Les tombes des princes Han (Version vietnamienne)


Version française

Các lăng mộ của vua chúa nhà Hán

Tương tự như người tiền nhiệm  Tần Thủy Hoàng, các hoàng đế của nhà Hán, trong thời gian trị vì hay thường cử sứ giả đi tìm kiếm các nơi thiên thai để tìm kiếm sự bất tử và tiếp cận với thế giới thần tiên. Những vùng đất thần thoại này thường được gắn liền với đảo Bồng Lai  ở phía đông và núi Côn Lôn  ở phía tây trong tín ngưỡng ở thời nhà Hán. Đây là ngọn núi nơi mà  Tây Vương Mẫu  (Xiwangmu) ở, người mà nắm giữ được thần dược trường sinh bất lão. Chính vì lý do này mà người ta hay tìm thấy  thường xuyên  hình ảnh nầy trong việc  trang trí các lăng mộ của người Hán. Đây là một bằng chứng  không chỉ cho sự phổ biến mà còn là một quan niệm của Lão giáo liên quan đến việc kéo dài sự sống sau khi qua đời. Theo một số tin đồn chưa được xác minh và không có căn cứ, Trương Khiên  được Hán Vũ Đế  ủy thác  vụ tìm kiếm ban đầu các công thức trường sinh bất tử ở sườn núi Côn Luân, nơi sống của những người bất tử. Vẫn thường mặc áo choàng dài, những người này có khuôn mặt góc cạnh, miệng rộng trên một cằm nhọn, lông mày cong và tai to khiến họ có một dáng người khá kỳ quặc và hốc hác. Khi họ đã đạt được đến con đường đạo của  Lão giáo, họ có đôi cánh trên vai. Trong quan niệm của Lão giáo về thế giới bên kia, để giữ đuợc toàn vẹn cơ thể  của người qua đời và sự bất tử của linh hồn thì phải lấp 9 lỗ ở trên cơ thể của con người bằng  các vật thể bằng vàng và ngọc. (miệng, tai, mắt, lỗ mũi, niệu đạo và trực tràng). Sau đó, người quá cố phải được đeo mặt nạ hay  mặc một bộ y phục bằng ngọc thạch mà việc sử dụng phải được điều chỉnh bởi một nghi thức thứ cấp bậc rất nghiêm ngặt. Đối với hoàng đế, trang phục bằng ngọc được may với các chỉ vàng. Còn đối với các  vua chúa và các quan chức kém quan trọng khác, thì trang phục bằng ngọc của họ chỉ có  những sợi bạc hay đồng. Việc sử dụng trang phục phản ánh lại tín ngưỡng  của người Hán về sự trường tồn của linh hồn ở thế giới bên kia vì ngọc thạch được cho là có đặc tính yểm trừ ma qủy để dẫn đến sự bất tử của linh hồn.

Vào thời nhà Hán, quan niệm nhị nguyên về linh hồn đã được đề cập đến trong một số văn bản Trung Hoa  như ở quyển sách Hoài Nam Tử của Lưu An. Mỗi cá nhân có hai linh hồn: một cái gọi là hun được lên thiên đường và cái còn lại được gọi là po, biến mất đi cùng với thể xác của người đã khuất. Để ngăn chặn linh hồn « hun » thoát ra ngoài qua các khe hở trên khuôn mặt, mặt nạ hoặc trang phục là điều rất cần thiết.

Quan niệm nhị nguyên về linh hồn này thực sự là của người Trung Hoa hay vay mượn từ một nền văn minh khác của người Bách Việt không? Nó được tìm thấy ở những người Mường, anh em họ hàng của người dân Việt, sống ở những nơi xa xôi hẻo lánh nhất của miền núi Việt Nam. Đối với người Mường, có một số linh hồn được có ở trong con người mà họ gọi là wai. Chúng được chia thành hai loại: wại kang (linh hồn xa hoa) và wại thặng (linh hồn cứng rắn).  Linh hồn loại đầu là cao cấp và bất tử trong khi loại thứ nhì thì gắn liền với cơ thể, được xem là xấu. Cái chết chỉ là hậu quả  siêu thoát của các linh hồn này.

Cần  nên nhớ rằng văn hóa của Sỡ Quốc bị Tần Thủy Hoàng  chinh phục trong thời kỳ thống nhất Trung Hoa có một nét đặc thù, một ngôn ngữ riêng tư, đó là tiếng nói của người Bách Việt. Từ thời Tần-Hán, có một cơ quan hoàng gia thường gọi là  « fangshi » gồm có các học giả địa phương được xem như là những pháp sư chuyên về các nghi lễ liên quan đến các ngôi sao ở trên trời  và lo các doanh thu của chính quyền.

Vai trò của họ là thu thập ở trong địa phận của mình, tất các cách thức nghi lễ, các tín ngưỡng, các thuốc địa phương, các hệ thống tiêu biểu, vũ trụ học, các  chuyện thần thoại và truyền thuyết cũng như các sản phẩm địa phương và  đề trình lên  cho chính quyền để có thể  chọn lọc giữ lại hay không và kết hợp lại sau đó dưới dạng các quy định nhằm tăng cường quyền lực của hoàng đế trong một  quốc gia rất đa dạng trên mặt dân tộc học và mang lại cho hoàng đế  những phương tiện để thực hiện  chức vụ thiêng liêng mà Trời ủy thác. Mọi thứ  nầy phải được thu thập và bổ sung vào việc phục vụ con của Trời nhầm để thiết lập tính cách hợp pháp  ở các lãnh thổ được chinh phục gần đây của các dân man rợ.

__ Đây là một trong những điểm nổi bật của văn hóa Trung Hoa: Nó biết cách chấp nhận và tiếp thu văn hóa nước ngoài mà không bao giờ có thể bị chao đảo hay có sự thay đổi văn hóa .__

Đây là những gì nhà triết học Trung Quốc nổi tiếng của thế kỷ 20 Liang Shuming đã viết trong phần giới thiệu tác phẩm của mình mang tựa đề là « Những ý tưởng chính về văn hóa Trung Hoa » (do nhà xuất bản Michel Masson dịch). Điều này được gắn liền với sự nhận xét sau đây của nhà dân tộc học và Hán học người Pháp Brigitte Baptandier trong bài giảng của một ngày nghiên cứu APRAS về  các dân tộc học trong khu vực, ở Paris vào năm 1993:

Văn hóa Trung Quốc do đó đã hình thành qua nhiều thế kỷ như một bức tranh khảm của nhiều nền văn hóa. Cần có một dòng máu man rợ truyền chậm cho Trung Quốc bằng cách làm cho thích hợp  lại công thức đẹp của nhà sử học F. Braudel  dành cho nước Pháp với người man rợ.



Lư hương Boshanlu (lư hương có dạng núi Bo) được tượng trưng là những ngọn núi thần thoại được chìm ngập  trong mây và hơi khí qi (năng lượng vũ trụ quan trọng). Sự nổi tiếng của những lư hương này phần lớn là do người Hán nghĩ về sự bất tử và sự sùng bái các núi thiêng liêng.

Boshanlu


Theo ước tính của nhà khảo cổ học lâu đời nhất Trung Hoa Wang Zhongsu, kể từ năm 1949 đã có hơn 10.000 ngôi mộ được khai quật chỉ riêng thời nhà Hán. Nhờ những phát hiện khảo cổ lớn từ lăng mộ của bà Đai và con trai của bà ở Mã Vương Đôi (Trường Sa, Hồ Nam) vào năm 168 TCN hoặc lăng mộ của con trai hoàng đế Hán Cảnh Đế (Jing Di), hoàng tử Hán Lưu Sheng và vợ ông là Dou Wan (Mancheng, Hà Bắc) vào năm 113 TCN hay lăng mộ của Triệu Muội, cháu nội của Triệu Đà và vua của Nam Việt (Xianggang, Quảng Châu) vào năm 120 TCN, các nhà khảo cổ bắt đầu hiểu rõ hơn nghệ thuật của người Hán thông qua hàng nghìn đồ vật đặc biệt bằng ngọc thạch, sắt và đồng, gốm sứ, sơn mài, vân vân… Các hiện vật nầy biểu lộ sự sự giàu có và quyền lực của các hoàng tử dưới thời nhà Hán. Đôi khi còn là các kiểu mẫu duy nhất không chỉ thể hiện công việc kỹ thuật của nghề thủ công tinh xảo và quý giá của các vật liệu mà còn là đặc điểm riêng tư của khu vực.

Trong  các cuộc khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra rằng có sự giáng đoạn  ở trong nghệ thuật Trung Hoa, một sự thay đổi sâu sắc tương ứng về mặt lịch sữ với sự phát triển của các đế chế thống nhất (Tần và Hán) nhất là  khi có tiếp xúc liên tục với các ảnh hưởng nước ngoài. Sự hiện diện của các vật thể lâu đời, đặc biệt là các bát đĩa bằng đồng mà chúng ta quen tìm thấy vào thời nhà Châu, đã nhường lại cho sự phát triển của nghệ thuật tượng hình. Chắc chắn là có ảnh hưởng đáng kể của các vùng văn hóa khác trong lĩnh vực nghệ thuật Hán, đặc biệt là trong lĩnh vực văn minh vật chất. Việc thờ cúng tổ tiên không còn diễn ra ở trong đền thờ như đã từng được thực hiện vào thời kỳ đồ đồng, mà diễn ra ngay ở trong các lăng mộ và các đền thờ gần đó. Ngoài ra, tựa như hoàng đế Tần Thủy Hoàng, các hoàng đế nhà Hán cùng các hoàng tử có xu hướng biến lăng mộ mình trở thành một bản sao của ngôi nhà của họ sống ở trên trần gian.

Quan niệm này đã có từ thời nhà Châu và thường được trông thấy  thường xuyên trong các phong tục tang lễ của giới thượng lưu ở Sỡ quốc. Tương tự như người nước Sỡ, người Hán tin vào sự trường tồn của linh hồn ở thế giới bên kia. Viễn cảnh về cái chết được xem như là sự tiếp tục của cuộc sống. Tín ngưỡng này vẫn tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay ở Trung Quốc vào lễ thanh minh với những lễ vật cúng cho tổ tiên: tiền giấy giả và đồ tang lễ được đốt sau đó.

Chính vì lý do này mà người ta được tìm thấy trong các cuộc khai quật, mọi thứ mà họ sở hữu trong suốt cuộc đời: những đồ vật yêu thích, những bức tượng nhỏ bằng đất nung tượng trưng cho những người hầu cận của họ cũng như những tấm vải liệm bằng ngọc thạch để làm giảm nhẹ đi cái chết về cõi hư vô. Các ngôi mộ hoàng gia của nhà Hán được trông thấy nhờ sự hiện diện của một cái gò nhân tạo cao nằm ở trong một khu bao quanh hình chữ nhật, nơi cũng có  đặt thêm các ngôi mộ phụ. Cấu trúc của lăng mộ ngày càng trở nên phức tạp hơn và thường được thấy có sự tranh đua với các cung điện ở trên trần gian  với những  hào huyệt riêng biệt mà mỗi cái có một chức năng rõ ràng (kho, chuồng trại, nhà bếp, phòng tiệc vân vân…) Đây là trường hợp của mộ của Lưu Kỳ được gọi là hoàng đế Hán Cảnh Đế và vợ ông, hoàng hậu họ Vương ở ngoại ô của  thành phố Tây An. Chính trong những cái hố này, chúng ta tìm thấy các hiện vật xa xỉ (bình hoa, chậu, lò đốt nước hoa, gương, cân chiếu, vạc, đèn, dao găm vân vân…) hoặc ở  trong cuộc sống hàng ngày  như ngũ cốc, vải, thịt vân vân… của người đã khuất mà làm các nhà khảo cổ sững sờ ngưỡng mộ và không nói nên lời, được chôn cất ở bên cạnh các tượng nhỏ bằng đất nung (mingqi). Đây có thể là các tượng động vật quen thuộc nuôi ở  trong nhà hoặc  các tượng người hầu cận.

Nhờ con đường tơ lụa và sự mở rộng bờ cõi của Trung Quốc, một số lượng lớn của các truyền thống nghệ thuật ở trong các khu vực, các thời trang nước ngoài và các sản phẩm mới  đóng góp phần vào sự nở rộ nghệ thuật của nhà Hán. Chủ nghĩa thế giới chắc chắn có đóng một vai trò quan trọng vào thời điểm này. Sự lộng lẫy của những món đồ xa xỉ được tìm thấy trong các lăng mộ không chỉ cho thấy sự  tráng lệ và  cầu kỳ của các triều đình vua chúa dưới thời nhà Hán mà còn cho thấy sở thích ngoại lai. Các điệu múa và âm nhạc của Sỡ quốc, các bài hát của nước Điền, nghệ thuật múa ba lê của Trung Á thay mới các trò tiêu khiển của triều đình. Những cuộc tiếp xúc với các nghệ thuật của các vùng đồng hoang  làm phong phú thêm các thư mục trang trí.

Tương tự như ngọc thạch , đồng là một trong những vật liệu phổ biến nhất của người Trung Hoa. Trong thời kỳ nhà Hán, sự phổ biến các đồ đồng bắt đầu giảm bớt vì để thờ cúng tổ tiên, các bộ bình hoa nghi lễ bằng đồng hoàn chỉnh không còn cần thiết nữa mà thay vào đó là các đồ vật sơn mài bắt chước theo Sỡ quốc.  Nước nầy có cơ hội trang trí thường xuyên các vật thể qua các họa tiết hoặc hình vẽ theo trí tưởng tượng tuyệt vời và theo thần thoại của riêng tư vào thời Chiến Quốc. Mặc dầu có sự suy giảm dùng đồng ở  trong các lăng mộ của các hoàng tử Hán, đồng vẫn được sử dụng rộng rãi trong ở các đồ trang trí xe ngựa và các vật dụng xa xỉ được tìm thấy. [RETOUR]

Nghệ thuật sống (tiếp theo)

Conquêtes chinoises: Nan Yue et Yelang (Version vietnamienne)


Version française

Các cuộc chinh phục của nhà Hán (Nam Việt và Dạ Lang)

Vào thời điểm Trương Khiên lãnh trách nhiệm tìm kiếm  các liên minh vào năm -126 để kềm kẹp quân Hung Nô thì họ lại tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công mãnh liệt càng ngày nhiều hơn với hàng nghìn người Hoa chết hoặc bị giam giữ ở dọc theo biên giới (Dai, Yanmen hoặc Shang) ở miền bắc Trung Quốc khiến Hán Vũ Đế phải có biện pháp củng cố quyền lực và hậu phương và áp dụng một chính sách mới đối với những kẻ man rợ này. Kể từ bây giờ, các cuộc tấn công của quân Trung Hoa được thường xuyên hơn nhằm ngăn cản sự tập trung của quân Hung Nô ở dọc lãnh thổ Trung Quốc.

Cuộc thắng lợi  đầu tiên được diễn ra vào mùa thu -128 tại vùng Yuyang với Vệ Thanh (Wei Qing), người được xem là anh hùng mới của quân đội Trung Hoa. Tiếp theo là những cuộc chinh phạt rực rỡ và quyết định khác vào mùa xuân -121, do Hoắc Khứ Bệnh (Hua Qubing), con trai của chị cả của Vệ Thanh, một nhà lãnh đạo xuất sắc được xem là « nhà vô địch của quân đội » với danh hiệu  được Hán Vũ Đế ban tặng đặc biệt nhờ cách dùng chiến thuật mới để tấn công nhanh như sấm sét quân Hung Nô ở giữa lòng lãnh thổ của họ. Nhờ đó  quân Trung Hoa mới  tái chiếm lại được vùng  Ordos, một khu vực ở phía nam của sông Hoàng Hà, để thành lập các khu chỉ huy ở Shuofang và Wuyuan và di dân đến đây với mục đích mang lại  lâu dài một nguồn hầu cận đáng kể cho quân đội trong việc truy đuổi kẻ thù đến các khu vực khác xa xôi. Đế chế của Hán Vũ Đế có đủ phương tiện để thực hiện chính sách thuộc địa này với một dân số 50 triệu người có được vào thời điểm đó. Ước tính có hơn 2 triệu người Trung Hoa bị di chuyển  dưới thời kỳ cai trị của Vũ Đế  dọc theo biên giới phía bắc.  Chính sách này đã được có lợi vì những vùng di dân  nông nghiệp này đã trở thành những bức tường thành an toàn của Trung Quốc trong vài năm sau đó để  chống lại những “kẻ man rợ” này. Điều này làm chúng ta nhớ đến  chính sách của người Việt trong việc chinh phục Chiêm Thành và đồng bằng sông Cửu Long cũng như của người Hoa ở Tây Tạng ngày nay. Sự quấy rối không ngừng quân Hung Nô  phấn khích nầy như các con ong bị quấy rầy với các tổ của chúng, buộc Vũ Đế phải thay đổi chiến thuật bằng cách dành ưu tiên cho các mặt trận phía bắc ngay bây giờ và tạm thời từ bỏ mọi tham vọng lãnh thổ ở phía tây nam của đế chế ở vùng Vân Nam và vương quốc Nam Việt trước đây mà miền bắc Việt Nam thuộc về.

Nhờ chiến lược bất biến sau đây:

1°) Công kích và đẩy lùi quân Hung Nô càng xa  lãnh thổ của chúng nhờ dùng yếu tố bất ngờ.

2°) Lưu đày các dân bị nạn các lũ lụt hoặc những người bị kết án về các khu vực xâm chiếm thuộc về quân Hung Nô và tạo ra các đồn trú quân mới ở đó. Đây là trường hợp của các đồn trú quân Jiuquan, Dunhuang, Zhangye và Wuvei dọc theo hành lang Cam Túc.

 3°) Làm suy yếu  các lực lượng Hung Nô bằng cách dùng lá bài chia rẽ và dụ dỗ các đồng minh của quân Hung Nô mới bằng hệ thống cống nạp (tạo ra năm quốc gia đồng minh độc lập (hoặc shuguo) đóng vai trò là các vùng nằm giữa đế chế Trung Hoa  và quân thù Hung Nô dưới thời trị vì của Vũ Đế) .Do đó, ngài thành công trong việc kiềm chế đựợc đà tiến của quân Hung Nô hiếu chiến khiến buộc họ phải dời tổng hành dinh của họ  về gần hồ Baïlkal (Siberia) và nới lỏng được  quyền kiểm soát của Hung Nô ở  phương đông của vùng Turkestan.

Điều này cho phép Vũ Đế rảnh tay và có lại mộng  bành trướng ở phía Nam và phía đông-bắc nhằm đảm bảo thương mại và có các đồng minh khác vì Trương Khiên đã đưa ra có một tuyến đường trực tiếp để đến vương quốc Shendu (Ấn Độ) từ vương quốc Thục (mà bị Tần Thủy Hoàng chinh phục vào thời Xuân Thu (hay Chunqiu, 722-453 TCN). Việc suy luận này Trương Khiên đã có được trong thời gian ở Daxia (Bactriane), nơi mà ông đã khám phá ra  các sản phẩm của nước Thục (tre  nứa, vải vân vân…) được vận chuyển bằng con đường tiếp cận trực tiếp này. Vũ Đế  cố gắng sử dụng lại chiến lược tương tự mà ngài đã lựa chọn cho Hung Nô.

Sự thôn tính các vương quốc ở phương Nam

Lợi dụng sự bất hòa của giữa người dân Việt và cái chết của vua Triệu Anh Tề (Zhao Yingqi), Vũ  Đế tìm thấy có cơ hội để sáp nhập vương quốc Nam Việt vào đế chế của mình. Khi vị vua mới là Triệu Ái Đế (Zhao Xing) có 6 tuổi, việc nhiếp chính được giao cho mẹ của ông. Bà nầy là một phụ nữ người Hoa tên là Cù Thị (Jiu) và không bao giờ che giấu sự lưu luyến  của bà đối với quê hương cũ bởi vì bà không được ưa chuộng bởi các  người dân Việt bản xứ . Vũ Đế cố gắng mua chuộc bà nầy  bằng cách đề nghị một thỏa ước sát nhập vương quốc Nam Việt vào đế chế của mình để đổi lại bà được chức tước hoàng gia. Dự án này đã bị hủy bỏ do một cuộc đảo chính được tổ chức bởi thủ tướng Lữ Gia với sự ủng hộ của nguời dân Việt.  Vị hoàng hậu bội bạc này cùng  cậu con trai của bà, vị vua mới và các quan chức nhà Hán bị tàn sát bởi Lữ Gia và những người Việt ủng hộ  ông ta. Những người này cài đặt vị vua mới Triệu Dương Đế (Zhao Jiande) nhất  mẹ của ngài là một người Việt. Quá tức giận, Vũ Đế không thể để cho một sự sỉ nhục như vậy diễn ra mà không bị trừng phạt khi ngài có cơ hội chiếm đoạt dứt khoát một khu vực được biết đến nhờ  sự giàu có tự nhiên với các cảng Quảng Châu và Hepu nầy rất thuận lợi cho việc tiếp cận biển ở phương Nam. Theo các thương nhân người Hoa, kinh tế  ở Nam Việt phát triển rất  mạnh vì ngoài ngọc trai, sừng tê giác, mai rùa mà  lại còn có cả đá quý và các loài cây bản điạ hiếm có. Những sản phẩm kỳ lạ này có thể trở thành các sản phẩm thời trang cho triều đình nhà Hán.

Cuộc viễn chinh  quân sự do phục ba tướng quân Lộ Bác Đức chỉ huy với một trăm nghìn thủy thủ cùng các thuyền tháp được vận chuyển  đến đó để dập tắt cuộc nổi dậy ở Nam Việt. Ông ta được hỗ trợ trong nhiệm vụ này bởi Dương Bộc (Yang Pu) nổi tiếng có tính cách tàn nhẫn đối với các nạn nhân của mình tựa như con diều hâu săn mồi. Mặt khác, Lộ Bác Đức rất hào hiệp và dựa trên tên tuổi của mình mà mời quân thù ra  đầu hàng. Ông  ta đã thành công  thuyết phục được sự gia nhập của ngừời dân Việt  sau khi cuộc đụng độ quân sự kết thúc. Về phần Lữ Gia và vị vua trẻ Triệu Dương Đế, họ bị bắt vào mùa xuân -111 trong lúc chạy trốn. Đầu của họ được treo ở cổng phía bắc của  thành Trường An. Nam Việt được  biết đến  giờ nhờ có  uy thế làm bá chủ ở trong khu vực, sự thất bại nầy  được xem như là hồi chuông báo tử cho sự hy vọng của  các người dân Việt và buộc họ phục tùng nhà Hán từ đây. Đây là trường hợp của nước Tây Âu và vua của vùng Cangwu (Quảng Tây) cũng như vương quốc Dạ Lang nằm vào thời điểm đó giữa lãnh thổ Quý Châu  và Quảng Tây. Miền bắc Việt Nam cũng bị chiếm đóng bởi người Hoa. Họ cố gắng dựa trên lợi thế đế chiếm  đất đến tận Rinan ở An Nam.

Vũ Đế chia miền bắc Việt Nam thành ra hai quận: Giao ChỉCửu Chân. Thủ phủ hành chính của Giao Chỉ ban đầu ở Mê Linh sau đó được chuyển đến Lũy Lâu thuộc tỉnh Bắc Ninh. Đối mặt với sự tan rã của nước Mân Việt và sự phản kháng của một bộ phận dân cư của Đông Việt mà Vũ Đế xem coi là nguồn  rắc rối trong tương lai, ngài không do dự dùng các biện pháp mạnh mẽ. Ngài  ban hành một sắc lệnh cho phép trục xuất tất cả dân cư  của vương quốc này vào năm 111 trước Công nguyên và đày họ đến một khu vực khác giữa sông Hoài và sông Dương Tử.

Nhờ việc chinh phục được các lãnh thổ của người Việt và Dạ Lang, Hán Vũ Đế tiếp xúc lần đầu tiên với Điền quốc và biết được tầm quan trọng của nước nầy. Không lâu sau, ông phái các sứ thần đến đó để thuyết phục vua Changqian của vương quốc nầy đến Trường An để tuyên thệ trung thành. Trước sự miễn cưỡng của Changqian, Hán Vũ Đế ra lệnh tiêu diệt tất cả các bộ lạc thù địch, đặc biệt là người dân Laojin và người dân Mimo đang cố gắng chặn con đường phía nam mà Trương Khiên đã đề cập để đến Daxia và Trung Á. Có hơn hai vạn quân thù bị giết hoặc bị bắt trong cuộc can thiệp quân sự này. Vua Changqian của Điền quốc  buộc lòng  phải xin đầu hàng cùng thần dân của mình. Thay vì bị trừng phạt vua Changqian đã được tha thứ vì tổ tiên của ông ta là người Hoa và nhận được ấn « Điền vương chi ấn » như vua của nước Dạ Lang để cai quản vùng đất tịch thu nầy.  Điền quốc được chuyển thành vùng chỉ huy  Yzhou vào năm -109 trước Công nguyên. Đây là cách mà Hán Vũ  Đế  kết thúc cuộc sáp nhập ở phiá tây nam Trung Quốc (Vân Nam). Theo nhà sử học Tư Mã Thiên, vấn đề quan hệ giữa người Trung Hoa và những người man rợ ở Tây Nam đã nảy sinh từ việc ai đó nhìn thấy một loại nước sốt « ju » ở Phiên Ngung (Canton) và người dân Daxia có gậy tre của bộ tộc Qiong để nhắc nhở lại một cách hài hước rằng Hán Vũ Đế  chỉ quan tâm buổi  ban đầu đến sự tồn tại của tuyến đường từ phía nam đến Daxia cho việc mậu dịch. Việc thực dân hóa miền nam bắt đầu diễn ra mạnh mẽ  nhưng ngài vẫn để cho tầng lớp quý tộc người Việt  địa phương có khả năng tự chủ hơn cũng như vua của nước Điền. Trong khi đó, để tách Hung Nô ra  khỏi  các người chăn nuôi ngựa Wuhuan và Donghu, Hán Vũ Đế không chậm trễ cho  quân đội đóng binh ở Mãn Châu. Trong khoảng thời gian từ năm 109 đến 106 trước Công nguyên, quân đội của  Hán Vũ Đế  đã chiếm đóng phân nửa ở phía bắc của bán đảo Triều Tiên và thành lập được  4 vùng chỉ huy ở đó: Letun ở phía tây bắc, Zhenfan ở phía tây, Lintu ở phía đông và Xuantu ở phía bắc.

 


Sau 54 năm  trị vì, Hán Vũ Đế qua đời vào năm 87 trước Công nguyên và để lại Trung Hoa ở trong một  tình trạng phá sản và suy sụp  cũng như vua Louis XIV của Pháp quốc  mười tám thế kỷ sau đó. Nếu các chiến dịch quân sự đưa  triều đại nhà Hán lên đỉnh cao của vinh quang và quyền lực nhưng  ngược lại làm cạn kiệt ngân sách của quốc gia. Sự khởi đầu của triều đại của Hán Vũ Đế  tương ứng với thời kỳ Dương mà dân chúng có cơm no áo mặc, đây là điều mà Tư Mã Thiên đã viết trong hồi ký lịch sử của mình. Các kho thóc cũng như các kho bạc công cộng cũng được lấp đầy. Đế chế đã ổn định. Tất cả điều này phần lớn là do nỗ lực của người tiền nhiệm Hán Cảnh Đế  (Jing Di) để cai trị trong suốt 17 năm trị vì theo nguyên lý của Đạo giáo: lãnh đạo với mức can thiệp tối thiểu (Wu wei er zhi). Các lao dịch và thuế má rất thấp.

Thật không may, sự xa hoa của triều đình cùng với chính sách  đối ngoại tốn kém đối với Hung Nô và các nước chư hầu (hệ thống triều cống) và chính sách thôn tính đã nuốt chửng tất cả tài sản cùng tài nguyên của đất nước. Điều này cho phép Dương chuyển qua Âm. Các quý tộc và quan chức độc quyền sở hữu các phần đất màu mỡ bằng cách mua  lại với giá rẻ từ các  nông dân nghèo đói khiến tạo ra một tình huống thảm khốc: người giàu càng giàu thêm, người nghèo càng nghèo thêm. Người dân ở thủ đô Lạc Dương sống phung phí và xấc xược và dùng toàn đồ gấm, ngọc trai và ngọc bích tinh xảo trong khi đó hoàn cảnh của người dân  nghèo trở nên tồi tệ hơn. Một số người thích trở thành nô lệ của tư nhân hoặc chính phủ. Thiên tai và lũ lụt cũng không  ngừng ở đất nước. Trong khi đó, các âm mưu và sự trác táng càng ngày gia tăng ở trong triều đình nhà Hán vào cuối thế kỷ thứ nhất. Quyền lực của triều đình suy yếu do các phe phái khác nhau, sự ganh đua giữa các phu nhân hoàng gia và các trò chơi của họ hàng, điều này cho phép Vương Mãng, một quan nhiếp chính đầy tham vọng lợi dụng thời cơ để đầu độc hoàng đế trẻ tuổi Hán Bình Đế  (9 tuổi) vào năm thứ 5 sau Công Nguyên và chiếm đoạt ngai vàng với sự giúp đỡ của bà dì mình, thái hậu họ Vương của đế chế. [TRỞ VỀ]

Lăng mộ của các hoàng tử Hán: đi tìm sự bất tử

 

Thách thức (Le défi)


Version anglaise

Version française

Thách thức

Từ nầy không xa lạ đối với người dân Việt. Mặt khác, nó còn đồng nghĩa với sự kiên trì, kháng cự, khéo léo và đối đầu dành cho những người mảnh khảnh nầy mà chân lúc nào cũng chôn vùi dưới bùn ở các ruộng lúa kể từ buổi ban sơ. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, họ đã không ngừng chấp nhận mọi thách thức áp đặt bởi một thời tiết khắc nghiệt của một môi trường sống không bao giờ thuận lợi và một nước Trung Hoa mà họ vừa xem như là một người anh cả láng giềng mà cũng là kẻ thù truyền kiếp của họ. Đối với đế chế Trung Hoa nầy, họ lúc nào cũng có sự ngưỡng mộ đáng kinh ngạc nhưng đồng thời họ thể hiện sự kháng cự không thể tưởng tượng được vì lúc nào ở nơi họ cũng có sự quyết tâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc và những đặc thù văn hóa mà họ đã có từ 4 nghìn năm. Đế chế Trung Hoa đã cố gắng hán hóa bao lần Việt Nam suốt thời kỳ Bắc thuộc có đến nghìn năm nhưng chỉ thành công làm mờ nhạt đi một phần nào các đặc điểm của họ mà thôi và nhận thấy mỗi lần có cơ hội thuận lợi, họ không ngớt bày tỏ sự kháng cự và sự khác biệt hoàn toàn. Họ còn tìm cách đương đầu với người Trung Hoa trên lãnh vực văn hóa mà được nhắc lại qua những câu chuyện còn được kể lại cho đến ngày nay trong lịch sử văn học Việt Nam. Theo dao ngôn được truyền tụng trong dân gian, sau khi thành công chế ngự được cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng (Trưng Trắc Trưng Nhị) và chinh phục xứ Giao Chỉ (quê hương của người dân Việt), Phục Ba tướng quân Mã Viện của nhà Đông Hán truyền lệnh dựng cột đồng cao nhiều thước ở biên thùy Trung-Việt vào năm 43 và có được ghi chép trên cái bảng treo như sau:

Ðồng trụ triệt, Giao Chỉ diệt
Ðồng trụ ngã, Giao Chỉ bị diệt.

Để tránh sư sụp đổ của đồng trụ, người dân Việt cùng nhau vun đấp bằng cách mỗi lần đi ngang qua mỗi người vứt bỏ đi một cục đất nho nhỏ khiến đồng trụ huyền thoại nầy biến mất dần dần theo ngày tháng để trở thành một gò đất. Cố tình trêu nghẹo và mĩa mai trên sự sợ hải và nổi kinh hoàng mất nước của người dân Việt, vua nhà Minh Sùng Trinh ngạo mạng đến nỗi không ngần ngại cho cận thần ra câu đối như sau với sứ thần Việt Nam Giang Văn Minh (1582-1639) trong buổi tiếp tân:

Đồng trụ chí kim đài dĩ lục
Cột đồng đến giờ đã xanh vì rêu.

để nhắc nhở lại sự nổi dậy của hai bà Trưng bị quân Tàu tiêu diệt.
Không lay chuyển trước thái độ lố bịch nầy, sứ thần Giang Văn Minh trả lời một cách thông suốt lạ thường nhất là với lòng quyết tâm cứng cỏi:

Ðằng giang tự cổ huyết do hồng
Sông Bạch Đằng từ xưa vẫn đỏ vì máu

để nhắc nhở lại với vua nhà Minh những chiến công hiển hách của người dân Việt trên sông Bạch Đằng.
Không phải lần đầu có cuộc thi văn học giữa hai nước Trung Hoa và Việt Nam. Ở thời đại của vua Lê Đại Hành (nhà Tiền Lê), nhà sư Lạc Thuận có cơ hội làm cho sứ giã nhà Tống Lý Gi ác tr ầm trồ ngư ỡng mộ bằng cách giã dạng làm người lái đò tiển đưa Lý Giác sang sông. Khi Lý Giác khám phá ra được hai con ngỗng đang đùa cợt trên đỉnh sóng và ngâm hai câu thơ đầu của bài tứ tuyệt như sau:

Ngỗng ngỗng hai con ngỗng
Ngữa mặt nhìn trời xanh

thì Lạc Thuận không ngần ngại đối lại qua hai câu thơ cuối như sau:

Nước biếc phô lông trắng
Chèo hồng sóng xanh khua

Trong bốn câu thơ nầy, người ta nhận thấy không những có sự ứng khẩu nhanh chóng của sư Lạc Thuận mà còn có cả sự tài tình của ông trong việc dàn dựng song song những thuật ngữ và ý kiến tương đồng trong bài tứ tuyệt nầy.

Hình ảnh nhà thờ Giang Văn Minh và văn miếu

defi

Nhưng nói công lao trong việc đối đầu thì phải dành dĩ nhiên cho học giả Mạc Đĩnh Chi vì ông nầy trong thời gian ở Trung Quốc, đã thể thể hiện được khả năng chống cự mà còn có tài năng vô song để biết đối đáp lại một cách khéo léo tất cả mọi câu hỏi và tránh được mọi cạm bẫy. Ông được gửi đi sang Tàu vào năm 1314 bởi vua Trần Anh Tôn sau khi vua đánh bại quân Mông Cổ của Hốt Tất Liệt với tướng Trần Hưng Đạo. Do sự chậm trể vô tình, ông không có đến trình diện đúng giờ trước cổng thành ở biên giới Trung-Việt. Ông quan giữ cỗng thành chịu mở cửa nếu ông trả lời được một cách thích hợp câu hỏi mà người quan nầy đưa ra mà trong câu hỏi đó gồm có bốn chữ “quan”:

Quá quan trì, quan quan bế,
nguyện quá khách quá quan
Qua cửa quan chậm, cửa quan đóng,
mời khách qua đường qua cửa quan.

Không có chút nào nao núng cả trước sự thách thức văn học, ông trả lời ngay cho quan cổng với sự tự nhiên đáng kinh ngạc:
Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối.

Ra câu đối dễ, đối câu đối khó
xin tiên sinh đối trước.

Trong lời đối đáp nầy, ông dùng chữ “đối” cũng 4 lần như chữ “quan” và nó được dựng lên ở vị trí của chữ “quan”. Mạc Đỉnh Chi còn điêu luyện biết giữ vần và những luật lệ âm điệu trong thơ để cho quan cổng biết là ông ở trong hoàn cảnh khó xữ với đoàn tùy tùng. Quan cổng rất hài lòng vô cùng. Ông nầy không ngần ngại mở cổng và đón tiếp Mạc Đỉnh Chi một cách linh đình. Chuyện nầy được báo cáo lên triều đình Bắc Kinh và làm nô nức biết bao nhiêu quan lại văn học Trung Hoa muốn đo tài cao thấp với ông trong lĩnh vực văn chương. Một ngày nọ, tại thủ đô Bắc Kinh, ông đang đi dạo với con lừa. Con nầy đi không đủ nhanh khiến làm một người Trung Hoa khó chịu đang theo sát ông trên đường. Quá cáu bởi sự chậm chạp này, quan lại nầy quay đầu nói lại với ông ta với một giọng kiêu ngạo và khinh bỉ:

Xúc ngã ky mã, đông di chi nhân dã, Tây di chi nhân dã?
Chạm ngựa ta đi là người rợ phương Ðông hay là người rợ phương Tây?

Ông quan lại lấy cảm hứng từ những gì ông đã học được trong cuốn sách Mạnh Tử để mô tả người những người man rợ không có cùng văn hóa với đế chế Trung Hoa bằng cách sử dụng hai từ  » đông di « . Ngạc nhiên trước lời nhận xét tổn thương này khi ông biết rằng Trung Hoa bị cai trị vào thời điểm đó bởi các bộ lạc du mục (người Mông Cổ), Mạc Đỉnh Chi mới trả lời lại với sự hóm hỉnh đen tối của mình:

Át dư thừa lư, Nam Phương chi cường dư, Bắc phương chi cường dư
Ngăn lừa ta cưởi, hỏi người phương Nam mạnh hay người phương Bắc mạnh?

Một hôm, hoàng đế nhà Nguyên đã không ngần ngại ca ngợi sức mạnh của mình ví nó với mặt trời và làm cho Mạc Đỉnh Chi biết rằng Việt Nam chỉ được so sánh với mặt trăng, sẽ bị hủy diệt và thống trị sớm bởi người Mông Cổ. Điềm nhiên, Mạc Đỉnh Chi trả lời một cách kiên quyết và can đảm:

Nguyệt cung, kim đạn, hoàng hôn xa lạc kim
Trăng là cung, sao là đạn, chiều tối bắn rơi mặt trời.

Hoàng đế Kubilai Khan (Nguyễn Thê ‘Tổ) phải công nhận tài năng của ông và trao cho ông danh hiệu « Trạng Nguyên đầu tiên » (Lưỡng Quốc Trạng Nguyên) ở cả Trung Hoa và Việt Nam, khiến một số quan lại ganh tị. Một trong số người nầy cố tình làm bẽ mặt ông ta vào một buổi sáng đẹp trời bằng cách ví ông ta như một con chim bởi vì âm điệu đơn âm của ngôn ngữ, người dân Việt khi họ nói cho cảm giác người nghe như họ luôn luôn hót líu lo:

Quích tập chi đầu đàm Lỗ luận: tri tri vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri
Chim đậu cành đọc sách Lỗ luận: biết thì báo là biết, chẳng biết thì báo chẳng biết, ấy là biết đó.

Đây là một cách để khuyên Mạc Ðỉnh Chi nên khiêm tốn hơn và cư xử như một người đàn ông có phẩm chất Nho giáo (Junzi). Mạc Đỉnh Chi trả lời bằng cách ví anh nầy như một con ếch. Người Trung Hoa thường có thói nói to  và tóp tép lưỡi  qua tư cách họ uống rượu.

Oa minh trì thượng đọc Châu Thư: lạc dữ đọc lạc nhạc, lạc dữ chúng lạc nhạc, thục lạc.
Châu chuộc trên ao đọc sách Châu Thu: cùng ít người vui nhạc, cùng nhiều người vui nhạc, đằng nào vui hơn.

Đó là một cách để nói lại với người quan lại nầy nên có một tâm trí lành mạnh để hành xử một cách công bằng và phân biệt nghiêm chỉnh.
Tuy rằng có sự đối đầu trong văn học, Mạc Đỉnh Chi rất nổi tiếng ở Trung Quốc. Ông được Hoàng đế của nhà Nguyên ủy nhiệm việc sáng tác bài văn tế để vinh danh sự qua đời của một công chúa Mông Cổ. Nhờ sự tôn trọng truyền thống của Trung Hoa dành cho những người tài năng Việt Nam, đặc biệt là các học giả có tài trí thông minh nhanh chóng và học hỏi mau lẹ mà Nguyễn Trãi đã được cứu bởi đại quản gia Hoàng Phúc. Trong tầm mắt của tướng Tàu Trương Phụ, Nguyễn Trãi là người phải giết, một người rất nguy hiễm cho chính sách bành trướng của Trung Hoa ở Việt Nam. Ông bị giam giữ bởi Trương Phụ trong thời gian ở Ðồng Quang (tên xưa của Hànội) trước khi ông theo Lê Lợi về sau ở Lam Sơn. Không có cử chỉ hào hiệp và bảo vệ của hoạn quan Hoàng Phúc, Lê Lợi không thể trục khỏi quân nhà Minh ra khỏi Việt Nam vì Nguyễn Trãi là cố vấn quan trọng và chiến lược gia nổi tiếng mà Lê Lợi cần dựa vào để lãnh đạo cuộc chiến tranh du kích trong thời gian mười năm đấu tranh chống lại Trung Quốc.

Cuộc đối đầu văn học này phai nhạt dần dần với sự xuất hiện của người Pháp tại Việt Nam và chấm dứt vĩnh viễn khi vua Khải Định quyết định chấm dứt hệ thống cuộc thi quan lại ở Việt Nam theo mô hình của người Trung Quốc dựa chủ yếu vào tứ thư Ngũ Kinh của Đức Khổng Tử.

Cuộc thi quan lại cuối cùng được tổ chức tại Huế vào năm 1918. Một hệ thống tuyển dụng kiểu Pháp khác đã được đề xuất trong thời kỳ thuộc địa. Do đó, Việt Nam không còn cơ hội để đối đầu văn học với Trung Quốc nửa và biểu hiện được sự khác biệt cũng như sự phản kháng trí tuệ và các đặc thù văn hóa.

Nhà Đông Hán (Dynastie des Han orientaux)

 

titre_dynhan_9Bảo tàng viện Guimet (Paris)

English version

French version

Nhà Đông Hán (Dynastie des Han orientaux)

Niên đại nhà Đông Hán

icon_daihan

 Đông Hán

25-57: Quang Vũ Đế

57-75: Minh Vũ Đế

75-88: Hán Chương Đế

88-106: Hán Hoà Đế

106: Hán Thương Đế

106-125: Hán An Đế

125:Hán Thiếu Đế

125-144: Hán Thuận Đế.

145-146: Hán Chất  Đế.

146-168: Hán Hoàn Đế.

168-189: Hán Linh Đế

184: Giặc Khăn Vàng 

189: Hán Thếu Đế 

189-220: Hán Hiến Đế

190: Cũng cố thế lực  Tào Tháo

220: Tào Tháo và  Hán Hiến Đế qua đời

Nhà Hán diệt vong

Thời kỳ bắc  thuộc lần thứ nhất

Ở các vùng lãnh thổ bị người Hán chinh phục, đặc biệt là ở miền nam Trung Quốc, việc Hán hóa tiếp tục một cách dữ dội bất chấp mọi  phản ứng. Vì thế các cuộc nội loạn tiếp nối diễn ra đầu tiên ở  Điền Quốc ( năm 86, 83 TCN, 14 sau CN, từ năm  42 à đến năm 45 ) nhưng bi trấn áp một cách nghiêm khắc.  Cũng phần đông từ các việc hà hiếp của các quan chức nhà Hán và thái độ ngang tàng cướp đất của các cư dân tàu và  tiếp tục đẩy lùi các dân bản xứ đến các vùng heo hút. Hơn nửa họ phải học tiếng tàu, theo phọng tục và tín ngưỡng của người tàu. Sau đó năm 40, xãy ra một cuộc nổi dậy  ở Giao Châu gồm có ở thời kỳ đó một phần lãnh thổ của Quảng Tây và Quảng Đông.   Cuộc khởi nghĩa do hai người con gái  của  lạc tướng ở Mê Linh tên là Trưng Trắc (Zheng Cè) và Trưng Nhị (Zheng Er). Để làm gương cho các  quân phiến lọan, thái thú Tô Định (Su Ding) không ngần ngại giết  chồng của bà Trưng Trắc tên là Thi Sách (Shi Suo) vì ông nầy phản đối chính sách đồng hóa  gắt gao. Việc hành hình nầy khiến làm phẫn nộ hai bà và khơi mào đến cuộc vùng dậy ở toàn lãnh thổ của người Bách Việt nhất là vùng của người Việt. 

icon_tigre

Dụng cụ dùng  để giữ  các vành của chiếc chiếu 

Poids de natte

 

 

Hai bà Trưng được sự hưởng úng của các tộc trưởng khác  Man Di ở quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố  nên hai bà ta đã đoạt được 65 thành trì  trong thời gian rất ngắn, trở thành Nữ vương và đóng dô tại Mê Linh (Meiling).  Năm 41, hai bà bị khắc phục bỡi Mâ Viện Phục Ba tướng quân (Ma Yuan) và gieo mình tự sát ở Hát Giang thay vì đầu hàng.  Hai bà trở thành  một biểu tương về ý chí quật cường của dân tộc Việtnam. Hai bà vẫn được sùng bái không những ở Vietnam mà ở ngay trên các lãnh thổ của dân Bách Việt mà ngày nay thuộc về Trung Quốc (Quảng Tây và Quảng Đông). 

Mã Viện bất đầu thi hành chinh sách khủng bố và hán hoá bằng cách đặt người tín nhiệm tàu  ở các then chốt của nguồn máy hành chánh và áp đặt tiếng tàu là ngôn ngữ chính thức trên toàn lãnh thổ của người dân Việt.  Đây là thời kỳ bắc thuộc lần đầu và được kéo dài gần một ngàn năm trước cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc với  Ngô Quyền. Giữa lúc đó, Hán Quan Vũ Đế (Guangwudi) đã thành công đem lại sự thịnh vượng và ổn định  trong nước bằng cách giảm thuế về lợi nhuận. Cũng như Hán Vũ Đế, sau khi Quan Vũ Đế mất, con ông Hán Minh Đế (Mingdi) đeo đuổi chính sách bành trướng đất đai với  các cuộc tấn công chống lại quân Hung Nô nhầm tranh giành ảnh hưởng ở các nước Trung Á và đem lại sự an toàn cho con đường tơ lụa (Route de la soie). Tướng Ban Siêu (Ban Chao), anh của sử gia nổi tiếng Ban Cố (Ban Gu)  (hay Mạnh Kiên)(*) ở thời đó, được trọng trách  trong cuộc viễn chinh nầy. Ông đã thành công đến tận hồ Caspienne (hay Caspi) và chinh phục được dân tộc Nhục Chi nhờ có sự giúp đỡ của dân tộc Kusana.  


(*) Tác giã của  Hán Sử (Annales des Han)

Galerie des photos

guimet_han

 

Tử Cấm Thành Bắc Kinh: phần 3 (Cité interdite Pékin)

Version française

Tử Cấm Thành Bắc Kinh: phần 3

Đóng đinh trên các cửa, truyền thống nầy đã có từ lâu có từ thời nhà Tùy Đường (581-907). Riêng về cố cung thì trên bốn cửa chính  thì  đều có đóng đinh nhưng ngoài việc nầy,  chỉ có ngọ môn thì có thêm năm cổng còn các cửa khác thì chỉ có ba cổng.

Trừ cửa Đông Hoa Môn có 8 hàng ngang 9 hàng dọc đinh màu vàng ( 8*9=72)  với con số chẵn (số Dương tức là con số nguyên chia cho 2) , tất cả cửa khác  đều có  9 hàng ngang và 9 hàng dọc  tức là 9*9=81, nghĩa là với con số Âm (số lẻ). Người Hoa hay dùng số Dương còn người Việt thì đối lại thì trọng con số lẻ (số Âm). Qua việc dùng đinh đống cửa, ngoài chức năng cấu tạo và  trang trí, người ta còn nhận thấy  nó còn  thể hiện khía cạnh trang nghiêm và uy nghi của một chế độ phong kiến của thời đó.

Đinh cửa

Có rất nhiều câu hỏi về sự chọn lựa số Dương trên cửa phía Đông (hay là Đông Hoa Môn). Đây là một nghi vấn mà các sử gia chưa tìm được câu trả lời. Có người nghĩ rằng lúc an táng Gia Khánh Đế và Đạo Quang Đế thì phải  mượn cửa nầy để đem đi chôn. Vì thế cửa nầy thường được gọi là Qủi Môn. Có thể đây là sự giải thích hợp tình hợp lý vì với số Âm người qua đời mới về với Âm Phủ. Số lượng đinh đóng trên các cửa được cố định tùy theo chức vụ giai cấp của chủ nhân trong chế độ phong kiến.

Vì thiên tử là con của Thiên Đế (Trời) nên   số lượng phòng  trong cố cung  phải ít hơn số gian nhà mà Trời có trên thiên đình (10.000).  Con số nầy là con số Dương và là con số mang tính cách vô tận ở Trung Hoa.  Theo cuộc điều tra vào năm 1973 thì  có ở cố cung tất cả 8704 phòng (con số Dương).

Riêng về màu vàng, trong Âm Dương Ngũ Hành, thì màu nầy thường được gán với hành  Thổ (hay đất)  được tọa lạc ở trung tâm  trong việc quản lý vạn vật và giám sát  bốn phương. Vì là màu của mặt trời ở giữa trưa, màu nầy rực rỡ chỉ thuộc về hoàng đế vì nó biểu hiệu  sự kính trọng và che chở của thiên đế. Có tục lệ không được dùng một số màu ở thời kỳ phong kiến: màu đỏ, màu vàng, màu xanh da trời.

img_3307

Lư hương

Ngược lại dân chúng được dùng: màu đen, màu trắng và màu xám. Bởi vậy không có chi ngạc nhiên khi thấy lại sự trọng dụng hai màu nổi bật nầy: màu đỏ tía và màu vàng  trong việc xây cất cung đình ở cố cung. Các vách tường thì màu đỏ tím còn các ngói  lưu ly  của cung đình thì màu vàng. Nhưng cũng có ngọai lệ đều có liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ Hành.  Đó là cung Wenyuan, nơi  có  thư viện Hoàng gia. Nơi nầy có mái nhà màu đen. Lửa là một vấn đề lo ngại ở cố cung. Đã bao lần lửa đựợc phát giác ở cố cung. Lần chót có lửa là lúc hoàng đế Quang Tự sắp thành hôn  còn một tháng với cô em họ Long Dụ. Đây là điềm báo không tốt cho cuộc hôn nhân.  Dựa lấy cớ nầy, thái hậu Từ Hy hành quyết lập tức hai thái giám phụ trách trong việc bố trí các lồng đèn.  Bởi vậy   màu đen tượng trưng nước,  được dùng ở cung Wenyuan trong việc phòng tránh hỏa họan và để bảo vệ các bộ sách ở thư viện. Có những gian nhà ở gần Đông Hoa Môn thì có mái nhà sơn màu xanh vì đây là nơi  ở của các hoàng tử.  Đấy cũng là màu xanh mà được gán cho phương đông trong ngũ hành.

[Trở về trang Tử Cấm Thành ( Bắc Kinh)]

Tử Cấm Thành Bắc Kinh: phần 2 (Cité interdite Pékin)

Version française


Cung Càn Thanh  đã bao lần là nơi  chứng kiến các âm mưu, các cuộc ám sát hay phản trắc dưới hai triều đại Minh Thanh. Hơn nữa, sau ngai vàng,  trên tấm bình phong, luôn luôn có treo một bức hoành   mà   hoàng đế Thuận Trị đề tự như sau: Quang minh chính đại. Còn thấy luôn cả lời bình luận  tôn vinh của người kế vị của ông , đó là hoàng đế Khang Hi. Đây là một kết cấu   tuyệt  vời , vượt qua cổ kim, còn  rạng rỡ và vĩnh cửu đáng làm tấm  gương học tập  cho hậu thế. Nhưng khốn  nổi sau  bức hoành nầy có bao nhiêu chuyện xung đột tiềm tàng,   tranh dành quyền hành ở trong  cung.

Trong thời gian 500 năm ngự trị của hai triều đại Minh  Thanh,  có nhiều biến cố đã xảy ra ở trong cung nầy. Trước hết là chuyện của hoàng đế Gia Tĩnh nhà Minh (1507-1567)  nổi tiếng hoang dâm và tàn ác không tả xiết được , súyt nửa bị chết ngạt bởi các cung nữ trong cung.  Lợi dụng ông ngủ say và rửa hận bởi cử chỉ hoang tưởng của ông, các cung nữ toa rập dùng dây  thừng thắt cổ ông trên long sàng.  Nhưng vì bị tố giác bởi một cung nữ trong nhóm với hoàng hậu nên hoàng đế được cứu sống. Các cung nữ đều bị hành quyết  tức khắc  luôn cả bà vương phi sùng ái của hoàng đế.  Rồi sau đó hoàng đế Thái Xương của nhà Minh (1582-1620) được biết dưới tên Chu Thường Lạc  chết đột ngột sau một tháng đăng cơ.  Người ta nghi ông  lạm dụng tình dục hay  bị  đầu độc.   Khiến làm triều đình lâm vào cuộc tranh giành quyền lực .   Vụ nầy được biết duới tên là Án Hồng Hoàn vì trước khi chết đột ngột,  hoàng đế có uống thuốc. Sau cùng hoàng đế áp chót của nhà Minh, con của Minh Quang Tông, Chu Do Hiệu  (1605-1628)  được biết với  niên hiệu  Thiên Hỷ (Tianqi) để  vuớng víu vào vụ Án Di Cung. Lợi dùng tuổ i nhỏ của hoàng đế, một vương phi của cha ông (vua Vạn Lịch),  Lý Tuyên Thi cố tình  thống chế Chu Do Hiệu . Bà cố  tình  ở lại Cung Càn Thanh và yêu cầu hoàng đế phong bà làm thái hậu để bà  có thể  điều hành triều chính.  Trước đòi hỏi và phản đối  mạnh mẽ của các quần thần, vua Thiên Hỷ ( Chu Do Hiệu) hạ chiếu bắt bà rời khỏi cung  và sống ở cung khác bị cháy vài tuần sau. Cuối cùng bà không bị chết  cùng cô con gái. Qua việc nầy , ai cũng nhận thấy có sự nhúng tay của hoàng đế tuy rằng có sự phản đối ở nơi ông.  Các sử gia thường tập hộp lại ba án trên đây dưới cái tên là  Vãn Minh Tam Án.

Dưới triều nhà Thanh,  có hai biến cố quan trọng. Mặc dầu Khang Hi được xem là một ông vua vĩ đại trong lịch sử Trung Hoa nhưng ông cũng gặp khó khăn trong việc lập thái tử nối ngôi vì có cuộc đấu tranh giành hoàng vị giữa các con của ông. Lúc đầu , ông phong cho Yinreng làm thái tử lúc mới hai tuổi sau đó Khang Hy đổi ý và chọn hoàng tử thứ 14 Dẫn Trinh làm ngưởi thừa kế.  Ông thầm kín  cất giấu  sau lưng bức hoành có bốn chữ  Quang minh chính đại môt cái hộp trong đó có di chiếu  « Truyền vị thập tứ tử  »  có nghĩa nhường ngôi lại cho thế tử thứ 14 vì Dẫn Trinh là hoàng tử được ông yêu chuộng.   Theo  truyền thuyết nói rằng,  khi Khang Hy đau nặng  thì Dẫn Trinh lúc đó đang viễn chinh ở vùng Tân Cương (Xinjiang) thì hoàng tử  Dẫn Chân ( Yingzheng ) lợi dụng thời cơ để lấy cái hộp và sửa chữa « Truyền vị thập tứ tử »  thành  » Truyền vị dư tứ tử  » bằng cách bỏ chữ « thập ». Nhờ vậy Ung Chính trở thành hoàng đế. Theo  bàn luận của người đời, Dẫn Chân còn chạy trốn ra vườn xem bệnh tình của Khang Hy mà trước đó ông có cho Khang Hy uống một bát  canh sâm. Theo các sử gia, Ung Chính có phần  trách nhiệm  trong cái chết đột ngột của Khang Hy  và vẫn tiếp tục là môt nghi vấn, một câu chuyện bàn tán của người đời.  Vừa lên ngôi dưới tên là Ung Chính, ông  liền diệt trừ hay lưu đày tất cả những người  có tiềm năng chống đối .  Sau khi đăng quang, để tránh việc thừa kế mà ông là người  thông hiểu và gian nan  trong cuộc tranh giành quyền lực,  ông  mới thiết lập một phương pháp khéo léo bằng viết chiếu chỉ người thừa kế sau nầy thành hai bản, một bản niêm phong để trong hôp  cất sau bức hoành « Quang Minh chính đại » còn một bản ông mang trong người.  Khi ông lâm chung thì  có thể kiếm di chiếu ở trong hộp và  so sánh với bản ông có trong người thì sẻ nhận ra được người kế thừa hoàng vị .  Như vậy không có sự phản kháng nào cả. Phương pháp lập thái tử vẫn có tác dụng đến đời vua Hàm Phong nhưng vì Hàm Phong chỉ có một đứa con duy nhất  Đồng Trị với Từ Hy hoàng hậu nên phương pháp nầy hết còn hiệu lực. Để củng cố chức vụ nhiếp  chính, Từ Hy thái hậu ủy bỏ phương pháp nầy bằng cách tấn phong lần lượt  những  » hoàng đế con  nít » đó là Quang TựPhố Nghi.

[Tử  Cắm Thành (Bắc Kinh): Phân 3]

 

 

 

 

Chronologie des Han orientaux (Niên đại nhà Đông Hán)

 

Version vietnamienne 

Dans les territoires conquis par les Han, notamment dans le Sud de la Chine, la sinisation continua à battre son plein. C’est pourquoi les révoltes se succédèrent d’abord dans le royaume de Dian (86, 83 av. J.C., de 40 à 45 apr. J.C.). Elles furent réprimées avec sévérité. Ces soulèvements étaient dus en grand partie aux exactions des fonctionnaires Han et aux comportements des colons chinois de prendre possession des sols fertiles et de refouler les populations locales dans les coins perdus de leur territoire. De plus, ces dernières devaient adopter la langue, les coutumes, les croyances religieuses des fils des Han.


La révolte des deux sœurs Trưng Trắc et Trưng Nhị

 En l’an 40, une grave rébellion éclata dans la province Jiaozhou (ou Giao Châu en vietnamien) incluant à cette époque une partie du territoire de Kouang Si (Quảng Tây) et de Kouang Tong (Quảng Đông). Elle fut menée par les filles d’un préfet local, Trưng Trắc (Zheng Cè) l’aînée et Trưng Nhị (Zheng Èr) sa cadette. Comme le mari de l’aînée Shi Suo (Thi Sách) s’opposa à la politique d’assimilation chinoise menée brutalement par le proconsul chinois Tô Định (Su Ding), ce dernier n’hésita pas à l’exécuter pour faire un exemple contre les insurgés yue, notamment les Vietnamiens. Cette exécution exemplaire révolta les soeurs Trưng et déclencha immédiatement le mouvement d’insurrection dans les territoires yue. Les deux sœurs Trưng réussirent à y enlever 65 citadelles dans un laps de temps très court. Elles se proclamèrent reines sur les territoires conquis et s’établirent à Meiling (ou Mê Linh). En l’an 41, elles furent vaincues par le général Ma Yuan (Mã Viện, Phục Ba Tướng Quân) (Dompteur des flots) et préférèrent le suicide à la reddition en se jetant dans le fleuve Hát. Elles devinrent ainsi le symbole de la résistance des Vietnamiens. Elles continuent à être vénérées aujourd’hui non seulement au Vietnam mais aussi dans certains endroits des territoires Yue de la Chine (Kouangsi et Kouang Tong). Ma Yuan commença à appliquer une politique de terreur et de sinisation à marche forcée en plaçant à tous les échelons de l’administration, des hommes de confiance chinois et en imposant le chinois comme langue officielle dans tout le territoire des Vietnamiens. C’est la première domination chinoise durant presque 1000 avant la guerre de libération entamée par le général Ngô Quyền. Entre-temps, Guangwudi réussit à apporter la prospérité et la stabilité dans son empire en ramenant l’impôt du dixième au trentième des récoltes et des bénéfices. Après sa mort, son fils, analogue à Han Wudi, l’empereur Mingdi poursuivit la politique d’expansion en lançant une offensive contre les Xiongnu septentrionaux dans le but de libérer les états d’Asie centrale de la tutelle de ces derniers et de rétablir au profit de la Chine la sécurité de la route de la Soie. Le général Ban Chao (Ban Siêu), frère de l’historien Ban Gu de cette époque, fut chargé de cette expédition militaire. Il réussit à atteindre la mer Caspienne et à soumettre les Yuezhi grâce au concours des Kusana.

À partir de l’an 91, la Chine de Mingdi contrôla les pistes caravanières de la route de la Soie dans le bassin de Tarim. Par cette route, les envoyés de Mingdi ont ramené de Tianzu (Tây Vực) les effigies de Bouddha après que l’empereur l’aurait vu dans son rêve. Le bouddhisme commença à s’introduire ainsi en Chine avec l’établissement du temple du Cheval Blanc (Chùa Bạch Mã). La Chine était séparée seulement de l’empire romain (Da Qin) par le royaume des Parthes.(Perse antique). Malgré ses exploits territoriaux, Mingdi (Minh Đế) n’a pas laissé dans l’historiographie des Han l’image d’un brillant empereur comme son père Guangwudi ou son fils Zhandi (75-88) paré de toutes les vertus car sous son règne, une révolte paysanne eut lieu en l’an 60 à cause du poids des corvées, des travaux publics pour la consolidation des digues du fleuve jaune et de la construction du nouveau palais du Nord jugée démesurée et dispendieuse. Manquant d’envergure, les successeurs de Zhandi étaient incapables de suivre la voie de leurs prédécesseurs. Ils devinrent les jouets des intrigues de cours menées par les eunuques et les fonctionnaires lettrés tandis que dans les provinces, les propriétaires fonciers commencèrent à accaparer les prérogatives gouvernementales et à monter des armées privées. La dislocation de l’empire des Han devint de plus en plus inévitable. En l’an 189, le massacre de 2000 eunuques ordonné par le militaire Yuan Shao (Viên Thiệu) illustra bien le désordre dans la cour des Han. Cette tuerie fut suivie ensuite par la destitution de l’empereur Shaodi (Hán Thiếu Đế) par le cruel général Dong Zhuo (Đổng Trác). Cela aboutit à une période de troubles et de désordres politiques où chacun des militaires tenta sa chance pour accaparer l’empire. Trois généraux, Cao Cao (Tào Tháo), Liu Bei (Lưu Bị) et Sun Quan (Tôn Kiên) sortis du lot de ces militaires et rendus célèbres par leurs victoires, se partagèrent désormais presque d’un siècle, l’empire des Han. C’est la fin de l’état centralisé et le début de la période des Trois Royaumes (Tam Quốc).

Chronologie des Han orientaux (Đông Hán)

  • 25-57: Règne de Guangwudi
  • 57-75: Règne de Mingdi
  • 75-88: Règne de Zhandi
  • 88-106: Règne de Heidi
  • 106: Règne de Shangdi
  • 106-125: Règne de Andi.
  • 125: Règne de Shaodi.
  • 125-144: Règne de Chongdi.
  • 145-146: Règne de Zhidi.
  • 146-168: Règne de Huandi.
  • 168-189: Règne de Lingdi
  • 184 Révolte des turbans jaunes
  • 189: Destitution de Shaodi
  • 189-220 Règne de Xiandi.
  • 190: Montée et puissance du général Cao Cao (Tào Tháo)
  • 220 Mort de Cao Cao et de Xiandi.
  • Fin de la dynastie des Han
  • 220-316: Période des Trois Royaumes (Tam Quốc)

C’est une dynastie qui au bout de quatre siècles (de 206 avant  J.C. à 220 après J.C.) de son existence, a ouvert la porte de son empire au confucianisme. Étant une doctrine philosophique, celui-ci a laissé à la Chine d’aujourd’hui un héritage spirituel et moral ne cessant pas d’avoir une influence notable sur  des millions d’Asiatiques. C’est aussi une époque riche en événements et en innovations artistiques et scientifiques dans une Chine à la fois rayonnante et conquérante. C’est pour cela que les Chinois se sentent plus que jamais, être les Fils des Han car ces derniers leur donnent un moment essentiel de la formation et du rayonnement de leur identité. [RETOUR]


 

Chronologie des Han occidentaux ( Niên đại nhà Tây Hán)

Chronologie des Han occidentaux

Version vietnamienne


  • 202 av. J.C.: Liu Bang se proclame empereur. (Gaozu)
  • 195 av. J.C.: Mort de Gaozu.
  • 198-188 av. J.C. : règne de Huidi. (Hán Huệ Đế)
  • 188-180 av. J.C.: régence de Lu Hou (Lữ Hậu)
  • 180-157 av. J.C.: règne de Wendi. (Hán Văn Đế)
  • 157-141 av. J.C.: règne de Jindi. (Hán Cảnh Đế)
  • 154 av. J.C.: rébellion des Sept Royaumes.
  • 141-87 av. J.C. : règne de Wudi. (Hán Vũ Đế)
  • 87-74 av. J.C.: règne de Zhaodi. (Hán Chiêu Đế)
  • 80-68 av. J.C.: régence du général Huo Guang
  • 74 av. J.C.: règne de 27 jours de Liu He, empereur destitué.
  • 74-48 av. J.C.: règne de Xuandi. (Hán Tuyên  Đế) 
  • 48-33 av. J.C.: règne de Yuandi. (Hán Nguyên Đế) 
  • 33-7 av. J.C.: règne de Chengdi (Hán Thành Đế) 
  • 7-1 av. J.C.: règne de Aidi. (Hán Ai Đế)
  •  1 av.J.C.-5 après .J.C. : règne du jeune empereur Pingdi, empoisonné par Wang Mang. (Hậu Phế Đế)

 Une fois au pouvoir, Wang Mang (Vương Mãng) entama une série de réformes monétaires (3 fois en 9, 10 et 14 après .J.C.) et économiques du pays. Les classes les plus touchées étaient les nobles et les commerçants car à chaque changement de la monnaie, les pièces anciennes étaient échangées pour les neuves à un taux moins avantageux, ce qui incita les gens à fabriquer des fausses pièces au lieu de perdre leur valeur au change. Le faux-monnayage était sévèrement puni. Par contre, les paysans n’étaient pas touchés par cette réforme car ils vendaient leurs céréales en faible quantité pour l’achat des denrées nécessaires sur le marché et ils n’avaient aucun souci concernant le numéraire. Dès lors, Wang Mang s’attira la haine des nobles et des commerçants riches mais selon le sinologue suédois H. Bielenstein, au moment de la mise en place des réformes économiques, la véritable cause de sa chute était la série de calamités naturelles (sécheresse, inondation, sauterelles ) entraînant d’abord la famine, puis le banditisme, la révolte et enfin la guerre civile. L’inondation provoqua une vaste immigration des populations vivant dans les zones sinistrées. Ce désastre amena les réfugiés affamés à se regrouper en bandes pillant les régions qu’ils traversaient et à se soulever contre les troupes gouvernementales censées de les réprimer. Connues sous le nom de Sourcils Rouges (Xích Mi) du fait qu’elles se teignaient en rouge les sourcils, ces hordes ne tardèrent à obtenir la première victoire en l’an 22 et commencèrent à envahir les autres régions de l’ouest. Entre-temps, il y avait des révoltes menées par l’aristocratie Han mais elles avaient toutes été étouffées et matées sévèrement car elles manquaient le soutien populaire. Il faut attendre treize années de guerre civile pour que le clan Liu retrouva confiance en Liu Xiu (ou Lưu Tú), un personnage talentueux et magnanime connu plus tard sous le nom Guangwu (Hán Quang Vũ Đế) pour restaurer l’empire et la dynastie des Han. 

C’est le début de la période des Han orientaux. (Đông Hán). Lors de son avènement au pouvoir, il ne cessa pas d’agir en faveur des pauvres et des esclaves. Contrairement à Wudi, il pratiqua la politique de non-intervention dans les pays vassaux. Pourtant c’est lui qui envoya plus tard Ma Yuan (Mã Viên) pour mater la révolte des sœurs Trưng Trắc Trưng Nhị dans le territoire des Yue. Il était considéré comme l’un des grands empereurs de la dynastie des Han avec Wudi par les historiens. 

Lors des fouilles archéologiques, on sait que les fils des Han furent en avance sur les Romains dans plusieurs domaines à cette époque. Ils furent les premiers à inventer un produit permettant de véhiculer leur pensée et leur savoir. Ils l’appelaient souvent sous le nom « zhi » ou (giấy ou papier en français). En 105 de notre ère, un eunuque de nom Cai Lun (Thái Luân) de la cour impériale observant la façon dont les guêpes se servaient pour mastiquer les fibres de bois dans la construction de leur nid cartonné, eût l’idée de les imiter et inventa ainsi le papier qui sera présenté plus tard à l’empereur Hedi (Hán Hòa Đế) de la dynastie des Han orientaux. (Đông Hán). L’archéologie a contredit récemment cette version car on a retrouvé des fragments de papiers issus des fibres végétales nettement antérieurs à l’époque de Cai Lun, certains datant du règne de Wudi et d’autres exhumés des tombes de la fin des Han occidentaux et du début des Han orientaux. Il est très fréquent de relever les incohérences chronologiques que les Chinois ont voulu introduire délibérément dans leur histoire traditionnelle établie jusque-là par les dynasties, en particulier celle des Qin et de Han, dans l’orthodoxie confucéenne et dans la période de conquête et d’annexion de nouveaux territoires si on continue à avoir un esprit cartésien.

Les démiurges chinois tels que Fuxi (Phục Hi) , Nuwa (Nữ Oa), Pangu (Bàn Cổ), Shennong (Thần Nông) ont été empruntés aux populations méridionales. C’est le cas du grand érudit chinois Ruey Yih-Fu qui voit en Fuxi et Nuwa un trait culturel spécifique des Nan Man (Man Di) (Barbares du Sud) ou celui de Le Blanc, le traducteur de Huainanzi (Hoài Nam Tử). Pour ce dernier, le cycle de Fuxi-Nuwa est une tradition du royaume de Chu (Sỡ Quốc). Les fils des Han introduisaient même dans leur littérature un mythe de création Pangu recueilli chez les ancêtres de Yao (Baptandier). L’archéologue chinois Yan Wenming décrit cela comme le produit unique d’une multiplicité d’origines ou il faut être comme le sinologue célèbre Chang Kwang-Chih pour parler d’un phénomène au sein d’une sphère d’interaction culturelle. 

Jusqu’alors, les fils des Han écrivaient au pinceau ou à l’encre à base de noir de fumée sur des tablettes de bois, des planchettes de la soie ou de bambou. Il semble que selon certains archéologues, la méthode de fabrication que Cai Lun présenta à l’empereur Heidi en l’an 105 n’était que la synthèse et l’amélioration des expériences antérieures dans le but de faciliter le remplacement progressif de la soie et du bambou par le papier qui était moins onéreux face à l’accroissement des demandes de cette époque.

Structure des tombes

Au début de la période des Hans occidentaux, les tombes à fosse verticale étaient encore nombreuses. Cette tradition architecturale est illustrée par les tombes de la marquise Dai à Mawangdui, près de Changsha (Hunan), celles de Dabaotai près de Pékin et de Fenghuangshan près de Jiangling (Hebei). Puis celles-ci sont remplacées au fil des années par le modèle de la tombe horizontale qui se répandait dans tout l’empire des Han.

De nombreux facteurs contribuèrent à ce changement et donnèrent à l’art funéraire un nouvel éclat. Outre les dimensions imposantes des sépultures, on constate la richesse de leur mobilier funéraire et les croyances religieuses liées à la mutation vers l’au-delà des Han. C’est pour cette raison que les princes, les nobles, les grands propriétaires terriens, les officiers de l’armée, les riches commerçants n’hésitaient pas à afficher les privilèges de leur position sociale et de leur fonction qu’ils espéraient maintenir dans la vie de l’au-delà (renxun) et à montrer leur ardeur de piété et de dévotion vis à vis du défunt en tentant de lui donner tout ce dont il avait besoin à travers les objets funéraires (ou mingqi) (objets de l’esprit)(Minh Khí). Ceux-ci exécutés sous le règne des Han étaient particulièrement raffinés. Dotés d’une signification symbolique, ils comprenaient des modèles réduits de vases rituels et d’instruments de musique destinés aux rites et aux cérémonies, de bâtiments agricoles ou d’habitations.

Techniques et inventions sous les Han

Sous les Han, les Chinois écrivaient beaucoup: des rapports gouvernementaux, des poèmes, des récits historiques, un gigantesque dictionnaire et un recensement à l’échelle nationale en l’an 2 après J.C. avec 57.671.400 habitants. Au début des Han orientaux, le papier en chanvre, de piètre qualité, était utilisé pour emballer les poissons. À partir du IIIè siècle, le papier devint le support d’écriture principal en Chine. Lorsque l’empereur se déplaçait sur son char, il était protégé contre le soleil et la pluie par un dais circulaire pouvant se refermer grâce à un système de baleines métalliques coulissantes.

On sait que les fils des Han se servaient de la brouette et la poulie pour déplacer les marchandises tandis que dans l’agriculture, ils recouraient au marteau à bascule pour broyer des céréales et des minerais. C’est sous le règne des Han que les Chinois se servaient des roues à aubes pour divers usages. Grâce au contact avec les barbares du Nord, les Xiongnu, les artisans chinois empruntaient à ces derniers les techniques qu’ils réussiraient à maîtriser et à produire des objets d’une qualité exceptionnelle. C’est ce qu’on a découvert lors des fouilles dans les tombes princières avec les ornements de char, la vaisselle, les bijoux, les boucles des ceintures etc… Pour parer aux calamités telles que les séismes, l’érudit chinois Zhang Heng inventa en 132 après J.C. le premier sismomètre au monde pour pouvoir alerter la cour des Han et indiquer la direction de l’épicentre du séisme. L’invention de l’odomètre lui revint aussi en même temps le premier globe céleste rotatif. C’est en Chine qu’est née la porcelaine dont la pureté et la blancheur permettent de justifier le nom avec lequel les Italiens la nommèrent « la coquille nacrée (porcellana) » au XVème siècle. L’élément principal entrant dans la composition de la porcelaine est le kaolin connu à l’époque des Han orientaux. Sous le règne de ces derniers, la porcelaine commença à connaître un véritable essor. À l’époque des Hans occidentaux et antérieurement (les Royaumes Combattants), les Chinois surent établir des cartes géographiques qui étaient peintes sur soie et conservées dans des boîtes. Envoyé par le prince Dan de Yan à l’époque Printemps et Automnes (Xuân Thu), le héros Jing Ke (Kinh Kha) compta se servir d’une carte pliée pour dissimuler un poignard et pour assassiner Qin Shi Huang Di. C’est seulement en 1973 qu’on découvre l’existence de ces cartes dans la tombe n°3 de Mawangdui (168 av.J.C.). Celles-ci (2 cartes et un plan de ville) constituent ainsi les plus anciennes cartes en Chine et dans le monde. Dans le domaine astronomique, la Chine des Han connut un développement remarquable. Le texte d’astronomie découvert dans la tombe 3 de Mawangdui (168 av. J.C.) rapporte avec précision les observations liées au mouvement des cinq planètes durant la période 246-177 av. J.C. Le voyage complet de Saturne dans le ciel est compté pour 30 ans, un chiffre qui n’est pas loin de 29,46 années données par les astronomes d’aujourd’hui.

Le jade est l’une des pierres les plus difficiles à travailler. Pourtant depuis la période Néolithique, les lapidaires chinois réussirent à sculpter habilement le jade en se servant probablement des pâtes de quartzite ou des grenats, ce qui lui confère une valeur artistique exceptionnelle avec les anneaux, des cercles, des représentations de dragons etc.. Durant la période des Shang (Triều đại Thương Ân), le jade fut destiné pour la fonction purement ornementale. C’est ce que les archéologues ont découvert dans la tombe de la reine Fu Hao (Phụ Hảo)(755 jades retrouvés). Puis pendant la période des Zhou occidentaux, on prit l’habitude de couvrir les défunts de masques et de pectoraux composés de plusieurs pièces. C’est un signe de distinction ou de noblesse en posant des pectoraux sur le corps du défunt vêtu de soie décorée. Les masques et les linceuls n’étaient pas destinés à la fonction décorative mais ils avaient une fonction religieuse en quête d’immortalité sous les Han. Les petites amulettes en jade étaient utilisées pour sceller les 9 orifices du corps du défunt afin de permettre à son esprit de vivre dans l’au-delà. Par contre on ne connait pas le rôle du bi en jade, placé sur le front du roi de Nanyue, Zhao Mo (Triệu Muội). Les linceuls du frère de l’empereur Wudi, Liu Shen et de son épouse,  la princesse Dou Wan, retrouvés à Mancheng et composés de 2498  plaquettes de jades de différentes tailles cousues avec du fil d’or, témoignent de la parfaite maîtrise des lapidaires chinois dans la création des suaires de ce type et de luxueux objets ornementaux à partir des Han.

Les Chinois avaient l’habitude de laquer les supports les plus divers. Certains objets laqués, notamment une tasse en bois rouge trouvée dans une tombe du Zheijang (Chiết Giang) révèlent leur savoir-faire extraordinaire dès le Néolithique (Vème-IVème millénaires avant notre ère). Il faut rappeler que cette région appartenait au royaume de Wu (Ngô Việt) faisant partie de l’ancien territoire des Baiyue avant d’être annexé par le royaume de Chu qui sera conquis plus tard par Qin Shi Houang Di lors de l’unification de l’empire. S’agit-il de leur savoir-faire ou celui des Bai Yue? En tout cas, à l’imitation du royaume de Chu, les fils des Han font preuve de la parfaite maîtrise dans l’art d’incurver le bois en créant des œuvres originales et stylisées de grande qualité qui rendent les archéologues muets d’admiration lors de leurs fouilles archéologiques. Ces laques rappellent les motifs et les dessins compliqués trouvés sur des vases en bronze. Ils réussirent à faire le laque comme le produit phare sous le règne des Han. On sait que les objets laqués enfouis dans les tombes peuvent se conserver pendant des dizaines de siècles grâce à la présence d’une enzyme agissant comme catalyseur-protéique (urushiol) sur la fine pellicule des objets, insensible à la chaleur et imperméable à l’eau et aux acides corrosifs. Plus d’une centaine des objets laqués ( plateaux, tasses à poignées en oreillettes (erbei), des vases etc…) ont été exhumés à Mawangdui près de Changsha (Hunan). D’autres œuvres originales en très bon état ont été récupérées dans la tombe du marquis Yi de Zeng à Leigudun (Hubei).[RETOUR]

Références bibliographiques:

  • La Chine des Han. Histoire et civilisation. Office du Livre. 1982
  • Splendeur des Han. Essor de l’empire céleste. Editeur Flammarion. 2014
  • Chine ancienne. Des origines à la dynastie des Tang. Maurio Scarpari. Gründ.
  • Trésors de Chine millénaires mais intacts. National Geographic. Octobre 2001
  • La dynastie des Han. Vingt siècles d’influence sur la société chinoise. National Geographic. Février 2004.
  • Chine. La gloire des empereurs. Paris Musées. Editions Findakly.
  • La Chine des premiers empereurs. Editions Atlas. 1991
  • Splendeurs des Han. Essor de l’empire céleste. Editions des Beaux Arts. 2014.

Chronologie des Han orientaux (suite)

Dynastie des Han: Art de vivre

Version vietnamienne

Art de vivre

Sous les Han, la société chinoise était tellement structurée de manière que seuls, les lettrés et paysans fussent bien respectés par rapport aux artisans et aux commerçants selon le Hanshu de Ban Gu au 1er siècle. Pourtant il n’y a que ces derniers qui profitaient ainsi du système économique de l’empire malgré une grande quantité de restrictions imposées par le pouvoir impérial. La multiplication des entreprises privées et l’ouverture des routes commerciales (route de la soie par exemple) leur permirent de s’enrichir facilement. Ils vendaient des commodités et des luxueuses marchandises superflues très prisées par l’aristocratie Han et les propriétaires terriens. Grâce à l’art funéraire, on est amené à tirer des enseignements utiles sur l’art de vivre ainsi que celui de divertissement de cette époque. La soie est réservée pour la cour, la noblessse et les officiels tandis que le lin est pour le peuple, dans son costume traditionnel agrémenté d’accessoires illustrant ainsi son statut social. La soie connait un remarquable essor car elle fait l’objet d’un commerce de luxe mais elle est utilisée aussi dans le système de tribut pour les Xiongnu et les pays vassaux. En 1 avant J.C., les dons de soie atteignirent leur maximum avec 370 vêtements , 30.000 rouleaux de soieries et 30000 jin de bourre de soie. Les commerçants profitèrent des échanges pour lancer un commerce lucratif avec les étrangers, en particulier avec les Parthes et les Romains. Des ateliers privés firent concurrence aux ateliers impériaux.

Bannière funéraire trouvée dans le cercueil de madame Dai

Cela favorisa la production de la soie et amplifia la diversité régionale. Le tissage révèle un haut niveau de technicité car une chemise de soie longue de 1,28 m et d’une envergure de 1,90 m trouvée dans la sépulture de la marquise Dai ne pesait que 49 grammes. Outre la bannière de soie recouvrant le cercueil de la défunte et décorée de peintures illustrant la cosmogonie taoïste, on a découvert de plus les manuscrits sur soie (Yijing (Di Kinh), deux copies de Daodejing (Đạo Đức Kinh), deux traités médicaux et deux textes sur le Yin-Yang, trois cartes dans l’une des trois tombes de Mawangdui, certains étant écrits dans un mélange de lishu (écriture des scribes) et de xiaozhuan (petite écriture sigillaire) datant du règne de Gaozu (Hán Cao Tổ), d’autres rédigés complètement en lishu datant du règne de Wendi. Malgré son prix onéreux, la soie est préférée car elle est plus maniable, plus légère et plus facile à transporter par rapport aux fiches en bois. Sous les Han, la laque dont le travail est encore considéré comme un artisanat raffiné, commença à envahir les demeures des riches.

Ceux-ci, à l’imitation de l’aristocratie du royaume de Chu, se servaient pour la table, de la vaisselle en bois laqué, le plus souvent rouge à l’intérieur et noir à l’extérieur avec des motifs peints rehaussés, ces couleurs correspondant bien à celles du Yin (noir) et du Yang (rouge). Il en est de même pour les plateaux et les boîtes destinées à ranger les vêtements pliés, les objets de toilette, les manuscrits etc.. Pour les familles princières, c’est le jade qui remplace le laque. Quant aux gens du peuple, la céramique est utilisée  avec le bois pour leur vaisselle. Semblables à des plateaux individuels circulaires ou rectangulaires, les tables basses, en général sur pieds, sont utilisées pour servir les repas. Ceux-ci sont bien garnis avec plats, baguettes (kuaizi), cuillères, coupes à oreilles erbei pour boire de l’eau et de l’alcool. En ce qui concerne la nourriture de base, le millet et le riz sont les céréales les plus appréciées.
Le millet est réservé pour les jours de fête dans le nord de la Chine tandis que le riz, produit de l’ancien royaume de Chu, est cantonné dans le Sud de la Chine car il s’agit d’un produit de luxe. Pour les pauvres, le blé et le soja restent dominants dans leur repas. L’alimentation chinoise est à peu près identique à ce qu’elle était à l’époque de Qin. Le geng, une sorte de ragoût, reste le plat traditionnel des Chinois où sont mélangés des morceaux de viande et des légumes. Mais, suite à l’expansion territoriale et à l’arrivée et l’acclimatation de nouveaux produits venant d’autres coins de l’empire, les innovations commencent à apparaître peu à peu dans la fabrication des nouilles, des plats  à la vapeur ainsi que des gâteaux à partir de la farine de blé. Le rôti, le bouilli, le frit, la cuisson à l’étouffée et à la vapeur font partie des modes de cuisson. On se sert de la natte pour s’asseoir dans toutes les couches de la société jusqu’à la fin de la dynastie. Elle est maintenue en place aux quatre coins par des petits poids en bronze et de forme sphérique représentant des animaux lovés: tigres, léopards, cerfs, moutons etc … Pour pallier à l’inconfort provoqué par la station agenouillée sur les talons, on se sert des appui-dos ou des appui-bras en bois laqué. La natte est employée aussi dans le centre et le sud de la Chine par les gens modestes pour dormir. Par contre dans le nord de la Chine, à cause du froid, on doit recourir à un kang, une sorte de lit en terre revêtu de briques et recouvert de nattes et de couvertures. Sous ce kang, il y a un système de canalisations permettant de diffuser la chaleur entretenue à partir d’un foyer situé à l’intérieur ou à l’extérieur de la maison.

Loisirs et plaisirs ne sont pas oubliés non plus au temps des Han

Grâce aux textes, on sait que la tradition musicale de Chu a tenu une place importante dans la cour des Han qui continuait à l’apprécier. Selon le sinologue français J.P. Diény, les Han préférèrent à toute autre musique celle qui faisait pleurer. Les thèmes favoris dans les chansons tournaient autour de la séparation, de la fuite du temps et des plaisirs. C’est dans les tombes princières qu’on découvre les figurines de danseuses (mingqi)(minh khí). Celles-ci révèlent à travers leur geste, l’habileté à tracer des arabesques dans l’air avec les longues manches de leur robe. Les danses basées sur les mouvements des vêtements provoqués par la torsion du corps et par les bras donnent à la danseuse accompagnée par le chant parfois mélancolique, un portrait vivant de l’art chorégraphique des Han. Pour ces derniers, la famille est dans la conception confucianiste, l’unité de base du système social autour de laquelle s’effectuent le culte des ancêtres, les rites, les banquets et les mariages qui donnent durant toute l’année tant d’occasions et de prétextes pour la musique de les accompagner et de rendre harmonieuse la vie. Etant symboles d’autorité et de pouvoir, les carillons de bronze ne peuvent pas être absents. Ils sont utilisés fréquemment dans les cérémonies rituelles mais aussi dans la musique de cour. Grâce aux fouilles archéologiques, on sait que la vie des cours princières Han était ponctuée de banquets, de jeux et de concerts accompagnés de danses et de l’acrobatie. Quant au divertissement, il était réservé uniquement aux hommes. Le liubo (une sorte de jeu d’échecs) était l’un des jeux les plus populaires de l’époque avec le jeu des dés pouvant compter jusqu’à 18 faces. Il vaut mieux jouer plutôt rester oisif, c’est le conseil de Confucius donné dans ses « Entretiens ».

Contrairement à l’archéologie des périodes antérieures, celle des Han nous permet d’accéder au domaine de l’intime comme le maquillage des femmes. Celles-ci recourent au fond de teint de poudre de riz ou de céruse pour maquiller leur visage. Les taches rouges sont appliquées sur les pommettes, les cernes sous les yeux, les mouches sur la joue, la touche de couleur sur les lèvres etc… L’éducation des jeunes fut prioritaire à l’époque des Han. Dès l’enfance, on inculpait l’obéissance, la politesse et le respect envers les aînés. À dix ans, le garçon commençait à recevoir les leçons d’un maître. Il devait étudier les Entretiens de Confucius (Lunyu), la Classique de la piété filiale (Xiao jing) etc… avant d’aborder entre quinze et vingt ans la lecture des Classiques. Considérée comme inférieure à l’homme, la femme était obligée d’apprendre dès son jeune âge le travail de la soie, la cuisine et posséder les qualités majeures qui lui étaient inculquées: la douceur, l’humilité, la maîtrise de soi. Elle devait être soumise aux trois obéissances (Tam Tòng): enfant à son père, mariée à son époux, veuve à son fils. Elle pouvait être mariée vers 14-15 ans dans le but d’assurer la pérennité de la lignée familiale. Malgré ces contraintes confucéennes, la femme continuait à exercer un réel pouvoir au sein de la structure familiale, notamment dans la relation entre mère et fils. Le souci d’honorer les défunts amène les Han, en particulier ceux de l’Ouest de créer des sépultures extravagantes et de véritables trésors qu’étaient des suaires de jade pour la quête d’immortalité. C’est le cas de la sépulture du père de l’empereur Wudi, Han Jing Di. Pour le moment, les archéologues ont déjà extrait plus de 40 000 objets funéraires aux alentours du tumulus de l’empereur. Il faut s’attendre que tout ce complexe funéraire livre entre 300.000 et 500.000 objets car il reste outre le tumulus, deux fosses distinctes à explorer, celle de l’impératrice et de la concubine favorite Li de cet empereur. Selon un archéologue chinois chargé de cette exploration, ce n’est pas l’importance du nombre d’objets découverts mais c’est plutôt celle de la signification de chacune des trouvailles récupérées dans ce complexe funéraire. On est amené à croire que les Han occidentaux ont l’habitude de priser les monuments funéraires vraiment grandioses malgré leur parcimonie révélée à travers une série d’objets qui sont beaucoup plus petits que ceux des tombes Qin.[RETOUR]

 

Chronologie des Han occidentaux (Suite)

Conquêtes chinoises: Nan Yue et Yelang

Version vietnamienne
Au moment où Zhang Qian fut chargé d’aller chercher en l’an -126 les alliances pour mettre en tenaille les Xiongnu, ceux-ci continuèrent à monter des raids de plus en plus meurtriers avec plusieurs milliers de Chinois morts ou captifs vivant dans les commanderies frontalières (Dai, Yanmen ou Shang) au nord de la Chine, ce qui obligea Wudi, plus sûr de la consolidation de son pouvoir et de ses arrières, à adopter une nouvelle politique vis à vis de ces « barbares ». Désormais, les offensives chinoises destinées à empêcher une concentration Xiongnu en lisière du territoire chinois étaient plus fréquentes.

Le premier succès eut lieu en automne -128 dans la région de Yuyang avec Wei Qing (Vệ Thanh), le nouvel héros de l’armée chinoise. Il fut suivi par d’autres conquêtes éclatantes et décisives au printemps -121, conduites par Huo Qubing (Hoắc Khứ Bệnh), fils de la sœur aînée de Wei Qing et « champion de l’armée » avec le titre de Guanjun accordé exceptionellement par Wudi en choissisant une nouvelle tactique de frapper comme la foudre,  la tête des armées Xiongnu au cœur de leur territoire, ce qui permit aux Chinois de reconquérir l’Ordos, toute la zone au sud de la boucle fleuve Jaune (Hoàng Hà), de fonder les commanderies de Shuofang et de Wuyuan et de déporter des gens dans les zones conquises dans le but d’apporter à long terme une logistique non négligeable à l’armée dans la poursuite des ennemis vers d’autres régions lointaines et inconnues. L’empire de Wudi avait le moyen de pratiquer cette politique de colonisation avec une population de 50 millions d’habitants à cette époque. On estima à plus de 2 millions de Chinois déplacés sous le règne de Wudi le long de la frontière nord. Cette politique fut  payante car ces colonies agricoles devinrent définitivement quelques années plus tard le rempart sûr de la Chine face à ces « barbares ». Cela nous fait penser à la politique des Vietnamiens dans la conquête du Champa et du delta du Mékong et celle des Chinois dans le Tibet d’aujourd’hui. Le harcèlement incessant des Xiongnu excités comme des guêpes dérangées de leurs nids, obligea Wudi à changer la tactique en donnant priorité désormais au front nord et en abandonnant provisoirement toutes ses ambitions territoriales au sud-ouest de son empire dans la région de Yunnan et dans le royaume de Nanyue (Nam Việt) dont faisait partie autrefois le Nord Vietnam.

Grâce à la stratégie immuable suivante:

1°) Attaquer et refouler les Xiongnu le plus loin possible dans leurs territoires par l’effet de surprise.

2°) Déporter les populations victimes des inondations ou les gens condamnés dans les zones conquises à leurs adversaires Xiongnu et y créer de nouvelles commanderies. C’est le cas des commanderies de Jiuquan, Dunhuang, Zhangye et Wuvei tout le long du corridor du Gansu.

3°) Affaiblir les Xiongnu en jouant la carte de division et séduire les nouveaux alliés Xiongnu avec le système de tribut. (création de cinq états indépendants alliés (ou shuguo) servant de tampon entre son empire et les Xiongnu ennemis sous son règne)

Wudi réussit à freiner ainsi l’élan des belligérants Xiongnu. Ceux-ci furent obligés de transférer leur quartier général à proximité du lac Baïlkal (Sibérie) et desserrer leur emprise sur tout le Turkestan oriental.

Cela permet à Wudi d’avoir les mains libres et retrouver le désir expansionniste vers le Sud et vers le nord-est afin d’assurer le commerce et d’avoir d’autres alliés depuis que Zhang Qian lui avait tenté de miroiter l’existence d’une voie directe permettant de rejoindre le royaume de Shendu (l’Inde) à partir du royaume Shu (conquis par Shi Huang Di à l’époque de Printemps et Automnes (ou Chunqiu, 722-453 avant J.C.). Cette déduction instinctive, Zhang Qian l’a eue au moment de son séjour à Daxia (Bactriane) où il avait découvert, les produits de Shu (bambous, toiles etc..) acheminés par cette voie d’accès direct. Wudi tenta de réutiliser la même stratégie qu’il avait optée pour les Xiongnu.

Annexion des royaumes du Sud

Profitant de la dissension des Yue et de la mort du roi de Nanyue Zhao Yingqi ( Triệu Anh Tề), Wudi trouva l’occasion d’incorporer le royaume du Nanyue à son empire. Puisque le nouveau roi Zhao Xing (Triệu Ái Đế) n’avait que 6 ans, la régence revint à sa mère, une Chinoise de nom Jiu (Cù Thị). Celle-ci ne cacha jamais son attirance pour son ancienne patrie car elle était très impopulaire auprès de ses sujets Yue. Wudi tenta de la soudoyer en proposant à cette dernière un marché ayant pour but l’incorporation du royaume Nanyue à son empire en échange des titres royaux. Ce projet fut avorté à cause d’un coup d’état organisé par le premier ministre Lữ Gia (Lữ Gia) soutenu en grande majorité par les Yue. Cette reine traîtresse, son fils, le nouveau roi et les officiels Han furent massacrés par Lü Gia et ses partisans Yue. Ceux-ci installèrent le nouveau roi Zhao Jiande (Triệu Dương Đế) dont la mère était une Yue. Furieux, Wudi ne put pas laisser impuni un tel affront lorsqu’il avait l’occasion de s’approprier définitivement une région connue pour ses richesses naturelles et pour ses ports Canton et Hepu facilitant l’accès à la mer du Sud. Au dire des commerçants chinois, l’économie était florissante à Nanyue car on y trouvait non seulement les perles, les cornes des rhinocéros, les carapaces de tortues mais aussi les pierres précieuses et les essences d’arbres. Ces produits exotiques deviendraient ainsi des objets de mode auprès de la cour des Han.

L’expédition militaire fut dirigée par le général Lu Bode (Lộ Bác Đức) avec cent mille marins des bateaux à tours acheminés sur place pour mater la révolte de Nanyue. Il fut secondé dans cette mission par Yang Pu (Dương Bộc) connu pour son caractère cruel et impitoyable envers ses victimes comme un faucon sur ses proies. Par contre, Lu Bode magnanime joua sur sa réputation et invita ses ennemis à se rendre. Il réussit à avoir l’adhésion des Yue à la fin de l’affrontement militaire. Quant à Lü Gia et à son jeune roi Zhao Jiande, ils furent capturés au printemps -111 lors de leur fuite. Leurs têtes furent exposées à la porte nord du palais du Chang An (Trường An). Connu pour sa suprématie régionale, la défaite de Nanyue sonna le glas des espoirs Yue et obligea les autres à se soumettre aux Han. C’est le cas des Ou de l’Ouest (Tây Âu)  et du roi de Cangwu, (Kouangsi) (Quảng Tây) ainsi le royaume Yelang (Dạ Lang) situé à cheval à cette époque sur les territoires de Guizhou (Quí Châu) et de Kouangsi. Le Nord Vietnam fut occupé également par les Chinois qui tentaient de pousser leurs avantages jusqu’à Rinan dans l’Annam.

Wudi divisa le Nord Vietnam en deux commanderies: Jiaozhi (Giao Chỉ) and Jiuzhen (Cửu Chân). La capitale administrative de Jiaozhi fut au début à Miling (Mê Linh) puis elle fut transférée plus tard à Lũy Lâu dans la province de Bắc Ninh. Face à la dislocation de Minyue (Mân Việt) et à la résistance d’une partie de la population de ce dernier ((Dong Yue)(Đông Việt) que Wudi considéra comme une source de trouble dans le futur, il n’hésita pas à employer les grands moyens. Il publia un décret permettant de vider la population de ce royaume en l’an 111 avant J.C. par la déportation de tous les autochtones dans une autre zone située entre la rivière Huai et le fleuve Yanzi.

Grâce à la conquête des territoires des Yue et de Yelang, Wudi réussit à entrer en contact pour la première fois avec le royaume de Dian et à connaître son importance. Il ne tarda pas à y dépêcher les envoyés dans le but de convaincre le roi Changqian de ce royaume de venir à Chang An pour faire acte d’allégeance. Face à la réticence de Changqian, Wudi donna l’ordre de liquider toutes les tribus hostiles, en particulier les Laojin et Mimo tentant de bloquer la voie méridionale évoquée par Zhang Qian pour atteindre Daxia et l’Asie centrale. On parla plus de ving mille ennenis tués ou capturés lors de cette intervention. Le roi Changqian de Dian fut obligé de se rendre avec ses sujets. Au lieu de le punir, il fut épargné par Wudi en raison de sa lointaine ascendance chinoise et reçut comme le roi de Yelang le sceau d’investiture royale pour administrer le territoire annexé. Son royaume fut transformé désormais en commanderie de Yzhou en -109 avant J.C. C’est ainsi que se termine l’annexion au sud-ouest de la Chine (Yunnan) par Wudi. Selon l’historien Sima Qian, la question des relations entre Chinois et barbares du Sud-Ouest advint car quelqu’un voit une sauce « ju » à Panyu (Canton) et les gens de Daxia possèdent des cannes en bambous de Qiong (tribu du Sud-Ouest) pour rappeler avec humour que Wudi fut intéressé uniquement au départ par l’existence de la voie méridionale vers Daxia pour le commerce. La colonisation du Sud commença à battre son plein tout en laissant à l’aristocratie Yue locale la possibilité d’avoir une plus grande autonomie comme cela a été accordé au roi de Dian. Entre-temps, pour séparer les Xiongnu de leurs tributaires, les éleveurs de chevaux Wuhuan et Donghu, l’armée de Wudi ne tarda à être implantée en Mandchourie. Entre 109 et 106 avant J.C., l’armée de Wudi occupa la moitié nord de la péninsule coréenne et y installa quatre commanderies: Letun dans le nord-ouest, Zhenfan sur la côte ouest, Lintu à l’est et Xuantu au nord.

 

Après un long règne de 54 ans, Han Wudi mourut en 87 avant J.C. et laissa la Chine dans un état exsangue et ruiné comme Louis XIV laissa la France dix-huit siècles plus tard. Si les campagnes militaires menées par Wudi ont amené la dynastie Han à l’apogée de sa gloire et de sa puissance, elles ont épuisé par contre les finances publiques. Le début de son règne correspond à la période Yang durant laquelle le peuple a de quoi se nourrir, c’est ce qu’a écrit Sima Qian dans ses mémoires historiques. Les greniers à blé étaient bien remplis ainsi que le trésor public. L’empire était stable. Tout cela était dû en grand partie à l’effort de son prédécesseur Jing Di de gouverner tout au long d’un règne de 17 ans selon le précepte taoïste: Dirige avec le minimum d’intervention. (Wu wei er zhi). Les corvées et les impôts étaient très réduits. Malheureusement, les splendeurs de la cour accompagnées par la diplomatie dispendieuse à l’égard des Xiongnu et des pays vassaux (système de tribut) et par la politique annexionniste ont englouti toutes les richesses humaines et économiques du pays, ce qui permet au Yang de basculer en Yin où les propriétaires terriens (nobles et fonctionnaires) accaparèrent toutes les parties des terres irriguées en les achetant à bas prix aux paysans démunis. On était dans une situation catastrophique: le riche plus riche, le pauvre plus pauvre. Les gens de la capitale Luoyang vivaient dans l’excès et l’insolence et portaient de fins brocarts, des perles et du jade tandis que le sort des pauvres empira, certains préférant de devenir des esclaves privés ou gouvernementaux. Les catastrophes et les crues n’épargnaient pas non plus le pays. Entre-temps, les intrigues et débauches se multipliaient à la cour des Han à la fin du Ier siècle. Le pouvoir impérial fut affaibli par les diverses factions, les rivalités entre les épouses impériales et les jeux de leurs parentèles, ce qui permet à Wang Mang (Vương Mãng), un ministre régent ambitieux d’en profiter pour empoisonner le jeune empereur Pingdi (Hán Bình Đế) (9ans) en l’an 5 après J.C. et usurper le trône avec le concours de sa tante, l’impératrice douairière Wang de l’empire.[RETOUR]

Tombes des princes Han: en quête d’immortalité (Suite)