết Châu Long là vợ thứ hai của Dương Lễ và Dương Lễ đã giao cho Châu Long nhiệm vụ giúp đỡ anh về vật chất và động viên anh trên con đường học vấn để mà thành công. Anh hiểu rằng đây chỉ là một kế hoạch do người bạn của mình nghĩ ra để giúp anh vượt qua mọi khó khăn. Vừa xúc động, anh ta hòa thuận lại với  Dương Lễ và  mạnh mẽ ôm lấy hắn.

Tình bạn hiếm khi bị cắt đứt ở vùng đất huyền thoại này. Chúng ta thường coi trọng tình bạn nầy cho đến cuối cuộc đời. Đây là trường hợp của  vua Gia Long với  Cha Cả Pigneau de Béhaine hoặc trường hợp của Hồ Chí Minh với ủy viên Pháp Jean Sainteny.

Mặc dù vua Gia Long  không có thiện cảm với các nhà truyền giáo nước ngoài, nhưng ngài vẫn thích chấp nhận sự hiện diện của họ trong thời kỳ trị vì của mình. Điều này phần lớn là do sự biết ơn  và lòng trung thành của ngài đối với người đàn ông đã liều mình che giấu và giúp đỡ ngài  giành lại ngai vàng cùng với những người lính đánh thuê người Pháp. Còn cụ Hồ Chí Minh, mặc dù có sự khác biệt về chính trị với Jean Sainteny, nhưng ông luôn dành sự quan tâm sâu sắc cho vị ủy viên này vì trong thâm tâm của họ, họ vẫn tôn trọng lẫn nhau. Mỗi người đều biết rằng dù muốn dù không khi ở phe đối lập  trong cuộc đối đầu, mỗi bên ai cũng cố gắng bảo vệ đất nước của mình bằng mọi giá. Các cuộc thương lượng kéo dài càng kéo dài thì lòng kính trọng giữa hai người càng ngày càng tăng lên. 

Sự  đối mặt không ngăn trở  được sự cảm tình và sự ngưỡng mộ lẫn nhau. Ánh  mắt của họ không ngớt  nhìn nhau trên chiếc thủy phi cơ đưa họ đến điểm hẹn ở Vịnh Hạ Long với đô đốc D’Argenlieu vào ngày 24 tháng 3 năm 1946. Tình bạn này đã minh chứng cho sự hiện diện và cảm xúc tột cùng của ủy viên Jean Sainteny trong ngày tang lễ của  cụ Hồ Chí Minh, vào ngày 9 tháng 9 năm 1969 tại Hànội mà Jean Sainteny đã tiết lộ sau này trong cuốn sách có tựa đề  « Face à Hồ Chí Minh », Seghers, 1970.

Tình bạn bè không chỉ là lối sống khôn khéo  mà nó còn phản ánh lối suy nghĩ của người  dân Việt đã được hun đúc bởi tầm nhìn của nho giáo  qua bao năm tháng.

L’amitié

A la différence de l’amour, l’amitié exige néanmoins des qualités trouvées en quelqu’un pour pouvoir faire naître les sentiments. Certains penseurs grecs comme Epicure et Cicéron voient dans l’amitié un signe de la réalisation personnelle. D’autres comme Platon accordent à cette amitié un rôle déterminant dans la formation et le maintien des cités.

C’est aussi le cas du Vietnam où l’amitié n’est pas non seulement un    ciment social mais aussi l’une des cinq relations privilégiées à laquelle la société confucéenne vietnamienne accorde une grande importance dans le maintien de la cohésion sociale. L’amitié ne naît pas par hasard car elle est liée d’une manière générale à l’environnement ou le milieu social où on vit. Mais ce n’est pas le cas du Vietnam où l’amitié est toujours en relation étroite avec la vision confucéenne. Elle est née plutôt de l’estime.

Il n’y a jamais la barrière sociale dans cette amitié. On peut se lier d’amitié avec quelqu’un si on trouve en ce dernier les qualités d’un gentilhomme. Celui-ci n’appartient pas nécessairement à l’aristocratie ou à la bourgeoisie. L’amitié puise sa vitalité et sa force dans les faits historiques qui continuent à être cités et relatés jusqu’à aujourd’hui  dans notre pays.

C’est le cas du bouvier Ðào Duy Từ avec le seigneur Nguyễn Phúc Nguyên. Auteur de la « Cime du Dragon couché » (Ngọa Long Cương), le lettré Ðào Duy Từ, lassé de la vie mondaine et de l’échec qu’il avait eu aux concours mandarinaux à cause de la corruption des examinateurs, préféra de se retirer à Qui Nhơn dans le Centre du Vietnam. Pour pourvoir à ses besoins, il accepta de devenir le gardien de buffles. Sa présence fut rapportée auprès du seigneur Nguyễn Phúc Nguyên. Celui-ci ne tarda pas à le convoquer dans sa résidence. En voyant le seigneur le recevoir avec une robe de chambre et des semelles de couleur verte, il s’arrêta devant le portail. Il dit à l’un des proches du seigneur qui n’était autre que  son beau-père Trần Ðức Hòa:

Le seigneur sous-estime mon talent. C’est pour cela je suis reçu comme une personne ordinaire avec cette tenue.

Saisi par cette remarque, le seigneur retourna dans sa chambre, s’habilla avec un costume d’apparat et se présenta dans la cour pour accueillir Ðào Duy Từ. En voyant le seigneur le recevoir cette fois avec solennité, Ðào Duy Từ accepta de s’agenouiller et de lui présenter ses excuses. Par ce geste magnanime, le seigneur montra à Ðào Duy Từ qu’il était non seulement à la hauteur de son attente mais aussi un homme de valeur, de sagesse et de tolérance. Ðào Duy Từ ne tardait pas à devenir son conseiller et son confident. Il était l’auteur de plusieurs stratagèmes contre les Trịnh dont le plus connu restait le stratagème s’appuyant sur un jeu de mots présentés sous forme de vers écrits en « nôm » sur une carte rangée dans un plateau à deux étages pour signifier au seigneur Trịnh Tác le refus de soumission du seigneur Nguyễn.

Mâu nhi vô dịch
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường
Lực lai tương địch.

Toute la cour n’arrivait  pas à donner des explications  aux quatre vers trouvés sur cette carte placée  dans ce plateau et était obligée de recourir au talent du lettré de ce temps Phùng Khắc Khoan.  Le mot (矛)  sans virgule devenait le mot  dư (予). Le mot  mịch (覔) dépourvu du mot kiến (見) était le mot bất (不). Le mot  ái (愛) écrit sans le mot  tâm (心) n’était autre que le mot  thụ (受). Le mot  lực (力) trouvé côte à côte avec le mot   (來) devenait ainsi  le mot  sắc (勑). On pouvait donner à ces 4 vers l’interprétation suivante: dư bất thụ sắc (Je refuse la nomination royale).

Il était à l’origine des plans des fortifications de Trường Dục et Ðồng Hới pour faire face aux invasions des Trịnh mais il était aussi l’un des acteurs préconisant la conquête et l’annexion des territoires du Sud ( Champa, Cochinchine ) par l’intermédiaire des paysans soldats. Grâce à Ðào Duy Từ, le territoire des seigneurs Nguyễn s’agrandit ainsi. Par son ingéniosité et par ses stratagèmes, Ðào Duy Từ a su apporter aux seigneurs Nguyễn ce qu’avait fait le conseiller Zhuge Liang (Khổng Minh Gia Các Lượng ) à Liu Bei (Lưu Hoài Ðức) à l’époque des Trois Royaumes en Chine.

L’amitié est aussi synonyme de fidélité. C’est le cas du général Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn avec ses serviteurs Dã Tượng et Yết Kiêu.  Ce dernier était un excellent nageur à qui Hưng Ðạo Vương avait confié la tâche de garder l’embarcation au bord d’un fleuve lors d’une excursion éclair sur le terrain des Mongols. Découvert et poursuivi par ces derniers, Hưng Ðạo Vương, hésitant et étant sur le point de prendre une autre direction, fut rappelé par son serviteur Dã Tượng que Yết Kiêu continuait à l’attendre au bord du fleuve. Grâce à la confiance et la magnanimité que Hưng Ðạo avait su entretenir toujours envers ses subordonnées et à leur fidélité infaillible, il fut sauvé de justesse. Cette amitié continue à être honorée jusqu’à aujourd’hui car on trouve non seulement sur l’autel dédié à Hưng Ðạo Vương, le héros lui-même mais aussi ses deux fidèles serviteurs.

L’amitié impose des devoirs qui peuvent même parfois conduire jusqu’au sacrifice. C’est le cas du général Võ Tánh avec le jeune seigneur Nguyễn Ánh, le futur empereur Gia Long. Admirateur de la bravoure et de la témérité de Võ Tánh, le jeune Nguyễn Ánh ne tardait à se lier d’amitié avec lui et à lui accorder la main de sa petite soeur, la princesse Ngọc Du. Võ Tánh devint quelques années plus tard l’un des généraux brillants de Nguyễn Ánh. Pour contrer l’armée des Tây Sơn ( ou Paysans de l’Ouest ) , il fut chargé de protéger la ville Qui Nhơn. Cela permit de mobiliser durant des mois entiers le gros des forces de Tây Sơn. Malgré les supplications de Gia Long et de ses proches d’abandonner Qui Nhơn, il préféra de se suicider au lieu se rendre lors de la chute de la ville.

C’était un piège qu’il voulait tendre à ses ennemis mais aussi un service qu’il rendait, en signe d’amitié, de fidélité et de reconnaissance, à Nguyễn Ánh en permettant à ce dernier de prendre Huế plus facilement car celle-ci était dégarnie entièrement. Le lettré Ðặng Ðức  Siêu, ministre des rites, fut chargé par Nguyễn Ánh de composer quelques années plus tard une oraison funèbre en l’honneur de Võ  Tánh, de son amitié et de sa fidélité.

L’amitié est à l’origine de plusieurs légendes vietnamiennes dont la plus célèbre reste Lưu Bĩnh Dương Lễ. C’est l’histoire d’une vraie amitié, celle de deux garçons Lưu Bình et Dương Lễ. Lưu Bình était issu d’une famille riche tandis que Dương Lễ vivait dans la misère. A la mort de leurs parents respectifs, Lưu Bình accueillit Dương Lễ dans sa maison et le fit profiter de son aisance. Ils faisaient les mêmes études et partageaient les mêmes loisirs. Conscient de sa situation précaire, Dương Lễ était studieux et laborieux. Par contre, Lưu Bình, fort de son héritage, s’adonnait aux plaisirs et aux jeux. Le jour des concours nationaux, Dương Lễ fut reçu au poste du gouverneur dans une contrée lointaine. De son côté Lưu Bình échoua. A cause de sa vie de débauche, il fut ruiné quelques années plus tard et alla chercher de l’aide auprès de son ami Dương Lễ. A sa grande surprise, il ne fut pas reçu par Dương Lễ et fut chassé par les gardes de ce dernier.

Meurtri par cette humiliation, il se promit sans trop y croire de réussir l’année prochaine aux concours afin de faire sa revanche.

Sur le chemin de retour dans son village natal, il s’arrêta dans une auberge tenue par Châu Long, une jeune femme célibataire. Comme celle-ci lui témoignait de la sympathie, Lưu Bĩnh finit se laisser convaincre par ses encouragements et ses attentions et se remit a préparer sérieusement son concours. Il réussît brillamment à la session suivante. Il se dépêcha de retourner à l’auberge pour annoncer cette nouvelle à Châu Long.

Il fut déçu car l’auberge était fermée et Châu Long avait disparu. Il ne tardait pas à aller chercher son ami Dương Lễ pour lui infliger une leçon. Il fut surpris par son accueil en grande pompe et son amabilité. Il fut sur le point de reprocher à Dương Lễ sa conduite et son hypocrisie. Mais il fut étonné par l’apparition subite de Châu Long. Il apprit par la suite que Châu Long était la seconde femme de Dương Lễ et que celui-ci lui donnait pour mission de l’aider matériellement et de l’encourager sur le chemin de la réussite. Il comprit qu’il s’agissait d’un plan élaboré par son ami pour l’aider à surmonter ses difficultés. Emu, il se réconcilia avec Dương Lễ et l’embrassa fortement.
L’amitié se rompt rarement sur cette terre des légendes. On préfère de l’honorer jusqu’à la fin de la vie. C’est le cas de l’empereur Gia Long avec Monseigneur Pigneau de Béhaine ou celui de Hồ Chí  Minh avec le commissaire Jean Sainteny.

Le premier, malgré son antipathie envers les missionnaires étrangers, préférait tolérer leur présence durant son règne. Cela a été dû en grande partie à sa reconnaissance et sa fidélité à la mémoire de l’homme qui avait risqué sa vie pour le cacher et le nourrir et qui l’avait aidé à reconquérir le trône avec ses mercenaires français.

Quant au second, malgré sa divergence politique avec Jean Sainteny, il avait toujours un égard profond envers ce commissaire car au fond d’eux-mêmes, ils se respectaient mutuellement. Chacun savait que quand on était bon gré mal gré dans la partie adverse et dans l’affrontement, on essayait  de défendre  chacun à tout prix sa patrie. Plus les discussions traînaient en longueur, plus de l’estime naissait entre ces deux hommes. Le face à face n’empêchait pas la  sympathie et leur admiration réciproque. Leur regard se croisait inlassablement dans l’hydravion qui les conduisit le 24 Mars 1946 au rendez-vous de la baie d’Along avec l’amiral D’Argenlieu. Cette amitié témoignait de la présence ultime et de l’émotion de Jean Sainteny lors des funérailles de Hồ Chí Minh, le 9 Septembre 1969 à Hànội, ce qu’a révélé plus tard Jean Sainteny dans son livre « Face à Hồ Chí Minh », Seghers, 1970.

L’amitié n’est pas seulement sur cette terre des légendes une voie de sagesse mais elle reflète aussi le mode de pensée du peuple vietnamien qui a été  façonné au fil des années par la vision confucéenne.

 

 

 

 

 

 

 

Groupe littéraire indépendant (Tự Lực Văn Đoàn)

Tự Lực văn đoàn

Version française

Rất đáng tiếc không thấy tên của Nhất Linh và Khái Hưng trong các chương trình dạy học ngày nay hoặc trong các tuyển tập được xuất bản gần đây bằng tiếng ngoại quốc  ở Việt Nam. Tuy nhiên, họ là hai tiểu thuyết gia xuất sắc nhất của Việt Nam vào buổi bình minh của thế kỷ 20. Người ta  vẫn tiếp tục tìm kiếm và mua lại những bản in hiếm hoi được  xuất bản ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975.

Mặc dù các chủ đề họ  chọn có  chiều hướng về tình yêu, nỗi dày vò trong tâm trí  và các thảm kịch giai cấp tư sản địa chủ  ở  thời kỳ Pháp thuộc, họ vẫn tiếp tục nhận được sự ngưỡng mộ đồng thuận của giới trẻ Việt ngày nay, đặc biệt là giới trẻ Việt đang sinh sống ở nước ngoài vì các tác phẩm của họ không chỉ thừa nhận một nền văn hóa phương Tây ít nhiều mà còn có mang tính  lãng mạn thuần túy của người  dân  Việt. Họ đã thành công mang lại một lối viết  sáng tạo cho các tác phẩm của mình mà còn biết sử dụng được các từ vựng đơn giản loại trừ được  tất cả các từ Hán-Việt mà giới trẻ Việt coi là những từ khó hiểu và đề cập đến các chủ đề có khả  năng nhận được sự ủng hộ của giới trẻ: tình yêu thương mang cả sự hy sinh, tình yêu không thể, nỗi u sầu trong tâm hồn vân vân … với cái nhìn khó  xử  giữa  cảm xúc và bổn phận của nhà văn hào Pháp Corneille hay  lãng mạn  theo cách của Alfred Musset. Hồn Bướm Mơ Tiên, Nữa Chừng Xuân, Ðoạn Tuyệt, Anh phải sống  vân vân …vẫn  tiếp tục là những cuốn sách nổi tiếng nhất được giới trẻ Việt Nam yêu thích hiện nay. Cũng không có gì phải ngạc nhiên khi thấy sự hy sinh mà được  Khái Hưng đề cập đến cách đây đã  có hơn  50 năm trong tác phẩm của ông, được nhà văn tài ba Nguyễn Huy Thiệp nhắc lại trong ở trong tiểu thuyết có  tựa  đề  « Chảy đi sông ơi » mặc dù bối cảnh chính trị hoàn toàn khác hẳn.

Chúng ta nhận thấy ở  trong các tác phẩm của họ không chỉ có tính hiện đại ở mức độ biết sử dụng  các mệnh đề, các trạng từ, các chỉ  thị  thời gian vốn không có ở trong văn xuôi Việt Nam từ trước đến nay mà còn biết sử dụng luôn cả các đại từ nhân xưng. Chữ  “tôi” được dùng  cũng như các từ “anh”, “em”, “mình”, “cậu” mà trước đây không được sử dụng trong câu nói. Chúng ta cũng ghi nhận ở  trong cấu trúc của các câu nói của họ có sự tiết kiệm về phương tiện, một cách rõ ràng đáng kinh ngạc và một hiệu quả rất lớn lao.

Xuất thân từ đô thị và được thấm nhuần nền văn hóa Pháp từ thuở nhỏ, cũng không có  gì phải bỡ ngỡ khi nhận thấy họ có  được  nguồn cảm hứng ở  trong các tác phẩm từ các mô hình của các văn hào Pháp như  Musset, Lamartine, Daudet vân vân…  nhất là các nhà văn hào Pháp này được liệt kê  ở  trong chương trình giảng dạy tại trường Albert Sarraut của Pháp ở Hànội, nơi mà Khái Hưng được đào tạo trong thời  kỳ thuộc địa. Ông lấy bằng cử nhân năm 1927 và giảng dạy tại trường  tư  thục Thăng Long trong khi đó Nhất Linh trở về Việt Nam vào năm 1930 sau khi hoàn thành bốn năm nghiên cứu khoa học tại Pháp.

Cuộc gặp gỡ của Nhất Linh  với Khái Hưng tại trường tư thục Thăng Long đã khiến họ trở thành cặp đôi văn học nổi tiếng và  gắn bó với nhau từ đấy. Họ cùng nhau thành lập nhóm văn học  Tự Lực Văn Ðoàn (hay Nhóm Văn học Độc lập) vào năm 1933 cùng nhà văn Hoàng Đạo, người em trai của Nhất Linh.

Khái-Hưng, tuy lớn  hơn Nhất-Linh chín tuổi, tự coi mình là « người thứ hai » của cặp đôi này và tự lấy bút danh là « Nhị Linh » vì Nhất-Linh đã là tác giả của hai cuốn tiểu thuyết vào năm 1926 và 1927. Họ đã có công mang lại cho văn học Việt Nam sự trong sáng,  tính ngắn gọn và hiện đại mà còn biết cách mang lại cho nền văn học có được  một  tâm  hồn lãng mạn của người dân Việt.

 

Không giống như các tiểu thuyết gia khác cùng thời (Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố chẳng hạn), Khái Hưng và Nhất Linh không có cái nhìn sâu sắc về bất bình đẳng xã hội và  phong tục tập quán nông thôn. Họ không biết lơi dụng đấy để đấu tranh và tố cáo những bất bình đẳng này. Mặt khác, họ cố gắng miêu tả một cách khéo léo và chính xác tầng lớp xã hội bị nghèo khổ nhất mà cũng không có nghĩa vụ cần phải bảo vệ  tầng lớp nầy  một cách ầm ĩ.

Đây có phải là lý do tại sao họ bị chỉ trích vì thiếu tinh thần chiến đấu và không hiện thực, hững hờ  trong cách diễn tả các hiện thực của xã hội đô thị và được  thấm nhuần văn hóa phương Tây không?. Có thể Khái Hưng lấy một đoạn văn  của « Les Contes de Musset » làm gương mẫu vì nhân vật chính của truyện ngắn « Anh Phải Sống », người vợ trẻ của anh thợ hồ Việt tên Thức,  tự  để mình  chìm đắm giữa dòng sông  cũng như Cécile (hay bà đầm des Arcis) ở  trong truyện “Pierre et Camille” của Alfred de Musset vào năm 1844. Khái-Hưng có công biết cách tạo cho nữ anh hùng trong câu chuyện tính cao thượng hay thường  được thấy  trong truyền thống Việt Nam.

Chúng ta không thể  đặt nghi vấn về lòng yêu nước của họ, sự  tham gia chính trị của họ đối với các phong trào quốc gia Việt Nam. Bởi  vì họ có định hướng chính trị dân tộc chủ nghĩa và sống cho lý tưởng đơn giản, cả hai  đều bỏ mạng cũng như các nhân vật  được miêu tả  ở trong truyện “Anh phải sống” của Khải Hưng và trong “ Bóng người  trong sương mù” của Nhất Linh.

Khái Hưng mất  vào năm 1947 trong hoàn cảnh bí ẩn gần bến đò Cửa Gà ở huyện Xuân Trường (tỉnh Nam Định) trong khi Nhất Linh thất vọng vì bị hiểu lầm, đã đầu độc tự tử vào ngày 7 tháng 7 năm 1963 tại Sài Gòn (hoặc Thành phố Hồ Chí Minh)

Cuộc sống của họ, cả hai đều cố gắng có đuợc giống như những nhân vật  mà họ mô tả trong truyện với  tính kiên cường mẫu mực.  Di sản văn học mà họ để lại cho dân tộc Việt Nam là vô giá. Tóm lại, họ không chỉ là những người mở đường cho nền văn học hiện đại Việt Nam mà còn là những nhà tiểu thuyết lãng mạn nhất mà Việt Nam được biết đến.

Các tiểu thuyết nổi tiếng 

Hồn Bướm Mơ Tiên (1933)
Nữa Chừng Xuân (1934)
Ðoạn Tuyệt (1935)
Trống Mái (1936)
Lạnh Lùng (1937)
Tiêu Sơn Tráng sĩ (1937)
Thoát Ly (1938)
Tắt đèn (1939)
Bướm Trắng (1941)

Version française

Il est regrettable de ne pas voir figurer les noms de Nhất Linh et Khái Hưng dans les programmes d’enseignement d’aujourd’hui ou dans les anthologies publiées récemment en langues étrangères au Vietnam. Pourtant, ce sont les deux meilleurs romanciers vietnamiens à l’aube du XXème siècle.

On continue à chercher et à acheter les rares rééditions parues au Sud-Vietnam d’avant 1975. Malgré leurs thèmes choisis portant d’une manière générale sur l’amour, sur les contorsions sentimentales, sur les drames de la bourgeoisie latifundiaire etc…  à l’époque coloniale, ils continuent à bénéficier pourtant de l’admiration unanime de la jeunesse vietnamienne d’aujourd’hui, en particulier de celle des jeunes Vietnamiens vivant à l’étranger car leurs écrits sont porteurs non seulement d’une culture plus ou moins occidentalisée mais aussi celui d’un romantisme purement vietnamien. Ils ont réussi à apporter à leurs œuvres un style novateur, à utiliser un vocabulaire simple débarrassé de tous les mots sino-vietnamiens perçus par les jeunes vietnamiens comme des mots savants, à aborder des thèmes susceptibles d’avoir l’adhésion de la jeunesse: l’amour-sacrifice, l’amour impossible, le vague à l’âme etc… avec un regard à la fois cornélien et romantique à la manière d’Alfred Musset. « Hồn Bướm Mơ Tiên » (ou Âme de papillon dans un rêve d’immortalité », « Nữa Chừng Xuân » (ou A mi-printemps)» « Ðoạn Tuyệt (ou La Rupture) », « Anh phải sống (ou Tu Dois Vivre) » etc … continuent à être les best-sellers préférés par la jeunesse vietnamienne d’aujourd’hui. Le thème du sacrifice abordé par Khái Hưng, il y a eu plus d’une cinquantaine d’années, dans son œuvre, est repris récemment par l’écrivain talentueux « Nguyễn Huy Thiệp » dans son roman  intitulé  «Coule, coule ô fleuve» (Chảy đi sông ơi) malgré un contexte politique tout à fait différent.

 

 On trouve non seulement dans leurs écrits la modernité au niveau d’emploi des propositions, des adverbes et des indicateurs de temps qui sont absents jusqu’alors dans la prose vietnamienne mais aussi au niveau d’emploi des pronoms personnels.  Le « moi » fait son entrée ainsi que les mots « anh », « em », « mình », « cậu » qui, auparavant n’étaient pas employés dans la phrase. On note aussi dans la construction de leurs phrases une grande économie des moyens, une clarté inouïe et une grande efficacité.

Issus du milieu urbain et  imprégnés dès leur plus jeune âge de la culture française, il n’est pas étonnant de trouver qu’ils s’inspirent dans leurs œuvres des modèles de Musset, Lamartine, Daudet etc… lorsqu’on sait que les œuvres de ces écrivains français faisaient partie du programme d’études au lycée français Albert Sarraut  (Hà-Nội) où Khái Hưng fit ses études à l’époque coloniale. Il fut reçu bachelier en 1927 et enseigna au collège Thăng Long tandis que Nhất Linh rentra au Viêt-Nam en 1930 après avoir suivi ses quatre années d’études scientifiques en France.

Sa rencontre avec Khái Hưng au collège Thăng Long fit d’eux du jour au lendemain un couple littéraire célèbre et inséparable depuis lors. Ils fondèrent ensemble le club Tự Lực Văn Ðoàn (ou Groupe Littéraire indépendant) en 1933 avec l’écrivain Hoàng Đạo, le petit-frère de Nhất Linh.

Plus âgé que Nhất-Linh de neuf ans, Khái-Hưng se considérait pourtant comme le « second » de ce couple et se donnait comme pseudonyme « Nhị Linh » car Nhất-Linh était déjà l’auteur de deux romans en 1926 et 1927. Ils ont eu le mérite d’apporter à la littérature vietnamienne la clarté, la concision, la modernité et de savoir donner surtout à cette dernière l’âme du romantisme vietnamien.

Contrairement à d’autres romanciers de leur époque (Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố par exemple), ils n’avaient pas un regard aussi aigu sur les inégalités sociales, sur les mœurs et les coutumes rurales. Ils n’avaient pas su s’en servir pour combattre et dénoncer ces inégalités. Par contre, ils tentaient de dépeindre avec beaucoup de finesse et de justesse la couche sociale la plus déshéritée sans être obligés de la défendre à cor et à cri.

Est-ce pour cela qu’on leur reproche le manque de combativité et de réalisme, la tiédeur dans leur manière de dépeindre les réalités de la société urbaine et l’imprégnation d’une culture à l’occidentale ?. Il est certain que l’épisode des Contes de Musset a pu servir de modèle à Khái Hưng car l’héroïne du roman intitulé  «Tu dois vivre (ou Anh phải sống)», la jeune femme du maçon vietnamien de nom  Thức, se laisse couler dans les flots comme Cécile (ou  Madame des Arcis) dans les Contes « Pierre et Camille » d’Alfred de Musset en 1844. Mais Khái Hưng a eu le mérite de savoir donner à son héroïne la noblesse et la grandeur trouvée fréquemment dans la tradition vietnamienne.

On ne peut pas remettre en doute non plus leur patriotisme et leur engagement politique auprès des mouvements nationalistes  vietnamiens. À cause de leurs orientations politiques nationalistes et surtout à cause de leur simple idéalisme, tous les deux ont péri comme leurs héroïnes respectives dans les romans  « Tu dois Vivre » de Khái Hưng et « Une silhouette dans la brume » de Nhất Linh.

Khái-Hưng fut décédé en 1947 dans les conditions mystérieuses près du débarcadère Cửa Gà dans le district de Xuân Trường (province Nam Ðịnh) tandis que Nhất Linh, déçu d’être incompris, s’empoisonna le 7 Juillet 1963 à Saïgon(ou Hồ Chí Minh Ville)

Leur vie, tous les deux ont essayé de la mener comme les héros décrits dans leurs romans  avec un stoïcisme exemplaire. Leur héritage littéraire qu’ils ont laissé au peuple vietnamien est inestimable. En un mot, ce sont non seulement les pionniers de la littérature moderne du Vietnam mais aussi les romanciers les plus romantiques que le Vietnam a connus.

 

Titres des romans connus

Hồn Bướm Mơ Tiên (1933)
Nữa Chừng Xuân (1934)
Ðoạn Tuyệt (1935)
Trống Mái (1936)
Lạnh Lùng (1937)
Tiêu Sơn Tráng sĩ (1937)
Thoát Ly (1938)
Tắt đèn (1939)
Bướm Trắng (1941)

 

Ông Đồ (Le calligraphe)

Version française

Nghề ông đồ

Trong dịp lễ Tết, người Việt thường có thói quen thích treo các câu đối  trước lối vào nhà hay để đặt trước bàn thờ tổ tiên. Họ thường nhờ đến  ông đồ và  bày tỏ những khát vọng riêng tư của mình để  rồi ông nầy viết ra thành thơ hay câu đối. Chỉ có lúc Tết đến, ông đồ mới có thể  bán được chữ nuôi thân mình và mới cảm nhận còn được trọng dụng trong một xã hội tân tiến  ngày nay.  Thưở  xưa, tuy học vấn rất cao nhưng  họ thi cử  không có  phần may mắn thành công đỗ đạt như Trần Tế Xương để làm quan trong chế độ phong kiến nên buộc lòng phải làm nghề dạy học hay viết chữ thuê.   Nghề  ông đồ được nhà thơ  Vũ Đình Liên  miêu tả lại một cách thắm thiết, xót thương qua bài thơ có tựa đề « Ông Đồ » để nói lên số phận éo le của ông đồ  từ thời Pháp thuộc. Nay  nghề  nầy, chỉ còn làm trò giải trí lúc Tết về hay còn trọng dụng trong việc nghiên cứu chữ Hán-Nôm và  chỉ gợi lại cho ta  những ký ức của một thời  đã qua.

 

ÔNG ĐỒ GIÀ
Vũ Đình Liên

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
 

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phụng múa rồng bay

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

Ông đồ vẫn ngồi đó
Qua đường không ai hay
lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?

Version française

Le métier du calligraphe

Durant la fête du Têt, les Vietnamiens sont habitués à accrocher les « sentences parallèles » devant l’entrée de la maison ou à les placer devant l’autel des ancêtres. Ils recourent souvent à un calligraphe pour lui exprimer leurs aspirations personnelles et lui demandent de les concrétiser en  un poème ou en sentences parallèles. Ce n’est qu’à l’occasion du Tết (nouvel an vietnamien)  que le vieux calligraphe  peut vendre ses « mots (ou écrits) » pour subvenir à ses besoins journaliers et se sentir  encore  valorisé dans la société moderne d’aujourd’hui. Autrefois, malgré son éducation très élevée, le lettré (comme Trần Tế Xương)  n’avait pas la chance de réussir au concours mandarinal pour devenir un haut fonctionnaire dans le  régime féodal. Il était donc obligé de travailler comme  maître d’école ou calligraphe pour son compte. Le métier de calligraphe a été décrit par le poète Vũ Đình Liên avec affection et pitié à travers un poème intitulé « Ông Đồ (ou le vieux calligraphe) » évoquant son destin ironique durant la période coloniale française. Aujourd’hui, ce métier n’est qu’un simple divertissement lors de la fête du Têt ou il est utile encore dans l’étude des caractères sino-vietnamiens et ne fait que rappeler les souvenirs d’une époque révolue.

Le vieux calligraphe

Chaque année, quand la fleur du pêcher éclot
On voit de nouveau le vieux calligraphe
Qui étale son encre de Chine et ses papiers d’un rouge vermillon
Sur le trottoir où tant de gens passent.

Combien de gens le louent pour son travail d’écriture
En claquant leur langue, ils ne cessent pas de le complimenter
Une telle dextérité est dans les traits artistiques de l’écriture
C’est la danse du phénix et le  vol du dragon.

Mais  d’année en année, peu de gens s’y intéressent
Où sont-ils aujourd’hui ces loueurs d’écriture?
Les papiers rouges tristement inutilisés  n’arrivent plus à garder leur éclat
Et l’encre asséché  se dépose au fond de la soucoupe à encre en apparence mélancolique.

 
Le calligraphe est toujours assis là
Mais les passants ne le voient pas
Les feuilles jaunes  tombent sur ses papiers
Dans  de la bruine virevoltante en plein air.

Cette année, quand la fleur du pêcher refleurit
On ne voit plus le vieux calligraphe
De tous les gens des années passées
Où se trouve leur âme maintenant?

Les maisons funéraires des Jaraï ( Các nhà mộ của người Gia Lai)

Nhà mộ của người Gia Lai (hay Gia Rai)

Version française

Ai  đã có dịp đến tham quan viện bảo tàng Hà Nội thì thấy  ngôi nhà mộ của người Gia Lai được dựng theo  nguyên mẫu của ngôi nhà mộ của làng Kép Pinh huyện Chư Pả, tỉnh Gia Lai. Dân làng ở đây không dám làm nhà mồ  nầy cho bảo tàng vì không có lễ bỏ mả (hay lễ Pơ Thi), một lễ được xem là quan trọng theo tập tục của người Gia Lai. Nếu làm thì họ sẽ bị hồn ma hại. Vì vậy phải nhờ đến năm người Gia Lai của một làng khác để mà xây dựng. Theo nhà khảo cổ học Việt Ngô Văn Doanh,  nghi thức mai táng của người Gia Lai không những có sự tương tự  với các dân tộc  Tây Nguyên như dân tộc Bà Na chẳng hạn  mà luôn cả  với các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

Nhìn thoáng qua nhà mồ của người Gia Lai thì cảm thấy rợn người vì nó có vẻ huyền  bí nhất là ở xung quanh mộ có một hàng rào (krep) được dựng với các cột trụ tạc bằng rìu  không có trau chuốt tĩ mĩ. Đây là cách gợi và tạc các bức tượng bằng gỗ rất sinh động và có mang tín ngưỡng phồn thực: cảnh sinh hoạt tình dục của vợ chồng với các bộ phận sinh dục không cân xứng, nam nữ giao hợp, phụ nữ có thai, nhân vật ngồi xổm, người ôm mặt với hai tay vân vân … Chính các bức tượng  ôm mặt nầy được phổ biến và đựợc thấy ở 4 góc bờ  hàng rào. Theo các dân làng thì các tượng gỗ nầy là những kẻ phục vụ và hầu hạ ma người chết khi chưa có làm lễ bỏ mả. Thưở xưa người hậu hạ bị chôn sống theo người  địa chủ giàu  chết. Ngày nay hình tượng nầy gợi lại cái cảnh thân nhân đến viếng thăm mộ, mang thức ăn để « nuôi dưởng người chết » hằng ngày qua chiếc ống cấm sâu xuống lòng  ngôi mộ và buồn rầu than thở trong tư thế ngồi xổm trên mộ hai tay chống lên đầu gối hay ôm má. Các bức tượng bằng gỗ nầy chỉ được dựng và trông thấy cùng các mái nhà trang trí trước thời gian ngày lễ bỏ mả.

Đối với người Gia Lai, chết không phải là kết thúc cuộc sống này mà là sự khởi đầu của một cuộc sống khác ở thế giới bên kia. Linh hồn mà người Gia Lai gọi là « m’gàt » sẽ trở thành một vong linh hay hồn ma (hoặc atâu theo tiếng Gia Lai). Từ  đó người chết trở về  sống với tổ tiên ở  trong thế giới thần linh (poloi atâu).  Nhưng  trước khi lễ  bỏ  mả,  hồn ma cũng cần có thức ăn, quần áo và một cái nhà nhỏ tạm thời  để ở cũng như bao nhiêu người  thân thuộc còn sống  với các dụng cụ cần thiết để ma người chết sẽ đem theo sang sống ở thế giới bên kia nhưng tất cả được thu nhỏ lại bằng gỗ (rìu, dao, cuốc, gùi, vỏ bầu đựng nước vân vân…) Bởi vậy thường thấy dựng tạm trên mộ một ngôi nhà nhỏ. Đấy là nhà của ma người chết (hay bang atâu). Nhà mộ dài  8,25 thước và rộng 2,25 thước. Tính luôn  cả hàng rào bao chung quanh thì ngôi nhà mộ có một diện tích khoảng 45 mét vuông. Bởi vậy  người Gia Lai có tục chôn chung  có nghĩa là trong một mộ lớn như vậy có thể chứa  được nhiều quan tài thuộc những người thân thuộc với nhau. Nhà mộ có gắn liền với lễ bỏ mả. Thời gian tang chế  có  thể  mấy tháng mà cũng có thể cả năm trời, gia đình của người chết cố  kéo giữ hồn ma ở  lại trong gia đình. Thời gian nầy thường gọi là thời gian  bảo trì  ngôi mộ (dja m’xàt) thì người  thân thuộc phải đến dọn dẹp nhà mồ  thường xuyên, phải đem thức ăn cho  người chết và phải cúng kiến heo gà mỗi tháng. Theo tập tục  thì  hồn ma vẫn hiện diện ở chung quanh nhà mồ tạm. Mỗi năm, sau mùa mưa và sau khi kết thúc mùa thu hoạch thì  thấy người Gia Lai hay thường tổ chức lễ bỏ mả trong những ngày trông sáng ba ngày liên tục nhưng trước đó họ phải dành cả mấy tháng trời để dựng  một ngôi nhà mới  lại  thay thế  ngôi nhà tạm nhỏ  bé nhưng ngôi nhà nầy  nó chỉ là một cái xác vật chất không có linh hồn vì ma người chết đã  đi về với tổ tiên trong thế giới thần linh. Trong ba ngày lễ nầy, mọi người tổ chức ăn cỗ linh đình, uống rượu cần, tấu cồng chiêng, cùng nắm tay nhau múa vũ điệu truyền thống. Từ đây  các người thân thuộc của người chết mới cắt đứt vĩnh viễn mối quan hệ  với người chết. Người goá vợ hay góa chồng có  quyền lập lại cuộc đời. Còn nhà mộ nó tự  phân hủy một cách tự nhiên theo ngày tháng dù nó có hoành tráng hay trang trí thật đẹp vì theo tập tục, người thân thuộc mong rằng người chết có được một cuộc sống tốt đẹp ở thế giới bên kia. Tuy nhiên, nhà tang lễ  nầy  rất đáng được chú ý về mặt nghệ thuật và văn hóa qua  một số  tượng hình trang trí, các hoa văn được thấy trên các mái nhà của nhà mộ  để nói lên sự luân hồi của kiếp người cũng như sinh sôi nảy nở theo quan niệm của dân tộc Tây Nguyên.

Version française

Quiconque a eu l’occasion de visiter le musée d’ethnographie de  Hanoï voit probablement la maison funéraire des Jaraï construite suivant  le modèle du village Kep Pinh du district de Chu Pa de la province de Gia Lai. Les gens  de ce village n’osent pas la bâtir  pour le musée car il n’y a pas la cérémonie d’abandon de la tombe (ou cérémonie Pơ Thi), qui est considérée comme importante selon les coutumes des Jaraï.  En cas de construction de cette maison funéraire, ils seront punis par les esprits. C’est pour cela que le musée doit compter sur cinq personnes issues d’un autre village pour la construire. Selon l’archéologue vietnamien Ngô Văn Doanh, les rites funéraires des Jaraï ont non seulement des similitudes à celles des ethnies des Hauts Plateaux du Centre Vietnam (comme les Bahnar) mais aussi à  celles d’autres minorités ethniques de l’Asie du Sud- Est et de l’océan Pacifique.  En jetant un coup d’œil sur la tombe des Jaraï,  il  est possible d’être effrayé  car elle paraît être mystérieuse du fait qu’il y a autour de cette tombe, une palissade (krep) faite  de piliers massifs (ameh) sculptés sans aucune  finition avec des haches. C’est une façon d’évoquer  des sculptures très expressives en bois liées au culte de fertilité: des scènes d’activités sexuelles  entre mari et femme avec des organes génitaux démesurés,  des copulations entre hommes  et femmes,  des femmes enceintes,  des figures  accroupies, des personnages  se serrant le visage  avec leurs mains etc… Ce sont ces derniers qui sont de loin les plus populaires et qu’on retrouve aux quatre coins de la clôture.  Selon les villageois, ils représentent les gens destinés à servir les morts lorsque la cérémonie d’abandon de leur tombe n’a pas encore lieu.

Autrefois, les serviteurs  devaient  être enterrés vivants avec leurs riches propriétaires qui venaient  d’être décédés. Aujourd’hui, ces sculptures rappellent bien la scène où les  proches du défunt doivent rendre visite à sa maison funéraire  et alimenter quotidiennement  son « esprit » par l’intermédiaire d’un tuyau enfoncé au fond de sa tombe et se lamenter en position accroupie sur sa tombe avec les deux mains sur les genoux ou sur la joue. La mise en place de ces figures en bois en même temps que la décoration réalisée sur les toitures doit avoir lieu  juste avant  la période précédant la cérémonie d’abandon de la tombe.

Pour les Jaraï, la mort n’est pas la fin de cette vie mais le début d’une autre vie dans l’au-delà. L’âme que les Jaraï appellent  « m’gat »  se transforme en un un fantôme ou un esprit  (ou atau en Gia Lai). Désormais il rejoindra ses  ancêtres vivant dans le monde des esprits (poloi atau). Mais avant la cérémonie d’abandon de la tombe, le fantôme a besoin de nourriture, de vêtements et d’une petite maison temporaire pour y vivre comme ses proches encore en vie  avec les outils nécessaires au quotidien et emmenés avec lui dans la vie d’au-delà. Ceux-ci  sont réduits en miniature  (hache, couteau, pioche, hotte, calebasse d’eau etc…). C’est pourquoi on est habitué à voir l’installation temporaire  d’une hutte  sur la tombe. C’est la maison de l’esprit du défunt (ou bang atau). La tombe mesure 8,25 mètres de long et 2,25 mètres de large.

Y compris la clôture environnante, la maison funéraire a une superficie d’environ 45 mètres carrés. Les Jaraï ont la coutume d’enterrer ensemble les morts, ce qui signifie qu’une tombe aussi grande peut contenir de nombreux cercueils appartenant à des personnes proches les unes des autres.

La maison funéraire est associée souvent  à la cérémonie d’abandon de la tombe. La période de deuil peut durer des mois voire des années. La famille du défunt tente de garder le plus longtemps possible  le fantôme dans la famille. Cette  période est souvent appelée période d’entretien de la tombe (dja m’xàt): les proches doivent nettoyer régulièrement la tombe, apporter de la nourriture pour les morts et faire des offrandes alimentaires (poulets, porcs) tous les mois.

Selon la coutume, le fantôme ou l’esprit du trépassé est  toujours présent autour de la hutte provisoire. Chaque année, après la saison des pluies et après la fin de la saison des récoltes, les Jaraï organisent souvent la cérémonie d’abandon de la tombe  durant les trois jours lumineux consécutifs  mais avant cela, ils doivent passer plusieurs mois à construire la maison funéraire. Celle-ci va remplacer  la hutte provisoire  mais elle n’est qu’une  carcasse physique sans âme car l’esprit du défunt  est déjà parti pour rejoindre ses ancêtres dans le monde des esprits. Durant ces trois jours, les gens s’organisent pour faire le festin, boire de l’alcool de riz, jouer des gongs, se tenir la main  dans les danses traditionnelles.

Désormais, les proches du défunt  couperont définitivement les liens avec le mort. Les veuves ou les veufs ont le droit de refaire leur vie. Quant à la maison funéraire, elle se décompose naturellement au fil des années malgré qu’elle soit grandiose ou magnifiquement décorée. Selon la coutume, les proches espèrent que le trépassé  aura  une belle vie dans l’au-delà.

Cependant, cette maison funéraire mérite de retenir une plus grande  attention artistique et culturelle à travers un certain nombre de figurines décoratives et de motifs retrouvés  sur les deux toits principaux et sur les deux petits toits à pignons triangulaires car cela représente la réincarnation de la vie humaine ainsi que la fécondité selon le concept du peuple des Hauts Plateaux.

 

 

Maison communale des Bahnar (Nhà Rông của dân tộc Bà Na)

Nhà rông của dân tộc Bà Na

Version française

Mỗi lúc tôi đến Hànôi thì tôi phải dành nửa ngày để đi  tham quan  viện bảo tàng dân tộc học Việt Nam ở đường Nguyễn Văn Huyền, quận Cầu Giấy. Có thể nói chính ở nơi nầy tôi tiếp tục khám phá và  học hỏi biết nhiều về tập tục của các dân tộc  thiểu số ở Việt Nam. Cũng chính nơi nầy tôi được xem nhà Rông của người Bà Na, một dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng Tây Nguyên mà cũng là người Việt cổ từ đại tộc Bác Việt thuộc ngữ hệ Nam Á. Cũng như đình cũa dân tộc ta, nhà rông của họ có những nét đặc sắc về kiến trúc mà được bảo tàng dân tộc học Việt Nam tổ  chức tái tạo lại dựa theo ký ức của dân làng và một số bức ảnh một thời đã có cùng  nguyên mẫu nhà rông của làng Kon Rbàng ở thị xã Kon Tum. Đấy là  một loại nhà có mái cao được  dựng vào khoảng cuối những năm 1920. Nhà rông nầy có sự  đặc biệt của nó là có một hệ thống giằng và chống khá phức tạp nhất là trong việc liên kết chủ  yếu các mái nhà chính với nhau hay là với các vì cột qua cách buộc  bằng dây mây. Nhờ hệ thống giằng  chống nầy mà bộ nóc mái nhà nó được vươn cao và kiên cố.  Các vì  cột được thành hình nhờ kỹ thuật dùng mộng  trơn. Còn các lỗ được đục xuyên qua các cột lớn đều cần dùng đến lưỡi rìu  tra vào cán thẳng và dài chứ không cần dùi đục. Trước khi hoàn  thiện mái nhà  thì cần có giàn giáo hình chữ A nhầm để dựng bộ khuôn nóc và lợp mái nhà bằng cỏ tranh. Rồi phủ tấm phên lớn đan bằng mây sau đó trên nóc nhầm  cản gíó thổi bay đi nóc nhà và để làm đẹp nóc với một dải hoa văn (rang reh) cao khoảng 1,50 thước. Đôi khi  còn có con chim đẽo gỗ ở giữa dải hoa văn nầy. Giàn giáo dựng nhà là một dãy những cây tre chôn nghiêng xuống đất và tựa vào các đầu quá giang cũng như cạnh sàn nhà. Đồng thời hàng loạt những cây tre khác  được buộc ngang vào làm hệ thống bậc trèo từ thấp lên cao. Nhờ kiểu giàn giáo sáng tạo độc đáo nầy mà  mọi người có thể tham gia cùng một lúc  vào một công việc theo chiều cao hay chiều ngang. Giàn giáo khi cần thiết có thể tách rời rộng hơn khỏi mái nhà để dễ làm việc nhờ các mấy dây dài ở trên đỉnh căng xuống ra xa. Nhà Rông của người Tây Nguyên không dùng đến sắt thép.

Maison communale des Bahnar 

Musée d’ethnographie (Hanoï)

nha_rong

Nhà Rông lúc nào cũng được xem là sức mạnh và tài năng của cộng đồng  dân làng nhất là nó có liên quan đến các sinh hoạt của nam giới. Theo quan niệm của họ, làng mà không có nhà Rông tức là làng đàn bà, có thể nói một cái làng chưa hẳn ra làng. Nhà rông không những là nơi  sinh hoạt văn hóa và  tín ngưỡng của buôn làng mà còn là linh hồn của làng. Bởi vậy nhà văn Nguyễn Văn Kự viết như sau trong quyển sách có tựa đề « Nhà Rông Tây Nguyên »:  xây nhà rông cũng tức là đặt trái tim cho cơ thể làng, trái tim ấy bắt đầu đập, truyền máu đi khắp cơ thể làng, kết nối tất cả lại và thổi sự sống vào cho nó trở thành một cộng đồng không gì phá vỡ được. Nhà rông  còn là nơi đón tiếp khách chung của làng mà cũng là nơi để các già làng tựu lại bàn công việc chung, chia sẻ và truyền dạy cho các bọn trẻ những kinh nghiệm về  cuộc sống. Nó còn là nơi để cất giữ  các vật « thiêng » như cồng chiêng, trống đồng vân vân…  mà còn là nơi ngủ đêm của những chàng trai  chưa vợ hay góa vợ  để túc trực bảo vệ làng. Bởi vậy  vị trí  của nhà rông rất quan trọng ở trong làng. Nó thường được dựng lên ở giữa trung tâm của làng.  Nó có nhiều chức năng giống với đình của dân tộc Việt như trụ sở của bộ máy quản trị buôn làng, nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, nhà khách, câu lạc bộ vân vân… theo  sự nhận xét của nhà khảo cứu lừng danh Hà Văn Tấn. Chính ở nơi nhà Rông nầy mà các trẻ em của  các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên được tiếp nhận những hiểu biết phong phú từ các thế thệ cha anh để mà khôn lớn và trưởng thành qua năm tháng và tiếp giữ được các tập tục và tín ngưỡng của dân tộc.

Bibliographie :

Những ngôi nhà dân gian.  Bảo tàng dân tộc học. Editeur: Nhà xuất bản Thế Giới 2005.

Nguyễn văn Kự: Nhà rông Tây Nguyên. Editeur  Nhà xuất bản Thế Giới 2007

Version française

La maison commune Rong des Bahnar

Chaque fois que je suis de passage à Hanoi, je dois consacrer une demi-journée pour revisiter le musée d’ethnographie du Vietnam situé dans la rue Nguyễn Văn Huyền, dans le district de Cầu Giấy. C’est peut-être ici que je continue à  découvrir et à apprendre davantage de choses  sur les traditions ancestrales des minorités ethniques. C’est également ici que j’ai eu l’occasion de voir la maison communale (ou nhà  Rong) des Bahnar, une minorité ethnique vivant sur les Hauts Plateaux du centre et faisant partie  des Bai Yue de la famille linguistique austro-asiatique.

Analogue à la maison communale des Vietnamiens, leur maison Rong a des traits  architecturaux caractéristiques que le musée d’ethnographie du Vietnam tente de recréer en recueillant les souvenirs des villageois et quelques vieilles photos possédées à une certaine époque ainsi que le prototype de la maison communale du village  Kon Rbang de la ville  Kon Tum. C’est  un type de maison à toit pentu construit vers la fin des années 1920. Cette maison communale a la particularité d’avoir un système de contreventement et d’étaiement assez compliqué, en reliant notamment les pans principaux entre eux ou  avec les colonnes par l’attache des cordes en rotin. Grâce à ce système de contreventement, le toit de la maison est assez élevé et solide. Les colonnes sont formées par la technique d’utilisation du tenon lisse. Quant aux trous percés à travers les grandes colonnes, il est nécessaire d’utiliser la lame de la hache  dotée d’un manche droit et long à la place du burin.

Avant de terminer la finition de la toiture, il est nécessaire d’établir  un échafaudage en forme de A pour mettre en place le modèle du toit et le recouvrir ensuite de chaume. Puis il faut  déposer sur l’arête de la toiture une grande canisse tressée en osier  destinée à empêcher le vent d’arracher le toit de chaume  et embellir ce dernier avec une bande de motifs (rang reh) d’environ 1,50 mètre de haut. Il y a parfois même un oiseau gravé sur bois se trouvant au milieu de cette bande de motifs. L’échafaudage est  en fait une rangée de bambous enfouis dans le sol et appuyés contre les extrémités des poutres transversales comme  les bords du plancher. Dans le même temps, une série d’autres bambous sont attachés horizontalement pour former un système d’escaliers allant du  bas en haut. Grâce à ce type unique d’échafaudage innovant, tout le monde peut être engagé en même temps dans une tâche aussi bien dans le sens horizontal que vertical.

En cas de besoin, l’échafaudage peut être détaché davantage du toit dans le but de faciliter le travail grâce aux longues cordes fixées au sommet pouvant être  étirées plus loin vers le bas. On ne trouve ni fer ni acier dans la construction de la maison commune « Rong »

La maison communale Rong représente à la fois la force et le talent de la communauté villageoise car elle est liée aux activités des hommes. À leur avis, un village n’ayant pas une  maison Rong  n’est pas tout à fait  un village mais il est plutôt un village réservé aux femmes.

La maison communale est non seulement le lieu des activités culturelles et religieuses du village mais aussi l’âme du village. C’est pourquoi  l’écrivain Nguyễn Văn Kự a écrit comme  suit dans le  livre intitulé « La maison Rong des Hauts Plateaux »: construire une maison communale, c’est aussi insérer un cœur  dans le corps du village. Ce cœur commence à palpiter, à véhiculer du sang dans tout le corps du village, à relier le tout et à lui insuffler la vie pour devenir une communauté difficile à la démanteler.

La maison communale n’est pas seulement un lieu destiné à recevoir les invités communs du village, mais aussi un lieu où les « anciens » du village se réunissent pour discuter du travail commun, partager et enseigner aux enfants les expériences de vie. C’est aussi le lieu d’emmagasinage des objets sacrés  tels que les gongs, les tambours de bronze etc…et le dortoir de nuit pour les jeunes  et les veufs du village  en vue d’assumer la protection et la défense de ce dernier contre les ennemis venant de l’extérieur.

C’est pour cette raison que la position de la maison communale est très importante dans le village. On la trouve généralement au centre du village.

Semblable à la maison communale des Vietnamiens, la maison Rong remplit  de nombreuses fonctions: le siège administratif du village, le lieu des activités religieuses et de croyance, la maison d’hôtes, le club etc., selon le chercheur illustre Hà Văn Tấn.

C’est dans cette maison Rong que les jeunes des minorités ethniques vivant sur les Hauts Plateaux du centre reçoivent les connaissances riches  préservées des générations passées afin de pouvoir grandir et mûrir au fil des ans et maintenir les coutumes et croyances de leur peuple.

Bibliographie:

Những ngôi nhà dân gian.  Bảo tàng dân tộc học. Editeur: Nhà xuất bản Thế Giới 2005.
Nguyễn văn Kự: Nhà rông Tây Nguyên. Editeur  Nhà xuất bản Thế Giới 2007

 

Tàn tích chế độ mẫu hệ (Les traces du régime matriarcal vietnamien)

Tàn tích của chế độ mẫu hệ của tộc Việt.

Version française

Cũng có một thời, dân tộc ta  cũng như mọi dân tộc khác ở trên thế giới  trải qua chế độ mẫu hệ cả.  Có bao giờ chúng ta c ó dịp nghĩ đến vấn đề nầy không? Chắc chắn là không bởi vì  khi mới sinh ra, chúng ta đều lấy họ cha cả chỉ có ở Pháp bây giờ mới có quyền thêm họ mẹ vào tên mình.  Trong ngôn ngữ tiếng Việt chúng ta thường ngày có dùng những từ ngữ còn giữ  tàn tích mẫu hệ mà không bao giờ  chúng ta nghĩ đến nhất là từ khi nước ta bước  sang qua chế độ phụ hệ từ lâu rồi. Ta thường nói VỢ CHỒNG chớ bao giờ nói CHỒNG VỢ đâu. Lúc nào ta cũng ám chỉ dòng họ bằng hai chữ BÀ CON. Đôi khi còn có sự khinh bỉ trong lời nói của ta khi dùng từ ngữ như  « gái nạ dòng » nhất là nạ chỉ dòng mẹ.  Theo sự nhận xét của nhà văn Bình Nguyên Lộc thì người  ta có hàm ý nói gái đã có nhiều chồng (hay đa phu) tức là gái không tốt đẹp. Tới ngày hôm nay, nước ta vẫn còn chế độ mẫu hệ ở nhiều nơi như ở Tây Nguyên với  các tộc người Chăm, Jarai, Êđê, Raglai, Churu thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian) hay là  các tộc M’nong, K’ho thuộc ngữ hệ Nam Á. Có người  nói nước ta theo chế độ phụ hệ từ khi  nước Giao Chỉ bị thôn tính  bởi Trung Hoa. Có lẽ là không đúng. Như vậy nước ta từ bỏ chế độ mẫu hệ mà sang chế độ phụ hệ từ lúc nào. Muốn biết  vấn đề nầy, các nhà khảo cổ hay thường dựa trên  hình thức chôn cất người  ở trong các mộ táng của các di chỉ có liên quan đến nền văn hoá trồng lúa nước. Chắc chắn là không phải thời kỳ các  Hùng Vương của nước Văn Lang cai trị  với nền văn hóa Phùng Nguyên vì viêc nối ngôi (cha truyền con nối)  được thấy rõ  qua  chế  độ  phụ  quyền trong truyền thuyết nhất là quyền lực chủ yếu thuộc về người con trai trưởng  với tổ chức xã hội thời bấy giờ. Chúng ta cũng thừa biết   tổ tiên của tộc Việt  có nguồn gốc trực tiếp từ vùng sông Dương Tử dựa trên các dữ liệu của các cuộc  khảo cứu di truyền ngày nay. Như vậy ta cần phải đi ngược lại thời  gian và cần  khảo sát ở các nơi có nền văn hóa trồng lúa nước ở trung hay hạ lưu sông Dương Tử. Theo nhà khảo cứu Nhật Shin’ichi Nakamura của đại học Kanazawa thì  cái nôi của nền văn hóa trồng lúa nước nó phải nằm ở nơi nầy nhưng với tình trạng hiểu biết hiện nay, chúng ta không thể định vị nó một cách chính xác trên bản đồ. Tuy nhiên có sự tiến hóa xã hội đáng kể ở các vùng hạ lưu sông Dương Tử như  ở Hà Mỗ Độ và Lương Chử trong thời kỳ đồ đá mới bằng cách chuyển sang:

-từ một  nền kinh tế đa  dạng  qua một nền kinh tế độc quyền trồng lúa nước
-từ một môi trường sống nông nghiệp qua sống ở  một thành phố
-từ một nghĩa trang tập thể chuyển sang một nghĩa trang của các nhóm người riêng biệt.

Tại sao Hà Mỗ Đồ? Theo sự nhận xét của nhà khảo cổ Pháp Corinne Debaine-Francfort thì ở di chỉ Hà Mỗ Độ người ta khám phá ra không những  các tàng tích của một nhà sàn bằng gỗ  khác lối nhà bằng đất ở miền bắc Trung Hoa mà có cả luôn các hột lúa được trồng trên những cánh đồng ngập nước bằng cách sử dụng cuốc làm từ vảy động vật vào năm 1973 ở Chiết Giang (Zheijiang). Có thể nói lúa đã được thuần hóa ở nơi nầy có niên đại khoảng chừng từ 4770 năm  đến 5000 năm trước Công Nguyên (TCN). Dân cư ở đây có nét đặc trưng của người Mongoloïde và Australo-Négroïde (hay tộc Việt). Khi chết, họ  được chôn cất quay đầu về phía đông hoặc đông bắc và hầu hết không có vật lễ táng. Họ cũng không có  một nghĩa trang  xã xác định rõ ràng mà ngược lại họ  có một nghĩa trang thị tộc chung với tài sản tang lễ rất nhiều. Có thể xem ở  nơi đây còn chế độ mẫu hệ vì với  các di vật động vật như khỉ, tê giác, nai, voi, hổ, qui vân vân…  cho ta thấy các  cư  dân ở đây còn sống với nghề săn bắt và chài lưới. Vai trò của người đàn ông cũng chưa được xem quan trọng bởi vì cũng chưa cần có một  tổ  chức xã hội cần nhiều nhân lực cho việc sản xuất như chế tạo công cụ,  tích trữ gạo ở  các vựa lúa,  đúc đồng vân vân… cũng như  việc phân phối  các công việc  nặng nhọc để có kết quả mong muốn trong mùa  thu gặt. Người đàn ông hầu như rất ít quyền lực và không có quyền sở hữu tài sản.

Ngược  lại ở các  di chỉ của nền văn hóa Lương Chữ thì được thấy sư thay đổi  rõ rệt trong sự cân bằng quyền lực giữa chồng và vợ. Thí dụ, trong số các đồ mai táng ở các mộ cá nhân thì các nông cụ như cái xẻng  làm bằng đá đẽo thì dành cho nam giới còn bánh xe dệt thì vẫn còn đồ vật chính cho nữ giới.

Như vậy chứng tỏ ở thời đó người đàn ông trở thành  công nhân chính ở ngoài ruộng đồng và người đàn bà chỉ còn làm các công việc ở trong nhà. Hơn nữa, còn cho thấy các thợ đá chuyển đổi nghề và trở thành  những người thợ đẽo ngọc khiến dẫn đến  một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển công nghiệp và sự phân chia công việc ở  trong xã  hội và tạo ra sự phân chia giai cấp giữa người nghèo và người giàu mà luôn cả thành phần qúi tộc và tôn giáo.  Từ đó mới có  sự  góp phần vào sự phân chia trong đơn vị gia đình. Cũng từ đó bắt đầu xuất hiện hình thức một vợ, một chồng, người vợ theo chồng về gia đình nhà chồng, con cái cũng sống chung cùng cha mẹ và gia đình và lấy họ cha lúc m ới sinh ra. Khi chết chồng vợ được chôn chung  luôn cả người  trong  gia tộc phụ hệ.

Nói tóm lại chúng ta có thể  khẳng định  rằng người Việt  theo chế độ  phụ hệ rất sớm từ khi tổ tiên ta  còn ở lưu vực sông Dương Tử.  Bởi vậy khi di cư trở về lại đồng bằng sông Hồng, họ vẫn giữ chế độ phụ hệ dưới thời kỳ Hồng Bàng với văn hóa Phùng Nguyên.

Version française

Les traces du régime matriarcal vietnamien

Il y  a un temps où notre peuple comme les autres peuples du monde adopte le régime matriarcal.  Avons-nous l’occasion de penser à cela par nous-mêmes ? Certainement pas car à la naissance, nous avons tous pris le nom de notre père, sauf en France où nous avons le droit d’ajouter maintenant le nom de notre mère à notre nom. Dans la langue vietnamienne, on se sert souvent des mots qui gardent encore les traces du système matriarcal auquel on ne pense jamais d’autant plus que notre pays a adopté le système patriarcal depuis si longtemps. On dit souvent femme/mari (VỢ CHỒNG) mais jamais mari/femme (CHỒNG VỢ). On est habitué à  désigner la lignée familiale avec le terme « BÀ CON » où le mot BÀ (madame)  précède toujours le mot  CON  (ou enfant). Parfois, il y a du mépris dans les propos lorsqu’on emploie le terme suivant  « gái nạ dòng ou femme divorcée » où le mot nạ se réfère à la lignée de la mère. Selon la remarque  de l’écrivain Binh Nguyên Lộc, on veut insinuer  une  fille polyandre. Cela veut dire implicitement une mauvaise fille.

Jusqu’à ce jour, notre pays continue à avoir encore le régime matriarcal dans de nombreux endroits comme sur les Hauts Plateaux du Vietnam avec les ethnies Cham, Jarai, Ede, Raglai, Churu appartenant à la famille linguistique austronésienne ou les M’nong, les K’ho  de  la famille des langues austro-asiatiques. Certains prétendent que notre pays a adopté le système patriarcal depuis l’annexion de Jiaozhi (Giao Chỉ)  par la Chine. C’est certainement faux. Alors, depuis quand notre pays a-t-il abandonné le système matriarcal au profit du  système patriarcal ? Pour approfondir cette question, les archéologues ont l’habitude de s’appuyer souvent sur la méthode d’inhumation des morts  dans les tombes des sites liés à la civilisation de la riziculture inondée. Ce n’est certainement pas l’époque où les rois Hùng du royaume de Văn Lang régnaient avec la culture de Phùng Nguyên car la succession au trône s’opère clairement à travers la patriarchie dans la légende, notamment le pouvoir majeur revenant toujours à l’aîné de  la famille dans  l’organisation sociale de l’époque. Nous savons également que les ancêtres du peuple vietnamien étaient issus directement de la région du fleuve Bleu (Yang Tsé) en nous basant sur les données des travaux de recherche génétique d’aujourd’hui. Nous devons remonter ainsi le temps et analyser les lieux de culture du riz inondé dans les  régions du cours moyen et inférieur du fleuve Yang Tsé car selon le chercheur japonais  Shin’ichi Nakamura  de l’université Kanazawa,  le berceau de la riziculture doit s’y trouver mais en l’état actuel des connaissances, il est difficile de le localiser très précisément sur une carte géographique.

Cependant, il y a l’évolution sociale dans les  régions du cours inférieur du  fleuve Yang Tsé (sites archéologiques  de Hemudu et Liangzhu)  au cours de la période néolithique en passant:

-d’une économie diversifiée à une économie  exclusivement rizicole
– d’un habitat agricole à  un habitat citadin
– d’un cimetière collectif au cimetière des groupes particuliers.

Pourquoi le site de Hemudu? Selon l’archéologue française Corinne Debaine-Francfort, , on a trouvé  non seulement les restes d’un habitat lacustre en bois monté sur pilotis bien différent des maisons en terre  du nord de la Chine mais aussi les grains de riz cultivés  dans des champs inondés à l’aide des houes fabriquées à partir d’omoplates d’animaux en 1973 dans le site néolithique le plus ancien de la région de  Hemudu  (Zheijiang). On peut dire que le riz a été domestiqué dans ce lieu datant d’environ 4770 ans à 5000 ans avant J.C. La population vivant ici possédait des traits à la fois mongoloïde et australo-négroïde. Lors du décès, les gens d’ici  étaient  enterrés la tête tournée vers l’est ou le nord-est, et n’avaient pour la plupart aucune offrande. Ils n’avaient pas non plus de cimetière communal clairement défini. Par contre ils avaient un cimetière clanique commun avec de nombreux biens  funéraires. On peut voir qu’il y a encore  ici un système matriarcal car on y trouve les restes d’animaux comme les singes, les rhinocéros, les cerfs, les éléphants, les tigres, les tortues etc… Cela montre que les habitants d’ici vivaient encore de la chasse et de la pêche à cette époque.

Le rôle de l’homme  n’est pas  considéré important car il n’est pas encore nécessaire d’avoir une organisation sociale réclamant beaucoup de ressources humaines pour la production comme la fabrication d’outils, l’emmagasinage du riz dans les greniers, la fonte du bronze etc…  comme la répartition des tâches ardues pour obtenir le résultat souhaité durant la saison des récoltes. L’homme semble avoir peu de pouvoir et n’a pas le droit de posséder ou d’hériter de terres.

En revanche, sur les sites néolithiques de la culture de Liangzhu, il y a un changement manifeste  dans l’équilibre des pouvoirs entre mari et femme. Par exemple, parmi les objets funéraires dans les tombes individuelles, les outils agricoles tels que les pelles en pierre polie sont destinées aux hommes et les roues à tisser restent les principaux objets des femmes. Cela prouve qu’à cette époque les hommes constituaient la main d’œuvre principale  dans les rizières et les femmes n’assumaient que  les travaux ménagers.

De plus, les tailleurs de pierre étaient obligés de changer de métier et  ils étaient devenus des tailleurs de jade. Cela a conduit à une période importante du développement industriel et de la division du travail dans la société et a favorisé l’apparition et la distinction  de classe entre les pauvres et les riches mais aussi  entre l’aristocratie et la religion. Depuis lors, il y a eu aussi  une contribution à la division dans la cellule familiale. C’est aussi à partir de ce moment-là  que la monogamie a commencé à apparaître.  La femme a suivi son mari pour vivre dans la famille de son mari. Les enfants ont pu vivre également avec leurs parents et leur famille et ont pris désormais le nom de famille du père à leur naissance.  Lors du décès, le mari et sa femme pouvaient être enterrés ensemble avec les membres de leur famille patriarcale.

Bref, on peut affirmer que les Vietnamiens ont suivi très tôt le système patriarcal au moment où nos ancêtres  vivaient encore dans le bassin du Yang Tsé. Par conséquent, lors de leur retour dans le delta du fleuve Rouge, ils ont continué à conserver le patriarcat sous la dynastie des Hồng Bàng avec la culture de  Phùng Nguyên.

Bibliographie:

Annick Levy-Ward : Les centres de diffusion du riz cultivé. De l’Asie du Sud-Est à la Chine. Études rurales, n°151-152, 1999
Shin’ichi Nakamura: LE RIZ, LE JADE ET LA VILLE. Évolution des sociétés néolithiques du Yangzi. Éditions de l’EHESS 2005/5 60e année, pp 1009-1034
Corinne Debaine-Francfort : La redécouverte de la Chine ancienne.  Editions Gallimard  1998.
Bình Nguyên Lộc: Lột trần Việt ngữ. Talawas