Pont Trường Tiền (Huế)

 

Version française

Có tuổi đời nhiều hơn cầu Long Biên ở Hànội, cầu Trường Tiền ở Huế  được Hãng Schneider et Cie et Letellier thiết kế và  khởi công vào tháng 5 năm 1899 và khánh thành vào ngày 18 tháng 12 năm 1900 với sự hiện diện của vua Thành Thái. Người ta ghi nhận được một cuộc chạm trán đầu tiên của ngài với  khâm sứ Alexis Auvergne ở thời điểm khánh thành cái cầu mới bắc qua sông Hương. Tự hào về  kỳ công kỹ thuật và sự vững chắc của cái cầu, Alexis Auvergne không ngần ngại  trả lời với thái độ ngạo  nghễ: Khi nào cầu nầy sụp đổ thì nước ngài sẻ được độc lập. Để cho thấy sự quan trọng mà chính quyền thực dân đã dành cho cái cầu mới này, họ đặt cho nó một cái tên mới là cầu « Thành Thái ». Điều này khiến làm vua Thành Thái  tức giận vô cùng vì ông viện cớ rằng từ nay mọi người có thể giẫm đạp lên đầu ngài qua  cái cầu này. Ngài cấm mọi người  gọi  cầu nầy bằng tên mới và xúi giục họ sử dụng tên cũ « Trường Tiền ». Vài năm sau, trong một cơn bão dữ dội năm thìn (1904), cái cầu nầy bị sập bốn nhịp phía bắc rơi xuống sông. Thành Thái nhanh chóng nhắc nhở lại câu nói của  Alexis Auvergne với sự hài hước  hóm hỉnh của ông. Alexis Auvergne đỏ mặt xấu hổ và buộc phải lánh trốn trước những lời  nói khó chịu này. Đến năm 1906, sàn cầu mới được đúc lại bằng xi măng. Năm 1938 cầu được nới rộng ra ở hai bên để làm chỗ cho người đi bộ.  Sau khi vua Thành Thái bị truất phế, cầu nầy mới lấy tên Georges Clemenceau, một thủ tướng Pháp có công với trận thế chiến thứ nhất.  Sau khi Pháp mất chủ quyền ở Đông Dương thì cầu lấy tên là Nguyễn Hoàng, một vị chúa Nguyễn đầu tiên được trấn thủ ở đất Thuận Hóa. Bao lần thay đổi, người dân Huế vẫn quen gọi là Trường Tiền hay Tràng Tiền  vì ở gần đó có công trường đúc tiền của nhà nước. Cầu nầy thật sự có 6 nhịp 12 vài cầu chớ không phải 6 vài cầu 12 nhịp như ca dao đã ghi nhận theo sự nhận xét của nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn. Bởi lẽ, cầu này có năm trụ ớ giữa, cùng với hai mổ cầu ở hai đầu, chia chiếc cầu ra sáu khoảng không gian bằng nhau (6 nhịp).  Mỗi nhịp có 2 chiếc vài ở hai bên nhầm thay đổi mômen  lực, chuyển từ lực tác động xuống một điểm trên cầu (do người và vật đi qua) thành lực dàn đều trên mặt cầu, tránh sự cộng hưởng lực và nguy hại cho tuổi thọ chiếc cầu.

Dù có rất nhiều cầu bắc ngang sông Hương nhưng cầu Trường Tiền vẫn được người dân Huế ưa thích vì nó  có  nét đẹp riêng tư.  Cái duyên dáng của nó  như chiếc trâm cài trên mái tóc của nàng thơ tên là sông Hương được nhắc đến trong bài viết của Trần Đức Anh Sơn.  Nhìn thoáng  qua từ đằng xa, cầu gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược được thiết kế theo phong cách gô tíc, ở đầu cầu phía bắc thỉ  có chợ Đông Ba còn ở đầu phiá nam thì   có khách sạn  lâu đời Morin (1906). Cầu  Trường Tiền nay là một biểu tượng lịch sử quan trong ở cố đô Huế.

Version française

Plus ancien que le pont Long Biên  à Hanoï, le pont Trường Tiền  de Huế fut  conçu par la compagnie Schneider et Letellier en mai 1899.  Celle-ci commença à le construire  en mai 1899 et fêta son inauguration   le 18 décembre 1900 en présence du roi Thành Thái. On nota la première altercation virulente  de ce dernier avec le résident général Alexis Auvergne au moment de l’inauguration du nouveau pont enjambant la Rivière des Parfums. Fier de la prouesse technique et sûr de la solidité du pont, Alexis Auvergne n’hésita pas à dire à Thành Thái avec son  ton arrogant:

Quand vous aurez vu ce pont s’écrouler, votre pays sera indépendant.

Pour montrer l’importance que les autorités coloniales ont donnée à ce nouveau pont, elles lui octroyèrent un nouveau nom « Thành Thái ». Cela rendit l’empereur furieux car en prenant le prétexte que tout le monde put piétiner sur sa tête par le passage de ce pont, il interdît à ses sujets de l’appeler avec le nouveau nom et les incita se servir de l’ancien nom  « »Trường Tiền » .Quelques années plus tard, lors du passage d’une tempête violente (1904), le pont s’écroula  avec ses 4 travées dans l’eau. Thành Thái ne tarda pas à rappeler à Alexis Auvergne ce qu’il lui avait dit avec son humour noir. Alexis Auvergne rougit de honte et fut obligé de déguerpir devant ces propos gênants. En 1906, le nouveau tablier du pont fut refondu avec du ciment. En 1938, le pont fut élargi des deux côtés pour accueillir les piétons. Après la destitution du roi Thành Thái, ce nouveau pont prit  le nom de Georges Clemenceau, l’ancien premier ministre français ayant rendu des services méritoires à la Première Guerre mondiale.

Après que La France avait perdu la souveraineté  en Indochine, le pont prit le nom de Nguyễn Hoàng,  le premier seigneur des  Nguyễn  chargé  d’être le gouverneur du territoire Thuận Hóa. Malgré la changement de nom en plusieurs fois, les gens de Huế aimaient à l’appeler  encore sous le nom de Trường Tiền ou Tràng Tiền car à  sa proximité se trouvait un atelier de l’état destiné à faire des pièces de monnaie. Ce pont a en fait 6 travées et 12 butées mais non  pas 6 butées et  12 travées comme cela a été dit dans  la chanson populaire  selon la remarque  du  Dr.Trần Đức Anh Sơn.

Du fait que ce pont a cinq piles  au milieu, ainsi que deux culées à ses deux extrémités, il est divisé  en six espaces égaux (6 travées). Chaque travée comporte une butée de chaque côté  ayant le rôle de modifier la poussée  en  rendant  la force d’impact d’un point du pont (causée par le passage de personnes et d’objets) en une force uniformément répartie sur le tablier du pont, ce qui permet d’éviter  la résonance des forces et des dommages pour renforcer la pérennité du pont.

Bien qu’il y ait  de nombreux ponts sur la Rivière des Parfums, le pont Trường Tiền est préféré par les gens de Huế car il se distingue par sa  beauté particulière.  Son charme a été évoqué par le chercheur Trần Đức Anh Sơn comme  celui d’une broche accrochée dans la chevelure d’une jeune fille aimée  nommée  « Sông Hương » (Rivière des Parfums)  En l’observant de loin, on constate que ce pont se compose de 6 travées de poutres en acier en forme de peigne conçues dans un style gothique. À l’extrémité nord du pont se trouve le marché Đông Ba et à son extrémité sud, il y a l’hôtel Morin datant de l’époque coloniale  (1906) . Le pont Trường Tiền devient aujourd’hui  un symbole historique important dans l’ancienne capitale de Huế.

 

Nghinh Lương Đình (Pavillon de l’embarcadère royale)

Version française

Nghinh Lương đình  được xây dựng ở bờ bắc sông Hương, trước mặt toà Phu Văn Lâu dưới triều vua Tự Đức vào năm 1852 và được trùng tu lại dưới đời vua Thành Thái nhưng bị cơn bão vào năm 1904 nên công trình bị tàn phá nặng nề.  Sau nầy được dưới thời ngự trị của vua Khải Định (1918)  được xây dựng lại và kết nối với bến thuyền liền nhau nhưng vẫn giữ chức năng cũ. Đây là  nơi nghỉ chân và hóng mát của nhà vua trước khi xuống thuyền rồng để du ngoạn trên sông Hương. Công trình nầy được nằm dài  trên trục  chính từ Kỳ Đài truớc cửa Ngọ Môn  đến Phu Vân Lâu và  có một kiến trúc theo kiểu phương đình. Một gian, 4 chái được nối dài ra ở phía trước và phía sau  với nhà vỏ cua   qua máng xối được cấu tạo từ vật liệu kim loại. Bốn mặt của gian chính giữa đều được để trống. Còn ở giữa  bờ nóc của gian chính thì có  lưỡng long chầu nhật . Còn nhà vỏ cua thì ở bờ mái cũng có hình hồi long chầu mặt nguyệt  và ở cuối các bờ quyết  thì trang trí hình chim phượng. Các vì kèo gỗ được chạm trổ  một cách công phu ở trên mặt  với các hình ảnh mang các đề tài  bát bửu như: tù và, quạt vả, phát trần,  lẵng hoa và bầu rượu.  Mái nhà chính lợp ngói ống lưu ly vàng, hai nhà vỏ cua lợp ngói liệt men vàng.  Nghinh Lương đình  được xây dựng trên nền cao khoảng 90 cm cùng bó vỉa bằng gạch vồ và đá thanh.  Nơi phiá bờ sông thì có 13 bậc cấp dẫn xuống một hành lang xây sát mặt nước sông Hương. Nghìn Lương Đình là một trong hai công trình kiến trúc cùng Phu Văn Lâu không có nằm ở trong Đại Nội. Tuy nhiên hai công trình nầy được mọi người ở Việt Nam đều biết đến luôn cả du khách ở nước ngoài  vì hình ảnh của nó được in trên  tờ giấy 50.000 đồng Việt Nam.

Version française

Le pavillon Nghinh Lương a été construit devant Phu Văn Lâu (pavillon des Édits) sur la rive nord de la Rivière des Parfums sous le règne de l’empereur Tự Đức  en 1852. Puis  il  a été restauré à l’époque de l’empereur  Thành Thái . Puis il a subi  des dégâts importants  lors de la tempête  en 1904. Plus tard, sous le règne du roi Khải Đinh (1918), il a été reconstruit presque entièrement et relié à l’embarcadère tout en gardant son ancienne fonction. C’est le lieu de repos et de détente de l’empereur  avant de prendre une excursion en bateau sur la rivière des Parfums. Cet ouvrage architectural est situé sur l’axe principal de la tour du mât (Kỳ Đài) située en face de la porte principale Ngọ Môn jusqu’au pavillon des Édits (Phu Van) et possède une architecture du style de la maison communale. Une grand espace  entouré de 4 appentis, se prolonge en avant et en arrière par des maisons « en coquille de crabe » au moyen des gouttières de drainage en matériau métallique. L’espace central ne possède aucune porte  sur ses quatre côtés. Par contre  au milieu de son arête faitière,  on voit apparaître un globe enflammé (foudre)  vers lequel les deux dragons tournent la tête. Quant à la maison en « coquille de crabe », sur le toit, on retrouve également un couple  de dragons rendant hommage à la lune et l’ornement d’un phénix au bout de ses extrémités. Les fermes de toit en bois sont minutieusement sculptées sur leur façade avec des motifs représentant  la série des huit joyaux: corne, éventail en forme de feuille de figuier, époussette, panier de fleurs et calebasse à vin.

Le toit principal est recouvert de tuiles « Yin et Yang » jaunes et les deux maisons en coquille de crabe ont leurs tuiles vernissées jaunes. Le pavillon  Nghinh Lương a été construit sur une plate-forme d’environ 90 cm de haut avec les dalles de trottoir en pierre « thanh ». Au bord de la rivière, il y a  13 marches facilitant la descente vers un couloir construit près de la surface de l’eau de la Rivière des Parfums. Le pavillon « Nghinh Lương » est l’une des deux œuvres architecturales avec le pavillon  Phu Van, qui ne font pas partie de la Cité pourpre interdite. Pourtant, ces deux joyaux architecturaux sont connus de tous les gens y compris les touristes étrangers  au Vietnam car leur image est imprimée sur le billet de 50 000 VND.

 

 

Trường Lang ( Long couloir de la cité impériale de Huế)

 

 

Trường lang ở Đại Nội

Version française

Trong mười năm qua, trung tâm bảo tồn di tích ở Huế đã hồi phục lại trường lang chính với tổng chiều dài chừng 900 mét sau một thời gian bị  phá  hủy một cách trầm trọng chỉ còn nền móng vì chiến tranh thiên tai và nắng mưa.  Không những Trường Lang  có vai trò chính là bảo vệ các lối đi qua lại  và liên kết với các công trình kiến trúc khác ở Tử Cấm Thành mà  nó  còn là một hệ thống  kiến trúc có  mái che rất phong phú đa dạng. Tùy theo vị trí và hình dạng mà nó có tên gọi khác nhau như Trực Lang, Dực Lang và Hồi Lang nhưng Trường lang là tên gọi chung cho các hành lang nầy.  Trường Lang được xây dựng hoàn toàn bằng gổ quý và được bài trí rất cầu kỳ. Hệ thống nầy được phục hồi lại gần đây nhất là Dực lang nằm ở phía bên phải  điện Cần Chánh và  khánh thành vào cuối tháng 4/2016.  Một số bức ảnh của các vị vua nhà Nguyễn, 18 bài thơ của vua Minh Mạng và  hình ảnh tư liệu về kiến ​​trúc của các cung điện được treo dọc theo ở các hành lang nầy.

 

Version française

Au cours des dix dernières années, le centre de préservation des monuments de Huế a restauré le couloir principal Trường Lang d’une longueur totale d’environ 900 mètres après une période de destruction extrêmement  sévère, ne laissant que les fondations dues aux guerres, aux catastrophes naturelles et au changement climatique. Trường Lang a pour rôle principal de protéger non seulement les passages permettant  d’être en liaison avec d’autres œuvres architecturales de la Cité Interdite, mais c’est aussi un système architectural riche et diversifié doté de toits de protection. En fonction de  l’emplacement géographique du lieu et la forme, il porte différents noms tels que Trực Lang, Dực Lang et Hồi Lang, mais Trường Lang est le nom commun de ces couloirs. Trường Lang est entièrement construit en bois précieux et décoré avec beaucoup de raffinement trouvé dans l’art de Huế. La restauration la plus récente de ce système est Dực Lang située à droite du palais de Cần Chánh et elle a été inaugurée fin avril 2016. Quelques photos des rois de la dynastie des Nguyễn, 18 poèmes du roi Minh Mang et des documents photographiques concernant  l’architecture des palais  sont accrochés tout le long de ces couloirs.

 

Le belvédère des cinq phénix (Lầu Ngũ Phụng)

 Lầu Ngũ Phụng

Version française

Lầu ngũ phụng là một trong những công trình kiến trúc bậc nhất của triều  đại nhà Nguyễn ở Tử Cấm Thành. Nhìn tổng thể thì lầu Ngũ Phụng  chỉ có 5 dãy lầu mang  hình tượng 5 con chim phượng hoàng  đậu  xoè cánh thân thiết bên nhau.  Đây là  hình tượng mang tính cách liên tưởng đến sự hòa hợp âm dương nói lên  thời hoàng kim của nước Đại Nam hùng mạnh của vua Minh Mạng.  Phụng là loại chim  chỉ xuất hiện ở thời bình chớ thời loạn nó ẩn dật  trong truyền thuyết.  Lầu ngũ phụng thật sự là một  tổ hợp kiến trúc được dựng lên bằng gỗ lim và được xem như một lễ đài  dùng để tỗ chức các cuộc lễ hàng năm của triều đình như lễ Truyền Lô (nêu danh các sĩ phu trúng tuyển trong các khoa thi Hội, thi Đình), lễ Ban Sóc (lễ ban lịch năm mới), lễ Duyệt Binh v.v…Nó là  phần trên  của tổng thể kiến trúc Ngọ Môn mà  phần dưới là nền đài cao gần 6 thước, rộng 27 m và dài 58 m, được xây trên mặt bằng chữ U với phần lõm quay ra ngoài, vật liệu dùng là gạch vồ, đá thanh và đồng thau khiến hai phần trên dưới được ăn khớp nên có sự hài hoà từ tổng thể đến chi tiết theo sự nhận xét của nhà nghiên cứu  Phan Thuận An.  Chính ở  hệ thống nền đài  (thân cổng) nầy được thấy có 3 lối đi vào song song nhau: lối chính giữa dành cho vua, Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn dành cho các quan văn võ đi theo  trong đoàn ngự đạo. Còn có  thêm hai lối  bên hông nằm ở trong lòng của hai cánh chữ U  gọi là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn dành cho lính tráng và voi ngựa. Tất cả các lối đều có  cánh gỗ kiên cố và sơn màu đỏ thẫm chỉ trừ cửa chính giữa thì sơn màu vàng, màu dành cho Thiên Tử (con của Trời). Ở mặt tường trên vòm cửa giữa có gắn hai chữ Hán lớn: “Ngọ Môn”.  Ngọ  Môn tức là  là cổng chính  nằm ở phiá  nam. Theo Phan Thuận An , chữ  ngọ dùng ở đây có ý nghĩa mang tính không gian chớ không phải thời gian. Bởi vậy  là lúc mặt trời đứng bóng nên không thể dịch  Ngọ Môn bằng « Porte du midi » hay « Noon time gate » .  Lầu Ngũ Phụng  có hai tầng,  tầng dưới  thì để trống đón gió phô  ra một hệ thống  100 cột thanh thoát tựa như  các chân phụng và sơn màu đỏ. Chính ở tầng nầy có một một toà nhà giữa   có hệ thống cửa gương ở mặt trước và măt sau là nơi được vua ngự tọa để  xem duyệt binh khi có các cơ hội quan trọng. Còn tầng trên thì các gian nhà làm theo lối nhà giường phố biển ở miền trung thường gọi là nhà cổ diêm (*). Mặt trước  của dảy gian nhà  ở ô giữa thì  dùng cửa lá sách  còn xung quanh thì nong ván nhưng có thấy nhiều nơi  có cửa sổ với  các hình dạng khác nhau: hình cái quạt, hình tròn, hình cái khánh v. v. Tầng trên gồm có 9 nóc nhà, giáp các mái lại với nhau thành một dãy 5 lầu gác chạy dài theo chiều ngang và hai dãy khác bên hông, mỗi dãy hai lầu nhô ra phía trước. Toàn bộ mái nhà của lầu Ngũ Phụng đều lợp  bằng các gói ống tráng men màu xanh lục chỉ trừ  bộ mái ở dãy ô giữa thì màu vàng óng ả.

Các bờ nóc, bờ dải và góc mái đều được trang trí rất tỉ mỉ và lộng lẫy với các hình rồng, dơi, hưu, vịt , mây cụm hay hoa lá bốn mùa (lan, mai, cúc, trúc). Bởi vậy để nhắc  đến cổng thành Ngọ Môn,  mới có hai câu thơ dân gian như sau trong ca dao:

Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Một lầu vàng, tám lầu xanh, ba cửa thẳng, hai cửa quanh.

Triết lý  Âm Dương Ngũ  Hành nó được gắn bó mật thiết hằng ngày với đời sống của người dân Việt nên những con số âm dương cũng đươc áp dụng một cách chính xác ở  trong kiến trúc Ngọ Môn chẳng hạn số 5, số 9 và số 100. Ngọ  Môn  có 5 con phụng xoè cánh,  5 lối vào,  9 mái nhà và  100 cây cột nhà ở lầu Ngũ Phụng. Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An thì con số một trăm cây cột (100= 55+45) có được là từ  các số cộng lại tìm thấy ở trong Hà Đồ (55)  và Lạc Thư (45)  của Kinh Dịch. Đây không phải là ý kiến ​​của   chuyên gia Liễu Thượng Văn. Con số  một trăm (100) thể hiện sức mạnh trăm họ hay bách tính và phản ảnh quan điểm dân vi bản (lấy dân làm gốc)  trong việc cai trị của triều đại nhà Nguyễn. Nhưng dù thế nào  đi nửa  người xưa đã có ý gửi gắm nhiều ẩn số và ẩn ý sâu xa trong công trình kiến trúc  nầy qua lý thuyết  Âm Dương Ngũ Hành.  Ngọ môn được khởi công xây dựng  lại vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833). Đây không những là một kiệt tác  trong  nghệ thuật kiến trúc ở cố đô Huế  mà Ngọ  Môn còn mang đậm tính bản địa và bản sắc của dân tộc Việt.

(*) khoảng cách giữa hai mái gọi cổ diêm.

Version française

Le belvédère des Cinq phénix est l’une des œuvres architecturales les plus remarquables de la dynastie des Nguyễn dans la Cité interdite.  Dans l’ensemble,  on le voit comme un groupement de cinq rangées de dépendances  à l’image de 5 phénix juchés intimement avec leurs ailes déployées. C’est une image  que l’on aime associer à l’harmonie trouvée dans le Ying et le Yang et à l’âge d’or du puissant royaume  Đại Nam  dirigé par le roi Minh Mạng. Le phénix est un oiseau qui n’apparaît qu’en temps de paix et  se cache en cas de troubles  dans les légendes. Le belvédère des Cinq Phénix  est en fait un complexe architectural construit en bois de fer et il est  utilisé  comme la tribune de la cour royale  destinée à organiser des cérémonies annuelles  telles que la cérémonie Truyền Lô (nomination  des lettrés  dans les concours royaux et provinciaux), la cérémonie  Ban Sóc (publication  du nouveau  calendrier lunaire), cérémonie Duyệt Binh (défilé militaire) etc. Il est situé dans  la partie supérieure du complexe architectural Ngọ Môn tandis que  la partie inférieure de ce dernier est un puissant massif en maçonnerie environ de 6 mètres de haut, 27 m de large et 58 m de long  et construite sur une surface en forme de U avec la partie concave tournée vers l’extérieur. Le matériau utilisé est  en  brique, en pierre  « thanh »  et  en laiton. Selon l’observation du chercheur Phan Thuận An, ces deux parties sont bien engrenées  dans une cohésion parfaite, de la totalité de l’ensemble jusqu’aux détails.

C’est dans la partie inférieure du complexe architectural  Ngọ Môn  qu’on trouve  trois  portes parallèles dont celle située au milieu est  réservée uniquement au roi  tandis que les deux autres Tả Giáp Môn et  Hữu Giáp Môn sont pour les mandarins  faisant partie du cortège royal. Il y a aussi deux autres portes latérales situées au cœur des  deux ailes en forme de U appelées  Tả Dich Môn et Hữu Dich Môn. Celles-ci  sont destinées  aux soldats et aux éléphants. Toutes les portes ont des battants  en bois massif et peints en vermillon, à l’exception de la porte réservée au roi  peinte en jaune. C’est  la couleur préférée par le  Fils du Ciel. Il y a deux grands caractères écrits en caractères chinois: « Ngọ Môn » sur la façade de la porte principale  pour signifier que celle-ci est orientée dans la direction sud. Selon Phan Thuận An, le mot Ngọ utilisé porte  une signification liée à la notion d’espace mais il n’a  aucun rapport avec la notion de temps comme tant de gens  ont mal traduit  Ngọ Môn par la « Porte du midi » ou « Noon time gate ». Le belvédère des Cinq  Phénix a  deux étages.  Son étage inférieur est laissé  presque vacant  à part  le  système de 100 colonnes  visiblement dégagées et ressemblant aux pattes des  phénix et  peintes en rouge. C’est  dans cet étage qu’on trouve un bâtiment ayant un système de portes miroirs  établi sur sa façade extérieure pour permettre  au roi de voir le défilé militaire à des occasions importantes. Quant à son étage supérieur, on trouve les dépendances   construites dans le style d’architecture « cổ diêm (*)  trouvé fréquemment dans le centre du Viet Nam. Les fenêtres de devant de la rangée des dépendances  située dans la partie centrale  ont des persiennes  facilitant la vue  sur l’extérieur. D’autres fenêtres  sont  présentes aux alentours  sous des formes  très variées: éventail, cercle, gong etc.   L’étage supérieur se compose de 9 toits liés ensemble en une rangée  horizontale de 5 dépendances et deux rangées latérales  dont chacune  comporte deux appentis faisant saillie vers l’avant.

L’ensemble de la toiture du belvédère  Ngũ Phụng est recouvert de tuiles Yin et Yang vertes à l’exception de la rangée de la toiture de la partie centrale  avec des tuiles Yin et Yang jaunes. Les  arêtes,  les  rives et les coins  de la toiture sont tous magnifiquement et minutieusement  décorés  avec des figurines de dragons,  chauves-souris, cerfs,  canards,  bancs de nuages  ou de fleurs des quatre saisons (orchidée, abricot, chrysanthème, bambou).  Pour évoquer la porte méridienne Ngọ Môn, il y a deux vers  la décrivant dans la chanson populaire:

Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Một lầu vàng, tám lầu xanh, ba cửa thẳng, hai cửa quanh.

Le complexe architectural Ngọ Môn  comporte cinq portes  dont trois  sont droites et deux  latérales et neuf dépendances dont l’une est en jaune et les huit autres en vert. 

La théorie du Yin et du Yang continue à être liée intimement à la vie journalière des Vietnamiens de sorte que les chiffres du yin et du yang sont  également appliqués  dans l’architecture de  Ngọ Môn, tels que les nombres  5, 9 et  100. Le complexe Ngọ  Môn  a 5 phénix aux ailes déployées,  5 entrées, 9 toits et  100 colonnes du pavillon Ngũ Phụng. Selon le chercheur Phan Thuan An, ce nombre de cent colonnes correspond bien à la somme (100= 55+45) des nombres trouvés dans le plan du fleuve Hà Đồ (55) et l’Ecrit de la rivière Luo (Lạc thư cửu tinh đồ) (45) du Yi King. Ce n’est pas l’avis d’un autre spécialiste Liễu Thượng Văn. Selon ce dernier, cela représente la force de 100 familles ou du peuple (bách tính) et reflète bien la notion dân vi bản (prendre le peuple comme base) dans la gouvernance de la dynastie des Nguyễn. Mais de toute façon, les Anciens avaient l’intention de  vouloir transmettre ainsi  de nombreuses inconnues et des arrière-pensées dans cette œuvre architecturale à travers la théorie du Yin et Yang et des cinq éléments. Le complexe architectural Ngọ Mộn commença à être reconstruit  sous sa forme actuelle par le roi Minh Mang (1833). Ce n’est pas seulement un chef-d’œuvre de l’art architectural de l’ancienne capitale de Huế mais le complexe Ngọ Môn est porteur  de caractéristiques  locales et et de l’identité  du peuple vietnamien.

(*)  écart entre les deux toitures appelé (cố diêm)
 

Tài liệu tham khảo ( Références bibliographiques)

Kiên trúc cố đô Huế. Monuments of Huế.  Phan Thuận An. Nhà xuất bản Thuận Hóa 2001
Huế. Un centre culturel et touristique du Viet Nam. Lê Văn Hảo . Les Presses de l’UNESCO. 1982.
Di Tích Cung Đình Huế. Chu Văn Trứ .Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam. 

 

Palais An Định (Cung An Định, Huế)


Palais An Định

 

Version française 

Đây là  biệt cung của vua Khải Định khi ngài còn là  Phụng Hóa Công Nguyễn Phúc Bửu Đảo dưới thời ngự trị của vua Thành Thái, cha của vua Duy Tân. Được  toa lạc bên bờ sông An Cựu, nay là số 97 đường Phan Đình Phùng ở thành phố Huế.  Cung nầy được ngài dùng tiền riêng tư để xây cất  làm nơi thư giản, tiếp khách và tổ chức các bữa tiệc hoàng gia. Cung nầy trở thành từ 1922 tiềm đế của Đông Cung Thái tử Vĩnh Thùy tức là vua Bảo Đại về sau. Công trình nầy được thực hiện bởi các tay nghề kỹ xảo trong số đó có  một người thợ mộc tên là Nguyễn Văn Khá và  một họa sĩ nổi tiếng Lương Quang Duyệt.  Cổng chính được trang trí  bằng đồ sành theo phong cách baroque.  Được  thấy ở  giữa  gờ  của mái cổng chính có sự kết hợp lưỡng long chậu nhật đi cùng với mô típ mây và có luôn cả các cột trụ kiểu Cô ranh tơ trong kiến trúc Hy Lạp. Ngoài cổng chính, quần thể kiến trúc còn có  đình Trung Lập hình bát giác, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, hồ nước vân vân…

Lầu Khải Tường gồm có  ba tầng được xây dựng  trên nền đất có diện  tích  745 mét vuông và được trang trí rất công phu ở mặt tiền với các mô tip như  bắc đẩu bội tinh, thiên thần, bát bửu hoa văn vân vân…  theo phong cách  kiến trúc tân– cổ điển hỗn hợp cùng  các họa tiết  thường được thấy ở  trong văn hóa phương Đông như mô típ tứ linh (rồng, lân, qui, phụng). Còn bên trong của lầu đài thì ngoài sáu bích họa lộng lẫy kiêu sa sơn dầu treo trên tường,  còn thấy  ở  giữa đại sảnh  có một tượng đồng của hoàng tử Vĩnh Thùy  (tức là vua Bảo Đại) dưới ngọn đèn chùm đẹp lung linh. Các họa tiết  hoa văn ở  nơi nầy đều rất hiện đại trên vách tường và  thể  hiện phong cách phương  Tây khiến làm du khách  phải ngẫn ngơ không ít  trước cái đẹp lạ thường hiếm thấy ở các cung điện nhà Nguyễn.  Nhưng rất tiếc ngày nay toà nhà nầy bị hư  hỏng trầm trọng bởi  chiến tranh kéo dài từ bao nhiêu năm. Vả lại sau năm 1975  nó còn  là nơi khu nhà ở  tập thể dành cho các gia đình của các giáo sư ở  đại học Huế. Từ  năm 2002, chính quyền Việt Nam phải nhờ đến sự hổ  trợ tài chánh và kỹ  thuật của nuớc Cộng hoà liên bang Đức cùng  các chuyên gia của hội đoàn trao đổi  văn hóa Leibniz để phục hồi lại cho cung An Định. Chính tại nơi nầy  năm 1945, sau khi vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị và trao lại ấn kiếm cho cách mạng tháng 8, mẫu hậu Từ Cung tức là mẹ của vua Bảo Đại cùng  Nam Phương hoàng hậu và  các con cháu hoàng thất phải dọn ra đây ở. Cung An Đình  được xem ngày nay là một di tích lịch sử của một quá khứ đầy biến động mà du khách không thể bỏ qua cũng như Tử Cấm Thành khi đến tham quan Huế.

Le palais An Định (Huế). 

C’est la résidence privée  du roi Khải Định à l’époque où ce dernier était encore Phụng Hóa Công Nguyễn Phúc Bửu Đảo sous le règne du roi Thành Thái, père du roi Duy Tân. Situé sur la rive du fleuve  An Cựu, ce palais se trouve aujourd’hui au numéro 97 de la rue Phan Đình Phùng dans la ville de Huế.  Il a été construit par lui-même avec son propre argent  pour être à la fois un lieu destiné à se détendre, recevoir des invités et  organiser des banquets royaux. Il devint à partir de 1922 la résidence  du prince héritier Vĩnh Thùy, le futur roi Bảo Đại plus tard. Cet  ouvrage architectural a été réalisé par des artisans qualifiés, parmi lesquels  figuraient  un menuisier nommé Nguyễn Văn Khá et  un peintre connu sous le nom Lương Quang Duyệt.  Le portail  principal est orné d’éléments en céramique dans un style baroque. Au centre du faîte arêtière de ce dernier, on voit apparaître la combinaison d’un couple de dragons rendant leurs hommages au soleil reposant sur un lit de nuages et des piliers corinthiens dans l’architecture grecque. À part  ce portail principal, ce complexe architectural comporte  un pavillon octogonal Trung Lập dans la cour d’entrée, un palais Khải Tường à trois étages, un théâtre Cửu Tư Đài, un parc d’animaux, un lac etc.

Etant édifié sur le terrain d’une superficie de 745 m2, ce palais a été bien décoré laborieusement sur sa façade extérieure, des motifs tels que les insignes  de la légion d’honneur, les anges, les 8 joyaux agrémentés de fleurs etc. dans un style architectural néo-classique, mélangés avec ceux que l’on retrouve couramment dans la  culture orientale comme les  quatre animaux sacrés (dragon, licorne, tortue, phénix) etc. À l’intérieur du palais, outre les six superbes fresques murales peintes à l’huile, on trouve  dans le hall principal  une statue en bronze du jeune prince Vĩnh Thùy (Bảo Đại) sous un magnifique lustre scintillant.   Les motifs de décoration y sont très modernes  dans un style européen, ce qui ne  manque pas surprendre les visiteurs  en les amenant à découvrir l’exceptionnelle  beauté rarement trouvée dans les palais de la dynastie des Nguyễn. Mais c’est regrettable de voir aujourd’hui ce  bâtiment  dans un état de délabrement avancé en raison de la guerre qui a duré pendant de nombreuses années. De plus,  après 1975, il devint  l’endroit  où étaient logées plusieurs familles des enseignants de l’université de Hue. Depuis 2002, le gouvernement vietnamien dût compter sur le soutien financier et technique de la République fédérale d’Allemagne et des experts de l’association d’échanges culturels de  Leibniz pour restaurer le palais An Định. C’était en 1945 qu’après  l’abdication du roi Bảo Đại et sa remise du sceau  et de l’épée à la révolution d’août, la reine mère Từ Cung (mère du roi Bảo Đại) et  la reine Nam Phuong accompagnées par  leurs  descendants déménagèrent  ici. Le palais An Dinh est considéré aujourd’hui comme un vestige historique d’un passé tumultueux que les touristes ne peuvent pas ignorer  comme la Cité Interdite lors leur visite à Hué.

 

Suối mơ (Ruisseau de rêve)

Version française

English version

Thác mơ là một địa điểm được ưa thích bởi người dân cư ở Lăng Cô, HuếĐà Nẵng. Nó nằm cách xa thành phố Huế cỡ chừng 65 cây số và 45 cây số với thành phố Đà Nẵng. Nhờ vị trí không xa chi cho mấy với hai thành phố nên thường thấy cư dân ở các thành phố nầy hay đến đây tham quan và thư giãn lúc cuối tuần, nhất là với thời tiết nóng oi của miền trung. Địa điểm nó còn hoang dã nên du khách có thể hoà mình  với cảnh vật thiên nhiên và nghỉ chân dưới các nhà chòi tre được dựng dọc theo dòng suối với tiếng nước  thì thầm trong vắt tựa pha lê.

La cascade de rêve (ou ruisseau de rêve) est un lieu de prédilection pour les habitants de Lăng Cô, Huế et Đà Nẵng. Elle est située à peu près 65 kilomètres de la ville de Huế et 45 kilomètres de la ville de Đà Nẵng. Grâce à son emplacement  pas trop éloigné de ces deux villes, il est fréquent de voir leurs habitants venir jusqu’ici pour se détendre surtout à la fin de la semaine, notamment sous  la chaleur suffocante dans le centre du Vietnam. L’endroit est encore sauvage si bien que  les visiteurs peuvent donc s’immerger dans le paysage naturel et  se détendre  sous les toits en bambou construits tout le long du ruisseau murmurant  aux eaux limpides comme du cristal.

Dream Waterfall (or Dream Creek) is a favorite place for the people of Lăng Cô, Huế and Đà Nẵng. It is located about 65 kilometers from Huế city and 45 kilometers from Đà Nẵng city. By its favourable geographic position not too far from these two cities, it is common to see their residents coming here to relax, especially at the end of the week, in the sweltering heat of central Vietnam. The place is still wild so visitors can immerse themselves in the natural landscape and relax under the bamboo roofs built along the babbling brook with crystal clear water.

Le lagon Lập An (Lăng Cô, Thừa Thiên Huế)

Đầm Lập An (Lăng Cô, Thừa Thiên Huế).

Version française

English version

Nằm bên cạnh quốc lộ số 1 ở trong thị trấn Lăng Cô,  được bao bọc bởi núi Bạch Mã hùng vĩ,  đầm Lập An là một địa điểm tuyệt vời vì nó có nét đẹp hoang sơ và yên tĩnh mà còn có phần huyền ảo và kì diệu với ánh nắng lấp lánh dưới nước và mây phủ trên trời cùng vài chiếc thuyền chài neo trong đầm khiến tạo ra cho du khách có được một phong cảnh hữu tình. Nơi nầy có một thời xa xưa, đầm nầy còn được gọi là đầm sam vì trong đầm có nhiều con sam theo sách Đại Nam nhất thống chí  dưới thời vua Tự Đức nhà Nguyễn. Sau đó nó còn có nhiều tên khác  được gọi như Đầm Hậu hay Đầm An cư. Có một diện tích rộng 800 héc ta, đầm nầy là nơi giao thoa giữa biển và sông khiến đầm có nước lợ  tiện lợi  cho  cư dân ở đây khai thác để nuôi các loại thủy sản nhất là hàu đá trong môi trường thiên nhiên.  Lúc đầu dựng các cọc gỗ xuống đầm để hàu bám vào sinh sống. Tuy nhiên việc sử dụng cọc gỗ này tốn kém chi phí quá  nhiều vì  gỗ dễ  bị hỏng và thường xuyên mất rất  nhiều thời gian trong việc thay thế. Sau đó, người dân nhận thấy việc nuôi hàu bằng lốp xe cũ ít tốn kém chi phí và lại có thể sử dụng được lâu dài nên chuyển sang dùng lốp xe để nuôi hàu.  Hàu được nuôi phổ biến hiện nay trên giá thể lốp cao su. Có đến hàng ngàn chiếc lốp xe cũ được người dân thả xuống đầm để làm chỗ nuôi hàu hay vứt bên cạnh đầm khiến làm ô nhiễm môi trường trong nước.  Bởi vậy  phương thức nuôi bằng lốp xe sẽ  được thay thế trong tương lai bằng nuôi bè tre âm mặt nước. Đến đây, du khách có thể thưởng thức  các món ăn hải sản trong vùng ở các quán ăn được dựng lên ở xung quanh đầm.

Lagon Lap An

Version française

Situé à côté de la route nationale n ° 1 dans la ville de Lang Co et  entouré par  la majestueuse montagne Bạch Mã (Cheval Blanc), le lagon  Lập An est un endroit formidable car il  se distingue par la beauté d’une nature sauvage et sa tranquillité mais aussi  par la magie trouvée dans les rayons du soleil scintillant dans l’eau du lagon sous le ciel fréquemment nuageux,  ce qui crée avec quelques bateaux de pêche amarrés dans le lagon un paysage extraordinaire pour les visiteurs. À  une époque lointaine, on lui a donné le nom du  « lagon des limules » car on y a trouvé   beaucoup de limules selon le livre « Đại Nam nhất thống chí » sous le règne de  l’empereur Tự Đức de la dynastie des Nguyễn. Ensuite, ce lagon a pris d’autres noms comme Đầm Hậu ou Đầm An Cư. D’une superficie de 800 hectares, ce lagon est le lieu de croisement  entre la mer et le fleuve, ce qui rend son eau légèrement  salée dont les gens d’ici profitent pour élever toutes sortes de fruits de mer, notamment les huîtres de roche dans un milieu naturel. Au début, ils installaient des piquets en bois dans le lagon pour faire vivre les huîtres. Cependant, l’utilisation de ces piquet en bois coûte trop cher car ils se détériorent  facilement dans l’eau. Cela prend souvent beaucoup de temps pour leur remplacement. Après cela, les gens se sont rendu compte que l’élevage d’huîtres avec de vieux pneus coûte moins cher et leur emploi peut être durable. Alors le recours à  de vieux  pneus devient une nécessité dans l’ostréiculture. Les huîtres sont  désormais élevées sur des substrats de pneus en caoutchouc. Beaucoup de vieux pneus totalement usés et jetés  visiblement dans le lagon polluent  ainsi son milieu aquatique. C’est pour cela que la méthode d’élevage sur de vieux pneus sera remplacée dans  l’avenir par l’utilisation des radeaux en  bambou flottant à la surface de l’eau. En venant ici, les visiteurs peuvent déguster des fruits de mer  dans les restaurants installés autour du lagon.

English version

Located adjacent to  national road No. 1 (mandarin road)  in Lang Co City and surrounded by the majestic Bạch Mã (White Horse) Mountain, Lập An Lagoon is a great place because it is distinguished by the beauty of a wild nature and its tranquility but also by the magic found in the sun  rays glistening in the lagoon  water under the frequently cloudy sky, which creates with some fishing boats moored in the lagoon an extraordinary scenery for visitors. A long time ago, it was named the « horseshoe crab lagoon » because many horseshoe crabs were found here according to the book « Đại Nam nhất thống chí » during the reign of Emperor Tự Đức of the Nguyễn Dynasty. Next, this lagoon took other names such as Đầm Hậu or Đầm An Cư. Covering an area of 800 hectares, this lagoon is at the intersection of the sea and the river, which make its water slightly salty. People here take advantage of this situation in the seafood farming, in particular rock oysters in a natural environment. In the beginning, they installed wooden stakes in the lagoon to give life to the oysters. However, the use of this wooden stake is too expensive because it deteriorates easily in water. It often takes a long time to replace it. After that, people realized that oysters farming with old tires is cheaper and their use can be sustainable. So the use of old tires became a necessity in oyster farming. Oysters are now reared on rubber tire substrates. A lot of old tires, completely worn out and visibly thrown into the lagoon, pollute its aquatic environment. Therefore, the method of farming on old tires will be replaced in the future by the use of bamboo rafts floating on the  water surface. Visitors to the lagoon can enjoy seafoods in the restaurants around the lagoon.

Elevage des huîtres avec des piquets en bois
Nuôi hàu với các cọc gỗ ở đầm Lập An.

                                                                                                   

 

Pont doré de Ba Na Hills (Cầu vàng)

 

Được thiết kế bởi công ty TA Landscape Architecture có trụ sở ở TP Hồ Chí Minh và khánh  thành vào tháng 6 năm 2018 ở địa danh Bà Nà Hills, cái cầu vàng nầy  nó được dựng lên như một dải lụa đào màu vàng xinh đẹp  nhờ hai bàn tay nâng đở giữa một môi trường thiên nhiên.   Không những nó trở thành tuyệt tác ở nơi nầy và thu hút rất đông du khách ở trong và ngoài nước mà nó còn được nhắc  đến trong tờ báo Guardian của Anh quốc và các báo  thiết kế như  Design Boom, Street Art Globe vân vân.. Nó  có  chiều dài là 150 thước cùng với  8 nhịp cầu mà  nhịp lớn nhất là 21,2 thước  và có 7 trụ.

Étant conçu par TA Landscape Architecture, basé actuellement à Hô-Chi-Minh-Ville et inauguré en juin 2018 à Ba Na Hills, ce pont doré est construit comme un long ruban  de soie doré  soulevé par les deux mains dans un environnement naturel. Il est devenu non seulement  un chef-d’œuvre réussissant à séduire de nombreux touristes nationaux et étrangers mais il est également mentionné dans le journal britannique Guardian et dans les journaux de design tels que Design Boom, Street Art Globe etc.. Il est long de 150 mètres avec 8 travées dont la plus grande est de 21,2 mètres et a 7 piliers.

Being designed by TA Landscape Architecture, currently based in Ho Chi Minh City and inaugurated in June 2018 in Ba Na Hills, this golden bridge is built as a long golden silk ribbon lifted by the two hands in a natural environment. It has not only become a masterpiece succeeding in seducing many domestic and foreign tourists, but it is also mentioned in the British Guardian newspaper and design journals such as Design Boom, Street Art Globe etc.. It is 150 meters long with 8 spans, the largest of which is 21.2 meters and has 7 pillars.

 

 

Hôi An et son secret jardin (Vườn hoa bí mật)

Vườn hoa bí mật

Version française

Dưới trời nóng gay gắt ở phổ cổ lúc 12 giờ, tụi nầy tìm được trong một ngõ hẻm một quán ăn  được gọi là « khu vườn bí mật (Secret garden) ». Thật là tuyệt vời với một bầu không khí yên tĩnh. Các thức ăn cũng ngon miệng. Cách trang trí vườn hoa  rất thơ mộng khiến tụi nầy cũng không ngờ ở phố cổ Hôi An có một không gian ẩm thực xinh xắn như thế.

secret_jardin

A 12 heures, sous le soleil accablant dans le vieux quartier de Hội An, nous avons trouvé par hasard dans une ruelle un restaurant appelé « Secret Garden ». C’est merveilleux pour nous de trouver  une ambiance parfaitement calme. Les plats  sont également délicieux. La décoration du jardin fleuri est si poétique que nous ne nous attendons pas à ce qu’il y ait un si bel espace culinaire dans le vieux quartier de Hội An.