Stèle commémorative (Bia Tưởng Niệm)

 

Version française

Đựợc gọi là Bia Quốc học, công trình nầy xây cất vào đầu thế kỷ 20 để tưởng niệm những binh sỹ người Pháp và Việt đã hy sinh trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất chống Đức. Công trình nầy được chọn theo mẫu thiết kế của họa sỹ xuất sắc trong ngành mỹ thuật đồ họa, Tôn Thất Sa, hậu duệ  của chúa Nguyễn Phúc Chu. Đài được khởi công xây dựng ngày 12 tháng 5 năm 1920 và đã có hơn một trăm năm.  Theo  ông Nguyễn Đình Hoè, đài nầy được dựng theo dáng một bình phong lớn, có mái che, hai tầng và trên nền có bậc thềm. Các hoạ tiết trang trí, kiến trúc, điêu khắc đều mang phong cách kiến trúc của thời Nguyễn. Vì thế nên không bị hũy phá mà còn được sùng tu lại trông rất xinh xắn và hài hoà với quan cảnh hài hoà của sông Hương và trước mặt trường Quốc Học.

Étant appelée maintenant « Bia Quốc Học (Stèle de l’École Nationale)», cette stèle commémorative a été édifiée au début du XXème siècle pour se souvenir des soldats français et vietnamiens morts lors de la Première Guerre mondiale contre l’Allemagne. Ce monument  a été sélectionné selon le modèle proposé par  l’artiste de son temps dans l’industrie des arts graphiques, Tôn Thất Sa, un descendant du seigneur Nguyễn Phúc Chu. Sa construction commença  le 12 mai 1920 et data aujourd’hui plus de cent ans. Selon Mr. Nguyễn Đình Hoè, ce monument a été édifié sous la forme d’un grand paravent doté d’un toit, comportant deux étages  et établi sur une plate-forme avec des marches. Les motifs décoratifs, l’architecture et la sculpture sont tous dans le style architectural de la dynastie des Nguyễn. C’est pour cela qu’il n’a pas été détruit. Par contre, sa rénovation récente est superbe et en harmonie  avec le cadre enchanteur de la rivière des Parfums et en face de l’École Nationale de Huế.

Nghinh Lương Đình (Pavillon de l’embarcadère royale)

Version française

Nghinh Lương đình  được xây dựng ở bờ bắc sông Hương, trước mặt toà Phu Văn Lâu dưới triều vua Tự Đức vào năm 1852 và được trùng tu lại dưới đời vua Thành Thái nhưng bị cơn bão vào năm 1904 nên công trình bị tàn phá nặng nề.  Sau nầy được dưới thời ngự trị của vua Khải Định (1918)  được xây dựng lại và kết nối với bến thuyền liền nhau nhưng vẫn giữ chức năng cũ. Đây là  nơi nghỉ chân và hóng mát của nhà vua trước khi xuống thuyền rồng để du ngoạn trên sông Hương. Công trình nầy được nằm dài  trên trục  chính từ Kỳ Đài truớc cửa Ngọ Môn  đến Phu Vân Lâu và  có một kiến trúc theo kiểu phương đình. Một gian, 4 chái được nối dài ra ở phía trước và phía sau  với nhà vỏ cua   qua máng xối được cấu tạo từ vật liệu kim loại. Bốn mặt của gian chính giữa đều được để trống. Còn ở giữa  bờ nóc của gian chính thì có  lưỡng long chầu nhật . Còn nhà vỏ cua thì ở bờ mái cũng có hình hồi long chầu mặt nguyệt  và ở cuối các bờ quyết  thì trang trí hình chim phượng. Các vì kèo gỗ được chạm trổ  một cách công phu ở trên mặt  với các hình ảnh mang các đề tài  bát bửu như: tù và, quạt vả, phát trần,  lẵng hoa và bầu rượu.  Mái nhà chính lợp ngói ống lưu ly vàng, hai nhà vỏ cua lợp ngói liệt men vàng.  Nghinh Lương đình  được xây dựng trên nền cao khoảng 90 cm cùng bó vỉa bằng gạch vồ và đá thanh.  Nơi phiá bờ sông thì có 13 bậc cấp dẫn xuống một hành lang xây sát mặt nước sông Hương. Nghìn Lương Đình là một trong hai công trình kiến trúc cùng Phu Văn Lâu không có nằm ở trong Đại Nội. Tuy nhiên hai công trình nầy được mọi người ở Việt Nam đều biết đến luôn cả du khách ở nước ngoài  vì hình ảnh của nó được in trên  tờ giấy 50.000 đồng Việt Nam.

Version française

Le pavillon Nghinh Lương a été construit devant Phu Văn Lâu (pavillon des Édits) sur la rive nord de la Rivière des Parfums sous le règne de l’empereur Tự Đức  en 1852. Puis  il  a été restauré à l’époque de l’empereur  Thành Thái . Puis il a subi  des dégâts importants  lors de la tempête  en 1904. Plus tard, sous le règne du roi Khải Đinh (1918), il a été reconstruit presque entièrement et relié à l’embarcadère tout en gardant son ancienne fonction. C’est le lieu de repos et de détente de l’empereur  avant de prendre une excursion en bateau sur la rivière des Parfums. Cet ouvrage architectural est situé sur l’axe principal de la tour du mât (Kỳ Đài) située en face de la porte principale Ngọ Môn jusqu’au pavillon des Édits (Phu Van) et possède une architecture du style de la maison communale. Une grand espace  entouré de 4 appentis, se prolonge en avant et en arrière par des maisons « en coquille de crabe » au moyen des gouttières de drainage en matériau métallique. L’espace central ne possède aucune porte  sur ses quatre côtés. Par contre  au milieu de son arête faitière,  on voit apparaître un globe enflammé (foudre)  vers lequel les deux dragons tournent la tête. Quant à la maison en « coquille de crabe », sur le toit, on retrouve également un couple  de dragons rendant hommage à la lune et l’ornement d’un phénix au bout de ses extrémités. Les fermes de toit en bois sont minutieusement sculptées sur leur façade avec des motifs représentant  la série des huit joyaux: corne, éventail en forme de feuille de figuier, époussette, panier de fleurs et calebasse à vin.

Le toit principal est recouvert de tuiles « Yin et Yang » jaunes et les deux maisons en coquille de crabe ont leurs tuiles vernissées jaunes. Le pavillon  Nghinh Lương a été construit sur une plate-forme d’environ 90 cm de haut avec les dalles de trottoir en pierre « thanh ». Au bord de la rivière, il y a  13 marches facilitant la descente vers un couloir construit près de la surface de l’eau de la Rivière des Parfums. Le pavillon « Nghinh Lương » est l’une des deux œuvres architecturales avec le pavillon  Phu Van, qui ne font pas partie de la Cité pourpre interdite. Pourtant, ces deux joyaux architecturaux sont connus de tous les gens y compris les touristes étrangers  au Vietnam car leur image est imprimée sur le billet de 50 000 VND.

 

 

Palais An Định (Cung An Định, Huế)


Palais An Định

 

Version française 

Đây là  biệt cung của vua Khải Định khi ngài còn là  Phụng Hóa Công Nguyễn Phúc Bửu Đảo dưới thời ngự trị của vua Thành Thái, cha của vua Duy Tân. Được  toa lạc bên bờ sông An Cựu, nay là số 97 đường Phan Đình Phùng ở thành phố Huế.  Cung nầy được ngài dùng tiền riêng tư để xây cất  làm nơi thư giản, tiếp khách và tổ chức các bữa tiệc hoàng gia. Cung nầy trở thành từ 1922 tiềm đế của Đông Cung Thái tử Vĩnh Thùy tức là vua Bảo Đại về sau. Công trình nầy được thực hiện bởi các tay nghề kỹ xảo trong số đó có  một người thợ mộc tên là Nguyễn Văn Khá và  một họa sĩ nổi tiếng Lương Quang Duyệt.  Cổng chính được trang trí  bằng đồ sành theo phong cách baroque.  Được  thấy ở  giữa  gờ  của mái cổng chính có sự kết hợp lưỡng long chậu nhật đi cùng với mô típ mây và có luôn cả các cột trụ kiểu Cô ranh tơ trong kiến trúc Hy Lạp. Ngoài cổng chính, quần thể kiến trúc còn có  đình Trung Lập hình bát giác, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, hồ nước vân vân…

Lầu Khải Tường gồm có  ba tầng được xây dựng  trên nền đất có diện  tích  745 mét vuông và được trang trí rất công phu ở mặt tiền với các mô tip như  bắc đẩu bội tinh, thiên thần, bát bửu hoa văn vân vân…  theo phong cách  kiến trúc tân– cổ điển hỗn hợp cùng  các họa tiết  thường được thấy ở  trong văn hóa phương Đông như mô típ tứ linh (rồng, lân, qui, phụng). Còn bên trong của lầu đài thì ngoài sáu bích họa lộng lẫy kiêu sa sơn dầu treo trên tường,  còn thấy  ở  giữa đại sảnh  có một tượng đồng của hoàng tử Vĩnh Thùy  (tức là vua Bảo Đại) dưới ngọn đèn chùm đẹp lung linh. Các họa tiết  hoa văn ở  nơi nầy đều rất hiện đại trên vách tường và  thể  hiện phong cách phương  Tây khiến làm du khách  phải ngẫn ngơ không ít  trước cái đẹp lạ thường hiếm thấy ở các cung điện nhà Nguyễn.  Nhưng rất tiếc ngày nay toà nhà nầy bị hư  hỏng trầm trọng bởi  chiến tranh kéo dài từ bao nhiêu năm. Vả lại sau năm 1975  nó còn  là nơi khu nhà ở  tập thể dành cho các gia đình của các giáo sư ở  đại học Huế. Từ  năm 2002, chính quyền Việt Nam phải nhờ đến sự hổ  trợ tài chánh và kỹ  thuật của nuớc Cộng hoà liên bang Đức cùng  các chuyên gia của hội đoàn trao đổi  văn hóa Leibniz để phục hồi lại cho cung An Định. Chính tại nơi nầy  năm 1945, sau khi vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị và trao lại ấn kiếm cho cách mạng tháng 8, mẫu hậu Từ Cung tức là mẹ của vua Bảo Đại cùng  Nam Phương hoàng hậu và  các con cháu hoàng thất phải dọn ra đây ở. Cung An Đình  được xem ngày nay là một di tích lịch sử của một quá khứ đầy biến động mà du khách không thể bỏ qua cũng như Tử Cấm Thành khi đến tham quan Huế.

Le palais An Định (Huế). 

C’est la résidence privée  du roi Khải Định à l’époque où ce dernier était encore Phụng Hóa Công Nguyễn Phúc Bửu Đảo sous le règne du roi Thành Thái, père du roi Duy Tân. Situé sur la rive du fleuve  An Cựu, ce palais se trouve aujourd’hui au numéro 97 de la rue Phan Đình Phùng dans la ville de Huế.  Il a été construit par lui-même avec son propre argent  pour être à la fois un lieu destiné à se détendre, recevoir des invités et  organiser des banquets royaux. Il devint à partir de 1922 la résidence  du prince héritier Vĩnh Thùy, le futur roi Bảo Đại plus tard. Cet  ouvrage architectural a été réalisé par des artisans qualifiés, parmi lesquels  figuraient  un menuisier nommé Nguyễn Văn Khá et  un peintre connu sous le nom Lương Quang Duyệt.  Le portail  principal est orné d’éléments en céramique dans un style baroque. Au centre du faîte arêtière de ce dernier, on voit apparaître la combinaison d’un couple de dragons rendant leurs hommages au soleil reposant sur un lit de nuages et des piliers corinthiens dans l’architecture grecque. À part  ce portail principal, ce complexe architectural comporte  un pavillon octogonal Trung Lập dans la cour d’entrée, un palais Khải Tường à trois étages, un théâtre Cửu Tư Đài, un parc d’animaux, un lac etc.

Etant édifié sur le terrain d’une superficie de 745 m2, ce palais a été bien décoré laborieusement sur sa façade extérieure, des motifs tels que les insignes  de la légion d’honneur, les anges, les 8 joyaux agrémentés de fleurs etc. dans un style architectural néo-classique, mélangés avec ceux que l’on retrouve couramment dans la  culture orientale comme les  quatre animaux sacrés (dragon, licorne, tortue, phénix) etc. À l’intérieur du palais, outre les six superbes fresques murales peintes à l’huile, on trouve  dans le hall principal  une statue en bronze du jeune prince Vĩnh Thùy (Bảo Đại) sous un magnifique lustre scintillant.   Les motifs de décoration y sont très modernes  dans un style européen, ce qui ne  manque pas surprendre les visiteurs  en les amenant à découvrir l’exceptionnelle  beauté rarement trouvée dans les palais de la dynastie des Nguyễn. Mais c’est regrettable de voir aujourd’hui ce  bâtiment  dans un état de délabrement avancé en raison de la guerre qui a duré pendant de nombreuses années. De plus,  après 1975, il devint  l’endroit  où étaient logées plusieurs familles des enseignants de l’université de Hue. Depuis 2002, le gouvernement vietnamien dût compter sur le soutien financier et technique de la République fédérale d’Allemagne et des experts de l’association d’échanges culturels de  Leibniz pour restaurer le palais An Định. C’était en 1945 qu’après  l’abdication du roi Bảo Đại et sa remise du sceau  et de l’épée à la révolution d’août, la reine mère Từ Cung (mère du roi Bảo Đại) et  la reine Nam Phuong accompagnées par  leurs  descendants déménagèrent  ici. Le palais An Dinh est considéré aujourd’hui comme un vestige historique d’un passé tumultueux que les touristes ne peuvent pas ignorer  comme la Cité Interdite lors leur visite à Hué.

 

Musée de la culture de Sa Huỳnh (Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh)

Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh

Khi đến Hội An, du khách có dịp đến tham quan một bảo  tàng có một không hai. Nó nằm sát gần cầu chùa và ngang mặt vơi hội quán Quảng Đông.  Đấy là bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh, một nền văn hoá cổ có trước nền văn hóa Chămpa được phát triển dọc theo bờ biển ở miền trung Việtnam (từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận, Bình Thuận) cùng thời với văn hoá Đồng Sơn. Nét nổi bật của nền văn hóa Sa Huỳnh thường thấy ở trong các chum hỏa táng qua sự phong phú của sắt. 

De passage à Hôi An, le touriste a l’occasion de visiter un musée exceptionnel. Celui-ci est situé à proximité du pont pagode et en face de la congrégation cantonaise. Il s’agit du musée de la culture Sa Huỳnh, une culture très ancienne qui est antérieure à la culture du  Champa et qui s’est développée tout le long de la côte du centre du Vietnam (de la région Thừa Thiên Huế jusqu’à Ninh Thuận, Bình Thuận)   à la même époque de la culture de Đồng Sơn. Le point culminant de la culture Sa Huynh se trouve souvent dans les jarres funéraires  grâce à l’abondance de fer.

Bleus de Huế (Đồ sứ men lam Huế).

Đồ sứ men lam Huế

Version française

Được chế tạo từ đất sét và được trải qua một quá trình biến đổi vĩnh viễn với các vật liệu khác  như cát (silice), thạch anh (quartz), đá bồ tạt  (feldspath), cao lãnh (kaolin), petuntse (đất bồ tạt)   vân vân …bằng cách trộn và nung qua lửa có nhiệt độ thấp cao khác nhau khiến đồ gốm chia ra được thành ba nhóm (đồ đất nung, đồ sành và đồ sứ) dùng phục vụ cho các mục đích khác nhau. Một loại sản phẩm đồ gốm Việt Nam mà được các nhà sưu tầm cổ vật ngoại quốc vẫn còn ưa thích đó là đồ  sứ men lam Huế. Bởi vậy một chén bát sứ trang trí rồng và kỳ lân ở giữa lừng mây, có tráng men màu xanh lam với  rìa miệng  viền bằng kim loại ở phòng trưng bày Drouot tại Paris, ngày 16 tháng 10 năm 2019 được bán đấu giá  với giá là 110 500€. Tại sao gọi là đồ sứ men lam Huế ? Thành ngữ « Đồ sứ men lam Huế (Les bleus de Huế)» nầy được một nhà giáo sư ngôn ngữ  phương đông  ở Hànội, Louis Chochod (1877-1957) dùng dưới thời kỳ Pháp thuộc để ám chỉ Huế là nơi mà ông khám phá ra  có nhiều các đồ sứ men lam. Ông tưởng rằng các đồ sứ nầy đều xuất phát từ  lò gốm Long Thọ ở ngoại ô Huế. Nhưng thật sự có đến hai dòng đồ sứ khác nhau, hai chủng loại khác nhau. Một dòng đồ sứ làm tại Huế dưới thời vua Minh Mạng có nước men trắng đục còn một dòng mà được người Trung Hoa sản xuất cho triều đình Việt Nam suốt hai thế kỷ 18 và 19 cho đến mãi sau cuộc cách mạng lãnh đạo bởi Tôn Dật Tiên với những yêu cầu riêng tư về hình dáng, màu sắc  hoa văn trang trí, thơ văn minh họa và hiệu đề. Chính đây là đồ sứ «ký kiểu» mà được học giả Vương Hồng Sển dùng trong công trình  «Khảo cứu  về đồ sứ men lam Huế » được nhà xuất bản Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh in vào năm 1993. Đồ sứ nầy không hẳn ở Huế mà thôi   còn thấy có ở Hà Nội (Đàng Ngoài) thời Lê-Trịnh nên cần có thêm niên đại để biết rõ thời nào đặt hàng từ Trung Quốc. Nhà khảo cứu Trần Đức Anh Sơn sử dụng các định ngữ chỉ thời gian đi kèm: đồ sứ ký kiểu thời Lê-Trịnh, đồ sứ ký kiểu thời chúa Nguyễn, đồ sứ ký kiểu thời Tây Sơn hay đồ sứ ký kiểu thời nhà Nguyễn. Các đồ sứ ký kiểu thời Lê-Trịnh dùng ở trong triều đình đều có mang trên các cổ vật hiệu đề viết bằng chữ Hán Nội Phủ (Neifu) và Khánh Xuân thị  tả được sản xuất sau đó dưới thời chúa Trịnh Sâm. Tác giả  Loan de Fontbrune dịch Khánh Xuân là mừng xuân hay là cung điện của mùa xuân vĩnh cửu (Palais du printemp éternel). Nhưng đâu có cung điện hay phủ chúa nào mang thời đó tên nầy ở Thăng Long. Có nhiều ý kiến còn trong vòng tranh luận về đồ sứ Khánh Xuân  thị tả. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn dựa trên hai chữ Khánh-Thọ viết trên đồ sứ mà cho rằng đây là đồ sứ đặt làm nhân dịp lễ Khánh Thọ của vua Lê, tổ chức tại điện Cần Chính để đón mừng mùa xuân. Còn có một ý kiến khác cho rằng  đây là đồ sứ  tế tự  được làm vào thời Trịnh Sâm để mừng sinh nhật các chúa Trịnh. Còn nhà chuyên gia về đồ sứ Philippe Trương thì xem đồ sứ Khánh Xuân  thị tả là đồ tế tự trong chính cung miếu. Từ tả dùng ở trong hiệu đề cố ý để nhấn mạnh sự quan trọng của dòng đồ này so với dòng đồ sứ có các hiệu đề Nội phủ thị. Các sản phẩm nầy là  những đồ dùng có chất lượng cao nhầm cung ứng cho nhu cầu của phủ chúa Trịnh. Những đồ “ngự dụng” luôn luôn phải tuân theo những quy tắc rất nghiêm ngặt. Chẳng hạn từ thời Lê-Trịnh đến thời Nguyễn, vua và thái tử mới được sử dụng hình rồng 5 móng còn các thái tử khác chỉ có quyền dùng hình rồng 4 móng mà thôi. Chữ Nội phủ (Neifu) dùng để chỉ tất cả cung điện nằm ở trong hoàng thành.

Các đồ sứ dành cho cung điện hoàng gia đều có mang dưới  đáy hiệu đề Nội Phủ  bằng tiếng Hán kèm theo chỉ dẫn chính xác về vị trí của cung điện nào mà các đồ sứ nầy được sử dụng. Đây là các đồ sứ  có hiệu đề:

  • Nội phủ thị Trung (chính điện), chỉ dành cho vua sử dụng. Trang trí trên những đồ sứ này chủ yếu là rồng.
  • Nội phủ thị Hữu (hữu cung), dành cho hoàng hậu. Hoa văn trang trí thường thấy là rồng và phượng.
  • Nội phủ thị Đông (đông cung), dành cho các hoàng tử. Hoa văn trang trí thường thấy là kỳ lân, các loại chim và hoa.
  • Nội phủ thị Nam (nam cung) thì một số người nói dành cho sinh hoạt của cung phi và cung tần hay dành cho ngự trù (bếp). Hoa văn trang trí thường là hoa sen, tôm cua và vịt.
  • Nội phủ thị Bắc (bắc cung), thì dành cho các công chúa.
  • Nội phủ thị Đoài (tây cung), dường như dành cho cung phi. Hoa văn trang trí thường là phong cảnh. Hơn nửa hiệu đề được viết chữ nổi trên nền trắng trong khi hiệu đề của các đồ sứ khác đều được viết màu xanh lam dưới men.

Đây là những đồ sứ men lam Huế mà được kỳ tài Đường Anh  làm dưới thời vua Càn Long. Hình như Trịnh Sâm là người đầu tiên đặt đồ ngự dùng ở lò sứ Cảnh Đức trấn theo ý riêng của mình.  Trịnh Sâm là con người rất có nhiều tham vọng, có ý soán ngôi vua nhà Lê nên cử sứ thần Vũ Thân Triệu sang Tàu để nhà Thanh phong mình làm vua. Khi việc không thành nên  Vũ Thân Triệu tự  vận còn  Trịnh Sâm mang hết  cả đồ sứ Nội Phủ dâng cho vua Lê Hiến Tông. Việc nầy cho thấy Trịnh Sâm coi thường vua, có thể bị chém đầu vì tội dám lấy đồ cũ cho vua và đặt đồ Khánh Xuân sau đ ó cho mình. Khi chế độ của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài cáo chung vào năm 1787 sau 245 năm với 11 đời chúa  Trịnh trị vì thì  vua Lê Chiêu Thống ra lệnh đốt toàn phủ chúa chấm dứt từ  đó quyền lực của chúa Trịnh.  Sau đó có có cuộc nổi loạn của anh em nhà Tây Sơn gốc Bình Định ở miền trung Viêt Nam chống lại chúa Nguyễn ở Đàng Ngoài.  Lúc đầu chịu hợp tác với chúa Trịnh dẫn đến sự ra đời của một triều đại mới  nhà  Tây Sơn, vua Quang Trung Nguyễn Huệ  đống đô ở Phú Xuân (1788). Sau đó ngài diệt  luôn nhà Lê ở Đàng Trong sau khi dành được chiến thắng với quân nhà Thanh ở Đống Đa (Hà-Nội). Chính trong thời gian ngài  trị vì,  ngài  thâu tóm đồ  sứ  của vua Lê chúa Trịnh  đem một phần lớn về  Phú  Xuân (Huế)  các dòng đồ  sứ  Nội  Phủ  thị  và Khánh Xuân thị tả nhưng cũng có còn lại rải rác ở Bắc Hà  (di thần triều Lê) hay là ở Bình Định (quê hương cùa nhà Tây Sơn). Tuy nhiên cũng  có  xuất hiện dòng đồ sứ men lam có hiệu đề Trần Ngoạn từ lò gốm hạng hai của Trung Quốc  nhưng không  có chất lượng cao về chất liệu và màu sắc theo sự nhận xét của các nhà khảo cứu  Trần Đức Anh Sơn và Philippe Trương.

Thời gian nhà Tây Sơn rất ngắn ngủi chỉ tồn tại chỉ có 24 năm nhất là với cái chết đột ngột của vua Quang Trung nên không có gì xuất sắc đáng kể trên nghệ thuật đồ sứ. Ngược lại ngài thành công trong việc thể hiện khát vọng của dân tộc bằng cách hình thành và phát triển chữ nôm thoát khỏi ảnh hưởng Trung hoa. Sau đó đến triều đại Nhà Nguyễn. Theo nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn, dù có được 13 vua tri nhưng chỉ có 5 vua như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức Khải Định còn  có gửi sứ bộ sang Trung Quốc với nhiều mục đích khác nhau như cầu phong, tạ ân, chúc mừng, mua đồ sứ ký kiểu cho triều đình vân vân…  Mỗi vua  một gu khác nhau. Chính dưới triều đại vua Gia Long  mới thấy có một xưởng chế tác đồ gốm tại LongThọ do nhà nước quản lý trực tiếp. Nhưng đổ sứ nầy chỉ đạt đến trình độ gốm tráng men cao cấp và được dùng ở bản địa mà thôi. Chính đồ sứ nầy mà nhà giáo sư ngôn ngữ  phương đông ở Hànội, Louis Chochod lầm tưởng gọi là « Đồ sứ men lam Huế ». Ngược lại  dưới thời vua Gia Long,  khi Nguyễn Du được vua cử đi làm sứ thần sang Tàu đời vua Gia Khánh (Jiaqing) năm 1813, ông có tìm đến lò Ngoạn Ngọc đặt làm một bộ chén trà Mai Hạc. Đây là một tác phẩm Việt tuyệt vời với bàn tay uyển chuyển của nghệ nhân tài ba Trung Hoa và được sản xuất lại nhiều lần. Bộ chén trà nầy gồm một đĩa đựng,  ba chén quân và một chén tống. Đây là cách uống trà của người dân Việt  chớ không phải cách uống trà của người Tàu vì khi uống trà, trà được rót từ bình trà vào chén tống, sau đó từ chén tống lại rót vào các chén quân nhỏ hơn  chén tống. Lại có thêm hai câu thơ lục bát tiếng nôm bất hủ của Nguyễn Du viết bên trái trong đĩa đựng:

Nghêu ngao vui thú yên hà  
Mai là bạn cũ, hạc là người  quen

để nói lên  tâm trạng của mình. Ông không còn bị công danh trói buộc mà chỉ muốn tiếp xúc với hạng người sống hiên ngang chịu nhiều  thử thách trong cuộc sống như  mai  nở bông đầu tiên trong mùa đông gió lạnh và hạng người quân tử mang niềm ước ao được sống thọ như hạc mà thôi.

Tại sao các đồ sứ nầy làm ở Trung Hoa mà không ở Việt Nam? Theo tác giả Loan de Fontbrune thì trong thời kỳ còn là chư hầu của Trung Quốc thì  nước Việt ta có tục lệ hay thường gửi sứ bộ sang Tàu để triều cống cho các hoàng đế Trung Hoa. Ngược lại các vua Việt cùng các quan có quyền đặt các đồ sứ ở ngự xưởng  Jindezhen (Cảnh Đức trấn) tại tỉnh Giang Tây theo kiểu mẫu và sở thích riêng tư  mà sứ bộ mang sang lúc đến  Bắc Kinh. Thường thấy vào cuối thế kỷ 19, các đồ sứ nầy được có thêm viền kim loại  ở rià miệng để tránh sự phá vỡ. Chính ở thế kỷ nầy, khi giới trung lưu ở Trung Quốc có khả năng tài chính dồi dào thì không những có các lò gốm ở  Cảnh Đức trấn sản xuất mà có luôn cả các lò khác tại Giang Tây cũng tham gia vào việc phổ biến  đồ sứ men lam Huế một cách độc lập để người Trung Hoa có thể mua  dùng  cũng như người dân Việt. Bởi vậy đồ sứ nầy được xem là giả, ai cũng có thể mua được. Theo học giả Vương Hồng Sển thì hai chữ « ký kiểu » chưa hẳn là đồ thiệt có thể đồ sứ nhái các đồ sứ qúi hiếm của thời trước. Bởi vậy cần dùng thêm hai chữ « đặc chế » nghĩa là được chế tạo một cách đặc biệt. Để phân biệt các đồ sứ thật với đồ giả thì cần phải biết so sánh bột đất sét /thạch cao, chất lượng của men và nét vẽ, lớp men phủ,  cách thức trang trí hoa tiết vân vân …Tại sao các đồ sứ nầy đều được chế tạo  với màu hoa lam? Theo học giả Vương Hồng Sển  thì dưới thời nhà Nguyên của Hốt Tất Liệt, nhờ sự du nhập của các thương nhân người Hồi (Á Rập)  nên mà người Trung Hoa  mới biết  màu lam nguyên chất lấy từ trong bạch kim (cobalt) mà họ gọi từ đây là Hồi thanh (bleu mahometan) hay bleu de cobalt nhập từ xứ  Ba Tư (Perse). Bột màu coban người Hồi đã biết dùng từ  lâu. Cụ thể được tìm thấy cái bát đồ nung trang trí  xanh lam trắng với hai dòng chữ thư pháp « Hạnh Phúc » dưới thời kỳ caliph Abbas  (Iraq) ở  thế kỷ thứ 9. Người Hoa dùng từ đây  bột  màu xanh lam để vẽ hình dưới men (décor sous couverte)  trên các đồ  sành  nền trắng.  Bột màu ô-xít coban  có thể chịu được nhiệt độ nung cao theo yêu cầu. Hơn nửa nét bút vẽ tinh vi của nghệ  nhân nó linh động hơn so với các bột màu khác bởi vì màu xanh Hồi có sức phát màu rất mạnh khiến làm họa tiết có chổ đậm nhạt sáng tối khác nhau  tùy theo bàn tay khéo léo và óc sáng kiến của nghệ nhân. Nghệ nhân phải điêu luyện  vì vẽ trực tiếp trên xương gốm nên phải rành vẽ về bố cuộc, một nét vẽ sai là không bao giờ thu lại được. Nhờ đó đồ sứ men lam Huế nhìn vào thấy lung linh huyền ảo sau khi nung.

Số lượng các đồ  sứ men lam Huế  rất còn ít ỏi hiện nay. Tuy nhiên các cổ vật qúi giá nầy vẫn còn rải rác không ít ở trong dân chúng và các nhà sưu tập ở trong và ngoài nước và được lẫn lộn với các đồ giả trên thị trường nghệ thuật. Cũng chính là đồ sứ nầy mà các nhà sưu tầm cổ vật  ngoại quốc yêu thích và tranh đua kiếm mua hiện nay  với giá cả không thể tưởng tượng được.  Ngoài nét yêu kiều thanh nhã  và sự hài hoà màu sắc (màu xanh lam vẽ trên sành trắng), các cổ vật nầy còn thể hiện được tính độc đáo và bản sắc văn hóa của người dân Việt dù biết rằng được đặt làm cho ngự dùng  ở Trung Hoa. Một số người dân Việt nhận thấy  qua các đồ sứ men lam Huế,  một tâm hồn Việt trong thể xác Tàu.

Version française

Bleus de Huế

Étant fabriqués à partir d’argile et soumis à un long processus de transformation physico-chimique irréversible  avec d’autres matériaux (silice, feldspath, quartz, kaolin etc …)  au cours d’un mixage et  d’une cuisson à température plus ou moins élevée, les objets en céramique  se divisent  en trois groupes (poterie, grès et porcelaine) destinés chacun à des fins différentes. Parmi ceux-ci, il y a un type d’objets en céramique continuant à avoir la faveur des collectionneurs étrangers. Ce sont les Bleus de Huế. Ainsi un bol en porcelaine à décor «bleu de Huế» de dragons et qilins parmi les nuages, marque en bleu sous couverte, cerclage en métal au col, diam. 16 cm. Drouot, 16 octobre 2019 a été adjugé au prix de 110 500 euros.

Pourquoi on désigne cette porcelaine à décor peint en bleu de cobalt  sous le nom « Bleu de Huế ? Cette expression a été utilisée par un professeur de langues orientales à Hanoï, Louis Chochod (1877-1957) durant la période coloniale française pour désigner la ville de Huế comme le lieu où il a découvert beaucoup d’objets en porcelaine à décor peint en  bleu. Il croyait que ceux-ci provenaient tous de la manufacture de poterie de Long Thọ située dans la banlieue de Huế.

Mais il existe en fait deux types  de porcelaine différents, deux catégories distinctes. Un type de porcelaine réalisé à Huế sous le règne du roi Minh Mang avait une glaçure de couleur blanc-laiteux, tandis que l’autre a été fabriqué par les Chinois pour la cour vietnamienne tout au long des 18e et 19e siècles jusqu’après la révolution menée par Sun Yat-Sen (Tôn Dật Tiên) avec des exigences particulières sur les formes, les couleurs, les motifs de décoration, les poèmes illustrés et les titres.

Il s’agit bien de la porcelaine « signée » que l’érudit Vương Hồng Sển a évoquée dans son œuvre intitulée « L’étude  sur la porcelaine à décor bleu de Huế » imprimée par l’éditeur «Imprimerie Générale de la ville Hồ Chí Minh » en 1993. Ce type de porcelaine n’existe pas  seulement à Huế mais aussi à Hanoï (Principauté du Nord) sous les dynasties Lê-Trịnh. Il faut donc connaître la chronologie des dates clés pour savoir la période de commande effectuée depuis la Chine. Le chercheur Trần Đức Anh Sơn utilise des termes pour indiquer l’époque du pouvoir dynastique: porcelaine sous le règne de la dynastie des Lê-Trịnh, porcelaine sous celui des seigneurs Nguyễn, porcelaine sous celui des Tây Sơn (Paysans de l’Ouest)  ou porcelaine sous celui  de la dynastie des  Nguyễn. Les objets en porcelaine « signés » datant de l’époque de la dynastie des Lê-Trịnh et  utilisés à la cour impériale avaient tous  sur eux les inscriptions écrites en caractères chinois « Nội Phủ (Neifu) » et « Khánh Xuân thị  tả » de fabrication légèrement postérieure à l’époque du seigneur Trinh Sâm. L’auteur  Loan de Fontbrune traduit Khánh Xuân comme la célébration du printemps ou le palais du printemps éternel. Mais il n’y avait aucun palais ou résidence  portant  à cette époque ce nom à Thăng Long. Il existe encore de nombreuses opinions  différentes exprimées dans le débat sur la porcelaine de la collection « Khánh Xuân thị  tả ». En se basant sur les deux mots  écrits sur la porcelaine, le chercheur Trần Đình Sơn pense qu’il s’agit de la porcelaine commandée en Chine à l’occasion du festival « Khánh-Thọ (célébration de la longévité) »  du roi Lê ayant eu lieu au palais  Cần Chính pour célébrer le printemps. Il y a une autre interprétation affirmant que cette  porcelaine faisait partie des offrandes sacrificielles et était fabriquée à l’époque de Trinh Sâm pour célébrer les anniversaires des seigneurs Trịnh. Enfin l’expert vietnamien en porcelaine Philippe Trương considère la porcelaine de la collection « Khánh Xuân thị  tả » comme des objets sacrificiels  dans le palais principal. Le mot Tả utilisé dans l’inscription vise à souligner l’importance de cette collection d’objets en porcelaine comparée à celle portant les inscriptions «Nội phủ thị (Neifu) ». Ces objets en porcelaine  sont considérés comme  les ustensiles de haute qualité destinés à répondre aux besoins de la résidence du seigneur Trịnh.

Ils doivent toujours suivre des règles très strictes. Par exemple, de la période  de la dynastie des Lê-Trịnh jusqu’à celle des Nguyễn, le roi et le prince héritier étaient les seuls à pouvoir utiliser  l’image d’un dragon à 5 griffes, tandis que les autres princes n’avaient que l’image d’un dragon à 4 griffes. Le mot Neifu (Nội phủ) était utilisé pour désigner l’ensemble des palais situés à l’intérieur de la citadelle royale.

 

Un bol de décor  tortue peint en bleu de Hue
portant sur la base la marque Nội phủ (19è siècle)

 

Les pièces destinées au palais impérial portaient sur leur base  la marque Nội phủ (Neifu en chinois) accompagnée de l’indication exacte  de l’emplacement  du palais auquel elles étaient destinées. C’est le cas des porcelaines

-destinées au  palais du Centre  (Nội phủ thị Trung) et réservées uniquement au roi. Le décor peint sur ces porcelaines est composé essentiellement de dragons.
-destinées au palais de Droite (Nội phủ thị Hữu) et réservées à la reine. Il n’y a que le dragon et le phénix dans le décor.
-destinées au palais de l’Est  (Nội phủ thị Đông) et réservées aux princes. Le décor se compose essentiellement  de licornes, d’oiseaux et de fleurs.
-destinées au palais du Sud (Nội phủ thị Nam) et réservées soit aux concubines soit aux activités de la cuisine. Les motifs décoratifs sont généralement des fleurs de lotus, des crabes et des canards.
-destinées au palais du Nord (Nội phủ thị Bắc) et réservées aux princesses.
-destinées au palais de l’ouest  (Nội phủ thị Đoài). Il semble qu’elles soient  réservées aux concubines car on ne trouve que le paysage dans le décor. De plus, leur marque était  inscrite en relief sur fond blanc tandis que  les autres porcelaines avaient leur marque tracée en bleu sous couverte.

Ce sont des porcelaines décorées en bleu sous couverte  qui ont été fabriquées par le talentueux Đường Anh sous le règne de l’empereur Qian Long (Càn Long). Il semble que Trinh Sâm ait été le premier à commander ces porcelaines dans la manufacture impériale de la ville de Jindezhen (Cảnh Đức trấn) (Jiangxi (Giang Tây) ) selon sa propre volonté. Trinh Sâm était un homme très ambitieux et avait l’intention d’usurper le trône de la dynastie des Lê. C’était pour cette raison qu’il ne tarda pas à envoyer l’émissaire Vũ Thân Triệu en Chine pour demander l’approbation de la dynastie des Qing. Face au refus de cette dernière, Vũ Thân Triệu  dut se suicider pour ne pas être taxé de trahison vis-à-vis des Lê et Trinh Sâm décida d’offrir alors  toute la porcelaine du palais intérieur au roi Lê Hiến Tông. Ce fait  montre que Trinh Sâm méprisait complètement le roi. Il pourrait être décapité pour avoir osé prendre sa collection de porcelaines Nội phủ thị  pour l’offrir au  roi et commander ainsi les porcelaines « Khánh Xuân» plus tard pour lui-même. Dès le régime des Trịnh prenant fin en 1787 après 245 ans de gouvernance avec onze seigneurs, le roi Lê Chiêu Thống ordonna d’incendier tout le palais du seigneur Trịnh et mit fin ainsi aux abus du pouvoir politique des Trịnh. Puis il y a eu la rébellion des frères Tây Sơn, originaires de Bình Định dans le centre du Vietnam contre le seigneur Nguyễn dans la principauté du Sud (Đàng Trong). Au début, grâce à la coopération militaire  avec le seigneur Trinh favorisant la naissance d’une nouvelle dynastie Tây Sơn , le roi Quang Trung Nguyễn Huệ installa  la capitale à Phú Xuân  en l’an 1788. Puis il élimina plus tard la dynastie des  Lê dans la Principauté du Nord (Đàng Ngoài) après avoir remporté la victoire éclair  contre  l’armée des  Qing à Đống Đa (Hà-Nội).

C’est durant son règne qu’il confisqua toute la collection de porcelaines du roi Lê et celle du seigneur Trịnh et la ramena en grande partie à Phú  Xuân (Huế), en particulier les porcelaines de marque Nội Phủ thị  và Khánh Xuân thị tả, mais il y avait encore des pièces éparpillées  à Bắc Hà (détenues par les partisans des Lê) ou à  Bình Định (la patrie de la dynastie des Tây Sơn). Cependant, au cours de cette période,  il apparut un nouveau type de porcelaine à décor peint en bleu portant la marque  Trần Ngoạn provenant du four chinois de deuxième classe, mais elle n’était pas  de haute qualité en termes de matériau et de couleur d’après les remarques formulées par les chercheurs Trần Đức Anh SơnPhilippe Trương.

La dynastie des Tây Sơn  a été de courte durée. Elle existait il y a  seulement 24 ans et précipitait  surtout  sa chute avec la mort soudaine du roi Quang Trung.  Il n’y avait donc rien de remarquable dans l’art de la porcelaine. Au contraire, il a réussi à traduire l’aspiration de la nation en proposant et en développant l’écriture Nôm à l’abri de l’influence chinoise. Puis venait la dynastie des Nguyễn. Selon le chercheur Trần Đức Anh Sơn, malgré qu’il y ait eu treize rois, seuls cinq  rois tels que Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị,  Tự Đức et Khải Định ont envoyé des délégations en Chine à diverses occasions et à des buts différents: demande d’investiture, remerciement, félicitation, achat de la porcelaine signée pour la cour etc…Chaque roi avait un goût différent. C’est sous le règne du roi Gia Long qu’il y avait un atelier de poterie à Long Thọ géré directement  par l’état. Mais cette porcelaine n’atteint que le niveau haut de gamme de la porcelaine à décor peint en bleu sous couverte et est utilisée localement. C’est cette porcelaine que le professeur de langues orientales à Hanoï, Louis Chochod  a appelé à tort « Porcelaine à décor peint en bleu de Huế ».

En revanche, sous le roi Gia Long, lorsque le lettré Nguyễn Du  (1765-1820) fut envoyé par le roi pour être  l’émissaire en Chine sous le règne de l’empereur Jiaqing (Gia Khánh)  en 1813, il se rendit au four Ngoạn Ngọc pour commander un service de  thé  « Mai Hạc ». Il s’agit d’un chef d’œuvre merveilleux vietnamien réalisé avec les mains adroites d’un artiste chinois talentueux et reproduit en plusieurs exemplaires. Ce  service de thé comprend une soucoupe, trois petites tasses et une  grosse tasse de service. C’est la méthode  de boire du thé à la manière vietnamienne mais en aucun cas celle employée par les Chinois car lorsque vous buvez du thé, celui-ci  doit être versé de la théière dans la grosse tasse, puis à partir de cette dernière on le reverse dans les plus petites tasses. Il y a deux vers immortels en Six-Huit et en langue Nôm écrits par Nguyễn Du sur le côté gauche de la soucoupe:

Nghêu ngao vui thú yên hà  
Mai là bạn cũ, hạc là người quen.

En chantonnant, je me divertis  dans un lieu retiré du monde
L’abricotier est mon ancien ami et la grue ma connaissance familière.

pour exprimer ses sentiments. Il n’était plus embourbé dans les honneurs de sa fonction mais il voulait juste fréquenter  des gens fiers d’affronter de nombreux défis dans la vie courante  comme  la première floraison des fleurs d’abricotier dans l’hiver froid et venteux et le gentilhomme  rêvant  de devenir un homme vivant  aussi longtemps qu’une grue.

Pourquoi ces porcelaines sont-elles fabriquées en Chine et non au Vietnam ? Selon l’auteur Loan de Fontbrune, à l’époque où le Vietnam était encore un pays vassal de la Chine, il était d’usage pour le Vietnam d’envoyer des délégations en Chine pour rendre hommage aux empereurs chinois. En revanche, les rois et mandarins vietnamiens avaient le droit de commander   la porcelaine dans la manufacture impériale de Jingdezhen (Cảnh Đức trấn) dans la province du Jiangxi selon les modèles et les préférences personnelles que la délégation avait  emportés lors de sa visite à Pékin.

Étant fréquemment visibles à la fin du 19ème siècle, ces porcelaines  avaient un rebord métallique  sur le col pour éviter la cassure. C’est au cours de ce siècle, lorsque la classe moyenne en Chine avait une capacité financière importante, non seulement les fours de la ville de Jingdezhen  mais aussi  ceux de la province Jiangxi participaient  également  à la diffusion de la porcelaine à décor peint en  bleu de Huế de manière indépendante afin de permettre aux Chinois de pouvoir les acheter et les utiliser de bon gré comme les Vietnamiens. C’est pourquoi cette porcelaine est considérée comme une imitation ou une reproduction, n’importe qui peut l’acquérir facilement. Selon l’érudit Vương Hồng Sển, les deux mots  » ký kiểu (ou signés) »  trouvés sur les porcelaines ne prouvent en aucun cas qu’elles sont authentiques. Ce sont peut-être les imitations des porcelaines rares et précieuses datant de l’époque antérieure. Pour cette raison, il est nécessaire d’utiliser les deux mots supplémentaires « đặc chế », ce qui signifie les porcelaines fabriquées d’une manière toute particulière. Pour distinguer la vraie porcelaine de  son imitation, il faut savoir comparer la pâte d’argile/kaolin, la qualité des émaux et du trait,  la glaçure (ou la couverte), la façon de décorer les fleurs etc…

Pourquoi ces porcelaines sont-elles fabriquées en bleu ? Selon l’érudit  Vương Hồng Sển, sous la dynastie Yuan de Kublai Khan, grâce à la fréquentation  des commerçants musulmans (Arabes), les Chinois savaient que la couleur bleue pure était obtenue à partir du cobalt.  Ils l’appelaient  dès lors  «bleu mahometan (Hồi Thanh)» ou bleu de cobalt importé de la Perse. Les pigments de cobalt étaient connus  depuis longtemps par les Arabes. Plus précisément, un bol en terre cuite décoré en bleu et blanc avec deux mots calligraphiés signifiant « Bonheur » a été trouvé sous le calife Abbas (Irak) au 9ème siècle. Les Chinois utilisaient la poudre bleue de cobalt  pour peindre le décor sous couverte sur la porcelaine à fond blanc.

Les pigments d’oxyde de cobalt peuvent supporter les hautes températures de cuisson requises. De plus la  finesse des traits du pinceau de l’artiste est plus vivante  que celle employée avec les autres pigments car le bleu de cobalt a le  pouvoir de rendre plus ou moins  forte la teinte permettant de réaliser des textures plus ou moins foncées en fonction de l’esprit créatif de l’artiste et de l’habileté de ses mains.  Ce dernier doit être d’une  grande virtuosité car il doit peindre directement le décor sur la pâte de la porcelaine. Il doit être familiarisé donc  avec le plan du décor car un trait erroné ne peut jamais être récupéré. Grâce à cela, on trouve dans la porcelaine à  décor peint en bleu de Huế la magie du scintillement après le cuisson.

Les objets en  porcelaine à décor peint en bleu de Huế  sont en quantité très faible à l’heure actuelle. Cependant, ils sont encore détenus en quantité non négligeable par  le grand public vietnamien et les collectionneurs nationaux et étrangers et ils se mêlent aux objets de reproduction ou d’imitation  sur le marché de l’art. C’est aussi ces bleus de Huế que les collectionneurs d’antiquités étrangers aiment raffoler et se disputent aujourd’hui  pour les avoir avec des prix très élevés. Outre leur charme élégant et l’harmonie des couleurs (bleu peint sur le fond blanc), les bleus de Huế  témoignent incontestablement de  la singularité et l’identité culturelle du peuple vietnamien malgré  qu’ils soient fabriqués en Chine pour la cour vietnamienne. Certains Vietnamiens trouvent  à travers ces « bleus de Huế » l’âme vietnamienne dans un corps tout à fait chinois.

 

 

 

Tình bạn bè (L’amitié)

Tình Bạn Bè

Version française

Không tựa  như tình yêu, tình bạn bè đòi hỏi ít nhất những đức tính được tìm thấy ở một người nào đó để  rồi mới khơi dậy được tình cảm. Một số nhà tư tưởng Hy Lạp như Epicure và Ciceron nhận thấy ở trong tình bạn phải có dấu hiệu của thành tích cá nhân. Những người khác như Platon cho rằng tình bạn bè giữ một vai trò trọng yếu trong việc hình thành và duy trì các thành quốc Hy Lạp.

Đây cũng là trường hợp của Việt Nam, nơi mà tình bạn bè  không chỉ là xi măng xã hội mà còn là một trong năm mối quan hệ đặc ân mà được Nho giáo Việt Nam coi trọng trong việc duy trì  liên kết xã hội. Tình bạn không phải do ngẫu nhiên mà có bởi vì nó thường được gắn bó với môi trường xã hội mà chúng ta đang sống. Nhưng đây ở Việt Nam thì tình bạn bè luôn luôn được  gắn bó mật thiết với tầm nhìn của nho giáo. Đúng hơn, nó được sinh ra từ lòng quý trọng.

Không bao giờ có hàng rào giai cấp trong tình bạn cả.  Chúng ta  có thể kết bạn với ai đó nếu chúng ta tìm thấy ở họ có  những đức tính của một người hào hiệp. Người này không nhất thiết thuộc về tầng lớp quý tộc hay giai cấp tư sản. Tình bạn có được  sức sống và sức mạnh của nó từ những dữ kiện lịch sử mà được tiếp tục trích dẫn và kể lại cho đến nay  ở đất nước chúng ta.

Đây là trường hợp của mục phu  Ðào Duy Từ với chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Là tác giả cuốn « Ngọa Long Cương mục », học giả Ðào Duy Từ, chán với cuộc sống thế gian và thất bại  trong các kỳ thi quan lại vì nạn tham ô của các giám khảo, nên quyết định ẩn dật  ở Qui Nhơn thuộc miền trung Việt Nam. Để cung ứng cho nhu cầu của mình, ông đồng ý thành người chăn trâu. Sự hiện diện của ông đã được báo cáo cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên.  Chúa nầy liền triệu tập ông ta vào dinh của mình. Thấy lãnh chúa tiếp mình với y phục buồng ngủ và mang đôi  màu xanh, ông liền dừng lại trước cổng. Ông mới nói với một người thân cận của chúa mà cũng là cha vợ của ông  là Trần Ðức Hòa như sau: Chúa thượng  xem thường tài năng của tôi. Bởi vậy chúa thượng mới rước tôi như một người tầm thường với y phục như vậy.

Được mách lại với sự nhận xét này, chúa  Nguyễn mới trở vào trong phòng, mặc lễ phục đàng hoàng và ra sân để chào đón Ðào Duy Từ. Nhìn thấy chủ nhân tiếp đón mình lần này với vẻ trang trọng, Ðào Duy Từ chịu quỳ xuống tạ tội. Bằng nghĩa cử cao cả này, chúa Nguyễn đã chứng tỏ cho Ðào Duy Từ  thấy ngài  không chỉ là người đáp ứng được  kỳ vọng  của ông mà còn là một lãnh chúa khôn ngoan và khoan dung.  Đào Duy Từ  không lâu trở thành cố vấn và tri kỷ của chúa Nguyễn.  Ông là tác giả của một số mưu kế chống lại chúa Trịnh, trong đó nổi tiếng nhất vẫn là mưu kế dựa trên cách chơi chữ được trình bày dưới dạng các câu thơ viết bằng chữ « nôm » trên một thẻ bài đặt trong khay hai tầng để  tuyên bố  sự  từ chối phục tùng của chúa Nguyễn với  chúa Trịnh Tác.

Mâu nhi vô dịch
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường
Lực lai tương địch.

Cả triều đình không ai giải và hiểu nổi các câu thơ đành nhờ đến sĩ phu Phùng Khắc Khoan giải thích giùm. Chữ mâu (矛) viết không có dấu phết thì thành chữ dư (予). Chữ mịch (覔) mà bỏ chữ kiến (見) là chữ bất (不).  Chữ ái (愛) nếu viết thiếu chữ tâm (心) thì ra chữ thụ (受). Chữ lực (力) để cạnh chữ lai (來)  sẽ thành chữ sắc (勑). Như vậy  bốn câu trên là: dư bất thụ sắc (ta không nhận sắc) cùng với  tờ sắc phong  mà Trịnh Tác ban cho chúa Nguyễn.

Ông là người đưa ra các kế hoạch xây dựng các đồn lũy  Trường Dục và Ðồng Hới để đối mặt với các cuộc xâm lược của nhà Trịnh mà ông cũng là một trong những người chủ trương chinh phục và thôn tính các lãnh thổ ở  phía Nam (Chiêm Thành, Nam Kỳ) với các chiến sĩ nông dân. Nhờ Ðào Duy Từ, lãnh thổ của các chúa Nguyễn càng ngày càng bành trướng thêm. Nhờ tài trí và mưu kế, Đào Duy Từ đã đem lại cho chúa Nguyễn những gì mà Khổng Minh Gia Cát Lượng đã làm với Lưu Bị (Lưu Hoài Đức) vào thời Tam Quốc ở Trung Quốc.

Tình bạn cũng đồng nghĩa với lòng trung thành. Đây là trường hợp của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cùng hai bộ hạ của ông  Dã Tượng và Yết Kiêu. Yết Kiêu có tài  bơi lội xuất sắc mà Hưng Đạo Vương đã giao cho nhiệm vụ giữ  thuyền ở  bên bờ  sông trong cuộc dọ thám  chớp nhoáng ở  vùng đất của quân Mông Cổ. Bị  phát hiện và truy đuổi, Hưng Ðạo Vương đang do dự định đi  về hướng khác thì được  Dã Tượng nhắc nhở ông rằng Yết Kiêu tiếp tục đợi vẫn chờ ông ở bờ sông. Nhờ lòng tin cậy và tính hào hiệp mà Hưng Ðạo vương  luôn có  đối với các thuộc hạ trung thành nên ông đã được cứu trong gang tấc. Tình bạn này tiếp tục được tôn vinh cho đến ngày nay vì chúng ta không chỉ tìm thấy trên bàn thờ Hưng Ðạo Vương, vị anh hùng, mà còn có hai người hầu trung thành của ông.

Tình bạn bè bắt buộc phải có nghĩa vụ mà đôi khi có thể dẫn đến sự hy sinh. Đây là trường hợp của tướng Võ Tánh với chúa Nguyễn Ánh, vị hoàng đế tương lai Gia Long.

Cảm phục dũng cảm và mưu trí của Võ Tánh, chàng thanh niên Nguyễn Ánh đã không tiếc công sức để  kết bạn với ông mà còn  gả người em gái nhỏ của ngài cho ông tức là công chúa Ngọc Du. Vài năm sau Võ Tánh trở thành một trong những danh tướng tài ba của Nguyễn Ánh. Để chống lại quân Tây Sơn, ông được giao nhiệm vụ bảo vệ thành Qui Nhơn. Điều này làm nhà Tây Sơn phải huy động  nhiều tháng một lực lượng quan trọng. Mặc dù có lời năn nỉ của  Gia Long và những người thân cận nên từ bỏ Qui Nhơn, ông chọn lựa  tự sát thay vì đầu hàng khi thành phố thất thủ.

Đây cũng là một cái bẫy mà ông ta muốn giăng ra cho kẻ thù của mình nhưng cũng là một nghĩa vụ mà ông ta muốn đền đáp, như một dấu hiệu của tình bạn, lòng trung thành và lòng biết ơn, đối với Nguyễn Ánh bằng cách giúp Nguyễn Ánh  chiếm Huế rất dễ dàng hơn vì quân Tây Sơn rất ít ỏi. Học giả Ðặng Ðức Siêu, thượng thư  bộ lễ, được Nguyễn Ánh ủy nhiệm soạn bài tang lễ vài năm sau để tưởng nhớ Võ Tánh, tình bạn và lòng trung thành của ông.

Tình bạn bè là  nguyên nhân của một số truyền thuyết Việt Nam, trong đó nổi tiếng nhất vẫn là Lưu Bình Dương Lễ. Đây là câu chuyện kể lại một tình bạn chân thật  của hai chàng trai Lưu Bình và Dương Lễ. Lưu Bình xuất thân từ một gia đình giàu có trong khi Dương Lễ sống khổ cực. Lúc cha mẹ họ mất, Lưu Bình đón  rước Dương Lễ về nhà để  cùng chung  sống. Họ cùng  học giống nhau và có cùng sở thích. Nhận thức được hoàn cảnh bấp bênh của mình, Dương Lễ rất chăm học và cần cù. Mặt khác, Lưu Bình, ỷ lại  giàu có  mà lo ăn chơi trác tán. Đến ngày thi cử, Dương Lễ được  đổ  làm quan ở  vùng xa. Còn Lưu Bình thì  thất bại trong cuộc thi. Vì cuộc sống sa đọa nên mấy năm sau, Lưu Bình bị sạt nghiệp và chạy đến cầu cứu  ở người bạn là Dương Lễ.  Ngạc nhiên  vô  cùng, Lưu Bình  không được Dương Lễ tiếp đón nồng hậu mà còn cho thị vệ đuổi đi.

Bị đau đớn với sỉ nhục này, Lưu Bình  tự hứa với bản thân mà không thực  tin tưởng chi cho mấy rằng mình sẽ thành công trong cuộc thi  tới để mà rửa hận.Trên đường trở về quê, anh ta  ghé vào một quán trọ do Châu Long, một cô phụ nữ trẻ độc thân điều hành. Được  cô  nầy bày tỏ ra sự  thông cảm, Lưu Bình  tự  để  mình bị thuyết phục bởi sự động viên và quan tâm của cô  khiến anh ta  bắt đầu chuẩn bị học lại nghiêm túc cho cuộc thi  tới. Nhờ đó anh ta  thành công trúng cử  trong kỳ thi tới. Anh ta vội vả  trở  về phòng trọ báo tin vui  này cho Châu Long.

Anh quá  thất vọng vì nhà trọ đóng cửa và Châu Long đã biến mất. Anh ta đã nhanh chóng tìm bạn của mình là Dương Lễ để dạy cho anh nầy một bài học. Anh rất ngạc nhiên trước sự đón tiếp chu đáo và thân thiện của Dương Lễ. Anh ta định trách móc Dương Lễ về hạnh kiểm và thói đạo đức giả của anh nầy. Nhưng anh bất ngờ trước sự xuất hiện đột ngột của Châu Long. Sau đó anh mới được biết Châu Long là vợ thứ hai của Dương Lễ và Dương Lễ đã giao cho Châu Long nhiệm vụ giúp đỡ anh về vật chất và động viên anh trên con đường học vấn để mà thành công. Anh hiểu rằng đây chỉ là một kế hoạch do người bạn của mình nghĩ ra để giúp anh vượt qua mọi khó khăn. Vừa xúc động, anh ta hòa thuận lại với  Dương Lễ và  mạnh mẽ ôm lấy hắn.

Tình bạn hiếm khi bị cắt đứt ở vùng đất huyền thoại này. Chúng ta thường coi trọng tình bạn nầy cho đến cuối cuộc đời. Đây là trường hợp của  vua Gia Long với  Cha Cả Pigneau de Béhaine hoặc trường hợp của Hồ Chí Minh với ủy viên Pháp Jean Sainteny.

Mặc dù vua Gia Long  không có thiện cảm với các nhà truyền giáo nước ngoài, nhưng ngài vẫn thích chấp nhận sự hiện diện của họ trong thời kỳ trị vì của mình. Điều này phần lớn là do sự biết ơn  và lòng trung thành của ngài đối với người đàn ông đã liều mình che giấu và giúp đỡ ngài  giành lại ngai vàng cùng với những người lính đánh thuê người Pháp. Còn cụ Hồ Chí Minh, mặc dù có sự khác biệt về chính trị với Jean Sainteny, nhưng ông luôn dành sự quan tâm sâu sắc cho vị ủy viên này vì trong thâm tâm của họ, họ vẫn tôn trọng lẫn nhau. Mỗi người đều biết rằng dù muốn dù không khi ở phe đối lập  trong cuộc đối đầu, mỗi bên ai cũng cố gắng bảo vệ đất nước của mình bằng mọi giá. Các cuộc thương lượng kéo dài càng kéo dài thì lòng kính trọng giữa hai người càng ngày càng tăng lên. 

Sự  đối mặt không ngăn trở  được sự cảm tình và sự ngưỡng mộ lẫn nhau. Ánh  mắt của họ không ngớt  nhìn nhau trên chiếc thủy phi cơ đưa họ đến điểm hẹn ở Vịnh Hạ Long với đô đốc D’Argenlieu vào ngày 24 tháng 3 năm 1946. Tình bạn này đã minh chứng cho sự hiện diện và cảm xúc tột cùng của ủy viên Jean Sainteny trong ngày tang lễ của  cụ Hồ Chí Minh, vào ngày 9 tháng 9 năm 1969 tại Hànội mà Jean Sainteny đã tiết lộ sau này trong cuốn sách có tựa đề  « Face à Hồ Chí Minh », Seghers, 1970.

Tình bạn bè không chỉ là lối sống khôn khéo  mà nó còn phản ánh lối suy nghĩ của người  dân Việt đã được hun đúc bởi tầm nhìn của nho giáo  qua bao năm tháng.

L’amitié

A la différence de l’amour, l’amitié exige néanmoins des qualités trouvées en quelqu’un pour pouvoir faire naître les sentiments. Certains penseurs grecs comme Epicure et Cicéron voient dans l’amitié un signe de la réalisation personnelle. D’autres comme Platon accordent à cette amitié un rôle déterminant dans la formation et le maintien des cités.

C’est aussi le cas du Vietnam où l’amitié n’est pas non seulement un    ciment social mais aussi l’une des cinq relations privilégiées à laquelle la société confucéenne vietnamienne accorde une grande importance dans le maintien de la cohésion sociale. L’amitié ne naît pas par hasard car elle est liée d’une manière générale à l’environnement ou le milieu social où on vit. Mais ce n’est pas le cas du Vietnam où l’amitié est toujours en relation étroite avec la vision confucéenne. Elle est née plutôt de l’estime.

Il n’y a jamais la barrière sociale dans cette amitié. On peut se lier d’amitié avec quelqu’un si on trouve en ce dernier les qualités d’un gentilhomme. Celui-ci n’appartient pas nécessairement à l’aristocratie ou à la bourgeoisie. L’amitié puise sa vitalité et sa force dans les faits historiques qui continuent à être cités et relatés jusqu’à aujourd’hui  dans notre pays.

C’est le cas du bouvier Ðào Duy Từ avec le seigneur Nguyễn Phúc Nguyên. Auteur de la « Cime du Dragon couché » (Ngọa Long Cương), le lettré Ðào Duy Từ, lassé de la vie mondaine et de l’échec qu’il avait eu aux concours mandarinaux à cause de la corruption des examinateurs, préféra de se retirer à Qui Nhơn dans le Centre du Vietnam. Pour pourvoir à ses besoins, il accepta de devenir le gardien de buffles. Sa présence fut rapportée auprès du seigneur Nguyễn Phúc Nguyên. Celui-ci ne tarda pas à le convoquer dans sa résidence. En voyant le seigneur le recevoir avec une robe de chambre et des semelles de couleur verte, il s’arrêta devant le portail. Il dit à l’un des proches du seigneur qui n’était autre que  son beau-père Trần Ðức Hòa:

Le seigneur sous-estime mon talent. C’est pour cela je suis reçu comme une personne ordinaire avec cette tenue.

Saisi par cette remarque, le seigneur retourna dans sa chambre, s’habilla avec un costume d’apparat et se présenta dans la cour pour accueillir Ðào Duy Từ. En voyant le seigneur le recevoir cette fois avec solennité, Ðào Duy Từ accepta de s’agenouiller et de lui présenter ses excuses. Par ce geste magnanime, le seigneur montra à Ðào Duy Từ qu’il était non seulement à la hauteur de son attente mais aussi un homme de valeur, de sagesse et de tolérance. Ðào Duy Từ ne tardait pas à devenir son conseiller et son confident. Il était l’auteur de plusieurs stratagèmes contre les Trịnh dont le plus connu restait le stratagème s’appuyant sur un jeu de mots présentés sous forme de vers écrits en « nôm » sur une carte rangée dans un plateau à deux étages pour signifier au seigneur Trịnh Tác le refus de soumission du seigneur Nguyễn.

Mâu nhi vô dịch
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường
Lực lai tương địch.

Toute la cour n’arrivait  pas à donner des explications  aux quatre vers trouvés sur cette carte placée  dans ce plateau et était obligée de recourir au talent du lettré de ce temps Phùng Khắc Khoan.  Le mot (矛)  sans virgule devenait le mot  dư (予). Le mot  mịch (覔) dépourvu du mot kiến (見) était le mot bất (不). Le mot  ái (愛) écrit sans le mot  tâm (心) n’était autre que le mot  thụ (受). Le mot  lực (力) trouvé côte à côte avec le mot   (來) devenait ainsi  le mot  sắc (勑). On pouvait donner à ces 4 vers l’interprétation suivante: dư bất thụ sắc (Je refuse la nomination royale).

Il était à l’origine des plans des fortifications de Trường Dục et Ðồng Hới pour faire face aux invasions des Trịnh mais il était aussi l’un des acteurs préconisant la conquête et l’annexion des territoires du Sud ( Champa, Cochinchine ) par l’intermédiaire des paysans soldats. Grâce à Ðào Duy Từ, le territoire des seigneurs Nguyễn s’agrandit ainsi. Par son ingéniosité et par ses stratagèmes, Ðào Duy Từ a su apporter aux seigneurs Nguyễn ce qu’avait fait le conseiller Zhuge Liang (Khổng Minh Gia Các Lượng ) à Liu Bei (Lưu Hoài Ðức) à l’époque des Trois Royaumes en Chine.

L’amitié est aussi synonyme de fidélité. C’est le cas du général Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn avec ses serviteurs Dã Tượng et Yết Kiêu.  Ce dernier était un excellent nageur à qui Hưng Ðạo Vương avait confié la tâche de garder l’embarcation au bord d’un fleuve lors d’une excursion éclair sur le terrain des Mongols. Découvert et poursuivi par ces derniers, Hưng Ðạo Vương, hésitant et étant sur le point de prendre une autre direction, fut rappelé par son serviteur Dã Tượng que Yết Kiêu continuait à l’attendre au bord du fleuve. Grâce à la confiance et la magnanimité que Hưng Ðạo avait su entretenir toujours envers ses subordonnées et à leur fidélité infaillible, il fut sauvé de justesse. Cette amitié continue à être honorée jusqu’à aujourd’hui car on trouve non seulement sur l’autel dédié à Hưng Ðạo Vương, le héros lui-même mais aussi ses deux fidèles serviteurs.

L’amitié impose des devoirs qui peuvent même parfois conduire jusqu’au sacrifice. C’est le cas du général Võ Tánh avec le jeune seigneur Nguyễn Ánh, le futur empereur Gia Long. Admirateur de la bravoure et de la témérité de Võ Tánh, le jeune Nguyễn Ánh ne tardait à se lier d’amitié avec lui et à lui accorder la main de sa petite soeur, la princesse Ngọc Du. Võ Tánh devint quelques années plus tard l’un des généraux brillants de Nguyễn Ánh. Pour contrer l’armée des Tây Sơn ( ou Paysans de l’Ouest ) , il fut chargé de protéger la ville Qui Nhơn. Cela permit de mobiliser durant des mois entiers le gros des forces de Tây Sơn. Malgré les supplications de Gia Long et de ses proches d’abandonner Qui Nhơn, il préféra de se suicider au lieu se rendre lors de la chute de la ville.

C’était un piège qu’il voulait tendre à ses ennemis mais aussi un service qu’il rendait, en signe d’amitié, de fidélité et de reconnaissance, à Nguyễn Ánh en permettant à ce dernier de prendre Huế plus facilement car celle-ci était dégarnie entièrement. Le lettré Ðặng Ðức  Siêu, ministre des rites, fut chargé par Nguyễn Ánh de composer quelques années plus tard une oraison funèbre en l’honneur de Võ  Tánh, de son amitié et de sa fidélité.

L’amitié est à l’origine de plusieurs légendes vietnamiennes dont la plus célèbre reste Lưu Bĩnh Dương Lễ. C’est l’histoire d’une vraie amitié, celle de deux garçons Lưu Bình et Dương Lễ. Lưu Bình était issu d’une famille riche tandis que Dương Lễ vivait dans la misère. A la mort de leurs parents respectifs, Lưu Bình accueillit Dương Lễ dans sa maison et le fit profiter de son aisance. Ils faisaient les mêmes études et partageaient les mêmes loisirs. Conscient de sa situation précaire, Dương Lễ était studieux et laborieux. Par contre, Lưu Bình, fort de son héritage, s’adonnait aux plaisirs et aux jeux. Le jour des concours nationaux, Dương Lễ fut reçu au poste du gouverneur dans une contrée lointaine. De son côté Lưu Bình échoua. A cause de sa vie de débauche, il fut ruiné quelques années plus tard et alla chercher de l’aide auprès de son ami Dương Lễ. A sa grande surprise, il ne fut pas reçu par Dương Lễ et fut chassé par les gardes de ce dernier.

Meurtri par cette humiliation, il se promit sans trop y croire de réussir l’année prochaine aux concours afin de faire sa revanche.

Sur le chemin de retour dans son village natal, il s’arrêta dans une auberge tenue par Châu Long, une jeune femme célibataire. Comme celle-ci lui témoignait de la sympathie, Lưu Bĩnh finit se laisser convaincre par ses encouragements et ses attentions et se remit a préparer sérieusement son concours. Il réussît brillamment à la session suivante. Il se dépêcha de retourner à l’auberge pour annoncer cette nouvelle à Châu Long.

Il fut déçu car l’auberge était fermée et Châu Long avait disparu. Il ne tardait pas à aller chercher son ami Dương Lễ pour lui infliger une leçon. Il fut surpris par son accueil en grande pompe et son amabilité. Il fut sur le point de reprocher à Dương Lễ sa conduite et son hypocrisie. Mais il fut étonné par l’apparition subite de Châu Long. Il apprit par la suite que Châu Long était la seconde femme de Dương Lễ et que celui-ci lui donnait pour mission de l’aider matériellement et de l’encourager sur le chemin de la réussite. Il comprit qu’il s’agissait d’un plan élaboré par son ami pour l’aider à surmonter ses difficultés. Emu, il se réconcilia avec Dương Lễ et l’embrassa fortement.
L’amitié se rompt rarement sur cette terre des légendes. On préfère de l’honorer jusqu’à la fin de la vie. C’est le cas de l’empereur Gia Long avec Monseigneur Pigneau de Béhaine ou celui de Hồ Chí  Minh avec le commissaire Jean Sainteny.

Le premier, malgré son antipathie envers les missionnaires étrangers, préférait tolérer leur présence durant son règne. Cela a été dû en grande partie à sa reconnaissance et sa fidélité à la mémoire de l’homme qui avait risqué sa vie pour le cacher et le nourrir et qui l’avait aidé à reconquérir le trône avec ses mercenaires français.

Quant au second, malgré sa divergence politique avec Jean Sainteny, il avait toujours un égard profond envers ce commissaire car au fond d’eux-mêmes, ils se respectaient mutuellement. Chacun savait que quand on était bon gré mal gré dans la partie adverse et dans l’affrontement, on essayait  de défendre  chacun à tout prix sa patrie. Plus les discussions traînaient en longueur, plus de l’estime naissait entre ces deux hommes. Le face à face n’empêchait pas la  sympathie et leur admiration réciproque. Leur regard se croisait inlassablement dans l’hydravion qui les conduisit le 24 Mars 1946 au rendez-vous de la baie d’Along avec l’amiral D’Argenlieu. Cette amitié témoignait de la présence ultime et de l’émotion de Jean Sainteny lors des funérailles de Hồ Chí Minh, le 9 Septembre 1969 à Hànội, ce qu’a révélé plus tard Jean Sainteny dans son livre « Face à Hồ Chí Minh », Seghers, 1970.

L’amitié n’est pas seulement sur cette terre des légendes une voie de sagesse mais elle reflète aussi le mode de pensée du peuple vietnamien qui a été  façonné au fil des années par la vision confucéenne.

 

 

 

 

 

 

 

Tàn tích chế độ mẫu hệ (Les traces du régime matriarcal vietnamien)

Tàn tích của chế độ mẫu hệ của tộc Việt.

Version française

Cũng có một thời, dân tộc ta  cũng như mọi dân tộc khác ở trên thế giới  trải qua chế độ mẫu hệ cả.  Có bao giờ chúng ta c ó dịp nghĩ đến vấn đề nầy không? Chắc chắn là không bởi vì  khi mới sinh ra, chúng ta đều lấy họ cha cả chỉ có ở Pháp bây giờ mới có quyền thêm họ mẹ vào tên mình.  Trong ngôn ngữ tiếng Việt chúng ta thường ngày có dùng những từ ngữ còn giữ  tàn tích mẫu hệ mà không bao giờ  chúng ta nghĩ đến nhất là từ khi nước ta bước  sang qua chế độ phụ hệ từ lâu rồi. Ta thường nói VỢ CHỒNG chớ bao giờ nói CHỒNG VỢ đâu. Lúc nào ta cũng ám chỉ dòng họ bằng hai chữ BÀ CON. Đôi khi còn có sự khinh bỉ trong lời nói của ta khi dùng từ ngữ như  « gái nạ dòng » nhất là nạ chỉ dòng mẹ.  Theo sự nhận xét của nhà văn Bình Nguyên Lộc thì người  ta có hàm ý nói gái đã có nhiều chồng (hay đa phu) tức là gái không tốt đẹp. Tới ngày hôm nay, nước ta vẫn còn chế độ mẫu hệ ở nhiều nơi như ở Tây Nguyên với  các tộc người Chăm, Jarai, Êđê, Raglai, Churu thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian) hay là  các tộc M’nong, K’ho thuộc ngữ hệ Nam Á. Có người  nói nước ta theo chế độ phụ hệ từ khi  nước Giao Chỉ bị thôn tính  bởi Trung Hoa. Có lẽ là không đúng. Như vậy nước ta từ bỏ chế độ mẫu hệ mà sang chế độ phụ hệ từ lúc nào. Muốn biết  vấn đề nầy, các nhà khảo cổ hay thường dựa trên  hình thức chôn cất người  ở trong các mộ táng của các di chỉ có liên quan đến nền văn hoá trồng lúa nước. Chắc chắn là không phải thời kỳ các  Hùng Vương của nước Văn Lang cai trị  với nền văn hóa Phùng Nguyên vì viêc nối ngôi (cha truyền con nối)  được thấy rõ  qua  chế  độ  phụ  quyền trong truyền thuyết nhất là quyền lực chủ yếu thuộc về người con trai trưởng  với tổ chức xã hội thời bấy giờ. Chúng ta cũng thừa biết   tổ tiên của tộc Việt  có nguồn gốc trực tiếp từ vùng sông Dương Tử dựa trên các dữ liệu của các cuộc  khảo cứu di truyền ngày nay. Như vậy ta cần phải đi ngược lại thời  gian và cần  khảo sát ở các nơi có nền văn hóa trồng lúa nước ở trung hay hạ lưu sông Dương Tử. Theo nhà khảo cứu Nhật Shin’ichi Nakamura của đại học Kanazawa thì  cái nôi của nền văn hóa trồng lúa nước nó phải nằm ở nơi nầy nhưng với tình trạng hiểu biết hiện nay, chúng ta không thể định vị nó một cách chính xác trên bản đồ. Tuy nhiên có sự tiến hóa xã hội đáng kể ở các vùng hạ lưu sông Dương Tử như  ở Hà Mỗ Độ và Lương Chử trong thời kỳ đồ đá mới bằng cách chuyển sang:

-từ một  nền kinh tế đa  dạng  qua một nền kinh tế độc quyền trồng lúa nước
-từ một môi trường sống nông nghiệp qua sống ở  một thành phố
-từ một nghĩa trang tập thể chuyển sang một nghĩa trang của các nhóm người riêng biệt.

Tại sao Hà Mỗ Đồ? Theo sự nhận xét của nhà khảo cổ Pháp Corinne Debaine-Francfort thì ở di chỉ Hà Mỗ Độ người ta khám phá ra không những  các tàng tích của một nhà sàn bằng gỗ  khác lối nhà bằng đất ở miền bắc Trung Hoa mà có cả luôn các hột lúa được trồng trên những cánh đồng ngập nước bằng cách sử dụng cuốc làm từ vảy động vật vào năm 1973 ở Chiết Giang (Zheijiang). Có thể nói lúa đã được thuần hóa ở nơi nầy có niên đại khoảng chừng từ 4770 năm  đến 5000 năm trước Công Nguyên (TCN). Dân cư ở đây có nét đặc trưng của người Mongoloïde và Australo-Négroïde (hay tộc Việt). Khi chết, họ  được chôn cất quay đầu về phía đông hoặc đông bắc và hầu hết không có vật lễ táng. Họ cũng không có  một nghĩa trang  xã xác định rõ ràng mà ngược lại họ  có một nghĩa trang thị tộc chung với tài sản tang lễ rất nhiều. Có thể xem ở  nơi đây còn chế độ mẫu hệ vì với  các di vật động vật như khỉ, tê giác, nai, voi, hổ, qui vân vân…  cho ta thấy các  cư  dân ở đây còn sống với nghề săn bắt và chài lưới. Vai trò của người đàn ông cũng chưa được xem quan trọng bởi vì cũng chưa cần có một  tổ  chức xã hội cần nhiều nhân lực cho việc sản xuất như chế tạo công cụ,  tích trữ gạo ở  các vựa lúa,  đúc đồng vân vân… cũng như  việc phân phối  các công việc  nặng nhọc để có kết quả mong muốn trong mùa  thu gặt. Người đàn ông hầu như rất ít quyền lực và không có quyền sở hữu tài sản.

Ngược  lại ở các  di chỉ của nền văn hóa Lương Chữ thì được thấy sư thay đổi  rõ rệt trong sự cân bằng quyền lực giữa chồng và vợ. Thí dụ, trong số các đồ mai táng ở các mộ cá nhân thì các nông cụ như cái xẻng  làm bằng đá đẽo thì dành cho nam giới còn bánh xe dệt thì vẫn còn đồ vật chính cho nữ giới.

Như vậy chứng tỏ ở thời đó người đàn ông trở thành  công nhân chính ở ngoài ruộng đồng và người đàn bà chỉ còn làm các công việc ở trong nhà. Hơn nữa, còn cho thấy các thợ đá chuyển đổi nghề và trở thành  những người thợ đẽo ngọc khiến dẫn đến  một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển công nghiệp và sự phân chia công việc ở  trong xã  hội và tạo ra sự phân chia giai cấp giữa người nghèo và người giàu mà luôn cả thành phần qúi tộc và tôn giáo.  Từ đó mới có  sự  góp phần vào sự phân chia trong đơn vị gia đình. Cũng từ đó bắt đầu xuất hiện hình thức một vợ, một chồng, người vợ theo chồng về gia đình nhà chồng, con cái cũng sống chung cùng cha mẹ và gia đình và lấy họ cha lúc m ới sinh ra. Khi chết chồng vợ được chôn chung  luôn cả người  trong  gia tộc phụ hệ.

Nói tóm lại chúng ta có thể  khẳng định  rằng người Việt  theo chế độ  phụ hệ rất sớm từ khi tổ tiên ta  còn ở lưu vực sông Dương Tử.  Bởi vậy khi di cư trở về lại đồng bằng sông Hồng, họ vẫn giữ chế độ phụ hệ dưới thời kỳ Hồng Bàng với văn hóa Phùng Nguyên.

Version française

Les traces du régime matriarcal vietnamien

Il y  a un temps où notre peuple comme les autres peuples du monde adopte le régime matriarcal.  Avons-nous l’occasion de penser à cela par nous-mêmes ? Certainement pas car à la naissance, nous avons tous pris le nom de notre père, sauf en France où nous avons le droit d’ajouter maintenant le nom de notre mère à notre nom. Dans la langue vietnamienne, on se sert souvent des mots qui gardent encore les traces du système matriarcal auquel on ne pense jamais d’autant plus que notre pays a adopté le système patriarcal depuis si longtemps. On dit souvent femme/mari (VỢ CHỒNG) mais jamais mari/femme (CHỒNG VỢ). On est habitué à  désigner la lignée familiale avec le terme « BÀ CON » où le mot BÀ (madame)  précède toujours le mot  CON  (ou enfant). Parfois, il y a du mépris dans les propos lorsqu’on emploie le terme suivant  « gái nạ dòng ou femme divorcée » où le mot nạ se réfère à la lignée de la mère. Selon la remarque  de l’écrivain Binh Nguyên Lộc, on veut insinuer  une  fille polyandre. Cela veut dire implicitement une mauvaise fille.

Jusqu’à ce jour, notre pays continue à avoir encore le régime matriarcal dans de nombreux endroits comme sur les Hauts Plateaux du Vietnam avec les ethnies Cham, Jarai, Ede, Raglai, Churu appartenant à la famille linguistique austronésienne ou les M’nong, les K’ho  de  la famille des langues austro-asiatiques. Certains prétendent que notre pays a adopté le système patriarcal depuis l’annexion de Jiaozhi (Giao Chỉ)  par la Chine. C’est certainement faux. Alors, depuis quand notre pays a-t-il abandonné le système matriarcal au profit du  système patriarcal ? Pour approfondir cette question, les archéologues ont l’habitude de s’appuyer souvent sur la méthode d’inhumation des morts  dans les tombes des sites liés à la civilisation de la riziculture inondée. Ce n’est certainement pas l’époque où les rois Hùng du royaume de Văn Lang régnaient avec la culture de Phùng Nguyên car la succession au trône s’opère clairement à travers la patriarchie dans la légende, notamment le pouvoir majeur revenant toujours à l’aîné de  la famille dans  l’organisation sociale de l’époque. Nous savons également que les ancêtres du peuple vietnamien étaient issus directement de la région du fleuve Bleu (Yang Tsé) en nous basant sur les données des travaux de recherche génétique d’aujourd’hui. Nous devons remonter ainsi le temps et analyser les lieux de culture du riz inondé dans les  régions du cours moyen et inférieur du fleuve Yang Tsé car selon le chercheur japonais  Shin’ichi Nakamura  de l’université Kanazawa,  le berceau de la riziculture doit s’y trouver mais en l’état actuel des connaissances, il est difficile de le localiser très précisément sur une carte géographique.

Cependant, il y a l’évolution sociale dans les  régions du cours inférieur du  fleuve Yang Tsé (sites archéologiques  de Hemudu et Liangzhu)  au cours de la période néolithique en passant:

-d’une économie diversifiée à une économie  exclusivement rizicole
– d’un habitat agricole à  un habitat citadin
– d’un cimetière collectif au cimetière des groupes particuliers.

Pourquoi le site de Hemudu? Selon l’archéologue française Corinne Debaine-Francfort, , on a trouvé  non seulement les restes d’un habitat lacustre en bois monté sur pilotis bien différent des maisons en terre  du nord de la Chine mais aussi les grains de riz cultivés  dans des champs inondés à l’aide des houes fabriquées à partir d’omoplates d’animaux en 1973 dans le site néolithique le plus ancien de la région de  Hemudu  (Zheijiang). On peut dire que le riz a été domestiqué dans ce lieu datant d’environ 4770 ans à 5000 ans avant J.C. La population vivant ici possédait des traits à la fois mongoloïde et australo-négroïde. Lors du décès, les gens d’ici  étaient  enterrés la tête tournée vers l’est ou le nord-est, et n’avaient pour la plupart aucune offrande. Ils n’avaient pas non plus de cimetière communal clairement défini. Par contre ils avaient un cimetière clanique commun avec de nombreux biens  funéraires. On peut voir qu’il y a encore  ici un système matriarcal car on y trouve les restes d’animaux comme les singes, les rhinocéros, les cerfs, les éléphants, les tigres, les tortues etc… Cela montre que les habitants d’ici vivaient encore de la chasse et de la pêche à cette époque.

Le rôle de l’homme  n’est pas  considéré important car il n’est pas encore nécessaire d’avoir une organisation sociale réclamant beaucoup de ressources humaines pour la production comme la fabrication d’outils, l’emmagasinage du riz dans les greniers, la fonte du bronze etc…  comme la répartition des tâches ardues pour obtenir le résultat souhaité durant la saison des récoltes. L’homme semble avoir peu de pouvoir et n’a pas le droit de posséder ou d’hériter de terres.

En revanche, sur les sites néolithiques de la culture de Liangzhu, il y a un changement manifeste  dans l’équilibre des pouvoirs entre mari et femme. Par exemple, parmi les objets funéraires dans les tombes individuelles, les outils agricoles tels que les pelles en pierre polie sont destinées aux hommes et les roues à tisser restent les principaux objets des femmes. Cela prouve qu’à cette époque les hommes constituaient la main d’œuvre principale  dans les rizières et les femmes n’assumaient que  les travaux ménagers.

De plus, les tailleurs de pierre étaient obligés de changer de métier et  ils étaient devenus des tailleurs de jade. Cela a conduit à une période importante du développement industriel et de la division du travail dans la société et a favorisé l’apparition et la distinction  de classe entre les pauvres et les riches mais aussi  entre l’aristocratie et la religion. Depuis lors, il y a eu aussi  une contribution à la division dans la cellule familiale. C’est aussi à partir de ce moment-là  que la monogamie a commencé à apparaître.  La femme a suivi son mari pour vivre dans la famille de son mari. Les enfants ont pu vivre également avec leurs parents et leur famille et ont pris désormais le nom de famille du père à leur naissance.  Lors du décès, le mari et sa femme pouvaient être enterrés ensemble avec les membres de leur famille patriarcale.

Bref, on peut affirmer que les Vietnamiens ont suivi très tôt le système patriarcal au moment où nos ancêtres  vivaient encore dans le bassin du Yang Tsé. Par conséquent, lors de leur retour dans le delta du fleuve Rouge, ils ont continué à conserver le patriarcat sous la dynastie des Hồng Bàng avec la culture de  Phùng Nguyên.

Bibliographie:

Annick Levy-Ward : Les centres de diffusion du riz cultivé. De l’Asie du Sud-Est à la Chine. Études rurales, n°151-152, 1999
Shin’ichi Nakamura: LE RIZ, LE JADE ET LA VILLE. Évolution des sociétés néolithiques du Yangzi. Éditions de l’EHESS 2005/5 60e année, pp 1009-1034
Corinne Debaine-Francfort : La redécouverte de la Chine ancienne.  Editions Gallimard  1998.
Bình Nguyên Lộc: Lột trần Việt ngữ. Talawas

Les eunuques de la dynastie des Nguyễn (Thái giám dưới triều đại nhà Nguyễn)

Version française 

Thái giám dưới triều đại nhà Nguyễn

 

Khác với người bình thường, thái giám hay hoạn quan là người chuyên hầu hạ và phục vụ vua chúa dưới thời phong kiến. Đất nước ta có ba người đại tài hoạn quan và có công trạng ít ai có thể so sánh bằng vì họ  đem lại không những cho dân tộc ta một trang sử  vẻ vang rạng rỡ  vào bậc nhất mà còn cả niềm tự hào lớn lao. Đó là danh tướng  hoạn quan vĩ  đại nhất dưới triều đại nhà Lý, Lý Thường Kiệt, có công phá Tống bình Chiêm. Sau đó là Nguyễn An, kiến trúc sư tài năng bị lưu đày về Trung Quốc  bởi tướng Trương Phụ khi nhà Minh xâm chiếm Việt Nam và  làm thái giám với tên gọi A Lưu. Chính ông là người  kiến trúc trưởng thiết kế trong việc xây cất  Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh   dưới thời Minh Thành Tổ  Chu Đệ (Vĩnh Lạc). Sau cùng Lê Văn Duyệt  là một khai quốc công thần nhà Nguyễn mà đền thờ của ông  được mọi người chiêm bái ở Sàigon (hay thành phố Hồ Chí Minh) và  được gọi là Lăng Ông. Ông là người có công trạng bình định và phát triển vùng đất Nam kỳ với chức vụ Tổng Trấn Gia Định.

Tục lệ kén chọn hoạn quan nầy đã có từ thời nhà Lý nhưng nhiệm vụ chỉ để hầu hạ vua  chớ  không có quyền can dự chính sự và không có khả năng chuyên quyền  như  ở Trung Hoa  với hoạn quan Triệu Cao của Tần Thủy Hoàng  ở giai đoạn cuối của nhà Tần. Nếu sinh ra mà phi nam phi nữ gọi là giám sinh. Còn tự thiến thì gọi là giám lặt. Còn một khi vào đại nội để chuyên hầu vua thì gọi là yêm hoạn hay hoạn quan tức là  kẻ hạ đẳng phục vụ  chốn hoàng cung. Lý Thường Kiệt, ông là cháu năm đời của Ngô Quyền. Theo  lời kể trong quyển sách « Kể chuyện các quan thái giám trong lịch sử Việt Nam » của tác giả Phạm Minh Thảo thì mẹ ông, bà Hàn Diệu Chi trước khi có bầu sinh ra ông thì có gặp một ông lão già xem thiên văn tiên đoán rằng bà sẽ có  tin vui, có một người con trai khôi ngôi tuấn kiệt, sẽ uy danh lừng lẫy không những mang lại vinh quang cho dòng họ Ngô mà còn làm  rạng rỡ  nước Nam ta nữa nhưng có một điều là không có con để nối dòng. Ông khởi đầu sự nghiệp với một chức quan kỵ mã hiệu uý dưới triều nhà Lý. Tuy có vợ nhưng không có con. Có một lần đi săn, vua Lý Thái Tông gặp được ông đem lòng qúi mến nhưng muốn được ở gần vua thì phải « tự yêm ». Còn với Nguyễn An thì cuộc đời rất trôi nổi lúc còn trẻ. Ông bị tướng nhà Minh Trương Phụ lưu đày mang về Trung Hoa để làm hoạn quan phục vụ trong cung vua nhà Minh sau khi chiếm nước ta và không ngần ngại áp đặt chính sách  lùng bắt tất cả trai trẻ có tài của nước ta. Bởi vậy Nguyễn An trở thành ho ạn quan của vua Minh Thành Tổ (Chu Đệ) dưới cái tên Hoa là A Lưu. Ông là một nhà kiến trúc sư đại tài xuất chúng vì  ông không chỉ có công thiết kế, giám sát xây dựng cổ thành Bắc Kinh trong vòng ba năm với một vạn binh  chứ không năm năm với 18 vạn thợ  theo dự đoán của bộ công mà còn có tài trong các công trình trị thủy sông Hoàng Hà  của Trung Quốc. Theo  nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm thì Trung Quốc  đời sau cố lờ đi vì A Lưu là người An Nam nhưng may thay có bài viết của  nhà sử học đương đại  Trương Tú Dân được đăng báo công nhận vai trò quang trọng của Nguyễn An trong việc xây dựng lại Tử Cấm Thành (Bắc Kinh) và nhất là gần đây với phim tài liệu của Tây Đức « Tử Cấm Thành Bắc Kinh ». 

Sau cùng là Lê Văn Duyệt hay thường gọi là Tả Quân Duyệt. Có một lần Nguyễn Ánh (hay vua Gia Long về sau)  bị truy nã bởi quân Tây Sơn  chạy trốn ở vùng Rạch Gầm, làng Long Hưng tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang)  và thuyền của ngài  được cứu bởi  Lê Văn Duyệt trong một đêm bão tố. Sau đó Nguyễn Ánh nhìn thấy Lê Văn Duyệt một cậu bé khác thường và có công cứu mạng ngài nên không ngại tuyển dụng ông làm thái giám để bảo vệ ngài và  cung quyến lúc đó ông chỉ 17 tuổi. Theo nhà văn Hoàng Lai Giang, Lê Văn Duyệt là một tấm gương soi sáng muôn đời ở phương nam. Ông không những là một danh tướng tài ba mà còn là một nhà ngoại giao khôn khéo, một nhà chính trị có tài năng khiến vùng đất Gia Định trở thành giàu có. Dám chặt đầu cha vợ của vua Minh Mạng là Huỳnh Công Lý để giữ công bằng cho dân khiến làm vua Minh Mạng đố kỵ, xem ông là cái gai chọc vào mắt mình nên chỉ cần có cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi, con nuôi của Lê Văn Duyệt  để có dịp hài tội công lao của ông bằng cách  san bằng mộ Lê Văn Duyệt mà còn có thêm tám chữ « Quyền yêm Lê Văn duyệt phục pháp xử » ở trên bia. Chỉ có ông khi gặp vua được miễn qùi bái  cho thấy vua Gia Long rất qúi trọng  như thế nào. Như vậy cũng biết được cái nhìn của vua Gia Long không sai về con người Lê Văn Duyệt mà Minh Mạng quên đi lại nghe lời dèm pha. Sau nầy  các vua  Thiêu Trị Tự Đức cho phép  đắp lại mồ của Lê Văn Duyệt  và sửa sang miếu thờ.

Chỉ có dưới thời vua Minh Mệnh thứ 17 (1836) nhà vua ban dụ nhằm hạn chế tối đa quyền hành của thái giám một cách rõ ràng. Theo dụ nầy, thái giám không được dự vào phẩm cấp quan chế, không được xem như quan lại. Tuy nhiên trong chức vụ thái giám, cũng có năm bực mà mỗi bực có một vai trò trách nhiệm khác nhau nhưng với chủ đích để sai khiến và phục vụ  vua trong nội cung. Thái giám là người gần gũi vua nhiều nhất  nên phải sắp xếp  ngày giờ, các công việc liên hệ giữa vua và các cung phi và phải ghi chép lại tên họ trong trường hợp bà cung phi  nào có con thì được xác nhận. Bởi vậy cung phi nào muốn  được vua yêu chuộng thì cần nhờ đến tài ăn nói của thái giám.  Ngoài ra, thái giám còn phải phục vụ các bà cung phi goá bụa  ở các lăng tẩm. Để phân biệt với các quan, các thái giám mặc một chiếc áo dài bằng lụa xanh, ở trước ngực thì có một mảng dệt hoa và có mũ theo một kiểu riêng tư.  Họ có một cuộc sống cũng  đáng thương. Khi ốm đau, thì họ không có quyền  ở lại trong đại nội mà phải về ở Cung Giám Viện nằm ở phiá bắc hoàng thành. Nếu chữa không hết bệnh  thì nằm  ở  đây chờ chết chớ không được quay về đại nội. Lúc còn trẻ nếu là  giám sinh thì phải đến trình quan địa  phương  rồi sau đó được đưa về kinh đô vào bộ lễ để  được tấu thay và được sai khiến và trọng dụng ở nội đình. Còn được tuyển làm thái giám thì được hưởng nhiều quyền lợi vật chất nhất là cha mẹ được triều đình cấp dưỡng và khi có đại lễ thì được thưởng tiền bạc hay vải vóc. Lúc về già, không có con để nối dòng và thờ phụng lúc qua đời nên họ  phải cùng nhau đóng góp tiền để tu sửa chùa Từ Hiếu ở Huế vào năm 1893 và mượn nơi đó làm nơi  an nghỉ và tìm lại sự bình yên. Bởi vây dưới thời Pháp thuộc, người Pháp họ gọi chùa nầy là « chùa thái giám » vì  còn có rất nhiều lăng mộ của các thái giám dưới triều Nguyễn.

Version française

Contrairement aux gens ordinaires, les eunuques sont destinés à être au service du roi à l’époque féodale. Notre pays a trois grands eunuques avec lesquels peu de gens peuvent  se rivaliser car ils ont réussi à donner non seulement à notre peuple une page d’histoire glorieuse et  particulièrement resplendissante mais aussi une grande fierté. D’abord c’est le général eunuque célèbre Lý Thường Kiệt de la dynastie des Lý  ayant réussi à écraser l’armée des Song et pacifier le Champa. Puis un architecte talentueux  de nom Nguyễn An  a été capturé et exilé de force en Chine par le général Tchang Fou (Trương Phụ) au moment de l’annexion du Vietnam par les Ming. Il fut engagé ensuite comme eunuque et connu dès lors sous le nom chinois «Ruan An». Il  devint ainsi l’architecte concepteur en chef  dans le projet de construction de la Cité interdite de Pékin sous le règne du troisième empereur des Ming, Yong Le. Enfin le dernier est le général eunuque Lê Văn Duyệt qui  est l’un des mandarins méritants et brillants   de la dynastie  des Nguyễn dont le temple est connu par tout le monde à Saigon (ou Ho Chi Minh Ville) sous le nom « Lăng Ông ». Il avait le mérite de pacifier et développer la région de Cochinchine en tant que gouverneur de Gia Định (ancien nom donné à Saïgon ou Hồ Chí Minh d’aujourd’hui).

La coutume de choisir les eunuques  date de l’époque de la  dynastie des Lý mais leur fonction consiste à  servir uniquement le roi mais en aucun cas  elle n’a pas le droit d’interférer dans la politique et  n’a pas la capacité d’abuser du pouvoir comme en Chine avec l’eunuque Zhao Cao (Triệu Cao) de l’empereur Qin Shi Huang Di (Tần Thủy Hoàng) à la fin de la dynastie des Qin.  Si on est né sans avoir la possibilité de connaître clairement le sexe, on est appelé « giám sinh (ou état d’ambiguïté sexuelle) » en vietnamien ». Par contre si on pratique  l’auto-castration, on est appelé  «  giám lặt (état de se débarrasser de son sexe)   en vietnamien ». Une fois sélectionné et devenu la personne chargée de servir le roi dans la citadelle, on est appelé eunuque c’est-à-dire un subalterne  au service du roi dans le palais. Lý Thường Kiệt est le descendant de la cinquième génération de Ngô Quyền

D’après le livre intitulé « Les récits sur la vie des  eunuques dans l’histoire du Vietnam» de l’écrivain Pham Minh Thảo,  avant d’être enceinte, sa mère de nom Hàn Diệu Chi, avait l’occasion de rencontrer  un vieux maître  astrologue. Ce dernier lui prédit qu’elle  aura une bonne nouvelle. Elle aura un  beau garçon, un fils  devenu  très célèbre en apportant non seulement  la gloire à la famille Ngô, mais aussi  la radiance dans notre pays du Sud.  Mais il n’aura pas de rejeton pour assumer la descendance.  Lý Thường Kiệt  commença sa carrière en tant que capitaine de cavalerie sous la dynastie des Lý. Malgré qu’il fût marié, il n’avait pas d’enfant. Il y avait une fois au moment de la chasse, il eut l’occasion de rencontrer le roi Lý Thái Tông. Celui-ci lui montra son affection. Pour être plus proche du roi, il fut obligé de s’auto-castrer. Quant à Nguyễn An, sa vie ressemble à celle d’un galérien durant sa jeunesse. Il fut capturé et renvoyé de force en Chine par le général chinois  Tchang Fou (Trương Phụ) pour devenir l’eunuque dans la cour des Ming après avoir annexé notre pays et mis en place la politique de traque de toutes les forces vives de notre nation. C’est pour cette raison qu’il devenait l’eunuque de l’empereur des Ming Chenzu (Chu Đệ), connu  sous le nom chinois Ruan An (A Lưu).   Il était un architecte talentueux hors norme car il avait le mérite de concevoir et  de superviser  non seulement  la construction de la cité interdite de Pékin dans trois ans avec dix mille  soldats à la place de cinq ans avec dix huit mille ouvriers dans la prévision du ministère public mais aussi  les travaux hydrauliques importants du Fleuve Jaune en Chine. Selon le chercheur Trần Ngọc Thêm, la Chine a tenté d’oublier  Ruan An dans la construction de la cité interdite car ce dernier était un Vietnamien mais heureusement il y a l’article écrit  par l’historien chinois contemporain de nom Trương Tú Dân dans le journal n’hésitant pas à rapporter le rôle important de Ruan An dans la construction de la Cité interdite de Pékin. 

Enfin, il y a  le général eunuque Lê Văn Duyệt, appelé communément Tả Quân Duyệt. Une fois le jeune prince Nguyễn Ánh (ou l’empereur Gia Long plus tard) fut poursuivi par l’armée des Tây Sơn. Il fut obligé de trouver refuge dans le village de Long Hưng de la contrée Rạch Gầm dans la  province de Mỹ Tho (devenue aujourd’hui Tiền Giang) et son embarcation fut sauvée par le jeune Lê Văn Duyệt dans une nuit orageuse. Nguyễn Ánh aperçut que Lê Văn Duyệt  était un garçon au talent exceptionnel ayant eu le mérite de le sauver si bien qu’il n’hésita pas  à l’engager comme eunuque chargé de le protéger et sa famille alors que Lê Văn Duyệt n’avait que 17 ans. Selon l’écrivain Hoàng Lai Giang, Lê Văn Duyệt  est un exemple qui s’éclaire éternellement dans le Sud. Il n’est pas non seulement un général talentueux mais un diplomate habile, un homme politique  reconnu  dans sa capacité de transformer la région Gia  Định en une zone prospère et florissante. Ayant osé décapiter le père de la concubine du roi Minh Mạng (Huỳnh Công Lý) pour maintenir la justice au peuple, il provoque la jalousie du roi Minh Mạng. Celui-ci trouve qu’il est une épine qui s’introduit dans son œil. C’est pourquoi il suffit d’avoir la révolte de son  fils adoptif  Lê Văn Khôi pour donner l’occasion au roi de remettre en cause son grand  mérite en rasant sa tombe et en y élevant de plus une stèle portant  les 8 lettres suivantes « Quyền yêm Lê Văn duyệt phục pháp xử  ou le lieu où l’eunuque Lê Văn duyệt reçoit la condamnation ». Il n’y a que lui qui avait le droit d’être exempté  de s’agenouiller devant l’empereur Gia Long. Cela montre  à tel point  le respect que ce dernier avait entretenu envers lui. On connait ainsi le jugement juste  de l’empereur Gia Long à l’égard du personnage Lê Văn Duyệt.  Minh Mạng n’en tenait pas compte à cause des calomnies de son entourage. Plus tard, ses successeurs Thiệu Trị et Tự Đức ont ordonné la reconstruction de sa tombe et la réparation de son temple.

L’autel de Lê Văn Duyệt (Saïgon)

C’est sous le règne du roi  Minh Mạng en 1836 qu’il y avait un édit royal destiné à limiter au maximum le pouvoir de l’eunuque. Selon cet édit, les eunuques n’étaient  pas autorisés à participer au rang de mandarins et ils n’étaient pas considérés comme des mandarins. Cependant, dans la fonction d’eunuque, il y avait  aussi cinq grades, chacun ayant un rôle déterminé  et une responsabilité différente mais le but restait  de servir le roi dans le palais intérieur.

Étant la personne la plus proche du roi, l’eunuque devait donc organiser la date et l’heure des contacts  entre le roi et ses concubines et devait enregistrer leur nom au cas où une concubine  était enceinte  et  confirmer la naissance  de l’enfant. En conséquence, toute concubine voulant retenir l’attention du roi  devait compter sur l’éloquence de l’eunuque.

En outre, l’eunuque devait s’occuper des concubines veuves vivant dans les mausolées. Pour se distinguer des mandarins, les eunuques avaient l’habitude de porter une tunique en soie de couleur verte avec un morceau de tissu à motif floral sur leur poitrine et un chapeau fait de façon particulière. Ils avaient aussi une vie misérable.

Lorsqu’ils étaient malades, ils n’avaient pas le droit de rester dans le palais royal mais ils  devaient retourner au palais « Cung Giám Viện »  situé au nord de la citadelle impériale. Si l’eunuque ne pouvait pas être guéri,  il devait y rester  et attendait de mourir.  Il ne pouvait pas retourner au palais royal Quand il était jeune et dans un état d’ambiguïté sexuelle, il devait se rendre aux autorités locales. Puis il était renvoyé au ministère des rites dans la capitale et il était condamné  à travailler dans la cour intérieure, une fois son état reconnu. Au cas où il était choisi comme l’eunuque du roi, il  avait un grand nombre d’avantages matériels. Ses parents recevaient les subventions de la cour royale. Au cas où une grande fête avait lieu, il recevait de l’argent ou des étoffes en récompense. 

Quand les eunuques devenaient vieux, ils n’avaient pas d’enfants pour maintenir la lignée et le culte au moment de leur mort.  Ils étaient obligés d’apporter conjointement leur contribution pour réparer la pagode Từ  Hiếu  à Hué en 1893 et ​​se servir de cet endroit comme lieu de repos et de paix. C’est pourquoi à l’époque coloniale, les Français appelaient ce lieu  sous le nom « pagode  des eunuques » car il y a encore aujourd’hui  de nombreuses tombes d’eunuques de la dynastie des  Nguyễn.

 

La marche vers le Sud: la fin du Champa

La longue marche vers le sud: la fin du Champa.

Version vietnamienne

Selon l’érudit Thái Văn Kiểm, la longue marche de notre peuple vers le sud est un fait historique évident que les véritables historiens étrangers doivent reconnaître et elle est également une source de grande fierté pour notre nation. Depuis plus de mille ans, le peuple vietnamien a traversé plus de cinq mille kilomètres, soit 1700 mètres par an ou 5 mètres par jour. Cette vitesse est même inférieure à celle d’un escargot. Cela prouve que notre peuple a rencontré de nombreux obstacles et qu’il a parfois dû s’arrêter et prendre du recul dans cette longue marche. Cette chanson populaire évoque en quelque sorte l’anxiété et la peur des Vietnamiens lors de ce voyage parsemé d’embûches:

Đến đây đất nước lạ lùng
Con chim kêu cũng sợ, con cá vẫy vùng cũng lo.
Cette terre leur paraît très étrange
Le gazouillis d’oiseaux leur fait aussi peur comme l’agitation du poisson les rend inquiets.

Malgré que notre population s’élève à peu près à un million d’habitants face à la Chine géante estimée à cette époque à plus de 56 millions de sujets, on est amené à découvrir le talent inouï de Ngô Quyền qui a réussi à libérer notre peuple de la domination chinoise pendant près de mille ans. Malheureusement il ne régna que 5 ans. Puis vint la période de troubles nationaux avec les douze seigneurs de la guerre. Heureusement, on vit surgir le héros Đinh Bộ Lĩnh issu de la province Ninh Bình. Celui-ci réussit à les éliminer, à unifier le pays sous sa bannière et à fonder une nouvelle dynastie, la dynastie des Đinh. Durant cette période, notre pays venait d’être un pays indépendant mais il était confiné seulement dans le delta du fleuve Rouge et dans les petites plaines situées tout le long de la côte centrale du nord Viet Nam (Thanh Hóa, Nghệ An).
Au Nord, il est difficile d’entamer l’expansion territoriale à cause de la présence de la Chine. Ce pays avait une population nombreuse et caressait toujours l’intention d’annexer notre pays au moment opportun quelle que soit la dynastie régnante. À l’Ouest, se trouve la chaîne de montagnes Trường Sơn accidentée difficile à franchir et à l’Est, il y a la Mer de l’Est que Nguyễn Trãi a eu l’occasion de mentionner dans la « Proclamation sur la pacification des Ngô (Bình Ngô Đại Cáo) » comme suit:

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Quelle cruauté! Le bambou de la montagne du Sud n’arrive pas enregistrer tous leurs crimes,
Quelle saleté! L’eau de la mer de l’Est ne réussit pas à éliminer leur odeur puante.

 

pour faire allusion à la cruauté des Ming (Chinois) que la Mer de l’Est n’a pas réussi à effacer durant les dix années de leur agression contre le Grand Yue (Đại Việt). C’est une pression que notre peuple devait toujours endurer durant le parcours de la formation de notre nation.
C’est seulement au Sud que se trouve le seul moyen pour notre nation d’étendre ses frontières, d’éviter l’extermination et de maintenir l’indépendance nationale, d’autant plus que nos ancêtres restent la seule tribu des Bai Yue qui ne sont pas assimilés par les Chinois depuis l’époque de Qin Shi Huang Di (Tần Thủy Hoàng).
Cependant, en ce moment là, dans cette marche vers le sud notre peuple a deux avantages indéniables dont l’un est d’avoir un leader doté d’un esprit stratégique et talentueux pour contrer les envahisseurs chinois au nord et l’autre est de réussir à faire participer le mouvement populaire de masse à cette expédition pour des raisons légitimes. C’est dans le sud qu’il y a un royaume nommé Lin Yi (devenu plus tard Champa) ayant réussi à obtenir son indépendance auprès de la Chine à Nhật Nam en l’an 192 et ayant eu l’habitude de provoquer des troubles à la frontière de notre pays. Ce royaume occupe une position importante sur la route maritime trans-asiatique convoitée par les envieux (Manguin 1979: 269). La prise du Champa peut être considérée comme la belle réussite dans le contrôle de la mer de l’Est et les navires de passage (Manguin 1981 :259). Aujourd’hui, c’est toujours une question brûlante qui attire l’attention des puissances mondiales.

marche_sud

Le Grand Yue (Đai Việt) était un pays venant d’avoir son premier roi lorsqu’il était pris en tenaille entre la Chine et le Champa. Ces deux pays agissaient de concert dans un premier temps pour détruire notre pays. Considéré comme un roi guerrier et un visionnaire stratégique, le roi Lê Đại Hành (ou Lê Hoàn) avait ces deux avantages cités ci-dessus. Il réussit à vaincre l’armée des Song de Hầu Nhân Bảo en l’an 981 à Chi Lăng (Lạng Sơn) et à punir le Champa lors d’une expédition montée en un an pour chasser les Chams hors de la province d’Amaravati (Quảng Ngãi) après que leur roi maladroit Bề Mi Thuế avait emprisonné les messagers de Đại Việt, Từ Mục et Ngô Tử Canh envoyés au Champa pour tenter d’aplanir les désaccords. Il détruisit la capitale Indrapura (Quảng Nam) et le sanctuaire en l’an 982 et tua son roi Paramec Varavarman (Bề Mi Thuế).
Il remit ensuite à son subordonné Lưu Kế Tông le contrôle des opérations sur la capitale Indrapura et le nord de Linyi avant de retourner dans sa capitale. À travers cette procuration déguisée, on voit plus ou moins clairement les intentions de Lê Đại Hành de vouloir étendre le territoire mais il avait peur de recevoir peut-être la réprimande de la dynastie des Song à cette époque. C’est pour cela qu’il ne voulait pas les révéler.

Selon « Les Mémoires historiques du Grand Viet au complet (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)», Lưu Kế Tông se cacha au Champa. C’est pourquoi le roi Lê Đại Hành dut envoyer son fils adoptif dont le nom n’était pas précisé pour le capturer et le tuer en l’an 983. Mais dans l’histoire des Song, il est à noter que Lưu Kế Tông devint roi du Champa trois ans plus tard, de 986 à 989 et il envoya même un ambassadeur auprès de la dynastie des Song pour demander à cette dernière de le reconnaître en tant que souverain du Champa. Cela montre qu’il y a quelque chose qui n’est pas en concordance avec ce qui a été écrit dans notre histoire. On peut expliquer que Lưu Kế Tông fut chargé de remplir au début une mission que le roi Lê Đại Hành lui avait confiée. Comme Lưu Kế Tông réussit à avoir des appuis locaux assez solides, il tenta de se poser roi et renonça à honorer sa mission.

Mais grâce à la restauration de la force militaire du peuple Cham de plus en plus vive à Vijaya (Chà Bàn, Bịnh Định), le roi Harivarman II réussit à vaincre Lưu Kế Tông, reprendre ensuite toute la province d’Amaravati et il s’installa de nouveau dans la capitale Indrapura. Quant à Lưu Kế Tông, selon le chercheur français Georges Cœdès, il était décédé. On n’entend plus parler de lui dans l’histoire. Malgré l’intensification du pillage le long de la frontière nord, le Champa était désormais soumis constamment à une pression croissante de notre Annam. Selon « l’histoire du Vietnam » de l’érudit Trần Trọng Kim, la Chine a accordé toujours à notre roi le titre « Prince de la province Jiaozhi (Giao Chỉ quận vương)» car elle continuait à considérer notre pays, Jiaozhi (ou Giao Chỉ) comme une province chinoise à l’époque de sa domination. Ce n’est que sous le roi Lý Anh Tôn que notre roi a reçu officiellement le titre de roi d’Annam. Depuis lors, notre pays s’appelait Annam.

Sous la dynastie des Lý, en prenant prétexte que le Champa n’avait pas payé tribut depuis 16 ans au royaume d’Annam, le roi Lý Thái Tông fut contraint d’aller combattre le Champa en l’an 1044. Les Chams subirent beaucoup de pertes humaines. Le général cham Quách Gia Di décida de sabrer son roi Sạ Đẩu (Jaya Simhavarman II), le dernier roi de la dynastie Indrapura du Champa et coupa sa tête pour demander la capitulation. En 1069, en se basant sur la raison de ne pas honorer le paiement du tribut par le Champa durant 4 ans, le roi Lý Thánh Tông décida d’emmener personnellement 100 000 soldats pour combattre le Champa, réussit à capturer Chế Củ (ou Jaya Rudravarman III) au Cambodge où il chercha refuge à cette époque et le ramena à la capitale Thăng Long. Pour racheter sa liberté et retourner dans son pays, Chế Củ proposa en échange les trois provinces septentrionales du Champa équivalant à peu près à deux provinces de Quảng Binh et Quảng Tri (Georges Cœdès : 248). On peut dire qu’à partir de cette transaction, Đại Viêt commença à s’étendre à de nouvelles terres et incita les gens à y vivre sous le règne du roi Lý Nhân Tôn après la révolte de Lý Giác dans la région de Nghệ An. Sur les conseils de ce rebelle, le roi Chế Ma Na (Jaya Indravarman II) tenta de reprendre les trois provinces échangées mais il fut vaincu ensuite par le célèbre général Lý Thường Kiệt et il dut rétrocéder cette fois définitivement ces trois provinces reprises.

Selon l’érudit Henri Maspero, sous le règne de Lý Thần Tông, notre pays a été envahi par le roi guerrier Sûryavarman II de Chenla (Chân Lạp). Ce dernier avait l’habitude de trainer souvent Champa dans la guerre en l’incitant ou en le contraignant sans cesse contre notre pays dans les régions de Nghệ An et Thanh Hóa. Puis après, les deux pays étant devenus hostiles, il y avait donc une guerre durant près de cent ans. Cela allait les affaiblir face à un pays d’Annam devenu puissant au début du XIIIème siècle avec une nouvelle dynastie, la dynastie des Trần. C’est aussi l’époque où toute la région eurasienne était envahie par les Mongols. Mais c’est aussi l’époque où les deux pays voisins Annam et Champa avaient de bonnes relations et Champa retrouvait la paix et la stabilité dans le pays avec le roi Indravarman V (1265-1285).

C’est grâce à ce rapprochement que les Vietnamiens et les Chams, unis dans un même combat et agissant ensemble contre un ennemi commun, l’empire des Yuan de Kubilai Khan (Đế Chế nhà Nguyên của Hốt Tất Liệt), réussirent à accomplir ensemble des prouesses militaires portant une grande importance historique non seulement pour notre peuple mais aussi pour l’Asie du Sud -Est. Grâce à cette union, les deux peuples vainquirent ainsi l’empire mongol. Afin de renforcer la bonne entente qui n’existait pas jusqu’à présent, entre les deux peuples, le roi Trần Nhân Tông vint visiter le royaume de Champa durant neuf mois en tant que chef spirituel de la secte zen Đại Việt en 11 mai de l’année 1301.
Grâce à cette visite, il promit d’accorder la main de sa fille, la princesse Huyền Trân (Perle de Jais), au roi Chế Mân (Jaya Simhavarman III) alors que Huyền Trân n’avait que 14 ans et Chế Mân était assez âgé. Malgré sa soutane de moine, il était toujours le roi-père du royaume Đại Việt. Il avait donc toujours une vision à long terme pour le pays et s’était rendu compte que le royaume Đại Việt avait besoin d’un territoire comme une base arrière en cas de nécessité dans le sud lorsqu’il connut bien les intentions malveillantes des Nordistes et il réussit à gagner à deux reprises la guerre de résistance contre l’armée des Yuan (1285 et 1287-1288). Au contraire, pour quelle raison le héros du peuple Cham, Chế Mân (Jaya Simhavarman III), céda-t-il les deux districts Ô-Lý à cette époque pour devenir un traître pour son peuple ? Champa est-il trop défavorisé et Đại Việt trop avantageux dans cette transaction, n’est ce pas?
C’était peut-être à cause de l’aridité de la zone cédée que Chế Mân éprouva qu’il lui était impossible de la contrôler car Quảng Trị était une zone de sol sablonneux et Thừa Thiên Huế entourée de collines était aussi une région dépourvue de plaine importante (Hồ Trung Tú:283). Il s’agit de légaliser d’ailleurs un territoire que Champa n’avait plus la capacité de gouverner depuis que Chế Củ (ou Jaya Rudravarman III) l’avait cédé en échange de sa libération il y a 236 ans. Le fait que la princesse Perle de Jais (Huyền Trân) épousa Chế Mân cinq ans plus tard (1306) avec la dot de deux mille mètres carrés des districts Ô et Lý (les provinces de Quảng Trị et Thừa Thiên Huế d’aujourd’hui) devrait être un calcul politique bien réfléchi dans le but de pérenniser la paix et porter le caractère stratégique pour les deux dynasties Đai Việt-Champa. Grâce à ce mariage, le territoire de Đai Việt s’était étendu jusqu’au nord de la rivière Thu Bồn et Champa pouvait conserver le territoire restant pour les générations futures.

Sous le regard des gens, la princesse Huyền Trân est une femme profondément admirée dans l’esprit de plusieurs générations de Vietnamiens et elle est évoquée à plusieurs reprises dans cette longue marche vers le sud à travers son histoire et son destin. Après un an de mariage, le roi Chế Mân mourut en l’an 1307. Seuls ce dernier et Trúc Lâm đại sĩ (le surnom donné au roi-père Trần Nhân Tông) réussirent à connaitre seulement la raison de ce choix mais ils étaient morts tous les deux à un an d’intervalle. Depuis lors, ce cadeau de mariage devint un sujet de discorde entre les deux pays et conduisit à des guerres continues dans lesquelles Đai Việt était toujours le pays ayant remporté de nombreuses victoires.
Grâce à la pression démographique et à la politique d’immigration sous la dynastie des Hồ, les territoires cédés par le Champa étaient devenus des régions indépendantes et autonomes grâce à l’organisation de village vietnamien (L’autorité du roi s’arrête devant les haies de bambous du village). Cela rendait plus ardue la tâche pour le Champa de récupérer plus tard ces territoires. Encore pour une fois, après le XIVème siècle, le Champa devint une puissance militaire de premier plan et engagea les batailles jusqu’à Thanh Hóa. C’était l’époque où on vit apparaître un personnage décrit dans l’histoire de la dynastie des Ming sous le nom de Ngo-ta-ngo-tcho mais dans l’histoire du peuple cham il fut connu sous le nom de Binasuor (ou Chế Bồng Nga).
Ayant profité de l’affaiblissement de la dynastie des Trần et reçu en même temps le titre du roi du Champa par la dynastie des Ming en Chine, Chế Bồng Nga attaqua le Nord Vietnam 5 fois de suite durant la période de 1361 à 1390 mais il y a 4 fois il emmena directement ses troupes dans la capitale Thăng Long. En raison de la trahison d’un subordonné de Chế Bồng Nga, de nom Ba-lậu-kê, le général Trần Khắt Chân de la dynastie des Trần réussit à repérer la jonque transportant Chế Bồng Nga et demanda à ses soldats de tirer sur cette jonque. Chế Bồng Nga fut touché ainsi de plein fouet. Selon G. Maspero, la période de Chế Bồng Nga était à son apogée, mais selon G. Cœdès, cette phrase est complètement incorrecte, mais il faut comparer les victoires militaires de Chế Bồng Nga avec la lumière bleue au coucher du soleil. (Ngô Văn Doanh : 126 ou G. Cœdès : 405).
Un général cham de nom vietnamien La Khải que les Chams ont enregistré sous le nom de Jaya Simhavarman dans leur histoire, monta sur le trône après avoir éliminé les enfants de Chế Bồng Nga. La Khải décida d’abandonner tous les territoires chams situés au nord du col de Hải Vân (les provinces actuelles de Quảng Bình, Quảng Trị et Thừa Thiên Huế).
Pour éviter une nouvelle guerre avec le Đai Việt, il céda la province d’Indrapura de Champa en 1402 correspondant à la province actuelle de Quảng Nam où se trouvait le sanctuaire Mỹ Sơn, mais il la récupéra plus tard en l’an 1407 lorsque les Ming prenaient le prétexte d’éliminer la dynastie des Hồ pour l’usurpation du trône des Trần. Ces Ming annexèrent ainsi l’Annam, recherchèrent tous les hommes de talent et de vertu et les ramenèrent en Chine pour les employer. Parmi ceux-ci figurait le jeune Nguyễn An (Ruan An) devenu plus tard un eunuque architecte vietnamien chargé de construire la Cité interdite de Pékin selon la théorie du Yin et du Yang et les 5 éléments et Nguyễn Phi Khanh, le père de Nguyễn Trãi. Après les dix années de résistance contre l’armée des Ming, Lê Lợi monta sur le trône en l’an 1428 et fonda la dynastie des Lê postérieurs. Il rétablit des relations pacifiques avec les Ming et le Champa dont le roi était le fils de La Khải de nom Virabhadravarman et connu dans les chroniques vietnamiennes sous le nom Ba Dich Lai (Indravarman VI).
Selon George Cœdès, le Champa tomba rapidement à la fin de cette dynastie dans un état de récession politique avec jusqu’à cinq rois successifs en 30 ans en raison de guerres civiles pour le pouvoir. À cette époque, en Annam, il y avait un grand roi connu Lê Thánh Tôn connu pour les arts littéraires et martiaux dans l’histoire du Việt Nam. C’est lui qui demanda à l’historien Ngô Sĩ Liên de compiler toutes les informations relatant tous les évènements historiques dans une collection d’articles connue sous le nom «Đại Việt sử ký (Les Mémoires historiques du Grand Viet) ». Il ordonna à son subordonné de retracer la carte géographique de notre pays mais il envoya secrètement quelqu’un en même temps au Champa pour dessiner une carte du Champa avec tous les recoins stratégiques, ce qui permit à son armée de prendre la capitale Đồ Bàn (Vijaya) à Chà Bàn (Bình Định) en l’an 1471 et capturer le roi Trà Toàn (Maha Sajan) ramené à Đại Việt avec 30000 prisonniers.
La prise de la capitale Vijaya pouvait être comparée à la chute de Constantinople (1453) à la même époque par les Turcs (Népote 1993 :12). Après cela, l’empereur des Ming envoya un émissaire pour lui demander de rendre le territoire de Binh Định au Champa. Mais devant son refus catégorique, l’empereur des Ming dut renoncer à toute action car le prestige de notre pays était grand au vu des tributs payés par les pays voisins comme le Laos (Ai Lao) et les Mường de l’Ouest. Désormais le Champa s’était rétréci aux seuls territoires situés au sud du cap Varella (Đại Lãnh, Phú Yên) et ne suscitait plus des obstacles majeurs dans l’avancée vers le sud du peuple vietnamien. Quant aux Chams, ils ont été dispersés en de nombreux groupes et évacués par mer et par terre: un groupe a fui vers le Cambodge et a été hébergé par le roi cambodgien Jayajettha III (Ang Sur) à Oudong, Chrui Changvar et Prêk Pra près de la capitale Phnom Penh et dans la province de Kompong Cham, un autre groupe est allé jusqu’à l’île de Hainan (Thurgood 1999:227) et Malacca et la population restante a dû se cacher dans la région de Panduranga appartenant encore à Champa ou a accepté de vivre sur place avec les Vietnamiens dans le territoire annexé.
Désormais, on y trouva des villages vietnamiens et chams établis côte à côte durant plusieurs centaines d’années. On ne sut pas non plus qui était vraiment assimilé lorsqu’il y avait le choc et l’échange culturel pacifique entre les deux grandes civilisations de l’humanité, l’Inde et la Chine. Combien de fois l’histoire de l’humanité a-t-elle démontré qu’une civilisation supérieure a un effet transformateur sur une civilisation inférieure? La Rome ancienne plus puissante, au moment de sa conquête, était soumise à l’influence de la civilisation grecque. De même, les Mongols ou les Mandchous, au moment de leur conquête en Chine étaient assimilés ensuite par cette dernière.

Notre royaume Đại Việt ne faisait pas exception non plus. Étant habitué à dénigrer et à mépriser les Chams (ou les Mans), notre Đại Việt pouvait-il avoir quelque chose dans cette conquête? Il recevait beaucoup de choses, notamment de nombreux éléments venant du Champa trouvés dans la musique royale comme le Chiêm Thành Âm (Résonances du Champa) ou le tambourin plaqué de riz bien cuit (trống cơm)(Thái Văn Kiểm 1964: 65) ou plus tard avec les « Danses du Sud (Airs des Méridionaux)» à travers les lamentations douloureuses sans fin du peuple cham telles que Hà Giang Nam (descente au sud de la rivière), Ai Giang Nam (lamentation du sud de la rivière), Nam Thương (Compassion du sud) etc… et dans l’art sculptural sous les deux dynasties des Lý et des Trần.
Il y a une époque où les Vietnamiens vivaient sous l’influence méridionale du Sud pour créer des artefacts tels que la tête d’un dragon de la dynastie Lý-Trần ressemblant à celle d’un dragon makara ou le canard siamois (vịt siêm) à l’oie Hamsa du Champa par exemple, le tout étant trouvé dans la citadelle impériale Thăng Long sur les toits de tuiles et les pignons des bâtiments jusqu’aux motifs décorés sur les bols (Hồ Trung Tú:264).
Quant aux Chams, ils n’étaient pas complètement assimilés tout de suite car ils abandonnaient justement leur langue pour parler la langue vietnamienne dans leur pays natal. Ils devaient avoir désormais un nom de famille comme les Vietnamiens sous le roi Minh Mạng. Les noms qu’ils avaient eu dans leur histoire étaient les noms de famille des rois ou ceux de la famille royale selon l’auteur Phú Trạm dans le journal Tia Sáng (2 octobre 2006). Ils utilisaient Ja (homme) ou Mu (femme) devant les noms comme les mots văn ou Thị chez les Vietnamiens. Lorsqu’ils devenaient âgés et occupaient un rôle important ou un rang dans la société, ils étaient appelés dès lors par cette fonction ou ce titre (Hồ Trung Tú: 57).
Ils créaient également pour eux-mêmes un ton accent qui n’existait pas auparavant en parlant la langue vietnamienne avec l’intonation d’un Cham autochtone. Ils parlaient, ils écoutaient, se corrigeaient, se comprenaient avec la communauté vietnamienne sur place pour produire un ton accent distinct qui ne ressemblait plus au ton original (l’intonation de Quảng Nam par exemple) lorsqu’ils avaient des contacts avec le peuple vietnamien auparavant (comme leur femme vietnamienne et leurs enfants) ou lorsqu’ils étaient des notables désignés dans les territoires appartenant au royaume Đai Việt. Ils ne perdaient pas forcément leurs racines immédiatement car ils conservaient encore les us et coutumes du peuple cham.
Plus précisément, dans des régions comme Đà Nẵng, Hội An, on continua à voir encore des gens portant encore des vêtements chams à la fin du XVIIIème siècle à travers les photos de Cristoforo Borri ou John Barrow. Les hommes portaient des kama ou des pantalons sans fond (le sarong) avec un turban assez large et les femmes des jupes longues à plusieurs plis multicolores ou au torse nu. (Hồ Trung Tú: 177).

Les Vietnamiens qui ont migré vers les zones où la population cham était dense, étaient obligés de s’y adapter et d’accepter la manière de parler la langue vietnamienne de la part des Chams, de Quảng Nam jusqu’à Phú Yên. Quant aux territoires où le nombre des Chams était faible et celui des migrants vietnamiens était élevé, l’intonation pratiquée dans ces territoires restait celle des migrants vietnamiens. Ceux-ci arrivaient à conserver entièrement leur intonation dans les territoires allant du col de Ngang jusqu’à Huế. Ils employaient fréquemment les dialectes de Nghệ An-Hà Tịnh (Hồ Trung Tú:154) ou Thanh Hóa plus tard avec le seigneur Nguyễn Hoàng.
Quant aux traits caractéristiques culturels du peuple cham, ils ont tous disparu depuis le 9ème mois de l’année du tigre, sous le règne de Minh Mạng (1828). C’était l’époque de l’édit royal destiné à interdire aux hommes du Sud de porter des kamas. Comme les Chams prétendaient ne pas savoir depuis quand et à quelle époque qu’ils avaient  un lien d’origine du Nord comme des centaines de milliers de familles vietnamiennes cohabitant sur ce territoire, ils ne se demandaient plus qui ils étaient exactement car au bout de quelques générations ils étaient devenus de « purs vietnamiens » et rejoignaient ainsi leur peuple dans la longue marche vers la pointe de Cà Mau. Depuis lors, on pouvait annoncer la fin du Champa.

Bibliographie

Thái Văn Kiểm: Việt Nam quang hoa Editeur Xuân Thu, USA
Georges Cœdès: Cổ sử các quốc gia Ấn Độ Hóa ở Viễn Đông. NXB Thế Giới năm 2011
Pierre-Yves Manguin: L’introduction de l’islam au Champa. Études chames II. BEFEO. Vol 66 pp 255-287. 1979
Pierre-Yves Manguin: Une relation ibérique du Champa en 1595. Études chames IV. BEFEO  vol 70 pp. 253-269
Ngô văn Doanh: Văn hóa cổ Chămpa. NXB Dân tộc 2002.
Hồ Trung Tú: Có 500 năm như thế. NXB Đà Nẵng 2017.
Agnès de Féo: Les Chams, l’islam et la revendication identitaire. EPHE IVème section.2004
Thái Văn Kiểm: Panorama de la musique classique vietnamienne. Des origines à nos jours.  BSEI, Nouvelle Série, Tome 39, N° 1, 1964.
Thurgood Graham: From Ancient Cham to modern dialects . Two thousand years of langage contact and change. University of Hawai Press, Honolulu. 1999
Trần Trọng Kim: Việtnam sử lược, Hànội, Imprimerie Vĩnh Thanh 1928.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Nhà xuất bản Thời Đại. Năm 2013.

Nam Tiến ( La marche vers le Sud)


Version française

Nam Tiến: sự kết thúc nước Chiêm Thành.

Theo học giã Thái Văn Kiểm, cuộc nam tiến trường kỳ của dân tộc ta là một sự kiện lịch sử hiển nhiên mà các sử gia chân chính ngoại quốc phải công nhận và cũng là một nguồn hãnh diện lớn cho dân tộc ta.Trong ba nghìn năm hơn, dân tộc Việt đã vượt hơn năm nghìn cây số tức là 1700 thước mỗi năm hay là 5 thước mỗi ngày. Tốc độ nầy còn thua con rùa ốc. Điều nầy chứng tỏ dân tộc ta gặp biết bao chướng ngại mà còn đôi khi phải dừng chân lùi bước trong cuộc Nam Tiến. Ca dao nầy nói lên phần nào cái lo lắng, cái sợ hải của dân ta trong cuộc hành trình nầy:

Đến đây đất nước lạ lùng
Con chim kêu cũng sợ, con cá vẫy vùng cũng lo.

Sau khi giải phóng dân tộc Việt ra khỏi ách thống trị của Trung Quốc gần có một ngàn năm và khi biết rằng ở thời điểm nầy dân số ta chỉ lên đến khoảng một triệu người trong khi đó nước Trung Quốc khổng lồ ước tính có hơn 56 triệu người thì mới thấy tài ba của Ngô Quyền thật là vô song nhưng rủi thay ngài chỉ cai trị được 5 năm. Sau đó đến thời kỳ loạn lạc đất nước với thập nhị sứ quân nhưng may thay cũng nhờ có một vị anh hùng Đinh Bộ Lĩnh xuất thân từ Ninh Bình mới thành công dẹp được các sứ quân, thống nhất lại đất nước và lập ra triều đại nhà Đinh. Trong thời kỳ nầy, đất nước ta mới được tự chủ nên chỉ nằm vỏn vẹn ở khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng và các đồng bằng nhỏ ven ở  bờ biển Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An). Ở phiá bắc khó mà bành trướng vì có một nước Trung Hoa lại dân số quá đông, lúc nào cũng dòm ngó và có ý định xâm chiếm đất nước ta dù dưới triều đại nào đi nửa. Ở phiá tây thì có dãy núi Trường Sơn hiểm trở khó mà vượt qua còn ở phiá đông thì có Đông Hải (hay Biển Đông) mà Nguyễn Trãi đã từng nhắc lại trong Bình Ngô Đại Cáo như sau:

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

để ám chỉ quân nhà Minh tàn ác xâm lược đất nước ta trong mười năm mà cả biển Đông còn không rửa sạch tội chúng.  Một áp lực mà dân tộc ta lúc nào cũng phải chịu đựng trong suốt cuộc hành trình dựng nước. Chỉ còn ở phiá Nam là hướng đi duy nhất để dân tộc ta có thể mở mang bờ cỏi, tránh được sự diệt vong và giữ được nền độc lập dân tộc nhất là tổ tiên ta là một bộ tộc duy nhất trong đại tộc Bách Việt mà không bị đồng hoá bởi người Trung Hoa từ thời Tần Thủy Hoàng. Tuy thế ở thời điểm nầy dân tộc ta được có hai lợi thế trong cuộc nam tiến: một là phải cần một nhà lãnh đạo có đầu óc chiến lược và tài ba để ngăn chặn quân xâm lược Tàu ở phương bắc hai là phải có lý do chính đáng để lôi kéo quần chúng gia nhập vào cuộc viễn chinh ở phương nam. Nơi nầy  có nước Lâm Ấp (được gọi là Chiêm Thành về sau), dành được độc lập với Trung Quốc ở Nhật Nam vào năm 192, hay thường khuấy rối đất nước ta. Nước nầy có một vị trí quan trọng ở trên con đường biển xuyên châu Á khiến có nhiều người thèm muốn (Manguin 1979:269). Lấy được Chiêm Thành thì có thể xem là khống chế được cả đường biển và cả tàu bè đi qua (Manguin 1981:259). Ngày nay vẫn còn là một vấn đề nóng bỏng thu hút sự quan tâm của các cường quốc trên thên thế giới.

Đại Việt là một nước vừa mới có vua đầu tiên cai trị thì đã bị kèm kẹp ở giữa Trung Hoa và Lâm Ấp. Hai nước nầy còn cấu kết với nhau lúc đầu nhầm tiêu diệt nước ta. Được xem là một vị vua hiếu chiến và có tầm nhìn chiến lược,  vua Lê Đại Hành (hay Lê Hoàn) có được hai lợi thế nầy. Ngài đã đánh bại quân Tống của Hầu Nhân Bảo vào năm 981 ở Chi Lăng (Lạng Sơn) và thành công trừng phạt Chiêm Thành qua cuộc viễn chinh trong vòng một năm  để đánh đuổi người Chàm ra khỏi tỉnh Amaravati (Quảng Ngãi) sau khi vua chàm Bề Mi Thuế không khôn khéo bắt giam sứ giả Đại Việt Từ MụcNgô Tử Canh mà ngài gửi sang Lâm Ấp để hoà hiếu. Ngài phá hủy thủ đô Indrapura (Quảng Nam) và thánh địa vào năm 982 bằng cách giết chết vua chàm Bề Mi Thuế (Paramec Varavarman). Sau đó ngài còn giao quyền kiểm soát lại cho quản giáp Lưu Kế Tông ở lại để chiếm giữ Indrapura và phiá bắc nước Lâm Ấp trước khi trở về kinh đô. Qua sự việc nầy thì thấy rõ ít nhiều ý đồ của Lê Đại Hành trong việc bành trướng lãnh thổ nhưng có lẽ sợ nhà Tống khiển trách lúc đó nên không tỏ ra ý đồ của mình.

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì Lưu Kế Tông trốn ở lại Chiêm Thành đến đây vua Lê Đại Hành có  sai con nuôi (mà không biết tên) đi bắt được Lưu Kế Tông rồi đem chém năm 983. Thế mà trong Tống sử thì chép Lưu Kế Tông có làm vua Lâm Ấp ba năm sau, từ năm 986 đến 989 và có gửi sứ bộ qua Tống triều cầu phong. Như vậy cho thấy có gì không ổn trong sử ta. Có thể giải thích là Lưu Kế Tông được chỉ định ở lại để thi hành một nhiệm vụ chiếm giữ mà vua Lê Đại Hành giao thác nhưng khi Lưu Kế Tông có được vây cánh vững mạnh thì tự lập mình làm vua mà quên đi nghĩa vụ. Nhưng sau đó nhờ  thế lực trùng hưng của người Chàm mỗi ngày càng mạnh, vua Harivarman IIVijaya (Chà  Bàn, Bình Định) đánh bại được Lưu Kế Tông lấy lại tỉnh Amaravati và trở lại đống đô ở Indrapura. Còn Lưu Kế Tông thì theo nhà khảo cứu Pháp Georges Cœdès thì qua đời không nghe nói đến nửa. Dù có sự tăng cường cướp bóc theo đường biên giới phía bắc, nước Lâm Ấp (Champa) không ngừng phải chịu đựng sức ép càng ngày của nước láng giềng An Nam chúng ta. Theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim thì Tàu vẫn phong vua ta làm Giao Chỉ quận vương, vẫn xem nước ta là nước Giao Chỉ của một thời đô hộ. Chỉ dưới thời vua Lý Anh Tôn thì vua ta mới được phong với chức là An Nam quốc vương. Từ đó nước ta mới có tên là An Nam.

Dưới triều đại nhà Lý, viện lý do nước Lâm Ấp không cống nạp suốt 16 năm, vua Lý Thái Tông buộc lòng phải ngự giá đi đánh Chiêm Thành năm 1044. Quân địch thua to. Tướng Chàm Quách Gia Di chém quốc vương Sạ Đẩu (Jaya Simhavarman II), vua cuối cùng của triều đại Chămpa Indrapura và đem đầu xin hàng. Đến năm 1069, vua Lý Thánh Tông dựa một lý do bỏ cống liên tục 4 năm của Chiêm Thành, thân chinh mang 10 vạn quân đi đánh Chiêm Thành và  và bắt được vua chàm trên đất Cao Miên  bấy giờ là Chế Củ (Jaya Rudravarman III) mang về kinh đô Thăng Long.  Để mua chuộc lại tự do và được trở về nước, Chế Củ đề nghị đổi lại 3 tỉnh phía bắc của Champa gần tương đương với hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị (Georges Cœdès:248). Có thể nói từ đây nước Đại Việt mới bắt đầu mở rộng  thêm vùng đất mới và cho người sang ở thật sự dưới triều đại của vua Lý Nhân Tôn sau khi ở Nghệ An, có Lý Giác làm phản và xúi giục quốc vương chàm Chế Ma Na (Jaya Indravarman II) cướp lại 3 tỉnh nhưng sau đó thua chạy bởi danh tướng Lý Thường Kiệt  đành xin trả lại ba tỉnh như cũ. Dưới  triều đại của Lý Thần Tông, theo học giã Henri Maspero thì nước ta bị vua hiếu chiến Sûryavarman II  của nước Chân Lạp,  hay thường lôi kéo nước Chămpa bằng cách dụ dỗ hoặc cưởng bức để khuấy rối nước ta không ngừng ở vùng Nghệ An và Thanh Hóa. Nhưng sau đó hai nước trở thành thù địch nên có một cuộc chiến tranh tàn khốc  kéo dài gần có một trăm năm khiến hai nước suy yếu trước một nước An Nam hùng mạnh từ đầu thế  kỷ 13  với  một vương triều mới là nhà Trần.  Cũng là lúc ở toàn bộ khu vực Âu-Á có cuộc xâm lược của người Mông Cổ mà cũng là lúc hai nước láng giềng An Nam và Chiêm Thành có quan hệ tốt và cũng là lúc Chiêm Thành được ổn định hoà bình trong nước với vua Indravarman V (1265-1285). Chính nhờ thế mới có sự liên kết hai dân tộc Việt và Chàm vào chung một trận tuyến, cùng nhau chống lại một kẻ thù chung là đế quốc Nguyên Mông Cổ của Hốt Tất Liệt (Kubilai Khan), cùng nhau có được những kỳ tích hiển hách và ý nghĩa lịch sử không những với dân tộc mình mà còn luôn cả  khu vực Đông Nam Á. Chính nhờ thế hai dân tộc mới thắng được đế quốc Mông Cổ. Để  củng cố quan hệ đồng minh hoà thuận giữa hai dân tộc mà cho đến giờ không có, thái thượng hoàng Trần Nhân Tông có đến viếng thăm vương quốc Chiêm Thành chín tháng với tư cách là giáo chủ của phái Thiền tông Đại Việt vào tháng 11 năm 1301. Qua chuyến vân du nầy, ngài có hứa gã con gái của ngài là Huyền Trân công chúa cho vua Chế Mân (Jaya Simhavarman III) khi Huyền Trân mới vừa 14 tuổi và Chế Mân thì đã cao tuổi. Dù ngài đã khoát áo cà sa nhưng ngài vẫn là Thái Thượng Hoàng của Đại Việt nên ngài lúc nào cũng có cái nhìn sâu xa trông rộng cho đất nước và nhận thấy Đại Việt cần có một vùng đất làm căn cứ ở phương nam khi có hữu sự nhất là ngài đã  biết rõ dã tâm của người phương Bắc và ngài  đã thành công hai lần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (1285 và 1287-1288). Ngược lại, Chế Mân, một vị vua anh hùng của dân tộc Chàm vì lý do gì mà dâng hai châu Ô-Lý để làm sính vật và trở thành tội đồ với dân tộc mình? Như vậy Champa quá thiệt thòi mà Đại Việt thì quá lợi  phải không? Có lẽ là vùng đất khô cằn  mà Chế Mân cảm thấy không thể làm chủ được nữa từ lâu vì Quảng Trị thì đầy cát, Thừa Thiên Huế thì đầy đồi núi và cũng là vùng không không có đồng bằng lớn (Hồ Trung Tú:283). Vã lại đây chỉ là việc hợp thức hóa một vùng đất mà Chiêm Thành không còn khả năng quản lý được nữa từ khi Chế Củ xin dân ba châu để được tha trở về đã có 236 năm rồi. Việc Huyền Trân (Perle de Jais)  lấy Chế Mân năm năm sau (1306) với sính lễ là hai châu Ô – Lý vuông ngàn dậm  (nay là tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) chắc chắn phải là một sự tính toán để giữ hoà hiếu và mang tính chiến lược giữa hai triều đình Đại Việt – Champa. Nhờ thế cương vực của Đại Việt được mỡ rộng tới bắc sông Thu Bồn mà cũng nhờ vậy mà Chiêm Thành mới có thể giữ được vững vùng đất còn lại cho con cháu đời sau qua cuộc hôn nhân nầy.

Qua  lăng kính của người đời sau nầy thì Huyền Trân công chúa là người phụ nữ  được thán phục trong tâm thức của bao thế hệ người dân Việt  và được nhắc nhở nhiều không ít  trong cuộc nam tiến nầy qua tình sử và  số phận của bà. Sau một năm cưới hỏi thì  vua Chế Mân qua đời (1307). Chỉ có vua Chế Mân và Trúc Lâm đại sĩ (hay thái thượng hoàng Trần Nhân Tông) mới thấu hiểu được cái lý lẽ của cuộc hôn nhân nầy nhưng hai ngài qua đời cách nhau một năm liền.  Từ đó, món quà sính lễ nầy  trở thành mối  bất hoà giữa hai nước và dẫn đến các cuộc chiến tranh liên tục mà Đại Việt vẫn là nước dành được nhiều thắng lợi. Nhờ áp lực dân số và chính sách di dân dưới triều nhà Hồ nên những vùng đất được nhường bởi Chiêm Thành trở thành những vùng  độc lập và tự trị qua cách tổ  chức làng xã (Phép vua còn thua lệ làng) khiến Chiêm Thành khó mà thu phục lại được về sau. Chỉ có một lần nữa, sau thế kỷ XIV nầy thì Chiêm Thành phát triển « cực mạnh » và đẩy các cuộc giao chiến đến tận Thanh Hóa. Đấy là thời kỳ xuất hiện một nhân vật mà Minh sử gọi là Ngo-ta-ngo-tcho mà còn lưu truyền ở trong lịch sử của người Chàm với cái tên Binasuor (hay Chế Bồng Nga). Chính thời kỳ nầy từ 1361 đến 1390, dựa nhà Trần suy yếu và được nhà Minh bên Tàu  phong làm Chiêm Thành quốc vương, Chế Bồng Nga đánh ra Bắc 5 lần mà có 4 lần kéo quân thẳng  vào Thăng Long. Do sự phản bội của một tên tiểu thần của Chế Bồng Nga tên là Ba-lậu-kê mà tướng Trần Khát Chân nhà Trần mới tìm ra được thuyền chở Chế Bồng Nga và sai các súng bắn vào thuyền khiến Chế Bồng Nga trúng đạn mà chết. Theo G. Maspero thì thời Chế Bồng Nga là thời kỳ cực thịnh nhưng theo G. Cœdès thì cụm từ nầy hoàn toàn không chính xác mà phải so sánh  những chiến thắng quân sự của Chế Bồng Nga với tia sáng màu xanh lúc mặt trời lặn (Ngô văn Doanh: 126 hay G. Cœdes: 405). Môt  tướng lĩnh chàm mà trong lịch sử Việt gọi là La Khải mà người chàm ghi là Jaya Simhavarman lên nối ngôi sau khi loại trừ được những người con của Chế Bồng Nga. La Khải từ bỏ toàn vùng đất chàm nằm ở phía bắc đèo Hải Vân tức là những tỉnh hiện nay Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Để tránh một cuộc chiến tranh mới với Đại Việt ngài nhường tỉnh Indrapura của Chiêm Thành vào năm 1402 tương ứng với tỉnh Quảng Nam hiện nay, nơi mà có thánh địa Mỹ Sơn nhưng ngài thu phục lại sau đó vào năm 1407 khi nhà Minh lấy cớ diệt trừ vương triều Hồ soán ngôi mà  thôn tính trọn cả An nam và tìm kiếm kẻ có tài có đức mang về Tàu để trọng dụng và sai khiến trong đó có Nguyễn An (Ruan An), một hoạn quan kiến trúc sư người Việt được ủy thác công việc thiết kế Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Nguyễn Phi Khanh, thân phụ của Nguyễn Trãi. Sau 10 năm kháng chiến chống quân Minh, Lê Lợi lên ngôi vua vào năm 1428 và sáng lập triều đại nhà Hậu Lê,  thiết lập lại quan hệ hoà bình với triều đình nhà Minh  và Chiêm Thành của  con của La Khải tên là  Virabhadravarman  mà biên sử An Nam gọi là Ba Dich Lai  (Indravarman VI). Theo G. Cœdès, sau khi vương triều nầy chấm dứt thì Champa nhanh chóng lâm vào tình trạng suy thoái có  đến 5 nhà vua kế tiếp trong vòng 30 năm do những cuộc nội chiến tranh giành quyền hành. Vào thời điểm nầy thì ờ An Nam lại có vị vua văn võ  song toàn tên là Lê Thánh Tôn trong Việt sử. Chính ngài sai Ngô Sĩ Liên làm bộ Đại Việt sử ký. Ngài còn sai quan làm lại quyển đia dư nước ta mà cũng chính ngài cho người lẻn  sang Chiêm Thành vẽ địa đồ nước Chiêm Thành để biết những nơi hiểm trở mà tiến binh đánh lấy kinh thành Đồ Bàn (Vijaya) ở Chà Bàn (Bình Định) vào năm 1471 và bắt được vua  Trà Toàn (Maha Sajan) dẫn về Đại Việt cùng 30.000 tù binh.  Việc chiếm được kinh thành Đồ Bàn (Vijaya) nầy có thể so sánh với sự sụp đổ Constantinople (1453) cùng thời, bởi người Thổ Nhĩ Kỳ (Népote 1993:12). Sau đó vua nhà Minh  có sai sứ bảo ngài phải trả đất  Bình Định lại cho Chiêm Thành nhưng ngài không chịu. Nhưng vua Minh cũng đành bỏ qua vì thanh thế nước Nam ta đang lừng lẫy khiến các nước lân cận như Ai Lao và các mường ở phương tây đều phải triều cống. Từ đó, nước Champa còn thu hẹp lại chỉ  còn ở vùng đất nằm ở phiá nam mũi Varella (Đại Lãnh)(Phú Yên) và không còn gây nổi lo âu nữa trong cuộc nam tiến của người dân Việt.  Còn dân tộc chàm thì bị phân tán ra nhiều nhóm di tản qua đường biển và đường bộ: một nhóm thì trốn sang Cao Miên tỵ nạn được vua Cao Miên Jayajettha III (Ang Sur) cho tá túc  ở Oudong, Chrui Changvar  và Prêk Pra gần thủ đô Nam Vang và ở tỉnh Kompong Cham, một nhóm thì sang đến tận đảo Hải Nam (Thurgood 1999:227) và Malacca và còn lại phần lớn thì phải ẩn náu ở vùng Panduranga, nơi còn thuộc về Champa hay phải chịu ở lại sinh sống với người dân Việt trên vùng đất bị thôn tính. Từ đây có những làng Việt-Chàm ở cạnh bên nhau kéo dài nhiều trăm năm, không biết ai là người đồng hóa ai là người tiếp thu nhất là có cuộc va chạm và giao hoà giữa hai nền văn minh lớn của nhân loại là Ấn Độ và Trung Quốc. Lịch sử loài người đã bao lần chứng minh một nền văn minh cao hơn hay thường có ít nhiều tác động làm biến đổi nền văn minh kém hơn. Cũng như La Mã mạnh hơn khi xâm lược phải chịu ảnh hưởng của nền văn minh Hy Lạp hay Mông Cổ, Mãn Thanh cũng vậy khi chiếm được Trung Hoa cũng bị đồng hoá bởi nước nầy. 

Đại Việt nước ta cũng không ngoài lệ. Hay thường khinh khi miệt thị người Chàm hay Man,  Đại Việt chúng ta có được tiếp thu cái gì không?. Đại Việt được tiếp thu nhiều thứ lắm nhất là  có mang nhiều yếu tố Chiêm Thành trong âm nhạc cung đình như Chiêm Thành Âm hay trống cơm (Thái văn Kiểm 1964: 65) hay là về sau  với các « Điệu Nam (Airs  des Méridionaux)   qua các lời than khóc buồn bã  vô tận của dân tộc Chàm như  Hà Giang Nam Ai Giang Nam, Nam Thương vân vân … và nghệ thuật  điêu khắc dưới hai triều Lý và Trần. Có một thời người dân Việt sống chịu ảnh hưởng phương nam để tạo ra những hiện vật như đầu rồng thời  Lý Trần  tựa như đầu rồng makara  hay  con vịt xiêm (con ngan), ngỗng thần Hamsa  của Champa chẳng hạn được tìm thấy trong hoàng thành Thăng Long từ mái ngói, đầu hồi đến hoa văn trên chén bát (Hồ Trung Tú:264). Còn người Chàm họ không hẵn hoàn toàn bị đồng hóa liền  vì họ chỉ  từ bỏ tiếng mẹ đẻ để nói tiếng Việt nầy trên quê hương của họ, phải có họ tên như người Việt dưới thời vua Minh Mạng chớ những họ mà họ có đó trong sử  là những họ  của vua  hay hoàng thân quốc thích theo tác giả Phú Trạm trên tờ báo Tia Sáng (ngày 2/10/2006). Cũng như  người Việt, họ dùng Ja (nam) hay (nữ)  trước tên như văn hay Thị. Khi họ  trưởng thành và có  vai vế hay chức phận  trong xã  hội thì họ  được gọi theo vai vế  hay chức  danh ấy (Hồ Trung Tú:57). Họ còn tự tạo cho họ một giọng nói mà trước đó không hề có, tự chuyển sang nói tiếng Việt của người Chàm bản địa. Họ tự  nói, tự  nghe, tự  điều chỉnh, tự hiểu  cùng với người Việt cộng cư  để sản sinh giọng nói riêng biệt (ngữ  giọng) không còn giống  với nguyên gốc nào cả  nữa (giọng nói của người Quảng Nam chẳng hạn) khi họ có quan hệ với người Việt trước đó như vợ con hay làm quan ở những vùng đất thuộc về Đại Việt. Họ không hẳn bị mất gốc rễ liền vì họ vẫn giữ gìn được lề thói và phong tục của người Chàm. Cụ thể là ở những vùng như Đà Nẵng Hội An chúng ta còn thấy những người dân còn mặc y phục của người Chàm vào các năm cuối thế kỷ XVIII qua các hình của  Cristoforo  Borri hay John Barrow. Đàn ông mặc cái kama hay là cái quần không đáy (cái sarong),  vấn khăn khá to còn các bà thì mặc váy dài nhiều tầng và nhiều màu hay ở trần. (Hồ Trung Tú: 177).

Những người Việt di cư đến những vùng mà người Chàm đông dân bắt buộc họ phải hòa  mình và chấp nhận cách nói tiếng Việt của người dân bản địa từ Quảng Nam đến Phú Yên. Còn  ở những vùng mà số lượng  người Chàm ít mà người Việt di cư lại đông thì giọng nói tiếng Việt ở nơi nầy là giọng nói của gốc dân di cư. Họ  bảo lưu được chất giọng của mình cũng như ở các vùng đất được thấy từ Nam đèo ngang đến  Huế, họ tiếp nhận phương ngữ Nghệ An-Hà Tĩnh (Hồ Trung Tú: 154) hay Thanh Hóa về sau với Nguyễn Hoàng.  Còn những nét văn hoá bản sắc dân tộc Chàm, tất cả chỉ  biến mất đi từ khi có sắc chỉ tháng 9 năm mậu tý năm Minh Mạng thứ 9 (1828). Đấy là sắc chỉ nhầm cấm các đàn ông phương Nam mặc váy. Các tộc họ người Chàm như chính bản thân họ tự nhận không biết lúc nào ở thời nào mà tuy nhiên họ lại có một mối quan hệ cội nguồn xuất phát từ đất Bắc như trăm ngàn họ Việt cùng nhau sống trên mảnh đất nầy. Họ đâu còn bâng khuâng tự hỏi mình là ai nữa vì sau vài thế hệ họ đã thành người « thuần Việt » và cùng dân tộc Việt trong cuộc hành trình Nam Tiến để đến mũi Cà Mau. Có thể nói nước Chiêm Thành bị diệt vong từ đấy.

Bibliographie

Thái Văn Kiểm: Việt Nam quang hoa Editeur Xuân Thu, USA
Georges Cœdès: Cổ sử các quốc gia Ấn Độ Hóa ở Viễn Đông. NXB Thế Giới năm 2011
Pierre-Yves Manguin: L’introduction de l’islam au Champa. Études chames II. BEFEO. Vol 66 pp 255-287. 1979
Pierre-Yves Manguin: Une relation ibérique du Champa en 1595. Études chames IV. BEFEO  vol 70 pp. 253-269
Ngô văn Doanh: Văn hóa cổ Chămpa. NXB Dân tộc 2002.
Hồ Trung Tú: Có 500 năm như thế. NXB Đà Nẵng 2017.
Agnès de Féo: Les Chams, l’islam et la revendication identitaire. EPHE IVème section.2004
Thái Văn Kiểm: Panorama de la musique classique vietnamienne. Des origines à nos jours.  BSEI, Nouvelle Série, Tome 39, N° 1, 1964.
Thurgood Graham: From Ancient Cham to modern dialects . Two thousand years of langage contact and change. University of Hawai Press, Honolulu. 1999
Trần Trọng Kim: Việtnam sử lược, Hànội, Imprimerie Vĩnh Thanh 1928.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Nhà xuất bản Thời Đại. Năm 2013.